Bản chất của Nhànước

Một phần của tài liệu ÔN TRIẾT HỌC THI ĐẦU VÀO CAO HỌC, TÀI LIỆU DÀNH CHO CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC (Trang 33 - 41)

- Biện chứng của quá trình nhận thức:

b. Bản chất của Nhànước

Nhà nước ra đời dường như là đứng ngoài xã hội, làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định, nhưng trên thực tế Nhà nước là cơ quan thống trị của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp thống trị kinh tế. Vì chỉ giai cấp thống trị về kinh tế mới có đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy Nhà nước. Cũng nhờ có Nhà nước mà giai cấp này mới trở thành giai cấp thống trị về chính trị.

Quan điểm này nói lên bản chất giai cấp của Nhà nước, Nhà nước bao giờ xét đến cùng cũng là của một giai cấp, giai cấp thống trị về kinh tế và nhờ có sức mạnh đó mà thống trị về chính trị . Do vậy, Nhà nước là bộ máy quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp.

Gắn liền với bản chất giai cấp, trong lịch sử đã xuất hiện bốn kiểu nhà nước khác nhau: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước vô sản. Nhà nước vô sản là nhà nước cuối cùng của lịch sử nhân loại. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhà nước vô sản sẽ tự tiêu vong, nhà nước mất đi, chế độ nhà nước được thay thế bằng chế độ tự quản cộng sản chủ nghĩa.

Trong lịch sử, giai cấp nắm chính quyền nhà nước thực hiện sự thống trị chính trị dưới các hình thức nhà nước khác nhau (Ví dụ: dưới chủ nghĩa tư bản, hình thức nhà nước phổ biến là chế độ cộng hoà dân chủ tư sản (cộng hoà tổng thống, cộng hoà nghị viện, cộng hoà "hỗn hợp")). Nói đến hình thức nhà nước là nói đến hình thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Một kiểu nhà nước tồn tại dưới hình thức nào tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa trong và ngoài nước, tùy thuộc vào tương quan so sánh lực lượng của các giai cấp trong xã

hội. Ngoài ra, truyền thống và đặc điểm của mỗi dân tộc cũng có ảnh hưởng đến hình thức nhà nước.

Nhà nước chiếm hữu nô lệ

Nhà nước chiếm hữu nô lệ

Quân chủ Quân chủ Cộng hòa Cộng hòa Quý tộc Quý tộc Dân chủ Dân chủ Nhà nước phong kiến Nhà nước phong kiến Quân chủ phân quyền Quân chủ phân quyền Quân chủ tập quyền Quân chủ tập quyền Nhà nước tư sản Nhà nước tư sản Cộng hòa Cộng hòa Quân chủ lập hiến Quân chủ lập hiến Nhà nước vô sản Nhà nước vô sản Công xã Công xã Xô viết Xô viết

Dân chủ nhân dân Dân chủ nhân dân

Hình thức nhà nước có ảnh hưởng trong việc củng cố, bảo vệ và thực thi quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, các giai cấp cầm quyền thường rất quan tâm đến việc tìm kiếm hình thức nhà nước cho phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể của đất nước, cũng như sự thống trị chính trị của mình.

Hình thức nhà nước khác nhau có ảnh hưởng đến việc thực thi quyền lực nhà nước, nhưng không làm thay đổi bản chất quyền lực nhà nước

Ngoài bản chất giai cấp là cái sâu sắc nhất, Nhà nước còn có bản chất xã hội. Nhà nước về bản chất là bộ máy chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế. Nhưng Nhà nước nhân danh xã hội, nhân danh lợi ích phổ biến, một mặt trước hết Nhà nước phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, mặt khác Nhà nước không thực hiện lợi ích xã hội, đáp ứng lợi ích xã hội. Đây là mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn này là động lực phát triển của Nhà nước. Tuy nhiên Nhà nước khi thực hiện lợi ích xã hội vẫn đứng trên lập trường của giai cấp thống trị về kinh tế.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

- Cần nhấn mạnh bản chất giai cấp của Nhà nước, tránh mơ hồ về một Nhà nước nhân dân, Nhà nước phúc lợi chung, Nhà nước trừu tượng.

- Mặt khác, cũng nên tránh tuyệt đối hoá bản chất giai cấp, đối lập tuyệt đối giữa các Nhà nước. Bởi lẽ, Nhà nước vẫn thực hiện những lợi ích chung nhất định của xã hội nhất định. Tất nhiên khi thực hiện lợi ích chung này, bao giờ nó cũng đứng trên lợi ích của giai cấp thống trị để giải quyết. Vì vậy sẽ là mơ hồ nếu không thấy được tính chính trị, tính giai cấp của các chủ trương, chính sách và sự tác động, can thiệp của nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục... Nhưng ngược lại, nếu quy các chức năng đa dạng của nhà nước về chức năng giai cấp, hoặc tuyệt đối hóa tính giai cấp; tính chính trị của nhà nước mà không thấy được tính xã hội, vai trò tích cực sáng tạo của chức năng xã hội trong phát triển xã hội thì sẽ là cực đoan, phiến diện.

---

Một số quan điểm và phương pháp luận của việc xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay

- Tính tất yếu và bản chất của nhà nước vô sản

Tổng kết kinh nghiệm lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và xét địa vị kinh tế của giai cấp đó trong nền sản xuất hiện đại, C.Mác đã kết luận rằng: để đi tới một xã hội không còn giai cấp, giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp thống trị và nắm lấy quyền lực nhà nước để thực hiện sự thống trị chính trị của mình. Nhưng giai cấp vô sản không chỉ đơn giản chiếm lấy và sử dụng bộ máy nhà nước sẵn có, trái lại phải "đập tan" bộ máy quân phiệt và quan liêu của nhà nước cũ, thay thế nhà nước của giai cấp bóc lột bằng một nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp vô sản.

Khẳng định điều đó, C.Mác viết: "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy, là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản"(1) .

Bảo vệ, phát triển một cách sáng tạo học thuyết của C.Mác và Ph.Ăng ghen về nhà nước trong thời đại đế quốc và cách mạng vô sản, V.I.Lênin đã phê phán, vạch trần sai lầm của những quan điểm cơ hội chủ nghĩa về nhà nước của phái Béc-xtanh

và Cau-xki. Những người này đã thần thánh nền dân chủ tư sản, sùng bái chế độ đại nghị, tuyên truyền "dân chủ thuần túy", đối lập một cách siêu hình dân chủ với chuyên chính. Về thực chất, họ phủ nhận việc giai cấp vô sản thống trị xã hội thông qua việc nắm chính quyền nhà nước, phủ nhận chuyên chính của giai cấp vô sản. V.I Lênin đã chỉ ra rằng: "Chỉ những người đã hiểu rằng chuyên chính của một giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, không những cho giai cấp vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản, mà còn cho suốt cả thời kỳ lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến "xã hội không có giai cấp" đến chế độ cộng sản chủ nghĩa, chỉ những người đó mới thấm nhuần thực chất của học thuyết của C.Mác về nhà nước"(1).

Ngày nay trước những biến động lớn do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là trước những biến cố chính trị dữ dội trong mấy thập kỷ qua, lý luận về nhà nước vô sản và bản thân nhà nước vô sản trong hiện thực đang đứng trước những thử thách sống còn. Do đó, bảo vệ học thuyết chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin là một nhiệm vụ bức thiết. Nhiệm vụ đó đòi hỏi một mặt phải khắc phục những lệch lạc trong nhận thức và vận dụng học thuyết đó trong thực tế, đồng thời phải nâng cao cảnh giác đập tan những luận điệu xuyên tạc về chuyên chính vô sản của tư tưởng tư sản, cũng như của chủ nghĩa xét lại đủ mọi màu sắc; mặt khác, phải tiếp tục bổ sung một cách căn bản lý luận về nhà nước vô sản và phát triển lý luận đó cho phù hợp với điều kiện mới.

Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới, về bản chất nó là chính quyền của nhân dân, là quyền lực của nhân dân. Đây là điểm khác nhau cơ bản của nhà nước vô sản so với các nhà nước của giai cấp bóc lột. Xét về phương diện giai cấp cũng như nền tảng kinh tế, nhà nước vô sản là nhà nước duy nhất có cơ sở khách quan cho sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính nhân dân. Vả lại sự thống nhất này là đòi hỏi của chính nhà nước vô sản. Không đảm bảo sự thống trị chính trị của giai cấp vô sản thì nhân dân không có quyền lực thực sự, ngược lại quyền lực nhà nước có thuộc về nhân dân thì giai cấp vô sản mới thực hiện được mục đích thống trị chính trị của mình.

Để thể hiện và thực hiện đầy đủ bản chất quyền lực của mình, nhà nước vô sản phải tồn tại dưới hình thức chế độ dân chủ, hơn nữa phải là chế độ dân chủ vô sản, chế độ dân chủ cao nhất, chế độ dân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất của từ đó. Do đó, quá trình tăng cường, củng cố quyền lực nhà nước và sự phát triển mở rộng dân chủ đối với nhân dân trong chủ nghĩa xã hội, không những không đối lập, mà còn thống nhất với nhau. Chính vì lẽ đó, V.I. Lênin đã coi "Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn"(1), là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện nhà nước vô sản.

- Xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay - Đặc điểm hình thành và một số nguyên tắc phương pháp luận

Nhà nước hiện nay ta đang xây dựng là nhà nước xã hội chủ nghĩa, “nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với

(1) V.I.Lênin, TT, Nxb TB, M, 1977, t. 33, tr.43-44. (1) V.I.Lênin, TT, Nxb TB, M, 1977 t. 33, tr.97.

mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân"(2). Nhà nước ta do đó là nhà nước thuộc phạm trù nhà nước vô sản.

Việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ đặc điểm của thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà còn xuất phát từ thực tế và đòi hỏi của cách mạng Việt Nam "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"(3.

Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là bước vào thời kỳ quá độ chúng ta có thể xác lập ngay được nhà nước xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa đầy đủ của nó. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa là một quá trình, hơn nữa đối với nước ta là một quá trình lâu dài. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm thấp: chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, chưa trải qua chế độ dân chủ tư sản. Với xuất phát điểm như vậy chúng ta không có khả năng tạo lập ngay cơ sở kinh tế - xã hội đầy đủ cho chủ nghĩa xã hội, cho nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quá trình gắn liền với sự nỗ lực bền bỉ cải biến, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tạo lập không phải trên cơ sở "đập tan" nhà nước cũ, mà bằng cách chuyển biến dần dần từ nhà nước dân chủ nhân dân thành nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước dân chủ nhân dân - thành quả của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta - và nhà nước xã hội chủ nghĩa không đối lập với nhau. Về bản chất chúng đều là chính quyền của nhân dân, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo. Do đó, sự chuyển biến từ nhà nước dân chủ nhân dân lên nhà nước xã hội chủ nghĩa không có ranh giới tuyệt đối. Song sẽ là không đúng nếu đồng nhất, lẫn lộn hai nhà nước này với nhau.

Nhà nước trong thời kỳ quá độ ở nước ta chưa phải là nhà nước xã hội chủ nghĩa đầy đủ, nhưng nó không còn là nhà nước dân chủ nhân dân. Nhà nước dân chủ nhân dân gắn liền với giai đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ. Nhiệm vụ của nó là chống đế quốc, chống địa chủ phong kiến nhằm giải phóng dân tộc, giành dân chủ cho nhân dân. Còn nhà nước hiện nay lấy việc bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ chủ yếu, hơn nữa lại dựa trên cơ sở là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước hiện nay tuy vẫn mang một số tính chất của nhà nước dân chủ nhân dân, nhưng cũng đã có một số tính chất xã hội chủ nghĩa, vượt khỏi giới hạn của nhà nước dân chủ nhân dân. Sự chuyển biến từ nhà nước dân chủ nhân dân lên nhà nước xã hội chủ nghĩa diễn ra dần dần, trong đó sự khắc phục những hạn chế của nhà nước cũ, cũng có nghĩa là làm tăng thêm tính chất xã hội chủ nghĩa của Nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ được xác lập hoàn toàn khi chủ nghĩa xã hội cơ bản đã được xây dựng xong, thời kỳ quá độ đã lui vào quá khứ.

Như vậy về lý luận, cũng như trong thực tiễn cần phải thấy sự thống nhất và khác biệt giữa ba trình độ phát triển của nhà nước cách mạng Việt Nam: nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xác lập hoàn toàn trên cơ sở của chính nó. Ở ba trình độ này Nhà

nước có cùng bản chất đều là quyền lực của nhân dân, đo đảng cộng sản lãnh đạo, tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau. Coi Nhà nước hiện nay vẫn là nhà nước dân chủ nhân dân là không thấy được cách mạng nước ta đã chuyển giai đoạn, không thấy được những biến đổi căn bản trong lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước. Ngược lại muốn xây dựng ngay một nhà nước xã hội chủ nghĩa hoàn toàn, khi chưa có cơ sở kinh tế - xã hội tương ứng thì sẽ là chủ quan, duy ý chí.

Trên cơ sở lý luận về nhà nước vô sản, cũng như những đặc điểm hình thành nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta rút ra một số nguyên tắc phương pháp luận định hướng cho việc xây dựng nhà nước ta hiện nay.

Thứ nhất, Tăng cường và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Thứ hai, "Phát huy dân chủ đến cùng", xây dựng thiết chế, cơ chế Nhà nước thực hiện một cách hữu hiệu quyền làm chủ của nhân dân.

Thứ ba, Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu.

Thứ tư, Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với việc củng cố, mở rộng tổ chức và hoạt động của mặt trận và các tổ chức quần chúng, làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền nhân dân.

Câu 12: Quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất con người?

Một phần của tài liệu ÔN TRIẾT HỌC THI ĐẦU VÀO CAO HỌC, TÀI LIỆU DÀNH CHO CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w