1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

270 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

LỮ PHI NGA CÁC YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN VÓN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG LỮ PHI NGA CÁC YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN VÓN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng MÃ SÓ: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐOÀN THANH HÀ CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam vừa chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 2009, đặc biệt nghiêm trọng là đại dịch Covid19 cuối năm 2019. Hậu khủng hoảng kinh tế và việc thực hiện giãn cách xã hội nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid19 đã phần nào ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những năm 1970, khủng hoảng tài chính nổ ra với sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng thương mại ở các quốc gia phát triển. Trước bối cảnh đó, Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS thành lập Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng (BCBS) và ban hành Hiệp ước Basel với các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng theo Phan Thị Hoàng Yến (2019). Một trong những tiêu chuẩn quan trọng mà các ngân hàng cần tuân thủ là hệ số an toàn vốn tối thiểu bởi tỷ lệ này được xem như là công cụ chủ lực cho sự an toàn và lành mạnh của ngân hàng theo Jeff (1990). Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng, được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển. Các ngân hàng khi đảm bảo được hệ số an toàn vốn tối thiểu sẽ có khả năng chống đỡ khi rủi ro xảy ra để phát triển bền vững. Với ý nghĩa đó, hệ số CAR cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số CAR luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên thế giới. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến CAR đã được Asarkaya và Ozcan (2007) thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, Skully và cộng sự (2009) ở Malaysia, Muthuva (2009) ở Kenya, Shingjergji và Hyseni (2015) ở Albanian. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh nên ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính Việt Nam theo Trương Văn Phước (2017). Trải qua giai đoạn phát triển hưng thịnh và chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hệ thống NHTM nước ta đã bộc lộ nhiều yếu kém như tỷ lệ nợ xấu cao, căng thẳng thanh khoản, các ngân hàng nhỏ kinh doanh thua lỗ theo Vương Phương Hoa (2016). Mặt khác, khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO và các hiệp định thương mại song phương, đa phương, Việt Nam phải thực hiện mở cửa cho lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điều này làm cho tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao cũng như mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng tăng lên. Vì vậy, hệ thống NHTM cần chủ động nhận thức và tăng cường an toàn hệ thống, đảm bảo khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế. Trước bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành các quy định về giám sát ngân hàng theo hướng áp dụng chuẩn mực quốc tế Basel II. Trong đó, yêu cầu về an toàn vối tối thiểu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh. Nhiều nghiên cứu trong nước chỉ ra những khó khăn của các NHTM Việt Nam trong việc tuân thủ bảo đảm an toàn ngân hàng theo Basel II, trong đó có bảo đảm an toàn về tỷ lệ vốn tối thiểu như nghiên cứu của theo Phan Huy Hoàng (2012), Nguyễn Đức Trung (2015), Phan Hữu Việt (2017), Phan Thị Hoàng Yến (2019). Trước bối cảnh đó, muốn đạt được tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41, cũng như đáp ứng theo thông lệ quốc tế, các NHTM cần chú trọng nâng cao hệ số an toàn vốn tối thiểu. Muốn đạt được điều đó, các nhà quản trị cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động của ngân hàng. Nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số CAR được các học giả tại Việt Nam thực hiện như nghiên cứu của theo Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny (2019), Võ Hồng Đức và cộng sự (2014), Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017). Các nghiên cứu này đã tập trung xác định những nhân tố bên trong đặc trưng của ngân hàng liên quan đến hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, khả năng sinh lời tác động đến hệ số CAR. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu sự ảnh hưởng của quản trị công ty đến hệ số CAR tại các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, yếu tố đại dịch được đưa vào trong mô hình nghiên cứu, trong khi đó hoạt động của NHTM chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Trước những lý do đó, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” được thực hiện nhằm xác định một cách toàn diện các yếu tố tác động chính tới tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách liên quan. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Xác định các yếu tố ảnh hưởng việc đảm bảo an toàn vốn thông qua hệ số đảm bảo an toàn vốn (CAR), trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý chính sách cho hệ thống NHTM Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trong và ngoài nước 2. Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 3. Đề xuất hàm ý chính sách để cải thiện việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu, trong nghiên cứu này cần phải trả lời được các câu hỏi sau: Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam như thế nào? Đại dịch Covid 19 có tác động đến việc đảm bảo an toàn vốn không? Hàm ý chính sách nào để nâng cao việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi không gian: 28 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, là những ngân hàng có vị thế lớn trên thị trường, tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN và có quy trình quản trị rủi ro được đánh giá là tiệm cận với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, thông tin liên quan đến các ngân hàng được công bố đầy đủ và đảm bảo tính tin cậy. Phạm vi thời gian: Đề tài áp dụng nghiên cứu trong giai đoạn 2009 2020. Đây là thời kỳ sau khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới. Đặc biệt bùng phát dịch Covid trong năm 2020. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận án là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Các số liệu thứ cấp như hệ số an toàn vốn, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn cũng như các thông tin về hội đồng quản trị được thu thập từ báo cáo tài chính được kiểm toán của các NHTM Việt Nam. Các số liệu vĩ mô gồm GDP, CPI được thu thập từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Cục Thống kê của Việt Nam. Số liệu sau khi thu thập được nhập vào phần mềm Excel và Stata 13 để thực hiện phân tích so sánh số tuyệt đối, số tương đối nhằm thấy được xu hướng biến động của các chỉ tiêu trong nghiên cứu. Từ đó, có những đánh giá sơ bộ về mối quan hệ của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn của NHTM. Thông qua phần mềm Stata 13, đề tài thực hiện phân tích ma trận tương quan được thực hiện thông để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố đến hệ số an toàn vốn CAR của NHTM. Các mô hình được phân tích định lượng thông qua hồi quy OLS, FEM, REM, và SGMM nhằm lựa chọn mô hình phù hợp. Sau đó, thực hiện các kiểm định để đảm bảo tính vững, không chệch trong ước lượng. Trong trường hợp mô hình hồi quy có bệnh, đề tài sử dụng SGMM để khắc phục các nhược điểm của mô hình. Ở góc độ của bài nghiên cứu này, mô hình FEM, REM và SGMM sẽ được nghiên cứu chính để áp dụng cho việc ước lượng mô hình. 1.6 Những đóng góp mới của luận án 1.6.1 Đóng góp mới về khoa học Thứ nhất, đề tài tiếp cận và giải thích một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến an toàn vốn của ngân hàng dựa trên lý thuyết liên quan đến vốn, cấu trúc vốn, kết hợp lược khảo các nghiên cứu trước liên quan, đề tài đã bổ sung thêm một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR của các NHTM Việt Nam. Đây là các yếu tố quan trọng mà các nhà quản trị có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hệ số CAR trong thời gian tới. Thứ hai, các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR tại Việt Nam chưa đề cập đến đồng thời tác động của yếu tố vĩ mô, hội đồng quản trị và dịch Covid 19. Trong khi nhiều nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới cho thấy có sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến hệ số CAR. Vì vậy trong nghiên cứu, đề tài đưa thêm các yếu tố vĩ mô, hội đồng quản trị và dịch Covid 19 vào mô hình nhằm xác định được đầy đủ hơn yếu tố ảnh hưởng đến CAR tại các NHTM Việt Nam. Thứ ba, phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá cũng là một hướng tiếp cận mới nhằm xác định được các yếu tố có ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến hệ số CAR. 1.6.2 Đóng góp mới về thực tiễn Một là, đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu về các yếu tố tác động đến đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 2020. Hai là, đề tài phân tích và phản ánh thực trạng đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong thời kỳ 2009 2020, đồng thời xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Ba là, luận án đã đưa biến mới Covid19 vào trong mô hình dưới dạng biến giả (Dummy) và xem xét tác động của đại dịch Covid19 đến đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Đại dịch Covid19 là biến cố mới, chưa có cơ sở lý luận. Do tác động của đại dịch Covid19, nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng không tránh khỏi những tác động. Bốn là, bổ sung minh chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng, với trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam giai đoạn 20092020: Các yếu tố vi mô, yếu tố thuộc về bản thân các NHTM có ảnh hưởng mang tính quyết định tới đảm bảo an toàn vốn của các NHTM. Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô của nền kinh tế, đặc điểm hội đồng quản trị, đại dịch bệnh cũng có những ảnh hưởng nhất định đến đảm bảo an toàn vốn của các NHTM. Năm là, luận án đưa ra những khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại và Nhà nước để có những chính sách phù hợp. Ngoài ra, đây còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà chính sách đưa ra các quy định trong giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. 1.7 Bố cục của luận án Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Tóm tắt chương 1 Chương 1 đã giới thiệu được tính cấp thiết của nghiên cứu, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra, chương 1 còn giới thiệu sơ bộ về phương pháp nghiên cứu, những đóng góp về mặt khoa học, thực tiễn tạo nên giá trị của luận án. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã giới thiệu bố cục của luận án gồm 5 chương. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Cơ sở lý thuyết về vốn của ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm vốn ngân hàng Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian, và là loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Các NHTM muốn hoạt động một cách bình thường thì phải có vốn. Vốn của ngân hàng, nói một cách đơn giản, là sự chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả trên và là tài sản thực của chủ sở hữu ngân hàng. Nó có thể được sử dụng để bù đắp các khoản lỗ hoạt động của ngân hàng và nếu khoản lỗ đó vượt quá số vốn khả dụng thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, có thể dẫn đến phá sản 2.1.1.2 Phân loại vốn ngân hàng Vốn cấp 1 được gọi là vốn lõi của ngân hàng, bao gồm vốn cổ phần thường, cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ vĩnh viễn, các khoản thặng dư vốn, lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài khoản vốn chủ sở hữu của các công ty con hợp nhất và các tài sản vô hình khác. Đây là vốn quan trọng bởi vì nó là biện pháp bảo vệ sự sống còn của các ngân hàng và sự ổn định của hệ thống tài chính (Kjeldsen, 2004). Vốn cấp 2 được gọi là vốn bổ sung, bao gồm các khoản dự trữ không được công bố, dự phòng tổn thất chung, trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp có kỳ hạn, công cụ vốn chủ sở hữu, cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn, dài hạn và cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi. Tuy nhiên, vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1. Các khoản giảm trừ vốn cấp 1 và vốn cấp 2 bao gồm các khoản đầu tư vào các công ty tài chính và ngân hàng không hợp nhất, chứng khoán vốn và các khoản khấu trừ khác. Vốn cấp 3 bao gồm các khoản nợ ngắn hạn trực thuộc. Vốn cấp 3 được sử dụng để cung cấp một bộ “đệm” chống lại thiệt hại do rủi ro thị trường gây ra khi vốn cấp 1 và vốn cấp 2 không đủ để bù đắp thiệt hại. Rủi ro thị trường là những thiệt hại do hoạt động kinh doanh ngoại hối và các hợp đồng lãi suất gây ra do những thay đổi trong tỷ giá hối đoái và lãi suất. Tuy nhiên, cơ quan quản lý không yêu cầu một mức vốn cụ thể để đảm bảo chống lại những tổn thất do rủi ro thị trường gây ra. Vì vậy, không có bất kỳ yêu cầu cho vốn cấp 3. 2.1.1.3 Vai trò vốn ngân hàng Vốn ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng và nền kinh tế như: Nó hấp thụ tổn thất, thúc đẩy niềm tin của công chúng, giúp hạn chế tăng trưởng tài sản quá mức và mang đến sự bảo vệ cho người gửi tiền và quỹ bảo hiểm tiền gửi. 2.1.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn 2.1.2.1 Lý thuyết của Modigliani và Miller (lý thuyết MM) Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại do Franco Modigliani Merton Miller công bố vào năm 1958 và sau đó được tiếp tục phát triển vào năm 1963, được xem là nền tảng tư duy hiện đại về cấu trúc vốn cho các DN. Lý thuyết MM lý giải mối quan hệ giữa giá trị DN, chi phí sử dụng vốn và mức độ sử dụng nợ của DN. Đây được xem là lý thuyết nền móng cho việc phát triển liên quan đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp hiện đại như lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết về chi phí đại diện. 2.1.2.2 Lý thuyết đánh đổi (Trade off theory) Lý thuyết đánh đổi lần đầu được giới thiệu trong nghiên cứu của Alan Kraus và Robert H. Litzenberger (1973). Thông qua lý thuyết đánh đổi có thể thấy tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ tiền gửi và tỷ lệ thanh khoản có ảnh hưởng đến hệ số CAR. 2.1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng Nghiên cứu của Donaldson vào năm 1961 được xem như là nền tảng đầu tiên của lý thuyết trật tự phân hạng liên quan đến cấu trúc vốn. Sau đó, Myers và Majluf (1984), Myers (1984) đã tiếp tục phát triển lý thuyết trật tự phân hạng dựa trên việc phân tích thông tin bất cân xứng tác động đến quyết định đầu tư và tài trợ của DN. Dựa trên lý thuyết trật tự phân hạng, quy mô, chất lượng tín dụng sẽ ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng. Đồng thời, khả năng sinh lời cũng là yếu tố quan trọng trong vốn của ngân hàng. Nếu khả năng sinh lời của ngân hàng cao, ngân hàng sẽ có một phần lợi nhuận giữ lại để tiếp tục mở rộng kinh doanh, chống đỡ rủi ro khi cần thiết. 2.1.2.4 Lý thuyết chi phí đại diện Liên quan đến cấu trúc vốn của DN còn có lý thuyết về chi phí đại diện. Được giới thiệu vào năm 1976, Jensen và Meckling đã chỉ ra hai loại mâu thuẫn cơ bản trong DN đó là mâu thuẫn giữa nhà quản trị và cổ đông và mâu thuẫn giữa cổ đông với chủ nợ. Đây là cơ sở để cho thấy yếu tố quản trị công ty có ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói chung và việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn nói riêng. Như vậy, các nội dung về các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn của các DN nói chung cho thấy việc xác định cơ cấu vốn của DN chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của NHTM, từ đó, ảnh hưởng đến hệ số CAR. 2.1.3 Cơ sở lý thuyết về an toàn vốn của ngân hàng thương mại 2.1.3.1 Khái niệm an toàn vốn Năm 1988 Ngân hàng Thanh toán Quốc tế tại Basel đã ban hành các quy tắc quy định an toàn vốn. Theo đó, an toàn vốn là khuôn khổ đảm bảo rằng vị thế vốn của một ngân hàng phù hợp với chiến lược và các rủi ro tổng thể của ngân hàng và như vậy, sẽ khuyến khích sự can thiệp giám sát sớm. Các giám sát viên phải có khả năng yêu cầu các ngân hàng nắm giữ vốn vượt quá tỷ lệ vốn quy định tối thiểu kết hợp việc quản lý ngân hàng phát triển một quy trình đánh giá vốn nội bộ và đặt ra các mục tiêu về vốn tương xứng với các rủi ro cụ thể của ngân hàng và kiểm soát môi trường. 2.1.3.2 Các nguyên tắc đánh giá an toàn vốn Theo ủy ban Basel, để đánh giá mức độ an toàn vốn, các ngân hàng phải tuân thủ bốn nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Các ngân hàng nên có một quy trình để đánh giá mức độ an toàn vốn tổng thể liên quan đến rủi ro và một chiến lược để duy trì mức vốn Nguyên tắc 2: Kiểm soát viên sẽ xem xét và đánh giá chiến lược an toàn vốn nội bộ của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn. Về việc đánh giá an toàn vốn, ngân hàng phải chứng minh rằng: Nguyên tắc 3: Người giám sát mong muốn các ngân hàng hoạt động trên tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu và có thể yêu cầu họ nắm giữ vốn vượt quá mức tối thiểu. Nguyên tắc 4: Người kiểm soát sẽ can thiệp ngay từ đầu để ngăn vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu cần thiết để hỗ trợ các dấu hiệu rủi ro của ngân hàng cụ thể và sẽ yêu cầu nhanh chóng khắc phục nếu vốn không được duy trì hoặc khôi phục. 2.1.3.3 Tiêu chuẩn về an toàn vốn Hệ số an toàn vốn (CAR) là tỷ lệ được các cơ quan quản lý trong lĩnh vực ngân hàng sử dụng để đánh giá tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng và đảm bảo rằng các ngân hàng có thể xác định mức độ an toàn vốn trước khả năng xảy ra tổn thất từ hoạt động ngân hàng (Aspal Nazneen, 2014). Hệ số CAR càng cao cho thấy sự củng cố của các ngân hàng và khả năng bảo vệ vốn từ các nhà đầu tư của các ngân hàng tăng lên. Tỷ lệ này đảm bảo rằng ngân hàng có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ và rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Dang (2011) cho rằng tỷ lệ an toàn vốn cho thấy nội lực của ngân hàng để gánh chịu những tổn thất phát sinh khi ngân hàng rơi vào thời kỳ khủng hoảng. 2.1.3.4 Cách xác định hệ số an toàn vốn Thông tư 412016TTNHNN, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam được xác định bằng công thức: CAR = ì. ——xi 00 % Trong đó: C: Vốn tự có; RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng; KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động; KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường. 2.1.3.5 Ý nghĩa về hệ số an toàn vốn Đối với ngân hàng thương mại: Hệ số an toàn vốn ra đời giúp NHTM xác định được rủi ro mà NHTM phải chịu trong quá trình hoạt động. Nghiên cứu của Wall (1985) cho thấy nếu ngân hàng đáp ứng chuẩn mực về quản trị vốn sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ phá sản, hoạt động trở nên ổn định hơn. Đối với người gửi tiền, nhà đầu tư: Là một trong những chỉ tiêu cần quan tâm trước khi thực hiện giao dịch. Các nhà đầu tư cũng dùng chỉ tiêu này để đánh giá mức độ phát triển bền vững của ngân hàng để mua các loại giấy tờ có giá, hạn chế rủi ro lựa chọn sai lầm trong việc đầu tư. Đối với cơ quan quản lý: Là một công cụ để giám sát hoạt động của các ngân hàng, nhận diện sớm các ngân hàng có vấn đề nhằm đưa ra biện pháp quản lý phù hợp để hạn chế trường hợp các ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, gây ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống NHTM. 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu 2.1.4.1 Các yếu tố vĩ mô a. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP) Là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thương mại chịu sự tác động rất lớn của môi trường kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là một biến số quan trọng để giải thích CAR và nó được thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng GDP. (Mili và cộng sự, 2014) nhận định rằng nếu tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là tích cực, sự ổn định về của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả, có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Tỷ lệ lạm phát (CPI) Khi lạm phát cao và bất ngờ, có thể gây ra những tổn thất đối với nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát tăng can thiệp vào khả năng của ngành tài chính để phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả. Mối quan hệ giữa lạm phát và sự phát triển ngành ngân hàng, đặc biệt là an toàn vốn của ngân hàng là tiêu cực theo Boyd et al., (2001). Trong khi các nghiên cứu của Schaeck and Cihák (2007), Ogere et al. (2013), Aktas, et Al., (2015) và Ben Moussa (2018) tìm thấy sự tác động cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng. c. Lãi suất Mức lãi suất cho vay cao hơn có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn. Khi xem xét tác động của lãi suất tới CAR, các nghiên cứu thường quan tâm tới chỉ tiêu lãi suất cho vay. Nghiên cứu của theo Bahihuga (2007), Williams (2011), Mili et al. (2014) xem xét tác động của lãi suất cho vay tới CAR của các ngân hàng thông qua chỉ tiêu lãi suất cho vay bình quân. Kết quả cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất cho vay bình quân và CAR. d. Tỷ giá hối đoái. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn vốn của ngân hàng là tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu của (Williams, 1998) chỉ ra rằng có một mối tương quan nghịch giữa tỷ giá hối đoái và tỷ lệ an toàn vốn. Việc tăng tỷ giá sẽ khiến nhà đầu tư nước ngoài hạn chế đầu tư trực tiếp dẫn đến giảm tỷ lệ an toàn vốn. Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Shaddady and Moore (2015) chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn. 2.1.4.2 Nhóm yếu tố vi mô a. Khả năng sinh lời Theo lý thuyết trật tự phân hạng, khả năng sinh lời sẽ có tác động thuận chiều đến hệ số CAR. Song song đó có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã xác định cụ thể sự tác động của khả năng sinh lời đến hệ số an toàn vốn chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROA có tác động đáng kể và tích cực đến vốn, cho thấy các ngân hàng có lợi nhuận có thể dễ dàng cải thiện vốn của họ thông qua thu nhập được giữ lại theo Rime (2001). Tuy nhiên, ROA cũng có thể có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với CAR của các NHTM, ROA cao thường có “đệm” vốn thấp hơn hay CAR thấp hơn theo nghiên cứu của Almazari (2013); Dreca (2014). Quan điểm truyền thống cho rằng CAR có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với ROE. CAR cao hơn có xu hướng làm giảm rủi ro vốn chủ sở hữu và do đó làm giảm ROE theo yêu cầu của nhà đầu tư. CAR cao hơn có thể làm giảm thu nhập sau thuế do giảm lá chắn thế được khấu trừ từ các khoản thanh toán lãi từ đó làm giảm ROE theo Berger et al (1995). b. Hoạt động cho vay Tỷ trọng cho vay trong tổng tài sản (LAR) được sử dụng để đo lường tác động của quy mô các khoản cho vay trong danh mục đầu tư tài sản, phản ánh mức độ đa dạng hoá của các tài sản và cơ hội đầu tư của ngân hàng. LAR cũng được sử dụng như một chỉ số rủi ro của ngân hàng. Khi LAR tăng nghĩa là mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay tăng lên, vì vậy ngân hàng cần tăng vốn để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền theo Shrieves Dahl (1992), Buyuksalvarci Abdioglu (2011). c. Chất lượng tín dụng Tác động của khoản cho vay tới an toàn vốn của các ngân hàng có thể được xem xét thông qua chỉ tiêu nợ xấu (Hassan and Bashir, 2003) (Mohammed T. Abusharba, 2013) và chỉ số dự phòng rủi ro tín dụng (Buyuksalvarci Adioglu, 2011) Nợ xấu (NPL), theo nghiên cứu của Ali Shingjergji và Marsida Hyeni (2015) nợ xấu cho thấy chất lượng của các khoản cho vay của ngân hàng. Nợ xấu càng cao thì chất lượng của các khoản cho vay càng thấp và làm giảm khả năng an toàn vốn của các NHTM và ngược lại. Thoa Anh (2017) cho biết dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đáng kể đến tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi nghiên cứu được thực hiện bởi Buyuksalvarci Adioglu (2011) chỉ ra rằng dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) có tác động tích cực đến CAR. Mức LLR của một ngân hàng càng cao cho thấy dự trữ tổn thất tín dụng cũng cao. Tỷ lệ CAR cũng được yêu cầu để đáp ứng tổn thất mà các ngân hàng phải đối mặt từ rủi ro tín dụng. d. Thu nhập lãi biên Thu nhập lãi biên (NIM) là một trong những chỉ số có thể được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Thu nhập lãi biên là tỷ lệ giữa thu nhập lãi ròng trên tài sản sinh lãi bình quân (BUyukặalvarci and Abdioglu, 2011), phản ánh sự khác biệt giữa lợi ích thu được từ lãi trên tài sản trừ chi phí lãi vay trên mỗi đồng tài sản. NIM giảm phản ánh sự cạnh tranh gia tăng trong thị trường tiền gửi và cho vay theo Casu et al., (2015). Theo Angbazo (1997), NIM phù hợp sẽ tạo ra đủ thu nhập để tăng vốn với sự gia tăng rủi ro. Tuy nhiên, NIM cũng có thể có một mối quan hệ tỷ lệ nghịch với CAR. Bởi, có thu nhập cao có thể làm giảm xác suất thất bại của ngân hàng. Chính vì vậy, khi có thu nhập, rủi ro thất bại thường thấp nhà quản lý ngân hàng giảm bớt CAR như Do et al. (2019); Mekonnen (2015). e. Khả năng thanh khoản (LIQ) Ngân hàng có thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ giảm và vốn cũng sẽ tăng (Abusharba et al., 2013). Thoa Anh (2017) cho biết thanh khoản có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ an toàn vốn. (Jaber Al khawaldeh, 2014) đã thực hiện một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Ả Rập Xê Út trong giai đoạn 20072011 về các yếu tố quyết định mức độ an toàn vốn của các ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và lợi nhuận tài sản có ảnh hưởng tích cực đến mức độ đủ vốn. Nghiên cứu được thực hiện bởi Abusharbeh et al. (2013) tuyên bố rằng tính thanh khoản ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ an toàn vốn vì các ngân hàng có đủ vốn để tối đa hóa việc rút tiền của khách hàng và bảo vệ vốn của ngân hàng khỏi những tổn thất có thể xảy ra. f. Quy mô ngân hàng (SIZE) Ngân hàng có quy mô lớn thường đầu tư hệ thống quản trị rủi ro hiện đại, năng lực kiểm soát rủi ro cũng tốt hơn (Wong et al., 2008). Do đó, các ngân hàng có quy mô lớn thường có tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có tương quan ngược chiều với tỷ lệ an toàn vốn, quy mô ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ an toàn vốn có xu hướng giảm, Bateni et al. (2014); AsamaAnsary và Hafez (2015); Hoang Thi Thu Huong (2018) với không gian nghiên lần lượt tại Ai Cập, Iran, Việt Nam. Một số nghiên cứu khác cho thấy quy mô của ngân hàng có mối tương quan thuận với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Shingjergji and Hyseni (2015); Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ni (2019) thực hiện đối với các ngân hàng thương mại tại Albanian, Việt Nam. g. Đòn bẩy tài chính Edson (2015) cho rằng đòn bẩy tài chính trong ngân hàng là khi ngân hàng được tài trợ bởi các khoản nợ có nguồn gốc từ tất cả các loại tiền gửi, thuế thu nhập phải trả và các khoản nợ khác. Do đó khi nghiên cứu về tác động của đòn bẩy đến hệ số an toàn vốn, các nhà nghiên cứu xác định qua tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (LEV) hoặc tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP). LEV có mối quan hệ chặt chẽ với an toàn vốn của ngân hàng. Đối với các ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì rủi ro tiềm ẩn càng lớn, đòi hỏi ngân hàng có một lượng vốn đủ lớn để bù đắp tổn thất tiềm năng không làm ảnh hưởng đến các chủ nợ (Angabazo, 1997); (Shingjergji Hyseni, 2015). Tuy nhiên theo Ahmad et al. (2008) khi ngân hàng có vốn vay cao với nhiều rủi ro hơn, khó khăn trong việc huy động vốn cổ phần mới do chi phí vốn cao. Do đó, tỷ lệ đòn bẩy và CAR của ngân hàng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Đối với tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP), theo nghiên cứu Ijaz Hussain Bokhari, Syed Muhamad Ali (2009); Bahiru Workneh (2014) tồn tại mối quan hệ giữa quy mô tiền gửi và hệ số an toàn vốn. h. Đặc điểm hội đồng quản trị Theo lý thuyết đại diện, HĐQT với số lượng các thành viên độc lập sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn lợi ích giữa các bên là cổ đông và nhà quản lý. Những công ty thực hiện tốt việc quản trị nội bộ thường có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn vốn cũng như đạt được hiệu quả cao hơn so với các công ty khác; hệ quả là hoạt động ổn định và an toàn hơn do có nguồn tích lũy vốn dồi dào và bền vững (International Finance Coporation, 2010). Hội đồng quản trị với các đặc trưng về số lượng thành viên, trình độ học vấn hoặc vai trò của các cổ đông nước ngoài... có ảnh hưởng đến việc thực hiện giám sát, đưa ra lời khuyên cũng như định hướng cho các cấp quản lý. Đồng thời, hội đồng quản trị còn ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động ngân hàng theo Hoàng Trung Tiến, (2019). 2.2 Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan 2.2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Rubi Ahmad và cộng sự (2008); Ahmet và Hasan (2011); Ijaz Hussain Bokhari và cộng sự (2012); Mohammed T. Abusharba và cộng sự (2013) Nadja Dreca (2013); Leila Bateni và cộng sự (2014); Nuviyanti và Achmad Herlanto Anggono (2014); Rafet Aktas và cộng sự (2015); Ali Shingjergji và Marsida Hyeni (2015); Osama A. Elanasary và Hassan M. Hafez (2015); Yonas Mekonnen (2015); Masood.U (2016); Odunayo và Joseph (2016); Yahaya và cộng sự (2016); Hewaidy và Alyousef (2018). 2.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước Phạm Hữu Hồng Thái (2013); Võ Hồng Đức và cộng sự (2014); Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015); Vũ Thị Thúy Vân và cộng sự (2016); Trương Thị Hoài Linh (2016); Hoàng Thị Thu Hường (2017), Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn Ngọc Anh (2017); Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017); Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny (2019). 2.3 Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, yếu tố về quản trị công ty chưa được các nghiên cứu thực hiện. Trong khi đó, vai trò của nhà quản trị rất quan trọng trong việc xác định cấu trúc vốn, hoạt động quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân hàng như nghiên cứu của Andres và Vallelado (2008), Liang và cộng sự (2013), Berger và cộng sự (2014), Iqbal và cộng sự (2015), Srivastav và Hagendorff (2016). Dong và cộng sự (2017), Setiyono và Tarazi (2018), Phạm Hoàng Ân (2019). Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm đánh giá đầy đủ các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Việc đưa thêm yếu tố phản ánh quản trị công ty cũng như các yếu tố phản ánh nền kinh tế vĩ mô sẽ giúp đánh giá đầy đủ hơn các yếu tố tác động đến hệ số CAR. Điều này không những chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Thứ hai, hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các biến động thuộc về vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, pháp luật. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu tại Việt Nam chưa đề cập đề cập đến các yếu tố vĩ mô này đồng thời cùng yếu tố quản trị công ty. Vì vậy, đề tài sẽ phát triển mô hình nghiên cứu bao gồm các yếu tố thuộc về đặc điểm ngân hàng, quản trị công ty và các yếu tố phản ánh các yếu tố vĩ mô. Thứ ba, luận án đưa biến mới về đại dịch Covid19 trong năm 2020 diễn biến phức tạp khiến nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước phải tiếp tục thực hiện giãn cách, đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM). Nợ xấu khu vực có tâm dịch, thành phố lớn tăng do khó khăn từ khối doanh nghiệp cầm cự với giãn cách xã hội và chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ và chính quyền địa phương. Khả năng thanh toán hạn chế do doanh nghiệp ứ đọng hàng hóa, bất động sản đóng băng... đã ảnh hưởng trực tiếp tới các NHTM. Đại dịch Covid19 là biến cố mới, chưa có cơ sở lý luận mà chỉ có một số mô hình phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong bối cảnh dịch Covid19. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý ngân hàng xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hệ số CAR, từ đó có những thay đổi phù hợp để phát triển bền vững ngân hàng. 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.4.1 Cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết liên quan đến an toàn vốn, tổng quan các nghiên cứu trước, đặc biệt là nghiên cứu của Rafet và cộng sự (2015). Nghiên cứu xây dựng mô hình toàn diện đo lường sự tác động của các yếu tố đặc trưng ngân hàng, các yếu tố bên ngoài thuộc về vĩ mô. Điều này phù hợp với việc thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam bởi đã có một vài nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam. Ngoài ra, dựa trên lý thuyết về chi phí đại diện, nghiên cứu thực nghiệm của Phạm Hoàng Ân (2019), Hoàng Trung Tiến (2019), Trần Thị Thanh Tú (2017) cho thấy các đặc điểm liên quan đến HĐQT có ảnh hưởng đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam, do đó, cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ số CAR. Vì vậy, nghiên cứu bổ sung thêm các yếu tố phản ánh đặc điểm của HĐQT trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến CAR. Đồng thời yếu tố đại dịch Covid 19 lần đầu xuất hiện trong lịch sử nhân loại cũng được đưa vào xem xét trong mô hình. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau. CARit = a + p1ROAit + p2DEPit + p3LIQit + p4LOAit + p5LLRit +p6NPLit + p7LEVit + p8SIZEit + p9BoaidSit + p10IndepBit + p11 pemaleBit + P12 ForeignBit + P13 EduBit + p14CPIt+ p15GDPt + P16Dummy + eit Trong đó: Biến phụ thuộc: Hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng i vào năm t. Biến độc lập: Biến độc lập được sử dụng trong mô hình là các biến đại diện cho các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn bao gồm các biến phản ánh đặc trưng của ngân hàng và biến liên quan đến các điều kiện vĩ mô của nền kinh tế. Cụ thể: a: hệ số chặn p: hệ số hồi quy Biến ROA: phản ánh khả năng sinh lời trên tổng tài sản, được đo lường bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân của ngân hàng i vào năm t Biến DEP: là biến số đo lường khả năng huy động vốn của ngân hàng, phản ánh qua tỷ lệ tiền gửi huy động chia cho tổng tài sản của ngân hàng của ngân hàng i vào năm t Biến LIQ: phản ánh khả năng thanh khoản của ngân hàng, được đo lường bằng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chia cho tổng tài sản của ngân hàng i vào năm t. Biến LOA: là tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, phản ánh tỷ lệ nhóm tài sản có rủi ro cao trong cơ cấu tài sản của NHTM i vào năm t. Biến LLR: là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ cho vay của ngân hàng i vào năm t. Biến NPL: là tỷ lệ nợ xấu, đo lường bằng cách lấy dư nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 chia cho tổng dư nợ của ngân hàng i vào năm t. Biến LEV: hệ số đòn bẩy phản ánh cơ cấu vốn của ngân hàng thông qua tỷ lệ nợ phải trả trên tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng i vào năm t. Biến SIZE: quy mô tổng tài sản của ngân hàng, được tính bằng logarit tự nhiên tổng tài sản của ngân hàng i vào năm t. Biến BoardS: là biến đại diện quy mô hội đồng quản trị của ngân hàng i vào năm t. Biến IndepB: là biến phản ánh tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị của NHTM thứ i vào năm t. Biến FemaleB: là biến phản ánh tỷ lệ thành viên hội đồng là nữ của ngân hàng i vào năm t. Biến ForeignB: là biến phản ánh tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị là người nước ngoài của ngân hàng i vào năm t. Biến EduB: là biến phản ánh tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị có trình độ sau đại học của ngân hàng i vào năm t. Biến CPI: là tỷ lệ lạm phát Việt Nam năm t. Biến GDP: là biến được xác định bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm t Biến Dummy: là biến phản ảnh đại dịch Covid19 (Dummy = 1, thể hiện năm 2020 diễn biến đại dịch Covid19 tại Việt Nam, Dummy = 0, là các năm trước đó, chưa có diễn biến đại dịch Covid19 tại Việt Nam. e: sai số. 2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1: Khả năng sinh lời trên tổng tài sản và hệ số an toàn vốn tối thiểu có quan hệ nghịch chiều. Giả thuyết H2: Tỷ lệ tiền gửi có quan hệ thuận chiều đến hệ số an toàn vốn của NHTM. Giả thuyết H3: Tỷ lệ phản ánh khả năng thanh khoản có quan hệ nghịch chiều với hệ số an toàn vốn CAR. Giả thuyết H4: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến hệ số CAR. Giả thuyết H5: Mối quan hệ giữa an toàn vốn và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là tương quan thuận chiều. Giả thuyết H6: Mối tương quan giữa hệ số an toàn vốn và tỷ lệ nợ xấu được kỳ vọng là mối tương quan âm. Giả thuyết H7: Quan hệ giữa hệ số an toàn vốn và hệ số đòn bẩy tài chính là mối quan hệ nghịch chiều. Giả thuyết H8: Quy mô ngân hàng và hệ số CAR có tương quan nghịch chiều. Giả thuyết H9: Quy mô hội đồng quản trị và hệ số CAR có mối quan hệ thuận chiều. Giả thuyết H10: Tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT và hệ số CAR có mối quan hệ thuận chiều. Giả thuyết H11: Tỷ lệ thành viên HĐQT là nữ có mối quan hệ thuận chiều với hệ số CAR. Giả thuyết H12: Hệ số CAR có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ thành viên người nước ngoài trong HĐQT. Giả thuyết H13: Hệ số CAR có tương quan thuận chiều với tỷ lệ thành viên có trình độ sau đại học của HĐQT. Giả thuyết H14: Mối quan hệ giữa lạm phát và hệ số CAR là mối quan hệ nghịch chiều. Giả thuyết H15: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và CAR là mối quan hệ nghịch chiều. Giả thuyết H16: Đại dịch Covid19 có ảnh hưởng đến hệ số CAR. 2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất Căn cứ vào các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả xây dựng mô hình bao gồm 16 yếu tố tác động đến CAR CARit = a + ptROAit + p2DEPit + p3LIQit + p4LOAit + p5LLRit +p6NPLit + p7LEVit + p8SIZEit + p9BoaidSit + p10IndepBit + p11 FemaleBit + p12 ForeignBit + p13 EduBit + p14CPIt+ p15GDPt + p16Dummy + eit Tóm tắt chương 2 Chương 2 trình bày chủ yếu đến các vấn đề trọng tâm như: khái niệm hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), các yếu tố tác động đến CAR. Ngoài ra, tác giả tham khảo các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến hệ số an toàn vốn tối thiểu. Qua đó, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu với 16 biến độc lập ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu Bước 1: Xác định nội dung khái niệm dựa vào lý thuyết an toàn vốn Trong bước 1 này, tác giả tiến hành 3 nội dung chính như sau: (1) tổng quan lý thuyết để nghiên cứu các khái niệm liên quan như: hệ số an toàn vốn tối thiểu của NHTM. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu của NHTM; (2) Xác định quan hệ giữa các khái niệm của mô hình nghiên cứu; (3) Xây dựng giả thuyết ban đầu cho các khái niệm nghiên cứu. Bước 2: Tác giả tiếp tục xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu dự vào bước 1. Trong bước này có 2 nhiệm vụ cụ thể như sau: (1) Điều chỉnh và bổ sung các khái niệm đã có trong các nghiên cứu liên quan; (2) Xây dựng tập các biến của mô hình từ các khái niệm mới được đưa vào mô hình. Bước 3: Nghiên cứu sơ bộ thông qua dữ liệu thứ cấp từ 28 ngân hàng thương mại. Tác giả phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vốn và an toàn vốn, các yếu tố tác động tới an toàn vốn. Trên cơ sở từng vấn đề nghiên cứu phát hiện ra những xu hướng. Bước 4: Thiết kế bảng thu thập dữ liệu thông qua thu thập dữ liệu thứ cấp từ các ngân hàng thương mại cổ phần. Bước 5: Tổng hợp dữ liệu thu thập từ 28 NHTM và tiếp tục thu thập dữ liệu (nếu cần). Bước 6: Nghiên cứu chính thức: sử dụng bảng dữ liệu thứ cấp để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu . Bước 7: Tổng hợp kết quả đo lường và phân tích kết quả. Bước 8: Kết luận và đề xuất hàm ý chính sách. Căn cứ vào kết quả kiểm định mô hình, tác giả đề xuất hàm ý chính sách. 3.2 Nghiên cứu định tính Tác giả phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vốn và an toàn vốn, các yếu tố tác động tới an toàn vốn. Trên cơ sở từng vấn đề nghiên cứu phát hiện ra những xu hướng, những quan điểm nghiên cứu của các tác giả khác nhau về vấn đề nghiên cứu từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, phương pháp so sánh: Luận án sử dụng các dữ liệu thứ cấp tiến hành lập các bảng biểu, đồ thị để so sánh, phân tích, đánh giá các yếu tố vi mô và tố vĩ mô tác động tới hệ số an toàn vốn của các NHTM. Từ các lý thuyết và bài nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả tiến hành điều chỉnh, bổ sung để có được “các biến tác động đến hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)”. Qua quá trình tổng hợp tài liệu tham khảo, nghiên cứu tại bàn để tìm ra khái niệm liên quan đến hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Các biến đo lường hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của ngân hàng thương mại. Tác giả tiến hành kiểm tra, sàng lọc các biến trong mô hình đánh giá đối với hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm kiểm tra độ phù hợp của mô hình lý thuyết, đồng thời giúp khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu nhằm đảm bảo mô hình xây dựng phù hợp với lý thuyết nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu được dựa trên lý thuyết đã nêu ở chương 2 làm nền tảng cơ sở cho nghiên cứu định tính. Phương pháp này được sử dụng với mục đích điều chỉnh các yếu tố. Nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn dữ liệu được thu thập ở dạng định tính thông qua các kỹ thuật thảo luận và diễn dịch theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007). 3.2 Nghiên cứu định lượng Trong nghiên cứu định lượng chính thức, luận án sẽ tiến hành các phương pháp sử dụng trong các nghiên cứu trước là phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel data) gồm: Phương pháp random effects model (REM), Phương pháp fixed effects model (FEM), pooled OLS, phương pháp XTGLS và SGMM. Đây là phương pháp dựa trên nền tảng và sử dụng thống kê pvalue để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 3.2.1.1 Các phương pháp hồi quy Pooled OLS là mô hình hồi quy trong đó tất cả các hệ số đều không đổi theo thời gian và theo các đặc tính riêng biệt của từng cá thể, khi đó bộ dữ liệu sẽ không xét trên bình diện không gian và thời gian mà chỉ đơn thuần là ước lượng mô hình OLS thông thường. Khác với với mô hình Pooled OLS, mô hình hồi quy FEM cho rằng ảnh hưởng của từng đặc tính riêng biệt của từng cá thể là khác nhau, mô hình FEM phân tích mối tương quan này giữa những phần dư của mỗi đơn vị với biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến phục thuộc, đồng thời điểm đặc biệt của mô hình này là hệ số của các đặc điểm riêng biệt không được tương quan với các biến độc lập khác trong mô hình. Mô hình hồi quy REM xem xét đến sự khác biệt, đặc điểm riêng và các xuất phát điểm khác nhau của từng thực thể (công ty, doanh nghiệp, ngân hàng. . .). Các sự khác biệt này tác động đến các biến độc lập làm cho mỗi thực thể có các hệ số riêng cho từng biến độc lập trong mô hình. Ước lượng FEM hoặc REM có thể mang lại nhiều ưu điểm và phù hợp hơn so với phương pháp Pooled OLS, tuy nhiên FEM hoặc REM đều tồn tại những hạn chế rất khó xử lý bao gồm: (i) Sử dụng quá nhiều biến giả làm bậc tự do và tạo ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến làm cho kết quả ước lượng không tin cậy. (ii) Không đề cập đến thành phần sai số của mô hình mà ngầm định rằng sai số của mô hình tuân theo giả định cổ điển cho nên không kiểm soát được hiện tượng phương sai sai số thay đổi và vấn đề tương quan của biến độc lập với sai số. (iii) Loại bỏ luôn các biến độc lập không thay đổi theo thời gian nếu có trong mô hình. (iv) Chỉ áp dụng cho các dữ liệu bảng tĩnh, không xử lý được khi dữ liệu có tính chất động có nghĩa là tác động của các biến độc lập có độ trễ. Trong trường hợp cả 2 kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi cùng bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng mô hình hồi quy bị khuyết tật thì nghiên cứu sẽ sử dụng giải pháp khắc phục đó là ước lượng mô hình hồi quy ước lượng bình phương tổng quát tuyến tính XTGLS. Phương pháp SGMM rất hữu hiệu khi ước lượng mô hình có sự tồn tại tương quan bậc 1 trong phần dư của mô hình hồi quy do đó việc sử dụng mô hình SGMM giúp cho ước lượng được hiệu quả và đáng tin cậy hơn. 3.2.1.2 Các kiểm định liên quan Để lựa chọn giữa mô hình hồi quy theo Pooled OLS với FEM, nghiên cứu sử dụng kiểm định Ftest. Cụ thể nếu giá trị pvalue của Ftest < 0.05, mô hình hồi quy theo FEM sẽ phù hợp hơn so với OLS. Kiểm định BreuschPagan Lagrange được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và REM. Trong đó, nếu kiểm định có pvalue < 0.05 thì có nghĩa mô hình FEM phù hợp hơn mô hình theo Pooled OLS. Kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM theo William H. Greene (2002). Kiểm định đa cộng tuyến Kiểm định phương sai sai số thay đổi Kiểm định tự tương quan trong phần dư của mô hình 3.2.2 Thu thập dữ liệu Tác giả thực hiện nghiên cứu dữ liệu chính thức tại 28 ngân hàng thương mại. Với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009 2020. Đối với dữ liệu vĩ mô, đề tài thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng thế giới. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đáng tin cậy nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học. 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 3.2.3.1 Thống kê mô tả 3.2.3.2 Kiểm định mô hình CARit = a + piROAit + p2DEPit + p3LIQit + p4LOAit + p5LLRit +P6NPLit + p7LEVit + p8SIZEit + p9BoardSit + piOIndepBit + pii FemaleBit + pi2 ForeignBit + pi3 EduBit + pi4Cpit + pi5GDPt + pi6Dummy +eit 3.2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu a. Phân tích tương quan Hệ số tương quan cho biết giữa các biến được đánh giá và kiểm tra có mối tương quan với nhau hay không thông qua hệ số Pearson (r). Hệ số tương quan (r) là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương quan giữa hai biến số. Hệ số tương quan có giá trị từ i đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng i hay i có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (r 0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y cũng tăng, và khi x tăng cao thì y cũng giảm theo. b. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới an toàn vốn, luận án sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát GMM (Generized Method of Moments) để thực hiện hồi quy dữ liệu nghiên cứu. GMM là mô hình hồi quy được Lars Peter Hansen công bố vào năm i982 trong bài viết “Large Sample Properties of Generalized Methods of Moments Estimators”. Tóm tắt chương 3 Chương này đã trình bày được hướng xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính với các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tối thiểu thông qua các mô hình nghiên cứu định lượng nhằm hoàn thiện và khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trước. Trong đó, luận án đã đưa biến mới, đại dịch Covid19 (Dummy). Các kỹ thuật phân tích dữ liệu như thống kê mô tả, mô hình hồi quy và các kiểm định có liên quan đến mô hình hồi quy đa biến. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Giới thiệu tổng quan về hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tính tới thời điểm ngày 31122019, mức vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam đều đảm bảo quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu. Tuy nhiên, đa số các NHTM mới chỉ đảm bảo yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, các NHTM có mức vốn điều lệ vượt trội không nhiều (4 NHTM). Vốn điều lệ ở mức thấp cho thấy năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đảm bảo an toàn vốn của các NHTM, đặc biệt khi mà HTNH Việt Nam tính CAR theo thông tư 41. Mặc dù, xét trên toàn HTNH thì CAR của HTNH Việt Nam đều ở mức cao hơn CAR tối thiểu nhưng nếu xét riêng theo từng loại hình ngân hàng thì có sự khác biệt đáng kể. 4.2 Kết quả nghiên cứu 4.2.1 Phân tích thống kê mô tả Hệ số an toàn vốn cao nhất là năm 2015 tương ứng là 14.8 phần trăm. Hệ số an toàn vốn thấp nhất là năm 2011 tương ứng là 12.5 phần trăm. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) cao nhất là năm 2011 tương ứng là 1.4 phần trăm. ROA giảm từ năm 2009 đến 2015 và tăng trở lại đến năm 2020. Trung bình tỷ lệ tiền gửi (DEP) cao nhất là năm 2016 tương ứng là 70.6 phần trăm. DEP giảm từ năm 2009 đến 2011 và tăng trở lại đến năm 2016 và giảm dần đến năm 2020. Trung bình khả năng thanh khoản (LIQ) cao nhất là năm 2009 tương ứng là 0.27 (

Ngày đăng: 16/08/2023, 21:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w