1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx

317 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Tác giả Trần Chí Chinh
Người hướng dẫn PGS., TS. Nguyễn Thị Nhung
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 317
Dung lượng 685,29 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (19)
  • 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (22)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (23)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (23)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (24)
  • 6. Những đóng góp và những hạn chế của nghiên cứu (24)
  • 7. Kết cấu của luận án (25)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (27)
    • 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong nước (27)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài (27)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước (33)
    • 1.2. Các hướng tiếp cận nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu (34)
      • 1.2.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu (34)
      • 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu (41)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG (44)
    • 2.1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại (44)
      • 2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng (0)
      • 2.1.2. Quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại (46)
      • 2.1.3. Các mô hình rủi ro để thực thi quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại (0)
        • 2.1.3.1. Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng (49)
        • 2.1.3.2. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng (50)
    • 2.2. Tổng quan về công cụ phái sinh tín dụng (56)
      • 2.2.1. Khái niệm chung về công cụ phái sinh (56)
      • 2.2.2. Khái niệm và đặc điểm của công cụ phái sinh tín dụng (57)
      • 2.2.3. Các công cụ phái sinh tín dụng (60)
        • 2.2.3.1. Hoán đổi rủi ro tín dụng (60)
        • 2.2.3.2. Hoán đổi tổng thu nhập (62)
        • 2.2.3.3. Quyền chọn chênh lệch tín dụng (64)
    • 2.3. Sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại (66)
      • 2.3.1. Các lý thuyết nền tảng liên quan đến sử dụng công cụ phái sinh tín dụng (66)
        • 2.3.1.1. Lý thuyết rủi ro và bảo hiểm (66)
        • 2.3.1.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (67)
        • 2.3.1.3. Lý thuyết đại diện (69)
      • 2.3.2. Kỹ thuật và các trường hợp có thể sử dụng công cụ phái sinh tín dụng (70)
        • 2.3.2.1. Kỹ thuật sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng (70)
        • 2.3.2.2. Các trường hợp có thể sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng (72)
      • 2.3.3. Lợi ích và rủi ro của việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng (73)
        • 2.3.3.1. Lợi ích của việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng 48 2.3.3.2. Rủi ro của việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng 53 2.3.4. Các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại (73)
        • 2.3.4.1. Sự pháttriển về quản trị rủi ro tín dụng của cácngân hàng (80)
        • 2.3.4.2. Sự pháttriển về nguồn nhân lực của các ngân hàng (81)
        • 2.3.4.3. Sự quảnlý của nhà nước về phái sinh tín dụng (82)
        • 2.3.4.4. Sự pháttriển của thị trường tài chính (85)
        • 2.3.4.5. Sự phát triển của các chủ thể tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với các hoạt động về phái sinh tín dụng ........................................................60 2.3.5. Giải mã sự tổn thất của một số định chế tài chính trên thế giới và bài học kinh nghiệm về sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng cho (85)
        • 2.3.5.1. Giải mã sự tổn thất có liên quan đến sử dụng công cụ phái sinh tín dụng của một số định chế tài chính trên thế giới (88)
        • 2.3.5.2. Bài học kinh nghiệm về sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam (90)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (94)
    • 3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu và quy trình thực hiện nghiên cứu (94)
      • 3.1.1. Cách tiếp cận nghiên cứu (94)
      • 3.1.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu (96)
    • 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu (98)
      • 3.2.1. Thu thậpvà phân tíchdữ liệu thứ cấp (98)
      • 3.2.2. Thu thậpvà phân tíchdữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát (99)
      • 3.2.3. Thu thậpvà phân tíchdữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn sâu (101)
        • 3.2.3.1. Phương pháp chọn mẫu (101)
        • 3.2.3.2. Thủ tục thu thập dữ liệu (104)
        • 3.2.3.3. Thủ tục phân tích dữ liệu (105)
  • CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (109)
    • 4.1. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng và những công cụ chuyển giao rủi (0)
      • 4.1.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (109)
      • 4.1.2. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (114)
      • 4.1.3. Thực trạng sử dụng công cụ chuyển giao rủi ro tín dụng dưới hình thức bán nợ xấu cho VAMC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (118)
    • 4.2. Các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (123)
      • 4.2.2. Thực trạng về các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (130)
        • 4.2.2.1. Thực trạng sự phát triển về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam (130)
        • 4.2.2.2. Thực trạng sự phát triển về nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam (145)
        • 4.2.2.3. Thực trạng sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về phái sinh tín dụng 122 4.2.2.4. Thực trạng sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam (148)
        • 4.2.2.5. Thực trạng sự phát triển của các chủ thể tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với những hoạt động về phái sinh tín dụng tại Việt Nam (152)
      • 4.2.3. Đánh giá chung về các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng (153)
        • 4.2.3.1. Sự phát triển về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam (153)
        • 4.2.3.2. Sự phát triển về nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại Việt (155)
        • 4.2.3.3. Sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về phái sinh tín dụng (156)
        • 4.2.3.4. Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam (157)
        • 4.2.3.5. Sự phát triển của các chủ thể tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với các hoạt động về phái sinh tín dụng tại Việt Nam (158)
  • CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM134 5.1. Bối cảnh chung và quan điểm định hướng các giải pháp (159)
    • 5.1.1. Bối cảnh chung (159)
    • 5.1.2. Quan điểm định hướng các giải pháp (160)
    • 5.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng (161)
      • 5.2.1.1. Hoàn thiện các yếu tố để triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng (161)
      • 5.2.1.2. Hoàn thiện và phát triển các công cụ quản trị rủi ro tín dụng (164)
      • 5.2.1.3. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin dựa trên nền tảng ngân hàng số (168)
      • 5.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến sự phát nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam (170)
        • 5.2.2.1. Thay đổi nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới quản trị rủi ro tín dụng (170)
        • 5.2.2.2. Phát triển đội ngũ nguồn nhân lực (171)
      • 5.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về phái sinh tín dụng (172)
        • 5.2.3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với phái sinh tín dụng và các lĩnh vực khác có liên quan đến phái sinh tín dụng (172)
        • 5.2.3.2. Hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng và phái sinh tín dụng (176)
      • 5.2.4. Nhóm giải pháp liên quan đến các chủ thể cung cấp các dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam (177)
        • 5.2.4.1. Phát triển đội ngũ chuyên gia xếp hạng tín nhiệm (177)
        • 5.2.4.2. Tiếp cận công nghệ xếp hạng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế 153 5.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành của Việt Nam . 154 5.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành những văn bản pháp lý nhằm giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam có đủ định hướng để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng (177)
      • 5.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ ngành của Việt Nam liên quan đến việc cung cấp và chia sẻ thông tin (179)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... i (185)
  • PHỤ LỤC .............................................................................................................. xvi (199)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH TRẦN CHÍ CHINH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM[.]

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

❖ Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam.

❖ Mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu tổng quát ở trên, các mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu tương ứng được NCS xác lập như sau:

- Mục tiêu nghiên cứu 1: Phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; những câu hỏi nghiên cứu cho mục tiêu này là:

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng RRTD tại các NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng sử dụng công cụ PSTD và các công cụ chuyển giao RRTD khác trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Mục tiêu nghiên cứu 2: Khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; những câu hỏi nghiên cứu cho mục tiêu này là:

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Để có thể sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD, các NHTM Việt Nam cần phải đáp ứng được các điều kiện gì? và chúng được đánh giá thông qua các biến quan sát nào?

- Câu hỏi nghiên cứu 4: Thực tế về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Mục tiêu nghiên cứu 3: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; những câu hỏi nghiên cứu cho mục tiêu này là:

- Câu hỏi nghiên cứu 5: Để hoàn thiện các điều kiện về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD, các NHTM Việt Nam cần thực hiện những nhóm giải pháp nào?

- Câu hỏi nghiên cứu 6: Để hoàn thiện các điều kiện về sử dụng công cụPSTD trong quản trị RRTD, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam cần thực hiện các nhóm giải pháp và kiến nghị nào?

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam”, NCS đã lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT Bởi như đã trình bày ở phần khoảng trống nghiên cứu, vì thiếu lý thuyết về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM, đặc biệt là các điều kiện phù hợp với những đặc điểm của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam Do đó, đây không chỉ là vấn đề nghiên cứu mới, mà ở Việt Nam gần như chưa có dữ liệu định lượng về PSTD. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án thông qua cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, ngoài việc áp dụng phương pháp phân tích thống kê so sánh để xử lý đối với dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát, NCS còn áp dụng thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai đối với dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia.

Những đóng góp và những hạn chế của nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau:

❖ về lý luận, học thuật: Kết quả nghiên cứu của luận án đã phát triển được mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTMViệt Nam – bao gồm năm điều kiện với 12 biến quan sát, đồng thời đưa ra được các tiêu chí đánh giá về mặt định tính đối với sự đáp ứng của từng biến quan sát thông qua các dấu hiệu nhận diện.

❖ về thực tiễn: Ngoài việc cho thấy thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; kết quả nghiên cứu của luận án còn cung cấp thêm bằng chứng thực tiễn về thực trạng các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam Điều này không chỉ giúp những nhà quản trị và những nhà thực hành quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam có thêm cơ sở trong việc xây dựng lộ trình triển khai các mô hình quản trị RRTD hiện đại phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; chúng còn giúp cho những nhà hoạch định chính sách có thêm cơ sở trong việc đưa ra các định hướng, giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ, giám sát, kiểm soát các hoạt động về quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến quản trị RRTD, sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM.

NCS mặc dù đã rất nỗ lực để hoàn thiện nội dung của luận án, nhưng kết quả nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế, cụ thể đó là:

❖ Thứ nhất, khi phân tích nội dung thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, NCS đã không thu thập được số liệu liên quan đến giá trị các giao dịch của các NHTM Việt Nam khi mua PSTD để quản trị RRTD.

❖ Thứ hai, luận án mới chỉ đặt ra mục tiêu là nghiên cứu định tính nhằm khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, chưa thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (các biến quan sát/giải thích) đến việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án được kết cấu thành 5 chương, với các nội dung như sau:

Chương 1 Tổng quan các nghiên cứu trước

Chương 2 Cơ sở lý luận về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại NHTM

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 4 Thực trạng sử dụng công cụ PSTD và các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam

Chương 5 Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Các nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong nước

Các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại ngân hàng, đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập; nội dung nghiên cứu của các tác giả này cũng khá đa dạng trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn.

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Duffee và Zhou (2001) đã nghiên cứu lợi ích của ngân hàng trong việc sử dụng PSTD để quản trị RRTD, đặc biệt là hoán đổi RRTD Bằng việc sử dụng mô hình về sự lựa chọn đối nghịch/bất lợi, các tác giả cho thấy với vai trò là công cụ chuyển giao rủi ro, PSTD được các ngân hàng sử dụng để giảm thiểu rủi ro kiệt quệ tài chính Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ PSTD sẽ đem lại lợi ích hay gây ra tổn hại đối với ngân hàng, chúng phụ thuộc vào vấn đề thông tin bất cân xứng Nếu thông tin bất cân xứng cao, thị trường bán khoản vay sẽ bị giới hạn sử dụng đối với ngân hàng; kết quả là việc sử dụng PSTD sẽ đem lại giá trị lớn đối với ngân hàng; ngược lại, việc sử dụng công cụ PSTD có thể gây tác động tiêu cực đối với thị trường bán khoản vay.

Batten và Hogan (2002) đã nghiên cứu về quan điểm đối với PSTD, các tác giả cho thấy PSTD là một nhóm các công cụ tài chính có mục đích chung, đó là để quản trị RRTD Ngoài ra, các tác giả cho thấy có bốn loại PSTD chính, bao gồm hoán đổi RRTD (Credit default swap – CDS), trái phiếu ràng buộc tín dụng (Credit – linked notes), hoán đổi tổng thu nhập (Total return swaps – TRS), quyền chọn chênh lệch tín dụng (Credit spread options – CSO).

Instefjord (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng PSTD vàRRTD của các ngân hàng Bằng việc sử dụng mô hình dựa vào chi phí kiệt quệ tài chính, tác giả cho thấy sự đổi mới tài chính thông qua thị trường PSTD có thể làm tăng rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là ở các phân khúc thị trường tín dụng có độ co

2 giãn cao Bên cạnh đó, tác giả cũng chứng tỏ rằng, tầm quan trọng mang tính quyết định là quá trình tiến hành đổi mới tài chính, sự thành công của một công cụ PSTD mới thì được xác định bởi sự thành công về thương mại của chúng.

Morrison (2005) cho thấy, thị trường PSTD cung cấp tính thanh khoản, nhưng sự thiếu minh bạch của thị trường thứ cấp này đối với các giao dịch về các tài sản ngân hàng Tác giả cũng chỉ ra rằng, khi các công ty dựa vào chứng nhận giá trị đối với nợ ngân hàng để có được sự tài trợ rẻ trên thị trường trái phiếu, sự tồn tại của thị trường PSTD có thể là nguyên nhân đối với việc phát hành các trái phiếu dưới mức hạng đầu tư, và kết quả làm giảm lợi ích xã hội Để cải thiện vấn đề này, tác giả cho rằng cần phải yêu cầu sự báo cáo đối với PSTD.

Acharya và Johnson (2007) đã nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến giao dịch nội bộ trong thị trường PSTD Bằng việc sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và ước lượng System generalized method of moments (SGMM) với dữ liệu là giá hoán đổi RRTD đóng cửa hàng ngày đối với hầu hết các mua bán chuyển đến Bắc Mỹ, từ ngày 1/1/2001 đến 20/10/2004; kết quả nghiên cứu cho thấy có một dòng thông tin từ thị trường hoán đổi RRTD đến thị trường vốn, dòng thông tin này thì thường xuyên và có ý nghĩa hơn, đó là tính đại diện cho nhiều mối quan hệ của ngân hàng; dòng thông tin được tập trung hàng ngày là những thông tin tín dụng tiêu cực – được biểu hiện thông qua sự lựa chọn bất lợi tín dụng có thể xảy ra Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về mức độ rủi ro trong giao dịch nội bộ với độ nhạy cảm bất lợi của giá hoặc dự phòng thanh khoản trong thị trường tín dụng.

Norden và Wagner (2008) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thị trường hoán đổi RRTD và việc định giá các khoản vay tại các công ty ở Mỹ Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy hai bước (two-stage regression), ước lượng thông qua mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) với dữ liệu gồm chênh lệch lãi suất của các khoản vay công ty, chênh lệch giá hoán đổi RRTD, chênh lệch giá trái phiếu và số liệu vĩ mô từ tháng 01/1998 đến 03/2006; kết quả nghiên cứu cho thấy giá của PSTD được quan sát thông qua hoán đổi RRTD có mối quan hệ rất mạnh đối với chênh lệch lãi suất của hệ thống các khoản vay mới; chúng cũng là một nhân tố nổi trội trong việc giải thích chênh lệch lãi suất này Vì vậy, chúng có thể được lựa chọn làm tiêu chuẩn định giá khoản vay.

Nicolo và Pelizzon (2008) đã nghiên cứu việc thiết kế tối ưu đối với hợp đồng

PSTD, khi các ngân hàng có thông tin riêng đối với khả năng của họ trong thị trường cho vay và sự phụ thuộc đối với yêu cầu về vốn Bằng việc sử dụng mô hình dựa vào thông tin bất cân xứng và yêu cầu về vốn, các tác giả cho thấy việc thiết kế bảo đảm sự tối ưu có thể thay đổi, phụ thuộc vào những yêu cầu về vốn pháp lý và sự xuất hiện tính không minh bạch trong các thị trường PSTD.

Hirtle (2009) đã nghiên cứu PSTD và nguồn cung tín dụng của ngân hàng Tác giả cho rằng, PSTD là một trong những sự đổi mới nhất và có sự tác động quan trọng đến các thị trường tín dụng Ngoài ra, tác giả tìm thấy bằng chứng hạn chế, đó là sử dụng PSTD lớn hơn có liên quan đến nguồn cung tín dụng lớn hơn của ngân hàng. Bên cạnh đó, sử dụng PSTD dường như là để bổ sung cho các hình thức phòng ngừa rủi ro khác của các ngân hàng.

Minton và ctg (2009) đã nghiên cứu việc sử dụng PSTD đối với các ngân hàng của Mỹ nắm giữ những công ty với tài sản hơn một tỷ đô la từ năm 1999 đến 2005. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy Probit, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có một số nhỏ các ngân hàng mua ròng về sự phòng hộ khoản vay, nhưng đó cũng là những ngân hàng có ít vốn Sử dụng PSTD của các ngân hàng chủ yếu với vai trò kinh doanh hơn là với vai trò phòng hộ khoản vay.

Thompson (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro đối tác trong các hợp đồng bảo hiểm về tài chính, sử dụng trường hợp chuyển giao RRTD trong ngân hàng. Bằng việc phát triển mô hình đại diện để phân tích quyết định đầu tư tối ưu của người bảo hiểm khi xảy ra sự thất bại, tác giả cho thấy vấn đề rủi ro đạo đức mới về phía bên bảo hiểm của thị trường Ngoài ra, rủi ro đối tác này có thể tạo ra động cơ để bên được bảo hiểm tiết lộ thông tin nhiều hơn về khả năng đòi bồi thường.

Bolton và Oehmke (2011) đã nghiên cứu vấn đề người cho vay không trách nhiệm, bởi người chủ nợ có được sự bảo hiểm đối với sự vỡ nợ nhưng vẫn nắm giữ quyền kiểm soát người vay trong và sau khi vỡ nợ Bằng việc đưa ra mô hình về sự cam kết được giới hạn của hoán đổi RRTD, các tác giả cho thấy khi người cho vay tự do chọn các mức bảo vệ tín dụng, họ thường bảo hiểm trên mức; kết quả liên quan đến vấn đề người cho vay không trách nhiệm, đó là sự không hiệu quả cả dự tính và sau đó Các tác giả cho rằng, bằng việc đưa vào hợp đồng các điều khoản loại trừ đối quyền được bảo hiểm hoặc bằng cách thực hiện cơ cấu lại sự cố tín dụng, bên bảo hiểm có thể loại trừ vấn đề người cho vay không trách nhiệm.

Nijskens và Wagner (2011) nghiên cứu hoạt động chuyển giao RRTD và rủi ro hệ thống Các tác giả cho thấy, trong khi các ngân hàng có thể dời bỏ đối với RRTD của những khoản vay, chúng có thể tạo nên rủi ro hệ thống lớn hơn Điều này đã tạo ra thách thức đối với sự điều chỉnh tài chính, trong đó tập trung vào những đặc thù của các tổ chức cụ thể.

Bedendo và Bruno (2012) đã nghiên cứu lợi ích của việc bán khoản vay, chứng khoán hóa và PSTD tại các NHTM ở Mỹ từ 2001 đến 2009, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính Bằng việc sử dụng phương pháp Generalized method of moments (GMM), kết quả nghiên cứu cho thấy việc chuyển giao RRTD có giá trị lợi ích đối với nền kinh tế Tuy nhiên, các tác giả cũng cho thấy tính mạo hiểm cao hơn ở những ngân hàng khuyến khích mạnh mẽ đối với việc bán khoản vay và chứng khoán hóa, nói cách khác tỷ lệ vỡ nợ cao hơn ở những ngân hàng này trong cuộc khủng hoảng tài chính; những lợi ích và bất lợi của việc chuyển giao RRTD thông qua bán khoản vay và chứng khoán hóa thì cao hơn nhiều so với PSTD.

Các hướng tiếp cận nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

1.2.1 Các hướng tiếp cận nghiên cứu

Kết quả các nghiên cứu được trình bày ở phần trên cho thấy, sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại ngân hàng, chúng đã được các tác giả đề cập với nhiều hướng tiếp cận khác nhau Bên cạnh hướng tiếp cận về lợi ích và rủi ro, động cơ của việc sử dụng công cụ PSTD; với sự nỗ lực nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao lợi ích, hạn chế rủi ro cho các chủ thể sử dụng công cụ PSTD, đặc biệt là việc sử dụng công cụ PSTD để quản trị RRTD; cũng như nâng cao tính công khai, minh bạch nhằm hạn chế rủi ro đối với các hoạt động liên quan đến PSTD, nhiều tác giả đã tiếp cận hướng nghiên cứu về các điều kiện và các giải pháp để hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức của bên mua hoặc bên bán PSTD.

❖ Tiếp cận về lợi ích và rủi ro của việc sử dụng công cụ PSTD

Nicolo và Pelizzon (2008) cho thấy, lợi ích chủ yếu của các công cụ PSTD so với các hình thức chuyển giao RRTD truyền thống đó là tính linh hoạt, chúng giúp giảm nhẹ vấn đề về thông tin Norden và Wagner (2008) cho thấy, thị trường PSTD cung cấp cho các ngân hàng những công cụ mới để phòng ngừa và định giá khoản vay; chúng giúp họ tận dụng thời cơ về thông tin, điều này có ích đối với quá trình cho vay.

Duffee và Zhou (2001), Acharya và Johnson (2007), Thompson (2010), Leitner

(2012), Acharya và Bisin (2014) mặc dù cho thấy PSTD có vai trò là công cụ chuyển giao rủi ro, qua đó giúp ngân hàng phòng ngừa và bảo hiểm đối với RRTD; nhưng cũng giống như các hình thức bảo hiểm khác, tồn tại vấn đề rủi ro đạo đức do ảnh hưởng bởi thông tin bất cân xứng Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề này, trong khi

Duffee và Zhou (2001), Acharya và Johnson (2007) tập trung chủ yếu vào vấn đề rủi ro đạo đức của bên mua PSTD – bên được bảo hiểm do thông tin bất cân xứng về đặc tính của họ; Thompson (2010), Leitner (2012), Acharya và Bisin (2014) lại tập trung chủ yếu vào vấn đề rủi ro đạo đức của bên bán PSTD – bên bảo hiểm Thompson

(2010) cho thấy, bên được bảo hiểm có thể phải đối mặt với vấn đề rủi ro đạo đức mới bị gây ra bởi bên bảo hiểm 3 Bắt đầu từ vấn đề lựa chọn đối nghịch chuẩn với bên được bảo hiểm có lợi thế về thông tin; sau đó có khả năng vấn đề lựa chọn đối nghịch bị đảo ngược, nếu bên bảo hiểm có vấn đề rủi ro đạo đức; hậu quả là bên được bảo hiểm đối mặt với rủi ro đối tác Cũng đề cập đến vấn đề rủi ro đạo đức của bên bảo hiểm, Leitner (2012), Acharya và Bisin (2014) cho thấy, bên bảo hiểm có thể cam kết cùng một tài sản đối với nhiều đối tác và sau đó không có khả năng thực hiện các cam kết, điều này xuất phát từ việc thiếu minh bạch đối với trạng thái giao dịch của bên bảo hiểm.

Từ kết quả những nghiên cứu liên quan đến lợi ích và rủi ro của việc sử dụng công cụ PSTD bởi các tác giả ở trên cho thấy, PSTD là công cụ hữu ích đối với quản trị RRTD Tính hữu ích của công cụ PSTD được thể hiện thông qua vai trò là một công cụ chuyển giao rủi ro, qua đó giúp ngân hàng phòng ngừa và bảo hiểm đối với RRTD Ngoài ra, tính hữu ích của chúng còn được thể hiện thông qua khả năng giảm nhẹ vấn đề về thông tin hoặc chúng cung cấp cho ngân hàng tiêu chuẩn định giá mới đối với hoạt động cho vay Tuy nhiên, vấn đề rủi ro đạo đức do thông tin bất cân xứng là nguyên nhân chính gây ra rủi ro đối với các bên tham gia, cũng như là rào cản ngăn trở sự phát triển đối với thị trường PSTD Trong đó, vấn đề rủi ro đạo đức của bên mua PSTD có thể gây tổn hại đến bên bán PSTD và hậu quả sau đó có thể làm tăng phí bảo hiểm, cũng như giảm cung về công cụ PSTD Ngược lại, vấn đề rủi ro đạo đức của bên bán PSTD có thể gây tổn hại đến bên mua PSTD và hậu quả sau đó có thể làm giảm cầu về công cụ PSTD Sự hiện diện của vấn đề rủi ro đạo đức từ một trong hai bên không những gây tổn hại đến bên đối tác, chúng còn là nguyên nhân gây ra sự thất bại đối với thị trường và làm mất cân bằng cung – cầu về công cụ PSTD Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro đối với các bên tham gia và thúc đẩy sự phát triển đối với thị trường PSTD, chúng ta cần phải có những giải pháp để hạn chế được vấn đề thông tin

3 Thompson (2010) gọi rủi ro đối tác (Counterparty risk) được gây ra bởi bên bảo hiểm là vấn đề rủi ro đạo đức mới (New moral hazard problem) Trong khi đó, vấn đề lựa chọn đối nghịch chuẩn (Standard adverse selection problem) là vấn đề lựa chọn đối nghịch được đề cập trong nghiên cứu của Akerlof (1970).

❖ Tiếp cận về động cơ của việc sử dụng công cụ PSTD

Das (1998) cho thấy, động cơ sử dụng công cụ PSTD của các ngân hàng, đó là vì họ mong muốn cải thiện việc đa dạng hóa và quản trị chủ động danh mục cho vay. Hirtle (2009) cho thấy, PSTD giúp ngân hàng quản trị RRTD thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc đa dạng hóa RRTD Parlour và Winton (2013) cho thấy, các ngân hàng đứng trước yêu cầu về vốn cần phải nắm giữ để bù đắp RRTD; nếu cơ hội cho vay mà rủi ro của khoản vay mới có tương quan thuận chiều với các khoản vay khác hiện có trong danh mục, các ngân hàng hoặc phải tăng thêm vốn chủ sở hữu hoặc phải từ bỏ RRTD của khoản vay; điều này đưa đến một động cơ thích đáng để chuyển giao RRTD Tuy nhiên, việc chuyển giao rủi ro thông qua hoán đổi RRTD, chúng cũng có thể làm giảm hiệu quả trong việc giám sát người vay.

Norden và ctg (2014) cho thấy, ngân hàng sẽ có lợi ích lớn hơn nếu sử dụng công cụ PSTD để phòng ngừa RRTD, giảm vốn kinh tế, quản trị chủ động RRTD đối với danh mục cho vay Điều này là do sử dụng công cụ PSTD, việc cân bằng rủi ro đối với danh mục cho vay tốt hơn và cải thiện khả năng duy trì mức rủi ro tại mức tỷ lệ mục tiêu Tuy nhiên, rủi ro sẽ tăng nếu việc sử dụng công cụ PSTD bị dẫn dắt bởi vấn đề động cơ có liên quan đến rủi ro đạo đức của ngân hàng Atkeson và ctg (2015) cho thấy, các ngân hàng có hai động cơ để gia nhập thị trường phái sinh, động cơ thứ nhất là để phòng ngừa rủi ro cơ sở; động cơ thứ hai nảy sinh do sự cân bằng trong phòng ngừa là không hoàn hảo – điều này tạo ra sự phân tán về giá và giá trị cận biên của ngân hàng; sự phân tán này sẽ khuyến khích các ngân hàng gia nhập thị trường phái sinh để tìm kiếm lợi nhuận bằng cách cung cấp các dịch vụ trung gian.

Từ kết quả những nghiên cứu liên quan đến động cơ của việc sử dụng công cụ PSTD bởi các tác giả ở trên cho thấy, có hai động cơ chính thúc đẩy các ngân hàng tham gia vào thị trường PSTD Thứ nhất, sử dụng công cụ PSTD để quản trị RRTD. Thứ hai, cung cấp các dịch vụ trung gian để tìm kiếm lợi nhuận Với động cơ thứ nhất, PSTD có vai trò là công cụ chuyển giao rủi ro, qua đó giúp ngân hàng nâng cao khả năng phòng ngừa và bảo hiểm đối với RRTD, giúp các ngân hàng điều chỉnh nhanh chóng đối với những yêu cầu về vốn, chủ động điều chỉnh mức độ hoặc cải thiện việc đa dạng hóa RRTD của danh mục cho vay Với động cơ thứ hai, PSTD có vai trò là

1 1 sản phẩm dịch vụ tài chính, qua đó giúp ngân hàng thu được lợi nhuận Trong quản trị RRTD, sử dụng công cụ PSTD sẽ mang lại lợi ích hay gây ra rủi ro cao hơn, phụ thuộc vào động cơ của các ngân hàng khi sử dụng chúng; rủi ro có thể sẽ cao hơn nếu động cơ sử dụng công cụ PSTD bị dẫn dắt bởi vấn đề rủi ro đạo đức của các bên bán hoặc bên mua PSTD Vì vậy, để nâng cao lợi ích, hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng và thị trường PSTD; ngoài việc đòi hỏi các bên tham gia phải có khả năng sàng lọc nhằm hạn chế những động cơ gây bất lợi của bên đối tác, chúng còn đòi hỏi các ngân hàng phải phát triển những công cụ đánh giá có khả năng định lượng được RRTD của từng giao dịch và toàn danh mục, để từ đó có thể tính toán và lựa chọn phù hợp những trường hợp cần sử dụng công cụ PSTD Ngoài ra, cũng rất cần vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các quy định giám sát, điều chỉnh để nâng cao tính công khai, minh bạch; đặc biệt là tính minh bạch liên quan đến trạng thái mua bán của các bên tham gia thị trường PSTD.

❖ Tiếp cận về các điều kiện và các giải pháp để hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức của bên mua PSTD

Morrison (2005), Bedendo và Bruno (2012), Bolton và Oehmke (2011, 2013), Subrahmanyam và ctg (2014) cho thấy, khi tham gia vào thị trường PSTD, bên bán PSTD – còn được biết đến là bên bảo hiểm, có thể phải đối mặt với rủi ro xuất phát từ vấn đề rủi ro đạo đức của bên mua PSTD – bên được bảo hiểm Để giải quyết đối với vấn đề này, Nicolo và Pelizzon (2008), Bolton và Oehmke (2011, 2015) cho thấy, bên bảo hiểm có thể sử dụng các điều khoản khi thiết kế hợp đồng

PSTD để hạn chế vấn đề lựa chọn bất lợi hoặc rủi ro đạo đức Cụ thể, Nicolo và Pelizzon (2008) cho thấy, các ngân hàng với khả năng cao, thiết kế hợp đồng PSTD như là tín hiệu chất lượng của họ để khắc phục vấn đề lựa chọn bất lợi được tạo ra bởi thông tin bất cân xứng Bolton và Oehmke (2011) cho thấy, bằng việc đưa vào hợp đồng các điều khoản loại trừ đối với quyền được bảo hiểm hoặc bằng cách thực hiện cơ cấu lại sự cố tín dụng, bên bảo hiểm có thể loại trừ người cho vay không trách nhiệm Trong khi đó, Bolton và Oehmke (2015) đề xuất hợp đồng phái sinh cho phép sự sắp xếp việc chuyển giao rủi ro tùy thuộc vào điều kiện của từng đối tác phái sinh;đặc biệt là phái sinh cho phép việc thanh toán có thể quan sát được công khai và những sự cố có thể xác minh mà có liên hệ với dòng tiền đầu ra không quan sát được của công ty.

Từ những kết quả nghiên cứu bởi các tác giả ở trên cho thấy, để hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức của bên mua PSTD – bên được bảo hiểm, bên bán PSTD – bên bảo hiểm có thể sử dụng các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng, chúng được xem như là “công cụ sàng lọc” đối với khoản vay cơ sở được tham chiếu trong hợp đồng PSTD, chúng cũng là “công cụ sàng lọc” đối với bên mua PSTD Tuy nhiên, việc thiết kế các điều khoản này trong thực tế không phải là điều đơn giản; bởi bên bán PSTD sẽ phải chọn những điều khoản ràng buộc như thế nào để có thể bảo vệ được quyền lợi cho mình, nhưng đồng thời không gây bất lợi cho bên mua PSTD – những người không có vấn đề về rủi ro đạo đức; bởi việc đưa vào hợp đồng các điều khoản gây bất lợi cho bên mua PSTD, có thể ảnh hưởng đến cầu về công cụ PSTD Vì vậy, để thực hiện được điều này, không những đòi hỏi bên bán PSTD phải có thông tin, mà còn đòi hỏi họ phải đầu tư cho việc xây dựng các “tín hiệu chi phí”; thông tin và “tín hiệu chi phí” này, sẽ được bên bán PSTD đưa vào để cải tiến các hợp đồng PSTD nhằm hạn chế vấn đề về rủi ro đạo đức của bên mua PSTD 4 Nói cách khác, bên bán PSTD – bên bảo hiểm chỉ có thể thiết kế hợp đồng PSTD với các điều khoản để hạn chế vấn đề lựa chọn bất lợi hoặc rủi ro đạo đức của bên mua PSTD với điều kiện, đó là khi bên bán PSTD có khả năng cao đối với việc thu thập và xử lý thông tin liên quan đến các hoạt động về PSTD, đồng thời có khả năng cao trong việc thiết kế hợp đồng PSTD.

❖ Tiếp cận về các điều kiện và các giải pháp để hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức của bên bán PSTD Đề cập đến vấn đề rủi ro đạo đức của bên bán PSTD – còn được biết là bên bảo hiểm, Thompson (2010) cho thấy, bên mua PSTD – bên được bảo hiểm có thể phải đối mặt với rủi ro đạo đức mới được gây ra bởi bên bán PSTD; đó là trường hợp bên bán PSTD chọn danh mục đầu tư có rủi ro quá mức, sau đó dẫn đến hậu quả là họ không đủ vốn để thực hiện thanh toán cho tất cả các hợp đồng PSTD được yêu cầu. Rủi ro này có thể tạo động cơ để bên mua PSTD tiết lộ thông tin nhiều hơn về khả năng đòi bồi thường Jarrow (2011) cho thấy, việc đánh giá thấp rủi ro của các khoản nợ bởi các công ty xếp hạng dẫn đến bên bán PSTD nắm giữ quá ít vốn chủ sở hữu khi bán hoán đổi RRTD Vì vậy, khi ảnh hưởng xấu của sự vỡ nợ xuất hiện và lượng lớn

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG

Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

❖ Khái niệm rủi ro tín dụng

RRTD là loại rủi ro phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, bởi RRTD có thể xảy ra trong bất kỳ hoạt động nào mà tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự vi phạm nghĩa vụ của các đối tác Khái niệm RRTD đã được nhiều tác giả đề cập với một số hình thức thể hiện khác nhau, cụ thể: “RRTD là rủi ro xảy ra tổn thất xuất phát từ sự vi phạm bởi người vay hoặc đối tác” (BIS, 2001, trang 10); “RRTD là rủi ro mà người vay vi phạm và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các điều khoản đã cam kết của khoản nợ Nó có thể xảy ra khi đối tác không có khả năng thanh toán hoặc không thể thanh toán đúng hạn” (Gestel và Baesens, 2009, trang 24); “RRTD có liên quan đến khả năng gia tăng tổn thất tiền xuất phát từ sự vi phạm, hoặc nhận thấy được sự thay đổi về khả năng vi phạm của đối tác trong hợp đồng tài chính” (Iscoe và ctg,

2012, trang 1604) Tại Việt Nam, khái niệm RRTD cũng được đề cập trong một số văn bản pháp lý, cụ thể theo Thông tư 41/2016/TT- NHNN: “RRTD là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNN Việt Nam, 2016b, trang 6).

Mặc dù có nhiều khái niệm về RRTD, nhưng với mục tiêu nghiên cứu của luận án, khi đề cập đến nội dung về RRTD, không chỉ là RRTD bị gây ra bởi người vay mà còn bị gây ra bởi các đối tác khác, cụ thể như các đối tác PSTD Do vậy, trong số những khái niệm ở trên, sau đây là khái niệm được NCS lựa chọn nhằm phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận án: “RRTD là rủi ro xảy ra tổn thất xuất phát từ sự vi phạm bởi người vay hoặc đối tác” (BIS, 2001, trang 10) Trong khái niệm này, sự tổn thất bởi RRTD, chúng bắt nguồn từ sự vi phạm của người vay hoặc đối tác PSTD Trong đó, với hoạt động cho vay, RRTD mặc dù xuất phát từ sự vi phạm bởi người vay, nhưng việc lựa chọn người vay có đủ thiện chí và khả năng trả nợ, để có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ như đã cam kết là công việc của ngân hàng.

Do đó, sự thiếu sót, sai lầm của ngân hàng trong việc thu thập hoặc xử lý thông tin khi đánh giá, giám sát người vay, đây là nguyên nhân chính dẫn đến RRTD của khoản vay – còn được biết đến là rủi ro giao dịch Bên cạnh đó, trong hoạt động cho vay, ngân hàng không chỉ thực hiện một giao dịch cho vay đơn lẻ mà còn thực nhiều giao dịch cho vay khác Tại một thời điểm bất kỳ, tất cả các khoản vay này đều có khả năng xảy ra RRTD Vì thế, RRTD được tạo ra bởi tất cả các khoản vay hiện đang tồn tại trong danh mục, chúng sẽ góp phần tạo nên RRTD tổng thể của ngân hàng – còn được biết đến là rủi ro danh mục Ngoài ra, RRTD không chỉ xuất hiện trong hoạt động cho vay, chúng còn xuất hiện trong các hoạt động khác, khi các ngân hàng sử dụng công cụ PSTD để quản trị RRTD, tổn thất bởi RRTD, chúng còn bắt nguồn từ sự vi phạm của các đối tác PSTD.

❖ Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Thuật ngữ “management” được nhiều tác giả dịch ra tiếng Việt là “quản trị” hoặc “quản lý” Trong phạm vi nội dung của luận án này, NCS sử dụng cụm từ “quản trị” để dịch thuật ngữ “management” và cụm từ “quản trị RRTD” để dịch cụm thuật ngữ “credit risk management”.

Quản trị RRTD là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm bởi cả những nhà nghiên cứu lẫn những nhà thực hành quản trị rủi ro, riêng về khái niệm quản trị RRTD cũng đã được các tác giả thể hiện dưới một số cách tiếp cận khác nhau, cụ thể: “Quản trị RRTD là một quá trình bao gồm nhận diện các rủi ro tiềm tàng, đo lường các rủi ro đó, ứng xử thích hợp, và triển khai thực tế bằng các mô hình rủi ro” (Gestel và Baesens, 2009, phần giới thiệu); “Quản trị RRTD được thực hiện bằng cách đánh giá RRTD tương lai thông qua phân tích tín dụng, giám sát liên tục đối với RRTD, thiết lập các giới hạn tín dụng và sử dụng các biện pháp giảm thiểu thích hợp đối với RRTD, chuyển giao hoặc cơ cấu lại tín dụng khi cần thiết” (Golin và Delhaise, 2013, trang 646).

Mặc dù có nhiều khái niệm về quản trị RRTD, nhưng với mục tiêu nghiên cứu của luận án là tập trung vào các công cụ được các ngân hàng sử dụng trong quá trình quản trị RRTD, bao gồm cả công cụ PSTD Do đó, trong số những khái niệm ở trên, sau đây là khái niệm được NCS lựa chọn nhằm phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận án: “Quản trị RRTD là một quá trình bao gồm nhận diện các rủi ro tiềm tàng, đo lường các rủi ro đó, ứng xử thích hợp, và triển khai thực tế bằng các mô hình rủi ro” (Gestel và Baesens, 2009, phần giới thiệu) Trong khái niệm này, về nhận diện rủi ro tiềm tàng, ngân hàng cần phải xác định được nguồn gốc hoặc nguyên nhân dẫn đến RRTD Về đo lường các rủi ro đã được nhận diện, ngân hàng cần xác định được xác suất vỡ nợ thực tế và sự thay đổi nguồn gây ra rủi ro ảnh hưởng đến xác suất vỡ nợ của người vay là bao nhiêu, cùng với đó là ước lượng mức độ tổn thất nếu vỡ nợ xảy ra đối với người vay, cũng như ước lượng mức độ tổn thất đối với toàn bộ danh mục cho vay Về ứng xử thích hợp, khi đối mặt với RRTD, các ngân hàng có thể ứng xử thông qua bốn phương pháp là né tránh RRTD, giảm thiểu RRTD, chấp nhận và kiểm soát RRTD, chuyển giao RRTD Về triển khai thực tế bằng các mô hình rủi ro, chúng bao gồm con người, cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin được ngân hàng sử dụng nhằm xây dựng, phát triển các mô hình rủi ro; đồng thời sử dụng các mô hình rủi ro này vào quá trình quản trị RRTD – nhận diện, đo lường và đưa ra các biện pháp ứng xử thích hợp đối với RRTD.

2.1.2 Quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

❖ Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện RRTD là bước đầu tiên trong quá trình quản trị RRTD của ngân hàng Thành phần của RRTD trong hoạt động cho vay bao gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục Do đó, nhận diện RRTD cần phải xác định nguồn gốc hoặc nguyên nhân dẫn đến rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục Trong đó, về rủi ro giao dịch, chúng là RRTD liên quan đến từng khoản vay hoặc người vay Về rủi ro danh mục, chúng là RRTD tổng thể gắn liền với danh mục cho vay hiện có của ngân hàng. Đề cập đến nguồn gốc hoặc nguyên nhân dẫn đến rủi ro giao dịch thường có hai hướng tiếp cận, đó là tiếp cận dựa vào những nguyên nhân xuất phát từ phía người vay và tiếp cận dựa vào những nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng – sự thiếu sót, sai lầm của ngân hàng trong thu thập hoặc xử lý thông tin khi đánh giá, giám sát người vay Trong khi đó, rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Nếu như rủi ro nội tại bắt nguồn từ rủi ro đặc thù vốn thuộc về mỗi chủ thể vay vốn, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực kinh tế, mỗi khu vực địa lý; rủi ro tập trung lại xuất phát từ việc danh mục cho vay của ngân hàng thiếu đa dạng hóa hoặc có sự đa dạng nhưng không hợp lý – nội dung chi tiết về nhận diện rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục (được thể hiện ở phụ lục 1).

❖ Đánh giá/đo lường rủi ro tín dụng

RRTD một khi đã được nhận diện, chúng cần được đánh giá để xác định mức độ rủi ro ngân hàng sẽ phải đối mặt, từ đó giúp họ đưa ra những phương pháp ứng xử thích hợp Đánh giá RRTD là việc ước lượng mức độ RRTD hoặc tổn thất đối với từng giao dịch và toàn bộ danh mục cho vay Nếu như dưới cách tiếp cận quản trị giao dịch, ngân hàng thường chỉ tập trung vào việc đánh giá rủi ro giao dịch; dưới cách tiếp cận quản trị danh mục, đặc biệt là quản trị danh mục chủ động, ngân hàng không những phải đánh giá rủi ro giao dịch mà còn phải đánh giá rủi ro danh mục – sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.

Công cụ đánh giá RRTD, nếu xét ở phạm vi hẹp, được biểu thị là phương pháp đánh giá được ngân hàng tiếp cận; còn ở phạm vi rộng, chúng được biểu thị là toàn bộ hệ thống đánh giá – phương pháp, quy trình, sự kiểm soát, việc thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc đánh giá RRTD Sự khác nhau căn bản giữa các công cụ đánh giá RRTD, đó là cách tiếp cận của ngân hàng về phương pháp đánh giá Hiện nay để đánh giá RRTD, bên cạnh việc dựa vào phương pháp định tính, ngân hàng còn dựa vào phương pháp định lượng hoặc kết hợp cả hai – nội dung chi tiết về các công cụ đánh giá RRTD (được thể hiện ở phụ lục 2).

❖ Ứng xử đối với rủi ro tín dụng bằng các phương pháp thích hợp

RRTD một khi đã được nhận diện và đánh giá, chúng cần được ứng xử bằng các phương pháp thích hợp Khi đối mặt với RRTD, các ngân hàng có thể ứng xử thông qua bốn phương pháp, bao gồm né tránh RRTD, giảm thiểu RRTD, chấp nhận và kiểm soát RRTD, chuyển giao RRTD Trong đó, về né tránh RRTD, đây là việc ngân hàng từ chối cho vay đối với những người vay có rủi ro cao hoặc không mở rộng cho vay đối với những ngành, lĩnh vực, khu vực địa lý mà họ thiếu sự hiểu biết hoặc không có lợi thế về chuyên môn, về mối quan hệ khách hàng Về giảm thiểu RRTD, đây là việc ngân hàng sử dụng các công cụ hoặc áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro giao dịch và/hoặc rủi ro danh mục Về chấp nhận và kiểm soát RRTD, đây là việc ngân hàng chấp nhận cho vay đối với những người vay hoặc mở rộng cho vay đối với những sản phẩm, ngành, lĩnh vực, khu vực địa lý có RRTD nằm trong giới hạn RRTD; cùng với đó là sử dụng các công cụ, biện pháp thích hợp để kiểm soát RRTD – thiết lập chính sách lãi suất, dự phòng RRTD và vốn kinh tế Về chuyển giao RRTD, đây là việc ngân hàng sử dụng các công cụ để chuyển giao RRTD của khoản vay cho các đối tác khác. Đề cập việc vận dụng các phương pháp ứng xử đối với RRTD trong quá trình quản trị RRTD, để có cơ sở đưa ra quyết định né tránh RRTD, ngoài việc nhận diện và đánh giá RRTD, các ngân hàng cần phải thiết lập được các giới hạn RRTD Để giảm thiểu rủi ro giao dịch, các ngân hàng cần sử dụng thêm những công cụ để hạn chế sự lựa chọn đối nghịch/bất lợi và rủi ro đạo đức – nguyên nhân là bởi vấn đề thông tin bất cân xứng Ngoài ra, ngân hàng cũng cần sử dụng các công cụ để hạn chế rủi ro liên quan đến sản phẩm cho vay Trong khi đó, để giảm thiểu rủi ro danh mục, bên cạnh việc thực hiện tốt chiến lược lựa chọn đối tác, kiểm soát chặt chẽ rủi ro nội tại đối với từng khoản vay/người vay; các ngân hàng cần áp dụng những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tập trung đối với danh mục cho vay Để có cơ sở chấp nhận RRTD, bên cạnh việc nhận diện, đánh giá, thiết lập các giới hạn RRTD đối với từng loại người vay, từng sản phẩm, từng ngành, từng khu vực địa lý; ngân hàng cũng cần phải có những công cụ, biện pháp để kiểm soát RRTD như thiết lập chính sách lãi suất, dự phòng RRTD và vốn kinh tế Để có thể chuyển giao RRTD, đặc biệt là chuyển giao RRTD bằng công cụ PSTD; bên cạnh việc nhận diện, đánh giá, thiết lập các giới hạn RRTD; ngân hàng cần phải sử dụng các công cụ/mô hình rủi ro để xác định những khoản vay nào cần chuyển giao RRTD – nội dung chi tiết về các phương pháp ứng xử đối với RRTD (được thể hiện ở phụ lục 3) 2.1.3 Các mô hình rủi ro để thực thi quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Quá trình quản trị RRTD chỉ thật sự hiệu lực và hiệu quả, khi các ngân hàng triển khai thực tế quá trình quản trị RRTD bằng các mô hình rủi ro phù hợp Trong đó, về các mô hình rủi ro, nếu tiếp cận ở khía cạnh rộng, chúng được biểu thị dưới dạng là các mô hình quản trị RRTD – đây là tập hợp chiến lược tốt nhất được các ngân hàng lựa chọn và quyết định theo đuổi trong quá trình quản trị RRTD Còn nếu tiếp cận ở khía cạnh hẹp, chúng được biểu thị dưới dạng là các mô hình đo lường RRTD – đây là các công cụ để các ngân hàng quản trị RRTD (Caouette và ctg, 2008; Bessis, 2015; Hull, 2015) Mô hình là sự ước tính gần đúng với thực tế; trong tài chính, mô hình không những cần thiết để xác định giá các công cụ được trao đổi, chúng còn cần thiết để xác định giá trị và vị thế phòng ngừa của một định chế tài chính bằng các công cụ một khi nó được trao đổi (Hull, 2015) Các mô hình rủi ro được xây dựng dựa trên các lý thuyết, chẳng hạn như để xây dựng mô hình đo lường RRTD, các ngân hàng có thể tiếp cận lý thuyết quyền chọn (Allen và ctg, 2004; Caouette và ctg, 2008; Bessis, 2015); để xây dựng mô hình quản trị danh mục nhằm tối ưu hóa danh mục cho vay, các ngân hàng có thể tiếp cận lý thuyết danh mục hiện đại (Colquitt, 2007; Saunders và Allen, 2010; Joseph, 2013) Ngoài ra, để xây dựng các mô hình rủi ro, các ngân hàng có thể áp dụng nhiều loại kỹ thuật khác nhau; chúng có thể được dựa vào kinh tế lượng, sự mô phỏng, sự tối ưu hóa hoặc tổ hợp của các kỹ thuật này; chẳng hạn như mô hình đo lường RRTD dựa trên mạng thần kinh nhân tạo có thể được xem như là sự kết hợp giữa kỹ thuật mô phỏng và tối ưu hóa để tìm kiếm tỷ lệ sai số thấp nhất hoặc độ chính xác cao nhất (Caouette và ctg, 2008)

2.1.3.1 Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Các mô hình quản trị RRTD được các ngân hàng xây dựng và sử dụng nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau Cụ thể, các mô hình quản trị RRTD, ngoài việc phải đáp ứng được các yêu cầu của các cơ quan giám sát ngân hàng; chúng được xây dựng nhằm tối ưu hóa các quyết định kinh doanh, cung cấp cho các ngân hàng sự hiểu biết sâu hơn trong đánh giá RRTD – dưới cả điều kiện bình thường và điều kiện căng thẳng, hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và rủi ro (Choudhry, 2018) Hiện nay có nhiều mô hình quản trị RRTD để các ngân hàng lựa chọn, nhưng về tổng thể được chia thành hai nhóm là “khởi tạo – duy trì/nắm giữ” thụ động – còn được biết đến là các mô hình quản trị RRTD truyền thống, và “khởi tạo – phân bổ” chủ động – còn được biết đến là các mô hình quản trị RRTD hiện đại (Colquitt, 2007; Caouette và ctg, 2008).

Với các mô hình quản trị RRTD truyền thống, RRTD thường được tiếp cận dưới trạng thái tĩnh; việc mở rộng cho vay dựa vào đánh giá tín dụng đối với người vay, qua đó khởi tạo khoản vay, đồng thời RRTD của người vay sẽ được ngân hàng duy trì trên bảng cân đối kế toán cho tới khi đáo hạn Các công đoạn chính của các mô hình quản trị RRTD truyền thống là thẩm định, phê chuẩn cho vay và giám sát người vay (Colquitt, 2007) Với các mô hình quản trị RRTD hiện đại, RRTD được xem xét trong trạng thái động; ngoài việc sử dụng những công cụ, kỹ thuật để khởi tạo khoản vay và giám sát người vay như mô hình quản trị RRTD truyền thống; mô hình quản trị RRTD hiện đại còn thực hiện việc đo lường liên tục RRTD của khoản vay và danh mục cho vay; cùng với đó là thường xuyên sử dụng các công cụ chuyển giao RRTD, đặc biệt là công cụ PSTD để điều chỉnh RRTD và/hoặc tỷ suất lợi nhuận của danh mục cho vay – thực hiện chức năng tối ưu hóa danh mục cho vay (Colquitt, 2007; Caouette và ctg, 2008; Hunseler, 2013).

Trong một môi trường kinh doanh luôn có sự biến động như thị trường cho vay, để quản trị RRTD hiệu lực và hiệu quả, các ngân hàng cần áp dụng mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động; bởi việc áp dụng mô hình rủi ro này, không những giúp cho các ngân hàng có thể đo lường liên tục đối với RRTD của từng khoản vay và danh mục cho vay, chúng còn cho phép họ điều chỉnh linh hoạt đối với RRTD và/hoặc tỷ suất lợi nhuận của danh mục cho vay – thông qua việc sử dụng các công cụ chuyển giao RRTD, đặc biệt là công cụ PSTD Tuy nhiên, để có thể triển khai hiệu quả mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua sử dụng công cụ PSTD, ngoài việc cần phải xác định được khẩu vị RRTD; thiết lập được mục tiêu và chiến lược quản trị RRTD; xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình để thực hiện, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả đối với toàn bộ quá trình quản trị RRTD; các ngân hàng cần phải phát triển và sử dụng được các công cụ mà có khả năng định lượng được mức độ RRTD/tổn thất đối với từng khoản vay và danh mục cho vay, đo lường được thành quả được điều chỉnh theo rủi ro, định giá được giá trị của các công cụ chuyển giao RRTD – phát triển và sử dụng hiệu quả các mô hình đo lường RRTD. Bên cạnh đó, đòi hỏi các ngân hàng cũng cần phải phát triển được đội ngũ nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin.

2.1.3.2 Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng

Tổng quan về công cụ phái sinh tín dụng

2.2.1 Khái niệm chung về công cụ phái sinh Đề cập đến khái niệm phái sinh, Madura (2015, trang 341) cho rằng, “Phái sinh là các hợp đồng tài chính mà giá trị của chúng được chuyển hóa từ giá trị của các tài sản cơ sở” Trong khái niệm này, giá trị của các tài sản cơ sở – còn được biết đến là các biến số phái sinh cơ sở, thông thường là giá của các tài sản cơ sở được giao dịch; chúng có thể được dựa vào một vài biến số của thị trường cơ sở chẳng hạn như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu, giá trái phiếu hoặc giá hàng hóa (Hull, 2018; Campbella và ctg, 2019) Về các tài sản cơ sở, chúng có thể là các tài sản tài chính như tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay; chúng cũng có thể là các tài sản thực như nông sản, kim loại, các nguồn năng lượng; hoặc thậm chí là một yếu tố ngẫu nhiên như thời tiết, vốn dĩ không phải là tài sản (Chance và Brooks, 2015; Gottesman,

2016) Tuy nhiên, với vai trò là công cụ để quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các ngân hàng thường sử dụng những loại phái sinh được dựa trên các tài sản tài chính – được gọi chung là công cụ phái sinh tài chính 8 Ngoài ra, tùy thuộc vào các biến số phái sinh cơ sở, công cụ phái sinh tài chính còn được phân ra thành nhiều loại với các tên gọi khác nhau Cụ thể, với phái sinh lãi suất, biến số phái sinh cơ sở là lãi suất của một loại tiền tệ Với phái sinh ngoại tệ – còn được biết đến là phái sinh tiền tệ, biến số phái sinh cơ sở là tỷ giá hối đoái giữa hai loại đồng tiền Với chứng khoán phái sinh, biến số phái sinh cơ sở là giá của cổ phiếu, trái phiếu hoặc các loại chứng khoán khác Với PSTD, biến số phái sinh cơ sở là chất lượng tín dụng của khoản vay hoặc trái phiếu Như vậy, công cụ phái sinh có nhiều loại, chẳng hạn như công cụ phái sinh lãi suất, phái sinh ngoại tệ, phái sinh chứng khoán (chứng khoán phái sinh), PSTD, phái sinh năng lượng, phái sinh hàng hóa (Kolb và Overdahl, 2010; Hull, 2018).

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, công cụ phái sinh tài chính ngoài vai

7 RAROC = (Chênh lệch tín dụng + phí – tổn thất dự tính – chi phí vốn – chi phí hoạt động)/Vốn kinh tế (GARP, 2018)

8 “Tài sản là một khoản mà người sở hữu có giá trị tiền tệ dương Trong khi nợ là một nghĩa vụ mà người sở hữu có giá trị tiền tệ âm Thuật ngữ công cụ được sử dụng để chỉ cả tài sản hoặc các nghĩa vụ nợ Ngoài ra, công cụ còn là một thuật ngữ bao quát hơn, đề cập đến cả tài sản cơ sở và nghĩa vụ của hợp đồng phái sinh Hợp đồng là một thỏa thuận pháp lý có hiệu lực Chứng khoán là một công cụ giao dịch đại diện cho quyền về một nhóm tài sản” (Chance vàBrooks, 2015, trang 4). trò là sản phẩm kinh doanh hoặc đầu tư, chúng còn là những công cụ để các ngân hàng quản trị RRTD và rủi ro thị trường 9 Trong đó, với công cụ phái sinh lãi suất, chúng là công cụ hữu ích đối với các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro lãi suất (Chorafas, 2008; Gottesman, 2016; Choudhry, 2018) Với công cụ phái sinh ngoại tệ, chúng là công cụ hữu ích đối với các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro tỷ giá (Saunders và Cornett, 2008; Madura, 2015; Mishkin và Eakins, 2018) Với chứng khoán phái sinh, chúng là công cụ hữu ích đối với các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro vốn cổ phần hoặc chứng khoán nợ (Kolb và Overdahl, 2010; Hull, 2018) Với PSTD, chúng là công hữu ích đối với các ngân hàng trong việc quản trị RRTD (Das, 1998; Bessis, 2015; Hull, 2018).

Công cụ phái sinh ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, bởi sự hiện diện của chúng không những giúp cho các ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển các sản phẩm mới, chúng còn giúp các ngân hàng có thêm công cụ để quản trị rủi ro – công cụ phái sinh có thể giúp các ngân hàng nhận hoặc chuyển giao nhiều loại rủi ro với các đối tác khác Tuy nhiên, với mục đích của các ngân hàng là sử dụng công cụ phái sinh để quản trị RRTD, công cụ phái sinh được các ngân hàng sử dụng, đó là công cụ PSTD.

2.2.2 Khái niệm và đặc điểm của công cụ phái sinh tín dụng

❖ Khái niệm công cụ phái sinh tín dụng

PSTD ra đời từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, kể từ khi xuất hiện cho đến nay, PSTD đã nhận được sự quan tâm thảo luận rộng rãi trên nhiều phương diện bởi cả giới học thuật và giới thực hành quản trị rủi ro Riêng về khái niệm PSTD, cũng đã được các tác giả thể hiện dưới một số cách tiếp cận khác nhau, cụ thể: “PSTD là các hợp đồng tài chính phi tập trung mà việc thanh toán tùy thuộc vào sự thay đổi trong chất lượng tín dụng của một hoặc nhiều công ty được xác định rõ” (Duffee và Zhou, 2001, trang 26); “PSTD là những công cụ tài chính mà sự thanh toán của chúng được liên kết với một số sự thay đổi trong chất lượng tín dụng của chủ thể phát hành hoặc nhóm chủ thể phát hành” (Caouette và ctg, 2008, trang 411); “PSTD là những hợp đồng mà việc thanh toán phụ thuộc mức tín nhiệm của một công ty hoặc quốc gia” (Hull, 2018, trang 569).

Mặc dù có nhiều khái niệm về PSTD, nhưng với mục tiêu nghiên cứu của luận

9 Ro thị trường là rủi ro xảy ra tổn thất bởi sự biến động của giá cả thị trường Rủi rủi ro thị trường bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro vốn cổ phần, rủi ro hàng hóa (BIS, 2006, 2021). án là nghiên cứu về PSTD với vai trò là công cụ để các ngân hàng quản trị RRTD đối với hoạt động cho vay Do đó, trong số các khái niệm được đề cập ở trên, sau đây là một khái niệm được NCS lựa chọn nhằm phù hợp với nội dung của luận án: “PSTD là những công cụ tài chính mà sự thanh toán của chúng được liên kết với một số sự thay đổi trong chất lượng tín dụng của chủ thể phát hành hoặc nhóm chủ thể phát hành” (Caouette và ctg, 2008, trang 411) Trong khái niệm này, sự biểu thị đối với sự thay đổi trong chất lượng tín dụng, chúng sẽ phụ thuộc vào loại công cụ PSTD được các ngân hàng sử dụng Với công cụ PSTD là hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit default swaps – CDS), sự thay đổi trong chất lượng tín dụng được biểu thị ở sự cố tín dụng. Trong đó, Hiệp hội Phái sinh và Hoán đổi Quốc tế (International Swaps and Derivatives Association – ISDA) đã định nghĩa tám sự cố tín dụng cụ thể có liên quan đến chủ thể tham chiếu, bao gồm: sự phá sản, sự không thanh toán nợ, sự sụt giảm hạng tín nhiệm, sự khước từ nghĩa vụ nợ, sự cơ cấu lại nợ, sự vi phạm hợp đồng và bị yêu cầu trả nợ trước hạn, sự gian lận và bị yêu cầu trả nợ trước hạn, sự cố tín dụng lúc sáp nhập (Anson và ctg, 2004; Resti và Sironi, 2007; Wagner, 2008) Với công cụ PSTD là hoán đổi tổng thu nhập (Total return swaps – TRS), sự thay đổi trong chất lượng tín dụng được biểu thị ở sự chênh lệch giữa dòng tiền của tài sản cơ sở được tham chiếu (tài sản tham chiếu) mà bên trả TRS phải thanh toán và dòng tiền họ nhận được từ bên nhận TRS Cụ thể, trong hợp đồngTRS, bên trả TRS sẽ thanh toán cho bên nhận TRS tất cả tiền lãi định kỳ mà họ nhận được từ tài sản tham chiếu, cộng với sự thay đổi về giá của tài sản tham chiếu – trường hợp giá của tài sản tham chiếu tăng Ngược lại, bên nhận TRS sẽ thực hiện thanh toán định kỳ cho bên trả TRS với số tiền được tính toán dựa vào công thức xác định lãi đã được định trước, cộng với sự thay đổi về giá của tài sản tham chiếu – trường hợp giá của tài sản tham chiếu giảm Sự thanh toán này có thể là định kỳ hoặc tại thời điểm kết thúc hợp đồng TRS (Das, 1998; Caouette và ctg, 2008; Hull, 2018) Với công cụPSTD là quyền chọn chênh lệch tín dụng (Credit spread options – CSO), sự thay đổi trong chất lượng tín dụng được biểu thị ở sự thay đổi về mức chênh lệch tín dụng của tài sản tham chiếu Trong đó, chênh lệch tín dụng là khoản được dự kiến nhằm đền bù cho các nhà đầu tư đối với rủi ro vỡ nợ của khoản vay hoặc trái phiếu – chúng bằng tỷ suất sinh lời của khoản vay hoặc trái phiếu trừ cho tỷ suất sinh lời của chứng khoán không có rủi ro vỡ nợ (Das, 1998; Finnerty, 1998; Joseph, 2013) Về chủ thể phát hành hoặc nhóm chủ thể phát hành được đề cập trong khái niệm này, là những chủ thể gây ra sự thay đổi trong chất lượng tín dụng đối với tài sản hoặc nhóm tài sản tham chiếu Cụ thể, với công cụ PSTD mà tài sản tham chiếu là khoản vay hoặc nhóm khoản vay, chủ thể phát hành chính là người vay hoặc nhóm người vay mà có các khoản vay (tài sản cơ sở) được tham chiếu trong hợp đồng PSTD Với công cụ PSTD mà tài sản tham chiếu là trái phiếu hoặc nhóm trái phiếu doanh nghiệp, chủ thể phát hành chính là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp phát hành trái phiếu mà có các trái phiếu (tài sản cơ sở) được tham chiếu trong hợp đồng PSTD Do đó, trong các hợp đồng PSTD, chủ thể phát hành hoặc nhóm chủ thể phát hành còn được gọi là chủ thể tham chiếu hoặc nhóm chủ thể tham chiếu (Caouette và ctg, 2008; Wagner, 2008; Kolb và Overdahl, 2010).

❖ Đặc điểm của công cụ phái sinh tín dụng

Từ khái niệm được trình bày ở trên và từ nội dung được đề cập trong nhiều nghiên cứu bởi các tác giả trên thế giới cho thấy, công cụ PSTD có những đặc điểm cơ bản sau:

PSTD là các công cụ tài chính được thiết kế để trở thành phương tiện giao dịch về RRTD với mục đích là để đầu tư hoặc quản trị RRTD Các chủ thể tham gia mua bán PSTD, thực chất là mua bán RRTD của tài sản tham chiếu Bên mua PSTD không cần phải chuyển giao tài sản tham chiếu cho bên bán Trong khi đó, bên bán PSTD cũng không cần phải có vốn tại thời điểm phát sinh giao dịch – tiền chỉ được chuyển giao tới bên mua PSTD tại thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ Chủ thể tham chiếu không phải là các bên tham gia vào hợp đồng PSTD – bên mua không cần phải có sự chấp thuận của chủ thể tham chiếu khi thực hiện giao dịch PSTD với bên bán Ngoài ra, giá trị danh nghĩa/giá trị quy ước và kỳ hạn của hợp đồng PSTD có tính độc lập tương đối so với giá trị danh nghĩa và kỳ hạn của tài sản tham chiếu – chúng thường được điều chỉnh để tương xứng với nhu cầu và khả năng kiểm soát rủi ro của các chủ thể tham gia giao dịch PSTD.

PSTD là một trong số các công cụ tài chính để đầu tư hoặc quản trị RRTD,nhưng chúng là công cụ tài chính khá phức tạp So với các loại phái sinh tài chính khác như phái sinh tiền tệ, phái sinh lãi suất hoặc phái sinh cổ phiếu; PSTD khó chuẩn hóa hơn, đặc biệt đối với PSTD mà tài sản tham chiếu là các khoản vay Sự khó khăn trong việc chuẩn hóa đối với PSTD không chỉ ở mặt tài liệu pháp lý, quy định về nghĩa vụ; sự khó khăn này còn thể hiện ở khía cạnh chuẩn hóa hợp đồng chính và các phụ lục kèm theo Ngoài ra, giá trị của PSTD được bắt nguồn từ giá trị thị trường của tài sản tham chiếu – giá trị này phụ thuộc vào chất lượng tín dụng hoặc sự biến động về chất lượng tín dụng của chủ thể tham chiếu Trong khi đó, thông tin về chất lượng tín dụng của các chủ thể tham chiếu phần lớn ít được công khai và khó quan sát được trên thị trường, ngoại trừ các chủ thể tham chiếu là những doanh nghiệp lớn được xếp hạng bởi các công ty XHTN độc lập Do đó, để đánh giá chất lượng tín dụng của các chủ thể tham chiếu, bên mua và bên bán PSTD thường phải dựa vào các công cụ/mô hình đánh giá RRTD nội bộ của mình.

PSTD có nhiều loại và được thiết kế đa dạng để phù hợp với những nhu cầu khác nhau của các chủ thể sử dụng Tuy nhiên, mỗi loại PSTD thường dựa vào nghĩa vụ được trao đổi khác nhau, dẫn đến sự biểu thị về chất lượng tín dụng cũng khác nhau; chẳng hạn như chúng có thể dựa vào sự cố tín dụng, liên kết với dòng thanh toán hoặc ràng buộc sự thanh toán với chênh lệch tín dụng của tài sản tham chiếu Bên cạnh đó, kỹ thuật sử dụng đối với từng loại PSTD cũng có một số đặc điểm khác biệt; tùy thuộc vào nhu cầu quản trị RRTD đối với từng tình huống cụ thể, ngân hàng cần lựa chọn loại PSTD phù hợp, đồng thời cần phát triển kỹ thuật quản trị RRTD tương ứng đối với chúng.

2.2.3 Các công cụ phái sinh tín dụng

Các loại PSTD hiện đang được sử dụng tại những quốc gia phát triển trên thế giới khá đa dạng, nhưng để quản trị RRTD đối với hoạt động cho vay, những loại PSTD thường được các ngân hàng sử dụng là CDS, TRS, CSO (Servigny và Renault, 2004; Caouette và ctg, 2008; Hull, 2018).

2.2.3.1 Hoán đổi rủi ro tín dụng Để cập đến khái niệm CDS, Hull (2018, trang 570) cho rằng, “CDS là hợp đồng cung cấp sự bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro vỡ nợ của công ty riêng biệt; công ty này được biết đến là chủ thể tham chiếu và sự vi phạm nghĩa vụ nợ của công ty này được biết đến là sự cố tín dụng”.

Trong khái niệm trên, bên bán CDS có vai trò là bên bán sự bảo hiểm, còn bên mua CDS là bên mua sự bảo hiểm đối với RRTD của khoản vay, trái phiếu hoặc danh mục tài sản Trong đó, bên mua CDS sẽ trả phí, đổi lại họ sẽ được bên bán CDS thanh toán trong trường hợp xảy ra sự cố tín dụng đối với chủ thể tham chiếu Trình tự và nội dung thực hiện đối với CDS như sau (hình 2.1):

Bước 2 BÊN BÁN HOÁN ĐỔI

Hình 2.1 Sơ đồ hoán đổi rủi ro tín dụng

Nguồn: NCS tổng hợp từ Caouette và ctg (2008), Kolb và Overdahl (2010)

❖ Bước 1: Bên mua và bên bán CDS thỏa thuận để ký kết hợp đồng CDS

Bên mua CDS khi có nhu cầu cần bảo hiểm đối với một khoản vay/tài sản hoặc danh mục tài sản, họ sẽ chủ động tìm kiếm các đối tác có thể cung cấp sự bảo hiểm này Trình tự này đôi khi được thực hiện ngược lại, đó là bên bán CDS chủ động tìm kiếm bên mua Với việc sử dụng CDS, mục đích của bên mua CDS thường là để phòng ngừa RRTD đối với một số tài sản, hoặc cần giảm thiểu RRTD tập trung đối với những tài sản ở một số ngành, lĩnh vực, khu vực địa lý Trong khi đó, mục đích của bên bán CDS có thể là để đa dạng hóa danh mục cho vay, hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư Kết quả của bước 1, đó là bên mua và bên bán CDS ký kết hợp đồng CDS Để có cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ, hợp đồng CDS cần được hai bên thỏa thuận đầy đủ, chi tiết các điều khoản; đặc biệt là điều khoản liên quan đến sự cố tín dụng đối với chủ thể tham chiếu. Đề cập đến sự cố tín dụng, ISDA đã định nghĩa tám sự cố tín dụng riêng biệt có liên quan đến chủ thể tham chiếu Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán CDS, hợp đồng CDS có thể bao gồm một hoặc nhiều sự cố tín dụng (Resti và Sironi, 2007) Để bảo đảm sự cố tín dụng không bị hiểu sai, trừu tượng hoặc sự cố mở; hợp đồng CDS cần đưa ra mệnh đề cụ thể về sự cố tín dụng đối với chủ thể tham chiếu (Caouette và ctg, 2008) Trong số các sự cố tín dụng được định nghĩa bởi ISDA, những sự cố tín dụng thường được sử dụng phổ biến là sự phá sản và sự không thanh toán nợ của chủ thể tham chiếu Ngoài ra, trong một vài trường hợp, sự cố tín dụng được thỏa thuận trong các hợp đồng CDS còn bao gồm thêm sự cơ cấu lại nợ hoặc sự sụt giảm hạng tín nhiệm của chủ thể tham chiếu (Bolton và Oehmke, 2013).

❖ Bước 2: Bên mua và bên bán CDS thực hiện thanh toán phí CDS

Căn cứ vào sự thỏa thuận trong hợp đồng CDS, bên mua CDS thực hiện thanh toán phí cho bên bán CDS Sự thanh toán này có thể được thực hiện mỗi tháng, quý, sáu tháng hoặc hàng năm cho đến khi kết thúc hợp đồng CDS hoặc khi xảy ra sự cố tín dụng – trong trường hợp này, hợp đồng CDS có thể kết thúc trước hạn Ngoài ra, trong một số trường hợp, sự thanh toán phí CDS cũng có thể được thực hiện trước. Khoản phí này sẽ không được bên bán CDS hoàn trả, ngay cả khi không có sự cố tín dụng xảy ra đối với chủ thể tham chiếu (Saunders và Cornett, 2008; Kolb và Overdahl, 2010; Hull, 2018).

❖ Bước 3 Bên mua và bên bán CDS thực hiện thanh toán khi xảy ra sự cố tín dụng

Sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

2.3.1 Các lý thuyết nền tảng liên quan đến sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng

2.3.1.1 Lý thuyết rủi ro và bảo hiểm

Lý thuyết rủi ro và bảo hiểm (Theory of risk and insurance) được Willett

(1951) đưa ra nhằm lý giải bản chất của rủi ro, mối quan hệ giữa rủi ro và bảo hiểm,nguyên lý, vai trò và lợi ích của bảo hiểm trong việc hạn chế rủi ro Tác giả cho rằng, rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn, mức độ rủi ro có thể được xác định bằng các phương pháp thích hợp – phụ thuộc sự thành thạo liên quan đến sự hiểu biết về điều kiện trước đó Ngoài ra, trong các hoạt động đầu tư, khi đối mặt với rủi ro, nhà đầu tư có thể ứng xử thông qua bốn phương pháp – né tránh rủi ro, ngăn ngừa/giảm thiểu rủi ro, chấp nhận rủi ro, chuyển giao rủi ro Việc nhà đầu tư lựa chọn phương pháp ứng xử nào, chúng phụ thuộc vào chi phí, mức sẵn lòng chấp nhận rủi ro và tính hữu hiệu của từng phương pháp. Đề cập đến vai trò của PSTD, nhiều tác giả cho thấy PSTD có vai trò là công cụ chuyển giao rủi ro, qua đó giúp ngân hàng phòng ngừa và bảo hiểm đối với RRTD của khoản vay hoặc trái phiếu (Duffee và Zhou, 2001; Instefjord, 2005; Nicolo và Pelizzon, 2008; Nijskens và Wagner, 2011; Bedendo và Bruno, 2012; Parlour và Winton, 2013; Norden và ctg, 2014; Biais và ctg, 2016; Hull, 2018).

Trong hoạt động cho vay, các ngân hàng luôn phải đối mặt với RRTD; ngoài phương pháp né tránh rủi ro, ngân hàng cũng có thể lựa chọn phương pháp giảm thiểu hoặc chấp nhận rủi ro; nhưng trong một số trường hợp, các phương pháp này không phải lúc nào cũng phát huy được hiệu quả Do vậy, đối với một số khoản vay, nếu chúng có được sự bảo hiểm rủi ro từ bên thứ ba là rất cần thiết Thông qua cơ chế chuyển giao RRTD của khoản vay, PSTD có vai trò là công cụ để phòng ngừa và bảo hiểm đối với RRTD, qua đó giúp ngân hàng quản trị RRTD hiệu quả hơn Tuy nhiên, để có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD trong quản trị RRTD, ngoài sự hiện diện và phát triển của thị trường PSTD, chúng còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết và khả năng vận dụng của ngân hàng đối với công cụ PSTD.

2.3.1.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information theory) đượcAkerlof (1970) đưa ra nhằm lý giải mối quan hệ giữa chất lượng hàng hóa và quy mô thị trường dưới tác động của thông tin bất cân xứng Tác giả cho rằng, khi tham gia vào thị trường, người bán và người mua thường không nắm giữ được thông tin ngang nhau về chất lượng hàng hóa cần giao dịch; vấn đề này được tác giả gọi là “thông tin bất cân xứng” Sự tồn tại của vấn đề thông tin bất cân xứng, không chỉ gây ra sự lựa chọn đối nghịch/bất lợi và rủi ro đạo đức, chúng còn thúc đẩy động cơ của những người bán hàng hóa chất lượng xấu gia nhập thị trường Hậu quả của vấn đề thông tin bất cân xứng, đó là chất lượng trung bình của hàng hóa và quy mô thị trường bị giảm sút Sự hiện diện của vấn đề thông tin bất cân xứng không chỉ gây tổn hại đến bên có ít thông tin, đôi khi chúng còn gây tổn hại đến bên có nhiều thông tin – thường là người có hàng hóa chất lượng tốt Để hạn chế vấn đề thông tin bất cân xứng, giải pháp được Spence (1973) đề xuất, đó là bên có nhiều thông tin hơn có thể thực hiện một số hoạt động tốn chi phí – được gọi là “phát tín hiệu” Trong khi đó, giải pháp được Stiglitz (1975) đề xuất, đó là bên có ít thông tin hơn có thể sử dụng một số công cụ phân loại để bên có nhiều thông tin hơn phát tín hiệu, qua đó giúp họ có thể phân loại được chất lượng hàng hóa hoặc đối tác – được gọi là “sự sàng lọc”.

Thông tin bất cân xứng luôn hiện diện trong thị trường cho vay bởi so với người vay, ngân hàng thường có ít thông tin hơn về các hoạt động mà người vay thực hiện Sự tồn tại của vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường cho vay sẽ làm tăng sự lựa chọn đối nghịch/bất lợi và rủi ro đạo đức 10 ; đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra RRTD Để hạn chế vấn đề thông tin bất cân xứng, ngoài việc sử dụng các công cụ đánh giá RRTD, các ngân hàng cần sử dụng thêm các công cụ để sàng lọc và giám sát đối với người vay (Jaffee và Russell, 1976; Leland và Pyle, 1977; Stiglitz và Weiss, 1981; Bester, 1985; Gonas và ctg, 2004; Mishkin và Eakins,

2018) Sự xuất hiện của công cụ PSTD, được xem là một trong những giải pháp để giảm thiểu vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường cho vay; bởi PSTD có thể giúp các ngân hàng tận dụng được thời cơ về thông tin (Norden và Wagner, 2008; Norden và ctg, 2014) Thêm vào đó, PSTD có thể giúp các ngân hàng giải quyết được sự mâu thuẫn giữa mục tiêu tập trung hóa và đa dạng hóa danh mục cho vay; bởi với mục tiêu tập trung hóa, ngân hàng có thể tận dụng được lợi thế về thông tin, về chuyên môn trong việc đánh giá người vay – qua đó giảm thiểu được vấn đề thông tin bất cân xứng; cùng với đó, bằng việc sử dụng công cụ PSTD để chuyển giao RRTD cho các đối tác khác, ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro tập trung của danh mục cho vay (Caouette và ctg, 2008) Mặc dù cho thấy PSTD có vai trò là công cụ chuyển giao RRTD, qua đó giúp ngân hàng phòng ngừa và bảo hiểm đối với RRTD của khoản vay; nhưng sự tồn tại của tình trạng thông tin bất cân xứng trong thị trường PSTD, có thể làm nảy sinh vấn đề rủi ro đạo đức của bên mua PSTD, điều này có thể gây tổn hại

10 Lựa chọn đối nghịch/bất lợi (adverse selection) là vấn đề được tạo ra bởi thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch xảy ra Lựa chọn đối nghịch/bất lợi trong thị trường cho vay xảy ra khi những người vay tạo ra kết cục không mong đợi Trong khi đó, rủi ro đạo đức (moral hazard) là vấn đề được tạo ra bởi thông tin bất cân xứng sau khi giao dịch xảy ra Rủi ro đạo đức trong thị trường cho vay là rủi ro mà người vay có thể thực hiện những hành động gây bất lợi đối với người cho vay (Mishkin và Eakins, 2018). đến bên bán PSTD (Duffee và Zhou, 2001; Acharya và Johnson, 2007); ngược lại, sự hiện diện đối với vấn đề rủi ro đạo đức của bên bán PSTD có thể gây tổn hại đến bên mua PSTD (Thompson, 2010; Leitner, 2012; Acharya và Bisin, 2014).

Sự ra đời của công cụ PSTD có thể giúp cho các ngân hàng quản trị RRTD hiệu quả hơn; nhưng vấn đề thông tin bất cân xứng luôn tồn tại trong các thị trường, đặc biệt là thị trường PSTD, nơi giao dịch các công cụ tài chính có độ phức tạp cao Sự hiện diện của vấn đề thông tin bất cân xứng, không chỉ gây ra tổn hại đến bên mua hoặc bên bán PSTD; chúng còn là rào cản ngăn trở sự phát triển đối với các hoạt động về PSTD Do vậy, để tận dụng được lợi ích đồng thời hạn chế được rủi ro cho các bên tham gia mua, bán PSTD; ngoài sự phát triển về quản trị RRTD của các ngân hàng, rất cần đến vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các chủ thể tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm thiểu vấn đề thông tin bất cân xứng trong các hoạt động về PSTD.

Lý thuyết đại diện (Agency theory) được đưa ra bởi Ross (1973), sau đó được Jensen và Meckling (1976) phát triển thêm; lý thuyết này lý giải mối quan hệ giữa người ủy quyền và người đại diện Các tác giả cho rằng, mối quan hệ đại diện là một hợp đồng; trong đó một hoặc nhiều người (người ủy quyền) thuê người khác (người đại diện) thực hiện một số công việc nhân danh họ Thông thường khi ủy quyền, người đại diện được mong đợi sẽ hành động theo hướng mang lại lợi ích tốt nhất cho người ủy quyền Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra bởi bản thân người đại diện cũng theo đuổi những lợi ích riêng Bằng cách thiết lập các động cơ thích hợp đối với người đại diện, và bằng cách chịu thêm chi phí giám sát để hạn chế những hành động sai lệch của người đại diện, người ủy quyền có thể hạn chế được sai biệt về những hành động của người đại diện so với mong muốn của mình Do vậy, hầu hết các mối quan hệ đại diện đều phát sinh chi phí đại diện, bao gồm chi phí giám sát của người ủy quyền, chi phí ràng buộc của người đại diện và tổn thất phụ trội Cũng đề cập đến vấn đề đại diện, Holmstrom (1979), Grossman và Hart (1983) cho thấy, nguồn gốc của vấn đề rủi ro đạo đức hay vấn đề đại diện là do thông tin bất cân xứng giữa những cá nhân, có điều này là bởi những hành động của họ không được quan sát. Ngoài ra, vấn đề đại diện sẽ xảy ra phức tạp hơn không chỉ khi người ủy quyền không có khả năng kiểm soát người đại diện, chúng còn xảy ra khi người đại diện có thông tin, trong khi người ủy quyền thì không có Cách thức cải thiện vấn đề, đó là đầu tư nguồn lực vào việc giám sát những hành động của người đại diện và sử dụng thêm thông tin trong hợp đồng, người ủy quyền có thể cải thiện được vấn đề đại diện. Đề cập đến vấn đề đại diện trong các hợp đồng PSTD, một số tác giả cho thấy khi sử dụng công cụ PSTD, bên mua PSTD có được sự bảo hiểm đối với rủi ro vỡ nợ của người vay, nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát người vay Tuy nhiên, việc không phải đối mặt với tổn thất khi người vay vỡ nợ có thể làm giảm động cơ của bên mua PSTD trong việc giám sát người vay (Morrison, 2005; Bolton và Oehmke, 2011; Bedendo và Bruno, 2012; Subrahmanyam và ctg, 2014) Để hạn chế đối với vấn đề này, bên bán PSTD có thể sử dụng những kỹ thuật trong việc thiết kế các hợp đồng PSTD (Nicolo và Pelizzon, 2008; Bolton và Oehmke, 2011, 2015) Cũng đề cập đến mối quan hệ đại diện trong các hợp đồng PSTD, một số tác giả cho thấy khi bên mua PSTD thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến trạng thái giao dịch của bên bán PSTD; bên mua PSTD có thể phải đối mặt với rủi ro liên quan đến việc thực hiện các cam kết thanh toán của bên bán PSTD Để giảm thiểu vấn đề này, cần áp dụng cơ chế thanh toán hoặc giao dịch tập trung (Leitner, 2012; Acharya và Bisin, 2014; Biais và ctg, 2016); hoặc áp dụng biện pháp ký quỹ, yêu cầu về tài sản bảo đảm hoặc vốn chủ sở hữu cao hơn đối với bên bán PSTD (Jarrow, 2011; Du và ctg, 2016).

Vấn đề đại diện luôn tồn tại trong các mối quan hệ hợp đồng, điều này cũng không có ngoại lệ đối với các hợp đồng PSTD; sự tồn tại của vấn đề đại diện là một trong những tác nhân gây ra rủi ro cho các bên tham gia mua, bán PSTD Do vậy, để gia tăng lợi ích đồng thời giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia mua, bán PSTD; cần có các giải pháp để hạn chế vấn đề đại diện đối với các hoạt động về PSTD.

2.3.2 Kỹ thuật và các trường hợp có thể sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng

2.3.2.1 Kỹ thuật sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng

Trong số các loại PSTD, CDS là công cụ được sử dụng phổ biến nhất để quản trị RRTD, CDS là một hợp đồng giữa hai bên – được biết đến là “bên mua sự bảo vệ” và “bên bán sự bảo vệ” Trong đó, bên mua sự bảo vệ thanh toán phí định kỳ cho bên bán sự bảo vệ, đổi lại bên bán sự bảo vệ sẽ thanh toán cho bên mua sự bảo vệ nếu sự cố tín dụng xẩy ra đối với khoản vay hoặc trái phiếu được tham chiếu Ví dụ: CDS có tỷ lệ phí là 1%, thời hạn 5 năm, tiền gốc quy ước 10.000.000 USD, ngày giá trị thỏa thuận là A/360, số ngày trong một quý là 92, tỷ lệ thu hồi là 65% Trong ví dụ này, số tiền phí người mua CDS phải thanh toán cho người bán CDS mỗi quý = Tỷ lệ phí CDS * yếu tố dồn tích * tiền gốc quy ước = 1% * (92/360) *10.000.000 = 25.556,56 USD Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng CDS, nếu xẩy ra sự cố tín dụng, người bán sự bảo vệ thanh toán dựa trên sự cố tín dụng = (100% - tỷ lệ thu hồi) * tiền gốc quy ước = (100% - 65%) * 10.000.000 3.500.000 USD (Gottesman, 2016) Bên cạnh CDS được sử dụng để phòng ngừa RRTD đối với từng khoản vay (CDS đơn), các ngân hàng có thể sử dụng CDS nhóm (Basket credit default swaps) để bảo hiểm đối với rủi ro của nhóm khoản vay được tham chiếu (Chorafas, 2008; Bessis, 2015) Thêm vào đó, CDS nhóm cũng được thiết kế thành nhiều sản phẩm với kỹ thuật sử dụng khác nhau Chẳng hạn như sản phẩm

“first-to-default” được xem là công cụ để mua bán sự tương quan giữa những danh mục của các sản phẩm cho vay Sản phẩm “first-to-default” cung cấp sự thanh toán nếu bất kỳ khoản vay đơn lẻ trong nhóm là khoản nợ thứ nhất bị vỡ nợ Một sản phẩm khác thuộc CDS nhóm đó là “N-to-default”, sản phẩm này cung cấp sự thanh toán khi có tối thiểu N khoản vay trong danh mục bị vỡ nợ – bên mua sự bảo vệ sẽ được bên bán sự bảo vệ thanh toán khi số khoản vay bị vỡ nợ trong danh mục được tham chiếu chạm tới số lượng là N (Bessis, 2015) Về cơ chế hoạt động của CDS, chúng tương tự như hợp đồng bảo hiểm Trong đó, bên mua CDS là bên mua sự bảo hiểm đối với RRTD của khoản vay/nhóm khoản vay được tham chiếu, và bên bán CDS là bên bán sự bảo hiểm đối với RRTD của khoản vay/nhóm khoản vay được tham chiếu (Hunseler, 2013; Bessis, 2015).

Hiện nay để quản trị RRTD, các ngân hàng có thể sử dụng PSTD Trong số các loại PSTD, CDS là công cụ được sử dụng phổ biến nhất – bao gồm CDS đơn và CDS nhóm Với cơ chế hoạt động tương tự như hợp đồng bảo hiểm, CDS cung cấp cho bên mua CDS sự bảo hiểm đối với RRTD của của khoản vay/nhóm khoản vay được tham chiếu trong hợp đồng CDS Trong quản trị RRTD, tùy thuộc vào sự cố tín dụng được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng CDS, cũng như sản phẩm CDS mà bên mua sử dụng – CDS đơn, “first-to-default” hoặc “N-to-default”, bên mua CDS có thể giảm thiểu được RRTD đối với từng khoản vay hoặc giảm thiểu RRTD tập trung đối với danh mục cho vay Ngoài CDS, các ngân hàng cũng có thể sử dụng TRS và CSO trong quản trị RRTD Nếu như CDS cung cấp cho bên mua sự bảo hiểm đối với

RRTD của khoản vay/nhóm khoản vay được tham chiếu, TRS cung cấp sự bảo hiểm đối với sự ổn định thu nhập của khoản vay được tham chiếu, trong khi đó CSO cung cấp sự bảo hiểm đối với chênh lệch tín dụng của khoản vay được tham chiếu Bên cạnh các khoản vay/nhóm khoản vay, các tài sản tham chiếu trong các hợp đồng CDS, TRS, CSO có thể là các trái phiếu hoặc các loại tài sản khác.

2.3.2.2 Các trường hợp có thể sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng

Trước khi có sự xuất hiện công cụ chuyển giao RRTD như PSTD, để giảm thiểu RRTD tập trung, hầu hết các ngân hàng thực hiện việc quản trị RRTD thông qua đa dạng hóa Tuy nhiên, vấn đề đối với cách tiếp cận quản trị RRTD này, đó là khi danh mục cho vay có mức độ RRTD tập trung cao, ngân hàng buộc phải chấp nhận từ bỏ một số mối quan hệ đối với khách hàng vay cho dù đây có thể là những mối quan hệ tốt Trong khi đó, với sự hiện diện của công cụ PSTD, ngân hàng vẫn có thể thực hiện việc cho vay đối với những khách hàng này và sau đó phòng ngừa một phần hoặc toàn bộ RRTD của khoản vay bằng cách mua PSTD – trong quản trị RRTD, PSTD được thiết kế như là một công cụ để phòng ngừa RRTD, giảm thiểu RRTD tập trung (GARP, 2018) Cụ thể, với các ngân hàng đang có RRTD tập trung cao đối với một số ngành, khu vực, loại TSBĐ, sản phẩm cho vay; để giảm thiểu RRTD tập trung đối với danh mục cho vay, các ngân hàng có thể sử dụng PSTD – tham gia với vai trò là bên mua PSTD (Hunseler, 2013) Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có thể sử dụng PSTD để đa dạng hóa danh mục cho vay – tham gia với vai trò là bên bán PSTD (Caouette và ctg, 2008; Bessis, 2015). Để phòng ngừa RRTD của khoản vay hoặc giảm thiểu RRTD tập trung đối với danh mục cho vay, các ngân hàng có thể tham gia với vai trò là bên mua PSTD chẳng hạn như CDS Với công cụ này, bên mua CDS sẽ phải trả phí cho bên bán CDS, đổi lại khi sự cố tín dụng xảy ra đối với khoản vay/nhóm khoản vay được tham chiếu trong hợp đồng CDS, bên bán CDS sẽ thanh toán cho bên mua CDS Như vậy, thông qua việc mua CDS, các ngân hàng có thể giảm thiểu được tổn thất bởi RRTD của khoản vay hoặc danh mục cho vay khi có sự cố tín dụng xẩy ra Tuy nhiên, để được bên bán CDS thanh toán khi có sự cố tín dụng xẩy ra, bên mua CDS định kỳ sẽ phải thanh toán cho bên bán CDS một khoản phí; và nếu sự cố tín dụng không xảy ra đối với khoản vay/nhóm khoản vay được tham chiếu trong hợp đồng CDS, ngân hàng sẽ bị giảm thu nhập có được từ khoản vay/nhóm khoản vay này – thu nhập giảm bởi phải đóng phí CDS Trong khi đó, để đa dạng hóa danh mục cho vay, các ngân hàng có thể tham gia với vai trò là bên bán CDS với tài sản tham chiếu là các khoản vay thuộc các ngành, lĩnh vực mà mình đang có dư nợ thấp hoặc chưa có sự hiện diện trong danh mục cho vay Trong trường hợp này, lợi ích ngân hàng có được đó là tiền phí CDS mà bên mua thanh toán Tuy nhiên, nếu sự cố tín dụng xẩy ra đối với các khoản vay/nhóm khoản vay được tham chiếu, ngân hàng sẽ phải thực hiện việc thanh toán cho bên mua CDS, và nếu sự cố tín dụng xẩy ra với rất nhiều khoản vay, ngân hàng có thể gặp phải tổn thất lớn Do vậy, trong quản trị RRTD, để có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD – với cả vai trò là bên mua và bên bán PSTD, đòi hỏi cần phải đáp ứng được các điều kiện thuộc về nội lực của chính ngân hàng, cũng như các điều kiện thuộc về môi trường pháp lý, kinh tế, công nghệ có liên quan đến việc sử dụng công cụ PSTD của các ngân hàng.

2.3.3 Lợi ích và rủi ro của việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng

2.3.3.1 Lợi ích của việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng Đề cập đến lợi ích của PSTD trong quản trị RRTD, nhiều tác giả cho thấy PSTD là công cụ hữu ích để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tập trung hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay Bên cạnh đó, PSTD còn là công cụ để định giá khoản vay và là công cụ để quản trị chủ động đối với danh mục cho vay (Das, 1998; Caouette và ctg, 2008; Norden và ctg, 2014).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cách tiếp cận nghiên cứu và quy trình thực hiện nghiên cứu

3.1.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Như đã trình bày ở phần khoảng trống nghiên cứu, vì thiếu lý thuyết về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM, đặc biệt là các điều kiện phù hợp với những đặc điểm của một quốc gia đang phát triển như ViệtNam – nơi thị trường PSTD chưa phát triển, và là nơi mà sự phát triển về quản trịRRTD của các NHTM chưa cao Trong khi đó, sự phát triền về quản trị RRTD là một trong những nhân tố cốt lõi để các NHTM có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD Từ kết quả lược khảo các nghiên cứu trước được trình bày ở phần trên cho thấy, những phương pháp được các tác giả sử dụng để nghiên cứu về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM khá đa dạng – sử dụng mô hình lý thuyết kinh tế kết hợp với sử dụng toán kinh tế, phương pháp định tính, định lượng hoặc hỗn hợp Tuy nhiên, ngoài việc phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; đây không chỉ là vấn đề nghiên cứu mới, mà ở Việt Nam gần như chưa có dữ liệu định lượng về PSTD Vì vậy, để thực hiện nghiên cứu đối với chủ đề này, NCS đã chọn cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT theo như hướng dẫn nghiên cứu được đề cập bởi Glaser và Strauss (1967), Crobin và Strauss (2008), Nguyễn Đình Thọ (2012), Creswell (2014), Taylor và ctg (2016), Bryant (2017), Creswell và Creswell (2018), Tie và ctg (2019); cụ thể là:

Về cách tiếp cận nghiên cứu, có ba cách tiếp cận là định tính, định lượng và hỗn hợp Nếu như phương pháp định lượng là hình thức nghiên cứu nổi trội trong khoa học xã hội từ cuối thế kỷ 19 cho đến giữa thế kỷ 20; phương pháp nghiên cứu định tính và hỗn hợp nhận được sự quan tâm gia tăng kể từ giữa thế kỷ 20 trở đi Về nghiên cứu định tính, chúng là cách tiếp cận nhằm khám phá dựa vào sự hiểu biết của từng cá nhân hoặc một nhóm người đối với các vấn đề xã hội Ngoài ra, số lượng và những cách tiếp cận trong nghiên cứu định tính cũng trở lên rõ ràng hơn kể từ năm

1990 cho đến thế kỷ 21 này, và một trong những cách tiếp cận đã được đề cập bởi nhiều tác giả đó là phương pháp GT định tính (Creswell và Creswell, 2018) Trong đó, phương pháp định tính là cụm từ dùng để chỉ khả năng hiểu biết rộng nhất trong việc nghiên cứu dựa trên kết quả miêu tả dữ liệu – bài viết, tiếng nói và quan sát hành vi của con người (Taylor và ctg, 2016) Với phương pháp GT, chúng là sự tổ hợp những đặc trưng và thực hiện mã hóa, khái niệm hóa, tóm tắt và phát triển lý thuyết Sự lặp lại quanh việc phân tích và liên kết dữ liệu – phân tích cùng với mã hóa (Bryant, 2017).

Về ý nghĩa của phương pháp GT định tính trong việc xây dựng các lý thuyết khoa học, phương pháp GT được khởi xướng bởi Glaser và Strauss (1967), phương pháp này được các tác giả đưa ra nhằm thu hẹp sự ngăn trở giữa khoảng trống lý thuyết và nghiên cứu kinh nghiệm Phương pháp GT là một phương pháp chung, chúng có thể được sử dụng với bất kỳ dữ liệu hoặc tổ hợp dữ liệu nào, nhưng Glaser

(2008) đã phát triển phương pháp GT thiên về dữ liệu định tính Bởi theo tác giả, để có được dữ liệu định lượng trong một số trường hợp là rất khó và tốn rất nhiều chi phí; trong khi đó với dữ liệu định tính, đôi khi ít tốn chi phí để thu thập và rất có ý nghĩa khi quan sát, đặc biệt là rất thuận lợi để thu thập và phân tích – phương pháp GT được liên kết với dữ liệu định tính và trở thành phương pháp GT định tính (Glaser và Hon,

2010) Phương pháp GT được biết đến là phương pháp tốt và được sử dụng trong nhiều nghiên cứu; phương pháp này được sử dụng để khám phá hoặc xây dựng lý thuyết từ dữ liệu – kết quả phân tích đạt được có tính hệ thống nhờ sử dụng phân tích so sánh (Tie và ctg, 2019) Hiện nay phương pháp GT định tính được sử dụng phổ biến nhằm xây dựng lý thuyết khoa học dựa vào dữ liệu – thông qua việc thu thập, so sánh dữ liệu để nhận dạng, xây dựng và kết nối các khái niệm với nhau để tạo nên lý thuyết khoa học (Crobin và Strauss, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2012).

Trong luận án này, để thực hiện phương pháp GT nhằm phát triển mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, ngoài dữ liệu thứ cấp là các bài báo khoa học, sách có liên quan đến các chủ đề về PSTD, quản trị RRTD, sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD; NCS còn sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát và dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các lãnh đạo của các NHTM Việt Nam Cụ thể, với dữ liệu có được từ kết quả khảo sát, đây sẽ là cơ sở để NCS lựa chọn chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn sâu – thông qua phương pháp chọn mẫu lý thuyết Với dữ liệu có được từ kết quả phỏng vấn sâu, đây sẽ là cơ sở để NCS hình thành các điều kiện, các biến quan sát – các điều kiện và các biến quan sát được NCS lựa chọn đưa vào mô hình khi có tối thiểu 70% số chuyên gia đề cập khi trả lời phỏng vấn sâu Bên cạnh đó, dữ liệu có được từ phỏng vấn sâu còn được sử dụng để phản ánh các tiêu chí đánh giá về mặt định tính đối với sự đáp ứng của từng biến quan sát.

3.1.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được xác định ở trên, với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án như sau:

❖ Bước 1 Thu thập dữ liệu sơ bộ: Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án; NCS xác định các loại dữ liệu, nguồn dữ liệu; đồng thời tiến hành thu thập các dữ liệu sơ bộ bao gồm các bài báo khoa học, sách, văn bản pháp lý,báo cáo thường niên (BCTN) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), báo báo tài chính

(BCTC) được kiểm toán và BCTN của các NHTM Việt Nam, các tài liệu khác có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án – dữ liệu thứ cấp.

❖ Bước 2 Phân tích và tổng hợp dữ liệu thứ cấp để hình thành cơ sở lý luận của luận án: Từ các dữ liệu sơ bộ đã được thu thập tại bước 1 – các bài báo khoa học, sách; NCS tiến hành phân tích và tổng hợp dữ liệu để hình thành nên cơ sở lý luận của luận án về quản trị RRTD, PSTD và sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại NHTM.

❖ Bước 3 Thu thập dữ liệu sơ cấp: Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án, cùng với cơ sở lý luận đã được xây dựng tại bước 2, với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT; NCS tiến hành khảo sát lãnh đạo, nhân viên thẩm định tín dụng và quản lý RRTD (gọi chung là người thẩm định) tại các NHTM Việt Nam – công cụ được sử dụng là bảng câu hỏi và trả lời khảo sát dạng đóng Kết quả thu được từ việc khảo sát này, không chỉ giúp có thêm thông tin để đánh thực trạng sử dụng các công cụ trong quá trình quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam Chúng còn giúp NCS lựa chọn các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn bằng phương pháp chọn mẫu lý thuyết – những người được chọn để trả lời phỏng vấn là lãnh đạo của các NHTM Việt Nam có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cao về quản trị RRTD; đồng thời có sự am hiểu sâu về PSTD Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, thông qua cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, với danh sách chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn đã được chọn NCS thực hiện phỏng vấn sâu đối với từng chuyên gia về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng công cụ trong quá trình quản trị RRTD, các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam – công cụ được sử dụng là phỏng vấn sâu thông qua dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở.

❖ Bước 4 Phân tích dữ liệu và đánh giá: Với dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo báo, văn bản pháp lý có liên quan và dữ liệu sơ cấp được tổng hợp từ kết quả khảo sát đối với những người thẩm định, phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia Với khung lý luận đã được xây dựng ở bước 2, kết hợp với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT; NCS tiến hành phân tích dữ liệu để đánh giá thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD nói riêng, sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam nói chung Bên cạnh đó, NCS cũng thực hiện phân tích và so sánh dữ liệu, tổ hợp những đặc điểm chung của chúng trên từng phương diện, thực hiện mã hóa và khái niệm hóa, tóm tắt và phát triển lý thuyết về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam Cụ thể, dựa trên cơ sở lý thuyết có liên quan đến các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD, kết hợp với dữ liệu định tính có được từ phỏng vấn sâu các chuyên gia, thông qua thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai, NCS đã phát triển mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam bên cạnh đó, để có cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị; NCS cũng thực hiện việc phân tích thực trạng, đồng thời đánh giá chung về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam.

Bước 5 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị: Dựa trên cơ sở lý luận đã được xây dựng ở bước 2, kết hợp với những nội dung phân tích, đánh giá ở bước 4; NCS đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụPSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam.

Phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu

3.2.1 Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp Để tăng độ tin cậy đối với kết quả nghiên cứu thông qua cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT; ngoài việc thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp, NCS cũng thực hiện việc thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp, đó là các tài liệu được công bố công khai có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án Bởi trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu cũng có thể thu thập tài liệu định tính được công bố công khai – bài báo, biên bản cuộc họp, các báo cáo khác (Creswell, 2014). Ngoài ra, người nghiên cứu định tính cần liên kết các đặc trưng từ nhiều hình thức dữ liệu, chẳng hạn như phỏng vấn, quan sát, tài liệu và thông tin từ việc nghe nhìn thay vì chỉ dựa vào nguồn dữ liệu đơn lẻ (Creswell và Creswell, 2018) Bên cạnh đó, các kỹ thuật thu thập và phân tích dữ liệu có thể được tiếp cận với nhiều phương pháp khác nhau trong nghiên cứu – phỏng vấn, phân tích tài liệu, mã hóa và một số cách tiếp cận khác (Bryant, 2017). Để thực hiện nghiên cứu đối với các nội dung có liên quan trong luận án, ngoài dữ liệu sơ cấp, NCS cũng tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp là các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án (được thể hiện ở bảng 3.1).

Bảng 3.1 Các loại tài liệu và nguồn thu thập đối với dữ liệu thứ cấp

STT Loại tài liệu Nguồn gốc tài liệu Mục đích phân tích

Các văn bản pháp lý của Việt

Nam có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án

Trang thông tin điện tử của Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành của Việt Nam

- Đánh giá thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam;

- Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam;

- Đánh giá chung về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam.

2 BCTN của NHNN Việt Nam

BCTC được kiểm toán và

BCTN của các NHTM Việt

Trang thông tin điện tử của các NHTM Việt Nam, Cafef

Các loại báo cáo khác có liên quan đến những nội dung nghiên cứu của luận án

Trang thông tin điện tử của các Bộ ngành có liên quan

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả thu thập tài liệu

Các tài liệu sau khi được thu thập, dựa vào cơ sở lý luận đã được xây dựng, với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT; NCS đọc, ghi chú, phân tích và so sánh; qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng sử dụng công cụ PSTD, các công cụ khác trong quá trình quản trị RRTD, sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam Ngoài ra, kết quả nghiên cứu tài liệu này, còn là cơ sở để NCS lựa chọn các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn sâu.

3.2.2 Thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát Để đánh giá thực trạng sử dụng công cụ PSTD và các công cụ khác, sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTMViệt Nam, cũng như có thêm cơ sở để lựa chọn các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn – thông qua phương pháp chọn mẫu lý thuyết (theoretical sampling); NCS đã tiến hành khảo sát đối với những người thẩm định tại 12 NHTM Việt Nam – công cụ là bảng câu hỏi và trả lời khảo sát dạng đóng Để có được bảng câu hỏi khảo sát phù hợp, trước tiên căn cứ vào mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án;NCS xác định mục đích khảo sát, nội dung cần khảo sát, nơi thực hiện khảo sát, những người dự kiến tham gia trả lời khảo sát và cách thức để thực hiện khảo sát theo như hướng dẫn của Taylor và ctg (2016), Bryant (2017), Creswell và Creswell (2018).Tiếp theo NCS thiết kế bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ, và để kết quả khảo sát có được độ tin cậy cao; trước khi sử dụng bảng câu hỏi khảo sát này, NCS tiến hành tham vấn hai chuyên gia nhằm điều chỉnh số lượng và nội dung các câu hỏi và trả lời trong bảng khảo sát để chúng phù hợp hơn – hai chuyên gia được NCS lựa chọn để tham vấn hiện đang là lãnh đạo tại hai NHTM Việt Nam lớn, và cũng là hai trong số 10 NHTM được

NHNN Việt Nam chọn để triển khai thí điểm Basel II Trong đó, một người hiện đang là giám đốc chi nhánh, và trước đó cũng đã từng giữ vị trí giám đốc tại một chi nhánh khác của NHTM này Một người hiện đang là giám đốc thẩm định doanh nghiệp lớn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là thành viên của đề án triển khai Basel II của NHTM này; trước đó, người này cũng đã từng là lãnh đạo tại hai NHTM Việt Nam khác Với sự tham vấn của hai chuyên gia, NCS thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa để có được bảng câu hỏi và trả lời khảo sát chính thức – gọi tắt là bảng khảo sát (nội dung được thể hiện ở phụ lục 6).

Về thực hiện khảo sát, với kinh nghiệm của NCS trong các lần khảo sát trước đây; so với số lượng bảng khảo sát được gửi đi, số lượng bảng khảo sát thu về và hợp lệ thường chỉ chiếm khoảng 60% Do đó, với nhu cầu cần thu thập khoảng 180 mẫu khảo sát hợp lệ NCS đã gửi đi 300 bảng khảo sát dưới hình thức bản cứng – được thực hiện bằng cách đến các NHTM Việt Nam để trực tiếp khảo sát hoặc nhờ lãnh đạo của một số NHTM Việt Nam hỗ trợ thực hiện khảo sát Kết quả là với 300 bảng khảo sát được gửi đi, NCS thu về được 201 bảng khảo sát Trong đó, có 189 bảng khảo sát hợp lệ và 12 bảng khảo sát không hợp lệ – người được khảo sát không trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bảng khảo sát (kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.2).

Bảng 3.2 Thống kê kết quả khảo sát đối với những người thẩm định

Số lượng bảng khảo sát gửi đi

Số lượng bảng khảo sát thu về

Bảng khảo sát hợp lệ

Bảng khảo sát không hợp lệ

Tám NHTM Việt Nam thuộc nhóm 10 NHTM được NHNN chọn để triển khai thí điểm

Bốn NHTM Việt Nam thuộc nhóm các NHTM còn lại 100 38 31 81,58% 7 18,42%

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát

Các dữ liệu có được từ các bảng khảo sát hợp lệ, NCS tiến hành mã hóa và sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp dữ liệu Dựa vào cơ sở lý luận đã được xây dựng tại chương 2, NCS thực hiện phân tích thống kê so sánh; qua đó đưa ra nhận xét,đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ trong quá trình quản trị RRTD, sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam Ngoài ra, kết quả phân tích dữ liệu từ việc khảo sát, còn là cơ sở để NCS lựa chọn các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn – thông qua phương pháp chọn mẫu lý thuyết.

3.2.3 Thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn sâu

Một trong những mục tiêu nghiên cứu chính của luận án, đó là khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Với mục tiêu nghiên cứu này, và với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT như đã được đề cập ở trên; công cụ được NCS sử dụng là phỏng vấn sâu – thông qua dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở Điều này là bởi phỏng vấn định tính cung cấp cơ hội để hỗ trợ khám phá, tăng cường sự hiểu biết, nhận xét và giải thích thông qua phương thức có hệ thống và có khả năng thích ứng (Tracy,

2013) Ngoài ra, trong nghiên cứu định tính, tất cả hình thức dữ liệu có được là từ câu hỏi và trả lời dạng mở – người tham gia chia sẻ ý kiến tùy ý họ, không bị hạn chế bởi các mức độ hoặc bản mẫu được định trước (Creswell và Creswell, 2018) Ngoài ra, phỏng vấn định tính thì linh hoạt và năng động; phỏng vấn định tính thường không chi phối, phi cấu trúc, không có tiêu chuẩn cố định, sử dụng câu hỏi và trả lời dạng mở – các tác giả sử dụng cụm từ “phỏng vấn sâu” (in – depth – interviews) để chỉ công cụ được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu định tính này (Taylor và ctg, 2016).

3.2.3.1 Phương pháp chọn mẫu Để phù hợp với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, và với công cụ là phỏng vấn sâu thông qua dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở, NCS đã sử dụng phương pháp chọn mẫu lý thuyết Bởi mẫu lý thuyết là trung tâm của phương pháp GT (Glaser và Strauss, 1967), mẫu trong phương pháp GT bắt nguồn từ nền lý thuyết (Corbin và Strauss, 1990) Bên cạnh đó, mục đích của chọn mẫu lý thuyết cho phép người nghiên cứu hướng những người tham gia vào dữ liệu nghiên cứu (Tie và ctg, 2019) Do đó, xây dựng mẫu lý thuyết hữu ích cho việc kiểm nghiệm và tìm kiếm khoảng trống trong lý thuyết hiện tại, đồng thời chúng là cách tiếp cận có hệ thống và đáng tin cậy (Tracy, 2013).

Với phương pháp chọn mẫu lý thuyết, để lựa chọn được các chuyên gia có thể cung cấp được những thông tin phản ánh xác thực về việc sử dụng các công cụ trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, đưa ra được những thông tin hữu ích nhằm khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; không những đòi hỏi các chuyên gia này phải có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao về quản trị RRTD, mà còn đòi hỏi họ phải có kiến thức và sự am hiểu sâu về PSTD Bằng việc nghiên cứu trước các tài liệu – các bài báo khoa học, sách, các văn bản pháp lý của Việt Nam có liên quan đến quản trị RRTD và sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD, BCTN của các NHTM Việt Nam; kết hợp với những thông tin có được từ kết quả khảo sát đối với những người thẩm định tại các NHTM Việt Nam; NCS đã lựa chọn được 11 chuyên gia là các lãnh đạo của 11 NHTM Việt Nam để phỏng vấn sâu Trong đó, bảy người là lãnh đạo của những NHTM Việt Nam thuộc nhóm 10 NHTM được NHNN chọn để triển khai thí điểm Basel II, bốn người là lãnh đạo của những NHTM Việt Nam thuộc nhóm còn lại. Những chuyên gia được NCS chọn để phỏng vấn sâu, là người có chuyên môn sâu về quản trị RRTD – được biểu hiện ở sự hiểu biết và khả năng vận dụng tốt các công cụ quản trị RRTD, các văn bản pháp lý của Việt Nam trong quản trị RRTD; là người có kiến thức và sự am hiểu sâu về PSTD – được biểu hiện ở mức độ tìm hiểu và khả năng vận dụng tốt công cụ PSTD trong quản trị RRTD; là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng – được biểu hiện ở số năm kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và đang giữ vị trí lãnh đạo tại các NHTM Việt Nam (dữ liệu được thể hiện ở bảng 3.3).

Bảng 3.3 Danh sách các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn sâu

Ngân hàng Ký hiệu chuyên gia Vị trí công tác Số năm kinh nghiệm

NHTM được NHNN chọn để triển khai thí điểm Basel II

VE_LP1 Giám đốc chi nhánh 18 năm

TE_NN2 Giám đốc thẩm định doanh nghiệp lớn khu vực TP HCM 17 năm VE_HL3 Giám đốc thẩm định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hội sở 17 năm

SE_SN4 Giám đốc chi nhánh 16 năm

VE_NN5 Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp 10 năm

AE_TT6 Giám đốc chi nhánh 17 năm

ME_VL7 Giám đốc chi nhánh 15 năm

EE_VB8 Giám đốc phòng giao dịch 18 năm

HE_HN9 Trưởng phòng thẩm định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hội sở

AE_CT10 Phó giám đốc chi nhánh 23 năm

SE_TV11 Giám đốc chi nhánh 11 năm

7 8 Để có được những thông tin cần thiết từ các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn về việc sử dụng công cụ PSTD và các công cụ khác trong quản trị RRTD, các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; thời gian đối với mỗi cuộc phỏng vấn dự kiến tối thiểu 60 phút, đồng thời để dữ liệu đạt được độ tin cậy cao yêu cầu các cuộc phỏng vấn cần có sự tập trung liên tục Do đó, địa điểm và thời gian phỏng vấn được sắp xếp trước theo đề nghị của các chuyên gia – tại cơ quan sau giờ làm việc, tại nhà riêng của chuyên gia hoặc địa điểm do chuyên gia lựa chọn vào ngày nghỉ Tuy nhiên, để phát huy được ưu điểm trong kỹ thuật phỏng vấn sâu thông qua cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, đó là dữ liệu được cung cấp bởi các chuyên gia được phỏng vấn trước đó, được NCS sử dụng trực tiếp cho các cuộc phỏng vấn tiếp theo Trong số những chuyên gia tham gia các cuộc phỏng vấn, hai chuyên gia được đề nghị phỏng vấn đầu tiên là người đã được NCS chọn để tham vấn khi xây dựng bảng khảo sát – thông tin về hai chuyên gia này đã được NCS đề cập ở phần trên Bởi theo phán đoán của NCS, đây là những người có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích, không chỉ đối với vấn đề nghiên cứu của luận án, mà còn đối với việc sử dụng chúng cho những cuộc phỏng vấn các chuyên gia tiếp theo.

3.2.3.2 Thủ tục thu thập dữ liệu Để thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng sâu các chuyên gia, thủ tục thu thập dữ liệu được NCS lựa chọn là thảo luận tay đôi – thông qua dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở đã được chuẩn bị trước (được thể hiện ở phụ lục 7) Mặc dù trong nghiên cứu định tính, ngoài phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại với người tham gia, người nghiên cứu cũng có thể tham gia vào nhóm được tập trung khoảng sáu đến tám người (Creswell, 2014); nhưng trong phương pháp GT, thu thập dữ liệu và phân tích là quá trình có mối tương tác với nhau; sự phân tích cần được thực hiện ngay tại thời điểm bắt đầu thu thập dữ liệu Bởi những thông tin có được từ phân tích dữ liệu này, chúng có thể được sử dụng trực tiếp cho các cuộc phỏng vấn tiếp theo Việc thực hiện thủ tục thu thập dữ liệu và phân tích có hệ thống và liên tục, giúp cho quá trình nghiên cứu nắm bắt được tất cả các khả năng có liên quan đến chủ đề nghiên cứu ngay khi chúng được lĩnh hội (Corbin và Strauss, 1990) Thêm vào đó, một trong những đặc tính của nghiên cứu định tính là nghiên cứu giải thích, người nghiên cứu là người tham gia điển hình trong việc duy

7 9 trì và cần nhiều kinh nghiệm từ những người tham gia khác – người nghiên cứu là công cụ chính trong nghiên cứu định tính (Creswell, 2014; Creswell và Creswell,

2018) Do đó, người nghiên cứu định tính để xây dựng lý thuyết cần phải tham dự vào dữ liệu đó để không gặp khó khăn trong việc phát triển lý thuyết (Tracy, 2013).

Mục đích chính của việc phỏng vấn sâu các chuyên gia là thu thập dữ liệu nhằm khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam Với dữ liệu này, yêu cầu về tính chuyên môn rất sâu, và để đáp ứng đòi hỏi giữa NCS và các chuyên gia được phỏng vấn phải có sự tương tác rất cao Bên cạnh đó, việc phỏng vấn các chuyên gia còn nhằm mục đích là thu thập dữ liệu về việc sử dụng công cụ PSTD và các công cụ khác trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam – dữ liệu này, thường một số lãnh đạo của các NHTM Việt Nam không muốn công khai trước những lãnh đạo của các NHTM khác Xuất phát từ những lý do vừa được đề cập, để thu thập dữ liệu nhằm thực hiện vấn đề nghiên cứu của luận án; NCS đã chọn thủ tục thu thập dữ liệu dưới hình thức thảo luận tay đôi – thông qua dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở Với lịch phỏng vấn đã được sắp xếp trước với các chuyên gia, bằng thủ tục thảo luận tay đôi, NCS lần lượt thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu đối với từng chuyên gia Nội dung của từng cuộc phỏng vấn được NCS tốc ký; lý do là bởi các cuộc phỏng vấn không được ghi âm theo yêu cầu của các chuyên gia. Thời gian thực tế mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 60 đến 75 phút; nhưng trước khi kết thúc mỗi cuộc phỏng vấn, NCS và các chuyên gia dành thời gian khoảng từ 10 đến 12 phút để thống nhất các ý kiến đã được hai người thảo luận trước đó.

3.2.3.3 Thủ tục phân tích dữ liệu

Sự khác biệt chủ yếu trong việc áp dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu phụ thuộc phương pháp được sử dụng, nhưng mẫu và phân tích, mã hóa như là một phần của phương pháp GT (Bryant, 2017) Ngoài ra, người nghiên cứu cần xem xét tất cả dữ liệu để cảm nhận chúng, tổ chức phân tích, mã hóa vào những chủ đề được cắt ra từ nguồn dữ liệu; phân tích quy nạp và diễn dịch dữ liệu – người nghiên cứu tiến hành quy nạp, xây dựng mô hình, bảng mục và các chủ đề từ dưới lên bằng việc thiết lập dữ liệu vào các đơn vị thông tin được tóm tắt gia tăng hơn (Creswell và Creswell, 2018).

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

4.2.1 Các điều kiện cần đáp ứng để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Sự xuất hiện của PSTD với vai trò là một công cụ chuyển giao RRTD, đã cung cấp thêm cho các NHTM một công cụ mới để phòng ngừa RRTD của các khoản vay hoặc trái phiếu, công cụ để giảm thiểu rủi ro tập trung hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay Bên cạnh đó, sự xuất hiện của PSTD còn tạo ra một cơ chế mới để quản trị chủ động đối với RRTD Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tại một số quốc gia phát triển trên thế giới – nơi đã và đang diễn ra các hoạt động về PSTD cho thấy, việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD không chỉ có lợi ích mà còn có rủi ro, đặc biệt là đối với các NHTM sử dụng công cụ PSTD nhưng quản trị RRTD lại chưa có được sự phát triển cao Do đó, để các NHTM Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD trong quản trị RRTD, đòi hỏi cần phải đáp ứng được các điều kiện, không những phải phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế mà còn phải phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam Trên cơ sở lý luận đã được trình bày tại chương 2, với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT – đã được trình bày tại chương 3; NCS đã phát triển mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam Quá trình thực hiện nghiên cứu cụ thể như sau:

Về việc chọn mẫu, trong số 189 lãnh đạo, nhân viên thẩm định tín dụng/quản lýRRTD đã tham gia trả lời khảo sát thông qua bảng câu hỏi – được NCS thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2019, có 32 lãnh đạo và 157 nhân viên (số liệu được thể hiện ở phụ lục 10) Trong số 32 lãnh đạo này, với phương pháp chọn mẫu lý thuyết, NCS đã lựa chọn được 11 lãnh đạo của 11 NHTM để tham gia thực hiện phỏng vấn sâu Những lãnh đạo được NCS chọn là những người có kiến thức chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm về quản trị RRTD nói chung, sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD nói riêng 19 – vị trí công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng của 11 chuyên gia này được thể hiện tại bảng 3.3 ở chương 3.

Về thủ tục thu thập dữ liệu, dựa trên lịch phỏng vấn đã được sắp xếp trước với

11 chuyên gia là những lãnh đạo của 11 NHTM Việt Nam, với thủ tục thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn sâu dưới hình thức thảo luận tay đôi – thông qua dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở, NCS lần lượt thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu đối với từng chuyên gia – cách thức thực hiện đã được trình bày tại chương 3.

Về thủ tục phân tích dữ liệu, dựa trên cách tiếp cận lý thuyết nền, với thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai, dữ liệu định tính có được từ phỏng vấn sâu

11 chuyên gia, ngoài việc được phân tích và tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam (dữ liệu được thể hiện ở phụ lục 11); dữ liệu định tính này còn được NCS sử dụng vào mục đích chính, đó là khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam Cụ thể, dữ liệu định tính có được thông qua phỏng vấn sâu đối với từng chuyên gia; trước tiên NCS phân đoạn dữ liệu, đọc kỹ, phân tích so sánh để tìm kiếm những điểm tương tự và khác biệt liên quan đến các điều kiện, các biến quan sát, các dấu hiện nhận diện dùng để đánh giá sự đáp ứng đối với từng biến quan sát; tiếp theo NCS tiến hành diễn dịch, quy nạp và thực hiện mã hóa theo các điều kiện, biến quan sát có liên quan đến các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam (dữ liệu được thể hiện ở phụ lục 11_phần câu hỏi d/6+7); cuối cùng NCS lựa chọn các điều kiện và các biến quan sát đã được mã hóa để đưa vào mô hình, các điều kiện và các biến quan sát được chọn khi chúng được tối thiểu

19 Ngoài kinh nghiệm chuyên môn và vị trí công tác, 11 lãnh đạo được NCS lựa chọn để tham gia phỏng vấn sâu là những người có kết quả khảo sát về mức độ tìm hiểu và khả năng vận dụng đối với những văn bản pháp lý (câu hỏi 20 của bảng khảo sát) đạt ở mức 4, đồng thời có kết quả khảo sát về mức độ tìm hiểu và khả năng vận dụng đối với công cụ quản trị RRTD hiện đại (câu hỏi 21 của bảng khảo sát) đạt tối thiểu ở mức 3.

70% số chuyên gia đề cập – với tổng số 11 chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn, các điều kiện và các biến quan sát được NCS chọn đưa vào mô hình khi có ít nhất 8 chuyên gia đề cập khi trả lời phỏng vấn sâu (số liệu được thể hiện ở bảng 4.4).

Bảng 4.4 Các điều kiện và các biến quan sát được các chuyên gia đề cập trong mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam

TT Chyên gia Điều kiện và biến quan sát được đề cập bởi chuyên gia

Tổng số điều kiện được đề cập bởi chuyên gia

Tổng số biến quan sát được đề cập bởi chuyên gia

MTPL_BQS6, MTPL_BQS7 MTPL_PQS8, PTQT_BQS1, PTQT_PQS2, PTQT_BQS3, PTNL_BQS4, PTNL_BQS5, TTTC_BQS9, TTTC_BQS10, DVHT_BQS11, DVHT_BQS12

PTNL_BQS4, PTNL_BQS5, PTQT_BQS1, PTQT_PQS2, PTQT_BQS3, MTPL_BQS6, MTPL_BQS7, MTPL_PQS8, TTTC_BQS9, TTTC_BQS10, DVHT_BQS11, DVHT_BQS12

MTPL_BQS6, MTPL_BQS7, MTPL_PQS8, PTQT_BQS1, PTQT_PQS2, PTQT_BQS3, PTNL_BQS4, PTNL_BQS5, DVHT_BQS11, DVHT_BQS12, TTTC_BQS9, TTTC_BQS10

MTPL_BQS6, MTPL_BQS7, MTPL_PQS8, PTNL_BQS4, PTNL_BQS5, PTQT_BQS1, PTQT_PQS2, PTQT_BQS3, TTTC_BQS9, TTTC_BQS10

PTQT_BQS1, PTQT_PQS2, PTNL_BQS4 PTNL_BQS5, MTPL_BQS6, MTPL_PQS8, TTTC_BQS9, TTTC_BQS10, DVHT_BQS11, DVHT_BQS12

6 AE_TT6 MTPL_BQS6, MTPL_BQS7, PTQT_BQS1,

PTQT_PQS2, PTQT_BQS3, PTNL_BQS4, PTNL_BQS5, DVHT_BQS11, TTTC_BQS10

PTQT_BQS1, PTQT_PQS2, PTQT_BQS3, PTNL_BQS4, PTNL_BQS5, MTPL_BQS6, MTPL_BQS7, MTPL_PQS8, DVHT_BQS11, TTTC_BQS9, TTTC_BQS10

PTQT_BQS1, PTQT_PQS2, PTQT_BQS3, PTNL_BQS4, PTNL_BQS5, MTPL_BQS6, MTPL_BQS7, MTPL_PQS8, TTTC_BQS9, TTTC_BQS10, DVHT_BQS11, DVHT_BQS12

9 HE_HN9 MTPL_BQS6, MTPL_BQS7, MTPL_PQS8,

PTNL_BQS5, PTQT_BQS1, PTQT_PQS2, PTQT_BQS3, TTTC_BQS10, DVHT_BQS11,

PTQT_BQS1, PTQT_PQS2, PTQT_BQS3, PTNL_BQS4, PTNL_BQS5, MTPL_BQS6, MTPL_BQS7, MTPL_PQS8, TTTC_BQS9, TTTC_BQS10, DVHT_BQS12

MTPL_BQS6, MTPL_BQS7, MTPL_PQS8, PTNL_BQS4, PTNL_BQS5, PTQT_BQS1, PTQT_PQS2, PTQT_BQS3, DVHT_BQS12, TTTC_BQS10

Nguồn: NCS tổng hợp từ nội dung phỏng vấn sâu 11 chuyên gia 20

Tổng hợp kết quả từ phỏng vấn sâu các chuyên gia cho thấy, để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, cần phải đáp ứng được năm điều kiện, và để đánh giá đối với năm điều kiện này cần sử dụng 12 biến quan sát/ giải thích Ngoài ra, có thể đánh giá được sự đáp ứng của từng biến quan sát thông qua các dấu hiệu nhận diện (dữ liệu được thể hiện ở bảng 4.5).

Bảng 4.5 Các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam

TT Điều kiện Biến quan sát Dấu hiệu nhận diện sự đáp ứng của các biến quan sát về mặt định tính

Sự phát triển về quản trị

Sự phát triển về các mô hình quản trị RRTD hiện đại

(PTQT_BQS 1 ) Được biểu hiện bởi việc các NHTM Việt Nam đã áp dụng hoặc đã hiện diện các yếu tố nền tảng để có thể áp dụng các mô hình quản trị RRTD hiện đại phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế – đã áp dụng hoặc có khả năng áp dụng các mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua các công cụ chuyển giao RRTD, đặc biệt là công cụ PSTD

Sự phát triển về các công cụ quản trị RRTD hiện đại

(PTQT_BQS 2 ) Được biểu hiện bởi việc các NHTM Việt Nam đã sử dụng hoặc có khả năng sử dụng các công cụ quản trị RRTD hiện đại – hệ thống cảnh báo sớm để nhận diện RRTD, công cụ/mô hình định lượng RRTD đối với khoản vay và danh mục cho vay, mô hình

20 Bên cạnh 12 biến quan sát đã được NCS mã hóa như ở phụ lục 11_phần câu hỏi d/6+7 và bảng 4.4; nội dung trả lời của một số chuyên gia (dữ được thể hiện ở phụ lục 11_phần câu hỏi d/6+7) có đề cập đến các nhân tố khác như sự phát triển của các công ty kiểm toán, sự phát triển của các trung tâm đào tạo Tuy nhiên, khi NCS đọc, phân tích và tổng hợp nội dung trả lời của các chuyên gia và thực hiện mã hóa, bởi vì số các chuyên gia đề cập đến các nhân tố này rất ít; do đó NCS không thực hiện mã hóa với những nhân tố này.

Sự phát triển về hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin

(PTQT_BQS 3 ) Được biểu hiện bởi việc các NHTM Việt Nam đã phát triển hoặc có khả năng phát triển kho dữ liệu tập trung dựa trên việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 – thu thập, lưu trữ, xử lý, truy xuất thông tin để quản trị RRTD dựa vào dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, khả năng kết nối vạn vật; đã phát triển hoặc có khả năng phát triển hệ thống công nghệ thông tin được tích hợp vào một tổng thể nhằm tự động hóa các nghiệp vụ liên quan đến quản trị RRTD – áp dụng việc quản trị RRTD dựa trên nền tảng ngân hàng số

Sự phát triển về nguồn nhân lực của các NHTM

Sự thay đổi nhận thức về sự đổi mới quản trị RRTD

(PTNL_BQS 4 ) Được biểu hiện bởi việc những nhà quản trị, những người thực thi nghiệp vụ chuyên môn của các NHTM Việt Nam có sự đổi mới căn bản, toàn diện đối với quản trị RRTD Trong đó, bao gồm sự thay đổi nhận thức, quan điểm về RRTD và quản trị RRTD – nhìn nhận RRTD và quản trị RRTD trong trạng thái “động”; có sự thay đổi về cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật và mô hình rủi ro đối với quản trị RRTD – tiếp cận quản trị danh mục chủ động thông qua việc áp dụng các mô hình rủi ro hiện đại

Sự phát triển về chất lượng của đội ngũ nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản trị RRTD

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM134 5.1 Bối cảnh chung và quan điểm định hướng các giải pháp

Bối cảnh chung

Quốc hội (2016, trang 4) “Hoàn thành cơ bản việc cơ cấu lại các TCTD, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và từng bước áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các TCTD Đến năm

2020, cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12 – 15 NHTM áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên) Chính phủ (2017, trang 1), “Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các TCTD theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các NHTM Đến năm 2020, các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12 – 15 NHTM áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên); có ít nhất từ 1 đến 2 NHTM nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á”. Chính phủ (2012, trang 1) “Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế”.

Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 17/03/2014, cũng đã có Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH, về việc triển khai thực hiện Basel II trên toàn hệ thống theo lộ trình đến năm 2020 Trong đó, NHNN Việt Nam cũng đã chọn 10 NHTM Việt Nam để triển khai Basel II bao gồm: NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương tín, NHTM cổ phần Quân Đội, NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Quốc tế Việt Nam, NHTM cổ phần Hàng Hải Việt Nam, NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.

Trước bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD; sự đổi mới đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và sự đổi mới đối với hoạt động quản trị RRTD nói riêng của các NHTM Việt Nam; đây không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách xuất từ nhu cầu thực tiễn bởi chính các NHTM Việt Nam; chúng còn là nhiệm vụ mang tính pháp lý được đưa ra bởi Quốc hội, Chính phủ và NHNN Việt Nam – các NHTM Việt Nam hiện nay đang trong tiến trình triển khai các nội dung của Hiệp ước an toàn vốn Basel II, và tiến tới là Hiệp ước an toàn vốn Basel III. Để đổi mới quản trị RRTD toàn diện, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, một trong những cách các NHTM Việt Nam có thể tiếp cận, đó là áp dụng mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD Bởi việc áp dụng mô hình rủi ro này, không chỉ là sự đổi mới về nhận thức, quan điểm – nhìn nhận RRTD và quản trị RRTD trong trạng thái “động”, chúng còn là sự đổi mới trong cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật, công cụ và mô hình quản trị RRTD Ngoài ra, áp dụng mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD, đây còn là xu hướng phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Quan điểm định hướng các giải pháp

Áp dụng mô hình rủi ro“khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD, không những giúp các NHTM Việt Nam có thể phát huy được những ưu điểm của các công cụ, phương pháp, kỹ thuật truyền thống trong việc khởi tạo khoản vay và giám sát người vay; chúng còn giúp các NHTM Việt Nam có thể tận dụng được những ưu điểm của các công cụ quản trị RRTD hiện đại – từ việc sử dụng các công cụ/mô hình định lượng để đánh giá/đo lường liên tục đối với

RRTD của khoản vay và danh mục cho vay, đến việc sử dụng công cụ PSTD để điều chỉnh RRTD và/hoặc tỷ suất lợi nhằm tối ưu hóa danh mục cho vay Tuy nhiên, để các NHTM Việt Nam có thể áp dụng hiệu quả mô hình rủi ro này, không những đòi hỏi cần phải đáp ứng được các điều kiện thuộc về nội lực của chính các NHTM Việt Nam, chúng còn đòi hỏi cần phải đáp ứng được các điều kiện thuộc về môi trường hoạt động có liên quan đến việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam Với tình hình thực tế hiện nay tại các NHTM Việt Nam – đang trong tiến trình triển khai các Hiệp ước an toàn vốn Basel; cùng với đó là Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển đổi sang nền kinh tế số bằng việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Vì vậy, các giải pháp nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam cần được dựa trên một số quan điểm định hướng sau:

Thứ nhất, việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam, không những cần phải phù hợp với tầm nhìn, chiến lược và xu hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam; chúng còn cần phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành ngân hàng trên thế giới.

Thứ hai, việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam, không những cần phải kế thừa được những ưu điểm của các công cụ, mô hình quản trị RRTD truyền thống; chúng còn cần phải dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến để phát triển công cụ, mô hình quản trị RRTD hiện đại.

Thứ ba, việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD của các NHTM ViệtNam, không những cần phải phù hợp với tình hình thực tế của các NHTM Việt Nam;chúng còn cần phải phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Các giải pháp nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng

5.2.1.1 Hoàn thiện các yếu tố để triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng Để các NHTM Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD trong quản trị RRTD; trước tiên các NHTM Việt Nam cần phải xây dựng và hoàn thiện các yếu tố để triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua sử dụng công cụ

PSTD Tùy thuộc vào tình hình thực tế sự phát triển về nguồn nhân lực, các công cụ quản trị RRTD, hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin; mỗi NHTM Việt Nam có thể xây dựng mô hình quản trị RRTD hiện đại phù hợp Tuy nhiên, về mặt tổng thể, các yếu tố cần xây dựng và hoàn thiện để triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua sử dụng công cụ PSTD bao gồm:

❖ Xác định khẩu vị rủi ro, thiết lập mục tiêu và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng Để triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua sử dụng công cụ PSTD, các NHTM Việt Nam cần phải xác định được khẩu vị rủi ro – được thể hiện thông qua tỷ lệ an toàn vốn mục tiêu, ROE, RAROC; khả năng và sự sẵn sàng chấp nhận mức độ RRTD tập trung – tỷ lệ dư nợ cho vay tối đa đối với từng ngành, từng sản phẩm, từng loại người vay, từng loại TSBĐ.

Việc xác định được khẩu vị rủi ro, ngoài việc giúp cho các NHTM Việt Nam xác định được đâu là mức giới hạn tổn thất tối đa mà mình có thể chấp nhận, chúng còn giúp cho các NHTM Việt Nam có thêm thông tin để hoạch định mục tiêu và chiến lược quản trị RRTD Trong đó, với mục tiêu quản trị RRTD, nếu được thiết lập cụ thể, chúng sẽ là cơ sở để các bộ phận có liên quan thực hiện có hiệu quả việc tối đa hóa tỷ lệ đánh đổi giữa tỷ suất lợi nhuận và rủi ro, đồng thời kiểm soát RRTD nằm trong mức giới hạn mà các NHTM Việt Nam có thể chấp nhận trong quá trình quản trị RRTD Với chiến lược quản trị RRTD, nếu được hoạch định rõ ràng, chúng sẽ là cơ sở để các NHTM Việt Nam định hướng việc phân bổ vốn vay, cũng như định hướng việc phân bổ vốn rủi ro liên quan đến sử dụng công cụ PSTD – thông qua việc lựa chọn đối tác PSTD và xác định tổng trạng thái mua và/hoặc bán công cụ PSTD trong quá trình quản trị RRTD.

❖ Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức để triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo - phân bổ” chủ động thông qua sử dụng công cụ phái sinh tín dụng

PSTD không chỉ là công cụ để quản trị RRTD, chúng còn là công cụ để đầu cơ Do đó, để tránh việc người thực thi lạm dụng công cụ PSTD vào mục đích đầu cơ, hoặc thậm chí là việc kinh doanh chênh lệch pháp lý khi các NHTM Việt Nam triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua sử dụng công cụ PSTD; ngoài việc cần phải xác định được khẩu vị rủi ro, hoạch định được mục tiêu và chiến lược quản trị RRTD cụ thể, rõ ràng; các NHTM Việt Nam cần phải thiết lập cơ cấu bộ máy tổ chức để triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD Căn cứ vào tình hình thực tế, các NHTM Việt Nam cần xây dựng mô hình tổ chức phù hợp – các NHTM Việt Nam khác nhau có thể xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức khác nhau để triển khai các mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua sử dụng công cụ PSTD; nhưng về nguyên tắc, cơ cấu bộ máy tổ chức cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, cơ cấu bộ máy tổ chức cần phải có ba tuyến bảo vệ độc lập – điều này nhằm đảm bảo việc nhận diện đối với RRTD được kịp thời; việc đánh giá/đo lường đối với RRTD và tập hợp RRTD này vào trạng thái rủi ro tổng thể của các NHTM Việt Nam được thực hiện thường xuyên; đồng thời trạng thái RRTD của từng khoản vay và danh mục cho vay luôn được đối chiếu với những giới hạn RRTD đã được các NHTM Việt Nam định trước; và nếu xảy ra tình trạng vượt quá những giới hạn về RRTD này, việc giảm thiểu RRTD cần phải được các NHTM Việt Nam thực hiện đúng lúc.

Thứ hai, cơ cấu bộ máy tổ chức cần phải đáp ứng được tính minh bạch, tính trách nhiệm, tính giải trình – cả ở khâu hoạch định, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá và điều chỉnh trong quá trình quản trị RRTD Để thực hiện được điều này, các NHTM Việt Nam cần phải truyền thông rõ ràng về vai trò, chức năng kiểm soát RRTD; đồng thời phải thực hiện việc phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng cá nhân và từng bộ phận khi họ tham gia vào quá trình quản trị RRTD – mỗi cá nhân, mỗi bộ phận cần phải hiểu được đầy đủ vai trò, chức năng và trách nhiệm của mình, cũng như của các bộ phận khác có liên quan trong toàn bộ quá trình triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD.

❖ Hoàn thiện chính sách, quy trình để triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo - phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng Để triển khai hiệu lực, hiệu quả mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD; ngoài việc xác định được khẩu vị rủi ro, hoạch định được mục tiêu và chiến lược quản trị RRTD cụ thể, rõ ràng; thiết lập được cơ cấu bộ máy tổ chức phù hợp; các NHTM Việt Nam cần phải xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy trình để hỗ trợ cho quá trình triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD.

Vì vậy, trước khi triển khai mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD; các nhà quản trị cấp cao của các NHTM Việt Nam với sự tham mưu, tư vấn của các ủy ban và các bộ phận chuyên môn có liên quan, cần phải nghiên cứu để xây dựng và ban hành những chính sách, quy trình liên quan đến việc nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát RRTD đối với từng khoản vay và danh mục cho vay; đặc biệt là giám sát sự tuân thủ các giới hạn RRTD đối với các bộ phận/cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động về PSTD.

5.2.1.2 Hoàn thiện và phát triển các công cụ quản trị rủi ro tín dụng Để triển khai hiệu quả mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD, một trong những yêu cầu các NHTM Việt Nam cần phải đáp ứng, đó là phải phát triển được các công cụ quản trị RRTD Do đó, song song với những giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ quản trị RRTD hiện đang được sử dụng, các NHTM Việt Nam cũng cần thực hiện những giải pháp để phát triển các công cụ quản trị RRTD hiện đại.

❖ Hoàn thiện phương pháp phán đoán

Hiện nay phương pháp phán đoán dựa trên mô hình 5Cs vẫn là một trong những phương pháp chủ yếu được các NHTM Việt Nam sử dụng để đánh giá RRTD Bên cạnh đó, để có thể phát triển và đưa vào sử dụng các công cụ/mô hình RRTD nhằm định lượng rủi ro giao dịch, các NHTM Việt Nam cần phải có thêm thời gian Do đó, với các NHTM Việt Nam hiện nay, độ tin cậy trong kết quả đánh giá RRTD đối với khách hàng vay bằng phương pháp phán đoán dựa trên mô hình 5Cs, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động quản trị RRTD.

Với thực trạng đã được phân tích tại chương 4 cho thấy, việc sử dụng phương pháp phán đoán dựa trên mô hình 5Cs tại các NHTM Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Những hạn chế này, ngoài những nguyên nhân bắt nguồn từ sự hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn của người thẩm định chưa tốt; sự thuận tiện trong việc truy xuất thông tin nội bộ về khách hàng vay chưa cao; một trong những nguyên nhân khác dẫn đến những hạn chế này, đó là hướng dẫn thẩm định khách hàng vay của một số NHTM Việt Nam có tính định hướng chưa cao Vì vậy, để cải thiện chất lượng kết quả đánh giá RRTD đối với khách hàng vay bằng phương pháp phán đoán; bên cạnh việc đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dữ liệu liên quan đến khách hàng vay; các NHTM Việt Nam cũng cần phải có giải pháp nhằm cụ thể hóa hướng dẫn thẩm định theo từng loại đối tượng khách hàng vay, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về khách hàng doanh nghiệp, các NHTM Việt Nam cần phân chia khách hàng vay thông qua sự kết hợp giữa các tiêu chí như mục đích sử dụng vốn, ngành nghề kinh doanh và quy mô doanh nghiệp Trong đó, với tiêu chí quy mô doanh nghiệp, có thể được phân chia thành quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ, quy mô siêu nhỏ – tương ứng với mỗi loại khách hàng doanh nghiệp được phân chia dựa vào sự tổ hợp các tiêu chí này, chúng sẽ được các NHTM Việt Nam xây dựng một hướng dẫn thẩm định cụ thể.

Thứ hai, về khách hàng cá nhân vay kinh doanh, các NHTM Việt Nam cần phân chia thông qua sự kết hợp giữa các tiêu chí như mục đích sử dụng vốn, ngành nghề kinh doanh và loại TSBĐ – tương ứng với mỗi loại khách hàng cá nhân vay kinh doanh được phân chia dựa vào sự tổ hợp các tiêu chí này, chúng sẽ được các NHTM Việt Nam xây dựng một hướng dẫn thẩm định cụ thể.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Các loại tài liệu và nguồn thu thập đối với dữ liệu thứ cấp…………………… 74 - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 3.1. Các loại tài liệu và nguồn thu thập đối với dữ liệu thứ cấp…………………… 74 (Trang 16)
Hình 2.2. Sơ đồ hoán đổi tổng thu nhập - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 2.2. Sơ đồ hoán đổi tổng thu nhập (Trang 63)
Hình 2.3. Sơ đồ quyền chọn bán chênh lệch tín dụng - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 2.3. Sơ đồ quyền chọn bán chênh lệch tín dụng (Trang 64)
Bảng 3.2 Thống kê kết quả khảo sát đối với những người thẩm định - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 3.2 Thống kê kết quả khảo sát đối với những người thẩm định (Trang 100)
Bảng 3.3. Danh sách các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn sâu - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 3.3. Danh sách các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn sâu (Trang 102)
Hình 4.1. Tỷ trọng tổng tài sản có của các NHTM Việt Nam so với toàn hệ thống các TCTD giai đoạn 2016 – 2020 - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.1. Tỷ trọng tổng tài sản có của các NHTM Việt Nam so với toàn hệ thống các TCTD giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 110)
Bảng 4.1. Tổng dư nợ cho vay, dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.1. Tổng dư nợ cho vay, dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 112)
Hình 4.4. Sơ đồ giao dịch sản phẩm đầu tư gắn với RRTD của HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh với khách hàng và HSBC Chi nhánh Hồng Kông - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.4. Sơ đồ giao dịch sản phẩm đầu tư gắn với RRTD của HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh với khách hàng và HSBC Chi nhánh Hồng Kông (Trang 116)
Bảng 4.5. Các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.5. Các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam (Trang 126)
Hình 4.6 Cơ cấu bộ máy để triển khai quản trị RRTD - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.6 Cơ cấu bộ máy để triển khai quản trị RRTD (Trang 131)
Hình 4.7. Các nhân tố được tập trung phân tích bằng phương pháp phán đoán dựa  vào mô hình 5Cs bởi người thẩm định tại các NHTM Việt Nam (ĐVT: %) - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.7. Các nhân tố được tập trung phân tích bằng phương pháp phán đoán dựa vào mô hình 5Cs bởi người thẩm định tại các NHTM Việt Nam (ĐVT: %) (Trang 134)
Hình 4.9. Nguồn thông tin được sử dụng để thu thập thông tin về khách hàng vay bởi người thẩm định tại các NHTM Việt Nam (ĐVT: %) - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.9. Nguồn thông tin được sử dụng để thu thập thông tin về khách hàng vay bởi người thẩm định tại các NHTM Việt Nam (ĐVT: %) (Trang 136)
Hình 4.10. Mức độ định hướng của hướng dẫn thẩm định khách hàng vay của các NHTM Việt Nam (Đơn vị tính: %) - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.10. Mức độ định hướng của hướng dẫn thẩm định khách hàng vay của các NHTM Việt Nam (Đơn vị tính: %) (Trang 137)
Hình 4.11. Mức độ thuận tiện trong việc truy xuất thông tin nội bộ đối với khách hàng vay của các NHTM Việt Nam (Đơn vị tính: %) - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.11. Mức độ thuận tiện trong việc truy xuất thông tin nội bộ đối với khách hàng vay của các NHTM Việt Nam (Đơn vị tính: %) (Trang 138)
Bảng 4.6. Quá trình xây dựng HTXH nội bộ của các NHTM Việt Nam - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.6. Quá trình xây dựng HTXH nội bộ của các NHTM Việt Nam (Trang 140)
Bảng 4.7. Thực tế triển khai phương pháp IRB trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.7. Thực tế triển khai phương pháp IRB trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam (Trang 142)
Hình 4.12. Số lượng các khóa đào tạo nghiệp vụ do ngân hàng tổ chức mà lãnh đạo, nhân viên đã tham gia trong năm 2018 - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.12. Số lượng các khóa đào tạo nghiệp vụ do ngân hàng tổ chức mà lãnh đạo, nhân viên đã tham gia trong năm 2018 (Trang 146)
Bảng 4.8. Mức độ tìm hiểu và khả năng vận dụng của lãnh đạo, nhân viên các NHTM Việt Nam đối với một số công cụ quản trị RRTD hiện đại - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.8. Mức độ tìm hiểu và khả năng vận dụng của lãnh đạo, nhân viên các NHTM Việt Nam đối với một số công cụ quản trị RRTD hiện đại (Trang 147)
Bảng 4.9. Mức độ tìm hiểu và khả năng vận dụng của lãnh đạo, nhân viên các NHTM Việt Nam đối với một số văn bản pháp lý của Việt Nam - 1309 Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.9. Mức độ tìm hiểu và khả năng vận dụng của lãnh đạo, nhân viên các NHTM Việt Nam đối với một số văn bản pháp lý của Việt Nam (Trang 147)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w