MỤC LỤC
Tuy nhiên, những nghiên cứu này, mới chỉ đưa ra được một số gợi ý liên quan đến các điều kiện để hình thành và phát triển thị trường PSTD tại Việt Nam hoặc mới chỉ tiếp cận các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD dưới một số phương diện riêng lẻ. Vì vậy, việc NCS chọn đề tài của luận án “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam” nhằm phân tích thực trạng việc sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam – các điều kiện phù hợp với bối cảnh nền kinh tế như Việt Nam; qua đó đánh giá sự hoàn thiện về các điều kiện, đồng thời đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam.
Công cụ phái sinh có nhiều loại như công cụ phái sinh lãi suất, phái sinh ngoại tệ, phái sinh chứng khoán (chứng khoán phái sinh), PSTD, phái sinh năng lượng, phái sinh hàng hóa, phái sinh sự kiện. Với đề tài “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam”, nội dung luận án của NCS tiếp cận công cụ phái sinh với vai trò là một công cụ để các NHTM quản trị RRTD.
❖ về thực tiễn: Ngoài việc cho thấy thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; kết quả nghiên cứu của luận án còn cung cấp thêm bằng chứng thực tiễn về thực trạng các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Điều này không chỉ giúp những nhà quản trị và những nhà thực hành quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam có thêm cơ sở trong việc xây dựng lộ trình triển khai các mô hình quản trị RRTD hiện đại phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; chúng còn giúp cho những nhà hoạch định chính sách có thêm cơ sở trong việc đưa ra các định hướng, giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ, giám sát, kiểm soát các hoạt động về quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam.
❖ Thứ nhất, khi phân tích nội dung thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, NCS đã không thu thập được số liệu liên quan đến giá trị các giao dịch của các NHTM Việt Nam khi mua PSTD để quản trị RRTD. ❖ Thứ hai, luận án mới chỉ đặt ra mục tiêu là nghiên cứu định tính nhằm khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, chưa thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng.
Quản trị RRTD là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm bởi cả những nhà nghiên cứu lẫn những nhà thực hành quản trị rủi ro, riêng về khái niệm quản trị RRTD cũng đã được các tác giả thể hiện dưới một số cách tiếp cận khác nhau, cụ thể: “Quản trị RRTD là một quá trình bao gồm nhận diện các rủi ro tiềm tàng, đo lường các rủi ro đó, ứng xử thích hợp, và triển khai thực tế bằng các mô hình rủi ro” (Gestel và Baesens, 2009, phần giới thiệu); “Quản trị RRTD được thực hiện bằng cách đánh giá RRTD tương lai thông qua phân tích tín dụng, giám sát liên tục đối với RRTD, thiết lập các giới hạn tín dụng và sử dụng các biện pháp giảm thiểu thích hợp đối với RRTD, chuyển giao hoặc cơ cấu lại tín dụng khi cần thiết” (Golin và Delhaise, 2013, trang 646). Tuy nhiên, để có thể triển khai hiệu quả mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua sử dụng công cụ PSTD, ngoài việc cần phải xác định được khẩu vị RRTD; thiết lập được mục tiêu và chiến lược quản trị RRTD; xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình để thực hiện, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả đối với toàn bộ quá trình quản trị RRTD; các ngân hàng cần phải phát triển và sử dụng được các công cụ mà có khả năng định lượng được mức độ RRTD/tổn thất đối với từng khoản vay và danh mục cho vay, đo lường được thành quả được điều chỉnh theo rủi ro, định giá được giá trị của các công cụ chuyển giao RRTD – phát triển và sử dụng hiệu quả các mô hình đo lường RRTD. Để có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD trong quản trị RRTD, các NHTM cần phải xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro mà có khả năng phản ứng tức thời trong việc giảm thiểu tổn thất ngay từ những “cú sốc” đầu tiên – xây dựng được cơ chế phối hợp thông tin, quy trình báo cáo hàng ngày về lợi ích hoặc tổn thất đối với các hợp đồng PSTD trước sự biến động của các biến số thị trường – sự thay đổi về chất lượng tín dụng của các khoản vay được tham chiếu trong các hợp đồng PSTD, sự biến động của lãi suất thị trường; và đồng thời các báo cáo này cần phải được kiểm tra lại để bảo đảm chắc chắn các số liệu của chúng là xác thực – thường các bộ phận/cá nhân thuộc tuyến bảo vệ thứ hai là những người sẽ thực hiện nội dung công việc này.
Những chuyên gia được NCS chọn để phỏng vấn sâu, là người có chuyên môn sâu về quản trị RRTD – được biểu hiện ở sự hiểu biết và khả năng vận dụng tốt các công cụ quản trị RRTD, các văn bản pháp lý của Việt Nam trong quản trị RRTD; là người có kiến thức và sự am hiểu sâu về PSTD – được biểu hiện ở mức độ tìm hiểu và khả năng vận dụng tốt công cụ PSTD trong quản trị RRTD; là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng – được biểu hiện ở số năm kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và đang giữ vị trí lãnh đạo tại các NHTM Việt Nam (dữ liệu được thể hiện ở bảng 3.3). Đầu tiên NCS thực hiện việc phân đoạn dữ liệu, đọc kỹ, phân tích so sánh để tìm kiếm những điểm tương tự và khác biệt về nội dung trong từng đoạn mẫu dữ liệu được cung cấp bởi các chuyên gia; những từ ngữ hoặc nhóm từ ngữ quan trọng trong từng đoạn dữ liệu của mẫu có liên quan đến việc sử dụng các công cụ trong quá trình quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, được NCS nhận diện, ghi nhớ và đánh ký hiệu – mã hóa mở; sau đó, các mã hóa này được tổng hợp thành khoản mục và gán ý nghĩa tới dữ liệu có liên quan.
Cụ thể, dữ liệu định tính có được thông qua phỏng vấn sâu đối với từng chuyên gia; trước tiên NCS phân đoạn dữ liệu, đọc kỹ, phân tích so sánh để tìm kiếm những điểm tương tự và khác biệt liên quan đến các điều kiện, các biến quan sát, các dấu hiện nhận diện dùng để đánh giá sự đáp ứng đối với từng biến quan sát; tiếp theo NCS tiến hành diễn dịch, quy nạp và thực hiện mã hóa theo các điều kiện, biến quan sát có liên quan đến các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam (dữ liệu được thể hiện ở phụ lục 11_phần câu hỏi d/6+7); cuối cùng NCS lựa chọn các điều kiện và các biến quan sát đã được mã hóa để đưa vào mô hình, các điều kiện và các biến quan sát được chọn khi chúng được tối thiểu. Ngoài các Luật đã được Quốc hội thông qua, trong thời gian gần đây Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý có liên quan đến phát triển nền kinh tế số – Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/04/2020 “Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước”, quy định về các hoạt động quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước bao gồm: quản lý, quản trị dữ liệu số; kết nối, chia sẻ dữ liệu số; sử dụng, khai thác dữ liệu số của cơ quan nhà nước; cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân; quyền và trách nhiệm trong kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Thứ hai, sự phát triển về chất lượng của đội ngũ nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản trị RRTD: Hiện nay bên cạnh một số lãnh đạo, nhân viên của những ngân hàng có kiến thức chuyên môn sâu và khả năng vận dụng tốt các công cụ quản trị RRTD hiện đại, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; thực tế tại một số NHTM Việt Nam vẫn có những người thẩm định còn hạn chế về chuyên môn liên quan đến quản trị RRTD theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế – được biểu hiện ở sự hiểu biết chưa cao và khả năng vận dụng chưa tốt các công cụ quản trị RRTD hiện đại, chẳng hạn như các mô hình định lượng rủi ro danh mục, mô hình RAROC, PSTD; cũng như sự hiểu biết chưa cao và khả năng vận dụng chưa tốt các quy định pháp lý liên quan đến quản trị RRTD.