- Biện chứng của quá trình nhận thức:
3. nghĩa phương pháp luận?
- Quan hệ giữa CSHT và kiến trúc thượng tầng thực chất là quan hệ giữa kinh
tế và chính trị. Quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị khẳng định, kinh tế quyết
định chính trị, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Vì vậy, khi vận dụng quan điểm biện chứng này phải xuất phát từ qui luật kinh tế khách quan đồng thời phải coi trọng vai trò của chính trị, tính năng động sáng tạo của chính trị.
Trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cần tránh hai khuynh hướng:
+ Thứ nhất, nhấn mạnh và coi trọng quá mức vai trò quyết định của CSHT sẽ rơi vào chủ nghĩa duy kinh tế, phủ nhận hoặc xem nhẹ vai trò của nhân tố chủ quan.
+ Thứ hai, đề cao quá mức tính độc lập của kiến trúc thượng tầng, sớm muộn cũng sẽ bị mắc bệnh duy tâm, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan.
Thực tiễn nhận thức và vận dụng quan hệ giữa CSHT và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam trước và sau đổi mới đã xác nhận những nhắc nhở đó.
- Quan hệ CSHT và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam. * Trước khi đổi mới
Trong khoảng thời gian 1976 – 1985, CSHT và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của mô hình XHCN Xôviết. Đó là một CSHT có đặc trưng là chế độ công hữu về TLSX chiếm ưu thế tuyệt đối, được thể hiện dưới hai hình thức là sở hữu nhà nước (còn gọi là sở hữu toàn dân) và sở hữu hợp tác xã(còn gọi là sở hữu tập thể) hoạt động thống nhất trong một cơ chế kế hoạch hoá tập trung do Nhà nước thống nhất quản lý và điều hành; thực hiện thống nhất nguyên tắc phân phối theo chế độ tem phiếu…. Điều đó làm cho kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là hệ thống chính trị ngày càng trở nên nặng nề, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, quan liêu và kém hiệu quả.
Việc áp dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như kinh nghiệm của các nước XHCN trở nên máy móc, giáo điều, tả khuynh. Dân chủ XHCN bị xâm phạm nghiêm trọng bởi đặc quyền, đặc lợi và quan liêu trong bộ máy Đảng và Nhà nước các cấp. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước về cơ bản là một nhà nước hành chính quan liêu. Tính pháp quyền rất mờ nhạt trên cả lĩnh vực hoạt động cơ bản của Nhà nước là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Không những vậy, trong giai đoạn này, Nhà nước cũng không làm tròn chức năng quản lý nhà nước của mình, thay cho những quyết điịnh quản lý của Nhà nước là những chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Đảng “bao biện, làm thay Nhà nước” diễn ra phổ biến. Nhà nước thụ động trong việc thực hiện các chức năng. Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đã không phát huy tác dụng trên thực tế. Các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng có xu hướng Nhà nước hoá, thoát ly khỏi phong trào quần chúng nhân dân mà họ đại diện, vì vậy phong trào trở thành hình thức.
Tóm lại:
Về quan điểm: Nhấn mạnh quá mức vai trò kiến trúc thượng tầng, chính trị là
thống soái.
Về cơ chế: Tác động của kiến trúc thượng tầng đối với CSHT được nhận thức
một cách đơn giản, ấu trĩ. Chính trị can thiệp thô bạo, quá sâu vào các quá trình kinh tế - xã hội bằng hệ thống những mệnh lệnh chủ quan của các cơ quan quản lý cấp trên.
Về thiết chế: Bộ máy hành chính quan liêu, cửa quyền, cồng kềnh, kém hiệu quả. * Từ khi đổi mới đến nay
Từ thực tiễn trước đổi mới, Đảng ta rút ra bài học kinh nghiệm quý báu là: “phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan”. Đảng ta đã đổi mới tư duy, trước hết là từ duy kinh tế, xuất phát từ kinh tế để đổi mới chính trị, đổi mới tổ chức, phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc của cả hệ thống chính trị. Xác định rõ, từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH phải trải qua một thời kỳ quá độ, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Đó là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng ngay từ đầu một chế độ xã hội mới cả về LLSX, QHSX và kiến trúc thượng tầng.
Đại hội VI, Đảng ta khẳng định đa dạng hoá thành phần kinh tế (kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá nhỏ(thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán, kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế TBTN; kinh tế TBNN dưới nhiều hình thức, mà đỉnh cao là công tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc ); thừa nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau; thực hiện nhiều hình thức phân
phối (Phải đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng trong chế độ phân
phối; Thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; Phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh; Phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Nguyên tắc này đảm bảo sự phân phối lại cho người lao động trong khoản khấu trừ tư liệu tiêu dùng trước dây của người lao động.
Đại hội VI, Đảng ta khẳng định đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xoá bỏ cơ chế
tập trung, quan liêu bao cấp; xây dựng cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Kết hợp
hài hoà lợi ích của toàn xã hội, lợi ích của tập thể và lợi ích riêng của người lao động. Mức thu nhập của họ phụ thuộc vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.
Về chính trị, kiên trì vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, đổi mới tư duy chính trị, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Từ năm 1987 – 1989, Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt chỉ thị, nghị quyết, luật nhằm từng bước xác lập cơ chế quản lý mới, thể ngày càng rõ nét những đặc trưng cơ bản của một nhà nước pháp quyền.
(Mặc dù hiện nay sự điều hành, quản lý của nhà nước còn nhiều lúng túng, pháp luật chưa đầy đủ và chưa nghiêm, tổ chức nhà nước còn cồng kềnh, chưa thực hiện được cuộc cải cách cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước.)
Tóm lại
Về quan điểm: Gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Đổi mới chính trị được tiến hành thận trọng, có trọng điểm, nhận thức lại một cách đích thực về CNXH.
Về cơ chế: Xây dựng cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Nền kinh tế vận hành theo quy luật kinh tế khách quan.
Thiết chế: Đổi mới chính trị nhưng giữ vững định hướng XHCN. Xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN. Nâng cao sức mạnh của các tổ chức, đoàn thể với vai trò là người phản biện đối với các cơ quan chính quyền, Đảng. Cải cách hành chính, cải tiến và đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Câu 11: Nguồn gốc, bản chất của nhà nước?