1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx

104 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Tác giả Trần Trọng Tín
Người hướng dẫn TS. Phạm Hải Nam
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 127,77 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (15)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (15)
    • 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (16)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
      • 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu (17)
      • 1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu (17)
    • 1.6. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI (17)
    • 1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI (18)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (18)
    • 2.1. KHÁI NIỆM CẤU TRÚC SỞ HỮU (21)
    • 2.2. LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY (22)
    • 2.3. LÝ THUYẾT ĐẠI DIỆN (23)
      • 2.3.1. Nghiên cứu của Jensen và Meckling (23)
      • 2.3.2. Nghiên cứu của Fama và Jensen (23)
      • 2.3.3. Các nghiên cứu khác (24)
    • 2.4. LÝ THUYẾT CUỘC SỐNG TĨNH LẶNG (24)
    • 2.5. SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHTM 10 2.6. SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHTM (24)
    • 2.7. HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNGCỦA NHTM (27)
    • 2.8. LÝ THUYẾTQUYỀNLỰC THỊ TRƯỜNG (28)
      • 2.8.1. Lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả (SCP) (29)
      • 2.8.2. Lý thuyết quyền lực thị trườngtương đối (29)
    • 2.9. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN (29)
      • 2.9.1. Các nghiên cứu trong nước (29)
      • 2.9.2. Các nghiên cứu nước ngoài (32)
    • 2.10. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU (36)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (39)
    • 3.2. GIẢI THÍCH CÁC BIẾN (39)
      • 3.2.1. Biến phụ thuộc (39)
      • 3.2.2. Biến độc lập (40)
    • 3.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (49)
      • 3.4.1. Phương pháp định tính (49)
      • 3.4.2. Phương pháp định lượng (49)
        • 3.4.2.1. Phân tích thông kê mô tả (49)
        • 3.4.2.2. Phân tích ma trận tương quan (50)
        • 3.4.2.3. Phân tích mô hình và lựa chọnmô hình tối ưu (50)
        • 3.4.2.4. Kiểm định và xử lý các khuyết tật mô hình (52)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (18)
    • 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ (55)
      • 4.1.1. Chỉ số hiệu quả hoạt động của Ngân hàng (56)
      • 4.1.2. Chỉ số về cấu trúc sở hữu (56)
      • 4.1.3. Các chỉ số khác (56)
    • 4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ ĐA CỘNG TUYẾN (0)
    • 4.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH (59)
      • 4.3.1. Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy tốt nhất với biến phụ thuộc ROA ... 45 4.3.2. Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy tốt nhất đối với biến phụ thuộc (59)
      • 4.3.3. Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy tốt nhất đối với biến phụ thuộc (67)
    • 4.4. PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY BÌNH PHƯƠNG NHỎ NHẤT TỔNG QUÁT KHẢ THI (FGLS) (68)
    • 4.5. PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY GMM (70)
    • 4.6. THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU (74)
      • 4.6.1. Thảo luận về các biến độc lập (74)
      • 4.6.2. Thảo luận về các biến kiểm soát (75)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (79)
    • 5.1. KẾT LUẬN (79)
    • 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH (80)
    • 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI (83)
    • 5.4. ĐỊNH HƯỚNG CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................73 (86)
  • PHỤ LỤC ....................................................................................................................79 (92)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNC ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH TRẦN TRỌNG TÍN TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT[.]

GIỚI THIỆU

TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tác động giữa các thành phần trong cấu trúc sở hữu của NHTM đến hiệu quả hoạt động của là chủ đề đã được quan tâm từ gần 1 thế kỷ trước, lần đầu được nhắc đến trong tác phẩm “Công ty hiện đại và tài sản cá nhân” (Means và Berle, 1932).

Họ nhận xét việc phân tán cổ phần có ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả hoạt động do việc theo đuổi mục đích khác nhau của các cổ đông sẽ làm ảnh hưởng đến quyền quản lý và vận hành Đất nước Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập, và phát triển, hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân Hàng đang có nhiều bước chuyển thần tốc về cả số lượng, và quy mô, tạo ra sự đa dạng trong hình thức sở hữu từ sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân đến sở hữu nước ngoài Kết hợp với làn sóng tái cấu trúc từ phạm vi hẹp trong nội bộ các NHTM, từ việc tái cấu trúc nhân sự cấp cao bắt đầu từ năm 2017 đến ở phạm vi rộng là việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng qua hai thời kỳ bắt đầu tư năm 2011 đã đem lại những điểm sáng cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung Từ đó, vấn đề về cấu trúc sở hữu, về vấn đề tái cấu trúc sở hữu, về việc phân tán hay tập trung, cổ phần hóa hay quốc hữu hóa, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của NHTM cũng như hệ thống Ngân hàng là câu hỏi được đặt ra.

Thực tế, mối quan hệ giữa hai thành phần trên đã được khái quát hóa một cách cụ thể thông qua lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976) thể hiện sự khác nhau trong quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện về các vấn đề trong hoạt động, hoặc các vấn đề đạo đức xuất phát từ quyền lợi các bên Và trong lĩnh vực ngân hàng, vấn đề này càng được quan tâm khi yếu tố sở hữu được xem là yếu tố quyết định cho một hệ thống ngân hàng an toàn và lành mạnh (Trần Huy Hoàng và

Vậy nên, yêu cầu thực tiễn trong việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị và các hàm ý quản trị đóng góp cho các chiến lược, định hướng về cấu trúc sở hữu của các NHTM cũng như các nhà quản trị, tác giả quyết định chọn đề tài “Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Mục tiêu tổng quát là đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Dựa vào kết quả nghiên cứu, đưa ra một số hàm ý quản trị đóng góp vào việc xây dựng cấu trúc sở hữu của NHTM, nâng cao chất lượng hệ thống ngân hàng.

Dựa trên mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của đề tài được triển khai như sau: Thứ nhất, xác định các yếu thuộc về cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam. Thứ hai, phân tích và đánh giá chiều hướng tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Thứ ba, đề xuất các hàm ý quản trị, khuyến nghị đóng góp cho việc xây dựng cấu trúc sở hữu để tối ưu hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

(1) Các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam là gì?

(2) Chiều hướng của các yếu tố về cấu trúc sở hữu tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam?

(3) Kết quả nghiên cứu đóng góp gì cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động củaNHTM Việt Nam?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tác động của thành phần sở hữu nhà nước, và nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành dựa trên dữ liệu của 27 NHTM Việt Nam tính đến thời điểm nghiên cứu được thực hiện.

Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu thu thập trong khoảng thời gian từ năm

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp định tính: Đề tài tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu tài chính của các NHTM Việt Nam Bên cạnh đó, đề tài còn thu thập, tổng hợp và so sánh các nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước để áp dụng, kế thừa những quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động.

- Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng phần mềm Stata 17.0 Dựa vào các số liệu thu thập trong gia đoạn 2012-2021, tác giả thực hiện các bước phân tích hồi quy và các kiểm định để lựa chọn mô hình tối ưu Đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng nhằm hồi quy theo phương pháp tác động cố định (FEM), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp bình quân dữ liệu nhỏ nhất (POOLED OLS), hồi quy FGLS, và GMM để xử lý các khuyết tật mô hình và vấn đề nội sinh.

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng những dữ liệu nghiên cứu sau: dữ liệu của các NHTM Việt Nam và dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2012–2021 Trong đó, dữ liệu của NHTM được thu thập từ các báo cáo tài chính hợp nhất, và BCTN của NHTM,các thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

Các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả hoạt động

4 của 27 NHTM trong giai đoạn 2012 – 2021 sẽ được tập trung nghiên cứu Kết quả thu được từ nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm trong việc đo lường các yếu tố thể hiện cơ cấu sở hữu và một số biến kiểm soát tác động đến hiệu quả hoạt động.

Từ đó gợi ý các giải pháp, nêu ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện, và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng ViệtNam nói chung.

KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Đề tài được chia làm 5 chương, cụ thể:

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Chương 1 sẽ trình bày về công trình nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu từ tổng quát đến cụ thể, tiếp đến là việc đưa ra các câu hỏi nghiên cứu phù hợp, trình bày rõ phạm vi và đối tượng nghiên cứu Thêm vào đó, tác giả cũng sẽ trình bày đóng góp của đề tài và cuối cùng là kết cấu tổng thể của đề tài.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

KHÁI NIỆM CẤU TRÚC SỞ HỮU

Dựa theo khoản 1 điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì bản chất của ngân hàng thương mại trong nước được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần Vậy nên các định nghĩa về cấu trúc sở hữu trong bài viết sẽ dựa trên cấu trúc sở hữu vốn công ty cổ phần. Theo đó, một công ty trong quá trình vừa được hình thành hoặc trong giai đoạn vận hành cần phải đáp ứng các quy định về vốn điều lệ hoặc vốn thực góp Thông qua vốn chủ sở hữu, giúp công ty thực hiện các mục tiêu đã đề ra Thêm vào đó, còn thể hiện sự cam kết, quan tâm của các cổ đông cho quá trình quản lý và vận hành của công ty, từ đó làm xuất hiện cấu trúc sở hữu Cấu trúc sở hữu vốn của công ty cổ phần lần đầu được cụ thể hóa thông qua nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) về “Lý thuyết công ty: hành vi quản lý, chi phí đại diện và cấu trúc sở hữu” Trong đó, cấu trúc sở hữu được xem xét dưới dạng phần cơ cấu trăm phần vốn được nắm giữ bởi các chủ thể khách nhau, có thể là bên trong (bên quản lý trực tiếp) hoặc bên ngoài công ty (bên quản lý gián tiếp), lượng cổ phần được nắm giữ từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công ty.

Cấu trúc sở hữu thường được quan tâm dưới 2 khía cạnh khác nhau: bao gồm quyền sở hữu tập trung (Ownership concentration) và quyền sở hữu hỗn hợp (Ownership mix) (Gursory và Aydoyan, 2002)

Quyền sở hữu tập trung trong các nghiên cứu thường được tiếp cận với một số ít cổ đông nắm giữ nhiều cổ phần nhất trong công ty, có thể chỉ ra các nghiên cứu tiêu biểu củaMamatzakis và các cộng sự (2017) đã thực hiện thông qua việc đo lường độ tập trung cổ phần của 10 cổ đông lớn nhất ở các NHTM Trung Quốc, hay một nghiên cứu khác của Gupta và các cộng sự (2022) về “Sở hữu tập trung và hiệu quả hoạt động ngân hàng Ấn độ” được tiến hành dựa trên 8 cổ đông lớn nhất.

Quyền sở hữu hỗn hợp được xem xét dưới phần trăm sở hữu của các thầnh phần gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu nước ngoài Với cách tiếp cận này có thể xác định rõ hơn hình thái cũng như trạng thái kinh tế đặc thù của các quốc gia chưa phát triển, đang phát triển hoặc phát triển, được tiếp cận một cách rộng rãi hơn trong các nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động trong và ngoài nước (Rahman và ctg, 2015; Nguyễn Thị Minh Huệ, và Đặng Tùng Lâm, 2017; Kỉrimi và ctg, 2022).

Trong bài viết này, dựa theo những dữ liệu mà tác giả thu thập được từ 27 NHTMViệt Nam, tác giả sẽ tiếp cận cấu trúc sở hữu dưới hình thức quyền sở hữu hỗn hợp.

LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

Xem xét lần lượt các nghiên cứu trong quá khứ, nền tảng của lý thuyết này đã từng được đặt ra đầu tiên dưới dưới góc độ của sự chia tách của quyền sở hữu, và quyền quản lý trực tiếp (Berle và Means, 1932) Theo đó, với việc theo đuổi, tối ưu hóa mục tiêu khác nhau giữa chủ sở hữu là các cổ đông, và người quản lý trực tiếp sẽ phát sinh những mâu thuẫn, cấp độ phân tách giữa quyền sở hữu và vận hành, quản lý càng cao sẽ dẫn đến mức độ mâu thuẫn càng lớn Cuối cùng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công ty.

So sánh về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của 2 chủ thể trong công ty là nhà quản lý và cổ đông, ghi nhận được sự kém tăng trưởng hơn ở lợi nhuận của nhà quản lý, trong khi việc quản lý trực tiếp mang lại nhiều rủi ro hơn, và so với các thành phần sở hữu gián tiếp thì nhà quản lý cũng có nhiều đóng góp hơn cho công ty, doanh nghiệp (Williamson, 1963)

Các nghiên cứu sau này đều thể hiện sự bất cân xứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của nhà quản lý, khi giá trị họ nhận được lại không tương xứng với đóng góp của họ cho doanh nghiệp Từ đó, dẫn tới việc ngại rủi ro và không chủ động trong các cơ hội nhằm giúp cổ đông tối ưu hóa lợi nhuận và tăng thêm giá trị công ty (Baumon, 1959; Monson,

Nhờ vào những nghiên cứu trên, bước đầu đã làm rõ hơn khái niệm về lý thuyết quản trị công ty, và vấn đề mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển lý của lý thuyết đại diện.

LÝ THUYẾT ĐẠI DIỆN

Xem xét lần lượt các nghiên cứu trong quá khứ, nguồn gốc của về Lý thuyết đại diện đã từng thể hiện ra dưới góc độ lý thuyết về quản trị công ty của Berle và Means (1932). Sau đó, vấn đề lý thuyết đại diện đã được cụ thể hóa làm, nhận được sự quan tâm từ giới nghiên cứu, và được sử dụng làm cơ sở, phát triển và tương đối hoàn thiện trong nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976).

2.3.1 Nghiên cứu của Jensen và Meckling

Trong nghiên cứu, Lý thuyết đại diện (Agency Theory) đề cập đến việc khi công ty có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành sẽ tạo nên mâu thuẫn thông qua các vấn đề sau:

Xuất phát từ mối quan hệ của người chủ và và người đại diện, người đại diện được thay mặt chủ sở hữu để thực hiện các hoạt động mang lại lợi ích cho công ty (cho chính chủ sở hữu) thông qua việc giá cổ phiếu tăng làm gia tăng giá trị công ty của chủ sở hữu. Nhưng trong thực tế, người đại diện lại mong muốn tìm kiếm nhiều quyền lợi cho bản thân thông qua lương, các khoảng thưởng và phụ cấp,…và không trùng với lợi ích của chủ sở hữu

Bên cạnh đó, chi phí của công ty sẽ tăng khi phát sinh khoản chi phí đại diện từ đó làm giảm lợi nhuận của người chủ sở hữu

Cuối cùng, khoản chi phí đại diện này sẽ càng lớn nếu người đại diện nằm càng ít cổ phần tại doanh nghiệp.

2.3.2 Nghiên cứu của Fama và Jensen

Xem xét góc độ khác của lý thuyết này, tác giả chỉ ra việc không chỉ mâu thuẫn về giá trị tài sản đơn thuần, mà còn xuất phát từ việc bất cân xứng thông tin khi người đại diện được ủy thác điều hành công ty, họ sẽ có nhiều cơ hội để tìm kiếm thêm nhiều lợi ích về cho bản thân (Fama và Jensen, 1983)

Nhờ vào việc hiểu được bản chất của lý thuyết đại diện, từ đó các người chủ sở đã có thêm động lực để tự quản lý chính doanh nghiệp của mình (Smith và ctg, 1986) Bên cạnh đó, đề cập về vấn các thành phần sở hữu, thành phần sở hữu nước ngoài chiếm tỷ trọng cao sẽ hướng tới việc kiểm soát và vận hành công ty từ đó chi phí đại diện của công ty, doanh nghiệp đó sẽ thường ở mức thấp (Xu và ctg, 2005) và ngược lại việc tỷ lệ sở hữu nhà nước cao sẽ gia tăng chi phí đại diện (Mak và Li, 2001)

Nhận xét chung, có sự tác động mạnh mẽ giữa hai thành phần cấu trúc sở hữu và chi phí đại diện, và cơ cấu tỷ lệ các thành phần có thể ảnh hưởng đến chi phí đại diện và tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty.

LÝ THUYẾT CUỘC SỐNG TĨNH LẶNG

Trong một môi trường độc quyền, nhà quản lý sẽ dễ dàng từ bỏ các quyết định khó khăn do sự thiếu động lực để tối ưu hóa các mục đích của doanh nghiệp do không xuất hiện bất cứ rủi ro nào từ các đối thủ cạnh tranh, từ đó được ví như một “cuộc sống tĩnh lặng” Và ngược lại đặt trong một nền kinh tế thị trường, họ sẽ được gia tăng động lực mạnh mẽ, nỗ lực tối đa để tối ưu hoá các quyết định đem về lợi nhuận (Hicks, 1935)

SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHTM 10 2.6 SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHTM

Theo nghiên cứu của Firth và các cộng sự (2008) ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ thành phần sở hữu nhà nước luôn lấn át trong cơ cấu sở hữu, và các ngân hàng chủ chốt thường có vai trò như một công cụ nhằm giúp việc vận hành các chính sách tiền tệ hơn là mục tiêu kinh tế Việc thành phần nhà nước chiếm tỷ lệ cao trong NHTM có thể gây ra mâu thuẫn khi xem xét các góc độ về mục đích vận hành của Nhà nước và cổ đông là không trùng nhau từ đó phát sinh vấn đề về lý thuyết đại diện Việc hướng đến các mục đích xã hội như giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp hoặc các hành động hạn chế hợp tác với các nước mang ý nghĩa chính trị sẽ làm tổn hại đến hoạt động giữa các NHTM, tạo ra ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của các NHTM (Shleifer và Vishny, 1997; Capobianc và Christiansen, 2011) Tiếp đến là vấn đề trong việc người sở hữu không trả tiền (free-rider) khi việc sở hữu nhà nước mang danh nghĩa là sở hữu của công dân quốc gia đó nhưng thực tế họ không hề có yếu tố quyết định đến việc vận hành hoạt động, thay vào đó chỉ có đại diện nhà nước trực tiếp quyết định (Huibers, 2005) Từ đó dẫn tới một tác động tiếp theo được xem xét ở khía cạnh đạo đức, có thể nhìn nhận ở 2 góc độ: thứ nhất là việc chỉ có một nhóm người đại diện cho thành phần sở hữu nhà nước điều hành NHTM sẽ dễ dẫn đến các hành động mang tính “lợi ích cá nhân” hoặc “lợi ích nhóm”; xem xét góc độ thứ hai, nhờ hoạt động với ý nghĩa xã hội như việc giúp đỡ các doanh nghiệp nhà nước (SOEs), dẫn đến hệ quả khi hiệu quả hoạt động của NHTM nhà nước hoặc tỷ trọng thành phần nhà nước cao sẽ dễ dàng nhận được sự trợ giúp của Chính phủ từ đó tạo ra sự thiếu động lực trong chính nội tại của chủ thể nhận giúp đỡ và cũng mất đi tính công bằng, hiệu quả trong môi trường cạnh tranh Cuối cùng, liên hệ với lý thuyết cuộc sống tĩnh lặng (Quiet life theory) giải thích được phần nào lý do các ngân hàng được sở hữu toàn phần bởi nhà nước sẽ không đạt hiệu quả hoạt động cao.

Từ đó xét về góc độ kinh tế, thành phần sở hữu nhà nước có tác động rõ rệt lên hiệu quả hoạt động của NHTM, thể hiện qua các nghiên cứu trong và ngoài nước Các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động như ROE, và NIM, dữ liệu gồm 20 NHTM nhà nước trong giai đoạn 2000-2017, cho thấy các ngân hàng nhà nước đạt hiệu quả thấp hơn so với các ngân hàng niêm yết, thể hiện việc các ngân hàng nhà nước hoàn toàn có động lực thúc đẩy để cải thiện và gia tăng 2 chỉ số này (Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn, 2019). Nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh (2018) tiến hành trên dữ liệu bao gồm 30 ngân hàng từ năm 2012-2017, cho thấy đối với hiệu quả kinh tế của ngân hàng thương mại, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nhà nước trong tổng số cổ phần có ảnh hưởng tiêu cực ROE Với cùng đề tài trên, Mamatzakis và các cộng sự (2017) đã thực hiện nghiên cứu 132 NHTM TrungQuốc từ năm 2005 đến năm 2015 Ghi nhận được kết quả đối với các ngân hàng Trung

Quốc mà chính phủ chiếm tỷ trọng cao trong cấu trúc vốn có xu hướng đạt hiệu quả hoạt động thấp Bước đầu chứng minh được giả thuyết thành phần sở hữu nhà nước có tác ngược chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM.

2.6 SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHTM.

Thành phần sở hữu nước ngoài từ lâu đã xuất hiện trong cơ cấu sở hữu của NHTM ở các quốc gia phát triển nhờ vào việc thị trường chứng khoán hình thành lâu đời Nhưng nhìn nhận chung, tác động thành phần này là khác nhau ở các quốc gia với các trình độ khác nhau Thể hiện qua các nghiên cứu sau:

Nguyễn Thi Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017) đã phân tích tác động của cấu trúc sở hữu các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam lên hiệu quả hoạt động của chính doanh nghiệp đó, giai đoạn 2007-2014 của toàn bộ doanh nghiệp trên 2 sàn HOSE và HNX, dựa trên 1 trong 2 yếu tố liên quan đến chủ đề là ROA Tác giả ghi nhận được thành phần nước ngoài có mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty.

Nghiên cứu của Košak và Cok (2008) về tác động của thành phần sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thuộc khu vực SSE Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 6 quốc gia SSE trong giai đoạn 1995-2004 với các biến phụ thuộc gồm các biến đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng như ROA, ROE,… Kết luận của nghiên cứu cho thấy khi so sánh chủ sở hữu nước ngoài và trong nước giữa các quốc gia trong SSE, ghi nhận sự thay đổi hạn chế về hiệu quả Còn về các loại hình ngân hàng nội địa và nước ngoài trong cùng quốc gia chỉ khác biệt về biên lợi nhuận (NIM), các chỉ số hiệu quả khác không có ý nghĩa.

Nghiên cứu của Mamatzakis và các cộng sự (2017) về tác động của cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở các thị trường mới nổi, dữ liệu gồm 132 NHTMTrung Quốc trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2015, mô hình bao gồm các biến thể hiện quả hoạt động như ROA và ROE Tác giả kết luận việc cổ đông nước ngoài nắm giữ cổ phần cao sẽ gây tiêu cực cho tình hình tài chính ngân hàng.

Nghiên cứu của Jarbou và các cộng sự (2018) về tác động của cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Jordan Nghiên cứu đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Jordan trong giai đoạn 2005-2014 thông qua 2 chỉ số là ROA và ROE Ghi nhận được điểm mới của nghiên cứu là việc cho thấy sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động.

Nhận xét chung, tác giả nhận thấy được các quốc gia phát triển thuộc SSE như Serbia, Croatia,…và Trung Quốc, tác động của hình thức sở bên ngoài quốc gia ở các ngân hàng so với nội địa hầu như không có sự khác biệt hoặc là tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM Nhưng ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Jordan việc vận dụng các kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ nhờ vào thành phần sở hữu này đem lại các lợi ích về hiệu quả hoạt động của các NHTM khi so sánh với các đối thủ nội địa Xét về góc độ lý thuyết chi phí đại diện, việc doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao sẽ hướng tới việc kiểm soát và vận hành công ty từ đó chi phí đại diện của công ty, doanh nghiệp đó sẽ thường ở mức thấp (Xu và ctg, 2005).

HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNGCỦA NHTM

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được xem xét dưới góc độ lợi nhuận, lần đầu được đề cập trong nghiên cứu của Ross (1999), theo đó thì để hiện thực hoá các mục tiêu của công ty thì chủ thể đó phải bỏ ra một lượng tài nguyên có thể là tài chính hoặc vật chất (chi phí thực hiện) để đáp ứng quá trình vận hành, thực hiện Sau này, khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua các hoạt động đầu tư, và kinh doanh được xem xét là thước đo đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp đó (Pandey, 2004).

Khác với lợi nhuận, việc xem xét hiệu quả dựa trên khả năng sinh lời sẽ mang lại cái nhìn chuẩn xác hơn để đánh giá quá trình quản lý và vận hành trong một bối cảnh cụ thể của công ty Tuy có nhiều điểm liên kết với nhau, nhưng việc đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp, và hiệu quả hoạt động dựa trên khả năng sinh lời là khác nhau hoàn toàn dựa trên sự đo lường tuyệt đối và tương đối (Hifza, 2011).

Hiệu quả hoạt động của NHTM thường được xem xét thông qua việc đo lường 2 loại tỷ suất quan trọng là tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên TTS (ROA) (Rose, 2004) Bên cạnh đó tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cũng được xem là một tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Vangie, 2019).

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE): tỷ suất này thể hiện được giá trị lợi nhuận mà công ty tạo ra trên một đồng VCSH, thể hiện được mức lợi tức bình quân mà các cổ đông kiếm được trên một đồng VCSH của NHTM Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động của NHTM càng cao (Rose, 2004).

Tỷ suất lợi nhuận trên TTS (ROA): tỷ suất này thể hiện được giá trị lợi nhuận mà công ty tạo ra trên một đồng tài sản, thể hiện được khả năng sử dụng nguồn lực của mỗi ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên TTS càng lớn chứng tỏ khả năng sử dụng nguồn lực từ tài sản NHTM càng cao (Rose, 2004).

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM): tỷ lệ này là được xem như thước đo cho khả năng tìm kiếm lợi nhuận dựa trên TTS sinh lãi gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, khoản đầu tư,… Đây là tỷ lệ thường được dùng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động NHTM vì đa phần doanh thu lãi thuần và tài sản sinh lãi đều dẫn đầu về mặt tỷ trọng cơ cấu doanh thu và tài sản ở các NHTM (Bloomenthal, 2022).

Bảng 2.1 Đo lường hiệu quả hoạt động

Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động

ROE Lợі nhuận sau thuế

ROE Тổng nguồn vốnổng nguồn vốn

ROA Lợі nhuận sau thuế

NIM Thu nhậр lãі - Chі phí lãі

NIM Тổng nguồn vốnổng tàі ѕản ѕіnh lãіản ѕản ѕіnh lãііnh lãі

Nguồn: Tác giả tổng hợp

LÝ THUYẾTQUYỀNLỰC THỊ TRƯỜNG

Tác giả xem xét lý thuyết này dưới 2 góc độ: Lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả, và lý thuyết quyền lực thị trường tương đối.

2.8.1 Lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả (SCP)

Lý thuyết thể hiện sự tác động lần lượt của cấu trúc thị trường đến hành vi của công ty, sau đó hành vi của công ty sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động của chính công ty trên thị trường Tác động rõ nét ở các ngành có mức độ tập trung cao, sự hình thành của việc độc quyền về giá cả lẫn sản lượng dẫn tới sự kém hấp dẫn, làm cho kết quả kinh doanh kém cỏi (Bain, 1951) Xem xét trong lĩnh vực ngân hàng, nếu độ tập trung cấu trúc thị trường của NHTM càng cao sẽ dẫn đến việc lãi suất cấp tín dụng cao và lãi suất huy động thấp do tác động của tính cạnh tranh rất yếu Quan trọng hơn, đề cập đến việc đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM dựa trên lý thuyết quyền lực thị trường, nghiên cứu của Al- Muharrami và Matthews (2009) cho thấy việc sử dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động như ROA, ROE sẽ có độ tin cậy cao hơn việc sử dụng giá cả của sản phẩm, và dịch vụ của NHTM.

2.8.2 Lý thuyết quyền lực thị trường tương đối Đây được xem là một trường hợp riêng biệt của quyền lực thị trường, giải thích cho việc các công ty có thể tự thực hiện quyền lực thị trường thông qua việc sở hữu thị phần lớn và có các sản phẩm độc quyền, từ đó có thể gia tăng thu nhập thông qua lợi nhuận không cạnh tranh (Berge, 1995).

CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là một vấn đề quan trọng và luôn dành được sự quan tâm nhiều từ các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế Do đó số lượng các nghiên cứu về chủ đề này cũng vô cùng dày đặc, tác giả không thể liệt kê hết các nghiên cứu có liên quan nên ở phần này tác giả xin được lược khảo một số nghiên cứu nổi bật về của các tác giả trong và ngoài nước nhằm làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu.

2.9.1 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Văn Sang và Trịnh Quốc Trung (2013) đã phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam với hai biến phụ thuộc ROA, và ROE Dữ liệu gồm 39 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012 Kết quả cho thấy thành phần sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều với ROE, quy mô ngân hàng tác động ngược chiều với cả 2 biến phụ thuộc.

Nguyễn Hồng Sơn và các cộng sự (2014) đã phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, dữ liệu bao gồm 40 ngân hàng trong giai đoạn ngắn 2010-2012 dựa trên hai biến đánh giá hiệu quả hoạt động là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) Kết quả cho thấy thành phần sở hữu tư nhân có tác động cùng chiều và tỷ lệ nợ xấu (NPLR) có tác động ngược chiều Thành phần sở hữu chính phủ và nước ngoài không có ý nghĩa thống kê. Nguyễn Thi Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017) đã phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2014 của toàn bộ các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX dựa trên 1 trong 2 yếu tố là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Kết quả cho thấy việc sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động và sở hữu nước ngoài có tác động cùng chiều.

Trần Quốc Thịnh (2018) đã phân tích cấu trúc sở hữu vốn tác động đến hiệu quả kinh tế - bằng chứng thực nghiệp tại NHTM Việt Nam Dữ liệu bao gồm 30 ngân hàng từ năm 2012-2017 nhằm đánh giá yếu tố tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Kết luận cho thấy đối với hiệu quả kinh tế của NHTM, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nhà nước có tác động ngược chiều và sở hữu nước ngoài có tác động cùng chiều Các biến độc lập còn lại không có ý nghĩa lên hiệu quả hoạt động.

Dương Trọng Đoàn và Nguyễn Hữu Huân (2019) đã phân tích tác động của hiệu quả nhà nước đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2017 của 20 NHTM Việt Nam Bao gồm 2 yếu tố về hiệu quả hoạt động là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), và chỉ số biên lợi nhuận (NIM) được đưa vào mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy với tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ số biên lợi nhuận (NIM), các ngân hàng nhà nước so với các ngân hàng niêm yết, có vẻ như chưa hoàn toàn có động lực thúc đẩy để cải thiện và gia tăng 2 chỉ số này Nghiên cứu cho thấy các ngân hàng niêm yết đạt hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực và các ngân hàng nhà nước tuy chưa đạt hiệu quả về mặt quy mô nhưng lại có hiệu quả kỹ thuật, bên cạnh đó chỉ số lạm phát tác động cùng chiều với NIM và ROE.

Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021) đã phân tích tác động của cấu trúc sở hữu tập trung lên hiệu quả hoạt động: trường hợp tại các NHTM Việt Nam Bài viết bao gồm 20 ngân hàng trong giai đoạn 2008-2019 nhằm đo lường hiệu quả hoạt động thông qua 3 chỉ số ROA, ROE, và NIM trong mô hình nghiên cứu Kết quả cho thấy mức độ tập trung sở hữu càng cao sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng cụ thể với biến ROE,tăng trưởng kinh tế (GDP) thấp và thất nghiệp cao có tương quan âm với hiệu quả hoạt động, quy mô tài sản có tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc Các biến khác không có ý nghĩa.

2.9.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Košak và Čok (2008) về tác động của cấu trúc sở hữu đến lợi nhuận của ngành ngân hàng từ 6 quốc gia đông nam âu (SEE) Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 6 quốc gia SSE trong giai đoạn 1995-2004 với các biến phụ thuộc gồm các biến đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng như ROA, ROE, và NIM Kết luận của nghiên cứu cho thấy khi so sánh chủ sở hữu nước ngoài và trong nước giữa các quốc gia trong SSE, cho thấy chỉ có sự khác biệt hạn chế về hiệu quả Còn về giữa các loại hình ngân hàng nội địa và nước ngoài trong cùng quốc gia chỉ khác biệt về biên lợi nhuận (NIM), khi ngân hàng nước ngoài có tác động ngược chiều và ngược lại Các chỉ số hiệu quả khác không có ý nghĩa.

Nghiên cứu của Rahman và Reja (2015) về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2000-2011 từ 21 ngân hàng trong và ngoài nước thuộc Malaysia, gồm các nhóm sở hữu gồm nội bộ, gia đinh, tổ chức và chính phủ dựa trên các yếu tố tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), và tỷ suất lợi nhuận rồng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Kết quả cho thấy với ROE chỉ có nhóm cổ đông nội bộ, tổ chức và chính phủ có ý nghĩa Với 2 chỉ tiêu trên, chỉ có nhóm cổ đông nội bộ và chính phủ có tác động ngược chiều Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Mamatzakis và các cộng sự (2017) về tác động của cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở các thị trường mới nổi Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 132 ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 2005-2015, mô hình bao gồm các biến thể hiện hiệu quả hoạt động như ROA và ROE Kết quả cho thấy với các ngân hàng Trung Quốc mà chính phủ nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao có xu hướng đạt hiệu quả hoạt động thấp và ngược lại Cuối cùng, điểm mới của nghiên cứu cho thấy việc cổ đông nước ngoài nắm giữ cổ phần cao sẽ gây tiêu cực cho tình hình tài chính ngân hàng.Nghiên cứu của Jarbou và các cộng sự (2018) về tác động của cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Jordan Nghiên cứu đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Jordan trong giai đoạn 2005-2014 thông qua 2 chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động là ROA và ROE Kết quả thể hiện với các ngân hàng có mức độ tập trung cổ phần cao, mức sinh lời có xu hướng giảm, quy mô ngân hàng có xu hướng giảm và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao Bên cạnh đó điểm mới của nghiên cứu là việc cho thấy sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động.

Nghiên cứu của Kirimi và các cộng sự (2022) về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Kenya giai đoạn 2009-2020 Kết quả cho thấy việc các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao nên tư nhân hóa để gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, bên cạnh đó cần xem xét về các việc giới hạn về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư cá nhân, quy mô ngân hàng có mối tương quan âm với NIM và ROA.

Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Cùng chiều Ngược chiều Cùng chiều Ngược chiều Cùng chiều Ngược chiều

Jarbou và các cộng sự (2018)

Nguyễn Thi Minh Huệ và Đặng Tùng

Jarbou và các cộng sự (2018)

Rahman và Reja (2015); Dương Trọng

Mamatzakis và các cộng sự (2017); Trần Quốc Thịnh (2018); Kirimi và các cộng sự (2022)

Mamatzakis và các cộng sự (2017);

Dương Trọng Đoàn và Nguyễn Hữu Huân (2019);

Kirimi và các cộng sự (2022) Đoàn và Nguyễn Hữu Huân (2019); Kirimi và các cộng sự (2022)

Nguyễn Thi Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017);

Jarbou và các cộng sự (2018);

Kirimi và các cộng sự (2022)

Mamatzakis và các cộng sự (2017)

Jarbou và các cộng sự (2018);

Dương Trọng Đoàn và Nguyễn Hữu Huân (2019);

Kirimi và các cộng sự (2022)

Mamatzakis và các cộng sự (2017)

Dương Trọng Đoàn và Nguyễn Hữu Huân (2019);

Kirimi và các cộng sự (2022)

Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021)

Jarbou và các cộng sự (2018); Kirimi và các cộng sự (2022)

Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021)

Jarbou và các cộng sự (2018);

Kirimi và các cộng sự (2022)

Nguyễn Hồng Sơn và các cộng sự (2014).

Nguyễn Hồng Sơn và các cộng sự (2014)

Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021)

Dương Trọng Đoàn và Nguyễn Hữu Huân (2019);

Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021)

Dương Trọng Đoàn và Nguyễn Hữu Huân (2019)

Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021)

Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nhìn tổng thể các nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề “cấu trúc sở hữu tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM” ghi nhận được vài điểm khác biệt trong kết quả của các nghiên cứu Nhưng nhìn chung, ta có thể rút ra các tác động chính của các thành phần nhờ vào xu hướng chung của các nghiên cứu Đầu tiên là thành phần sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động, tiếp theo đó lần lượt là thành phần sở hữu nước ngoài có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM, các yếu tố vi mô và vĩ mô gồm quy mô và tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều, và ngược lại các yếu tố tỷ lệ nợ xấu và lạm phát có mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động của NHTM.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Tác gỉả lựa chọn tiếp đề tài dưới hình thức quyền sở hữu hỗn hợp (Ownership mix) và căn cứ vào các công trình nghiên cứu của Kirimi và các cộng sự (2022) về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kết hợp với biến tăng trưởng tín dụng trong đề tài của Wu (2022), biến vĩ mô trong nghiên cứu của Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021) gồm tăng trưởng kinh tế (GGDP) và lạm phát (INFLAT).

Tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

ROAi,t = β0 + β1GOWNi,t + β2FOWNi,t + β3SIZEi,t + β4NPLi,t + β5LGRi,t + β6INFi,t +β7GGDPi,t + εi,t (1)i,t (1)

ROEi,t = β0 + β1GOWNi,t + β2FOWNi,t + β3SIZEi,t + β4NPLi,t + β5LGRi,t + β6INFi,t +β7GGDPi,t + εi,t (1)i,t (2)

NIMi,t = β0 + β1GOWNi,t + β2FOWNi,t + β3SIZEi,t + β4NPLi,t + β5LGRi,t + β6INFi,t +β7GGDPi,t + εi,t (1)i,t (3)

Biến phụ thuộc: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROAi,t), tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROEi,t), thu nhập lãi cận biên (NIMi,t).

Các biến độc lập: Sở hữu nhà nước (GOWNi,t), sở hữu nước ngoài (FOWNi,t), Quy mô ngân hàng (SIZEi,t), Tỷ lệ nợ xấu (NPLi,t), Tốc độ tăng trưởng tín dụng (LGRi,t), Lạm phát (INFLATi,t), và Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GGDPi,t).

Với i, t tương ứng với ngân hàng và năm khảo sát, β0 là hệ số chặn, β1 đến β7 là các hệ số góc của các biến độc lập và εi,t (1)i,t là phần dư thống kê.

GIẢI THÍCH CÁC BIẾN

Thứ nhất, ROE là biến độc lập được xác định bằng lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu Lợi nhuận của ngân hàng sau thuế được thu thập từ BCKQHĐKD và vốn chủ sở hữu thu thập từ BCĐKT của ngân hàng (Rahman và Reja, 2015; Mamatzakis và ctg, 2017; Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn, 2021; Kimiri và ctg, 2022).

Lợі nhuận ѕản ѕіnh lãіau thuế i,t

Vốn chủ ѕản ѕіnh lãіở hữu i,t Tiếp theo, ROA là biến độc lập, ghi nhận từ thương số của phép chia lợi nhuận sau thuế cho tổng tài sản Lợi nhuận của ngân hàng sau thuế được thu thập từ BCKQHĐKD và tổng tài sản được thu thập từ BCĐKT (Košak và Čok, 2008; Rahman và Reja, 2015; Mamatzakis và ctg, 2017; Jarbou và ctg, 2018; Trần Quốc Thịnh, 2018; Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn, 2021; Kirimi và ctg, 2022).

Lợі nhuận ѕản ѕіnh lãіau thuế i,t ROAi,t Тổng nguồn vốnổng tàі ѕản ѕіnh lãіản i,t Cuối cùng, NIM là biến độc lập, ghi nhận từ hiệu số giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản sinh lời của NHTM Thu lãi, chi phí lãi, và tổng tài sản sinh lãi (gồm các mục tổng tiền gửi NHNN, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán kinh doanh và cho vay khách hàng) được ghi nhận trong BCKQHĐKD (Košak và Čok, 2008; Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn, 2021; Kirimi và ctg, 2022; Bloomenthal, 2022). Тổng nguồn vốnhu nhập lãі і, t - Chі phí lãі і, t NIMi,t Тổng nguồn vốnổng tàі ѕản ѕіnh lãіản ѕản ѕіnh lãііnh lãі і, t

Về các biến thành phần cấu trúc sở hữu:

GOWN: là biến độc lập được xác định bằng vốn sở hữu nhà nước nắm giữ chia vốn chủ sở hữu ngân hàng Vốn sở hữu nhà nước ghi nhận từ BCTN và vốn chủ sở hữu thu thập từ BCĐKT (Rahman và Reja, 2015; Mamatzakis và ctg, 2017; Jarbou và ctg, 2018; Kirimi và ctg, 2022):

Vốn ѕản ѕіnh lãіở hữu nhà nước i,t

Vốn chủ ѕản ѕіnh lãіở hữu i,t FOWN: là biến độc lập được xác định bằng vốn sở hữu nước ngoài chia vốn chủ sở hữu ngân hàng Vốn sở hữu nước ngoài ghi nhận từ BCTN và vốn chủ sở hữu thu thập từ BCĐKT (Rahman và Reja, 2015; Mamatzakis và ctg, 2017; Jarbou và ctg, 2018; Kirimi và ctg, 2022):

Vốn ѕản ѕіnh lãіở hữu nước ngoàі i,t FOWNi,t Vốn chủ ѕản ѕіnh lãіở hữu i,t

Về các biến kiểm soát:

SIZE: là biến kiểm soát ghi nhận từ kết quả logarit của tổng tài sản Thể hiện tiềm lực của ngân hàng, giúp ta có đánh giá chuẩn xác hơn về khả năng sinh lời NHTM Biến quy mô ngân hàng có tương quan âm với hiệu quả hoạt động thông qua các nghiên cứu của Nguyễn Văn Sang (2013), Jarbou và các cộng sự (2018), Kirimi và các cộng sự (2022) Công thức như sau:

SIZEi,t= Ln(Tổng tài sản i,t) NPL: là biến kiểm soát ghi nhận kết quả giá trị phần trăm thông qua tổng giá trị các khoản nợ xấu cho vay khách hàng (gồm nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5) trên tổng dư nợ, cả 2 khoản mục trên được ghi nhận cụ thể từ BCKQHĐKD của ngân hàng Đây là tỷ lệ cho thấy mức độ rủi ro trong các khoản cho vay khách hàng mà ngân hàng đang phải đương đầu, phản ánh tương đối rõ tình hình cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng từ đó thể hiện được khả năng quản trị của chính NHTM Do việc phát sinh chi phí từ việc trích lập dự phòng tương ứng với một mức tỷ suất phần trăm nhất định ở mỗi nhóm nợ, từ đó làm cho việc tỷ lệ NPL tăng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của NHTM (Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn, 2021; Gupta và ctg,

2022) Từ đó, biến độc lập này tương quan âm với hiệu quả hoạt động NHTM Công thức như sau: Тổng nguồn vốnổng dư nợ (nhóm 3, 4,và 5) i,t NPLi,t Тổng nguồn vốnổng dư nợ i,t LGR: là biến kiểm soát được đo lường bằng chênh lệch giá trị cấp tín dụng của năm hiện hành so với năm gốc chia cho giá trị cấp tín dụng của năm gốc Chỉ số này thu thập từ BCKQHĐKD của ngân hàng, cho thấy mức tăng trưởng trong tổng dư nợ cho vay từ đó đóng góp tới hiệu quả hoạt động của NHTM Theo Wu và các cộng sự (2022) thì tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp sẽ có tác mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động của NHTM và ngược lại Công thức như sau:

Cho vay khách hàng і,t - Cho vay khách hàng і,t-1

GGDP: là biến kiểm soát, đo lường tỷ lệ tăng/giảm tổng sản phẩm nội địa, số liệu về tăng trưởng GDP được lấy từ báo cáo của Ngân hàng thế giới Thể hiện được tổng giá trị sản lượng cả hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế quốc gia đó thông qua năm cơ sở, có mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động của NHTM (Hồng Minh, 2015; Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn, 2021) Công thức như sau:

INF: Lạm phát là biến kiểm soát ghi nhận bằng tỷ lệ tăng/giảm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Có mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động của NHTM (Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn, 2021) Ghi nhận từ Ngân hàng thế giới:

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu tham chiếu và công thức tính của các biến

Tham chiếu từ các nghiên cứu trước

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Mamatzakis và các cộng sự (2017);

Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021);

Kirimi và các cộng sự (2022)

Lợі nhuận ѕản ѕіnh lãіau thuế i,t ROEi,t Vốn chủ ѕản ѕіnh lãіở hữu i,t

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Mamatzakis và các cộng sự (2017); Jarbou và các cộng sự

Lợі nhuận ѕản ѕіnh lãіau thuế i,t ROAi,t Тổng nguồn vốnổng tàі ѕản ѕіnh lãіản i,t

(2018); Trần Quốc Thịnh (2018); Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021);

Kirimi và các cộng sự (2022)

Thu nhập lãi cận biên

Košak và Čok (2008); Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021);

Kirimi và các cộng sự (2022) Тổng nguồn vốnhu nhập lãі і,t - Chі phí lãі і,t NIMі,t Тổng nguồn vốnổng tàі ѕản ѕіnh lãіản ѕản ѕіnh lãііnh lãі і, t

GOWNi,t Sở hữu nhà nước

Mamatzakis và các cộng sự (2017); Jarbou và các cộng sự (2018); Kirimi và các cộng sự (2022)

Vốn ѕản ѕіnh lãіở hữu nhà nước i,t

Vốn chủ ѕản ѕіnh lãіở hữu i,t

Vốn ѕản ѕіnh lãіở hữu nước ngoàі i,t FOWNi,t Vốn chủ ѕản ѕіnh lãіở hữu i,t các cộng sự (2017); Jarbou và các cộng sự

(2018) ; Kirimi và các cộng sự (2022)

Mamatzakis và các cộng sự (2017); Jarbou và các cộng sự (2018); Kirimi và các cộng sự (2022)

SIZEi,t= Ln(Tổng tài sản i,t)

NPLi,t Tỷ lệ nợ xấu

Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021);

Gupta và các cộng sự (2022) Тổng nguồn vốnổng dư nợ (nhóm 3, 4,và 5) i,t NPLi,t Тổng nguồn vốnổng dư nợ i,t

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Wu và các cộng sự (2022)

Cho vay khách hàng і,t - Cho vay khách hàng і,t-

Trần Huy Hoàng và Dương Trọng

GDP t- GPD t-1 GGDP i,t GDP t-1 Đoàn (2021)

Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Dựa vào các cơ sở lý thuyết tác giả đã xây dựng ở chương II, kết hợp bảng 2.2 và bảng 3.1, tác giả đưa ra một số đánh giá, xây dựng các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu:

Sở hữu nhà nước được xem là thành phần có mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết quản trị công ty (Berle và Means, 1932; Mak và Li, 2001) Thông qua việc lược khảo kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước của Nguyễn Văn Sang (2013), Rahman và Reja (2015), Mamatzakis và các cộng sự (2017), Dương Trọng Đoàn và Nguyễn Hữu Huân (2019), Kirimi và các cộng sự (2022) cũng góp phần chứng minh mệnh đề trên.

Giả thuyết 1: Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của NHTM có mối tương quan âm

Sở hữu nước ngoài là thành phần có mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động của NHTM thông qua lý thuyết đại diện (Xu và cộng sự, 2005) Việc lược khảo kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước của Nguyễn Thi Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017), Trần Quốc Thịnh (2018), Nghiên cứu của Jarbou và các cộng sự

(2018), Kirimi và các cộng sự (2022) đều cho thấy sự tương quan dương với hiệu quả hoạt động của NHTM, tuy vậy nghiên cứu của Mamatzakis lại có kết quả ngược chiều.

Giả thuyết 2: Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của NHTM có mối tương quan dương

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Thu thập dữ liệu Bước 2: Thống kê mô tả Bước 3: Phân tích ma trận tương quan Bước 4: Phân tích mô hình theo 3 phương pháp (POOLED OLS, FEM, REM).

Bước 5: Kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp Bước 6: Kiểm định và xử lý các khuyết tật mô hình Bước 7: Kết luận và đưa ra hàm ý chính sách

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Nhằm phục vụ cho nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp bằng cách lấy các số liệu được công bố trong BCTN, BCĐKT, kết quả hoạt động kinh doanh của 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 –2021 tại website vietstock, sau đó thực hiện tính toán lại các chỉ số cần tìm.

Bước 2: Thống kê mô tả

STATA 17.0 là phần mềm tác giả dùng để thực hiện mô tả tóm tắt các đặc trưng của dữ liệu về biến phụ thuộc và các biến độc lập như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn.

Bước 3: Phân tích ma trận tương quan giữa các biến

Một trong những giả thiết của hồi quy tuyến tính là không có hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập Chính vì thế, việc phân tích, kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập là hết sức cần thiết thông qua ma trận tương quan Sau đó, bài viết thực hiện nhân tử phóng đại phương sai để phát hiện tương quan nhóm, nguyên nhân xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Bước 4: Kiểm định mô hình theo phương pháp Pooled OLS, FEM, REM

Tác giả chạy mô hình hồi quy lần lượt theo các phương pháp bình phương nhỏ nhất (PooledOLS), mô hình hồi quy theo phương pháp tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy theo phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM).

Bước 5: Kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp

Tác giả ghi nhận việc hồi quy với 3 phương pháp là Pooled OLS, FEM, REM, sau đó tiến hành thực hiện một số kiểm định bao gồm Kiểm định F, Breusch –Pagan và Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

Bước 6: Kiểm định các khuyết tật mô hình

Nhằm mục đích tăng độ tin cậy và tối ưu hoá kết quả nghiên cứu, tác giả thao tác các kiểm định và kiểm tra khuyết tật mô hình, bao gồm hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi Tiếp theo, tác giả khắc phục bằng phương pháp FGLS trên dữ liệu bảng để xử lý các vấn đề như trên Sau đó tác giả sử dụng phương pháp GMM để xử lý các vấn đề nội sinh của mô hình.

Bước 7: Kết luận và đưa ra hàm ý chính sách

Dựa vào kết quả thực nghiệm, tác giả rút ra kết luận, thảo luận đồng thời đưa ra gợi ý,khuyến nghị nhằm giải quyết mục tiêu đã đề ra.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THỐNG KÊ MÔ TẢ

Thống kê mô tả của bộ dữ liệu nghiên cứu của 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2021 được tóm tắt trong bảng 4.1 Kiểm định sử dụng bảng với 270 quan sát Các giá trị thống kê mô tả bao gồm các chỉ số như số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các biến.

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Min Max

Biến hiệu quả hoạt động

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

4.1.1 Chỉ số hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

Dựa vào bảng 4.1, ta thấy được giá trị trung bình của biến ROA, ROE và NIM của 27 ngân hàng trong giai đoạn 2012-2021 lần lượt đạt mức 7,6%, 10,33% và 2,68% Về độ lệch chuẩn, chỉ số này của biến ROE là 15,73%, cao nhất trong 3 biến đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng, với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là âm 1,31% và 174,97% Theo sau là chỉ số NIM với độ lệch chuẩn đạt mức 1,22% (giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt đạt 0,4% và 8,1%) Cuối cùng là ROA với độ lệch chuẩn ở mức 0,6% (giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 0,00% và 3,24%).

4.1.2 Chỉ số về cấu trúc sở hữu

Xem xét 27 ngân hàng thương mại trong giai đoạn nghiên cứu, ghi nhận được giá trị sở hữu trung bình của thành phần nhà nước (đạt mức 12,46%) cao hơn của thành phần sở hữu nước ngoài (đạt mức 9,9%).

Tuy nhiên tỷ lệ sở hữu nhà nước đa phần tập trung ở một số ngân hàng lớn làm dẫn đến độ lệch chuẩn của thành phần sở hữu này (mức 25,45%) cao hơn độ lệch chuẩn của thành phần sở hữu nước ngoài (mức 11,66%).

Về giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của sở hữu nhà nước ở các NHTM này ghi nhận được giá trị lần lượt là 95,76% và 0,00% Đối với thành phần sở hữu nước ngoài, các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 31,59% và 0,00%

Xem xét giá trị trung bình của các biến Quy mô (SIZE), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tốc độ tăng trưởng tín dụng (LGR), Lạm phát (INFLAT), và tăng trưởng kinh tế (GGDP) ghi nhận được các giá trị lần lượt là 32,3859, 2,3%, 19,96%, 3,79%, và 5,85%.

Về độ lệch chuẩn, chỉ số Quy mô (SIZE) ghi nhận độ lệch chuẩn lớn nhất với giá trị 1,1398, theo sau là biến tốc độ tăng trưởng tín dụng (LGR) với giá trị 48,82%.

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ ĐA CỘNG TUYẾN

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan và kiểm định đa cộng tuyến

ROA ROE NIM GOWN FOWN SIZE NPL LGR INFLA

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Thông qua kết quả thu được từ ma trận hệ số tương quan và kiểm định đa cộng tuyến ở bảng 4.2, tiến hành đánh giá tổng quan:

Thứ nhất, ma trận hệ số tương quan là một công cụ nhằm mục đích đo lường độ mạnh của tương quan từng cặp biến khác nhau Theo đó, với các giá trị tuyệt đối tương quan trên 0,8 giữa các biến trong bộ dữ liệu thì ta nên khắc phục vì đó là dấu hiện của đa cộng tuyến mô hình (Cooper và Schindler, 2009). Đánh giá kết quả dữ liệu ma trận tương quan của nghiên cứu, ghi nhận được tất cả các giá trị tuyệt đối trong bảng 4.2 giữa các biến khác nhau đều thấp hơn 0,8 với giá trị tuyệt đối lớn nhất ghi nhận được là 0,6685 giữa ROA và NIM và giá trị nhỏ nhất là 0,0073 giữa INFLAT và LGR.

Thứ hai, thông qua hệ số phóng đại VIF, thể hiện được cường độ mối quan hệ đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc, khi ghi nhận được việc các biến độc lập có hệ số lạm phóng đại (VIF) ở mức cao, việc này dẫn tới sai số lệch chuẩn lớn dẫn đến vấn đề đa cộng tuyến. Nếu VIF của các biến độc lập mang giá trị lớn hơn 10 thì được coi là tương quan mạnh Và độ lớn giá trị VIF cùng chiều với cường độ mạnh của đa cộng tuyến Nhìn vào bảng 4.2 ta ghi nhận được giá trị của các thành phần VIF đều nhỏ hơn 2 thể hiện mô hình không có dấu hiện đa cộng tuyến nghiêm trọng.

4.3.1 Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy tốt nhất với biến phụ thuộc ROA

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy gộp POOLED OLS (ROA)

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Dựa vào bảng 4.3, ta thấy được mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) của ROA có ý nghĩa thống kê (Prob > F = 0,0000< 1%) Xem xét về các biến độc lập trong mô hình, ta ghi nhận được các biến Sở hữu nước ngoài (FOWN), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tăng trưởng tín dụng (LGR) và tăng trưởng kinh tế (GGDP) có ý nghĩa thống kê, trong đó các biến FOWN, và LGR có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ROA Thêm vào đó, các biến sở hữu nhà nước (GOWN), quy mô (SIZE), và lạm phát (INFLAT) không ghi nhận được ý nghĩa thông kê ( P > |t| > 10%).

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định White’s test và đo lường Wooldridge của mô hình Pooled OLS (ROA)Heteroskedasticity Autocorrelation

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Với P-value = 0,0000< 5%, chấp nhận H1, bác bỏ H0 Ta kết luận được mô hình có phương sai thay đổi.

Với P-value = 0,0000< 5%, chấp nhận H1, bác bỏ H0 Ta kết luận mô hình có hiện tượng tự tương quan.

Thông qua 2 kiểm định trên, ta tiếp tục thực hiện mô hình FEM và REM nhằm tìm ra mô hình tối ưu cho biến độc lập ROA.

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy của mô hình FEM, và REM của ROA

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Dựa vào bảng 4.5, ta ghi nhận được cả hai mô hình FEM và REM đều có ý nghĩa thống kê (Prob > F = 0,0000< 1%). Để xác định tính tối ưu của mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), hay nói các khác là lựa chọn

4 8 mô hình tối ưu dựa theo các phương pháp gồm bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS), phương pháp tác động cố định (FEM), và phương pháp tác động ngẫu nhiên REM là lựa chọn không đơn giản Vì vậy ta cần phải thực hiện một số kiểm định giữa các phương pháp với nhau bao gồm kiểu định giữa Pooled OLS và FEM thông qua kiểm định F, kiểm định giữa Pooled OLS và REM thông qua Breusch - Pagan LM, và kiểm định giữa FEM và REM thông qua Hausman.

Bảng 4.6 Tổng hợp các kiểm định F, Breusch - Pagan LM, và Hausman của

Breusch - Pagan LM Prob > Chibar2 = 0,0000 <

Hausman - test Prob > Chi2 = 0,1230 > 0,05 REM

Mô hình phù hợp REM

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Dựa vào bảng 4.6, kết quả thu được từ kiểm định F giữa hai mô hình Pooled OLS và FEM với giá trị Prob > F = 0,000 < 5%, ta tác bỏ giả thuyết H0 là mô hình Pooled OLS là tối ưu, lựa chọn giả thuyết H1 là mô hình FEM là phù hợp Sau đó tiến hành kiểm định Breusch - Pagan LM nhằm xác định tính phù hợp giữa 2 mô hình Pooled OLS và REM, với giá trị Prob > F = 0,000 < 5%, ta chấp nhận giả thuyết H1, ghi nhận mô hình REM là phù hợp Cuối cùng , tác giả thực hiện so sánh độ phù hợp của 2 mô hình FEM và REM thông qua kiểm định Hausman, thu được kết quả Prob > Chi2 = 12,30% > 5%, chứng minh rằng mô hình REM là mô hình phù hợp nhất với biến độc lập ROA.

Bảng 4.7 Kiểm định Breusch - Pagan LM, và Wooldridge của mô hình REM

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Sau khi xác định mô hình phù hợp, tác giả thực hiện lại các kiểm định phương sai đồng nhất, tự tương quan ghi nhận kết quả ở bảng 4.7 kết hợp với kết quả của mô hình REM được trình bày ở bảng 4.5 Ta xác định được một số vấn đề tồn động của mô hình lựa chọn như sau:

Thứ nhất, bên cạnh các biến độc lập có ý nghĩa thông kê với ROA như sở hữu nước ngoài (FOWN), quy mô (SIZE), tỷ lệ nợ xấu (NPL), và tăng trưởng kinh tế (GGDP) thì các biến còn lại gồm sở hữu nhà nước(GOWN), tăng trưởng tín dụng (LGR), và lạm phát (INFLAT) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình REM.

Thứ hai, mô hình REM của biến độc lập ROA vẫn tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan.

Từ đó, tác giả sẽ thực hiện phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) để xử lý các vấn đề trên.

4.3.2 Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy tốt nhất đối với biến phụ thuộc ROE

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy gộp POOLED OLS (ROE)

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH

4.3.1 Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy tốt nhất với biến phụ thuộc ROA

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy gộp POOLED OLS (ROA)

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Dựa vào bảng 4.3, ta thấy được mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) của ROA có ý nghĩa thống kê (Prob > F = 0,0000< 1%) Xem xét về các biến độc lập trong mô hình, ta ghi nhận được các biến Sở hữu nước ngoài (FOWN), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tăng trưởng tín dụng (LGR) và tăng trưởng kinh tế (GGDP) có ý nghĩa thống kê, trong đó các biến FOWN, và LGR có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ROA Thêm vào đó, các biến sở hữu nhà nước (GOWN), quy mô (SIZE), và lạm phát (INFLAT) không ghi nhận được ý nghĩa thông kê ( P > |t| > 10%).

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định White’s test và đo lường Wooldridge của mô hình Pooled OLS (ROA)Heteroskedasticity Autocorrelation

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Với P-value = 0,0000< 5%, chấp nhận H1, bác bỏ H0 Ta kết luận được mô hình có phương sai thay đổi.

Với P-value = 0,0000< 5%, chấp nhận H1, bác bỏ H0 Ta kết luận mô hình có hiện tượng tự tương quan.

Thông qua 2 kiểm định trên, ta tiếp tục thực hiện mô hình FEM và REM nhằm tìm ra mô hình tối ưu cho biến độc lập ROA.

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy của mô hình FEM, và REM của ROA

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Dựa vào bảng 4.5, ta ghi nhận được cả hai mô hình FEM và REM đều có ý nghĩa thống kê (Prob > F = 0,0000< 1%). Để xác định tính tối ưu của mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), hay nói các khác là lựa chọn

4 8 mô hình tối ưu dựa theo các phương pháp gồm bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS), phương pháp tác động cố định (FEM), và phương pháp tác động ngẫu nhiên REM là lựa chọn không đơn giản Vì vậy ta cần phải thực hiện một số kiểm định giữa các phương pháp với nhau bao gồm kiểu định giữa Pooled OLS và FEM thông qua kiểm định F, kiểm định giữa Pooled OLS và REM thông qua Breusch - Pagan LM, và kiểm định giữa FEM và REM thông qua Hausman.

Bảng 4.6 Tổng hợp các kiểm định F, Breusch - Pagan LM, và Hausman của

Breusch - Pagan LM Prob > Chibar2 = 0,0000 <

Hausman - test Prob > Chi2 = 0,1230 > 0,05 REM

Mô hình phù hợp REM

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Dựa vào bảng 4.6, kết quả thu được từ kiểm định F giữa hai mô hình Pooled OLS và FEM với giá trị Prob > F = 0,000 < 5%, ta tác bỏ giả thuyết H0 là mô hình Pooled OLS là tối ưu, lựa chọn giả thuyết H1 là mô hình FEM là phù hợp Sau đó tiến hành kiểm định Breusch - Pagan LM nhằm xác định tính phù hợp giữa 2 mô hình Pooled OLS và REM, với giá trị Prob > F = 0,000 < 5%, ta chấp nhận giả thuyết H1, ghi nhận mô hình REM là phù hợp Cuối cùng , tác giả thực hiện so sánh độ phù hợp của 2 mô hình FEM và REM thông qua kiểm định Hausman, thu được kết quả Prob > Chi2 = 12,30% > 5%, chứng minh rằng mô hình REM là mô hình phù hợp nhất với biến độc lập ROA.

Bảng 4.7 Kiểm định Breusch - Pagan LM, và Wooldridge của mô hình REM

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Sau khi xác định mô hình phù hợp, tác giả thực hiện lại các kiểm định phương sai đồng nhất, tự tương quan ghi nhận kết quả ở bảng 4.7 kết hợp với kết quả của mô hình REM được trình bày ở bảng 4.5 Ta xác định được một số vấn đề tồn động của mô hình lựa chọn như sau:

Thứ nhất, bên cạnh các biến độc lập có ý nghĩa thông kê với ROA như sở hữu nước ngoài (FOWN), quy mô (SIZE), tỷ lệ nợ xấu (NPL), và tăng trưởng kinh tế (GGDP) thì các biến còn lại gồm sở hữu nhà nước(GOWN), tăng trưởng tín dụng (LGR), và lạm phát (INFLAT) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình REM.

Thứ hai, mô hình REM của biến độc lập ROA vẫn tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan.

Từ đó, tác giả sẽ thực hiện phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) để xử lý các vấn đề trên.

4.3.2 Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy tốt nhất đối với biến phụ thuộc ROE

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy gộp POOLED OLS (ROE)

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Dựa vào bảng 4.8, ta thấy được mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) của ROE có ý nghĩa thống kê (Prob > F = 0,0000< 1%) Xem xét về các biến độc lập trong mô hình, ta ghi nhận được các biến Sở hữu nhà nước (GOWN), sở hữu nước ngoài (FOWN), quy mô (SIZE), tỷ lệ nợ xấu (NPL), và tăng trưởng kinh tế (GGDP) có ý nghĩa thống kê, trong đó các biến GOWN, FOWN, và SIZE có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ROE Thêm vào đó, các biến tăng trưởng tín dụng (LGR) và lạm phát (INFLAT) không ghi nhận được ý nghĩa thông kê ( P > |t| > 10%).

Tiếp tục thực hiện các kiểm định White và Wooldridge để xác định các vấn đề về hệ số phương sai đồng nhất và tự tương quan của mô hình

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định White’s test và đo lường Wooldridge của mô hình Pooled OLS (ROE) Heteroskedasticity Autocorrelation

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Với kết quả lần lượt của 2 kiểm định White và Wooldridge dựa vào bảng 4.9 là P- value 0,0001< 5% và P-value = 0,0000< 5% Chấp nhận giả thuyết H1 của hai kiểm định Mô hình có hiện tương hệ số tương quan thay đổi và tự tương quan.

Thực hiện tiếp tục 2 mô hình FEM và REM đối với biến phụ thuộc ROE và tiếp tục thực hiện

5 1 các kiểm định F, Breusch – Pagan LM, và Hausman nhằm lựa chọn mô hình phù hợp nhất (tương tự như mô hình với biến độc lập ROA).

Bảng 4.10 Kết quả hồi quy của mô hình FEM, và REM của ROE TÊN

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Dựa vào bảng 4.10, ghi nhận được kết quả cả hai mô hình theo phương pháp FEM và REM của biến phụ thuộc ROE đều có ý nghĩa thông kê (Prob > F = 0,0000 < 1%).

Bảng 4.11 Tổng hợp các kiểm định F, Breusch - Pagan LM, và Hausman của

Breusch - Pagan LM Prob > Chibar2 = 0,000 Chi2 = 0,2240 > 0,05 REM

Mô hình phù hợp REM

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Dựa vào bảng 4.11, kết quả thu được từ kiểm định F giữa hai mô hình Pooled OLS và FEM với giá trị Prob > F = 0,000 < 5%, ta tác bỏ giả thuyết H0 là mô hình Pooled OLS là tối ưu, lựa chọn giả thuyết H1 là mô hình FEM là phù hợp Sau đó tiến hành kiểm định Breusch - Pagan LM nhằm xác định tính phù hợp giữa 2 mô hình Pooled OLS và REM, với giá trị Prob > F = 0,000 < 5%, ta chấp nhận giả thuyết H1, ghi nhận mô hình REM là phù hợp Cuối cùng , tác giả thực hiện so sánh độ phù hợp của 2 mô hình FEM và REM thông qua kiểm định Hausman, thu được kết quả Prob > Chi2 = 22,4% > 5%, chứng minh rằng mô hình REM là mô hình phù hợp nhất với biến độc lập ROE.

Bảng 4.12 Kiểm định Breusch - Pagan LM, và Wooldridge của mô hình

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Sau khi xác định mô hình phù hợp, tác giả thực hiện lại các kiểm định phương sai đồng nhất, tự tương quan ghi nhận kết quả ở bảng 4.7 kết hợp với kết quả của mô hình REM được trình bày ở bảng 4.5 Ta xác định được một số vấn đề tồn động của mô hình lựa chọn như sau:

Thứ nhất, bên cạnh các biến độc lập có ý nghĩa thông kê với ROA như sở hữu nước ngoài (FOWN), quy mô (SIZE), tỷ lệ nợ xấu (NPL), và tăng trưởng kinh tế (GGDP) thì các biến còn lại gồm sở hữu nhà nước(GOWN), tăng trưởng lạm phát (LGR), và lạm phát (INFLAT) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình REM.

Thứ hai, mô hình REM của biến độc lập ROA vẫn tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan.

Từ đó, tác giả sẽ thực hiện phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi(FGLS) để xử lý các vấn đề trên.

4.3.3 Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy tốt nhất đối với biến phụ thuộc NIM

Bảng 4.13 Kết quả hồi quy gộp POOLED OLS (NIM)

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Dựa vào bảng 4.13, tác giả ghi nhận được giá trị P của mô hình Pooled OLS lớn hơn 10%(Prob > F = 12,58% > 10%) Từ đó khẳng định được mô hình không có ý nghĩa thống kê, không tiếp tục đánh giá mô hình với biến phụ thuộc NIM.

PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY BÌNH PHƯƠNG NHỎ NHẤT TỔNG QUÁT KHẢ THI (FGLS)

Bảng 4.14 Kết quả hồi quy FGLS của ROA và ROE Vari a ble

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

FGLS được xem như một công cụ để xử lý các hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan (Cater Hills và cộng sự, 2008) Phương pháp này cũng được chính tác giả của kiểm định tự tương quan Wooldridge (2002) đề cập là một phương pháp tối ưu để khắc xử lý 2 vấn đề trên – nguyên nhân gây nên sự kém chính xác của các ước lượng của 3 phương pháp hồi quy Do đó, phương pháp FGLS được sử dụng cho hai mô hình của biến phụ thuộc ROA và ROE.

Dựa vào bảng kết quả 4.14, tác giả thu được các kết quả sau:

Về mô hình FGLS của ROA, với giá trị Prob> chi2 = 0,0000, mô hình có ý nghĩa thống kê Bên cạnh đó, ghi nhận các biến độc lập có giá trị thống kê gồm GOWN, FOWN, SIZE, NPL, GGDP Các biến LGR, và INFLAT không có ý nghĩa thông kê.

Về mô hình FGLS của ROE, với giá trị Prob> chi2 = 0,0000, mô hình có ý nghĩa thống kê Bên cạnh đó, ghi nhận các biến độc lập có giá trị thống kê gồm GOWN,FOWN, và NPL Các biến SIZE, LGR, GGDP và INFLAT không có ý nghĩa thông kê.

Tác giả tiếp tục thực hiện hồi quy GMM để giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình.

PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY GMM

Bảng 4.15 Kết qủa mô hình GMM của ROA và ROE

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê STATA 17.0 của tác giả

Tuy đã khắc phục được 2 hiện tượng gây khuyết tật mô hình, nhưng vẫn tồn động

5 7 một số vấn đề nội sinh trong 2 mô hình ROA và ROE Từ đó, tác giả sử dụng phương pháp tổng quát hóa hệ thống về thời điểm (S-GMM) (Arellano và Bover, 1995; Blundell và Bond, 1995).

Phương pháp này tiến hành cùng lúc tính khắc phục tính đồng thời, hệ phương trình đồng thời không quan sát được của các biến độc lập trong dữ liệu dạng bảng, và sự sai số do phần dư giải thích(Andres và Vallelado, 2008) Ngoài ra, phương pháp này giúp ta giải quyết vấn đề về cơ cấu sở hữu và tính đồng thời của giá trị công ty (Demsetz và Villalonga, 2001) Bằng việc lấy những khác biệt đầu tiên và do đó loại bỏ hiệu ứng riêng lẻ độc lập, khiến kết quả không mang tính cá nhân Ước lượng bắt đầu với các biến có độ trễ, và cho thêm các công cụ thông qua việc tận dụng các điều kiện về tính trực giao tồn tại trong độ trễ trong giữa các biến giải thích (Arellano và Bond, 1991).

Tác giả áp dụng S-GMM với các điều kiện kiểm định Arellano–Bond cho tự tương quan, trong khi quy trình AR (2) là quy trình trong đó giá trị hiện tại dựa trên hai giá trị trước đó và phải lớn hơn 5%, và kiểm định Hansen càng tiến về giá trị 1 ghi nhận ước lượng càng tốt (GMM), số công cụ tiến hàng phải nhỏ hơn số nhóm.

Dựa vào bảng kết quả 4.15, ghi nhận được mô hình GMM của hai biến ROA và ROE đều đạt chuẩn Hồi quy GMM của 2 mô hình ROA và ROE đều có Prob > chi 2 0,0000 chứng tỏ 2 mô hình có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.

Thảo luận kết quả phân tích mô hình ROA:

Giá trị P-value của biến GOWN = 0,0000 < 1% Ghi nhận biến thành phần sở hữu nhà nước (GOWN) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, chiều hướng tác động phù hợp với giả thuyết tác giả kỳ vọng ban đầu Trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác, khi biến sở hữu nhà nước (GOWN) tăng 1% thì biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm 0,0067%.

Giá trị P-value của biến FOWN = 0,0013 < 5% Ghi nhận biến thành phần sở hữu nước ngoài (FOWN) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, chiều hướng tác động phù hợp với giả thuyết tác giả kỳ vọng ban đầu Trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố

5 8 khác, khi biến sở hữu nước ngoài (FOWN) tăng 1% thì biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) tăng 0,0152%.

Giá trị P-value của biến SIZE = 0,0070 < 1% Ghi nhận biến quy mô (SIZE) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, ngược chiều với giả thuyết tác giả kỳ vọng ban đầu Trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác, khi quy mô (SIZE) tăng 1% thì biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) tăng 0,0008%.

Giá trị P-value của biến NPL = 0,0020 < 1% Ghi nhận biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, chiều hướng tác động phù hợp với giả thuyết tác giả kỳ vọng ban đầu Trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác, khi nợ xấu (NPL) tăng 1% thì biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm 0,1719%.

Giá trị P-value của biến LGR = 0,0000 < 1% Do đó, trong mô hình này biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LGR) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, chiều hướng tác động phù hợp với giả thuyết tác giả kỳ vọng ban đầu Trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác, khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LGR) tăng 1% thì biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm 0,0210%.

Giá trị P-value của biến INFLAT = 0,1280 > 10% Ghi nhận lạm phát (INFLAT) không có ý nghĩa thống kê.

Giá trị P-value của biến GGDP = 0,037 < 5% Ghi nhận tăng trưởng kinh tế (GGDP) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, chiều hướng tác động phù hợp với giả thuyết tác giả kỳ vọng ban đầu Trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác, khi tăng trưởng kinh tế (GGDP) tăng 1% thì biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) tăng 0,0259%.

Thảo luận kết quả phân tích mô hình ROE:

Giá trị P-value của biến GOWN = 0,0260 < 5% Ghi nhận biến thành phần sở hữu nhà nước (GOWN) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, chiều hướng tác động phù hợp với giả thuyết tác giả kỳ vọng ban đầu Trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác, khi biến sở hữu nhà nước (GOWN) tăng 1% thì biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm 0,0892%.

Giá trị P-value của biến FOWN = 0,0020 < 1% Ghi nhận biến thành phần sở hữu nước ngoài (FOWN) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, chiều hướng tác động phù hợp với giả thuyết tác giả kỳ vọng ban đầu Trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác, khi biến sở hữu nước ngoài (FOWN) tăng 1% thì biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 0,3339%.

Giá trị P-value của biến SIZE = 0,0200 < 5% Ghi nhận biến quy mô (SIZE) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, chiều hướng tác động ngược lại với giả thuyết tác giả kỳ vọng ban đầu Trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác, khi quy mô (SIZE) tăng 1% thì biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 0,0235%.

Giá trị P-value của biến NPL = 0,0130 < 5% Ghi nhận biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, chiều hướng tác động phù hợp với giả thuyết tác giả kỳ vọng ban đầu Trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác, khi nợ xấu (NPL) tăng 1% thì biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm 4,6836%.

Giá trị P-value của biến LGR = 0,0130 < 5% Ghi nhận biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LGR) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, chiều hướng tác động phù hợp với giả thuyết tác giả kỳ vọng ban đầu Trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác, khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LGR) tăng 1% thì biến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) giảm 0,2906%.

THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thông qua các mô hình sau (dựa vào bảng 4.15):

ROAi,t = -0,0187 – 0,0067GOi,t + 0,0152FOi,t + 0,0008SIZEi,t – 0,1719NPLRi,t – 0,0210LGRi,t + 0,0259GGDPi,t + εi,t (1)i,t (1)

ROEi,t = -0,5834 – 0,0892GOi,t + 0,3339FOi,t + 0,0235SIZEi,t – 4,6836NPLRi,t – 0,2906LGRi,t – 0,9706INFLATi,t + 0,6182GGDPi,t + εi,t (1)i,t (2)

Cuối cùng, mô hình với biến phụ thuộc NIM không có ý nghĩa thống kê (3).

4.6.1 Thảo luận về các biến độc lập Đầu tiên do đặc thù về cơ cấu vốn của các ngân hàng xuất phát từ hoạt động kinh doanh, nên điểm chung của tất cả các biến độc lập có ý nghĩa thống kê (bảng 4.15) sẽ tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với biến phụ thuộc ROE có cường độ mạnh mẽ hơn biến phụ thuộc ROA.

Tác động của sở hữu nhà nước (GOWN):

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, tác giả thấy rằng thành phần sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều 2 biến ROA và ROE với các mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5%.Ghi nhận kết luận thành phần sở hữu nhà nước sẽ tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam Kết quả này trùng khớp với giả thuyết của tác giả và các nghiên cứu thực nghiệm đi trước của Rahman và Reja (2015), Nguyễn Thi MinhHuệ và Đặng Tùng Lâm (2017) Thể hiện sự đồng nhất với ý nghĩa của lý thuyết đại diện và quản trị công ty, xuất phát từ tác động tiêu cực của thành phần này làm gia tăng chi phí vận hành của công ty (Mak và Li, 2001).Tuy nhiên kết luận này lại không trùng khớp với nghiên cứu của Jarbou và các cộng sự (2018) Lý giải cho việc này có thể xuất phát từ trình độ của các quốc gia, đa phần các nghiên cứu trùng khớp với kết luận của tác giả xuất phát từ các quốc gia đang phát triển như Malaysia, và Kenya, hoặc với TrungQuốc là một quốc gia cùng thể chế chính trị dẫn đến trình độ quản lý hoặc các quyền hạn quản lý của thành phần sở hữu nhà nước tương đồng đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế của các quốc gia đa phát triển.

Tuy các ngân hàng có thành phần sở hữu nhà nước chiếm tỷ trọng cao đa phần có lợi thế về mặt kỹ thuật thông qua việc huy động được nguồn vốn giá rẻ nhưng việc tạo ra lợi nhuận lại chưa được tối ưu do sự yếu kém trong các công tác tổ chức, quản trị, các quyết định của các nhà lãnh đạo thường có khuynh hướng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và nhân tố (Dương Trọng Đoàn và Nguyễn Hữu Huân, 2019) Thêm vào đó, các ngân hàng này có khuynh hướng phản ứng chậm so với các ngân hàng nước ngoài ( Nguyễn Thị Minh Huệ, 2017)

Tác động của sở hữu nước ngoài (FOWN):

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, tác giả thấy rằng thành phần sở hữu nước ngoài có mối tương quan dương với 2 biến ROA và ROE với mức ý nghĩa lần lượt là 5% và 1% Ghi nhận thành phần này có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam Kết luận này trùng khớp với giả thuyết của tác giả và đa số các nghiên cứu thực nghiệm đi trước của Nguyễn Thi Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm

(2017), Trần Quốc Thịnh (2018), Nghiên cứu của Jarbou và các cộng sự (2018) với biến ROA, và Trần Quốc Thịnh (2018); Nghiên cứu của Jarbou và các cộng sự (2018); Dương Trọng Đoàn và Nguyễn Hữu Huân với biến ROE Thể hiện sự đồng nhất với ý nghĩa của 2 lý thuyết nền tảng là chi phí đại diện và quản trị công ty, xuất phát từ tác động tích cực của thành phần này trong cơ cấu sở hữu (Xu và ctg, 2005) Tuy không khớp với 1 số nghiên cứu đi trước tiêu biểu là của Mamatzakis và các cộng sự (2017) Nhưng do việc giới hạn tỷ lệ tham gia trong cấu trúc sở hữu của mỗi quốc gia là khác nhau, nên giải thích được một phần sự khác nhau của các kết quả thực nghiệm Đối với Việt Nam, tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn bị hạn chế với room tối đa 30% và cho một nhà đầu tư nước ngoài là 20% (Nghị định số 01/2014/NĐ-CP), dẫn tới cường độ tác động tuy cùng chiều nhưng vẫn còn thấp.

4.6.2 Thảo luận về các biến kiểm soát

Tác động của quy mô (SIZE):

Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần quy mô có tác động cùng chiều với 2 biến phụ thuộc ROA và ROE với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5% Dẫn tới kết luận thành

6 2 phần quy mô có mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Kết luận này ngược lại với giả thuyết của tác giả và đa số các kết quả thực nghiệm đi trước của Nguyễn Văn Sang (2013), Jarbou và các cộng sự (2018), Kirimi và các cộng sự (2022) và trùng khớp với kết quả của Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn

(2021) Lý giải cho tác động này cụ thể với thị trường Việt Nam, việc phần lớn các NHTM Việt Nam có kết quả tăng trưởng hiệu quả theo quy mô (SCALE) trong giai đoạn gần đây và đi ngược với thời kỳ trước là nguyên nhân chính dẫn đến tác động này (Dương Trọng Đoàn, 2019) Việc NHTM sở hữu quy mô nguồn vốn mạnh mẽ là yếu tố quan trọng thiết yếu trong mối tương quan với thị trường hiệu quả, không những tạo được những giá trị về lòng tin đối với khách hàng từ đó gia tăng khả năng huy động vốn, mà còn là một tấm khiên giúp ngân hàng xử lý các vấn đề tài chính trong bối cảnh hiện tại, thể hiện nội lực của chính NHTM đó.

Tác động của tỷ lệ nợ xấu (NPL):

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, tác giả thấy rằng thành phần tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan âm với 2 biến ROA và ROE với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5% Dẫn tới kết luận thành phần tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam Kết luận này trùng khớp với giả thuyết của tác giả và đa số các kết quả thực nghiệm đi trước của Nguyễn Văn Sang (2013), Nguyễn Hồng Sơn và các cộng sự (2014) Việc này xuất phát từ chính các quy định về trích lập nợ xấu theo nhóm nợ 3, 4, và 5 lần lượt là 20%, 50%, và 100% (Thông tư 11/2021/TT-NHNN) từ đó làm cho lợi nhuận sau thuế giảm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM thông qua ROA và ROE.

Tác động của tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LGR):

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, tác giả thấy rằng thành phần tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có mối tương quan âm với 2 biến phụ thuộc ROA và ROE với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5% Dẫn tới kết luận thành phần tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam Kết luận này trùng khớp với giả thuyết của tác giả và đa số các nghiên cứu thực nghiệm đi trước của Wu và các cộng sự (2022) Lý

6 3 do cho việc này có thể dễ dàng hiểu được là do tốc độ tăng trưởng tín dụng không đồng nghĩa với chất lượng tín dụng tại hầu hết các NHTM Việt Nam, từ đó việc tăng các khoản cấp tín dụng kém chất lượng làm phát sinh các khoản nợ dưới tiêu chuẩn hoặc kém hơn từ đó tăng tỷ lệ nợ xấu và tăng cường trích lập dự phòng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM.

Tác động của lạm phát (INFLAT):

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, tác giả thấy rằng thành phần lạm phát có mối tương quan âm với 1 biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa lần lượt là 10% Dẫn tới kết luận thành phần lạm phát có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam Kết luận này trùng khớp với giả thuyết của tác giả và đa số các kết quả thực nghiệm đi trước của Trần Huy Hoàng và Dương Trọng Đoàn (2021) Qua đó, ta có thể thấy được trong giai đoạn 2012–2021, các nỗ lực trong việc điều chỉnh lãi suất huy động sao cho phù hợp với tỷ lệ lạm trong nước nhằm tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM vẫn chưa đủ hiệu quả.

Tác động của tăng trưởng kinh tế (GGDP):

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, tác giả thấy rằng thành phần tăng trưởng kinh tế có mối tương quan dương với 2 biến ROA và ROE với mức ý nghĩa lần lượt là 10% và 5% Dẫn tới kết luận thành phần tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam Kết luận này trùng khớp với giả thuyết của tác giả và đa số các kết quả thực nghiệm đi trước của Košak và Cok (2008), Trần HuyHoàng và Dương Trọng Đoàn (2021) Thực tế cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2012-2021 của Việt Nam đạt 5,85%, thể hiện được sự gia tăng sản lượng sản phẩm quốc nội của các doanh nghiệp cá nhân, từ đó hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được cải thiện, gia tăng khả năng thu hồi nợ của NHTM và là cơ hội huy động vốn của NHTM, đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng.

Trong Chương 4, tác giả đã phân tích về tác động của các biến cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2021 và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam thông qua các biến kiểm soát Bên cạnh đó, tác giả đã ghi nhận các kết quả thực nghiệm dựa vào những kiểm định và phân tích cần thiết như trình bày kết quả thống kê mô tả, phân tích ma trận tương quan và kiểm định đa cộng tuyến, phân tích hồi quy và thực hiện các kiểm định: kiểm định phương sai sai số thay đổi, tự tương quan, và lựa chọn mô hình Tác giả cũng xử lý những khuyết tật mô hình thông qua phương pháp FGLS và xử lý vấn đề nội sinh thông qua hồi quy GMM Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến sở hữu nhà nước (GOWN), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tăng trưởng tín dụng (LGR) tác động ngược chiều đồng thời lên cả ROA và ROE Các biến sở hữu nước ngoài (FOWN), quy mô (SIZE), và tăng trưởng kinh tế (GGDP) có mối tương quan dương với cả 2 biến là ROA vàROE Bên cạnh đó, biến lạm phát (INFLAT) có mối tương quan âm với biến ROE và không ghi nhận ý nghĩa thống kê đối với biến ROA Mô hình NIM không có ý nghĩa thống kê.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động (Trang 28)
Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về tác động  của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Trang 33)
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu tham chiếu và công thức tính của - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu tham chiếu và công thức tính của (Trang 43)
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả (Trang 55)
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan và kiểm định đa cộng tuyến - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan và kiểm định đa cộng tuyến (Trang 58)
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy gộp POOLED OLS (ROA) - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy gộp POOLED OLS (ROA) (Trang 59)
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định White’s test và đo lường Wooldridge của mô - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định White’s test và đo lường Wooldridge của mô (Trang 60)
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy của mô hình FEM, và REM của ROA TÊN - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy của mô hình FEM, và REM của ROA TÊN (Trang 61)
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy gộp POOLED OLS (ROE) - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy gộp POOLED OLS (ROE) (Trang 63)
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy của mô hình FEM, và REM của ROE TÊN - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy của mô hình FEM, và REM của ROE TÊN (Trang 65)
Bảng 4.13. Kết quả hồi quy gộp POOLED OLS (NIM) - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.13. Kết quả hồi quy gộp POOLED OLS (NIM) (Trang 67)
Bảng 4.14. Kết quả hồi quy FGLS của ROA và ROE Vari - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.14. Kết quả hồi quy FGLS của ROA và ROE Vari (Trang 68)
Bảng 4.15 Kết qủa mô hình GMM của ROA và ROE - 1369 Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Vn 2023.Docx
Bảng 4.15 Kết qủa mô hình GMM của ROA và ROE (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w