1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tập hợp và phân tích số liệu thống kê và dự báo về tình hình thương mại điện tử b2c của một khu vực châu á

19 1,4K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 265,5 KB

Nội dung

Tập hợp và phân tích số liệu thống kê và dự báo về tình hình thương mại điện tử B2C của một khu vực châu Á

Trang 1

Nhóm 1 Lớp 0903ECOM0411

Đề tài: Tập hợp và phân tích số liệu thống kê và dự báo về tình hình thương mại điện tử B2C của một khu vực châu Á

Mục lục

Trang

I.Tổng quan về thị trường TMĐT B2C Châu Á-Thái Bình Dương………… 2

1.Giới thiệu……… 2

2.Phân tích thị trường ……… 2

2.1.Tình hình phát triển tại thời điểm hiện tại……… 2

2.2.Dự báo sự phát triển trong tương lai ……… 4

2.3 Các khó khăn chung ……… 5

II.Tình hình TMĐT B2C tại 1 số nước cụ thể ……… 6

1.Tại Singapore ……… 6

1.1.Giới thiệu ……… 6

1.2 Phân tích số liệu thống kê về tình hình thương mại điện tử B2C tại Singapore……… 7

1.3 Dự báo tình hình phát triển B2C tại Singapore trong thời gian sắp tới 11

2.Tại Hàn Quốc……… 11

2.1.Giới thiệu Thị trường Thương mại điện tử Hàn Quốc……… 11

2.2.Nhìn chung xu hướng thị trường……… 12

2.3.Xu hướng của giao dịch B2C……… 12

2.4 Phân tích số liệu về tình hình TMĐT trong năm 2008 và nửa đầu 2009……… 14

Trang 2

I.Tổng quan về thị trường TMĐT B2C Châu Á-Thái Bình Dương

1.Giới thiệu

Theo báo cáo thương mại điện tử 2005 của UNCTAD, tốc độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%, thấp hơn so với 2 năm trước đó (26%) Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu á (56%), Đông Nam á và SNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICT nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới Mặc dù khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thương mại điện tử còn phát triển chậm thế nhưng trong tương lai khu vực này có 1 tiềm năng rất lớn và đe dọa tới thị phần của các nước lớn như Anh, Mỹ và các nước Tây Âu

2.Phân tích thị trường

2.1.Tình hình phát triển tại thời điểm hiện tại

Tại thời điểm tháng Năm 2007, đã có gần 284.000.000 người trong độ tuổi từ 15 trở lên truy cập Internet từ nhà hoặc nơi làm việc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dựa theo số liệu của comScore trong đánh giá toàn diện về hành vi khách hàng sử dụng Internet tại khu vực, bao gồm 10 quốc gia Điều này đại diện cho 10% dân số-Châu Á Thái Bình Dương từ 15 tuổi trở lên

Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trung bình 1 người truy cập Internet trên 13,8 ngày trong tháng và dành 20,2 giờ xem 2.171 trang So với tỉ lệ trung bình trên toàn cầu là 17,1 ngày sử dụng / tháng, dành 25,2 giờ xem2 519 trang / tháng, thì khu vực châu Á-Thái Bình Dương có phần thấp hơn một chút so với phần còn lại của thế giới

Úc: 10.109.000 (16% của tổng số dân cả nước ở độ tuổi 15 +)

Trang 3

 Trung Quốc: 91.527.000 (9%)

 Hồng Kông: 3.550.000 (59%)

 Ấn Độ: 22.805.000 (3%)

 Nhật Bản: 53.682.000 (49%)

 Malaysia: 7.521.000 (45%)

 New Zealand: 1.949.000 (60%)

 Singapore: 2.226.000 (58%)

 Hàn Quốc: 26.278.000 (65%)

 Đài Loan: 9.319.000 (50%)

 Châu Á-Thái Bình Dương: 283.519.000 (10%)

Ý nghĩa từ những phát hiện nghiên cứu này bao gồm:

 Hàn Quốc tự hào là quốc gia có tỷ lệ người sử dụng Internet lớn nhất , với 65% tổng dân số của nó sử dụng internet trong tháng Năm (truy cập tại nhà hoặc nơi làm việc , từ 15 tuổi trở lên), tiếp theo là Úc (62%), New Zealand (60%) và Hồng Kông (59%) Ấn Độ thấp nhất có lúc chỉ là 3%

 Trung Quốc hiển nhiên là nước có số người sử dụng Internet lớn nhất với 91.500.000 người (tử 15 tuổi trở lên ,truy cập từ nhà hoặc tại nơi làm việc ) trong tháng 5 năm 2007), nhưng chỉ chiếm tỉ lệ 9% tổng dân số của quốc gia Nhật Bản có 53.700.000 người sử dụng (49%) và Hàn Quốc 26.300.000 (65%) Tổng cộng số người sử dung Internet của 3 nước trên đã chiếm 60% của cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

 Hàn Quốc có cộng đồng cư dân mạng năng động nhất, với việc trung bình mỗi người sử dụng internet 17,4 ngàytrong tháng Năm, và dành 31,2 giờ

để vào 4.546 trang – nhiều gấp hai lần so với mức trung bình của cả khu vực

 New Zealand là nước có số người sử dụng Internet ít nhất trong khu vực (1.949 triệu người) nhưng tỉ lệ truy cập hàng tháng / 1 người là 16,4 ngày, so với mức trung bình của khu vực 13,8 ngày

Châu Á-Thái Bình Dương là 1 khu vực có thị trường thương mại điện tử phân chia thành 2 phần

 Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 nước chiếm thị phần lớn nhất trong khu vực , với tổng doanh thu từ hoạt động TMĐT B2C lần lượt là 34 tỷ $ và 14t ỷ $ trong năm 2006, theo eMarketer Cả hai nước đều có tỷ lệ thâm nhập Internet và điện thoại di động cao, đều có nền cơ sở hạ tầng thương mại điện tử phát triển và đã đi những bước đầu tiên trong việc thử nghiệm và triển khai các mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến, điều sẽ giúp họ có được 1 thị trường tăng trưởng ổn định trong tương lai Do đó, không có gì là ngạc nhiên khi 2 quốc gia này dẫn đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong kinh doanh thương mại điện tử B2C

Trang 4

 Bên cạnh đó những nước còn lại mà nổi bật nhất là Trung Quốc và Ấn Độ đang bám đuổi quyết liệt Sự phát triển của tầng lớp trung lưu ,đầu tư về

cơ sở vật chất và kinh nghiệm mua hàng trực tuyến nhiều hơn của khách hàng đều là những yếu tố góp phần tạo nên mức tăng trưởng cao trong TMĐT B2C của 2 quốc gia này

2.2.Dự báo sự phát triển trong tương lai

Doanh thu thương mại điện tử B2C, bao gồm cả du lịch, của năm nước lớn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ước tính đạt khoảng 73 tỷ % tăng 24% so với năm 2006.eMarketer dự báo rằng doanh thu trực tuyến sẽ nhiều hơn gấp đôi và sẽ đạt ngưỡng 168.700.000.000 $ trong năm 2011, tăng trưởng với tốc độ hàng năm 23,3%

Tổng doanh thu TMĐT B2C tại các quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, 2006-2011:

 2006: 59100000000 $

 2007: 73300000000 $

 2008: 97700000000 $

 2009: 124.100.000.000 $

 2010: 145.500.000.000 $

 2011: 168.700.000.000 $

Nhật Bản và Hàn Quốc đang là 2 nước dẫn đầu , nhưng điều này sẽ không duy trì được lâu Năm 2006, doanh thu thương mại điện tử B2C của nhóm năm thị trường lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ đạt 59.100.000.000 $, và Nhật Bản chiếm phần lớn với thị phần 62,3% doanh số bán trực tuyến trong năm, theo eMarketer Nhưng mọi thứ đang thay đổi ,vào năm 2011 Nhật Bản và Hàn Quốc

là 2 thị trường đã bão hòa , cả hai sẽ dần mất thị phần cho 2 quốc gia mới nổi trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến là Trung Quốc và Ấn Độ

Dự tính doanh thu thương mại điện tử B2C của nhóm 5 quốc gia lớn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, năm 2011:

 Úc: 31100000000 $ (tăng từ $ 13600000000 năm 2007)

 Trung Quốc: 24100000000 $ (tăng từ $ 3800000000 năm 2007)

 Ấn Độ: 5600000000 $ (tăng từ $ 1200000000 năm 2007)

 Nhật Bản: $ 90,0 tỷ đồng (tăng từ $ 43700000000 năm 2007)

 Hàn Quốc: 17900000000 $ (tăng từ $ 73300000000 năm 2007)

 Châu Á-Thái Bình Dương: 168.700.000.000 $ (tăng từ $ 73300000000 năm 2007)

Trang 5

Nét mới là thị phần đang dần nghiêng về phía Úc, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc Thị phần thương mại điện tử B2C của Trung Quốc trong khu vực sẽ phát triển nhanh gấp 3 lần : từ 4,1% năm 2006 lên 14,3% năm 2011 Chuyển dịch thị phần là một điều phản ánh sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử B2C của Trung Quốc đang trên đà phát triển nhanh chóng, được eMarketer dự đoán là doanh thu hằng năm có tỉ lệ tăng trưởng là 58,5% từ 2006-2011 Ấn Độ cũng là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh với

dự báo về mức tăng trưởng hàng năm khoảng 48,8% Và cuối cùng , Hàn Quốc được dự báo mức tăng trưởng hằng năm chỉ là 13,3% trong cùng kỳ

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng, nhưng họ vẫn còn chưa phát triển hết tiềm năng to lớn của họ Số lượng lớn các rào cản của cả hai nước cần phải được dọn sạch để bảo đảm mức tăng trưởng bền vững dài hạn, theo eMarketer hệ thống thanh toán trực tuyến chưa phát triển , mạng lưới phân phối kém và thiếu sự tin cậy giữa người mua và người bán, chỉ là một vài ví dụ

Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Thông tin và Hệ thống mạng Trung Quốc , thì lý do hàng đầu khiến người sử dụng internet tại Trung Quốc còn ít sử dụng mua sắm trực tuyến là sự thiếu chắc chắn về bảo mật trong quá trình mua sắm trực tuyến

Các nước nhỏ đang phát triển trong khu vực, như Thái Lan, Philippin và Malaysia, cũng đều là những quốc gia có tiềm năng phát triển thương mại điện tử

2.3 Các khó khăn chung

Trước khi thâm nhập thị trường các doanh nghiệp cần được cảnh báo rằng sẽ mất nhiếu thời gian hơn để thương mại điện tử mang lại lợi thế cho họ tại các thị trường mới hình thành và phát triển trong khu vực như ở Ấn Độ và Trung Quốc so với tại các nước các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu

Hầu hết các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ,đều găp trở ngại như thiếu một hệ thống thẻ tín dụng phát triển rộng khắp trên toàn quốc hoặc một mạng lưới giao hàng hiệu quả; sự yếu kém về mặt cơ sở hạ tầng thiết yếu so với sự thuận lợi để phát triển thương mại điện tử tại các quốc gia tiên tiến khác

Ngoài ra, ở các nước đang phát triển, quá trình mua sắm trực tuyến thường chịu ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh truyền thống xen vào Giao dịch B2C tại Trung Quốc và Ấn Độ được tiến hành trên cơ sở tiền mặt, đòi hỏi các công ty thương mại điện tử cung cấp các phương thức thanh toán thay thế, chẳng hạn giao hàng thanh toán tiền mặt hoặc chuyển khoản (eMarketer, Tháng 1 năm 2008)

Trang 6

II.Tình hình TMĐT B2C tại 1 số nước cụ thể

1 Tại Singapore

1.1.Giới thiệu

Theo thống kê của một số tổ chức lớn trên thế giới như UNCTAD thì hiện nay mặc dù phương thức kinh doanh TMĐT B2B vẫn đang chiếm ưu thế nổi trội so với phương thức kinh doanh TMĐT B2C Nhưng phương thức kinh doanh B2C này đang dần tăng lên và chiếm lĩnh vị trí một cách nhanh chóng tại Singapore Sự thành công của nhiều nước trên thế giới trong lĩnh vực TMDT nói chung và TMDT B2C nói riêng như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan, Thụy Điển, Singapore, Hồng Kông… đã cho thấy lợi ích của loại hình kinh doanh này mang lại

Là một quốc đảo nhỏ ở khu vực Đông Nam Á, Singapore đã từng được ví như con rồng của Châu Á với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ Cùng với Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, đảo quốc Sư tử đã gây được sự chú ý đặc biệt của thế giới về

sự phát triển kinh tế từ những năm 89 – 90 Cho đến nay, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển CNTT – TT, đặc biệt là

về Thương mại điện tử Mục tiêu mà Singapore luôn nỗ lực hướng tới là trở thành một trung tâm CNTT hàng đầu thế giới

Thương mại điện tử như là một cái hướng đi cho các doanh nghiệp ở Singapore vươn ra toàn cầu, bởi vì ở đất nước này thị trường tiêu thụ nội địa là nhỏ

bé và cũng không phong phú về tài nguyên thiên nhiên Mặt khác, là đất nước đóng vai trò quan trọng về tài chính, thương mại và truyền thông ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới cộng với những ngành công nghiệp truyền thống như: truyền thông, thương mại, tài chính, hàng không, đóng tàu… là những ngành mang tính nền móng, đã giúp cho Singapore có những ưu điểm thuận lợi đặc biệt cho sự phát triển TMĐT

Với những lợi thế đó đã tạo đà cho sự phát triển của TMĐT ở đất nước nhỏ

bé này nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận một điều rằng: Chính phủ Singapore

đã thực sự rất chú trọng đến TMĐT.

Trang 7

1.2 Phân tích số liệu thống kê về tình hình thương mại điện tử B2C tại Singapore.

A chiến lược phát triển TMĐT của Singapore

- Phát triển cơ sở hạ tầng TMĐT theo tiêu chuẩn quốc tế

- Phát triển Singapore trở thành trung tâm TMĐT

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng TMĐT

- Tăng cường các hoạt động TMĐT ở nơi công công và trong thương mại

- Đưa ra các chính sách sách và luật thích hợp với giao dịch ngoài quốc gia

B.Những việc mà chính phủ Singapore đã thực hiện

Thực hiện công cuộc tin học hóa tất cả các ngành công nghiệp, phát triển CNTT một cách rộng rãi, xây dựng cơ sở hạ tầng mới (dự án Tin học hóa quốc gia năm

1981, dự án CNTT Quốc gia năm 1986)

Xây dựng mạng lưới truyền thông tốc độ cao trên toàn quốc và cung cấp các dịch

vụ ứng dụng máy tính từ cuối những năm 80 Năm 1986, đầu tư 82 triệu đô la Mỹ

để xây dựng mạng lưới băng thông rộng quốc gia đầu tiên trên thế giới mang tên Singapore One trong dự án IT2000 với việc liên kết xây dựng và điều phối bởi Cục Tin học Quốc gia (NCB), Cục Kỹ thuật và Khoa học Quốc gia (NSTB), Cơ quan Truyền thông Singapore (TAS) và Singapore Broadcasting Authority (SBA)

Ngay từ khi xác định hướng phát triển của TMĐT, chính phủ Singapore đã thành lập một ủy ban đặc biệt để hợp pháp hoá phương thức giao dịch điện tử, các công tác hợp tác và hỗ trợ đầy đủ cho các doanh nghiệp với những khả năng sử dụng công nghệ mạng tốc độ cao

Tháng 6/1998, Singapore đã thử nghiệm thành công phương thức cross-identification of Government - Government (kiểm tra chéo giữa chính phủ - với chính phủ), cho phép các doanh nhân Singapore và Canada có thể nhận dạng trực tuyến Hệ thống an ninh cơ bản này được xây dựng như một điểm mốc quan trọng cho Singapore đạt được mục tiêu chính về TMĐT

Trang 8

Tháng 7/1998, đạo luật giao dịch điện tử được ban hành như một phần cam kết hướng tới giao dịch điện tử của chính phủ Singapore Đạo luật này cung cấp cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử và chuẩn bị cho những mẫu hợp đồng điện tử Tháng 9/1998, Singapore đã xuất bản Kế hoạch chi tiết Phát triển TMĐT với mục tiêu đưa quốc đảo này thực sự trở thành một trung tâm TMĐT quốc tế Theo kế hoạch, dự án TMĐT sẽ được áp dụng đối với 20% công ty địa phương trong vòng 2 năm, và tới năm 2003 sẽ áp dụng với 50% doanh nghiệp, doanh thu dịch vụ giao dịch điện tử đạt 4 tỷ đô la

Tháng 11/1998, NCB mở rộng "Dự án Tin học hoá Doanh nghiệp địa phương", chi

9 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ cho 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng TMĐT Mỗi doanh nghiệp có thể được nhận tối đa 2.000 đô la Mỹ từ nguồn hỗ trợ này

Tháng 2/1999, NCB đã ban hành các quy định CA Licence nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và tổ chức thương mại, tạo lòng tin của công chúng đối với giao dịch điện tử và để thúc đẩy việc phát triển TMĐT Theo đó, Chính phủ quy định chữ ký điện tử an toàn có giá trị tương tự như chữ ký tươi ở toà án

Làm việc với ngành công nghiệp CNTT để phát triển các dịch vụ cơ sở hạ tầng như

hệ thống an ninh, uỷ thác, dịch vụ hướng dẫn, hệ thống thanh toán trực tuyến và các dịch vụ TMĐT trung gian khác

C.Kết quả đạt được

Có tới 43.2% số công ty có khả năng TMĐT đã bắt đầu những hoạt động của mình

từ năm 1999 khi luật giao dịch điện tử của Singapore được ban hành Điều đó cho thấy các doanh nghiệp rất quan tâm tới các hoạt động TMĐT

Singapore đã được hai công ty lớn của Mỹ là GE Plastics và Eastman Chemical Company bình chọn là trung tâm TMĐT của Châu Á - Thái Bình Dương năm 2000

Trở thành khách hàng của 3 đối tác lớn: Ariba, CommerceOne và FreeMarkets

Sự phát triển của TMĐT ở Singapore thể hiện ở các điểm như:

Trang 9

Giá trị TMĐT B2C giữa doanh nghiệp với khách hàng đã tăng từ mức 36 triệu USD của năm 1998 lên 200 triệu USD trong năm 1999 Giá trị doanh thu năm 2000

đã tăng mạnh lên mức 1,17 tỷ USD và đạt 2,75 tỷ USD vào năm 2001

Ba lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong TMĐT B2C của Singapore là tài chính ngân hàng, kinh doanh và bất động sản, khách sạn và nhà hàng Doanh thu B2C chủ yếu

là từ các khách hàng nước ngoài từ Malaysia, Thái Lan, Mỹ và Nhật Bản Hơn 20%

số công ty đã ghi nhận hơn 50 giao dịch B2C mỗi tháng

Doanh thu từ các dịch vụ nền tảng Internet tăng từ 124 triệu USD năm 1998 lên

248 triệu USD năm 1999 và đạt 618 triệu USD năm 2000 Trong năm 2001, con số này đạt 763 triệu USD

Doanh thu từ các dịch vụ hạ tầng ứng dụng Internet, nhờ sự phát triển của TMĐT,

đã tăng từ 234 triệu USD năm 1998 lên 523 triệu USD năm 1999, đạt 567 triệu USD trong năm 2000 và 1,2 tỷ USD vào năm 2001

Doanh thu từ các dịch vụ trung gian Internet đã tăng từ 17 triệu USD năm 1998 lên

154 triệu USD năm 1999, đạt 566 triệu USD trong năm 2000 và lên tới 2,2 tỷ USD trong năm 2001

Trang 10

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các doanh nghiệp có gửi và nhận hàng qua Internet

Singapore là nước có tỷ lệ các doanh nghiệp có gửi và nhận hàng qua Internet lớn nhất trong khu vực Châu Á trong năm 2004

D Kinh nghiệm rút ra từ sự thành công về TMĐT của Singapore

Sự thành công về TMĐT của Singapore chính là từ những chính sách quản lý đúng đắn, một hệ thống cơ sở pháp lý phản ứng và phù hợp với tình hình thực tế Điều

đó đã tạo ra một môi trường TMĐT rộng mở, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cũng như tạo sự đảm bảo về độ tin cậy trong các dịch vụ chứng thực số Một hệ thống quản lý các nhà cung cấp dịch vụ CA và khung pháp lý công nhận giá trị của chứng thực số sẽ là những biện pháp thúc đẩy TMĐT mang tính

Ngày đăng: 07/06/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w