- Biện chứng của quá trình nhận thức:
a. Nguồn gốc của Nhànước
Nhiều nhà triết học tôn giáo cho Nhà nước có nguồn gốc từ thượng đế. Với họ, Nhà nước ở trần thế chỉ là sự chuẩn bị cho Nhà nước ở trên thượng giới. Các nhà triết học duy tâm khách quan như Platôn, Hêghen cho Nhà nước là sản phẩm của ý niệm, của tinh thần thế giới ... những quan niệm này chưa thực sự khoa học.
Theo triết học Mác-Lênin, Nhà nước là sản phẩm trực tiếp của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà.
Nguyên nhân sâu xa của việc xuất hiện Nhà nước là do nguyên nhân kinh tế. Chính sự phát triển của kinh tế dẫn đến sự ra đời của giai cấp. Việc xuất hiện chế độ tư hữu đã làm nảy sinh các giai cấp có lợi ích đối lập nhau. Do mâu thuẫn lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế các giai cấp đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh giữa các giai cấp có nguy cơ huỷ diệt chính xã hội loài người. Để điều này không xảy ra cần một cơ quan quyền lực đặc biệt. Đó chính là Nhà nước. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là Nhà nước chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không thể điều hoà được giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ trong chế độ chiếm hữu nô lệ.
Như vậy, nguồn gốc sâu xa của Nhà nước là do kinh tế phát triển, còn nguồn gốc trực tiếp của Nhà nước là mâu thuẫn giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được. Điều này cũng chứng tỏ Nhà nước có tính lịch sử. Nhà nước chỉ ra đời tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi cơ sở kinh tế – xã hội của nó không còn.
Nói về nguồn gốc trực tiếp của sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước, V.I Lênin viết: "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được"(1) .
Các nhà triết học ngoài mácxít thường rơi vào cực đoan này hay cực đoan khác khi giải thích nguồn gốc của nhà nước. Những người "sùng bái, mê tín" nhà nước, coi nhà nước là một hiện tượng vĩnh viễn gắn liền với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội. Họ cho rằng xã hội không thể tồn tại được, nếu không có nhà nước. Hạn chế của quan điểm này là ở chỗ: không phân biệt được, hoặc nói chính xác hơn là không muốn phân biệt sự khác nhau giữa sự quản lý xã hội dưới hình thức nhà nước và dưới các hình thức khác. Xã hội dù tồn tại dưới hình thức nào (đơn giản hay phức tạp, quy mô nhỏ hay lớn...) đều phải chịu sự quản lý của một tổ chức, một bộ máy quản lý nào đó. Nhưng không phải bộ máy quản lý nào cũng tồn tại dưới hình thức nhà nước.
Đặc trưng cơ bản nhất phân biệt quản lý dưới hình thức nhà nước với các hình thức quản lý khác là nhà nước có một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính chất cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.
Một cực đoan khác, đối lập với quan điểm sùng bái nhà nước là quan điểm chủ
nghĩa vô chính phủ. Những người theo chủ nghĩa vô chính phủ coi sự xuất hiện và
tồn tại nhà nước là một hiện tượng chủ quan, trái với quy luật tự nhiên. Thực chất của cực đoan này là những quan điểm mang tính chất ảo tưởng, tiểu tư sản. Bởi lẽ, xã hội có giai cấp không thể tồn tại được nếu không có nhà nước.