MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
Sau khi có mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong thu thập, thống kê mô tả số liệu, kiểm định mô hình, ước lượng các biến số và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô nền kinh tế tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam, trong đó có yếu tố mới đại dịch Covid- 19. Nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm kiểm tra độ phù hợp của mô hình lý thuyết, đồng thời giúp khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu nhằm đảm bảo mô hình xây dựng phù hợp với lý thuyết nghiên cứu. Đề tài thực hiện phân tích thống kê mô tả thông qua các phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối các biến trong mô hình nghiên cứu nhằm thấy được sự thay đổi của các biến số trong giai đoạn nghiên cứu cũng như phần nào thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố với hệ số CAR.
Trong nghiên cứu định lượng chính thức, luận án sẽ tiến hành các phương pháp sử dụng trong các nghiên cứu trước là phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel data) gồm: Phương pháp random effects model (REM), Phương pháp fixed effects model. Khác với với mô hình Pooled OLS, mô hình hồi quy FEM cho rằng ảnh hưởng của từng đặc tính riêng biệt của từng cá thể là khác nhau, mô hình FEM phân tích mối tương quan này giữa những phần dư của mỗi đơn vị với biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến phục thuộc, đồng thời điểm đặc biệt của mô hình này là hệ số của các đặc điểm riêng biệt không được tương quan với các biến độc lập khác trong mô hình. Điểm khác biệt giữa mô hình REM và FEM thể hiện ở sự biến động giữa các đơn vị, nếu sự biến động giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập và biến giải thích trong mô hình FEM thì trong mô hình REM sự biến động giữa các đơn vị được giả sử ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.
(ii) Không đề cập đến thành phần sai số của mô hình mà ngầm định rằng sai số của mô hình tuân theo giả định cổ điển cho nên không kiểm soát được hiện tượng phương sai sai số thay đổi và vấn đề tương quan của biến độc lập với sai số. Trong trường hợp cả 2 kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi cùng bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng mô hình hồi quy bị khuyết tật thì nghiên cứu sẽ sử dụng giải pháp khắc phục đó là ước lượng mô hình hồi quy ước lượng bình phương tổng quát tuyến tính XTGLS. Do vậy, để giải quyết các vấn đề gặp phải khi gặp khuyết tật này, theo Lars Peter Hansen (1982) đã phát triển đưa thêm biến công cụ (có quan hệ chặt với biến độc lập, phụ thuộc trong mô hình cũ nhưng không có quan hệ với phần dư.
Hiện nay có rất nhiều cách kiểm định để phát hiện phương sai sai số thay đổi, đối với dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng, mô hình được sử dụng là kiểm định tính toán giá trị thống kê Wald đã có sẵn trong phần mềm Stata hoặc Stata 13. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong thu thập, thống kê mô tả số liệu, kiểm định mô hình, ước lượng các biến số và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô nền kinh tế tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam. Hệ số xác định (R2) và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Vì R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao, R2 hiệu chỉnh lớn hơn 0,5 là mô hình đạt giá trị tốt về thống kê).
Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua giá trị của độ chấp nhận (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor): VIF > 10 thì có thể nhận xét có hiện tượng đa cộng tuyến theo Hoàng Trọng và cộng sự (2008). Các vi phạm giả thuyết được kiểm định trong phần này bao gồm: liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và P - P plot), tính độc lập của phần dư hay còn gọi là hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến (VIF).
Chương này đã trình bày được hướng xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính với các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tối thiểu dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu như thống kê mô tả, mô hình hồi quy và các kiểm định có liên quan đến mô hình hồi quy đa biến sẽ được sử dụng để đưa ra các kết quả sẽ xuất hiện trong chương tiếp theo. Tuy vậy, CAR trung bình của các NHTM ở giai đoạn này vẫn đảm bảo ở mức cao hơn so với quy định CAR tối thiểu và không còn ngân hàng nào có CAR dưới mức quy định tối thiểu.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về CAR trung bình ở giai đoạn 2013-2017 là do: (i) Việt Nam thực hiện tái cơ cấu TCTD, xử lý các NHTM yếu kém, các khoản nợ xấu, tăng cường năng lực tài chính của các NHTM, đảm bảo an toàn và lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, (ii) cơ quan quản lý và các NHTM ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các quy định về an toàn vốn, đồng thời (iii) các quy. Vốn điều lệ ở mức thấp cho thấy năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đảm bảo an toàn vốn của các NHTM, đặc biệt khi mà HTNH Việt Nam tính CAR theo thông tư 41. Mặc dù, xét trên toàn HTNH thì CAR của HTNH Việt Nam đều ở mức cao hơn CAR tối thiểu nhưng nếu xét riêng theo từng loại hình ngân hàng thì có sự khác biệt đáng kể.
Để đáp ứng được các tiêu chuẩn theo Basel II, hệ thống ngân hàng cần phải đáp ứng được cả 3 trụ cột: trụ cột 1 là an toàn vốn, trụ cột 2 là quy trình kiểm tra của cơ quan giám sát và trụ cột 3 là nguyên tắc thị trường. Trụ cột 1 tập trung việc xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà ngân hàng cần phải duy trì để đối phó với các biến cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Qua số liệu tổng hợp về tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020 cho thấy có nhiều NHTM duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao trên 15% như An Binh Bank, Sai Gon Bank, Kien Long Bank, Eximbank, Vietcapital Bank.
Việc thực hiện giãn cách xã hội nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã phần nào ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trong đó có NHTM và ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient, kí hiệu là r) là số liệu thống kê kiểm tra đo lường mối quan hệ thống giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa có cơ sở để bỏ biến này ra ngoài mô hình vì nhiều lí do khác nhau, tác giả vẫn giữ biến này để đưa vào mô hình kiểm định lần 2.
Kết quả trên cho thấy Car có mối tương quan với các yếu tố Boards, FemaleB, ForeignB và EduB ở mức ý nghĩa là 5%, riêng yếu tố IndepB có ý nghĩa thống kê là 10%. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa có cơ sở để bỏ biến này ra ngoài mô hình vì nhiều lí do khác nhau, tác giả vẫn giữ biến này để đưa vào mô hình kiểm định lần 2.