1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ thăng long sang thị trường châu âu

64 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Marketing Nhằm Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu Mặt Hàng Mây Tre Đan Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ Thăng Long Sang Thị Trường Châu Âu
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Trang
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Thương mại quốc tế
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 164,45 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (1)
    • 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài (3)
    • 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu (3)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (3)
    • 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp (3)
  • CHƯƠNG II TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU (5)
    • 2.2 Một số lý thuyết của Marketing phát triển thị trường XK của công ty kinh doanh quốc tế (7)
      • 2.2.1. Tổng quan về marketing kinh doanh xuất khẩu (7)
      • 2.2.2 Lý thuyết về Marketing mở rộng thị trường XK theo quan điểm Ansoff(1965) (8)
    • 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước (12)
    • 2.4 Phân định nội dung vấn đề marketing phát triển thị trường XK của công ty (13)
      • 2.4.1. Giải pháp về thị trường mục tiêu (13)
      • 2.4.2. Một số giải pháp marketing- mix nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của công (15)
      • 3.1.2 CHƯƠNG III (21)
      • 3.1.6 Thu nhập dữ liệu sơ cấp (21)
    • 3.2 Khái quát và đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc (23)
      • 3.3.2 Thực trạng giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm mây tre đan sang EU (37)
  • CHƯƠNG IV: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN SANG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG (43)
    • 4.1.1 Những hạn chế còn tồn tại (44)
    • 4.1.2 Nguyên nhân của những hạn chế (45)
    • 4.1.4 Dự báo triển vọng về môi trường kinh doanh và xu hướng tương lai (46)
    • 4.1.5 Định hướng phát triển của công ty (48)
    • 4.3.1 Đề xuất một số giải pháp marketing phát triển thị trường EU đối với hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty cổ phần XNK Mỹ nghệ Thăng Long (0)
    • 4.3.2 Đề xuất giải pháp về thị trường (0)
    • 4.3.3 Đề xuất giải pháp marketing phát triển thị trường EU của công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long (0)
    • 4.3.4 Một số giải pháp hỗ trợ khác (0)
    • 4.3.5 Một số kiến nghị về chính sách vĩ mô của nhà nước nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường XK mặt hàng mây tre đan sang EU (0)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Từ những vấn đề cấp thiết đã nêu ra ở trên, đề tài tập trung giải quyết vấn đề MKT phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Artex Thăng Long Mà cụ thể là kết hợp thực tiễn với lý thuyết ,từ nghiên cứu thực trạng của hoạt động marketing phát triển thị trường hiện có tại công ty, để đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp có thể phát triển tốt hơn.Với tên đề tài là : “ Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Thăng Long sang thị trường Châu Âu ”.

Các mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về thị trường, phát triển thị trường, và đặc biệt về marketing phát triển thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại

- Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Artex Thăng Long, đặc biệt là hoạt động này ở thị trường EU.

- Đưa ra một số giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu EU trong thời gian tới, để khắc phục những tồn tại hiện có tại doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu

Không gian : Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu tại công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Thăng Long

Thời gian : Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ thực tập và làm luận văn tốt nghiệp từ 23/12/2009 đến 28 /05/2010 Với số liệu được sử dụng nghiên cứu trong 4 năm gần đây từ năm 2006- 2009.

Thị trường : Thị trường xuất khẩu tập trung nghiên cứu là Châu Âu

Sản phẩm : Mây tre đan xuất khẩu

Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp được kết cấu bao gồm 4 chương :

Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu đề tài.

Chương 2 : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường của công ty kinh doanh xuất nhập khẩu

Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả của phân tích thực trạng marketing phát triển thị trường XK mặt hàng mây tre đan của công ty Artex Thăng Long sang thị trường EU

Chương 4 : Các kết luận và đề xuất những giải pháp MKT nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang EU của công ty Artex Thăng Long

TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Một số lý thuyết của Marketing phát triển thị trường XK của công ty kinh doanh quốc tế

2.2.1 Tổng quan về marketing kinh doanh xuất khẩu

2.2.1.1 Vai trò của marketing trong kinh doanh xuất khẩu

Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường , về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng của chính sách thương mại, khoa học – công nghệ, sự trung thành của khách hàng giảm sút v.v buộc họ không ngừng chạy đua

Theo định nghĩa tổng quát của Philip Kotler : “ Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi” ( giáo trình “Marketing căn bản”,Philip Kotler ) Vì vậy, các doanh nghiệp và những người kinh doanh luôn tìm cách để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra sản phẩm dịch vụ với mức giá mà người tiêu dùng có thể thanh toán được Marketing có ảnh hưởng mạnh mẽ tới lòng tin và kiểu cách của người tiêu dùng, nó thúc đẩy các nhóm chức năng trong kinh doanh phát huy hết nỗ lực Vai trò của Marketing thể hiện ở chỗ Marketing là trung gian liên kết phối hợp các yếu tố cơ bản của công ty kinh doanh với nhu cầu của thị trường Từ vai trò trên cho thấy muốn nâng cao được kinh doanh xuát khẩu các giải pháp Marketing phải không ngừng được hoàn thiện

2.2.1.2 Nội dung cơ bản của hoạt động marketing trong kinh doanh xuất khẩu

- Phân tích và dự báo thị trường trên cơ sở phân tích nhu cầu khách hàng, tình hình cạnh tranh, các trung gian phân phối, phân tích môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế, công nghệ, văn hoá xã hội

- Làm thích ứng chính sách kinh doanh của doanh nghiệp với nhu cầu và điều kiện thị trường và ở một chừng mực nào đó tác động đến nhu cầu thị trường thông qua các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và giao tiếp, khuếch trương.

- Đánh giá , kiểm tra các chính sách và điều chỉnh

Như vậy, là những nguyên tắc cơ bản của Marketing vẫn được hoàn toàn giữ nguyên giá trị khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình ra thị trường nước ngoài và hiển nhiên là không thể có được một Marketing quốc tế có hiệu quả tại các doanh nghiệp mà những nguyên tắc trên không được đáp ứng.

2.2.2 Lý thuyết về Marketing mở rộng thị trường XK theo quan điểm Ansoff(1965) Được đề cập tới trong nhiều tài liệu liên quan tới marking như "Marketing" của D.Mercer ( http://futureobservatory.dyndns.org ); I Ansoff, Strategies for Diversification, Harvard Business Review, Sep-Oct 1957, trang113-124; giáo trình

Quản trị Marketing của Lê Thế Giới và Nguyễn Xuân Hãn – NXB giáo dục năm 2007,

Quan điểm của Igor Ansoff là mô hình phát triển doanh nghiệp, có hai hướng: Thị Trường và Sản Phẩm Hai chiều này kết hợp thành một ma trận dùng làm một khuôn khổ để xác định cơ hội phát triển của doanh nghiệp Ma trận miêu tả tầm nhìn về sản phẩm - thị trường của một doanh nghiệp, cũng như hướng phát triển của doanh nghiệp,các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Tất cả những điều trên nhằm thể hiện logic và chiến lược của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh của ḿình Mô h́ình của Irgo

Ansoff c ̣òn có ứng dụng rộng hơn nữa, trong việc đề nghị xem xét khả năng sinh ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ một hướng đi SẢN PHẨM - THỊ TRƯỜNG mới, được phát sinh từ việc hợp lực ứng dụng cả hướng đi về sản phẩm lẫn thị trường.

Sản phẩm Thị trường mới Thị trường hiện tại

Sản phẩm mới Đa dạng hóa Phát triển sản phẩm

Sản phẩm hiện tại Mở rộng thị trường Thâm nhập thị trường

Dựa vào cặp sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp, Ansoff xác định 4 khả năng doanh nghiệp có thể xem xét để xác định mục tiêu thị trường công ty hướng tới:

* Chiến lược đa dạng hóa: Các nỗ lực tiếp thị nhằm tạo ra một sản phẩm mới và thị trường mới

* Chiến lược phát triển thị trường: Các nỗ lực tiếp thị nhắm đến việc mở rộng hệ thống phân phối và tìm kiếm thêm khách hàng cho sản phẩm hiện có trên vùng thị trường mới Chiến lược này được dùng khi: có các kênh phân phối mới sẵn có và đáng tin cậy, không tốn kém và có chất lượng cao, có thị trường mới chưa được khai thác và chưa bão hòa.

* Chiến lược phát triển sản phẩm: Là các nỗ lực tiếp thị nhằm tạo ra một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm cũ được cải tiến, có thêm chức năng mới và bán trên một vùng thị trường hiện có.

* Chiến lược thâm nhập thị trường: Là các nỗ lực tiếp thị nhằm tăng doanh số bán ra của sản phẩm hiện có trên một vùng thị trường hiện có Chiến lược này áp dụng được áp dụng trong trường hợp:

- Thị trường sản phẩm và dịch vụ hiện tại chưa bão hòa, tỷ lệ sử dụng của khách hàng hiện tại có thể gia tăng them.

- Thị phần của đối thủ cạnh tranh chủ yếu bị suy giảm do doanh số toàn ngành hàng đang gia tăng.

- Khi gia tăng tính kinh tế theo quy mô cung cấp các lợi thế cạnh tranh chủ yếu.

Khi đó, mục tiêu thị trường là những cam kết số lượng, thường được đưa ra như là những tiêu chuẩn để đánh giá hoàn tất nhiệm vụ trong một khoảng thời gian, hoặc là những điều kiện phải hoàn thành trước một mốc thời gian được đặt ra Tiêu chuẩn hoàn tất nhiệm vụ thường được đặt ra dưới dạng khối lượng hàng bán ra, doanh thu bán hàng hoặc những chỉ số lợi nhuận khác Còn điều kiện phải hoàn thành thường là một tỉ lệ phần trăm thị phần và một số cam kết khác như là phần trăm trên tổng số cửa hàng thuộc mạng lưới phân phối

Quan điểm mở rộng thị trường theo chiều rộng, chiều sâu của doanh nghiệp thương mại

Trong giáo trình: “Marketing thương mại quốc tế ” - PGS.TS Nguyễn Bách Khoa và Th.s Phan Thu Hoài chủ biên, NXB Thống Kê 2003 ; giáo trình “ Marketing xuất nhập khẩu”- Đỗ Hữu Vinh, NXB tài chính năm 2005 và một số tài liệu liên quan khác, có nói đến quan điểm : Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại có thể theo hai phương hướng là mở rộng thị trường theo chiều rộng và theo chiều sâu.

 Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng : là việc gia tăng phạm vi thị trường, đưa sản phẩm mới đến với thị trường mới, khách hàng mới.

- Xét về mặt địa lý: Mở rộng thị trường theo chiều rộng chính là tăng cường sự hiện diện của sản phẩm xuất khẩu tại các địa bàn chưa từng biết đến sản phẩm của nước xuất khẩu Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành thật tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để chọn bán sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.

Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước

quan tâm của người dân và chính phủ, các cuộc thảo luận, tọa đàm cũng như đề tài nghiên cứu Trước đây đã có một số đề tài nghiên cứu về giải pháp marketing-mix , marketing phát triển, phát triển thị trường Tại công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Thăng Long, 3 năm trước đây cũng đã có đề tài nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên mới chỉ đề cập ở việc phát triển chung, chưa có đề tài nào tập trung vào việc phát triển thị trường Châu Âu.

1) Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng mây tre đan tại công ty xuất nhập khẩu Hà Tây ( Hoàng Thị Vân Anh – Năm 2003 ).

2) Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ( Hồ Quỳnh Doan – 2003).

3) Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long ( Nguyễn Ích Hiển- 2003 )

4) Giải pháp marketig- mix thâm nhập thị trường Nhật Bản đối với hàng gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu của công ty TNHH Quang Vinh- Bát Tràng ( Nguyễn Thị Thu Hương- 2009 )

Các đề tài này đều đã phân tích được các nội dung sau :

 Hệ thống lí luận về thị trường , phát triển thị trường sản phẩm

 Các chiến lược phát triển thị trường bao gồm: Thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm

 Đưa ra một số giải pháp cho các chiến lược phát triển đó như hoàn thiện Marketing mix, chiến lược giá, sản phẩm, Marketing mục tiêu…

Tuy nhiên, với sự biến động của nền kinh tế thế giới cũng như sự thay đổi của nhu cầu thị trường, trước tình hình mới những giải pháp cũ đôi khi không phát huy được hiệu quả của nó Đặc biệt với ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, đầu năm 2009, thì việc công ty cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và định hướng lại các giải pháp marketing phát triển thị trường là vô cùng quan trọng

Phân định nội dung vấn đề marketing phát triển thị trường XK của công ty

Phân đoạn thị trường là phân thị trường tổng thể thành những cấu trúc nhỏ hơn thường gọi là đoạn, khúc, mảng, lát cắt có các thông số, đặc tính và đặc điểm, thái độ mua khác nhau nhưng trong nội bộ mỗi đoạn thì lại đồng nhất với nhau mà công ty có thể sử dung một chương trình marketing hỗn hợp phù hợp với từng đoạn đó Với hoạt động xuất khẩu, phân đoạn thị trường quốc tế được hiểu “ là quá trình nhận biết các phân đoạn thị trường riêng biệt- có thể theo quốc gia hoặc nhóm khách hàng riêng lẻ- của các khách hàng tiềm năng có các đặc điểm đồng nhất và có khuynh hướng biểu lộ các hành vi mua giống nhau Thông tin để phân đoạn thị trường là các phân tích chi tiết những thị trường đã được lựa chọn:

- Phân tích cơ cấu thị trường

- Phân tích nhu cầu thị trường

- Phân tích tập tính hiện thực và tinh thần của thị trường.

Việc phân đoạn thị trường có thể tiến hành bằng một trong hai phương pháp sau:

* Phương pháp phân đoạn: Phân chia thị trường theo nhiều đoạn tương ứng với từng tiêu thức sau đó kết hợp các tiêu thức đó vào từng đoạn thị trường Phương pháp này đòi hỏi phải lựa chọn được các tiêu thức trung tâm và tiêu thức bổ sung Việc kết hợp các tiêu thức vào từng đoạn thị trường được tiến hành dưới dạng bảng hoặc sơ đồ hình cây.

* Phương pháp tập hợp: Trong phương pháp này người ta lập thành từng nhóm một các cá nhân trong toàn bộ thị trường theo sự giống nhau cuả đặc điểm tiêu dùng và thị hiếu để hình thành các đoạn thị trường riêng biệt.

2.4.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Một công ty tìm kiếm sự phát triển và thịnh vượng qua khai thác các cơ hội marketing ở nước ngoài phải quyết định về tỷ lệ mà nó sẽ mở rộng các hoạt động thương mại quốc tế của nó, phải quyết định quốc gia nào sẽ thâm nhập, các thị trường và phân đoạn thị trường nào trong các quốc gia này được cung ứng v.v Tất cả những quyết định này hay còn gọi là chiến lược mở rộng thị trường về mặt địa lý của công ty. Để lựa chọn cho mình một thị trường mục tiêu, nhà tiến hành marketing tiến hành phân đoạn thị trường ( đó là việc phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, tính cách và hành vi ) Sau khi phân đoạn thị trường, họ tiến hành đánh giá và so sánh các đoạn từ đó chọn cho mình một đoạn thị trường thích hợp để phục vụ.

- Tập trung vào một đoạn thị trường: Trong trường hợp này, công ty sẽ lựa chọn một đoạn thị trường Thông qua marketing tập trung công ty sẽ dành được một vị trí vững chắc trong đoạn thị trường nhờ hiểu biết rõ hơn những nhu cầu của đoạn thị trường đó.

- Chuyên môn hóa có chọn lọc : Công ty lựa chọn một số đoạn thị trường, mỗi đoạn thị trường đều có sức hấp dẫn và phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực của công ty.

- Chuyên môn hóa sản phẩm: Theo phương án này công ty sẽ sản xuất một sản phẩm có đặc tính nhất định để bán cho một số đoạn thị trường.

- Chuyên môn hóa thị trường: Công ty tập trung vào việc phục vụ nhiều nhu cầu đa dạng của một nhóm khách hàng cụ thể.

- Phục vụ toàn bộ thị trường: Trong trường hợp này, công ty cố gắng phục vụ tất cả các nhóm khách hàng tất cả những sản phẩm mà họ cần đến Chỉ có những công ty lớn mới có thể thực hiện chiến lược phục vụ toan bộ thị trường này.

2.4.1.3 Định vị thị trường mục tiêu Định vị thị trường là thiết kế một sản phẩm có những đặc tính khác biệt so với hàng hòa của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với khách hàng.

Có 2 cách lựa chọn chiến lược định vị:

- Cạnh tranh với sản phẩm sẵn có: với chiến lược này công ty cần thuyết phục vụ khách hàng bằng cách nhấn mạnh lợi thế sản phẩm của công ty so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

- Chiếm lĩnh một vị trí mới: công ty có thể tạo cho sản phẩm của mình một vị trí hoàn toàn mới Đây là chiến lược gắn với việc công ty tìm ra một chỗ trống trong thị trường không có đối thủ cạnh tranh.

Ngoài hai chiến lược cơ bản trên, công ty có thể định vị sán phẩm bổ sung cho các loại sản phẩm khác.

2.4.2 Một số giải pháp marketing- mix nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của công ty kinh doanh quốc tế.

Sản phẩm theo quan điểm marketing là bất cứ thứ gì mà có thể chào hàng trên một thị trường thu hút sự chú ý, giành được, sử dụng hoặc tiêu thụ và nhờ đó có thể thỏa mãn một mong muốn hoặc nhu cầu Các quyết định về sản phẩm bao gồm các quyết định liên quan tới tên gọi, nhãn hiệu, bao gì, các dịch vụ sau bán, phát triển dải sản phẩm , cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng, hợp nhất dải sản phẩm ,định vị Với đặc thù là sản phẩm xuất khẩu thì các quyết định trên có vai trò vô cùng quan trọng vì trên thị trường quốc tế, thường có áp lực lớn đối với các công ty về việc mở rộng sản phẩm hỗn hợp và kéo dài chiều dài, chiều sâu của các tuyến sản phẩm Tùy theo chiến lược phát triển của công ty hướng tới là duy trì, củng cố hay làm mới mà công ty có quyết định về hướng sản phẩm có thể khác nhau Đồng thời, các vấn đề có liên quan đến hoạt động hiện đại hóa, loại bớt và tạo ra những đặc điểm nổi bật cho tuyến sản phẩm sẽ được tiến hành thường xuyên hơn ở các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Các giải pháp về sản phẩm bao gồm :

 Giải pháp về nhãn hiệu sản phẩm xuất khẩu.

Nhãn hiệu sản phẩm bao gồm nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu thương mại Nhãn mác giúp tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của công ty với các đối thủ cạnh tranh. Đối với những sản phẩm hiện tại của công ty thì giữ nguyên nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu thương mại Đối với những sản phẩm mới, công ty có thể đưa ra những nhãn hiệu hàng hóa mới nhưng phải đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc, dễ phân biệt, hợp pháp, độc đáo khi thâm nhập thị trường Ngày nay, khi quyền sở hữu trí tuệ càng được phổ biến và có vai trò quan trọng trong thương mại, thì việc bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm cũng cần được doanh nghiệp quan tâm Từ đó, cùng với việc đưa ra và sử dụng những cái tên thương mại hoặc biểu tượng cụ thể cho sản phẩm , công ty nhờ sự trợ giúp quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác làm cho khách hàng nhận ra sản phẩm của công ty,có hành vi mua sắm nhiều hơn và hài lòng với sản phẩm của công ty.

 Giải pháp về bao bì sản phẩm xuất khẩu

Bao bì được xem là một phần chất lượng sản phẩm, đảm bảo thực hiện đồng thời bốn chức năng: bảo quản và bán hàng hoá, thông tin về hàng hoá, thẩm mỹ, tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng và chức năng thương mại Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và mặt hàng mây tre đan nói riêng, bao bì cũng chính là sản phẩm, cho nên giải pháp giúp nâng cao chất lượng bao bì cũng chính là nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Giải pháp về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm xuất khẩu

Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm góp phần tạo nên sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, là yếu tố riêng tạo nên sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp Kiếu dáng , mẫu mã sản phẩm có tính kích thích tiêu dùng và có ảnh hưởng quyết định tới sự thành công trong quá trình thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Yếu tố quan trọng nhất đối với hàng thủ công mỹ nghệ là tính độc đáo của sản phẩm, nó quyết định tới 90% sản phẩm có được bán hay không ? Một sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ có ý nghĩa về giá trị sử dụng mà nó còn mang theo cả phong tục , tập quán, quan niệm nhân sinh, nền văn hóa nơi sản xuất ra nó Tuy là sản phẩm truyền thống nhưng hàng thủ công mỹ nghệ cũng cần được liên tục đổi mới mẫu mã, kiểu dáng để đáp ứng những nhu cầu thay đổi của từng khách hàng.

 Giải pháp về chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Khái quát và đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc

Khái quát về công ty Cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long.

 Giới thiệu về công ty

- Tên gọi : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long.

- Tên giao dịch: Thang Long Art Article Export Import Joint Stock Company

- Tên viết tắt : Artex Thang Long, JSC

- Trụ sở chính : Số 164, phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

- Website: http://www.artextlvietnam.com

( Mười ba tỷ sáu trăm linh năm triệu chín trăm mười nghìn đồng)

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103017209 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 14/05/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 20/04/2009, ngành nghề kinh doanh hiện nay của Công ty bao gồm:

- Sản xuất, gia công, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng, hóa chất ( trừ hóa chất Nhà nước cấm), phân bón, dệt kim, may mặc, trang trí nội thất, hàng nông sản, lâm sản, sản phẩm gỗ, hải thủy sản, khoáng sản, các loại sản phẩm da và giả da

- Buôn bán, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất thiết bị, phụ tùng , hàng tiêu dùng

-Kinh doanh nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, vật tư trong lĩnh vực may mặc

-Sản xuất kinh doanh các sản phẩm gia dụng, trang sức, lương thực, thực phẩm

- Mua bán , kinh doanh xuất nhập khẩu, cho thuê, bảo dưỡng , sửa chữa ô tô ( cũ và mới), xe có động cơ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phụ kiện, vật tư phục vụ ngành sản xuất ô tô, xe máy

- Kinh doanh đại lý: hưởng hoa hồng, bao tiêu hàng hóa, độc quyền hàng hóa, mua bán hàng hóa, đại lý vận tải

- Dịch vụ : Làm thủ tục hải quan, khai kê hải quan, trông giữ xe

- Quảng cáo thương mại , tổ chức hội trợ, triển lãm thương mại

3.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Ngày 04/09/1989 theo quyết định số 382/ KTĐN-TCCB của bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại, xí nghiệp gia công dịch vụ hàng xuất khẩu (thành lập năm 1988 ) và xí nghiệp Mỹ nghệ xuất khẩu (thành lập năm 1973) được sáp nhập thành xí nghiệp xuất khẩu TCMN và dịch vụ, tên viết tắt là Artexsen Artexsen là công ty con nằm dưới sự quản lý của Tổng công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport Artexsen chính là tiền thân của công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long ngày nay.

Ngày 01/04/1990 theo quyết định số 859/KTĐN -TCCB của Bộ trưởng bộ kinh tế đối ngoại, Artexsen được tách khỏi Artexport trở thành xí nghiệp XNK mỹ nghệ Thăng Long, sản xuất và kinh doanh độc lập trực thuộc Bộ thương mại.

Ngày 23/03/1993 Bộ thương mại cho phép xí nghiệp xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long được đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long, tên giao dịch quốc tế là Artex Thăng Long

Ngày 26/04/2005, Bộ trưởng Bộ Thương Mại ra Quyết định số 1266/QĐ-BTM về việc thực hiện cổ phần hoá 12 công ty Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, trong đó có Công ty Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long Theo đó, ngày 14/12/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra Quyết định số 2130/QĐ-BTM về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long Ngày 14/05/2007, Công ty đã chính thức được chuyển thành Công ty cổ phần Công ty có vốn điều lệ ban đầu 6 tỷ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103017209 được cấp ngày 14/05/2007 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, và thay đổi lần thứ ba ngày 20/04/2009 với số vốn điều lệ mới là 13.605.910.000 đồng

3.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

Công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long là một doanh nghiệp trực thuộc BộThương Mại, kinh doanh dưới hình thức công ty cổ phần với đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản, có con dấu riêng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều tuân thủ theo đúng pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hành vi kinh doanh và nguồn vốn của các cổ đông

Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến, bao gồm các phòng ban và các bộ phận được thể hiện trong sơ đồ tại phụ lục 1

3.2.1.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần XNK Mỹ nghệ Thăng Long trong giai đoạn 2006 – 2009

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa hoàn toàn đối với thị trường bán lẻ, theo lộ trình giảm thuế, hàng hóa các nước sẽ vào Việt Nam nhiều hơn, gây ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước Đối với thị trường thế giới, trong năm 2008,năm 2009 đã xảy ra những biến động sâu sắc, bắt đầu từ khủng hoảng tài chính

Mỹ, kéo theo là Châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước khác cũng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu sản phẩm của Công ty Mặt khác, nguồn nguyên liệu mây, tre… ngày càng khan hiếm dẫn đến chi phí đầu của tăng Tuy nhiên, Công ty có lợi thế là nhà cung ứng sản phẩm thủ công mỹ nghệ lâu năm và có nhiều khách hàng truyền thống trong nước cũng như trên thế giới nên ban lãnh đạo cùng với các cán bộ công nhân viên đã kiên trì phấn đấu để đưa công ty ngày càng vững mạnh trong và ngoài nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp thuế và tuân thủ các quy định của pháp luật Dưới đây là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty qua 4 năm Đơn vị : Triệu đồng (Nguồn : Phòng tài chính kế toán từ năm 2006 đến năm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng doanh thu 198,536.310 220,385.033 201,638.299 214,384.071 Nội địa 37,954.871 58,503.612 63,991.244 61,462.825 Xuất khẩu 160,581.439 161,881.421 137,647.055 152,921.246 Xuất khẩu sang EU 53,542.224 54,368.931 50,832.884 52,868.843

Bảng 2: Báo cáo về doanh thu xuất khẩu của công ty cổ phần mỹ nghệ Thăng Long từ năm 2006 tới năm 2009

Biểu đồ 1 : So sánh doanh thu nội địa, xuất khẩu, xuất khẩu sang EU từ năm

Theo số liệu phân tích trên ta thấy: hoạt động xuất khẩu của công ty là hoạt động chính đóng góp vào tổng doanh thu của doanh nghiệp, so với doanh thu từ nội địa, hoạt động xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao từ 68 %- 81% Trong đó, việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường EU có đóng góp đáng kể vào tỷ trọng doanh thu đó, doanh thu xuất khẩu vào thị trường EU so với tổng doanh thu xuất khẩu của công ty tăng 3.33% -3,35% từ năm 2006 tới 2007 Năm 2008 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế châu Âu nói riêng và nền kinh tế nói chung, tuy nhiên trong năm này doanh thu xuất khẩu vào EU so với tổng đoanh thu XK của công ty vẫn tăng hơn năm trước ở mức 3,6%, tới năm 2009 mức doanh thu này giảm hơn so với năm

2008 xuống 3,45% tuy nhiên so với trước đây thì mức doanh thu này vẫn tăng.

Bảng 3 : So sánh kết quả về doanh thu xuất khẩu của công ty từ năm 2006-2009 Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007/2006 Năm 2008 / 2007 Năm 2009/2008 Tổng doanh thu 21,848.72 -18,746.73 12,745.77

Bảng 4 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trường EU của công ty từ năm 2006 tới năm 2009

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

( Nguồn : Báo cáo kinh doanh công ty từ năm 2006 -2009 )

Dựa vào bảng trên cho thấy rằng: Với sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, thị trường trong và ngoài nước cũng có những biến động lớn về giá nguyên- nhiên liệu đầu vào, chi phí cho hoạt động kinh doanh ngày càng lớn dẫn tới việc doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty sang EU có những thay đổi khác nhau qua 4 năm. Dưới đây là biểu đồ so sánh kết quả doanh thu bán hàng và lợi nhuận trước thuế.

Biểu đồ 2 : So sánh kết quả doanh thu bán hàng và lợi nhuận trước thuế của công ty khi xuất khẩu sang EU từ năm 2006 tới năm 2009

Bảng 5 : So sánh kết quả về doanh thu xuất khẩu sang EU từ năm 2006-2009

Chỉ tiêu Năm 2007/2006 Năm 2008 / 2007 Năm 2009 / 2008

3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh xuất khẩu với hoạt động của công ty tại EU.

3.2.2.1 Ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô

 Môi trường kinh tế quốc tế:

EU là thị trường với 27 nước và địa bàn rộng hơn 4 triệu km 2, với dân số trên 460 triệu người, có tổng GDP gần 15000 tỷ USD, chiếm khoảng 27% tổng GDP của toàn thế giới, là một liên minh kinh tế hùng mạnh, có ảnh hưởng lớn tới hoạt động và sự phát triển của nền kinh tế thế giới Trước đây, EU có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, năm 2006 là 2,3%/năm, năm 2007 là 2.7%/năm Tuy nhiên, cho tới cuối năm

2008 đầu năm 2009, các nước EU đã phải chịu ảnh hưởng trầm trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế, mà ảnh hưởng của nó đã lan rộng tới nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực đã giảm xuống ở mức 1,8%.năm Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat còn đưa ra công bố quy mô kinh tế tính theo năm trong 3 tháng cuối năm 2009 của 16 nước sử dụng đồng Eurozone đã giảm 2,2%, thấp hơn mức dự đoán trước đây là 2,1% Tuy nhiên, với những nỗ lực phục hồi lại nền kinh tế tăng trưởng như trước đây của các nước EU nói chung và dấu hiệu dần phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, giới nghiên cứu cho rằng, Châu Âu sẽ thoát khỏi suy thoái tuy nhiên mới chỉ đạt mức tăng trưởng dự kiến 0,9% trong năm 2010.

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN SANG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG

Những hạn chế còn tồn tại

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008, người dân các nước EU cũng như các quốc gia khác trên thế giới lâm vào tình trạng khó khăn, lạm phát tăng cao nên người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu Trong khi các mặt hàng mây tre đan của công ty chủ yếu là mặt hàng mang tính chất trang trí, đây không phải là mặt hàng thiết yếu nên sức mua không có sự ổn định qua các năm.

Thêm vào đó, thị trường EU là một thị trường hấp dẫn, công ty luôn phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế cả về mẫu mã và giá cả Trong khi hoạt động tiếp nghiên cứu, cận thị trường của công ty vẫn chưa đầy đủ, bài bản. Việc nghiên cứu chỉ được tiến hành khi cần xác định một thị trường hay khách hàng đã có quan hệ kinh tế với công ty.

Năng lực tài chính của công ty còn hạn chế nên số lượng hàng hóa của công ty đưa sang để tham gia vào các hội trợ triển lãm còn chưa phong phú Trong khi website quảng cáo của công ty lại không mấy đem lại hiệu quả do nội dung website còn mang tính đơn điệu, thông tin về sản phẩm chậm được cập nhật Do đó số lượng đơn đặt hàng chủ yếu vẫn là các tổ chức thương mại quen thuộc qua giới thiệu hoặc tự tìm đến doanh nghiệp.

Mẫu mã sản phẩm có cải tiến nhưng còn chậm, khó theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, do chúng ta vẫn xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế, có thể sản xuất được hơn là các sản phẩm thị trường yêu cầu Một điểm hạn chế quan trọng khác là sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương, đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, nên chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối

Hệ thống kênh phân phối của công ty phụ thuộc nhiều vào các trung gian phân phối nước ngoài, khách hàng chủ yếu của công ty là những tổ chức bán buôn, mức giá bán ra tại thị trường EU có thể cao gấp 2-4 lần giá ta bán cho họ, làm giảm khả năng thu lợi của công ty trên thị trường này so với việc trực tiếp công ty phân phối và bán ra cho khách hàng.

Các hoạt động xúc tiến rời rạc,còn tính tạm thời nên chưa thực sự thu được hiệu quả Thời gian hỗ trợ cho những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng còn lâu , đặc biệt còn có phàn nàn của khách hàng về chất lượng hàng hóa ko đồng đều.

Nguyên nhân của những hạn chế

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với những biến động kinh tế, chính trị trên thế giới làm cho giá cả nguyên- nhiên liệu đầu vào tăng mạnh, chi phí sản xuất kinh doanh và chị phí tiêu thụ tăng lên đáng kể, khiến giá vốn của mặt hàng thủ công mỹ nghệ tăng, giá sản phẩm bán trên thị trường cũng ít nhiều tăng theo ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty tại thị trường EU

Trong cơ cấu tốt chức của công ty, thông tin từ phòng thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu của các phòng nghiệp vụ kinh doanh Việc nghiên cứu và phát triển thị trường còn dàn trải, chưa có trọng tâm khiến hiệu quả mang lại chưa thực sự cao, chưa đi sâu, đi sát vào từng thị trường cụ thể.

Chưa có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nước để nâng cao hiệu quả của việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của toàn ngành

Một yếu tố nữa, do chủ yếu là nghề truyền thống, nên không thể sản xuất đại trà khối lượng lớn, lượng sản phẩm sản xuất ra ít ỏi nên tất cả các khoản chi phí tính trên sản phẩm sẽ cao Kể cả chi phí vận chuyển, chi phí thủ tục, các sản phẩm phải chia nhau gánh vác vào giá Điều này khiến cho giá của công ty vẫn cao hơn với giá cạnh tranh trên thị trường EU, nhất là so với các đối thủ Trung Quốc.

Trong năm qua cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty còn đơn điệu, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm truyền thống của công ty do công ty còn chưa đầu tư sâu, nghiên cứu và phát triển mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm mới.

Công ty chưa có đội ngũ nhân viên am hiểu marketing quốc tế, tinh thông nghiệp vụ và đảm nhận tốt việc tổ chức các hoạt động Marketing quốc tế nên việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng tại thị trường xuất khẩu chưa kịp thời

Một doanh nghiệp khi muốn có sức mạnh trên thị trường thì điều mà họ cần là phải tạo ra thương hiệu cho sản phẩm của mình, từ đó có những chính sách về khuyếch trương để tạo nên tiếng vang cho sản phẩm Nhưng đối với công ty cổ phần XNK Mỹ Nghệ Thăng Long thì sản phẩm của công ty vẫn cần một giải pháp tích cực hơn cho thương hiệu của mình, để có thể tạo nên chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.

4.1.3 Các dự báo triển vọng về việc phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty Artex Thăng Long

Dự báo triển vọng về môi trường kinh doanh và xu hướng tương lai

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 750 triệu USD, tăng 19% so với năm 2008 Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở mức 20-22% năm và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD Thị trường EU được coi là một thị trường chủ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu TCMN, EU mỗi năm nhập khẩu khoảng 7 tỉ USD, trong khi Việt Nam cũng chỉ chiếm 5,4% trong số kim ngạch đó, đến năm 2010 Việt Nam phấn đấu xuất khẩu vào thị trường này 600 triệu USD

Theo dự đoán của các chuyên gia, người tiêu dùng EU đang có xu hướng tập trung vào trang trí nhà cửa sao cho tiện nghi và sinh động hơn, từ vật liệu dán tường, khăn trải bàn cho đến bộ bàn ăn, ghế, bộ đồ ăn, mành tre, mành trúc, đũa tre, lẵng hoa, làn, giỏ, chao đèn, khay,bàn ghế, giường tủ Phòng tắm trở thành nơi thư giãn, có không gian rộng hơn, trang trí gây ấn tượng mạnh hơn, màu sắc trầm và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chứa đựng sắc tố tự nhiên Bên cạnh đó, người dân EU ngày càng để ý đến trang trí khu đất trước và sau nhà, bằng cách thiết kế những mảnh vườn, khu thư giãn Chính vì vậy, những mặt hàng như tượng, bàn ghế làm bằng mây tre rất được ưu chuộng Trong mặt hàng TCMN, mảng thị trường quà tặng công ty cũng đang phát triển, đặc biệt là những mặt hàng có gắn logo hay những hình ảnh có thể nhận biết được công ty Doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam muốn thành công tại thị trường EU thì ngoài việc phải nắm bắt rõ những quy định của cơ quan thuế và hải quan EU đối với mặt hàng TCMN, ngay từ ban đầu cần chớp thời cơ gây ấn tượng tốt cho các nhà nhập khẩu EU thông qua tiếp thị hình ảnh công ty, giới thiệu giá cả, quy cách kỹ thuật và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình Đặc biệt, hàng hóa nhập vào EU phải là hàng chất lượng cao, bền, do đó DN nên lưu tâm cụ thể đến yêu cầu dán nhãn và bao gói chính xác Riêng hàng TCMN dùng bên ngoài trời như hàng song, mây phải đủ khả năng chịu được sự biến đổi mạnh về nhiệt độ và độ ẩm Mặt hàng dành cho trẻ em phải thỏa mãn yêu cầu chỉ tiêu an toàn về sức khỏe, tính mạng và các tiêu chuẩn chống cháy nổ Đây là yếu tố vô cùng quan trọng tạo ấn tượng với nhà nhập khẩu nói chung và người tiêu dùng EU nói riêng Bên cạnh đó, DN cần lưu ý tới những điểm mấu chốt như: sản xuất hàng mẫu với vòng quay nhanh, hàng giao phải đúng với đặc trưng kỹ thuật đã thỏa thuận; đảm bảo tính liên tục của nguồn cung; duy trì chất lượng cao ở mức giá cạnh tranh và bao bì thích hợp cho vận tải đường biển; đặc biệt phải tuyệt đối tôn trọng chữ tín kinh doanh và đây cũng chính là yêu cầu hàng đầu của các nhà nhập khẩu EU đối với đối tác làm ăn của họ.

Về nguồn nguyên liệu: Theo nguồn tin từ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay ngành thủ công mỹ nghệ phải nhập khẩu khoảng 50% nguyên liệu sản xuất Thiếu nguyên liệu sản xuất đang là thách thức hàng đầu với các doanh nghiệp kinh doanh,sản xuất TCMN tại nước ta hiện nay Nguồn tài nguyên trong nước có dấu hiệu bị cạn kiệt do không có chiến lược, mạnh ai nấy làm, chính sách tái đầu tư trồng mới và khai thác không có kế hoạch, dẫn đến phát triển nguồn nguyên liệu không đồng bộ, ảnh hưởng khá trầm trọng đến tương lai của ngành hàng TCMN Về nguyên liệu tre, gỗ, song mây,cói là ví dụ điển hình, phải nhập khẩu chiếm tới 50% (sản lượng tre nguyên liệu) từ nước ngoài, doanh nghiệp phải nhập khẩu từ Lào, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu- chia… mặc dù vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho việc tái trồng trọt, trong khi đó nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu, giá trị thường đạt từ 95% trên sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Ngành mây, tre đan xuất khẩu hiện nay có đến hơn 42% các cơ sở đang hoạt động cầm chừng và có nguy cơ đóng cửa vì không chủ động được nguyên liệu Dự báo trong 10 năm tới, hệ thống làng nghề TCMN Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng thoái trào nếu không có chiến lược quy hoạch, phát triển các vùng nguyên liệu hợp lý Được biết, hiện Bộ NN và PTNT đang giao cho Cục Chế biến, Thương mại Nông-Lâm-Thủy sản thực hiện dự án “Quy hoạch các làng nghề gắn với vùng nguyên liệu” trên phạm vi cả nước Tuy nhiên, đến nay, dự án mới chỉ đang trong quá trình… xây dựng.

Định hướng phát triển của công ty

Trên cơ sở thấy rõ được những khó khăn cũng như lợi thế mà Công ty có được, Công ty đặt ra kế hoạch cho các năm tiếp theo như sau

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Vốn điều lệ Triệu đồng 13.605,91

Tổng doanh thu Triệu đồng 280.000 300.000 320.000 Tổng lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 1.900 2.000 2.100

Tổng lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.425 1.500 1.575

Tỷ lệ trả cổ tức % 10 10 10

(Nguồn: Do Công ty cung cấp )

Bảng : Phương hướng hoạt động các năm 2010 và 2011

- Tiếp tục tìm kiếm các đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường kinh doanh sang thị trường mới như Canada, Braxin, một số nước Đông Âu …

- Mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng hóa chất, điện tử, điện lạnh trên cơ sở đúng pháp luật, làm gia tăng lợi nhuận cho Công ty.

- Nâng cao vai trò thực sự của người lao động, gắn chặt giữa trách nhiệm trong công việc với quyền lợi của người lao động và các cổ đông, tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, đổi mới hình thức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty, xây dựng và phát triển doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế quốc gia, ổn định việc làm và cải thiện đời sống người lao động. Định hướng phát triển thị trường EU

Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống và những sản phẩm truyền thống, công ty tiến hành tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ tại các nước EU rộng hơn, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại mặt hàng cho thị trường này. Đẩy mạnh hơn lượng bán ra với các tổ chức thương mại và các nhà nhập khẩu EU, quan tâm tới thị trường Đông Âu đã mất do khủng hoảng kinh tế Đẩy mạnh hơn các hoạt động xúc tiến bán tại thị trường EU nhằm tăng doanh số Đề xuất một số giải pháp marketing phát triển thị trường EU đối với hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty cổ phần XNK Mỹ nghệ Thăng Long Đề xuất giải pháp về thị trường

4.3.1.1Tăng cường công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu mục tiêu

Hoạt động kinh doanh hiện đại không thể thiếu nghiên cứu thị trường, nó cho phép doanh nghiệp nắm được các yếu tố cơ bản của một thị trường : cung, cầu, giá cả và cạnh tranh Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ như công ty Artex Thang Long còn phải tập trung nghiên cứu các yếu tố văn hóa của thị trường như phong tục tập quán, tín ngưỡng , các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, môi trường để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất với khách hàng Tại công ty, nghiên cứu thị trường phần lớn là công việc của phòng thị trường Để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của phòng thị trường, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau :

Phòng thị trường hiện nay chỉ là một phòng hành chính, kết quả hoạt động nghiên cứu thị trường không được gắn trực tiếp với kết quả kinh doanh xuất khẩu nên hiệu quả công việc của phòng thị trường chưa cao Công ty nên có cơ chế gắn lợi ích của phòng thị trường trực tiếp với kết quả kinh doanh của các phòng nghiệp vụ như cho phép được hưởng % hoa hồng, thưởng để tạo động lực cho phòng thị trường thực hiện tốt hơn nữa công việc của mình.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của phòng, phân chia các khu vực thị trường cho từng bộ phận cụ thể, cần tập trung vào những thị trường chính, thị trường tiềm năng để đảm bảo hoạt động nắm bắt nhanh nhất với những biến đổi của thị trường, phản hồi kịp thời cho các phòng nghiệp vụ

Tổ chức kênh thông tin trong nội bộ doanh nghiệp hợp lý, rút ngắn thời gian hoạt động truyền tin, từ đó giúp các phòng nghiệp vụ thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời -> nắm bắt nhanh cơ hội, chớp thời cơ kinh doanh.

Phối hợp hoạt động nghiên cứu thị trường của phòng thị trường với các bộ phận khác, tận dụng các chuyến giao hàng, các đợt triển lãm ở nước ngoài để nghiên cứu thị trường, tiết kiệm chi phí nghiên cứu Đồng thời nắm rõ mục tiêu thị trường cụ thể của từng phòng nghiệp vụ để có kế hoạch nghiên cứu thị trường hợp lý

4.3.1.2 Lập kế hoạch phát triển cho từng thị trường, thị trường mục tiêu

Tại thị trường Châu Âu là thị trường có tiềm lực kinh tế lớn, khả năng thanh toán cao và nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng lên trong thời gian tới Công ty cần đáp ứng được những đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ, Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn như chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường đắt đỏ, mức độ trạnh tranh thì gay gắt thì để có thể đạt hiệu quả cao hơn, công ty cần chú ý :

- Ổn định hơn nữa về mặt chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khó tính như đã cam kết trong hợp đồng,đảm bảo về mẫu mã, yếu tố hóa chất, sản xuất và cung cấp những sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn, phù hợp với mong muốn và khả năng thanh toán của khách hàng

- Thực hiện giao hàng đúng thời hạn, chất lượng, bảo quản và vận chuyển hàng tốt, tránh hư hỏng do vận chuyển hoặc do thay đổi thời tiết, có dịch vụ chu đáo đến nơi khách hàng yêu cầu, đảm bảo chữ TÍN trong hoạt động kinh doanh

Trước đây, Đông Âu từng là thị trường quan trọng nhất, chiếm phần lớn tỷ trọng kim ngạch của công ty Sau khủng hoảng kinh tế, chính trị ở khu vực này, nền kinh tế Đông Âu sụt giảm khiến công ty mất gần hết thị trường Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, sự phục hồi kinh tế của nước Nga lại mở ra những cơ hội cho công ty thâm nhập lại thị trường này, giành lấy vị thế đã mất Để làm được điều này, công ty nên áp dụng các biện pháp :

- Nối lại quan hệ với các bạn hàng cũ mà công ty đã từng làm ăn, củng cố mối quan hệ đã có, đồng thời tìm kiếm các bạn hàng mới

- Có các chính sách ưu đãi đối với khách hàng thân quen, giảm chi phí, giảm giá xuất khẩu.

- Do hoạt động ngân hàng còn nhiều hạn chế, hình thức thanh toán bằng L/C nhiều khi trục trặc do sai sót chứng từ Công ty cũng nên có các biện pháp linh hoạt trong thanh toán, chuẩn bị đủ vốn để ứng trước tiền hàng trong khi chờ khách hàng thanh toán Đây cũng là thị trường có mức tiêu dùng của dân cư cao, xu hướng tiêu dùng hàng mỹ nghệ đang tăng, và có yêu cầu cao về chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm. Chính sự độc đáo và khác lạ của sản phẩm là yếu tố thu hút lớn của khách hàng trên thị trường này Các thị trường này hiện nay mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, nhưng tiềm năng trong tương lai là rất lớn vì vậy công ty nên nhanh chóng đẩy mạnh công tác xúc tiến vào thị trường này. Đề xuất giải pháp marketing phát triển thị trường EU của công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long

4.3.1.3 Giải pháp về sản phẩm xuất khẩu

Ngày đăng: 14/08/2023, 14:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Ma trận Ansoff: - Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ thăng long sang thị trường châu âu
Bảng 1. Ma trận Ansoff: (Trang 10)
Bảng 3 : So sánh kết quả về doanh thu xuất khẩu của công ty từ năm 2006-2009              Đơn vị : Triệu đồng - Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ thăng long sang thị trường châu âu
Bảng 3 So sánh kết quả về doanh thu xuất khẩu của công ty từ năm 2006-2009 Đơn vị : Triệu đồng (Trang 26)
Bảng  :  Phương hướng hoạt động các năm 2010 và 2011 - Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ thăng long sang thị trường châu âu
ng : Phương hướng hoạt động các năm 2010 và 2011 (Trang 48)
Hình 1: Đề xuất quy trình phát triển sản phẩm mới - Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ thăng long sang thị trường châu âu
Hình 1 Đề xuất quy trình phát triển sản phẩm mới (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w