MỤC LỤC
Các doanh nghiệp cần phải biết đợc những quy định cụ thể và đặc điểm chính sách quản lý XNK của Nhà nước nhằm đảm bảo kinh doanh theo đúng phương hướng, chính sách và luật pháp quốc gia, tận dụng tốt các chính sách khuyến khích. Kinh doanh trong lĩnh vực logistics cần phải thường xuyên cố vấn cho khách hàng các tuyến đường vận tải, người chuyên chở phù hợp, làm thủ tục hải quan cho nên nhân lực trong lĩnh vực này cần nắm vững các kiến thức về ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, thông thạo nghiệp vụ và luôn nhạy bén với tình hình bởi đây là lĩnh vực kinh doanh đến các yếu tố nước ngoài do vậy kiến thức về tập quán, thông lệ mua bán quốc tế đặc biệt quan trọng.
Bên cạnh đó, các nhà kinh cung cấp vụ logistics và phân phối trong nước được hỗ trợ, còn các nhà kinh doanh nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Trung Quốc cũng được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động. * Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (cảng biển, sân bay, đường sá, kho bãi và các trung tâm phân phối…) trong đó đặc biệt chú trọng là cơ sở hạ tầng thông tin (mạng Internet, các phần mềm…, còn các doanh nghiệp phải đầu tư, sắm mới các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.
Cơ sở vật chất ở đây là: kho tầng bến bãi để lưu trữ hàng hoá, các cảng biển và cảng hàng không để xuất nhập hàng, đường sá (gồm cả đường bộ và đường sắt), trung tâm phân phối hàng hoá…Đây cũng chính là những yếu tố góp phần tạo nên hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia. Các doanh nghiệp vận tải Việt Nam từ trước đến nay thường chỉ hoạt động trong lĩnh vực vận tải đơn thuần mà chưa quan tâm nhiều đến các loại hình dịch vụ khác có liên quan có khả năng áp dụng như: phân phối hàng hoá giúp chủ hàng; đảm nhận cả quá trình phân phối, lưu thông nguyên vật liệu, thành phẩm cho doanh nghiệp sản xuất…Hoạt động vận tải đơn thuần chỉ mang lại cho doanh nghiệp số lợi nhận ít ỏi.
(Nguồn: Center for Naval Analyses and the Institute for National Strategic Studies) Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam có vùng biển nối liền tuyến giao thông vận tải đường biển quan trọng giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đặc biệt Biển Đông Việt Nam là tuyến vận tải dầu và containers từ các nước khác tới Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc, những nước đang tiêu thụ khối lượng năng lương khổng lồ. Sau đó là sự ra đời của một số công ty cung ứng một số loại hình của dịch vụ logistics như : Công ty Liên doanh tiếp vận số 1 ( the First logistics Development Corporation ) - liên doanh giữa Watco và Vietfracht (Việt Nam), Mitorient (Singapore), PanViet (Đài Loan ); Công ty Dragon logistics – lien doanh giữa các tập đoàn Suzuo, Mitsubishi (Nhật Bản) và các Công ty Việt Nam là VINAPCO và HANEL.
(23 cảng vụ trên toàn quốc được thống kê là: AN GIANG, CÀ MAU, CẦN THƠ, ĐÀ NẴNG, ĐỒNG NAI, ĐỒNG THÁP, HÀ TĨNH, HẢI PHềNG, KIấN GIANG, MỸ THO, NAM ĐỊNH, NGHỆ AN, NHA TRANG, QUẢNG BÌNH, QUẢNG NGÃI, QUẢNG NINH, QUẢNG TRỊ, QUY NHƠN, THÁI BèNH, THANH HểA, THỪA THIấN HUẾ, TP HỒ CHÍ MINH, VŨNG TÀU. Các loại hàng hoá được thống kê ở 23 cảng trên thuộc ba hình thức hàng sau:. hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu và hàng quá cảnh). Trong luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): “ Dịch vụ logistics là hoạt đông thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm: nhận hàng , vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng goái bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Đọc là: lô-gi-stíc. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ logistics cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết trong các điều ước quốc tế về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics. Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện địch vụ logistics theo quy định tại Nghị định này. Phân loại dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại được phân loại như sau:. Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:. a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;. b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;. c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;. d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc;. hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:. a) Dịch vụ vận tải hàng hải;. b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;. c) Dịch vụ vận tải hàng không;. d) Dịch vụ vận tải đường sắt;. đ) Dịch vụ vận tải đường bộ. e) Dịch vụ vận tải đường ống. Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:. a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;. b) Dịch vụ bưu chính;. c) Dịch vụ thương mại bán buôn;. d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;. đ) Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ NÀY. - Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics chủ yếu:. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:. a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;. b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;. c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;. - Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi- stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:. a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012;. b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ nội địa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;. c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân đụng Việt Nam;. d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;. đ) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010;. e) Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. - Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan khác. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:. a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật:. Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó. Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải. Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng. b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ. c) Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. - Giới hạn trách nhiệm. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:. a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về gía trị của hàng hoá thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường. b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về giá trị của hàng hoá và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của hàng hoá đó.
Thực tế hiện nay, các Cty giao nhận vận tải Việt Nam có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ sau: dịch vụ giao nhận vận tải nội địa và phân phối hàng, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK, dịch vụ phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa, dịch vụ gom hàng lẻ, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý cho các hãng giao nhận và logistics quốc tế, dịch vụ vận tải đa phương thức (hiện đã có Vietfracht và Viettrans triển khai dịch vụ vận tải đa phương thức và phát hành vận đơn vận tải đa phương thức)… Có thể nói rằng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam đã phát triển nhưng còn nhiều bất cập. Kiến thức mà đội ngũ nhân lực trong ngành này có được là do tiếp thu kinh nghiệm từ nước ngoài, từ lý thuyết sách vở, một phần chương trình học rất hạn chế của các trường đào tạo về giao thông, hàng hải… Các dự án của các tổ chức quốc tế giúp đỡ đào tạo như Tổ chức Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP)… thì lại thường chỉ dành cho công chức Nhà nước, số rất ít các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tham gia.
Xu hướng hiện nay là cung cấp một chuỗi logistics và out-sourcing (các doanh nghiệp sẽ thuê ngoài các dịch vụ không phải là thế mạnh). Một công ty giao nhận có thể liên kết với công ty kinh doanh kho bãi, về vận tải… Mỗi công ty sẽ đảm nhận một khâu mà mà mình có thế mạnh.
Gia nhập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tham gia ASEM, tổ chức thành công Diễn đàn kinh tế chấu Á-Thái Bình Dương (APEC), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã chủ động mở ra một thời kỳ mới của hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế đất nước, trong đó có dịch vụ logistics. Còn đối với dịch vụ vận tải đường bộ, đa số nhà cung cấp dịch vụ trong nước là các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình, vì vậy cam kết chỉ dừng ở mức độ cho phép liên doanh đến 49% vốn nước ngoài ngay khi gia nhập; sau 3 năm tuỳ theo nhu cầu thị trường có thể cho phép liên doanh đến 51% để vận tải hàng hóa và 100% lái xe của liên doanh phải là công dân Việt Nam.
* Chính phủ cần nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, áp dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange) cho phép các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan bằng các thiết bị điện tử. - Thiết lập, tạo dựng mối liên hệ với các cơ quan thường vụ, tổ chức quốc tế có liên quan ở Việt Nam cũng như của Việt Nam tại nước ngoài để từ đó có thể khai thác thông tin về các hợp đồng thương mại, cơ hội kinh doanh nhất là các nước có quan hệ thương mại lớn với nước ta.