1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1135 mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các nhtm vn 2023

82 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Giữa Thu Nhập Lãi Cận Biên Và Thu Nhập Phi Truyền Thống Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Tác giả Vũ Văn Viên
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Linh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 280,07 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (11)
    • 1.1. Lý do nghiên cứu (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (14)
    • 1.7. Kết cấu luận văn (14)
  • CHƯƠNG 2 (16)
    • 2.1.1. Khái niệm về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (16)
    • 2.1.2. Phương pháp ước lượng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (17)
    • 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên (18)
    • 2.1.4. Các nghiên cứu liên quan đến hệ số NIM ở Việt Nam (23)
    • 2.2. Khái niệm về thu nhập phi truyền thống và phương pháp ước lượng thu nhập phi truyền thống 17 1. Khái niệm về thu nhập phi truyền thống (25)
      • 2.2.2. Phương pháp ước lượng tỷ lệ thu nhập phi truyền thống (25)
      • 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập phi truyền thống (26)
      • 2.2.4. Các nghiên cứu liên quan đến hệ số NIM ở Việt Nam (29)
    • 2.3. Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống (30)
  • CHƯƠNG 3 (35)
    • 3.1. Thiết lập mô hình nghiên cứu (35)
    • 3.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu (42)
    • 3.3. Phương pháp ước lượng (43)
  • CHƯƠNG 4 (48)
    • 4.1. Kết quả thống kê mô tả dữ liệu (48)
    • 4.2. Mô tả thống kê các biến (53)
    • 4.3. Phân tích tương quan (0)
    • 4.4. Kết quả uớc lượng mô hình hồi quy (58)
  • CHƯƠNG 5 (65)
    • 5.1. Kết luận đề tài (65)
    • 5.2. Các khuyến nghị dành cho NHTM VN (65)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (66)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... i (67)
  • PHỤ LỤC .......................................................................................................................... xi (76)

Nội dung

Lý do nghiên cứu

Theo Allen và Santomero (2001) chi phí giao dịch và thông tin bất cân xứng cung cấp các nền tảng của các trung gian tài chính Tuy nhiên, sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu và công nghệ đã tác động đáng kể đến hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Trên cơ sở đó, ngày 01/03/2012 thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015 Các NHTM trong nước đã thực hiện tích cực những biện pháp cải cách hành chính, cơ cấu và công nghệ nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của họ Mặt khác, Allen và Santomero (2001) cũng cho rằng sự thay đổi mạnh mẽ của công nghệ đã làm giảm đáng kể chi phí giao dịch và thông tin bất cân xứng Điều này làm tầm quan trọng của các hoạt động truyền thống của ngân hàng như nhận tiền gửi và cho vay đã bị giảm bớt, những thay đổi này cũng thay đổi về bản chất thu nhập cốt lõi của ngân hàng.

Theo Golin và Delhaise (2013) thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin-NIM) là biên độ được tính trong một khoản thời gian một quý hoặc một năm được thể hiện bằng chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi trên tổng tài sản NIM là chỉ tiêu hữu ít trong việc đo lường những thay đổi và đánh giá xu hướng thu nhập lãi giữa các ngân hàng NIM là một trong những thước đo quan trọng nhất để đo lường hiệu quả tài chính đối với các NHTM Do đó, NIM là tỷ số hữu hiệu để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả của NHTM Tuy nhiên, áp lực từ cạnh tranh giữa các NHTM và các công ty tài chính hiện nay làm giảm tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay truyền thống Các NHTM cố gắng bù đắp sự sụt giảm này khi gia tăng các khoản thu nhập từ phí hay còn gọi là thu nhập phi truyền thống hoặc thu nhập ngoài lãi (Non Interest Income-NII).

Theo Clark và Siems (2002) thu nhập phi truyền thống do ngoại bảng tạo ra bao gồm các hoạt động thu phí giao dịch, đầu tư, phí môi giới, phí dịch vụ, hoa hồng bảo hiểm, lợi nhuận ròng từ việc bán tài sản, thu nhập ủy thác, chứng khoán, phí dịch vụ trên tài khoản tiền gửi, các giao dịch nước ngoài và các thu nhập khác Những thay đổi về quan điểm quản lý và chính sách điều hành của các NHTM là cơ sở nền tảng của sự

2 thay đổi mục tiêu từ các khoản thu nhập truyền thống sang các hoạt động thu nhập phi truyền thống.

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa NIM và NII chỉ ra nhiều kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Davis và Tuori (2000) cho rằng sự chuyển hướng sang các hoạt động phi truyền thống có lợi cho các ngân hàng ở hầu hết các quốc gia vì nó gia tăng NIM Việc loại bỏ các hạn chế về địa lý cho phép các ngân hàng tham gia vào các hoạt động ngoại bảng mới Mặt khác, Angbazo (1997) cho rằng các hoạt động phi truyền thống có thể tạo ra NIM cao hơn thông qua các khoản phí ngân hàng nhằm bù đắp hạn mức tín dụng Trong khi đó nghiên cứu của Valverde và Fernández (2007) cho rằng NIM và NII có mối quan hệ tiêu cực Sự thay đổi mục tiêu sang các hoạt động phi truyền thống đòi hỏi các NHTM giảm nhẹ hoạt động truyền thống Nghiên cứu của T D Le (2017) cho rằng tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa NIM và NII khi nghiên cứu 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 Tuy nhiên, giai đoạn nghiên cứu được thực hiện trong khoản thời gian nền kinh tế ổn định và chưa xuất hiện dịch bệnh COVID, làm các NHTM Việt Nam phải điều chỉnh đáng kể chính sách của họ Tóm lại, các hoạt động nghiên cứu trước đây chủ yếu đến tác động của NII đến NIM, trong khi đó các nghiên cứu về tác động ngược lại của NIM đến NII còn hạn chế đối với các NHTM VN.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh nhất thể giới Tuy nhiên theo nghiên cứu của Stewart, Matousek, và Nguyen (2016) do thị trường vốn tương đối kém phát triển nên hệ thống NHTM Việt Nam được xem là xương sống của nền kinh tế Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization- WTO) năm 2007 nhiều NHTM nước ngoài đã được cấp phép hoạt động ở Việt Nam Theo

P A Nguyen và Simioni (2015) cho rằng điều này dẫn đến sự canh tranh gay gắt về các hoạt động truyền thống như vay vốn và huy động tiền gửi, dẫn đến làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các NHTM trong nước Các NHTM trong nước đã thực hiện các hoạt động đa dạng hóa, tách khỏi các hoạt động truyền thống sang các hoạt động phi truyền thống Hiện nay, sự phát triển về công nghệ nhanh chóng, kèm theo dịch COVID đã thay đổi đáng kể các hoạt động của NHTM.

Do đó, một nghiên cứu về mối quan hệ hai chiều giữa NIM và NII là cần thiết trong bối cảnh hiện nay Mối quan hệ giữa NIM và NII có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và chính sách quản lý Nếu mối quan hệ giữa NII và NIM là đồng biến thì việc

3 các NHTM chuyển hướng sang các hoạt động phi truyền thống là có lợi cho các ngân hàng vì nó góp phần cải thiện NIM Nói cách khác là các NHTM hoạt động tốt có mức NII vàNIM cao Do đó, các NHTM có thể tham gia vào các thị trường mới và các quy định hạn chế các hoạt động của NHTM không còn cần thiết, điều này cũng có thể giúp các NHTM cạnh tranh hiệu quả hơn đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng Mặt khác, nếu mối quan hệ giữa NII và NIM là tiêu cực thì các NHTM có thể tập trung các hoạt động thu lợi truyền thống, kiểm soát chặt các chính sách tăng trưởng thu nhập ngoại bảng để giảm phân tán nguồn lực không hiệu quả.

Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ mối quan hệ giữa NIM và NII của các NHTM Việt Nam Qua đó, đề xuất các giải pháp liên quan đến NIM và NII nhằm giúp các NHTM Việt Nam gia tăng hiệu quả hoạt động khi cân đối giữa các hoạt động truyền thống và phi truyền thống.

(1) Tìm bằng chứng về mối quan hệ giữa NIM và NII của các NHTM Việt Nam.

(2) Đánh giá mối quan hệ giữa NIM và NII đối với các NHTM Việt Nam là tích cực hay tiêu cực.

Câu hỏi nghiên cứu

Có tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa NIM và NII đối với các NHTM Việt Nam?Mối quan hệ giữa NIM và NII là tích cực hay tiêu cực?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mối quan hệ giữa NIM và NII.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chọn mẫu 32 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2020 Số liệu được thu thập dựa trên báo cáo tài chính của các NHTM Với số lượng mẫu được chọn đề tài kỳ vọng bao quát được các NHTM Việt Nam và số liệu có tính chính xác cao do được thu thập thông qua các báo cáo tài chính được kiểm toán.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Mô hình nghiên cứu được ước lượng bằng cách sử dụng phương pháp SYSGMM (System Generalized Method OfMoments) để khắc phục hiện tượng nội sinh trong mô hình ước lượng Theo Green (2012)

4 hiện tượng nội sinh xuất hiện do 4 nguyên nhân sau: i Thiếu vắng biến độc lập trong mô hình và do đó phần giải thích của biến này sẽ nằm ở sai số của mô hình ước lượng Khi đó có mối tương quan chặt giữa biến độc lập và phần dư. ii Hiệu ứng phản hồi. iii Các hiệu ứng động. iv Thiết kế mẫu nội sinh.

Gujarati (2009) cho rằng các biến nội sinh xuất hiện trong mô hình sẽ làm sai lệch các kết quả ước lượng của OLS Các phần dư sẽ không tương quan với các biến phụ thuộc. Theo nghiên cứu của Ahamed (2017) cho rằng: (i) vì các giá trị trong quá khứ có thể ảnh hưởng tới giá trị hiện tại của các biến, cụ thể là biến lợi nhuận và chất lượng tài sản; (ii) vì các biến giải thích có thể không hoàn toàn là ngoại sinh Nói cách khác, giá trị các biến giải thích trong mô hình phụ thuộc vào các biến khác trong mô hình Đa dạng hóa thu nhập mang lại lợi nhuận cho ngân hàng phụ thuộc vào chất lượng tài sản của các ngân hàng, do đó tồn tại tính không đồng nhất trong phép đo lường lợi nhuận của các ngân hàng, làm rõ mối quan hệ giữa thu nhập phi lãi và thu nhập lãi cận biên Theo nghiên cứu của Laeven vàMajnoni (2003) và nghiên cứu của Baele, De Jonghe, và Vander Vennet (2007) đã đưa ra bằng chứng về vấn đề nội sinh giữa NIM và NII Vấn đề nội sinh sẽ được kiểm soát hiệu quả với phương pháp SYSGMM Cuối cùng, đề tài sử dụng phương pháp kiểm tra nhân quả Granger để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa NIM và NII.

Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu bổ sung bằng chứng sự đánh đổi giữa mục tiêu tập trung hoạt động truyền thống và phi truyền thống đối với NHTM Nghiên cứu đề xuất giải pháp trong hoạch định chính sách và mục tiêu quản trị của các nhà quản lý ngân hàng.

Kết cấu luận văn

Chương 1: Giới Thiệu nghiên cứu

Chương 1 trình bày các vấn đề lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của kết quả nghiên cứu.

Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Và Tổng quan nghiên cứu

Chương 2 trình bày tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong và

5 ngoài nước được thực hiện trước đó Các nghiên cứu liên quan được trình bày là lý thuyết về NIM và NII, các nghiên cứu về mối quan hệ của NIM và NII.

Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu

Chương 3 trình bày mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm đã được trình bày ở chương 2 Ngoài ra, chương này cũng trình bày cách thức thu thập dữ liệu nghiên cứu, xây dựng các giả thiết nghiên cứu Cuối cùng, chương này trình bày phương pháp ước lượng phù hợp cho mô hình hồi quy.

Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu

Chương 4 trình bày kết quả ước lượng được từ mô hình đã được đề xuất ở chương 3. Ngoài ra thực trạng NIM, NII của các NHTM VN cũng được trình bày trong chương này bằng thống kê mô tả dữ liệu.

Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị

Chương cuối cùng trình bày kết luận thu được từ nghiên cứu Ngoài ra, chương này cũng trình bày các kiến nghị đối với NHTM VN Các kiến nghị này được kỳ vọng sẽ giúp các NHTM VN có chính sách phù hợp để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận Cuối cùng, chương này cũng trình bày các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương một trình bày về các vấn đề căn bản như lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài Qua đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài được làm rõ thông qua mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể Phương pháp nghiên cứu, mẫu quan sát và mô hình nghiên cứu cũng được trình bày nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu và các giả thiết liên quan Cuối cùng, chương một trình bày cấu trúc của đề tài nghiên cứu.

Khái niệm về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Các ngân hàng có hai nguồn thu nhập chính là thu nhập lãi thuần và thu nhập phi truyền thống Thu nhập lãi thuần là chênh lệch giữa lãi thu được và lãi phải trả Thu nhập phi truyền thống bao gồm phí và lệ phí và thu nhập từ các hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối Tổng thu nhập là tổng thu nhập từ lãi và thu nhập phi truyền thống Tổng thu nhập được kỳ vọng sẽ trang trải chi phí theo thời gian và mang lại lợi tức hợp lý nếu các ngân hàng hoạt động tốt Thu nhập lãi là kết quả của sự thay đổi giữa phí cho vay và trả tiền gửi Chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa của tiền lãi nhận được và tiền lãi phải trả là thu nhập lãi thuần Lãi cận biên là tỷ lệ thu nhập lãi ròng so với tài sản sinh lãi.

Thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin-NIM) được định nghĩa là thu nhập lãi trừ chi phí lãi trên tổng tài sản (Heffernan & Fu, 2008; Kosmidou, Tanna, & Pasiouras, 2005; San & Heng, 2013) Thu nhập lãi được đề cập là các khoản thu nhập mà ngân hàng thu được từ tài sản như tiền lãi từ việc khoản cho vay, thấu chi và tài trợ thương mại Các khoản chi phí lãi vay là số tiền trả lãi của ngân hàng cho các khoản nợ của mình liên quan đến các khoản tiền tiết kiệm trong tài khoản của cá nhân hoặc doanh nghiệp và các tài khoản tiền gửi của các ngân hàng khác Hoạt động truyền thống của ngân hàng liên quan đến việc thu tiền gửi và cho vay, qua đó ngân hàng trả cho người gửi tiền với lãi suất thấp hơn và sử dụng số tiền đó để cho vay với mức lãi suất cao hơn Do đó, chỉ số NIM càng cao cho thấy hiệu suất sinh lời của ngân hàng càng cao với điều điện chất lượng tài sản được duy trì tốt Nếu tài sản của ngân hàng có chất lượng kém, điều đó có nghĩa là ngân hàng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ cao hơn, thu nhập từ lãi sẽ giảm trong khi các khoản chi phí dự phòng tăng lên, do đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên, theo lý thuyết risk-return được Bowman (1980) trình bày trong nghiên cứu của mình thì rủi ro không hoàn toàn có mối quan hệ đồng biến với lợi nhuận Nghiên cứu của ông đã phân tích 85 ngành công nghiệp của Hoa Kỳ và đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro của doanh nghiệp và lợi nhuận của họ Giải thích cho sự phát hiện bất thường này, nghiên cứu đã đưa ra hai lý do Thứ nhất, các nhà quản lý giỏi có thể đồng thời tăng rủi ro và giảm lợi nhuận Các quyết định đúng của nhà quản lý như phân tính chính xác môi trường cạnh tranh, chiến lược phù hợp và quy trình thực hiện chiến lược là cơ chế tạo ra nghịch lý này Thứ hai, các nhà quản lý giỏi không phải là người né tránh rủi ro mà trên thực tế họ là là những người tìm kiếm, đánh giá, phân loại rủi ro và kiểm soát chúng.

Phương pháp ước lượng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Lãi cận biên của các ngân hàng có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu phân tích Lãi cận biên có thể được đo lường theo hai cách, tiên liệu (ex- ante) và thực tế kỳ hạn (ex-post) (Demie, 2016) Trong trường hợp tiên liệu, Lãi cận biên là chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay,nghĩa là chênh lệch giữa lãi suất hợp đồng được tính cho các khoản vay và lãi suất trả cho các khoản tiền gửi Trong trường hợp thực tế kỳ hạn, lãi cận biên có thể được tính là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi vay trong kỳ hạn đang xem xét, nghĩa là chênh lệch giữa thu lãi thực tế của ngân hàng và chi phí lãi thực tế của họ.

Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp thực tế kỳ hạn là phương pháp hữu ích hơn vì nó cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố khác đến lãi cận biên và phương pháp này tạo ra kết quả chính xác hơn như là là các ngân hàng có các khoản nợ xấu cao có rủi ro cao hơn. Ngoài ra, phương pháp tiên liệu có vấn đề về sự không nhất quán của dữ liệu, vì dữ liệu thường có sẵn ở cấp độ toàn ngân hàng tổng hợp, được thu thập từ các nguồn ngân hàng khác nhau, trong khi đó lãi suất cho vay có và tiền gửi có thể khác nhau tùy theo hợp đồng. Mặt khác, phương pháp thực tế kỳ hạn có thể có những thiếu sót của nó, vì thu nhập lãi và trích lập dự phòng tổn thất cho vay có xu hướng hiện thực hóa trong các khoảng thời gian khỏc nhau (Ash Demirgỹỗ-Kunt & Huizinga, 1999) Mặc dự cú sự khỏc biệt này, hai cỏch tiếp cận có thể được sử dụng để xác định và phân tích biên lãi ròng trong hệ thống ngân hàng Do đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp thực tế kỳ hạn để ước lượng hệ số NIM, chênh lệch giữa thu nhập từ lãi mà người đi vay nhận được và chi phí lãi phải trả cho người gửi tiền tiết kiệm.

Theo Angbazo (1997) NIM có công thức tính như sau:

Tổng tài sản sinh lãiNhư vậy, biên lãi ròng về cơ bản là một tỷ số tài chínhd được tính từ kết quả só sanh giữa thu nhập từ lãi so với tài sản, cũng có nghĩa là chênh lệch giữa lãi tiền gửi và lãi cho vay Do đó, hệ số NIM có thể được viết lại như sau:

Thu nhập lãi — Chi phí lãi

NIM = —^^7-^^xlOOTổng tài sản sinh lãi

Hệ số NIM cho thấy mức sinh lợi của ngân hàng trong các hoạt động cho vay, đầu tư và các hoạt động tài trợ khác (Ben Naceur & Goaied, 2008) NIM là tỷ số giữa thu nhập từ lãi so với tổng tài sản sinh lãi, cũng có nghĩa là tỷ lệ giữa chênh lệch lãi thu nhập cho vay và lãi tiền gửi Hệ số NIM cho thấy khả năng quản lý của các ngân hàng trong việc quản lý tài sản sinh lãi để tạo ra thu nhập lãi thuần.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến NIM là rất nhiều và khác nhau giữa các quốc gia hoặc cấu trúc sở hữu của ngân hàng Mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố khác nhau giữa các quốc gia do sự khác nhau của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và ngân hàng cụ thể Vai trò quyết định khác nhau của khác nhau cũng sẽ gây ảnh hưởng khác nhau đối với tỷ suất lợi nhuận ròng Do đó, việc xác định các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các ảnh hưởng đến NIM là rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà thực hành để đưa ra các quyết định phù hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động thể chế và hiệu quả kinh tế Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến NIM có thể được chia thành ba bộ phận: (i) Các yếu tố nội bộ ngân hàng; (ii) Các yếu tố thuộc ngành ngân hàng; (iii) Các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Nghiên cứu của Liebeg và Schwaiger (2006) cho rằng hiểu được các yếu tố tác động đến NIM có tầm quan trọng từ quan điểm vĩ mô và cả vi mô Từ góc độ vĩ mô, việc các cơ quan quản lý biết rằng các yếu tố làm tác động tích cực hoặc tiêu cực đến NIM là do các yếu tố vi mô hay vĩ mô rất quan trọng Nếu một trong những thành phần tác động chủ yếu đến NIM là lãi suất danh nghĩa thay vì cấu trúc cạnh tranh của hệ thống NHTM, chính phủ phải tập trung vào các biện pháp quản lý hướng đến mục tiêu ổn định môi trường kinh tế vĩ mô ổn định để làm giảm chi phí của các tổ chức tài chính trung gian trong đó có các NHTM Mặt khác, nếu yếu tố chính tác động đến NIM là sức mạnh thị trường hay cấu trúc cạnh tranh của hệ thống NHTM, thì cơ quan quản lý phải ban hành các chính sách thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM cũng có sự khác biệt đối với khu vực hoạt động chủ yếu về địa lý của các NHTM Hiện nay sự phát triển của công nghệ 4.0 và quá trình toàn cầu hóa đã diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng vẫn còn tồn tại sự khác biệt giữa các yếu tố tác động đến NIM giữa những NHTM thuộc các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển Kết quả nghiên cứu của Claeys và Vander Vennet (2008) được thực hiện hiện từ các quốc gia thuộc khối Trung và Đông Âu (Central và Eastern European countries-CEEC) đã cho rằng có sự khác biệt đáng kể trong hành vi giữa các ngân hàng thuộc các nước đang phát triển và các nước phát triển, nghiên cứu kết luận rằng các ngân hàng thuộc các nước đang phát triển có tỷ lệ NIM tương đối cao hơn so với các nước đang phát triển Sự khác biệt này chủ yếu đến từ áp lực cạnh tranh trên thị trường liên ngân hàng Kết quả nghiên cứu này lần nữa được công trình của Berger, Molyneux, và Wilson (2020) khẳng định, tuy nhiên nghiên cứu còn cho rằng điều kiện cạnh tranh ở các thị trường khác nhau và hiệu quả hoạt động của các NHTM có thể tác động tiêu cực đến NIM Nghiên cứu của Naceur (2003) cho rằng giả thuyết hoạt động cấu trúc truyền thống, các ngân hàng có thị trường tập trung có xu hướng liên kết và chia sẽ thông tin trong việc thiết lập biên lãi suất nhằm làm gia tăng lợi nhuận của họ.

❖ Đối với nhóm các NHTM thuộc các quốc gia phát triển:

Nghiên cứu của Angbazo (1997) mở rộng mô hình nghiên cứu của Ho và Saunders

(1981) khi thêm hai biến rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất, dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu trong giai đoạn những năm 1989 đến năm 1993 của các NHTM ở Hoa kỳ Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng NIM có mối quan hệ tiêu cực với khả năng thanh khoản và áp lực cạnh tranh trong ngành, trong khi đó NIM có mối quan hệ tích cực đối với chất lượng quản lý, sức mạnh thị trường và tổng thu nhập của ngân hàng Bên cạnh đó, nghiên cứu của Saunders và Schumacher (2000) đã áp dụng phương pháp hồi quy hai bước, dữ liệu nghiên cứu được mở rộng bao gồm hệ thống ngân hàng của Hoa kỳ và dữ liệu ngân hàng của sáu quốc gia Châu Âu trong giai đoạn những năm 1998 đến 1995. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các vấn đề pháp lý và điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng có ý nghĩa đối với NIM của các NHTM trong từng quốc gia.

Nghiên cứu của J n Maudos và De Guevara (2004) đã có những đóng góp rất lớn cho nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NIM Cụ thể, nghiên cứu của J n Maudos và De Guevara (2004) đã tổng hợp những phân tích và phê bình về mô hình của Ho và Saunders

(1981), nghiên cứu đã mở rộng mô hình lý thuyết bằng cách thêm vào biến chi phí quản lý của ngân hàng Dữ liệu thực nghiệm nghiên cứu được sử dụng bao gồm các NHTM thuộc năm quốc gia Châu Âu trong giai đoạn năm 1992 đến năm 2000 Kết quả nghiên cứu cho rằng chức năng trung gian tài chính của ngân hàng được phản ánh bằng chi phí hoạt động, đó là việc huy động tiền gửi và cấp tín dụng Do đó, nghiên cứu kết luận rằng các ngân hàng phải bù đắp chi phí hoạt động bằng cách tính lãi suất biên cao hơn Bên cạnh chi phí hoạt động, nghiên cứu cũng cho rằng lãi suất, rủi ro tín dụng, hệ số an toàn vốn, lãi suất liên ngân hàng và hiệu quả quản lý có mối quan hệ tích cực với NIM Mặt khác, nghiên cứu của Mody và Peria (2004), J n Maudos và De Guevara (2004) cũng cho rằng đội ngũ quản lý của ngân hàng có chất lượng yếu kèm sẽ áp dụng tỷ suất lợi nhuận cao hơn để bù đắp phần chi phí gia tăng của họ.

Nghiên cứu của Carapella và Di Giorgio (2004) phân tích mối quan hệ giữa bảo hiểm tiền gửi và lãi suất của 55 quốc gia trong giai đoạn năm 1996 đến năm 2001, cho thầy bảo hiểm tiền gửi có tác động đến NIM Kết quả nghiên cứu lần nữa ủng hộ kết quả của Asli Demirgỹỗ-Kunt và Detragiache (2002) khi cho rằng NIM chịu ảnh hưởng tớch cực bởi bảo hiểm tiền gửi và có mối liên hệ với khủng hoảng ngân hàng cũng như chiến lược quản lý rủi ro mà các ngân hàng đang áp dụng Tuy nhiên, tác động giữa bảo hiểm tiền gửi và hệ số NIM là không rõ ràng Các nghiên cứu trên đều cho rằng bảo hiểm tiền gửi sẽ làm tăng biên lãi suất do những người gửi tiền chịu rủi ro thấp hơn Tuy nhiên nghiên cứu của Merton

(1977) và kết quả nghiên cứu của Keeley (1997) cho rằng sự tồn tại của bảo hiểm tiền gửi có thể khuyến khích các ngân hàng thực hiện chiến lược cho vay rủi ro hơn và lúc đó các ngân hàng có thể yêu cầu mức lãi suất cho vay cao hơn, mặt khác nếu không có bảo hiểm tiền gửi lãi suất các khoản tiền gửi có thể giảm xuống do ảnh hưởng của cạnh tranh Vì trong trường hợp này, khách hàng gửi tiền sẽ muốn giao dịch với các ngân hàng lớn, khách hàng kỳ vọng rằng các ngân hàng lớn khó có khả năng phá sản Mặt khác, điều này sẽ khiến các NHTM quy mô nhỏ hơn gia tăng lãi suất tiền gửi nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của mình.

Valverde và Fernández (2007) cũng đã có những đóng góp đáng kể cho mô hình ban đầu của Ho và Saunders (1981) khi đã xem xét toàn bộ các hoạt động nội bảng và ngoại bảng của ngân hàng để đánh giá tác động của chiến lược đa dạng hóa thu nhập đối với NIM,nghiên cứu đã dùng mô hình Đầu ra để đánh giá hoạt động của các NHTM Châu Âu Kết quả nghiên cứu cho rằng việc đa dạng hóa có tác động tiêu cực đến NIM, đẫn đến thu hẹp biên lợi nhuận, tuy nhiên sẽ làm các NHTM mở rộng thị phần do các sản phẩm bán chéo.Đồng thời, nghiên cứu còn tìm ra bằng chứng tác động tiêu cực của tỷ lệ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product-GDP) đến NIM Hawtrey và Liang (2008) thực hiện nghiên cứu về NIM đối với mẫu là mười bốn quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation và Development-OECD) Kết quả nghiên cứu cho rằng NIM bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chất lượng quản lý tại ngân hàng và bị ảnh hưởng tích cực bởi rủi ro tín dụng và lãi suất liên ngân hàng.

Nghiên cứu của Anbar và Alper (2011) đối với các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2010 cho rằng quy mô tổng tài sản và NII có ảnh hưởng tích cực đến NIM Tuy nhiên, quy mô cho vay và các khoản nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến NIM Ngoài ra, lãi suất thực cao cũng sẽ tác động tích cực đến NIM Trujillo‐Ponce (2013) nghiên cứu các NHTM của Tây Ban Nha đã cho rằng NIM chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát và sự tập trung thị trường Sự tập trung thị trường trong nghiên cứu này được biểu thị bằng chỉ số Herfindahl – Hirschman Mặt khác, nghiên cứu của Mirzaei, Moore, và Liu (2013) được thực hiện với 40 ngân hàng của các quốc gia Châu Âu trong giai đoạn năm 1998 đến năm

2008 đã cho rằng các điều kiện thị trường kém cạnh tranh hơn sẽ làm các ngân hàng có mức lợi nhuận cao hơn, yếu tố sức mạnh thị trường ảnh hưởng tiêu cực đến NIM trong điều kiện phân biệt giữa các ngân hàng thuộc các nền kinh tế mới nổi và các ngân hàng thuộc các nền kinh tế phát triển Mặt khác, nghiên cứu của Berger et al (2020) còn cho rằng mức tăng trưởng của GDP thực có tác động tiêu cực đến NIM của ngân hàng Trong thời kỳ kinh tế suy thoái mức độ tín nhiệm của người đi vay và giá trị thu nhập ròng của họ giảm trong thời kỳ suy thoái, lãi suất cho vay tăng Mặt khác, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng sẽ có xu hướng hạ thấp tiêu chuẩn cho vay của họ và giảm NIM như một biện pháp gia tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng Tuy nhiên, điều này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Valverde và Fernández (2007) khi cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến NIM do nhu cầu vốn vay tăng khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng.

Nghiên cứu của Aiyar, Calomiris, và Wieladek (2014) về các NHTM ở Hoa Kỳ giai đoạn năm 1998 đến năm 2007 đã cung cấp các bằng chứng liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tác động đến NIM Nghiên cứu đã cho rằng khi yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tăng lên 1% sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng cho vay thực tế xuống 4,6% Thông qua đó, nghiên cứu cho rằng sự tăng lên của tỷ lệ an toàn vốn sẽ tác động tích cực đến NIM do các yêu cầu về vốn cao hơn và giảm nguồn cung tín dụng Kết quả nghiên cứu trên cũng được ủng hộ bởi các nghiên cứu tiếp theo là Jiménez, Ongena, Peydró, và Saurina (2017) đới với các NHTM Tây Ban Nha trong giai đoạn năm 1999 đến năm 2003 và nghiên cứu của Gropp, Mosk, Ongena, và Wix

(2019) đối với các NHTM Châu Âu trong giai đoạn năm 2009 đến năm 2013 khi cho rằng tỷ lệ an toàn vốn cao hơn làm giảm nguồn cung tín dụng và ảnh hưởng tích cực đến NIM. Nghiên cứu của Birchwood, Brei, và Noel (2017) đối với các NHTM ở Trung Mỹ và các quốc gia thuộc vùng Caribe trong giai đoạn 1998 đến năm 2014 cũng đã khẳng định tốc độ tăng trưởng GDP có tác động tiêu cực đến NIM thông qua sự chênh lệch thấp hơn của lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho rằng sức mạnh thị trường, các khoản chi phí không hiệu quả, rủi ro tín dụng có tác động tích cực đến NIM Mặt khác, nghiên cứu cũng cho rằng khi có sự gia nhập thị trường của các NHTM nước ngoài sẽ làm khiến các NHTM trong nước gia tăng tính minh bạch của báo cáo tài chính dưới áp lực cạnh tranh và làm giảm đáng kể NIM.

❖ Đối với nhóm các NHTM thuộc các quốc gia phát triển:

Các nghiên cứu thực nghiệm về xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số NIM ở các quốc gia đang phát triển gây tranh cãi so với các quốc gia phát triển Nghiên cứu của Brock và Suarez (2000) cho rằng các phương pháp nghiên cứu dùng cho các quốc gia phát triển sẽ không thể có hiệu lực cho các nước kém phát triển hơn Các quốc gia kém phát triển hơn sẽ sẽ tồn tại nhiều khác biệt so với các quốc gia phát triển như chi phí hoạt động của các NHTM, các khoản cho vay không hiệu quả cũng cao hơn do chính sách cho vay không chặt chẽ, ngoài ra biến số kinh tế vĩ mô cũng làm ảnh hưởng đến hệ thống NHTM như yêu cầu về dữ trữ của quốc gia, mặt bằng lãi suất cũng cao hơn và hệ thống NHTM của các quốc gia kém phát triển cũng đối mặt với mức chấp nhận rủi ro cao hơn hệ thống NHTM của các quốc gia phát triển Một nghiên cứu quy mô khác cũng đưa ra bằng chứng về sự khác biệt giữa các nhóm quốc gia phát triển và nhóm quốc gia đang phát triển là nghiên cứu của Ash Demirgỹỗ-Kunt và Huizinga (1999) Nghiờn cứu được thực hiện khi sử dụng dữ liệu có quy mô rất lớn của các NHTM từ 80 quốc gia thuộc cả hai nhóm quốc gia trong giai đoạn năm 1988 đến năm 1995 Kết quả nghiờn cứu của Ash Demirgỹỗ-Kunt và Huizinga

(1999) cho rằng quyền sở hữu của NHTM tác động đến hệ số NIM sẽ khác nhau giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển Nghiên cứu cho rằng ở các quốc gia phát triển, các ngân hàng có sở hữu trong nước sẽ nhận được lãi suất biên cao hơn các ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài, ngược lại đối với các quốc gia đang phát triển, các ngân hàng nước ngoài sẽ nhận được lãi suất biên cao hơn các ngân hàng thuộc sở hữu trong nước Nguyên nhân của sự khác biệt này được cho rằng do sự khác biệt của các yếu tố điều tiết kinh tế vĩ mô giữa các nhóm quốc gia và ảnh hưởng đáng kể đến lãi suất biên của ngân hàng Kết quả phõn tớch của Mody và Peria (2004) cũng ủng hộ kết quả của Ash Demirgỹỗ-Kunt và Huizinga (1999) khi nghiên cứu đối với bảy quốc gia Mỹ Latin Kết quả nghiên cứu cho rằng các ngân hàng nước ngoài ở những quốc gia này có lãi suất biên thấp hơn và chi phí hoạt động cũng thấp hơn so với các ngân hàng trong nước Các nghiên cứu khác cũng ủng hộ kết quả của các tác giả trên như Drakos (2003) và nghiên cứu của Claeys và Vander Vennet (2008) khi nghiên cứu hệ thống ngân hàng của các nước CEE (The Central Eastern European-Nhóm quốc gia Trung và Đông Âu) khi đánh giá các tác động của môi trường kinh tế vĩ mô, các đặc điểm cụ thể của ngành ngân hàng đối với hệ số NIM trong giai doạn những năm 1994 đến năm 2001.

Các nghiên cứu liên quan đến hệ số NIM ở Việt Nam

Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng NIM ở Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Việt Nam cũng đưa ra nhiều kết luận còn tranh cãi Nghiên cứu của Ân và Hương (2013) về tác động của loại hình sở hữu đến hệ số NIM, nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến năm 2012 với 150 quan sát, phương pháp được áp dụng là FGLS (feasible Generalised Least Squares- Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi) Kết quả nghiên cứu tìm thấy bằng chứng tác động của loại hình sở hữu đến hệ số NIM Kết quả nghiên cứu cho rằng đối với các NHTM Cổ Phần,ban quản lý thường quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn, tránh thất thoát, lãng phí vốn Trong khi đó, các NHTM nhà nước chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, do đó thu nhập lãi và chi phí lãi của các NHTM cổ phần cao hơn thu nhập lãi và chí phí lãi của các NHTM nhà nước Ngoài ra, nghiên cứu còn cho rằng quy mô hoạt động cho vay, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến hệ số NIM. Nghiên cứu của Phúc (2016) sử dụng mẫu 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 đến năm 2015 bằng phương pháp FGLS Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô tài sản, chi phí hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu, chi phí lãi ẩn và lạm phát tác động tích cực đến hệ số NIM Tiếp theo, nghiên cứu của Chính (2017) sử dụng số liệu của 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2006 đến năm 2016 Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp GMM để đánh giá các tác động đến hệ số NIM Kết quả nghiên cứu cho rằng mức độ tập trung của ngành ngân hàng và dư nợ cho vay có tác động tiêu cực đến hệ số NIM, các yếu tố như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn, hệ số Lerner, hiệu quả chi phí, hiệu quả quản lý, chính sách dự trữ của NHNN, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất có tác động tích cực đến hệ số NIM Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cùng năm với nghiên cứu trên là nghiên cứu của Hồng (2017) lại có kết quả khác Nghiên cứu của Hồng

(2017) dựa trên mẫu 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 đến năm 2016 Kết quả nghiên cứu cho rằng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động và tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến hệ số NIM, trong đó rủi ro tín dụng là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hệ số này Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra kết quả là hệ số NII ảnh hưởng tiêu cực đến NIM. Nghiên cứu của Điển, Hoàng, và Nga (2018) về ảnh hưởng của chỉ số Lerner, chỉ số HHI và chi phí cơ hội đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến năm 2015 bằng phương pháp sai số chuẩn hiệu chỉnh (Panel Corrected Standard Error- PCSE) Kết quả nghiên cứu cho rằng các chỉ số Lerner, chi phí cơ hội hội của dự trữ, chi phí hoạt động có mối quan hệ đồng biến với hệ số NIM Mặt khác, yếu tố thị phần có mối quan hệ nghịch biến với hệ số NIM Hai chỉ số HHI và rủi ro tín dụng không có ý nghĩa ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Nghiên cứu của Trân (2019) cũng đã ủng hộ kết quả của Hồng (2017) khi sử dụng mô hình hồi qui bội để đánh giá các yếu tố tác động đến NIM và cho rằng hệ số NII có tác động tiêu cực đến hệ số NII.

Một số nghiên cứu đánh giá các tác động vĩ mô đến hệ số NIM Như đã đề cập ở trên thì kết quả nghiên cứu của Chính (2017) cho rằng tăng trưởng kinh tế và lạm phát tác động đến tích cực đến hệ số NIM Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Hân (2017) sử dụng số liệu của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến 2016 cho rằng tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực đến NIM, mặt khác nghiên cứu còn cho rằng tác động kép giữa rủi ro tín dụng và tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng hệ số NIM, đồng thời tỷ lệ lạm phát cũng sẽ tác động tích cực đến hệ số NIM Nghiên cứu còn đưa ra các kết quả khác như rủi ro tín dụng, quy mô cho vay, cấu trúc vốn, tái cấu trúc ngân hàng có tác động tích cực đến thu nhập lãi cận biên Nghiên cứu của Quỳnh (2018) dựa trên mẫu 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 đến năm 2016 cho thấy kết quả tương đồng với nghiên cứu của Hân (2017) là lạm phát có tác động tích cực đến hệ số NIM Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ tập trung ngành lại tác động tiêu cực đến hệ số NIM Đồng thời, nghiên cứu cũng phát hiện quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán có tác động động tích cực đến NIM,trong khi

Khái niệm về thu nhập phi truyền thống và phương pháp ước lượng thu nhập phi truyền thống 17 1 Khái niệm về thu nhập phi truyền thống

2.2.1 Khái niệm về thu nhập phi truyền thống:

Thu nhập phi truyền thống là doanh thu ngân hàng thương mại thu được từ các lĩnh vực nằm ngoài hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc bất kỳ khoản thu nhập nào khác cho ngân hàng thu được từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay khách hàng có lãi, thu nhập này cũng có thể được gọi là thu nhập từ phí vì hầu hết các khoản này được tính cho khách hàng dưới dạng phí (Stiroh, 2004) Thu nhập phi truyền thống bao gồm phí gửi tiền và giao dịch, phí không đủ tiền bảo chứng (Insufficient Funds-ISF), phí hàng năm, phí dịch vụ tài khoản hàng tháng; phí ngừng hoạt động, phí chuyển séc, tiền gửi và những khoản khác Các ngân hàng tính phí và tạo thu nhập phi truyền thống như một cách tạo ra doanh thu và gia tăng tính thanh khoản Thu nhập phi truyền thống chiếm một phần đáng kể trong doanh thu của hầu hết các ngân hàng Các ngân hàng thường tính phí đối với các giao dịch của doanh nghiệp nhiều hơn so với các giao dịch cá nhân.

2.2.2 Phương pháp ước lượng tỷ lệ thu nhập phi truyền thống: Đã trình bày ở phần trên theo phân tích của Stiroh (2004) thu nhập phi truyền thống là một danh mục không đồng nhất bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, vì vậy nó được chia thành bốn thành phần chính Bao gồm: thứ nhất là thu nhập ủy thác, thứ hai là phí dịch vụ,thứ ba là doanh thu từ giao dịch và thứ tư là các khoản phí và thu nhập khác Thu nhập ủy thác là doanh thu liên quan đến hoạt động ủy thác của ngân hàng, ví dụ: quản lý các khoản đầu tư cho người khác Phí dịch vụ bao gồm doanh thu liên quan trực tiếp đến tài khoản tiền gửi như ATM hoặc phí sử dụng séc Doanh thu từ giao dịch chủ yếu là thu nhập từ giao dịch các công cụ tiền mặt, các hợp đồng ngoại bảng, và các thay đổi theo giá thị trường trong giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả Các khoản phí và thu nhập khác bao gồm tất cả các khoản phí khác, ví dụ: phí cam kết cho vay, két an toàn, hoa hồng và phí thuê đất Theo (Kwast, 1989) việc thu thập số liệu từ các khoản doanh thu từ giao dịch chịu sự ảnh hưởng từ phương pháp kế toán và các tín hiệu của thị trường, vì vậy sự biến động của thị trường đối với giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả có thể không được phản ánh kịp thời Do đó, độ trễ thông tin này làm cho các doanh thu từ giao dịch có thể không được phản ánh chính xác nhất tại thời điểm ước lượng. Để phân tích tỷ lệ thu nhập phi truyền thống nhiều nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tính hệ số này là thu nhập phi truyền thống chia cho tổng thu nhập của ngân hàng. Theo nghiên cứu của Ahamed (2017), J Nguyen (2012), Lepetit, Nys, Rous, và Tarazi (2008a), Valverde và Fernández (2007) nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng phổ biến của hệ số này như sau:

Thu nhập phi truyền thống Tổng thu nhập ngấn hàng

Các nghiên cứu kể trên sử dụng ước tính tỷ lệ thu nhập phi truyền thống là thu nhập phi truyền thống trên tổng thu nhập tài sản, ước tính này có thể được xem là thước đo của thu nhập phi truyền thống đóng góp trong tổng thu nhập của ngân hàng Tuy nhiên theo phân tích ở trên, phương pháp này có thể xuất hiện độ lệch giữa thời điểm kế toán ghi nhận và sự biến động của doanh thu từ giao dịch, ngoài ra các phương pháp kế toán khác nhau cũng có thể ảnh hưởng đến số liệu thu thập.

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập phi truyền thống:

Smith, Staikouras, và Wood (2003) nghiên cứu các NHTM Châu Âu trong giai đoạn năm 1994 đến năm 1998 cho rằng thu nhập ngoài lại chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu nhập của các NHTM, nghiên cứu cũng cho rằng các NHTM Châu Âu trong giai đoạn này đã đẩy mạnh phát triển song song giữa thu nhập từ hoạt động truyền thống của ngân hàng là cho vay và tiền gửi đồng thời thu nhập từ các dịch vụ mà không tìm thấy bằng chứng của sự đánh đổi giữa hai hoạt động này Nghiên cứu của Tejendra (2010) cho rằng thu nhập phi truyền thống đóng vai trò quan trọng trong tỷ trọng thu nhập của các NHTM thuộc các quốc gia phát triển, trong khi đó đối với các quốc gia đang phát triển thì thu nhập từ hoạt động truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu Bečvaříková (2016) cho rằng tỷ trọng của thu nhập phi truyền thống trong tổng thu nhập của ngân hàng không chỉ khác nhau giữa các nhóm ngân hàng mà còn khác nhau giữa các quốc gia Tỷ trọng này có mối liên kết chặt chẽ với mô hình kinh doanh mà ngân hàng hoạt động, sự khác biệt lớn nhất có thể tìm thấy là giữa các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư Tuy nhiên, nghiên cứu của Abedifar, Molyneux, và Tarazi (2018) cho rằng các đối với ngân hàng chuyển dịch mục tiêu hoạt động truyền thống sang mục tiêu hoạt động chủ yếu là các hoạt động ngoài lãi sẽ đối phó với mức rủi ro gia tăng.

Nghiên cứu của Barth, Caprio Jr, và Levine (2004) cho rằng hoạt động cho vay truyền thống của các ngân hàng có thể được hưởng lợi về thông tin và sự tổng hợp các dịch vụ gắn liền với việc mở rộng các hoạt động ngoài lãi Tuy nhiên, việc tham gia vào nhiều hoạt động trong một hợp đồng về lãi và phí sẽ làm ảnh hưởng tới các mục tiêu ưu đãi, trợ cấp của các ngân hàng dành cho khách hàng vay dựa trên lãi suất và phí áp dụng Điều này phù hợp với nhận định đối với nghiên cứu của Puri, Rocholl, và Steffen (2011) khi cho rằng việc phát triển các mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng thông qua các hoạt động ngoài lãi sẽ làm các ngân hàng thu thập được thêm nhiều thông tin từ phía khách hàng và điều này sẽ giảm thiểu các rủi ro từ tình trạng thông tin bất cân xứng qua đó giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Từ góc độ ngân hàng khi mức độ đánh giá rủi ro đối với khách hàng giảm, các mức lãi suất cho vay dành cho khách hàng cũng giảm Mặt khác, từ góc độ khách hàng, mối quan hệ chặt chẽ và thông tin đầy đủ với ngân hàng có thể tăng cơ hội thu hút các khoản vay mới và gia tăng hoạt động kinh doanh của họ Vì vậy có thể thấy rằng khách hàng và ngân hàng đều được hưởng lợi hơn nếu các mối quan hệ được mở rộng và thu thập thông tin đầy đủ Nghiên cứu của Boot và Schmeits (2000) cũng cho rằng thông tin cá nhân về khách hàng cụ thể có được thông qua nhiều lần tương tác với cùng một khách hàng theo thời gian dưới dạng cung cấp các dịch vụ tài chính khác nhau Cách thức thu thập thông tin và bản chất thông tin thu được cũng khác nhau khi ngân hàng tham gia cung cấp nhiều loại dịch vụ cho khách hàng và mức độ tương tác giữa khách hàng và ngân hàng.

Nghiên cứu của Pennathur, Subrahmanyam, và Vishwasrao (2012) sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng (Unbalance) đối với 172 ngân hàng của Ấn Độ trong giai đoạn 2001 đến năm 2009 Nghiên cứu đánh giá tác động của cấu trúc ngân hàng và quy mô sở hữu ngân hàng đối với thu nhập phi truyền thống Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá tác động của quy mô ngân hàng đến thu nhập phi truyền thống thông qua biến logarit tự nhiên của tổng tài sản Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến tỷ lệ thu nhập phi truyền thống của các NHTM Các ngân hàng có quy mô lớn hơn dễ dàng tận dụng lợi thế theo quy mô để chiếm ưu thế trong việc đầu tư công nghệ, giảm phí giao dịch cũng như thời gian giao dịch, cung cấp các sản phẩm cho khách hàng. Mặt khác, nhờ lợi thế theo quy mô các NHTM có thể giảm lãi suất cho vay tiêu dùng và bù đắp nguồn thu của họ bằng khoản thu từ thu nhập phi truyền thống Khi thu nhập phi truyền thống tăng lên, các ngân hàng này có xu hướng chuyển sang các hoạt động đa dạng hóa nhằm thu hút nhiều hơn các khoản thu nhập phi truyền thống Kết quả nghiên cứu của Elsas, Hackethal, và Holzhọuser (2010) cũng xỏc nhận cho rằng khi thu nhập phi truyền thống tăng, các ngân hàng có xu hướng chuyển từ hoạt động cho vay sang các hoạt động đa dạng hóa nhằm thu hút nhiều hơn thu nhập phi truyền thống Ngược lại, nghiên cứu của Belgrave, Craigwell, và Moore (2006) các NHTM ở khu vực vùng Caribe trong giai đoạn 1985 đến

2001 cho kết luận trái ngược với các nghiên cứu trên Nghiên cứu chỉ ra rằng sự tăng trưởng quy mô của các NHTM tác động tiêu cực đến tỷ lệ thu nhập phi truyền thống Tuy nhiên, kết quả bài báo cho thấy sự khác biện về kết quả đới với các quốc gia khác nhau như Jamaica, Trinidad so với các quốc gia có quy mô kinh tế lớn hơn Nghiên cứu cho rằng sự khác biệt về kết quả là do sự khác biệt về các yếu tố kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển Quy mô của ngân hàng thường được coi là một trong những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến thu nhập phi truyền thống Hầu hết các nghiên cứu đều coi các ngân hàng lớn có khả năng đa dạng hóa rủi ro cao hơn có thể ảnh hưởng đến thu nhập phi truyền thống Nguyên nhân là các ngân hàng có quy mô lớn lớn có lợi thế hơn về chi phí hoạt động tương đối thấp do tính kinh tế theo quy mô, các ngân hàng lớn có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh khác nhau theo hướng thu nhập phi truyền thống tương đối dễ dàng hơn Nghiên cứu của Atellu (2016) cho rằng các ngân hàng thương mại vừa và nhỏ nhạy cảm hơn với chi phí hoạt động Các nghiên cứu của Almazari (2011), DeYoung và Rice (2006) cho rằng chi phí hoạt động của các NHTM có mối quan hệ tiêu cực đối với tỷ lệ thu nhập phi truyền thống.

Nhiều nghiên cứu tập trung vào yếu tố bãi bỏ các quy định của ngân hàng Trung Ương (NHTW) đối với thu nhập phi truyền thống như nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004), nghiên cứu của Isik và Hassan (2003) Các nghiên cứu này sử dụng biến tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn trên tài sản, hệ số ROA như một tỷ trọng để đo lường việc bãi bỏ các quy định Kết quả của các nghiên cứu này cho rằng việc NHTW bãi bỏ các quy định, đơn giản hóa các quy tắc, hoặc nới lỏng các quy định đối với việc cung cấp các sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm hoặc các hoạt động khác tạo ra thu nhập phi truyền thống của ngân hàng sẽ tác động tích cực đến tỷ lệ thu nhập phi truyền thống của các NHTM Tuy nhiên, nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004) còn cho rằng khi các ngân hàng thay đổi chiến lược từ dựa trên thu nhập lãi truyền thống sang đa dạng hóa thu nhập, đều này sẽ làm tăng thu nhập truyền thống và giảm tốc độ tăng trưởng của tổng cho vay, nói cách khác nghiên cứu cho rằng tăng trưởng của tốc độ cho vay và tỷ lệ thu nhập phi truyền thống có mối quan hệ ngược chiều Kết quả nghiên cứu của Craigwell và Maxwell (2005) cũng ủng hộ kết luận trên khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập phi truyền thống đối với các ngân hàng thuộc Barbados.

Các ngân hàng luôn phải đối mặt với một sự không chắc chắn là rủi ro thanh khoản, rủi ro thanh khoản đến từ sự không chắc chắn liên quan đến các hình thức rút tiền gửi bất ngờ và nhu cầu vay không dự kiến trước Rogers và Sinkey Jr (1999) cho rằng các ngân hàng có tài sản lưu động cao hơn sẽ đáp ứng tốt hơn đối với những nhu cầu không lường trước được của khách hàng Khả năng thanh khoản đóng vai trò như một vùng đệm chống lại những tổn thất phát sinh từ việc các nhu cầu bất thường và đáp ứng mọi nhu câu thanh khoản, do đó ngân hàng sẽ giảm thiểu rủi ro hơn khi có đủ dự trữ thanh khoản Tuy nhiên, khả năng thanh khoản liên quan đến các quỹ có tính chất nhàn rỗi, không sinh lợi và làm giảm lợi nhuận cho cổ đông Goddard, Molyneux, và Wilson (2004) cho rằng các NHTM nắm giữ tài sản lưu động cao có thể không thu được lợi nhuận cao nhưng ít chịu rủi ro thanh khoản hơn Nếu các ngân hàng cần khả năng thanh khoản cao hơn để tham gia vào các hoạt động thu nhập phi truyền thống, thì mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và thu nhập phi truyền thống là tích cực Mặt khác, Rogers và Sinkey Jr (1999) cho rằng một số ngân hàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi có khả năng thanh khoản kém nhưng vẫn thực hiện mở rộng các hoạt động thu nhập phi truyền thống.

2.2.4 Các nghiên cứu liên quan đến hệ số NIM ở Việt Nam: Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến thu nhập phi truyền thống Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá tác động của thu nhập phi truyền thống đến hiệu quả hoạt động hoặc lợi nhuận của các NHTM Việt Nam, trong khi đó các nghiên cứu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập phi truyền thống còn khá ít Nghiên cứu của Thuận

(2017) đối với các NHTM Việt Nam khi đánh giá tác động của 4 yếu tố quản lý của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng và trình độ phát triển công nghệ đến tỷ lệ thu nhập phi truyền thống Kết quả nghiên cứu đã cho rằng chỉ có 2 yếu tố tác động đến thu nhập phi truyền thống là: trình độ quản lý của ngân hàng và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản Qua đó, trình độ quản lý và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đều tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập phi truyền thống của các NHTM Việt Nam Mặt khác, nghiên cứu của Vinh (2017) đối với 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến

2016 cho thấy tỷ lệ sở hữu cổ phần được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số thu nhập phi truyền thống, tuy nhiên lại có tác động tích cực đến thu nhập lãi thuần Nghiên cứu cho rằng sự tham gia vốn của các nhà đầu tư nước ngoài còn khá khiêm tốn, vì vậy các NHTM Việt Nam chưa tận dụng được nguồn vốn này và chưa cải thiện được hiệu quả kinh doanh Nghiên cứu của Thùy (2021) đối với 26 NHM Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 đến năm 2019 đã tìm ra bằng chứng cho rằng có bốn yếu tố ảnh hưởng dến thu nhập phi truyền thống của các NHTM Việt Nam là: quy mô ngân hàng, tổng tiền gửi ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và khả năng thanh khoản của ngân hàng.Đều này cung cấp thêm bằng chứng ủng hộ cho kết quả nghiên cứu của J Nguyen (2012) và

Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống

2.3 Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống

Các nghiên cứu trước đây cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa NII và NIM Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng NII đã tăng lên với chi phí của NIM (Heffernan và Fu, 2010; Lepetit và cộng sự, 2008a; Rogers và Sinkey, 1999) Điều này có thể được giải thích là do các ngân hàng đã bù đắp tác động của việc giảm thu nhập truyền thống có nguồn gốc từ thu nhập ký quỹ bằng cách tăng NII Ngoài ra, các ngân hàng tham gia vào các hoạt động phi truyền thống tạo ra tỷ suất lợi nhuận ròng cao hơn thông qua thu nhập lãi và phí mà các ngân hàng tính phí để bù đắp, chẳng hạn như cung cấp các tùy chọn hạn mức tín dụng(tức là hợp đồng OBS) (Angbazo, 1997) Ngược lại, mối quan hệ tích cực giữa NII và NIM cho thấy việc chuyển hướng sang các hoạt động phi truyền thống có lợi cho các ngân hàng.Điều này có nghĩa là các ngân hàng hoạt động tốt có mức NII và NIM cao Stiroh (2004) cho rằng sự cải thiện về NII có liên quan đến sự tăng trưởng của NIM Điều này là do sự tập trung ngày càng tăng vào các chiến lược bán chéo và tăng các cam kết cho vay.

Nhiều nghiên cứu khác tìm ra bằng chứng cho rằng NIM giảm và NII tăng, nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004) đối với các ngân hàng Mỹ trong giai đoạn 1989 đến 2001 cho rằng điều này cho thấy NII tăng là một sự đánh đổi do lợi nhuận từ lãi Mặt khác, kết quả này còn phản ánh sự gia tăng cạnh tranh và các ngân hàng thương mại giảm lợi thế của họ trong việc huy động vốn và cho vay Nghiên cứu của Angbazo (1997) Các ngân hàng chuyển hướng sang các hoạt động phi truyền thống vì những hoạt động này có thẻ tạo ra tỷ suất lợi nhuận ròng cao hơn thông qua thu nhập từ phí dịch vụ hoặc các hoạt động ngoại bảng khác Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ này chỉ ra các kết quả khác nhau Các kết quả nghiên cứu của Lepetit, Nys, Rous, và Tarazi (2008b), Rogers và Sinkey Jr (1999), Williams và Rajaguru (2013) đã chỉ ra rằng các ngân hàng bù đắp của việc giảm thu nhập truyền thống bằng cách cải thiện NII Tuy nhiên, nghiên cứu của Ozili (2017) đã chỉ ra kết quả trái ngược Nghiên cứu này cho rằng NII và NIM có mối quan hệ tích cực Theo đó, sự gia tăng NII cũng kéo theo gia tăng NIM Điều này là kết quả của chính sách bán chéo và tăng cam kết cho vay đối với các khách hàng Tuy nhiên, DeYoung và Rice (2004) cho rằng sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập của NHTM làm gia tăng rủi ro của các ngân hàng và điều này cũng giải thích cho kết quả của nghiên cứu J Nguyen (2012) khi cho rằng NII và NIM có mối quan hệ tiêu cực lẫn nhau.

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa NIM và NII ở Việt Nam còn hạn chế Các tác giả chủ yếu nghiên cứu về các tác động một chiều, hoặc tác động của từng yếu tố

NIM và NII đến lợi nhuận ngân hàng mà ít nghiên cứu về mối quan hệ 2 chiều giữa NIM và NII Tuy nhiên, các nghiên cứu đối với các NHTM Việt Nam và các thị trường mới nổi cũng chỉ ra nhiều kết quả khác biệt Nghiên cứu của Batten và Vo (2016) và T Le (2016) đã chỉ ra tác động tiêu cực của NII đến rủi ro tín dụng của ngân hàng, các nghiên cứu này đều cho rằng NHTM Việt Nam nên tập trung vào các hoạt động cho vay truyền thống Tuy nhiên, kết quả này lại mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu của T C Nguyen và Vo (2015) cho thấy các ngân hàng khi đa dạng hóa thu nhập sẽ có rủi ro thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khi kém đa dạng hóa hơn.

Nghiên cứu của N T N Trang và Tuấn (2015) đối với các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến năm 2013 về mối quan hệ phi tuyến giữa NIM và NII, bằng phương phápPool OLS và Fixed Effect Kết quả nghiên cứu tìm ra bằng chứng mối quan hệ phi tuyến giữa NIM và NII Mặt khác, nghiên cứu còn cho rằng các yếu tố như sức mạnh thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường đều có ảnh hưởng đến NIM của các NHTM Việt Nam Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của N T N Trang và Tuấn (2015) là Pool OLS và Fixed Effect sẽ không chắc chắn vì không khắc phục được hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu, hiện tượng nội sinh đã được J Nguyen (2012) trình bày trong mô hình mối quan hệ giữa NIM và NII Nghiên cứu của Thảo, Ánh, và Phương (2018) về tác động đến thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời của các NHTM VN Nghiên cứu đã sử dụng số liệu của

32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến năm 2019 với phương pháp ước lượng GMM. Kết quả nghiên cứu cho rằng NII có tác động tích cực đến lợi nhuận của các NHTM VN, tuy nhiên nghiên cứu cho rằng có sự đánh đổi trong chiến lược khi tìm ra bằng chứng NII tác động tiêu cực đến NIM Phương pháp nghiên cứu của Thảo et al (2018) đã cũng cố lập luận của J Nguyen (2012) khi cho rằng tồn tại hiện tượng nội sinh trong mô hình các yếu tố tác động đến NIM Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu này chỉ xem xét tác động một chiều của NII đến NIM mà không xem xét tác động ngược lại của NIM đến NII Nghiên cứu của T D Le

(2017) sử dụng số liệu từ 40 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015 là một trong số ít nghiên cứu về mối quan hệ tác động qua lại của NII và NIM ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy 3 giai (Three-Stage Least Squares-3SLS) đoạn nhằm khắc phục và hạn chế hiện tượng nội sinh trong mô hình xác định tác động của NIM đến NII Kết quả nghiên cứu đã cho rằng NII có mối quan hệ với NIM Cụ thể, NII tác động tiêu cực đến NIM, điều này cho thấy rằng NII tăng với sự sụt giảm, mất mát của NIM Kết quả này ủng hộ kết quả của J Maudos và Solís

(2009) và J Nguyen (2012) Kết quả phản ánh ý nghĩa giả thuyết trợ cấp chéo, giả thuyết cho rằng vì các ngân hàng có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh để tìm kiếm thu nhập phi truyền thống khác nhau,những hoạt động này có thể ảnh hưởng đến định giá các sản phẩm cho vay do trợ cấp chéo cho những sản phẩm này từ ngân hàng Ví dụ cụ thể là các ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay đối với những người đi vay cũng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hàng tạo ra thu nhập phi truyền thống như phí và hoa hồng chẳng hạn như bảo lãnh, hợp đồng bảo hiểm Kết quả nghiên cứu cũng cho rằng NIM tác động tiêu cực ngược lại NII và ủng hộ giả thuyết của J Nguyen (2012) khi cho rằng các NHTM Việt Nam đối mặt với sự đánh đổi giữa NIM và NII Tuy nhiên, nghiên cứu của T D Le (2017) sử dụng số liệu là 40 NHTM Việt Nam, là bảng dữ liệu không cân bằng, trong đó có nhiều ngân hàng đã cơ cấu và hợp nhất Mặt khác, dữ liệu được sử dụng trong giai đoạn 2006 đến 2015 là giai đoạn các NHTM Việt Nam chưa mạnh mẽ áp dụng công nghệ thông tin, yếu tố quan trọng nhất là quá trình chuyển đổi số trong các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này hầu như chưa có Sự áp dụng các công nghệ vào dịch vụ thanh toán làm các ngân hàng có thể mở rộng các hoạt động liên quan đến thu nhập phi truyền thống trong khi gia tăng hiệu quả về chi phí Nghiên cứu của N T H Nguyen, Kim-Duc, và Freiburghaus (2021) đối với các NHTM Việt Nam trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với dữ liệu được khảo sát từ khách hàng và các NHTM Kết quả nghiên cứu cho rằng trong giai đoạn trước dịch các yếu tố như kinh nghiệm của khách hàng và mức độ chuyển đổi số của ngân hàng tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng thông qua mức độ hài lòng của khách hàng Tuy nhiên, trong thời gian các ngân hàng ngừng hoạt động do dịch bệnh thì đối với các ngân hàng có mức độ chuyển đổi số cao hơn, các khách hàng dễ dàng tương tác với các dịch vụ của ngân hàng và hoạt động chuyển đổi số trở thành điểm tiếp xúc chính đối với các dịch vụ ngân hàng thì mức độ chuyển đổi số tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của các ngân hàng, lúc này các hoạt động marketing truyền miệng làm trung gian cho mối quan hệ giữa kinh nghiệm của khách hàng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Do đó, khi xuất hiện hoạt động chuyển đổi số, nhất là trong tình hình dịch Covid-

19 có thể làm thay đổi mối quan hệ NIM và NII hay nói cách khác là thay đổi giả thuyết trợ cấp chéo sản phẩm của các NHTM và chiến lược kinh doanh của họ.

Từ các phân tích về mối quan hệ giữa NIM và NII ở trên, luận văn đề xuất các giả thuyết như sau:

Giả thuyết 1: Sự gia tăng của thu nhập phi truyền thống sẽ làm giảm thu nhập lãi cận biên, nói cách khác thu nhập phi truyền thống tác động tiêu cực đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết 2: Sự gia tăng của thu nhập lãi cận biên sẽ làm giảm thu nhập phi truyền thống, nói cách khác thu nhập lãi cận biên tác động tiêu cực đến thu nhập phi truyền thống của các NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2Chương hai trình bày các khái niệm và phương pháp ước lược đối với thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống Chương này cũng trình bày về các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống nhằm làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu Cuối cùng, chương hai trình bày các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập truyền thống, qua đó có thể thấy rằng nhiều nghiên cứu cho ra kết quả khác nhau về mối quan hệ này.

Thiết lập mô hình nghiên cứu

Mô hình ước lượng đánh giá mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống dựa trên nghiên cứu của Angbazo (1997), J Nguyen (2012), T D Le (2017) và:

NIM^ t = a0 + ữl NII t ; + a 2 TT t , t + a 3 CLQL t ' t + a 4 VCSH^ t + a 5 DP i,t + a 6 TK i,t + a 7 TDK i,t + a s SIZE i,t + E it (1)

NII it =V o + P i NIM tt + 0 2 SIZE i,t + MLTG t, t + P T K it + P s DSCV it + e 6 TLCPHD i,t + hROA t^ + d i,t (2) Trong đó:

1: ngân hàng quan sát thứ i; t: năm quan sát thứ t

S t,t và ỡ t,t : lần lượt là sai số của mô hình (1) và (2)

Mô hình thứ nhất : Đánh giá tác động của NII đến NIM

NIM i, t : tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng hàng thứ i trong năm thứ t Luận văn áp dụng phương pháp tính hệ số NIM theo Angbazo (1997) NIM có công thức là chênh lệch của thu nhập lãi và chi phí lãi vay chia cho tổng tài sản sinh lãi, biên lãi ròng về cơ bản là một tỷ số tài chính được tính từ kết quả so sánh giữa thu nhập từ lãi so với tài sản Do đó, hệ số NIM được tính là chênh lệch của thu nhập lãi trừ đi chi phí lãi và chia cho tổng thu nhập ngân hàng.

NII i, t : Tỷ lệ thu nhập phi truyền thống Biến NII i, t được ước tính là tỷ lệ thu nhập phi lãi của ngân hàng hàng thứ i trong năm thứ t Luận văn áp dụng theo nghiên cứu của Angbazo

(1997), DeYoung và Rice (2004), J Nguyen (2012), và T D Le (2017) sử dụng phương pháp ước lượng phổ biến của hệ số này là thu nhập phi truyền thống chia cho tổng thu nhập của ngân hàng Dựa trên phân tích ở phần trên và giả thuyết nghiên cứu, biến NII được kỳ vọng tác động tiêu cực đến biến NIM.

TTi t : Sức mạnh thị trường Biến TT it được ước tính là tỷ lệ tiền gửi của ngân hàng i trong tổng số tiền gửi của 32 ngân hàng trong năm t Nghiên cứu của Naceur (2003) và AshDemirgỹỗ-Kunt và Huizinga (1999) cho rằng giả thuyết hoạt động cấu trỳc truyền thống, cỏc ngân hàng có thị trường tập trung có xu hướng liên kết và chia sẽ thông tin trong việc thiết lập biên lãi suất nhằm làm gia tăng lợi nhuận của họ, theo đó các ngân hàng lớn hơn có thể dùng quyền lực của họ nhằm chi phối trong việc định giá các khoản vay và trả lãi suất thấp hơn cho người gửi tiền nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn Ở Việt Nam có sự phân biệt giữa các NHTM có quy mô lớn như nhóm ngân hàng BIG4, bao gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Viettinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Do đó, nhóm này có thể dùng quyền lực thị trường của họ theo giả thuyết cấu trúc thị trường và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn Vì vậy, luận văn xác định kỳ vọng cho biến TT là tác động tích cực đến hệ số NIM.

CLQL it : Chất lượng quản lý Biến CLQL it Tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm thứ t Theo nghiên cứu của Mody và Peria (2004), J n Maudos và De Guevara (2004), Claeys và Vander Vennet (2008) cho rằng đội ngũ quản lý của ngân hàng có chất lượng yếu kém sẽ áp dụng tỷ suất lợi nhuận cao hơn để bù đắp phần chi phí gia tăng của họ Do đó, biến CLQL được kỳ vọng tác động tích cực đến hệ số NIM trong mô hình.

VCSHi t : Vốn chủ sở hữu Biến VCSHi t Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm thứ t Nghiên cứu của J n Maudos và De Guevara (2004) cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động tích cực đến NIM Biến VCSH được kỳ vọng tác động tích cực đến NIM vì các ngân hàng không thích rủi ro sẽ yêu cầu tỷ suất lợi nhuận cao hơn để trang trải chi phí chí vốn chủ sở hữu của họ so với các nguồn vốn được tài trợ khác.

DP ít : dự phòng rủi ro Biến DP í, t được ước tính là tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm thứ t Nghiên cứu của Valverde và Fernández (2007),

J Nguyen (2012) tìm ra bằng chứng cho rằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tác động tích cực đến hệ số NIM Mức độ rủi ro tín dụng cao có thể khiến các ngân hàng tăng biên lãi suất nhằm bù đắp rủi ro vỡ nợ có thể xảy ra Vì vậy biến DP được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hệ số NIM.

TK^ L : Khả năng thanh khoản Biến TK it được ước tính là tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản ngắn hạng của ngân hàng i trong năm thứ t Nghiên cứu của J Maudos và Solís (2009) đã tìm ra bằng chứng tỷ lệ thanh khoản tác động tích cực đến hệ số NIM Tượng tự như rủi ro tín dụng, các ngân hàng sẽ gia tăng biên lãi suất nhằm bù đắp rủi ro thanh khoản Do đó, biến TK được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hệ số NIM.

TDKi t : Tác động kép của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng Biến TDKi t được ước tính là tích của DP ị t và TKị t Nghiên cứu của J n Maudos và De Guevara (2004) cho rằng mức tài sản ngắn hạn càng cao thì độ nhạy cảm với những thay đổi đối với lãi suất ngắn hạn càng nhỏ, do đó điều này làm giảm phần bù rủi ro lãi suất Mặt khác, Liebeg và Schwaiger

(2006) cho rằng rủi ro lãi suất cao hơn làm tăng khả năng vỡ nợ, do đó các ngân hàng sẽ tăng tỷ suất lợi nhuận để bù đắp rủi ro vỡ nợ cao hơn, tương tự J Nguyen (2012) cho rằng việc các NHTM trích lập dự phòng đầy đủ cho khác khoản nợ xấu, các khoản tổn thất đối với các khoản vay cũng có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận Vì vậy, biến COV được kỳ vọng tác động tích cực đến hệ số NIM.

SIZE it : Quy mô ngân hàng Biến SIZE i t được ước lượng là logarit của tổng tài sản ngân hàng i năm thứ t Nghiên cứu của Liebeg và Schwaiger (2006), Anbar và Alper (2011) cho rằng quy mô ngân hàng tác động tích cực đến hệ số NIM Tuy nhiên, nghiên cứu của Fungáčová và Poghosyan (2011) tìm ra bằng chứng cho rằng nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô, các ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn và có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn Tuy nhiên, trong các thị trường mới nổi, sự chênh lệch lớn giữa quy mô của các NHTM sẽ làm các NHTM có quy mô lớn dễ dàng tận dụng được lợi thế theo quy mô hơn do đó họ có thể hạ thấp lãi suất cho vay hơn vì thương hiệu và quy mô của họ Vì vậy, biến SIZE được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hệ số NIM.

Mô hình thứ hai : Đánh giá tác động của NIM đến NII

NII it : Tỷ lệ thu nhập phi truyền thống Biến NII it được ước tính là tỷ lệ thu nhập phi lãi của ngân hàng hàng thứ i trong năm thứ t.

NIM it : tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng hàng thứ i trong năm thứ t Biến NIM it được tính là chênh lệch của thu nhập lãi trừ đi chi phí lãi và chia cho tổng thu nhập ngân hàng Dựa trên phân tích ở phần trên và giả thuyết nghiên cứu, biến NIM được kỳ vọng tác động tiêu cực đến biến NII.

Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Số liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 32 NHTM VN trong giai đoạn 2006-2020 Đề tài cố gắng thu thập dữ liệu dựa trên nguyên tắc đầy đủ và gần nhất với thời gian nghiên cứu, đồng thời bao quát được giai đoạn 1 tái cấu trúc hệ thống

Phương pháp ước lượng

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy theo phương pháp SYSGMM. Hai mô hình (1) và mô hình (2) lần lược được ước lượng bằng phương pháp SYSGMM nhằm phục hiện tượng nội sinh Sau đó, biến NIM và NII được kiểm định nhân quả Granger theo phương pháp của Dumitrescu và Hurlin (2012).

Theo Gujarati (2009) cho rằng các biến nội sinh xuất hiện trong mô hình sẽ làm sai lệch các kết quả ước lượng của OLS Các phần dư sẽ không tương quan với các biến phụ thuộc. Theo Green (2012) hiện tượng nội sinh xuất hiện do 4 nguyên nhân sau: i Thiếu vắng biến độc lập trong mô hình và do đó phần giải thích của biến này sẽ nằm ở sai số của mô hình ước lượng Khi đó có mối tương quan chặt giữa biến độc lập và phần dư. ii Hiệu ứng phản hồi. iii Các hiệu ứng động. iv Thiết kế mẫu nội sinh.

Theo nghiên cứu của Ahamed (2017) cho rằng: i Các giá trị trong quá khứ có thể ảnh hưởng tới giá trị hiện tại của các biến Trong mô hình (1) và mô hình (2) là biến lợi nhuận và chất lượng quản lý; ii Các biến giải thích có thể không hoàn toàn là ngoại sinh Nói cách khác, giá trị các biến giải thích trong mô hình phụ thuộc vào các biến khác trong mô hình Các hoạt động cho vay và tạo ra thu nhập phi truyền thống phụ thuộc chất lượng quản lý của ngân hàng, mặt khác chất lượng quản lý cũng có thể ảnh hưởng đến các biến khác còn lại như tăng trưởng doanh số cho vay, huy động tiền gửi, do đó giữa các biến này có thể tồn tại mối tương quan và gây ra hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu.

Ta có hàm hồi quy như sau:

Nên Cov(y t , u t ) > 0, điều này vi phạm giả thiết của OLS ỹ 2 không phải là ươc lượng vững. plim^ =0 2 +pl ^yu^

Vì 0

>fỉ 2 Do đó, & 2 không phải là ước lượng vững /?2 ước lượng quá cao giá trị thực và chệch ngay cả trong trường hợp mẫu lớn Hansen (1999) đã đề xuất phương pháp ước lượng SYSGMM (Generalized Method of Moments):

Xem xét một mô hình được đặc trưng bởi một tập hợp điều kiện R moment như sau:

Với f là các vector với R yếu tố, 9 là các vector K chiều chưa các tham số chưa biết, wt là một vector của các biến quan sát có thể là nội sinh hoặc ngoại sinh và z t là các vector chứa biến công cụ. Để ước lượng ỡ, phương pháp xem xét mẫu tương đương như sau: g T (ỡ) -y^f(W1 t ,Z t ,0) t-1

Chọn các ước lượng sao cho g T (ỡ) là nhỏ nhất: minQ T (9) = ming T (9ỴW T g T (9)

Với W T là các ma trận dương được xác định

Với phương pháp ước lượng SYSGMM, ma trận trọng số tối ưu dẫn đến ma trận hiệp phương sai nhỏ nhất đối là sự nghịch đảo của ma trận hiệp phương sai của các moment mẫu Trong trường hợp không có sự tự tương quan:

W opt = (E{f(w tl z tl ^)f(w tl z tl eỵ■ị)^ l

Sử dụng lựa chọn tối ưu W T mà không phụ thuộc vào ỡ:

W ỉ vt = (ịíf^ t ,Z t ,êỵ^ t ,Zt^ t-l Ước tính hiệu quả tối ưu theo SYSGMM

Kiểm định Granger được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa hai biến số Phương trình hồi qui trong kiểm định Granger có dạng như sau:

Trong đó k là độ trễ (k=[1;6]), a i , Y i là hệ số hồi quy thứ i của ROA (ROE).

Nếu a i khác không và có ý nghĩa thống kê, nhưng S i không có ý nghĩa thì kết luận rằng sự biến động của Y là nguyên nhân gây ra biến động của X (Uni-directional causality). Nếu (Xi không có ý nghĩa thống kê, nhưng S i khác không và có ý nghĩa thống kê thì kết luận rằng sự biến động của Y chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của X (Uni- directional causality).

Nếu X i và S i đều khác không và có ý nghĩa thống kê thì kết luận rằng X và Y tác động qua lại lẫn nhau (bi-directional causality)

Nếu a i và S i đều không có ý nghĩa thống kê thì kết luận rằng X và Y là độc lập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 trình bày về phương pháp thiết lập mô hình nghiên cứu, qua đó đề tài áp dụng 3 mô hình nghiên cứu Mô hình 1 và mô hình 2 dùng đánh giá tác động qua lại giữa NIM và NII Tiếp theo, chương 3 cũng trình bày phương pháp thu nhập dữ liệu nghiên cứu từ các NHTM VN Cuối cùng, chương 3 trình bày phương pháp ước lượng được sử dụng chủ yếu trong đề tài là phương pháp GMM và kiểm định Granger nhằm làm rõ mối quan hệ hai chiều giữa NIM và NII.

Kết quả thống kê mô tả dữ liệu

4.1.1 Thực trạng thu nhập lãi cận biên của các NHTM trong giai đoạn 2006

Thu nhập lãi cận biên của các NHTM quy mô lớn

Biểu đồ 4.1: Thu nhập lãi cận biên của các NHTM quy mô lớn

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán.

Dựa vào biểu đồ 4.1 có thể thấy hệ số NIM của các NHTM quy mô lớn khá ổn định và ít có giai đoạn các NHTM này có hệ số NIM chênh lệch nhau đáng kể Hệ số Nim của các NHTM này thay đổi trong khoảng thấp nhất là 0,02 đến cao nhất là 0,05 Tuy nhiên, trong những năm 2008,

2011 và 2012 có sự chênh lệch khá lớn đối với các NHTM, cụ thể là hệ số NIM của ngân hàngNông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngân hàng Công Thương cao hơn hẳn so với hai ngân hàng còn lại.

Thu nhập lãi cận biên của các NHTM quy mô trung bình

Biểu đồ 4.2: Thu nhập lãi cận biên của các NHTM quy mô trung bình

— — ♦— ACB — — ■— EIB —*—MBB —*—SHB —*—STB —•—VPB

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán.

Biểu đồ 4.2 cho thấy hệ số NIM của các NHTM quy mô trung bình có mức dao động trong khoảng 0,003 đến 0,06 Khoảng dao động này lớn hơn so với khoảng dao động của các NHTM quy mô lớn, đều này cho thấy mức độ cạnh tranh trong hoạt động cho vay truyền thống tương đối cao trong phân khúc NHTM có quy mô trung bình Hệ số NIM của các NHTM quy mô trung bình có xu hướng tăng trong năm 2011 và ổn định trong các giai đoạn còn lại Các NHTM như Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Á Châu có hệ số NIM trong giai đoạn từ năm2016 đến nay cao hơn đáng kể so với các NHTM còn lại.

Thu nhập lãi cận biên của các NHTM quy mô nhỏ

Biểu đồ 4.3: Thu nhập lãi cận biên của các NHTM quy mô nhỏ

— — ♦— ABB — — ■— Banviet -*-HŨB —*—NVB —*—NamA —•—OCB

—I—PGB -SGB -SeaB — — ♦— Techcom — — ■— VAB —A—VIB

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán.

Biểu đồ 4.3 cho thấy hệ số NIM của các NHTM quy mô nhỏ dao động trong khoảng0,005 đến 0,08 Các NHTM quy mô nhỏ có hệ số NIM tương đối cao hơn nhóm cácNHTM còn lại, tuy nhiên mức độ phân hóa cũng khá cao Có hai NHTM có hệ số NIM vượt trội là ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương năm 2008 với hệ số NIM là 0,06 và ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với hệ số NIM cao nhất vào năm 2011 là 0,17.4.1.2 Thực trạng thu nhập phi truyền thống của các NHTM trong giai đoạn 2006- 2020:

Thu nhập phi truyền thống của các NHTM quy mô lớn

Biểu đồ 4.4: Thu nhập phi truyền thống của các NHTM quy mô lớn

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán.

Biểu đồ 4.4 cho thấy hệ số NII của các NHTM quy mô lớn trong giai đoạn 2006 đến năm 2010 có mức độ phân hóa khá cao Trong đó, hệ số NII của ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam cao nhất với mức 0,23 Tuy nhiên, hệ số NII của ngân hàng giảm đáng kể sau đó từ 0,23 xuống còn 0,07 Từ giai đoạn năm 2013 đến nay hệ số NII của các NHTM quy mô lớn tương đối ổn định và không chênh lệch nhiều trong khoảng 0,07 đến 0,12. Thu nhập phi truyền thống của các NHTM quy mô trung bình

Biểu đồ 4.5: Thu nhập phi truyền thống của các NHTM quy mô trung bình

— — ♦— ACB — — ■— EIB —A—MBB —* ■— SHB —*—STB —•—VPB

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán.

Biểu đồ 4.5 cho thấy hệ số NII của các NHTM quy mô trung bình khá ổn định và không có mức độ phân hóa cao Hệ số NII của các NHTM quy mô trung bình dao động trong khoảng 0,019 đến 0,04 Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009 đến năm 2012 các hệ số NII của các NHTM quy mô trung bình có mức độ phân hóa khá cao, trong đó cao nhất là hệ số

NII của 2 NHTM Sài Gòn Thương Tín và NHTM Á Châu với hệ số NII lần lượt là 0,064 và 0,065.

Thu nhập phi truyền thống của các NHTM quy mô nhỏ

Biểu đồ 4.6: Thu nhập phi truyền thống của các NHTM quy mô nhỏ

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán.

Biểu đồ 4.6 cho thấy hệ số NII của các NHTM quy mô nhỏ có mức độ phân hóa rõ rệt trong giai đoạn 2006 đến 2009 Trong giai đoạn 2006 đến năm 2009 NHTM Kỹ Thương Việt Nam có hệ số NII cao nhất với mức 0,57 Tuy nhiên, hệ số NII của NHTM này lại giảm đáng kể trong năm sau đó chỉ còn 0,009 NHTM Việt Á cũng có hệ số NII cao đáng kể hơn các NHTM còn lại tron ggiai đoạn 2014 đến 2017 Từ giai đoạn 2018 đến nay hệ sốNII của các NHTM có xu hướng tăng dần và nằm trong khoảng 0,02 đến 0,13.

Mô tả thống kê các biến

Bảng 4.1: Thống kê các biến trong mô hình 1 và mô hình 2

Tên biến Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán.

Dựa vào bảng 4.1 có thể thấy hệ số NIM có giá trị trung bình là 0,0343 Tuy nhiên hệ số này có độ lệch chuẩn khá cao là 0,0155 cho thấy giữa các NHTM có sự chênh lệch đáng kể về hệ số NIM qua các năm Cụ thể, NHTM đạt hệ số NIM nhỏ nhất là 0,0031 NHTMSài Gòn Thương Tín năm 2020 , hệ số NIM lớn nhất là 0,179 là của NHTM Cổ Phần KỹThương Việt Nam năm 2011 Hệ số NII có giá trị trung

NI NII CL VC DP TK TD SIZ T

Nguồ n : Tác giả tổng hợp và tính toán.

Bảng 4.3: Ma trận tương quan mô hình 2

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán.

Bảng 4.4 : Ma trận tương quan mô hình 3

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán.

Kết quả bảng 4.2 và bảng 4.3 trình bày NIM và NII có hệ số tương quan âm, điều này cho thấy rằng mối quan hệ nghịch biến giữa NIM và NII Mặt khác, hệ số tương quan giữa NIM vàNII tương đối thấp là -0,143 Tuy nhiên, hệ số tương quan giữa TK và TDK khá cao, cụ thể hệ số tương quan giữa biến DP và biến TDK là 0,3273 và hệ số tương quan giữa biến TK và biến TDK là 0,818 Nguyên nhân do TDK đo lường tác động kép giữa tỷ lệ dự phòng và khả năng thanh khoản của các NHTM Hệ số tương quan giữa biến SIZE và biến TT ở mức cao cụ thể là 0,6991 Kết quả cho thấy rằng các NHTM có mức tăng trưởng quy mô cao sẽ dễ dàng có sức mạnh thị trường hơn trong dịch vụ nhận tiền gửi của khách hàng Kết quả bảng 4.4 cho thấy biến NIM và NII có hệ số tương quan dương đối với ROA Điều này có nghĩa rằng sự gia tăng của NIM và NII cũng đồng thời gia tăng ROA Các biến còn lại có hệ số tương quan trong khoảng cho phép và không vi phạm các giả định khi được đưa vào mô hình.

4.4 Kết quả uớc lượng mô hình hồi quy

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình 1 và mô hình 2 bằng phương pháp SYSGMM

13 Mô hình 1 (NIM) Mô hình 2 (NII)

Nguồn: Tác giả tổng hợp và ước lượng bằng phần mềm Stata.

• Các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% lần lượt tương ứng với các ký hiệu ***, ** và *.

• Số trong ngoặc thể hiện sai số chuẩn của các ước lượng.

Các kết quả kiểm định cho thấy mô hình phù hợp và khá ổn định Kiểm tra Wald và kiểm tra Sargan cho thấy mức độ phù hợp tốt Mô hình chỉ ra có hiện tượng tự tương quan bậc nhất âm, tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng mô hình vi phạm các giả định và không nhất quán Theo Arellano và Bond (1991) sự không nhất quán trong mô hình tồn tại nếu có hiện tượng tự tương quan bậc hai Tuy nhiên, kết quả kiểm tra mô hình cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc hai.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy trong mô hình 1, biến NII tác động có ý nghĩa tiêu cực đến biến NIM Điều này cho thấy sự gia tăng của thu nhập phi truyền thống sẽ làm giảm thu nhập lãi cận biên của các NHTM VN trong giai đoạn 2006 đến 2020 Kết quả này khẳng định giả thuyết 1 Mặt khác, kết quả của bảng 5 cũng cho thấy trong mô hình 2 biến NIM tác động có ý nghĩa tiêu cực đến biến NII Điều này cho thấy sự gia tăng của thu nhập lãi cận biên sẽ tác động làm giảm thu nhập phi truyền thống của các NHTM VN Kết quả này khẳng định giả thuyết 2 Như vậy, thu nhập phi truyền thống và thu nhập lãi cận biên có mối quan hệ tiêu cực. Kết quả của luận văn ủng hộ kết quả nghiên cứu của J Nguyen (2012) và kết quả nghiên cứu của T D Le (2017) Kết quả nghiên cứu của T D Le (2017) đã cho rằng mối quan hệ giữa thu nhập phi truyền thống và thu nhập lãi cận biên là tiêu cực trong giai đoạn 2006-2016 Như vậy, mối quan hệ của thu nhập phi truyền thống và thu nhập lãi cận biên trong trường hợp các NHTM VN không thay đổi trong giai đoạn 2006 đến 2020 Sự tác động của dịch Covid bắt đầu từ năm 2019 và xuất hiện tại Việt Nam tháng 1/2020 không làm thay đổi mối quan hệ giữa thu nhập phi truyền thống và thu nhập lãi cận biên Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng khẳng định và ủng hộ giả thuyết đánh đổi giữa thu nhập từ lãi và các hoạt động tạo ra thu nhập phi truyền thống của DeYoung và Rice (2004).

Kết quả của bảng 4.5 trong mô hình 1 cũng cho thấy biến chất lượng quản lý tác động tích cực đến thu nhập lãi cận biên Kết quả đúng với kỳ vọng ban đầu và ủng hộ kết quả nghiê cứu của Mody và Peria (2004), J n Maudos và De Guevara (2004), Claeys và Vander Vennet

(2008) Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động tích cực đến thu nhập lãi cận biên Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng dấu tác động ban đầu và ủng hộ kết quả nghiên cứu của J n Maudos và De Guevara (2004) Các NHTM VN sẽ yêu cầu tỷ suất lợi nhuận cao hơn từ thu nhập lãi cận biên để trang trải chi phí chí vốn chủ sở hữu của họ Biến dự phòng tác động tích cực đối với thu nhập lãi cận biên Kết quả đúng với kỳ vọng và ủng hộ kết quả của Valverde và Fernández (2007), J Nguyen (2012) Mức độ rủi ro tín dụng cao làm các NHTM VN tăng biên lãi suất nhằm bù đắp rủi ro vỡ nợ Khả năng thanh khoản tác động có ý nghĩa theo hướng tích cực đến thu nhập phi truyền thống Kết quả nghiên cứu đúng với kỳ vọng ban đầu và ủng hộ kết quả của J Maudos và Solís (2009) Các NHTM VN sẽ gia tăng biên lãi suất nhằm bù đắp rủi ro thanh khoản Tuy nhiên, biến tác động kép giữa dự phòng và khả năng thanh khoản tác động tiêu cực đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM VN Điều này trái với kỳ vọng ban đầu và cùng kết quả đối với nghiên cứu của J n Maudos và De Guevara (2004) mức tài sản ngắn hạn càng cao thì độ nhạy cảm với những thay đổi đối với lãi suất ngắn hạn càng nhỏ, làm giảm rủi ro vỡ nợ và kéo theo giảm thu nhập phi truyền thống của NHTM Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của J Nguyen (2012) khi cho rằng việc các NHTM trích lập dự phòng đầy đủ cho khác khoản nợ xấu, các khoản tổn thất đối với các khoản vay cũng có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận Các NHTM VN trích lập dự phòng càng cao sẽ làm giảm rủi ro vỡ nợ và do yếu tố cạnh tranh cao vì vậy các NHTM sẽ giảm lợi nhuận từ thu nhập lãi của họ. Kết quả của bảng 4.5 đối với mô hình 2 cũng cho thấy khả năng thanh khoản tác động có ý nghĩa tiêu cực đối với thu nhập phi truyền thống của NHTM Điều này trái với kỳ vọng ban đầu và ủng hộ kết quả của Rogers và Sinkey Jr (1999) Vì khả năng thanh khoản liên quan đến các quỹ có tính chất nhàn rỗi, không sinh lợi và làm giảm lợi nhuận cho cổ đông Các NHTM VN chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi có khả năng thanh khoản kém nhưng vẫn thực hiện mở rộng các hoạt động thu nhập phi truyền thống Biến tỷ lệ chi phí hoạt động ảnh hưởng có ý nghĩa tiêu cực đối với thu nhập phi truyền thống, kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu và ủng hộ kết quả nghiên cứu của Almazari (2011), DeYoung và Rice (2006) Các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có tỷ lệ chi phí hoạt động thấp hơn do tận dụng được lợi thế theo quy mô, trong khi đó các NHTM này có thể chuyển đổi các hoạt động kinh doanh khác nhau nhằm tạo ra thu nhập phi truyền thống.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Granger cho biến NIM tới NII

Dumitrescu & Hurlin (2012) Granger non-causality test results:

H0: NII does not Granger-cause NIM.

H1: NII does Granger-cause NIM for at least one panelvar (BANK).

Nguồn: Tác giả tổng hợp và ước lượng bằng phần mềm Stata.

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Granger cho biến NII tới NIM

Dumitrescu & Hurlin (2012) Granger non-causality test results:

H0: NIM does not Granger-cause NII.

H1: NIM does Granger-cause NII for at least one panelvar (BANK).

Bảng 4.6 và bảng 4.7 trình bày kết quả kiểm định Granger cho biến NIM và NII được tạo ra thông qua kỹ thuật bootstrap Theo Dumitrescu và Hurlin (2012) kết quả sẽ tốt hơn nếu số quan sát lớn và thời gian nhỏ Kết quả của Z-bar ở bảng 4.6 và bảng 4.7 cho thấy có thể bác bỏ giả thuyết H0 Điều này có nghĩa rằng thu nhập lãi cận biên tác động đến thu nhập phi truyền thống và ngược lại thu nhập phi truyền thống cũng tác động tới thu nhập lãi cận biên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu thu được sau khi ước lượng 3 mô hình Phần đầu của chương 4 trình bày các phân tích thống kê các biến trong mô hình và phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong 3 mô hình Chương 4 đã đưa ra bằng chứng về mối quan hệ tiêu cực hai chiều giữa NIM và NII, qua đó khẳng định giả thuyết trợ cấp trong mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống đối với các NHTM

VN trong giai đoạn năm 2006 đến năm 2020.

Kết quả uớc lượng mô hình hồi quy

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình 1 và mô hình 2 bằng phương pháp SYSGMM

13 Mô hình 1 (NIM) Mô hình 2 (NII)

Nguồn: Tác giả tổng hợp và ước lượng bằng phần mềm Stata.

• Các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% lần lượt tương ứng với các ký hiệu ***, ** và *.

• Số trong ngoặc thể hiện sai số chuẩn của các ước lượng.

Các kết quả kiểm định cho thấy mô hình phù hợp và khá ổn định Kiểm tra Wald và kiểm tra Sargan cho thấy mức độ phù hợp tốt Mô hình chỉ ra có hiện tượng tự tương quan bậc nhất âm, tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng mô hình vi phạm các giả định và không nhất quán Theo Arellano và Bond (1991) sự không nhất quán trong mô hình tồn tại nếu có hiện tượng tự tương quan bậc hai Tuy nhiên, kết quả kiểm tra mô hình cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc hai.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy trong mô hình 1, biến NII tác động có ý nghĩa tiêu cực đến biến NIM Điều này cho thấy sự gia tăng của thu nhập phi truyền thống sẽ làm giảm thu nhập lãi cận biên của các NHTM VN trong giai đoạn 2006 đến 2020 Kết quả này khẳng định giả thuyết 1 Mặt khác, kết quả của bảng 5 cũng cho thấy trong mô hình 2 biến NIM tác động có ý nghĩa tiêu cực đến biến NII Điều này cho thấy sự gia tăng của thu nhập lãi cận biên sẽ tác động làm giảm thu nhập phi truyền thống của các NHTM VN Kết quả này khẳng định giả thuyết 2 Như vậy, thu nhập phi truyền thống và thu nhập lãi cận biên có mối quan hệ tiêu cực. Kết quả của luận văn ủng hộ kết quả nghiên cứu của J Nguyen (2012) và kết quả nghiên cứu của T D Le (2017) Kết quả nghiên cứu của T D Le (2017) đã cho rằng mối quan hệ giữa thu nhập phi truyền thống và thu nhập lãi cận biên là tiêu cực trong giai đoạn 2006-2016 Như vậy, mối quan hệ của thu nhập phi truyền thống và thu nhập lãi cận biên trong trường hợp các NHTM VN không thay đổi trong giai đoạn 2006 đến 2020 Sự tác động của dịch Covid bắt đầu từ năm 2019 và xuất hiện tại Việt Nam tháng 1/2020 không làm thay đổi mối quan hệ giữa thu nhập phi truyền thống và thu nhập lãi cận biên Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng khẳng định và ủng hộ giả thuyết đánh đổi giữa thu nhập từ lãi và các hoạt động tạo ra thu nhập phi truyền thống của DeYoung và Rice (2004).

Kết quả của bảng 4.5 trong mô hình 1 cũng cho thấy biến chất lượng quản lý tác động tích cực đến thu nhập lãi cận biên Kết quả đúng với kỳ vọng ban đầu và ủng hộ kết quả nghiê cứu của Mody và Peria (2004), J n Maudos và De Guevara (2004), Claeys và Vander Vennet

(2008) Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động tích cực đến thu nhập lãi cận biên Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng dấu tác động ban đầu và ủng hộ kết quả nghiên cứu của J n Maudos và De Guevara (2004) Các NHTM VN sẽ yêu cầu tỷ suất lợi nhuận cao hơn từ thu nhập lãi cận biên để trang trải chi phí chí vốn chủ sở hữu của họ Biến dự phòng tác động tích cực đối với thu nhập lãi cận biên Kết quả đúng với kỳ vọng và ủng hộ kết quả của Valverde và Fernández (2007), J Nguyen (2012) Mức độ rủi ro tín dụng cao làm các NHTM VN tăng biên lãi suất nhằm bù đắp rủi ro vỡ nợ Khả năng thanh khoản tác động có ý nghĩa theo hướng tích cực đến thu nhập phi truyền thống Kết quả nghiên cứu đúng với kỳ vọng ban đầu và ủng hộ kết quả của J Maudos và Solís (2009) Các NHTM VN sẽ gia tăng biên lãi suất nhằm bù đắp rủi ro thanh khoản Tuy nhiên, biến tác động kép giữa dự phòng và khả năng thanh khoản tác động tiêu cực đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM VN Điều này trái với kỳ vọng ban đầu và cùng kết quả đối với nghiên cứu của J n Maudos và De Guevara (2004) mức tài sản ngắn hạn càng cao thì độ nhạy cảm với những thay đổi đối với lãi suất ngắn hạn càng nhỏ, làm giảm rủi ro vỡ nợ và kéo theo giảm thu nhập phi truyền thống của NHTM Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của J Nguyen (2012) khi cho rằng việc các NHTM trích lập dự phòng đầy đủ cho khác khoản nợ xấu, các khoản tổn thất đối với các khoản vay cũng có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận Các NHTM VN trích lập dự phòng càng cao sẽ làm giảm rủi ro vỡ nợ và do yếu tố cạnh tranh cao vì vậy các NHTM sẽ giảm lợi nhuận từ thu nhập lãi của họ. Kết quả của bảng 4.5 đối với mô hình 2 cũng cho thấy khả năng thanh khoản tác động có ý nghĩa tiêu cực đối với thu nhập phi truyền thống của NHTM Điều này trái với kỳ vọng ban đầu và ủng hộ kết quả của Rogers và Sinkey Jr (1999) Vì khả năng thanh khoản liên quan đến các quỹ có tính chất nhàn rỗi, không sinh lợi và làm giảm lợi nhuận cho cổ đông Các NHTM VN chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi có khả năng thanh khoản kém nhưng vẫn thực hiện mở rộng các hoạt động thu nhập phi truyền thống Biến tỷ lệ chi phí hoạt động ảnh hưởng có ý nghĩa tiêu cực đối với thu nhập phi truyền thống, kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu và ủng hộ kết quả nghiên cứu của Almazari (2011), DeYoung và Rice (2006) Các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có tỷ lệ chi phí hoạt động thấp hơn do tận dụng được lợi thế theo quy mô, trong khi đó các NHTM này có thể chuyển đổi các hoạt động kinh doanh khác nhau nhằm tạo ra thu nhập phi truyền thống.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Granger cho biến NIM tới NII

Dumitrescu & Hurlin (2012) Granger non-causality test results:

H0: NII does not Granger-cause NIM.

H1: NII does Granger-cause NIM for at least one panelvar (BANK).

Nguồn: Tác giả tổng hợp và ước lượng bằng phần mềm Stata.

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Granger cho biến NII tới NIM

Dumitrescu & Hurlin (2012) Granger non-causality test results:

H0: NIM does not Granger-cause NII.

H1: NIM does Granger-cause NII for at least one panelvar (BANK).

Bảng 4.6 và bảng 4.7 trình bày kết quả kiểm định Granger cho biến NIM và NII được tạo ra thông qua kỹ thuật bootstrap Theo Dumitrescu và Hurlin (2012) kết quả sẽ tốt hơn nếu số quan sát lớn và thời gian nhỏ Kết quả của Z-bar ở bảng 4.6 và bảng 4.7 cho thấy có thể bác bỏ giả thuyết H0 Điều này có nghĩa rằng thu nhập lãi cận biên tác động đến thu nhập phi truyền thống và ngược lại thu nhập phi truyền thống cũng tác động tới thu nhập lãi cận biên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu thu được sau khi ước lượng 3 mô hình Phần đầu của chương 4 trình bày các phân tích thống kê các biến trong mô hình và phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong 3 mô hình Chương 4 đã đưa ra bằng chứng về mối quan hệ tiêu cực hai chiều giữa NIM và NII, qua đó khẳng định giả thuyết trợ cấp trong mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống đối với các NHTM

VN trong giai đoạn năm 2006 đến năm 2020.

Kết luận đề tài

Đề tài nghiên cứu sự tác động của khả năng thanh khoản đến lợi nhuận của các NHTM Số liệu được thu thập từ 32 NHTM trong giai đoạn 2006 đến 2020 Đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu được thiết lập từ trước của các nghiên cứu của các tác giả Angbazo

(1997), J Nguyen (2012), T D Le (2017) Tuy nhiên, mô hình ước lượng tồn tại hiện tượng nội sinh, do đó phương pháp ước lượng phù hợp được chọn sử dụng là phương pháp SYSGMM Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp bằng chứng ủng hộ giả thuyết trợ cấp và sự đánh đổi giữa thu nhập lãi truyền thống và các hoạt động thu nhập phi lãi của các NHTM

VN Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cung cấp bằng chứng ủng hộ kết quả nghiên cứu của J Nguyen (2012) và T D Le (2017) và chống lại kết quả nghiên cứu của DeYoung vàRice (2004) khi cho rằng không tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cố giả thuyết trợ cấp về mối quan hệ này trong nghiên cứu của J Maudos và Solís (2009) trong các thị trường thuộc các quốc gia đang phát triển.

Các khuyến nghị dành cho NHTM VN

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4 cho thấy thu nhập phi truyền thống và thu nhập lãi cận biên có mối quan hệ hai chiều và ủng hộ giả thuyết trợ cấp Kiểm định Granger cho biết kết quả về mối quan hệ này là nhất quán Điều này cho thấy giả thiết trợ cấp được thể hiện đối với các NHTM VN trong giai đoạn 2006-2020 và các NHTM VN phải đối mặt với sự đánh đổi giữa thu nhập lãi truyền thống và các khoản thu nhập phi truyền thống Mặt khác, kết quả ở bảng 1 và bảng 8 cho thấy thu nhập lãi vẫn chiếm tỷ lệ lớn và tác động lớn hơn thu nhập phi truyền thống trong tổng thu nhập của các NHTM VN.

Do đó, các NHTM VN chỉ nên mở rộng các hoạt động thu nhập phi truyền thống để gia tăng đòn bẩy hoặc điều phối chiến lược kinh doanh trong thời kỳ kinh tế suy thoái nhằm theo đuổi mục tiêu lợi nhuận Mặt khác, khi các

NHTM VN phát triển và gia tăng khả năng cạnh tranh, các ngân hàng có thể mở rộng các hoạt động kinh doanh phi truyền thống nhằm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ từ các hoạt động thu lãi.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Dữ liệu nghiên cứu của đề tài trong giai đoạn 2006 đến 2020 Tuy nhiên, trong giai đoạn 2019-2020 thị trường ngân hàng ở Việt Nam gặp nhiều biến động do dịch Covid-19.

Sự xuất hiện của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng tới hành vi của khách hàng Tuy nhiên, số liệu trong giai đoạn này khá ít vì vậy đề tài chưa thể đưa ra các bằng chứng về sự thay đổi mục tiêu chiến lược của các NHTM VN Ngoài ra, các quan sát ở NHTM VN là khá ít Các NHTM VN được thu thập số liệu bao gồm 32 ngân hàng Tuy nhiên, nhiều ngân hàng sáp nhập hoặc giải thể và dữ liệu nghiên cứu vẫn tồn tại một số năm thiếu số liệu do các ngân hàng không công bố đầy đủ số liệu của mình đặt biệt là giai đoạn 2006-2009 Phương pháp ước lượng được chọn lựa là phương pháp SYSGMM Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu tiếp theo sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, đặt biệt là các phương pháp phù hợp với các cỡ mẫu nhỏ, nhằm cũng cố độ tin cậy của kết quả nghiên cứu Cuối cùng, sự thay đổi về mặt chu kì của nền kinh tế, các hành vi của khách hàng khi xãy ra dịch COVID-19, cũng như ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế chưa được xem xét trong mô hình nghiên cứu Do đó, đề tài có thể gia tăng thời gian nghiên cứu đặt biệt là sau năm 2021 để có đánh giá rõ hơn về sự thay đổi chiến lược mục tiêu của các NHTM trong thời kỳ đại dịch Mặt khác, nghiên cứu có thể tiếp tục theo hướng mở rộng nhóm các NHTM thuộc các thị trường khác nhau, nhằm đánh giá tính ổn định của giả thiết trợ cấp ở các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. i

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1: Thống kê các biến trong mô hình 1 và mô hình 2 - 1135 mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các nhtm vn 2023
Bảng 4.1 Thống kê các biến trong mô hình 1 và mô hình 2 (Trang 53)
Bảng 4.4 : Ma trận tương quan mô hình 3 - 1135 mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các nhtm vn 2023
Bảng 4.4 Ma trận tương quan mô hình 3 (Trang 57)
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Granger cho biến NIM tới NII Dumitrescu & Hurlin (2012) Granger non-causality test results: - 1135 mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các nhtm vn 2023
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Granger cho biến NIM tới NII Dumitrescu & Hurlin (2012) Granger non-causality test results: (Trang 62)
Bảng 4.6 và bảng 4.7 trình bày kết quả kiểm định Granger cho biến NIM và NII được tạo ra thông qua kỹ thuật bootstrap - 1135 mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các nhtm vn 2023
Bảng 4.6 và bảng 4.7 trình bày kết quả kiểm định Granger cho biến NIM và NII được tạo ra thông qua kỹ thuật bootstrap (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w