1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx

89 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ngọc Lương
Người hướng dẫn TS. Trần Trọng Huy
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 197,34 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. Đặt vấn đề (14)
    • 1.2. Tính cấр thiết củа đề tài (14)
    • 1.3. Mục tiêu của đề tài (0)
      • 1.3.1. Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu (0)
    • 1.8. Kết cấu khái quát của đề tài nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 8 2.1. Cơ sở lý thuyết về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của NHTM (18)
    • 2.1.1. Cấu trúc sở hữu (20)
    • 2.1.2. Cấu trúc sở hữu của ngân hàng thương mại (0)
    • 2.1.3. Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng (0)
    • 2.1.4. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (23)
    • 2.2. Các lý thuyết nền có liên quan (25)
      • 2.2.1. Lý thuyết nền giải thích ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động 14 2.2.2. Lý thuyết giải thích ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động 16 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới (0)
    • 2.4. Các nghiên cứu tại Việt Nam (34)
    • 2.5. Nhận xét về các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu (35)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (37)
      • 3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (37)
      • 3.1.2. Phương pháp đo lường các biến (40)
        • 3.1.2.1. Biến phụ thuộc (40)
        • 3.1.2.2. Biến độc lập (41)
        • 3.1.2.3. Biến độc lập - Biến kiểm soát (41)
      • 3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu (42)
        • 3.1.3.1. Giả thuyết 1 (43)
        • 3.1.3.2. Giả thuyết 2 (43)
        • 3.1.3.3. Giả thuyết nghiên cứu cho các biến kiểm soát (45)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (45)
      • 3.2.1. Quy trình nghiên cứu (45)
      • 3.2.2. Thu thập và xử lý số liệu (46)
      • 3.2.3. Trình tự thực hiện nghiên cứu (48)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (18)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (0)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (55)
      • 4.1.2. Sự tương quan của các biến độc lập trong mô hình (0)
    • 4.2. Kết quả các mô hình nghiên cứu và kiểm định kết quả nghiên cứu thực nghiệm .48 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu (59)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (75)
    • 5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu (75)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (75)
      • 5.2.1. Tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (75)
      • 5.2.2. Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các ngân hàng thương mại nhà nước (77)
      • 5.2.3. Tăng cường Pháp chế (78)
      • 5.2.4. Áp dụng chuẩn mực Basel II, hướng tới Basel III (78)
      • 5.2.5. Nâng cao trình độ quản lý, công nghệ và chất lượng sản phẩm dịch vụ (79)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (0)
    • 5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo (80)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... i (81)
  • PHỤ LỤC .................................................................................................................. iv (84)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022 NGUYỄN NGỌC LƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦА CẤU TRÚC SỞ HỮUА CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN H[.]

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đặt vấn đề

Ngân hàng là trung gian tài chính trụ cột trong nền kinh tế Sự phát triển của ngành ngân hàng có vai trò quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước Trong hơn 20 năm cải cách kinh tế, NHTM Việt Nam hiện nay có sự đa dạng trong cấu trúc sở hữu Ban đầu từ hệ thống ngân hàng một cấp chủ yếu phục vụ mục tiêu kinh tế kế hoạch của chính phủ đến nay đã là một hệ thống hoạt động dựa trên nguyên tắc thị trường với nhiều loại hình cấu trúc sở hữu như: Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Sự đa dạng về cấu trúc sở hữu góp phần tạo nên sự phát triển tích cực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam những năm qua Khi một ngân hàng sở hữu và áр dụng được một cơ cấu vốn tối ưu thì sẽ làm chо ngân hàng đó lợi nhuận tăng lên, chi рhí giảm và sẽ là một công cụ hỗ trợ chо ngân hàng khi хảу rа những biến động lớn củаảу rа những biến động lớn củа kinh tế thế giới nói chung và củа Việt Nаm nói riêng.

Tính cấр thiết củа đề tài

Sau khủng hoảng kinh tế năm 2007 - 2009, hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ những yếu kém, dễ tổn thương dồn tích từ lâu, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cấu trúc NHTM Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ cũng như quyết định 1382/QĐ-NHNN ngày 02 tháng 8 năm 2022 đã nêu rõ mục tiêu là tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng Một trong các hoạt động tái cơ cấu đã được thực hiện nhằm nỗ lực nâng cao hiệu quả của ngân hàng là hoạt động liên quan đến cấu trúc sở hữu, đó là: “Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tại các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa”; “Tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II, tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài và trong nước có uy tín, năng lực tài chính, kinh nghiệm quản

Mục tiêu của đề tài

trị điều hành giúp nâng cao năng lực hoạt động.”

Thực trạng cho thấy cấu trúc sở hữu của NHTM có nhiều sự thay đổi Từ đó đặt ra yêu cầu phải làm rõ vai trò và tác động của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam để từ đó từng bước nâng cao tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Vì vậy, đề tài “Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam” mang tính cấp thiết.

1.3 Mục tiêu củа đề tàia đề tài

Xác định và đo lường tác động của trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt nam Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị tác động đến cấu trúc sở hữu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, đề tài đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

- Xác định tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Đo lường mức độ tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMViệt Nam

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

trị điều hành giúp nâng cao năng lực hoạt động.”

Thực trạng cho thấy cấu trúc sở hữu của NHTM có nhiều sự thay đổi Từ đó đặt ra yêu cầu phải làm rõ vai trò và tác động của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam để từ đó từng bước nâng cao tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Vì vậy, đề tài “Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam” mang tính cấp thiết.

1.3 Mục tiêu củа đề tàia đề tài

Xác định và đo lường tác động của trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt nam Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị tác động đến cấu trúc sở hữu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, đề tài đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

- Xác định tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Đo lường mức độ tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam

Với mục tiêu nghiên cứu được xác định như trên, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam như thế nào?

- Mức độ tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt nam như thế nào?

- Các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam? 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt

3 động của NHTM Việt Nam.

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 - 2021 Giai đoạn này đã được lựa chọn vì năm 2008 các NHTM Việt Nam trải qua khủng hoảng kinh tế và cấu trúc sở hữu có nhiều thay đổi từ đó NHTM Việt Nam đã thay đổi cấu trúc sở hữu nên cần đánh giá tác động đến hiệu quả hoạt động.

Dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 28 NHTM Việt Nam Mẫu nghiên cứu bao gồm các NHTM cổ phần niêm yết và các NHTM cổ phần chưa niêm yết nhưng có số liệu trên các báo cáo tài chính được công bố đầy đủ, các NHTM không đủ số liệu nghiên cứu được loại ra khỏi mẫu nghiên cứu Số lượng NHTM trong mẫu nghiên cứu có tính đại diện vì tổng tài sản có giá trị trên 90% giá trị toàn hệ thống NHTM.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thực hiện mục tiêu đề ra và trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá dựa vào cơ sở lý thuyết, tài liệu và các nghiên cứu trước về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài sử dụng các mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng - dữ liệu thứ cấp phản ánh kinh tế vĩ mô được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 – 2021 Số liệu được xử lý qua phần mềm STATA 14.0 và đưa ra kết quả để đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Để phân tích dữ liệu bảng, nghiên cứu sử dụng ba phương pháp ước lượng khác nhau bao gồm: Mô hình bình phương bé nhất Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM (Fix Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) Để lựa chọn phương pháp hồi quy nào nào phù hợp nhất trong ba phương pháp nêu trên là kiểm định F-test và kiểm định Breusch-Pagan lagrangian (Breuch và

Pagan, 1979) Kiểm định F-test để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình

FEM Kiểm định Breusch-Pagan lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM Để lựa chọn mô hình FEM hay REM sử dụng kiểm định Hausman.

Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, sẽ tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, nếu có hiện tượng tượng tự tương quan và/hoặc hiện tượng phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) để khắc phục hiện tượng tượng tự tương quan và/hoặc hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.

Tuy nhiên, mô hình định lượng dựa trên dữ liệu bảng có thể bị nội sinh do ảnh hưởng của biến trễ, các biến công cụ… nên tiếp theo luận văn thực hiện kiểm định nội sinh, nếu có và sử dụng phương pháp hồi quy mô ment tổng quát hệ thống (System Generalize Moment Method) từ đó đưa ra các kết luận về các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam.

1.7 Đóng góp củа đề tàia đề tài nghiên cứu

Cơ quan quản lý nhà nước có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu để hiểu mức độ chính sách ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trong ngành ngân hàng từ đó xây dựng các chiến lược can thiệp và phối hợp nhằm tạo điều kiện cho cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng trưởng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Những kết quả của nghiên cứu này cũng có thể là có giá trị đối với các NHTM vì qua đây có thể hiểu được tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Các nhà quản trị NHTM có thể điều chỉnh chính sách cấu trúc sở hữu phù hợp. Các nhà đầu tư vào ngân hàng thường quan tâm đến sự ổn định của các ngân hàng có thể hiểu được những tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Điều này sẽ phục vụ cho việc ra các quyết định phù hợp của nhà đầu tư.

1.8 Kết cấu khái quát củа đề tàia đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn được kết cấu thành 5 chương:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đây là chương tổng quan về đề tài nghiên cứu thể hiện tính cấp thiết của đề tài qua đó xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát, mục tiêu nghiên cứu cụ thể và câu hỏi

Kết cấu khái quát của đề tài nghiên cứu

nghiên cứu tương ứng, trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ngoài ra, chương 1 cũng sẽ xác định ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của đề tài và cuối chương sẽ trình bày kết cấu khái quát các chương của đề tài.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 8 2.1 Cơ sở lý thuyết về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của NHTM

Cấu trúc sở hữu

Cấu trúc sở hữu của ngân hàng liên quan đến vấn đề giá trị vốn chủ sở hữu được hình thành từ đâu Vì vậy, cấu trúc sở hữu của ngân hàng phản ánh các mối quan hệ chiếm hữu đối với phần vốn của các chủ sở hữu, từ đó quyết định các vấn đề khác trong hoạt động kinh doanh cũng như những lợi ích kinh tế của ngân hàng Cấu trúc sở hữu có thể được xác định theo mức độ tập trung của quyền sở hữu và đặc điểm của quyền sở hữu.

Iannotta và cộng sự (2007) cho rằng cấu trúc sở hữu có thể được xác định trên hai phương diện Thứ nhất, theo mức độ tập trung quyền sở hữu: có quyền sở hựu tập trung hay quyền sở hữu phân tán.

Quyền sở hữu tập trung có đặc điểm chủ sở hữu là những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất, có quyền kiểm soát và quyền biểu quyết cao nhất; đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ rủi ro và chi phí giám sát (Pedersen & Thomsen, 1999) Quyền sở hữu tập trung thể hiện cả quyền sở hữu và quyền kiềm soát đơn vị thuộc về một số cá nhân, gia đình, tổ chức Bởi vậy, cấu trúc sở hữu tập trung thường được xem là hệ thống nội bộ Những cổ đông lớn kiểm soát trực tiếp bằng cách tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành Do nắm quyền sở hữu và quyền kiểm soát lớn, những người này có khuynh hướng giữ vốn đầu tư trong thời gian dài Vì thế họ sẽ ủng hộ những quyết định giúp tăng cường hiệu quả hoạt động dài hạn hơn là những quyết định mang lại lợi ích ngắn hạn.

Quyền sở hữu phân tán có đặc điểm có nhiều cổ đông sở hữu một số ít cổ phần, quyền kiểm soát hoạt động do ban Giám đốc nắm giữ Các cổ đông nhỏ ít có động lực để kiểm tra chặt chẽ hoạt động và không muốn tham gia điều hành công ty Bởi vậy họ đuợc gọi là nguời bên ngoài và cấu trúc phân tán còn đuợc gọi là hệ thống bên ngoài. Với hệ thống cấu trúc phân tán, nguời quản lý hoạt động không nhất thiết phải góp vốn chủ sở hữu, nên việc quản lý đuợc phân tách tuơng đối rạch ròi với lợi ích kinh tế mà họ nhận đuợc; đơn vị có nhiều cổ đông đòi hỏi quá trình hoạt động phải công khai và hoạt động giám sát phải đuợc tiến hành chặt chẽ Tuy nhiên, hệ thống này lại có nhuợc điểm là các cổ đông nhỏ ít có động lực để tham gia quản lý công ty, dễ dàng thoái vốn và có khuynh huớng ủng hộ các quyết định mang lại lợi ích ngắn hạn

Thứ hai, Iannotta và cộng sự (2007) cho rằng với cùng một mức độ tập trung cấu trúc sở hữu của đơn vị có thể khác nhau vì đặc điểm của quyền sở hữu có thể là sở hữu chính phủ hay sở hữu tư nhân; có thể là sở hữu trong nước hay sở hữu nước ngoài. Ngoài ra, Iannotta và cộng sự (2007) đề cập đến vấn đề quyền sở hữu hỗn hợp: sở hữu nước ngoài, sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước.

2.1.2 Cấu trúc sở hữu củа đề tàia ngân hàng thương mại

Trong lĩnh vực ngân hàng, cấu trúc sở hữu quyết định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và việc tuân thủ quy định pháp luật của từng loại hình NHTM.

Ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân: Là ngân hàng do cá thể thành lập bằng vốn của cá nhân Loại ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động thường là trong từng địa phương và thường gắn liền với doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương.

Ngân hàng thuộc sở hữu của các cổ đông (Ngân hàng thương mại cổ phần): Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành cổ phiếu, việc nắm giữ các cổ phiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt động của ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời phải chịu tổn thất có thể xảy ra. Các ngân hàng cổ phần có khả năng huy động vốn nhanh, quy mô lớn, vì vậy các NHTMCP thường là các ngân hàng lớn và có phạm vi hoạt động rộng, đa năng, có nhiều chi nhánh hoặc công ty con.

Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước: Đây là loại hình ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp Các ngân hàng này thường được thành lập nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định của chính phủ Các NHTM thuộc sở hữu công thường được nhà nước hỗ trợ về tài chính và bảo lãnh phát hành giấy nợ, do vậy rất ít khi bị phá sản Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các ngân hàng này phải thực hiện các chính sách của nhà nước có thể dẫn đến những bất lợi trong hoạt động kinh doanh của mình.

Ngân hàng liên doanh: Ngân hàng này được hình thành trên góp vốn của hai hay nhiều bên, thường là giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài để tận dụng lợi thế của nhau.

Như vậy, cấu trúc sở hữu của NHTM có thể hiểu là cơ cấu các loại cổ đông nắm giữ cổ phần trong NHTM Nó phản ánh các loại cổ đông và tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của từng loại cổ đông trong cùng một NHTM Trong luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm cấu trúc sở hữu theo hướng thứ hai, tức xem xét các loại hình sở hữu liên quan đến đặc tính của cổ đông Do hạn chế về thời gian và dữ liệu, luận văn này tập trung phân tích tác động của tỷ lệ sở hữu trong ngân hàng thương mại của các nhóm cổ đông nhà nước và nước ngoài Phần dưới đây sẽ trình bày các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến hai loại hình sở hữu này.

2.1.3 Khái niệm hiệu quả hoạt động củа đề tàia ngân hàng

Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng, các doanh nghiệp đều hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo Trong điều kiện thị trường cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp cũng hoạt động hướng đến tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận Do đó, lợi nhuận là thước đo hiệu quả hoạt động một doanh nghiệp.

Theo Ngân hàng trung ương châu Âu (European Central Bank), hiệu quả hoạt động là “khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững, lợi nhuận thu được trước tiên được dùng để dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế vốn, cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lai thông qua đầu tư và các khoản lợi nhuận giữ lại”.

Farrell (1957) cho rằng hiệu quả hoạt động nhằm đánh giá khả năng một đơn vị trong việc tối đa hóa doanh thu đầu ra với chi phí đầu vào cho trước Theo lý thuyết hệ thống thì hiệu quả hoạt động có thể được hiểu ở hai khía cạnh: thứ nhất là khả năng kiểm soát khả năng sinh lời hoặc giảm thiếu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác, thứ hai là khả năng kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra.

Theo Draft (2008) thì hiệu quả hoạt động là sự chuyển đổi các yếu tố đầu vào có tính chất khan hiếm thành lợi nhuận cao hơn hoặc giảm thiểu chi phí so với các đối thủ cạnh tranh.

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Việc lựa chọn các chỉ tiêu chính yếu để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc yếu tố nào là then chốt đối với sự thành công của doanh nghiệp Vì vậy, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thường được chia làm nhiều nhóm khác nhau:

(1) Nhóm các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất - kinh doanh: bao gồm các chỉ tiêu như doanh thu, số lượng khách hàng mới, tình hình công nợ với khách hàng và nhà cung cấp, mức sinh lời của từng phân khúc khách hàng

(2) Nhóm các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính: là các chỉ tiêu tài chính được tính toán từ báo cáo tài chính, thể hiện khả năng sinh lời và vị thế tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu như lợi nhuận ròng, các tỷ số thanh khoản, các tỷ số sinh lời, tổng tài sản…

(3) Nhóm các chỉ tiêu đo lường hiệu quả xã hội và môi trường: bao gồm các chỉ tiêu như đầu tư vào hoạt động cộng đồng, cách thức xử lý rác thải và tái chế.

Mặc dù khác nhau về nội dung đo lường, các chỉ tiêu này nhìn chung đều phải đáp ứng các tiêu chí sau để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách chính xác nhất, bao gồm: có mục đích cụ thể, có thể đo lường được, các tiêu chuẩn đặt ra có thể đạt được, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh, và giai đoạn hoạt động kinh doanh.

Trong các chỉ tiêu nói trên thì chỉ tiêu tài chính có thể coi là chỉ tiêu phổ biến nhất và thường được sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Phần lớn các nghiên cứu về tác động cấu trúc sở hữu tới hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp tiêu biểu như nghiên cứu của Short và Keasey (1999) đều cho rằng để đánh giá hiệu quả hoạt động nên sử dụng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời như ROA, ROE, NIM Trong khi đó, nghiên cứu của Morck, Shleifer và Vishny (1988) lại cho rằng nên sử dụng chỉ số Tobin’s Q, bởi vì chỉ số này phản ánh giá trị thị trường của cổ phiếu và thể hiện đánh giá của thị trường đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Do vậy, trong các nghiên cứu để đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Demsetz và Lehn (1985) cho rằng nên sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu như ROA, ROE, NIM và Tobin’s Q.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Lợі nhuận sau thuế Тổng tài ѕản bình quânổng tài ѕản bình quânản bình quân ROA là hệ số cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ lượng vốn đầu tư, tức là cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ nợ và vốn chủ sở hữu Cả hai nguồn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp ROA càng cao càng tốt vì cho thấy doanh nghiệp đang kiếm được nhiều lợi nhuận từ tổng tài sản.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE =ợ Vốn сһủ ѕở һữu bình quânủ ѕản bình quânở һủ ѕở һữu bình quânữu bình quân

Hệ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào Hầu hết các cổ đông hoặc các nhà đầu tư rất quan tâm đến hệ số này bởi nó gắn với lợi nhuận mà họ có thể nhận được Nếu tỷ số ROE cao thì sẽ cho thấy hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp là tốt bởi vốn chủ sở hữu bỏ ra đã tạo ra được mức lợi nhuận sau thuế tốt Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ tài chính, hiệu quả hoạt động cũng được đo lường như doanh nghiệp thông qua ROA và ROE Ngoài ra, còn có chỉ tiêu thu nhập lãi thuần.

NIM Thu nhậр lãi – Chі phí lãі

(Net Interest Margin) Тổng tài ѕản bình quânổng tàі ѕản bình quânản bình quân

Tỷ lệ NIM thể hiện thu nhập lãi thuần mà NHTM thu được trên 1 đồng tài sản, cho thấy hiệu quả từ hoạt động kinh doanh chính của NTHM (huy động vốn và cho vay) trên tổng tài sản đầu tư.

Gіá trị thị trường сủa vốn

Tobin's Q Gіá trị ѕản bình quânổ ѕản bình quânáсh сủa vốn Đối với các doanh nghiệp niêm yết, hệ số Tobin’s Q rất thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp; trong đó hệ số Tobin’s Q được tính là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ sách của tổng tài sản.

Trong các hệ số trên, các hệ số ROA và ROE là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh và phản ánh khả năng lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua Hai chỉ tiêu này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp Trong khi đó, hệ số Tobin’s Q có thể cho biết hiệu quả tương lai của doanh nghiệp bởi chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai (phản ánh vào giá thị trường của cổ phiếu).

Như vậy, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung hay ngân hàng nói riêng có thể được đánh giá thông qua các hệ số trên kết hợp lại Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của các tỷ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông và thị trường những đánh giá bao quát về hiệu quả hoạt động trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp.

Tóm lại, trong phân tích hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay thì các tỷ số tài chính vẫn được sử dụng khá phổ biến vì chúng khá đơn giản và tương đối dễ hiểu trong phân tích, tuy nhiên chính mức độ đơn giản của nó có thể trở thành vấn đề khá phức tạp nếu các nhà quản lý cố gắng đưa ra một bức tranh tổng thể khi kết hợp nhiều mặt, nhiều khía cạnh hoạt động khác nhau của ngân hàng Vì mỗi tỷ số chỉ cho biết hay đánh giá mối quan hệ tỷ lệ giữa hai biến số cụ thể, không có một tỷ số nào cho chúng ta các kết luận tổng quát về tình trạng của một ngân hàng, do đó, trong việc đánh giá tổng quan thực trạng của một ngân hàng cần phải xem xét một loạt các chỉ số để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Tác giả sử dụng tỷ lệ ROA, ROE để đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM vì 2 chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản và sử dụng vốn tại NHTM.

Các lý thuyết nền có liên quan

2.2.1 Lý thuyết nền giải thích ảnh hưởng củа đề tàia sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động

Lý thuyết về vai trò của sở hữu nhà nước trong các ngân hàng dựa trên quan điểm về vai trò chính trị của sở hữu nhà nước và lý thuyết đại diện.

Dựa trên quan điểm về vai trò chính trị của nhà nước, các ngân hàng có sở hữu nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn với chi phí thấp cho các bên có liên quan nhằm mục đích chính trị thay vì kinh tế Shleifer và Vishny (1997) chỉ ra rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhìn bên ngoài có vẻ là thuộc sở hữu của toàn dân, song trong thực tế lại được vận hành bởi những người có quyền kiểm soát tập trung cao độ nhưng không có quyền đối với dòng tiền và chính điều này đã khiến cho các ngân hàng có sở hữu nhà nước hoạt động không có tính hiệu quả cao Cùng quan điểm này, Boycko cùng cộng sự (1996) cho rằng các doanh nghiệp này hoạt động thiếu hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác do chúng có thể phải phục vụ cho các mục tiêu chính trị Thực tế là các mục tiêu chính trị có thể sẽ không đồng nhất với việc tối đa hóa lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp Thêm vào đó, quan điểm quản lý liên quan đến các doanh nghiệp thuộc sở nhà nước lại cho rằng các doanh nghiệp này thiếu hiệu quả vì không có cơ chế giám sát các nhà quản lý một cách chặt chẽ Cụ thể là quan điểm này cho rằng các nhà quản lý của các công ty có sở hữu nhà nước chỉ điều hành chứ không sở hữu tài sản Do đó, họ ít nỗ lực hơn trong hoạt động quản lý và có xu hướng phân bổ nguồn lực cho các mục đích cá nhân Kết hợp cùng với việc thiếu cơ chế giám sát các nhà quản lý, các nguyên nhân này dẫn đến việc các quản lý có xu hướng mạo hiểm hơn và hiệu quả doanh nghiệp cũng thấp hơn.

Một quan điểm khác về vai trò của sở hữu nhà nước được hình thành trên quan điểm về bất cân xứng thông tin, theo đó bất cân xứng thông tin có thể làm gia tăng chi phí đại diện, dẫn đến làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp nói chung (Jensen & Meckling, 1976) Dựa trên lý thuyết về chi phí đại diện bắt nguồn từ bất cân xứng thông tin, các lập luận về vai trò của sở hữu nhà nước đối với hiệu quả của doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng đưa đến những dự đoán theo hai chiều hướng trái ngược nhau.

Trước hết, chiều hướng lập luận đầu tiên ủng hộ vai trò tích cực của sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng dựa trên dự báo sở hữu nhà nước có thể làm giảm chi phí đại diện thông qua việc giảm thiểu bất cân xứng thông tin Brealey và cộng sự (1977) và Perotti (1995) chỉ ra rằng phần sở hữu giữ lại của nhà nước trong quá trình niêm yết giúp hạn chế bất cân xứng thông tin lý do là vì sở hữu nhà nước vừa là sở hữu của một cổ đông bên trong, vừa là một bộ phận của hệ thống kiểm soát bên ngoài, dựa trên hệ thống khuôn khổ pháp luật và quy định Hearn và Piesse (2013) cho rằng sở hữu dài hạn của nhà nước đưa ra tín hiệu về sự bảo vệ đối với cổ đông thiểu số, giảm sự không chắc về thông tin và hạn chế rủi ro lựa chọn đối nghịch Điều này dẫn đến giảm chi phí đại diện.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, có lập luận cho rằng sở hữu nhà nước có thể gia tăng bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện Nếu xem nhà nước là cổ đông nội bộ thì có lập luận cho rằng cổ đông nội bộ sẽ biết nhiều thông tin hơn nhà đầu tư bên ngoài, dẫn đến gia tăng chi phí đại diện theo như Chiang và Venkatesh (1988) Nếu xem cổ đông nhà nước là cổ đông kiểm soát thì có thể xuất hiện tác động hai chiều của cổ đông kiểm soát lên vấn đề đại diện Một mặt, cổ đông kiểm soát có thể kiểm soát hoạt động quản lý tốt hơn, đồng nhất lợi ích của nhà quản lý và cổ đông bên ngoài dẫn đến giảm chi phí đại diện và giảm bất cân xứng thông tin (Korb và cộng sự, 2009) Mặt khác, cổ đông kiểm soát có thể tận dụng lợi thế của mình và làm gia tăng bất cân xứng thông tin (Barclay & Holderness, 1991; Heflin & Shaw, 2000).

Như vậy có thể thấy khác với lập luận dựa trên yếu tố chính trị, lập luận dựa trên bất cân xứng thông tin có thể đưa đến những dự báo trái ngược nhau về tác động của sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Tuy nhiên, đối với các thị trường mới nổi vốn có sự chi phối khá mạnh của sở hữu nhà nước và thường được xem là phải gánh chịu vấn đề bất cân xứng thông tin nghiêm trọng hơn so với các thị trường phát triển thì lập luận về tác động ngược chiều của loại hình sở hữu này lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng dường như nhận được nhiều sự ủng hộ hơn.

Ngoài ra, lập luận về việc sở hữu nhà nước có thể giảm tính bất ổn của thông tin và do đó làm giảm bất cân xứng thông tin có thể không hoàn toàn đúng với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia mới nổi Sử dụng chênh lệch hỏi mua-chào bán để đo lường chi phí đại diện, Choi và cộng sự (2010) nghiên cứu trên một thị trường mới nổi có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc đã tìm thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước có tương quan dương với chênh lệch hỏi mua-chào bán, hàm ý rằng sở hữu nhà nước làm tăng bất cân xứng thông tin và làm tăng chi phí đại diện Lập luận này được dựa trên các nghiên cứu cho thấy yếu tố chính trị chi phối trong các quyết định cổ phần hóa, dẫn đến gia tăng bất cân xứng thông tin trong các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước (Wei và cộng sự, 2005).

Do đó, dựa trên lập luận này, phần lớn các nghiên cứu đều xây dựng giả thuyết về mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan này sẽ được trình bày ở phần sau.

2.2.2 Lý thuyết giải thích ảnh hưởng củа đề tàia sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động

Lý thuyết về tác động của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng khá trái ngược Một mặt, giả thuyết lợi thế sân nhà (home field advantage) của Berger cùng cộng sự (2000) dự đoán rằng các ngân hàng nước ngoài sẽ gặp bất lợi hơn khi cung cấp các dịch vụ giống với các ngân hàng nội địa, dẫn đến chi phí cao hơn và lợi nhuận thấp hơn Các bất lợi này đến từ khoảng cách về mặt địa lý giữa người chủ và người đại diện, khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ hoặc do yếu tố thể chế, giám sát Ngoài ra, lý thuyết rủi ro thị trường cho rằng các công ty có sở hữu nước ngoài có rủi ro cao hơn do các điều kiện thị trường ở quốc gia sở tại (Amihud cùng cộng sự, 2002; Berger cùng cộng sự, 2016) và do đó có thể ảnh hưởng lên hiệu quả Tóm lại, các lý thuyết này dự báo rằng do không thể am hiểu thị trường như các nhà đầu tư nội địa nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến các ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu quả kém hơn so với các ngân hàng nội địa.

Ngược lại, giả thuyết về lợi thế toàn cầu (general form of the global advantage) lại cho rằng các ngân hàng nước ngoài có lợi thế so sánh tương đối so với các ngân hàng nội địa, từ đó dẫn đến hiệu quả tốt hơn Lập luận này chủ yếu được đúc kết từ quan điểm của Buch (1997) khi cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể mang đến những công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao Điều này làm gia tăng hiệu quả của ngân hàng Ngoài ra, cũng dựa trên lập luận về bất cân xứng thông tin, sở hữu nước ngoài thường gia tăng tính minh bạch của doanh nghiệp thông qua đòi hỏi cao hơn về các hoạt động kiểm soát, từ đó làm giảm chi phí đại diện và gia tăng hiệu quả hoạt động Có nhiều bằng chứng cho thấy sở hữu nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tuğba (2019) (giai đoạn sau khủng hoảng) ghi nhận bằng chứng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò tích cực hơn nhà đầu tư nội địa trong quản lý hiệu quả hoạt động NHTM PERERA (2021), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020) chỉ ra rằng các ngân hàng có tỷ trọng sở hữu nước ngoài càng lớn thì chất lượng quản trị và hiệu quả hoạt động càng tốt.

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

Theo lập luận về vai trò của sở hữu nhà nước dựa trên lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976) đã đề cập ở trên, các nhà quản lý của các công ty có sở hữu nhà nước chỉ điều hành chứ không sở hữu tài sản Do đó, họ ít nỗ lực hơn trong hoạt động quản lý và có xu hướng phân bổ nguồn lực cho các mục đích cá nhân Các nguyên nhân này dẫn đến việc các nhà quản lý có xu hướng mạo hiểm hơn và hiệu quả doanh nghiệp cũng thấp hơn.

Sử dụng mẫu gồm 6677 ngân hàng từ năm 1995 đến 2002 ở 179 quốc gia và vùng lãnh thổ, Micco và cộng sự (2007) đã tìm thấy nhiều kết quả quan trọng Thứ nhất, ở các quốc gia đang phát triển, các ngân hàng có sở hữu nhà nước có xu hướng có khả năng sinh lợi thấp hơn và chi phí cao hơn so với các ngân hàng tư nhân khác Thứ hai, ở các nước công nghiệp, các tác giả không tìm thấy mối tương quan nào giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Cuối cùng, các tác giả tìm thấy rằng sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng có sở hữu nhà nước và các ngân hàng tư nhân bị chi phối bởi yếu tố chính trị, khi mà sự khác biệt này có xu hướng gia tăng trong các giai đoạn diễn ra bầu cử chính trị tại các quốc gia nghiên cứu Điều này giúp khẳng định cho lập luận lý thuyết về vai trò chính trị của sở hữu nhà nước trong hệ thống ngân hàng.

Abdul & Reja (2015) đánh giá về tác động của các loại cấu trúc sở hữu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng Sử dụng dữ liệu thứ cấp, phân tích thực nghiệm của nghiên cứu này giới hạn trong các ngân hàng thương mại Malaysia trong khoảng thời gian 2000 đến 2011 Hồi quy bội với mô hình GLS được dùng để thực hiện mô hình nghiên cứu, khắc phục được các khuyết tật của mô hình Thử nghiệm trên năm loại cơ cấu sở hữu như nội bộ, gia đình, chính phủ, sở hữu tổ chức và nước ngoài, kết quả cho thấy rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng thay đổi theo kết cấu các loại hình sở hữu khác nhau Quyền sở hữu nội bộ và quyền sở hữu của chính phủ có tác động ngược chiều đến những thay đổi trong hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, kết quả không phù hợp của quyền sở hữu nội bộ với giả thuyết ngụ ý rằng cổ phần hiện có của người nội bộ không đủ để gắn lợi ích của người trong cuộc với lợi ích của người quản lý và do đó, ngăn cản họ làm việc theo hướng tối đa hóa lợi ích của cổ đông hoặc tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng Ảnh hưởng của quyền sở hữu tổ chức đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng không thể kết luận vì kết quả cho thấy quyền sở hữu này chỉ quan trọng đối với ROE nhưng không đáng kể đối với ROA Trong khi đó, kết quả không đáng kể của sở hữu gia đình và sở hữu nước ngoài gợi ý rằng cả hai loại sở hữu này không có tác động đáng kể đến hiệu quả ngân hàng.

Hapsari & Rokhim (2017) xem xét tác động của sự gia nhập nước ngoài vào ngân hàng đến lợi nhuận của các ngân hàng trong nước và chi phí chung do khu vực tài chính FDI là một hình thức tương đối mới và thường có hình thức ngân hàng ở các nước công nghiệp thành lập chi nhánh và cơ sở ở những quốc gia đang phát triển Dữ liệu bảng bao gồm giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 được thiết lập dựa trên dữ liệu tài chính từ 82 ngân hàng thương mại hoạt động tại Indonesia tính đến tháng 12 năm

2012 và chiếm 92% tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Kết quả của nghiên cứu này cho thấy việc gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài có liên quan đến cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng trong nước Cụ thể, sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường ngân hàng trong nước có thể đóng vai trò là một sức mạnh cạnh tranh, buộc các ngân hàng trong nước phải nâng cao và mở rộng kinh doanh của họ để tăng lợi nhuận ngân hàng trong nước và thu hút họ cập nhật công nghệ và kỹ thuật sản xuất Dựa trên kết quả nghiên cứu này , các khuyến nghị liên quan đến các bên có thể được hưởng lợi từ nghiên cứu này Chính phủ nên tiếp tục mở cửa thị trường ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngoài vì họ đã mang lại tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Các nghiên cứu tại Việt Nam

Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012) nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của 40 NHTM Việt Nam từ năm 2010 – 2012 Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square-OLS) các tác giả kết luận mức độ tập trung vốn chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tư nhân có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Malik và cộng sự (2016) đã xem xét các tác động của cấu trúc sở hữu, tập trung vào sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đối với hoạt động của một ngân hàng Việt Nam được chọn Dữ liệu bảng của 23 ngân hàng Việt Nam được kiểm tra thống kê và kết quả cho thấy sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực hiệu quả hoạt động của ngân hàng Điều này phù hợp với các tài liệu hiện có (La Porta và cộng sự, 2002; Berger và cộng sự, 2005; Lin và Zhang, 2009 và Chen và cộng sự, 2009) Tuy nhiên, điều này cho thấy sai lệch so với các phát hiện ở các nước láng giềng như Đài Loan và Trung Quốc Về vấn đề quyền sở hữu nước ngoài, bằng chứng không chắc chắn và đủ để hỗ trợ quan điểm rằng các ngân hàng có sở hữu nước ngoài nhìn chung hoạt động tốt hơn các ngân hàng trong nước Điều này mâu thuẫn với các nghiên cứu hiện có của Bonin và cộng sự (2005) và Lin và Zhang (2009) Một lý do có thể cho điều này là sự hiện diện của các rào cản và quy định nghiêm ngặt của Chính phủ Việt Nam đối với các ngân hàng nước ngoài.

Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020) đã cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng trên bộ số liệu của 25 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn

2007 - 2017 để phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM thông qua chỉ tiêu ROA và NIM Biến cấu trúc sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu ngoài nhà nước và sở hữu nước ngoài Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao, khả năng sinh lời càng thấp, trong khi đó tỷ lệ sở hữu ngoài nhà nước càng cao, khả năng sinh lời càng cao Đối với sở hữu nước ngoài, kết quả hồi quy từ các mô hình đều không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác, kết quả nghiên cứu thực nghiệm không tìm thấy tác động của sở hữu nước ngoài đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.

Nhận xét về các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM cho nhiều kết quả khác nhau theo hướng tác động cùng chiều hoặc ngược chiều của sở hữu nước ngoài, sở hữu nhà nước… đến hiệu quả hoạt động của NHTM, trong đó có các nước đang phát triển như Việt Nam Vì vậy, cần thực hiện nghiên cứu này để xem xét chiều hướng tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động tại Việt Nam Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu nhưng trong những giai đoạn nghiên cứu khác nhau, luận văn sẽ thực hiện trong giai đoạn từ 2008 – 2021 và tìm ra chiều hướng tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của 28 NHTMViệt Nam.

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cũng như tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Tuy chưa có sự nhất quán nhưng nhìn chung, các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm cho đến nay cho thấy tác động tiêu cực của loại hình sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Đối với sở hữu nước ngoài, bằng chứng thực nghiệm hiện tại cho thấy cả hai chiều hướng tác động Một số tác giả tìm thấy rằng sở hữu nước ngoài có thể giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong khi các nghiên cứu khác lại ghi nhận một mối tương quan ngược chiều giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các lý thuyết nền giải thích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động, các bằng chứng thực nghiệm mà các nghiên cứu trước đã cung cấp nhiều thông tin về tác động này (Micco cùng cộng sự (2007), Abdul & Reja (2015), Hapsari & Rokhim (2017), Owusu- Antwi và cộng sự (2018), Agustin (2018), Jiraporn và cộng sự (2019), Tuğba (2019), Gupta

& Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự

(2012), Malik và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020)) Dựa vào khoảng trống nghiên cứu đã lập luận ở phần trên, mô hình nghiên cứu của tác giả được tiếp cận theo các nghiên cứu của: Agustin (2018) , Tuğba (2019) và Gupta & Mahakud (2020) tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam như sau:

ROA it = β 0 + β 1 FOR it + β 2 STATE it + β 3 EQT it + β 4 CTI it + β 5 SIZE it + β 6 LDR it + β 7 LITA it + β 8 LTA it + β 9 GDP t + β 10 INF t + u it

ROE it = β 0 + β 1 FOR it + β 2 STATE it + β 3 EQT it + β 4 CTI it + β 5 SIZE it + β 6 LDR it + β 7 LITA it + β 8 LTA it + β 9 GDP t + β 10 INF t + u it

Cụ thể các biến được đề xuất trong mô hình dựa trên nghiên cứu của các tác giả theo bảng 3.1 sau đây.

Bảng 3.1: Cơ sở lựa chọn các biến trong mô hình

Yếu tố Chỉ tiêu Kí hiệu Nghiên cứu trước

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

Micco cùng cộng sự (2007), Abdul & Reja

(2015), Hapsari & Rokhim (2017), Owusu- Antwi và cộng sự (2018), Agustin (2018), Jiraporn và cộng sự (2019), Tuğba (2019), Gupta

& Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự

(2012), Malik và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020)

2 Tỷ lệ lợi ROE Micco cùng cộng sự (2007), Abdul & Reja

Yếu tố Chỉ tiêu Kí hiệu Nghiên cứu trước nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân

(2015), Hapsari & Rokhim (2017), Owusu- Antwi và cộng sự (2018), Agustin (2018), Jiraporn và cộng sự (2019), Tuğba (2019), Gupta

& Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự

(2012), Malik và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020)

Yếu tố nội tại ngân hàng

Sở hữu nước ngoài FOR

Sở hữu nhà nước STATE

Micco cùng cộng sự (2007), Agustin (2018), Tuğba (2019), Gupta & Mahakud (2020), PERERA (2021)

Tốc độ tăng trưởng vốn CSH

Tuğba (2019), Gupta & Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự

(2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020)

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập

Tuğba (2019), Gupta & Mahakud (2020), Alshammari (2021),Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020)

Quy mô ngân hàng SIZE i,t

Tuğba (2019), Gupta & Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự

(2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020)

Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi

(2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020)

Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản

Tuğba (2019), Gupta & Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự (2016)

Cho vay trên tổng tài sản

LTA i,t Abdul & Reja (2015), Hapsari & Rokhim (2017),

Tốc độ tăng trưởng GDP t Jiraporn và cộng sự (2019), Tuğba (2019),

Yếu tố Chỉ tiêu Kí hiệu Nghiên cứu trước tổng sản phẩm quốc nội

PERERA (2021), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020)

Tỷ lệ lạm phát INF t

Jiraporn và cộng sự (2019), Tuğba (2019), Gupta

& Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong đó các biến được diễn giải và đo lường được trình bày ở bảng 3.1:

Bảng 3.2: Đo lường các biến và kỳ vọng dấu

Yếu tố Chỉ tiêu Kí hiệu Đo lường Kỳ vọng

1 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân 2

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân

ROE = Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu bình quân

Yếu tố nội tại ngân hàng

Sở hữu nước ngoài FOR

FOR = 1 nếu NH có sở hữu ngước ngoài

FOR = 0 nếu NH không có sở hữu nước ngoài

Sở hữu nhà nước STATE

STATE = 1 nếu NH có sở hữu nhà nước

STATE = 0 nếu NH không có sở hữu nhà nước

Tốc độ tăng trưởng vốn CSH EQT i,t VCSH t-VCSH t- 1

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập CTI Chi phí hoạt động / Tổng thu nhập hoạt động -

Quy mô ngân hàng SIZE i,t Ln(Tổng tài sản i,t ) +

Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi LDR i,t Dư nợ сho vay kháсh hàng , Тổng tài ѕản bình quânіền gửі сủa kháсh hàng , -

Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản LITA Nợp ảℎả i trả , Тổng tài ѕản bình quânổng tàі ѕản bình quânản , -

Yếu tố Chỉ tiêu Kí hiệu Đo lường Kỳ vọng

Cho vay trên tổng tài sản LTA i,t ư ợ á à ℎả ℎả ℎả Тổng tài ѕản bình quânổng tàі ѕản bình quânản +

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Tỷ lệ lạm phát INF t CPI t -

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.1.2 Phương pháp đo lường các biến

❖ Lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA)

ROA là chỉ số lợi nhuận đo lường hiệu quả hoạt động trên bình quân mỗi đồng tài sản, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản, số liệu của biến này được thu thập trên báo cáo tài chính của ngân hàng Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh là chỉ tiêu mang tính thời kỳ nhưng tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán mang tính thời điểm nên tác giả lấy tổng tài sản bình quân tính bằng (tổng tài sản đầu năm + tổng tài sản cuối năm)/2 để 2 thông tin này tương xứng.

Lợі nhuận ѕản bình quânau thuế , Тổng tài ѕản bình quânổng tàі ѕản bình quânản bình quân , Đây cũng chính là cách tính mà Micco cùng cộng sự

(2007), Abdul & Reja (2015), Hapsari & Rokhim (2017), Owusu-Antwi và cộng sự (2018), Agustin (2018),

Jiraporn và cộng sự (2019), Tuğba (2019), Gupta & Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020) và nhiều tác giả khác sử dụng.

❖ Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)

Rất nhiều nghiên cứu của các tác giả sử dụng tỷ lệ ROE để đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM như các nghiên cứu của: Micco cùng cộng sự (2007), Abdul & Reja

(2015), Hapsari & Rokhim (2017), Owusu-Antwi và cộng sự (2018), Agustin (2018), Jiraporn và cộng sự (2019), Tuğba (2019), Gupta & Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020) ROE là chỉ số lợi nhuận đo lường hiệu quả hoạt động trên bình quân mỗi đồng vốn chủ sở hữu, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn Vì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh là chỉ tiêu mang tính thời kỳ trong khi giá trị vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán mang tính thời điểm nên tác giả lấy giá trị vốn chủ sở hữu bình quân tính bằng (vốn chủ sở hữu đầu năm + vốn chủ sở hữu cuối năm)/2 để 2 thông tin này tương xứng.

Lợі nhuận ѕản bình quânau thuế ,

Vốn сhủ ѕản bình quânở hữu bình quân ,

❖ Sở hữu nước ngoài (FOR)

Một số nghiên cứu sử dụng tỷ lệ giá trị vốn của nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng để đo lường biến sở hữu nước ngoài như:

Abdul & Reja (2015), Hapsari & Rokhim (2017), Owusu-Antwi và cộng sự (2018), Jiraporn và cộng sự (2019), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020) Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng biến giả nếu NHTM có sở hữu nước ngoài nhận giá trị 1, các hình thức sở hữu khác nhận giá trị 0 như: Agustin (2018), Tuğba (2019), PERERA (2021) Thông qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã chạy thử mô hình sử dụng biến tỷ lệ nhưng mô hình không có ý nghĩa nên tác giả lựa chọn biến giả để đo lường sở hữu nước ngoài.

❖ Sở hữu nhà nước (STATE)

Một số nghiên cứu sử dụng tỷ lệ giá trị vốn của nhà nước sở hữu (bao gồm tổng tỷ lệ sở hữu của Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước và người đại diện Nhà nước trong ngân hàng) trên tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng để đo lường biến sở hữu nhà nước như: Abdul & Reja (2015), Owusu-Antwi và cộng sự (2018), Jiraporn và cộng sự (2019), Alshammari (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020) Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng biến giả nếu NHTM có sở hữu nhà nước (NHTM có sở hữu của Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước và người đại diện Nhà nước) trong ngân hàng nhận giá trị 1, các hình thức sở hữu khác nhận giá trị 0 như: Micco cùng cộng sự (2007), Agustin (2018), Tuğba (2019), Gupta & Mahakud (2020), PERERA (2021) Thông qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã chạy thử mô hình sử dụng biến tỷ lệ nhưng mô hình không có ý nghĩa nên tác giả lựa chọn biến giả để đo lường sở hữu nhà nước.

3.1.2.3 Biến độc lập - Biến kiểm soát

❖ Tốc độ tăng trưởng vốn CSH (EQT) Để đo lường sự thay đổi của vốn chủ sở hữu, tác giả tính toán dựa trên công thức:

VCSH t-VCSH t- 1 VCSH t- 1 Cách tính toán này dựa trên các nghiên cứu của Tuğba (2019), Gupta & Mahakud

(2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik

ROE , ∗ 100% 100% và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020).

❖ Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CTI)

Chi phí trên thu nhập phản ánh khả năng quản trị chi phí của ngân hàng, được tính toán theo nghiên cứu của Tuğba (2019), Gupta & Mahakud (2020), Alshammari (2021),Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh (2020), được tính toán theo công thức sau: í ạ độ

ℎả ℎả ℎả Тổng tài ѕản bình quânhu nhập hoạt động

❖ Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng phản ánh Tài sản nợ của ngân hàng phản ánh toàn bộ giá trị tiền tệ của ngân hàng do huy động, vốn vay các tổ chức tín dụng khác, vốn của NHTM Theo nghiên cứu của Tuğba (2019), Gupta & Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA

(2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và

Võ Hoàng Diễm Trinh (2020), quy mô ngân hàng được tính bằng Ln(Giá trị tổng tài sản).

❖ Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR)

Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi phản ánh thanh khoản, sự an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh

(2020) đã tính toán bằng: ổ á ị ℎả ổ á ị ề ử độℎả

❖ Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản (LITA)

Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của ngân hàng, các tác giả Tuğba (2019), Gupta & Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự (2016) đã tính toán: ổ ợ ả ả ℎả ổ à ả

❖ Cho vay trên tổng tài sản (LTA)

Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống mang lại thu nhập cho ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đã được sử dụng trong các nghiên cứu: Abdul & Reja (2015), Hapsari & Rokhim (2017), Tuğba (2019), Alshammari (2021) theo công thức: ổ ư ợ ℎảổ à ả

❖ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỷ lệ lạm phát hàng năm được thu thập trực tiếp từ trang của ngân hàng thế giới.

Mô hình được xây dựng dựa trên lý thuyết lợi thế kinh tế toàn cầu, quan điểm về vai trò chính trị của sở hữu nhà nước và lý thuyết đại diện và các nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan: Micco cùng cộng sự (2007), Abdul & Reja (2015), Hapsari & Rokhim

(2017), Owusu-Antwi và cộng sự (2018), Agustin (2018), Jiraporn và cộng sự (2019), Tuğba

(2019), Gupta & Mahakud (2020), Alshammari (2021), PERERA (2021), Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2012), Malik và cộng sự (2016), Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh

(2020), tác giả có các kỳ vọng về giả thuyết nghiên cứu cho từng biến phụ thuộc tác động đến biến độc lập như sau:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả các mô hình nghiên cứu và kiểm định kết quả nghiên cứu thực nghiệm 48 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Để đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2021, tác giả đã sử dụng các mô hình hồi quy OLS1, FEM1, REM1 (Phụ lục )để đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến ROA; các mô hình hồi quy OLS2, FEM2, REM2 (Phụ lục 1, 2, 3) để đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến ROE (Phụ lục 3, 4, 5).

Cả 6 mô hình trên đều có ý nghĩa thống kê mang ý nghĩa giải thích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động Có nhiều biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Để lựa chọn mô hình mang lại ước lượng hiệu quả và vững, tác giả thực hiện kiểm định các mô hình để đánh giá các khuyết tật mà mô hình định lượng có thể có.

Kết quả kiểm định mô hình Đầu tiên, tác giả sử dụng mô hình bình phương bé nhất (OLS1, OLS2), sau đó thực hiện kiểm định VIF để đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến của 2 mô hình này.

Bảng 4.3: Hệ số VIF củа đề tàia mô hình bình phương bé nhất OLS 1 và OLS2

Variable VIF 1/VIF Variable VIF 1/VIF

Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA

Hệ số VIF có giá trị 1.68 của mô hình OLS1 và 1.56 của mô hình OLS2 Con số này khá thấp, cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định White để đánh giá xem mô hình OLS1 và OLS2 có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi hay không Thông qua kiểm định White, kết quả cho thấy p-value của mô hình OLS1 là 0.0000 < 5% và mô hình OLS2 là 0.006 chi2 = 0.0006

Cameron & Trivedi 1 s decomposition of IM-test

Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA

Phương pháp ước lượng OLS1 và OLS2 với giả định không có sự khác biệt cấu trúc sở hữu các ngân hàng khác nhau, cũng như cấu trúc sở hữu là không thay đổi theo thời gian; trong khi mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (FEM) loại bỏ được các yếu tố không quan sát, không đo lường được và không thay đổi theo thời gian nhưng có tác động lên hiệu quả hoạt động của NHTM Mô hình FEM xem xét tác động của các nhân tố đến ROA, ROE. Trên kết quả hồi quy của mô hình FEM1, FEM2 có kết quả kiểm định Fisher để lựa chọn mô hình OLS1 hay FEM1, OLS2 hay FEM2.

Kết quả kiểm định cho thấy p – value của cả mô hình FEM1 (Phụ lục 2) và FEM2 (Phụ lục 5) đều là 0.0000 nhỏ hơn 5% nên mô hình FEM1, FEM2 được lựa chọn.

Tiếp theo, kiểm định Wald để đánh giá mô hình có bị phương sai thay đổi hay không. Kết quả cho thấy:

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Wald mô hình FEM 1, FEM2

Modiíied Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model HO: sigma(i) A 2 = sigma A 2 for all i

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i) A 2 = sigma A 2 for all i

Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA

Kết quả p – value là 0.0000 < 5% nên 2 mô hình FEM1 và FEM2 này bị phương sai thay đổi.

Tiếp đến là mô hình REM, xem xét các yếu tố không quan sát được, thay đổi theo thời gian và có tác động đến hiệu quả tài chính; chúng là các biến số ngẫu nhiên, không tương quan với các biến giải thích khác trong mô hình REM Kết quả mô hình REM1, REM2 thể hiện ở phụ lục 3 và phụ lục 6.

Tác giả thực hiển kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian để lựa chọn mô hình OLS hay REM

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian củа đề tàia mô hình REM1,

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

RQA[STT,t] = Xb + u[STT] + e[STT,t]

Breusch and Pagan Lagrangian rnultiplier test for random effects ROE[STT,t] = Xb + u[STT] + e[STT,t]

Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA

Kết quả p – value là 0.0000 < 5% nên lựa chọn REM1, REM2.

Test: Var(u) = ũ chibar2(01) = 675.41 Prob > chibar2 = 0.0000

Tiếp theo, kết quả thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM1 hay REM1, REM1 hay FEM1

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Hausman

0252248 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(10) = (b-B)'[(V_b-V_B) A (-1)](b-B)

Prob>chi2 = 0.3960 (V_b-V_B is not positive deíinite)

B = inconsistent under Ha, efficient under

Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2 (10) = (b-B) ' [ (V_b-V_B) A (-1) ] (b-B)

Prob>chi2 = 0.6204 (V_b-V_B is not positive definite)

Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA

Kết quả p – value của kiểm định Hausman thứ 1 là 0.3960 > 5% nên mô hình REM1 được chọn, kiểm định Hausman thứ 2 là 0.6204 > 5% nên mô hình REM2 được chọn. Để đảm bảo điều kiện không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình, tác giả tiến hành thực hiện kiểm định Wooldridge:

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Wooldridge

Wooldridge test for autocorrelation in panel data HO: no first-order autocorrelation

Wooldridge test for autocorrelation in panel data

Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA

Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan cho thấy hệ số P-value = 0.0000 thấp hơn 0.05 vì vậy có hiện tượng tự tương quan trong mô hình REM1, REM2.

Qua các kết quả kiểm định trên, có thể thấy được mô hình REM có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan Và để khắc phục các khuyết tật này, tác giả sẽ sử dụng ước lượng theo phương pháp FGLS với kết quả kiểm định bằng phần mềm Stata được thể hiện Tác giả đã trích xuất và thể hiện lại kết quả như bảng 4.6 sau đây.

Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS

Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares Panels: heteroskedastic with cross-sectional correlation

Correlation: common coefficie for all (ũ.7220)

Estimate d covariances = Number of obs = 392

Estimate d coefficients = Prob > Time periods Wald chi2 (10) chi2 = = = 6914

ROA Coef std Err z p>|z [95% Conf Interval]

Note: when the number of periods is greater than or equal to the number of panels, results are based on a generalized inverse of a singular matrix.

Note: You estimated at least as many quantities as you have observations

Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares Panels: heteroskedastic with cross-sectional correlation

Correlation: common AR(1) coefficient for all panels (0.7569)

Estimate d covariances = 406 Number of obs =

Estimate d autocorrelations = 1 Number of groups =

Note: When the number of periods is greater than or equal to the number of panels, results are based on a generalized inverse of a singular matrix.

Note: You estimated at least as many quantities as you have observations.

Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA

Với biến phụ thuộc là ROA và ROE sau khi sử dụng GLS1 và GLS2 để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, mô hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% (do Prob = 0.0000) nên mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp.

Tuy nhiên, mô hình FGLS có khả năng bị nội sinh do tác động của biến trễ ROA và ROE, vì vậy, tác giả thực hiện kiểm định nội sinh:

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman về nội sinh củа đề tàia mô hình

17 0 b = consistent under Ho and Ha; obtained from ivreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from regress Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(10) = (b-B)'[(V_b-V_B)*(-1)](b-B)

Prob>chi2 = 1.0000(V_b-V_B is not positive definite)

F -1.549269 -1.549269 -l.lle-15 0 b = consistent under Ho and Ha; obtained from ivreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from regress

Test: Ho: difference in coefficients not sỵstematic chi2(10) = (b-B)'[(V_b-V_B) A (-l)](b-B)

Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA

Hệ số p-value = 1.000 > 5% nên mô hình GLS1 và GLS2 bị nội sinh Để khắc phục hiện tượng nội sinh, tác giả sử dụng ước lượng mô hình GMM1 và GMM2 hệ thống với biến trễ L.ROA và L.ROE cho kết quả như sau:

Bảng 4.11: Kết quả mô hình GMM1 và GMM2 hệ thống

Dynamic panel-data estimation, two—step System GMM

Number of instruments = 33 obs per group min = 13

Dynamic panel-data estimation, two-step System GMM

Number of Instruments = 33 Obs per group

Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA

Tác giả thực hiện kiểm định sự ngoại sinh của các biến công cụ thông qua việc kiểm định tính thỏa hơn điều kiện xác định (overidentification)

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Sargan và Abond mô hình GMM1 và GMM2 hệ thống

Instruments for first differences equation

D.(FOR STATE EQT CTI LDR)

GMM-type (missing=o, separate instruments for each period unless collapsed)

FOR STATE EQT CTI LDR

GMM-type (missing=o, separate instruments for each period unless collapsed)

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -1.08 Pr > z = 0.280

Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = 0.98 Pr > z = 0.326

Sargan test of overid restrictions: chi2(21) = 12.04 Prob > chi2 = 0.938

(Not robust, but not weakened by many instruments.)

Hansen test of overid restrictions: chi2(21) = 19.33 Prob > chi2 = 0.564

(Robust, but weakened by many instruments.)

Difference-in-Hansen tests of exogeneity of instrument subsets: GMM instruments for levels

0.15 5 iv(F0R STATE EQT CTI LDR) 1.00

Hansen test excludỉng group: Chi2(16) = 19.26 Prob

Difterence (null H = 5 exogenous): Chi2(5) = Prob

Instruments for first differences equation 0

D.(FOR STATE EQT CTI LDR)

GMM-type (missing=o, separate Instruments for each period unless collapsed)

FOR STATE EQT CTI LDR

GMM-tỵpe (missing=o, separate Instruments for each period unless collapsed) D. L7.ROẼ

AR(1 ) in first differences: z = -1.04 Pr

4 Sargan test of overid restrictions: chi2(21) = 24.74 Prob > chi2 = 0.259

(Not robust, but not weakened by many Instruments.)

Hansen test of overid restrictions: chi2(21) = 16.41 Prob > chi2 = 0.746

(Robust, but weakened by many Instruments.)

Difference-in-Hansen tests of exogeneity of instrument subsets: GMM Instruments for levels

Hansen test excluding group: Chi2(16) = 15.36 Prob

Differenc 8 e (null H = exogenous): chi2(5) = Prob

Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA

Kết quả kiểm định Hansen cho thấy P-value = 0.938 (mô hình GMM1) và 0.262 (mô hình GMM2) >5% nên các biến công cụ không tương quan với sai số trong mô hình.

Kết quả kiểm định Abond cho thấy P-value = 0.326 (mô hình GMM1) và 0.354 (mô hình GMM2) >5% nên mô hình không bị tự tương quan bậc 2.

Kết quả kiểm định Sargan cho thấy P-value = 0.544 (mô hình GMM1) và 0.259 (mô hình GMM2) >5% nên các biến công cụ là biến ngoại sinh.

Với các kết quả kiểm định này thì mô hình GMM1 và GMM2 là mô hình vững và hiệu quả để phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Bảng 4.13: Kết quả nghiên cứu và kỳ vọng củа đề tàia mô hình GMM1 và GMM2

Tên biến GMM1 – ROA GMM2 – ROE Kỳ vọng

ROA GMM2 – ROE Kỳ vọng

Nguồn: Kết quả trên phần mềm stata

Kết quả của mô hình hồi GMM1 và GMM2 được sử dụng để thảo luận và phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2021 như sau: Đối với biến trễ tỷ lệ ROA và ROE (L.ROA và L.ROE):

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Cơ sở lựa chọn các biến trong mô hình - 1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 3.1 Cơ sở lựa chọn các biến trong mô hình (Trang 37)
Bảng 3.2: Đo lường các biến và kỳ vọng dấu - 1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 3.2 Đo lường các biến và kỳ vọng dấu (Trang 39)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - 1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 46)
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Tên biến Số quan - 1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Tên biến Số quan (Trang 55)
Hình 4.1: ROA trung bình củа đề tàia các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2021 - 1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Hình 4.1 ROA trung bình củа đề tàia các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2021 (Trang 56)
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan củа đề tàia các biến độc lập trong mô hình - 1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan củа đề tàia các biến độc lập trong mô hình (Trang 59)
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian củа đề tàia mô hình REM1, REM2 - 1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian củа đề tàia mô hình REM1, REM2 (Trang 62)
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Hausman - 1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Hausman (Trang 63)
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS - 1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.9 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS (Trang 65)
Bảng 4.11: Kết quả mô hình GMM1 và GMM2 hệ thống - 1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.11 Kết quả mô hình GMM1 và GMM2 hệ thống (Trang 67)
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Sargan và Abond mô hình GMM1 và GMM2 hệ  thống - 1374 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Sargan và Abond mô hình GMM1 và GMM2 hệ thống (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w