1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp e nhất

102 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hạch Toán Nghiệp Vụ Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp E.Nhất
Tác giả Nguyễn Thị Hoài
Trường học Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,38 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP E.NHẤT (5)
    • 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHÂT (5)
      • 1.1.1 Tên Công Ty (5)
      • 1.1.2 Địa chỉ trụ sở chính (5)
      • 1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển (5)
    • 1.2 Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHÂT (8)
      • 1.2.1 Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (8)
      • 1.2.2 Ngành nghề thực tế Công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh (8)
    • 1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHÂT (8)
      • 1.3.1 Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận (8)
      • 1.3.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận trong tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (10)
    • 1.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHÂT (11)
    • 1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây ( 2009, 2010, 2011) tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHÂT (13)
  • PHẦN 2: HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP E.NHẤT (15)
    • 2.1 Những vấn đề chung về hạch toán kế toán (15)
      • 2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán (15)
        • 2.1.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty (15)
        • 2.1.1.2 Quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán (16)
    • E. Nhất (18)
      • 2.1.2.1 Hình thức kế toán (18)
      • 2.1.2.2 Hệ thống sổ kế toán (19)
      • 2.1.2.3 Quy định chung của Công ty về lập và luân chuyển chứng từ (19)
      • 2.1.3. Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất (20)
        • 2.1.3.1 Chứng từ kế toá (20)
        • 2.1.3.2 Hình thức kế toán (20)
        • 2.1.3.3 Sổ kế toán tổng hợp (21)
        • 2.1.3.4 Sổ kế toán chi tiết (22)
        • 2.1.3.5 Hệ thống tài khoản kế toán (22)
        • 2.1.3.6 Các loại báo cáo kế toán (24)
      • 2.2 Các phần hành hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần công nghiệp E.Nhất (24)
        • 2.2.1 Kế toán quản trị (24)
        • 2.2.2. Kế toán tài chính (24)
          • 2.2.2.1 Hạch toán kế toán tài sản cố định ( TSCĐ) (24)
          • 2.2.2.2 Hạch toán kế toán nguyên vật liệu (46)
          • 2.2.2.3. Hạch toán Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (0)
          • 2.2.2.4 Hạch toán Kế toán vốn bằng tiền (92)
          • 2.2.2.5 Hạch toán Kế toán hàng hoá (0)
          • 2.2.2.6 Hạch toán Kế toán tính giá thành sản phẩm (0)
          • 2.2.2.7 Hạch toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (96)
  • PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ (99)
    • 3.1 Một số nhận xét về công tác kế toán tại Công ty CP Công nghiệp E.Nhất (99)
    • 3.2 Một số ý kiền nhằm hoàn thiện nâng cao công tác kế toán tại công ty (100)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................99 (101)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................100 (102)

Nội dung

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP E.NHẤT

Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHÂT

Tên chính thức: Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHẤT

Tên giao dịch tiếng anh: ENHAT Industry Joint Stock Company.

1.1.2 Địa chỉ trụ sở chính Điạ chỉ: 59C TT Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng – Hà Nội

Website: Http:// www.e.nhat.vn

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHẤT được thành lập vào tháng 4 năm 2000 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000043 ngày 27 tháng 04 năm 2000 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp.

- Vốn điều lệ: 9.900.000.000 đồng ( Chín tỷ, chín trăm triệu đồng)

- Số tài khoản: 040.4311.0000030499 – 0 tại Chi nhánh Hàm Long – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội.

Hiện nay, Công ty với hơn 300 Cán bộ công nhân viên làm tại các xí nghiệp cơ khí là thành viên của Công ty Cán bộ quản lý có hơn 50 người trong đó có bao gồm Cử nhân kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh, Kỹ sư quản lý về kỹ thuật và KCS Đội ngũ công nhân đều là những người thợ lành nghề được lựa chọn có chuyên môn, hơn 200 người được đào tạo cơ bản từ các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, còn lại là các lao động đã được đào tạo tại các trung tâm dạy nghề.

Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHẤT là một doanh nghiệp cơ khí có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại nhập từ các nước có nền công nghiệp phát triển cao trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Nga… Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí mang nhãn hiệu E.NHÂT – đã được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số:

Sản phẩm chính của E.NHAT J.S.C

1 Tủ điện dân dụng công nghiệp, tủ hồ sơ, tủ cáp truyền hình.

2 Hộp cáp điện thoại, Cabin điện thoại thẻ.

3 Máng đèn thường, máng đèn ốp mica, máng đèn phản quang.

4 Thang và máng cáp điện.

5 Hệ thống dẫn khí, miệng thổi, miệng hút khí.

6 Giá, kệ trưng bày, lưu trữ.

8 Hệ thống an toàn giao thông.

9 Thiết kế, chế tạo các loại khuôn dập định hình.

10.Cột đèn chiếu sáng các loại.

11.Các loại cửa bảo vệ, cửa dân dụng, cửa chống cháy, chậm cháy và rất nhiều sản phẩm cơ khí khác.

E.NHAT J.S.C là nhà sản xuất đầu tiên sản xuất các loại sản phẩm chiếu sáng bằng đèn Nêon ở Việt Nam, là nhà sản xuât đầu tiên đã đưa tủ thép vào ứng dụng cho nội thất văn phòng Thiết kế, cung cấp từng phần hoặc toàn bộ tủ đựng hồ sơ, bàn làm việc giá để sách và tài liệu cho các trường Đại học.

Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHẤT là nhà sản xuât thường xuyên cung cấp tủ cáp các loại cho Hãng truyền hình cáp Việt nam (nay là trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp Việt nam) VCTV.

E.NHAT J.S.C là nhà sản xuât cửa thép và cửa chống cháy, chậm cháy có uy tín ở Việt nam Các công trình tiêu biểu sử dụng cửa thép, cửa chống cháy E.NHẤT như Trung tâm thương mại Bourbon Thăng Long, khu Đô thị mới Mỹ đình, khu đô thị mới Việt Hưng, Văn quán… các khách hàng truyền

Nguyễn Thị Hoài – Lớp KT5-K3 3 thống của E.NHAT J.S.C là các đơn vị thành viên của các Tổng Công ty Thành An ( Binh đoàn 11), Trường Sơn ( Binh đoàn 12) - Bộ Quốc phòng phục vụ cho xây dựng các doanh trại quân đội, các doanh nghiệp xây dựng là thành viên của Tổng Công ty lớn như LICOGI, COMA, SONG DA…, các công ty liên doanh nước ngoài như VINA – KINDEN, KURIHARA…, phục vụ các dự án trọng điểm quốc gia như các khu đô thị mới, khu công nghiệp, các nhà máy điện… Cửa thép E.NHẤT cho các công trình xây dựng đã được đánh giá cao trên thị trường.

E.NHAT J.S.C là doanh nghiệp cơ khí đầu tiên ở Việt Nam chế tạo khuôn và dập thử thành công các chi tiết bộ vỏ xe ZIL 131 và xe UAZ CH

31512, chúng tôi đã chế tạo và cung cấp các sản phẩm này cho Công ty Cơ khí Ô tô – xe máy Thanh Xuân - Bộ Công An Bên cạnh đó với sự nỗ lực của toàn thể Cán bộ - Công nhân viên trong Công ty chúng rôi đã sản xuât hàng loạt các chi tiết vỏ, thân xe khách, xe buýt cho các doanh nghiệp sản xuât ÔTÔ trong nước như: Nhà máy cơ khí 3-2, Nhà máy cơ khí 1 – 5 và sản xuât thùng xe tải các loại cho Nhà máy ÔTÔ Nông dụng Cửu Long thuộc Tổng Công ty Công Nghiệp ÔTÔ Việt nam.

Cùng với hàng loạt các sản phẩm khác như giá hồ sơ di động cho các đơn vị trực thuộc Bộ công an và các công trình lớn mà E.NHAT J.S.C đã tham gia cung ứng các hạng mục kết cấu chi tiết hoặc toàn phần các công trình Khu Công nghiệp Thăng Long – Hà Nội, nhà máy nhiệt điện Na Dương… Gần đây nhất chế tạo các hạng mục chi tiết cho dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1, toà nhà Wincom Tower, khu công nghiệp Quế võ - Bắc Ninh, trung tâm hội nghị quốc gia… Đã không ngừng làm tăng uy tín của E.NHAT J.S.C trên thị trường.

Với bề dày kinh nghiệm trong quản lý và năng lực về con người, năng lực về máy móc thiết bị hiện đại, năng lực tài chính dồi dào E.NHAT J.S.C đã và đang tham gia rất nhiều các công trình lớn, trọng điểm ở Việt nam.

Trong thời gian tới để mở rộng thêm trong hoạt động sản xuât kinh doanh E.NHAT J.S.C sẽ tăng cường thêm năng lực về mọi mặt để đảm bảo chất lượng các sản phẩm đã sản xuât và đưa ra thị truờng các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay.

Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHÂT

1.2.1 Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.

- Dịch vụ môi giới thương mại.

- Sản xuất các loại sản phẩm cơ khí.

- Xây dựng: Công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, khu đô thị, giao thông thuỷ lợi.

- Kinh doanh thiết bị truyền thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông

- Đào tạo dạy nghề: Điện, cơ khí, hàn, điện tử, điện lạnh (chỉ hoạt động sau khi được nhà nước có thẩm quyền cho phép)

- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, nội thất, xây dựng, điện, giao thông vận tải.

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho các hoạt động sản xuất trên: Nguyên vật liệu thép, thuỷ hải sản, thiết bị truyền thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông.

1.2.2 Ngành nghề thực tế Công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh thực tế của Công ty Cổ Phần Công nghiệp E.NHẤT là Sản xuất các loại sản phẩm cơ khí; Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, nội thất, xây dựng, điện, giao thông vận tải; Xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho các hoạt động sản xuất trên: Nguyên vật liệu thép, thuỷ hải sản,thiết bị truyền thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông.

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHÂT

Công ty Cổ Phần Công nghiệp E.NHẤT thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ nên lựa chọn hình thức tổ chức quản lý là tập trung.

1.3.1 Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ

Nguyễn Thị Hoài – Lớp KT5-K3 5 phận

SƠ ĐỒ 1.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Phòng tổ chức - Hành chính

Phòng kinh tế - kế hoạch

Phòng kế toán – Tài chính

Xí nghiệp cơ khí số 1

Xí nghiệp cơ khí số 2

Xí nghiệp cơ khí số 3

Tổ cơ khí chế tạo

Tổ sơn Tổ lắp ráp hoàn thiện

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

Quan hệ tác nghiệp giữa các bộ phận

1.3.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận trong tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

- Đại hội đồng cổ đông là là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất. Công ty hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất ở Công ty, có trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông cùng kỳ, có toàn quyền nhân danh Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi quản lý của Hội đồng quản trị.

- Ban kiểm soát là là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị điều hành Công ty Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về những kết quả công việc của Ban giám đốc Công ty.

- Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bầu ra thông qua Đại hội đồng cổ đông Chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, định hướng mà Đại hội đồng, Hội đồng quản trị đã thông qua Là người đại diện theo pháp luật của Công ty Là người có vai trò rất quan trọng, hiệu quả hoạt động của Công ty phụ thuộc vào trình độ và năng lực quản lý của Giám đốc.

↕- Phó Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bầu ra, điều hành những công việc đã được Hội đồng quản trị và Giám đốc giao Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Giám đốc về lĩnh vực được phân công. Triển khai thực hiện các công việc do Giám đốc giao phó Có trách nhiệm

Nguyễn Thị Hoài – Lớp KT5-K3 7 điều hành và quản lý Công ty khi Giám đốc đi vắng Đôn đốc điều hành quản lý hoạt động của Công ty cùng với Giám đốc để Công ty đứng vững và phát triển trên thị trường.

- Phòng tổ chức – hành chính: Đảm bảo công tác hành chính, văn thư của Công ty.

- Phòng kinh tế - kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, điều độ, phân bổ công nhân cho từng phân xưởng sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất.

- Phòng kế toán – tài chính: Theo dõi tình hình tài sản của Công ty hiện có và tình trạng biến động của tài sản trong Công ty, xác định nhu cầu về vốn, tình trạng luân chuyển vốn, tính giá thành và lập báo cáo tài chính.

- Phòng vật tư - kỹ thuật: Xác định mức vật tư, cung cấp vật tư, vật liệu cho nhu cầu sản xuất, quản lý vật liệu, thành phẩm nhập kho, theo dõi tiêu thụ sản phẩm sản xuất.

- Xí nghiệp cơ khí số 1: Gia công lắp dựng khung nhà thép tiền chế,

Gia công chế tạo và lắp dựng hệ thống nhà xưởng khung thép định hình lợp tôn sóng liên doanh, Sản xuất và lắp đặt hệ thống cửa chống cháy…

- Xí nghiệp cơ khí số 2: Sản xuất và lắp đặt hệ thống cửa thép, sản xuất thang máng cáp và phụ kiện, sản xuất tủ đựng hồ sơ và tủ thẻ….

- Xí nghiệp cơ khí số 3: sản xuất các loại vỏ tủ cứu hoả và thang máng cáp, sản xuất các loại hộp đựng thiết bị cho mạng Truyền hình cáp, Sản xuất và gia công các kết cấu thép….

Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHÂT

Quy trình công nghệ là một trong các yếu tố quan trọng để duy trì sản xuất, nó có tình chất quyết định chất lượng sản phẩm và gía thành Sản phẩm của Công ty CP Công nghiệp E.Nhất chủ yếu là sản xuất các mặt hàng như thang máng cáp đi dây điện, tủ đựng hồ sơ, vỏ tủ điện, cửa thép chống cháy, chậm cháy, cột đèn bát giác, nhà thép tiền chế…Chính vì vậy, ở Công ty cổ phần công nghiệp E.Nhất dây chuyền sản xuất được bố trí như sau:

SƠ ĐỒ 1.2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO SẢN PHẨM

Qua sơ đồ khép kín trên ta thấy có tất cả 10 khâu

Hợp đồng: ta có thể xem hợp đồng là khâu xuất phát vì Công ty khi có ký hợp đồng thì mới tiến hàng sản xuất Sau khi ký kết các hợp đồng, Công ty sẽ huy động, phân bổ nguyên vật liệu, giao chỉ tiêu cho các xí nghiệp sản xuất để cung cấp đúng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng theo hợp đồng đã ký.

Giác sơ đồ: sau khi lên kế hoạch sản xuất, phân bổ nguồn nhân lực, Công ty sẽ giao cho phòng vật tư, kỹ thuật thiết kế các kiểu mẫu sản phẩm theo hợp đồng, tính toán mức hao phí nguyên vật liệu, công cụ lao động và

Nguyễn Thị Hoài – Lớp KT5-K3

Hiệu chỉnh lắp ráp sản phẩm

Gia công sơn hoặc mạ

Tạo phôi từ nguyên vật liệu

Giác sơ đồ Xí nghiệp nhận

Dập hình theo từng sản phẩm Đóng gói sản phẩm

Xí nghiệp nhận: khi xí nghiệp nhận được kế hoạch sản xuất, sơ đồ thiết kế thì kho nguyên vật liệu sẽ giao nguyên vật liệu với số lượng và chủng loại đúng theo kế hoạch sản xuất cho xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất.

Sau khi Nguyên vật liệu giao đến xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất đã được kiểm tra chất lượng được chuyển sang bộ phận tạo phôi trên các thiết bị công nghệ như đột, dập, sấn, cắt……theo bản vẽ của bộ phận kỹ thuật Tiếp theo được chuyển sang hàn nối chi tiết, sau đó chuyển sang sơn, mạ… theo yêu cầu của đơn hàng Xong chuyển sang Hiệu chỉnh lắp ráp, đóng gói, nhập kho sản phẩm.

Mỗi khâu đều đóng vai trò quan trọng riêng vì sản phẩm tạo ra được kết tinh từ các khâu trên Do vậy, trong quá trình sản xuất không được xem nhẹ bất kỳ khâu nào để từ đó nâng cao tối đa tỷ lệ thành phẩm và giảm tối thiểu tỷ lệ phế phẩm.

Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây ( 2009, 2010, 2011) tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHÂT

Công ty Cổ Phần Công Nghiệp E.NHÂT

BIỂU 1.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA CÔNG TY

TT CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011

3 Tổng LN trước thuế Đồng 1.991.586.211 2.234.183.015 2.515,690.075

4 Lợi nhuận sau thuế Đồng 1.493.689.658 1.675.637.261 1.886.767.556

5 Nộp NS nhà nước Đồng 12.538.985.600 12.908.001.841 13.424.321.915

6 Tổng số lao động Người 303 314 323

7 Thu nhập bình quân của người lao động Đồng 2.537.245 2.852.471 3.125.247

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Các chỉ tiêu của Công ty cổ phần công nghiệp E.Nhất năm sau đều tăng hơn năm trước Cụ thể là, năm 2009 doanh thu là 120.390.890.469đ, năm 2010 là 123.474.560.872 đồng tăng 3.083.670.403 đồng, tương ứng 2,56% Đến năm 2011, doanh thu đạt 127.178.797.689 đồng so với năm 2010 tăng 3.704.236.826 đồng, tương ứng 3% Do đó hiệu quả kinh tế có tăng lên nhưng không nhiều Lợi nhuận gộp của Công ty năm 2009 là 13.129.544.440 đồng đến năm 2010 đạt 14.898.271.112 đồng tăng 1.768.726.672 đồng, tương ứng 13,5%, sang năm 2011 doanh thu đạt 16.984.029.067 đồng tăng 2.085.757.955 đồng tương ứng 14%

Ngoài ra công ty cũng đóng góp một giá trị không nhỏ vào ngân sách nhà nước qua chính sách thuế, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế trong nước giàu mạnh hơn Năm 2011 Công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước là 13.424.321.915 đồng tăng 516.320.074 đồng so với năm 2010 và tăng 885.336.315 đồng so với năm 2009

Nhìn chung, từ các chỉ tiêu trên ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của cán bộ công nhân viên khá cao và tương đối ổn định. Trong tương lai không xa, với hệ thống nhà xưởng dây truyền công nghệ sản xuất kết cấu thép hiện đại đạt tiêu chuẩn ở Việt Nam, công ty ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và ngày càng lớn mạnh.

Nguyễn Thị Hoài – Lớp KT5-K3 11

HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP E.NHẤT

Những vấn đề chung về hạch toán kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung Công ty có phòng kế toán Ở các phân xưởng sản xuất không có tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thu thập kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nhiệm vụ phục vụ nhu cầu quản lý phân xưởng lập báo cáo phân xưởng và chuyển chứng từ về phòng kế toán của Công ty để xử lý và tiến hành ghi sổ Tuy nhiên không phải là không có nhược điểm nhưng đây là kiểu quản lý gọn nhẹ, phù hợp với hoạt động và hình thức quản lý của E.NHAT J.S.C.

Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác thống kê trong phạm vi của Công ty.

2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán

2.1.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty

SƠ ĐỒ 2.1: BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

Quan hệ tác nghiệp giữa các nhân viên kế toán

2.1.1.2 Quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán

- Kế toán trưởng: là trưởng phòng kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho

Giám đốc, báo cáo số liệu cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho Giám đốc, tổ chức lãnh đạo cho toàn phòng, làm công tác đối nội, đối ngoại Kế toán trưởng có nhiệm vụ quản lý, bao quát hệ thống kế toán, là người thay mặt Giám đốc thực hiện các nghĩa vụ đóng góp với ngân sách Nhà nước Ngoài ra kế toán trưởng luôn phải cập nhật các tài liệu, các quy định về tài chính kế toán để hướng dẫn các nhân viên kế toán thực hiện công việc một

Nguyễn Thị Hoài – Lớp KT5-K3

Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

Kế toán Tài sản cố định

Kế toán Tiền lương và BHXH

Nhân viên hạch toán tại các phân xưởng

13 cách đúng đắn và khoa học mang lại lợi ích cho Công ty.

- Kê toán tổng hợp: Có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ chứng từ, bảng kê do kế toán viên cung cấp vào cuối kỳ kế toán, lập báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ cần thiết

- Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản phải thu, phải trả Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụ thanh toán theo đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán (dựa theo Hợp đồng).

- Thủ quỹ: Đảm nhận mọi nghiệp vụ liên quan đến thu, chi tiền mặt trên cơ sở phiếu thu, phiếu chi hợp lệ Lập báo cáo tồn quỹ hàng tháng, hàng quý kèm theo chứng từ gốc Mặt khác, thủ quỹ còn có trách nhiệm bảo quản tiền mặt, lưu giữ và bảo quản các chứng từ gốc liên quan.

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Theo dõi thu chi, phát hành séc, UNC, có quan hệ giao dịch với ngân hàng, theo dõi các khoản công nợ với ngân hàng và nhà cung cấp Lập báo cáo thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng theo định kỳ báo cho kế toán trưởng và Giám đốc Công ty.

- Kế toán nguyên vật liệu, CCDC: Theo dõi việc mua, bán và xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Quản lý và điều phối nguyên vật liệu cho phù hợp.

- Kế toán Tài sản cố định: Phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ, phân bổ khấu hao, sửa chữa lớn trong công ty

- Kế toán tiền lương và BHXH: Lập bảng chấm công, bảng thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho công nhân viên Các khoản BHXH, BHYT, BHTN

- Nhân viên hạch toán các phân xưởng: Tập hợp chứng từ kho, sản xuất sản phẩm hàng ngày gửi về phòng kế toán

Mỗi một bộ phận kế toán có nhiệm vụ và quyền hạn riêng song luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Kế toán trưởng tổ chức toàn bộ hệ thống kế toán của công ty, các kế toán có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ kế toán được giao và đưa ra kết luận về tài chính của Công ty Luôn hỗ trợ nhau trong công việc và hỗ trợ kế toán trưởng lập báo cáo trình lên Giám đốc.

Nhất

- Hiện nay, Công ty đang sử dụng hệ thống mẫu chứng từ, sổ sách và hệ thống tài khoản theo QĐ 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 19/4/2006 của bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Kỳ kế toán: Công ty lập BCTC theo năm

- Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch

- Đơn vị tiền tệ: Việt nam đồng

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung và sử dụng phần mềm kế toán.

- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: khấu hao theo đương thẳng.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ

- Hệ thống BCTC của công ty gồm:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

Nguyễn Thị Hoài – Lớp KT5-K3 15

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

2.1.2.2 Hệ thống sổ kế toán.

Công ty cổ phần công nghiệp E.Nhất sử dụng các loại sổ sau:

- Sổ Chi tiết các tài khoản ( Mẫu số S20-DNN)

- Sổ Nhật ký thu tiền ( Mẫu số S03a1-DNN)

- Sổ Nhật ký chi tiền tiền ( Mẫu số S03a2-DNN)

- Sổ Nhật kí bán hàng (Mẫu số S03a4-DNN)

- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ ( sản phẩm, hàng hóa) ( Mẫu số S07-DNN)

- Sổ Chi tiết thanh toán với người mua ( Mẫu số S13-DNN)

- Sổ Nhật kí chung ( Mẫu số S03a-DNN)

- Sổ Cái các tài khoản (Mẫu số S03b-DNN)

2.1.2.3 Quy định chung của Công ty về lập và luân chuyển chứng từ

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Công ty đều phải lập chứng từ kế toán, chứng từ chỉ lập 1 lần cho 1 nghiệp vụ phát sinh Nội dung chứng từ phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác, trung thực và không được tẩy xoá Số tiền viết bằng chữ phải khớp với số tiền viết bằng số. Mọi chứng từ lập phải lập đủ số liên theo quy định, mọi chứng từ phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ theo quy định của Nhà Nước.

Quy trình luân chuyển chứng từ

Lập, tiếp nhận và xử lý chứng từ

Phân loại, sắp xếp, ghi sổ

Lưu trữ,bảo quản chứng từ.

2.1.3 Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất

2.1.3.1 Chứng từ kế toán: Chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty được sử dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của

Bộ Trưởng Bộ tài chính.

2.1.3.2 Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung bao gồm các sổ : Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái tài khoản, các sổ chi tiết…

SƠ ĐỒ 2.2: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Nguyễn Thị Hoài – Lớp KT5-K3

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ nhật ký đặc biệt

Hàng ngày,căn cứ vào các chứng từ kế toán (phiếu xuất kho,hoá đơn GTGT…),kế toán ghi vào Sổ Nhật kí đặc biệt, Sổ Nhật kí chung và Sổ, thẻ kế toán chi tiết ( Sổ chi tiết thanh toán với người mua,Sổ chi tiết các tài khoản) Hàng ngày từ Nhật kí chung hoặc định kì căn cứ vào Nhật kí đặc biệt kế toán ghi vào Sổ Cái tài khoản tổng hợp.

Cuối kì, căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết lập bảng chi tiết để:

So sánh đối chiếu với Sổ Cái

Cuối kì, căn cứ vào Sổ Cái, lập bảng Cân đối số phát sinh kiểm tra số liệu.

Cuối kì, căn cứ vào Sổ Cái, Bảng Cân đối Số phát sinh, Bảng Tổng hợp chi tiết lập Báo Cáo Tài Chính.(Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ )

2.1.3.3 Sổ kế toán tổng hợp

- Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó.

- Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

+ Số hiệu và ngày tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ;

+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

- Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.

- Sổ Cái phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

+ Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; + Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

+ Số tiền và nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.

2.1.3.4 Sổ kế toán chi tiết.

Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý.

Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc.

2.1.3.5 Hệ thống tài khoản kế toán

Hiện nay Công ty Cổ phần công nghiệp E.Nhất áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định của Bộ Tài Chính số QĐ 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 19/4/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.

Biểu 2.1: DANH MỤC TÀI KHOẢN SỬ DỤNG TẠI CÔNG TY CP

Số hiệu Tên Tài khoản Số hiệu Tên Tài khoản

111 Tiền mặt 2412 XDCB dở dang: Xây dựng cơ bản

1111 Tiền mặt Việt Nam 2413 XDCB dở dang: Sửa chữa lớn TSCĐ

112 Tiền gửi ngân hàng 311 Vay ngắn hạn

1121 Tiền VND gửi ngân hàng 3111 Vay ngắn hạn ngân hàng

11212 Tiền VND gửi ngân hàng CP

Nhà – CN Hàm Long 31112 Vay ngắn hạn ngân hàng No

11214 Tiền VND gửi ngân hàng No &

PTNT Huyện Yên Mỹ - Hưng

31113 Vay ngắn hạn ngân hàng ĐT

11215 Tiền VND gửi ngân hàng ĐT &

11217 Tiền VND gửi ngân hàng

331 Phải trả cho người bán

131 Phải thu của khách hàng 333 Thuế và các khoản phải nộp

Nguyễn Thị Hoài – Lớp KT5-K3 19

Số hiệu Tên Tài khoản Số hiệu Tên Tài khoản nhà nước

133 Thuế GTGT được khấu trừ 3331 Thuế GTGT phải nộp

1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

33311 Thuế GTGT đầu ra phải nộp

13311 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

33313 Thuế GTGT được giảm, hàng bán bị trả lại

136 Phải thu Nội bộ 3334 Thuế thu nhập DN

1368 Phải thu Nội bộ khác 3338 Các lọa thuế khác

141 Tạm ứng 334 Phải trả công nhân viên

142 Chi phí trả trước 338 Phải trả, phải nộp khác

1421 Chi phí trả trước 3383 Bảo hiểm xã hội

144 Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn

152 Nguyên liệu, vật liệu 3389 Bảo hiểm thất nghiệp

1521 Nguyên liệu, vật liệu chính 411 Nguồn vốn kinh doanh

1522 Vật liệu phụ 4111 Vốn góp

1524 Phụ tùng 421 Lãi chưa phân phối

1528 Vật liệu khác 4211 Lãi năm trước

153 Công cụ dụng cụ 4212 Lãi năm nay

1531 Công cụ dụng cụ làm việc cầm tay

431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi

154 Chi phí SXKD dở dang 441 Nguồn vốn đầu tư XDCB

1541 Chi phí NVL trực tiếp 511 Doanh thu bán hàng

15411 Chi phí NVL chính trực tiếp 5111 Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

15412 Chi phí NVL phụ trực tiếp 5112 Doanh thu bán thành phẩm

1542 Chi phí nhân công trực tiếp 515 Doanh thu hoạt động tài chính

1543 Chi phí sản xuất chung 531 Hàng hóa bị trả lại

155 Thành phẩm 5311 Hàng hóa bị trả lại

156 Hàng hóa 632 Giá vốn hàng bán

211 Tài sản có định hữu hình 635 Chi phí tài chính

2112 Nhà cửa, vật kiến trúc 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp

2113 Máy móc, thiết bị 6421 Chi phí nhân viên quản lý

2114 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6422 Chi phí vật liệu, dụng cụ, đồ dùng văn phòng

2115 Thiết bị, dụng cụ quản lý 6423 Chi phí qlý: Đồ dùng văn phòng

213 TSCĐ vô hình 6424 Chi phí qlý: Khấu hao TSCĐ

2138 TSCĐ vô hình khác 6425 Chi phí qlý: Thuế, phí, lệ phí

214 Hao mòn TSCĐ 6427 Chi phí qlý: Dịch vụ mua ngoài

2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 6428 Chi phí bằng tiền khác

2143 Hao mòn TSCĐ vô hình 811 Chi phí khác

Số hiệu Tên Tài khoản Số hiệu Tên Tài khoản

241 Xây dựng cơ bản dở dang 911 Xác định kết quả kinh doanh

2141 XDCB dở dang: Mua sắm TSCĐ

2.1.3.6 Các loại báo cáo kế toán:

Hiện nay Công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định:

- Bảng cân đối kế toán (B01 – DN)

- Báo cáo kết quả kinh doanh (B02 – DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03 – DN)

- Thuyết minh báo cáo tài chính (B09 – DN)

2.2 Các phần hành hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần công nghiệp E.Nhất:

Kế toán quản trị cung cấp rất nhiều thông tin hữu hiệu cho các nhà quản trị cho việc ra quyết định trong kinh doanh Để ra quyết định quản lý trong mọi lĩnh lực hoạt động sản xuất kinh doanh như: sản xuất, tiêu thụ, tài chính, đầu tư… lãnh đạo doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt những thông tin liên quan đến các lĩnh vực đó Tuy nhiên đối với Công ty cổ phần công nghiệp E.Nhất việc vận dụng hệ thống kế toán phục vụ cho lãnh đạo trong việc ra quyết định chưa được thực hiện phổ biến, vẫn đang trong tình trạng nghiên cứu.

2.2.2.1 Hạch toán kế toán tài sản cố định ( TSCĐ) a, Đặc điểm và nhiệm vụ của tài sản cố định

Một đặc điểm quan trọng của TSCĐ là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó bị hao mòn dần và giá trị hao mòn đó được dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Khác với công cụ lao động nhỏ, TSCĐ tham gia nhiều kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.

Tuy nhiên, ta cần lưu ý một điểm quan trọng đó là, chỉ có những tài sản

Nguyễn Thị Hoài – Lớp KT5-K3 21 vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc lưu thông hàng hoá dịch vụ thoả mãn 2 tiêu chuẩn trên, mới được gọi là TSCĐ Điểm này giúp ta phân biệt giữa TSCĐ và hàng hoá Ví dụ máy vi tính sẽ là hàng hoá hay thay vì thuộc loại TSCĐ văn phòng, nếu doanh nghiệp mua máy đó để bán Nhưng nếu doanh nghiệp đó sử dụng máy vi tính cho hoạt động của doanh nghiệp thì máy vi tính đó là TSCĐ.

Tài sản cố định cũng phân biệt với đầu tư dài hạn, cho dù cả hai loại này đều được duy trì quá một kỳ kế toán Nhưng đầu tư dài hạn không phải được dùng cho hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp Ví dụ như đất đai được duy trì để mở rộng sản xuất trong tương lai, được xếp vào loại đầu tư dài hạn Ngược lại đất đai mà trên đó xây dựng nhà xưởng của doanh nghiệp thì nó lại là TSCĐ. b, Phân loại và đánh giá tài sản cố định

Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm theo từng đặc trưng nhất định Sự sắp xếp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối đa công dụng của TSCĐ và phục vụ tốt cho công tác thống kê TSCĐ.

Tài sản cố định có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau, như theo hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng mỗi một cách phân loại sẽ đáp ứng được những nhu cầu quản lý nhất định cụ thể:

- Theo hình thái biểu hiện:

Tài sản cố định được phân thành TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình.

Theo tiêu thức này TSCĐ được phân thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài

Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này phản ánh chính xác tỷ trọng

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Một số nhận xét về công tác kế toán tại Công ty CP Công nghiệp E.Nhất

Có thể nói rằng sự phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng lao động trong phòng kế toán là hết sức khoa học và hợp lý Thể hiện, trong phòng đã có sự phân công, từng nghiệp vụ kế toán các nhân viên kế toán đảm nhiệm do đó tránh được tình trạng dư thừa lao động.

Công ty đội ngũ nhân viên kế toán dày dạn kinh nghiệm và năng động, nên công tác kế toán của doanh nghiệp nhạy bén và chuyên nghiệp Các nhân viên kế toán có một không gian làm việc rộng rãi và thoải mái, điều này mang lại tâm lý thoải mái giúp tăng hiệu quả công việc.Không khí trong phòng làm việc khá sôi động và vui vẻ.

Việc tổ chức công tác lưu trữ chứng từ được thực hiện khá khoa học và bài bản, các chứng từ cùng loại được lưu trữ trong cùng một file hồ sơ và do kế toán của từng bộ phận đảm nhiệm Chính vì thế mà việc kiểm kê, kiểm tra, cũng như phục vụ cho công tác kiểm toán, thanh tra thuế luôn tạo điều kiên để hoàn thành với thời gian nhanh và hiệu quả cao.

Một bộ máy kế toán dù hoạt động hiệu quả đến đâu thì cũng có những tồn tại cần xem xét và sữa đổi Ở Công ty CP công nghiệp E.Nhất, em thấy công tác kế toán còn một số nhược điểm sau:

Hiện công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn, tạo nên khối lượng công việc rất lớn cho kế toán.

Công ty chưa triển khai kế toán quản trị để phục vụ cho việc ra quyết định quản trị.

Một số ý kiền nhằm hoàn thiện nâng cao công tác kế toán tại công ty

CP công nghiệp E.Nhất Để khắc phục những nhược điểm còn đang tồn tại ở Công ty CP Công nghiệp E.NHẤT, theo em ban lãnh đạo công ty nên: Áp dụng các phương pháp tính giá thành khác hoặc ứng dụng các phần mềm chuyên nghiệp (như SAP) để giúp giảm khối lượng công việc cho nhân viên kế toán và tính giá thành hiệu quả hơn

Công ty nên xây dựng hệ thống kế toán quản trị hoàn chỉnh để giúp cho việc ra quyết định trong kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao.

Nguyễn Thị Hoài – Lớp KT5-K3 97

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 1.2:  QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO SẢN PHẨM - Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp e nhất
SƠ ĐỒ 1.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO SẢN PHẨM (Trang 12)
SƠ ĐỒ 2.1:  BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY - Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp e nhất
SƠ ĐỒ 2.1 BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY (Trang 16)
SƠ ĐỒ 2.2:  TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC - Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp e nhất
SƠ ĐỒ 2.2 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC (Trang 20)
Sơ đồ hạch toán tổng hợp tăng,  giảm TSCĐ - Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp e nhất
Sơ đồ h ạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ (Trang 34)
Sơ đồ 2.3: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp - Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp e nhất
Sơ đồ 2.3 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp (Trang 50)
BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU - Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp e nhất
BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU (Trang 71)
BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ - Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp e nhất
BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ (Trang 73)
BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ - Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp e nhất
BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ (Trang 74)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại công ty cổ phần công nghiệp e nhất
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w