MỤC LỤC
Từ đó, cùng với việc đưa ra và sử dụng những cái tên thương mại hoặc biểu tượng cụ thể cho sản phẩm , công ty nhờ sự trợ giúp quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác làm cho khách hàng nhận ra sản phẩm của công ty,có hành vi mua sắm nhiều hơn và hài lòng với sản phẩm của công ty. Đối với hoạt động phát triển thị trường , khi khách hàng chủ yếu của công ty là các trung gian phân phối và các tổ chức thương mại thì hoạt động xúc tiến chủ yếu tập trung vào chiết khấu, giảm giá hàng bán hoặc những món quà đặc biệt về chính sản phẩm của công ty nhưng ít hoặc không có trên thị trường.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập nhằm mục đớch tỡm hiểu rừ hơn hoạt động marketing phát triển thị trường , các giải pháp chiến lược mà công ty đang áp dụng cho việc phát triển của mình tại thị trường Châu Âu. - Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn : Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm liên quan đến hoạt động marketing phát triển thị trường của công ty Artex Thăng Long: Bảng câu hỏi điều tra gồm 15 câu hỏi được đính kèm tại phụ lục 1, trong đó 03/03 phiếu được gửi tới và thu về từ giám đốc và 2 phó giám đốc, 07/07 phiếu thu về từ 3 trưởng phòng kinh doanh, 2 nhân viên phòng thị trường ,2 nhân viên phòng kinh doanh XNK 2 công ty Artex Thang Long. Ngoài ra, thông tin còn được tham khảo từ ý kiến nhận xét đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực marketing phát triển thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng , ý kiến gợi ý của các chuyên gia tại doanh nghiệp để rút ra kết luận.
Phần chênh lệch được tính tỉ lệ phần trăm tương ứng, vẽ biểu đồ so sánh sự chênh lệch giữa doanh thu, các chỉ tiêu có thể so sánh khác từ năm 2006 tới nay, với gốc là năm 2006 tại công ty cổ phần XNK Mỹ nghệ Thăng Long. - Xử lý bằng Excel và phần mềm thống kê SPSS để tổng hợp và so sánh nhanh chóng, chính xác các số liệu sơ cấp và thứ cấp về tình hình hoạt động marketing phát triển thị trường của công ty Artex Thang Long trong 4 năm gần đây,với các chỉ tiêu có thể so sánh khác của công ty , thị trường, đối thủ cạnh tranh….
Hiện nay khách hàng của công ty tại thị trường EU phần lớn là tại các nước Tây- Bắc Âu, khu vực Đông Âu đang trong quá trình phục hồi kinh tế, nhưng về lâu dài, với những mối quan hệ đối tác làm ăn có sẵn từ trước, công ty hoàn toàn có lợi thế khi thâm nhập sâu vào những quốc gia ở khu vực này. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn các đối thủ đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố tác động thường xuyên và trong suốt hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp. Thông thường, các cơ sở sản xuất nhỏ đều chủ yếu sử dụng lưu huỳnh (diêm sinh) để ủ sấy mây tre, lưu huỳnh vừa có tác dụng chống mốc, mọt vừa có tác dụng làm trắng, lên mầu vàng đẹp cho nhiều mặt hàng mây tre, thêm nữa giá của lưu huỳnh rất rẻ, cách sử dụng ủ sấy cũng rất đơn giản và tiện lợi.
Tuy nhiên, lưu huỳnh là chất độc đã bị cấm sử dụng trong quá trình sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu vào các nước Châu Âu và Bắc Mỹ vì đây là một chất độc cho cả người sản xuất lẫn người sử dụng.Chất Borax hoặc Oxit kẽm cũng có thể được sử dụng trong quá trình luộc tre để ngăn chặn mốc mọt, nhưng theo qui định mới của Châu Âu thì đây cũng là những chất không được phép sử dụng. Các nước ở khu vực Đông Âu , mặc dù hiện tại tỉ trọng của nó trong tổng kim ngạch rất nhỏ, hầu hết là các đơn hàng nhỏ lẻ, giá trị thấp, nhưng về lâu dài với những mối quan hệ bạn hàng từ trước khi Đông Âu suy thoái kinh tế, đây cũng là một thị trường công ty có lợi thế khi tiến hành thâm nhập trở lại. Thông thường, sản phẩm đan lát của công ty thường được đặt hàng trong suốt các dịp lễ trong năm như dịp hè, các lọai giỏ mây đựng thức ăn trong dịp Giáng sinh, Phục sinh, các giỏ đựng quà.Với mặt hàng nhóm tiêu dùng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng bàn ghế bằng tre có giá trị lớn nhất.
Nguồn hàng mây tre đan của công ty chủ yếu được nhập về từ những làng nghề có lợi thế như ở Chương Mỹ - Hà Tây, ở Đồng Văn- Hà Nam, Thanh Hóa, Nam Định.Do được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên nên các sản phẩm mây tre có những đặc điểm riêng, phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết như có thể dễ bị ngấm nước, mối mọt, có thể bị cong, vênh.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với những biến động kinh tế, chính trị trên thế giới làm cho giá cả nguyên- nhiên liệu đầu vào tăng mạnh, chi phí sản xuất kinh doanh và chị phí tiêu thụ tăng lên đáng kể, khiến giá vốn của mặt hàng thủ công mỹ nghệ tăng, giá sản phẩm bán trên thị trường cũng ít nhiều tăng theo ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty tại thị trường EU. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam muốn thành công tại thị trường EU thỡ ngoài việc phải nắm bắt rừ những quy định của cơ quan thuế và hải quan EU đối với mặt hàng TCMN, ngay từ ban đầu cần chớp thời cơ gây ấn tượng tốt cho các nhà nhập khẩu EU thông qua tiếp thị hình ảnh công ty, giới thiệu giá cả, quy cách kỹ thuật và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình. Công ty cũng phải hiểu những khó khăn của người sản xuất khi không biết sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu thị trường xuất khẩu; thiếu vốn, việc đặt mua nguyên liệu thường với số lượng nhỏ nên phải chịu giá nhập nguyên liệu cao.v.v Từ đó, có những hỗ trợ nhất định để tạo mối liên kết vững chắc giữa công ty với các chủ hàng, tạo đảm bảo chắc chắn về nguồn hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chủng loại và chất lượng sản phẩm.
Công ty có thể lựa chọn và xây dựng những cơ sở vệ tinh ở Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định cho mặt hàng mây tre đan; đứng ra đặt hàng một số lượng nguyên liệu lớn để hưởng giá mua nguyên liệu thấp sau đó bán lại cho các cơ sở sản xuất với giá hợp lý, giúp giảm giá thành của người sản xuất; nhận bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý được quy định trong các hợp đồng cho từng vụ sản xuất, như thế, sẽ giúp người sản xuất yên tâm sản xuất, còn công ty sẽ không phải mua hàng với giá cao khi khan hiếm hàng hóa. Vì vậy, nhà nước nên có những kế hoạch hỗ trợ thông tin thị trường, xúc tiến thương mại như xây dựng các mạng tin học về thị trường , hình thành hệ thống catalogue điện tử về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, hình thành các tổ chức tư vấn, dự báo biến động thị trường không vì lợi nhuận, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội trợ quốc tế và xúc tiến thương mại, đồng thời tổ chức các cuộc triển lãm, hội trợ thương mại,tuần lễ văn hóa Việt có hiệu quả mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đối với các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, nhất là các vùng nông thôn nghèo nên được hưởng những ưu đãi về lãi suất vay, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm kinh doanh đầu tạo điều kiện cho người dân tại các làng nghề tiếp tục phát triển sản xuất tại địa phương, mở rộng quy mô sản xuất mới giảm được giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, Nhà nước nên có những giải pháp để hạ cước phí các dịch vụ bưu chính viễn thông, điện, nước, chi phí liên quan đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như chi phí lưu kho bãi, lệ phí cảng…Những chi phí phải trả cho những dịch vụ này quá cao sẽ ảnh hưởng đến mọi nỗ lực giảm giá sản phẩm của doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.