GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Thanh khoản thể hiện khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng Theo nghĩa này, thanh khoản đại diện cho các nhân tố định tính về sức mạnh tài chính của một ngân hàng (Duttweiler, 2011) Khả năng thanh khoản không hợp lí là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang trong tình trạng có vấn đề về tài chính Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất trong các rủi ro của ngân hàng, nó không chỉ đe dọa sự an toàn của bản thân từng ngân hàng thương mại, mà còn liên quan đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng (Eichberger và Summer, 2005).
Việt Nam hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình cải cách các ngân hàng thương mại đã có bước phát triển, sự phát triển của nền kinh tế cũng nhờ một phần đóng góp không kém phần quan trọng của thị trường tài chính Nền kinh tế mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại, nhưng để đạt được kết quả ấy phải chấp nhận nhiều rủi ro, nhiều ngân hàng phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản khi mà sự cạnh tranh về thu hút nguồn tiền gửi huy động bắt buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác Trong các loại rủi ro thì rủi ro thanh khoản được coi là nguy hiểm, không những có thể làm cho chính bản thân ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản mà còn gây ra hiệu ứng lan truyền nhanh và khiến ngân hàng không có đủ nguồn vốn để đáp ứng khả năng chi trả Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà quản lý ngân hàng là phải đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý, dự phòng rủi ro thanh khoản Khi có một nguồn vốn tốt và chi phí hợp lý thì ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt Tuy nhiên, lượng vốn dự trữ quá lớn sẽ tác động trực tiếp làm giảm khả năng đầu tư sinh lời của ngân hàng Rủi ro thanh khoản chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài ngân hàng Do đó, nghiên cứu sự tác động của các nhân tố sẽ có ý nghĩa rất quan trọng để hạn chế rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng và đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại ViệtNam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
Tính cấp thiết của đề tài
2 Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại thì rủi ro thanh khoản là rủi ro lớn nhất trong các rủi ro của ngân hàng, bởi nó không chỉ đe dọa sự an toàn của bản thân từng ngân hàng thương mại, mà còn liên quan đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng, nền kinh tế. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009 là vấn đề thanh khoản. Các ngân hàng lớn có nhiều năm tuổi bị phá sản hoặc đứng bên bờ bực phá sản do mất thanh khoản Sau cuôc ̣ khủng hoảng tài chính , Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đưa ra hiệp ước Basel III nhằm đẩy mạnh công tác điều phối , giám sát và quản lý rủi ro trong lĩnh vưc ̣ ngân hàng Basel III có nhiều đề xuất mới về vốn, đòn bẩy và tính thanh khoản nhằm bổ sung thêm các quy định về giám sát và quản lý rủi ro Tại Việt Nam, ngày 15/11/2019, NHNN đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT- NHNN qui định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ 01/01/2020 (Thông tư 22) Trong đó, đề cập đến vấn đề rủi ro thanh khoản: NHTM phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu 10%, tỷ lệ khả năng chi trả phải duy trì trong 30 ngày Bên cạnh đó, thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM theo nguyên tắc giám sát của Basel
II quy định rõ về yêu cầu và nguyên tắc quản lý RRTK, hạn mức RRTK (Điều 48), kiểm soát RRTK, kiểm tra sức chịu đựng của RRTK (điều 51).
Có thể nhận thấy trong những năm gần đây, thanh khoản của ngân hàng là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt nam Do vậy, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam là rất cần thiết, góp phần nâng cao khả năng thanh khoản của các ngân hàng nói riêng và đảm bảo sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
Tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu, nhằm tìm hiểu những nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam và khuyến nghị một số hàm ý quản trị để hạn chế rủi ro thanh khoản cho các NHTM ViệtNam.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Xác định và đo lường các nhân tác tác động đến rủi ro
3 thanh khoản của các NHTM Việt Nam, từ đó khuyến nghị một số hàm ý quản trị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể: để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, luận văn đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất: Xác định các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Thứ hai: Đo lường các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Thứ ba: Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản cho cácNHTM Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam?
- Mức độ tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?
- Những hàm ý quản trị nào được đưa ra cho NHTM Việt Nam để hạn chế rủi ro thanh khoản?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm 30 NHTM Việt Nam Đây là những ngân hàng có thông tin được công bố đầy đủ và có tổng tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong cả hệ thống nên vẫn đảm bảo tính đại diện, vì vậy có tính đại diện cho tổng thể.
Thời gian thu thập dữ liệu: từ năm 2011 đến 2021 Tác giả lựa chọn khoản thời gian này là vì giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế các quốc gia, trong đó có Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng dẫn đến các NHTM Việt Nam thực hiện tái cấu trúc từ năm 2011 để khắc phục rủi ro trong đó có rủi ro thanh khoản Do đó các điều kiện và bối cảnh kinh tế vĩ mô sau khủng hoảng và trong quá trình tái cấu trúc sẽ có tác động nhất định đến rủi ro thanh khoản của NHTM Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá dựa vào tài liệu và các nghiên
4 cứu trước về rủi ro thanh khoản nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Bên cạnh đó nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích hồi quy đa biến trên cơ sở dữ liệu bảng cân đối để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam Để phân tích dữ liệu bảng, tác giả sử dụng ba phương pháp ước lượng khác nhau bao gồm: mô hình bình phương bé nhất Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM (Fix Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model). Tiếp đến để đảm bảo sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành thực hiện một số kiểm định Breusch-Pagan Lagrangrian để lựa chọn giữa Pooled OLS và REM, kiểm định Hausman để lựa chọn giữa REM và FEM
Sau cùng, tác giả tiến hành kiểm định các giả định trong phân tích mô hình hồi quy bao gồm: hiện tượng đa cộng tuyến; hiện tượng phương sai sai số thay đổi; hiện tượng tự tương quan; phần dư có phân phối chuẩn, hiện tượng nội sinh
Trong trường hợp mô hình bị nội sinh, tác giả sử dụng mô hình GMM với biến trễ để có kết quả ước lượng vững và hiệu quả nhất.
Ý nghĩa của đề tài
❖ Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần thêm một góc nhìn khác trong việc phân tích các rủi ro trong hoạt động ngân hàng: nghiên cứu không tập trung vào các rủi ro cơ bản như rủi ro tín dụng, rủi ro vỡ nợ, rủi ro lãi suất, mà đề cập đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam Ngoài việc kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm trước, nghiên cứu này đánh giá thêm tác động của nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản.
Luận văn sẽ phân tích được được mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản để từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian tới.
Bên cạnh đó, luận văn cung cấp thông tin cho các nhà quản trị NHTM trong việc hoạch định các chiến lược nhằm quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian tới.
Kết cấu luận văn
Luận văn được chia bố cục 5 chương
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Tổng quan về thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của
2.1.1 Thanh khoản và cung cầu về thanh khoản
2.1.1.1 Khái niệm về thanh khoản
Theo Trương Quang Thông (2012), “Thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt một cách nhanh chóng, với chi phí thấp nhất có thể, hay rộng hơn thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng” Trương Quang Thông (2012) đã nhấn mạnh một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh, trong khi đó, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh.
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng “Thanh khoản là khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn ”.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một NHTM có tính thanh khoản khi có khả năng để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết ngay.
Trạng thái thanh khoản được tính dựa trên chênh lệch giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản (Rose & Hudgins, 2008) Cung thanh khoản là những nguồn cung cấp vốn của ngân hàng để làm tăng khả năng chi trả nhằm đáp ứng cầu thanh khoản, đây là những khoản sẵn có hoặc có thể có trong ngắn hạn khi ngân hàng thương mại hoạt động, bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, tiền gửi của khách hàng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, cho vay khách hàng, cho vay các tổ chức tín dụng được hoàn trả, tiền thu từ cung cấp dịch vụ, tiền vay trên thị trường tiền tệ, tiền thu từ bán tài sản, tiền vay của ngân hàng nhà nước, các khoản đầu tư vào trái phiếu chính phủ Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán cho các nghĩa vụ tài chính đã cam kết của ngân hàng như: Nhu cầu rút tiền của khách hàng, các tổ chức tín dụng, nhu cầu cho vay khách hàng, thanh toán các khoản tiền vay đến hạn, chi phí hoạt động, cổ tức… (Rose & Hudgins, 2008).
2.1.2 Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản
Theo Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel, rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày và cũng không gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính Rủi ro thanh khoản phát sinh do sự mất khả năng của ngân hảng để thích ứng với sự suy giảm các khoản phải trả hoặc tăng nguồn huy động trong tài sản.
Nguyễn Văn Tiến (2009) cho rằng “rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp”
Nguyễn Đăng Dờn (2010) đưa ra khái niệm “Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán”
Alzoubi (2017) định nghĩa rủi ro thanh khoản của các ngân hàng phát sinh từ sự không phù hợp giữa cầu thanh khoản và cung thanh khoản, theo hướng cung thanh khoản thấp hơn cầu thanh khoản.
Các tác giả trong nước và trên thế giới thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau đã đưa ra khái niệm về rủi ro thanh khoản, theo quan điểm của tác giả rủi ro thanh khoản là rủi ro khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM, theo đó nó sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn.
2.1.2.2 Nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản
Theo Trương Quang Thông (2010), nguyên nhân của rủi ro thanh khoản được phân tích từ các khoản mục thuộc tài sản, nguồn vốn của bảng cân đối kế toán:
“Một là, bên phía nguồn vốn của bảng cân đối kế toán: Ngân hàng thiếu hụt ngân quỹ để đáp ứng các nhu cầu chi trả cho những người gửi tiền, hoặc thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn mà ngân hàng đã vay Các khoản huy động từ người gửi và từ bên cho vay là các khoản huy động ngắn hạn và nhu cầu rút vốn phát sinh phải được đáp ứng tức thời; trong khi đó, ngân hàng lại đầu tư nguồn vốn của mình vào các tài sản dài hạn và cũng có tính thanh khoản kém hơn nhằm tìm kiếm thu nhập lãi cao hơn Thông thường, một ngân hàng luôn tính toán được một khoản vốn ổn định mà ngân hàng có thể sử dụng để đầu tư vào các tài sản trung dài hạn là các khoản ký thác lõi.
Nguyên nhân thứ hai, từ phía tài sản của bảng cân đối kế toán: như là nhu cầu giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết Khi ngân hàng đã cấp một hạn mức tín dụng cho khách hàng, thì khi khách hàng có nhu cầu phù hợp với hợp đồng tín dụng và lịch trình giải ngân thì ngân hàng phải đảm bảo thực hiện việc cấp vốn cho khách hàng.
Nguyên nhân thứ ba, ngân hàng thiếu hụt ngân quỹ để đáp ứng các nhu cầu của bên đối tác của ngân hàng như chủ nợ, đối tác.
Các nguyên nhân khác như không có chiến lược và phương pháp quản trị thanh khoản phù hợp Rủi ro thanh khoản cũng có thể xảy ra do những thay đổi của lãi suất thị trường.
Và một nguyên nhân rất dễ xảy ra và rất nguy hiểm cho hệ thống tài chính ngân hàng của một nền kinh tế là hiệu ứng rút tiền dây chuyền trong những giai đoạn khủng hoảng và những biến cố chính trị - kinh tế khác Nguyên nhân này khiến việc nghiên cứu về rủi ro thanh khoản và quản trị thanh khoản có ý nghĩa quan trọng hơn với ý nghĩa của nó đối với các vấn đề thuộc nội bộ ngân hàng.”
Bên cạnh đó, theo giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại của Trần Huy Hoàng
(2011), các nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản ngân hàng có thể được chia thành các nhóm sau:
Nguyên nhân từ phía các NHTM:
• Thiếu ngân quỹ để đáp ứng các nhu cầu chi trả của ngân hàng: Nguyên nhân này xuất phát từ cả hai phía nguồn vốn và tài sản của ngân hàng Về phía nguồn vốn của ngân hàng thể hiện việc không đủ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi trả cho những người gửi tiền hoặc thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn mà ngân hàng đã vay dẫn đến rủi ro thanh khoản Về phí tài sản của ngân hàng thể hiện việc thiếu ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các khoản tín dụng đã cam kết Khi khách hàng muốn rút vốn theo nhu cầu và lịch đã thỏa thuận trước đó làm phát sinh nhu cầu thanh khoản Khi đó, ngân hàng phải sử dụng tiền mặt dự trữ, vay nợ bổ sung hoặc bán các tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng.
• Sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn: Ngân hàng sử dụng các khoản tiền gửi ngắn hạn huy động được từ nhiều nguồn khác nhau để tài trợ cho việc đầu tư hoặc cho vay trung dài hạn Chính vì vậy đã xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa thời gian đáo hạn của các khoản đầu tư, cho vay và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động, mà thường gặp nhất là dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để thanh toán các khoản lãi của tiền gửi khi đến hạn cũng như nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng.
Các lý thuyết nền tảng có liên quan
2.2.1 Lý thuyết khả năng thay đổi
Lý thuyết khả năng thay đổi (The Shiftability Theory) do Moulton (1918) khởi xướng và ông đã khẳng định rằng "Thanh khoản có khả năng thay đổi" Lý thuyết cho rằng “ngân hàng có thể tự bảo hiểm RRTK hiệu quả nhất bằng cách duy trì tỷ trọng lớn về tài sản có tính thanh khoản cao, các khoản vay và đầu tư là nguồn gốc của vấn đề thanh khoản ngân hàng” Lý thuyết khả năng thay đổi là chỉ đúng trong phạm vi không gian với một ngân hàng nhưng chưa đúng với phạm vi không gian rộng hơn, vì tất cả các ngân hàng cùng nhau gia tăng dự trữ tiền bổ sung bằng cách chuyển tài sản của họ Kết quả, từ năm 1929 đến năm 1933, tất cả các ngân hàng muốn bán tài sản và không ai trong số họ muốn mua Điều cần thiết lúc này là cần một cơ quan bên ngoài hệ thống ngân hàng có khả năng hỗ trợ thanh khoản vào tất cả các ngân hàng bằng cách mua những gì các ngân hàng muốn bán Nhưng hệ thống dự trữ liên bang không thể cung cấp thanh khoản cần thiết bởi nhiều lý do và nhiều ngân hàng đã thất bại Toby (2006) nghiên cứu về nguồn gốc gây ra rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Mỹ dựa trên lý thuyết khả năng thay đổi "shiftability theory" giải thích rằng “tính thanh khoản của một ngân hàng phụ thuộc vào khả năng chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (công cụ ngắn hạn trên thị trường mở) trong một mức giá dự đoán được Lý thuyết này cho rằng, các tài sản mà ngân hàng nắm giữ có thể chuyển nhượng trên thị trường một cách dễ dàng NHTM sẽ có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản nếu có tài sản sẳn sàng để bán Trong trường hợp số lượng lớn người gửi tiền quyết định rút tiền của họ, tất cả các ngân hàng cần phải bán các khoản đầu tư, và trả cho người gửi tiền” Nghiên cứu lý thuyết của (Toby, 2006) cung cấp hai quan điểm đối lập về vốn ngân hàng và thanh khoản: “Quan điểm thứ nhất, vốn ngân hàng có xu hướng cản trở sự sáng tạo thanh khoản thông qua hai tác động riêng biệt: "cấu trúc mong manh tài chính" và "cấu trúc lấn át tiền gửi" Tác động của "Cấu trúc mong manh tài chính" được đặc trưng bởi vốn thấp hơn, có xu hướng gia tăng thanh khoản (Diamond và Rajan, 2001) trong khi tác động "cấu trúc lấn át tiền gửi” tỷ lệ vốn cao hơn có thể lấn át tiền gửi và do đó làm giảm thanh khoản (Gorton và Winton, 2014) Tác động "cấu trúc lấn át tiền gửi” với điều kiện vốn cao hơn có xu hướng giảm nhẹ sự đổ vỡ tài chính do ngân hàng có ưu thế thương lượng, đa dang hóa nguồn đâu tư, tham gia các hoạt động đầu tư mạo hiểm điều này cản trở các cam kết của ngân hàng đối với người gửi tiền, … Do đó, vốn lớn hơn có xu hướng làm giảm tính thanh khoản Theo quan điểm thứ hai, vốn cao hơn gia tăng sáng tạo thanh khoản Sáng tạo thanh khoản tức làm gia tăng sự chống đỡ của ngân hàng đối với các rủi ro xảy ra bằng cách gia tăng dự trữ các tài sản thanh khoản nhằm thỏa mãn các nhu cầu thanh khoản của khách hàng (Allen và Gale, 2004) Vốn ngân hàng càng lớn cho phép các ngân hàng chịu đựng các rủi ro lớn hơn (Repullo, 2004)” Như vậy, theo quan điểm thứ hai, vốn ngân hàng càng cao, tính thanh khoản càng cao, rủi ro đỗ vỡ tài chính thấp hơn Trầm Thị Xuân Hương và Trần Thị Thanh Nga (2018) cho rằng “cho vay thương mại cũng không đảm bảo an toàn thanh khoản cho NHTM khi khủng hoảng xảy ra Lý thuyết này chứng minh rằng vấn đề chính để đảm bảo an toàn thanh khoản là khả năng tạo ra thu nhập của ngân hàng (tăng khả năng tích lũy) và khả năng chuyển đổi của tài sản Với sự phát triển của thị trường tài chính, ngân hàng cần chủ động dự trữ các tài sản có khả năng chuyển đổi cao đảm bảo thanh khoản khi phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản Do vậy, các ngân hàng hoàn toàn có thể thực hiện các khoản cho vay phi thương mại mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng”.
2.2.2 Lý thuyết trung gian tài chính
Lý thuyết về trung gian tài chính được nghiên cứu đầu tiên bởi Gurley và Shaw
(1960) Lý thuyết này giải thích sự tồn tại của các trung gian tài chính bởi ba nhân tố sau: sự bất cân xứng thông tin, chi phí giao dịch cao và phương pháp điều tiết.
Gurley và Shaw (1960) cho rằng “nhân tố chính và được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu về lý thuyết trung gian tài chính là sự bất cân xứng thông tin giữa người cho vay và người đi vay Sự không đối xứng về thông tin này có thể dẫn đến vấn đề lựa chọn bất lợi; đồng thời tạo ra rủi ro đạo đức; hoặc sau đó dẫn đến việc xác minh những thông tin kiểm toán gây tốn kém Sự bất cân xứng thông tin tạo ra sự không hoàn hảo của thị trường, sai lệch so với lý thuyết về thị trường hoàn hảo” Trong mối quan hệ giữa ngân hàng và người đi vay, khía cạnh chính được phân tích là chức năng của ngân hàng là được lựa chọn và theo dõi các khoản vay họ cấp, nhưng cũng như có thể gặp phải lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức Vì vậy, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng vay không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết với ngân hàng làm ảnh hưởng đến nguồn thu tạo ra cung thanh khoản, tác động làm gia tăng rủi ro thanh khoản.
Cách tiếp cận thứ hai của lý thuyết trung gian tài chính được thiết lập dựa trên lập luận về chi phí giao dịch Cách tiếp cận này được phát triển bởi Benston và Smith
(1976) và bởi Fama (1980) Không giống như cách tiếp cận đầu tiên, cách tiếp cận này không mâu thuẫn với lý thuyết về thị trường hoàn hảo Cách tiếp cận này dựa trên sự khác biệt giữa các công nghệ được sử dụng bởi người tham gia Do đó, các trung gian được coi sự một liên kết của các TCTD với khách hàng vay cá nhân, họ khai thác nền kinh tế ở cấp độ giao dịch trên các công nghệ Khái niệm về chi phí giao dịch không chỉ bao gồm các chi phí liên quan đến chi phí chuyển nhượng cho số tiền hoặc ngoại hối, mà còn cả chi phí cho thẩm định, đánh giá và giám sát, do đó vai trò của các trung gian tài chính là chuyển đổi các đặc điểm (ngày đáo hạn, thanh khoản ) của tài sản, hay gọi là chuyển đổi định tính của tài sản tài chính, mang lại tính thanh khoản và cơ hội đa dạng hóa các hoạt động Vì vậy, khi chi phí giao dịch tăng cao có thể tác động làm gia tăng rủi ro thanh khoản của NHTM.
Cách tiếp cận thứ ba của lý thuyết trung gian tài chính dựa trên phương pháp điều tiết việc tạo ra tiền tệ, tiết kiệm và tài trợ cho nền kinh tế Cách tiếp cận này được phát triển bởi Guttentag và Lindsay (1968) và bởi Merton (1995) Lý thuyết trung gian tài chính đòi hỏi sự tồn tại của các trung gian tài chính dựa trên sự tồn tại của thông tin bất cân xứng, chi phí giao dịch xảy ra, chi phí giám sát lớn và sự tồn tại của các quy định trong lĩnh vực tài chính Lý thuyết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân bổ nguồn lực và được dựa trên thị trường hoàn hảo và hoàn chỉnh Lý thuyết cho thấy rằng thị trường luôn có những mâu thuẫn như chi phí giao dịch và sự bất cân xứng thông tin, điều này quan trọng trong việc hiểu và đánh giá cao vai trò của các trung gian tài chính Thông tin bất cân xứng dẫn đến sự không hoàn hảo của thị trường và nhiều khiếm khuyết dẫn đến các hình thức giao dịch và chi phí giám sát cụ thể (Merton, 1995). Thông qua sàng lọc, các định chế tài chính có thể giảm thiểu những lựa chọn bất lợi bằng cách đặt ra các cơ chế giám sát nợ, họ giảm nguy cơ đạo đức trong các thị trường tài chính Lý thuyết cho rằng thông tin bất cân xứng giữa các đơn vị kinh tế dư thừa vốn và những đơn vị có thâm hụt gây ra những khiếm khuyết trong thị trường tài chính trong đó có rủi ro thanh khoản Khía cạnh thứ hai của lý thuyết tập trung vào vấn đề các tổ chức tài chính có lợi thế theo quy mô có xu hướng cắt giảm chi phí giao dịch phát sinh khi các đơn vị kinh tế giao dịch trực tiếp với nhau Quy mô của lý thuyết tập trung vào những quy định của khu vực tài chính, cho thấy rằng phương pháp điều chỉnh tồn tại để kiểm soát tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế là quan trọng Ví dụ, quy định có thể yêu cầu các tổ chức tài chính duy trì mức thanh khoản tối thiểu đề xuất và quy định tỷ lệ ký quỹ cụ thể đối với vốn (Andries và Cuza, 2009).
Tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm
2.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM.
Shaikh (2015) đã lấy dữ liệu 7 năm từ 2007 đến 2013 cho tất cả 5 ngân hàng Hồi giáo chính thức Chúng tôi cố gắng khám phá thực nghiệm các nhân tố quyết định rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng Hồi giáo Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ tiền gửi trên tổng vốn làm tăng rủi ro thanh khoản Điều này là hợp lý vì huy động tiền gửi lớn hơn đồng nghĩa với việc ngân hàng phải trả nợ lớn hơn Sự gia tăng của tỷ lệ này cho thấy rằng một phần lớn hơn các nguồn vốn ngân hàng ở dạng nợ phải trả tiền gửi so với vốn tự có Chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc tăng tỷ lệ vốn trên nguồn tài chính làm giảm rủi ro thanh khoản Kết quả cho thấy thêm rằng cải thiện hiệu quả cũng làm giảm rủi ro thanh khoản bằng cách giải phóng các nguồn lực bị ràng buộc Cuối cùng, việc mở rộng quy mô làm tăng rủi ro thanh khoản vì có sự cân bằng giữa việc gia tăng quy mô và rủi ro tín dụng.
Zaghdoudi & Hakimi (2017) nghiên cứu các nhân tố quyết định rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Tunisia nhằm quản lý rủi ro thanh khoản để tránh tình trạng thanh khoản cạn kiệt và phá sản Để làm điều này, các tác giả đã sử dụng dữ liệu bao gồm 10 ngân hàng Tunisia trong thời gian từ năm 1980 đến năm 2015 Các kết quả kinh tế lượng, dựa trên phân tích dữ liệu bảng, cho thấy rằng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Tunisia phụ thuộc vào các nhân tố nội bộ của ngân hàng (dư nợ cho vay, mức vốn hóa và quy mô), nhân tố liên quan đến tổng thể ngành ngân hàng (cấu trúc thị trường ngân hàng) và môi trường quốc tế (khủng hoảng tài chính quốc tế) Liên quan đến các nhân tố kinh tế vĩ mô, tác động có sự khác biệt Trái ngược với tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực và đáng kể, lạm phát tác động tiêu cực nhưng không đáng kể đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Tunisia.
Sopan và Dutta (2018) thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTM niêm yết ở Ấn Độ Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các mô hình ước lượng FEM, REM, GMM Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 37 ngân hàng thương mại được niêm yết trên Bombay Stock Exchange
(BSE) ở Ấn Độ trong giai đoạn từ 2008 đến 2017 Kết quả chỉ ra rằng trong số các nhân tố cụ thể về ngân hàng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ huy động, tỷ lệ vốn tự có, tỷ lệ hiệu quả hoạt động và tỷ suất sinh lời trên tài sản có tác động tích cực đáng kể đến RRTK, trong khi tỷ lệ tài sản thanh khoản, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên cho vay, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ biên lãi ròng có tác động tiêu cực đáng kể đến RRTK Đối với kinh tế vĩ mô các nhân tố, kết quả chỉ ra rằng lãi suất và tỷ giá hối đoái được tìm thấy một ảnh hưởng đáng kể đến RRTK.
El-Massah và cộng sự (2019) cho rằng rủi ro thanh khoản là một thách thức mà các ngân hàng phải đối mặt trong nỗ lực duy trì sự ổn định tài chính Các ngân hàng Hồi giáo đang chịu thêm áp lực với ràng buộc phải tuân thủ các nguyên tắc của Sharia'h. Mục tiêu của bài báo này là điều tra các nhân tố quyết định rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng Hồi giáo và thông thường ở khu vực Trung Đông Bắc Phi (MENA) Mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát được sử dụng để ước tính các nhân tố quyết định rủi ro thanh khoản tại 257 ngân hàng (90 Hồi giáo và 167 Thông thường) trong giai đoạn 2009–2016, trong đó cả hai loại ngân hàng đều đối mặt để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã được quan sát Một biến giả đại diện cho loại ngân hàng được đưa vào để cho phép so sánh giữa các nhân tố quyết định rủi ro thanh khoản trong cả hai loại ngân hàng Mô hình đã khảo sát tác động của bốn biến số cụ thể của ngân hàng và một biến số kinh tế vĩ mô đối với tính thanh khoản của ngân hàng được thể hiện bằng năm tỷ lệ thay đổi Kết quả cho thấy ảnh hưởng tích cực của quy mô ngân hàng đối với rủi ro thanh khoản của tất cả các ngân hàng mẫu, do đó chứng tỏ rằng cả hai loại ngân hàng đều tuân theo quy tắc "quá lớn để thất bại" Mức độ an toàn vốn có tác động tích cực đến rủi ro thanh khoản của tất cả các ngân hàng mẫu không phân biệt loại hình ngân hàng Tỷ suất sinh lời của tài sản không có tác động đáng kể trong khi rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến rủi ro thanh khoản của cả hai loại hình ngân hàng Đó là, rủi ro tín dụng cao hơn khuyến khích chính sách quản lý thanh khoản thận trọng hơn ở cả hai loại ngân hàng, mặc dù thực tế lý thuyết rằng các ngân hàng Hồi giáo có rủi ro tín dụng cao hơn do "nguyên tắc chia sẻ rủi ro" Tương tự, GDP bình quân đầu người thực tế có tác động tích cực đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thông thường và ngân hàng Hồi giáo, phản ánh hành vi cho vay theo chu kỳ của họ Rõ ràng, loại hình ngân hàng trong khu vực MENA không ảnh hưởng đến các nhân tố quyết định rủi ro thanh khoản của ngân hàng; Các ngân hàng Hồi giáo và thông thường sử dụng các thuật ngữ khác nhau cho hoạt động của họ, nhưng trên thực tế, huy động vốn theo cùng một cách Điều này là do cả hai ngân hàng đều hoạt động trong các điều kiện kinh tế vi mô và vĩ mô như nhau và đều chịu ảnh hưởng của các quy định về thanh khoản trong nước và quốc tế như nhau Việc giới thiệu các sản phẩm tài chính hiệu quả hơn và có một khuôn khổ quản lý và giám sát thống nhất có thể mang lại cho các ngân hàng Hồi giáo những cơ hội tốt hơn.
Zhang và Zhao (2021) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của 16 ngân hàng thương mại niêm yết ở Thượng Hải – Trung Quốc giai đoạn 2010 –
2019, sử dụng dữ liệu bảng cho mô hình FEM, REM Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô tài sản của ngân hàng (TA) càng lớn, số lượng chi nhánh nhiều hơn, tổng số tiền các khoản cho vay ngân hàng tăng lên và các khoản nợ xấu tỷ lệ giảm có tác động làm giảm rủi ro thanh khoản Hơn nữa, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) cho thấy rằng ngân hàng thương mại niêm yết càng nhiều vốn tự có, chi phí quản lý tài sản càng cao, rủi ro thanh khoản giảm Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thanh khoản trên tài sản, tỷ lệ thanh khoản trên cho vay tăng lên cho thấy khả năng chống lại rủi ro càng mạnh, làm giảm tỷ lệ nợ xấu và rủi ro thanh khoản cũng giảm.
Gogo & Arundina (2021) đã nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản ở ngân hàng Hồi giáo ở Indonesia Nghiên cứu này tính toán tỷ lệ dựa trên báo cáo tài chính của 09 ngân hàng Hồi giáo ở Indonesia trong giai đoạn 2013 đến
2019 Sau đó được xử lý bằng cách sử dụng hồi quy dữ liệu bảng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng mức độ rủi ro thanh khoản cao bị ảnh hưởng phần lớn bởi nguồn tài chính, chất lượng thu nhập dựa trên vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng ngân hàng Hồi giáo ở Indonesia có thể giảm thiểu rủi ro thanh khoản nếu họ luôn duy trì nguồn tài chính, mức sinh lời dựa trên vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn của họ.
2.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Trương Quang Thông (2013) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2011 Nhân tố “Rủi ro thanh khoản” được sử dụng trong mô hình là “Khe hở tài trợ” Kết quả cho thấy, rủi ro thanh khoản ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố bên trong hệ thống ngân hàng như: quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng và tỉ lệ vốn tự có trên nguồn vốn mà còn chịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát và đặc biệt là độ trễ của chính sách.
Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Dân (2013) về các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của 15 NHTM lớn tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014 Tác giả sử dụng khe hở tài trợ được tính bằng hệ số (Tổng dư nợ tín dụng trung bình – Tổng nguồn vốn trung bình)/Tổng tài sản để đo lường rủi ro thanh khoản, các biến độc lập tác động đến rủi ro thanh khoản đó là quy mô tổng tài sản (SIZE), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF) Kết quả nghiên cứu cho thấy biến quy mô tổng tài sản (SIZE) có mối quan hệ ngược chiều (-) với rủi ro thanh khoản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA) có mối quan hệ cùng chiều (+).
Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 31 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016 sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình FEM, REM, FGLS Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam bao gồm: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR), Tỷ lệ lợi nhuận (ROE), Tỷ lệ nợ xấu (NPL) Nghiên cứu chỉ ra, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế sẽ có tác động mạnh mẽ đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam Cụ thể là, nếu ngân hàng có thể duy trì ổn định nguồn vốn chủ sở hữu thì khả năng thanh khoản của ngân hàng có thể được đảm bảo, mỗi sự suy giảm của nguồn vốn chủ sở hữu dù là ít chăng nữa cũng có thể gây nên hậu quả là ngân hàng thiếu thanh khoản và có thể dẫn đến sự đổ vỡ Bên cạnh đó, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh khoản Tiếp đó, sự so sánh giữa tổng cho vay và tổng huy động được trong ngắn hạn cũng cho thấy, có những ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh khoản. Nếu các ngân hàng chỉ quan tâm đến việc cho vay nhiều mà không quan tâm đến nguồn huy động được thì chắc chắn trong một giai đoạn nào đó sẽ gây ra thiếu hụt thanh khoản và từ đó có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng Cuối cùng, quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ nợ xấu và khả năng thanh khoản, cũng có nghĩa là khi phát sinh nợ xấu thì các ngân hàng mới thực sự quan tâm đến việc trung hòa nó bằng các tài sản thanh khoản. Tran, Nguyen và Long (2019) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam Mẫu nghiên cứu gồm có 35 NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến 2015 Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi quy OLS cho dữ liệu bảng Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: (1) thị trường liên ngân hàng giúp các ngân hàng thương mại cải thiện khả năng thanh khoản;
(2) quy mô khoản vay càng lớn thì rủi ro thanh khoản càng cao; (3) quản lý rủi ro tín dụng tốt có tác động tích cực đến quản lý rủi ro thanh khoản; và (4) lãi suất dài hạn có liên quan tiêu cực đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021) sử dụng dữ liệu bảng được thu thập từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của 25 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2019 để đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các kiểm định Hausman và Breusch and Pagan Lagrangian multiplier để lựa chọn mô hình giải thích tốt nhất các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài có tương quan dương với rủi ro thanh khoản Các nhân tố còn lại gồm: (1) Quy mô ngân hàng; (2) Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn; và (3) Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động và tỷ lệ dự trữ thanh khoản đều có mối quan hệ nghịch chiều với rủi ro thanh khoản Kết quả nghiên cứu là thông tin hữu ích giúp các nhà quản lý ngân hàng hạn chế rủi ro thanh khoản.
Bảng 2.1 : Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tác giả Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Shaikh (2015) dữ liệu 7 năm từ
2007 đến 2013 cho tất cả 5 ngân hàng Hồi giáo chính thức
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng vốn tác động tích cực.
Tỷ lệ vốn trên nguồn tài chính: ảnh hưởng ngược chiều.
Hiệu quả: ảnh hưởng ngược chiều.
Mở rộng quy mô: ảnh hưởng cùng chiều
10 ngân hàng Tunisia trong thời gian từ năm 1980 đến năm 2015
Phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Dư nợ cho vay trên tổng tài sản, mức vốn hóa, khủng hoảng tài chính quốc tế, cấu trúc thị trường ngân hàng, tăng trưởng kinh tế: tác động dương
+ Quy mô, lạm phát: tác động âm
37 ngân hàng thương mại được liệt kê trên
Phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng
Quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ huy động, tỷ lệ vốn tự có, tỷ lệ hiệu quả
Tác giả Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Bombay Stock Exchange (BSE) ở Ấn Độ trong giai đoạn từ 2008 đến 2017. mô hình FEM, REM, GMM hoạt động và tỷ suất sinh lời trên tài sản: tác động dương.
Tỷ lệ chất lượng tài sản, tỷ lệ quản lý tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ biên lãi ròng có tác động âm. Đối với kinh tế vĩ mô các nhân tố lãi suất và tỷ giá hối đoái: tác động âm
El-Massah và cộng sự (2019)
167 Thông thường) trong giai đoạn 2009–2016
Mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát
+ Quy mô ngân hàng, mức độ an toàn vốn, GDP có tác động cùng chiều.
+ Tỷ suất sinh lời của tài sản: tác động ngược chiều + Loại hình ngân hàng trong khu vực MENA không ảnh hưởng.
16 ngân hàng thương mại niêm yết ở Thượng Hải – Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2019
Phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng mô hình FEM, REM cho dữ liệu bảng
Khoảng trống nghiên cứu
Các tác giả nước ngoài đã thực hiện nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trên thế giới, nên chủ đề này cũng cần thực hiện tại Việt Nam để có thêm bằng chứng thực nghiệm Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong các giai đoạn nghiên cứu khác nhau và số lượng NHTM khác biệt tác giả thực hiện nghiên cứu này để đánh giá ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản trong giai đoạn 2009 –
2021, giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế giới và cải cách hệ thống NHTM Việt Nam cũng như giai đoạn đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp và có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thông qua nội dung chương 2, luận văn đã trình bày cơ sở lý thuyết về thanh khoản và rủi ro thanh khoản và các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản đồng thời,tác giả đã khảo lược các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản bao gồm các nhân tố đến từ NHTM Từ đó, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương tiếp theo.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu
3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Thông qua tham khảo các nghiên cứu của Zaghdoudi & Hakimi (2017), Sopan và Dutta (2018), El-Massah và cộng sự (2019), Zhang và Zhao (2021), Gogo & Arundina
(2021), Trương Quang Thông (2013), Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018), Tran, Nguyen và Long (2019), Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021) mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
FGAPit = β0 + β1LIQit + β2LTLit+ β3ETAit + β4LTAit + β5ROEit + β6 SIZEit + β7 NPLit + β8 GDPit + β9 INFit + ei,t Trong đó:
- Biến phụ thuộc FGAPi,t: rủi ro thanh khoản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t)
+ LIQi,t: Khả năng thanh khoản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t);
+ LTLi,t: Tỷ lệ thanh khoản trên cho vay của ngân hàng (i) tại thời điểm (t);
+ ETAi,t: Tỷ lệ vốn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (i) tại thời điểm (t);
+ LTAi,t: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng (i) thời điểm (t); + ROEi,t: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng (i) tại thời điểm (t); + SIZEi,t: Quy mô tổng tài sản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t);
+ NPLi,t: Tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn của ngân hàng (i) tại thời điểm (t); + GDPt: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tại thời điểm (t)
+ INFt: Tỷ lệ lạm phát tại thời điểm (t)
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình
T Biến Phương pháp tính Kỳ vọng dấu
Tác giả nghiên cứu trước
FGAP - Rủi ro thanh khoản của ngân hàng
Chênh lệch giữa các khoản tín dụng và huy động vốn chia cho tổng tài sản
Zaghdoudi & Hakimi (2017) Sopan và Dutta (2018) El-Massah và cộng sự (2019) Zhang và Zhao (2021)
Gogo & Arundina (2021)Trương Quang Thông (2013)
T Biến Phương pháp tính Kỳ vọng dấu
Tác giả nghiên cứu trước
Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018)
(2019) Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)
2 LIQ – khả năng thanh khoản
(2021), Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)
LTL – Tỷ lệ thanh khoản trên cho vay
(2021), Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)
ETA - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng
Vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản +
Zaghdoudi & Hakimi (2017) Sopan và Dutta (2018)
Trương Quang Thông (2013) Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018) Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)
LTA - Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản
Dư nợ cho vay trên tổng tài sản +
Zaghdoudi & Hakimi (2017) Gogo & Arundina (2021) Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018)
(2019) Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)
ROE - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân
Zaghdoudi & Hakimi (2017) Sopan và Dutta (2018) Zhang và Zhao (2021) Gogo & Arundina (2021) Mai Thị Phương Thùy và Bùi
Thị Điệp (2018)Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)
T Biến Phương pháp tính Kỳ vọng dấu
Tác giả nghiên cứu trước
7 SIZE - Quy mô tổng tài sản
Lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản -
Zaghdoudi & Hakimi (2017) Sopan và Dutta (2018)
El-Massah và cộng sự (2019) Zhang và Zhao (2021)
Gogo & Arundina (2021) Trương Quang Thông (2013) Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018) Tran, Nguyen và Long
(2019) Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)
8 NPL - Tỷ lệ nợ xấu
Zaghdoudi & Hakimi (2017) Gogo & Arundina (2021) Trương Quang Thông (2013) Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018) Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)
GDP – Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế -
Zaghdoudi & Hakimi (2017) Sopan và Dutta (2018)
El-Massah và cộng sự (2019) Zhang và Zhao (2021)
Gogo & Arundina (2021) Trương Quang Thông (2013) Tran, Nguyen và Long
(2019) Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)
10 INF – Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát +
Zaghdoudi & Hakimi (2017) Sopan và Dutta (2018) El- Massah và cộng sự (2019) Zhang và Zhao (2021) Gogo
& Arundina (2021) Trương Quang Thông (2013) Tran, Nguyen và Long (2019) Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)
Nguồn: tổng hợp từ các nghiên cứu trước
Phương pháp đo lường các biến
Khe hở tài trợ (FGAP) đối với nghiên cứu này thì FGAP được tính bằng công thức sau:
FGAP = (Tổng dư nợ tín dụng - Tổng huy động vốn )
Tài sản thanh khoản LIQ =
• Tỷ lệ thanh khoản trên cho vay
LTL = Tài sản thanh khoản
• Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu ETA =
• Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản
LTA = Tổng dư nợ cho vay
• Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế ) ROE =
Vốn chủ sở hữu bình
SIZE = Ln (Tổng tài sản)
NPL = Tổng dư nợ nhóm 3, 4, 5
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF) lấy từ số liệu nền kinh tế theo các năm.
3.1.2.1 Các nhân tố nội tại của NHTM
Khả năng thanh khoản (LIQ)
Ngân hàng nào có chất lượng tài sản thanh khoản tốt sẽ ít gặp RRTK và hiếm khi phải rơi vào tình trạng đối phó với những khó khăn thâm hụt thanh khoản một cách thường xuyên Về mặt quản trị, ngân hàng có thể giữ một bộ phận tài sản dưới dạng thanh khoản, bao gồm: dự trữ sơ cấp và dự trữ thanh khoản thứ cấp Ngân hàng có thể bán hay cầm cố dự trữ thanh khoản và điều này có thể gia tăng RRTK Các nghiên cứu trước sử dụng công thức đánh giá chất lượng tài sản thanh khoản qua biến tài sản thanh khoản / Tổng tài sản (Trương Quang Thông (2013), Sopan và Dutta (2018), Zhang và Zhao (2021), Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)) Về mặt lý thuyết, ngân hàng sở hữu tài sản thanh khoản càng cao, cấu trúc thanh khoản càng cao, RRTK giảm Tác giả kỳ vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng thanh khoản và RRTK.
H1: Khả năng thanh khoản có tác động ngược chiều đến RRTK
Tỷ lệ thanh khoản trên cho vay (LTL)
Chất lượng tài sản thanh khoản còn thể hiện ở tỷ lệ tài sản thanh khoản trên cho vay theo nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013), Sopan và Dutta (2018), Zhang và Zhao (2021), Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021) Tác giả kỳ vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản trên cho vay và RRTK.
H2: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên cho vay có tác động ngược chiều đến RRTK
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (ETA)
Ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ vay để tài trợ hoạt động kinh doanh của mình, khác với nợ vay mang tính chất phải hoàn trả thì nguồn vốn chủ sở hữu được xem là nguồn quỹ tự có của ngân hàng, đại diện cho khả năng tự chống đỡ khi có rủi ro xảy ra Các ngân hàng vốn càng lớn có xu hướng nắm giữ tài sản thanh khoản ít hơn, nên rủi ro thanh khoản càng lớn và ngược lại các tác giả Zaghdoudi & Hakimi (2017), Sopan và Dutta (2018), Trương Quang Thông (2013), Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp
(2018), Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021) đã chứng minh tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản của ngân hàng Do đó tác giả kỳ vọng:
Giả thuyết H3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LTA)
Tại Việt Nam, cũng như hệ thống ngân hàng các nền kinh tế mới nổi, các ngân hàng thường tập trung sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động truyền thống là cho vay. Các khoản cho vay thông thường có tính thanh khoản thấp; do đó, những khoản rút tiền lớn và không được dự báo trước có thể dẫn đến việc mất thanh khoản của ngân hàng. Zaghdoudi & Hakimi (2017), Gogo & Arundina (2021), Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018), Tran, Nguyen và Long (2019), Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021) đã nghiên cứu LTA tăng và có tác động làm RRTK tăng.
Giả thuyết H4: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến RRTK của ngân hàng.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Hệ số phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu Để dự phòng trong các trường hợp rút tiền đột ngột, ngân hàng thường dự trữ các loại tài sản thanh khoản ở một mức phù hợp Trong thực tế, tài sản có tính thanh khoản cao thường mang lại ít lợi nhuận cho ngân hàng (Zaghdoudi & Hakimi (2017), Sopan và Dutta (2018), Zhang và Zhao (2021), Gogo & Arundina (2021), Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018) , Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)) Từ những kết quả nghiên cứu ở trên tác giả kỳ vọng biến ROE có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Giả thuyết H5: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mô ngân hàng có liên quan chặt chẽ với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Nếu các ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao thì việc mở rộng quy mô sẽ tạo ra được nhiều cơ hội để thu hút khách hàng từ đó nâng cao thanh khoản của ngân hàng từ việc huy động được nhiều hơn tiền gửi (Shaikh (2015), Sopan và Dutta
(2018), El-Massah và cộng sự (2019) Trương Quang Thông (2013)) Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô sẽ khiến ngân hàng có thể gặp rủi ro lớn nếu hoạt động kinh doanh kém hiệu quả do không đáp ứng được nhu cầu tất toán các khoản tiền gửi hay thanh toán các khoản nợ đến hạn của ngân hàng (Zaghdoudi & Hakimi (2017), Zhang và Zhao (2021), Đặng Văn Dân (2013), Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)).
Do đó việc mở rộng quy mô ngân hàng có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến rủi ro thanh khoản tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng đó. Chính vì vậy, các nghiên cứu đã cho thấy các kết quả khác nhau về sự ảnh hưởng của quy mô ngân hàng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Về lý thuyết kinh tế quy mô, ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì sẽ có thanh khoản tốt hơn Bên cạnh đó, ngân hàng lớn lại có lợi thế hơn khi tiếp cận với thị trường liên ngân hàng hay được hỗ trợ thanh khoản từ phía “Người cho vay cuối cùng” (Vodova, 2013) Từ những lý thuyết, lập luận và kết quả nghiên cứu ở trên tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa quy mô và rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Giả thuyết H6: Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Tỷ lệ này được xác định bằng cách lấy tổng nợ xấu chia tổng dư nợ của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay Tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay và đối mặt với rủi ro tín dụng, ngân hàng có khả năng mất vốn, suy giảm lợi nhuận và giảm khả năng thanh khoản; vì vậy rủi ro thanh khoản gia tăng ((Zaghdoudi & Hakimi (2017), Gogo & Arundina (2021), Trương Quang Thông (2013), Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018), Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021)).
Giả thuyết H7: Tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
3.1.2.2 Các nhân tố vĩ mô
Tốc độ tăng trưởng GDP
GDP là chỉ số giá trị thị trường của tất cả hàng hóa kể cả hữu hình và vô hình được sản xuất ra trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm) Các nghiên cứu đã chứng minh GDP có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản (Zaghdoudi & Hakimi (2017), Sopan và Dutta (2018), El- Massah và cộng sự (2019), Zhang và Zhao (2021), Gogo & Arundina (2021), Trương Quang Thông
(2013), Tran, Nguyen và Long (2019), Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết
(2021) Vì vậy, nghiên cứu này kỳ vọng GDP có tác động ngược chiều với rủi ro thanh khoản.
Giả thuyết H8: Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng, hồi quy bằng phần mềm Stata 14.0 để kiểm định các giả thuyết trên Theo đó mô hình hồi quy với biến phụ thuộc và 8 biến độc lập Tiếp theo, để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor).
Sau đó sử dụng dữ liệu bảng kết hợp các quan sát nhiều đối tượng trong một giai đoạn thời gian nhất định, theo phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất có 3 dạng mô hình dành riêng cho dữ liệu bảng là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (Fix effect model - FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random effect model - REM) Để lựa chọn phương pháp hồi quy nào nào phù hợp nhất trong ba phương pháp nêu trên là kiểm định F-test và kiểm định Breusch-Pagan lagrangian (Breuch và Pagan, 1979) Kiểm định F-test để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM Kiểm định Breusch-Pagan lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM Để lựa chọn mô hình FEM hay REM sử dụng kiểm định Hausman.
Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, sẽ tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, nếu có hiện tượng tượng tự tương quan và/hoặc hiện tượng phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) để khắc phục hiện tượng tượng tự tương quan và/hoặc hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và so sánh các kết quả từ các mô hình Các bước thực hiện như sau:
• Bước 1: Xác định nhân tố nội tại của ngân hàng và các nhân tố vĩ mô tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.
• Bước 2: Mã hóa các biến quan sát.
• Bước 3: Thu thập và xử lý số liệu.
• Bước 4: Thống kê mô tả dữ liệu.
• Bước 5: Hồi quy mô hình Pooled OLS. o Xem xét tương quan của các biến. o Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. o Kiểm định phương sai sai số thay đổi. o Kiểm định hiện tượng tự tương quan.
• Bước 6: Ước lượng mô hình FEM và mô hình REM.
• Bước 7: Kiểm định mô hình phù hợp. o Kiểm định F-test để lựa chọn mô hình Pooled OLS và FEM. o Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM và REM. o Kiểm định Breusch-Pagan lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS và REM. o Kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi.
• Bước 8: Ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS trong trường hợp có hiện tượng tự tương quan và/hoặc phương sai của sai số thay đổi trong mô hình
• Bước 9: Kiểm tra tình trạng nội sinh của mô hình
• Bước 10: Sử dụng mô hình GMM để khắc phục nội sinh đem lại kết quả ước lượng vững và hiệu quả nhất.
Bộ dữ liệu dùng để kiểm định mô hình được thu thập từ báo cáo tài chính của 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021, các NHTM không có đầy đủ dữ liệu bị loại ra khỏi nghiên cứu Các biến nội tại ngân hàng được thu thập dựa trên Báo cáo thường niên của các ngân hàng Các biến vĩ mô được thu thập từ trang web của ngân hàng thế giới Theo báo cáo của NHNN, tổng tài sản của các
NHTM chiếm trên 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng cho thấy mẫu nghiên cứu có tính đại diện cao.
Sau khi đã thu thập được dữ liệu của biến phụ thuộc và các biến độc lập cần thiết đưa vào mô hình Phần mềm Excel được sử dụng để xử lý các dữ liệu cơ bản, tính toán giá trị các biến của mô hình Từ đó tác giả xây dựng dữ liệu bảng cân bằng với đầy dủ giá trị biến thông qua việc kết hợp các dữ liệu thời gian (từ năm 2011-2021) của các quan sát theo không gian (30 NHTM VN) Bảng tính excel được nhập vào phần mềm STATA để chạy các mô hình nghiên cứu.
Bảng 3.3: Các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu
TT TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3 Bản Việt (Viet Capital Bank)
4 Bưu điện Liên Việt (Lienviet Post Bank - LPB)
5 Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank)
16 Sài Gòn Công Thương (SGB)
17 Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
18 Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
20 Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
TT TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
23 Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)
24 Công thương Việt Nam (CTG)
25 Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
26 Ngoại Thương Việt Nam (VCB)
27 Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank)
29 Việt Nam Thương Tín (VBB)
Tại Chương 3 tác giả đã mô tả phương pháp nghiên cứu của đề tài, đồng thời tác giả đã đưa ra những giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa khe hở tài trợ và các nhân tố tác động đó là nhóm nhân tố nội tại của ngân hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát (nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô) dựa trên những mô hình nghiên cứu của các học giả và công trình nghiên cứu trên thế giới.
Dữ liệu thu thập được tác giả sẽ tiến hành tính toán, xử lý thông qua sự hỗ trợ của phần mềm STATA Kết quả này sẽ được tác giả thống kê mô tả, phân tích, tương quan và hồi quy tại cũng như sẽ trình bày kết quả nghiên cứu tại chương tiếp theo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021 40 4.2 Thống kê mô tả và xem xét sự tương quan trong mẫu nghiên cứu
Rủi ro thanh khoản trong nghiên cứu này sử dụng tỷ lệ FGAP cho thấy chênh lệch giữa giá trị cho vay và huy động vốn của ngân hàng trên tổng tài sản Tác giả thực hiện tính giá trị trung bình của FGAP theo từng năm và phân tích xu hướng thông qua hình 4.1 sau đây.
Hình 4.1: FGAP trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021
Nguồn: Tính toán của tác giả
Giá trị FGAP trung bình trong giai đoạn 2011 – 2021 là số âm cho thấy giá trị huy động vốn của NHTM Việt Nam cao hơn giá trị cho vay Điều này cho thấy các ngân hàng đang kiểm soát khá tốt về vấn đề thanh khoản của mình, khó có khả năng lâm vào tình trạng mất thanh khoản Trong giai đoạn này, chỉ số phản ánh rủi ro thanh khoản FGAP có giá trị lớn nhất là -0.118 năm 2012, cho thấy rủi ro thanh khoản có xu hướng gia tăng nhưng năm 2013, 2014 tỷ lệ này suy giảm cho thấy ảnh hưởng của quyết định tái cơ cấu các NHTM Việt Nam giai đoạn 1 từ 2011 – 2015 được phát huy tác dụng Nhưng sau đó tỷ lệ FGAP tăng đều đến năm 2019 Khoảng cách giữa hoạt động tín dụng và huy động vốn càng thu hẹp cho thấy rủi ro thanh khoản càng tăng Đến năm 2020 tỷ lệ này có tăng trở lại nhưng lại tăng vào năm 2021 Khi giá trị cho vay gần bằng huy động, các ngân hàng phải tìm các nguồn tài chính khác để cho vay dễ dẫn đến mất khả năng thanh khoản nếu khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng.
-0.2 Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản khá lớn cho các ngân hàng đó.
4.2 Thống kê mô tả và xem xét sự tương quan trong mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu Tên biến
Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Stata 14
FGAP có giá trị trung bình là -0.165, độ lệch chuẩn 0,127, giá trị nhỏ nhất là - 0,609 (Ngân hàng Đông Nam Á năm 2011), giá trị lớn nhất là 0,249 (Ngân hàng BIDV năm 2011) Khi so sánh giá trị các quan sát với giá trị trung bình, cho thấy chênh lệch giá trị khe hở tài trợ giữa các quan sát là tương đối lớn Sự chênh lệch này không phải chỉ do sự khác biệt giữa các ngân hàng, mà còn do chính sự biến động của từng ngân hàng qua thời gian.
LIQ có giá trị trung bình là 0.141, độ lệch chuẩn 0.076, giá trị nhỏ nhất là 0.014 (Ngân hàng Bắc Á năm 2016), giá trị lớn nhất là 0.606 (Ngân hàng Đông Nam Á năm 2011).
LTL có giá trị trung bình là 0.269, độ lệch chuẩn 0.270, độ lệch chuẩn này khá lớn cho thấy khoảng cách về tỷ lệ tài sản thanh khoản trên cho vay của các NHTM khác biệt; giá trị nhỏ nhất là 0.019 (Ngân hàng Bắc Á năm 2016), giá trị lớn nhất là 3.059 (Ngân hàng Đông Nam Á năm 2011)
ETA có giá trị trung bình là 0.089 cho thấy vốn chủ sở hữu của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng tài sản, độ lệch chuẩn của ETA giữa các NHTM trong mẫu nghiên cứu qua các năm cũng không quá cao: 0.0382 EQT của SCB thấp nhất năm 2020 là 0.026, cao nhất là của SGB năm 2013 là 0.0238.
LTA có giá trị trung bình là 0.600 cho cho vay trên tổng tài sản là 60% Độ lệch chuẩn của LTA giữa các NHTM trong mẫu nghiên cứu qua các năm cũng không quá cao: 0.118, LTA của TPB thấp nhất năm 2011 là 0.172, cao nhất là của BIDV năm 2011 là 0.844.
SIZE có giá trị trung bình là 32.494, độ lệch chuẩn 1.176, có nghĩa giá trị trung bình của biến SIZE giao động từ 7,5075 đến 8,4927, giá trị nhỏ nhất là 30.318 (Ngân hàng SGB năm 2013), giá trị lớn nhất là 35.105 (Ngân hàng BID 2021) Hiện tại BIDV là Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm NHTM Tuy rằng có sự khác biệt về quy mô tài sản giữa các ngân hàng tại mỗi thời điểm và sự gia tăng tài sản của từng ngân hàng qua thời gian là rất lớn; nhưng khi logarit hóa giá trị tổng tài sản các đối tượng quan sát thì sự chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất không còn nhiều.
ROE có giá trị trung bình là 0.086, độ lệch chuẩn 0.084, có nghĩa giá trị trung bình của biến ROE giao động từ 0,0028 đến 0,1752, giá trị nhỏ nhất là -0,8200 (Ngân hàng TPB năm 2011), giá trị lớn nhất là 0,2682 (Ngân hàng ACB năm 2011) Kết hợp bảng dữ liệu gốc và bảng thống kê mô tả, tác giả nhận thấy có sự khác biệt lớn về hiệu quả kinh doanh giữa các ngân hàng là do khả năng của từng ngân hàng.
NPL có giá trị trung bình là 0.023, độ lệch chuẩn 0.014, giá trị nhỏ nhất là 0.003 (Ngân hàng SCB năm 2015), giá trị lớn nhất là 0.088 (Ngân hàng SHB năm 2012).
GDP có giá trị trung bình là 0.057, độ lệch chuẩn 0.015, cho thấy tính ổn định của tăng trưởng kinh tế Việt Nam, biến động xoay quanh giá trị trung bình rất thấp với, giá trị nhỏ nhất là 0.026 (năm 2012), giá trị lớn nhất 0.071 (năm 2018).
INF có giá trị trung bình là 0.047, độ lệch chuẩn 0.053, có nghĩa giá trị trung bình của biến INF giao động từ 0,0186 đến 0,1136, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn năm 2009-2018 có sự thay đổi rất lớn, giá trị nhỏ nhất là -0.002 (năm 2015), giá trị lớn nhất là 0.187 (năm 2011).
4.2.2 Phân tích tương quan của các biến độc lập trong mô hình
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình
A LTA SIZE ROE NPL GDP INF FGAP 1
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Stata 14
Ma trận tương quan nhằm xác định sự tác động cũng như mức độ tác động của các biến độc lập theo từng cặp Điều này giúp ta thấy được các cặp biến độc lập nào có tương quan với nhau, có ảnh hưởng đến nhau trong mô hình Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình theo số liệu bảng 4.1 có giá trị không cao, đều dưới 0.8 theo chuẩn so sánh theo Farrar và Glauber (1967) Tuy nhiên, cặp biến TLT-LIQ có hệ số tương quan cao nhất là 0.863, cho thấy mô hình có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Phần tiếp theo,tác giả sử dụng các ước lượng phù hợp để khắc phục hiện tượng này để tìm ra mô hình ước lượng vững và hiệu quả nhất.
Kết quả mô hình hồi quy
Tác giả đã tiến hành hồi quy dữ liệu bảng được thu thập với ba phương pháp ước lượng đó là Pooled OLS, REM và FEM để xác định mức độ ảnh hưởng của các biên độc lập đến biến phụ thuộc thông qua các hệ số ước lượng Kết quả chi tiết của việc phân tích hồi được trình bày trong Phụ lục 1 Kết quả hồi quy được tác giả tổng hợp vào bảng 4.3 cụ thể như sau:
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, REM và FEM
Các nhân tố ảnh hưởng
Mô hình REM Mô hình FEM
Các nhân tố ảnh hưởng
Mô hình REM Mô hình FEM
***,** và * lần lượt chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Stata 14
4.3.1 Các kết quả kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp Đầu tiên, tác giả sử dụng mô hình bình phương bé nhất (OLS), sau đó thực hiện kiểm định VIF để đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình OLS với giả thuyết:
H0: Mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến
H1: Mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả Bảng 4.4 cho thấy hệ số VIF của mô hình là: 2.58 chibar2 = 0.0000 Kiểm định Hausman chi2(9) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)= 30.75
Prob > F = 0.0002 Kiểm định Durbin Wu-
Hệ số tự tương quan bậc 2
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Stata 14
Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định White để đánh giá hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình OLS với giả thuyết:
H0: Mô hình OLS không có hiện tượng phương sai thay đổi
H1: Mô hình OLS xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi
Kết quả kiểm định White, kết quả cho thấy p-value của mô hình OLS là 0.0000 5% của kiểm định Abond cho thấy mô hình DGMM không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 2 và kiểm định Hansen p = 0.123 > 5% cho thấy mô hình DGMM không xảy ra hiện tượng nội sinh Vì vậy, kết quả mô hình DGMM có thể được sử dụng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021.
4.3.2 Kết quả mô hình hồi quy
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp DGMM
Số đối tượng 30 Prob > chi2 0.0000
***,** và * lần lượt chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Stata 14
Với biến phụ thuộc là FGAP sau khi sử dụng DGMM để khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và nội sinh, mô hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% (do Prob =0,0000) nên mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp.
4.3.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Bảng 4.6: Tóm tắt giả thuyết và kết quả nghiên cứu
Giả thuyết Kết quả Ảnh hưởng Ảnh hưởng Mức ý nghĩa
L1.FGAP - - Có ý nghĩa thống kê 1%
LIQ - + Không có ý nghĩa thống kê
LTL - - Có ý nghĩa thống kê 1%
ETA + + Có ý nghĩa thống kê 1%
LTA + + Có ý nghĩa thống kê 1%
SIZE - + Có ý nghĩa thống kê 1%
ROE + + Có ý nghĩa thống kê 1%
NPL + + Có ý nghĩa thống kê 1%
GDP - + Không có ý nghĩa thống kê
INF + + Có ý nghĩa thống kê 1%
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Stata 14
Bảng 4.6 cho thấy kết quả nghiên cứu có chiều hướng tác động tương đồng với giả thuyết ban đầu mà tác giả kỳ vọng, có biến SIZE cho kết quả ngược Sau đây là những phân tích về kết quả các nhân tố có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021:
• Tài sản thanh khoản / Tổng tài sản – LIQ
Biến LIQ không có ý nghĩa thống kê, không như kỳ vọng của tác giả ở giả thuyết H1.
• Tài sản thanh khoản / Tổng dư nợ (LTL)
Biến LTL có hệ số hồi quy - 0.1783 với mức ý nghĩa 1% cho thấy LTL tác động ngược chiều của tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng dư nợ đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả ở giả thuyết H2 và các tác giả như: Trương Quang Thông (2013), Sopan và Dutta (2018), Zhang và Zhao