CẤU TRÚC SỞ HỮU, HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI Ro và hiệu quả hoạt động trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

261 3 0
CẤU TRÚC SỞ HỮU, HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI Ro và hiệu quả hoạt động trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG TRỌNG ĐOÀN CẤU TRÚC SỞ HỮU, HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG TRỌNG ĐOÀN CẤU TRÚC SỞ HỮU, HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên nghành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Huy Hoàng CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Bối cảnh thực tiễn và lý do lựa chọn đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia có thị trường tài chính sôi nổi và phát triển nhanh nhất thế giới với các chính sách đổi mới nổi bật cả về chính trị lẫn kinh tế kể từ năm 1986. Nền kinh tế thị trường định hướng theo chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam được đánh giá là trường hợp nghiên cứu đặc biệt, thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả (Doan, Lin Doong, 2018). Khác với các quốc gia khác trên thế giới, phần lớn hệ thống ngân hàng Việt Nam do các NHTMCP Nhà nước chi phối, trong đó cổ đông lớn nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với hơn 70% tổng vốn chủ sở hữu. Các NHTMCP Nhà nước chiếm xấp xỉ 50% thị phần (SBV, 2017), sở hữu lượng khách hàng lớn nên thường ít có động lực cải thiện khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động. Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, ngành ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng. Sự xuất hiện của 10 ngân hàng tư nhân mới và sự thâm nhập của 5 ngân hàng nước ngoài (SBV, 2020) khiến cho mức độ cạnh tranh của ngành trở nên khốc liệt hơn. Mặt khác, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào cơ cấu quản trị của các ngân hàng ngày càng gia tăng, góp phần đa dạng hóa cơ cấu vốn chủ sở hữu hiện có của các ngân hàng (cổ đông trước giai đoạn này chỉ bao gồm nhà nước, tư nhân và tổ chức), từ đó, hiệu quả hoạt động cũng như rủi ro của ngân hàng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Các ngân hàng Việt Nam dần bộc lộ một số yếu điểm, điển hình như thiếu nguồn vốn đệm, kỹ năng quản lý kém và thiếu một chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả. Kết quả là, tỷ lệ nợ xấu bình quân trên tổng vốn của toàn hệ thống tăng vọt từ mức thấp (3.5% năm 2008) đến mức cao (13% năm 2012 và khoảng 15% năm 2014), theo ước tính của Fitch Ratings và Moodys Investor service (Bezemer Schuster, 2014). Số lượng ngân hàng giảm từ 52 ngân hàng năm 2011 xuống còn 43 ngân hàng năm 2015 do nhiều trường hợp phá sản và hoạt động mua bán sáp nhập. Các ngân hàng yếu kém bị loại bỏ khỏi thị trường trong giai đoạn này. Bảng: Số lượng ngân hàng tại Việt Nam từ 20072019 2007 2011 2013 2015 2017 2019 Ngân hàng sở hữu Nhà nước 5 5 5 7 4 5 NHTMCP 37 37 33 28 31 31 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 5 5 5 8 9 Ngân hàng liên doanh 5 5 4 3 2 4 Tổng 52 52 47 43 45 49 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2020 Trong bối cảnh đó, nhằm ổn định toàn hệ thống ngân hàng, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 2015”, theo đó tái cơ cấu toàn diện ngành ngân hàng (Quyết định 254QĐTTg, ký ngày 132012) (Nguyen, Ho Vo, 2018). Định hướng của đề án là củng cố và nâng cao vai trò của các NHTMCP nhà nước, trở thành lực lượng chủ lực của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Đề án khuyến khích đẩy mạnh cổ phần hóa các NHTM nhà nước, nhưng vẫn đảm bảo Nhà nước vẫn giữ lượng cổ phần chi phối trong các ngân hàng này. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng bắt đầu thí điểm áp dụng các quy định Basel II tại một vài NHTMCP từ năm 2016 và yêu cầu tất cả các ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Hiệp ước kể từ năm 2018. Ngoài ra, chính phủ còn ban hành Quyết định 242QĐTTg, theo đó, các NHTMCP buộc phải có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán và minh bạch báo cáo tài chính đến hết năm 2020 Để tiếp tục phát triển trong bối cảnh mới, những thay đổi về cấu trúc sở hữu sau khủng hoảng đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng cũng như các nhà hoạch định chính sách nhiều câu hỏi: Việc tái cơ cấu sở hữu ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động và khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng? Mô hình cấu trúc sở hữu nào là tối ưu giúp các ngân hàng tăng trưởng hiệu quả và an toàn? Việc sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực hay tích cực đến hiệu quả hoạt động và hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng? Niêm yết cổ phiếu có thực sự giảm thiểu rủi ro và giúp các ngân hàng tăng trưởng không? Bối cảnh trên là động lực để tác giả đặt ra vấn đề nghiên cứu cho luận án này. 1.2 Khe hở nghiên cứu Chủ đề tác động của cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động chưa được nghiên cứu nhiều trong bối cảnh ngân hàng và cần thêm nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm hơn nữa. Việc kế thừa các nghiên cứu ở các quốc gia khác để áp dụng rập khuôn tại Việt Nam là chưa phù hợp. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu chuyên sâu về các góc độ khác nhau của cấu trúc sở hữu (đặc điểm sở hữu nhà nước, đặc điểm niêm yết, mức độ sở hữu tập trung) và tác động của nó đến các biến số đại diện cho hành vi chấp nhận rủi ro và các góc độ đo lường khác nhau của hiệu quả hoạt động. Số lượng các bài nghiên cứu tác động của sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro ít hơn một cách tương đối so với các nghiên cứu tác động sở hữu đến hiệu quả, và đặc biệt ít trong bối cảnh ngân hàng tại các quốc gia mới nổi. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào xem xét đặc điểm niêm yết, đặc điểm sở hữu nhà nước và mức độ tập trung sở hữu trong cùng một nghiên cứu để thấy được sự khác biệt trong ảnh hưởng của các đặc điểm này đến quan hệ sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động. Luận án còn tập trung nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu tập trung, cũng như xem xét tác động tương tác giữa mức độ sở hữu tập trung với đặc điểm sở hữu nhà nướcđặc điểm niêm yết đối với hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam. Chưa có nhiều nghiên cứu trong nước về vấn đề này. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 20 NHTMCP Việt Nam từ năm 2008 2019, giai đoạn thể hiện được nhiều biến chuyển trong nền kinh tế Việt Nam và chính sách của ngân hàng nhà nước. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động ở các NHTMCP Việt Nam. Từ kết quả thực nghiệm tìm được, các kết luận có thể giúp đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động ngân hàng thông qua việc xem xét tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động, cũng như đưa ra các hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các NHTMCP Việt Nam. Để đạt được mục tiêu chính trên, luận án sẽ lần lượt giải quyết năm mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, luận án kiểm tra đặc điểm sở hữu nhà nước tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Thứ hai, luận án tiếp tục kiểm tra đặc điểm niêm yết tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Thứ ba, luận án xem xét tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Thứ tư, luận án xem xét tác động tương tác của mức độ sở hữu tập trung với đặc điểm sở hữu nhà nước đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Thứ năm, luận án xem xét tác động tương tác của mức độ sở hữu tập trung với đặc điểm niêm yết đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu 1: Đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP VN? Câu 1.1: Đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng? Câu 1.2: Đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng? Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ sở hữu tập trung tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP VN? Câu 2.1: Mức độ sở hữu tập trung tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng? Câu 2.2: Mức độ sở hữu tập trung tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng? Câu hỏi nghiên cứu 3: Mức độ sở hữu tập trung tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả của các NHTMCP VN như thế nào khi xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết? Câu 3.1: Mức độ sở hữu tập trung tác tại các ngân hàng sở hữu nhà nước tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động? Câu 3.2: Mức độ sở hữu tập trung tác tại ngân hàng niêm yết tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động? 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: bao gồm cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro, hiệu quả hoạt động và tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của NHTMCP. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2019. Phạm vi nghiên cứu: 20 NHTMCP tại Việt Nam, bao gồm 3 NHTMCP sở hữu Nhà nước và 17 NHTMCP trong nước. Các NHTMCP này đại diện hơn 80% thị phần tại Việt Nam và có đủ 12 năm dữ liệu trên BankscopeOrbis Bank Focus, để luận án có một bảng dữ liệu cân bằng, với 240 quan sát. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phân tích định lượng dựa trên kế thừa và phát triển mô hình hồi quy đa biến chính của các tác giả Boateng, A., Huang, W., Kufuor, N. K. (2015), Hanafi, M. M., Santi, F. (2013). Cụ thể các phương pháp nghiên cứu được sử dụng như sau: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến việc giải thích cho tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động được tổng hợp tương đối đầy đủ từ các nghiên cứu trước, để tìm ra các khe hở nghiên cứu, đề xuất phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu thích hợp. Luận án sử dụng phương pháp hồi quy các tác động ngẫu nhiên có các biến tương tác và các kiểm định để lựa chọn mô hình, dựa trên kết quả từ phần mềm Stata. Cụ thể, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình REM (mô hình tác động ngẫu nhiên) và mô hình FEM (mô hình tác động cố định). Sau đó, tác giả sử dụng kiếm định LM để lựa chọn giữa mô hình REM và OLS (mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất). 1.7 Cấu trúc luận án Kết cấu của luận án gồm có 5 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết về cấu trúc sở hữu của ngân hàng 2.1.1 Khái niệm cấu trúc sở hữu: cấu trúc sở hữu là cơ cấu phản ánh tổng thể quan hệ chiếm hữu của các cổ đông đối với các phần của vốn sở hữu, từ đó quyết định đến các mối quan hệ khác trong sản xuất, quản lý cũng như những lợi ích kinh tế mà việc sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn sở hữu đó đem lại (Berle Means, 1932) 2.1.2 Phân loại cấu trúc sở hữu: theo tính chất cổ đông (nhà nướctư nhận), theo mức độ tập trung (tập trungkhông tập trung), theo đặc điểm niêm yết (niêm yếtkhông niêm yết) 2.2 Cơ sở lý thuyết về rủi ro và hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng 2.2.1 Cơ sở lý thuyết về rủi ro: Rủi ro được hiểu là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến, cũng có thể là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp (Rothschild Stiglitz, 1970) + Phân loại rủi ro: theo Ủy ban Basel hoặc theo tỷ lệ trích lập dự phòng 2.2.2 Cơ sở lý thuyết về hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng + Khái niệm hành vi chấp nhận rủi ro: là thái độ, mức phản ứng, và cách xử lý của các doanh nghiệp đối với một mức rủi ro nhất định (Boyd De Nicolo, 2005) + Phân loại hành vi chấp nhận rủi ro: Hành vi chấp nhận rủi ro được phân thành 02 loại: hành vi chấp nhận rủi ro nhiều hơn và hành vi chấp nhận rũi ro ít hơn 2.2.3 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng + Khái niệm hiệu quả hoạt động: là khả năng tạo ra tối đa doanh thu bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình, nó được xem như một chỉ số đo lường chất lượng hoạt động chung cho tất cả các loại hình kinh doanh (Edgeworth, 1881) + Phân loại hiệu quả hoạt động của ngân hàng: (i) Hiệu quả kỹ thuật (ii) Hiệu quả về quy mô (iii) Hiệu quả phân bổ (iv) Hiệu quả chi phí (v) Hiệu quả theo phạm vi. 2.3 Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng 2.3.1 Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro Tác động của cấu trúc sở hữu lên hành vi chấp nhận rủi ro có thể được giải thích bởi một vài góc độ lý thuyết khác nhau bao gồm lý thuyết người đại diện (agency theory), lý thuyết giám sát và điều hành (monitoring theory), giả thuyết thâu tóm (expropriation hypothesis). Từ góc độ lý thuyết người đại diện có thể nói, mối quan hệ đồng biến giữa sở hữu tập trung và hành vi chấp nhận rủi ro là khả dĩ, khi gia tăng phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi các cổ đông đa số thì hành vi chấp nhận rủi ro doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng. Theo lý thuyết giám sát và điều hành, các tác động tích cực từ cổ đông lớn được hình thành là do họ có quyền hạn thực sự để chủ động điều chỉnh và quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến người đại diện sẽ được giảm thiểu đồng thời cải thiện kết quả hoạt động, khiến doanh nghiệp chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Jensen Meckling (1976), Tuy nhiên, giả thuyết thâu tóm đã chỉ ra các tác động tiêu cực tiềm tàng của cấu trúc sở hữu tập trung, khi đó vấn đề người đại diện vẫn sẽ tồn tại ngay cả khi quyền sở hữu được tập trung, đó chính là những mâu thuẫn giữa các cổ đông đa số và thiểu số. 2.3.2 Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động Tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động được đề cập trong nhiều lý thuyết cổ điển như thuyết cuộc sống tĩnh lặng (quiet life) liên quan đến lý thuyết ngăn trở và giúp đỡ (grabbing and helping hand), lý thuyết người đại diện (agency theory), lý thuyết giám sát và điều hành (monitoring theory) và rủi ro đạo đức (moral hazard theory). Thuyết cuộc sống tĩnh lặng cho rằng các ngân hàng này thường ngại rủi ro thông qua việc sử dụng ít đòn bẩy tài chính hoặc ít đa dạng hóa hơn các ngân hàng cạnh tranh khác, dẫn tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng không hiệu quả. Lý thuyết này có liên quan đến lý thuyết sự can thiệp gây cản trở (grabbing hand) và sự can thiệp giúp đỡ (helping hand) của chính phủ. Theo lý thuyết người đại diện (agency theory), trong mối quan hệ giữa chủ sở hữunhà quản lý ở các doanh nghiệp tư nhân đơn giản (có ban điều hành và chủ sở hữu liên quan chặt chẽ) có quyết định của hai bên là như nhau. Trong khi cấu trúc doanh nghiệp tư nhân phức tạp hơn có quyết định đưa ra bởi ban quản lý khác với quyết định đưa ra bởi chủ sở hữu do mục tiêu giữa hai bên khác nhau (Jensen Meckling, 1976) Vấn đề rủi ro đạo đức có thể xảy ra khi chủ sở hữu vận hành doanh nghiệp không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông. Ví dụ, các ngân hàng nhà nước hoạt động như đại diện tài chính của chính phủ, thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) vì các lý do chính trị hơn là các cân nhắc mang tính thương mại. Bảng tổng hợp các lý thuyết nền và nghiên cứu trước đây Đặc điểm sở hữu Lý thuyết Tác giả Hành vi chấp nhận rủi ro Hiệu quả hoạt động Sở hữu nhà nước Lý thuyết người đại diện (agency theory) Kane (1986) Pennacchi (1987) Tăng Lý thuyết Cuộc sống tĩnh lặng (quiet life) Abreu Mendes (2002) Giảm Lý thuyết sự can thiệp gây cản trở và giúp đỡ (grabbing and helping hand theory) Petrou Thanos (2014) Giảm Lý thuyết rủi ro đạo đức (moral hazard theory) Krugman (2009) Giảm Tư nhân Lý thuyết người đại diện (agency theory) Grossman Hart (1983); Eisenhardt (1989); Giảm Tăng   Sở hữu tập trung Lý thuyết người đại diện (agency theory) Balsmeier Czarnitzki (2017); Tăng Tăng Giả thuyết thâu tóm (expropriation hypothesis) Altunbas et al,. (2017 Tăng Giảm Lý thuyết giám sát và điều hành (monitoring theory) Jensen Meckling (1976); Tăng Niêm yết Lý thuyết người đại diện (agency theory) Zhou et al., 2016 Tăng Tăng Lý thuyết giám sát và điều hành (monitoring theory) Shleifer Vishny (1997) Giảm Tăng Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu như sau: Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP VN? Câu 1.1: Đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết tác động như thế nào đến đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng? Giả thuyết H1a: Đặc điểm sở hữu nhà nước tác động đồng biến đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng Giả thuyết H1b: Đặc điểm niêm yết tác động nghịch biến đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng Câu 1.2: Đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết tác động như thế nào đến đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng? Giả thuyết H1c: Đặc điểm sở hữu nhà nước tác động nghịch biến đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Giả thuyết H1d: Đặc điểm niêm yết tác động đồng biến đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng   Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ sở hữu tập trung tác động như thế nào đến đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP VN? Câu 2.1: Mức độ sở hữu tập trung tác động như thế nào đến đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng không? Giả thuyết H2a: Mức độ sở hữu tập trung có tác động nghịch biến đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng Câu 2.2: Mức độ sở hữu tập trung tác động như thế nào đến đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng? Giả thuyết H2b: Mức độ sở hữu tập trung có tác động đồng biến đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Câu hỏi nghiên cứu 3: Mức độ sở hữu tập trung tác động thế nào đến đến rủi ro và hiệu quả của các NHTMCP VN, có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết? Câu 3.1: Mức độ sở hữu tập trung tại ngân hàng sở hữu nhà nước tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động? Giả thuyết H3a: Mức độ sở hữu tập trung tại ngân hàng sở hữu nhà nước tác động đồng biến đến hành vi chấp nhận rủi ro Giả thuyết H3b: Mức độ sở hữu tập trung tại ngân hàng sở hữu nhà nước tác động nghịch biến đến hiệu quả hoạt động Câu 3.2: Mức độ sở hữu tập trung tại ngân hàng niêm yết tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động? Giả thuyết H3c: Mức độ sở hữu tập trung tại ngân hàng niểm yết tác động nghịch biến đến hành vi chấp nhận rủi ro Giả thuyết H3d: Mức độ sở hữu tập trung tại ngân hàng niểm yết tác động đồng biến đến hiệu quả hoạt động CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp đo lường các biến nghiên cứu 3.1.1 Đo lường mức độ sở hữu tập trung; tác giả sử dụng tỷ lệ sở hữu lớn nhất, tổng tỷ lệ sở hữu của 02 cổ đông lớn nhất và tổng tỷ lệ sở hữu của 05 cổ đông lớn nhất được ký hiệu hóa OWN1, OWN12 và OWN15. 3.1.2 Đo lường hành vi chấp nhận rủi ro; gồm mức trích lập dự phòng (LLP), tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro (LLR), hệ số phá sảnổn định (Zscore). 3.1.3 Đo lường hiệu quả hoạt động; luận án sử dụng biến CRS_TE được tính toán bằng hàm DEA trong STATA, ngoài ra còn các biến NIM, ROA, ROE. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Tác động của đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động Luận án sử dụng mô hình 01 như sau: PERit = 0í + PiLISTINGit + P2STATEit + p3LTAit + + £5ENLit + PỗLOTAit + P7GDPGt + p8CPIt + pgƯEMPt + Tt + sit (1a) RISKit = ữị + ÀiLISTINGit + ÀSTATEịỊ + Ả3LTAn + ẢBDịị + ẢENLịị + ẢỗLOTAit + À.7GDPGt + Ả8CPIt + ẢqƯEMPt + ~df + (1b) trong đó, PERit và RISKit lần lượt đại diện cho hiệu quả hoạt động và hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng I tại thời điểm t. ai và 0ị là hiệu ứng cố định doanh nghiệp; Tt và là hiệu ứng cố định theo thời gian; £it và Eit là phần dư trong các mô hình. 3.2.2 Tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động: Bằng cách thay biến 02 biến độc lập STATE, LISTING tại mô hình 01, bằng biến OWN tác giả xây dựng mô hình 02 như sau PERit = ỊLt + ỗ10WNi,t + ô2LTAit + ỗ3BDit + ỗ4ENLit + ỗ5L0TAit + ô6GDPGt + ô7CPIt + ô8UEMPt + ơt + £i,t (2a) RISKi,t = + ýi0WNit + 2LTit + 3BDit + 4ENLit + 5L0Tit + ý6GDPGt + ý7CPIt + ý8UEMPt + o.)t + £i,t (2b) 3.2.3 Tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động, có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết Tác giả mở rộng mô hình 01 bằng cách sử dụng thêm các biến tương tác để xây dựng mô hình 03 tương ứng như sau: PERit = Ọí + K1LISTINGiit 0WNi>t + K2STATEi t 0WN.J + K3LTAit + K4BDit + K5ENLit + K6L0TAit + K7GDPGt + K8CPIt + K9UEMPt + Rt + £it (3a) RISKit = 1’ + ẸiLISTINGit 0WNi>t + %2STATEit 0WNi>t + %3LTAit + Ẹ4BDit + Ẹ5ENLit + Í6L0TAit + f7GDPGt + Ẹ8CPIt + Ẹ9UEMPt + + £it (3b) 3.3 Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu là 20 NHTMCP tiêu biểu tại Việt Nam trong giai đoạn 20082019. Nguồn dữ liệu được thu thập từ nguồn cơ sở dữ liệu BankscopeOrbis. Bên cạnh đó, tác giả có tham khảo đối chiếu từ các báo cáo thường niên đã được kiểm toán và bảng cáo bạch của các NHTMCP Việt Nam. Ngân hàng Số lượng NHTMCP sở hữu Nhà nước 3 NHTMCP niêm yết 10 NHTMCP chưa niêm yết 10 Bảng tổng hợp nguồn tham khảo và kỳ vọng dấu của các biến nghiên cứu Ký hiệu Hiệu quả hoạt động Hành vi chấp nhận rủi ro Mô tả biến nghiên cứu Tham khảo Kỳ vọng dấu Tham khảo Kỳ vọng dấu Biến giải thích chính đại diện cho đặc điểm sở hữu nhà nước STATE Mian (2003); Cornett et al,. (2010); Tran Nguyen (2016) Konishi Yasuda (2004) + Đặc điểm sở hữu nhà nước. Biến giả nhận giá trị 1 nếu ngân hàng có vốn sở hữu của nhà nước trên 50% và 0 nếu ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước dưới 50%. Biến giải thích chính đại diện cho đặc điểm niêm yết LISTING Omran (2007); Vu, Phan Le (2018) + Hammami Tarraf Majeske (2013;) Đặc điểm niêm yết. Biến giả nhận giá trị 1 nếu ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán và 0 nếu ngân hàng không niêm yết trên sàn chứng khoán. Biến giải thích chính đại diện cho mức độ sở hữu tập trung OWN1 Zouari Taktak (2012); Hanafi Santi (2013) + Hanafi Santi (2013); Pham Bui (2019) Tỷ lệ sở hữu nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất OWN12 Hanafi Santi (2013) + Hanafi Santi (2013) Tỷ lệ sở hữu nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất đến cổ đông lớn thứ hai OWN15 Hanafi Santi (2013) + Hanafi Santi (2013) Tỷ lệ sở hữu nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất đến cổ đông lớn thứ năm Biến kiểm soát yếu tố nội tại ngân hàng   BD Elsas et al. (2010); Stein (1997); Villalonga (2004) + Berle Means, 1932; La Porta et al., 199 Sự đa dạng ngân hàng (Lợi nhuận từ hoạt động kháctổng tài sản) LTA Zhou Wong (2008) + Srairi (2013); Pham Bui (2019) Quy mô ngân hàng (Logarit của tổng tài sản) ENL Abreu Mendes (2002) + Shleifer Vishny, 1986 Vốn chủ sở hữutổng dư nợ ròng LOTA Hanafi Santi (2013) Faccio Lang, 2002 + Tỷ lệ tổng dư nợtổng tài sản Biến kiểm soát yếu tố vĩ mô GDPG Grigorian Manole (2002) + García Herrero et al., (2009) Tăng trưởng GDP CPI Bourke (1989); Boyd et al,. (2001) + Houston, Lin, Lin Ma (2010) Tỷ lệ lạm phát UEMP Boateng et al. (2015) + Khan et al. (2017) + Tỷ lệ thất nghiệp Biến tương tác giữa cấu trúc sở hữu tập trung, đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết   OWN1STATE Đề xuất của tác giả Đề xuất của tác giả + Mức độ sở hữu tập trung (tỷ lệ sở hữu nắm giữa bởi cổ đông lớn nhất) khi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước OWN12STATE Đề xuất của tác giả Đề xuất của tác giả + Mức độ sở hữu tập trung (tỷ lệ sở hữu nắm giữa bởi cổ đông lớn thứ nhất đến cổ đông lớn thứ hai) khi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước OWN15STATE Đề xuất của tác giả Đề xuất của tác giả + Mức độ sở hữu tập trung (tỷ lệ sở hữu nắm giữa bởi cổ đông lớn thứ nhất đến cổ đông lớn thứ năm) khi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước OWN1LISTING Đề xuất của tác giả + Pham Bui (2019) Mức độ sở hữu tập trung (tỷ lệ sở hữu nắm giữa bởi cổ đông lớn nhất) khi các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán OWN12LISTING Đề xuất của tác giả + Đề xuất của tác giả Mức độ sở hữu tập trung (tỷ lệ sở hữu nắm giữa bởi cổ đông lớn thứ nhất đến cổ đông lớn thứ hai) khi các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán OWN15LISTING Đề xuất của tác giả + Đề xuất của tác giả Mức độ sở hữu tập trung (tỷ lệ sở hữu nắm giữa bởi cổ đông lớn thứ nhất đến cổ đông lớn thứ năm) khi các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu trước CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tổng quan mẫu nghiên cứu: gồm 20 NHTMCP Việt Nam từ năm 2008 đến 2019 CES TE MM EGA RŨE LLR IIP Zscore LIA ED EN1 LOTA GDPG CPI UEMP OWN1 0WN12 0WN15 CRETE 1 NHJ 0.0403 1 RŨA 0.62? ■ l ROE ■0.209 0.379 ■ 0.655 l LLF, 0.0353 0.0247 4.142 0.179 l LLĨ 0.14; 4.0618 4.146 0359 0.0534 l Zicore 0.1’1 0.0435 0.0503 0.194 ■0.213 03 66 1 LIA 0.146 4.123 4.145 0375’ 4.0478 0.968 0394’ 1 BD 0.0486 0.112 0311 0.0355 0.0920 4.0145 4.0725 4.0292 1 ENL 0.0550 0267 0.453 ■0.177 0.0639 0396 4.189 ■0.562 0.152 1 LOTA 0.0418 ■0.3:2 0386 0.23 ■ 4.0201 0.646 0208 0.663 4.120 0.631’ 1 GDPG 0.0623 4.0813 4.0998 0.0911 4.154 0319 0221’ 0344’ 0.0650 ■0.293 0243’ 1 CPI 4.0386 0.144 0344 0.171 ■ 0.141 ■034 4.136 ■0.34 4.0274 0363 ■034: ■0.414 1 UEMP 0.153 4.110 0293 0247 ■ 4.141 0262 4.0209 ■0.264 0.0116 0.0975 4.130 0.0143 0.224 1 0WN1 0.164 4.0461 0.0539 0361 4.00851 0.581’ 0.188 0.53.1 0.0135 ■0.266 0232” 4.0406 0.0552 0.0468 1 0WN12 0.153 4.0400 0.092 0344 4.0311 0.542 0200 0.500 0.0400 ■0230 0.101 4.0503 0.0627 ■0.0463 0.983 1 0WN15 0.121 0.0299 0.142 0300’ 4.0408 0.405 0.166 0363 0.0781 4.127 0.102 4.0816 0.0918 ■0.0597 0.904 0.957 1 4.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max CRS_TE 240 0.745 0.112 0 1 NIM 240 3.011 1.276 0.438 8.773 ROA 240 0.931 0.707 0.019 5.952 ROE 240 10.012 6.618 0.274 36.276 LLR 240 2.093 1.405 0.285 11.402 LLP 240 6.415 1.558 1.007 9.591 Zscore 240 5.502 4.656 0.155 24.651 LTA 240 11.472 1.304 7.145 14.214 BD 240 0.204 0.333 0.576 3.422 ENL 240 20.024 13.84 5.032 144.988 LOTA 240 89.773 7.063 19.168 97.069 GDPG 240 6.176 0.625 5.2 7.08 CPI 240 7.554 6.544 0.63 23.12 UEMP 240 2.141 0.263 1.77 2.64 OWN1 240 23.27 25.9 4.48 96 OWN12 240 31.133 26.58 6.56 96.27 OWN15 240 43.281 25.338 6.94 98.203 Bảng: Kết quả hồi quy tác động của đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết đến hiệu quả hoạt động và hành vi chấp nhận rủi ro CRS TE NIM ROA ROE LLR LLP Zscore LISTING 0.0382 0.885 0.281 1.886 0.473 0.0341 0.445 1.88 3.55 2.30 3.57 1.65 0.40 2.99 STATE 0.0330 1.044 0.537 3.467 0.294 0.405 0.466 1.18 1.53 1.95 1.25 3.64 2.67 0.25 LTA 0.00387 0.403 0.372 3.979 0.169 1.046 2.036 0.30 2.27 4.40 4.66 0.92 18.55 3.03 BD 0.0131 0.0366 0.524 2.281 0.388 0.0693 1.526 0.60 0.20 5.73 2.47 1.42 0.99 1.85 ENL 0.000312 0.0126 0.0194 0.0265 0.0000403 0.00920 0.0235 0.44 2.02 6.09 0.82 0.00 3.82 0.83 LOTA 0.000424 0.0625 0.0280 0.0170 0.000294 0.00229 0.0838 0.26 4.61 4.05 0.24 0.01 0.43 1.34 GDPG 0.00289 0.150 0.0932 0.665 0.281 0.0296 0.704 0.21 1.19 2.11 2.67 1.64 0.65 1.31 CPI 0.000863 0.0332 0.0317 0.411 0.0334 0.00545 0.0104 0.66 2.93 5.60 7.18 2.07 1.29 0.21 UEMP 0.0785 0.309 0.946 9.664 0.800 0.121 1.739 2.64 1.13 6.97 7.05 2.13 1.21 1.48 _cons 0.531 4.912 3.029 56.96 3.523 4.771 18.41 3.18 2.61 3.33 6.20 1.59 7.54 2.45 N 240 240 240 240 240 240 240 LM test 0.00 257.10 102.47 110.52 1.99 21.15 20.80 1.000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0791 0.0000 0.0000 Model OLS REM REM REM REM REM REM Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phần mềm Stata 15.1  Bảng: Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro LLR LLR LLR LLP LLP LLP Zscore Zscore Zscore OWN1 0.0003 0.00664 0.015 4.88 3.65 0.64 OWN12 0.003 0.0037 0.0036 3.62 2.10 0.17 OWN15 0.004 0.0013 0.0103 2.35 3.85 0.53 LTA 0.0516 0.0044 0.00168 1.029 1.069 1105 2.00 1.76 171 0.36 0.03 0.01 23.15 23.86 26.46 3.65 3.28 3.44 BD 0.390 0.402 0.413 0.0651 0.0642 0.0703 1.50 1.53 1.55 1.42 1.47 1.50 0.94 0.91 0.98 1.81 1.84 1.87 ENL 0.00168 0.0013 0.0015 0.0090 0.01 0.01 0.0231 0.0244 0.0235 0.18 0.15 0.17 3.81 3.89 3.96 0.82 0.86 0.83 LOTA 0.0129 0.0108 0.0102 0.00233 0.0036 0.00471 0.078 0.071 0.069 0.67 0.56 0.53 0.47 0.71 0.94 1.34 1.22 1.19 GDPG 0.208 0.237 0.244 0.0148 0.0375 0.0587 0.669 0.809 0.850 1.22 1.40 1.46 0.33 0.83 1.32 1.26 1.53 1.64 CPI 0.031 0.033 0.033 0.007 0.0050 0.0033 0.0163 0.0050 0.0021 1.88 2.02 2.06 1.65 1.18 0.78 0.33 0.10 0.04 UEMP 0.954 0.89 0.88 0.160 0.108 0.0618 1.822 1.514 1.430 2.55 2.40 2.40 1.65 1.09 0.63 1.56 1.31 1.26 cons 4.505 4.283 4.361 4.678 4 97 5.193 18.3 16.9 16.8 2.08 2.00 2.06 7.89 8.28 8.76 2.56 2.38 2.42 N 240 240 240 240 240 240 240 240 240 Hausman 9.64 8.88 12.49 3.06 11.34 12.49 1.29 2.34 1.94 test 0.2909 0.3522 0.1307 0.9304 0.1830 0.1307 0.9956 0.9687 0.9829 LM test 3.54 3.40 13.5 16.8 16.2 13.5 23.6 23 7 23 9 0.0300 0.0325 0.0001 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Model REM REM REM REM REM REM REM REM REM Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phần mềm Stata 15.1  Bảng: Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt động CRS TE CRS TE CRS TE NIM NIM NIM ROA ROA ROA ROE ROE ROE OWN1 0.00026 0.0494 0.0210 0.294 1.88 3.21 2.71 3.86 OWN12 0.00018 0.00848 0.0150 0.160 7 0.54 1.17 2.12 2.25 OWN15 0.00010 0.00447 0.00578 0.0733 2 0.31 0.74 1.36 1.72 LTA 0.0199 0.0211 0.0228 0.960 0.531 0.492 0.697 0.687 0.668 7.118 6.802 6.666 1.97 2.13 2.50 4.71 3.41 3.28 6.80 6.63 6.41 7.03 6.55 6.39 BD 0.0125 0.0124 0.0127 0.0331 0.0508 0.0423 0 499 0.490 0.509 1.971 1.934 2.119 0.57 0.57 0.58 0.18 0.27 0.23 5.47 5.30 5.51 2.19 2.09 2.29 ENL 0.00013 0.00011 0.00009 0.0142 0.0121 0.0126 0.0203 0.0196 0.0190 0.0202 0.0287 0.0372 6 4 0.19 0.16 0.13 2.22 1.88 1.95 6.32 6.09 5.77 0.64 0.89 1.13 LOTA 0.00155 0.00161 0.0017 0.087 0.071 0.070 0.039 0.038 0.037 0.102 0.0804 0.0681 1.01 1.05 1.11 6.34 5.40 5.34 5.70 5.55 5.35 1.49 1.15 0.98 GDPG 0.00177 0.00243 0.0033 0.288 0.159 0.136 0.203 0.203 0.206 1.680 1.666 1.709 0.13 0.18 0.25 2.11 1.25 1.09 2.96 2.93 2.95 2.47 2.40 2.45 CPI 0.00071 0.00070 0.0006 0.0347 0.0302 0.0280 0.0366 0.0373 0.0384 0.451 0.464 0.477 0.58 0.54 0.49 2.88 2.59 2.45 6.04 6.13 6.29 7.54 7.60 7.79 UEMP 0.0879 0.0894 0.091 0.0653 0.275 0.327 1.155 1.172 1.185 11.43 11.68 11.84 2.95 3.01 3.11 0.22 0.99 1.21 7.78 7.84 7.88 7.79 7.79 7.86 cons 0.473 0.466 0.456 0.0470 4.705 4 979 6.017 5.985 5.687 86.88 83.80 81.60 2.86 2.83 2.79 0.02 2.58 2.74 5.43 5.27 5.00 7.93 7.36 7.16 N 240 240 240 240 240 240 240 240 240 240 240 240 Hausma 10.41 10.52 11.35 16.31 6.22 8.44 19 94 16.72 14.90 24.28 26.05 14.61 n test 0.2377 0.2305 0.1826 0.0381 0.6221 0.3920 0.0106 0.0332 0.0611 0.0021 0.001 0.0673 LM test 243.22 243.00 243.0 242.48 244.94 242.09 111.73 112.01 109.61 119 97 119 91 118.15 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Model REM REM REM FEM REM REM FEM FEM FEM FEM FEM FEM Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phần mềm Stata 15.1  Bảng: Kết quả hồi quy tác động của sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nước LLR LLR LLR LLP LLP LLP Zscore Zscore Zscore OWN1STATE 0.000085 0.00594 0.0140 3.55 3.56 0.68 OWN12STATE 0.0015 0.00481 0.00531 2.26 3.04 0.27 OWN15STATE 0.0017 0.00451 0.00437 4.46 2.93 0.23 LTA 0.0452 0.0157 0.00883 1.020 1.029 1.031 2.033 1.905 1891 0.30 0.10 0.06 21.92 21.45 21.39 3.58 3.29 3.26 BD 0.392 0.394 0.394 0.0686 0.0700 0.0706 1.507 1.513 1.514 1.43 1.44 1.44 0.99 1.00 1.01 1.83 1.83 1.83 ENL 0.00160 0.00136 0.00132 0.00897 0.00914 0.00917 0.0229 0.0238 0.0238 0.18 0.15 0.15 3.77 3.82 3.83 0.81 0.84 0.84 LOTA 0.0126 0.0111 0.0107 0.00158 0.00160 0.00163 0.0806 0.0764 0.0759 0.65 0.57 0.55 0.32 0.32 0.32 1.36 1.28 1.27 GDPG 0.212 0.227 0.230 0.0159 0.0233 0.0247 0.662 0.733 0.740 1.25 1.34 1.36 0.36 0.52 0.55 1.24 1.38 1.39 CPI 0.0311 0.0321 0.0322 0.00663 0.00584 0.00566 0.0164 0.0107 0.0101 1.90 1.97 1.99 1.58 1.39 1.35 0.33 0.21 0.20 UEMP 0.946 0.916 0.909 0.155 0.135 0.131 1.831 1.673 1.657 2.54 2.47 2.45 1.59 1.38 1.35 1.57 1.44 1.43 cons 4.469 4.311 4.277 4.577 4.665 4.686 18.69 17.78 17.68 2.05 1.98 1.97 7.56 7.64 7.66 2.57 2.44 2.43 N 240 240 240 240 240 240 240 240 240 Hausman test 10.21 8.79 9.19 5.79 4.44 2.69 3.27 0.91 0.76 0.2506 0.3603 0.3267 0.6709 0.8156 0.9524 0.9166 0.9988 0.9994 LM test 3.52 3.41 3.36 18.57 19 64 20.41 23 74 23.68 23.69 0.0302 0.0323 0.0334 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Model REM REM REM REM REM REM REM REM REM Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phần mềm Stata 15.1  Bảng: Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt động có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nước OWN1STATE OWN12STATE OWN15STATE (1) CRS_TE 0.000241 0.74 (2) CRS_TE 0.000247 0.82 (3) CRS_TE 0.000244 0.84 (4) NIM 0.0664 3.46 (5) NIM 0.00835 1.15 (6) NIM 0.00956 1.37 (7) ROA 0.00509 1.65 (8) ROA 0.00560 1.90 (9) ROA 0.00545 1.91 (10) ROE 0.261 2.68 (11) ROE 0.0330 1.09 (12) ROE 0.0354 1.21 LTA 0.0193 0.0186 0.0185 0.867 0 571 0.585 0.422 0.438 0.439 6.450 4.410 4 454 1.87 1.78 1.76 4.37 .3.39 3.48 5.57 5.65 5.65 6.41 5.62 5.68 BD 0.0128 0.0128 0.0128 0.0154 0.0359 0.0355 0.524 0.523 0.522 2.123 2.274 2.270 0.59 0.58 0.59 0.09 0.19 0.19 5.65 5.65 5.65 2.32 2.45 2.45 ENL 0.000144 0.000146 0.000146 0.0149 0.0120 0.0120 0.0190 0.0191 0.0191 0.0201 0.0281 0.0281 0.20 0.21 0.21 2.33 1.86 1.86 5.90 5.94 5.95 0.62 0.87 0.87 LOTA 0.00150 0.00144 0.00143 0.0841 0.0736 0.0742 0.0311 0.0319 0.0320 0.0718 0.00820 0.0102 0.97 0.93 0.92 6.23 5.47 5.51 4.66 4.75 4.76 1.05 0.12 0.15 GDPG 0.00173 0.00151 0.00145 0.266 0.166 0.173 0.0996 0.105 0.105 1.580 0.738 0.758 0.13 0.11 0.11 1.95 1.29 1.35 1.59 1.68 1.68 2.29 1.17 1.20 CPI 0.000753 0.000756 0.000756 0.0331 0.0302 0.0306 0.0311 0.0313 0.0312 0.453 0.408 0.409 0.58 0.58 0.58 2.75 2.59 2.63 5.38 5.46 5.46 7.41 7.08 7.11 UEMP 0.0879 0.0877 0.0876 0.106 0.264 0.250 0.967 0 974 0 974 11.37 9.840 9.878 2.96 2.96 2.96 0.36 0.95 0.90 7.06 7.17 7.17 7.60 7.20 7.24 cons 0.477 0.478 0 479 1.116 4.295 4.216 3.227 3.311 3.313 78.82 58.88 2.87 2.89 2.89 0.52 2.27 2.23 3.59 3.68 3.68 7.30 6.49 6..52 N 240 240 240 240 240 240 240 240 240 240 240 240 Hausman test 10.16 10.01 10.00 18.10 11.53 8.64 9.64 7.40 6.77 13.51 12.01 11.75 0.2573 0.2645 0.2648 0.0205 0.1734 0.3739 0.2910 0.4944 0.5614 0.0955 0.1507 0.1628 LM test 0.00 0.00 0.00 242.23 244.03 244.54 112.69 113.48 113.59 120.52 120.85 120.85 1.0000 1.0000 1.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Model OLS OLS OLS FEM REM REM REM REM REM FEM REM REM Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phần mềm Stata 15.1  Bảng: Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro có xem xét đến đặc điểm niêm yết LLR LLR LLR LLP LLP LLP Zscore Zscore Zscore OWN1LISTING 0.0123 0.00557 0.00684 2.40 3.19 0.39 OWN12LISTING 0.0127 0.00587 0.0105 2.71 3.56 0.65 OWN15LISTING 0.0128 0.00213 0.0119 3.07 1.61 0.78 LTA 0.155 0.200 0.229 1.075 1.081 1.154 1.710 1.627 1.569 1.09 1.37 1.67 13.86 14.01 24.03 3.27 3.05 2.92 BD 0.386 0.387 0.463 0.0478 0.0463 0.0666 1.509 1.500 1.487 1.43 1.44 1.61 0.68 0.66 0.94 1.83 1.82 1.80 ENL 0.000867 0.000635 0.00177 0.00831 0.00823 0.00937 0.0241 0.0240 0.0239 0.10 0.07 0.21 3.34 3.33 3.87 0.85 0.85 0.85 LOTA 0.000489 0.00247 0.00343 0.00287 0.00351 0.00674 0.0677 0.0631 0.0598 0.03 0.13 0.17 0.55 0.67 1.31 1.14 1.06 1.00 GDPG 0.284 0.299 0.320 0.0331 0.0325 0.0788 0.814 0.841 0.860 1.74 1.83 1.95 0.62 0.61 1.79 1.60 1.65 1.69 CPI 0.0316 0.0315 0.0329 0.00689 0.00747 0.00288 0.00728 0.00746 0.00760 2.01 2.01 2.08 1.45 1.58 0.70 0.15 0.16 0.16 UEMP 0.782 0.764 0.740 0.101 0.108 0.0181 1.493 1.442 1.400 2.17 2.13 2.05 0.88 0.94 0.19 1.34 1.29 1.25 _cons 3.510 3.366 3.268 4 959 4 939 5.457 16.58 16.17 15.89 1.65 1.59 1.61 5.98 5.98 8.89 2.35 2.29 2.27 N 240 240 240 240 240 240 240 240 240 Hausman test 8.25 7.95 7.29 17.83 17.89 12.10 0.96 1.15 1.71 0.4095 0.4386 0.5057 0.0226 0.0221 0.1466 0.9985 0.9971 0.9887 LM test 2.81 2.19 1.49 35.46 39 24 42.62 23.32 22.79 21.28 0.0467 0.0694 0.1115 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Model REM REM OLS FEM FEM REM REM REM REM Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Bảng: Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt động có xem xét đến đặc điểm niêm yết CRS_TE CRS_TE CRS_TE NIM NIM NIM ROA ROA ROA ROE ROE ROE OWN1LISTIN 0.00036 0.00216 0.00081 0.0013 G OWN12LISTI 0.95 0.00042 0.47 0.00146 0.39 0.00133 2.72 0.0030 NG OWN15LISTI 1.21 0.00052 0.34 0.00184 0.62 0.00240 2.98 0.0131 NG 1.55 0.49 1.20 3.54 LTA 0.0179 0.0156 0.0123 0.807 0.807 0.453 0.370 0.630 0.624 3.899 3.938 6.180 1.73 1.45 1.11 3.97 3.97 2.89 5.26 6.20 6.15 5.55 5.54 6.05 BD 0.0134 0.0136 0.0139 0.00902 0.00871 0.0381 0.521 0.517 0.519 2.269 2.264 2.228 0.62 0.62 0.64 0.05 0.05 0.21 5.59 5.59 5.63 2.44 2.43 2.40 ENL 0.00012 0.00013 0.00016 0.0128 0.0128 0.0120 0.0193 0.0196 0.0196 0.0270 0.0268 0.0284 0.18 0.20 0.24 1.96 1.97 1.87 5.97 6.03 6.04 0.84 0.83 0.87 LOTA 0.0013 0.0011 0.0009 0.077 0.077 0.069 0.029 0.035 0.034 0.00814 0.00568 0.0424 0.86 0.75 0.60 5.62 5.61 5.12 4.43 5.09 5.00 0.12 0.08 0.61 GDPG 0.0019 0.0012 0.0000 0.285 0.285 0.113 0.0690 0.203 0.204 0.483 0.491 1.662 0.15 0.09 0.01 2.04 2.03 0.91 1.15 2.90 2.92 0.81 0.82 2.37 CPI 0.0005 0.0005 0.0005 0.0395 0.0393 0.0271 0.0284 0.0389 0.0396 0.389 0.388 0.482 0.46 0.46 0.46 3.18 3.15 2.40 5.09 6.25 6.37 6.99 6.97 7.70 UEMP 0.088 0.086 0.084 0.0136 0.0130 0.377 0.900 1 179 1.181 9.307 9.328 11.75 3.01 2.97 2.89 0.05 0.04 1.41 6.87 7.82 7.85 7.10 7.13 7.76 _cons 0 479 0.486 0 497 1.920 1.923 5.062 2.836 5.230 5.243 55.27 55.43 75.74 2.90 2.95 3.02 0.88 0.88 2.76 3.25 4.82 4.84 6.35 6.37 6.94 N 240 240 240 240 240 240 240 240 240 240 240 240 Hausman test 10.09 9.77 9.76 56.34 13.54 4.14 13.05 13.89 19.32 11.99 12.28 15.18 0.2585 0.2814 0.2822 0.0000 0.0945 0.8440 0.1101 0.0848 0.0132 0.1515 0.1393 0.0557 LM test 0.00 0.00 0.00 242.69 242.40 243.05 110.92 109.29 102.82 114.60 112.55 106.20 1.0000 1.0000 1.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Model OLS OLS OLS FEM FEM REM REM FEM FEM REM REM FEM Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phần mềm Stata 15.1 Bảng: Tổng hợp dấu hồi quy khi nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động Biến Độc Lập Hiệu Quả Hoạt Động Hành Vi Chấp Nhận Rủi Ro CRS_TE NIM ROA ROE LLR LLP Z_SCORE STATE NE NE NE + + NE LISTING + + + + NE + OWN1 + + + + + + NE OWN12 NE NE + + + + NE OWN15 NE NE NE + + + NE OWN1STATE NE + + NE OWN12STATE NE NE NE + + NE OWN15STATE NE NE NE + + NE OWN1LISTING NE NE NE + NE OWN12LISTING NE NE NE + NE OWN15LISTING NE NE NE + NE NE Ghi chú: NE No evidence (không tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê) Bảng: Tổng hợp kết quả chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết nghiên cứu từ kết quả hồi quy trong mô hình Chấp Nhận Giả Thuyết Bác Bỏ Giả Thuyết Giả thuyết nghiên cứu H1a, H1b, H1c, H1d, H2b, H3a, H3b, H3c, H3d. Giả thuyết nghiên cứu H2a Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả hồi quy CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1.1 Kết quả nghiên cứu Thứ nhất, các ngân hàng sở hữu nhà nước có hành vi chấp nhận rủi ro nhiều hơn và có hiệu quả hoạt động kém hơn và so với các ngân hàng không thuộc sở hữu nhà nước. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H1a và H1c. Thứ hai, các ngân hàng đã niêm yết có hành vi chấp nhận rủi ro ít hơn và hiệu quả hoạt động tốt hơn các ngân hàng không niêm yết. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H1b và H1d. Thứ ba, các ngân hàng có sở hữu tập trung có hành vi chấp nhận rủi ro nhiều hơn, đồng thời có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động hơn so với các ngân hàng không có sở hữu tập trung. Kết quả này bác bỏ giả thuyết H2a và chấp nhận giả thuyết H2b. Thứ tư, các ngân hàng có sở hữu tập trung thuộc sở hữu của nhà nước có hành vi chấp nhận rủi ro nhiều hơn và có hiệu quả hoạt động kém hơn so với các ngân hàng có sở hữu tập trung nhưng không thuộc sở hữu nhà nước. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H3a và H3b. Thứ năm, các ngân hàng có sở hữu tập trung đã niêm yết có hành vi chấp nhận rủi ro ít hơn và có hiệu quả hoạt động tốt hơn so với các ngân hàng có sở hữu tập trung nhưng không niêm yết. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H3c và H3d. 5.1.2 Đóng góp mới của luận án; Thứ nhất, phương pháp đo lường mức độ sở hữu tập trung cho từng nhóm 01, 02, 05 cổ đông lớn nhất bằng cách cộng gộp tỷ lệ cổ phần sở hữu. Thứ hai, cách dùng biến tương tác đại diện cho mức độ sở hữu tập trungđặc điểm sở hữu nhà nước và mức độ sở hữu tập trungđặc điểm niêm yết. Thứ ba, luận án đã sử dụng mô hình nghiên cứu chính của tác giả Boateng Kufuor (2015) áp dụng cho các ngân hàng tại Trung Quốc tương đồng với nền kinh tế XHCN của Việt Nam. Thứ tư, luận án áp dụng cách tiếp cận mới là hành vi chấp nhận rủi ro để đánh giá trực tiếp hoạt động xử lý rủi ro chủ động của nhà quản trị hay còn gọi là rủi ro tương lai. Thứ năm, bổ sung một nghiên cứu thực nghiệm kết hợp tổng thể về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủ ro và hiệu quả hoạt động. 5.2 Hàm ý chính sách 5.2.1 Đối với các nhà quản trị NHTMCP Việt Nam Thứ nhất, ngân hàng có sở hữu nhà nước có hành vi chấp nhận rủi ro cao hơn các ngân hàng không thuộc sở hữu nhà nước. Nhà quản trị có thể xem việc niêm yết trên sàn chứng khoán là yêu cầu bắt buộc với tất cả các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, giảm tỷ lệ cổ phần nắm giữ của nhà nước tại các ngân hàng này xuống, tăng tỷ lệ room để bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường cơ chế giám sát điều hành từ những cổ đông chiến lược. Thứ hai, tại các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, việc tập trung quyền lực sở hữuđiều hành vào nhà nước khiến các ngân hàng có hiệu quả hoạt động không tốt. Cần ban hành và áp dụng quy trình và hướng dẫn chi tiết cho tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng trong đó quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm, chế tài của mỗi tập thể, cá nhân liên quan khi vi phạm, đồng thời khen thưởng kịp thời theo KPI. Thứ ba, các nhà quản trị ngân hàng có thể đốc thúc quá trình tư nhân hóa thông qua việc niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán nhằm gia tăng giám sát hoạt động, thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thứ tư, mức độ sở hữu tập trung lại gây ra vấn đề rủi ro. Các nhà quản trị cần phân bổ quyền hạn các cổ đông kiểm soát một cách hợp lý, quy định chi tiết những vấn đề quan trọng khi sử dụng vốn tài sản lớn của ngân hàng phải xin ý kiến của Đại hội đồng cổ đông, phân quyền cụ thể và tuân thủ quy định của NHNN. Thứ năm, mặt tích cực nổi bật của vấn đề sở hữu tập trung tại các ngân hàng là ảnh hưởng của nó đến hiệu hoạt động. Nhà quản trị ngân hàng cần có chiến lược hy sinh lợi ích ngắn hạn vì mục tiêu dài hạn là phát triển an toàn bền vững, phân rõ 2 luồng điều hành giám sát, giao rõ quyền chế tài đi kèm cho tất cả các cấp quản lý. Thứ sáu, niêm yết trên sàn chứng khoáng là yêu cầu bắt buộc với các ngân hàng sở hữu tập trung thuộc sở hữu nhà nước. Thứ bảy, cần xem xét gia tăng tài sản tương ứng với mức rủi ro gia tăng để duy trì hiệu quả hoạt động và sự ổn định của ngân hàng. Các ngân hàng cần đa dạng hoạt động và có phương án tăng vốn chủ sở hữu khi được đánh giá hoạt động có quá nhiều rủi ro 5.2.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước Thứ nhất, vấn đề an sinh xã hội là cần thiết phải thực hiện, tuy nhiên việc triển khai cần có kế hoạch cụ thể và quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm để kiểm soát rủi ro. Thứ hai, việc theo đuổi chính sách tư nhân hóa vốn cổ phần nhà nước là chiến lược đúng đắn giúp nâng cao tính minh bạch và sự lành mạnh hóa trong hệ thống ngân hàng, từ đó đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và giảm thiểu các vấn đề rủi ro đạo đức. Thứ ba, chính phủ, ngân hàng nhà nước cần theo đuổi chính sách cải thiện năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thông qua việc yêu cầu các ngân hàng còn yếu kém tăng vốn, tăng tài sản và tái cơ cấu theo hướng tư nhân hóa, có lộ trình bắt buộc cho từng ngân hàng trong việc niêm yết trên sàn chứng khoán. Thứ tư, ngân hàng nhà nước nên có những chính sách và quy chế cụ thể đối với các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu tập trung vào tay các cổ đông lớn để hạn chế hành vi chấp nhận rủi ro trên cơ sở cân đối hài hòa giữa lợi ích của sở hữu tập trung là gia tăng hiệu quả hoạt động (do có sự kiểm soát) và gia tăng rủi ro (do có sự mâu thuẫn quyền hành) trong ngân hàng. Thứ năm, ngân hàng nhà nước cần có cơ chế thanh tra giám sát chặt chẽ, giảm quyền lực của cổ đông nhà nước, phân chia quyền lực cho các nhóm cổ đông khác tham gia điều hành ngân hàng đối với những ngân hàng có sở hữu tập trung thuộc quản lý của nhà nước. Thứ sáu, chính phủ cần tiếp tục thực hiện các chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô hoạt động hiệu quả tạo sự ổn định cho hệ thống ngân hàng. Đồng thời, yêu cầu các ngân hàng khi tham gia các hoạt động nhiều rủi ro hơn cần phải tăng tài sản tương ứng, đa dạng các mảng hoạt động, tăng vốn chủ sở hữu góp phần tăng năng lực tài chính khi tham gia các mảng kinh doanh trên thị trường. 5.3 Hạn chế của nghiên cứu Thứ nhất, dữ liệu sử dụng trong phân tích được lấy từ nguồn dữ liệu BankscopeOrbis, báo cáo tài chính. Tuy nhiên có một số ngân hàng thiếu dữ liệu nên bị loại bỏ khỏi mẫu nghiên cứu, làm cho kết quả nghiên cứu bị giới hạn ở 20 NHTMCP và thời gian chỉ từ năm 20082019. Thứ hai, thành viên ban giám sát này đóng vai trò quan trọng trong các quyết sách của ngân hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, do hạn chế thông tin khó tiếp cận làm cho bài nghiên cứu này thiếu đi một số cách tiếp cận tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới. Thứ ba, do đặc thù của thị trường Việt Nam, các ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài thị phần không lớn, hoạt động khá hạn chế, nên luận án không đưa vào nghiên cứu, điều này cũng làm cho luận án thiếu đi một phần kết quả khi so sánh với nhiều công trình nghiên cứu khác trên thế giới. Thứ tư, nếu luận án có thể trình bày cả hai cách tiếp cận rủi ro quá khứ và rủi ro tương lai, kết hợp việc so sánh kết quả đạt được thì những đóng góp của luận án sẽ thiết thực hơn. 5.4 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo Thứ nhất, các nghiên cứu sau nên kết hợp phương pháp phân tích nhân tố (Factor analysis) để gộp nhóm các nhân tố đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng, có thể vào 4 nhóm đề xuất sau: nhóm chỉ số đo lường chất lượng tài sản, nhóm chỉ số khả năng sinh lợi, nhóm chỉ số thanh khoản và nhóm chỉ số hiệu quả tổng quát. Thứ hai, khảo sát sâu cấu trúc nội bộ ban quản trị của ngân hàng, đặc biệt là các thành viên có vai trò giám sát quan trọng đối với ngân hàng và nghiên cứu thêm mối quan hệ phi tuyến giữa biến đại diện cho các thành viên giám sát và hiệu quả hoạt động cũng như rủi ro ngân hàng. Thứ ba, cấu trúc sở hữu có thể nghiên cứu sâu hơn ở góc độ sở hữu của nhà quản lý hoặc sở hữu bởi các thành viên trong gia đình. Điều này đòi hỏi cần khảo sát sâu cấu trúc nội bộ của từng ngân hàng để tìm ra thêm những đóng góp quan trọng cho chủ đề liên quan đến cấu trúc sở hữu và mức độ sở hữu tập trung. Thứ tư, cần có thêm nhiều các nghiên cứu mở rộng nhằm xác định một mức tập trung sở hữu phù hợp để xây dựng một quy định chung về tỷ lệ sở hữu tối đa được nắm giữ bởi một cổ đông hay một nhóm cổ đông liên quan đển áp dụng cho hệ thống ngân hàng. Thứ năm, một nghiên cứu về tác động của việc thay đổi cấu trúc sở hữu trước và sau yêu cầu chấm dứt việc sở hữu chéo của chính phủ đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động sẽ làm hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY DOAN DUONG TRONG OWNERSHIP STRUCTURE, RISKTAKING BEHAVIOR AND EFFICIENCY: THE CASE OF VIETNAM JOINTSTOCK COMMERCIAL BANKS SUMMARY OF DOCTORAL THESIS HO CHI MINH CITY 2021 BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY DOAN DUONG TRONG OWNERSHIP STRUCTURE, RISKTAKING BEHAVIOR AND EFFICIENCY: THE CASE OF VIETNAM JOINTSTOCK COMMERCIAL BANKS SUMMARY OF DOCTORAL THESIS Field of study: Finance and Banking No: 9.34.02.01 Research Instructor: Assoc.Prof. Dr Hoang Tran Huy HO CHI MINH CITY 2021 CHAPTER 1 INTRODUCTION 1.1 Thesis overview Vietnam is one of the most dynamic and fastestgrowing financial markets around the globe with its outstanding reform policies since 1986 under both political and economic perspectives. Geared with its unique socialistoriented market economy regime, Vietnam can be considered as a special case study, attracting many researchers’ attention (Doan, Lin Doong, 2018). Unlike other countries around the world, most of Vietnams banking system is dominated by stateowned commercial banks, in which the largest shareholder is the State Bank of Vietnam (SBV), holding more than 70% of the total equity. Stateowned commercial banks account for approximately 50% of the market share (SBV, 2017), who also possesses a large number of customers. These properties result in the problem of state owned commercial banks are often less motivated to improve profitability and operational performance. After Vietnam joined the World Trade Organization (WTO) in 2007, the country’s banking industry witnessed an explosion in the number of banks. The emergence of 10 new private banks and the penetration of 5 foreign banks (SBV, 2020) had intensively risen the industrys competition level. On the other hand, the entry of foreign investors into the banking governance structure is increasing considerably, contributing to diversify the existing equity structure of banks (shareholders before this period includes only the state, private and institutional investors). Therefore, the banks performance and risks are also more or less affected. Moreover, Vietnamese banks are gradually revealing some of their weaknesses, such as lacking capital buffer, poor management ability, and lacking an effective risk management strategy. As a result, the average nonperforming loans (NPL) ratio of the system as a whole skyrocketed from low (3.5% in 2008) to substantially high (13% in 2012 and approximately 15% in 2014) as estimated by Fitch Ratings and Moodys Investor Service (Bezemer Schuster, 2014). In 2015, the number of banks decreased from 52 banks in 2011 to 43 banks due to various bankruptcies, and mergers and acquisitions (MA) activities. Fragile banks were evaporated from the market during this period. Table 1: Changes in number of banks in Vietnam from 20072019 2007 2011 2013 2015 2017 2019 Stateowned Bank 5 5 5 7 4 5 Joint Stock Commercial Bank 37 37 33 28 31 31 100% Foreignowned Bank 5 5 5 5 8 9 Jointventure Bank 5 5 4 3 2 4 Total 52 52 47 43 45 49 Source: State Bank of Vietnam, 2020 To stabilize the whole banking system at that time, the Vietnamese Government had approved the project Restructure the system of credit institutions for the 20112015 period (Decision 254QDTTg of March 01, 2012), according to which would comprehensively restructure the entire banking industry (Nguyen, Ho Vo, 2018). The main orientation of the project is to strengthen and enhance the role of stateowned commercial banks which is to become the main force for the credit institutions system in Vietnam. The project encourages accelerating the process of stateowned commercial banks equitization while ensures that the State retains the controlling stake in these banks. Simultaneously, in 2016 the SBV started to pilot Basel II regulations application at a few jointstock commercial banks (JSCBs). Not long after in 2018, the SBV required all banks to strictly comply with the provisions of the Treaty. In addition, the government further issued Decision 242QDTTg, which regulates JSCBs to build a plan to list themselves on a stock exchange, and provide transparent financial statements until the end of 2020. To continue developing in the new context, changes in ownership structure after the crisis period may raise many questions for bank administrators and policy makers such as: How influential is the ownership restructuring to the banks performance and risk management ability? Which ownership structure model is optimal to help banks grow efficiently and safely? Does stateowned have a positive or negative impact on bank performance and risktaking behavior? Does listing decision actually reduce risk and help banks grow? The changing context discussed above is the motivation for the author to pose the research problem for this thesis. 1.2 Research Gap The topic of this thesis is the relationship of bank’s ownership structure, risktaking behavior, and performance, which has not been studied enough in the banking context and needed more empirical research. It is not appropriate to inherit studies conducted in other countries to stereotypically and immediately apply in Vietnam. Therefore, there is a need for indepth research on different concepts of ownership structure (stateowned characteristic, listing characteristic, concentration ownership characteristic) and its impact on indicative factors which represent banks’ risktaking behavior and performance. The number of papers study the impact of ownership structure on bank risktaking behavior is comparatively less than those that study the impact of ownership structure on bank performance, whereas especially few in the emerging countries context . In particular, there have been no precedential studies examining listing, stateowned and ownership concentration characteristic

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH &&&&&&& DƯƠNG TRỌNG ĐOÀN CẤU TRÚC SỞ HỮU, HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH &&&&& TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021 DƯƠNG TRỌNG ĐỒN CẤU TRÚC SỞ HỮU, HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên nghành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Huy Hồng TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Bối cảnh thực tiễn lý lựa chọn đề tài Việt Nam quốc gia có thị trường tài sơi phát triển nhanh giới với sách đổi bật trị lẫn kinh tế kể từ năm 1986 Nền kinh tế thị trường định hướng theo chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đánh giá trường hợp nghiên cứu đặc biệt, thu hút quan tâm nhiều tác giả (Doan, Lin & Doong, 2018) Khác với quốc gia khác giới, phần lớn hệ thống ngân hàng Việt Nam NHTMCP Nhà nước chi phối, cổ đơng lớn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với 70% tổng vốn chủ sở hữu Các NHTMCP Nhà nước chiếm xấp xỉ 50% thị phần (SBV, 2017), sở hữu lượng khách hàng lớn nên thường có động lực cải thiện khả sinh lời hiệu hoạt động Sau Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, ngành ngân hàng chứng kiến bùng nổ số lượng ngân hàng Sự xuất 10 ngân hàng tư nhân thâm nhập ngân hàng nước (SBV, 2020) khiến cho mức độ cạnh tranh ngành trở nên khốc liệt Mặt khác, tham gia nhà đầu tư nước vào cấu quản trị ngân hàng ngày gia tăng, góp phần đa dạng hóa cấu vốn chủ sở hữu có ngân hàng (cổ đơng trước giai đoạn bao gồm nhà nước, tư nhân tổ chức), từ đó, hiệu hoạt động rủi ro ngân hàng nhiều bị ảnh hưởng Các ngân hàng Việt Nam dần bộc lộ số yếu điểm, điển thiếu nguồn vốn đệm, kỹ quản lý thiếu chiến lược quản lý rủi ro hiệu Kết là, tỷ lệ nợ xấu bình qn tổng vốn tồn hệ thống tăng vọt từ mức thấp (3.5% năm 2008) đến mức cao (13% năm 2012 khoảng 15% năm 2014), theo ước tính Fitch Ratings Moody's Investor service (Bezemer & Schuster, 2014) Số lượng ngân hàng giảm từ 52 ngân hàng năm 2011 xuống 43 ngân hàng năm 2015 nhiều trường hợp phá sản hoạt động mua bán sáp nhập Các ngân hàng yếu bị loại bỏ khỏi thị trường giai đoạn Bảng: Số lượng ngân hàng Việt Nam từ 2007-2019 2007 2011 2013 2015 Ngân hàng sở hữu Nhà nước 5 NHTMCP 37 37 33 28 Ngân hàng 100% vốn nước 5 5 Ngân hàng liên doanh 5 Tổng 52 52 47 43 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2020 2017 31 45 2019 31 49 Trong bối cảnh đó, nhằm ổn định tồn hệ thống ngân hàng, Chính phủ Việt Nam phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”, theo tái cấu tồn diện ngành ngân hàng (Quyết định 254/QĐ-TTg, ký ngày 1/3/2012) (Nguyen, Ho & Vo, 2018) Định hướng đề án củng cố nâng cao vai trò NHTMCP nhà nước, trở thành lực lượng chủ lực hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam Đề án khuyến khích đẩy mạnh cổ phần hóa NHTM nhà nước, đảm bảo Nhà nước giữ lượng cổ phần chi phối ngân hàng Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu thí điểm áp dụng quy định Basel II vài NHTMCP từ năm 2016 yêu cầu tất ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định Hiệp ước kể từ năm 2018 Ngồi ra, phủ cịn ban hành Quyết định 242/QĐ-TTg, theo đó, NHTMCP buộc phải có kế hoạch niêm yết cổ phiếu sàn chứng khốn minh bạch báo cáo tài đến hết năm 2020 Để tiếp tục phát triển bối cảnh mới, thay đổi cấu trúc sở hữu sau khủng hoảng đặt cho nhà quản trị ngân hàng nhà hoạch định sách nhiều câu hỏi: Việc tái cấu sở hữu ảnh hưởng đến hiệu hoạt động khả quản trị rủi ro ngân hàng? Mơ hình cấu trúc sở hữu tối ưu giúp ngân hàng tăng trưởng hiệu an tồn? Việc sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực hay tích cực đến hiệu hoạt động hành vi chấp nhận rủi ro ngân hàng? Niêm yết cổ phiếu có thực giảm thiểu rủi ro giúp ngân hàng tăng trưởng không? Bối cảnh động lực để tác giả đặt vấn đề nghiên cứu cho luận án 1.2 Khe hở nghiên cứu Chủ đề tác động cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động chưa nghiên cứu nhiều bối cảnh ngân hàng cần thêm nhiều nghiên cứu thực nghiệm Việc kế thừa nghiên cứu quốc gia khác để áp dụng rập khn Việt Nam chưa phù hợp Vì vậy, cần phải có nghiên cứu chuyên sâu góc độ khác cấu trúc sở hữu (đặc điểm sở hữu nhà nước, đặc điểm niêm yết, mức độ sở hữu tập trung) tác động đến biến số đại diện cho hành vi chấp nhận rủi ro góc độ đo lường khác hiệu hoạt động Số lượng nghiên cứu tác động sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro cách tương đối so với nghiên cứu tác động sở hữu đến hiệu quả, đặc biệt bối cảnh ngân hàng quốc gia Đặc biệt, chưa có nghiên cứu xem xét đặc điểm niêm yết, đặc điểm sở hữu nhà nước mức độ tập trung sở hữu nghiên cứu để thấy khác biệt ảnh hưởng đặc điểm đến quan hệ sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động Luận án tập trung nghiên cứu tác động cấu trúc sở hữu tập trung, xem xét tác động tương tác mức độ sở hữu tập trung với đặc điểm sở hữu nhà nước/đặc điểm niêm yết hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động NHTMCP Việt Nam Chưa có nhiều nghiên cứu nước vấn đề Bài nghiên cứu sử dụng liệu từ 20 NHTMCP Việt Nam từ năm 2008 - 2019, giai đoạn thể nhiều biến chuyển kinh tế Việt Nam sách ngân hàng nhà nước 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu luận án nghiên cứu tác động cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động NHTMCP Việt Nam Từ kết thực nghiệm tìm được, kết luận giúp đưa nhìn tổng quát thực trạng hoạt động ngân hàng thông qua việc xem xét tác động cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động, đưa hàm ý sách nhằm giảm thiểu rủi ro nâng cao hiệu hoạt động cho NHTMCP Việt Nam Để đạt mục tiêu trên, luận án giải năm mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, luận án kiểm tra đặc điểm sở hữu nhà nước tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động NHTMCP Việt Nam Thứ hai, luận án tiếp tục kiểm tra đặc điểm niêm yết tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động NHTMCP Việt Nam Thứ ba, luận án xem xét tác động mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động NHTMCP Việt Nam Thứ tư, luận án xem xét tác động tương tác mức độ sở hữu tập trung với đặc điểm sở hữu nhà nước đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động NHTMCP Việt Nam Thứ năm, luận án xem xét tác động tương tác mức độ sở hữu tập trung với đặc điểm niêm yết đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động NHTMCP Việt Nam 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Luận án trả lời câu hỏi nghiên cứu sau để giải mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Đặc điểm sở hữu nhà nước đặc điểm niêm yết tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động NHTMCP VN? Câu 1.1: Đặc điểm sở hữu nhà nước đặc điểm niêm yết tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro ngân hàng? Câu 1.2: Đặc điểm sở hữu nhà nước đặc điểm niêm yết tác động đến hiệu hoạt động ngân hàng? Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ sở hữu tập trung tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động NHTMCP VN? Câu 2.1: Mức độ sở hữu tập trung tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro ngân hàng? Câu 2.2: Mức độ sở hữu tập trung tác động đến hiệu hoạt động ngân hàng? Câu hỏi nghiên cứu 3: Mức độ sở hữu tập trung tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu NHTMCP VN xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nước đặc điểm niêm yết? Câu 3.1: Mức độ sở hữu tập trung tác ngân hàng sở hữu nhà nước tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động? Câu 3.2: Mức độ sở hữu tập trung tác ngân hàng niêm yết tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động? 1.5 Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: bao gồm cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro, hiệu hoạt động tác động cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động NHTMCP - Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2019 - Phạm vi nghiên cứu: 20 NHTMCP Việt Nam, bao gồm NHTMCP sở hữu Nhà nước 17 NHTMCP nước Các NHTMCP đại diện 80% thị phần Việt Nam có đủ 12 năm liệu Bankscope/Orbis Bank Focus, để luận án có bảng liệu cân bằng, với 240 quan sát 1.6 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phân tích định lượng dựa kế thừa phát triển mô hình hồi quy đa biến tác giả Boateng, A., Huang, W., & Kufuor, N K (2015), Hanafi, M M., & Santi, F (2013) Cụ thể phương pháp nghiên cứu sử dụng sau: - Cơ sở lý thuyết chứng thực nghiệm có liên quan đến việc giải thích cho tác động cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động tổng hợp tương đối đầy đủ từ nghiên cứu trước, để tìm khe hở nghiên cứu, đề xuất phương pháp nghiên cứu mơ hình nghiên cứu thích hợp - Luận án sử dụng phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên có biến tương tác kiểm định để lựa chọn mơ hình, dựa kết từ phần mềm Stata Cụ thể, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình REM (mơ hình tác động ngẫu nhiên) mơ hình FEM (mơ hình tác động cố định) Sau đó, tác giả sử dụng kiếm định LM để lựa chọn mơ hình REM OLS (mơ hình ước lượng bình phương nhỏ nhất) 1.7 Cấu trúc luận án Kết cấu luận án gồm có chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết mơ hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu liệu nghiên cứu Chương 4: Kết nghiên cứu thảo luận Chương 5: Kết luận hàm ý sách CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết cấu trúc sở hữu ngân hàng 2.1.1 Khái niệm cấu trúc sở hữu: cấu trúc sở hữu cấu phản ánh tổng thể quan hệ chiếm hữu cổ đông phần vốn sở hữu, từ định đến mối quan hệ khác sản xuất, quản lý lợi ích kinh tế mà việc sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn sở hữu đem lại (Berle & Means, 1932) 2.1.2 Phân loại cấu trúc sở hữu: theo tính chất cổ đơng (nhà nước-tư nhận), theo mức độ tập trung (tập trung-không tập trung), theo đặc điểm niêm yết (niêm yết-không niêm yết) 2.2 Cơ sở lý thuyết rủi ro hành vi chấp nhận rủi ro ngân hàng 2.2.1 Cơ sở lý thuyết rủi ro: Rủi ro hiểu tổn thất tài sản giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến, bất trắc ngồi ý muốn xảy trình kinh doanh, sản xuất doanh nghiệp, tác động xấu đến tồn phát triển doanh nghiệp (Rothschild & Stiglitz, 1970) + Phân loại rủi ro: theo Ủy ban Basel theo tỷ lệ trích lập dự phịng 2.2.2 Cơ sở lý thuyết hành vi chấp nhận rủi ro ngân hàng + Khái niệm hành vi chấp nhận rủi ro: thái độ, mức phản ứng, cách xử lý doanh nghiệp mức rủi ro định (Boyd & De Nicolo, 2005) + Phân loại hành vi chấp nhận rủi ro: Hành vi chấp nhận rủi ro phân thành 02 loại: hành vi chấp nhận rủi ro nhiều hành vi chấp nhận rũi ro 2.2.3 Cơ sở lý thuyết hiệu hoạt động ngân hàng + Khái niệm hiệu hoạt động: khả tạo tối đa doanh thu cách sử dụng hiệu nguồn lực mình, xem số đo lường chất lượng hoạt động chung cho tất loại hình kinh doanh (Edgeworth, 1881) + Phân loại hiệu hoạt động ngân hàng: (i) Hiệu kỹ thuật (ii) Hiệu quy mô (iii) Hiệu phân bổ (iv) Hiệu chi phí (v) Hiệu theo phạm vi 2.3 Cơ sở lý thuyết tác động cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro hiệu hoạt động ngân hàng 2.3.1 Cơ sở lý thuyết tác động cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro Tác động cấu trúc sở hữu lên hành vi chấp nhận rủi ro giải thích vài góc độ lý thuyết khác bao gồm lý thuyết người đại diện (agency theory), lý thuyết giám sát điều hành (monitoring theory), giả thuyết thâu tóm (expropriation hypothesis) Từ góc độ lý thuyết người đại diện nói, mối quan hệ đồng biến sở hữu tập trung hành vi chấp nhận rủi ro khả dĩ, gia tăng phần trăm cổ phần nắm giữ cổ đơng đa số hành vi chấp nhận rủi ro doanh nghiệp có xu hướng tăng Theo lý thuyết giám sát điều hành, tác động tích cực từ cổ đơng lớn hình thành họ có quyền hạn thực để chủ động điều chỉnh quản lý doanh nghiệp Vì vậy, vấn đề liên quan đến người đại diện giảm thiểu đồng thời cải thiện kết hoạt động, khiến doanh nghiệp chấp nhận rủi ro nhiều Jensen & Meckling (1976), Tuy nhiên, giả thuyết thâu tóm tác động tiêu cực tiềm tàng cấu trúc sở hữu tập trung, vấn đề người đại diện tồn quyền sở hữu tập trung, mâu thuẫn cổ đông đa số thiểu số 2.3.2 Cơ sở lý thuyết tác động cấu trúc sở hữu đến hiệu hoạt động Tác động cấu trúc sở hữu lên hiệu hoạt động đề cập nhiều lý thuyết cổ điển thuyết sống tĩnh lặng (quiet life) liên quan đến lý thuyết ngăn trở giúp đỡ (grabbing and helping hand), lý thuyết người đại diện (agency theory), lý thuyết giám sát điều hành (monitoring theory) rủi ro đạo đức (moral hazard theory) Thuyết sống tĩnh lặng cho ngân hàng thường ngại rủi ro thơng qua việc sử dụng địn bẩy tài đa dạng hóa ngân hàng cạnh tranh khác, dẫn tới hiệu hoạt động ngân hàng khơng hiệu Lý thuyết có liên quan đến lý thuyết can thiệp gây cản trở (grabbing hand) can thiệp giúp đỡ (helping hand) phủ Theo lý thuyết người đại diện (agency theory), mối quan hệ chủ sở hữu-nhà quản lý doanh nghiệp tư nhân đơn giản (có ban điều hành chủ sở hữu liên quan chặt chẽ) có định hai bên Trong cấu trúc doanh nghiệp tư nhân phức tạp có định đưa ban quản lý khác với định đưa chủ sở hữu mục tiêu hai bên khác (Jensen & Meckling, 1976) Vấn đề rủi ro đạo đức xảy chủ sở hữu vận hành doanh nghiệp khơng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đơng Ví dụ, ngân hàng nhà nước hoạt động đại diện tài phủ, thực hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước (SOEs) lý trị cân nhắc mang tính thương mại Bảng tổng hợp lý thuyết nghiên cứu trước Lý thuyết Tác giả Đặc Hành vi Hiệu điểm sở chấp nhận hoạt hữu rủi ro động Sở hữu Lý thuyết người đại diện Kane (1986) & Tăng nhà nước (agency theory) Pennacchi (1987) Lý thuyết Cuộc sống tĩnh Abreu & Mendes Giảm lặng (quiet life) (2002)

Ngày đăng: 16/08/2023, 21:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan