1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

411 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Tác giả Trần Chí Chinh
Người hướng dẫn PGS., TS. Nguyễn Thị Nhung
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 411
Dung lượng 880,72 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRỪỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH li li li li li TRẦN CHÍ CHINH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Nguyễn Thị Nhung THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 1 NĂM 2022 TÓM TẮT LUẬN ÁN Trước bối cảnh các ngân hàng thương mại (NHTM) V1ệt Nam đang trong quá trình cơ cấu lại căn bản và toàn diện hoạt động kinh doanh ngân hàng; trong đó, đối với quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) đòi hỏi các NHTM Việt Nam cũng cần phải có sự đổi mới toàn diện, đặc biệt là sự đổi mới được tiếp cận dựa trên các chuẩn mực của Hiệp ước an toàn vốn Basel II và Basel III. Sự xuất hiện của phái sinh tín dụng (PSTD), không chỉ cung cấp thêm cho các NHTM công cụ mới để đầu tư, phòng ngừa RRTD, giảm thiểu RRTD tập trung hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay; sự xuất hiện của PSTD còn tạo ra cơ chế mới để quản trị chủ động đối với RRTD. Thực tế các NHTM Việt Nam đã sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD bắt đầu từ năm 2006, nhưng đến hiện nay việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Với mục tiêu nghiên cứu của luận án, đó là phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, Nghiên cứu sinh (NCS) đã chọn cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp lý thuyết nền (Grounded theoryGT). Về dữ liệu, NCS sử dụng kết hợp ba loại dữ liệu là dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu 11 chuyên gia là lãnh đạo của 11 NHTM Việt Nam. Về thủ tục phân tích dữ liệu, bên cạnh phương pháp phân tích thống kê so sánh, NCS còn áp dụng thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai. Ngoài việc phản ánh thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, kết quả nghiên cứu của luận án đã phát triển được mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam bao gồm năm điều kiện với 12 biến quan sát; đồng thời đưa ra được các tiêu chí đánh giá về mặt định tính đối với sự đáp ứng của từng biến quan sát thông qua các dấu hiệu nhận diện. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra kết quả phân tích, đánh giá sự hoàn thiện về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; đồng thời đề xuất bốn nhóm giải pháp và hai kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong quá trình cơ cấu lại căn bản và toàn diện nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung, hệ thống các NHTM nói riêng, đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc, có khả năng cạnh tranh lớn hơn nhờ dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Trong đó, đối với quản trị RRTD, đòi hỏi các NHTM Việt Nam cũng cần phải có sự đổi mới căn bản và toàn diện, đặc biệt là sự đổi mới được tiếp cận dựa trên các chuẩn mực của Hiệp ước an toàn vốn Basel II và Basel III. Sự xuất hiện của PSTD, không chỉ cung cấp thêm cho các NHTM công cụ mới để đầu tư, phòng ngừa RRTD, giảm thiểu RRTD tập trung hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay; sự xuất hiện của PSTD còn tạo ra cơ chế mới để quản trị chủ động đối với RRTD. Để đổi mới toàn diện về quản trị RRTD trong hoạt động cho vay; một trong những cách các NHTM Việt Nam có thể tiếp cận, đó là áp dụng mô hình rủi ro “khởi tạo phân bổ” chủ động thông qua sử dụng công cụ PSTD. Theo sự tìm hiểu của nghiên cứu sinh (NCS), mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM, nhưng các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện tại các nước phát triển nơi thị trường PSTD đã hình thành và phát triển, và là nơi mà các NHTM đã có được sự phát triển cao về quản trị RRTD. Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến chủ đề này nghiên cứu của Lê Hồ An Châu (2006) “Bàn về một số điều kiện cần thiết để phát triển thị trường công cụ tín dụng phái sinh tại Việt Nam”; Huỳnh Thị Hương Thảo và Bùi Nguyên Khá (2014) “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng công cụ PSTD tại các NHTM Việt Nam”; Trần Chí Chinh (2019) “Sử dụng công cụ hoán đổi RRTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam”. Tuy nhiên, những nghiên cứu này, mới chỉ đưa ra được một số gợi ý liên quan đến các điều kiện để hình thành và phát triển thị trường PSTD tại Việt Nam hoặc mới chỉ tiếp cận các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD dưới một số phương diện riêng lẻ. Vì vậy, việc NCS chọn đề tài của luận án “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam” nhằm phân tích thực trạng việc sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam các điều kiện phù hợp với bối cảnh nền kinh tế như Việt Nam; qua đó đánh giá sự hoàn thiện về các điều kiện, đồng thời đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ■ Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng việc sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. ■ Mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu tổng quát ở trên, các mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu tương ứng được NCS xác lập như sau: Mục tiêu nghiên cứu 1: Phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; những câu hỏi nghiên cứu cho mục tiêu này là: + Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạngRRTD tại các NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào? + Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng sử dụng công cụ PSTD và các công cụ chuyển giao RRTD khác trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào? Mục tiêu nghiên cứu 2: Khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; những câu hỏi nghiên cứu cho mục tiêu này là: + Câu hỏi nghiên cứu 3: Để có thể sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD, các NHTM Việt Nam cần phải đáp ứng được các điều kiện gì? và chúng được đánh giá thông qua các biến quan sát nào? + Câu hỏi nghiên cứu 4: Thực tế về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào? Mục tiêu nghiên cứu 3: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; những câu hỏi nghiên cứu cho mục tiêu này là: + Câu hỏi nghiên cứu 5: Để hoàn thiện các điều kiện về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD, các NHTM Việt Nam cần thực hiện những nhóm giải pháp nào? + Câu hỏi nghiên cứu 6: Để hoàn thiện các điều kiện về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam cần thực hiện các nhóm giải pháp và kiến nghị nào? 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM. Trong đó, tập trung vào việc khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu tại các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu, NCS sử dụng kết hợp ba loại dữ liệu, đó là dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo, tài liệu được công bố công khai được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020; dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát lãnh đạo, nhân viên thẩm định tín dụngquản lý RRTD của các NHTM Việt Nam được NCS thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 102019 đến tháng 122019; và dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu những lãnh đạo của các NHTM Việt Nam được NCS thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 102020 đến tháng 112020. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam”, NCS đã lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT. Bởi như đã trình bày ở phần khoảng trống nghiên cứu, vì thiếu lý thuyết về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM, đặc biệt là các điều kiện phù hợp với những đặc điểm của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Do đó, đây không chỉ là vấn đề nghiên cứu mới, mà ở Việt Nam gần như chưa có dữ liệu định lượng về PSTD. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án thông qua cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT. Ngoài việc áp dụng phương pháp phân tích thống kê so sánh để xử lý đối với dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát; NCS còn áp dụng thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai đối với dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia. 6. Những đóng góp của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của luận án này có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau: về mặt lý luận, học thuật: Kết quả nghiên cứu của luận án đã phát triển được mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam bao gồm năm điều kiện với 12 biến quan sát, đồng thời đưa ra được các dấu hiệu nhận diện dùng để đánh giá sự đáp ứng đối với từng biến quan sát về mặt định tính. về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án, ngoài việc cho thấy thực trạng việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, phản ánh được thực trạng về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Điều này không chỉ giúp những nhà quản trị của các NHTM Việt Nam có thêm cơ sở trong việc xây dựng lộ trình triển khai các mô hình quản trị RRTD hiện đại phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; chúng còn giúp những nhà hoạch định chính sách có thêm cơ sở trong việc đưa ra các định hướng, giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ, giám sát các hoạt động quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam. 7. Ket cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án được kết cấu thành 5 chương, với các nội dung như sau: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2. Cơ sở lý luận về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại NHTM Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Thực trạng sử dụng công cụ PSTD và các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam Chương 5. Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong nước 1.2. Các hướng tiếp cận nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 1.2.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu Kết quả các nghiên cứu được trình bày ở phần trên cho thấy, sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại ngân hàng, chúng đã được các tác giả đề cập với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Bên cạnh hướng tiếp cận về lợi ích và rủi ro, động cơ của việc sử dụng công cụ PSTD; với sự nỗ lực nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao lợi ích, hạn chế rủi ro cho các chủ thể sử dụng công cụ PSTD, cũng như nâng cao tính công khai, minh bạch nhằm hạn chế rủi ro đối với các hoạt động liên quan đến PSTD, nhiều tác giả đã tiếp cận hướng nghiên cứu về các điều kiện và các giải pháp để hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức của bên mua hoặc bên bán PSTD. 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu Từ việc lược khảo các nghiên cứu trước ở phần trên cho thấy, các nghiên cứu về chủ đề có liên quan đến sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại NHTM, chúng đã được các tác giả đề cập với nhiều hướng tiếp cận khách nhau. Bên cạnh hướng tiếp cận về lợi ích và rủi ro, động cơ của việc sử dụng công cụ PSTD; với sự nỗ lực nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao lợi ích, hạn chế rủi ro cho các chủ thể sử dụng công cụ PSTD, cũng như nâng cao tính công khai, minh bạch nhằm hạn chế rủi ro đối với các hoạt động liên quan đến PSTD, nhiều tác giả đã tiếp cận hướng nghiên cứu về các điều kiện và các giải pháp để hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức của bên mua hoặc bên bán PSTD. Về phương pháp được các tác giả sử dụng để nghiên cứu liên quan đến các chủ đề này, chúng cũng khá đa dạng, bên cạnh việc sử dụng mô hình lý thuyết kinh tế kết hợp với sử dụng toán kinh tế, nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp định tính, định lượng hoặc hỗn hợp. Mặc dù kết quả từ các nghiên cứu trước khá đa dạng cả về hướng tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, nhưng vẫn có khoảng trống lý thuyết, đó là: Thứ nhất, các nghiên cứu về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM, chủ yếu được thực hiện tại các quốc gia phát triển như Mỹ và các nước ở Châu Âu; đây là nơi thị trường PSTD đã hình thành và phát triển, đây cũng là nơi mà các NHTM đã có được sự phát triển cao về quản trị RRTD, và là nơi mà cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính phát triển khá cao về pháp lý, hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin. Trong khi đó, một số đặc điểm này chưa hiện diện trong điều kiện các nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thứ hai, các nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để hạn chế rủi ro cho các bên tham gia mua hoặc bán PSTD hoặc các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD; chúng phần lớn được các tác giả tiếp cận dưới phương diện riêng lẻ chỉ tập trung vào các điều kiện, giải pháp liên quan đến việc sử dụng công cụ PSTD của các chủ thể tham gia mua hoặc bán PSTD; hoặc các điều kiện, giải pháp liên quan đến sự hoàn thiện hệ thống pháp lý, sự kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động về PSTD của các cơ quan quản lý nhà nước. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam nơi mà quản trị RRTD của các NHTM phát triển chưa cao, nơi mà các hoạt động đối với PSTD còn khá hạn chế. Để các NHTM có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD trong quản trị RRTD, rất cần thêm lý thuyết về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại NHTM được tiếp cận một cách tổng thể bao gồm các điều kiện thuộc về nội lực của các NHTM, cũng như các điều kiện thuộc về môi trường hoạt động có liên quan đến việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD của các NHTM. Từ khoảng trống trong các nghiên cứu trước, NCS đã quyết định chọn đề tài “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam” nhằm phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, để có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị, NCS thực hiện việc đánh giá sự hoàn thiện về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 2.2. Tổng quan về công cụ phái sinh tín dụng 2.2.1. Khái niệm chung về công cụ phái sinh Khái niệm “Phái sinh là các hợp đồng tài chính mà giá trị của chúng được chuyển hóa từ giá trị của các tài sản cơ sở” (Madura, 2015, trang 341). Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, công cụ phái sinh tài chính ngoài vai trò là sản phẩm kinh doanh hoặc đầu tư, chúng còn là những công cụ để các ngân hàng quản trị RRTD và rủi ro thị trường. Trong đó, với công cụ phái sinh lãi suất, chúng là công cụ hữu ích đối với các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro lãi suất (Chorafas, 2008; Gottesman, 2016; Choudhry, 2018). Với công cụ phái sinh ngoại tệ, chúng là công cụ hữu ích đối với các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro tỷ giá (Saunders và Cornett, 2008; Madura, 2015; Mishkin và Eakins, 2018). Với chứng khoán phái sinh, chúng là công cụ hữu ích đối với các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro vốn cổ phần hoặc chứng khoán nợ (Kolb và Overdahl, 2010; Hull, 2018). Với PSTD, chúng là công hữu ích đối với các ngân hàng trong việc quản trị RRTD (Das, 1998; Bessis, 2015; Hull, 2018). Công cụ phái sinh tài chính ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, bởi sự hiện diện của chúng không những giúp cho các ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển các sản phẩm mới, chúng còn giúp các ngân hàng có thêm công cụ để quản trị rủi ro công cụ phái sinh tài chính có thể giúp các ngân hàng nhận hoặc chuyển giao nhiều loại rủi ro với các đối tác khác. Nếu mục đích của các ngân hàng là sử dụng công cụ phái sinh tài chính để quản trị RRTD, công cụ phái sinh tài chính được các ngân hàng sử dụng, đó là công cụ PSTD. 2.2.2. Khái niệm và đặc điểm của công cụ phái sinh tín dụng Khái niệm: “PSTD là những công cụ tài chính mà sự thanh toán của chúng được liên kết với một số sự thay đổi trong chất lượng tín dụng của chủ thể phát hành hoặc nhóm chủ thể phát hành” (Caouette và ctg, 2008, trang 411). 2.2.3. Các công cụ phái sinh tín dụng Các loại PSTD hiện đang được sử dụng tại những quốc gia phát triển trên thế giới khá đa dạng, nhưng để quản trị RRTD đối với hoạt động cho vay, những loại PSTD thường được các ngân hàng sử dụng là CDS, TRS, CSO (Servigny và Renault, 2004; Caouette và ctg, 2008; Hull, 2018). 2.3. Sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 2.3.1. Các lý thuyết nền tảng liên quan đến sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng Khi nghiên cứu về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các ngân hàng, những lý thuyết nền tảng thường được các tác giả tiếp cận, đó là lý thuyết rủi ro và bảo hiểm được đề cập bởi Willett (1951); lý thuyết thông tin bất cân xứng được đề cập bởi Akerlof (1970); lý thuyết đại diện được đề cập bởi Ross (1973), sau đó được Jensen và Meckling (1976) phát triển thêm. 2.3.2. Lợi ích và rủi ro của việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng Về lợi ích: Với vai trò là công cụ chuyển giao RRTD, PSTD là công cụ hữu ích để phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro tập trung hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay. Ngoài ra, PSTD còn là công cụ để định giá khoản vay và là công cụ để quản trị chủ động đối với danh mục cho vay (Das, 1998; Caouette và ctg, 2008; Norden và ctg, 2014; Bessis, 2015). Về rủi ro: Việc sử dụng công cụ PSTD, các ngân hàng có thể gặp phải rủi ro đối tác, rủi ro mô hình, rủi ro thanh toán, rủi ro hoạt động (Neal, 1996; Chance và Brooks, 2015). 2.3.3. Các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Để có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM, đòi hỏi cần phải đáp ứng được các điều kiện, đó là sự phát triển về quản trị RRTD của các ngân hàng, sự phát triển về nguồn nhân lực của các ngân hàng, sự quản lý của nhà nước về PSTD, sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển của các chủ thể tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với các hoạt động về PSTD. 2.3.4. Giải mã sự tổn thất của một số định chế tài chính trên thế giới và bài học kinh nghiệm về sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam Lược sử quá trình hình thành và phát triển thị trường PSTD trên thế giới cho thấy, trong quá trình vận động và phát triển, bên cạnh sự tăng trưởng về quy mô, thị trường PSTD cũng có sự thay đổi về bản chất của thị trường thay vì sử dụng công cụ PSTD để quản trị RRTD, ngày càng có nhiều chủ thể tham gia mua hoặc bán PSTD với mục đích đầu tư hoặc đầu cơ. Do đó, để nâng cao lợi ích đồng thời hạn chế rủi ro khi các NHTM Việt Nam sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD, đó là cần xác định các giới hạn rủi ro cụ thể và rõ ràng, cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro có tính hiệu lực và hiệu quả cao. Kết luận chương 2 Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết và thực tiễn có liên quan đến quản trị RRTD và sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại NHTM, NCS đã hình thành nên khung lý luận của luận án tại chương 2. Một số điểm mới được đề cập tại chương 2 đó là: Thứ nhất, tổng hợp được năm điều kiện để có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM; rút ra được hai bài học kinh nghiệm về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD đối với các NHTM Việt Nam, đó là cần xác định được các giới hạn rủi ro cụ thể và rõ ràng; đồng thời cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro có tính hiệu lực và hiệu quả cao. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu và quy trình thực hiện nghiên cứu 3.1.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Từ kết quả lược khảo các nghiên cứu trước được trình bày ở phần trên cho thấy, những phương pháp được các tác giả sử dụng để nghiên cứu về PSTD nói chung, sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM nói riêng, chúng khá đa dạng sử dụng mô hình lý thuyết kinh tế kết hợp với sử dụng toán kinh tế, phương pháp định tính, định lượng hoặc hỗn hợp. Tuy nhiên, ngoài việc phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, với mục tiêu chính là khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; đây không chỉ là vấn đề nghiên cứu mới, mà ở Việt Nam gần như chưa có dữ liệu định lượng về PSTD. Vì vậy, để thực hiện nghiên cứu đối với chủ đề này, NCS đã chọn cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT theo như hướng dẫn nghiên cứu đã được đề cập bởi nhiều tác giả như Glaser và Strauss (1967), Crobin và Strauss (2008), Taylor và ctg (2016), Bryant (2017), Creswell và Creswell (2018), Tie và ctg (2019). 3.1.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được xác định ở trên, với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án như sau: Bước 1. Thu thập dữ liệu sơ bộ: Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án; NCS xác định các loại dữ liệu, nguồn dữ liệu; đồng thời tiến hành thu thập các dữ liệu sơ bộ bao gồm các bài báo khoa học, sách, văn bản pháp lý, báo cáo thường niên (BCTN) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, báo báo tài chính (BCTC) được kiểm toán và BCTN của các NHTM Việt Nam, các tài liệu khác có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án dữ liệu thứ cấp. Bước 2. Phân tích và tổng hợp dữ liệu thứ cấp để hình thành cơ sở lý luận của luận án: Từ các dữ liệu sơ bộ đã được thu thập tại bước 1 các bài báo khoa học, sách; NCS tiến hành phân tích và tổng hợp dữ liệu để hình thành nên cơ sở lý luận của luận án về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại NHTM. Bước 3. Thu thập dữ liệu sơ cấp: Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án, với cơ sở lý luận đã được xây dựng tại bước 2, với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT; NCS tiến hành khảo sát lãnh đạo, nhân viên thẩm định tín dụng và quản lý RRTD (gọi chung là người thẩm định) tại các NHTM Việt Nam công cụ được sử dụng là bảng câu hỏi và trả lời khảo sát dạng đóng. Kết quả thu được từ việc khảo sát này, không chỉ giúp có thêm thông tin để đánh thực trạng sử dụng các công cụ trong quá trình quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Chúng còn giúp NCS lựa chọn được các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn bằng phương pháp chọn mẫu lý thuyết (theoretical sampling) những người được chọn để trả lời phỏng vấn là lãnh đạo của các NHTM Việt Nam có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cao về quản trị RRTD; đồng thời có sự am hiểu sâu về PSTD. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, thông qua cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, với danh sách chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn đã được chọn. NCS thực hiện phỏng vấn sâu đối với từng chuyên gia về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng công cụ trong quá trình quản trị RRTD, các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam công cụ được sử dụng là phỏng vấn sâu thông qua dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở. Bước 4. Phân tích dữ liệu và đánh giá: Với dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo báo, văn bản pháp lý có liên quan và dữ liệu sơ cấp được tổng hợp từ kết quả khảo sát đối với những người thẩm định, phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia. Với khung lý luận đã được xây dựng ở bước 2, kết hợp với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT; NCS tiến hành phân tích dữ liệu để đánh giá thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, NCS cũng thực hiện phân tích và so sánh dữ liệu, tổ hợp những đặc điểm chung của chúng trên từng phương diện, thực hiện mã hóa và khái niệm hóa, tóm tắt và phát triển lý thuyết về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Cụ thể, dựa trên cơ sở lý thuyết có liên quan đến các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD, kết hợp với dữ liệu có được từ phỏng vấn chuyên sau các chuyên gia, thông qua thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai, NCS đã hình thành nên mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Thêm vào đó, để có cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị; NCS cũng thực hiện đánh giá chung về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Bước 5. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị: Dựa trên cơ sở lý luận đã được xây dựng ở bước 2, kết hợp với những nội dung phân tích, đánh giá ở bước 4; NCS đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu 3.2.1. Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp Để thực hiện nghiên cứu đối với các nội dung có liên quan trong luận án; ngoài dữ liệu sơ cấp, NCS cũng tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp là các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án (được thể hiện ở bảng 3.1). Các tài liệu sau khi được thu thập, dựa vào cơ sở lý luận đã được xây dựng, với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT; NCS đọc, ghi chú, phân tích và so sánh; từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng sử dụng các công cụ trong quá trình quản trị RRTD, sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu tài liệu này, còn là cơ sở để NCS lựa chọn các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn. Bảng 3.1. Các loại tài liệu và nguồn thu thập đối với dữ liệu thứ cấp STT Loại tài liệu Nguồn gốc tài liệu Mục đích phân tích 1 Các văn bản pháp lý của Việt Nam có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án Trang thông tin điện tử của Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành khác của Việt Nam Đánh giá thực trạng sử dụng công cụ PSTD, các công cụ trong quá trình quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam Đánh giá chung về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam 2 BCTN của NHNN Việt Nam 3 BCTC được kiểm toán và BCTN của các NHTM Việt Nam Trang thông tin điện tử của các NHTM Việt Nam, Cafef 4 Các loại báo cáo khác có liên quan đến những nội dung nghiên cứu của luận án Trang thông tin điện tử của các Bộ ngành có liên quan Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả thu thập tài liệu 3.2.2. Thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát Để đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ trong quá trình quản trị RRTD, sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, cũng như có thêm cơ sở để lựa chọn các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn thông qua phương pháp chọn mẫu lý thuyết; NCS đã tiến hành khảo sát đối với những người thẩm định tại 12 NHTM Việt Nam công cụ là bảng câu hỏi và trả lời khảo sát dạng đóng. Để có được bảng câu hỏi khảo sát phù hợp, trước tiên căn cứ vào mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án; NCS xác định mục đích khảo sát, nội dung cần khảo sát, nơi thực hiện khảo sát, những người dự kiến tham gia trả lời khảo sát và cách thức để thực hiện khảo sát theo như hướng dẫn của Taylor và ctg (2016), Bryant (2017), Creswell và Creswell (2018). Tiếp theo NCS thiết kế bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ, và để kết quả khảo sát có được độ tin cậy cao; trước khi sử dụng bảng câu hỏi khảo sát này, NCS tiến hành tham vấn hai chuyên gia nhằm điều chỉnh số lượng và nội dung các câu hỏi và trả lời trong bảng khảo sát để chúng phù hợp hơn hai chuyên gia được NCS lựa chọn để tham vấn hiện đang là lãnh đạo tại hai NHTM Việt Nam lớn, và cũng là hai trong số 10 NHTM được NHNN Việt Nam chọn để triển khai thí điểm Basel II. Trong đó, một người hiện đang là giám đốc chi nhánh, và trước đó cũng đã từng giữ vị trí giám đốc tại một chi nhánh khác của NHTM này. Một người hiện đang là giám đốc thẩm định doanh nghiệp lớn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là thành viên của đề án triển khai Basel II của NHTM này; trước đó, người này cũng đã từng là lãnh đạo tại hai NHTM Việt Nam khác. Với sự tham vấn của hai chuyên gia, NCS thực hiện việc bổ sung, chỉnh sửa để có được bảng câu hỏi và trả lời khảo sát chính thức gọi tắt là bảng khảo sát. Bảng 3.2 Thống kê kết quả khảo sát đối với những người thẩm định Ngân hàng Số lượng bảng khảo sát gửi đi Số lượng bảng khảo sát thu về Bảng khảo sát hợp lệ Bảng khảo sát không hợp lệ Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tám NHTM Việt Nam thuộc nhóm 10 NHTM được NHNN chọn để triển khai thí điểm Basel II 200 163 158 96,93% 5 3,07% Bốn NHTM Việt Nam thuộc nhóm các NHTM còn lại 100 38 31 81,58% 7 18,42% Tổng cộng 300 201 189 94,03% 12 5,97% Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát về thực hiện khảo sát, với kinh nghiệm của NCS trong các lần khảo sát trước đây; so với số lượng bảng khảo sát được gửi đi, số lượng bảng khảo sát thu về và hợp lệ thường chỉ chiếm khoảng 60%. Do đó, với nhu cầu cần thu thập khoảng 180 mẫu khảo sát hợp lệ. NCS đã gửi đi 300 bảng khảo sát dưới hình thức bản cứng được thực hiện bằng cách đến các NHTM Việt Nam để trực tiếp khảo sát hoặc nhờ lãnh đạo của một số NHTM Việt Nam hỗ trợ thực hiện khảo sát. Kết quả là với 300 bảng khảo sát được gửi đi, NCS thu về được 201 bảng khảo sát. Trong đó, có 189 bảng khảo sát hợp lệ và 12 bảng khảo sát không hợp lệ người được khảo sát không trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bảng khảo sát (kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.2). Các dữ liệu có được từ các bảng khảo sát hợp lệ, NCS tiến hành mã hóa và sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp dữ liệu. Dựa vào cơ sở lý luận đã được xây dựng tại chương 2, với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, NCS thực hiện phân tích thống kê so sánh; qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ trong quá trình quản trị RRTD, sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, kết quả phân tích dữ liệu từ việc khảo sát, còn là cơ sở để NCS lựa chọn các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn thông qua phương pháp chọn mẫu lý thuyết. 3.2.3. Thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn sâu Một trong những mục tiêu nghiên cứu chính của luận án, đó là khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Với mục tiêu nghiên cứu này, và với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT như đã được đề cập ở trên; công cụ được NCS sử dụng là phỏng vấn sâu thông qua dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở. Điều này là bởi phỏng vấn định tính cung cấp cơ hội để hỗ trợ khám phá, tăng cường sự hiểu biết, nhận xét và giải thích thông qua phương thức có hệ thống và có khả năng thích ứng (Tracy, 2013). Ngoài ra, trong nghiên cứu định tính, tất cả hình thức dữ liệu có được là từ câu hỏi và trả lời dạng mở người tham gia chia sẻ ý kiến tùy ý họ, không bị hạn chế bởi các mức độ hoặc bản mẫu được định trước (Creswell và Creswell, 2018). Thêm vào đó, phỏng vấn định tính thì linh hoạt và năng động; phỏng vấn định tính thường không chi phối, phi cấu trúc, không có tiêu chuẩn cố định, sử dụng câu hỏi và trả lời dạng mở các tác giả sử dụng cụm từ “phỏng vấn sâu” để chỉ công cụ được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu định tính này (Taylor và ctg, 2016). Phương pháp chọn mẫu Với phương pháp chọn mẫu lý thuyết, để lựa chọn được các chuyên gia có thể cung cấp được những thông tin phản ánh xác thực về việc sử dụng các công cụ trong quá trình quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, đưa ra được những thông tin hữu ích nhằm khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; không những đòi hỏi các chuyên gia này phải có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao về quản trị RRTD, mà còn đòi hỏi họ phải có kiến thức và sự am hiểu sâu về PSTD. Bằng việc nghiên cứu trước các tài liệu các bài báo khoa học, sách, các văn bản pháp lý của Việt Nam có liên quan đến quản trị RRTD và sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD, BCTN của các NHTM Việt Nam; kết hợp với những thông tin có được từ kết quả khảo sát đối với những người thẩm định tại các NHTM Việt Nam; NCS đã lựa chọn được 11 chuyên gia của 11 NHTM Việt Nam để phỏng vấn sâu. Trong đó, bảy người là lãnh đạo của những NHTM Việt Nam thuộc nhóm 10 NHTM được NHNN chọn để triển khai thí điểm Basel II, bốn người là lãnh đạo của những NHTM Việt Nam thuộc nhóm còn lại. Những chuyên gia được NCS chọn để phỏng vấn sâu, là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng được biểu hiện ở số năm kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và đang giữ vị trí lãnh đạo tại các NHTM Việt Nam; là người có chuyên môn sâu về quản trị RRTD được biểu hiện ở sự hiểu biết và khả năng vận dụng tốt các công cụ quản trị RRTD, các văn bản pháp lý của Việt Nam trong quản trị RRTD; là người có kiến thức và sự am hiểu sâu về PSTD được biểu hiện ở mức độ tìm hiểu và khả năng vận dụng tốt công cụ PSTD trong quản trị RRTD (được thể hiện ở bảng 3.3). Bảng 3.3. Danh sách các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn sâu Ngân hàng Ký hiệu chuyên gia Vị trí công tác Số năm kinh nghiệm Những NHTM Việt Nam thuộc nhóm 10 NHTM được NHNN chọn để triển khai thí điểm Basel II VE_LP1 Giám đốc chi nhánh 18 năm TE_NN2 Giám đốc thẩm định doanh nghiệp lớn khu vực TP. HCM 17 năm VE_HL3 Giám đốc thẩm định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hội sở 17 năm SE_SN4 Giám đốc chi nhánh 16 năm VE_NN5 Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp 10 năm AE_TT6 Giám đốc chi nhánh 17 năm ME_VL7 Giám đốc chi nhánh 15 năm Những NHTM Việt Nam thuộc nhóm NHTM còn lại EE_VB8 Giám đốc phòng giao dịch 18 năm HE_HN9 Trưởng phòng thẩm định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hội sở 13 năm AE_CT10 Phó giám đốc chi nhánh 23 năm SE_TV11 Giám đốc chi nhánh 11 năm Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả phỏng vấn chuyên gia Để có được những thông tin cần thiết từ các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn về việc sử dụng các công cụ trong quá trình quản trị RRTD, các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; thời gian đối với mỗi cuộc phỏng vấn dự kiến tối thiểu 60 phút, đồng thời để dữ liệu đạt được độ tin cậy cao yêu cầu các cuộc phỏng vấn cần có sự tập trung liên tục. Do đó, địa điểm và thời gian phỏng vấn được sắp xếp trước theo đề nghị của các chuyên gia tại cơ quan sau giờ làm việc, tại nhà riêng của chuyên gia hoặc địa điểm do chuyên gia lựa chọn vào ngày nghỉ. Tuy nhiên, để phát huy được ưu điểm trong kỹ thuật phỏng vấn sâu thông qua cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, đó là dữ liệu được cung cấp bởi các chuyên gia được phỏng vấn trước đó, được NCS sử dụng trực tiếp cho các cuộc phỏng vấn tiếp theo. Trong số những chuyên gia tham gia các cuộc phỏng vấn, hai chuyên gia được đề nghị phỏng vấn đầu tiên là người đã được NCS chọn để tham vấn khi xây dựng bảng khảo sát thông tin về hai chuyên gia này đã được NCS đề cập ở phần trên. Bởi theo phán đoán của NCS, đây là những người có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích, không chỉ đối với vấn đề nghiên cứu của luận án, mà còn đối với việc sử dụng chúng cho những cuộc phỏng vấn các chuyên gia tiếp theo. Thủ tục thu thập dữ liệu Để thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng sâu các chuyên gia, thủ tục thu thập dữ liệu được NCS lựa chọn là thảo luận tay đôi thông qua dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở đã được chuẩn bị trước. Mục đích của việc phỏng vấn sâu các chuyên gia là để thu thập dữ liệu nhằm khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Với dữ liệu này, yêu cầu về tính chuyên môn rất sâu, và để đáp ứng đòi hỏi giữa NCS và các chuyên gia được phỏng vấn phải có sự tương tác rất cao. Thủ tục phân tích dữ liệu Để phân tích dữ liệu định tính có được từ phỏng vấn sâu 11 chuyên gia tại 11 NHTM Việt Nam, NCS áp dụng thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai. Việc lựa chọn thể loại GT này là bởi ngoài việc phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, mục tiêu nghiên cứu chính của luận án, đó là khám phá nhằm hình thành mô hình lý thuyết về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; đây không phải là lý thuyết hoàn toàn mới mà chúng được phát triển bằng cách liên kết các điều kiện riêng lẻ đã được nhiều tác giả đề cập trong các nghiên cứu trước đó; đồng thời mục đích của việc hình thành lý thuyết này là nhằm triển khai áp dụng trong điều kiện một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Do đó, trong ba thể loại GT như đã đề cập ở trên, thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án và dữ liệu có được từ phỏng vấn sâu các chuyên gia. Thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai được thực hiện với ba công đoạn là phân tích mở, phân tích hướng vào các chủ đề trọng tâm, và phân tích chọn lọc. Kết luận chương 3 Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được NCS sử dụng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án. Với mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; NCS đã chọn cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT và công cụ được sử dụng là phỏng vấn sâu các chuyên gia thông qua dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở. Bên cạnh đó, để có thêm dữ liệu nhằm đánh giá sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; NCS cũng thu thập thêm dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát người thẩm định và dữ liệu thứ cấp được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, NHNN, các NHTM, các Bộ ngành khác của Việt Nam có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án. CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng và những công cụ chuyển giao rủi ro tín dụng khác trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 4.1.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 4.1.2. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Công cụ PSTD được sử dụng đầu tiên tại Việt Nam là hợp đồng đầu tư gắn với RRTD. Cụ thể, năm 2006 với việc ban hành Công văn số 3324NHNNCSTT, ngày 27042006, NHNN Việt Nam đã cho phép HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai thực hiện thí điểm việc cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với RRTD cho khách hàng một giao dịch hoán đổi RRTD có chuyển vốn ban đầu (Funded credit default swaps) (NHNN Việt Nam, 2006). Theo Công văn số 3324NHNNCSTT, HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được phép cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với RRTD, và với thời gian thực hiện thí điểm sản phẩm này không quá 01 năm kể từ ngày ban hành Công văn này. Trong đó, sản phẩm đầu tư gắn với RRTD được cung cấp bởi HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những đặc điểm chủ yếu sau: Sản phẩm này chỉ gắn với RRTD của Chính phủ Việt Nam vàhoặc các doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Khách hàng sử dụng sản phẩm đầu tư gắn với RRTD là các ngân hàng hoặc các định chế tài chính hoạt động tại Việt Nam theo Luật các Tổ chức tín dụng của Việt Nam. Thời hạn của giao dịch đầu tư gắn với RRTD không quá 5 năm. Bên cạnh đó, để cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với RRTD, HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh phải có quy trình đối với việc cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với RRTD phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái pháp luật của Việt Nam. Trong đó, bao gồm các biện pháp phòng ngừa rủi ro; đồng thời HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cũng phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về đầu tư, quản lý ngoại hối, lãi suất, các tỷ lệ an toàn vốn, trích lập dự phòng rủi ro (NHNN Việt Nam, 2006). Ngoài ra, với văn bản số 6749NHNNCSTT, ngày 2372008, Thống đốc NHNN Việt Nam chấp thuận việc cho HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và HSBC Chi nhánh Hà Nội gọi chung là HSBC Việt Nam1, được tiếp tục triển khai thực hiện sản phẩm đầu tư gắn với RRTD đã được chấp thuận tại Công văn số 3324NHNNCSTT, ngày 2742006 và Công văn số 6510NHNNCSTT, ngày 1962007; đồng thời NHNN Việt Nam cũng cho phép HSBC Việt Nam mở rộng đối tượng khách hàng và sự cố tín dụng đối với chủ thể tham chiếu. Cụ thể, với đối tượng khách hàng, bao gồm thêm các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư được thành lập theo pháp luật của Việt Nam. Với sự cố tín dụng đối với chủ thể tham chiếu, mở rộng thêm sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng của các trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác được phát hành trên lãnh thổ Việt Nam (Vietstock, 2008). Trong các giao dịch liên quan đến sản phẩm đầu tư gắn với RRTD mà NHNN Việt Nam cho phép HSBC Việt Nam triển khai thực hiện thí điểm theo Công văn số 3324NHNNCSTT, Công văn số 6510NHNN CSTT và Công văn số 6749NHNNCSTT; đây là các giao dịch liên quan đến các hoạt động về PSTD tại Việt Nam. Trong các giao dịch PSTD này, HSBC Việt Nam giữ vai trò là bên bán PSTD hoặc giữ vai trò là ngân hàng trung gian trong việc cung cấp PSTD trường hợp có áp dụng giao dịch đối ứng với HSBC Chi nhánh Hồng Kông. Trong khi đó, các NHTM Việt Nam là khách hàng mua sản phẩm đầu tư gắn với RRTD được phát hành bởi HSBC Việt Nam, họ sẽ giữ vai trò là bên mua PSTD. Trong số các NHTM Việt Nam là khách hàng của HSBC Việt Nam trong những giao dịch PSTD này, nhiều NHTM Việt Nam mua PSTD là để phòng ngừa RRTD PSTD là công cụ để các NHTM Việt Nam quản trị RRTD (NHNN Việt Nam, 2006). Như vậy, trên thực tế các NHTM Việt Nam đã sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD bắt đầu từ năm 2006, nhưng hiện nay việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. 4.1.3. Thực trạng sử dụng công cụ chuyển giao rủi ro tín dụng dưới hình thức bán nợ xấu cho VAMC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 4.2. Thực trạng về các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 4.2.1. Các điều kiện cần đáp ứng để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Trên cơ sở lý luận về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại NHTM đã được trình bày tại chương 2; với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, với ba bước thực hiện gồm chọn mẫu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu đã được trình bày chi tiết tại chương 3. Về phương pháp chọn mẫu, NCS chọn phương pháp chọn mẫu lý thuyết. Với phương pháp chọn mẫu này, trong số 189 lãnh đạo, nhân viên thẩm định tín dụng và quản lý RRTD đã tham gia trả lời khảo sát thông qua bảng câu hỏi được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 102019 đến tháng 122019 có 32 lãnh đạo và 157 nhân viên. Trong số 32 lãnh đạo này, NCS đã lựa chọn được 11 lãnh đạo của 11 NHTM để tham gia thực hiện phỏng vấn chuyên sâu, 11 lãnh đạo được chọn là người có nhiều kinh nghiệm về quản trị RRTD nói chung, sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD nói riêng vị trí công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng của 11 chuyên gia này được thể hiện tại bảng 3.3 ở chương 3. về thủ tục thu thập dữ liệu, NCS chọn thủ tục thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn sâu tay đôi công cụ là dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở. Về phân tích dữ liệu, NCS chọn thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai được thực hiện với ba công đoạn là phân tích mở, phân tích hướng vào các chủ đề trọng tâm, và phân tích chọn lọc. Với 11 chuyên gia là những nhà quản trị cấp trung và cấp cao tại 11 NHTM Việt Nam đã được chọn, NCS tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với từng chuyên gia, dựa trên cách tiếp cận lý thuyết nền, dữ liệu định tính có được từ việc phỏng vấn chuyên sâu 11 chuyên gia này, được NCS phân tích và tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng quản trị RRTD, khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, để phát triển mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, ngoài phân tích và tổng hợp dữ liệu có được từ phỏng vấn sâu 11 chuyên gia, NCS cũng tiến hành quy nạp theo các điều kiện, biến quan sát liên quan đến các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Các điều kiện và các biến quan sát được NCS chọn đưa vào mô hình, đó là khi các điều kiện và các biến quan sát đó có tối thiểu 70% số chuyên gia lựa chọn. Với tổng số 11 chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn, các điều kiện và các biến quan sát sẽ được chọn đưa vào mô hình khi có ít nhất 8 chuyên gia đề cập khi trả lời phỏng vấn. Thêm vào đó, để có được dấu hiệu nhận diện sự đáp ứng của các biến quan sát về mặt định tính trong mô hình này, NCS tiến hành diễn dịch và quy nạp dữ liệu đã được phân tích, tổng hợp sau khi phỏng vấn chuyên sâu 11 chuyên gia. Kết quả tổng hợp từ phỏng vấn sâu các chuyên gia cho thấy, để có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, đòi hỏi phải đáp ứng được năm điều kiện với tổng số 12 biến quan sát. Bên cạnh đó, về mặt định tính, có thể đánh giá sự đáp ứng của từng biến quan sát thông qua các dấu hiệu nhận diện (dữ liệu được thể hiện ở bảng 4.1). Bảng 4.1. Các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam TT Điều kiện Biến quan sát Dấu hiệu nhận diện sự đáp ứng của các biến quan sát về mặt định tính 1 Sự phát triển về quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam Sự phát triển về các mô hình quản trị RRTD hiện đại (PTQT_BQSI) Được biểu hiện bởi việc các NHTM Việt Nam đã áp dụng hoặc đã hiện diện các yếu tố nền tảng để có thể áp dụng các mô hình quản trị RRTD hiện đại phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế đã áp dụng hoặc có khả năng áp dụng các mô hình rủi ro “khởi tạo phân bổ” chủ động thông qua các công cụ chuyển giao RRTD, đặc biệt là công cụ PSTD Sự phát triển về các công cụ quản trị RRTD hiện đại (PTQT_BQS2) Được biểu hiện bởi việc các NHTM Việt Nam đã sử dụng hoặc có khả năng sử dụng các công cụ quản trị RRTD hiện đại hệ thống cảnh báo sớm để nhận diện RRTD, công cụmô hình định lượng RRTD đối với khoản vay và danh mục cho vay, mô hình RAROC Sự phát triển về hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin (PTQT_BQS3) Được biểu hiện bởi việc các NHTM Việt Nam đã phát triển hoặc có khả năng phát triển kho dữ liệu tập trung dựa trên việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 thu thập, lưu trữ, xử lý, truy xuất thông tin để quản trị RRTD dựa vào dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, khả năng kết nối vạn vật; đã phát triển hoặc có khả năng phát triển hệ thống công nghệ thông tin được tích hợp vào một tổng thể nhằm tự   động hóa các nghiệp vụ liên quan đến quản trị RRTD áp dụng việc quản trị RRTD dựa trên nền tảng ngân hàng số 2 Sự phát triển về nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam Sự thay đổi nhận thức về sự đổi mới quản trị RRTD (PTNL_BQS4) Được biểu hiện bởi việc những nhà quản trị, những người thực thi nghiệp vụ chuyên môn của các NHTM Việt Nam có sự đổi mới căn bản, toàn diện đối với quản trị RRTD. Trong đó, bao gồm sự thay đổi nhận thức, quan điểm về RRTD và quản trị RRTD nhìn nhận RRTD và quản trị RRTD trong trạng thái “động”; có sự thay đổi về cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật và mô hình rủi ro đối với quản trị RRTD tiếp cận quản trị danh mục chủ động thông qua việc áp dụng các mô hình rủi ro hiện đại Sự phát triển về chất lượng của đội ngũ nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản trị RRTD (PTNL_BQSs) Được biểu hiện bởi việc đội ngũ nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam có sự hiểu biết sâu và có khả năng vận dụng tốt những công cụ quản trị RRTD hiện đại theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế các mô hình đo lường rủi ro danh mục, RAROC, PSTD; có sự hiểu biết sâu và khả năng vận dụng tốt những văn bản pháp lý có liên quan đến quản trị RRTD 3 Sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về PSTD Sự hoàn thiện về hành lang pháp lý đối với PSTD và các lĩnh vực khác có liên quan đến PSTD (MTPL_BQSó) Được biểu hiện bởi việc ban hành đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các văn bản pháp lý có liên quan đến PSTD, quản trị RRTD đối với các NHTM Việt Nam; quy định đầy đủ, cụ thể phương thức giao dịch và thanh toán đối với PSTD trong các văn bản Pháp lý của Việt Nam các quy định này được thể chế hóa trong các văn bản pháp lý của Việt Nam   Sự phát triển của các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các tổ chức tham gia thực thi những thiết chế đối với các hoạt động về PSTD (MTPL_BQS7) Được biểu hiện bởi sự hiện diện và kinh nghiệm hoạt động của các tổ chức tham gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các tổ chức tham gia thực thi những thiết chế đối với các hoạt động về PSTD điều chỉnh, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ những quy định về giao dịch, thanh toán, công khai, minh bạch thông tin đối với các hoạt động về PSTD Sự hoàn thiện về hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam liên quan đến quản trị RRTD và PSTD (MTPL_BQSs) Được biểu hiện bởi việc ban hành đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các văn bản pháp lý về thanh tra, giám sá

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRỪỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH li li li li li TRẦN CHÍ CHINH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chun ngành: Tài - Ngân hàng Mã ngành: 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS Nguyễn Thị Nhung THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG NĂM 2022 TÓM TẮT LUẬN ÁN Trước bối cảnh ngân hàng thương mại (NHTM) V1ệt Nam trình cấu lại toàn diện hoạt động kinh doanh ngân hàng; đó, quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) địi hỏi NHTM Việt Nam cần phải có đổi tồn diện, đặc biệt đổi tiếp cận dựa chuẩn mực Hiệp ước an toàn vốn Basel II Basel III Sự xuất phái sinh tín dụng (PSTD), khơng cung cấp thêm cho NHTM cơng cụ để đầu tư, phịng ngừa RRTD, giảm thiểu RRTD tập trung đa dạng hóa danh mục cho vay; xuất PSTD tạo chế để quản trị chủ động RRTD Thực tế NHTM Việt Nam sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD năm 2006, đến việc sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam hạn chế Với mục tiêu nghiên cứu luận án, phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, khám phá điều kiện đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện điều kiện để sử dụng cơng cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam Để đạt mục tiêu nghiên cứu này, Nghiên cứu sinh (NCS) chọn cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa phương pháp lý thuyết (Grounded theory/GT) Về liệu, NCS sử dụng kết hợp ba loại liệu liệu thứ cấp, liệu sơ cấp thu thập thông qua khảo sát, liệu sơ cấp thu thập thông qua vấn sâu 11 chuyên gia lãnh đạo 11 NHTM Việt Nam Về thủ tục phân tích liệu, bên cạnh phương pháp phân tích thống kê so sánh, NCS cịn áp dụng thủ tục phân tích liệu dựa GT triển khai Ngoài việc phản ánh thực trạng sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam, kết nghiên cứu luận án phát triển mơ hình điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam - bao gồm năm điều kiện với 12 biến quan sát; đồng thời đưa tiêu chí đánh giá mặt định tính đáp ứng biến quan sát thông qua dấu hiệu nhận diện Bên cạnh đó, nghiên cứu đưa kết phân tích, đánh giá hoàn thiện điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam; đồng thời đề xuất bốn nhóm giải pháp hai kiến nghị nhằm hoàn thiện điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Việt Nam q trình cấu lại tồn diện nhằm phát triển hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung, hệ thống NHTM nói riêng, đa theo hướng đại, hoạt động an toàn, hiệu vững chắc, có khả cạnh tranh lớn nhờ dựa tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế Trong đó, quản trị RRTD, địi hỏi NHTM Việt Nam cần phải có đổi toàn diện, đặc biệt đổi tiếp cận dựa chuẩn mực Hiệp ước an toàn vốn Basel II Basel III Sự xuất PSTD, không cung cấp thêm cho NHTM công cụ để đầu tư, phòng ngừa RRTD, giảm thiểu RRTD tập trung đa dạng hóa danh mục cho vay; xuất PSTD tạo chế để quản trị chủ động RRTD Để đổi toàn diện quản trị RRTD hoạt động cho vay; cách NHTM Việt Nam tiếp cận, áp dụng mơ hình rủi ro “khởi tạo - phân bổ” chủ động thông qua sử dụng cơng cụ PSTD Theo tìm hiểu nghiên cứu sinh (NCS), có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM, nghiên cứu chủ yếu thực nước phát triển - nơi thị trường PSTD hình thành phát triển, nơi mà NHTM có phát triển cao quản trị RRTD Tại Việt Nam có số nghiên cứu đề cập đến chủ đề - nghiên cứu Lê Hồ An Châu (2006) “Bàn số điều kiện cần thiết để phát triển thị trường công cụ tín dụng phái sinh Việt Nam”; Huỳnh Thị Hương Thảo Bùi Nguyên Khá (2014) “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng công cụ PSTD NHTM Việt Nam”; Trần Chí Chinh (2019) “Sử dụng cơng cụ hoán đổi RRTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam” Tuy nhiên, nghiên cứu này, đưa số gợi ý liên quan đến điều kiện để hình thành phát triển thị trường PSTD Việt Nam tiếp cận điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD số phương diện riêng lẻ Vì vậy, việc NCS chọn đề tài luận án “Sử dụng công cụ phái sinh quản trị RRTD NHTM Việt Nam” nhằm phân tích thực trạng việc sử dụng công cụ PSTD, khám phá điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam - điều kiện phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam; qua đánh giá hồn thiện điều kiện, đồng thời đưa giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam Mục tiêu câu hỏi nghiên cứu ■ Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát đề tài phân tích thực trạng việc sử dụng cơng cụ PSTD, khám phá điều kiện đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam ■ Mục tiêu cụ thể câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể câu hỏi nghiên cứu tương ứng NCS xác lập sau: - Mục tiêu nghiên cứu 1: Phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam; câu hỏi nghiên cứu cho mục tiêu là: + Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạngRRTD NHTM Việt Nam nào? + Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng sử dụng công cụ PSTD công cụ chuyển giao RRTD khác quản trị RRTD NHTM Việt Nam nào? - Mục tiêu nghiên cứu 2: Khám phá điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam; câu hỏi nghiên cứu cho mục tiêu là: + Câu hỏi nghiên cứu 3: Để sử dụng cơng cụ PSTD quản trị RRTD, NHTM Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện gì? chúng đánh giá thơng qua biến quan sát nào? + Câu hỏi nghiên cứu 4: Thực tế hoàn thiện điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam nào? - Mục tiêu nghiên cứu 3: Đề xuất giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam; câu hỏi nghiên cứu cho mục tiêu là: + Câu hỏi nghiên cứu 5: Để hoàn thiện điều kiện sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD, NHTM Việt Nam cần thực nhóm giải pháp nào? + Câu hỏi nghiên cứu 6: Để hoàn thiện điều kiện sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD, quan quản lý nhà nước Việt Nam cần thực nhóm giải pháp kiến nghị nào? Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài việc sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Trong đó, tập trung vào việc khám phá điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu không gian: Đề tài nghiên cứu NHTM Việt Nam Phạm vi nghiên cứu thời gian: Để phục vụ cho nội dung nghiên cứu, NCS sử dụng kết hợp ba loại liệu, liệu thứ cấp thu thập thông qua báo cáo, tài liệu công bố công khai thu thập khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020; liệu sơ cấp thu thập thông qua khảo sát lãnh đạo, nhân viên thẩm định tín dụng/quản lý RRTD NHTM Việt Nam - NCS thực khoảng thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2019; liệu sơ cấp thu thập thông qua vấn sâu lãnh đạo NHTM Việt Nam - NCS thực khoảng thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 11/2020 Phương pháp nghiên cứu Để thực đề tài nghiên cứu “Sử dụng công cụ phái sinh quản trị RRTD NHTM Việt Nam”, NCS lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa phương pháp GT Bởi trình bày phần khoảng trống nghiên cứu, thiếu lý thuyết điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM, đặc biệt điều kiện phù hợp với đặc điểm quốc gia phát triển Việt Nam Do đó, khơng vấn đề nghiên cứu mới, mà Việt Nam gần chưa có liệu định lượng PSTD Để đạt mục tiêu nghiên cứu luận án thông qua cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa phương pháp GT Ngồi việc áp dụng phương pháp phân tích thống kê so sánh để xử lý liệu thứ cấp liệu sơ cấp thu thập thông qua khảo sát; NCS cịn áp dụng thủ tục phân tích liệu dựa GT triển khai liệu sơ cấp thu thập thông qua vấn sâu chuyên gia Những đóng góp nghiên cứu Kết nghiên cứu luận án có đóng góp mặt lý luận thực tiễn sau: - mặt lý luận, học thuật: Kết nghiên cứu luận án phát triển mơ hình điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam - bao gồm năm điều kiện với 12 biến quan sát, đồng thời đưa dấu hiệu nhận diện dùng để đánh giá đáp ứng biến quan sát mặt định tính - mặt thực tiễn: Kết nghiên cứu luận án, việc cho thấy thực trạng việc sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam, phản ánh thực trạng hoàn thiện điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam Điều không giúp nhà quản trị NHTM Việt Nam có thêm sở việc xây dựng lộ trình triển khai mơ hình quản trị RRTD đại phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; chúng cịn giúp nhà hoạch định sách có thêm sở việc đưa định hướng, giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ, giám sát hoạt động quản trị RRTD NHTM Việt Nam Ket cấu luận án Ngoài phần mở đầu kết luận, nội dung luận án kết cấu thành chương, với nội dung sau: Chương Tổng quan nghiên cứu trước Chương Cơ sở lý luận sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Chương Phương pháp nghiên cứu Chương Thực trạng sử dụng công cụ PSTD điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam Chương Các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam CHƯƠNG TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1 Các nghiên cứu nước nước 1.2 Các hướng tiếp cận nghiên cứu khoảng trống nghiên cứu 1.2.1 Các hướng tiếp cận nghiên cứu Kết nghiên cứu trình bày phần cho thấy, sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD ngân hàng, chúng tác giả đề cập với nhiều hướng tiếp cận khác Bên cạnh hướng tiếp cận lợi ích rủi ro, động việc sử dụng công cụ PSTD; với nỗ lực nhằm tìm giải pháp để nâng cao lợi ích, hạn chế rủi ro cho chủ thể sử dụng công cụ PSTD, nâng cao tính cơng khai, minh bạch nhằm hạn chế rủi ro hoạt động liên quan đến PSTD, nhiều tác giả tiếp cận hướng nghiên cứu điều kiện giải pháp để hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức bên mua bên bán PSTD 1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu Từ việc lược khảo nghiên cứu trước phần cho thấy, nghiên cứu chủ đề có liên quan đến sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM, chúng tác giả đề cập với nhiều hướng tiếp cận khách Bên cạnh hướng tiếp cận lợi ích rủi ro, động việc sử dụng công cụ PSTD; với nỗ lực nhằm tìm giải pháp để nâng cao lợi ích, hạn chế rủi ro cho chủ thể sử dụng cơng cụ PSTD, nâng cao tính cơng khai, minh bạch nhằm hạn chế rủi ro hoạt động liên quan đến PSTD, nhiều tác giả tiếp cận hướng nghiên cứu điều kiện giải pháp để hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức bên mua bên bán PSTD Về phương pháp tác giả sử dụng để nghiên cứu liên quan đến chủ đề này, chúng đa dạng, bên cạnh việc sử dụng mô hình lý thuyết kinh tế kết hợp với sử dụng toán kinh tế, nhiều tác giả sử dụng phương pháp định tính, định lượng hỗn hợp Mặc dù kết từ nghiên cứu trước đa dạng - hướng tiếp cận nghiên cứu phương pháp nghiên cứu, có khoảng trống lý thuyết, là: Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM, chủ yếu thực quốc gia phát triển Mỹ nước Châu Âu; nơi thị trường PSTD hình thành phát triển, nơi mà NHTM có phát triển cao quản trị RRTD, nơi mà sở hạ tầng thị trường tài phát triển cao - pháp lý, hệ thống sở liệu công nghệ thơng tin Trong đó, số đặc điểm chưa diện điều kiện kinh tế phát triển - có Việt Nam Thứ hai, nghiên cứu nhằm tìm giải pháp để hạn chế rủi ro cho bên tham gia mua bán PSTD điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD; chúng phần lớn tác giả tiếp cận phương diện riêng lẻ - tập trung vào điều kiện, giải pháp liên quan đến việc sử dụng công cụ PSTD chủ thể tham gia mua bán PSTD; điều kiện, giải pháp liên quan đến hoàn thiện hệ thống pháp lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động PSTD quan quản lý nhà nước Với quốc gia phát triển Việt Nam - nơi mà quản trị RRTD NHTM phát triển chưa cao, nơi mà hoạt động PSTD hạn chế Để NHTM sử dụng hiệu công cụ PSTD quản trị RRTD, cần thêm lý thuyết điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM tiếp cận cách tổng thể bao gồm điều kiện thuộc nội lực NHTM, điều kiện thuộc mơi trường hoạt động có liên quan đến việc sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Từ khoảng trống nghiên cứu trước, NCS định chọn đề tài “Sử dụng công cụ phái sinh quản trị RRTD NHTM Việt Nam” nhằm phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, khám phá điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM Việt Nam Ngồi ra, để có sở cho việc đề xuất giải pháp kiến nghị, NCS thực việc đánh giá hoàn thiện điều kiện để sử dụng công cụ PSTD quản trị RRTD NHTM

Ngày đăng: 16/08/2023, 20:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3. Danh sách các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn sâu - Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Bảng 3.3. Danh sách các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn sâu (Trang 23)
Bảng 3.1. Các loại tài liệu và nguồn thu thập đối với dữ liệu thứ cấp...............................72 - Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Bảng 3.1. Các loại tài liệu và nguồn thu thập đối với dữ liệu thứ cấp...............................72 (Trang 105)
Hình 2.2. Sơ đồ hoán đổi tổng thu nhập - Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Hình 2.2. Sơ đồ hoán đổi tổng thu nhập (Trang 152)
Hình 2.3. Sơ đồ quyền chọn bán chênh lệch tín dụng - Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Hình 2.3. Sơ đồ quyền chọn bán chênh lệch tín dụng (Trang 153)
Bảng 3.3. Danh sách các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn sâu - Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Bảng 3.3. Danh sách các chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn sâu (Trang 189)
Hình 4.1. Tỷ trọng tổng tài sản có của các NHTM Việt Nam so với toàn hệ thống các TCTD giai đoạn 2016 - 2020 - Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Hình 4.1. Tỷ trọng tổng tài sản có của các NHTM Việt Nam so với toàn hệ thống các TCTD giai đoạn 2016 - 2020 (Trang 196)
Hình 4.2. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD giai đoạn 2016 - 2020 - Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Hình 4.2. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD giai đoạn 2016 - 2020 (Trang 197)
Bảng 4.1. Tổng dư nợ cho vay, dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Bảng 4.1. Tổng dư nợ cho vay, dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 (Trang 198)
Hình 4.3. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước và chỉ số giá tiêu dùng của - Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Hình 4.3. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước và chỉ số giá tiêu dùng của (Trang 199)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w