Microsoft Word Edited BCTN Phương Thanh docx NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ^^ & ^^ VÕ THỊ PHƯƠNG THANH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ[.]
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàngThương mại Việt Nam Từ đó đề xuất ra một số khuyến nghị giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
- Đề xuất hàm ý chính sách nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam từ kết quả nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đã được nêu ở trên, đề tài tập trung giải quyết và tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây:
- Các nhân tố nào phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ViệtNam? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động là mạnh hay yếu,thuận chiều hay ngược chiều?
- Đề xuất những hàm ý chính sách gì để cải thiện hiệu quả hoạt động NHTM trong tương lai?
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
- Khóa luận sẽ tập trung vào 31 Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn từ 2010- 2020.
- Thời gian nghiên cứu từ 2010 – 2020.
Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
- Luận văn thu thập các dữ liệu như: Các báo cáo tài chính được thu thập từ website của các ngân hàng, các báo cáo, sách báo, tạp chí, luận án, tư liệu liên quan đến vấn đề hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các trang Web của NHNN, các trang web www.finance.vietstock.vn, Bộ tài chính, Cục thuế,
- Ngoài ra luận văn còn tìm hiểu về các số liệu liên quan tới các ngân hàng thương mạiViệt Nam ( tổng tài sản, tổng khoản vay, CPI, GDP, ) Nguồn số liệu được sử dụng trong phân tích là các biến chỉ số tài chính mà tác giả tính toán dựa trên số liệu thu thập từ bảng báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 – 2020.
Phương pháp thống kê
- Thống kê được chia ra làm 2 lĩnh vực, đó là: Thống kê mô tả và thống kê suy luận.
- Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
- Thống kê suy luận (Inferential statistics): là bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu.
Phương pháp hồi quy
- Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập (biến thuyết minh) quy định các biến phụ thuộc (biến được thuyết minh) như thế nào.
- Mô hình hồi quy tuyến tính trên dữ liệu bảng được đánh giá là phù hợp nhất để nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM của khóa luận.
Đóng góp đề tài
Về mặt lý thuyết
Khoá luận đã tổng hợp lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và ứng dụng các kết quả này để xây dựng mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ViệtNam.
Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu luận văn có ý nghĩa thực tiễn trên các mặt sau đây: (1) Giúp cho các nhà quản trị ở các NHTM Việt Nam nhìn nhận đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, (2) Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các tổ chức tín dụng làm cơ sở xác định mức độ tối ưu của các nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, (3) Kết quả nghiên cứu của luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng.
Bố cục của đề tài
Cấu trúc đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu
Nội dung chính của chương trình bày về lý do chọn đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu trước
Nội dung chính của chương trình bày các lý thuyết lien quan đến hiệu quả hoạt động, các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các nghiên cứu liên quan cũng như mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Tập trung giới thiệu quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu cũng như đi sâu vào chi tiết về cách thức tiến hành nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, thiết kế và xây dựng thang đo phù hợp.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Nội dung chính của chương là mô tả về dữ liệu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến Thông qua đó, mục tiêu của chương là kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nội dung chính của chương tóm tắt kết quả nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị dựa trên kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ở chương 4.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương này, khoá luận đã trình bày cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu cũng như đưa ra những vấn đề cơ bản nhất của nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và hạn chế của việc nghiên cứu Bên cạnh đó, khoá luận còn đưa ra các phương pháp sơ lược cũng như cách thiết kế bố cục của bài viết, từ đó làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
Một số khái niệm có liên quan đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
Ngân hàng thương mại và vai trò của NHTM
Có thể nói NH là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về NHTM như:
Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam (2010) định nghĩa rằng: “NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận Các hoạt động kinh doanh này bao gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”.
Từ những quan điểm và định nghĩa trên có thể rút ra: NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nhận tiền gửi từ các tác nhân trong nền kinh tế, sau đó thực hiện các nghiệp vụ cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh toán, Đồng thời thực hiện các hoạt động đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác Nói cách khác, NHTM chính là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa nơi dư thừa vốn và nơi có nhu cầu sử dụng vốn cho các hoạt động đầu tư kinh doanh.
Như vậy, rõ ràng NHTM là một trong những tổ chức tài chính có vai trò quan trọng, được ví như huyết mạch của nền kinh tế Trước hết, với vai trò trung gian tài chính, NHTM thực hiện việc điều phối và luân chuyển các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm thành các khoản tín dụng cho các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình (thể nhân), các tổ chức, doanh nghiệp (pháp nhân) và các định chế tài chính khác nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động đầu tư Bên cạnh các nghiệp vụ tín dụng, vai trò thanh toán, bảo lãnh, đại lý của các NHTM cũng ngày càng quan trọng hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà Với vai trò thanh toán, NHTM thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ như thanh toán bằng séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, Với vai trò người bảo lãnh, NHTM cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán Với vai trò đại lý, các NHTM thay mặt khách hàng quản lý và bảo lãnh phát hành chứng khoán Đồng thời, NHTM cung cấp các khoản tín dụng cho khách hàng cá nhân và hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng như tín dụng cho tiêu dùng, tín dụng cho bất động sản, động sản Bên cạnh đó,
NHTM cũng chính là một trong những thành viên quan trọng nhất của thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền trung ương và địa phương phát hành để tài trợ cho các chương trình công cộng Cuối cùng với vai trò thực hiện chính sách, các NHTM đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi các chính sách vĩ mô của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Hiệu quả hoạt động theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại Hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định Hiệu quả hoạt động là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các NH đạt được trong việc phân bổ các yếu tố đầu vào có thể sử dụng và các yếu tố đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước.
Ngân hàng thương mại có 2 chức năng chính là huy động tiền gửi và cho vay đối với các chủ thể trong nền kinh tế Như một trung gian tài chính, ngân hàng huy động vốn và trả lãi tiền gửi, sau đó sẽ thực hiện cho vay ra và thu lãi tiền vay, với lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tiền gửi Khi cung cấp dịch vụ cho người vay và người gửi tiền, các ngân hàng có kỳ vọng đạt được lợi nhuận mục tiêu nhất định Ngoài việc cho vay, các ngân hàng cũng tạo ra lợi nhuận từ đầu tư Trong nỗ lực tối đa hóa thu nhập của họ, mọi ngân hàng đều cố gắng có một cấu trúc tài sản và nợ theo cách mang lại lợi nhuận cao nhất.
Theo Berger và Mester (1997) cho rằng hiệu quả hoạt động của các NHTM được thể hiện ở mối quan hệ giữa chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào và doanh thu đầu ra hay chính là khả năng chuyển đổi các nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt thể hiện ở việc tạo ra doanh thu đầu ra lớn nhất với giá trị các yếu tố đầu vào nhỏ nhất.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM
Các nhà nghiên cứu thường thông qua các chỉ tiêu tài chính để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Đây là phương pháp phân tích đơn giản, các số liệu tính toán sẵn có dựa trên các báo cáo tài chính của các NHTM đã được kiểm toán và công bố công khai Thông qua các chỉ số tài chính, nhà quản trị có cái nhìn trực quan về hiệu quả hoạt động của NH, đồng thời có thể phân tích và so sánh tình hình tài chính giữa các NHTM với nhau.
Greuning & Bratanovic (1999) khẳng định rằng: “Một hệ thống ngân hàng phát triển bền vững được dựa trên lợi nhuận và nguồn vốn dồi dào Lợi nhuận là một chỉ số thể hiện vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường ngân hàng và thể hiện hiệu quả trong quản lý ngân hàng Lợi nhuận cho phép ngân hàng duy trì một mức độ rủi ro nhất định và cung cấp một tấm lá chắn chống lại các rủi ro phát sinh trong ngắn hạn Lợi nhuận, thể hiện con số qua lợi nhuận giữ lại thường là một trong những nguồn quan trọng bổ sung vào nguồn vốn Lợi nhuận giữ lại là kết quả cuối cùng cho thấy những tác động ròng của các chính sách và hoạt động ngân hàng trong năm tài chính Sự ổn định và tăng trưởng của lợi nhuận giữ lại là dấu hiệu biểu hiện tốt nhất về hiệu suất của ngân hàng trong quá khứ và tương lai”.
“Lợi nhuận được đo lường thông qua các chỉ số tài chính như: thu nhập lãi ròng/ tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi/ tổng tài sản, lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA), lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu (ROE)” (Greuning & Bratanovic, 1999).
Yêu cầu đặt ra là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá sao cho phù hợp, phản ánh đúng bản chất về năng lực tài chính của các NHTM Tham khảo các bài nghiên cứu trước, tác giả thấy rằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là hai chỉ tiêu tài chính được dùng trong đánh giá hiệu suất sinh lời phổ biến nhất của hoạt động NH.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời là ROA và ROE làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM.
2.1.3.1 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản
ROA (Return on Asset) là tỷ suất thu nhập ròng trên tổng tài sản ROA đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng, biểu hiện hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận Chỉ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận ROA càng cao cho thấy ban quản trị ngân hàng đang quản lí tốt tài sản và chuyển thành lợi nhuận ròng một cách hợp lí Ngoài ra, ROA còn là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính nhằm ra quyết định huy động vốn Công thức tính như sau:
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
!"# 2.1.3.2 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROE (Return on Equity) là tỷ suất thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu ROE đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của ngân hàng Chỉ số này được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, là một thước đo nhanh và dễ đo lường tính hiệu quả trong cách quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng Khi xem xét ROE, các nhà quản trị biết được một đơn vị vốn sở hữu đầu tư vào kinh doanh mang lại mấy đơn vị lợi nhuận ROE càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng hiệu quả Công thức tính như sau:
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM
Có rất nhiều điều kiện để một ngân hàng thương mại có thể phát triễn mạnh và bền vững, trong đó hiệu quả hoạt động là một trong những điều kiện quyết định sự sống còn của một ngân hàng Bên cạnh những nhân tố nội tại bên trong của ngân hàng còn có các nhân tố mang tầm vĩ mô ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của cácNHTM.
Các nhân tố bên trong
Mô hình ngân hàng bền vững đang được thực hiện ngày càng nhiều ở các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Một ngân hàng lâu năm cùng với sự phát triễn bền vững sẽ thu hút và tạo được nhiều niềm tin với khách hàng hơn một ngân hàng mới thành lập Thêm vào đó, một ngân hàng lâu năm đã định vị được thương hiệu, tình hình kinh doanh cũng như năng lực tài chính đã ổn định và ngày càng phát triển mạnh sẽ giảm bớt nỗi lo sợ thường thấy của khách hàng là nỗi sợ phá sản Vì thế, các ngân hàng hiện nay không ngừng tăng cường quảng bá tính bền vững, tạo sự ủng hộ của khách hàng và các bên liên quan, nâng cao hình ảnh của ngân hàng Cùng với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, các ngân hàng cần phải quảng bá rộng rãi, nâng cao nhận thức của khách hàng, gắn kết với khách hàng, tăng cường các lợi ích về tài chính và phi tài chính như nâng cao uy tín và danh tiếng lâu năm của ngân hàng càng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Năng lực tài chính của một ngân hàng chính là việc dùng khả năng tài chính để tạo ra lợi nhuận ổn định và đạt cao hơn các đối thủ khác hoặc cao hơn mức bình quân của ngành, hoạt động an toàn và đạt được vị thế tốt hơn trên thương trường nên năng lực tài chính của NHTM được thể hiện ở hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các mặt hoạt động trên.
Khi nói về năng lực tài chính của một NHTM trước tiên phải nhắc đến quy mô vốn Để đảm bảo hoạt động, ngân hàng sử dụng đồng thời nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn huy động, vốn vay, vốn chủ sở hữu Trong đó, vốn chủ sở hữu tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động ngân hàng Đây là nguồn vốn ổn định nhất và có xu hướng tăng trong quá trình hoạt động, có thể sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả, do đó nó chính là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững của ngân hàng Hơn nữa, vốn chủ sở hữu còn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, bởi đây là căn cứ để xác định các giới hạn hoạt động như giới hạn huy động vốn, giới hạn cho vay, giới hạn đầu tư vào tài sản cố định Đồng thời, vốn chủ sở hữu sẽ tạo uy tín và duy trì niềm tin của công chúng đối với ngân hàng Một ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn sẽ có khả năng cao hơn trong việc mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo bù đắp được những thiệt hại phát sinh khi xảy ra rủi ro, phát huy được lợi thế kinh tế nhờ quy mô, do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
Năng lực tài chính còn được thể hiện qua quy mô và chất lượng tài sản của ngân hàng vì sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM Khi đề cập đến sự tăng trưởng của tổng tài sản là nói đến quy mô của hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư. Chất lượng tài sản là một yếu tố tổng hợp cho thấy khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một NHTM.
Một khía cạnh khác của năng lực tài chính cần được nhắc đến là khả năng ngân hàng có thể chủ động ứng phó với các rủi ro xảy ra, được thể hiện qua các quỹ dự phòng của ngân hàng Một ngân hàng trích lập dự phòng đầy đủ sẽ có khả năng ứng phó linh hoạt trước những rủi ro, có đủ khả năng bù đắp những tổn thất do rủi ro gây ra mà không làm tổn hại đến các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Năng lực quản trị phản ánh năng lực điều hành của hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc ngân hàng Công tác quản trị, điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng theo đúng chiến lược đã đặt ra Năng lực quản trị điều hành thể hiện ở trình độ của ban quản trị và khả năng của họ trong việc chỉ đạo, thực hiện thành công những kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, cũng như khả năng ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường Bên cạnh đó, một bộ máy quản trị được đánh giá là có năng lực cao khi họ có thể sử dụng những yếu tố đầu vào một cách tiết kiệm nhất để tạo ra nhiều yếu tố đầu ra nhất Một ngân hàng được điều hành bởi những nhà quản trị giỏi sẽ giảm thiểu được chi phí nhưng vẫn có thể mang lại lợi nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo hoạt động an toàn.
2.2.1.4 Danh mục sản phẩm dịch vụ
Dịch vụ ngân hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng thanh toán…thông qua nhiều kênh phân phối giúp thỏa mãn mọi nhu cầu về tài chính của khách hàng.
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có đặc điểm là rất dễ bị bắt chước và khách hàng không thể biết được chất lượng của sản phẩm đó nếu chưa từng sử dụng sản phẩm, nên một sản phẩm dịch vụ ngân hàng thường có chu kỳ sống là khá ngắn Do vậy để có được lợi thế về sự khác biệt về sản phẩm và lợi thế của người đi trước thì ngân hàng luôn phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra những sản phẩm mới Mỗi sản phẩm dịch vụ của mỗi ngân hàng khác nhau là tập hợp những đặc điểm, những tính năng khác nhau và có thể thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn đa dạng của khách hàng Danh mục các sản phẩm của ngân hàng càng đa dạng, càng thỏa mãn nhiều nhu cầu của khách hàng, dễ dàng thu hút khách hàng Từ đó, tăng mức độ tiếp cận của ngân hàng, tăng doanh thu tăng khả năng sinh lời giúp ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững.
2.2.1.5 Năng lực sử dụng khoa học công nghệ
Với tình hình hội nhập kinh tế nhanh chóng hiện nay của Việt Nam, đổi mới công nghệ trong hệ thống NH nói riêng và thị trường tài chính nói chung đang là chủ đề được quan tâm hơn bao giờ hết Có thể nói rằng hoạt động của các NHTM không thể tách rời việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt giữa các NH hiện nay Việc ứng dụng các công nghệ mới đã cho phép các ngân hàng có thể thay đổi hoàn toàn cách thức cung cấp dịch vụ từ hệ thống truyền thống hữu hình sang môi trường công nghệ số Khách hàng có thể thực hiện mọi nhu cầu giao dịch thông qua các thiết bị điện tử có kết nối mạng internet mà không cần đi đến các chi nhánh của ngân hàng Hệ thống chứng từ điện tử cũng cho phép khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch mà không cần tới các loại giấy tờ theo cách truyền thống, thông qua đó, rút ngắn thời gian cũng như chi phí giao dịch.
Các NHTM Việt Nam đã và đang ngày càng nổ lực phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, các nhà đầu tư tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tiên tiến Năng lực ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại của các NH còn được đánh giá thông qua việc ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động quản lý, điều hành, kinh doanh của NH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ, tiết kiệm được chi phí lao động và quản lí.
Các nhân tố bên ngoài
2.2.2.1 Môi trường về kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước
Những thay đổi về chu kỳ kinh tế (suy thoái, bão hòa hay tăng trưởng), tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng của các ngành nghề kinh tế đều phải sử dụng vốn của NHTM, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định của giá cả, tình trạng thất nghiệp, khả năng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và cán cân thanh toán… đều có tác động mạnh đến hoạt động của NHTM.
Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh của NHTM yếu tố chính trị luôn phải được phân tích kỹ lưỡng vì bản chất của NHTM là một trung gian tài chính và hoạt động của NHTM có ảnh hưởng rất quan trọng đến hệ thống tài chính của quốc gia Do đó, so với các ngành khác, Nhà nước có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về phương diện pháp luật và chính sách trên nhiều lĩnh vực khác nhau như cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu tổ chức ngân hàng, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng … được quy định trong Luật ngân hàng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Thêm nửa, yếu tố xã hội cũng không kém phần quan trọng bao gồm nhiều vấn đề mang tính lâu dài và chậm thay đổi như văn hóa tiêu dùng, thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong đời sống, tập quán tiết kiệm, đầu tư, ứng xử trong quan hệ giao tiếp, kỳ vọng cuộc sống, cộng đồng tôn giáo, sắc tộc…Nắm bắt được các vấn đề này để tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm các dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu thói quen của dân cư là giúp ngân hàng thích ứng với môi trường để phát triển.
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng Đây là lĩnh vực đặc biệt vì nó vừa liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành và vừa liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Vì vậy sự biến động của nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, và sự biến động đó thể hiện ở mức độ tăng trưởng GDP Sự tác động của tăng trưởng GDP lên hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng là tác động hai chiều, trước tiên hệ thống ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng GDP của nền kinh tế, sau đó sự gia tăng này sẽ tác động ngược lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Rất nhiều nghiên cứu đều cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ làm tăng lợi nhuận NH ở nhiều quốc gia do tăng trưởng kinh tế thì các doanh nghiệp sẽ cần nhiều vốn hơn để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp giúp mở rộng thị trường cho các NHTM Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì đi cùng với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng dẫn đến NH tăng hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ khác. Hơn nữa, trong tình hình kinh tế phát triển, hiệu quả tài chính doanh nghiệp tốt nên khả năng trả nợ cho NH cao làm chất lượng tín dụng cải thiện, các dịch vụ khác kéo theo cũng tăng lên, từ đó làm tăng lợi nhuận NH.
Theo một số nghiên cứu cho rằng lạm phát ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH vì khi lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
Nếu NH dự kiến được đầy đủ lạm phát hàng năm khi đó NH sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay và lãi suất huy động phù hợp từ đó làm tăng lợi nhuận của NH Các nghiên cứu của nước ngoài đưa ra kết luận tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất và lợi nhuận của NH trong dài hạn Lạm phát cao sẽ làm lãi suất cho vay cao và do đó lợi nhuận NH cao Tuy nhiên nếu lạm phát không dự đoán được một cách chính xác và NH không điều chỉnh lãi suất kịp thời sẽ làm cho tốc độ chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn đến lợi nhuận NH giảm sút.
Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và tính đầy đủ của hệ thống pháp luật,các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí Nền kinh tế thị trường ởViệt Nam trong những năm qua đã cho thấy hệ thống pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thì vô hình chung trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của kinh tế Việt Nam vừa trải qua quá trình đổi mới kinh tế nên hệ thống luật pháp của chúng ta chưa hoàn thiện, đồng bộ mặc dù đã sửa đổi bổ sung nhiều lần những vẫn còn những thiếu sót nên đây cũng là một rào cản đối với sự phát triển của hệ thống NH Đồng thờiViệt Nam cũng là một thành viên trong quá trình toàn cầu hóa nên cần sớm sửa đổi các điều luật cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh để giải quyết các tranh chấp khiếu nại nếu có khi xảy ra Như vậy, môi trường luật pháp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động NH nói riêng, là cơ sở để ngành NH phát triển nhanh, bền vững.
Tổng quan các công trình nghiên cứu trước
Các nghiên cứu trên thế giới
Kristianti, Rina Adi và Yovin (2016), Nghiên cứu này khám phá các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính phủ và các ngân hàng tư nhân ở Indonesia Các mẫu bao gồm các ngân hàng chính phủ và tư nhân có giá trị tài sản đứng đầu trong giai đoạn 2004-2013 Biến phụ thuộc là ROA trong khi các biến độc lập là tỷ lệ an toàn vốn (CAR), hiệu quả hoạt động, tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM), nợ xấu (NPL) và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) Kết quả cho thấy có những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng chính phủ là NIM và NPL Còn đối với các ngân hàng tư nhân, đó là yếu tố CAR và hiệu quả hoạt động Các kết quả hỗ trợ lý thuyết hiệu quả, lý thuyết tín hiệu và giả thuyết sức mạnh thị trường tương đối Phát hiện này được kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của cả ngân hàng chính phủ và ngân hàng tư nhân ở Indonesia.
Imad Z Ramanda và các cộng sự (2011) đã thu thập dữ liệu từ 10 NHTM tại nước Jordan trong khoảng thời gian 2001-2010 và sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS để nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại quốc gia này Nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy với tác động cố định (Fixed effects regression model) để nghiên cứu sự khác nhau giữa những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng Biến phụ thuộc được đưa vào để nghiên cứu là ROA vàROE Các biến độc lập được chia thành 3 nhóm: nhóm biến liên quan đến từng ngân hàng cụ thể (quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn, dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn chi phí hoạt động), nhóm biến thể hiện môi trường cạnh tranh (tỷ trọng tổng tài sản của ba ngân hàng lớn nhất trong tổng tài sản của cả hệ thống ngân hàng, tỷ lệ tổng tài sản của hệ thống ngân hàng trên GDP) và nhóm biến vĩ mô (GDP và tỷ lệ lạm phát) Nhóm biến đầu tiên được đưa vào mô hình trước, sau đó từng nhóm biến độc lập còn lại lần lượt được bổ sung thêm Sau mỗi lần đưa thêm biến, hệ số R^2 đều tăng lên và đạt mức cao nhất khi tất cả các biến cùng chạy trong mô hình Kết quả rút ra là sự kết hợp cùng lúc 3 nhóm biến trên sẽ giải thích tốt nhất cho sự biến động của ROA và ROE.
Eliona Gremi và PhD Candidate (2013) nghiên cứu với mục đích phân tích một số yếu tố bên trong ảnh hưởng quan trọng hơn đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở Albania Bài báo này phân tích lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở Albania trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2012 cho 12 ngân hàng thương mại ở Albania được tổ chức bởi 95 quan sát Kết quả của bài báo này là để tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và khả năng sinh lời của ngân hàng, trong đó Khả năng sinh lời của ngân hàng được đo lường bằng Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) như một biến phụ thuộc quan trọng được xem xét trong nghiên cứu này Bài báo này sử dụng mô hình hồi quy với tác động cố định (FEM) để đưa ra kết quả với các giả thuyết tương ứng Các yếu tố được xem xét là Quy mô ngân hàng, Cho vay, Tiền gửi, Rủi ro Tín dụng, Thu nhập lãi Kết quả phân tích cho thấy, một số biến nội bộ có ảnh hưởng đáng kể đến tổng tài sản của ngân hàng và tác động ngược chiều lên ROA đó là biến Rủi ro tín dụng và các biến còn lại không có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Ahmad Aref Almazari (2014) sử dụng phân tích tương quan Pearson, phân tích mô tả phương sai và phân tích hồi quy nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Ả Rập Xê Út và Jordan Nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng Ả Rập Xê Út và các ngân hàng Jordan đều có mối tương quan thuận và tương quan nghịch giữa các biến độc lập với với biến phụ thuộc ROA Khuyến cáo rằng theo kinh nghiệm của các nghiên cứu nên được thực hiện trong cùng một lĩnh vực để tìm ra những yếu tố bên trong nào có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Istan, M., & Fahlevi, M (2020) nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố bên trong là những biến số ảnh hưởng đến các ngân hàng Sharia Các yếu tố này là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát (INF), lãi suất (INTEREST), chỉ số tiền gửi (FDR) và chỉ số hiệu quả hoạt động (OER) có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động tài chính của các ngân hàng sharia trong Indonesia Kết quả cho thấy chỉ có GDP có tác động tích cực đáng kể đến ROA, nó là phù hợp với một số nghiên cứu trước đây Lạm phát không có ý nghĩa và ảnh hưởng tiêu cực đến ROA, bởi vì khi lạm phát ngân hàng trung ương sẽ đưa ra chính sách để tăng BI lãi suất Lãi suất không có ảnh hưởng đáng kể đến ROA vì sử dụng chia sẻ lãi lỗ để tài trợ FDR không có ảnh hưởng đáng kể đến ROA nhưng có tác động tích cực và kết quả phù hợp với nghiên cứu trước đây về mối quan hệFDR và ROA OER có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xây dựng mô hình nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết của Ramanda và các cộng sự (2011) và các nghiên cứu trước đó ở cả trong và ngoài nước, tác giả đã lựa chọn ra 7 yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và được đo lường bằng chỉ tiêu ROA và ROE bao gồm: Quy mô của ngân hàng (Size), Tỉ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP), Tổng lãi ròng trên tổng tài sản (TNI), Tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (TEX), Tỉ lệ vốn chủ sở hữu (EQI), Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP) và Tỷ lệ lạm phát (INF).
Như vậy, mô hình nghiên cứu được xây dựng có phương trình như sau: c
Y it = = 0 + = i *Size it + = 2 *DEP it + = 3 *TNI it + = 4 *TEX it + = 5 *EQI it + = 6 *GDP it +
• i = 1, , n với n là số NHTM được sử dụng để nghiên cứu (31 NHTM)
• t = 1, , t với t là số năm nghiên cứu (giai đoạn 10 năm từ 2010 đến 2020)
• Biến phụ thuộc là Y it : ROA it , ROE it
• Biến độc lập bao gồm:
• Biến vi mô: Quy mô của ngân hàng (Size it ), Tỉ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP it ), Tổng lãi ròng trên tổng tài sản (TNI it ), Tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (TEX it ), Tỉ lệ vốn chủ sở hữu (EQI it ).
• Biến vĩ mô: Tốc độ tăng trưởng (GDP it ) và tỷ lệ lạm phát (INF it ).
Từ đó, mô hình được viết lại thành 2 mô hình với biến phụ thuộc là ROA và ROE như sau:
ROA it = = 0 + = i *SIZE it + = 2 *DEP it + = 3 *TNI it + = 4 *TEX it + = 5 *EQI it +
= 6 *GDP it + = 7 *INF it + U it
ROE it = = 0 + = 1 *SIZE it + = 2 *DEP it + = 3 *TNI it + = 4 *TEX it + = 5 *EQI it +
= 6 *GDP it + = 7 *INF it + U it
3.1.1 Các biến phụ thuộc trong mô hình
- Biến phụ thuộc là Y it mà đại diện là ROA it và ROE it đo lường hiệu quả hoạt động của cácNHTM thứ i trong năm t.
- ROA (Return on Asset) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng ROA cho thấy hiệu quả quản lí và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho NH Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa NH làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy NH kinh doanh càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì NH làm ăn thua lỗ.
- ROE (Return on Equity) là một tỷ số tài chính được đo lường bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia cho tổng giá trị vốn chủ sở hữu Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì việc NH sử dụng vốn càng có hiệu quả ROE là một chỉ số quan trọng do đó các loại cổ phiếu có ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng.
3.1.2 Các biến độc lập trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Biến độc lập là các biến tác động bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, bao gồm:
- Quy mô của ngân hàng (Size): Quy mô tài sản NH được đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản Theo nghiên cứu của Javaid, S và cộng sự (2011) cho rằng tổng tài sản xác định quy mô của một ngân hàng Quy mô của ngân hàng được bao gồm trong nghiên cứu này, như là một biến độc lập, chiếm tỷ lệ của các nền kinh tế liên quan đến quy mô và quy mô kinh tế Trong hầu hết các tài liệu tài chính, tổng tài sản của các ngân hàng được sử dụng như một ủy quyền cho quy mô ngân hàng Quy mô có thể làm tăng lợi nhuận của
NH nhờ vào đa dạng hoá danh mục sản phẩm và quá trình mở rộng phân phối sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm các chi phí trong giao dịch Tuy nhiên quy mô lớn cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận trong trường hợp các NH không có chính sách quản lý chi phí phù hợp dẫn đến không kiểm soát được các chi phí hoạt động khổng lồ do quy mô bộ máy quá lớn Trong mô hình nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng giả thuyết H1: Quy mô của ngân hàng (Size) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (+).
- Tỉ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP): DEP được đo bằng Tổng tiền gửi trên Tổng tài sản Bài nghiên cứu của Zaman, S J J A K (2011) đã cho thấy Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản là một chỉ số thanh khoản khác nhưng cũng coi như một trách nhiệm nợ phải trả. Biến này phản ánh cấu trúc nguồn vốn và đánh giá khả năng huy động vốn thường xuyên của ngân hàng Tiền gửi luôn là nguồn tài trợ chính của ngân hàng với chi phí thấp và tạo cơ hội gia tăng các hoạt động tín dụng do đó biến này có tác động thuận chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng Vì vậy, tác giả lựa chọn biến DEP với giả thuyết H2: Tỉ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- Tổng lãi ròng trên tổng tài sản (TNI): Lãi ròng là một chỉ số thể hiện thành công trong một NH hoặc doanh nghiệp Theo nghiên cứu của Gremi, E (2013) cho rằng Tổng tiền lãi ròng trên tổng tài sản là thước đo sự khác biệt giữa tiền lãi thu nhập mà các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác thu được và số tiền lãi phải trả cho người cho vay của họ (Ví dụ: khách hàng có tiền gửi tại NH), sau đó chia cho tổng tài sản, liên quan đến số lượng tài sản (thu lãi) của họ Nó tương tự như tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty phi tài chính Khi các khoản thu nhập lãi lớn hơn các chi phí lãi thì thu nhập lãi thuần sẽ tăng cao Đối với điều đó, một mối quan hệ tích cực giữa biến tổng lãi ròng trên tổng tài sản và hiệu quả của ngân hàng được kỳ vọng Do đó, tác giả kì vọng giả thuyết H3: Tổng lãi ròng trên tổng tài sản (TNI) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (+).
- Tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (TEX): Đây là tỷ số được tính theo tỷ lệ để thể hiện hiệu quả của hoạt động ngân hàng Giá trị tỷ lệ chi phí hoạt động càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả hoạt động ngân hàng càng cao (Said, M., & Ali, H, 2016) Bài nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ giữa chi phí hoạt động và hiệu quả hoạt động của ngân hàng là tiêu cực Tuy nhiên, chi phí hoạt động cũng có thể tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, ví dụ trong trường hợp chi phí phải trả này giúp nâng cao nguồn nhân lực (Molyneux và Thornton, 1992), có thể hiểu là việc trả lương cao có thể giúp người lao động có thêm động lực làm việc hiệu quả và nhiều hơn, giúp NHTM tăng lợi nhuận, từ đó tăng hiệu quả hoạt động Tóm lại, tác giả lựa chọn giả thuyết H4: Tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập
(TEX) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (-).
- Tỉ lệ vốn chủ sở hữu (EQI): Tỷ lệ vốn được đo lường bằng tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, cho thấy mức độ an toàn vốn cần đánh giá và mức độ an toàn vốn lành mạnh chung của tổ chức tài chính Nó chỉ ra khả năng của một ngân hàng trong việc hấp thụ các khoản lỗ và xử lý rủi ro với các cổ đông Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệ tích cực giữa EQI và khả năng sinh lời (Hassan và Bashir, 2004) EQI được bao gồm như một biến độc lập để kiểm tra khả năng sinh lời của ngân hàng Bên cạnh đó, EQI cũng được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động bởi vì các ngân hàng vốn hóa tốt sẽ ít rủi ro hơn và có lợi hơn (Bourke, 1989) Giả thuyết H5: Tỉ lệ vốn chủ sở hữu
(EQI) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (+).
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được định nghĩa là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô được sử dụng chủ yếu để tính tổng hoạt động kinh tế, có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác nhau cả về cung và cầu của dịch vụ ngân hàng. Bài nghiên cứu của Ramadan, Kilani và Kaddumi (2011) đã kết luận rằng có một mối quan hệ thuận chiều giữa GDP và lợi nhuận của ngân hàng Trong nghiên cứu của Istan, M., & Fahlevi, M (2020), Duraj, B., & Moci, E (2015) và Said, M., & Ali, H (2016), đã kết luận một mối quan hệ tích cực Giả thuyết H6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của NH (+).
- Tỷ lệ lạm phát (INF): Lạm phát là sự gia tăng của tổng giá cả trong nền kinh tế Biến này được đo lường bằng cách ghi lại tỷ lệ lạm phát của chỉ số giá tiêu dùng quốc gia do Banking International công bố Theo Herald và Heiko (2008), lạm phát là một trong những yếu tố quyết định tâm lý muốn gửi tiết kiệm vào ngân hàng thương mại Nếu tỷ lệ lạm phát hàng năm cao hơn lãi suất ngân hàng thì khi đó số tiền gửi tiết kiệm sẽ giảm đi và nếu không dự báo chính xác tỉ lệ lạm phát có thể làm tăng chi phí do điều chỉnh lãi suất không hoàn hảo và do đó ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận của ngân hàng Bài nghiên cứu của Gremi, E (2013) và Said, M., & Ali, H (2016) đều nhấn mạnh vào mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng Giả thuyết H7: Tỉ lệ lạm phát (INF) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (-).
Bảng 3.1: Mô tả cách tính toán các biến và kỳ vọng dấu BIẾN PHỤ THUỘC (HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG)
Tên biến Kí hiệu Phương pháp đo lường
Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
Lợi nhuận trên VCSH ROE Lợi nhuận sau thuế Tổng Vốn chủ sở hữu
Tên biến Kí hiệu Phương pháp đo lường Kỳ vọng dấu
Quy mô ngân hàng SIZE Log (Tổng tài sản) +
Tiền gửi trên tổng tài sản DEP Tổng tiền gửi Tổng tài sản +
Tiền lãi ròng trên tổng tài sản TNI Tổng lãi ròng Tổng tài sản +
Chi phí hoạt động trên thu nhập TEX Tổng Chi phí HĐ Tổng doanh thu HĐ -
Vốn chủ sở hữu trên tổng TS EQI Tổng vốn chủ sỡ hữu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP Data of WorldBank +
Tỉ lệ lạm phát INF Data of WorldBank -
Chú thích: dấu (+) thể hiện mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc và dấu (-) thể hiện mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc.
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu vi mô để tính toán các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ báo cáo tài chính cuối năm đã được kiểm toán trên sàn HOSE, HNX và trang web finance.stock.vn của 31 NHTM Việt Nam Các số liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của tổng cộng 31 ngân hàng với tổng số quan sát cho từng đơn vị là 325 trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 2010-2020 Còn đối với 2 yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và tỉ lệ lạm phát INF, số liệu chính thức đều được lấy từ trang thông tin điện tử tổng cục thống kê nhằm đảm bảo sự chính xác và thống nhất.
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu bảng (Panel data), do sự kết hợp giữa dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian Nghĩa là số liệu của biến được thu thập tại nhiều đơn vị kinh tế khác nhau ở những thời điểm khác nhau Dữ liệu thu được dưới dạng thô chưa qua xử lý và để thuận tiện cho việc tính toán khóa luận, tác giả sẽ dùng đơn vị tính là triệu đồng thay vì đồng và xử lý bằng phần mềm Stata.
Lý do mà tác giả lựa chọn 31 ngân hàng này là vì đây là tất cả các NHTM cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm các ngân hàng với quy mô lớn và nhỏ khác nhau có thời gian tồn tại, hoạt động liên tục và được thực hiện thống kê các số liệu một cách đầy đủ, rõ ràng trong suốt giai đoạn nghiên cứu.
Mốc thời gian từ năm 2010 đến 2020 được tác giả chọn để nghiên cứu, vì đây là giai đoạn gần với khóa luận cũng như có đủ dữ liệu công khai trên các phương tiện truyền thông để người viết có căn cứ sát thực nhận định thực trạng hiện tại và đóng góp các kiến nghị có ích cho nền kinh tế trong tương lai Giai đoạn này cũng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 của Việt Nam, trong đó bao gồm việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn, bảo đảm ổn định, an toàn hệ thống Khung khổ pháp lý về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng từng bước được hoàn thiện, tiệm cận với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khái quát thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam
4.1.1 Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Cho đến nay, ngành ngân hàng VN đã trải qua hơn 59 năm (bắt đầu từ 06.05.1951) xây dựng và phát triển, với nhiều chặng đường gay go và phức tạp nhưng vẫn ổn định và phát triển tốt Đặc biệt là chặng đường từ năm 1986 cho đến nay, chặng đường đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống ngân hàng Việt Nam Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng chính phủ) ký quyết định ngày 03.07.1987 cho làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN, sau đó tổng kết và Chủ tịch HĐBT đã ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26.03.1988 đổi mới mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng VN, với sự ra đời của hệ thống ngân hàng chuyên doanh Đến năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được hoàn thiện thông qua việc công bố hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24.05.1990 (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN từ “một cấp” sang “hai cấp”, trong đó NHNN hiện nay chủ yếu hoạt động như một ngân hàng trung ương, trong khi các ngân hàng và các công ty tài chính có thể hoạt động độc lập với các hoạt động thương mại.Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại VN đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển khoảng 20 năm (từ 1990 đến nay).
Hệ thống các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam phát triển mạnh đi kèm với số lượng tổ chức ngân hàng tăng với tốc độ rất nhanh: Tính đến năm 2020, ngành Ngân hàng Việt Nam có: 2 ngân hàng chính sách, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, 31 ngân hàng thương mại cổ phần,
61 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 2 ngân hàng liên doanh.
Biểu đồ 4.1: Số lượng Ngân hàng Việt Nam năm 2020
■ Ngân hàng thương mại quốc doanh
■ Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng/ Chi nhánh nước ngoài
4.1.2 Tỉ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Biểu đồ 4.2: ROA, ROE của các NHTM giai đoạn 2010-2020
Nguồn: Kết quả từ tính toán Excel
Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) của các NHTM giai đoạn 2010 - 2015 có xu hướng giảm, ROA trung bình ngành của các ngân hàng đạt mức cao nhất vào năm 2011 với ROA là 1.37%, tuy nhiên ROA liên tục giảm xuống và đạt mức thấp nhất 0.42% vào năm 2015 Điều này cho thấy ngân hàng chưa sử dụng tài sản có đạt hiệu quả nhất trong toàn ngành.
Giai đoạn 2010 – 2015, xu hướng của thu nhập ròng trên VCSH (ROE) cũng tương tự xu hướng giảm mạnh của ROA qua các năm ROE bình quân toàn ngành năm 2011 đạt 12.81% và liên tục giảm mạnh xuống mức thấp nhất 5.66% vào năm 2015 Từ năm 2016 tới nay, ROE có xu hướng tăng trở lại và đạt 18.93% vào năm 2019.
Năm 2012 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành ngân hàng với những diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp Hệ thống NH bắt đầu thu hẹp quy mô cùng với những thương vụ mua bán và sáp nhập của quá trình tái cơ cấu khiến tốc độ tăng trưởng của tín dụng giảm, bên cạnh đó tình hình thiếu vốn huy động vẫn đang trở thành vấn đề đáng lo ngại với các NHTM khi lãi suất huy động lên đến 18%/năm, thậm chí có ngân hàng phải trả lãi suất tới 23%/năm cho những khoản tiền gửi dài hạn Một trong những nguyên nhân làm giảm sút ROA, ROE luôn ở mức thấp là do hiệu quả hoạt động yếu (dù chênh lệch giữa lãi suất đầu vào đầu ra có xu hướng giãn ra, có lợi cho các NHTM) Thứ hai là tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng, các ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên gia tăng chi phí đầu tư xây dựng cơ bản Trong những năm trở lại đây kinh tế khó khăn khiến nền kinh tế nước ta bị khủng hoảng vì thế nhà nước liên tục điều chỉnh trần lãi suất xuống mức thấp khiến doanh thu
3 6 ngân hàng giảm sút, bên cạnh đó rủi ro tỷ giá, rủi ro lạm phát, ngành bất động sản gặp khó khăn khiến thanh khoản ngân hàng xuống thấp đã khiến tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của các NHTM thấp so với yêu cầu của NHNN.
Giai đoạn 2016-2018, ROE và ROA đều tăng là nhờ chính sách tài khoá nới lỏng của NHNN, việc quản lý hoạt động của NHNN và chính phủ ngày càng chặt chẽ, đặc biệt là việc sát nhập các NHTM yếu kém vào các ngân hàng lớn làm cho hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn, hiệu quả hơn.
Giai đoạn 2019-2020, ROA không có khác biệt nhiều nhưng ROE giảm từ mức cao nhất 18.93% năm 2019 còn 16.84% năm 2020 Từ cuối năm 2019, nước ta đối mặt với thảm hoạ bởi dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của người dân gặp nhiều trở ngại, một trong những mối lo lớn của ngành ngân hàng trong năm 2020 đến nay là sự phình to của khối nợ xấu, đặc biệt là khối nợ xấu tiềm ẩn đang được “che đậy lại” dưới “lớp vỏ” cơ cấu lại nợ Bởi vậy, trước mắt các ngân hàng cần đặt vấn đề kiểm soát rủi ro nợ xấu lên hàng đầu Nhằm chủ động giúp khách hàng và người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành Ngân hàng đã vào cuộc rất sớm và ban hành hàng loạt chính sách, trong đó 2 văn bản quan trọng là Thông tư 01/2020/TT-NHNN (ngày 13/3/2020) và Chỉ thị 02/CT- NHNN (ngày 31/3/2020) chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 NHNN cũng đã 3 lần điều chỉnh giảm mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 đến 2,0%/năm lãi suất điều hành (là một trong các ngân hàng trung ương có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực), giảm 0,6 đến 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng số phí dịch vụ thanh toán các ngân hàng được miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 ước đạt khoảng 1.004 tỷ đồng tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận tín dụng và dịch vụ.
Chứng kiến nhiều chính sách hỗ trợ của NHNN đối với các NHTM và của chính phủ đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp đã có kết quả kinh doanh khởi sắc trong tình hình dịch Covid-19 do đó dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng trưởng mạnh, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn, lợi nhuận cũng phục hồi và tăng trưởng sau đó.
Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
Bảng 4.1 mô tả tóm tắt hai biến phụ thuộc và các biến giải thích của 31 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 Từ bảng trên ta thấy:
Nhóm các biến phản ánh năng lực sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm ROA và ROE Giá trị trung bình của ROA là 0,83% với độ lệch chuẩn là 0,69% Giá trị lớn nhất của ROA theo như phân tích là 5,54% của SGB năm 2010 và giá trị nhỏ nhất là 0,001% của NVB năm 2020 Tương tự ta có các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của ROE lần lượt là 9,22%, 29,56% của VIB năm 2020 và 0,028% của NVB năm 2020 Kết quả cho thấy giá trị nhỏ nhất của cả ROA và ROE đều là của NVB năm 2020, điều này được lý giải là vì việc Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB) phải chi hơn 500 tỷ để xử lý các khoản nợ theo đề án tái cấu trúc đã bào mòn hết lợi nhuận quý IV/2020 là nguyên nhân chính khiến nhà băng thua lỗ Theo báo cáo tài chính đã được công bố, cả năm 2020 NVB phải chi hơn 800 tỷ đồng để trích lập theo Đề án tái cấu trúc khiến lợi nhuận trước và sau thuế giảm về còn gần 4 tỷ đồng và 1,2 tỷ đồng cả năm 2020 Mặc dù chỉ tiêu ROA của các ngân hàng Việt Nam trong mấy năm gần đây có xu hướng khá ổn định nhưng vẫn đang ở mức thấp so với các các ngân hàng của các nước khác trong khu vực Giá trị ROE lớn hơn rất nhiều so với ROA cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có xu hướng chậm hơn so với tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng, do đó khó tạo được sự đột phá về lợi nhuận Lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam tốt hơn nhờ các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và tăng trưởng thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Quy mô của ngân hàng (SIZE) lớn nhất là BID vào năm 2020 với giá trị sau khi dùng hàm log cho tổng tài sản là 9.18 lớn hơn nhiều so với trung bình toàn ngành là 7.99 Nhìn chung,quy mô các NHNN luôn chiếm tỉ trọng lớn trong ngành ngân hàng nhưng hiệu quả hoạt động không phải lúc nào cũng cho thấy sự tăng trưởng ổn định.
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP) trung bình có kết quả 77,54% chứng tỏ trong NHTM hoạt động tiền gửi chiếm thị phần cao nhất Việc nhận tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục và thường xuyên nhất tại Ngân hàng, việc nhận tiền gửi là một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng huy động được nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động khác của ngân hàng Trong giai đoạn nghiên cứu năm 2014 DAB có tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản cao nhất với tỷ lệ 1.77 và NAB vào thời điểm 2011 có tỷ lệ thấp nhất với 0.29.
Tổng lãi ròng trên tổng tài sản (TNI) có trung bình 2,5% và có độ lệch chuẩn là 1,22%.
Tỉ lệ TNI thấp nhất ở năm 2010 của PVB là 0,04% và ngược lại cao nhất vào năm 2019 của VPB với 8,13% do trong năm 2019, VPB có thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu hợp nhất của ngân hàng, trong đó lãi thuần từ phí dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh, 84,2%, đạt xấp xỉ 3.000 tỷ đồng.
Tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (TEX), với 341 quan sát có giá trị trung bình là 53,11%, độ lệch chuẩn là 0.17, giá trị này đạt mức cao nhất vào năm 2014 của BaoVietBank với tỉ lệ 1.99 Tỉ lệ TEX thấp nhất của SSB năm 2010 là 0.03.
Tỉ lệ vốn chủ sở hữu (EQI) trung bình của các ngân hàng là 9,28% trong phạm vi nghiên cứu phù hợp với cấu trúc vốn của ngân hàng Nguồn vốn chủ sở hữu của KLB đạt tỉ lệ cao nhất là 25,53% vào năm 2010 và ngân hàng SCB có tỷ lệ vốn thấp nhất là 2,69% tại năm 2020.
GDP và INF đạt giá trị cao nhất lần lượt là 7,1% và 18,58% và thấp nhất 2,91% và0,6%.
Ma trận tương quan mô hình nghiên cứu
Để xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, tác giả sử dụng phân tích hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc với nhau Nếu hệ số tương quan dương phản ánh mối quan hệ tương quan thuận chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, ngược lại hệ số tương quan âm phản ánh mối quan hệ tương quan nghịch chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập Kết quả ma trận hệ số tương quan bằng stata như sau:
Bảng 4.2: Ma trận tương quan mô hình 1 – ROA
ROA SIZE DEP TNI TEX EQI GDP INF
Ghi chú (***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%)
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
Bảng 4.3: Ma trận tương quan mô hình 2 – ROE
ROE SIZE DEP TNI TEX EQI GDP INF
INF 0.201*** -0.253*** -0.261*** 0.118** -0.258*** 0.243*** 0.067 1 c (***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%)
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan từ bảng 4.2 và bảng 4.3 cho thấy, các biếnROA và ROE đều có quan hệ tương quan với các biến độc lập ở mức độ khác nhau Kết quả bảng hệ số tương quan giữa các biến cho thấy mối quan hệ giữa các biến đều ở mức cho phép.Giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan của các biến đều nhỏ hơn 0.7 Trong đó, hệ số tương quan cao nhất là 0.661 giữa SIZE và EQI, hệ số tương quan này cho tác giả một sự nghi ngờ về cộng tuyến giữa SIZE và EQI và sự nghi ngờ cộng tuyến này sẽ được xác định rõ trong kiểm định cộng tuyến VIF.
Phân tích kết quả hồi quy
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Nội dung chính của chương là mô tả về dữ liệu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến Thông qua đó, mục tiêu của chương là kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nội dung chính của chương tóm tắt kết quả nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị dựa trên kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ở chương 4.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương này, khoá luận đã trình bày cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu cũng như đưa ra những vấn đề cơ bản nhất của nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và hạn chế của việc nghiên cứu Bên cạnh đó, khoá luận còn đưa ra các phương pháp sơ lược cũng như cách thiết kế bố cục của bài viết, từ đó làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 Một số khái niệm có liên quan đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
2.1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của NHTM
Có thể nói NH là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về NHTM như:
Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam (2010) định nghĩa rằng: “NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận Các hoạt động kinh doanh này bao gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”.
Từ những quan điểm và định nghĩa trên có thể rút ra: NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nhận tiền gửi từ các tác nhân trong nền kinh tế, sau đó thực hiện các nghiệp vụ cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh toán, Đồng thời thực hiện các hoạt động đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác Nói cách khác, NHTM chính là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa nơi dư thừa vốn và nơi có nhu cầu sử dụng vốn cho các hoạt động đầu tư kinh doanh.
Như vậy, rõ ràng NHTM là một trong những tổ chức tài chính có vai trò quan trọng, được ví như huyết mạch của nền kinh tế Trước hết, với vai trò trung gian tài chính, NHTM thực hiện việc điều phối và luân chuyển các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm thành các khoản tín dụng cho các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình (thể nhân), các tổ chức, doanh nghiệp (pháp nhân) và các định chế tài chính khác nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động đầu tư Bên cạnh các nghiệp vụ tín dụng, vai trò thanh toán, bảo lãnh, đại lý của các NHTM cũng ngày càng quan trọng hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà Với vai trò thanh toán, NHTM thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ như thanh toán bằng séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, Với vai trò người bảo lãnh, NHTM cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán Với vai trò đại lý, các NHTM thay mặt khách hàng quản lý và bảo lãnh phát hành chứng khoán Đồng thời, NHTM cung cấp các khoản tín dụng cho khách hàng cá nhân và hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng như tín dụng cho tiêu dùng, tín dụng cho bất động sản, động sản Bên cạnh đó,
NHTM cũng chính là một trong những thành viên quan trọng nhất của thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền trung ương và địa phương phát hành để tài trợ cho các chương trình công cộng Cuối cùng với vai trò thực hiện chính sách, các NHTM đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi các chính sách vĩ mô của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.
2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Hiệu quả hoạt động theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại Hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định Hiệu quả hoạt động là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các NH đạt được trong việc phân bổ các yếu tố đầu vào có thể sử dụng và các yếu tố đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước.
Ngân hàng thương mại có 2 chức năng chính là huy động tiền gửi và cho vay đối với các chủ thể trong nền kinh tế Như một trung gian tài chính, ngân hàng huy động vốn và trả lãi tiền gửi, sau đó sẽ thực hiện cho vay ra và thu lãi tiền vay, với lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tiền gửi Khi cung cấp dịch vụ cho người vay và người gửi tiền, các ngân hàng có kỳ vọng đạt được lợi nhuận mục tiêu nhất định Ngoài việc cho vay, các ngân hàng cũng tạo ra lợi nhuận từ đầu tư Trong nỗ lực tối đa hóa thu nhập của họ, mọi ngân hàng đều cố gắng có một cấu trúc tài sản và nợ theo cách mang lại lợi nhuận cao nhất.
Theo Berger và Mester (1997) cho rằng hiệu quả hoạt động của các NHTM được thể hiện ở mối quan hệ giữa chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào và doanh thu đầu ra hay chính là khả năng chuyển đổi các nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt thể hiện ở việc tạo ra doanh thu đầu ra lớn nhất với giá trị các yếu tố đầu vào nhỏ nhất.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM
Các nhà nghiên cứu thường thông qua các chỉ tiêu tài chính để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Đây là phương pháp phân tích đơn giản, các số liệu tính toán sẵn có dựa trên các báo cáo tài chính của các NHTM đã được kiểm toán và công bố công khai Thông qua các chỉ số tài chính, nhà quản trị có cái nhìn trực quan về hiệu quả hoạt động của NH, đồng thời có thể phân tích và so sánh tình hình tài chính giữa các NHTM với nhau.
Greuning & Bratanovic (1999) khẳng định rằng: “Một hệ thống ngân hàng phát triển bền vững được dựa trên lợi nhuận và nguồn vốn dồi dào Lợi nhuận là một chỉ số thể hiện vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường ngân hàng và thể hiện hiệu quả trong quản lý ngân hàng Lợi nhuận cho phép ngân hàng duy trì một mức độ rủi ro nhất định và cung cấp một tấm lá chắn chống lại các rủi ro phát sinh trong ngắn hạn Lợi nhuận, thể hiện con số qua lợi nhuận giữ lại thường là một trong những nguồn quan trọng bổ sung vào nguồn vốn Lợi nhuận giữ lại là kết quả cuối cùng cho thấy những tác động ròng của các chính sách và hoạt động ngân hàng trong năm tài chính Sự ổn định và tăng trưởng của lợi nhuận giữ lại là dấu hiệu biểu hiện tốt nhất về hiệu suất của ngân hàng trong quá khứ và tương lai”.
“Lợi nhuận được đo lường thông qua các chỉ số tài chính như: thu nhập lãi ròng/ tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi/ tổng tài sản, lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA), lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu (ROE)” (Greuning & Bratanovic, 1999).
Yêu cầu đặt ra là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá sao cho phù hợp, phản ánh đúng bản chất về năng lực tài chính của các NHTM Tham khảo các bài nghiên cứu trước, tác giả thấy rằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là hai chỉ tiêu tài chính được dùng trong đánh giá hiệu suất sinh lời phổ biến nhất của hoạt động NH.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời là ROA và ROE làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM.
2.1.3.1 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản
Kiểm định các giả thuyết hồi quy mô hình nghiên cứu
4.6.1 Kiểm định lựa chọn mô hình
Bảng 4.6: Các kiểm định lựa chọn mô hình cho mô hình 1 - ROA
Kiểm định Pooled OLS và FEM FEM và REM Pooled OLS và REM
Kết luận Chọn FEM Chọn FEM Chọn REM
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
Bảng 4.7: Các kiểm định lựa chọn mô hình cho mô hình 2 - ROE
Kiểm định Pooled OLS và FEM FEM và REM Pooled OLS và REM
Kết luận Chọn FEM Chọn FEM Chọn REM
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
Khi thực hiện phân tích hồi quy cho cả hai biến phụ thuộc ROA, ROE, kết quả được tổng hợp từ bảng 4.6 và bảng 4.7 cho thấy kiểm định F-Test và kiểm định Hausman đều cho rằng mô hình FEM là phù hợp khi p-value đều nhỏ hơn giá trị alpha (0.05), vì vậy tác giả bác bỏ giả thuyết H0.
Như vậy, trong ba mô hình Pooled OLS, FEM, REM khi hồi quy dữ liệu bảng thì mô hình FEM là phù hợp nhất với tổng thể số liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.
4.6.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Sau khi lựa chọn được mô hình FEM là phù hợp thì tác giả sẽ tiếp tục kiểm định các khuyết tật của mô hình Một trong các giả định quan trọng khi thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến là giả định phương sai của sai số không đổi (hay còn gọi là phương sai đồng nhất) Nếu xảy
4 3 ra hiện tượng phương sai thay đổi, kết quả của phương trình hồi quy thu được khi sử dụng phương pháp FEM không còn chính xác, từ đó dẫn đến hậu quả đánh giá nhầm chất lượng của phương trình hồi quy.
Như vậy, để xét xem hiện tượng phương sai sai số thay đồi có tồn tại hay không, tác giả sẽ tiến hành kiểm định Modified Wald Với giả thuyết H0: Phương sai sai số đồng nhất/ không đổi.
Bảng 4.8: Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model
Mô hình 1 - ROA Mô hình 2 – ROE chi2 (33) = 3.2e+33 chi2 (33) = 2.9e+33
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
Kiểm định Modified Wald từ bảng 4.8 cho kết quả Prob = 0.0000 (ROA và ROE) Như vậy, Prob < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, suy ra mô hình có khuyết tật phương sai sai số thay đổi với mức ý nghĩa 5%.
4.6.3 Kiểm định tự tương quan
Sau khi phát hiện mô hình có khuyết tật phương sai sai số thay đổi, tác giả tiếp tục kiểm định khuyết tật của hiện tượng tự tương quan Tự tương quan có thể được định nghĩa như là hiện tượng các thành phần của chuỗi các quan sát được sắp xếp theo thời gian hoặc không gian có mối quan hệ với nhau Nếu giữa các sai số của mô hình tồn tại sự tương quan thì có thể dẫn đến việc các kết quả ước lượng từ phương pháp FEM không còn độ tin cậy nữa Bài nghiên cứu này sẽ sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình với giả thuyết H0: Không có hiện tượng tự tương quan bậc 1.
Bảng 4.9: Kiểm định tự tương quan
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
Mô hình 1 - ROA Mô hình 2 – ROE
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
Kết quả kiểm định Wooldridge từ bảng 4.9 cho kết quả Prob = 0.0000 (ROA) và Prob 0.0000 (ROE).
Như vậy, cả 2 mô hình ROA và ROE đều có Prob < 0.05 nên tác giả bác bỏ giả thuyết
H0, suy ra mô hình có hiện tượng tự tương quan bậc 1.