1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx

140 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 379,07 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI (15)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (15)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (17)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4 Tính mới và đóng góp của đề tài (18)
    • 1.5 Cấu trúc của đề tài (19)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh của ngân hàng thương mại (20)
      • 2.1.1 Khái niệm cạnh tranh của ngân hàng thương mại (20)
      • 2.1.2 Tính đặc thù trong cạnh tranh của ngân hàng thương mại (23)
      • 2.1.3 Các phương pháp đo lường mức độ cạnh tranh của ngân hàng thương mại 11 (24)
        • 2.1.3.1 Chỉ số H (H Statistic) (24)
        • 2.1.3.2 Chỉ số Lerner (26)
        • 2.1.3.3 Chỉ số Boone (27)
        • 2.1.3.4 So sánh các phương pháp đo lường mức độ cạnh tranh (28)
    • 2.2 Cơ sở lý luận về tập trung thị trường ngân hàng thương mại (29)
      • 2.2.1 Khái niệm và phân loại thị trường trong ngành ngân hàng (29)
        • 2.2.1.1 Khái niệm thị trường (29)
        • 2.2.1.2 Phân loại thị trường (30)
      • 2.2.2 Khái niệm về tập trung thị trường (34)
      • 2.2.3 Các phương pháp đo lường mức độ tập trung của ngân hàng thương mại (36)
        • 2.2.3.1 Chỉ số tập trung CR (Concentration ratio) (36)
        • 2.2.3.2 Chỉ số Herfindahl - Hirschman (HHI) (0)
        • 2.2.3.3 Đường cong Lorenz (39)
        • 2.2.3.4 Hệ số Gini ( Gini coefficient) (41)
    • 2.3 Tổng quan các nghiên cứu về mức độ tập trung và cạnh tranh của ngân hàng thương mại (42)
      • 2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước (43)
      • 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước (45)
  • CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TẬP TRUNG VÀ CẠNH TRANH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (47)
    • 3.1 Đánh giá mức độ tập trung (47)
      • 3.1.1 Đánh giá mức độ tập trung bằng chỉ số CR (47)
      • 3.1.2 Đánh giá mức độ tập trung bằng chỉ số HHI (48)
    • 3.2 Đánh giá mức độ cạnh tranh (49)
      • 3.2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu (49)
      • 3.2.2 Đo lường các biến (50)
        • 3.2.2.1 Biến phụ thuộc (50)
        • 3.2.2.2 Biến độc lập (51)
    • 3.3 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu (54)
      • 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu (54)
        • 3.3.1.1 Mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effect Model - FEM) (54)
        • 3.3.1.2 Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model -REM) (55)
        • 3.3.1.3 Kiểm định Hausman (56)
      • 3.3.2 Dữ liệu nghiên cứu (57)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ MỨC ĐỘ TẬP TRUNG VÀ CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (59)
    • 4.1 Kết quả phân tích mức độ tập trung (59)
      • 4.1.1 Mức độ tập trung dựa trên chỉ số CR3, CR5 (59)
      • 4.1.2 Mức độ tập trung dựa trên chỉ số HHI (61)
    • 4.2 Kết quả phân tích mức độ cạnh tranh (66)
      • 4.2.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu (66)
      • 4.2.2 Phân tích tương quan và kiểm định đacộng tuyến (68)
        • 4.2.2.1 Ma trận tương quan (68)
        • 4.2.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến (69)
      • 4.2.3 Kết quả hồi quy (70)
        • 4.2.3.1 Kiểm định Hausman (70)
        • 4.2.3.2 Kiểm định khuyết tật của mô hình (72)
        • 4.2.3.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS (73)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ CẠNH TRANH VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (77)
    • 5.1 Kết luận về đánh giá mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam (77)
    • 5.2 Các khuyến nghị và chính sách (78)
      • 5.2.1 Khuyến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (78)
      • 5.2.2 Khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại (79)
    • 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất các nghiên cứu bổ sung tương lai (82)
  • KẾT LUẬN ...................................................................................................... 71 (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73 (84)
  • PHỤ LỤC ......................................................................................................... 77 (88)

Nội dung

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC LAM VY MỨC ĐỘ TẬP TRUNG VÀ CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUY[.]

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Cùng với cải cách kinh tế, tự do thương mại, hội nhập kinh tế toàn cầu trong những năm qua đã trở thành tiêu điểm và nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của ngành ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Vai trò của hệ thống ngân hàng luôn có vị trí quan trọng cho nền kinh tế, các ngân hàng huy động, phân bổ và đầu tư rất nhiều vào các hoạt động kinh tế xã hội, vì vậy hiệu quả hoạt động của ngân hàng có những tác động đáng kể đến phân bổ vốn, tăng trưởng doanh nghiệp, mở rộng công nghiệp và phát triển kinh tế Hơn thế nữa, hệ thống ngân hàng cũng là công cụ quan trọng giúp Chính phủ trong việc điều tiết sự ổn định trong thị trường tài chính và quản lý kinh tế quốc dân Chính vì thế, những sự thay đổi của hệ thống này có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến toàn nền kinh tế Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng Việt Nam đã và đang có những thay đổi nhanh chóng nhằm thích nghi với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới cũng như sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các biến cố kinh tế Sau những thay đổi về cấu trúc, những chuyển đổi về mô hình hoạt động, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể trong việc phát triển về quy mô, cơ cấu, năng lực quản trị cũng như số lượng với hệ thống mạng lưới rộng khắp.

Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh thương mại diễn ra cũng như các biến động kinh tế do ảnh hưởng đại dịch toàn cầu đã tác động tới sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ những bất cập nhất định thông qua chất lượng tài sản thấp, nợ xấu tăng cao, trình độ quản trị nguồn nhân lực còn yếu,… Từ những điều đó đã đặt ra câu hỏi cho hệ thống ngân hàng về việc đưa ra các chính sách, biện pháp xử lý kịp thời, khắc phục hiệu quả Trong giai đoạn gần đây, hệ thống pháp lý Việt Nam đã ban hành những quyết định liên quan đến vấn đề cơ cấu lại TCTD; có thể kể đến là Quyết định1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 về cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý

2 nợ xấu giai đoạn 2016-2020; Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 về Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2025, định hướng đến năm 2030… Đến nay, các đề án đã đạt được những kết quả nhất định như tính thanh khoản của hệ thống được bảo đảm, những điều kiện có lợi được tạo ra để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được các ngân hàng thương mại yếu kém thông qua việc mua bán, sáp nhập hoặc cho phép các TCTD tự tái cơ cấu nhằm ổn định hoạt động Tuy nhiên, hoạt động hợp nhất và sáp nhập các ngân hàng thương mại đang làm dấy lên những lo ngại về mức độ tập trung thị trường.Việc hợp nhất và sáp nhập có thể làm tăng sự tập trung và do đó tạo ra mức giá bất lợi hơn cho khách hàng về tiền gửi và tiền vay,… Một nghiên cứu cho thấy tác động bất lợi về giá của M & A làm tăng đáng kể mức độ tập trung cục bộ vào thị trường ngân hàng Hoa Kỳ (Prager và Hannan

1998) Qua đó, mức độ tập trung của thị trường ngân hàng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh bởi càng tập trung thì càng dễ dẫn đến tồn tại sự chi phối thị trường đến từ một hay một nhóm ngân hàng lớn Điều này tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh và gây rủi ro trong khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, vì các ngân hàng có năng lực cạnh tranh yếu kém hoặc không sẽ bị thay thế bằng các ngân hàng sở hữu năng lực cạnh tranh tốt hơn.

Ngoài ra, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế thế giới được kết nối với nhau nhiều hơn, Việt Nam cũng không ngoại lệ, trong quá trình tự do tài chính hóa và tiến trình hội nhập quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức So với các ngân hàng trên thế giới và thậm trí là trong khu vực, các ngân hàng thương mại Việt Nam còn non trẻ cả về trình độ, quy mô và năng lực quản trị Trước thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra sôi nổi, đã tạo nên những áp lực lên nền kinh tế Việt Nam nói chung và gây ra những sức ép nhất định đến thị trường ngành ngân hàng nói riêng, kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đổi mới liên tục.

Từ những vấn đề trên, người viết chọn đề tài “Mức độ tập trung và cạnh

3 tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm rõ sự tập trung của các ngân hàng trong các khía cạnh khác nhau cũng như làm rõ mức độ cạnh tranh trong thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay Thông qua nghiên cứu này, đề tài giúp các ngân hàng thương mại có cái nhìn tổng quan về mức độ cạnh tranh ngành trong nền kinh tế mở và góp phần giúp các ngân hàng có những định hướng thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Ngoài ra, nghiên cứu về mức độ tập trung và cạnh tranh của ngân hàng có ý nghĩa chính sách quan trọng giúp Nhà nước có thể điều tiết thị trường, duy trì sự ổn định thị trường tài chính.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Xuất phát từ tổng quan tình hình nghiên cứu và sự cần thiết của nghiên cứu mức độ tập trung và sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, khóa luận “Mức tập trung và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” hướng đến các mục đích sau:

(1) Trình bày cơ sở lý luận về cạnh tranh, cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và các chỉ số đo lường mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại;

(2) Phân tích thực trạng mức độ tập trung và cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2021, từ đó đánh giá cấu trúc thị trường của các ngân hàng thương mại;

(3) Từ kết quả đánh giá đưa ra một số khuyến nghị nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng an toàn, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài mức độ tập trung và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, bao gồm:

• Hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam;

• Thực trạng về sự tập trung và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

• Các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh và chiều hướng tác động đến ngân hàng thương mại Việt Nam.

Về không gian: Đề tài nghiên cứu tiến hành thu thập và phân tích số liệu cập nhật đến ngày 31/12/2021, đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 31 ngân hàng thương mại Việt Nam đang hoạt động

Về thời gian: số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính của từng ngân hàng và số liệu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn từ 2012 đến 2021.

Tính mới và đóng góp của đề tài

Khi thực hiện nghiên cứu này, tác giả nhận thấy đa phần các nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam khi nghiên cứu mức độ tập trung của ngành ngân hàng Việt Nam trước đây chỉ đo lường thị phần tổng tài sản, thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng mà chưa tập trung vào đo lường độ phủ sóng các điểm giao dịch của các ngân hàng.

Ngoài ra, giai đoạn nghiên cứu về mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khóa luận này là từ năm 2012 - 2021 Khoảng thời gian này được xem là cập nhật hơn so với các nghiên cứu trước đây về cạnh tranh hay mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp đánh giá mức độ tập trung và cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, chỉ ra những lo ngại về sự tập trung quy mô từ hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân hàng thương mại cũng như lưu ý các nhà quản trị, có những chiến lược hoặc chính sách phù hợp để tiến hành thực hiện hoạt động giám sát hệ thống ngân hàng trong thời gian sắp tới Bên cạnh đó, nghiên cứu này sẽ mang lại những đóng góp nhất định cho cả lý luận và thực tế trong việc đánh giá mức độ tập trung của hệ thống ngân hàng thương mạiViệt Nam theo phương thức hiện đại với cả hai hướng tiếp cận: hướng tiếp cận hệ thống và phi hệ thống Nâng cao mức độ cạnh tranh, góp phần to lớn vào kết quả

5 kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam và góp phần an toàn nền kinh tế.

Cấu trúc của đề tài

Bố cục dự kiến của khóa luận bao gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu mức độ tập trung và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận về mức độ tập trung và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị giải pháp nâng cao mức độ cạnh tranh và hoàn thiện hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Tại chương 1, tác giả đã đề cập đến tính cấp thiết của đề tài cũng như các nội dung có liên qua khác như: mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và kết cấu của đề tài nghiên cứu Đã đưa ra cái nhìn tổng quan và hướng nghiên cứu cho toàn bài.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận về cạnh tranh của ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm cạnh tranh của ngân hàng thương mại

❖ Khái niệm về ngân hàng thương mại

Hệ thống ngân hàng thương mại là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có tác động rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Song, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa cũng thúc đẩy sự hoàn thiện của ngân hàng thương mại và dần trở thành định chế tài chính không thể thiếu.

Theo Luật các Tổ chức tín dụng được thông qua ngày 12 tháng 12 năm

2017, tại Khoản 3 Điều 4, ngân hàng thương mại được định nghĩa là một loại hình ngân hàng, nó được phép kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm cũng như thực hiện tất cả các hoạt động như một ngân hàng bình thường, và các hoạt động này được quy định trong bộ luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận Trong văn bản luật này cũng đề cập đến hoạt động của ngân hàng gồm các nghiệp vụ: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Với những chức năng mang tính đặc biệt hơn các loại hình kinh doanh khác: chức năng trung gian tài chính; chức năng cung ứng phương tiện thanh toán;chức năng trung gian thanh toán Các ngân hàng thương mại không chỉ cung cấp cho người tiêu dùng những dịch vụ thiết yếu mà còn giúp tạo vốn và thanh khoản trên thị trường Các ngân hàng thương mại kiếm tiền từ nhiều loại phí và bằng cách thu lãi từ các khoản cho vay Các loại phí này khác nhau tùy theo sản phẩm, từ phí tài khoản (phí duy trì hàng tháng, phí số dư tối thiểu, phí thấu chi, …), phí két an toàn và phí trả chậm Nhiều sản phẩm cho vay cũng có các khoản phí ngoài lãi suất Các ngân hàng thương mại theo truyền thống thường được đặt tại các địa điểm thực tế Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, hầu hết các ngân hàng hiện nay cho phép khách hàng của họ thực hiện đa số các dịch vụ trực tuyến tương tự mà họ có thể thực hiện trực tiếp bao gồm chuyển khoản, gửi tiền và thanh toán hóa đơn Ngoài ra, ngày càng có nhiều ngân hàng chỉ hoạt động trực tuyến, nên họ có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn với chi phí thấp hơn hoặc không có chi phí cho khách hàng của họ Họ đảm bảo tính thanh khoản bằng cách lấy số tiền mà khách hàng gửi vào tài khoản của họ và cho người khác vay Các ngân hàng thương mại thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc nắm giữ vai trò cốt yếu trong việc tạo ra tín dụng, từ đó gia tăng sản xuất, việc làm và tạo điều kiện cho chi tiêu tiêu dùng tăng cao.

❖ Khái niệm cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Kể từ khi nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa phát triển, thuật ngữ

“cạnh tranh” đã được sử dụng một cách rộng rãi Vai trò của việc cạnh tranh rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Do vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thuật ngữ “cạnh tranh”.

Theo Từ điển tiếng Việt, cạnh tranh là một tình huống mà trong đó, ai đó đang cố gắng giành được thứ gì đó hoặc thành công hơn người khác.

Nghiên cứu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, C.Mác đã nhận định cạnh tranh là sự đấu tranh mang tính gay gắt và ganh đua giữa các nhà tư bản với nhau nhằm giành được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất lẫn tiêu thụ hàng hóa để đạt được mục đích là thu được lợi nhuận siêu ngạch (Mark, 1977).

Trong cuốn sách Competitve Advantage xuất bản 1985, Michael E.Porter định nghĩa cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần Bản chất của nó là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có (Porter, 1985).

Trong kinh tế học, cạnh tranh là sự tranh đua về kinh tế giữa những con người hoặc doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế đang cố gắng thành công hơn những đối thủ của họ, chẳng hạn như bằng cách tạo ra nhiều doanh số bán hàng hơn trên cùng một thị trường Trong quá trình sản xuất hàng hóa, những chủ thể này luôn ganh đua, kình địch với nhau nhằm đạt được những điều kiện có lợi hơn trong cả quá trình sản xuất lẫn tiêu thụ hoặc trong hoạt động tiêu dùng hàng hóa nhằm mục đích cuối cùng là thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Trên thực tế cạnh tranh có thể xảy ra với hầu hết các đối tượng trong nền kinh tế, giữa những người sản xuất với người tiêu dùng, giữa người tiêu dùng với nhau để có được hàng hóa với giá rẻ hơn và giữa những người sản xuất để giành được điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ tốt hơn.

Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD - Organization of Economic Co-operation and Development, 1997) đã định nghĩa về cạnh tranh là năng lực của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và khu vực trong quá trình tạo việc làm và nâng mức thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.

Trong nghiên cứu này, từ những khái niệm đã được đề cập, cạnh tranh được thống nhất định nghĩa là sự ganh đua giữa các chủ thể trong nền kinh tế thông qua các hành vi, tận dụng những năng lực nội tại và ngoại sinh cùng và những sự nỗ lực trong công cuộc tìm kiếm những biện pháp khác nhau để giành được những mục tiêu, thị phần kinh tế và mang lại lợi nhuận cao nhất. Đối với lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh của ngân hàng thương mại là khả năng tận dụng cơ hội để phát huy và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của mình, để giành lấy thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các ngân hàng khác. Trong ngành ngân hàng, cạnh tranh được hiểu là việc các ngân hàng tranh giành các nhân tố có lợi trong kinh doanh và giành số lượng khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình để đạt được mục tiêu lợi nhuận Ngoài ra, cạnh tranh cũng chính là một sự nỗ lực hoạt động mang tính đồng bộ khi các ngân hàng cố gắng cung ứng cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, chi phí rẻ nhằm khẳng định vị trí của ngân hàng để có thể nổi bật hơn những ngân hàng còn lại,đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường cạnh tranh đến hoạt động kinh doanh.

2.1.2 Tính đặc thù trong cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng không nằm ngoài quy luật của nền kinh tế thị trường, các NHTM vẫn luôn áp lực khi phải luôn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để duy trì sự tồn tại và phát triển Vì tính chất đặc thù trong lĩnh vực mà NHTM đang hoạt động nên khi xét đến vấn đề cạnh tranh thì so với các tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa NHTM có những đặc tính nhất định.

Thứ nhất, các ngân hàng cạnh tranh nhưng có sự hợp tác với nhau trong ngành nhạy cảm, nhiều rủi ro Một ngân hàng mới bất kỳ nào khi chính thức đi vào hoạt động, tham gia vào thị trường tức là đã sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh với các NHTM khác Thông qua các hoạt động huy động tiền gửi, cấp tín dụng, các dịch vụ khác mà trong quá trình hoạt động của các NHTM đã có những mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều đối trong nền kinh tế từ các cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội Không những thế trong quá trình hoạt động của NHTM, nhiều đối tượng trở thành khách hàng chung của các ngân hàng thông qua các hoạt động tài trợ dẫn đến trách nhiệm và quyền lợi của các ngân hàng cũng được liên đới với nhau trong một giới hạn nhất định nên những ảnh hưởng xấu tới an toàn hệ thống các ngân hàng thương mại là điều khó tránh khỏi, thậm chí các đối tượng có liên quan cũng bị ảnh hưởng nếu một ngân hàng nào đó khó khăn trong kinh doanh và có nguy cơ phá sản Do đó, mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh, làm suy yếu, dẫn đến sụp đổ NHTM khác có thể đem lại những hậu quả to lớn và nhiều khả năng loại trừ chính ngân hàng đó Chính vì vậy, các NHTM vừa phải cạnh tranh tồn tại và phát triển, mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng rủi ro hệ thống.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh cũng như cạnh tranh trong ngành ngân hàng phụ thuộc mạnh mẽ vào môi trường bên ngoài Có nhiều nhân tố tác động đến ngành ngân hàng như kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hóa Dù chỉ có sự thay đổi nhỏ của các yếu tồ này cũng đều tác động rất nhanh và mạnh đến môi trường kinh doanh chung, tiềm ẩn những mối nguy hại đến sự tồn tại của hệ thống ngân hàng Vì thế, cạnh tranh trong ngành ngân hàng so với những ngành khác luôn đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn Ví dụ, khi ngân hàng muốn kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu về vốn, công nghệ, cơ sở vật chất Để bảo đảm dịch vụ của chính ngân hàng mình phải luôn hoạt động một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện và đảm bảo tính bảo mật cao, thì điều kiện tiên quyết là ngân hàng phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, công nghệ hiện đại.

Thứ ba, cạnh tranh trong ngành ngân hàng có sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp của ngân hàng Nhà nước Việt Nam Có hai nguyên nhân chính khiến ngân hàng Nhà nước can thiệp và quản lý chặt chẽ hoạt động cạnh tranh của các NHTM Đầu tiên, tiền tệ là phương tiện kinh doanh của các NHTM, cũng là công cụ để quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Bằng những công cụ của chính sách tiền tệ thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá hối đoái,… và với vị thế tài chính của mình, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có quyền hạn trong việc vận hành các công cụ điều tiết thị trường tài chính thông qua việc xác lập các biện pháp tác động đến các đối tượng cụ thể trong thị trường tiền tệ và thực hiện giám sát, kiểm soát hoạt động của các NHTM trong những trường hợp đặc biệt như tình trạng kiểm soát đặc biệt, tình trạng mất hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc thanh toán, tình trạng phá sản Do đó, hoạt động cạnh tranh của các NHTM trên thị trường tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng với bất kì động thái nào của NHNN tác động đến thị trường tiền tệ Hơn thế nữa, các hoạt động của NHTM có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các chủ thể của nền kinh tế Do đó, để tránh mạo hiểm, ngân hàng Nhà nước luôn có những hoạt động giám sát hoặc kiểm soát chặt chẽ, toàn diện đối với ngành ngân hàng.

2.1.3 Các phương pháp đo lường mức độ cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Chỉ số H là chỉ số dùng để đo lường mức độ co giãn giữa chi phí đầu vào với doanh thu của ngân hàng, được tính toán dựa trên mô hình của Panzar – Rosse

(1987) Chỉ số H càng lớn cho thấy mức độ cạnh tranh càng cao trong hệ thống ngân hàng Hệ số H được xác định theo công thức sau:

Bj là hệ số của giá đầu vào

Hệ số H đại diện cho mức độ cạnh tranh tổng thể thị trường xem xét Theo Panzar Rosse, giá trị của H nằm trong khoảng (-∞; 1), cụ thể:

• 0 < H < 1: Thị trường cạnh tranh độc quyền với chỉ số H càng lớn thể hiện mức độ cạnh tranh càng cao

• H= 1: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Cơ sở lý luận về tập trung thị trường ngân hàng thương mại

2.2.1 Khái niệm và phân loại thị trường trong ngành ngân hàng

Trong cuốn Kinh tế học được Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản 1992, Giáo sư Kinh tế học David Begg định nghĩa thị trường là sự biểu hiện một cách súc tích của quá trình mà thông qua đó, các quyết định được đưa ra dựa trên sự cân bằng,dung hòa thông qua sự điều chỉnh giá cả trong các khía cạnh như các quyết định về mặt hàng nào được gia đình tiêu dùng; các quyết định về loại hàng hóa sản xuất và quy trình sản xuất như thế nào của các công ty; các quyết định thời gian làm việc bao lâu và làm việc cho ai của người lao động (David Begg, Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội 1992, trang 11)

Nhìn một cách cụ thể hơn, thị trường là tập hợp sự thỏa thuận thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc qua lại lẫn nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nhau trong một khu vực Khu vực có thể là quốc gia, vùng lãnh thổ, tiểu bang hoặc thành phố Giá trị, chi phí và giá cả của các mặt hàng được giao dịch theo lượng cung và cầu trên một thị trường Thị trường có thể là một thực thể vật lý, hoặc có thể là ảo; nó có thể là địa phương hoặc toàn cầu; hoàn hảo hoặc không hoàn hảo.

Mặt khác, theo kinh tế học vĩ mô, thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các hàng hóa và dịch vụ Nơi các bên gặp nhau để mua và bán những thứ có nhu cầu trên thị trường, giá cả cũng được xác định bởi sự cạnh tranh Có thể có một số can thiệp của Chính phủ hoặc những kế hoạch hóa tập trung Nói cách khác, thị trường là tổng hợp các quan hệ được hình thành trong quá trình hoạt động mua bán diễn ra.

Như vậy, thị trường được hiểu là tập hợp những người mua và người bán trao đổi và tương tác qua lại lẫn nhau Cấu trúc thị trường mô tả hành vi của người bán và người mua trong thị trường.

Căn cứ vào những đặc điểm và tính chất cạnh tranh có thể chia thị trường thành các cấu trúc thị trường như sau:

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

- Thị trường độc quyền hoàn toàn.

- Thị trường cạnh tranh độc quyền.

- Thị trường độc quyền nhóm (tập đoàn)

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cả người mua và người bán đều là những người định giá, tức giá cả được xác định theo cung cầu thị trường Tuy nhiên, những người định giá này không thể tác động lên giá thị trường vì họ thiếu thị phần đáng kể Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 03 đặc điểm cho bản: (1) không có nhà cung cấp nào chiếm thị phần đáng kể, (2) đầu ra của ngành được chuẩn hóa (đồng nhất), (3) các doanh nghiệp có thể tự do ra vào ngành Cụ thể: Để một ngành có thể cạnh tranh hoàn hảo, thì không có nhà sản xuất riêng lẻ nào nắm giữ thị phần lớn so với cả ngành Các nhà cung cấp này không có khả năng chi phối thị trường bằng những quyết định của bản thân họ.

Các sản phẩm của ngành được tiêu chuẩn hóa Cạnh tranh hoàn hảo chỉ có thể xảy ra khi người tiêu dùng cho rằng sản phẩm của tất cả các nhà sản xuất là tương đương nhau Vì các sản phẩm là chuẩn hóa (đồng nhất), nên sản phẩm hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp có thể dễ dàng thay thế nhau.

Phần lớn các ngành cạnh tranh hoàn hảo cho phép các doanh nghiệp ra vào ngành một các dễ dàng, có thể là do không có sự trở ngại từ các quy định của Chính phủ Ngoài ra, các chủ thể kinh tế trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo cũng biết các điều kiện và cũng dễ dàng trong việc tiếp cận, sở hữu các thông tin liên quan đến thị trường Không có sự can thiệp từ Chính phủ trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Thị trường độc quyền hoàn toàn

Thị trường độc quyền là thị trường mà một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định chỉ được cung cấp bởi một công ty Cấu trúc thị trường độc quyền có các đặc điểm của độc quyền thuần túy, trong đó một công ty duy nhất kiểm soát hoàn toàn thị trường và quyết định việc cung cấp và giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Do đó, thị trường độc quyền là thị trường không cạnh tranh vì chỉ có một người bán duy nhất và không có sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế tương đối.

Những đặc điểm của thị trường độc quyền:

Một người bán: Trong một thị trường độc quyền, vì chỉ duy nhất có một người bán nên có thể nói thị trường này được điều tiết bởi chính một nhà cung cấp duy nhất đó Do đó, nhu cầu về loại hàng hóa và dịch vụ của nhà cung cấp độc quyền này chính là nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trở ngại lớn khi gia nhập và xuất ngành: Giấy phép của chính phủ, bằng sáng chế và bản quyền, quyền sở hữu tài nguyên, và chi phí khởi động đáng kể là một số rào cản để gia nhập thị trường độc quyền Hơn nữa, người bán độc quyền trong thị trường này cũng có thể sở hữu những thông tin mà những người bán khác không biết Từ những đặc điểm mang tính đặc trưng liên quan đến một thị trường độc quyền làm cho người bán trở thành người kiểm soát thị trường cũng như nhà sản xuất giá, các công ty khác sẽ không thể tham gia vào thị trường độc quyền. Ngoài ra, nếu chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà công ty độc quyền này cung cấp được Chính phủ tin tưởng là cần thiết cho phúc lợi của công chúng và khó có công ty nào khác thay thế hay bù đắp, thì công ty có thể không được phép rút lui khỏi thị trường Ví dụ, các công ty dịch vụ công ích - chẳng hạn như công ty điện lực và công ty điện thoại - có thể bị ngăn cản việc thoát ra khỏi thị trường tương ứng.

Tối đa hóa lợi nhuận: Trong thị trường này, do không có sự cạnh tranh nên giá do công ty độc quyền đưa ra ấn định sẽ là giá thị trường Vì là công ty duy nhất nên nó có thể kiểm soát, điều tiết thị trường, còn có thể đặt giá cao hơn so với giá của họ trong một thị trường cạnh tranh Đó là điều kiện thuận lợi giúp công ty tối đa hóa lợi nhuận Xét rằng thị trường co giãn, công ty sẽ bán một lượng sản phẩm cao hơn nếu giá thấp và sẽ bán một lượng ít hơn nếu giá cao. Sản phẩm độc đáo: Trong một thị trường độc quyền, sản phẩm hoặc dịch vụ do công ty cung cấp là duy nhất Không có sản phẩm thay thế gần gũi có sẵn trên thị trường.

Thị trường cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền là thị trường kết hợp các yếu tố cũng như một số đặc điểm của thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh Về cơ bản, thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường có quyền tự do ra vào, nhưng sản phẩm của mỗi công ty sẽ có điểm nổi bật vì thế các công ty có thể phân biệt các sản phẩm của mình.

Mặc dù có quyền tự do nhập và xuất ngành nhưng vẫn đảm bảo cho ngành luôn có một số lượng doanh nghiệp hoạt động nhất định trên thị trường và do vậy luôn tồn tại sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc định giá và thay thế sản phẩm, dịch vụ lẫn nhau Trong thị trường này, không có công ty nào trong số các công ty được hưởng độc quyền và mỗi công ty hoạt động độc lập mà không liên quan đến hành động của các công ty khác Khác với thị trường độc quyền hoàn toàn, những công ty trong thị trường này bị hạn chế quyền lực vì thế không có đủ khả năng tác động đến thị trường bằng việc cắt giảm nguồn cung ứng của bản thân hoặc tăng lợi nhuận thông qua việc tăng giá Các công ty để đạt được lợi nhuận thường thông qua cách cố gắng khác biệt hóa sản phẩm của họ trên thị trường trong cuộc cạnh tranh độc quyền này Các công ty cạnh tranh phân biệt các sản phẩm của họ bằng các chiến lược tiếp thị riêng biệt, tên thương hiệu và mức chất lượng sản phẩm. Mức độ tương đồng các sản phẩm và dịch vụ trong thị trường này ở mức độ tương đối cao nhưng không phải thay thế cho nhau một cách hoàn toàn Sự khác biệt hóa sản phẩm cho phép các công ty đặt giá cao hơn cho số lượng hàng hóa thấp hơn Ngoài ra, cạnh tranh độc quyền phát triển mạnh về đổi mới và đa dạng Các công ty phải liên tục đầu tư vào phát triển sản phẩm và quảng cáo và tăng sự đa dạng của các sản phẩm của họ để thu hút thị trường mục tiêu của họ.

Thị trường độc quyền nhóm Độc quyền nhóm trong kinh tế học đề cập đến cấu trúc thị trường gồm một số doanh nghiệp thống trị một lĩnh vực cụ thể thông qua các hoạt động thương mại hạn chế, chẳng hạn như cấu kết và chia sẻ thị trường Những người theo chủ nghĩa độc quyền tìm cách tối đa hóa lợi nhuận thị trường trong khi giảm thiểu cạnh tranh thị trường thông qua cạnh tranh phi giá cả và khác biệt hóa sản phẩm Không tồn tại một con số chính xác nào về số lượng công ty trong một nhóm độc quyền,nhưng thị phần của các công ty trong nhóm phải đủ lớn để các hành động của một công ty ảnh hưởng đáng kể đến các công ty còn lại trong nhóm.

Tổng quan các nghiên cứu về mức độ tập trung và cạnh tranh của ngân hàng thương mại

2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Bàn về cạnh tranh và mức độ cạnh tranh ngành ngân hàng, trong suốt nửa thế kỷ qua trên thế giới và trong nước đã có rất nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn thực tế đề cập về vấn đề này.

Weil (2004) đo lường cạnh tranh ngân hàng đối với một mẫu gồm 12 quốc gia EU trong giai đoạn từ 1994 - 1999 và nhận thấy rằng mô hình cạnh tranh độc quyền đang giảm dần Sau đó, ông khám phá mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả được đo lường bằng điểm hiệu quả được ước tính bằng cách tiếp cận biên ngẫu nhiên, cùng với một tập hợp các yếu tố vĩ mô và giả định địa lý Ông nhận thấy rằng mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả có xu hướng nghịch chiều Kết quả này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Casu và Girardone (2006) trên một mẫu chứa

15 quốc gia thành viên EU Điểm khác biệt duy nhất là Casu và Girardone ước tính hiệu quả của các ngân hàng bằng điểm hiệu quả được thực hiện bởi Phân tích phong bì dữ liệu phi tham số (DEA) Theo DeYoung, Hunter, và Udell (2004) đã đưa ra nhận định rằng các ngân hàng có quy mô khác nhau có thể có ảnh hưởng khác nhau đến các điều kiện cạnh tranh Các ngân hàng nhỏ thường có lợi thế cạnh tranh khác với các ngân hàng lớn So với các ngân hàng lớn, các ngân hàng nhỏ ở các nước phát triển có xu hướng phục vụ nhiều khách hàng nhỏ ở địa phương hơn và cung cấp các dịch vụ tài chính theo định hướng bán lẻ hơn bán buôn.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đưa ra lý thuyết để xác định mức độ cạnh tranh ngành ngân hàng Nghiên cứu của J.A Bikker và K.Haaf (2000) đã thảo luận những đặc điểm của 10 chỉ số đo lường mức độ tập trung của thị trường ngành ngân hàng, cũng như minh họa sự giống và khác nhau giữa các chỉ số này trong việc đo lường mức độ tập trung của thị trường ngành ngân hàng Theo đó, chỉ số đo lường mức độ tập trung được chia làm hai nhóm: hệ thống và phi hệ thống Với cách tiếp cận hệ thống, chỉ số đo lường mức độ tập trung có vai trò quan trọng trong việc mô tả cấu trúc thị trường và tạo ra sự liên kết giữa cạnh tranh và mức độ tập trung thị trường Sự tác động của mức độ tập trung thị trường bắt nguồn từ lý thuyết về độc quyền nhóm và mô hình hoạt động của thị trường Với cách tiếp cận phi hệ thống, việc đo lường mức độ cạnh tranh không phụ thuộc và mức độ tập trung thị trường.

Về thực nghiệm, nhiều nghiên cứu cũng đưa ra kết luận không thống nhất và trái chiều về mối quan hệ giữa mức độ tập trung và cạnh tranh ngành ngân hàng Shaffer (1993) đã áp dụng cách tiếp cận phi hệ thống để nghiên cứu lĩnh vực ngân hàng Canada trong giai đoạn 1965-1989 và nhận thấy rằng mặc dù hệ thống đã tập trung nhưng sự cạnh tranh vẫn gia tăng trong giai đoạn này Nhóm tác giả gồm Osman Furkan Abbasoglu, Ahmet Faruk Aysan, Ali Gunes (2007) đã nghiên cứu các chỉ số đo lường mức độ tập trung, mức độ cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng Turkish, Thổ Nhĩ Kỳ Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ giữa mức độ tập trung tác động tới cạnh tranh của ngành Những nghiên cứu trước đây cũng đưa ra nhận định tương tự Trong khi Bikker và Groeneveld (2000) kết luận rằng sự gia tăng mức độ tập trung trong ngành ngân hàng châu Âu không liên quan đến cạnh tranh, Jansen và Haan (2003) tìm thấy bằng chứng nhận định mức độ tập trung liên quan đến khả năng sinh lời và không có mối quan hệ đến cạnh tranh trong ngành ngân hàng Yeyati và Micco

(2007) tiếp tục cho thấy rằng dù không phải rõ ràng nhưng cạnh tranh và mức độ tập trung có mối quan hệ trái chiều Từ các nghiên cứu này, có thể thấy rằng cần chú ý đến sự khác biệt giữa mức độ cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng để tránh nhầm lẫn khi phân tích và đánh giá về mức độ cạnh tranh và cấu trúc thị trường ngành ngân hàng.

Về các nghiên cứu thực nghiệm gần đây thể hiện mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng, có thể kể đến nghiên cứu của Repková và Stavarek (2014)

“Concentration and competition in the banking sector of Turkey” đã ước tính các điều kiện cạnh tranh và mức độ tập trung trong ngành ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2002-2010 Chỉ số Herfindahl-Hirschman được áp dụng để đo mức độ tập trung và mô hình Panzar-Rosse được sử dụng để ước tính các điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Kết quả cho thấy, có một xu hướng rõ ràng là có sự gia tăng sự tập trung ở tất cả các phân khúc của khu vực ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn được phân tích Chỉ số Herfindahl-Hirschman và mô hình Panzar- Rosse cũng được Habib và cộng sự (2017) sử dụng để đo lường mức độ cạnh tranh ngành ngân hàng của các nước trong ASEAN giai đoạn 1995-2014.

Nghiên cứu cho thấy, hệ thống ngân hàng các nước Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan có mức độ tập trung cao, điều này làm giảm sức cạnh tranh của từng ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra kết luận rằng, trong giai đoạn nghiên cứu, hệ thống ngân hàng ở ASEAN đều hoạt động trong trạng thái là thị trường cạnh tranh độc quyền Nghiên cứu của Buddi (2017) đã dùng ba chỉ số: chỉ số H trong mô hình Panzar - Rosse, chỉ số Lenner và chỉ số Boone để nghiên cứu mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng trong các nước ASEAN, đã đưa ra kết luận tương tự của nghiên cứu Habib và cộng sự (2017).

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Sơn (2012) cũng đề cập đến mức độ tập trung ngân hàng qua việc đánh giá hệ thống ngân hàng Việt Nam sau giai đoạn tái cầu trúc Tác giả đã phân tích số lượng và quy mô tổng tài sản, quy mô tín dụng và cầu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở việc tổng hợp và đánh giá về các dữ liệu thứ cấp mà chưa tập trung nghiên cứu chuyên sâu về mức độ tập trung cũng như cấu trúc thị trường ngành ngân hàng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Le Hai Trung (2014) đã sử dụng chỉ số thống kê H trong mô hình Panzar - Rosse và chỉ số HHI để đánh giá mức độ tập trung và cạnh tranh thị trường ngành ngân hàng trong giai đoạn 2004-2012 Kết quả chỉ ra rằng, ngành ngân hàng Việt Nam mang tính chất cạnh tranh độc quyền Ngoài ra, trong bài nghiên cứu này tác giả còn đưa ra kết luận rằng vẫn còn nhiều dư địa để ngành ngân hàng Việt Nam cải thiện về bản chất cạnh tranh vì chúng ta vẫn có mức độ cạnh tranh thấp so với các nước châu Á khác.

Ngoài ra, nghiên cứu của Huỳnh Việt Khải và các cộng sự (2018) đo lường mức độ tập trung (CR3, CR5, HHI) và mức độ cạnh tranh (giá trị thống kê H) trong mô hình Panzar - Rosse và phân tích mối quan hệ cũng như tác động của mức độ tập trung đến sự cạnh tranh của các NHTM Việt Nam Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cho kết luận rằng trong giai đoạn nghiên cứu thì mức độ tập trung của các NHTM Việt Nam gần ở mức trung bình của các nước trong khu vực, ngoài ra, nghiên cứu còn chứng tỏ mối tương quan nghịch giữa mức độ tập trung và sự cạnh tranh của các NHTM Việt Nam Cuối cùng, nghiên cứu của Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2015) với phương pháp tiếp cận truyền thống và tiếp cận mới đã phát hiện cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam diễn ra gay gắt hơn so với trước khi xảy ra khủng khoảng kinh tế năm 2008.

Trong chương 2, tác giả đã tổng quát hóa tóm tắt các cơ sở lý luận về cạnh tranh và tập trung thị trường của các ngân hàng thương mại, bao gồm:

• NTHM và hoạt động, chức năng của NHTM

• Khái niệm và tính đặc thù trong cạnh tranh của NTHM

• Thị trường và phân loại thì trường cạnh tranh trong ngành ngân hàngNgoài ra tác giả cũng đã đề cập đến các chỉ số cũng như phương pháp đo lường mức độ tập trung và cạnh tranh Bên cạnh đó, tác giả đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về mức độ tập trung, cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TẬP TRUNG VÀ CẠNH TRANH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Đánh giá mức độ tập trung

3.1.1 Đánh giá mức độ tập trung bằng chỉ số CR

Với tính chất đơn giản, dễ tiếp cận và số lượng dữ liệu nhỏ, chỉ số CR trở thành một trong những thước đo được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức độ tập trung trong thực tế Công thức tính chỉ số CR đã được đề cập trong chương 2

Tùy vào quy mô của thị trường, chỉ số CR sẽ được tính với các số lượng khác nhau, nhưng thông thường là CR3 hoặc CR5 Giá trị của chỉ số tập trung nằm trong khoảng từ 0% đến 100% Chỉ số này càng cao thể hiện mức độ tập trung thị trường càng lớn, tính cạnh tranh trong thị trường giảm và quyền lực thị trường tập trung vào nhóm ngân hàng này.

Dựa vào chỉ số tập trung có thể biết được mức độ tập trung của một thị trường là cao hay thấp Từ đó, thị trường có thể được phân loại thành các dạng như sau:

• Cạnh tranh hoàn hảo, với tỷ lệ tập trung rất nhỏ;

• Cạnh tranh một cách tương đối, CR 3 < 65%, mức độ tập trung trung bình;

• Độc quyền nhóm hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường, CR 3 > 65%, mức độ tập trung cao;

• Độc quyền, CR 1 xấp xỉ 100%

3.1.2 Đánh giá mức độ tập trung bằng chỉ số HHI

Trong hướng tiếp cận hệ thống, bên cạnh chỉ số CR thì chỉ số HHI được sử dụng để nhận biết mức độ cạnh tranh của thị trường là hoàn hảo hay độc quyền Dựa vào tính phổ biến, kế thừa các nghiên cứu trước đây về sự tập trung trong ngành ngân hàng, cũng như củng cố những thiếu sót của chỉ số CR, nên chỉ số HHI được lựa chọn tiến hành nghiên cứu trong bài viết này Chỉ số HHI được tính dựa trên tổng bình phương giá trị thị phần của các ngân hàng.

Si: Thị phần ngân hàng thứ i n: Số lượng ngân hàng trong hệ thống

Như đã đề cập, chỉ số HHI nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống các ngân hàng lớn bằng cách đánh giá dựa trên tỷ trọng so với các ngân hàng nhỏ. Điều này kết hợp ở mỗi ngân hàng để tránh diễn ra sự độc quyền nhóm và việc phân chia thị phần Giá trị của chỉ số HHI nằm trong khoảng từ 1/n đến 1, khi tất cả các ngân hàng có trong thị trường sở hữu quy mô thị phần như nhau thì giá trị của chỉ số này đạt 1/n là giá trị thấp nhất và trường hợp thị trường trong trạng thái độc quyền khi chỉ số này có giá trị bằng 1 Davies (1979) đã phân tích độ nhạy của chỉ số HHI do hai yếu tố tạo thành: số lượng ngân hàng trong hệ thống và tính thay đổi của thị phần ngân hàng Nghiên cứu đã chỉ ra số lượng ngân hàng trong hệ thống càng nhiều, chỉ số HHI càng ít biến động Thị trường sẽ được phân loại mức độ cạnh tranh dựa trên kết quả của chỉ số HHI như sau:

• HHI < 0,01: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo;

• 0,01 < HHI < 0,1: Mức độ cạnh tranh cao;

• 0,1 < HHI ≤ 0,18: Thị trường cạnh tranh trung bình;

• 0,18 < HHI: Mức độ tập trung thị trường cao và có xu hướng độc quyền.

Đánh giá mức độ cạnh tranh

3.2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, bên cạnh chỉ số HHI, tác giả sẽ đánh giá mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua phương pháp chỉ số thống kê H trong mô hình Panzar - Rosse.

Nghiên cứu sẽ xem xét tổng doanh thu trên tổng tài sản (TR) là biến phụ thuộc theo nghiên cứu của Babić và cộng sự (2015) đo lường mức độ ảnh hưởng đến cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Nghiên cứu kế thừa các yếu tố: Tỉ số giữa chi phí lãi vay và tổng quỹ có thể cho vay (PF), tỉ số chi phí vốn và khấu hao lũy kế đối với tổng tài sản cố định (PK), tỉ số giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản (ETA), tỉ số tổng cho vay và tổng tài sản (LTA) Thông qua việc tham khảo các nghiên cứu Bikker và cộng sự (2012), Claesens và Laeven (2003), Rozas (2007), Staikouras

(2006), Casu và Girardone (2006), Repková và Stavarek

(2014),…và sau khi điều chỉnh và thêm vào một số biến khác Mô hình hồi quy được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này như sau:

Ln(TRit)= a + p i ln^PPit) + 0 2 ln(PLit) + ^ln(PKit) +

/ỉ 4 ln(EATit) + p 5 ln(RTLiì) + p 6 ln(LTAit) + p 7 ln(TAit) + eit ■

Trong đó a là hệ số chặn, p k là tham số ước lượng, EĨt là sai số ngẫu nhiênKhi đó, chỉ số H được xác định như sau:

Hệ số H thể hiện mức độ cạnh tranh tổng thể thị trường xem xét Theo Panzar

- Rosse, giá trị của H nằm trong khoảng (-ra; 1), cụ thể:

• —ra < H < 0 : Thị trường độc quyền

• 0< H

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu (Trang 52)
Hình 4.1 Diễn biến chỉ số CR3 giai đoạn 2012-2021 - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.1 Diễn biến chỉ số CR3 giai đoạn 2012-2021 (Trang 60)
Hình 4.2 Diễn biến chỉ số CR5 giai đoạn 2012-2021 - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.2 Diễn biến chỉ số CR5 giai đoạn 2012-2021 (Trang 61)
Hình 4.3 Diễn biến chỉ số HHI giai đoạn 2012-2021 - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.3 Diễn biến chỉ số HHI giai đoạn 2012-2021 (Trang 62)
Bảng 4.1 Chỉ số HHI, CR3, CR5 giai đoạn 2012-2021 - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.1 Chỉ số HHI, CR3, CR5 giai đoạn 2012-2021 (Trang 64)
Bảng 4.3 Ma trận tương quan toàn bộ mẫu - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.3 Ma trận tương quan toàn bộ mẫu (Trang 68)
Bảng 4.4 Hệ số đa cộng tuyến của các biến quan sát - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.4 Hệ số đa cộng tuyến của các biến quan sát (Trang 70)
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình FEM và REM - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình FEM và REM (Trang 70)
Bảng 4.6 Kiểm định Hausman - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.6 Kiểm định Hausman (Trang 72)
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp FGLS - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp FGLS (Trang 73)
Bảng 4.9 Hệ số H-thống kê giai đoạn 2012-2021 - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.9 Hệ số H-thống kê giai đoạn 2012-2021 (Trang 75)
Hình 4.4 Chỉ số H giai đoạn 2012-2021 của NHTM Việt Nam - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.4 Chỉ số H giai đoạn 2012-2021 của NHTM Việt Nam (Trang 76)
Phụ lục 19: Bảng dữ liệu dùng trong mô hình Panzar - Rosse - 1579 Mức Độ Tập Trung Và Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
h ụ lục 19: Bảng dữ liệu dùng trong mô hình Panzar - Rosse (Trang 104)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w