1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam

88 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Dịch Vụ Logistics Tại Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Công Trình Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,15 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (4)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (5)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (5)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • 5. Kết cấu của đề án (6)
  • CHƯƠNG 1....................................................................................................................7 (7)
    • 1.1 TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS (7)
      • 1.1.1. Khái niệm, các yếu tố tạo thành và phân loại logistics (7)
        • 1.1.1.1 Khái niệm (7)
        • 1.1.1.2. Các yếu tố tạo thành logistic (11)
        • 1.1.1.3 Phân loại logistics (13)
      • 1.1.2. Đặc điểm (14)
        • 1.1.2.1. Đặc điểm chung về logistics (14)
        • 1.1.2.2. Đặc điểm riêng của logistics khi phục vụ cho hoạt động ngoại thương (15)
      • 1.1.3. Vai trò (16)
      • 1.1.4. Tác dụng (17)
    • 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics (19)
      • 1.2.1 Yếu tố khách quan (19)
      • 1.2.2 Yếu tố chủ quan (20)
    • 1.5 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển dịch vụ logistics và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (22)
      • 1.5.1 Kinh nghiệm quốc tế (22)
        • 1.5.1.1 Singapore (22)
        • 1.5.1.2. Hàn Quốc (23)
        • 1.5.1.3. Trung Quốc (23)
      • 1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (23)
    • 1.6 Sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam (24)
      • 1.6.1 Phát triển logistics là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay. .23 (24)
      • 1.6.2 Phát triển logistics giúp nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng quốc gia (25)
      • 1.6.3 Phát triển logistics giúp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế (25)
      • 1.6.4 Phát triẻn logistics giúp các doanh nghiệp vận tải Việt Nam gia tăng giá trị (25)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM (26)
    • 2.1.1 Tình hình logistics trên thế giới (26)
    • 2.1.2 Thực trạng logistics thế giới qua chỉ số thực thi logistics – LPI (27)
      • 2.1.2.1 Chỉ số thực thi logistics - LPI (27)
  • Hộp 2.1 Xây dựng nên chỉ số thực thi logistics – LPI (27)
    • 2.1.2.2 Thực trạng logistics thế giới qua chỉ số thực thi logistics – LPI (28)
    • 2.2. THỰC TRẠNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM (31)
      • 2.2.1 Vị trí địa lý và khái quát biển Việt Nam (31)
      • 2.2.2 Thực trạng các yếu tố cần thiết cho hoạt động logistics tại Việt Nam (33)
        • 2.2.2.1 Về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và thông tin (33)
        • 2.2.2.2 Về hệ thống các loại thủ tục hải quan của Việt Nam (35)
      • 2.2.3 Thực trạng ngành dịch vụ logistics Việt Nam (37)
        • 2.2.3.1 Tình hình chung về thị trường logistics Việt Nam (37)
        • 2.2.3.2 Các chính sách phát triển logistics tại Việt Nam (44)
        • 2.2.3.3 Thực trạng logistics Việt Nam qua chỉ số LPI (50)
    • 2.3 ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM (58)
      • 2.3.1 Những thành tựu của ngành dịch vụ logistics Việt Nam (59)
        • 2.3.1.1 Những thành tựu của ngành dịch vụ logistics Việt Nam nói chung (59)
      • 2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động của ngành logistics Việt Nam và nguyên nhân của những hạn chế đó (62)
        • 2.3.2.1 Những hạn chế trong hoạt động của ngành logistics Việt Nam (62)
        • 2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế (64)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆTNAM (68)
    • 3.1 Cơ hội và thách thức cho ngành logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập (68)
      • 3.1.1 Dự báo về tiềm năng phát triển của hoạt đông logistics tại Việt Nam (68)
      • 3.1.2 Cơ hội cho ngành logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (71)
      • 3.1.3 Thách thức đối với Việt Nam trong việc phát triển ngành logistics trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (72)
    • 3.2 Giải pháp để phát triển ngành logistics tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (75)
      • 3.2.1 Giải pháp đối với Chính phủ (75)
      • 3.2.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp logistics trong nước (78)
  • KẾT LUẬN...................................................................................................................76 (81)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Bối cảnh quốc tế hoá và toàn cầu hoá cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ đã mang đến cho mỗi đất nước những cơ hội tham gia vào thị truờng toàn cầu Trên thế giới hiện nay, một quốc gia mà có được sự phát triển thành công về kinh tế thì thường đi kèm theo là sự tăng trưởng mạnh mẽ về thương mại quốc tế Hoạt động mua bán trao đổi, di chuyển hàng hoá quốc tế diễn ra sôi động với mức tăng trưởng ngày càng cao trên phạm vi toàn cầu Các nước phát triển đã khai thác các hoạt động này để phục vụ cho tang trưởng kinh tế quốc gia Còn các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) lại tận dụng các điều kiện đó thông qua việc phát nền kinh tế hướng về xuất khẩu.

Nhưng làm thế nào để vận chuyển hàng hoá (nguyên liệu và thành phẩm) từ địa điểm địa điểm này sang địa điểm khác đặc biệt là giữa các quốc gia một cách nhanh chóng với chi phí thấp và độ an toàn cao? Xuất phát từ câu hỏi này mà việc ứng dụng nguyên lý: “Just In Time (JIT) - đúng thời điểm” trong cung ứng nguyên vật liệu và

“no stock is the best - không dự trữ là tốt nhất” khi lưu thông hàng nhằm giảm tối đa chi phí đã ngày càng phổ biến Điều này chính là nguyên nhân mà các nhà kinh doanh vận tải thực thi và phát triển một loại hình dịch vụ mới đó là: logistics hay cụ thể là logistics thương mại Được phát minh và ứng dụng đầu tiên trong quân sự, với cách hiểu là có được đúng cái ta cần vào đúng thời điểm và đúng chỗ, logistics áp dụng trong thương mại từ sau thế chiến thứ hai và ngày càng phát huy được tác dụng của mình Nó giúp cho hoạt động lưu thông hàng hóa có hiệu quả, tiết kiệm cho doanh nghiệp chi phí vận tải và chi phí phân phối Đối với mỗi quốc gia trước sự phát triển nhanh chóng của việc phân công lao động trên phạm vi toàn cầu và sự rút ngắn vòng đời của sản phẩm thì việc ứng dụng logistics là rất quan trọng Logistics không chỉ làm cho hoạt động lưu chuyển hàng hoá trong nước dễ dàng mà nó còn giúp cho hoạt động lưu thông trong xuất nhập khẩu trở nên thông suốt, trơn tru Logistics hoạt động trong lĩnh vực này thường được gọi là dịch vụ logistics quốc tế Các công ty xuất nhập khẩu nhờ đó có thể giảm chi phí vận tải, lưu kho bãi hoặc giao hàng… và hơn thế là việc giúp tiếp cận với nhiều khách hàng và thị trường quốc tế hơn Nói tóm lại, hoạt động của logistics là một động lực quan trọng giúp phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đang diễn ra rất sôi động và có đóng góp quan trọng cho việc phát triển kinh tế Cùng với sự mở rộng của hoạt động thương mại quốc tế, dịch vụ logistics cũng đã được hình thành và bước đầu phát triển tại Việt Nam Bên cạnh đó, Việt Nam có một vị trí địa lý quốc tế thuận lợi với đường bờ biển kéo dài phù hợp cho logistics quốc tế Ta có thể kể đến các công ty cung cấp logistics hàng đầu thế giới đang hoạt động tại Việt Nam như: APL, DHL, Maersk… Các công ty trong nước mà cụ thể là các công ty vận tải biển cũng đang dần tiến tới cung cấp dịch vụ này nhưng đã phải chịu nhiều cạnh tranh từ các công ty nổi tiếng nước ngoài Vì đây là một loại hình dịch vụ đòi hỏi cao về cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, môi trường pháp luật và lại chịu ảnh hưởng của tập quán quốc tế nên trước hết đối với Chính phủ cần xây dựng chính sách, biện pháp để tạo điều kiện giúp cho ngành dịch vụ này phát triển một cách đúng đắn Hơn nữa, hệ quả của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là việc mở cửa 11 ngành dịch trong đó có lĩnh vực vận tải sẽ mang tới cho ngành dịch vụ logistics của nước nhà không những cơ hội mà cả thách thức để phát triển Chính vì vậy, để đối phó với môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt sau khi gia nhập WTO, việc phải có được các giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam nói riêng và toàn bộ ngành logistics nói chung là một yêu cầu cấp bách về phương diện lý luận cũng như thực tiễn

Theo đó, đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam” đã được để nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Đề án sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề đặt ra.

Kết cấu của đề án

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề án được trình bày thành 3 chương:

- Chương 1: Lý luận chung về logistics và sự cần thiết phải phát triển logistics tại Việt Nam.

- Chương 2: Thực trạng việc phát triển của logistics tại Việt Nam.

- Chương 3: Giải pháp để phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam trong đièu kiện hội nhập kinh tế quốc tế

TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS

1.1.1 Khái niệm, các yếu tố tạo thành và phân loại logistics

Giá nhiên liệu ngày một cao khiến cho chi phí vận tải tăng, các phương thức truyền thống trở nên lỗi thời đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nâng cấp trình độ quản lý của mình Các phương thức sản xuất, công nghệ hiện đại đã giúp tiết kiệm chi phí sản xuất tới mức tối đa vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất hơn nữa thì các công ty đã đầu tư vào xây dựng hệ thống phân phối, vận tải nhằm giảm chi phí dành cho khu vực này.Hơn nữa với yêu cầu ngày càng đa dạng và sự mở rộng của thị trường, các hãng phải có được hệ thống phân phối, dịch vụ khách hàng hiệu quả Bên cạnh đó còn phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm nên cuộc cách mạng trong sản xuất kinh doanh Ngoài việc giúp xử lý một khối lượng số liệu khổng lồ, các nhà sản xuất có thể biết được lượng hàng, chủng loại đẫ vừa được bán ra ở các chi nhánh của mình trên khắp thế giới Đó là những nguyên nhân chính thúc đẩy áp dụng logistics trong thương mại Vậy logistics là gì?

Trước hết về từ logistics Logistics có người dịch ra là hoạt động hậu cần bởi nó bắt nguồn từ quân sự hay lại nói đó là dịch vụ giao nhận kho vận Tuy nhiên, tất cả các cách dịch đó đều chưa thoả đáng, không phản ánh đúng đắn bản chất của logistics bởi nó là một từ bao hàm nghĩa quá rộng giống như trường hợp của từ Marketing vậy Cách tốt nhất là giữ nguyên là logistics.

Về khái niệm, theo Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) thì: logistics quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển hàng hoá từ điểm xuất phát đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế Bên cạnh đó ta có thể kể đến các khái niệm khác về logistics như:

- Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ tới nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (World Marintime University- Đại Học Hàng Hải Thế Giới D.Lambert, 1998)

- Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản coá hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng (Uỷ ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ)

- Trong luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): “ Dịch vụ logistics là hoạt đông thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm: nhận hàng , vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng goái bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, quá trình logistics được áp dụng trong thương mại phát triển qua ba giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: phân phối vật chất Đây là giai đoạn quản lý một cách có hệ thống một loạt các hoạt động liên quan đến nhau để đảm bảo cung cấp hàng hoá đạt hiệu quả nhất Nó ban gồm các họt động nghiệp vụ như: vận tải, phân phối, bảo quản, định mức tồn kho, bao bì đóng gói.

- Giai đoạn 2: hệ thống logistics

B A Điểm cung cấp ng/vật liệu (Raw Material Supply Point) Kho dự trữ nguyên liệu (Raw Material Storage) Sản xuất (Manufacturring) Kho dự trữ sản phẩm (Finished goods storage) Thị trường tiêu dùng (Markets) v/c cccccccccccccccccc

Logistics nội biên (Inbound logistics) Logistics ngoại biên (Outbound logistics) Ở giai đoạn này, logistics là sự kết hợp quản lý chặt chẽ hai mặt trên cùng một hệ thống: cung ứng vật tư và phân phối sản phẩm.

- Giai đoạn 3: quản trị dây chuyền cung ứng (supply chain management- SCM) Khái niệm này mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ người cung cấp- người sản xuất- người tiêu dùng Qua đó, logistics coi trọng việc phát triển mối quan hệ giữa 4 bên: người cung cấp, người sản xuất, người tiêu dùng và bên liên quan như: công ry vận tải, công ty giao nhận, công ty công nghệ thông tin…

Từ các khái niệm bên trên, logistics theo nghĩa rộng luôn gắn liền với khái niệm chuỗi logistics – khái niệm xây dựng trên cư sở chu trình thực hiện Chuỗi logistics có thể được biểu diễn dưới dạng sơ đồ như sau:

Hình 1.1 Sơ đồ chuỗi logistics

Từ sơ đồ trên, có thể rút ra các hoạt động chủ yếu của chuỗi logistics:

- Quản lý công tác dịch vụ khách hàng

- Quản lý cung ứng nguyên vật liệu

- Quản lý dự trữ hàng tồn kho

- Quản lý thông tin truyền dữ liệu

- Quản lý vận tải và phân phối hàng

* Quản lý công tác dịch vụ khách hàng

Công tác dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng Mục đích của hoạt động dịch vụ khách hàng là tạo cho quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và đạt được kết quả của quá trình này là làm tăng giá trị sản phẩm trao đổi Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng là: tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu thị trường; xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ khách hàng; giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy trì uy tín với khách hàng; lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác; theo dõi sản phẩm.

* Quản lý cung ứng vật tư, nguyên vật liệu

Quản lý vật tư là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, các phụ kiện và bán thành phẩm (tất cả những thứ mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra sản phẩm hàng hóa) Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiết kiệm chi phí (hạ giá thành sản phẩm) Các công việc liên quan đến quản lý vật tư, nguyên vật liệu: quản lý cung ứng vật tư (đặt quan hệ trước để mua hàng, đặt quan hệ trước với các nhà cung cấp khi mà sản phẩm còn đang trong quá trình thiết kế; thực hiện việc mua hàng và các hoạt động của quá trình thu mua; nghiên cứu các cơ hội và thách thức của môi trường cung ứng vật tư; phát triển các chiến lược và kế hoạch thu mua nguyên vật liệu; cải tiến dây chuyền cung ứng.

Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hóa trong sản xuất và lưu thông Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo cho sản xuất, lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề phòng rủi ro, bất trắc Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động logistics bao gồm: Thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, quy mô); thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hóa; thực hiện các công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng

* Quản lý vận tải và phân phối hàng

Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Quản lý vận tải và phân phối hàng hóa nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phát hàng hóa đúng thời hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong hoạt động kinh doanh logistics: Chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường, phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vận chuyển; công việc giao nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng.

* Quản lý thông tin truyền dữ liệu

Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics

* Chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu (XNK): Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ logistics Nhà nước sử dụng công cụ chính sách để điều tiết nền kinh tế, điều tiết các hoạt động của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế ấy Trong đó chính sách và công cụ quản lý XNK mà Nhà nước ban hành là điều tiết hoạt động XNK thông qua đó quản lý nền kinh tế và chính sự quản lý này lại tác động làm tăng giảm sản lượng của dịch vụ logistics do đó ảnh hưởng tới doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này hiện nay ở VIệt Nam, những biện pháp quản lý chủ yếu mà chính phủ áp dụng là:

- Tỷ giá và chính sách có liên quan

Các doanh nghiệp cần phải biết đợc những quy định cụ thể và đặc điểm chính sách quản lý XNK của Nhà nước nhằm đảm bảo kinh doanh theo đúng phương hướng, chính sách và luật pháp quốc gia, tận dụng tốt các chính sách khuyến khích Như vậy các công ty logistics sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động XNK, tăng sản lượng vận chuyển.

Hoạt động logistics liên quan đến vận tải giao nhận, phân phối hàng hoá mà trong quá trình đó các yếu tố khí hậu thiên tai, bão lũ đều có tác động mạnh mẽ Chúng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng hàng hoá cũng như thời gian giao hàng.

* Môi trường kinh tế – xã hội

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một môi trờng kinh tế – văn hoá - chính trị – xã hội nhất định Môi trường đó đòi hỏi các nhân tố của doanh nghiệp phải phù hợp vưói quy luật chung đó, để có sự hoà nhập với môi trường Hoạt động logistics cũng không thể nằm ngoài quy luật chung đó Môi trờng kinh tế – xã hội thể hiện thông qua các chỉ tiêu như lạm phát, sự ổn định của đồng tiền, khủng bố, chiến tranh Môi trờng kinh tế – xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nền kinh tế nói chung hoạt động logistics nói riêng và ngược lại.

* Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành:

Hầu hết ngành, lĩnh vực kinh doanh nào đều xuất hiên sự cạnh tranh như là một hệ quả nhưng lại là một điều kiện tất yếu để phát triển Có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực thì họ sẽ phải cạnh tranh nhau để gaình thị phần, lợi nhuận Bên cạnh đó sự cạnh tranh còn là một động lực quan trọng để doanh nghiệp, ngành đó phát triển bởi việc phải cải tiến về công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động… điều này tất nhiên xảy ra đối với dịch vụ logistics.

* Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của doanh nghiệp: Đó là những yếu tố cần thiết hỗ trọ cho hoạt động của logistics bên cạnh nguồn vốn(như kho bãi, phương tiện chuyên trở) Nó giúp cho nhà cung cấp logistics có thể chủ động trong suốt quá trình thục hiện Bên cạnh đó, hệ thống kho bãi, phơng tiện còn giúp bảo quản hàng hoá, tiết kiệm chi phí trong quá trinh vận chuyển

* Khả năng tài chính của doanh nghiệp:

Vốn là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nói chung và các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu nói riêng vì sậc thù của ngành dịch vụ logistics, các doanh nghiệp luôn phải ứng trước tiền hàng và các khoản chi phí liên quan như: ứng trước tiêng thuê tàu, làm thủ tục hải quan, nộp thuế xuất nhập khẩu…nếu doanh nghiệp không có sẵn nguồn vốn lưu động thì sẽ chậm thực hiện hợp dồng Chính vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong hoạt động logistics, doanh nghiệp phải biết huy động vốn bàng mọi cách, nguồn vốn có thể là vốn chủ sỏ hữu, vốn góp mà cũng có thể là vốn vay ngân hàng.

* Nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Đây là nhân tố chủ quan quan trọng nhất vì con người quyết định toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kinh doanh trong lĩnh vực logistics cần phải thường xuyên cố vấn cho khách hàng các tuyến đường vận tải, người chuyên chở phù hợp, làm thủ tục hải quan cho nên nhân lực trong lĩnh vực này cần nắm vững các kiến thức về ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, thông thạo nghiệp vụ và luôn nhạy bén với tình hình bởi đây là lĩnh vực kinh doanh đến các yếu tố nước ngoài do vậy kiến thức về tập quán, thông lệ mua bán quốc tế đặc biệt quan trọng.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Cơ cấu này đợc tổ chức gọn nhẹ linh hoạt phù hợp với quy mô và năng lực quản lý của ban lãnh đạo trên cơ sở phối hợp chặt chẽ của các phòng ban thì hoạt động logistics chắc chắn sẽ tạo hiệu quả hơn.

* Cơ sở hạ tầng khu vực, địa bàn doanh nghiệp đang hoạt động Đó là hệ thống cầu cống, đường sá, sân bay, cảng biển…chúng ảnh hưởng tới thời gian chuyên chở, hiệu quả của hoạt động logistics Nếu như có sở hạ tầng cũ nát sẽ gây nhiều khó khăn trong qua trình vận chuyển Hệ thống đường bộ chật hẹp, hư hỏng do không chịu được trọng tải lớn, hệ thống đường sắt cũ kỹ, lâu không được sửa chữa,cầu trọng tải nhỏ không đáp ứng được hàng siêu trường Vì vậy mà phải chia nhỏ lô hàng làm cho hàng hoá hư hang nặng khi chuyển tải sang khu vực khác là chi phí tăng,ảnh hưỏng tới thời gian và chất lượng hàng hoá.

Kinh nghiệm quốc tế về phát triển dịch vụ logistics và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với Singapore khi nói về việc phát triển logistics thì trước hết phải thấy rằng đây là đất nước có một vị trí tự nhiên vô cùng thuận lợi cho logistics Quốc gia này nằm trên tuyến đường thương mại của

Singapore đã đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và hội nhập, liên kết với toàn cầu đó là những công trình cảng biển, hệ thống sân bay, đường sá hiện đại, đạt trình độ quốc tế Bên cạnh đó, Singapore còn có một hệ thống cơ sỏ hạ tầng thông tin, ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ cao cao này trong quá trình phát triển logistics như hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange – EDI)…

Chính phủ nước này đã thực thi hàng loạt chính sách hỗ trợ phát triển như thu hút các hoạt động của trung tâm logistics quốc tế, các dịch vụ cơ bản và quốc tế hoá nền logistics của đất nước mình Hơn thế nữa, vấn đề nhân lực, vấn đề cốt lõi của mọi hoạt động kinh doanh cũng được Chính phủ rất quan tâm logistics đã được đưa vào thành một ngành học chính tại các trường đại học, cao đẳng từ rất sớm Singapore đã trở thành trung tâm nổi tiếng về đào tạo logistics bên cạnh các quốc gia mạnh về lĩnh vực này trên thế giới như Hà Lan, Australia…

Ngoài ra, ta phải kể đến vai trò tích cực của Hiệp hội logistics Singapore (Singapore Logistics Association) Hiệp hội này đã gắn thêm vào quy trình hoạt động logistics các bê nhỗ trợ đắc lực như: nhà tích hợp hệ thống (System Integrators), nhà sản xuất thiết bị (Equipment Manufacture)… Chuyển đổi từ hiệp hội giao nhận kho vận, hiệp hội logistics Singapore đã thay đổi cơ cấu và hoạt động cho phù hợp hơn Trong hiệp hội đã thành lập ra các ban với nhiệm vụ, chức năng cụ thể như: ban tư vấn, ban liên lạc, ban quan hệ hành nghề, ban đào tạo và phát triển, ban logistics tích hợp Hiệp hội còn đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực bầng cách liên kết với các học viện giáo dục kỹ thuật đa ra chương trình đào tạo toàn diện cho sinh viên, cấp bằng có giá trị quốc tế.

1.5.1.2 Hàn Quốc. Đây là đất nước có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng ở Bắc á cũng nh trên toàn châu á đất nước này cũng đã có chiến xây dựng phát triển ngành logistics trở thành ngành mũi nhọn của quốc gia từ rất sớm Hàn quốc đã đẩy mạnh việc đầu tư, tạo dựng một nền cơ sở hạ tầng hiện đại, đó là các cảng biển, sân bay quốc tế chất lợng cao… Quốc gia này cũng thực thi chính sách thu hút vốn trực tiếp nước ngoài để phát triển một loạt trung tâm phân phối cho các công ty đa quốc gia Các công ty này lựa chọn Hàn Quốc như điểm trung chuyển, kho hàng cho các cơ sở sản xuất và cũng là thị trường tiêu thụ Trung Quốc Công nghệ thông tin cũng rất được khuyến khích phát triển và ứng dụng trong hoạt động logistics

Chính phủ Trung Quốc với tầm nhìn của mình đã xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics để thực hiện chiến lược này, Chính phủ đã cho xây dựng một hệ thống các trung tâm phân phối hàng hoá thành phẩm và nguyên vật liệu Chúng bao gômg hai loại trung tâm chính là: trung tâm phân phối chính và trung tâm phân phối dẫn đầu Bên cạnh đó, các nhà kinh cung cấp vụ logistics và phân phối trong nước được hỗ trợ, còn các nhà kinh doanh nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Trung Quốc cũng được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động Điều này có nghĩa là không có sự phân biệt đối xử giữa các công ty trong và ngoài nước Các công ty logistics Trung Quốc đã biết xác định phân khúc thị trường để hoạt động tại khu vực thị trường phù hợp và có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

1.5.2 Bài học kinh nghi ệm đối với Việt Nam

Qua việc nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển logistics tại 3 quốc gia châu Á điển hình, Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghệm chính như sau để đạt mục tiêu tạo dựng ngành logistics lớn mạnh:

* Phải tăng cường nhận thức của Nhà nước cũng như doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc phát triển ngành logistics tại Việt Nam để từ đó có các quyết sách, kế hoạch kinh doanh cho phù hợp.

* Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (cảng biển, sân bay, đường sá, kho bãi và các trung tâm phân phối…) trong đó đặc biệt chú trọng là cơ sở hạ tầng thông tin (mạng Internet, các phần mềm…, còn các doanh nghiệp phải đầu tư, sắm mới các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.

* Có các chính sách thu hút khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành logistics như thu hút các công ty đa quốc gia xây dựng các trung tâm phân phối, nhà kho cho khu vực tại Việt Nam.

* Phải tích cực tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics như cán bộ tin học, cán bộ điều phối hàng hoá…

Sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam

1.6.1 Phát triển logistics là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay

Thương mại vốn là mạch máu của nền kinh tế quốc gia vì vậy mà phải giúp nó lưu thông thật tốt Hơn thế nữa với xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì mỗi quốc gia cần phải tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và logistics là một động lực hữu hiệu cho mục đích ấy Phát triển dịch vụ Logistics giúp thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường, đơn giản hơn thủ tục quản lý hàng hoá quốc tế… Điều này rất có ý nghĩa đối với Việt Nam trong mục tiêu phát triển lĩnh vực thương mại quốc tế của đất nứơc Không thể đứng ngoài xu thế chung hội nhập của cả thế giới đó, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển nên càng phải biết nắm bắt cơ hội tuyệt vời này để tham gia sâu hơn vào thị trường toàn cầu để tận dụng mọi nguồn lực tối đa cho phát triền kinh tế quốc gia nói chung, lĩnh vực thương mại quốc tế nói riêng Hơn thế nữa, Việt Nam lại có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á - TháiBình Dương nên cần phải thai khác triệt để lợi thế này trong vận tải và phân phối hàng hoá quốc tế Xây dựng ngành logistics với Việt Nam trước hết làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của người Việt, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương; mở rộng, đa dạng hoá thị trường, gắn nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới

1.6.2 Phát triển logistics giúp nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng quốc gia

Nhờ phát triền logistics mà Việt Nam có được một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và hiện đại các cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ này như kho tàng, bến bãi, cảng biển… tất yếu được đầu tư phát triển Bởi để dịch vụ logistics hoạt động thì trước hết phải có được điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ Cơ sở vật chất ở đây là: kho tầng bến bãi để lưu trữ hàng hoá, các cảng biển và cảng hàng không để xuất nhập hàng, đường sá (gồm cả đường bộ và đường sắt), trung tâm phân phối hàng hoá…Đây cũng chính là những yếu tố góp phần tạo nên hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia Có được hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ giúp quốc gia phát triển kinh tế nhanh hơn và tốt hơn.

1.6.3 Phát triển logistics giúp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế

Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ lựa chọn đầu tư tại một quốc gia khi mà việc sản xuất kinh doanh tại quốc gia đó được tiến hành thuận lợi, hàng hoá lưu thông dễ dàng, đầu tư mang lại lợi nhuận mong muốn Đặc biệt với các công ty xuyên quốc gia có thị trường trên phạm vị toàn cầu, sản xuất sản phẩm này ở một nước nhưng lại được tiêu tựu ở nước khác thì vấn đề lưu thông hàng hoá lại càng quan trọng.

Tại Việt Nam, khi áp dụng logistics, việc lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước diễn ra dễ dàng, trôi chảy hơn vì thế sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam Như vậy, logistics không chỉ phục vụ cho các hoạt động của thương mại quốc tế mà nó còn hỗ trợ, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài của quốc gia.

1.6.4 Phát triẻn logistics giúp các doanh nghiệp vận tải Việt Nam gia tăng giá trị kinh doanh

Các doanh nghiệp vận tải Việt Nam từ trước đến nay thường chỉ hoạt động trong lĩnh vực vận tải đơn thuần mà chưa quan tâm nhiều đến các loại hình dịch vụ khác có liên quan có khả năng áp dụng như: phân phối hàng hoá giúp chủ hàng; đảm nhận cả quá trình phân phối, lưu thông nguyên vật liệu, thành phẩm cho doanh nghiệp sản xuất…Hoạt động vận tải đơn thuần chỉ mang lại cho doanh nghiệp số lợi nhận ít ỏi Xu hướng hiện nay là áp dụng logistics để công ty vận tải có thể tham gia vào nhiều hơn quá trình sản xuất – lưu thông hàng hoá Dù logistics cũng đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng mới chỉ thực hiện chủ yếu bởi các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty vận tải nội địa chỉ tham gia thàu lại một số công đoạn trong chuôĩ logistics.

Hơn nữa, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam đang rất phát triển. Với chính sách mở cửa nền kinh tế của Chính phủ, ngành xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ còn tăng trưởng cao trong thời gian tới Điều này cũng có nghĩa là nhu cầu về logistics trong hiện tại cũng như trong tương lai sẽ rất lớn.

Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải của Việt Nam, phát triển logistics sẽ giúp họ gia tăng giá trị kinh doanh và tận dụng được sự phát triển về ngoại thương của quốc gia.

THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Tình hình logistics trên thế giới

Dịch vụ logistics hiện đang rất phát triển trên thế giới Năm 2004, vận tải biển chuyên chở vòng quanh thế giới được 90% tổng lượng hàng hoá có giá trị khoảng 8900 tỷ USD Chi phí cho logistics chiếm 10% giá trị buôn bán của hàng hoá trong nước,chiếm 40% đối với hàng hóa mua bán trên thị trường thế giới Theo như thống kê củaViện nghiên cứu logistics của Hoa Kỳ, chi phí dành cho logistics chiếm tới khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển, còn ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15-20% Hoạt động logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/năm, con số này ở Brazil là 20%/năm Điều này cho thấy chi phí dành cho logistics là rất lớn.

Thực trạng logistics thế giới qua chỉ số thực thi logistics – LPI

2.1.2.1 Chỉ số thực thi logistics - LPI Để có cái nhìn hoàn chỉnh và đúng đắn nhất về hiện trạng ngành logistics trên thế giới, đề án sử dụng chỉ số LPI (Logistics Performance Index) - chỉ số thực thi logistics. Đây là một dự án của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) với sự hợp tác của Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận vận tải (International Federation of Freight Forwarder Associations – FIATA), Hiệp hội chuyển phát nhanh toán cầu (Global Express Association), Tổ chức hợp tác vì sự phát triển vận tải và thương mại toàn cầu (Global Facilitation Partnership for Transpotation and Trade) và 10 công ty logistics chủ chốt trên thế giới Cuộc điều tra được thiết kế và thực hiện bởi Trường Kinh tế Turku thuộc Phần Lan.

Chỉ số thực thi logistics – LPI được xây dựng dựa trên thông tin từ bảng hỏi của một trang thông tin điện tử Bảng hỏi đó được hoàn thành bởi hơn 800 nhà cung cấp logistics chuyên nghiệp trên toàn cầu – đại diện bởi các nhà điều hành hoặc các đại lý của những công ty logistics lớn nhất thế giới Mỗi người tham gia được hỏi để đánh giá tỷ lệ thực thi logistics ở 7 lĩnh vực liên quan logistics trên 8 quốc gia mà họ tiến hành hoạt động logistics Với mỗi người được phỏng vấn đó, 8 quốc gia tự động bị đánh giá bởi phương tiện khảo sát dựa trên các luồng thương mại, mức thu nhập, vị trí địa lý của quốc gia bị đánh giá (ven biển hoặc trong lục địa) và lựa chọn ngẫu nhiên Sự thực thi đó được đánh giá bằng phạm vi 5 điểm.(1 cho đánh giá là thấp nhất, 5 cho cao nhất)

Xây dựng nên chỉ số thực thi logistics – LPI

Thực trạng logistics thế giới qua chỉ số thực thi logistics – LPI

Trước hết, có thể thấy mối liên hệ mật thiết giữa việc thực thi logistics và kết quả của hoạt động thương mại và đầu tư trực tiếp trên toàn cầu Những quốc có dịch vụ logistics hoạt động tốt dường như là sẽ có sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu tốt hơn và dễ dàng hơn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào xuất khẩu (export- oriented FDI) Từ khi thương mại và FDI là những kênh chính để phổ biến kiến thức thì việc có một ngành logistics kém phát triển sẽ ngăn trở việc tiếp cận công nghệ mới, bí quyết và làm chậm lại tốc độ tăng năng suất Ngược lại, sự tăng lên của thương mại sẽ tạo cầu cho việc cung cấp logistics tốt hơn, gây áp lực cho việc cải tạo các điều kiện hỗ trợ và giữ vững thị trường cho các dịch vụ hiện đại. Điều này được chứng minh bởi sự phân tích giữa các quốc gia về mối liên hệ giữa chỉ số LPI và sự phụ thuộc của xuất khẩu vào một số mặt hàng chính Qua hình 2.1, có thể thấy rằng các nước càng có chỉ số LPI cao thì phần trăm đóng góp của 10 mặt hàng xuất khẩu chính càng thấp Điều này có nghĩa là những nước có hệ thống dịch vụ logisitics phát triển tốt thì việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu sẽ tốt hơn.

Hình 2.2 Sự thực thi logistics liên quan đến sự đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu năm 2005 Đóng góp của 10 mặt hàng đứng đầu trong tổng các mặt hàng xuất khẩu (%)

Chỉ số thực thi logistics - LPI

(Nguồn: Trích từ Bản báo cáo Dự án LPI - 2007, Ngân hàng thế giới)

Xét trường hợp của các quốc gia đang phát triển mà không xuất khẩu dầu mỏ cũng vậy

Hình 2.3 Sự mở rộng thương mại của các đang phát triển mà không xuất khẩu dầu mỏ và việc thực thi logistics, khoảng thời gian 1992-2005

Sự mở rộng thương mại hàng năm (%)

Chỉ số thực thi logistics- LPI

( Nguồn: Trích từ Bản báo cáo dự án LPI – 2007, Ngân hàng Thế giới )

Những tương quan đáng chú ý này nên được giải thích là sự hợp tác hơn là quan hệ nhân-quả việc tham gia tốt hơn vào chuỗi cung ứng có đóng góp rất lớn trong việc nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc giảm chi phí kinh doanh Vào cùng một thời điểm, một nền kinh tế đa dạng và phát triển dường như sẽ có được sự quyết tâm và phương tiện để nâng cấp hoạt động logistics Các quốc gia muốn hưởng lợi nhiều hơn từ toán cầu hoá cần nhận thấy nhân tố then chốt là logistics, cụ thể là qua ảnh hưởng của nó đến năng lực cạnh tranh.

* Tình hình chất lượng ngành logistics trên thế giới hiện nay

Chất lượng ngành logistics kém nhất là ở những nước thu nhập thấp, thường là những nước nằm sâu trong lục địa và có vị trí địa lý hòan toàn cách biệt, hoặc là những quốc gia bị ảnh hưởng tồi tệ bởi các cuộc xung đột hoặc chịu sự quản lý yếu kém nghiêm trọng Cụ thể như các nước ở châu Phi và Trung Á, đây là những nơi hạn chế về logistics điển hình Họ thường phải đối mặt với không chỉ sự bất lợi do vị trí địa lý dẫn tới chi phí vận tải cao mà cả việc hạn chế trong tiếp cận những thị trường dịch vụ logistics và phải phụ thuộc vào các quốc gia cho quá cảnh.

Trong khi các quốc gia phát triển là những người thành công hàng đầu thì lại xuất hiện sự khác biệt rất đáng chú ý giữa các quốc gia đang phát triển có mức thu nhập tương tự nhau vị dụ, Trung Quốc, một quốc gia có mức thu nhập trung bình lại xếp thứ

30 trên 150 quốc gia trong bảng xếp hạng LPI mà các nước ở nhóm có thu nhập cao hơn như các nước sản xuất dầu thì lại ở vị trí dưới mức tiềm năng của chính mình.hơn thế nữa, những quốc gia phát triển được logistics thành công thì cũng sẽ thành công trong tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh, đa dạng hoá xuất khẩu, mở rộng thương mại.

Với các nước đang phát triển nơi mà thương mại mà nhất là thương mại quốc tế là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng thì hoạt động logistics cũng diễn ra tốt hơn rõ ràng so với các nước khác có cùng mức thu nhập.

THỰC TRẠNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

2.2.1 Vị trí địa lý và khái quát biển Việt Nam

2.2.1.1 Vị trí địa lý của Việt Nam

Hình 2.4 Vị trí của Việt Nam trong vùng Đông Nam Á

(Nguồn: Center for Naval Analyses and the Institute for National Strategic Studies )

Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam có vùng biển nối liền tuyến giao thông vận tải đường biển quan trọng giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đặc biệt Biển Đông Việt Nam là tuyến vận tải dầu và containers từ các nước khác tới Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc, những nước đang tiêu thụ khối lượng năng lương khổng lồ

Việt Nam ở vị trí có tiềm năng phát triển kinh tế biển như đóng tàu, vận tải đường biển, phát triển cảng và công trình thủy, khai thác thủy hải sản, khai thác tài nguyên khoáng sản biển và dầu khí, du lịch biển và hải đảo, dịch vụ đường biển và các ngành khác liên quan (tin học ứng dụng).

2.2.2.2 Khái quát về biển Việt Nam

Hình 2.5 Các tuyến đường vận chuyển dầu khí trong khu vực Biển Đông

(Nguồn: Center for Naval Analyses and the Institute for National Strategic Studies )

Việt Nam giáp với biển ở hai phía đông và nam Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía đông bắc tới Kiên Giang ở phía tây nam Tính trung bình tỉ lệ diện tích theo số km bờ biển thì cứ 100km2 thì có 1km bờ biển (so với trung bình của thế giới là 600km2 đất liền trên 1km bờ biển) Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp ba lần diện tích đất liền: 1 triệu km2/330.000km2)

Biển đảo Việt Nam có thể chia thành bốn khu vực: biển Đông Bắc (một phầnVịnh Bắc Bộ), nằm phía đông bắc Việt Nam và tiếp giáp với Trung Quốc (đảo HảiNam), biển Bắc Trung Bộ (một phần Biển Đông) nằm phía đông Việt Nam, biển Nam

Trung Bộ (một phần BiểnĐông) ở phía đông nam và vùng biển Tây Nam (một phần Vịnh Thái Lan) nằm phía tây nam của Việt Nam tiếp giáp với Campụchia và Thái Lan. Trong khu vực biển Việt Nam có khoảng 4000 đảo lớn nhỏ, gần và xa bờ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm xa bờ tạo thành một phòng tuyến bảo vệ kiểm soát và làm chủ vùng biển và hải đảo.

Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là khu vực giao thông nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Châu Á với Châu Âu, Châu Úc với Trung Đông. Khu vực biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, là tuyến đường vận tải dầu quan trọng tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc Biển Việt Nam có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi và có tiềm năng phát triển ngành kinh tế biển phong phú và đa dạng

Những đặc điểm chính của biển đảo Việt Nam: có khí hậu vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển tồn tại tốt Biển có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú đa dạng và quý hiếm Việt Nam nằm trải dài ven biển, có tới 26 tỉnh thành phố ven biển chiếm tới 42% diện tích và 45% dân số cả nước, có khoảng 15,5 triệu người sống gần bờ biển và 16 vạn người sống ở đảo

Bờ biển Việt Nam chạy dọc từ bắc tới nam theo chiều dài đất nước, với 3.260km bờ biển có nhiều cảng, vịnh, vụng… rất thuận lợi cho giao thông hàng hải, đánh bắt cá và nuôi trồng thủy hải sản Nằm trên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, trong tương lai biển Việt Nam sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ trên biển như đóng tàu, sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu trợ, thông tin dẫn dắt, vận tải hàng hóa.v.v…

2.2.2 Thực trạng các yếu tố cần thiết cho hoạt động logistics tại Việt Nam 2.2.2.1 Về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và thông tin

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong thời gian qua, nhu cầu giao lưu phân phối ngày càng trở nên cấp thiết và ngành logistics đã trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất Việt Nam Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường không, đường thuỷ nội địa, cảng biển đã được nâng cấp và mở rộng ở quy mô đáng kể.

* Hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam:

- Đường bộ: mạng lưới đường bộ nước ta tính đến năm 2000 có tổng chiều dài

210447 km, đường nông thôn 169005 km, đường đô thị 3211 km, về chất lượng: còn nhiều đường hẹp và xấu, chưa xây dựng theo đúng yêu cầu Nhìn chung hệ thống đường bộ còn bất cập, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân.

- Đường sắt: tổng chiều dài 3142 km chạy qua 34 tỉnh thành phố Có 6 tuyến chính: HN – HP, HN – TP.HCM, HN – Lào Cai, HN – Thái Nguyên, HN - Lạng Sơn và Kép - Quảng Ninh

- Đường sông: trên 41900 km Có 3 kiểu sông thuộc 3 miền của đất nước.

+ Sông của miền Bắc: dài, rộng, phân thành mùa nước lớn và mùa nước thấp rõ rệt.

+ Sông ở miền Trung: nhỏ, ngắn, độ dốc lớn, mùa mưa nước chảy siết, chịu ảnh hưởng nhiều của thủy triều.

+ Sông ở miền Nam: kênh, rạch chằng chịt, nước đầy quanh năm, giao thông đường thủy thuận tiện.

- Về cảng biển: Việt nam có 114 cảng biển với hơn 2,2 triệu mét vuông bến bãi và 1 triệu mét vuông bến cảng Các cảng chính tại Việt Nam do Cục Hàng hải quản lý và bây giờ chuyển giao cho công ty hàng hải Việt Nam Các cảng chính truyền thống là Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn nhùn đều là cảng ở cửa sông và cách biển từ 30 đến 90 km. Việt Nam hiện đã có các cảng mới là: Cái Lân, Chân Mây, Dung Quất, Cái Mép - Thị Vải…

+ Tổng chiều dài cấu tàu là: 22000 km.

+ Trên các cảng có khoảng hơn 1 triệu m 2 nhà kho và hơn 2, 2 triệu m 2 bãi chứa hàng.

+ Năng suất bốc xếp bình quân các cảng tổng hợp quốc gia đạt 2500 tấn/m cầu tầu,riêng hai cảng Hải Phòng, Sài Gòn là 3500 tấn/m cầu tầu Riêng các cảng gần vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đã chiếm hai phần ba tổng sản lượng cả nước.

- Đội tàu trong nước phát triển từ từ 679 chiếc với công suất 1,6 triệu DWT năm 2000 lên 928 chiếc với công suất 1,8 triệu DWT năm 2003.

- Cảng hàng không: Việt Nam có 32 sân bay phục vụ cho mục đích dân sự và quốc phòng Trong 10 năm qua vận chuyển hành khách và hàng hoá Theo đường hàng không có tiến bộ rõ rệt với mức tăng trưởng trung bình lần lượt là 12,3%/năm và 17%/năm. Việt Nam sở hữu 4 sân bay quốc tế - chủ yếu phục vụ vận chuyển hành khách Ngoài ra, việc xây dựng thêm 4 sân bay quốc tế đang được xem xét.

2.2.2.2 Về hệ thống các loại thủ tục hải quan của Việt Nam

- Về thủ tục hành chính: đế cập cảng Việt Nam, một tàu phải nộp 36 loại giấy tờ và trình 27 loại giấy tờ khác nhau Như vậy, mỗi tàu bị yêu cầu tới 63 loại giấy tờ khác nhau Chính vì vậy khi làm thủ tục, các tàu thường phải nàm chờ 1 đến 2 ngày mà mối ngày chi phí cho một tàu là từ 7000 đến 8000 USD.

Từ ngày 15/9/2005, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 64/2005/QĐ-BTC tăng mức ưu đãi với hàng xuất khẩu

+ Không chỉ với hàng xuất khẩu tại chỗ, hàng hoá thông thường khi xuất khẩu đã được miễn hoàn toàn, không phải làm thủ tục hải quan.

ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Nền kinh tế Việt Nam hiện đưa lại nhiều thuận lợi và thách thức lớn trên con đường phát triển của ngành logistics Việt Nam Với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế kinh tế đối ngoại của Nhà nước tạo điều kiện cho hàng hoá của nước ta vươn ra thị trường thế giới và hàng hoá nước ngoài xâm nhập vào thị trường

Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo khu vực vận tải 2006

Việt Nam Hoạt động của ngành logistics Việt Nam cũng vì thế mà có nhiều cơ hội phát triển và hội nhập.

2.3.1 Những thành tựu của ngành dịch vụ logistics Việt Nam :

2.3.1.1 Những thành tựu của ngành dịch vụ logistics Việt Nam nói chung

* Phát triển đa dạng hoá, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics

Từ những ngày đầu phát triển, tại Việt Nam mới chỉ có một số loại hình dịch vụ cơ bản như: cho thuê kho bãi, thuê cảng và container, vận chuyển hàng hoá…Ngày nay, số lượng dịch vụ được cung cấp trong chuỗi logistics đã tăng lên rất nhiều, đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của hoạt động lưu thông, phân phối hàng hoá Ta có thể nêu lên một số loại hình dịch vụ mà các công ty logistics tại thị trường Việt Nam mới đưa ra cung cấp như:

- Dịch vụ theo dõi và kiểm tra hàng hoá thông qua mạng Internet – Systemwide Track and Trace / Web-base Visibility.

- Quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng – Data Management/ EDI clearing house.

- Dịch vụ kiểm soát quá trình sản xuất kịp thời – Production Compliance

- Dịch vụ thu kiểm và in mã vạch – Barcode Scanning and Label Production

Các loại hình dịch vụ trên đòi hỏi một trình độ công nghệ rất cao của cả máy móc và con người Doanh nghiệp logistics đã thấy được yêu cầu ngày càng cao trong việc cung cấp dịch vụ nên đã đầu tư cải tiến hệ thống máy móc, trang bị các phần mềm tối tân, kết nối Internet toàn cầu để có thể mang lại nhều loại hình dịch vụ mới cho khách hàng Đội ngũ nhân viên cũng đã được đào tạo bài bản và chuyên sâu hơn, việc tiếp cận vói công nghệ mói cũng đã dễ dàng và hiệu quả hơn Chính vì vậy các mảng dịch vụ trong logistics ngày càng đa dạng và hơn thế nữa, chất lượng của dịch vụ được cung cấp cũng được cải thiện, tiến bộ rõ rệt

* Sự cải thiện hiệu quả môi trường kinh doanh logistics của Việt Nam Đây là những đánh giá rất tích cực của các công ty logistics nước ngoài đã và đang hoạt động tại Việt Nam được ghi lại trong Bản Báo cáo về chỉ số thực thi logistics-LPI năm 2007 của Ngân hàng Thế giới

Bảng 2.6 Sự cải thiện của các yếu tố qua 3 năm Đánh giá sự cải thiện của các yếu tố sau tại quốc gia mà quý công ty kinh doanh trong 3 năm qua

Phần trăm ý kiến là: tốt hơn/ tốt hơn nhiều (%)

Tổng quan chung về môi trường kinh doanh 76.92%

Sự quản lý hữu hiệu của Nhà nước và việc chống tham nhũng 46.15%

Hệ thống công cụ điều tiết 38.46%

Khu vực dịch vụ tư nhân 61.54%

Chất lượng hạ tầng viễn thông 84.62%

Chất lượng hạ tầng vận tải 69.23%

Thủ tục thông quan tại các cửa khẩu biên giới 69.23%

(Nguồn: Theo Báo cáo LPI – 2007 của Ngân hàng Thế giới)

Bảng thông tin trên là những đánh giá vô cùng khách quan dựa trên thực tế hoạt động của các công ty logistics lớn trên thế giới tại mỗi quốc gia, khu vực Từ bảng này, nhìn chung các yếu tố được xem xét đánh giá đều có kết quả cao thể hiện môi trường kinh doanh logistics tại Việt Nam đã được nâng cấp hiệu quả Con số ấn tượng nhất là 84,62 % đánh giá tốt về chất lượng hạ tầng viễn thông Điều này có thể lý giải do sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam thời gian qua Bên cạnh đó, đánh giá chung về môi trường kinh doanh logistics có kết quả là 76,62 % cho là tốt hơn là một kết quả vô cùng khả quan Tiếp đó là: chất lượng hạ tầng vận tải (69,23

% ), thủ tục thông quan tại các cửa khẩu biên giới (69,23 %), thủ tục hải quan (69,23

Có được kết quả trên, trước hết phải kể đến nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong mục tiêu phát triển logistics, môi trường kinh doanh logistics tại Việt Nam Đó là những cố gắng trong cải tạo cơ sở hạ tầng: nâng cấp, xây dựng mở rộng đường xá, hạ tầng thông tin…, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt giấy tờ, thời gian dành cho việc xuất nhập khẩu, các công cụ, chính sách đièu tiết được nghiên cứu kỹ càng để cố gắng đạt điều chỉnh tốt nhất nền kinh tế Bên cạnh đó là việc các công ty logistics trong nước tự mình cải tổ, hoàn thiện để kinh doanh hiệu quả hơn, có nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ cạnh tranh hơn Khu vực kinh tế tư nhân đã ngày một lớn mạnh và phát triển do sự hỗ trợ từ Nhà nước, yêu cầu của chính xu thế phát triển mới.

* Vai trò của ngành dịch vụ logistics trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Qua thời gian phát triển, ngành dịch vụ logistics ngày càng phát huy thêm sức ảnh hưởng trong nền kinh tế, đóng góp vào GDP quốc gia luôn năm sau cao hơn năm trước và hứa hẹn với tỷ trọng ngày càng tăng, năm 2006 đã đạt 15% GDP và mục tiêu hứa hẹn tới 25% GDP Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất lượng Những tập đoàn logistics lớn của thế giới ngày càng bị thu hút bới tiềm năng phát triển thị trường và sự khuyến khích hoạt động của Chính phủ Việt Nam Từ chỗ chỉ có một vài tập đoàn nước ngoài đứng ra khai thác thị trường thì cho đến nay ngành logistics đã có tới 800 công ty lớn nhỏ hoạt động.

Với chính sách thương mại quốc tế mở rộng với thị trường toàn cầu đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp logistics ngoại thương Việt Nam trong những năm qua đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và thực sự nó đã mang vè rất nhìều cơ hội dể phát triển nền kinh tế

- Logistics đã góp phần phát triển hoạt động ngoại thương của nước nhà.

Dịch vụ logistics phát triển ngày càng mạnh ở Việt Nam đã giúp cho việc lưu thông hàng hoá mà nhất là hàng hoá xuất nhập khẩu được dễ dàng hơn Điều này đã góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hoá Cụ thể như các sản phẩm của chúng ta nhờ cắt giảm được chi phí trong lưu thông, phân phối ra thị trường nước ngoài mà có giá thành tốt hơn, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Từ đó việc mở rộng thị trường buôn bán toàn cầu sẽ dễ dàng hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước Quá trình nhập khẩu cũng sẽ diễn ra trơn tru hơn Có được thành công này là do nỗ lực hỗ trợ phát triển kinh tế ngoại thương cũng như ngành logistics của Chính phủ và sự cố gắng mở rộng, nâng cao hiệu qủa kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Logistics được ứng dụng có kết quả cao đã giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm chi tiêu, nắm bắt cơ hội kinh doanh tốt hơn và tiếp cận được nhiều thị trường mới hơn.

- Hoạt động logistics phát triển đã giúp tăng cường tính hấp dẫn cho nền kinh tế Việt Nam đối với đầu tư

Logistics liên quan chặt chẽ đến việc vận chuyển, phân phối hàng hoá thành phẩm và nguyên vật liệu Mỗi nền kinh tế mỗi quốc gia lại không thể thiếu những hoạt động trên Như vậy, có thể nói, logistics là một trong những động lực của nền kinh tế. Logistics vận dụng tốt sẽ không chỉ giúp lĩnh vực thương mại phát triền mà ngay cả bên sản xuất cũng vì thế mà hoạt động tốt hơn Hệ thống phục vụ cho logistics tốt đã kèm theo đó một hệ thống cơ sở hạ tầng và kỹ thuật được quan tâm cải tạo và đầu tư Bên cạnh đó, ngoại thương nhờ có logistics mà hoạt động tốt sẽ giúp nền kinh tế hội nhập sâu hơn với toàn cầu, mở ra tiềm năng phát triển kinh doanh mới và kinh doanh quốc tế. Trước hết, với các nhà đầu tư trong nước, nhìn thấy được sự phát triển của thương mại nước nhà mà tăng cường đầu tư, xây dựng những cuộc làm ăn mói, đăc biệt là trong kinh doanh thương mại Với các nhà đầu tư nước ngoài, họ thấy nền kinh tế quốc gia này bên cạnh lợi thế về nguồn nhân lực và nguyên vật liệu thì lại có một hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tốt, hệ thống lưu thông phân phối trong và ngaòi nước hoạt động hiệu quả Vậy thì tại sao các nhà đầu tư nước ngoài, họ lại không muốn đầu tư, lập cơ sở sản xuất, tạo các hơp đồng kinh doanh quốc tế với quốc gia đó Và Việt Nam cũng đã tăng được tính hấp dẫn cho nền kinh tế phần rất lớn thông qua con đường phát triển logistics như trên Đây chính là thành tựu quan trọng mà logistics Việt Nam đã đạt được trong suốt thời kỳ phát triển vừa qua.

2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động của ngành logistics Việt Nam và nguyên nhân của những hạn chế đó

2.3.2.1 Những hạn chế trong hoạt động của ngành logistics Việt Nam

* Chủ yếu cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải truyền thống mà chưa thực sự phát triển dịch vụ logistics

Thực tế hiện nay, các Cty giao nhận vận tải Việt Nam có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ sau: dịch vụ giao nhận vận tải nội địa và phân phối hàng, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK, dịch vụ phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa, dịch vụ gom hàng lẻ, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý cho các hãng giao nhận và logistics quốc tế, dịch vụ vận tải đa phương thức (hiện đã có Vietfracht và Viettrans triển khai dịch vụ vận tải đa phương thức và phát hành vận đơn vận tải đa phương thức)… Có thể nói rằng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam đã phát triển nhưng còn nhiều bất cập. Đó là các hoạt động còn mang tính đơn lẻ, chưa đạt mức hoàn thiện mà chỉ dừng lại ở việc thực hiện một vài công đoạn nào đó của quy trình logistics Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh không cao Nhưng dù sao đây cũng chính là cơ sở mở ra khả năng phát triển các Cty giao nhận vận tải Việt Nam thành các Cty logistics.

Khó khăn về nguồn vốn đầu tư để phát triển logistics

Phần lớn các Cty giao nhận vận tải Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa với nguồn vốn hạn chế Trong khi đó, một trong những yếu tố quan trọng để phát triển logistics, đặc biệt là logistics toàn cầu là phải có tiềm lực tài chính để xây dựng hệ thống kho tàng bến bãi, mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, đầu tư xây dựng mạng lưới… Chính vì thế, đa số các Cty giao nhận vận tải Việt Nam chưa thực sự có tiềm lực để phát triển logistics.

* Việc quản lý hoạt động logistics còn nhiều bất cập

Trước hết, tổ chức quản lý hoạt động logistics còn chồng chéo Các cơ quan chủ quản hiện nay đang giảm dần việc quản lý doanh nghiệp logistics trực thuộc mà tập trung lập ra chính sách, cơ chế quản lý nhà nước Tuy nhiên vẫn còn cơ chế phân cấp quản lý theo ngành dọc, như: Cục hàng hải quản lý vận tải biển, Cục hàng không dân dụng quản lý vận tải đường không, Bộ công thương quản lý giao nhận và kho vận…Sự phân cấp trên đã tách bạch kinh doanh giao nhận và vận tải thành hai lĩnh vực riêng rẽ

Về vấn đề pháp luật điều chỉnh họat động logistics Luật Thương mại Việt Nam qui định họat động logistics là hành vi thương mại, công việc chính là cung cấp các dịch vụ phục vụ vận tải hàng hóa, tổ chức vận chuyển nhưng khi đảm nhận việc vận chuyển thì phải tuân theo pháp luật về vận chuyển Tuy nhiên, hiện nay luật cũng chưa cụ thể hóa qui chế của người chuyên chở không có tàu (NVOCC-Non-vessel operating of common carrier) trong pháp luật về logistics.Việc cấp phép họat động cho các công ty tư nhân của chính quyền địa phương lại đựơc thực hiện đại trà mà không xem xét khả năng tài chính, cơ sở vật chất của đơn vị xin phép họat động Các qui định về dịch vụ phát chuyển nhanh hiện nay còn coi là dịch vụ bưu điện chứ chưa đựơc coi là một lọai hình dịch vụ logistics và còn chịu sự điều tiết của các nghị định, thông tư về bưu chính viễn thông Đây là điều rất bất hợp lý.

* Các doanh nghiệp logistics trong nước hoạt động kém hiệu quả

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆTNAM

Cơ hội và thách thức cho ngành logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập

3.1 Cơ hội và thách thức cho ngành logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

3.1.1 Dự báo về tiềm năng phát triển của hoạt đông logistics tại Việt Nam

Việc Việt Nam mở cửa nền kinh tế, chủ động hội nhập cùng toàn cầu đã giúp cho lĩnh vực kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển Lượng hàng hoá ra vào Việt Nam ngày càng tăng Bên cạnh đó, hiện Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế thương mại lớn của quốc tế Điều này đã mang lại cả cơ hội cà thách thức cho ngành logistics.

(Nguồn: Vụ quản lý xuất nhập khẩu, Bộ Công thương)

Từ bảng trên, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ liên tục tăng qua các năm Điều này thể hiện một sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đối ngoại nước nhà nói riêng và lĩnh vực thương mại quốc tế nói riêng Các doanh nghiệp hoạt động ngoại thương phải biết tận dụng cơ hội mở cửa nền kinh tế của đất nước, nỗ lực tối đã khả năng để phát triển Như vậy trong thời gian tới lượng cầu của ngành logistics sẽ tăng trưởng nhanh, đòi hỏi cố gắng thúc đẩy kinh doanh của các công ty cung cấp dịch vụ này bởi đây là dịch vụ giúp bôi trơn cho các hoạt động giao thương quốc tế

Trong logistics, một trình tự khá quan trọng là giao nhận vận tải và đây cũng là dịch vụ đang rất phát triển ở Việt Nam thì các nhà kinh tế đã dự báo tương lai là một ngành kinh tế quan trọng

Bảng 2.7 Chỉ tiêu phát triển giao nhận vận tải của Việt Nam đến năm 2010

Khối lượng vận tải Triệu tấn 258 370

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến của Việt Nam đến năm 2015

(đơn vị: triệu tấn) hàng Đường sắt Triệu tấn 7,9 18,5 Đường bộ Triệu tấn 102,7 240 Đường sông Triệu tấn 31,6 70 Đường biển Triệu tấn 15,8 37

( Nguồn: “Viet Nam publishes ambition port plans) Cùng với sự tăng đều qua các năm của kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu thì lĩnh vực giao nhận vận tải từ đó sẽ có được sự gia tăng sản lượng trong tương lai Đây chỉ là một dịch vụ được cung cấp trong toàn chuỗi logistics nhưng nó đang có vai trò ngày càng tăng tại Việt Nam Nó là bước đệm để các doanh nghiệp có thể tiém tới cung cấp dịch vụ logistics hoàn chỉnh Nhưng dự báo về sự tăng trưởng của giao nhận vận tải giúp ta có được cái nhìn rõ ràng hơn về phát triển logistics trong thời gian tới. Ở đây, có thể nêu thêm một vài con số dự báo khả quan cho ngành logistics Việt Nam trong tương lai như sau:

 Hàng container qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt từ 3,6 – 4,2 triệu TEU (con số này đến năm 2020 chắc chắn lên tới 7,7 triệu TEU.

 Tổng lượng hàng hoá qua các cảng biển Việt Nam có thể đạt tới 214 triệu tấn năm 2010 và 352 triệu tấn năm 2020.

 Trước sự tăng mạnh về lượng hàng hoá như vậy thì cảng Việt Nam đến năm 2010 phải năng công suất tiếp nhận lên 2 lần hiện nay và 4 lần vào năm 2020, tương đương với việc phải xây thêm 15 – 20 km cảng nữa.

 Về đội tàu thì năm 2010 là 4,5 triệu DWT với độ tuổi bình quân là 16 sẽ vận chuyển được khoảng 25 % lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển của Việt Nam.

- Đến năm 2020, đội tàu biển Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,5 triệu DWT, có tuổi thọ bình quân là 14 và có khả năng vận chuyển 35 % tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển của Việt Nam

 Cảng biển Việt Nam đến năm 2010 sẽ được đầu tư, xây dựng,quy hoạch tổng thể để phấn đấu đến năm 2020, hệ thống cảng biểnViệt Nam sẽ có năng lực thông qua cho khoảng 300 triệu tấn hàng hoá.Bên cạnh đó, chúng ta sẽ phát triển các cảng nước sâu, cảng trung chuyển, cảng cửa ngõ quốc tế có khả năng tiếp nhận tàu đến 80.000 DWT tại các vùng kinh tế trọng điểm

3.1.2 Cơ hội cho ngành logistics Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

* Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế ở Việt Nam, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật: tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh sang công nghiệp và dịch vụ Hệ thống pháp luật đã được điều chỉnh dần cho phù hợp với xu hướng phát triẻn kinh tế mới mà vẫn giữ vững mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội Cơ chế quản lý cũ đã và được xoá bỏ mạnh mẽ, ngày càng tạo nhièu điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế Hàng loạt các văn bản pháp luật, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật hiện hành, ban hành đạo luật mới đã giúp tạo ra một khung pháp lý thông thoáng hơn, minh bạch hơn Pháp luật được xây dựng với mục tiêu là hướng dẫn, làm động lực và tạo điều kiện thuận lưoi jchứ không là để kìm hãm sức sản xuất phát triển.

* Từ khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có hàng loạt các động thái thể hiện tinh thần hội nhập với thế giới Gia nhập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tham gia ASEM, tổ chức thành công Diễn đàn kinh tế chấu Á-Thái Bình Dương (APEC), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã chủ động mở ra một thời kỳ mới của hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế đất nước, trong đó có dịch vụ logistics Nhờ vậy mà gần đây, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài như năm 2007 đạt mức kỷ lục là 20,3 tỷ USD, chiếm 40,5 % GDP Đầu tư nước ngoài cùng với hoạt động thương mại quốc tế đã có bệ phóng tăng trưởng mạnh mẽ Trước hết, Việt Nam có thêm nguồn vốn, các nguồn tài chính để có thêm điều kịên xây dựng đất nước, phát triển sản xuất và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng Cùng với vốn, Việt Nam có thể tiếp thu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài Đây là một tác động tốt cho ngành logistics hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được phát triển mạnh mẽ như vậy thì cầu của logistics sẽ ngày càng dồi dào.Thêm nữa, lĩnh vực dịch vụ trong đó có logistics hiện ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như sự quan tâm phát triển của Nhà nước và các doanh nghiệp nội địa.

* Việt Nam chúng ta có vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên, xã hội vô cùng thuận lợi cho phát triển logistics.

- Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là khu vực giao thông nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Châu Á với Châu Âu, Châu Úc với Trung Đông Khu vực biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, là tuyến đường vận tải dầu quan trọng tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc Biển Việt Nam có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi và có tiềm năng phát triển ngành kinh tế biển phong phú và đa dạng

- Trong nội địa, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, hệ thống đường bộ tốt phục vụ cho việc vận tải hàng hóa.

- Một lợi thế khác là Việt Nam có đội ngũ nhân công trẻ, rẻ, năng động, hiếu học, dễ tiếp thu cái mới, điều kiện an toàn vè chính trị, giá sính hoạt nhìn chung tương đối thấp so với khu vực.

3.1.3 Thách thức đối với Việt Nam trong việc phát triển ngành logistics trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

* Hệ thống luật pháp luật, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, cạnh tranh không lành mạnh.

Hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế, thiếu đồng bộ là trở ngại lớn đối với nền kinh tế nói chung mà đặc biệt là với ngành dịch vụ logistics Bởi đây là ngành dịch vụ tổng hợp cần có nhiều khâu liên quan như vận tải, nhà kho, bến bãi…Chúng ta cũng đang cố gắng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhưng việc này cần lượng vốn rất lưon và thời gian thực hiện lâu dài Đây lại là ngành khó thu lợi nhuận nên rất khó thu hút đầu tư.

Ngoài ra, hoạt động logistics tại Việt Nam hiện còn bị quản lý bởi quá nhiều cơ quan gây nên mâu thuẫn, quy định chồng chéo làm cản trở phát triển của dịch vụ Sự cạnh tranh không lành mạnh cũng là một nguyên nhân gây khó Nhiều đơn vị quản lý sân bay, bến cảng… đã lợi dụng vị trí độc quyền của mình để kinh doanh Điều naỳ đã làm gia tăng chi phí phát sinh không đáng có, hạn chế sự phát triển của dịch vụ vì khách hàng không có sự lựa chọn khác Ví dụ, giá xử lý hàng hoá xuất nhập khẩu do một công ty làm ở sân bay Tân Sơn Nhất thu khoảng 0,05 USD/kg, mức này đã gần bằng giá ở

Singapore mà trong khi đó thu nhập GDP của Singpore gấp đến 20 lần của Việt Nam nên mức thu này là hoàn toàn không hợp lý.

* Đòi hỏi ngày càng cao từ phía khách hàng và sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động thương mại quốc tế gây áp lực lớn cho khối kinh doanh logistics trong nước.

Giải pháp để phát triển ngành logistics tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

3.2.1 Giải pháp đối với Chính phủ

* Trước hết, Chính phủ Vịêt Nam cần phải tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của logistics trong nền kinh tế nhất là trong họat động xuất nhập khẩu trong tất cả các cơ quan, bộ phận quản lý liên quan Từ đó có thể xây dựng một chiến lược cụ thể và lâu dài về phát triển logistics Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý phải nỗ lực xây dựng, ban hành các luật, các quy định về điều tiết, hành nghề kinh doanh logistics để các doanh nghiệp có đựơc các thước đo chuẩn trong tiến hành kinh doanh Quy định quản lý hợp lý và thêm vào đó là những chính sách khuyến khích phát triển sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động logistics phát triển đúng hướng

Logistics là ngành dịch vụ mới của Việt Nam, các công ty trong nước vẫn còn non kém về trình độ trong khi đó đây là lĩnh vực đã xuất hiện khá lâu trên thế giới với rất nhièu công ty, tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng hoạt động Vì vậy, Chính Phủ Việt Nam cần có biện pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài bên cạnh đầu tư trong nước để từ đó có thể tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý của họ.

* Chính phủ cần hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật một cách toàn diện:

- Tích cực thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cho phép tư nhân tham gia vào lĩnh vực này

- Đa dạng hoá hình thức thu hút đàu tư, trước đây thường chỉ có các dự án thuộc nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA tham gia vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng nay ta cần thu hút thêm cả các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

- Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng bởi lĩnh vực này cần nhiều vốn nhưng thời gian thu hồi lâu.

- Cần xây dựng thêm các cảng biển quốc tế, cảng nội địa nhất là các cảng nước sâu, các nhà kho, bến bãi…

- Tăng cường trang bị cho các đội tàu vận tải

- Nâng cấp các tuyến đường sắt, đường bộ cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

- Có kế hoạch xây mới thêm các cảng hàng không

- Xây dựng các trung tâm phân phối lớn, hiện đại đẻ trở thành đầu mối trung chuyển hàng hoá, tạo điều kiện cho phân phối, lưu thông.

* Về thủ tục hành chính, giấy tờ: cần đơn giản hoá thủ tục hải quan và các thủ tục khác liên quan đến xuất nhập khẩu

Việt Nam cần tăng cường áp dụng “Chính Phủ điện tử” để có được một nền hành chính nhanh gọn, hiện đại Các thủ tục giấy tờ nhất là các thủ tục hải quan đã gây không ít phiền hà, chi phí lãng phí cho các doanh nghiệp logistics trong thời gian qua Việc giảm bớt thủ tục sẽ không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà nó còn làm cho thương mại quốc tế của Việt Nam hoà nhập hơn với thương mại toàn cầu Những vẫn đề như tham nhũng, hạch sách đòi tiền của các cán bộ quản lý sẽ được ngăn ngừa tốt hơn.

- Trang bị các phương tiện công nghệ thông tin cho các cơ quan giải quyết hành chính đặc biệt là ở các Cục hải qua, cửa khẩu.

- Giảm bớt các thủ tục, giấy tờ thông quan không cần thiết.

- Đào tạo về công nghệ thông tin cho các cán bộ Hải quan, cửa khẩu để họ nắm bắt nhanh hơn với yêu cầu làm việc mưói này

* Trong hoạt động xuất nhập khẩu, Chính Phủ cần có những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu từ bỏ thói quen mua giái CIF, bán giá FOB Đây là một cản trở không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh logistics trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài gần như có hết các hợp đồng logistics, chỉ thuê ngoài các doanh nghiệp Việt Nam ở một số khâu nhỏ Điều này đã dẫn tới nghịch lý:

“hàng Việt Nam đi tàu ngoại”, các doanh nghiệp Việt Nam “làm thuê ngay trên sân nhà”

* Chính phủ cần có kế hoạch, chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực nói chung và trong đó có nguồn nhân lực của ngành logistics Các trường đại học, cao đẩng về vận tải, kinh doanh cần thành lập những khoa riêng về kinh doanh và điều hành logistics Đây là nguồn nhân lực cho tương lai ngành logistics, Các khoá học bổ sung kiến thức cho các doanh nghiệp logistics cũng cần dược tổ chức thường xuyên để doanh nghiệp có điều kiện cấp nhật các kiến thức kinh doanh mới Các khoá học này được tổ chức với sự hợp tác từ các cơ quan Chính phủ, các tổ chức quốc tế và Hiệp hội ngnàh nghề.

Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở vẫn đề chuyên môn mà còn phải tăng cường đào tạo ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) bởi đây là ngành có các giao dịch quốc tế rất nhiều Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải trang bị cho lao động hiểu biết về tập quán thương mại quốc tế, pháp luật quốc tế để tham gia vào kinh doanh quốc tế không bị bỡ ngỡ, lợi dụng lừa gạt.

* Chính phủ phải thúc đẩy hoạt động, nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội ngành nghề liên quan như: Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội chủ hàng Việt Nam Trong đó, đóng vai trò chủ chốt là Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam Hiệp hội này mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp các doanh nghiệp trong ngành, thống kê hoạt động và tổ chức một vài buổi hội thảo Chính phủ cần hướng dẫn để hiệp hội hoạt động tích cực hơn, sát với yêu cầu phát triển thúc tế hơn Ví dụ như cần đổi tên Hiệp hội thành Hiệp hội Logistics Việt Nam để phù hợp với bước phát triển mới của ngành logistics Việt Nam vì đã ra khỏi giai đoạn chỉ phục vụ giao nhận vận tải.Hiệp hội cần phải có các biện pháp để tăng cường tính hợp tác, liên kết trong ngành để tập hợp sức mạnh tổng hợp của toàn ngành Bên cạnh đó, phải xây dựng các kênh thông tin để cung cấp cho doanh nghiệp về thị trường tiềm năng, các chính sách mới ban hành của Chính Phủ Hiệp hội phải biết tích hợp, gắn thêm các nhà vào cung ứng logistics như nhà sản xuất thiết bị, nhà tích hợp hệ thống Hơn thế nữa, phải thay đổi cơ cấu và hoạt động như có thêm các chi nhánh hoạt động như: Hội đồng tư vấn, Ban liên lạc, Ban quan hệ hành nghề, Ban đào tạo và phát triển, Ban logistics tích hợp Riêng với đào tạo nhân lực cho ngành, Hiệp hội cần liên kết với các trường để đưa ra chương trình đào tạo toàn diện cho sinh viên, cấp bằng có giá trị quốc tế.

* Chính phủ cần nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, áp dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange) cho phép các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan bằng các thiết bị điện tử Chúng ta cũng nên khuyến khích thực hiện phương pháp cong nghệ logistics tiên tiến như quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) Các doanh nghiệp trong nước cần được hỗ trợ cải tiến, nâng cấp trình độ công nghệ thông tin nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đang hạn chế về vốn.

3.2.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp logistics trong nước

* Trước hết, các doanh nghiệp kinh doanh logistics của Việt Nam cần tìm hiểu học tập kinh nghiệm từ các công ty logistics của nước ngoài bởi đây là ngành mới xuất hiện ở Việt Nam nên sẽ có rất ít kinh nghiệm Để có thể thu thập kinh nghiệm từ bên ngoài, các doanh nghiệp có thẻ thực hiện:

- Thành lập các trung tâm tư vấn về logistics hoạt động (tương tự như các trung tam tư vấn về quản trị hệ thống chất lượng ISO) Để thành lập các trung tâm này, các doanh nghiệp càn yêu cầu sự giúp đỡ của Nhà nước, Hiệp hội để có những thông tin chính thống nhất.

- Thuê các chuyên gia quốc tế để cố vấn cho công ty trong việc tổ chức hoạt động logistics.

- Cử nhân viên đi học ở nước ngoài để nâng cao nghiệp vụ, nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh logistics trên toàn cầu.

- Thực hiện việc họp tác, liên kết với các công ty nước ngoài như thành lập các liên doanh.

* Các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng cần xây dựng chiến lược phát triển riêng cho mình.

Chiến lược này vừa phải tính đến tình hình hiện tại của công ty và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các công ty nước ngoài Để đối phó với việc ở vào thế yếu trên thị trường, các công ty Việt Nam trước hết cần lựa chọn các phân khúc thị trường để phù hợp với thực trạng công ty và tận dụng tối đa lợi thế của công ty như là nhà cung cấp nội địa nên có thể đảm nhận khâu vận chuyển nội địa, kho tàng bến bãi, là các thủ tục giấy tờ trong nước…Từ chố tập trung hoàn thiện, chuyên môn hoá từng khâu, từng nghiệp vụ công ty có thể kết hợp chúng để dần có khả năng cung cấp cả một chuỗi, một quy trình logistics hoàn thiện cho khách hàng.

* Doanh nghiệp logistics Việt Nam cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp như xây dựng các kho, bến bãi,… Đặc biệt hiện tại các công ty còn thiếu nhiều trung tâm phân phối (DC – Distribution Center) của riêng công ty Trung tâm phân phối, kho đa năng (Cross – Docking) hiện đại.

* Các doanh nghiệp Việt Nam cần cơ cấu lại tổ chức, hoạt động của công ty để đáp ứng tốt yêu cầu khi kinh doanh logistics

Các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất phát từ là các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải nên để tiến tới bước cao hơn là cung cấp dịch vụ logistics thì họ phải có sự cải tổ rất nhiều.

- Xây dựng chiến lược logistics cho riêng công ty của mình, kết hợp các hoạt động rời rạc, phân tán thành chuỗi logistics.

- Thay đổi trong từng hoạt động của các bộ phận để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động logistics.

- Chuẩn bị đầy đủ kỹ năng hoạt động logistics, đào tạo chính quy bài bản về logistics và có tư vấn của chuyên gia.

- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở, điều kiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động logistics.

* Các doanh nghiệp xúc tiến áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình.

Ngày đăng: 15/08/2023, 11:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20. Amanda Rasmussen, presentation at the August 15th 2006 Vietnam Shippers Seminar “DEVELOPMENT STRATEGY OF VIETNAM LOGISTICS AFTER BECOMING WTO'S MEMBER”.II. Báo, tạp chí, website Sách, tạp chí
Tiêu đề: DEVELOPMENT STRATEGY OF VIETNAM LOGISTICS AFTERBECOMING WTO'S MEMBER
1. Th.s Hoàng Lâm Cường (19/05/2007), “Phát triển Logistics nhằm tăng sức cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, www.ueh.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Logistics nhằm tăng sức cạnh tranhcủa các công ty giao nhận vận tải Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
2. Phan Anh (05/07/2006), “Dịch vụ giao nhận vận tải khó thoát kiếp làm thuê”, www.vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch vụ giao nhận vận tải khó thoát kiếp làm thuê
3. Nguyễn Thâm, (12/10/2007), “Thực trạng ngành Logistics Việt Nam và hướng nâng cao năng lựuc cạnh tranh sau khi gia nhập WTO”. Diễn đàn dịch vụ cảng biển và hậu cần thương mại Việt Nam, Đà Nẵng, tháng 10 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng ngành Logistics Việt Nam và hướng nângcao năng lựuc cạnh tranh sau khi gia nhập WTO
4. Trần Hữu (13/03/2005), “Dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế trong luật thương mại”, www.luatsuhanoi.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế trong luật thương mại
5. Nguyễn Lê Mai (02/04/2005), “Mở cửa thị trường giao nhận vận tải”, www.vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở cửa thị trường giao nhận vận tải
6. Nhật Vy (05/09/2005), “Vận tải biển Việt Nam thua toàn diện”, www.vietnamnet.vn 7. Các Ngọc, “Mở rộng hợp tác, liên kết để tăng cường sức mạnh”, Báo Thương Mại số 55, tháng 7 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải biển Việt Nam thua toàn diện”, www.vietnamnet.vn7. Các Ngọc, “Mở rộng hợp tác, liên kết để tăng cường sức mạnh
9. Đỗ Xuân Quang, “Logistics tại Việt Nam: thực trạng, cơ hội và thách thức”, www.vcci.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics tại Việt Nam: thực trạng, cơ hội và thách thức
10. Tuấn Anh (29/1102006), “Vận tải biển chiụ nhiều cạnh tranh”, www.vneconomy.vn 11. TS Trịnh An Huy (12/06/2007), “Ngành Logisitics: trước giờ mở cửa”, www.dddn.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải biển chiụ nhiều cạnh tranh”, www.vneconomy.vn11. TS Trịnh An Huy (12/06/2007), “Ngành Logisitics: trước giờ mở cửa
12. Phước Hà (18/04/2007), “Dịch vụ Logistics - nguồn lợi tỷ USD đang bị bỏ rơi”, www.vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch vụ Logistics - nguồn lợi tỷ USD đang bị bỏ rơi
14. TSKH. Nguyễn Văn Chương (14/11/2006), “Phát triển dịh vụ Logistics khi Việt Nam hội nhập WTO”, www.vinamarine.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dịh vụ Logistics khi ViệtNam hội nhập WTO
15. Đức Hoàng (13/07/2006), “Dịch vụ Logistics: yếu toàn diện”, www.saigontimes.vn 16. http://www.saga.vn/Thuonghieu/Vuonuomthuonghieu/13761.saga Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch vụ Logistics: yếu toàn diện
1. Nguyễn Văn Long. (2007). Chỉ dẫn dịch vụ cảng biển và hậu cần thương mại Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Khác
2. Nguyễn Như Tiến (2006) Logistics-khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội Khác
3. Hoàng Văn Châu (2003), Vận tải giao nhận xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Khác
4. Đinh Ngọc Viện (2002), Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Khác
5. Phạm Mạnh Hiền (2002), Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá quốc tế, Nhà xuất bản thống kê Khác
6. Nguyễn Quốc Hùng (2006), Giáo trình vận tải và giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Hà Nội Khác
7. Vũ Hữu Tửu (2002), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo Dục Khác
8. Cục quản lý cạnh tranh và Tổng công ty hàng hải Việt Nam, (2008), Sổ tay kinh doanh logistics, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Sơ đồ chuỗi logistics - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Hình 1.1 Sơ đồ chuỗi logistics (Trang 9)
Hình 2.2 Sự thực thi logistics liên quan đến sự đa dạng hoá mặt hàng  xuất khẩu năm 2005 - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Hình 2.2 Sự thực thi logistics liên quan đến sự đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu năm 2005 (Trang 29)
Hình 2.4 Vị trí của Việt Nam trong vùng Đông Nam Á - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Hình 2.4 Vị trí của Việt Nam trong vùng Đông Nam Á (Trang 31)
Hình 2.5 Các tuyến đường vận chuyển dầu khí trong khu vực Biển Đông - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Hình 2.5 Các tuyến đường vận chuyển dầu khí trong khu vực Biển Đông (Trang 32)
Bảng 2.1 So sánh quy trình thủ tục Thương mại Quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Bảng 2.1 So sánh quy trình thủ tục Thương mại Quốc tế (Trang 36)
Bảng 2.2. Mức độ cung ứng dịch vụ vận tải của các doanh nghiệp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Bảng 2.2. Mức độ cung ứng dịch vụ vận tải của các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 38)
Hình 2.6 Sản lượng hàng hoá qua các cảng chính của Việt Nam giai đoạn  2005-2008* - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Hình 2.6 Sản lượng hàng hoá qua các cảng chính của Việt Nam giai đoạn 2005-2008* (Trang 42)
Bảng 2.3 Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải 2000 - 2007 - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Bảng 2.3 Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải 2000 - 2007 (Trang 43)
Bảng 2.4 Các chỉ số liên quan đến LPI của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Bảng 2.4 Các chỉ số liên quan đến LPI của Việt Nam (Trang 51)
Bảng 2.5 So sánh các chỉ tiêu liên quan đến logistics của Việt Na - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Bảng 2.5 So sánh các chỉ tiêu liên quan đến logistics của Việt Na (Trang 53)
Bảng trên đã cho thấy Việt Nam có khá nhiều điểm thuận lợi trong hoạt động logistics. Cùng thuộc nhóm các nước có thu nhập thấp nhưng các chỉ tiêu của Việt Nam khả quan hơn hẳn - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Bảng tr ên đã cho thấy Việt Nam có khá nhiều điểm thuận lợi trong hoạt động logistics. Cùng thuộc nhóm các nước có thu nhập thấp nhưng các chỉ tiêu của Việt Nam khả quan hơn hẳn (Trang 54)
Bảng thông tin trên là những đánh giá vô cùng khách quan dựa trên thực tế hoạt động của các công ty logistics lớn trên thế giới tại mỗi quốc gia, khu vực - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Bảng th ông tin trên là những đánh giá vô cùng khách quan dựa trên thực tế hoạt động của các công ty logistics lớn trên thế giới tại mỗi quốc gia, khu vực (Trang 60)
Bảng 2.7 Chỉ tiêu phát triển giao nhận vận tải của Việt Nam đến năm 2010 - Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại việt nam
Bảng 2.7 Chỉ tiêu phát triển giao nhận vận tải của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w