1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1276 Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Nhtm Cp Kỹ Thương Vn - Chi Nhánh Đồng Tháp 2023.Docx

67 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi Nhánh Đồng Tháp
Tác giả Trương Ngọc Trâm
Người hướng dẫn TS. Trần Trọng Huy
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 142,76 KB

Cấu trúc

  • 1. Giới thiệu (12)
    • 1.1. Lý do lựa chọn đề tài (12)
    • 1.2. Tính cấp thiết của đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 6. Ý nghĩa đề tài (14)
  • 7. Các công trình nghiên cứu có liên quan (14)
    • 7.1. Trong nước (14)
    • 7.2. Ngoài nước (15)
  • 8. Bố cục khóa luận (16)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (17)
    • 1. Cơ sở lý luận (0)
      • 1.1. Khái niệm tín dụng khách hàng cá nhân (17)
      • 1.2. Vai trò tín dụng khách hàng cá nhân (17)
      • 1.3. Chức năng tín dụng khách hàng cá nhân (19)
      • 1.4. Sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân (19)
        • 1.4.1. Cho vay cá nhân (19)
        • 1.4.2. Bão lãnh cá nhân (20)
        • 1.4.3. Phát hành – Thanh toán thẻ tíndụng (20)
      • 1.5. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân (20)
        • 1.5.1. Dư nợ cá nhân (20)
        • 1.5.2. Doanh số cho vay cá nhân (21)
        • 1.5.3. Hệ số thu nợ cá nhân (21)
        • 1.5.4. Vòng quay vốn tín dụng (22)
        • 1.5.5. Tỷ lệ nợ xấu cá nhân (22)
        • 1.5.6. Chỉ tiêu tăng trưởng khách hàng (23)
        • 1.5.7. Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu (23)
        • 1.5.8. Dư nợ tín dụng cá nhân trêncán bộ tín dụng (23)
      • 1.6. Bài học kinh nghiệm (23)
        • 1.6.1. Vietcombank tập trung triển khai 3 trụ cột kinh doanh Bán lẻ - Dịch vụ - Đầu tư (24)
        • 1.6.2. TPBank gặt hái nhiều thành công nhờ tập trung vào hai hoạt động bán lẻ chính là cho vay mua ô tô và cho vay mua nhà (24)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (26)
    • 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp 18 1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp (26)
    • 2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp (32)
      • 2.2.1. Tình hình tín dụng khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 2019 – 2021 (32)
        • 2.2.1.1. Phân tích tình hình tín dụng khách hàng cá nhân theo kỳ hạn (0)
        • 2.2.1.2. Phân tích tính hình tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm (42)
      • 2.2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân Ngân hàng (49)
    • 2.3. Nhận xét đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp (52)
      • 2.3.1. Điểm mạnh (52)
      • 2.3.2. Điểm yếu (54)
      • 2.3.3. Nguyên nhân (55)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (58)
    • 3.1. Chủ trương và định hướng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng (58)
    • 3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp (58)
      • 3.2.1. Xây dựng môi trường pháp lý, môi trường kinh tế đồng bộ và ổn định (58)
      • 3.2.2. Thực hiện công tác theo dõi và quản lý sau vay (59)
      • 3.2.3. Đẩy mạnh công tác huy động vốn (59)
      • 3.2.4. Xây dựng biện pháp nhận diện và phân tán rủi ro (60)
      • 3.2.5. Mở rộng công tác bán các sản phẩm tín dụng kháchhàng cá nhân (60)
      • 3.2.6. Đa dạng hóa tài sản đảm bảo nợ vay (62)
      • 3.2.7. Nâng cao năng lực và trình độ của Cán bộ nhân viên (63)
  • KẾT LUẬN ................................................................................................................... 58 (65)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 59 (65)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG NGỌC TRÂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI[.]

Giới thiệu

Lý do lựa chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia có nhiều thỏa thuận hợp tác về kinh tế giúp cho Việt Nam thúc đẩy sự phát triển về kinh doanh và đầu tư, từ đó kích thích nhu cầu vốn của người tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu vốn của người tiêu dùng thì trong vài năm gần đây các kênh tín dụng cá nhân của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác đang không ngừng phát triển với các sản phẩm dịch vụ đa dạng, từ đó ta có thể nhận thấy được tiềm năng về thị trường tín dụng cá nhân.

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận và chiếm tỷ trọng lớn trong các Ngân hàng TMCP Trong đó, mảng tín dụng cá nhân là mảng được các Ngân hàng TMCP hướng tới phát triển, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cũng là một trong những Ngân hàng TMCP hướng tới sự phát triển trên Techcombank đã và đang xây dựng cho mình chiến lược là tập trung vào thị trường bán lẻ, trong đó bao gồm các dịch vụ tín dụng cá nhân và dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng cá nhân Với hướng phát triển này, Techcombank đã trở thành một trong những Ngân hàng TMCP có định hướng chiến lược mạnh mẽ và đúng đắn cho sự phát triển lâu dài của mình.

Tỉnh Đồng Tháp đang trong quá trình hội nhập và phát triển Theo đó, Đồng Tháp còn là một trong những vựa lúa lớn nhất trong nước nói riêng và hàng hóa về nông sản khác nói chung, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tỉnh nhờ vào chuỗi sản xuất hàng hóa nông sản, từ đó mức sống và thu nhập của người dân trong tỉnh được nâng cao Nhờ vậy mà nhu cầu về vốn của cá nhân hay hộ gia đình ngày càng tăng Nhận thấy được tiềm năng đó, Techcombank đã mở rộng chi nhánh đầu tiên tại Đồng Tháp vào năm 2009 Qua 13 năm thành lập và phát triển không ngừng, Techcombank Đồng Tháp đã có đóng góp không ít về mặt lợi nhuận đáng kể cho

Techcombank, trong đó mảng tín dụng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận trên.

Tính cấp thiết của đề tài

Trên thực tế cho thấy thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank Đồng Tháp trong thời gian vừa qua có mặt thuận lợi tuy nhiên vẫn còn mặt hạn chế thị phần và số lượng khách hàng Techcombank Đồng Tháp vẫn còn khá thấp so với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Chính vì vậy việc mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank Đồng Tháp là một điều cấp thiết.

Với những thực tế nêu trên tác giả quyết định thực hiện đề tài “Tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn tốt nghiệp, với mục tiêu đề tài là mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank Đồng Tháp.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP KỹThương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp Từ đó đề xuất ra một số giải pháp mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và cũng như tạo niềm tin đối với khách hàng.

Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank Đồng Tháp như thế nào?

- Có những giải pháp nào để mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank Đồng Tháp trong thời gian tới?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Thu thập số liệu thứ cấp có liên quan đến thực trạng tín dụng KHCN Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 2019 –

2021 Nghiên cứu và đề xuất giải pháp mở rộng tín dụng KHCN tại Ngân hàng.

Ý nghĩa đề tài

Góp phần tìm hiểu về tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần

Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp, nhằm có cái nhìn tổng quan về tín dụng khách hàng cá nhân, đồng thời đề xuất một số giải pháp để Techcombank Đồng Tháp có thể phát triển tín dụng khách hàng cá nhân trong thời gian sắp tới.

Các công trình nghiên cứu có liên quan

Trong nước

Nguyễn Lê Quỳnh Như, 2014, “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An” Bài viết nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và tình hình phát triển kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn tìm hiểu về nguyên nhân những mặt còn hạn chế và đưa ra những đề xuất và giải pháp giải quyết những mặt hạn chế trên Tác giả sử dụng phương pháp định tính cho bài nghiên cứu của mình Kết quả cho thấy thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng còn khá cao và tăng dần qua các năm dẫn đến làm lợi nhuận cho chi nhánh ngân hàng này giảm.

Văn Thị Hoài Thương, 2014, “Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng” Bài nghiên cứu được tác giả phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân và phân tích các chỉ số về hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng từ đó đưa ra giải pháp hợp lý cho hoạt động tín dụng cá nhân Phương pháp định tính được tác giả sử dụng làm phương pháp cho bài nghiên cứu của mình Kết quả cho thấy các chỉ số về hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng tăng trưởng qua các

4 năm cho thấy kết quả hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh ngân hàng này khá tốt. Cao Thị Bé Sang, 2018, “Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang” Bài nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh thông qua thu nhập, chi phí, lợi nhuận Phân tích, đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và đưa ra giải pháp góp phần nâng cao và phát triển hoạt động tín dụng Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh để phân tích.

Huỳnh Kim Ngọc, 2018, “Phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” Bài nghiên cứu phân tích thực trạng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số và phương pháp quyền số để đánh giá khái quát tình hình cho vay cá nhân tại Ngân hàng Kết quả phân tích cho thấy hoạt động cho vay cá nhân của Ngân hàng tương đối tốt.

Nguyễn Đức Chiến, 2019, “Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Thủ Đức” Bài nghiên cứu được tác giả phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá tại Ngân hàng TMCP Á Châu và tờ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân Phương pháp so sánh và thống kê mô tả được tác giả sử dụng cho bài nghiên cứu của mình Kết quả cho thấy tác giả đã đề xuất ra những giải pháp cần thiết để hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng được nâng cao.

Ngoài nước

Mutisya, E (2013) “Factors Affecting Personal Loans Growth Strategies inCommercial Banks in Nairobi: A Case of Equity Bank Limited in Kenya” Bài nghiên cứu được tác giả nghiên cứu với mục đích thiết lập các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng cho vay cá nhân trong các ngân hàng thương mại Tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu bằng cách thiết kế bảng câu hỏi và sử dụng câu trả lời từ những câu hỏi trên làm

5 dữ liệu cho bài nghiên cứu Kết quả là tác giả đã nhận biết và thiết lập được các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng cho vay cá nhân trong các ngân hàng thương mại và đề xuất ra các khuyến nghị hợp lý cho các ngân hàng.

Jadhav, B R., & Sadija, T (2018) “A study on factors affecting the growth of personal loan as a product at HDFC Bank” Bài nghiên cứu được tác giả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khoản vay cá nhân tại Ngân hàng HDFC Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu câu trả lời từ 100 người Kết quả là tác giả nhìn nhận ra được yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khoản vay cá nhân của Ngân hàng HDFC là yếu tố lãi suất.

Bố cục khóa luận

Chương 1: Cơ sở lý luận tín dụng khách hàng cá nhân

Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp.

Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp.

CƠ SỞ LÝ LUẬN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp 18 1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam tên viết tắt là Techcombank(Vietnam Technological and Commecial Joint Stock Bank) hay còn gọi là Ngân hàng KỹThương được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 25 năm hoạt động đến nay Techcombank đã trở thành ngân hàng cổ phần tư nhân đầu tiên vượt mức lợi nhuận 10.000 tỷ đồng (tính đến năm 2018) Năm 2018 cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi Techcombank hoàn thành thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, và tiến hành niêm yết trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh Sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược đã củng cố thêm vị thế của Techcombank.

Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần Với mạng lưới hơn 314 chi nhánh, phòng giao dịch trên 45 tỉnh và thành phố trong cả nước. Năm 2018, trong số 9 ngân hàng TMCP lớn nhất cả nước, Techcombank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ doanh thu ngoài lãi, chi phí trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên tài sản, và thu nhập hoạt động trung bình trên mỗi cán bộ nhân viên.

Về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp:

+ Quá trình hình thành: Để bắt kịp tình hình kinh tế ngày càng phát triển của tỉnh Đồng Tháp cũng như định hướng phát triển của Techcombank, chi nhánh Techcombank Đồng Tháp đã được thành lập từ năm 2009 và hoạt động đến nay đã được 13 năm Địa chỉ lúc thành lập nằm tại số 182 – 194, Nguyễn Huệ, phường 2, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đến năm 2020 thì chuyển đến địa chỉ mới nằm tại PG1 – 24 Dự án Trung tâm thương mại và Shophouse Cao Lãnh – Đồng Tháp, phường 1, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

+ Quá trình phát triển: Trải qua 13 năm hoạt động Techcombank Đồng Tháp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và cũng như cán bộ nhân viên đã tạo lập và phát triển thêm các mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tượng khách hàng chiến lược.

+ Sơ đồ bộ máy quản lý tại Techcombank Đồng Tháp:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Techcombank – Chi nhánh Đồng Tháp

Nguồn: Techcombank – Chi nhánh Đồng Tháp

Các sản phẩm dịch vụ về tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank Đồng Tháp:

- Tài trợ vay nhận chuyển nhượng bất động sản dự án: Số tiền vay theo nhu cầu dựa trên bất động sản được định giá theo giá thị trường; Lãi suất cạnh tranh trên thị trường với tổng thời gian ưu đãi lãi suất lên đến 48 tháng; Thủ tục giấy tờ thuận tiện với cam kết hỗ trợ chuyển nhượng từ chủ đầu tư; Lãi suất cạnh tranh trên thị trường với lãi suất cố định chỉ từ 6.69%/năm; Phí trả nợ trước hạn chỉ từ 0.5%/năm. Miễn phí từ năm thứ 6 trở đi; Giảm trừ lãi suất vay thêm đến 1.2% trong giai đoạn thả nổi đối với từng nhóm khách hàng

Vay tiêu dùng không cần TSĐB: Lãi suất vay chỉ từ 1.2%/tháng; Hạn mức cho vay tiêu dùng cá nhân lên đến 1 tỷ đồng; Các loại hình áp dụng như Vay thấu chi (Chỉ trả lãi suất dựa trên số ngày vay thực tế; Hạn mức dự phòng, tối đa 12 tháng; Tiện lợi, đơn giản khi sử dụng ngay trên ứng dụng Techcombank Mobile; Trả lãi hàng tháng vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng) và Vay tiêu dùng trả góp (Áp dụng vay theo món thời gian từ 6 – 60 tháng); Kênh giải ngân nhận tiền mặt tại quầy hoặc chuyển khoản; Kênh thu nợ trích nợ tự động, thu tại quầy; Gốc lãi trả hàng tháng, theo dư nợ giảm dần. Vay sản xuất kinh doanh: Số tiền vay đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của Khách hàng; Hạn mức vay vốn lên đến 5 tỷ VNĐ; Thời hạn vay vốn lên đến 7 năm; Phương thức cho vay theo món hoặc dựa vào phương án sử dụng vốn của khách hàng; Phương thức giải ngân linh hoạt, có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ đầu tư/thanh toán thực tế của khách hàng; Phương thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng hoặc gốc trả định kỳ tháng/quý/năm, ân hạn gốc lên tới 6 tháng; Lãi suất cho vay: cạnh tranh và tính trên dư nợ thực tế (dư nợ giảm dần).

Vay du học: Hạn mức cho vay du học và chứng minh tài chính tối đa: Tối đa lên đến 85% tổng chi phí của khóa học, bao gồm tiền vé máy bay, tiền học phí, chi phí visa, bảo hiểm…và tiền ăn ở sinh hoạt trong suốt quá trình học; hoặc tối đa lên đến 95% nhu cầu chứng minh tài chính của khách hàng; Thời hạn vay: tối thiểu 03 tháng và tối đa 120 tháng; Lãi suất từ 10.99%/năm; Phương thức trả nợ:

Lãi trả hàng tháng, gốc trả theo thỏa thuận của Techcombank và khách hàng nhưng không được trả gốc cuối kỳ.

Vay mua ô tô kinh doanh: Lãi suất cho vay theo quy định của Techcombank trong từng thời kỳ; Phương thức trả nợ khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 2 phương thức trả nợ phù hợp với tình hình tài chính như theo phương thức dư nợ giảm dần hoặc theo phương pháp niên kim; Hạn mức cho vay: Ô tô mang thương hiệu VinFast và Ô tô không mang thương hiệu VinFast; Xe ô tô mới và xe ô tô cũ; Hạn mức vay lên đến 70% giá trị tài sản bảo đảm; Việc định giá xe cũ được thực hiện bởi đơn vị độc lập và đảm bảo định giá xe sát với giá thị trường.

Vay mua nhà ở: Lãi suất vay ưu đãi chỉ từ 6.69%/năm; Phí trả nợ trước hạn chỉ từ0.5% – 1%/năm; Lãi suất vay sau thời gian ưu đãi chỉ từ 10.5%/năm; Thời gian cho vay lên đến 35 năm.

2.1.2 Quy trình tín dụng khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Kỹ Thương

Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp

Sơ đồ 2.2 Quy trình thực hiện cho vay đối với khách hàng cá nhân tại

Techcombank Bước 1: Tiếp thị, tiếp xúc KH, tiếp nhận và thẩm định, phân tích hồ sơ

Bộ phận thực hiện: Phòng phòng kinh doanh tại đơn vị.

Nội dung công việc: Tiếp thị và tiếp xúc KH; tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH đồng thời hướng dẫn KH làm hồ sơ vay vốn; thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ phía

KH và đồng thời thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, thu thập thông tin liên quan trên thị trường từ phương tiện truyền thông.

Thẩm định tư cách KH, tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính đối với pháp nhân hoặc nguồn thu nhập đối với KHCN Tiến hành thực hiện xếp hạng tín dụng KH. Thẩm định nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của KH Thẩm định TSĐB và lập báo cáo thẩm định.

Bộ phận trách nhiệm thực hiện: Bộ phận Quản trị Rủi ro trực thuộc Hội sở (cụ thể là Trung tâm Quản lý Tín dụng cá nhân Miền Bắc và Miền Nam đối với KHCN).

Nội dung công việc: Tái thẩm định lại hồ sơ tín dụng của Phòng kinh doanh Sau khi Phòng kinh doanh gửi hồ sơ bản scan, bộ phận tái thẩm định sẽ kiểm tra lại các nội dung thẩm định, đối chiếu với các hồ sơ tín dụng đảm bảo đúng với nội dung thẩm định Có thể trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng cùng chuyên viên khách hàng nếu cần thiết.

Bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện: Các Chuyên gia phê duyệt được HĐQT/Tổng

Nội dung công việc: Phê duyệt tín dụng theo đúng mức ủy quyền, phán quyết đã được Chủ tịch HĐQT/Tổng GĐ ủy quyền.

Bước 4: Thông báo tín dụng

Bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện: Bộ phận kinh doanh tại các đơn vị.

Nội dung công việc: Lập thông báo tín dụng gửi KH thông báo về các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 5: Soạn thảo hồ sơ giải ngân và kiểm soát các điều kiện giải ngân cho KH

Bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện: Trung tâm Center of Credit Admin – hay còn gọi là CCA là trung tâm Kiểm soát Tín dụng và Hỗ trợ Kinh doanh Miền Nam và Miền Bắc.

Thực trạng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp

Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp

2.2.1 Tình hình tín dụng khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt

Nam – Chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 2019 – 2021

Tình hình tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt

Nam – Chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 2019 – 2021 được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.1 Tình hình tín dụng khách hàng cá nhân của Techcombank – Chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị: Triệu đồng

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Techcombank Đồng Tháp năm 2019, 2020, 2021

Tình hình tín dụng khách hàng cá nhân tại Techcombank Đồng Tháp tăng trưởng qua các năm Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các sản phẩm hỗ trợ vốn cho các cá nhân với mục đích sử dụng vốn bổ sung vào vốn kinh doanh phát triển sản xuất và cũng như cải thiện cuộc sống Trong ba năm qua, Ngân hàng đã không ngừng cải thiện, mở rộng tín dụng cá nhân nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho họ.

Nhìn chung doanh số cho vay cá nhân có sự tăng trưởng qua các năm Năm 2019 doanh số cho vay khách hàng cá nhân của Techcombank Đồng Tháp đạt 445,331 triệu đồng.Đặc biệt là năm 2020 có tốc độ tăng trưởng mạnh, doanh số cho vay cá nhân đạt 509,548 triệu đồng, tăng 14.42% so với 2019 Đến năm 2021 doanh số cho vay của Techcombank Đồng Tháp có tốc độ tăng nhanh, đạt 610,495 triệu đồng, tăng 19.81% so với năm 2020 Kết quả doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo giai đoạn 2019 – 2021 của Techcombank Đồng Tháp được xem là một tín hiệu tốt với hướng đi chủ yếu tập trung vào tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng.

Doanh số thu nợ tín dụng khách hàng cá nhân của Techcombank Đồng Tháp có sự tăng dần qua ba năm Cụ thể năm 2019 tổng vốn thu hồi từ đối tượng khách hàng cá nhân đạt 409,959 triệu đồng Năm 2020 tổng doanh số thu nợ tăng 123,439 triệu đồng tức tăng 30.11% so với năm 2019, đạt 533,398 triệu đồng Sang năm 2021 tổng vốn thu hồi tăng 69,337 triệu đồng tương đương tăng 13% so với năm 2020, đạt 602,735 triệu đồng Nguyên nhân của việc tổng doanh số thu nợ gia tăng liên tục trong ba năm qua là do các khoản vay tại Techcombank Đồng Tháp đã hết thời gian ưu đãi lãi suất Đồng thời khách hàng tất toán khoản vay trước hạn gia tăng nên tình hình thu nợ của Ngân hàng đạt con số khá ấn tượng.

Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân của Techcombank Đồng Tháp tại giai đoạn 2019 –

2021 có diễn biến như sau, năm 2019 đạt 384,191 triệu đồng Tuy nhiên tại thời điểm 2020 so với 2019 giảm 6.21%, cụ thể là dư nợ tại năm 2019 đạt 384,191 triệu đồng nhưng đến năm 2020 chỉ đạt 360,341 triệu đồng Nhưng sau đó đến năm 2021 thì dư nợ cho vay khách hàng cá nhân được cải thiện, cụ thể tại năm 2021 tăng

2.15 % so với 2020 và đạt 368,101 triệu đồng Kết quả doanh số dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Techcombank Đồng Tháp đạt con số khá ấn tượng trong giai đoạn 2019 – 2021.

Nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân của Techcombank Đồng Tháp năm 2019 là 4,982 triệu đồng Năm 2020 tăng lên 5,170 triệu đồng, tức tăng 3.77% so với 2019 Từ năm 2020 đến năm 2021, tăng từ 5,170 triệu đồng lên 5,248 triệu đồng, tức tăng 1.51% so với năm

2020 Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng nhưng tỷ lệ tăng không quá lớn khi năm 2020 tăng 3.88% so với 2019, nhưng đến năm 2021 chỉ tăng 1.51% so với 2020.

2.16 1.1 Phân tích tình hình tín dụng khách hàng cá nhân theo kỳ hạn

- Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân theo kỳ hạn:

DOANH SỐ CHO VAY KHÁCH HÀNG

Biểu đồ 2.1 Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân của Techcombank Đồng

Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân ngắn hạn: Mục đích cho vay ngắn hạn tại Techcombank Đồng Tháp là nhằm bổ sung vốn lưu động cho các hộ sản xuất kinh doanh phát triển và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân Tuy nhiên trong ba năm trở lại đây tỷ lệ cho vay ngắn hạn ở Techcombank Đồng Tháp có xu hướng tăng giảm không đều.

Cụ thể năm 2020 vay ngắn hạn là 20,993 triệu đồng, giảm 1.79% so với năm 2019 (năm

2019 đạt 21,376 triệu đồng) Năm 2021, cho vay ngắn hạn đạt 32,721 triệu đồng, tăng mạnh và đạt 55.87% so với năm 2020 Nguyên nhân cho vay ngắn hạn có sự tăng giảm không đều như thế là do mức lãi suất cho vay ngắn hạn được Ngân hàng điều chỉnh tăng Bên cạnh đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng trên địa bàn khá thấp Mặt khác do đặc thù của khu vực nên Techcombank Đồng Tháp tập trung chủ yếu vào cho vay trung và dài hạn nên những năm gần đây doanh số cho vay ngắn hạn có sự tăng giảm không đều.

Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân trung và dài hạn: Hoạt động cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá cao và có sự gia tăng đáng kể trong những năm vừa qua Cụ thể năm 2020 vay trung và dài hạn của Techcombank Đồng Tháp là 488,554 triệu đồng, tăng15.24% so với năm 2019 (năm 2019 đạt 423,955 triệu đồng) Năm 2021, cho vay trung và dài hạn đạt 577,774 triệu đồng, tăng 18.62% so với năm 2020 Các khoản vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu và mức độ rủi ro lớn nên Techcombank Đồng Tháp rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay Mục đích cho vay trung và dài hạn nhằm hỗ trợ khách hàng có được nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tiêu dùng,mua sắm cá nhân để ổn định đời sống.

Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo kỳ hạn:

DOANH SỐ THU NỢ KHÁCH HÀNG

Biểu đồ 2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân của Techcombank Đồng Tháp theo kỳ hạn

Doanh số thu nợ tín dụng khách hàng cá nhân ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ do đặc điểm sản phẩm tín dụng cá nhân chủ yếu là cho vay trung và dài hạn Năm 2019 doanh số thu nợ ngắn hạn của Techcombank Đồng Tháp là 28,738 triệu đồng Năm 2020 tăng 17.49% so với năm 2019 và đạt 33,764 triệu đồng Năm 2021 tăng lên là 35,983 triệu đồng ứng với mức tăng 6.57% so với năm 2020 Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2021 tăng cao nhất trong ba năm điều này có thể lý giải là do vào thời điểm cuối năm 2020 doanh số cho vay ngắn hạn khá lớn, đến năm 2021 mới bắt đầu thực hiện công tác thu hồi nợ.

Theo đó doanh số thu nợ tín dụng khách hàng cá nhân trung và dài hạn cũng tăng trong ba năm vừa qua Cụ thể, năm 2019 doanh số thu nợ trung và dài hạn của

Techcombank Đồng Tháp đạt 381,221 triệu đồng Năm 2020 tăng mạnh đạt 499,634 triệu đồng, ứng với mức tăng 31.06% so với năm 2019 Cuối cùng là năm 2021 đạt 566,752 triệu đồng, tăng 13.43% so với năm 2020 Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi vì doanh số cho vay KHCN trung và dài hạn có diễn biến tăng vì vậy công tác thu hồi nợ cũng phải đi cùng xu hướng, giúp cho Techcombank Đồng Tháp sinh lợi nhuận và đồng thời hạn chế được rủi ro.

- Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo kỳ hạn:

DƯ NỢ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ

Biều đồ 2.3 Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân của Techcombank Đồng Tháp theo kỳ hạn

Dư nợ là nguồn thu lợi nhuận của Ngân hàng vì vậy dư nợ càng cao thì quy mô tín dụng của Ngân hàng càng lớn Tuy vậy, cũng cần quan tâm đến việc đảm bảo duy trì mức dư nợ cao nhưng vẫn thu hồi được và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Bởi do sự chuyển dịch trong cơ cấu cho vay tập trung phát triển cho vay trung và dài hạn nên dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân ngắn hạn của Techcombank Đồng Tháp chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần qua các năm Cụ thể dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân ngắn hạn năm 2019 là 32,698 triệu đồng Năm 2020 giảm 39.06% so với 2019, đạt 19,927 triệu đồng Cuối cùng là năm 2021 chỉ đạt 18,884 triệu đồng, tức giảm 5.23% so với năm 2020.

Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ khách hàng cá nhân vì các khoản vay trung và dài hạn có kì hạn dài (trên một năm) nên khách hàng trả một phần nợ gốc và lãi khiến cho thời gian trả nợ được kéo dài ra vì thế mà dư nợ cho vay trung và dài hạn cao hơn so với dư nợ ngắn hạn Năm 2019 dư nợ khách hàng cá nhân trung và dài hạn của Techcombank Đồng Tháp đạt 351,493 triệu đồng Sang năm 2020 giảm 3.15% so với 2019, chỉ đạt 340,414 triệu đồng Dư nợ khách hàng cá nhân trung và dài hạn năm 2021 được cải thiện, tăng 2.59% so với năm 2020 và đạt 349,217 triệu đồng.

- Nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân theo kỳ hạn:

NỢ XẤU TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG

Biểu đồ 2.4 Nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân của Techcombank Đồng Tháp theo kỳ hạn

Nhận xét đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp

TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp

Techcombank Đồng Tháp là một trong những Chi nhánh trong vùng 16 (vùng Đồng bằng Sông Cửu Long), Techcombank Đồng Tháp đã nhận ra được tầm quan trọng cũng như vị thế của mình để phấn đấu hoạt động tốt trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng Chiến lược kinh doanh của Techcombank Đồng Tháp là nhằm vào tăng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ nhưng vẫn coi trọng tín dụng là vị trí chủ đạo và mang lại nguồn thu lợi nhuận cao nhất Định hướng phát triển tín dụng của Techcombank Đồng Tháp là hướng tới các đối tượng khách hàng có thu nhập khá và ổn định ở các ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt là đối tượng KHCN với phương châm an toàn, hiệu quả, sinh lời Hiểu rõ vai trò của KHCN trong tín dụng, thời gian qua Techcombank Đồng Tháp đã có chính sách mở rộng, khuyến khích và hỗ trợ trong tín dụng KHCN Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng tích cực đẩy mạnh công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong tín dụng KHCN để đảm bảo tín dụng an toàn, hiệu quả Những điểm mạnh mà Techcombank Đồng Tháp đạt được trong cho tín dụng KHCN như sau:

Quy mô doanh số và dư nợ đối với tín dụng KHCN luôn có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Trong giai đoạn khó khăn và chịu nhiều tác động tiêu cực từ bối cảnh bên ngoài như biến động của nền kinh tế, tình hình dịch bệnh, tín dụng KHCN vẫn được duy trì và có kết quả khả quan Doanh số tín dụng KHCN tăng từ 445,331 triệu đồng năm 2019 lên 610,495 triệu đồng ở năm 2021 Doanh số dư nợ tuy có nhiều biến động nhưng cũng có chiều hướng tăng năm 2020 đạt 360,341 triệu đồng và đạt 368,101 triệu đồng năm 2021 Xu hướng tăng doanh số và dư nợ đối với tín dụng khách hàng cá nhân những năm qua cũng chứng tỏ việc mở rộng tín dụng KHCN đã được Techcombank Đồng Tháp tập trung toàn lực để phát triển Số lượng KHCN có quan hệ tín dụng với Techcombank Đồng Tháp ngày càng tăng lên Ngân hàng đã kết hợp việc duy trì và củng cố quan hệ hợp tác với những khách hàng cũ và khách hàng chiến lược với việc mở rộng tìm kiếm những khách hàng mới Đây là những thành công bước đầu của Techcombank Đồng Tháp trong việc thu hút KHCN và mở rộng tín dụng KHCN.

Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank Đồng Tháp tăng giảm không đều qua các năm nhưng vẫn luôn được duy trì trong tỷ lệ an toàn, tốc độ tăng nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ tăng của tổng dư nợ và luôn thấp hơn mặt bằng chung của Techcombank Bên cạnh đó Techcombank Đồng Tháp đang từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý và giám sát rủi ro Bằng việc hạ tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của tín dụng KHCN trong những năm qua chứng tỏ rằng Techcombank Đồng Tháp đã tích cực kiểm soát và thu hồi các khoản nợ xấu đảm bảo ở mức an toàn theo quy định của Techcombank.

Ngoài ra Techcombank Đồng Tháp còn áp dụng chính sách riêng dành cho tín dụng KHCN với các sản phẩm cho vay tương đối đa dạng Trên cơ sở chiến lược khách hàng của Techcombank đã xác định đối tượng KHCN, đây là đối tượng khách hàng trọng yếu cũng như là dấu mốc để chứng minh năng lực và uy tín của Techcombank Đồng Tháp Đồng thời Ngân hàng luôn có chủ trương đồng hành cùng KHCN chia sẻ cơ hội, nâng cao chất lượng cuộc sống Đối với KHCN là khách hàng truyền thống, nếu có dư nợ đang trong thời kỳ trả lãi cao Ngân hàng cũng chủ động điều chỉnh giảm lãi suất trước hạn, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ Đối với các KHCN có nhu cầu vay vốn nhưng chưa đủ điều kiện thì Ngân hàng cũng tư vấn cho khách hàng của mình trong việc hoàn thành hồ sơ, thủ tục và phương án trả nợ,…Chính sách tín dụng linh hoạt đã giúp Techcombank Đồng Tháp thu hút thêm nhiều đối tượngKHCN mới cũng như giữ chân KHCN cũ và tăng trưởng quy mô tín dụng đối với tín dụngKHCN.

Bên cạnh những điểm mạnh thì Techcombank còn tồn tại những điểm yếu như chưa xây dựng phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro tín dụng một cách thống nhất Việc nhận diện và phân loại chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ thẩm định và chuyên viên quan hệ KHCN Ngoài ra, việc dự báo rủi ro chưa kịp thời dẫn đến phát sinh nợ xấu hoặc tỷ trọng cho vay quá lớn vượt hạn mức cho phép gây ra lúng túng cho việc quản lý rủi ro.

Tỷ lệ nợ xấu biến động không ổn định Tỷ lệ nợ xấu năm 2019 đạt 1.297% Đến năm

2020 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1.435% cao hơn so năm 2019, sang năm 2021 tỷ lệ nợ xấu có sự giảm nhẹ ở mức 1.426% Mặc dù tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn so với quy định của NHNN nhưng điều này cho thấy công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng KHCN tại Techcombank Đồng Tháp còn có nhiều bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN.

Chưa đẩy mạnh công tác Marketing cho các sản phẩm tín dụng KHCN do kinh phí còn hạn chế, vì vậy việc cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Việc quảng cáo các sản phẩm tín dụng KHCN ở Techcombank Đồng Tháp chủ yếu từ các chuyên viên quan hệ KHCN khơi gợi cho khách hàng hoặc do đối tượng khách hàng cũ giới thiệu đến các khách hàng mới.

Khai thác các sản phẩm tín dụng KHCN chưa đồng đều vì vậy doanh số cũng như nợ xấu tín dụng KHCN giữa các sản phẩm với nhau có sự chênh lệch rõ rệt về tỷ trọng, Techcombank Đồng Tháp tập trung khai thác các sản phẩm tín dụng KHCN chủ lực như cho vay mua bất động sản – xây, sửa nhà, cho vay mua ô tô và cho vay sản xuất kinh doanh, mà rủi ro nợ xấu của các sản phẩm này sẽ tăng lên khi chịu tác động tiêu cực của thị trường như lãi suất, các điều kiện tự nhiên, yếu tố lạm phát, đặc biệt là hiện tượng “đóng băng” bất động sản,

… sẽ làm tăng rủi ro cho Ngân hàng.

Sự chênh lệch trình độ chuyên môn của CBNV cũng là điểm yếu của Techcombank Đồng Tháp Mặc dù trình độ chuyên môn của CBNV tương đối cao nhưng vẫn có sự chênh lệch đáng kể giữa các CBNV với nhau Bên cạnh đó, đặc trưng đội ngũ CBNV củaTechcombank Đồng Tháp đa số còn khá trẻ nên việc chưa đồng đều về kinh nghiệm trong công tác tín dụng nhất là tín dụng KHCN.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những điểm yếu trong tín dụng KHCN của Techcombank Đồng Tháp.

- Nguyên nhân khách quan từ môi trường pháp lý và môi trường kinh tế:

+ Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ: Quản lý nhà nước đối với tín dụng KHCN chưa chặt chẽ vì vẫn còn là lĩnh vực mới Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc cho vay giữa NHTM với KHCN còn tồn tại nhiều bất cập, điều này vừa gây bó buộc, vừa tạo khe hở để các KHCN lợi dụng để vi phạm Bên cạnh đó, cũng giống các NHTM khác Techcombank Đồng Tháp chưa quen với việc trao đổi thông tin về tình hình khách hàng với các Ngân hàng bạn bởi lý do cạnh tranh, vì thế đến nay hệ thống thông tin tại Trung tâm thông tin Quốc gia (CIC) chưa đáp ứng được nhu cầu cho Techcombank Đồng Tháp.

+ Môi trường kinh tế thiếu ổn định: Đại dịch Covid – 19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, gián tiếp làm suy thoái nền kinh tế và gây ra cản trở nhiều tới hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng nói chung và hoạt động Techcombank Đồng Tháp nói riêng NHNN đưa ra nhiều quy định mới về tiêu chuẩn năng lực tài chính của các Ngân hàng và một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động tín dụng đã được áp dụng theo hướng đảm bảo an toàn hơn, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế Để đáp ứng các tiêu chuẩn mới này, các Ngân hàng cũng phải điều chỉnh cơ cấu tài sản, nâng cao năng lực tài chính, cơ chế quản trị rủi ro, thay đổi chính sách kinh tế,… Đây là thách thức không nhỏ đối với các NHTM nói chung và Techcombank Đồng Tháp nói riêng.

+ Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng và từ phía Khách hàng:

+ Từ phía Ngân hàng: Hầu như Techcombank Đồng Tháp sử dụng kênh thu thập thông tin khách hàng có sẵn từ Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia hay còn gọi là CIC hoặc từ khách hàng cũ giới thiệu, do đó Techcombank Đồng Tháp gặp hạn chế trong việc thu thập thông tin khai thác khách hàng và nguồn kênh có sẵn thì chưa thực sự đáng tin cậy Bên cạnh đó, Techcombank Đồng Tháp do tính chất đặc thù nên chuyển sang khai thác tín dụng KHCN hoàn toàn, dẫn đến CBNV còn gặp nhiều bỡ ngỡ, cũng bởi vì khi khai thác tín dụng KHCN đòi hỏi CBNV phải có khả năng phân tích tổng hợp rất rộng, dẫn đến hạn chế trong việc thẩm định khách hàng, có thể làm giảm chất lượng thẩm định khi cấp tín dụng, mà CBNV của Techcombank Đồng Tháp hầu hết còn khá trẻ dẫn đến kinh nghiệm về nghiệp vụ chưa đồng đều với nhau Ngoài ra còn có nguyên nhân từ quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng đến khách hàng, những tài liệu mà khách hàng cung cấp mang tín chất đối phó hoặc có thể làm giả, CBNV tín dụng đôi khi dựa trên tài liệu khách hàng đã cung cấp mà không xác minh lại, từ đó gây ra tổn thất cho Ngân hàng.

+ Từ phía Khách hàng: Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích ban đầu, trên thực tế việc Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích có thể sử dụng vốn vay đầu tư vào các ngành bất hợp pháp và không phù hợp với những điều kiện ký trong hợp đồng tín dụng giữa 2 bên với nhau, hoặc Khách hàng không trả nợ đúng hạn gây ra các khoản nợ quá hạn Ngoài ra, Khách hàng còn có thể sử dụng tài liệu làm giả để đi vay, điều này làm gây ảnh hưởng xấu đối với Techcombank Đồng Tháp, làm tăng rủi ro cho tín dụng KHCN cho Ngân hàng.

Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu và quan trọng đối với các Ngân hàng TMCP vì thu nhập cũng như lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đóng góp vào tổng thu nhập và lợi nhuận của Ngân hàng rất lớn Tuy nhiên nghiệp vụ này ẩn chứa rất nhiều rủi ro, đây là mối lo ngại rất lớn đối với các Ngân hàng TMCP, bởi nó không những ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và kết quả hoạt động mà còn cả sự phát triển, tồn tại và uy tín của Ngân hàng Techcombank Đồng Tháp đã từng bước đưa doanh số, dư nợ tín dụngKHCN ở mức tăng trưởng ổn định và hợp phù với tình hình chung, theo đó tỷ lệ nợ xấu củaNgân hàng không cao, điều đó cho thấy Techcombank Đồng Tháp đã dần đảm bảo được mức độ an toàn cho các khoản vay của mình Tốc độ tăng trưởng tín dụng KHCN trong những năm vừa qua của Techcombank Đồng Tháp chiến lược của Ngân hàng Bên cạnh đó,Techcombank Đồng Tháp cần có mục tiêu mở rộng tín dụng KHCN trong những năm tiếp theo, Techcombank Đồng Tháp cần quan tâm đến các khoản vay ngắn hạn hơn nữa và có các biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay trung và dài hạn, vì tại Techcombank Đồng Tháp hầu như các khoản vay trung và dài hạn chiếm ưu thế hơn so với khoản vay ngắn hạn.

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

Chủ trương và định hướng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

Từ thực trạng tín dụng KHCN của Techcombank Đồng Tháp như đã được trình bày, Techcombank Đồng Tháp cần có chủ trương và định hướng mở rộng tín dụng KHCN như sau: Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm mục đích tạo ra nguồn vốn từ đó mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng Bên cạnh đó là mở rộng công tác bán các sản phẩm tín dụng KHCN có tiềm năng và đang có tiềm năng Thêm vào đó là đa dạng hóa TSĐB nợ vay tại Ngân hàng Ngoài ra cần thúc đẩy sự sáng tạo và chủ động hơn trong công tác tìm kiếm KHCN mới và giữ chân KHCN cũ tại Ngân hàng Hơn thế nữa,cần đẩy mạnh công tác marketing và thiết kế các chương trình khuyến mãi các sản phẩm tín dụng KHCN, thêm vào đó là việc tri ân đối với từng đối tượng KHCN khác nhau Nâng cao năng lực cũng như trình độ CBNV nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng là việc cần thiết trong mở rộng tín dụng KHCN tại Techcombank Đồng Tháp.

Giải pháp mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp

3.2.1 Xây dựng môi trường pháp lý, môi trường kinh tế đồng bộ và ổn định

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý một cách chặt chẽ và đồng bộ để quản lý việc cấp tín dụng KHCN giữa Ngân hàng và Khách hàng để tránh tạo ra khe hở trong việc cấp tín dụng giữa hai bên Bên cạnh đó, NHNN ban hành các văn bản có liên quan đến tín dụng KHCN theo hướng linh hoạt, đơn giản nhưng hiệu quả trong quy trình cấp tín dụng KHCN Ngoài ra, Ngân hàng cần liên tục cập nhật các sửa đổi bổ sung các văn bản có liên quan đến tín dụng KHCN để tránh việc bỡ ngỡ NHNN cần xây dựng kho dữ liệu hệ thống thông tin tại CIC hoàn thiện trong hoạt động quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin giúp cho các Ngân hàng TMCP nói chung và Techcombank Đồng Tháp nói riêng có thể khai thác thông tin khách hàng một cách hiệu quả.

NHNN cần có các chính sách hỗ trợ năng lực mặt tài chính cho các Ngân hàng bởi vì các nguyên nhân như dịch bệnh, nền kinh tế suy thoái Bên cạnh đó, các Ngân hàng cần chủ động điều chỉnh cơ cấu tài sản, nâng cao năng lực tài chính, các cơ chế quản trị rủi ro, thay đổi chính sách kinh tế và xây dựng chỉ tiêu an toàn trong hoạt động tín dụng đáp ứng yêu cầu của NHNN và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.

3.2.2 Thực hiện công tác theo dõi và quản lý sau vay

Sau khi giải ngân Ngân hàng cần thực hiện công tác tái thẩm định và kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng sau vay với mục đích có thế phát hiện kịp thời các trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích ban đầu Ngoài ra, Ngân hàng cần có các biện pháp xử lý mạnh tay với các trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích ban đầu.

3.2.3 Đẩy mạnh công tác huy động vốn

Công tác huy động vốn là việc cần thiết nhằm mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh Techcombank Đồng Tháp cần đẩy mạnh vốn huy động thông qua các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn với mức lãi suất hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng từ đó tạo ra nguồn vốn cho vay cho Ngân hàng Đồng thời tăng cường các hình thức huy động tiền gửi thanh toán để tạo nguồn vốn lớn với chi phí thấp.

Tiếp tục thực hiện các chương trình huy động vốn hiện có của Techcombank như là tiền gửi tiết kiệm online, tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, tiền gửi rút gốc linh hoạt, quỹ đầu tư iFund,… Thêm vào đó là việc nâng cao chất lượng dịch vụ, nghiên cứu cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục giao và nhận tiền cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu pháp lý của Ngân hàng, từ đó tạo ra sự hài lòng đối với khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng.

Tích cực chăm sóc số lượng khách hàng cũ và tiềm năng, đồng thời thu hút thêm số lượng khách hàng mới Thường xuyên lọc danh sách các các đối tượng KHCN có lượng tiền gửi cao, uy tín và thường xuyên giao dịch đưa vào danh sách KHCN ưu tiên (khách hàng VIP) để các Chuyên viên quan hệ KHCN chăm sóc đồng thời khơi gợi các sản phẩm tín dụng KHCN có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng Bên cạnh đó, cần thiết kế các chương trình tri ân KHCN thân thiết tại Ngân hàng bằng việc gửi những phần quà có ý nghĩa vào những dịp đặc biệt trong năm như Tết, hoặc dịp sinh nhật của đối tượng KHCN thân thiết,… duy trì quan hệ lâu dài với số lượng KHCN cũ, đồng thời thu hút lượng khách hàng mới có tiềm năng.

3.2.4 Xây dựng biện pháp nhận diện và phân tán rủi ro Để xây dựng biện pháp nhận diện và phân tán rủi ro Techcombank Đồng Tháp cần thực hiện đa dạng hóa về danh mục và phương thức cho vay.

- Đa dạng danh mục cho vay: Việc đa dạng hóa danh mục cho vay, rủi ro của toàn bộ danh mục cho vay sẽ ít đi so với cho vay từng khoản Techcombank Đồng Tháp cần mở rộng và tìm kiếm các khách hàng mới tiềm năng từ các ngành nghề kinh doanh mới có triển vọng phát triển thay vì tập trung vào một ngành nghề kinh doanh.

- Đa dạng hóa phương thức cho vay: Việc đa dạng hóa phương thức cho vay giúp hoạt động cho vay KHCN được linh hoạt Trước đó Techcombank Đồng Tháp định hướng tín dụng KHCN theo các phương thức như cho vay từng lần hoặc theo hạn mức tín dụng, điều này đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay tại Ngân hàng nhưng không tạo được sự thuận lợi cho khách hàng Vì vậy việc đa dạng hóa phương thức cho vay sẽ giúp cho Techcombank Đồng Tháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi vay vốn, tạo nên lợi thế cạnh tranh và giúp giảm thiểu được một phần rủi ro.

3.2.5 Mở rộng công tác bán các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân

Mở rộng sản phẩm cho vay tiêu dùng Đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng Đối với đối tượng KHCN thân thuộc, đang sử dụng sản phẩm tín dụng có thời hạn trung và dài hạn, chuyên viên tín dụng cần tư vấn khơi gợi nhu cầu cho khách hàng khi chăm sóc khách hàng với mục tiêu có thể bán để kết hợp bán chéo các sản phẩm tín dụng có thời hạn trung và dài hạn với sản phẩm cho vay tiêu dùng vì khoản vay này thường không lớn và thời hạn ngắn Ngoài ra, có thể nhờ các khách hàng thân thuộc này giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng đến bạn bè, người quen, những khách hàng này có thể là khách hàng tiềm năng trong tương lai mà Ngân hàng tìm kiếm Đối với các đối tượng KHCN đã có giao dịch tại Ngân hàng nhưng bây giờ không còn sử dụng sản phẩm tín dụng nữa thì CBNV tín dụng cần gọi điện chăm sóc khách hàng định kỳ kết hợp với việc khơi gợi nhu cầu và giới thiệu sản phẩm tín dụng hiện có cũng như chương trình ưu đãi.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần chủ động triển khai các hình thức liên kết, hợp tác với các siêu thị, trung tâm thương mại gần địa bàn hoạt động để quảng bá những chương trình hỗ trợ tín dụng hấp dẫn dành cho đối tượng KHCN Đồng thời, Ngân hàng cũng có thể liên kết hợp tác với các công ty, doanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm và lĩnh vực khác với mục tiêu cung cấp các giải pháp tín dụng tiêu dùng cho ban lãnh đạo, CBNV của các công ty, doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, để mở rộng sản phẩm cho vay tiêu dùng thì Techcombank Đồng Tháp cần tăng cường hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các website, các trang mạng xã hội, treo bảng quảng cáo, phát tờ rơi và tiếp xúc trực tiếp khách hàng giúp khách hàng có thể biết và hiểu rõ hơn về sản phẩm và tiện ích mà sản phẩm cho vay tiêu dùng mang lại.

Mở rộng sản phẩm cho vay kinh doanh

Phân khúc khách hàng hộ kinh doanh tạo thu nhập còn khá cao là một trong những cơ hội cho Techcombank Đồng Tháp Vì vậy Ngân hàng cũng cần tập trung mở rộng và phát triển sản phẩm tín dụng này, đưa ra một số chương trình ưu đãi để thu hút các hộ kinh doanh tìm đến Ngân hàng và từ đó thuyết phục họ trở thành khách hàng của mình trước các Ngân hàng khác trên địa bàn.

Mở rộng sản phẩm cho vay mua bất động sản, xây – sửa nhà

Cho vay mua bất động sản, xây – sửa nhà là một trong những sản phẩm tín dụngKHCN chủ lực của Techcombank Đồng Tháp Hiện tại thì Ngân hàng nên phát triển kết hợp loại hình sản phẩm này với hình thức bảo lãnh Nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu mua nguyên vật liệu phục vụ cho mục đích vay vốn là xây – sửa nhà thì Ngân hàng sẽ là bên đứng ra bảo lãnh cho khách hàng với các cửa hàng hoặc các công ty nguyên vật liệu Một mặt Ngân hàng có thể thu được phí thông qua dịch vụ bảo lãnh này, mặt còn lại Ngân hàng có thể tạo dựng được mối quan hệ tốt với các công ty đại lý này, nhờ họ giới thiệu khách hàng vay vốn tại Ngân hàng và Ngân hàng sẽ trả một khoản hoa hồng cho họ Bên cạnh đó, Techcombank Đồng Tháp nên thông thoáng hơn trong việc đưa ra các điều kiện cho vay để có thể mở rộng đối tượng cho vay nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, không nhất thiết chạy theo số lượng mà cần phải quan tâm đến chất lượng Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ quy trình tín dụng từ bước thẩm định, xét duyệt, giải ngân, giám sát sau khi giải ngân đến khi thu nợ và tất toán món vay Giám sát sau vay, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích như đã thỏa thuận hay không, thu nhập của khách hàng có những diễn biến như thế nào, nếu xảy chuyển biến đột xuất có thể gây nên rủi ro cần nhanh chóng được cập nhật và xử lý kịp thời.

Mở rộng sản phẩm cho vay mua ô tô

Cần duy trì và tạo dựng tốt mối quan hệ với đối tượng KHCN và đặc biệt là duy trì mối quan hệ hợp tác các đối tác hiện hữu như VinFast Đồng thời, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các showroom ô tô khác trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung để phát triển số lượng khách hàng tiềm năng mới Ngoài ra, cần chủ động xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho khách hàng để thu hút khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh với những Ngân hàng khác trên địa bàn.

3.2.6 Đa dạng hóa tài sản đảm bảo nợ vay

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Techcombank – Chi nhánh Đồng Tháp - 1276 Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Nhtm Cp Kỹ Thương Vn - Chi Nhánh Đồng Tháp 2023.Docx
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Techcombank – Chi nhánh Đồng Tháp (Trang 28)
Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện cho vay đối với khách hàng cá nhân tại - 1276 Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Nhtm Cp Kỹ Thương Vn - Chi Nhánh Đồng Tháp 2023.Docx
Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện cho vay đối với khách hàng cá nhân tại (Trang 30)
Bảng 2.2. Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm của Techcombank - 1276 Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Nhtm Cp Kỹ Thương Vn - Chi Nhánh Đồng Tháp 2023.Docx
Bảng 2.2. Doanh số tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm của Techcombank (Trang 42)
Bảng 2.3. Doanh số thu nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm của - 1276 Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Nhtm Cp Kỹ Thương Vn - Chi Nhánh Đồng Tháp 2023.Docx
Bảng 2.3. Doanh số thu nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm của (Trang 44)
Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm của Techcombank Đồng - 1276 Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Nhtm Cp Kỹ Thương Vn - Chi Nhánh Đồng Tháp 2023.Docx
Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm của Techcombank Đồng (Trang 45)
Bảng 2.5. Nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm tại Techcombank – Chi - 1276 Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Nhtm Cp Kỹ Thương Vn - Chi Nhánh Đồng Tháp 2023.Docx
Bảng 2.5. Nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm tại Techcombank – Chi (Trang 47)
Bảng 2.6. Tình hình phát hành – thanh toán thẻ tín dụng khách hàng cá nhân giai - 1276 Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Nhtm Cp Kỹ Thương Vn - Chi Nhánh Đồng Tháp 2023.Docx
Bảng 2.6. Tình hình phát hành – thanh toán thẻ tín dụng khách hàng cá nhân giai (Trang 48)
Bảng 2.7. Bảng các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại - 1276 Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Nhtm Cp Kỹ Thương Vn - Chi Nhánh Đồng Tháp 2023.Docx
Bảng 2.7. Bảng các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w