LÊ THU THỦY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THU THỦY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng MÃ SỐ: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC THẠCH LỜI CAM ĐOAN Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. TP. HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2022 Lê Thu Thủy LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp nghiên cứu sinh K24 đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm và hỗ trợ cho tác giả trong suốt thời gian theo học tại Trường. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn và lòng kính trọng tới giảng viên hướng dẫn khoa học Thầy PGS. TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch đã rất tâm huyết ủng hộ, động viên, khuyến khích và chỉ dẫn tận tình cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận án này. Tác giả cũng bày tỏ lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và cán bộ tại các Chi cục thuế tỉnh Đồng Nai, các cán bộ, công chức đã tham gia trả lời phỏng vấn, khảo sát của tác giả. Tác giả cũng cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án. Tác giả dù đã hết sức nỗ lực nhưng luận án chắc chắn không thể tránh được những khiếm khuyết, rất mong nhận đươc những ý kiến đóng góp chân thành của Quý Thầy Cô và bạn bè. Trân trọng cảm ơn TP. HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2022 Tác giả Lê Thu Thủy TÓM TẮT LUẬN ÁN Tuân thủ thuế luôn là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý rất quan tâm. Tuân thủ thuế đã có không ít các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài tập trung xem xét các khía cạnh lý luận và thực tiễn. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid19 tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để gia tăng sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp là một trong những vấn đề lớn và quan trọng nhất trong lĩnh vực thuế mà ngành thuế quan tâm, luôn hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Với những vấn đề trình bày ở trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài với tên “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Luận án đã xây dựng quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 10 bước trong đó hàm chứa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính là tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Kế đến, tác giả nghiên cứu định lượng được tiến hành thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi nghiên cứu, diễn đạt và mã hoá lại thang đo, thu thập và phân tích dữ liệu của 1,000 người nộp thuế (1,000 doanh nghiệp nhỏ và vừa) tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích EFA. Đồng thời phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Các thang đo và mô hình đều phù hợp để đưa vào kiểm định giả thuyết. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định và mô hình cấu trúc cho thấy các chỉ số đạt yêu cầu. Các chỉ số bao gồm: chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMINdf), chỉ số thích hợp so sánh CFI, chỉ số TLI và chỉ số RMSEA đạt yêu cầu và 88 giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ với mức ý nghĩa là 5 %. Luận án đã đề xuất hàm ý chính sách gồm 8 nhóm khuyến nghị mà ngành thuế cũng như doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện, bao gồm: Chính sách thuế, kinh tế, cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế, sự quản lý của cơ quan thuế, cấu trúc hệ thống thuế, ngành nghề kinh doanh, xã hội và đặc điểm của doanh nghiệp. Với những hàm ý chính sách này góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Từ khóa: Thuế, tuân thủ thuế, chính sách thuế, doanh nghiệp nhỏ và vừa. ABSTRACT Increasing the tax compliance of businesses is one of the most significant and essential issues in the tax field that the tax industry cares about, constantly perfecting and improving the efficiency of tax administration. Tax compliance has always been the great interest to policymakers, economists, researchers, and managers. Tax compliance has had many domestic and foreign studies focusing on theoretical and practical aspects, especially in the context of the Covid19 pandemics strong impact on business activities. The dissertation has built a research process carried out through 10 steps, containing two methods of qualitative and quantitative research. Qualitative research references previous domestic and foreign studies related to the research problem. With the abovementioned issues, the author researches the topic Factors affecting tax compliance of small and medium enterprises in Dong Nai province. Next, the quantitative research author conducted to design a scale for the research questionnaire, interpreted and recoded the scale, and collected and analyzed data of 1,000 taxpayers (1,000 small and medium enterprises) at five Tax Departments in Dong Nai province. The scales and models are suitable for hypothesis testing. The author tested the reliability of the rankings by Cronbach Alpha and EFA analysis. Also, analyze the relationship between independent and dependent variables. The confirmatory factor analysis results and the structural model show that the indicators meet the requirements. Indicators include chisquared adjusted for degrees of freedom (CMINdf), CFI comparative fitness index, satisfactory TLI and RMSEA index, and 88 supported research hypotheses at a significance level of 5%. The dissertation has proposed policy implications, including 8 groups of recommendations that the tax industry and businesses need to prioritize: Tax policy, economy, perception of tax service quality, the management of tax agencies, tax system structure, business type, society, and characteristics of enterprises. These policy implications will improve the tax compliance of small and medium enterprises in Dong Nai province in the coming time. Keywords: Tax, tax compliance, tax policy, small and medium enterprises. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Tóm tắt luận án Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.2.1 Mục tiêu chung 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu 2 1.6 Đóng góp mới của đề tài 3 1.6.1 Đóng góp về mặt học thuật 3 1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn chính sách 4 1.7 Bố cục của đề tài 4 Tóm tắt chương 1 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5 2.1 Các lý thuyết nền tảng 5 2.1.1 Lý thuyết hành vi tuân thủ thuế 5 2.1.2 Lý thuyết hành vi không tuân thủ thuế 5 2.1.3 Lý thuyết tâm lý hành vi phổ biến 5 2.1.4 Lý thuyết răn đe hoặc mô hình răn đe kinh tế 5 2.1.5 Lý thuyết triển vọng 6 2.2 Các khái niệm liên quan đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 6 2.2.1 Khái niệm thuế 6 2.2.2 Khái niệm về tuân thủ thuế 6 2.2.3 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa 6 2.3 Phân loại, quy trình và các tiêu chí đánh giá tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 7 2.3.1 Phân loại tuân thủ thuế 7 2.3.2 Quy trình tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 7 2.4 Các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 8 2.4.1 Yếu tố ngành nghề kinh doanh 8 2.4.2 Yếu tố kinh tế 8 2.4.3 Yếu tố xã hội 8 2.4.4 Yếu tố chính sách thuế 8 2.4.5 Yếu tố sự quản lý của cơ quan thuế 8 2.4.6 Yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp 9 2.4.7 Cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế 9 2.4.8 Cấu trúc hệ thống thuế 9 2.5 Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan 9 2.5.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 9 2.5.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 9 2.6 Khoảng trống nghiên cứu 10 2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất 11 2.7.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu 11 2.7.2 Các giả thuyết nghiên cứu 11 2.7.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 14 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Quy trình nghiên cứu 15 3.2 Nghiên cứu định tính 17 3.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính 17 3.2.2 Kết quả thảo luận nhóm 17 3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi 19 3.2.4 Kết quả kiểm định thang đo thông qua định lượng sơ bộ 19 3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức 19 3.3.1 Khái quát về nghiên cứu chính thức 19 3.3.2 Thu thập dữ liệu 20 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 20 Tóm tắt chương 3 22 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1 Phân tích thực trạng về tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 23 4.1.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Nai 23 4.1.2 Thực trạng về tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 23 4.2 Kết quả nghiên cứu 24 4.2.1 Thống kê mô tả đối tượng phỏng vấn trong mẫu nghiên cứu 24 4.2.2 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha 24 4.2.4 Phân tích mô hình cấu trúc SEM 30 4.2.5 Phân tích phương sai ANOVA 34 4.2.6 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm (T test) theo giới tính 35 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 35 Tóm tắt chương 4 35 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 36 5.1 Kết luận 36 5.2 Hàm ý chính sách 38 5.2.1 Định hướng phát triển hệ thống thuế đến năm 2030 38 5.2.2 Hàm ý chính sách về chính sách thuế 40 5.2.3 Hàm ý chính sách về yếu tố kinh tế 40 5.2.4 Hàm ý chính sách về cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế 41 5.2.5 Hàm ý chính sách về sự quản lý của cơ quan thuế 41 5.2.6 Hàm ý chính sách về cấu trúc hệ thống thuế 42 5.2.7 Hàm ý chính sách về ngành nghề kinh doanh 42 5.2.8 Hàm ý chính sách về yếu tố xã hội 43 5.2.9 Hàm ý chính sách về đặc điểm của doanh nghiệp 43 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 44 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu 44 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 44 Tóm tắt chương 5 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO i PHỤ LỤC vxxx DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Việt Tiếng Anh ANOVA Phân tích phương sai Analysis of variance CLDV Cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế Feel the quality of tax service CST Chính sách thuế Policy of tax DDDN Đặc điểm của doanh nghiệp Characteristics of the business DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Small and medium enterprise EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory factor analysis FL Nhân tố tải Factor loading HTT Cấu trúc hệ thống thuế The structure of the tax system KMO Hệ số KMO Kaiser Meyer Olkin KT Kinh tế Economy NNKD Ngành nghề kinh doanh Business type NSNN Ngân sách nhà nước State budget QLT Sự quản lý của cơ quan thuế The management of the tax authorities SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính Structural equation model Sig. Mức ý nghĩa Significant SPSS Phần mềm thống kê trong khoa học xã hội Statistic Package for Social Sciences TTT Tuân thủ thuế Tax compliance XH Xã hội Society DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1: Bảng thể hiện kết quả thảo luận 30 nhà quản lý liên quan đến thuế Bảng 4.1: Bảng kiểm định KMO and Bartletts Test Bảng 4.2: Bảng kết quả về phương sai trích các yếu tố Bảng 4.3: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố Bảng 4.4: Kết quả kiểm định CFA tất cả các thang đo Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mô hình SEM Bảng 4.6: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 5,000 Bảng 5.1: Bảng ưu tiên thực hiện hàm ý chính sách 17 26 26 27 29 31 33 38 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất của tác giả 14 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều loại hàng hoá khác nhau để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước, tạo ra lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp, góp phần tạo giá trị gia tăng cho toàn xã hội, và làm tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc gia. Bên cạnh đó, sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào sản xuất và kinh doanh cũng góp phần làm cho số lượng và chủng loại sản phẩm và dịch vụ phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. Điều này dẫn tới việc môi trường kinh doanh ngày càng được phát triển theo hướng khuyến khích hoạt động sản xuất và kinh doanh ngày càng c ó hiệu quả hơn, tạo ra sức ép cạnh tranh đối với tất cả các doanh nghiệp, tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động cải tiến quy trình sản xuất và phân phối trong đó sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả nhất để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao với chi phí thấp và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 98%. Riêng Đồng Nai hiện có trên 38 ngàn doanh nghiệp (DN), trong đó DN nhỏ và vừa chiếm trên 86%, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động trong cả nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nội dung về tuân thủ pháp luật nói chung, tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là cần thiết. Với những vấn đề phân tích ở trên, tác giả chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 2. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3. Đề xuất hàm ý chính sách góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu, trong nghiên cứu này cần phải trả lời được các câu hỏi sau: Yếu tố nào ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như thế nào? Hàm ý chính sách nào để góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đối tượng khảo sát: là các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Luận án tập trung khảo sát những người chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Về không gian: Luận án nghiên cứu tính tuân thủ thuế của người nộp thuế (NNT) ở Đồng Nai, cụ thuể là DNNVV. Phạm vi thời gian: Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Thời gian thực hiện luận án từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 01 năm 2023. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận án là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng . 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu cơ sở lý thuyết để đưa ra mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo. Theo lý thuyết thống kê và sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 30 nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý thuế để hiệu chỉnh mô hình và thang phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Cụ thể, tác giả có tham khảo ý kiến của 30 nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc 2 nhóm sau: nhóm 1 có 15 nhà quản lý thuộc các ban ngành trong tỉnh, cụ thể là Cục thuế Đồng Nai. Nhóm 2 có 15 trưởng phó các Chi cục thuế Đồng Nai. Trên cơ sở ý kiến 30 nhà quản lý am hiểu về quản lý thuế, tác giả đã xác định chính xác những thông tin cần thu thập từ góp ý của các chuyên gia. 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án đã sử dụng phương pháp điều tra dữ liệu phục vụ cho phương pháp nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát khoảng 1.000 DNNVV đang nộp thuế tại các chi cục thuế của tỉnh Đồng Nai. Luận án sử dụng bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập từ khảo sát được tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và dữ liệu được kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định và kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. 1.6 Đóng góp mới của đề tài 1.6.1 Đóng góp về mặt học thuật Một là, luận án đã làm rõ nội dung về các vấn đề lý luận và thực tiễn tính tuân thủ thuế của NNT. Ngoài ra, luận án đã phân tích và trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống các vấn đề lý luận về tính tuân thủ thuế của NNT. Hai là, luận án đã xây dựng được mô hình định lượng phản ánh các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở đó, luận án đã bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu cho các nghiên cứu tiếp theo. Ba là, đây cũng là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu hàn lâm trong lĩnh vực tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh khác tại Việt Nam. Ngoài ra, đề tài còn góp phần bổ sung thêm lý thuyết quản lý thuế hiệu quả hơn trong giai đoạn hội nhập thế giới và công nghệ số phát triển. 1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn chính sách Một là, đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, luận án cũng tìm hiểu, xem xét, đối chiếu và rút ra những đánh giá về việc nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT. Hai là, luận án này đã chỉ ra mức độ tác động từng thành phần đối với các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đề ra các hàm ý chính sách hợp lý góp phần nâng cao sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ba là, luận án đưa ra những khuyến nghị đối với các DNNVV và Nhà nước để có những chính sách phù hợp trong giai đoạn bình thường mới. 1.7 Bố cục của đề tài Luận án có kết cấu 5 chương bao gồm các nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế; từ đó xây dưng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các phương pháp nghiên cứu gồm quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và điều chỉnh thang đo để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề ra trong luận án. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày cụ thể các phương pháp phân tích và kết quả đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp cũng như những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo . Tóm tắt chương 1 Chương 1, tác giả chủ yếu trình bày về mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, đề tài đã trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Các lý thuyết nền tảng 2.1.1 Lý thuyết hành vi tuân thủ thuế Đối với mọi quốc gia trên toàn thế giới thì thuế là nguồn thu chủ yếu của các quốc gia này, n goài ra, thuế còn là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà các tổ chức cũng như cá nhân phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện đối với ngân sách Nhà nước. 2.1.2 Lý thuyết hành vi không tuân thủ thuế Nộp thuế là nghĩa vụ tất yếu của của mọi công dân và doanh nghiệp. Theo OECD (2004) nghĩa vụ cụ thể của DNNT có thể khác nhau ở từng quốc gia, nhưng nhìn chung có 4 loại nghĩa vụ mà DNNT chắc chắn phải thực hiện dù ở bất kỳ nước nào đó là: (1) Đăng ký thuế, (2) Nộp tờ khai thuế, (3) Báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác, (4) Nộp thuế đúng hạn. Đối nghịch với tuân thủ thuế là hành động không tuân thủ thuế (OECD, 2004). 2.1.3 Lý thuyết tâm lý hành vi phổ biến Lý thuyết tâm lý hành vi phổ biến là mô hình cổ điển được áp dụng trước khi được khái quát hoá thành lý thuyết mô hình tâm lý học hành vi phổ biến. Jackson và Valerie (1986) cho rằng, tâm lý hành vi phổ biến của con người là lựa chọn hành động khi đã hiểu biết lợi ích và hậu quả liên quan đến hành động đó. Khi áp dụng vào quản lý thuế, để đạt được sự tuân thủ cao từ người nộp thuế, cơ quan thuế cần tuần tự quản lý từ việc thuyết phục người nộp thuế đến trừng phạt với các hình thức từ nhẹ đến nặng (nhắc nhở bằng văn bản, phạt hành chính, phạt hình sự, cấm hoạt động tạm thời, cấm hoạt động vĩnh viễn). Đặc điểm quan trọng của mô hình này là các biện pháp được thực hiện theo tuần tự từ thấp đến cao. Biện pháp cao hơn chỉ được thực hiện khi biện pháp trước đó đã được áp dụng thất bại. Do đó, mô hình này còn gọi là mô hình Thuyết phục và trừng phạt (James và Alley, 2009; Macsky, 2011). 2.1.4 Lý thuyết răn đe hoặc mô hình răn đe kinh tế Các lý thuyết khác nhau đã được các nhà nghiên cứu đưa ra để giải thích các hành vi không tuân thủ, chẳng hạn như lý thuyết răn đe hoặc mô hình răn đe kinh tế. Mô hình Răn đe kinh tế đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu tuân thủ thuế. Mô hình được rút ra dựa trên lý thuyết Tiện ích kỳ vọng (EUT) và lý thuyết răn đe. Theo mô hình này, người nộp thuế được coi là những cá nhân hoàn toàn có đạo đức, không thích rủi ro, là những người tìm cách tối đa hóa lợi ích của họ và có thể trốn thuế bất cứ khi nào khi cảm thấy lợi nhuận dự kiến vượt quá chi phí (Milliron, 2016). Lý thuyết răn đe cho rằng, mọi người sẽ lựa chọn chấp hành hoặc vi phạm pháp luật sau khi tính toán lợi ích và hậu quả của các hành động của họ. 2.1.5 Lý thuyết triển vọng Lý thuyết Triển vọng được Daniel Kahnerman và Amos Tversky đưa ra vào năm 1979 sau đó giành giải Nobel Kinh tế (2002). Lý thuyết Triển vọng cho rằng, hành vi của con người có 3 đặc điểm chính mà lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng không thể giải thích được, đó là: (i) Lý thuyết này đưa ra luận điểm con người không thích rủi ro ở phần lãi và thích rủi ro ở phần lỗ. Phần lãi hay phần lỗ không nhắm vào mức thu nhập, mà là sự thay đổi của mức thu nhập đó, ngoài ra hành vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi ro (lẩn tránh rủi ro) song, đôi lúc lại ưa thích rủi ro (tìm kiếm rủi ro) và con người lựa chọn dựa trên lãi và lỗ; (ii) Con người đánh giá các khoản lãi và lỗ so với một mức tham khảo và thông thường mức tham khảo ứng với tình trạng hiện tại của người đó; (iii) Con người sợ thua lỗ bởi việc mất có tác động đến cảm xúc của họ mạnh hơn cái họ được. 2.2 Các khái niệm liên quan đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.2.1 Khái niệm thuế Theo Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015), thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định. 2.2.2 Khái niệm về tuân thủ thuế Theo Edward và cộng sự (2015), để tiếp cận khái niệm tuân thủ thuế, trước hết cần bắt đầu từ khái niệm tuân thủ. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa tuân thủ là “Giữ và làm đúng theo điều đã quy định”. Từ tuân thủ trong tiếng Anh là “compliance” được định nghĩa là “Conforming to a rule, such as a specification, policy, standard or law”. Nghĩa là “Làm theo một quy tắc, một nguyên tắc, một quy định, chẳng hạn như một quy định, một chính sách, một chuẩn mực hoặc một luật lệ”. 2.2.3 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một phạm trù không chỉ phản ánh độ lớn của DN mà còn bao hàm nội dung tổng hợp về kinh tế, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, tiến bộ khoa học và công nghệ. DNNVV tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan, phản ánh yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ, tính chất phát triển của lực lượng sản xuất. 2.3 Phân loại, quy trình và các tiêu chí đánh giá tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.3.1 Phân loại tuân thủ thuế Căn cứ vào mức độ tuân thủ thuế, ta có thể phân loại thành 2 dạng là: Tuân thủ tự nguyện và tuân thủ có kiểm soát. Tuân thủ tự nguyện: Xu hướng hiện nay của Chính phủ các nước là tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện việc nộp thuế tự nguyện. Việc tuân thủ nộp thuế tự nguyện của các doanh nghiệp sẽ giúp cho cơ quan quản lý thuế giảm bớt được việc kiểm tra, thẩm tra, nhắc nhở cũng như hạn chế được các biện pháp hành chính (Bộ Tài chính, 2013). Tuy nhiên việc tuân thủ nộp thuế tự nguyện có thể gây ra các sai sót do doanh nghiệp có thể không hiểu rõ hết các quy định của chính sách dẫn tới kê khai và nộp thuế không đầy đủ. Tuân thủ có kiểm soát: Quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu hết NNT về bản chất là không tự nguyện tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của các cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. 2.3.2 Quy trình tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa Sự tuân thủ sẽ lớn hơn khi các cá nhân nhận thấy một số lợi ích từ hàng hóa công cộng được tài trợ bởi các khoản thanh toán thuế trong khi những thay đổi về mức phạt dường như ít ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. 2.3.3.2 Các tiêu chí định lượng Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế theo từng khía cạnh cụ thể: Thứ nhất, các chỉ tiêu về tuân thủ trong việc đăng ký thuế. Mức độ tuân thủ thuế của NNT trong đăng ký thuế thể hiện ở việc NNT thực hiện kê khai đăng ký thuế đúng mẫu biểu, chính xác các chỉ tiêu, nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan quản lý đúng thời hạn, đúng địa điểm. Do đó, chỉ tiêu định lượng để đánh giá tính tuân thủ trong hoạt động này có thể dựa trên tỷ lệ hoặc số lượng NNT chấp hành đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Tuy nhiên, trong thực tế, các tiêu chí thường được sử dụng là tỷ lệsố lượng NNT có hành vi không tuân thủ (Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009). 2.4 Các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.4.1 Yếu tố ngành nghề kinh doanh Cũng theo OECD (2004), và các nghiên cứu khác về sự tuân thủ thuế trong điều kiện Việt Nam như Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) đã chứng minh rằng các nhân tố đặc trưng về ngành nghề của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Nhân tố ngành nghề kinh doanh được đo lường bằng các tiêu chí: tỷ suất lợi nhuận; tính cạnh tranh; tính khó kiểm soát doanh thu; tính khó kiểm soát chi phí. 2.4.2 Yếu tố kinh tế Theo Allingham và Sandmo (2017) cho r ằng các ảnh hưởng chủ yếu về yếu tố kinh tế gồm các yếu tố như lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ. Vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4.3 Yếu tố xã hội Theo Gerbing (2016), yếu tố xã hội ảnh hưởng nhiều tới thói quen tiêu dùng, cách thức ứng xử, sở thích của người nộp thuế cũng như giúp tạo nên văn hóa bên trong của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới cách thức doanh nghiệp cư xử, giao tiếp với bên ngoài, đặc biệt là hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. 2.4.4 Yếu tố chính sách thuế Sự phức tạp của chính sách thuế là yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Tính phức tạp của hệ thống thuế nói chung và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng là một trong những yếu tố xã hội quyết định đến việc tuân thủ thuế (Hischer và Mark, 2014). Nếu luật thuế mơ hồ, không rõ ràng, cồng kềnh, rườm rà mang tính thủ tục, khó hiểu đó là những lý do khiến người nộp thuế dễ dẫn đến hành vi không tuân thủ. 2.4.5 Yếu tố sự quản lý của cơ quan thuế Theo Lin và Valerie (2018), cơ quan thuế là hệ thống các cơ quan thực hiện quản lý Nhà nước về thuế, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Thông qua hoạt động quản lý nợ thuế, cơ quan thuế đảm bảo tính hiệu lực, nghiêm minh của pháp luật thuế; hạn chế sự chiếm dụng tiền thuế, chống thất thoát thuế và đảm bảo sự công bằng giữa những người nộp thuế. 2.4.6 Yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp Các đặc điểm của doanh nghiệp tại Việt Nam vốn rất đa dạng, phong phú nên với mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm khác nhau. Nghiên cứu của OECD (2004), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) cho thấy đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Đặc điểm doanh nghiệp được thể hiện bởi các thuộc tính như tính phức tạp của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; quy mô doanh nghiệp; thời gian hoạt động của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.4.7 Cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế Chất lượng dịch vụ thuế là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của NNT. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ thuế được hiểu là mức độ cảm nhận của người dân về các thủ tục hành chính nhà nước và cách thức hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết công việc của các công chức nhà nước. 2.4.8 Cấu trúc hệ thống thuế Đối với hệ thống thuế, tr ên phạm vi quốc gia hầu hết các nước phải điều chỉnh chính sách thuế và pháp luật t huế cho phù hợp với quy định quốc tế. Đáng lưu ý là hàng rào bảo hộ truyền thống như thuế quan, liên minh thuế quan đang dần được dỡ bỏ, song những biện pháp phi thuế quan m à bản chất là gây trở ngại cho thương mại quốc tế lại ngày càng trở nên đa dạng và được sử dụng nhiều hơn. 2.5 Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan 2.5.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Theo Qitsema và Ferrier (2013), các tác giả xác định các yếu tố quan trọng nhất liên quan đến hành vi tuân thủ thuế với mục đích tìm hiểu cách thức các yếu tố này có thể được sử dụng bởi cơ quan thuế như một công cụ để tăng khoản thu thuế. Để đạt được mục tiêu. 2.5.2 Các công trình nghiên cứu trong nước Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), nghiên cứu điển hình và nổi bật về việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy đã hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, vai trò quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Tác giả đã điều chỉnh lại mô hình của khi thành lập nên ma trận Thái độ và chỉ số trong tuân thủ thuế ở Việt Nam. 2.6 Khoảng trống nghiên cứu Trong suốt quá trình nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan trong và ngoài nước cũng như các văn bản pháp luật khác. Tác giả rút ra một số nhận định tổng quát như sau: Một là, các công trình nghiên cứu ở trên chưa có cơ sở lý luận toàn diện về tuân thủ thuế trong cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế. Chưa chỉ rõ khả năng vận dụng các phương pháp đánh giá tính tuân thủ thuế phù hợp nhất trong bối cảnh của Việt Nam. Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế chưa rõ ràng và chưa đầy đủ cần được tiếp tục bổ sung, phát triển và làm rõ thêm. Hai là, các công trình nghiên cứu phần lớn chưa đánh giá đầy đủ và toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các DNNVV ở Việt Nam. Ba là, các nghiên cứu nêu trên có các phạm vi, nội dung và mục tiêu nghiên cứu không đồng nhất với nhau nhưng đều có những mối liên hệ nhất định với nhau vì đều nghiên cứu đến các nội dung chính là lý luận về tuân thủ thuế, thực trạng tuân thủ thuế của NNT và các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT. Các công trình chưa có công trình nào đề xuất có hệ thống các hàm ý chính sách nhằm n âng cao tính tuân thủ thuế của DNNVV ở Việt Nam. Bốn là, luận án sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ thêm các nội dung nêu trên nhằm góp phần hệ thống hóa, làm rõ thêm những vấn đề lý luận về tuân thủ thuế và nâng cao tính tuân thủ thuế của DNNVV trong bối cảnh áp dụng cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế đối với DNNVV ở Việt Nam. Năm là, đa số các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào số liệu thứ cấp và số mẫu còn khiêm tốn, chưa đại diện được số lượng lớn người nộp thuế là các DNNVV trong giai đoạn đại dịch Covid19. Sáu là, tính tuân thủ thuế của NNT có thể được đánh giá theo nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng đều xoay quanh các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NNT đã được pháp luật thuế quy định. Các công trình nghiên cứu còn mang nhiều ý tưởng chủ quan của người nghiên cứu thông qua việc thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan ban ngành, các tổ chức thống kê mà chưa đưa ra được một công cụ dự báo thích hợp và chưa sử dụng các công cụ thống kê như SPSS. Bảy là, các bài viết ít sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích dạng mô hình tuyến tính đa biến và nghiên cứu định lượng với số lượng người nộp thuế chưa đủ lớn và chưa đáng tin cậy. Tám là, các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu cụ thể, rõ ràng về c ác yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các DNN VV. Các công trình đã đề cập được ở các mức độ nhất định các nội dung lý luận về tuân thủ thuế và nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT. Tóm lại, khoảng trống cần nghiên cứu của đề tài là đo lường các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các DNNVV dưới dạng mô hình tuyến tính đa biến. Như đã trình bày ở trên, mặc dù các công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau đã đề cập khá toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT. Tuy nhiên, vẫn còn số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu liên quan đến tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ đánh giá khái quát trên, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu sau: 2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.7.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của luận án và khoảng hở của đề tài nghiên cứu nói trên. Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu theo phương pháp định tính. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết để đưa ra mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo. Sau đó tiến hành thảo luận nhóm với 30 nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để hiệu chỉnh mô hình và thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. 2.7.2 Các giả thuyết nghiên cứu Trong nội dung, phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ thêm các nội dung nêu trên nhằm góp phần hệ thống hóa, làm rõ thêm những vấn đề lý luận về tuân thủ thuế và nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. 2.7.2.1 Yếu tố ngành nghề kinh doanh Các nghiên cứu trong nước của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) và Bùi Ngọc Toản (2017), ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đáng kể tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Mỗi ngành kinh doanh khác nhau sẽ có những đặc trưng khác nhau tác động tới hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Do đó giả thuyết đầu tiên mà tác giả đề xuất cho nghiên cứu này đó là: Giả thuyết H1: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác động đồng biến đến tuân thủ thuế. 2.7.2.2 Yếu tố kinh tế Những yếu tố thuộc về kinh tế cũng đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây, chứng minh rằng, các doanh nghiệp tuân thủ thuế ở mức độ nào thì sẽ có sự ảnh hưởng không ít từ các yếu tố thuộc về kinh tế. Ở trong nước, yếu tố này đã được đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009). Bên cạnh đó, trong những phân tích của OECD (2004); Deichen (2017), yếu tố kinh tế cũng được coi là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng khá mạnh tới các doanh nghiệp đóng thuế. Giả thuyết H2: Yếu tố kinh tế có tác động đồng biến đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.7.2.3 Yếu tố xã hội Theo Đặng Thị Bạch Vân (2014), đã đề cập vai trò của yếu tố xã hội như là một trong những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới thái độ cũng nhưng hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Thậm chí Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đưa vào trong mô hình phân tích của họ về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp từ năm 2004 (OECD, 2004). Giả thuyết H3: Yếu tố xã hội có tác động đồng biến đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.7.2.4 Yếu tố chính sách thuế Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) và Bùi Ngọc Toản (2017), chính sách thuế ổn định sẽ tạo ra tiền đề cho các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội mong muốn được tuân thủ thuế và thực hiện nghĩa vụ của mình. Các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Gonder (2015) và Lin và Valerie (2018) cũng đã đề cập tới vai trò của chính sách thuế đối với hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Giả thuyết H4: Chính sách thuế có tác động đồng biến đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.7.2.5 Yếu tố sự quản lý của cơ quan thuế Bùi Ngọc Toản (2017) cho rằng sự quản lý của cơ quan thuế thể hiện năng lực quản lý của chính quyền địa phương trong việc đảm bảo công bằng cũng như hỗ trợ phát triển hoạt động thu thuế của mỗi địa phương với chủ thể đóng thuế là các doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu trước đây cũng đã coi sự quản lý của cơ quan thuế là một trong số các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, điều này được thể hiện qua các nghiên cứu trên thế giới (Mai Thị Lan Hương và Lê Đình Hải, 2018). Giả thuyết H5: Sự quản lý của cơ quan thuế có tác động đồng biến đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.7.2.6 Yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), các nghiên cứu trong nước trước đây đánh giá vai trò của nhóm yếu tố này khá quan trọng tới các cấp độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Trong khi đó, ở các quốc gia phát triển cũng như các nền kinh tế mới nổi, yếu tố này cũng được quan tâm và nhắc tới khi nghiên cứu về mô hình tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Giả thuyết H6: Đặc điểm của doanh nghiệp có tác động đồng biến đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.7.2.7 Cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế Nguyễn Thị Lệ Thúy (20 09) cho rằng cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế: Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng cảm nhận của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ thuế có ảnh hưởng đến sự sự tuân thủ thuế của người nộp thuế, trong đó chất lượng dịch vụ thuế cảm nhận được đo lường bằng các tiêu chí bao gồm sự công bằng của doanh nghiệp đối với hệ thống thuế); sự hài lòng của DN với cơ quan thuế; kiến thức về thuế của doanh nghiệp; cơ hội cho việc không tuân thủ thuế (Qitsema và Ferrier, 2013). Từ những cơ sở lý thuyết thuộc về n hóm yếu tố này, tác giả đề xuất giả thuyết thứ 7 như sau: Giả thuyết H7: Cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế có tác động đồng biến đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.7.2.8 Cấu trúc hệ thống thuế Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009 đã khẳng định rằng cấu trúc hệ thống thuế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh sự tuân thuế của người nộp thuế. Theo Reriksen và Fallan (2016) cho rằng cấu trúc hệ thống thuế được đo lường bởi các chỉ tiêu thuế suất; sự công bằng của hệ thống thuế; sự phức tạp của hệ thống thuế; mức độ áp dụng công nghệ trong khai báo thuế. Từ những cơ sở lý thuyết thuộc về nhóm yếu tố này, tác giả đề xuất giả thuyết thứ 8 như sau: Giả thuyết H8: Cấu t rúc hệ thống thuế có tác động đồng biến đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.7.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất Tuân thủ thuế luôn là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý quan tâm. Chính vì vậy, đã có không ít các công trình nghiên cứu ở nước ngoài tập trung xem xét các khía cạnh lý luận và thực tiễn của việc tuân thủ thuế. Ngành nghề kinh doanh Ycu tồ Kinh tề Ycu tố xã hội Chinh sách thúc Sự quản lý cùa cư quan thuê Dặc diem cua doanh nghiệp Cảm nhận chất luựng dịch vụ thuế Cấu trúc hệ thống thuế TVÂN Till I HVÉ CỦA DOANH NGIHẸP NHÓ VÀ VỪA Nguồn: tác giả đề xuất Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất của tác giả Tóm tắt chương 2 Chương 2, tác giả đã trình bày chủ yếu đến lý thuyết nền tảng tuân thủ thuế, các khái niệm như: thuế, tuân thủ thuế và khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến tuân thủ thuế. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHI ÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu bắt đầu từ việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến việc tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho tới khi ra kết quả nghiên cứu thực tiễn cuối cùng. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước chính dưới đây. Luận án sử dụng quy trình nghiên cứu phát triển thang đo được thực hiện các bước: Bước 1: Tác giả xác định vần đề nghiên cứu liên quan đến nội dung tuân thủ thuế của NNT là một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với công tác hoạch định chính sách thuế và hoạt động thực thi pháp luật thuế. Bước 2: Tác giả tiếp tục xây dựng mục tiêu nghiên cứu. Bước 3: Tác giả tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu các nội dung về tuân thủ thuế như khái niệm, nội dung, yêu cầu, tiêu thức đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng, các điều kiện đảm bảo... trên góc độ lý thuyết cũng như vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương trong các giai đoạn nhất định là rất quan trọng, cả trên phương diện xây dựng chính sách thuế, các chiến lược và kế hoạch hoàn thiện hệ thống thuế, cũng như trên phương diện tổ chức quản lý thuế. Bước 4: Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo nháp thông qua phỏng vấn nhóm tập trung được thực hiện, có một số nhóm được thành lập và tiến hành phỏng vấn. Kết quả của bước này, thang đo ban đầu được điều chỉnh và được gọi là thang đo nháp. Bước 5: Thu thập dữ liệu với khía cạnh nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật thảo luận nhóm 30 quản lý liên quan đến lĩnh vực thuế tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây là giai đoạn tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ, sử dụng bảng câu hỏi đã xây dựng khi kết thúc bước 4, gửi đến từng NNT. Kích thước mẫu tiến hành thu thập là n = 400 Người nộp thuế (NNT), người nộp thuế đại diện cho 1 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đang tham gia nộp thuế tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong nội dung này, tác giả cũng đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích EFA trên sơ sở dữ liệu được thu thập ở bước 5 (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Bước 6: Tác giả tiếp tục thực hiện nghiên cứu chính thức: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn NNT tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tổng số mẫu điều tra là 1,000 NNT. Thang đo chính thức được đánh giá thông qua một mẫu có kích thước n = 1,000 NNT, phương pháp chọn mẫu đánh giá là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Bước này, tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như: (1) Chi cục Thuế khu vực Định Quán Tân Phú. (2) Chi cục Thuế khu vực Long Khánh Cẩm Mỹ. (3) Chi cục Thuế khu vực Trảng Bom Thống Nhất. (4) Chi cục Thuế khu vực Long Thành Nhơn Trạch. (5) Chi cục Thuế TP. Biên Hòa để thu thập dữ liệu. Đối tượng điều tra thu thập dữ liệu là NNT của 5 địa bàn kể trên. Mỗi Chi cục thuế, tác giả khảo sát 200 NNT. Phương pháp thu thập thông tin là bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn gửi đến từng NNT, kích thước của mẫu là n = 1,000 NNT. Phương pháp chọn mẫu là lấy mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện để đánh giá. Dữ liệu sau khi được thu thập đưa vào mã hóa, nhập số liệu, làm sạch và phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS version 20.0; phần mềm AMOS. Bước 7: Tác giả tiếp tục tổng hợp dữ liệu khảo sát, mã hóa, làm sạch dữ liệu và đưa vào phần mềm Excel và SPSS. Phân tích hệ số Cronbach Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo đạt độ tin cậy khi hệ số này lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng thể là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của các biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Các biến có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item total correlation) phải lớn hơn 0,3. Theo Hair và cộng sự (2010) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên là loại bỏ khỏi thang đo. Bước 8: Tác giả tiếp tục kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Phân tích nhân tố khám phá (EFA) dùng để kiểm định độ giá trị của thang đo các khái niệm. Vì vậy, khi thực hiện phân tích EFA, các tiêu chuẩn thực hiện như sau: Dùng phương pháp trích Principal Axis Factoring, phép xoay Promax1. Tiêu chuẩn 2: hệ số |Factor Loading| lớn nhất của mỗi biến > 0.4. Tiêu chuẩn: Tại mỗi biến, chênh lệch |Factor Loadingl lớn nhất và |Factor Loading| bất kỳ phải > 0.3, để đảm bảo sự khác biệt giữa các nhân tố theo Slovin (1984). Tổng phương sai trích > 50% theo Hair và cộng sự (2010) và KMO > 0.5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig 0.4 Tiêu chuẩn: Tại mỗi biến, chênh lệch |Factor Loadingl lớn nhất và | Factor Loading| bất kỳ phải > 0.3, để đảm bảo sự khác biệt giữa các nhân tố theo Slovin
(1984) Tổng phương sai trích > 50% theo Hair và cộng sự (2010) và KMO > 0.5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig 200); hay < 3 (khi cỡ mẫu N < 200) thì mô hình được xem là phù hợp tốt theo Hair và cộng sự (2010).
GFI: Đo độ phù hợp tuyệt đối (không điều chỉnh bậc tự do) của mô hình cấu trúc và mô hình đo lường với bộ dữ liệu khảo sát theo Hair và cộng sự (2010).
Phân tích phương sai ANOVA, tác giả dựa vào kết quả ở bảng Test of Homogeneity of Variances, nếu giá trị Sig < 0,05 thì phương sai đánh giá tuân thủ thuế của NNT khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê Khi đó, bài toán phân tích phương sai ANOVA kết thúc. Ngược lại, nếu giá trị Sig > = 0,05 thì phương sai đánh giá tuân thủ thuế của NNT không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.
3.3.3.7 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm
Tác giả phân tích theo thông tin nhân khẩu học cá nhân Phân tích Independent Samples Test dùng để kiểm tra sự khác biệt trung bình giữa hai nhóm: Nếu sig Levene's Test
60%, do vậy phương sai đạt chuẩn Điều này cho biết được 84,887 % sự biến
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0)
Thảo luận kếtquả nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, cộng với kết quả thu thập thông tin từ 1,000 phiếu khảo sát đã được phát ra trên 5 Chi Cục Thuế tại tỉnh Đồng Nai Tuy nhiên, số phiếu thu về chỉ là 945 phiếu hợp lệ, tỷ lệ phiếu trả lời hợp lệ là 94,5% Với dữ liệu chính thức này, tác giả đã phân tích thống kê mô tả, độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và phân tích phương sai (ANOVA) có một số kết quả thảo luận chung như sau:
Một là, đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, rút ra được 9 yếu tố, trong đó 8 yếu tố độc lập và một yếu tố phụ thuộc, đó là tuân thủ thuế, như vậy 8 yếu tố bao gồm: (1) cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế (CLDV), (2) chính sách thuế (CST), (3) ngành nghề kinh doanh (NNKD), (4) sự quản lý của cơ quan thuế (QLT), (5) xã hội (XH), (6) cấu trúc hệ thống thuế (HTT), (7) kinh tế (KT), (8) đặc điểm của doanh nghiệp (DDDN) Bên cạnh đó, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng phân tích Cronbach Alpha, EFA Đồng thời phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Tuân thủ thuế luôn là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý quan tâm Chính vì vậy, đã có không ít các công trình nghiên cứu ở nước ngoài tập trung xem xét các khía cạnh lý luận và thực tiễn của việc tuân thủ thuế Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng Việc nâng cao tính tuân thủ thuế là việc thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật thuế và người nộp thuế.