1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội

72 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Thanh Toán Và Quản Lý Công Nợ Tại Viện Nghiên Cứu Ngô Đan Phượng Hà Nội
Tác giả Trần Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Hữu Ảnh, Th.S. Đỗ Văn Ngọc - Kế Toán Trưởng
Trường học Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 735,5 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I. MỞ ĐẦU (0)
    • 1.1 Đặt vấn đề (7)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (8)
    • 1.3 Phạm vị nghiên cứu (8)
  • PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu (9)
      • 2.1.1 Cơ sở lý thuyết (9)
        • 2.1.1.1 Các vấn đề chung về thanh toán (9)
        • 2.1.1.2 Cơ sở lý luận về công nợ và quản lý công nợ (23)
        • 2.1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá công tác thanh toán và quản lý công nợ (27)
      • 2.1.2 Xây dựng khung phân tích (31)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu (34)
      • 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu (34)
      • 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu (34)
      • 2.2.4 Phương pháp chuyên môn kế toán (34)
  • PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (0)
    • 3.1 Đặc điểm của Viện liên quan đến thanh toán và quản lý công nợ (36)
      • 3.1.1 Nhiệm vụ và chức năng của Viện (36)
        • 3.1.1.1 Nhiệm vụ (37)
        • 3.1.1.2 Chức năng............................................................................................31 3.1.1. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán, điều kiện nhân lực (37)
        • 3.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán (37)
        • 3.1.2.2 Tổ chức ghi sổ kế toán (38)
        • 3.1.2.3 Tình hình lao động của Viện (2006 – 2008) (39)
        • 3.1.2.4 Tình hình cơ sở vật chất của Viện (2006 – 2008) (40)
        • 3.1.2.5 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Viện (2006 – 2008) (41)
    • 3.2 Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại Viện (43)
      • 3.2.1 Thực trạng thanh toán tại Viện (43)
        • 3.2.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và các quan hệ thanh toán (43)
        • 3.2.1.2 Tình hình thanh toán tại Viện (45)
      • 3.2.2 Thực trạng quản lý công nợ tại Viện (51)
        • 3.2.2.1 Quản lý nợ phải thu (51)
        • 3.2.2.2 Quản lý nợ phải trả (54)
      • 3.2.3 Kết quả công tác thanh toán và quản lý nợ (58)
      • 3.2.4 Đánh giá công tác thanh toán và quản lý nợ (62)
      • 3.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh toán và quản lý nợ (63)
      • 3.2.6 Đề xuất (64)
  • PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................61 (67)
  • PHỤ LỤC........................................................................................................62 (68)
    • Mẫu 3.2: Sổ chi tiết công nợ Tài khoản 3311………………………………… 41 Mẫu 3.3: Phiếu chi (47)

Nội dung

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm của Viện liên quan đến thanh toán và quản lý công nợ

3.1.1 Nhiệm vụ và chức năng của Viện

Các nghiên cứu về cây Ngô ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm

1950 thế kỷ XX tại các trường đại học và cao đẳng và các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài Do việc chọn nguồn nguyên liệu ban đầu chưa phù hợp nên suốt hơn 20 năm đã không thu được kết quả đáng kể nào Việc nghiên cứu cây ngô có hệ thống được đánh dấu bằng sự ra đời của Trại nghiên cứu Ngô Sông Bôi - tiền thân của Viện Nghiên cứu Ngô - thuộc bộ nông trường vào năm 1971 tại huyện Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình. Năm 1981 Trại được chuyển thành Trung tâm Nghiên cứu ngô Sông Bôi Năm

1988 Hội đồng bộ trưởng quyết định chuyển Trung tâm thành Viện Nghiên cứu Ngô theo quyết định số 168/QĐ – CT chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trụ sở chính của Viện đặt tại thị trấn Phùng huyện Đan Phượng – Hà Nội Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống ngô Sông Bôi là trực thuộc của Viện. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về cây ngô trên thị trường ngoài Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Ngô Sông Bôi thì năm 2005 Viện thành lập Công ty Tư vấn và Đầu tư Phát triển Ngô thuộc loại hình công ty TNHH Nhà nước một thành viên theo quyết định 40/QĐ – NCN - TCHC ngày 20/06/2005.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Ngô trực thuộc Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hai đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập là Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống Sông Bôi và Công ty Tư vấn và Đầu tư Phát triển Ngô.

Tên giao dịch tiếng anh của Viện là Maize Reseach Institute (MRT).

Viện được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, được sử dụng con dấu mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định.

Trụ sở chính của Viện đặt tại Huyện Đan Phượng – Hà Nội

- Tham gia định hướng chiến lược nghiên cứu và phát triển cây ngô ở Việt Nam.

- Xây dựng quỹ gen ngô, nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống ngô, nghiên cứu các giải pháp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất ngô.

- Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây ngô vào sản xuất. Tham gia đào tạo lực lượng nghiên cứu và chuyển giao cây ngô trong cả nước.

- Hợp tác quốc tế về lĩnh vực cây ngô.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được giao theo đúng quy định của pháp luật.

- Sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

* Trung tâm Nghiên cứu và Sản suất giống ngô Sông Bôi: thực hiện các đề tài chọn tạo giống, nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống xác nhận.

* Công ty Tư vấn và Đầu tư Phát triển Ngô: tư vấn và đầu tư phát triển ngô, sản xuất kinh doanh các hạt giống ngô và cây trồng khác, tham gia nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Nghiên cứu các giải pháp để phát triển cây ngô và một số cây màu có hạt khác luân canh với cây ngô.

- Tổ chức triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây ngô và một số cây màu khác vào sản xuất.

- Thông tin, tư vấn, đào tạo nghiệp vụ khoa học công nghệ về cây ngô trên phạm vị cả nước.

3.1.2 Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán, điều kiện nhân lực, tài sản và sản xuất kinh doanh của Viện

3.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán

Viện Nghiên cứu Ngô là đơn vị sự nghiệp khoa học khoa học có hoạt động sản xuất, kinh doanh Các nguồn thu chủ yếu của Viện bao gồm:

- Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho chi thường xuyên

- Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động nghiên cứu thông qua các đề tài và các dự án đấu thầu hoặc được giao.

- Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Viện Nghiên cứu Ngô áp dụng hình thức kế toán tập trung Toàn bộ công tác kế toán tài chính được thực hiện tại Phòng Kế toán – Tài chính của Viện Từ năm 2001 Viện đã sử dụng phần mềm kế toán tài chính trong việc quản lý tài chính và kế toán Đây là bước phát triển mới đem lại hiệu quả trong công việc. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán là ghi chép và phản ánh chính xác số thực có, sự vận động của tài sản và nguồn vốn, tính toán chính xác kết quả tài chính và lập kế hoạch thu chi tài chính… từ đó cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính kịp thời, chính xác giúp cho Ban Giám đốc Viện trong việc quản lý và đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác.

3.1.2.2 Tổ chức ghi sổ kế toán

Hiện nay Viện Nghiên cứu Ngô đang áp dụng hình thức kế toán ‘Chứng từ ghi sổ’ để ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là việc ghi sổ kế toán được căn cứ trực tiếp từ

‘Chứng từ ghi sổ’ Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới về cách thức quản lý thì Viện cũng đã dùng phần mềm kế toán hỗ trợ cho công việc kế toán Phần mềm mà kế toán mà Viện đang sử dụng là AFSYS 6.0

- Hàng ngày kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị căn cứ vào chứng từ đã qua kiểm tra để nhập dữ liệu vào máy tính Các thông tin nhập vào máy tính sẽ tự động nhập vào các sổ và thẻ kế toán chi tiết có liên quan

- Cuối tháng, kế toán thực hiện việc khoá sổ Việc đối chiếu số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và đảm bảo tính chính xác, trung thực theo các thông tin đã nhập trong kỳ.

- Cuối niên độ kế toán, sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và được kế toán thực hiện các thủ tục pháp lý theo đúng quy định như ghi sổ kế toán bằng tay.

3.1.2.3 Tình hình lao động của Viện (2006 – 2008)

Qua bảng 3.1 tình hình lao động của Viện qua 3 năm được thể hiện về cả số lượng, cơ cấu lao động, tốc độ phát triển Từ năm 2006 đến năm 2008 lao động Viện giảm bình quân là 6,1% Trong đó năm 2007 không tăng so với năm

2006, năm 2008 giảm so với năm 2007 là 14 người tương ứng là 11,8% Số lượng lao động của Viện giảm qua các năm là do hai nguyên nhân: CBCNV đến tuổi nghỉ hưu và một số lượng CBCNV chuyển công tác từ Viện sang Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống Ngô Sông Bôi …

Xét về cơ cấu lao động cũng có sự biến đổi đáng kể qua các năm Năm

2006 trình độ trên đại học là 21 chiếm 17,7% trong tổng số lao động đến năm

2007 tăng lên 29 người chiếm 29%, năm 2008 tăng lên 33 người chiếm 31,4% trong tổng số lao động

Bảng 3.1: Tình hình lao động của Viện (2006 – 2008)

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Trình độ cao đẳng và trung cấp, trình độ khác giảm đi Cụ thể là trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2006 là 22 người năm 2007 giảm còn 17 người, năm 2008 là 14 người bình quân giảm qua 3 năm là 20,2% Trình độ khác cũng giảm bình quân 18,9% Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do Viện luôn quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ của CBCNV Viện Nghiên cứu Ngô là đơn vị nghiên cứu khoa học cho nên trình độ lao động rất cao

3.1.2.4 Tình hình cơ sở vật chất của Viện (2006 – 2008)

Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại Viện

3.2.1 Thực trạng thanh toán tại Viện

3.2.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và các quan hệ thanh toán

* Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Viện

Viện Nghiên cứu Ngô chuyên nghiên cứu lai tạo sản xuất các giống ngô. Các giống ngô được lai tạo và tiêu thụ trên thị trường thông qua quá trình sản xuất kinh doanh khép kín.

Quy trình sản xuất giống ngô của Viện trải qua các giai đoạn như sơ đồ 3.1 và 3.2.

Thứ nhất: Sản xuất giống bố mẹ

Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất hạt giống bố mẹ

Viện giao khoán cho các tác giả và nhóm tác giả sản xuất giống bố mẹ sau đó thu mua lại toàn bộ hạt giống sản xuất được theo tiêu chuẩn, tinh chế, đóng gói đem bán cho các trung tâm cây trồng, các công ty sản xuất hạt giống hoặc để sản xuất hạt lai.

Thứ hai: Sản xuất hạt lai

Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất hạt giống lai

Giao cho tác giả và nhóm tác giả (2)

Sấy, chế biến, đóng gói (4)

Giao khoán cho dân trồng (7)

Mua lại hạt giống lai của dân (8)

Sấy, chế biến, đóng gói (9)

(10) Để sản xuất hạt lai Viện ký kết hợp đồng gia công sản xuất hạt lai với các hộ nông dân, hợp tác xã sau đó cũng mua lại toàn bộ hạt giống ngô lai đủ tiêu chuẩn, tinh chế, đóng gói và tiêu thụ.

* Các quan hệ thanh toán phát sinh trong quá trình SXKD

Trong quá trình sản xuất kinh doanh như trên thì tại mỗi khâu đều phát sinh quan hệ thanh toán.

- Khâu 1, 2, 3 Quan hệ thanh toán giữa Viện và tác giả, nhóm tác giả thuộc các bộ môn Đây là quan hệ thanh toán nội bộ Viện Nghiên cứu Ngô giao nhiệm vụ cho tác giả và nhóm tác giả ở các bộ môn bằng cách ký hợp đồng nhân dòng Viên nghiên cứu cung cấp hạt giống gốc và quy trình nhân dòng cho các bộ môn Các tác giả và nhóm tác giả chịu trách nhiệm về việc sản xuất hạt giống, về mọi thiệt hại do thiên tai gây ra sau đó giao toàn bộ sản phẩm đủ tiêu chuẩn về Viện với giá 50.000 đồng/kg hạt khô Phương thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt Các tác giả và nhóm tác giả thực hiện thanh toán với Viện 50% sau khi thu hoặch 10 ngày, 50% sau 30 ngày bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản Sau khi thu hoạch thì tiến hành thanh lý hợp đồng Giống bố mẹ sau khi được chế biến, tách hạt, sấy… được nhập kho Giống bố mẹ có thể được bán cho các công ty giống cây trồng, hợp tác xã… hoặc có thể để sản xuất hạt lai.

- Khâu 6, 7, 8 Quá trình sản xuất hạt lai Viện Nghiên cứu Ngô thông qua cán bộ kỹ thuật ký kết hợp đồng sản xuất hạt lai với các hợp tác xã, hộ nông dân Viện sẽ ứng giống ngô bố mẹ sau khi sản phẩm được thu hoạch Viện sẽ mua lại với điều kiện và giá thoả thuận ký kết trong hợp đồng là 38.000 đồng/kg Số tiền mà Viện phải trả cho hợp tác xã, hộ dân, cán bộ kỹ thuật là số còn lại sau khi đã đối trừ tiền ứng giống ngô bố mẹ ban đầu Mọi thanh toán thông qua cán bộ kỹ thuật Như vậy quan hệ thanh toán tại khâu này bao gồm khoản phải thu (thu số tạm ứng); khoản phải trả (trả tiền mua ngô từ hợp tác xã, hộ dân) Trong đó, khoản phải thu được đối trừ trên tổng các khoản phải trả.

- Khâu 4, 9 Ngô giống bố mẹ, ngô lai F1 sẽ được Viện thu mua qua các khâu xử lý: tẽ hạt, sấy khô, chế biến, kiểm nghiệm sau đó nhập kho thành phẩm Tại khâu này xảy ra quan hệ thanh toán với công nhân làm thuê, tiền mua vật tư, phẩm nhuộm…

- Khâu 5, 10 Quá trình tiêu thụ sản phẩm Kênh tiêu thụ của viện là kênh trực tiếp tức là Viện sẽ trực tiếp bán ngô lai, ngô giống bố mẹ đến các công ty giống cây trồng, hợp tác xã mà không qua đại lý uỷ quyền đặt tại các địa bàn Tại đây xuất hiện quan hệ phải thu đó là khi bán giống ngô mà khách hàng chưa trả tiền, quan hệ phải trả là khi khách hàng đặt trước tiền hàng, chiết khấu, hỗ trợ vận chuyển.

3.2.1.2 Tình hình thanh toán tại Viện

* Quan hệ thanh toán với nhà cung cấp

Nhà cung cấp của Viện phong phú và đa dạng Các nhà Cung cấp cho Viện gồm: nhà cung cấp nguyên liệu như hoá chất, phẩm nhuộm, bao bì đóng gói; nhà cung cấp dịch vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như cước điện thoại, điện Đối với nhà cung cấp Viện sẽ thanh toán toán bằng tiền mặt (mẫu 3.1) hoặc chuyển khoản Các khoản thanh toán phát sinh được kế toán nhập dữ liệu máy tính tự động cập nhật vào sổ chi tiết công nợ 3311 – Phải trả người bán (mẫu 3.2) bảng tổng hợp công nợ…

Quan hệ thanh toán giữa Viện và nhà cung cấp được thực hiện qua các hoạt động kinh tế về sản xuất, mua bán và giao khoán Trước khi mua hàngViện tiến hành ký kết hợp đồng với nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ về số lượng, chất lượng, đơn giá, tổng số tiền thanh toán, phương thức thanh toán,thời hạn thanh toán Trong quá trình mua bán nếu Viện đặt trước một số tiền hàng thì số tiền phải trả sau khi đã nhận hàng là số tiền sau khi đã đối trừ số tiền trên hoá đơn với số phải trả Sau khi tiến hành xong sẽ làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Đối với quan hệ thanh toán với nhà cung cấp dịch vụ như điện, điện thoại thì Viện ký hợp đồng với nhà cung cấp Hàng tháng Viện sẽ tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp. Đối với Viện Nghiên cứu Ngô còn có quan hệ thanh toán với các tác giả và nhóm tác giả cung cấp giống bố mẹ và các hộ nông dân, hợp tác xã cung cấp giống ngô lai trong trường hợp có rủi ro về thiên tai, sâu bệnh ảnh hưởng đến kết quả sản xuất giống thì Viện sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại mà có mức độ hỗ trợ một phần để giảm chi phí sản xuất.

* Quan hệ thanh toán với khách hàng

Do Viện Nghiên cứu Ngô chuyên nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nên Viện sản xuất, kinh doanh giống ngô và một số cây trồng khác thuộc họ đậu tương trong cùng một hệ thống canh tác Sản phẩm của Viện được phân phối rộng rãi trong cả nước đặc biệt là khu vực phía Bắc.Tại các tỉnh phía Bắc khách hàng thường trực tiếp đến Viện mua hàng Ở khu vực phía Nam, Viện đã chuyển giao việc phân phối sản phẩm cho các Công ty giống cây trồng có trách nhiệm sản xuất và cung ứng toàn bộ các loại giống củaViện cho các tỉnh phía Nam Sản phẩm của Viện đáp ứng được yêu cầu, chất lượng, kỹ thuật canh tác, điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của từng vùng.Chính vì mà bà con nông dân rất ưa chuộng và tin tưởng Do đó, giống ngô bán rất chạy và không xảy ra tình trạng tồn đọng kho sản phẩm Sản phẩm của Viện đều buôn bán trực tiếp qua kho Việc bán hàng được phòng Tài chính - Kế toán đảm nhận.

Mẫu 3.1: Sổ chi tiết công nợ của Tài khoản 3111

SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ

Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 31/12/2008 Tài khoản 3111 Phải thu của khách hàng Đối tượng pháp nhân: Tất cả

Số phát sinh Số dư TKĐƯ

CT tư vấn và ĐTPT ngô - trả tiền giống BM 1.000.000.000 2.643.214.145 11211

Người lập biểu Kế toán trưởng Ngày…tháng … năm

Mẫu 3.2: Sổ chi tiết công nợ Tài khoản 3311

SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ

Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 31/12/2008 Tài khoản 3311 Phải trả người cung cấp Đối tượng pháp nhân: Tất cả

Ngày Số Diễn giải Số phát sinh Số dư TKĐƯ

21/7/2008 UNC Chuyển ứng CT ATD 84.000.000 59.252.000

Tạm ứng dự toán ngân sách mua TBKHCN 692.000.000 751.252.000 11211

3311 Phải trả người cung cấp 1.561.900.000 1.639.323.500 -102.171.500

Người lập biểu Kế toán trưởng Ngày Tháng…Năm…

Mẫu 3.3: Phiếu chi Đơn vị: Viện Nghiên cứu Ngô

(Ban hành theo QĐ số:19/2006/QĐ - BTC Ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC

Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Khắc Tiệp Địa chỉ: Phòng hành chính

Lý do chi: TT tiền phụ cấp CTP

(Viết bằng chữ: Bốn trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn./.)

Kèm theo: 03 Chứng từ kế toán Ngày tháng năm

Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu

(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Bốn trăm sáu mươi nghìn đồng./.

Thủ quỹ Người nhận tiền

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):………

Khách hàng của Viện là các hợp tác xã, các Công ty giống cây trồng, các cửa hàng có chức năng kinh doanh giống cây trồng ở các nơi như: Công ty

Cổ phần Cây trồng Thanh Hoá, Công ty TNHHBVTV Sài Gòn, hợp tác xã Cát Trù Phú Thọ, Cửa hàng Thanh Toàn… Khi giao bán sản phẩm, Viện thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng Trong hợp đồng ghi rõ nội dung thanh toán và hình thức thanh toán, số lượng, đơn giá, tổng tiền bán hàng, thời hạn thanh toán Thời hạn thanh toán của các hợp đồng khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng hàng bán và chính sách của Viện Hình thức thanh toán của Viện thường là

TK có: 1111 thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản Sau khi ký kết hợp đồng, Viện thực hiện xuất sản phẩm cho khách hàng Đồng thời kế toán nhập thông tin của nghiệp vụ vào máy tính, dữ liệu sẽ tự động nhập vào sổ chi tiết tài khoản 3311 - Phải trả người cung cấp (mẫu 3.3), bảng tổng hợp công nợ… Khi đã giao hàng cho khách hàng, Viện sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng khi khách hàng thanh toán hết số tiền nợ mua hàng Trong trường hợp khách hàng mua ứng trước tiền hàng, đến khi thanh toán số tiền hàng của Viện, số tiền đó sẽ được đối trừ với giá trị tiền mua hàng phải trả Viện Với quan hệ thanh toán này, đối tượng công nợ chính là khách hàng của Viện Việc mua bán và thanh toán thực hiện trực tiếp giữa Viện và khách hàng Khách hàng của Viện thường là các khách hàng quen thuộc nên trong quan hệ phải thu khách hàng thì Viện không gặp khó khăn Tuy nhiên, do quen biết nên Viện vẫn còn để cho khách hàng nợ quá hạn dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng vốn gây bất lợi cho Viện.

* Quan hệ thanh toán ngân hàng và Nhà nước

- Quan hệ thanh toán với ngân hàng

Trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh Viện nghiên cứu Ngô mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đan Phượng để thực hiện các giao dịch thanh toán.Trong quan hệ thanh toán này xuất hiện các khoản thanh toán là Viện thu số tiền lãi trên số tiền gửi cộng dồn vào tiền gửi, chi trả phí dịch vụ đối với các khoản tiền gửi, uỷ nhiệm thu… chi phí này được trừ vào tiền gửi

+ Quan hệ thanh toán với Nhà nước

Viện Nghiên cứu Ngô là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu từ sản xuất kinh doanh và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nên cũng phải nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước Thuế mà Viện phải nộp cho Nhà nước bao gồm thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp Do đặc thù sản phẩm của Viện là giống cây trồng nông nghiệp nên Viện không phải nộp thuế giá trị gia tăng. Đối với thuế môn bài: Số thuế mà doanh nghiệp phải nộp căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy phép kinh doanh cụ thể có các mực từ 1- 3 triệu đồng tuỳ vào số vốn đăng ký Viện không có giấy phép đăng ký kinh doanh số thuế môn bài mà Viện phải nộp là 1.000.000 Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Trước năm 2005 năm khi chưa thành lập Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô thì việc tiêu thụ sản phẩm và do có uy tín nên tạo ra lợi nhuận trước thuế là lớn do đó số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước cũng lớn Đến năm 2005 thành lập Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Ngô thì việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu được chuyển sang Công ty cho nên số thuế Viện phải nộp giảm.Thuế suất thuế thuế thu nhập doanh nghiệp mà Viện phải chịu là 28% (từ ngày 1/1/2009 thuế suất mà Viện phải chịu theo quy định mới là 25%) Đối với các doanh nghiệp thì đầu năm phải xác định số thuế tạm tính và tạm nộp Cuối năm số thuế phải nộp bằng tổng số thuế quyết toán trừ đi số tạm nộp Đối với Viện Nghiên cứu Ngô là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật thì chỉ nộp thuế một lần vào cuối năm tài chính

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích công tác thanh toán và quản lý nợ tại Viện - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
Sơ đồ 2.1 Khung phân tích công tác thanh toán và quản lý nợ tại Viện (Trang 33)
Bảng 3.1: Tình hình lao động của Viện (2006 – 2008) - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
Bảng 3.1 Tình hình lao động của Viện (2006 – 2008) (Trang 39)
Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Viện (2006 – 2008) - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
Bảng 3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Viện (2006 – 2008) (Trang 41)
Bảng 3.3: Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Viện (2006 – 2008) - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
Bảng 3.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Viện (2006 – 2008) (Trang 42)
Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất hạt giống lai - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
Sơ đồ 3.2 Quy trình sản xuất hạt giống lai (Trang 43)
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất hạt giống bố mẹ - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
Sơ đồ 3.1 Quy trình sản xuất hạt giống bố mẹ (Trang 43)
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tiếp nhận kinh phí của Viện - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ tiếp nhận kinh phí của Viện (Trang 50)
Mẫu 3.5: Bảng tổng hợp công nợ Tài khoản 3311 - Phải trả người cung cấp - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
u 3.5: Bảng tổng hợp công nợ Tài khoản 3311 - Phải trả người cung cấp (Trang 57)
Bảng 3.4: Tình hình công nợ của Viện (2006 -2008) - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
Bảng 3.4 Tình hình công nợ của Viện (2006 -2008) (Trang 60)
Bảng 3.5: Bảng phân tích công nợ của Viện (2006 -2008) - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
Bảng 3.5 Bảng phân tích công nợ của Viện (2006 -2008) (Trang 61)
Bảng 3.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán của Viện (2006 – 2008) - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
Bảng 3.6 Bảng phân tích khả năng thanh toán của Viện (2006 – 2008) (Trang 61)
BẢNG TỔNG HỢP CÔNG NỢ - Tình hình thanh toán và quản lý công nợ tại viện nghiên cứu ngô đan phượng hà nội
BẢNG TỔNG HỢP CÔNG NỢ (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w