MỤC LỤC
Tóm lại, trong phân tích hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay thì các tỷ số tài chính vẫn được sử dụng khá phổ biến vì chúng khá đơn giản và tương đối dễ hiểu trong phân tích, tuy nhiên chính mức độ đơn giản của nó có thể trở thành vấn đề khá phức tạp nếu các nhà quản lý cố gắng đưa ra một bức tranh tổng thể khi kết hợp nhiều mặt, nhiều khía cạnh hoạt động khác nhau của ngân hàng. Shleifer và Vishny (1997) chỉ ra rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhìn bên ngoài có vẻ là thuộc sở hữu của toàn dân, song trong thực tế lại được vận hành bởi những người có quyền kiểm soát tập trung cao độ nhưng không có quyền đối với dòng tiền và chính điều này đã khiến cho các ngân hàng có sở hữu nhà nước hoạt động không có tính hiệu quả cao.
Shleifer và Vishny (1997) cho rằng các ngân hàng có sở hữu nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn với chi phí thấp cho các bên có liên quan nhằm mục đích chính trị thay vì kinh tế nên các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhìn bên ngoài có vẻ là thuộc sở hữu của toàn dân, song trong thực tế lại được vận hành bởi những người có quyền kiểm soát tập trung cao độ nhưng không có quyền đối với dòng tiền và chính điều này đã khiến cho các ngân hàng có sở hữu nhà nước hoạt động không có tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, đối với các thị trường mới nổi vốn có sự chi phối khá mạnh của sở hữu nhà nước và thường được xem là phải gánh chịu vấn đề bất cân xứng thông tin nghiêm trọng hơn so với các thị trường phát triển thì lập luận về tác động ngược chiều của loại hình sở hữu này lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng dường như nhận được nhiều sự ủng hộ hơn. Sử dụng chênh lệch hỏi mua-chào bán để đo lường chi phí đại diện, Choi và cộng sự (2010) nghiên cứu trên một thị trường mới nổi có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc đã tìm thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước có tương quan dương với chênh lệch hỏi mua-chào bán, hàm ý rằng sở hữu nhà nước làm tăng bất cân xứng thông tin và làm tăng chi phí đại diện.
Hồi quy bằng dữ liệu bảng thường theo phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS, mô hình ảnh hưởng cố định (Fix effect model - FEM), mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random effect model - REM), mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least. Squares – FGLS) và mô hình mô ment tổng quát hệ thống (System Generalized Moment Model – SGMM). Tuy nhiên GMM sai phân có một số nhược điểm như: GMM sai phân chỉ sử dụng các điều kiện moment cho phương trình sai phân trở nên thiếu hiệu quả khi mẫu nghiên cứu có số kỳ (T) ngắn; GMM sai phân thiếu hiệu quả trong trường hợp biến phụ thuộc là một biến gần với một bước ngẫu nhiên, khi đó các giá trị trễ của biến gốc không phản ánh nhiều thông tin về sự thay đổi trong tương lai. Nói cách khác, các trễ của biến gốc là biến công cụ yếu đối với các biến sai phân; GMM sai phân thiếu hiệu quả trong trường hợp biến công cụ sử dụng là yếu (weak instrument), tức là mối tương quan giữa nó và các biến nội sinh trong mô hình thấp; GMM sai phân cũng thiếu hiệu quả trong trường hợp mẫu nghiên cứu là dữ liệu bảng không cân bằng.
Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu có 392 quan sát (28 NHTM trong 14 năm), thể hiện giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn các biến độc lập và biến phụ thuốc trong mô hình theo bảng 4.1 sau đây. Các năm tiếp theo tỷ lệ ROA, ROE giảm đến năm 2015 thì ROA và ROE đều đạt thấp nhất tương ứng là 0.00415 và 0.05418 do giai đoạn này hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam gặp nhiều bất ổn, tăng trưởng tín dụng quá cao, nợ xấu tăng cao nên hiệu quả hoạt động suy giảm. Tác giả đã sử dụng tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ sở hữu nhà nước của các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu để tính bình quân theo từng năm và vẽ đồ thị như hình 4.3.
Trong mẫu nghiên cứu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông vẫn thuộc sở hữu 100% nhà nước, các NHTM BIDV, VCB, CTG vẫn có tỷ lệ sở hữu nhà nước chi phối trên 50%. Trong nghiên cứu định lượng, tương quan giữa các biến độc lập của mô hình cần xem xét để xem xét mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không. Riêng cặp biến SIZE- LITA có tương quan 0.647 tuy nhiên tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn 0.8 theo chuẩn so sánh theo Farrar và Glauber (1967) không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.
Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA Phương pháp ước lượng OLS1 và OLS2 với giả định không có sự khác biệt cấu trúc sở hữu các ngân hàng khác nhau, cũng như cấu trúc sở hữu là không thay đổi theo thời gian;. Tiếp đến là mô hình REM, xem xét các yếu tố không quan sát được, thay đổi theo thời gian và có tác động đến hiệu quả tài chính; chúng là các biến số ngẫu nhiên, không tương quan với các biến giải thích khác trong mô hình REM. Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan cho thấy hệ số P-value = 0.0000 thấp hơn 0.05 vì vậy có hiện tượng tự tương quan trong mô hình REM1, REM2.
Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA Với biến phụ thuộc là ROA và ROE sau khi sử dụng GLS1 và GLS2 để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, mô hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%. Nguồn: Kết quả được xuất từ phần mềm STATA Tác giả thực hiện kiểm định sự ngoại sinh của các biến công cụ thông qua việc kiểm định tính thỏa hơn điều kiện xác định (overidentification). Với các kết quả kiểm định này thì mô hình GMM1 và GMM2 là mô hình vững và hiệu quả để phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Biến trễ hiệu quả hoạt động của mô hình GMM1 và GMM2 có hệ số hồi quy lần lượt là 1.47 và 1.48 với mức ý nghĩa 1% cho thấy tác động cùng chiều của hiệu quả hoạt động năm trước đến hiệu quả hoạt động năm sau. Kết quả này phù hợp với giả thuyết về lợi thế toàn cầu (general form of the global advantage) cho rằng các NHTM có sở hữu nước ngoài có lợi thế so sánh tương đối so với các NHTM có sở hữu nội địa, từ đó dẫn đến hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, cũng dựa trên lập luận về bất cân xứng thông tin, sở hữu nước ngoài thường gia tăng tính minh bạch của ngân hàng thông qua đòi hỏi cao hơn về các hoạt động kiểm soát, từ đó làm giảm chi phí đại diện và gia tăng hiệu quả hoạt động.
Ngân hàng có sở hữu nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn với chi phí thấp cho các bên có liên quan nhằm mục đích chính trị thay vì kinh tế nên các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhìn bên ngoài có vẻ là thuộc sở hữu của toàn dân, song trong thực tế lại được vận hành bởi những người có quyền kiểm soát tập trung cao độ nhưng không có quyền đối với dòng tiền và chính điều này đã khiến cho các ngân hàng có sở hữu nhà nước hoạt động không có tính hiệu quả cao. Hơn nữa, lý thuyết người đại diện cho rằng nếu xem nhà nước là cổ đông nội bộ thì có lập luận cho rằng cổ đông nội bộ sẽ biết nhiều thông tin hơn nhà đầu tư bên ngoài, dẫn đến gia tăng chi phí đại diện theo như Chiang và Venkatesh (1988), dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động. Biến GDP và INF có ý nghĩa thống kê 1% và 5%, GDP có hệ số hồi quy dương và INF có hệ số hồi quy âm của mô hình GMM1 và GMM2 cho thấy GDP có ảnh hưởng cùng chiều, INF có ảnh hưởng ngược chiều đến ROA, ROE của các NHTM Việt Nam.