MỤC LỤC
Mức độ sở hữu tập trung (tỷ lệ sở hữu nắm giữa bởi cổ đông lớn thứ nhất đến cổ đông lớn thứ hai) khi các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán. Mức độ sở hữu tập trung (tỷ lệ sở hữu nắm giữa bởi cổ đông lớn thứ nhất đến cổ đông lớn thứ năm) khi các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán.
Thứ ba, luận án đã sử dụng mô hình nghiên cứu chính của tác giả Boateng & Kufuor (2015) áp dụng cho các ngân hàng tại Trung Quốc tương đồng với nền kinh tế XHCN của Việt Nam. Thứ tư, luận án áp dụng cách tiếp cận mới là hành vi chấp nhận rủi ro để đánh giá trực tiếp hoạt động xử lý rủi ro chủ động của nhà quản trị hay còn gọi là rủi ro tương lai.
Thứ ba, chính phủ, ngân hàng nhà nước cần theo đuổi chính sách cải thiện năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thông qua việc yêu cầu các ngân hàng còn yếu kém tăng vốn, tăng tài sản và tái cơ cấu theo hướng tư nhân hóa, có lộ trình bắt buộc cho từng ngân hàng trong việc niêm yết trên sàn chứng khoán. Thứ tư, ngân hàng nhà nước nên có những chính sách và quy chế cụ thể đối với các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu tập trung vào tay các cổ đông lớn để hạn chế hành vi chấp nhận rủi ro trên cơ sở cân đối hài hòa giữa lợi ích của sở hữu tập trung là gia tăng hiệu quả hoạt động (do có sự kiểm soát) và gia tăng rủi ro (do có sự mâu thuẫn quyền hành) trong ngân hàng.
Thứ năm, ngân hàng nhà nước cần có cơ chế thanh tra giám sát chặt chẽ, giảm quyền lực của cổ đông nhà nước, phân chia quyền lực cho các nhóm cổ đông khác tham gia điều hành ngân hàng đối với những ngân hàng có sở hữu tập trung thuộc quản lý của nhà nước. Đồng thời, yêu cầu các ngân hàng khi tham gia các hoạt động nhiều rủi ro hơn cần phải tăng tài sản tương ứng, đa dạng các mảng hoạt động, tăng vốn chủ sở hữu góp phần tăng năng lực tài chính khi tham gia các mảng kinh doanh trên thị trường.
Thứ tư, nếu luận án có thể trình bày cả hai cách tiếp cận rủi ro quá khứ và rủi ro tương lai, kết hợp việc so sánh kết quả đạt được thì những đóng góp của luận án sẽ thiết thực hơn.
To stabilize the whole banking system at that time, the Vietnamese Government had approved the project "Restructure the system of credit institutions for the 2011-2015 period" (Decision 254/QD-TTg of March 01, 2012), according to which would comprehensively restructure the entire banking industry (Nguyen, Ho & Vo, 2018). The experimental results can deduce to conclusions that help give an overview perspective of the current state of banking operations by considering the impact of ownership structure on risk-taking behavior and performance, as well as provides policy implications to reduce risks and improve Vietnamese JSCBs performance.
Research questions 2: How does ownership concentration affect the risk-taking behavior and performance of Vietnamese JSCBs?.
Lý thuyết rủi ro đạo đức (Moral hazard theory) cho rằng sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt về mặt tài chính, có thể thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước nói chung và các NHTMCP thuộc sở hữu nhà nước nói riêng chấp nhận nhiều rủi ro hơn vì họ tin rằng họ không phải chịu trách nhiệm trên kết quả của các hành vi chấp nhận rủi ro này (Krugman, 2009). Trong khi tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng được khá nhiều tác giả nghiên cứu, trên nhiều đối tượng và bối cảnh khác nhau, thì số lượng nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến rủi ro hoặc hành vi chấp nhận rủi ro lại khá khiêm tốn, chủ yếu tiếp cận vấn đề từ phía các doanh nghiệp phi tài chính, đặc biệt ít trong bối cảnh ngân hàng tại các quốc gia mới nổi.
Vì vậy, cần phải có nghiên cứu chuyên sâu về các góc độ khác nhau của cấu trúc sở hữu (đặc điểm sở hữu nhà nước, đặc điểm niêm yết, mức độ sở hữu tập trung) và tác động của nó đến các biến số đại diện cho hành vi chấp nhận rủi ro và các góc độ đo lường khác nhau của hiệu quả hoạt động. Bài nghiên cứu này mang tính cấp thiết và có ý nghĩa bổ sung các bằng chứng thực nghiệm đồng thời tổng hợp tương đối đầy đủ cơ sở lý thuyết làm bằng chứng lập luận về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động ở các NHTMCP Việt Nam từ năm 2008 - 2019, giai đoạn thể hiện.
Theo đó, luận án đánh giá tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động trong các ngân hàng niêm yết so với các các ngân hàng không niêm yết.
- Đối tượng nghiên cứu: bao gồm cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro, hiệu quả hoạt động và tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của NHTMCP. Các NHTMCP này đại diện hơn 80% thị phần tại Việt Nam và có đủ 12 năm dữ liệu trên Bankscope/Orbis Bank Focus, cũng như có đầy đủ báo cáo tài chính đã kiểm toán, để luận án có một bảng dữ liệu cân bằng với 240 quan sát.
- Đối tượng nghiên cứu: bao gồm cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro, hiệu quả hoạt động và tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của NHTMCP. - Phạm vi nghiên cứu: 20 NHTMCP tại Việt Nam, bao gồm 3 NHTMCP sở hữu Nhà nước và 17 NHTMCP trong nước. Các NHTMCP này đại diện hơn 80% thị phần tại Việt Nam và có đủ 12 năm dữ liệu trên Bankscope/Orbis Bank Focus, cũng như có đầy đủ báo cáo tài chính đã kiểm toán, để luận án có một bảng dữ liệu cân bằng với 240 quan sát. lượng bình phương nhỏ nhất). Nếu giá trị p-value từ kiểm định này lớn hơn mức ý nghĩa 10%, có cơ sở thống kê để chấp nhận giả thuyết Ho: mô hình OLS là phù hợp với mẫu đang nghiên cứu và ngược lại nếu giá trị p-value nhỏ hơn 10% hàm ý bác bỏ Ho: mô hình REM là phù hợp với mẫu đang nghiên cứu.
Thông qua mức trích lập dự phòng, tỷ lệ trích lập dự phòng, hệ số ổn định/phá sản, luận án đã đánh giá trực tiếp hoạt động xử lý rủi ro chủ động của nhà quản trị hay còn gọi là đánh giá rủi ro tương lai. Bằng cách bổ sung các biến nghiên cứu như hiệu quả kỹ thuật, mức độ sở hữu tập trung và biến đo lường mức độ ổn định của ngân hàng, luận án đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm cụ thể về tác động của các thành phần sở hữu khác nhau lên nhiều khía cạnh của hiệu quả hoạt động và hành vi chấp nhận rủi ro.
Dewenter & Malatesta (1997) nhận thấy cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước được chào bán ra công chúng với mức giá thấp hơn đáng kể so với cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân tương đồng, điều đó dường như để phục vụ cho các mục tiêu chính trị khác nhau của các quan chức chính phủ hơn là tối đa hóa phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, hình thức sở hữu này cũng tồn tại nguy cơ những cổ đông chi phối dùng chính quyền lực của mình để trục lợi cho bản thân hơn là tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp, nghiêm trọng hơn có thể là các giao dịch nội gián (Burkart, Gromb & Panunzi, 1997; Laeven & Levine, 2009; Shleifer &.
Mở rộng nghiên cứu của Farrell (1957), Irsová (2009) giới thiệu 5 cách phân loại hiệu quả hoạt động ngân hàng dựa trên các kết quả của Farrell như sau: (i) Hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng là sự khác biệt giữa nhập lượng đầu vào và nhập lượng đầu ra có thể quan sát được so với nhập lượng đầu vào và nhập lượng đầu ra tối ưu; (ii) Hiệu quả về quy mô: là trạng thái các hoạt động của ngân hàng đạt mức tối ưu, việc thay đổi quy mô hoạt động sẽ khiến hiệu quả giảm xuống. Hay nói cách khác, ngân hàng có hiệu quả về quy mô hoạt động với mức tỷ suất sinh lợi không đổi khi thay đổi quy mô hoạt động; (iii) Hiệu quả phân bổ: đo lường khả năng quản trị nguồn lực của ngân hàng hay khả năng lựa chọn các đầu vào tối ưu với một nhóm đầu vào nhất định; (iv) Hiệu quả chi phí: là khả năng ngân hàng có thể giảm lượng chi phí đầu vào đến mức thấp nhất để tạo ra lượng đầu ra nhất định; và (v) Hiệu quả theo phạm vi: đạt được khi ngân hàng hoạt động ở nhiều địa điểm đa dạng tạo ra thay đổi tích cực trong lợi nhuận.
Để đảm bảo bao hàm đầy đủ vai trò “kép” của các ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm tài chính và là trung gian tài chính, luận án này đo lường hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng phối hợp phương pháp đo lường cấu trúc (các chỉ số lợi nhuận ROE, ROA, NIM) và phi cấu trúc (sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA-CRS để xác định hiệu quả kỹ thuật). Trong đó, chú trọng hiệu quả kỹ thuật của phương pháp bao dữ liệu DEA-CRS để phân tích nhằm xem xét được nhiều yếu tố đầu vào và đầu ra tạo ra hiệu quả hoạt động thuần túy của ngân hàng. 2.4 Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro. theory), lý thuyết giám sát và điều hành (monitoring theory), giả thuyết thâu tóm (expropriation hypothesis). Các tác giả nghiên cứu tác động của tự do hóa tài chính đến hiệu quả của ngân hàng thông qua các hình thức sở hữu khác nhau của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015, kết quả cho thấy (i) các ngân hàng sở hữu nhà nước hoạt động hiệu quả hơn các hình thức sở hữu còn lại, (ii) không tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê cho thấy các cổ đông nước ngoài thiểu số tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và (iii) khi quyền sở hữu tập trung vào nhóm các cổ đông kinh doanh (business group ownership) sẽ giúp cải thiện khả năng cung cấp dịch vụ nhưng lại làm giảm hiệu quả hoạt động tổng thể của ngân hàng và (iv) hệ thống ngân hàng Việt Nam (tự do hóa một phần sau khi gia nhập WTO) có ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng tùy thuộc vào các hình thức sở hữu khác nhau.
Theo đó, luận án đào sâu giải thích cách tính toán hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp bao dữ liệu DEA, cách tính toán hệ số nguy cơ phá sản Zscore (thường được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu trước về rủi ro ngành ngân hàng) và cách tính toán mức độ sở hữu tập trung (theo tỷ lệ sở hữu của các cổ đông khác nhau). Tuy nhiên, tỷ lệ trích lập dự phòng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2012-2019 trong khi mức trích lập dự phòng cũng trong giai đoạn này tăng không đáng kể, điều này hàm ý sau năm 2012, các ngân hàng thận trọng với rủi ro hơn và dần từng bước kiểm soát được các khoản nợ có rủi ro (Hình 4.2). 2019), điều này chứng tỏ các ngân hàng thận trọng với rủi ro khiến cho ngân hàng ổn định hơn.
(2) đối với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, khi quyền lực chỉ tập trung cho cổ đông lớn nhất (ở đây là nhà nước) rất dễ phát sinh các vấn đề rủi ro đạo đức, lạm quyền, sử dụng quyền lực điều hành ngân hàng vì mục đích trục lợi cá nhân vì vậy ngân hàng hoạt động không hiệu quả; (3) mục tiêu chính của ngân hàng có sở hữu nhà nước không nhằm gia tăng lợi ích của các cổ đông mà còn phụ thuộc vào mục tiêu an sinh xã hội của nhà nước và chính phủ (Berger et al., 2005; Petrou & Thanos, 2014; Shleifer & Vishny, 2002;. Từ kết quả thực hiện, hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng đều giảm dù mức độ sở hữu tập trung ở nhóm 1, 2 hoặc 5 cổ đông lớn với mức ý nghĩa cao, điều này một lần nữa khẳng định đặc điểm niêm yết tác động mạnh đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng, yêu cầu minh bạch trong tài chính, chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cổ đông, hiệu quả hoạt động được đánh giá thông qua việc biến động giá cổ phiếu hàng ngày trên thị trường chứng khoán chính là động lực và áp lực lớn khiến nhà điều hành các ngân hàng niêm yết phải thận trọng trong các quyết định kinh doanh của mình.