1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ÔN TRIẾT HỌC THI ĐẦU VÀO CAO HỌC, TÀI LIỆU DÀNH CHO CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC

46 768 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 421,5 KB

Nội dung

Lêninnhấn mạnh, sự phân nhỏ của nguyên tử, sự biến đổi của mọi hình thức vật chất và sựvận động của nó là điều khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng.Mọi giới hạn tron

Trang 1

Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của V.I.Lênin? Ý nghĩa khoa học của định nghĩa?

Xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượnggiữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở dầu tiên củamọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần, còn vật chất chỉ là sản phẩm của bản nguyêntinh thần ấy thì chủ nghĩa duy vật khẳng định bản chất của thế giới, thực thể của thếgiới là vật chất – cái tồn tại vĩnh viễn, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với nhữngthuộc tính của chúng

Vào thời cổ đại các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung vớinhững dạng cụ thể của nó, tức là những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thếgiới bên ngoài Đỉnh cao của tư tưởng duy vật cổ đại về vật là thuyết nguyên tử củaLơxip và Đemocrt Nguyên tử là các phần tử cực nhỏ, cứng, không thể xâm nhậpđược, không thể cảm giác được Nguyên tử có thể nhận biết được bằng tư duy

Thời kỳ phục hưng đặc biệt là thời kỳ cận đại thế kỷ XVII – XVIII , khoa học tự

nhiên phát triển mạnh Chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã

có nhiều bước phát triển mới, chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng Tuy nhiên, khoahọc thời kỳ này mới có cơ học cổ điển phát triển nhất nên hầu hết vẫn đồng nhất vậtchất với những thuộc tính cụ thể của nó: quảng tính, khối lượng, lực hấp dẫn và lựcđẩy

- Chủ nghĩa DVBC: C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những giá trị tích cực,

đồng thời vạch ra những hạn chế trong quan niệm về vật chất của các nhà duy vậttrước đó, đồng thời các ông đã tổng kết những thành tựu của khoa học hiện đại, kháiquát thành một quan niệm khoa học về vật chất Các ông nêu lên quan niệm về sự đốilập giữa vật chất và ý thức, về tính thống nhất vật chất thế giới, về những hình thứctồn tại của nó là vận động, không gian và thời gian

C.Mác và Ph.Ăngghen chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất,nhưng những tư tưởng về vật chất của các ông đã có ý nghĩa quan trọng đối với sựphát triển của khoa học thời bấy giờ Nó là cơ sở trực tiếp để V.I.Lênin phát triển họcthuyết duy vật biện chứng và đưa ra định nghĩa vật chất nổi tiếng sau này

- Hoàn cảnh ra đời định nghĩa vật chất của V.I.Lêni

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng trongkhoa học tự nhiên, nhất là vật lý học, nó được đánh dấu bằng một loạt phát minhquan trọng:

Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X, là tia có bước sóng cực ngắn và gần nhưkhông có trọng lượng

Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của một số nguyên tốhoá học

Năm 1897, Tômxơn tìm ra điện tử (electron).và chứng minh điện tử là mộtthành tố cấu tạo nên nguyên tử

Năm 1901, Kaufman chứng minh được khối lượng của điện tử không phải làkhối lượng tĩnh mà là khối lượng thay đổi theo tốc độ vận động của điện tử

Những phát hiện đó của vật lý học đã chứng minh rằng nguyên tử có cấu trúcphức tạp, có thể phân chia được, có thể phá huỷ và chuyển hoá

Trang 2

Những phát hiện khoa học đó là bước tiến của loài người trong việc nhận thứcgiới tự nhiên, đồng thời cũng đối lập với những quan niệm máy móc, siêu hình đangthống trị trong khoa học thời bấy giờ

Những quan niệm đương thời về giới hạn tột cụng của vật chất là nguyên tử haykhối lượng đã sụp đổ trước khoa học Vấn đề là ở chỗ, trong nhận thức lúc đó, các hạtđiện tích và trường điện từ coi là cái gì đó phi vật chất Đây chính là mảnh đất để chủnghĩa duy tâm lợi dụng Họ cho rằng ”vật chất” của chủ nghĩa duy vật đã biến mấtnền tảng của chủ nghĩa duy vật đã sụp đổ

Trước tình hình đó, V.I.Lênin đã tiến hành phê phán một cách toàn diện chủnghĩa duy tâm, đặc biệt là chủ nghĩa duy tâm chủ quan đang thịnh hành đầu thế kỷXX; vạch ra nguyên nhân của cuộc “khủng hoảng vật lý”, và vạch ra lối thoat chocuộc khủng hoảng đó; qua đó Lênin làm giàu thêm lý luận nhận thức mácxít

V.I.Lênin đã khẳng định, chính những phát minh mới của khoa học tự nhiênkhông bác bỏ mà còn xác minh tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng,chứng minh sự tồn tại khách quan và vô tận của thế giới vật chất(1)

Lênin đã chỉ ra con đường để các nhà khoa học thoát khỏi cuộc khủng hoảng vật

lý là phải thay chủ nghĩa duy vật siêu hình bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng Lêninnhấn mạnh, sự phân nhỏ của nguyên tử, sự biến đổi của mọi hình thức vật chất và sựvận động của nó là điều khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng.Mọi giới hạn trong tự nhiên đều chỉ là tương đối, có điều kiện, đều vận động; cũnggiống như thế giới khách quan, tri thức của chúng ta về nó luôn biến đổi, phát triển.Vật chất không biến mất và không bao giờ biến mất Sự phát triển của khoa học tựnhiên không chứng tỏ vật chất biến mất, mà chỉ chứng tỏ cái giới hạn nhận thức củacon người về vật chất mà thôi, vì nhận thức của chúng ta luôn luôn phát triển sâu sắcthêm, nhận thức của chúng ta về những thuộc tính của vật chất là tương đối và biếnđổi

Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, viết

năm 1908, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất:

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” (2)

- Nội dung định nghĩa vật chất:

+ Thứ nhất, cần phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học khác

với phạm trù vật chất của các khoa học khác Phạm trù triết học khái quát hơn phạmtrù các khoa học khác Các đối tượng vật chất cụ thể đều có giới hạn, có sinh ra vàmất đi, chuyển hoá thành cái khác, còn vật chất nói chung thì vô hạn và vô tận, khôngsinh ra và mất đi Vì vậy, không thể qui vật chất về một dạng cụ thể duy nhất nào đócủa vật chất Ví dụ, trong mệnh đề “nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân” thì chữ

“vật chất” trong “đời sống vật chất” không phải là phạm trù vật chất của triết học màLênin định nghĩa

+ Thứ hai, vật chất có thuộc tính cơ bản nhất, quan trọng nhất, phổ biến nhất

là “thực tại khách quan” và “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Đó là tất cả những

(1) V.I.Lê-nin: TT, Nxb TB, M, 1980, t.18, tr 36-37,

(2) V.I.Lê-nin: TT, Nxb TB, M, 1977.t.18, tr 151

Trang 3

gì tồn tại thực sự ở bên ngoài con người không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan củacon người Chẳng hạn trái đất, ngôi sao, điện tử, nước, lửa, không khí, ánh sáng…những cái này tồn tại thực và không phụ thuộc vào ý muốn của con người Con người

có tồn tại hay không tồn tại, có biết hay không biết chúng thì chúng vẫn tồn tại tựthân chúng

Lưu ý, có những cái tồn tại thực nhưng lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người như tư tưởng tiểu tư sản, tình yêu, lòng căm thù… những cái đó không phải là vật chất vì nó phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Con người gạt bỏ những tư tưởng này thì không còn, con người giữ chúng thì chúng còn tồn tại trong

ý thức của con người

Như vậy, thực tại khách quan là tiêu chuẩn cần và đủ để phân biệt cái gì thuộc

về vật chất Điều này cũng nói lên rằng, vật chất có nhiều thuộc tính nhưng thuộc tínhthực tại khách quan là thuộc tính cơ bản nhất, quan trọng nhất của vật chất Ví dụ,quan hệ sản xuất, mặc dù chúng ta không nhìn tháy được, không đo được chúng…nhưng vì chúng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người cho nên chúngthuộc quan hệ vật chất

Ngày nay, khoa học ngày càng đi sâu khám phá những bí mật của thế giới vậtchất, càng phát hiện thêm những dạng hạt, phản hạt, các loại trường với những kếtcấu và thuộc tính mới lạ đối với con người Điều đó thể hiện sự tồn tại khách quancủa thế giới vật chất với tính đa dạng của nó Khoa học ngày càng phát triển, càngkhẳng định quan niệm duy vật biện chứng về vật chất là đúng đắn, và do đó, chủnghĩa duy vật biện chứng trở thành thế giới quan và phương pháp luận của các khoahọc hiện đại, kể cả trong điều kiện đổi mới tư duy hiện nay

Định nghĩa của Lênin về vật chất đã bao quát toàn bộ hiện thực - cả tự nhiên và

cả trong xã hội Điều đó hết sức quan trọng để hiểu đúng vật chất xã hội là dạng vật

chất không tồn tại dưới dạng vật thể Chẳng hạn, các quan hệ sản xuất là có tính vậtchất, mặc dù ở đây không hề có một nguyên tử vật chất nào

+ Thứ ba, cụm từ “được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác

của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”trong định nghĩa của V.I.Lênin có nghĩa là thực tại khách quan (vật chất) là có trước,cảm giác, ý thức của con người có sau và có thể phản ánh được thực tại khách quan(vật chất) qua bộ óc người Điều này cũng chứng tỏ, vật chất không tồn tại trừu tượngđâu đó mà tồn tại qua các dạng cụ thể Những dạng cụ thể này sẽ được cảm giác conngười phản ánh Điều này cũng có nghĩa là ý thức của con người có thể phản ánhđược vật chất Tức là, con người có thể nhận thức được vật chất

Tóm lại, định nghĩa vật chất của V.I Lê nin bao gồm những nội dung cơ bảnsau

 Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào

ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hy chưa nhận thức được

 Vật chất - cái gây lên cảm giác của con người khi nó tác động vào các giácquan của chúng ta, do đó vật chất là cái có thể nhận thức được

 Vật chất - cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của

nó mà thôi Nói cách khác ý thức là sản phẩm của vật chất có kết cấu tổ chức cao đóchính là bộ óc của con người

- Ý nghĩa của định nghĩa vật chất.

Trang 4

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin có ý nghĩa thế giới quan và phương phápluận quan trọng:

+ Giải đáp duy vật khoa học vấn đề cơ bản của triết học Đó là mối quan hệ giữavật chất và ý thức và khả năng nhận thức thế giới của con người

+ Khắc phục những cuộc khủng hoảng trong khoa học, khắc phục tính trựcquan, siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ, pháttriển chủ nghĩa duy vật lên một trình độ mới thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, tạo

cơ sở khoa học cho quan niệm duy vật trong lĩnh vực xã hội đó là chủ nghĩa duy vậtlịch sử; đồng thời tạo cơ sở cho sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng vớichủ nghĩa duy vật lịch sử

+ Chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết

+ Là cơ sở cho việc xây dựng quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã

hội Làm cho CNDV triệt để cả trong lĩnh vực xã hội (vận dụng vào phân tích các

hiện tượng xã hội), từ đó liên kết chặt chẽ giữa CNDV và phép biện chứng

+ Cổ vũ các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ra ngày càngnhiều những thuộc tính mới, kết cấu mới của vật chất, không ngừng làm phong phútri thức của con người về thế giới

Câu 2: Quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững mối quan hệ này?

1 Định nghĩa

+ Phạm trù vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại

khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng tachép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

+ Phạm trù ý thức: Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người

một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trên cơ sở hoạt động thực tiễn Ý thức là hìnhảnh chủ quan của thế giới khách quan Ý thức là hình ảnh của sự vật được thực hiện ởtrong óc người Ý thức là mang tính chất xã hội Ý thức không phải là một hiện tượng

tự nhiên thuần tuý, mà ngay từ đầu nó đã là một sản phẩm của xã hội, bắt nguồn từthực tiễn lịch sử xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội, và vẫn là như vậy, chừngnào con người còn tồn tại

2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

a) Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức

- Vật chất có trước, ý thức có sau Vật chất tồn tại khách quan độc lập với ýthức, là nguồn gốc của ý thức Óc người là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức,không có bộ óc người thì không thể có ý thức Vật chất quyết định ý thức theo nghĩa

nó sinh ra ý thức (ý thức gắn liền với con người là kết quả của một quá trình tiến hoálâu dài phức tạp của giới tự nhiên); nó qui định nội dung của ý thức (vì ý thức suycho cùng là phản ánh thế giới vật chất bên ngoài); mọi sự tồn tại, phát triển của ýthức đều gắn liền với quá trình biến đổi của thế giới vật chất; thế giới vật chất (đờisống vật chất) thay đổi, thế giới tinh thần (đời sống tinh thần) sớm muộn cũng phảithay đổi theo

- Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ óc trong quá trìnhphản ánh thế giới khách quan Do vậy, bộ óc có ảnh hưởng trực tiếp đến phản ánh có

ý thức của con người Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ não con người,

là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

Trang 5

- Thế giới khách quan là nguồn gốc của phản ánh có ý thức, quyết định nộidung của ý thức.

- Vai trò của vật chất đối với ý thức trong đời sống xã hội được bộc lộ ở mốiquan hệ giữa kinh tế và văn hoá, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Trong đời sống

xã hội sự phát triển của kinh tế qui định sự phát triển của đời sống văn hoá Trong xãhội cộng sản nguyên thủy, đời sống vật chất hết sức thấp kém thì đời sống tinh thầncũng bị giới hạn Trong điều kiện đó chưa thể có lý luận, càng chưa thể có các lýthuyết khoa học

b) Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trờ lại vật chất

Ngay trong “Phê phán học thuyết pháp quyền của Hêghen” (Lời nói đầu) C.Mác

đã viết: “lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó xâm nhập vào quầnchúng”(1)

- Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, có tính năng động, sáng tạonên có thể tác động trở lại vật chất, góp phần cải biến thế giới vật chất

- Ý thức tác động theo cả hướng tích cực và tiêu cực Ý thức phản ánh đúng hiệnthực khách quan thì có tác dụng thúc đẩy và ngược lại Trong lịch sử loài người,những tư tưởng phản động đã từng là vật cản đối với sự phát triển của lịch sử Nhiều

tư tưởng duy tâm tôn giáo đã hạn chế năng lực thực tiễn của con người Tư tưởng báquyền, đế quốc chủ nghĩa đã từng gây ra những cuộc chiến tranh tàn khốc làm haotổn biết bao sức người, sức của

- Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của conngười

- Tuy nhiên, xét đến cùng, ý thức vẫn phải phụ thuộc vào thế giới vật chất vàcác điều kiện khách quan

- Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của conngười; hình thành nên những mục tiêu, kế hoạch, ý chí, biện pháp cho hoạt động củahọ; nó có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công haythất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định

- Xã hội càng phát triển, vai trò của ý thức ngày càng to lớn Trong thời đạingày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, kinh tế tri thức đã tạo ranhững sự phát triển vượt bậc về năng suất lao động Con người trong thế giới hiện đạiđang khai thác ngày càng qui mô những sức mạnh vật chất tiềm tàng trong tự nhiên,trong xã hội và trong chính bản thân mình Tất cả những việc làm đó là nhờ có trithức khoa học dẫn đường, nhờ có ý chí vươn lên để làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên

và làm chủ bản thân

3 Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức, ý thức chỉ là sự phản

ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, Vì vậy, trong hoạt động nhận

thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tế

khách quan, hành động tuân theo quy luật khách quan Không được lấy ý muốn chủquan thay cho điều kiện khách quan Cần tránh thái độ chủ quan, duy ý chí, nóng vội,định kiến, không trung thực

(1) C.Mác- Ph.Ăngghen: TT, Nxb CTQG, H, 1995, t 1, tr 580

.

Trang 6

Thứ hai, ý thức có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại vật chất thông

qua hoạt động thực tiễn của con người Vì vậy, phải thấy được vai trò tích cực của ýthức, tinh thần để sử dụng có hiệu quả các điều kiện vật chất hiện có Nghĩa là, phải

biết động viên tinh thần, phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của ý thức,

tinh thần vượt khó vươn lên… Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải nângcao trình độ tri thức, bồi dưỡng, rèn luyện tư duy trí tuệ, trình độ lý luận… Chốngthái độ ỷ lại, bảo thủ trì trệ…Tuy nhiên sự tác động của ý thức đối với vật chất phảithông qua hoạt động của con người

Thứ ba, cần tránh rơi vào “chủ nghĩa khách quan” tức là tuyệt đối hoá điều

kiện vật chất, ỷ lại, trông chờ vào điều kiện vật chất kiểu “Đại lãn chờ sung”, khôngchịu cố gắng, không tích cực, chủ động vượt khó, vươn lên

Thứ tư, cần chống lại bệnh chủ quan duy ý chí, tuyệt đối hoá vai trò của ý

thức,của ý chí, cho rằng ý chí, ý thức nói chung có thể thay được điều kiện kháchquan, quyết định điều kiện khách quan

Toàn bộ ý nghĩa phương pháp này cũng là những yêu cầu của quan điểm(nguyên tắc) khách quan Vì vậy, chúng ta thấy, chính quan điểm của triết học Mác-Lênin về vật chất, ý thức về quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở lý luận củanguyên tắc (quan điểm) khách quan

Từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và từ kinh nghiệm thành công và thátbại trong quá trính lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam đã rút ra bài họcquan trọng là “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôntrọng quy luật khách quan” Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, Đảng chủ trương huy động ngày càng cao mọi nguồn lực trong và ngoàinước, đặc biệt là nguồn lực của nhân dân vào công cuộc phát triển đất nước, muốnvậy phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnhtoàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tìnhtrạng kém phát triển, thực hiện “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Câu 3: Nguồn gốc, bản chất của ý thức?

Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức

1 Nguồn gốc của ý thức

Theo triết học duy vật biện chứng, ý thức của con người là sản phẩm của quátrình phát triển của cả tự nhiên và cả lịch sử - xã hội Nói khác đi, ý thức có nguồngốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

- Nguồn gốc tự nhiên

Triết học duy vật biện chứng chỉ ra rằng, chính bộ óc người (cơ quan phản ánh)

và sự tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người là nguồn gốc tự nhiên của ýthức

Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất Đó là năng lực giữ lại và

tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác khihai hệ thống vật chất đó tác động lẫn nhau Kết quả phản ánh phụ thuộc vào cả vật tácđộng và vật nhận tác động Vật nhận tác động sẽ mang thông tin của vật tác động Ví

dụ, cầm búa (vật tác động) tác động vào tấm gỗ (vật nhận tác động), tấm gỗ có thể bịlõm Vết lõm trên tấm gỗ cho ta thông tin về cái búa

Cùng với sự phát triển của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cũngphát triển từ thấp lên cao; phản ánh vật lý, phản ánh hoá học – hai dạng phản ánh này

Trang 7

có tính chất thụ động, chưa có định hướng lựa chọn Phản ánh sinh học đặc trưng chothế giới tự nhiên sống Hình thức phản ánh sinh học cũng có những hình thức khácnhau như kích thích- tức là phản ứng trả lời tác động của một bên ngoài đối với cơthể sống; cảm ứng - đó là sự phản ứng thể hiện sự nhạy cảm đi với sự thay đổi củamôi trường; phản ánh tâm lý động vật – là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhucầu trực tiếp của sinh lý cơ thể và do quy luật sinh học chi phối.

Phản ánh ý thức của con người – là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở conngười Nó là thuộc tính của một dạng vật chất đặc biệt, có tổ chức cao là bộ óc người

Có thể nói, ý thức bắt nguồn từ thuộc tính của vật chất – thuộc tính phản ánh – pháttriển thành Đây là quá trình hết sức lâu dài

Bộ óc người (có hàng tỉ tế bào thần kinh) Các tế bào thần kinh liên hệ vớinhau và với các giác quan, tạo thành những mối liên hệ thu - nhận, điều khiển hoạtđộng của cơ thể con người và thế giới bên goài

- Nguồn gốc xã hội

Triết học duy vật biện chứng chỉ ra rằng, lao động và ngôn ngữ là 2 nguồn gốc

xã hội quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của ý thức

Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra nhữngsản phẩm phục vụ các nhu cầu của con người Chính lao động đóng vai trò quyết địnhtrong việc chuyển biến vượn người thành người, làm cho con người khác động vật.Động vật chỉ biết sử dụng những vật phẩm sẵn có trong tự nhiên, con người thôngqua lao động chế tạo ra những sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên để phục vụ chonhu cầu của mình Lao động giúp bộ óc phát triển Hơn nữa, lao động ngay từ đầu đãmang tính tập thể xã hội Vì vậy, từ lao động làm nảy sinh nhu cầu trao đổi kinhnghiệm, tư tưởng giữa con người với nhau Trên cơ sở đó thúc đẩy sự ra đời của ngônngữ, thúc đẩy tư duy trừu tượng phát triển Nhờ có ngôn ngữ mà ý thức tồn tại vàphát triển Bởi lẽ, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức Laođộng giúp con người tác động vào sự vật làm cho sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất,quy luật Những thuộc tính, tính chất, quy luật ấy tác động lên bộ óc con người Trên

cơ sở đó trong bộ óc con người hình thành tri thức về các sự vật, hiện tượng ấy Nóikhác đi, thông qua lao động mà con người mới phản ánh được thế giới khách quan

Như vậy, lao động và ngôn ngữ là “hai sức kích thích chủ yếu” để biến bộ nãovượn thành não người, phản ánh tâm lý động vật thành ý thức

2 Bản chất của ý thức

Các nhà triết học duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, cho ý thức là mộtthực thể độc lập tuyệt đối, quyết định vật chất chứ không phải là phản ánh vật chất.Các nhà duy vật siêu hình lại coi ý thức chỉ là sự phản ánh thụ động vật chất Họchưa thấy được tính năng động, sáng tạo của ý thức

Theo triết học duy vật biện chứng, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quanvào bộ óc người, nghĩa là phản ánh ý thức phải dựa trên nhu cầu thực tiễn, do thựctiễn quy định Nhu cầu thực tiễn quy định chủ thể phải nhận thức cái được phản ánh

Phản ánh ý thức là tích cực, chủ động Nghĩa là trên cơ sở hoạt động thực tiễncon người chủ động tác động vào sự vật, hiện tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính,tính chất, qua đó con người phản ánh và có hiểu biết về sự vật, hiện tượng Hơn nữa,con người còn biết vận dụng tri thức để nhận thức và cải tạo thế giới khách quan

Phản ánh ý thức là phản ánh sáng tạo Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giớikhách quan Ý thức là hình ảnh của sự vật được cải biến ở trong óc người Do vậy, ý

Trang 8

thức không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý Ví dụ, hình ảnh của conngười trong gương khi soi gương không phải là ý thức mà là hình ảnh vật lý Hìnhảnh được phát trên vô tuyến cũng không phải là ý thức.

Tính sáng tạo của ý thức thể hiện rất đa dạng:

- Trên cơ cơ sở những tri thức có trước ý thức của con người có thể tạo ra trithức mới về sự vật;

- Con người có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế;

- Con người trên cơ sở hiểu biế về sự vật có thể dự báo tương lai, khuynhhướng vận động của sự vật;

- Ý thức của con người có thể tạo ra những huyền thoại, ảo tưởng…

Quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người là quá trình năngđộng sáng tạo Quá trình năng động sáng tạo thống nhất ở ba mặt sau:

Thứ nhất, trao đổi thông tin giữa chủ thể phản ánh và đối tượng phản ánh Sự

trao đổ này có tính chất hai chiều và có chọn lọc, có định hướng

Thứ hai, chủ thể mô hình hoá đối tượng phản ánh trong tư duy dưới dạng tinh

thần Đây là quá trình cải biến, sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần, tư tưởng ởtrong bộ óc con người

Thứ ba, chủ thể thực hiện quá trình hiện thực hoá tư tưởng, vật chất hoá tinh

thần, ý thức thông qua hoạt động thực tiễn của mình

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tính sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh

Do vậy, ý thức xét đến cùng luôn bị quy định bởi vật chất Sáng tạo và phản ánh làhai mặt của bản chất ý thức

Ý thức là hiện tượng xã hội, vì sự ra đời tồn tại của nó gắn liền với hoạt độngthực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ quy luật sinh học mà cả quy luật xã hội Ý thứcluôn mang bản chất xã hội “Con người” sống ngoài xã hội thì không thể trở thànhngười đích thực và cũng không thể có ý thức được

Câu 4: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ này?

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù, những quy luật cơ bản, phản ánh đúng đắn hiện thực Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý cơ bản và khái quát nhất

1 Khái niệm mối liên hệ

Các nhà triết học duy tâm cho rằng, giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệvới nhau, nhưng cơ sở của mối liên hệ này là tinh thần, hay lực lượng siêu nhiên

Các nhà duy vật siêu hình lại không thấy được mối liên hệ giữa các sự vật.Thường thì họ cho rằng, các sự vật chỉ đứng bên cạnh nhau, độc lập, biệt lập nhaugiữa chúng không có mối liên hệ gì Nếu có chăng nữa thì theo họ, đó là mối liên hệngẫu nhiên, không có cơ sở

Triết học duy vật biện chứng công nhận mối liên hệ khách quan giữa các sựvật, hiện tượng

Liên hệ là phạm trù triết học chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự

phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự

Trang 9

vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sựvật, hiện tượng, một quá trình.

Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế

giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mốiliên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; đều chịu sự chi phối, tác động ảnh hưởng củacác sự vật, hiện tượng khác

Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới Chúng

ta đều rõ, dù các sự vật trong thế giới đa dạng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ lànhững hình thức tồn tại cụ thể của vật chất Cho nên, chung đều chịu sự chi phối củaquy luật vật chất Ngay cả ý thức, tinh thần cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vậtchất có tổ chức cao là bộ óc người Do vậy, ý thức tinh thần cũng bị chi phối bởi quyluật vật chất

2 Các tính chất của mối liên hệ

Theo triết học duy vật biện chứng, mối liên hệ có các tính chất sau:

Tính khách quan- nghĩa là mối liên hệ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan

của con người, chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật, hiện tượng Mối liên hệ là mối liên

hệ vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng

Tính phổ biến- nghĩa là mối liên hệ tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy;

có ở mọi lúc, mọi nơi Ngay trong cùng một sự vật, trong bất kỳ thời gian nào, khônggian nào luôn có mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành sự vật

Tính đa dạng, phong phú – rất nhiều mối liên hệ khác nhau phụ thuộc vào góc

độ xem xét: chẳng hạn, mối liên hệ bên trong – bên ngoài mối liên hệ tất yếu – ngẫunhiên; mối liên hệ trực tiếp – gián tiếp; mối liên hệ chủ yếu – thứ yếu, mối liên hệ xa– gần; mối liên hệ bản chất và không bản chất Mỗi cặp mối liên hệ này có vai tròkhác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Sự phân chiacác cặp mối liên hệ này cũng chỉ là tương đối Ví dụ, mối liên hệ này trong quan hệnày được coi là mối liên hệ bên trong nhưng trong quan hệ khác lại được coi là mốiliên hệ bên ngoài

3 Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về mối liên hệ là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong nhậnthức và hoạt động thực tiễn Quan điểm toàn diện đòi hỏi:

+ Khi nhận thức sự vật phải nhận thức trong mối liên hệ với các sự vật, hiệntượng khác; trong mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố của bản thân sự vật đó

+ Để cải tạo sự vật trên thực tế phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp

+ Phải biết phân loại đúng các mối liên hệ, trên cơ sở đó nhận thức đúng vàgiải quyết để thúc đẩy sự vật tiến lên

+ Chống lại quan điểm chiết trung – lắp ghép một cách máy móc vô nguyên tắcnhững cái trái ngược nhau vào làm một; chống lại ngụy biện – một kiểu đánh tráo cácmối liên hệ một cách có ý thức, có chủ định

- Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú cho nên trong hoạt động nhận

thức và thực tiễn phải tôn trọng quan điểm lịch sử – cụ thể Khi nhận thức sự vật thì

phải xem xét sự vật luôn trong điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian cụ thể.Phải xem xét sự vật ra đời trong hoàn cảnh nào? Nó tồn tại, vận động, phát triển trongnhững điều kiện nào? Trong hoạt động thực tiễn khả năng giải quyết vấn đề thực tiễnnào phải có những biện pháp rất cụ thể, không được chung chung Khi vận dụngnhững nguyên lý, lý luận chung vào thực tiễn phải xuất phát từ những điều kiện thực

Trang 10

tiễn lịch sử – cụ thể Quan điểm lịch sử – cụ thể chống lại quan điểm giáo điều Như vậy, chính quan điểm triết học Mác-Lênin về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử – cụ thể.

- Chống lại quan điểm phiến diện, một chiều trong nhận thức cũng như tronghành động

- Quan điểm toàn diện đòi hỏi không được bình quân, dàn đều khi xem xét,

đáng giá sự vật mà phải có trọng tâm, trọng điểm.

Câu 5: Nội dung, ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?

1 Vị trí của quy luật

- Đây là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật V.I.Lêningọi nó là hạt nhân của phép biện chứng

- Quy luật này chỉ ra nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

2 Khái niệm

Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những những mặt tráingược nhau gọi là những mặt đối lập

Mặt đối lập là phạm trù triết học chỉ những mặt có những đặc điểm, những

thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau Ví dụ,Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân, trong dòng điện có điện tích âm và điện tíchdương, trong thanh nam châm có cực bắc và cực nam, trong sinh vật có đồng hòa và

dị hóa, trong kinh tế thị trường có cung và cầu

Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong tất cả các sự vật.Chúng nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biệnchứng

Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối

lập Mâu thuẩn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên,

xã hội và tư duy Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn tronghiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức

Mâu thuẫn được hình thành từ hai mặt đối lâp nhưng không phải bất kỳ hai mặt

đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn Chỉ khi hai mặt đối lập cùng tồn tại trong

cùng một sự vật, trong cùng một thời gian, về cùng một mối liên hệ và thường

xuyên tác động qua lại lẫn nhau mới tạo thành mâu thuẫn Ví dụ, đồng hoá và dị

hoá trong cùng một cơ thể động vật; cùng về một mối liên hệ ở đây là cùng về nănglượng (đồng hoá là nạp năng lượng dị hoá là giải phóng năng lượng); đồng hoá và dịhoá thường xuyên tác động theo nghĩa nhờ đồng hoá mà cơ thể mới có nhu cầu dịhoá Ngược lại nhờ dị hoá thì cơ thể mới đồng hoá được

Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau

Thống nhất của các mặt đối lập được hiểu theo 3 nghĩa:

Thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa vào nhau, làm điều kiện, tiền đề tồn tại

cho nhau Như ví dụ trên, đồng hoá làm tiền đề cơ sở cho dị hoá và dị hoá làm tiền để

cơ sở cho đồng hoá Không có đồng hoa thì cũng chẳng có dị hoá và ngược lại

Trang 11

Thứ hai, giữa hai mặt đối lập có những yếu tố đồng nhất, giống nhau, tương

đồng nhau Trong ví dụ trên thì đồng hoá cần đến dị hoá và dị hoá cần đến đồng hoá.Điểm giống nhau la cần đến nhau Tương tự như nhà đầu tư tư bản và nước ta, mặc

dù là đối lập nhau nhưng có điểm chung là lơi ích Lợi ích chính là điểm giống nhau

Thứ ba, giữa hai mặt đối lập có trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau.

Trong ví dụ trên, đó chính là lúc con người không đói và cũng không khát Đấy là lúcđồng hoá và dị hoá cân bằng nhau, tác động ngang nhau Trong xã hội, đó là thời kỳquá độ Trong thời kỳ quá độ cái cũ và cái mới đan xen nhau, chưa cái nào thắng cáinào; xã hội mới chưa khẳng định được mình, xã hội cũ thì chưa mất hoàn toàn

Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ, phủ định lẫn

nhau của các mặt đối lập Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vì nó diễn rathường xuyên, liên tục, trong tất cả quá trình vận động, phát triển của sự vật; ngaytrong sự thống nhất của các mặt đối lập cũng hàm chứa những nhân tố phá vỡ sựthống nhất đó Vì vậy, thống nhất của các mặt đối lập là tương đối

Sự chuyển hóa của các mặt đối lập: Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt

đối lập làm cho các mặt đối lập chuyển hóa với nhiều hình thức khác nhau:

+ Chuyển hóa từng mặt, từng khía cạnh của mặt đối lập này sang mặt đối lậpkhác Chẳng hạn trong xã hội có giai cấp đối kháng, tư tưởng lối sống của giai cấpnày có thể ảnh hưởng đến tư tưởng lối sống của một bộ phận trong giai cấp khác.Trong các thời kỳ cách mạng, những cá nhân tiến bộ thuộc giai cấp thống trị có thểchuyển sang hàng ngũ giai cấp cách mạng

+ Có thể mặt đối lập này chuyển thành mặt đối lập khác Ví dụ: trong cuộccách mạng giai cấp bị trị có thể trở thành giai cấp thống trị và ngược lại Hội nhậpkinh tế quốc tế, chúng ta phải chấp nhận mâu thuẫn giữa những nguy cơ (thách thức)

và cơ hội Hai cái đó vừa đấu tranh vừa thống nhất với nhau và trong những điều kiệnnhất định có thể chuyển hóa cho nhau Những nguy cơ, thách thức nếu khéo giảiquyết lại có thể biến thành cơ hội; ngược lại, cơ hội mà chúng ta không biết tận dụnghoặc bỏ mất thời cơ thì cũng dễ biến thành nguy cơ

+ Có thể cả hai mặt đối lập đều bị triệt tiêu và chuyển thành những mặt đối lậpmới Chẳng hạn, khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã, cả hai giai cấp chủ nô và nô lệcăn bản bị triệt tiêu, hai giai cấp mới là địa chủ phong kiến và nông dân hình thành

3 Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển

Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khácnhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn Như vậy mâu thuẫn biện chứng baohàm cả sự thống nhất, sự đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập Sựthống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật Sự đấu tranhgắn liền với sự ổn định tương đối của sự vận động và phát triển Điều đó có nghĩa là:

Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đốicòn sự đầu tranh bài trừ lẫn nhau của các mặt đối lập là tuyệt đối, cũng như sự pháttriển, sự vận động là tuyệt đối

Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển Bởi lẽ, khi các

mặt đối lập thống nhất với nhau thì sự vật còn là nó Nhưng khi mâu thuẫn giữa cácmặt đối lập nảy sinh và phát triển đến mức gay gắt cần giải quyết thì khi ấy sự thốngnhất cũ của sự vật mất đi, xuất hiện sự thống nhất mới, chính là sự vật mới ra đời

Trang 12

thay thế sự vật cũ Sự thống nhất mới này lại mâu thuẫn nhau, rồi lại được giải quyết,

cứ như vậy sự vật vận động, biến đổi, phát triển Nói cách khác, khi hai mặt đối lậptác động lẫn nhau, cả hai mặt đối lập đều biến đổi, mâu thuẫn biến đổi và được giảiquyết thì mâu thuẫn cũ mất đi và làm sự vật không còn là nó Sự vật mới ra đời, mâuthuẫn mới lại xuất hiện Cứ như vậy sự vật vận động, phát triển Lưu ý rằng, cả thốngnhất và đấu tranh của các mặt đối lập đều có vai trò quan trọng trong sự vận động,phát triển của sự vật

Từ trên rút ra nội dung quy luật mâu thuẫn: mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập Mối liên

hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau

và chuyển hoá lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ.

4 Phân loại mâu thuẫn

- Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng

đối lập nhau của cùng một sự vật Ví dụ, mâu thuẫn giữa đột biến và di truyền trong

cơ thể động vật Mâu thuẫn bên ngoài là sự tác động qua lại giữa các mặt, các

khuynh hướng đối lập nhau của các sự vật khác nhau Ví dụ, mâu thuẫn giữa conngười với môi trường tự nhiên bên ngoài

Mâu thuẫn bên trong đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự vận động pháttriển của sự vật Mâu thuẫn bên ngoài đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ phát huy tácdụng thông qua mâu thuẫn bên trong Giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể táchrời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài Giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện

để giải quyết mâu thuẫn bên trong

Sự phân chia thành mâu thuẫn bên trong và bên ngoài chỉ có tính tương đối.Trong mối liên hệ này một mâu thuẫn nào đó được coi là mâu thuẫn bên trong, nhưngtrong mối liên hệ khác lại được coi là mâu thuẫn bên ngoài Ví dụ, mâu thuẫn giữacon người và tự nhiên nếu ta lấy con người và tự nhiên làm sự vật thì đó là mâu thuẫnbên ngoài Nhưng nếu ta lấy mối liên hệ giữa hệ thiên hà và mặt trời làm sự vật thì đó

có thể là mâu thuẫn bên trong hệ thiên hà mặt trời của chúng ta

- Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, người ta chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật và tồn tại trong

suốt quá trình tồn tại của sự vật Ví dụ, mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ ở nước

ta là mâu thuẫn giữa khuynh hướng tự giác lên chủ nghĩa xã hội với khuynh hướng tự

phát lên chủ nghĩa tư bản Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một

phương diện nào đó của sự vật và quy định sự vận động phát triển của phương diện

đó của sự vật Ví dụ, mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Trang 13

- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển của sự vật trong một giai đoạn phát triển nhất định, người ta chia thành mâu thuẫn chủ yếu

và mâu thuẫn không chủ yếu.

Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật Mâu thuẫn không chủ yếu là mâu thuẫn mà việc giải quyết nó

không quyết định việc giải quyết các mâu thuẫn khác ở giai đoạn đó của sự vật

- Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, tập đoan người, những

nhóm xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau không thể điều hoà Ví dụ, mâu thuẫn

giữa tư sản và vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa Mâu thuẫn không đối kháng là

mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích nhưng đókhông phải là lợi ích cơ bản, mà chỉ là lợi ích cục bộ, tạm thời Ví dụ, mâu thuẫn giữacông nhân và nong dân về những lợi ích tạm thời nào đó

5 Ý nghĩa phương pháp luận

Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ýnghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và họa động thực tiễn

Để nhận thức đúng bản chất sự vật, tòm ra phương hướng và giải pháp đúngcho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật.Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, nhữngkhuynh hướng trái ngược nhau, tức tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mốiliên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó

Khi phân tích mâu thẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từngmâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau giữa các mâu thuẫn Chỉnhư thế mới hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật để giải quyết mâu thuẫn

Mâu thuẫn là khách quan, phổ biến nên nhận thức mâu thuẫn là cần thiết vàphải khách quan Giải quyết đúng đắn mâu thuẫn sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển

Vì vậy để thúc đẩy sự phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn Khôngnên sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn

- Cần phải thấy được động lực phát triển của sự vật không phải ở ngoài sự vật

mà là những mâu thuẫn trong bản thân sự vật Do vậy, tìm động lực phát triển của sựvật phải tìm trong chính sự vật

- Trong hoạt động thực tiễn phải biết xác định trạng thái chín muồi của mâuthuẫn để giải quyết kịp thời

- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi, cho nên khôngđược giải quyết mâu thuẫn nóng vội khi chưa có điều kiện chín muồi, nhưng cũngkhông được để việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra tự phát Nếu điều kiện chưa chínmuồi có thể thông qua hoạt động thực tiễn để thúc đẩy điều kiện nhanh đến

- Nhận thức mâu thuẫn không phải chỉ là nhận thức loại hình mâu thuẫn mà cònphải xác định được trình độ phát triển của nó Đó là những mâu thuẫn vừa nảy sinh hay

Trang 14

mâu thuẫn đã đến độ chín muồi Cùng một mâu thuẫn nhưng trình độ phát triển khác nhauthì phương thức giải quyết cũng khác nhau

- Việc phân tích và giải quyết mâu thuẫn không phải chỉ đòi hỏi sự nhiệt tình,hăng hái mà phải có sự hiểu biết, có tri thức khoa học, có vốn sống nhất định Thiếutri thức và vốn sống cần thiết sẽ không nhận thức đúng được bản chất của mâu thuẫn

và do đó cũng không thực sự hiểu biết được thế giới khách quan, không đề ra đượcnhững phương thức giải quyết các vấn đề đặt ra một cách có hiệu quả

- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật có ý nghĩa hếtsức quan trọng đối với hoạt động của con người Do mâu thuẫn là nguồn gốc của sựvận động và phát triển nên muốn hiểu rõ sự vật hay cải tạo nó phải nhận thức đượcmâu thuẫn Trong xã hội xác định được mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản sẽ có cơ

sở để đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn; xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu

sẽ có các giải pháp tập trung để giải quyết những vấn đề trọng yếu nhất tạo ra khảnăng phát triển của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nó Đặc biệt khi cónhững vấn đề bức xúc nảy sinh thì việc phân biệt rõ mâu thuẫn đối kháng và khôngđối kháng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Điều đó sẽ giúp cho một tổ chức cách mạnghay các cá nhân phân biệt rõ bạn và thù và đề ra được phương thức giải quyết mâuthuẫn thích hợp, tuỳ vào tình hình cụ thể

Câu 6: Qui luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại?

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng Hai mặt

đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng

Trong lịch sử triết học đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái niệmchất, lượng cũng như quan hệ giữa chúng giữa chúng Những quan hệ đó phụ thuộctrước hết và chủ yếu vào thế giới quan và phương pháp luận của các nhà triết học haycủa các trường phái triết học Phép biện chứng duy vật đem lại quan điểm đúng đắn

về khái niệm lượng, chất và quan hệ qua lại giữa chúng, từ đó khái quát thành quyluật cuyện hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngượclại

1 Vị trí của quy luật

- Đây là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Quy luật này chỉ ra cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

2 Khái niệm chất và khái niệm lượng

a Khái niệm chất

Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật,

là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó mà không phải cáikhác Ví dụ: cái bàn, cái ghế, cửa chính, cửa sổ

Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có làm nên chínhchúng Nhờ đó chúng mới khác các sự vật, hiện tượng khác

Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấuthành sự vật, … Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặcđược hình thành trong sự vận động và phát triển của nó Tuy nhiên những thuộc tính

Trang 15

vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại vớicác sự vật, hiện tượng khác Ví dụ, chất của đồng chỉ bộc lộ ra khi đồng tác động qualại với nhiệt độ, không khí, điện… Chất của một người được bộc lộ ra qua quan hệcủa người đó với những người khác và qua công việc mà người đó làm Như vậymuốn nhận thức đúng đắn đúng đắn về những thuộc tính của sự vật, chúng ta phảithông qua sự tác động qua lại của sự vật đó với bản thân chúng ta hoặc thông quaquan hệ, mối liên hệ qua lại của nó với các sự vật khác.

Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính; mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sựvật Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ,không tách rời nhau Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không cóchất và không thể có chất nằm ngoài sự vật

Chất của sự vật được biểu hiện thông qua những thuộc tính của nó Nhưngkhông phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật Thuộc tính của sựvật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản Những thuộc tính cơ bản đượctổng hợp lại tạo thành chất của sự vật Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động

và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hoặc mất đi thì sự vật mới thayđổi hay mất đi

Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sựvật khác Bởi vậy sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tínhkhông cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối Trong mối quan hệ cụ thể này, thuộctính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ cụ thể khác sẽ

có thêm thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản Ví dụ: Trong mốiliên hệ với động vật thì các thuộc tính có khả năng chế tạo, sử dụng công cụ lao động,

có tư duy, ngôn ngữ là thuộc tính cơ bản của con người còn những thuộc tính kháckhông là thuộc tính cơ bản Song trong quan hệ giữa những con người cụ thể vớinhau thì những thuộc tính cơ bản của từng con người ở đây lại là nhân dạng, dấu vântay, tính cách…

Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạothành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấucủa sự vật Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau songchất của chúng lại khác nhau ví dụ như kim cương và than chì đều có cùng thànhphần hóa học do các nguyên tử các bon tạo nên, nhưng do phương thức liên kết giữacác nguyên tử các bon là khác nhau, vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau Kimcương rất cứng còn than chì lại mền Trong một tập thể nhất định nếu phương thứcliên kết giữa các cá nhân biến đổi thì tập thể đó có thể trở nên vững mạnh, hoặc sẽ trởthành yếu kém, nghĩa là chất của tập thể biến đổi Từ đó có thể thấy sự thay đổi vềchất của sự vật phụ thuộc vào cả sự thay đổi các yếu tố cấu thành của sự vật lẫn sựthay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy như rượu etylic và ete đều có congthức là (C2H5OH)

Chất là sự vật là khách quan, vì đó là chất của sự vật, không do ai gán cho sựvật Nó do thuộc tính của sự vật quy định

b Khái niệm lượng

Trang 16

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của

sự vật, hiện tượng về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động vàphát triển cũng như các thuộc tính của sự vật…

Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy

mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm.Ví dụ, khi nói sinhviên năm thứ hai, thì sinh viên là chất để phân biệt với công nhân, bộ đội, còn nămthứ hai chính là lượng, chỉ trình độ của sinh viên

Lượng là cái khách quan vốn có có sự vật Trong thực tế lượng của sự vậtthường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể như vận tốc của ánh sáng là300.000 kilomet trong một giây, một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hyđrô vàmột nguyên tử ôxi Bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừutượng và khái quát như trình độ tri thức khoa học của một ngườ, ý thức trách nhiệmcao hay thấp của một công dân hay với những sự vật liên quan tới tình cảm như lòngtốt, tình yêu,… Đó là điều phải hết sức chú ý để khỏi mắc sai lầm khi nhìn nhận đánhgiá những vấn đề xã hội Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trongcủa sự vật (số lượng nguyên tử kết cấu thành nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực cơbản của đời sống xã hội), có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sựvật như chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật

Một điều cũng cần nhấn mạnh là khi nói lượng là lượng của chất Vì vậy, mộtvật có nhiều chất thì vật cũng có nhiều lượng Chẳng hạn, mỗi con người đều cónhững thuộc tính sinh học và thuộc tính xã hội Nếu xem con người là một “chất sinhhọc” thì lượng ở đây là chiều cao, cân nặng… Nhưng con người lại cũng có thể xem

là có “chất thanh niên”, “chất trung niên”, thậm chí là “chất chính trị”, “chất quảnlý”

Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối Có những tínhtrong mối quan hệ này được coi là chất của sự vật song trong mối quan hệ khác lạibiệu thị lượng của sự vật và ngược lại Ví dụ, số 4 trong mối quan hệ phân biệt vớicác số nguyên, dương khác thì nó được coi là chất Nhưng trong mối quan hệ số 4 cótổng số bằng 4 số 1 cộng lại, hay bằng 2 số 2 cộng lại thì khi ấy nó được coi là lượng.Hay số lượng sinh viên học giỏi của một lớp sẽ biểu thị tình hình học tập của lớp đó.Điều này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng song sốlượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật

2 Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất

a Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượngChúng tác động qua lại lẫn nhau Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồntại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại

Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động vàphát triển của sự vật Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ khôngtách rời nhau Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi về chấtcủa nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượngcủa nó Lượng thay đổi nhanh hơn chất, nhưng không phải mỗi thay đổi của lượngđều ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất Ở một giới hạn nhất định, lượng của

Trang 17

sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản Chẳng hạn, khi ta nungmột thỏi thép đặc biệt ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có thể lên tời hàng trăm độ,thậm chí lên tới hàng ngàn độ, song lõi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyểnsang trạng thái lỏng Khi lượng của sự vật được tích lũy vượt quá giới hạn nhất định,

thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới thay thế chất cũ Không giới hạn đó gọi là ĐỘ.

Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới trong đó sự thay đổi về lượngcủa sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó Ví dụ, độ của chất sinh viên

là từ khi nhập học tới khi bảo vệ thành công đồ án, luận văn tốt nghiệp

Độ là mối liên hệ giữa lượng và chất của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhấtgiữa lượng và chất của sự vật Trong độ, sự vật vẫn còn là nó chứ chưa biến thành cáikhác Dưới áp suất bình thường của không khí, sự tăng hoặc sự giảm nhiệt độ trongkhoảng giới hạn tử O đến 100 độ C, nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng Nếunhiệt độ của nước đó giảm xuống dưới O độ C nước thể lỏng chuyển thành thể rắn vàduy trì nhiệt độ đó, từ 100 độ C trở lên, nước nguyên chất thể lỏng chuyển dần sangtrạng thái hơi Đó là sự thay đổi về chất trong hình thức vận động vật lý của nước.Điểm giới hạn như 0 độ C và 100 độ ở trên gọi là điểm nút

ĐIỂM NÚT là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay

hoặc bảo vệ thành công đồ án, hoặc luận văn tốt nghiệp của sinh viên là điểm nút đểchuyển từ chất học sinh lên chất sinh viên, từ sinh viên lên chất cử nhân

Nhận thức được điểm nút là nhận thức được sự chín muồi, là biết được thời cơ,vận hội hoặc cũng có thể dự báo được những nguy cơ, những tai họa có thể ập đến Một nhà quản lý nhận thức được điểm nút có thể có những quyết định hoạt độngđúng đắn dứt khoát để chuyển hóa hay để bảo tồn sự vật Không nhận thức được điều

đó, con người sẽ hành động mù quáng, có thể gặp hậu họa hoặc bỏ lỡ thời cơ

Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời

BƯỚC NHẢY là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do

đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới Bướcnhảy là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật Có thểnói trong quá trình phát triển của sự phật, sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên tục là sự

kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn

Như vậy, sự phát triện của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy vềlượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất Song điểmnút của quá trình ấy không cố định mà có thể có nhựng thay đổi Sự thay đổi ấy dotác động của những điều kiện khách quan và chủ quan quy định

Bước nhảy để chuyển hoá về chất của sự vật hết sức đa dạng, phong phú vớinhiều hình thức khác nhau

Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy, người ta chia bước nhảy thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.

Bước nhảy đột biến, chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các

bộ phận cơ bản, cấu thành sự vật Ví dụ, phản ứng hạt nhân (Ur235 đạt đến khối

Trang 18

lượng nhất định sẽ xảy ra vụ nổ hạt nhất) rất nhanh và làm thay đổi chất của sự vậtnhanh chóng.

Bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích

luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố của chất

cũ Ví dụ, quá trình chuyển biến vượn người thành người diễn ra hàng vạn năm, hếtsức lâu dài Cần lưu ý, bước nhảy dần dần sang chất mới khác sự thay đổi dần dần vềlượng (tích luỹ liên tục về lượng, ví dụ như sự tích luỹ tiền gửi tiết kiệm) của sự vật

Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật, người ta chia thành bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.

Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổ về chất tất cả các mặt, các bộ

phận, các yếu tố cấu thành sự vật Ví dụ, khi thực hiện cách mạng Tháng Tám năm

1945, chúng ta dã thực hiện bước nhảy toàn bộ trên tất cả các mặt đời sống kinh tế –chính trị – xã hội – văn hoá - đạo đức

Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, bộ

phận của sự vật Ví dụ, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay đanghàng ngày, hàng giờ làm thay đổi từng mặt đời sống kinh tế – xã hội – văn hoá theohướng xã hội chủ nghĩa

Trong lĩnh vực xã hội, thay đổi về lượng được gọi là “tiến hoá”, thay đổi vềchất được gọi là “cách mạng”

b Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng

Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật Sự tác động ấy thể hiện:Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhiệp điệu của sự vận động

và phát triển của sự vật Ví dụ, khi sinh viên vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệphoăc 5bao3 vệ khóa luận tốt nghiệp, tức cũng là thực hiện bước nhảy, sinh viên sẽnhận bằng cử nhân Trình độ văn hóa của sinh viên cao hơn và sẽ tạo điều kiện cho

họ thay đổi kết cấu, quy mô và trình độ tri thức, giúp hô tir6n1 lên trình độ cao hơn.Cũng như vậy khi nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì vận tốc củacác phân tử nước cao hơn, thể tích của nước ở trạng thái hơi cao hơn thể tích của nó ởtrạng thài lỏng với cùng một khối lượng, tính chất hòa tan một số chất tan của nócũng khác đi

Như vậy, không chỉ sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất mà cả

sự thay đổi về chất cũng gây nên những thay đổi về lượng

Tóm lại, sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ của sự vật.

Những thay đổi về lượng dần dần đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nhảy, chất cũ

bị phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới Đó chính là cách thức phát triển của sự vật Quá trình này diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận động, biến đổi.

3 Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong hoạt động thực tiễn muốn có thay đổi về chất và sự vật phải tích luỹ vềlượng, không được nóng vội chủ quan

- Trong hoạt động thực tiễn cần tránh rời vào “tả khuynh” – nhấn mạnh bướcnhảy khi chưa đủ sự tích luỹ về lượng; bởi lẽ, khi ấy rất dễ rơi vào phiêu lưu, mạo

Trang 19

hiểm Đồng thời, phải tránh “hữu khuynh” – tuyệt đối hoá sự tích luỹ về lượng,không dám thực hiện bước nhảy khi chưa đủ sự tích luỹ về lượng, khi ấy dễ rơi vàobảo thủ, trì trệ, ngại khó.

- Khi tích luỹ về lượng đã đủ cần thực hiện bước nhảy, tránh bảo thủ, trì trệ,ngại khó Việc nhận thức được “bước nhảy” trong quá trình phát triển là một bướctiến trong sự nhận thức thế giới Đó cũng là tiêu chí quan trọng để phân biệt quanđiểm biện chứng và quan điểm siêu hình Theo quan điểm siêu hình, sự phát triển củatừng sự vật, hiện tượng cũng như của thế giới nói chung chỉ là sự tăng giảm thuần túy

về lượng Đó là sự phát triển liên tục trong thời gian đi theo sự tiệm tiến dần dần Họphủ nhận “bước nhảy” và cũng có nghĩa là phủ nhận vai trò của các cuộc cách mạngtrong sự phát triển xã hội Phủ nhận “bước nhảy” về thực chất cũng là phủ nhận sựbiến đổi về chất

- Trong hoạt động thực tiễn cần phân biệt đúng các hình thức của bước nhảy vàvận dụng sáng tạo bước nhảy để thúc đẩy sự phát triển của sự vật

Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liênkết giữa các yếu tố tạo thành sự vật Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác độngvào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất,quy luật, kết cấu của sự vật đó Chẳng hạn, trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về gen, conngười có thể tác động vào phương thức liên kết giữa các nhân tố tạo thành gen làmcho gen biến đổi Trong một tập thể cơ chế quản lý, lãnh đạo và quan hệ giữa cácthành viên trong tập thể ấy thay đổi có tính chất toàn bộ thì rất có thể sẽ làm cho tậpthể đó vững mạnh

- Để sự vật còn là nó phải nhận thức được tính chất của nó và không để cholượng thay đổi vượt quá giới hạn độ Ví dụ, khi sử dụng đồ điện phải chú ý tới côngxuất, điện áp của nó, nếu không sẽ cháy

Câu 7: Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

a Phạm trù thực tiễn

Phạm trù thực tiễn là một phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mac Lê ninnói chung và của lý luận nhận thức Macxit nói riêng Trong lịch sử triết học khôngphải mọi trào lưu đều đã đưa ra quan niệm một cách đúng đắn về phạm trù này.Chẳng hạn chủ nghĩa duy tâm chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo

ra thế giới của con người, chứ không xem nó là hoạt động vật chất, là hoạt động lịch

sử, xã hội Ngược lại, chủ nghĩa duy vật trước Mác, mặc dù đã hiểu thực tiễn là mộthoạt động vất chất của con người nhưng lại xem đó là hoạt động con buôn, đê tiện,bẩn thỉu Nó không có vai trò gì đối với nhận thức của con người

Khắc phục những yếu tố sai lầm, kế thừa và phát triển sáng tạo những yếu tốhợp lý trong nhũng quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó, Các Mác

và Angghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của

nó đối với nhân thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

Theo triết học duy vật biện chứng, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và

xã hội.

Trang 20

Từ định nghĩa trên cho thấy, thực tiễn có 3 đặc trưng sau:

Thứ nhất, thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính Đó là những hoạt động mà

con người phải dùng công cụ vật chất, lực lượng vật chất tác động vào các đối tượngvật chất để làm biến đổi chúng Ví dụ, hoạt động cày ruộng đào đất, xây nhà, sản xuất

ra của cải vật chất nói chung…

Thứ hai, thực tiễn có tính lịch sử - xã hội Nghĩa là hoạt động thực tiễn là hoạt

động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo người, và trảiqua những giai đoạn lịch sử nhất định, bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử – cụthể nhất định

Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích – nhằm trực tiếp cải tự nhiên

và xã hội phục vụ con người

Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú, song

có ba hình thức có ba hiện thực cơ bản là hoạt động Sản xuất vật chất, hoạt động cảitạo xã hội – chính trị và hoạt động thực nghiệm khoa học

- Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt cơ bản, đầu tiên quan trọng nhấtcủa thực tiễn Nó có sớm nhất và đóng vai trò quyết định các hình thức thực tiễnkhác Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tácđộng vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và những điều kiện thiết yếu nhằmduy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội như lương thực, quần áo, nhà cửa

- Hoạt động cải tạo xã hội – chính trị là hoạt động của các tổ chức, cộng đồngngười khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc dẩy xãhội phát triển Chẳng hạn như đấu tranh giai cấp, đấu tranh cho hoà bình, dân chủ,tiến bộ xã hội,…

- Hoạt động thực nghiệm khoa học Đây là một hình thức đặc biệt của thựctiễn Nó được tiến hành trong những điều kiện mà con người chủ định tạo ra để nhậnthức và cải tạo tự nhiên – xã hội thông qua các quy luật nhằm phục vụ con người.Dạng hoạt động thự tiễn này ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của

xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay

Mỗi hình thức hoạt động thực tiễn có vai trò, chức năng riêng không thể thaythế, nhưng chúng quan hệ mật thiết với nhau, liên hệ tác động lẫn nhau Trong đó,hoạt động sản xuất đóng vai trò quyết định đối với các hình thức khác Bởi lẽ, nó làhoạt động nguyên thủy nhất và tồn tại một cách khách quan, thường xuyên nhất trongđời sống của con người và nó tạo ra những điều kiện của cải thiết yếu có tính quyếtđịnh đối với sự sinh tồn và phát triển của con người Không có hoạt động sản xuất vậtchất thì không thể có hình thức hoạt động khác Các hình thức hoạt động khác suycho cùng cũng xuất phát từ hoạt động sản xuất vật chất và phục vụ cho hoạt động sảnxuất của con người

Tuy nhiên, hai hình thức thực tiễn kia có ảnh hưởng quan trọng đối với sảnxuất vật chất Chúng có tác động kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất vật chấtphát triển Chẳng hạn, nếu những hoạt động cải tạo xã hội mang tính chất tiến bộ,cách mạng và nếu hoạt động thực nghiệm khoa học đúng đắn và tiến bộ sẽ tạo đà chohoạt động sản xuất vật chất phát triển Còn nếu hoạt động chính trị xã hội lạc hậu,phản cách mạng, hoạt động thực nghiệm khoa học sai lầm, không khoa học sẽ kìmhãm sự phát triển của hoạt động sản xuất vật chất

Trang 21

Chính sự tác động qua lại lẫn nhau của các hình thức hoạt động cơ bản đó làmcho thực tiễn vận động, phát triển không ngừng và ngày càng có vai trò quan trọngđối với nhận thức.

b Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

Thông qua và bằng hoạt động thực tiễn con người tác động vào sự vật làm cho

sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy luật Trên cơ sở đó con người có hiểu biết vềchúng Nghĩa là thực tiễn cung cấp “vật liệu” cho nhận thức Không có thực tiễnkhông thể có nhận thức Ví dụ, chính đo đạc ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lệ

là cơ sở cho định lý Talét, Pitago ra đời

Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức phải trả lời Nóikhác đi, chính thực tiễn là người đặt hàng cho nhận thức phải giải quyết Trên cơ sở

đó thúc đẩy nhận thức phát triển Ví dụ, dịch cúm gà H5N1 đặt ra cho toàn nhân loạinhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vắc xin chống loại dịch cúm này Từ đó, các nhà khoahọc đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu vi rút để tìm ra phác đồ điều trị cũng như chếtạo vắc xin

Thực tiễn còn là nơi rèn luyện giác quan của con người Ví dụ, thông qua sảnxuất, chiến đấu những cơ quan cảm giá như tính giác, thị giác… được rèn luyện Các

cơ quan cảm giác được rèn luyện sẽ tạo ra cơ sở cho chủ thể nhận thức hiệu quả hơn,nghĩa là, thúc đẩy nhận thức phát triển

Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo công cụ, máy móc hỗ trợ con người nhận thứchiệu quả hơn Ví dụ, kính thêin văn, hàn thử biểu, máy vi tính,… đều được sản xuất,chế tạo trong sản xuất vật chất Nhờ những công cụ, máy móc này mà con ngườinhận thức sự vật chính xác hơn, đúng đắn hơn Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức pháttriển

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Nhận thức của con người bị chi phối bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại Ngay

từ thuở mông muội, để sống con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh, tức là dểsống, con người phải nhận thức Nghĩa là ngay từ khi con người xuất hiện trên tráiđất, nhận thức của con người đã bị chi phối bởi nhu cầu thực tiễn

Những tri thức, kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vậndụng vào thực tiễn phục vụ con người Nói khác đi, chính thực tiễn là tiêu chuẩn đánhgiá giá trị của tri thức – kết quả của nhận thức Vì vậy, những tri thức khoa học kếtquả của nhận thức càng có ý nghĩa, giá trị khi càng được nhiều người vận dụng vàothực tiễn

Nếu nhận thức không vì thực tiễn mà vì cá nhân, vì chủ nghĩa hình thức, chủnghĩa thành tích,… thì nhận thức sớm muộn sẽ mất phương hướng, sẽ phải trả giá

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Theo triết học duy vật biện chứng, chân lý là những tri thức phản ánh đúngđắn hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm Ví dụ, mọi kim loại đềudẫn điện… Điều này đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng

Triết học duy vật duy vật khẳng định, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan củachân lý Bởi lẽ, chỉ có thông qua thực tiễn, con người mới “vật chất hoá” được trithức, “hiện thực hoá” được tư tưởng Thông qua quá trình đó, con người có thể khẳngđịnh chân lý, bác bỏ sai lầm

Trang 22

Phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý một biện chứng, nghĩa là nó vừa có

tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối.

* Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ, thực tiễn ở những giai đoạn lịch sử cụ thể là

tiêu chuẩn khách quan duy nhất có khẳng định được chân lý, bác bỏ được sai lầm

* Tính tương đối thể hiện ở chỗ, bản thân thực tiễn luôn vận động, biến đổi,

phát triển Cho nên, khi thực tiễn đổi thay thì nhận thức cũng phải đổi thay cho phùhợp Nghĩa là những tri thức đã đạt được trước đây hiện nay vấn phải được kiểmnghiệm thông qua thực tiễn Thực tiễn được xem xét trong không gian càng rộng,trong thời gian càng dài thì càng rõ đâu là chân lý, đâu là sai lầm

c Ý nghĩa phương pháp luận

Từ trên, chúng tôi rút ra quan điểm thực tiễn trong nhận thức (điều này cónghĩa là quan điểm của triết học Mác-Lênin về thực tiễn và vai trò của nó đối vớinhận thức là cơ sở lý luận cho quan điểm thực tiễn) Quan điểm thực tiễn yêu cầu:

- Nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, phải xuấtphát từ thực tiễn

- Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải gắn với hành

- Phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thành phát triển

lý luận

- Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận

- Tránh tuyệt đối hoá thực tiễn và coi thường lý luận vì khi ấy sẽ rơi vào bệnhkinh nghiệm Thực chất của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa là sự cường điệu hoặc tuyệtđối hoá kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là "chìa khoá vạn năng" trong việc giải quyếtnhững vấn đề của cuộc sống đặt ra Biểu hiện của những người mắc bệnh kinhnghiệm là đề cao kinh nghiệm cảm tính, coi thường tri thức lý luận, tri thức khoa học,vận dụng kinh nghiệm để giải mã những vấn đề thực tiễn một cách máy móc, dẫn đếntình trạng áp đặt kinh nghiệm trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Đốivới cán bộ lãnh đạo, quản lý, căn bệnh này làm cho họ rơi vào tình trạng mò mẫm, sự

vụ, tuỳ tiện, không nhất quán trong việc thi hành các chủ trương, chính sách của Nhànước, làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Xét từ khía cạnh trình

độ nhận thức thì bệnh giáo điều có nguồn gốc từ sự yếu kém về tư duy lý luận, nhất là

lý luận của CNDV biện chứng, do đó, dẫn đến hạn chế khả năng áp dụng tri thức mộtcách linh hoạt, sáng tạo vào cuộc sống và không hiểu được tính biện chứng của quátrình nhận thức cũng như biện chứng của lịch sử xã hội Việc nắm vững phép biệnchứng duy vật sẽ giúp cho chủ thể vừa ngăn ngừa, khắc phục những khuynh hướng tưduy sai lầm, vừa nâng cao năng lực tư duy, tạo khả năng giải quyết đúng đắn nhữngvấn đề do thực tiễn đặt ra

- Tránh tuyệt đối hoá lý luận và coi thường thực tiễn vì khi ấy sẽ rơi vào bệnhgiáo điều Thực chất của bệnh giáo điều là tuyệt đối hóa lý luận, coi nhẹ thực tiễn, coi

lý luận là bất di bất dịch, tách lý luận khỏi thực tiễn, vận dụng lý luận không căn cứvào hoàn cảnh lịch sử cụ thể Giáo điều lý luận: học tập lý luận tách rời thực tiễn, xarời cuộc sống, rơi vào bệnh sách vở, tầm chương trích cú, Giáo điều kinh nghiệm:

áp dụng một cách máy móc, rập khuôn kinh nghiệm nước khác, ngành khác, địaphương khác vào mình mà không tính đến những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.Nguyên nhân của bệnh giáo điều là sự yếu kém về lý luận; tác động tiêu cực của cơchế tập trung quan liêu bao cấp; vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực

Trang 23

tiễn Phương hướng khắc phục: ngoài khắc phục những nguyên nhân trên cần hoànthiện cơ chế dân chủ cơ sở (dân chủ hóa đời sống XH).

Từ 10 đến 22

Câu 8: Biện chứng của quá trình nhận thức?

Quan niệm về bản chất nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện

ở chỗ:

Thứ nhất, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho nhận thức là quá trình phản ánh

hiện thực khách quan vào trong đầu óc người trên cơ sở thực tiễn Điều này cónghĩa là chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận thế giới vật chất tồn tại kháchquan độc lập với ý thức của con người Cơ sở của nhận thức chính là thực tiễn lịch

sử – xã hội

Thứ hai, chủ nghĩa duy vật biện chứng công nhận khả năng nhận thức thế

giới của con người Không có cái gì mà con người không nhận thức được, chỉ cócái mà con người chưa nhận thức được mà thôi

Thứ ba, nhận thức là quá trình biện chứng, có vận động biến đổi, phát triển,

đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều hơn, từ chưa đầy đủ đến đầy đủhơn, từ bản chất cấp 1 đến bản chất cấp 2… nhưng không có giới hạn cuối cùng

Thứ tư, nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích

nhận thức, làm tiêu chuẩn kiểm tra chân lý

Tóm lại, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế

giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.

- Biện chứng của quá trình nhận thức:

V.I.Lênin đã chỉ ra con đường biện chứng của nhận thức chân lý: “Từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó làcon đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại kháchquan” Như vậy, nhận thức gồm 2 giai đoạn:

a Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)

Đây là giai đoạn đầu tiên nhận thức diễn ra dưới 3 hình thức: cảm giác, trithức, biểu tượng

Cảm giác là hình thức đầu tiên, đơn giản nhất của nhận thức cảm tính, được

nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên giác quan của con người Ví dụ,chiếc xe máy đi qua cho ta cảm giác về màu sắc khi tác động vào mắt của ta (thịgiác) Về bản chất, cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Do đó,hình thức biểu hiện của cảm giác phụ thuộc vào chủ thể nhận thức như nội dung của

nó không phụ thuộc vào chủ thể, chỉ phụ thuộc vào khách thể

Tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác về sự vật Nói khác đi, tổng hựop

nhiều cảm giác cho ta tri giác về sự vật Nó là kết quả tác động trực tiếp của sự vậtđồng thời lên nhiều giác quan của con người Ví dụ, khi xem ti vi, cả hình ảnh, màu

Ngày đăng: 10/06/2014, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w