Rủi ro kết hợp
Rủi ro kiểm soát Thấp Trung bình Cao
Thấp Rất thấp Thấp Trung bình
Cao Thấp Trung bình Cao Ý nghĩa của từng mức đánh giá rủi ro kết hợp được hiểu như sau:
- Rất thấp: Có bằng chứng đáng kể chứng minh rằng không tồn tại sai sót trọng yếu.
- Thấp: Có bằng chứng để có thể kỳ vọng rằng không có sai phạm trọng yếu Tuy nhiên, bằng chứng chưa thực sự đầy đủ để kết luận rằng sai phạm trọng yếu không xảy ra.
- Trung bình: Có bằng chứng để dẫn đến kết luận có thể có một số sai phạm trọng yếu.
- Cao: Có bằng chứng rằng sai phạm trọng yếu có tồn tại hoặc không có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận gì.
Bước 4: Thiết kế thử nghiệm kiểm soát
Khi thiết kế thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên dựa trên các hướng dẫn chung và sử dụng các đánh giá ở các bước công việc trước nhằm xác định rõ bản chất, thời gian, quy mô của thủ tục thử nghiệm kiểm soát.
Thiết kế thử nghiệm kiểm soát phải được thực hiện bởi kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao.
Bước 5: Thiết kế thử nghiệm cơ bản
Việc xác định bản chất, thời gian và quy mô của thử nghiệm cơ bản phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên
Ernst&Young thực hiện các thử nghiệm kiểm toán cơ bản ban đầu cho mọi cơ sở dẫn liệu liên quan Bên cạnh đó, khi thiết kế các thử nghiệm cơ bản và quyết định thời gian và phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán cơ bản ban đầu, Ernst & Young cũng đánh giá việc kết hợp các rủi ro tiếp cận và các hiểu biết về khách hàng về những nghiệp vụ quan trọng và các thủ tục kiểm soát liên quan.
Bước 1: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu để tiến hành kiểm tra từ chứng từ đến sổ sách và ngược lại để kiểm tra hoạt động thực tế của các thủ tục kiểm soát có đề lại dấu vết Số lượng mẫu chọn và phương pháp kiểm tra chứng từ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà kiểm toán viên có thể dựa vào xét đoán nghế nghiệp để quyết định.
Bước 2: Thực hiện thử nghiệm cơ bản
Lập bảng tổng hợp tài khoản chi phí của khách hàng, đối chiếu sổ chi tiết với Bảng cân đối thử:
Kiểm toán viên thu thập bảng cân đối phát sinh của khách hàng tại thời điểm kiểm toán Từ bảng cân đối này kiểm toán viên lập được bảng tổng hợp tài khoản chi phí của khách hàng ( Lead schedules).
Mục đích của bảng tổng hợp tài khoản đó là :
- Thể hiện sự thay đổi số dư các tài khoản so với năm trước
- Kiểm tra sự đầy đủ số dư tài khoản được kiểm toán
- Phối hợp với giấy tờ làm việc liên quan
- Thể hiện khái quát về phân loại trong báo cáo tài chính Sau khi lập Lead schedules kiểm toán viên thu thập sổ chi tiết từng loại chi phí của khách hàng và đối chiếu số dư từng khoản mục chi phí tương ứng trên Lead schedules.
Thực hiện thủ tục phân tích đối với chi phí trong kỳ kiểm toán:
Thông thường, kiểm toán viên thực hiện phân tích về biến động của chi
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A phí so với năm trước theo từng tháng, tỷ trọng của chi phí so với doanh thu nhằm đánh giá tính hợp lý của chi phí trong kỳ Đối với những chênh lệch lớn hơn 10% hoặc lớn hơn SAD đều cần phải có lý giải cụ thể
Kiểm toán viên có thể sử dụng các phương pháp phân tích ngang, phân tích dọc để tiến hành thủ tục phân tích Thông thường đối với chi phí kiểm toán viên thực hiện phân tích xu hường và phân tích tỷ lệ chi phí hoạt động/ doanh thu.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết:
Trước khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá tính thích hợp của các thủ tục đã được thiết kế Ví dụ: khi kiểm toán viên sử dụng mức sai phạm kế hoạch để lựa chọn mẫu cho kiểm tra, nhưng mức này quá lớn dẫn đến chọn được quá ít mẫu Kiểm toán viên cần xem xét đề thiết kế lại mức để chọn mẫu nhằm đảm bảo đưa ra kết luận chính xác.’
Sau khi đã chọn được các mẫu trọng yếu, kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu đại diện bằng cách sử dụng phần mềm Micro Start và EY random.
Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết đối với các mẫu đã chọn và trình bày công việc thực hiện trên giấy tờ làm việc Đối với thủ tục này thông thường kiểm toán viên dựa trên cơ sở chính sách của công ty, quy định của nhà nước để đánh giá tính hợp lý, cũng như chính xác của các chi phí trong khi kiểm tra chứng từ tương ứng với từng nghiệp vụ được chọn mẫu Đối với từng loại hình doanh nghiệp có đặc trưng khác nhau về chi phí thì việc kiểm tra này cũng có những đòi hỏi khác nhau nhất định.
Thực hiện thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của chi phí hoạt động(cut-off):
Thủ tục này được thực hiện khi kiểm toán viên đánh giá rằng có thể có rủi ro chi phí không được ghi nhận phù hợp với kỳ ghi nhận doanh thu. Đối với thủ tục này tùy từng trường hợp mà kiểm toán viên chọn mẫu nhằm đánh giá tính đúng kỳ Nếu kiểm toán viên đánh giá rằng cỏ rủi ro chi phí của kỳ này bị ghi nhận vào kỳ sau thì kiểm toán viên sẽ chọn mẫu trong các nghiệp vụ xảy ra trong tháng 1 của năm sau năm kiểm toán; nếu kiểm toán viên đánh giá rằng có rủi ro chi phí năm sau bị ghi nhận vào năm kiểm toán thì kiểm toán viên lựa chọn các khoản mục chi phí phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định ngay trước thời điểm kết thúc kỳ được kiểm toán Số lượng mẫu được lựa chọn dựa trên xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên
Việc kiểm tra được thực hiện đối với các chứng từ của các nghiệp vụ được chọn, kiểm toán viên dựa chuẩn mực kế toán, quy định của nhà nước, chính sách của doanh nghiệp và đối chiếu với chứng từ để đánh giá xem chi phí được ghi nhận trong các nghiệp vụ đó có đúng kỳ hay không.
Bước công việc đầu tiên của kiểm toán viên là tổng hợp chênh lệch kiểm toán phát hiện được gồm có:
- Tổng hợp chênh lệch từ các mẫu ngẫu nhiên
- Tổng hợp chênh lệch từ các mẫu trọng yếu
- Tổng hợp chênh lệch từ thủ tục phân tích
Sau khi tổng hợp các chênh lệch này, kiểm toán viên đánh giá lại các chênh lệch kiểm toán và đưa ra kết luận.
Kiểm toán viên cần có sự thảo luận với khách hàng về những phát hiện kiểm toán Mỗi khác biệt cần thảo luận với cấp quản lý thích hợp nhằm đảm bảo rằng chúng đúng sự thật Khi những chênh lệch đã được thảo luận và khách hàng đã chấp nhận những chênh lệch đó, kiểm toán viên yêu cầu khách hàng thực hiện các bút toán điều chỉnh thích hợp Nếu khách hàng không đồng ý với ý kiến kiểm toán hoặc không chấp nhận thực hiện bút toán điều chỉnh thì kiểm toán viên có thể đưa ra ý chiến ngoại trừ hoặc ý kiến chấp nhận từng phần.
Bước cuối cùng đó là kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán.
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
2.3 Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động kinh doanh do Ernst & Young Việt Nam thực hiện tại công ty bảo hiểm XYZ
2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
2.3.1.1.Tìm hiểu về khách hàng
Công ty bảo hiểm XYZ là khách hàng lâu năm của công ty TNHH Ernst
& Young Việt Nam nhưng tìm hiểu khách hàng là bước không thể thiếu đối với bước lập kế hoạch kiểm toán. Đặc điểm chung về công ty bảo hiểm XYZ:
Công ty XYZ là một trong những công ty bảo hiểm lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 2 thánh 7 năm 2005, với số vốn điều lệ là 1200 tỷ đồng, với các công ty thành viên trên 64 tỉnh thành và hơn
30000 đại lý được cấp phép.
Công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, hiện nay chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Hoạt động chính của công ty gồm có :
Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ mà công ty XYZ cung cấp gồm có:
- Bảo hiểm tàu và thân tàu
- Bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm rủi ro cá nhân Đặc điểm hệ thống kế toán:
Xác định tài khoản quan trọng và xác nhận của nhà quản lý
Chi phí hoa hồng Tính đúng kỳ,Hiện hữu, đánh giá, quyền và nghĩa vụ, Chi phí bồi thường Tính đúng kỳ,Hiện hữu, đánh giá, quyền và nghĩa vụ, Chi phí quản lý Tính đúng kỳ,Hiện hữu, đánh giá, quyền và nghĩa vụ
2.3.2.2.Tìm hiểu quy trình các nghiệp vụ trọng yếu, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với các nghiệp vụ trọng yếu
Các vấn đề về mặt kế toán, kiểm toán đối với các nghiệp vụ quan trọng được xác định ở trên.
Một số vấn đề đối với việc ghi nhận chi phí bồi thường :
- Chi phí bồi thường chưa được ghi nhận tại thời điểm báo cáo mặc dù hồ sơ bồi thường đã được duyệt.
- Đối với các khoản tạm ứng bồi thường, khi công ty bảo hiểm nhận được yêu cầu bồi thường từ khách hàng, họ sẽ cho khách hàng tạm ứng một khoản tiền bồi thường Tuy nhiên, đến cuối kỳ, khi hồ sơ bồi thường đã được đóng, những khoản tạm ứng bồi thường đó chưa được ghi vào báo cáo kết quả kinh doanh.
Một số vấn đề đối với ghi nhận chi phí hoa hồng:
- Chi phí hoa hồng chỉ được ghi nhận khi thực sự thu được phí bảo hiểm tương ứng Cơ sở của chính sách này chính là thông tư số 98/2004/TT-BTC vềLuật kinh doanh bảo hiểm quy định Tuy nhiên, điều này lại không phù hợp với nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán, vì vậy nó làm giảm khoản hoa hồng phải trả trên báo cáo tài chính tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2007.
Đánh giá rủi ro rủi ro kết hợp
Tên khoản mục Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro kết hợp
Chi phí hoa hồng Cao Thấp Trung bình
Chi phí quản lý Thấp Cao Trung bình
2.3.2.3.Thực hiện thủ tục Walkthrough đối với các khoản mục trọng yếu Để nắm rõ được quy trình nghiệp vụ cũng như xác định việc thực hiện quy trình tại công ty, kiểm toán viên thực hiện thủ tục từ đầu đến cuối (walkthrough) đối với từng quy trình trên.
Walkthrough đối với quy trình chi phí hoa hồng:
Thủ tục từ đầu đến cuối được thực hiện bắt đầu bằng việc kiểm toán viên chọn một giấy yêu cầu thanh toán hoa hồng bảo hiểm, từ đó xem xét toàn bộ quá trình thanh toán hoa hồng bằng cách theo dõi tất cả các chứng từ phát sinh sau giấy yêu cầu thanh toán hoa hồng cho đến khi việc thanh toán hoa hồng kết thúc.
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
tục kiểm tra từ đầu đến cuối với chi phí hoa hồng
Chọn Giấy yêu cầu thanh toán hoa hồng bảo hiểm từ đại lý A
Số đơn bảo hiểm: 02/09/PHH2007
Số phí bảo hiểm: VND 7 585 000
# Mô tả bước công việc Tham chiếu giấy tờ làm việc
1 Đại lý thu phí bảo hiểm và phát hành hoa đơn giá trị gia tăng BD 5-1-7
2 Đại lý nộp phí bảo hiểm cho phòng nghiệp vụ và lập Bang ke thanh toan thu phi bao hiem goc hang ngay, sau đó xin sự phê chuẩn của kế toán và trưởng phòng nghiệp vụ
3 Sau một số ngày nhất dinh, nhân viên phòng nghiệp vụ mang tiền phí bảo hiểm và các dữ liệu kế toán liên quan cho phòng kế toán Kế toán lập chứng từ ghi sổ thể hiện khoản phí bảo hiểm thu được, được ký bởi nhân viên phòng nghiệp vụ và kế toán.
4 Đại lý lập Phiếu yêu cầu thanh toán hoa hồng bảo hiểm
5 Kế toán số phí bảo hiểm được thu trên phiếu yêu cầu thanh toán, sau đó xin phê duyệt của phòng nghiệp vụ Sau khi phê duyệt, phòng
BD 5-1-5/2, nghiệp vụ chi trả hoa hồng cho đại lý BD 5-1-5/3
6 Sau một số ngày nhất đinh, nhân viên phòng nghiệp vụ tập hợp các chứng từ thích hợp, lập báo cáo tổng hợp chuyển cho phòng kế toán.
7 Kế toán kiểm tra tính hợp lý và việc tính toán hoa hồng trên phiều thanh toán hoa hồng Nếu không có vấn đề gì thì phòng kế toán sẽ thanh toán số tiền hoa hồng cho phòng nghiệp vụ và phát hành chứng từ thanh toán cho phòng nghiệp vụ có chữ ký của trưởng phòng kế toán và giám đốc.
8 Kế toán dựa theo chứng từ để đưa dữ liệu vào hệ thống, lưa chứng từ.
Phát hiện: Khi thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối chúng tôi thấy răng có khoảng cách thời gian giữa việc ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm và chi phí hoa hồng bảo hiểm Tại thời điểm cuối năm, chi phí hoa hồng chưa được ghi nhận, trong khi đó phí bảo hiểm phải thu hoặc đã thu được bằng tiền thì đã được ghi nhận.
Walkthrough đối với quy trình chi phí bồi thường:
Thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối đối với chi phí bồi thường cũng tương tự với bắt đầu là chọn một đơn yêu cầu giải quyết bồi thường.
Thực hiện Walkthrough đối với chi phí bồi thường
Kiểm toán viên lựa chọn một trường hợp bồi thường để thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối
Người được bồi thường: Công Ty UYZ
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Số đơn bảo hiển: Đơn BH số 32/CKT/BVHD, Hợp đồng số 004/UYZ-KTAT Thời điểm thực hiện thủ tục: 14/02/2006
Chọn ngẫu nhiên một trường hợp bồi thường.
Chứng từ, tài liệu gồm có:
Thông báo sự cố thiết bị được bảo hiểm
Biên bản sự cố thiết bị.
Ảnh chụp sự cố thiết bị.
Biên bản khảo sát tình trạng thiết bị.
Báo giá sửa chữa thiết bị.
Hợp đồng sửa chữa động cơ
Biên bản kiểm tra xuất xưởng thiết bị.
Biên bản bàn giao thiết bị cho Công ty UYZ.
Hoá đơn GTGT sửa chữa thiết bị
Báo cáo giám định và đề xuất chi tiền bồi thường.
Bảng kê chứng từ chi TG ngân hàng
Thông báo bồi thường được lập bởi Công ty UYZ ( khách hàng) Phó GĐ ký thay GĐ
Biên bản sự cố thiết bị do khách hàng lập ( có ảnh chụp kèm theo) Các các nhân tham gia kiểm tra hiện trường thuộc các phòng, ca sản xuất liên quan khác nhau: Phòng KT Cơ điện, phó quản đốc xưởng lò, phòng điều hành trung tâm, trưởng ca điện, trưởng ca lò, công nhân vận hành, Ban KTAN => đảm bảo khách quan, chính xác.
Biên bản khảo sát tình trạng thiết bị do Công ty chế tạo cơ điện Hà Nội lập.Tham gia khảo sát có Giám đốc xưởng CTBT, phó GĐ kỹ thuật Công ty, kỹ sư điện phòng kỹ thuật => đảm bảo độ tin cậy.
Báo giá sửa chữa, thay thế thiết bị: của Công ty chế tạo cơ điện Hà Nội Chỉ có 01 báo giá => không đảm bảo khách quan
Sự phân công phân nhiệm:
Thanh toán chi phí bồi thường cần có sự phê duyệt của trưởng phòng nghiệp vụ. Nhân viên phụ trách bồi thường lập yêu cầu bồi thường trên cơ sở báo cáo điều tra của nhân viên giám định Thông thường, một bên thứ 3 độc lập được thuê đề thực hiện công việc điều tra.
Yêu cầu bồi thường sau khi được phê duyệt sẽ được chuyển cho phòng kế toán.
Kế toán thực hiện thanh toán tiền bồi thường
Có sự phân công, phân nhiệm hợp lý
Chúng tôi phát hiện ra rằng co thể xảy ra việc ghi nhận không đúng kỳ đối với chi phí bồi thường do sự chậm trễ trong việc chuyển yêu cầu bồi thường đã được phê duyệt cho bộ phận kế toán Vì vây, kế toán có thể ghi nhận chi phí bồi thường không đúng kỳ kế toán.
2.3.2.4.Thiết kế chương trình kiểm toán
Kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục chi phí:
Chương trình kiểm toán đối với chi phí
1 Tại mỗi chi nhánh, chọn 15 mẫu để thực hiện thử nghiệm kiểm soát, một nửa số mẫu thực hiện từ chứng từ đến sổ sách và nửa còn lại thực hiện từ sổ sách đến chứng từ
- Chọn mẫu từ sổ tài khoản chi phí bồi thường rồi kiểm với các chứng từ tương ứng với các bút toán được chọn.
- Từ sổ bồi thường chọn mẫu các trường hợp bồi thường rồi đối chiếu với các thông tin ghi chép trên sổ sách (nên chọn 2 trường hợp bảo hiểm xe cơ giới)
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Nếu số lượng nghiệp vụ có lien quan đến chi tiền trực tiếp nhỏ hơn 10 mẫu thì cần mở rộng số mẫu để đạt được 10 mẫu có liên quan đến chi tiền mặt
2 Chạy chương trình EY ranom để chọn mẫu nhằm đảm bảo rằng mỗi tháng phải có ít nhất một mẫu.
3 Điền đầy đủ nội dung vào giấy làm việc
4 Ghi chép cận thận, rõ ràng những ngoại lệ và nguyên nhân của chúng Đánh giá xem liệu những ngoại lệ đó có phải do hệ thống kiểm soát hoạt động kém hay chỉ là trường hợp hiếm hoi.
5 Đối với các trường hợp nhỏ như bảo hiểm xe cơ giới, nếu việc phân nhiệm không được thực hiện thì cần tìm hiểu xem có thủ tục nào thay thế không, ví dụ như sự phê chuẩn từ trưởng phòng nghiệp vụ
Chỉ thực hiện thủ tuc thử nghiệm kiểm soát đối với xác nhận hiện hữu và đánh giá Đối với tính đấy đủ, hệ thống kiểm soát nội bộ với xác nhận này là rất yếu, nên chúng tôi không thực hiện thủ tục thử nghiệm kiểm soát.
Thiết kế thủ tục thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí bồi thường:
Các bước công việc tương tự như đối với chi phí hoa hồng
Thủ tục thử nghiệm cơ bản đối với chi phí hoạt động
Mục tiêu kiểm toán Các mục tiêu kiểm toán đối với kiểm toán chi phí gồm những nội dung sau:
• Tất cả chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh là hợp lý và phù hợp với doanh thu ghi nhận trong kỳ.
• Tất cả chi phí trong kỳ kiểm toán phải phù hợp với doanh thu trong kỳ đó và tất cả chi phí phải được trình bày đầy đủ trên báo cáo tài chính.
• Chi phí trình bày trên báo cáo tài chính phải được đánh giá chính xác.
• Chi phí phải được phân loại, mô tả và trình bày một cách hợp lý trên báo cáo tài chính, kể cả thuyết minh báo cáo tài chính và phải phù hợp với các nguyên tác kế toán.
Chương trình kiểm toán đối với chi phí hoa hồng
Thu thập bảng kê chi tiết các loại chi phí hoa hồng trong kỳ kiểm toán. Đối chiếu với sổ cái tài khoản chi phí hoa hồng tại thời điểm 31/12/2007.
Thực hiện thủ tục phân tích đối với các cấp độ của chi phí hoa hồng, gồm có:
So sánh tổng chi phí hoa hồng trong cả năm so với năm ngoái.
So sánh tỷ lệ phần trăm của chi phí hoa hồng với doanh thu qua các năm
So sánh các cấp độ chi phí hoa hồng hàng tháng so với năm trước. Điều tra, xem xét các biến động bất thường
Thực hiện thủ tục thử nghiệm cơ bản:
Chọn các khoản chi phí lớn hơn 250 triệu đồng để thực hiện thủ tục thử nghiệm cơ bản Trong quá trình thực hiện thủ tục, cần tìm hiểu rủi ro mà chi phí hoa hồng được trả choc cac bên không thích hợp.
Kiểm tra các đơn bảo hiểm tương ứng với các khoản chi phí hoa không được lựa chọn ở trên để đảm bảo chi phí hoa hồng được ghi chép hợp lý và ghi nhận đúng kỳ.
Thực hiện thủ tục cut-off đối với chi phí hoa hồng nhằm đánh giá tính đúng kỳ của việc ghi nhận các khoản chi phí hoa hồng: chọn ngẫu nhiên
10 nghiệp vụ trong tháng 1 năm 2008 để kiểm tra.
Xem xét các khoản chi phí hoa hồng bất thường trong sổ cái tài khoản chi phí.
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
- Chương trình kiểm toán đối với chi phí bồi thường
Thu thập bảng kê chi tiết các loại chi phí bồi thường trong kỳ kiểm toán Đối chiếu với sổ cái tài khoản chi phí bồi thường tại thời điểm 31/12/2007.
Thực hiện thủ tục phân tích đối với các cấp độ của chi phí bồi thường, gồm có:
- So sánh tổng chi phí bồi thường trong cả năm so với năm ngoái.
- So sánh tỷ lệ phần trăm của chi phí bồi thường với doanh thu qua các năm
- So sánh các cấp độ chi phí bồi thường hàng tháng so với năm trước. Điều tra, xem xét các biến động bất thường
Thực hiện thủ tục thử nghiệm cơ bản:
Chọn các khoản chi phí lớn hơn 250 triệu đồng để thực hiện thủ tục thử nghiệm cơ bản Trong quá trình thực hiện thủ tục, cần tìm hiểu rủi ro mà chi phí hoa hồng được trả choc cac bên không thích hợp. Kiểm tra các đơn bảo hiểm tương ứng với các khoản chi phí hoa không được lựa chọn ở trên để đảm bảo chi phí hoa hồng được ghi chép hợp lý và ghi nhận đúng kỳ.
Thực hiện thủ tục cut-off đối với chi phí hoa hồng nhằm đánh giá tính đúng kỳ của việc ghi nhận các khoản chi phí hoa hồng: chọn ngẫu nhiên 10 nghiệp vụ trong tháng 1 năm 2008 để kiểm tra.
Chương trình kiểm toán đồi với chi phí quản lý
Thu thập chi tiết chi phí quản lý chung và đối chiếu với sổ cái tài khoản.
So sánh số dư của mội loại chi phí lớn của năn hiện tại với năm ngoái Xem xét, điều tra những biến động bất thường.
Thực hiện thủ tục phân tích cho từng loại chi phí của chi phí quản lý chung :
- Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội
- Chi phí thuê văn phòng;
Kiểm tra các chứng từ, tài liệu nhằm đánh giá các thông tin cơ bản sử dụng trong thủ tục phân tích
4 Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường trong sổ cái tài khoản
Bảng tổng hợp tài khoản chi phí hoạt động của công ty XYZ
Khoản mục Số dư chưa được kiểm toán tại thời điểm 31/12/2007
Số dư được kiểm toản tại
Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu sổ chi tiết từng khỏan chi phí với sổ cái tài khoản chi phí.
2.3.3.1.Kiểm toán chi phí hoa hồng bảo hiểm
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
2.3.3.1.1Thực hiện thủ tục thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí hoa hồng:
Thực hiện theo các thủ tục đã thiết kế ở trên, kiểm toán viên sử dụng phần mềm EY random để chọn ra 15 mẫu để kiểm tra chứng từ tương ứng.
Biểu2.8: EY random chọn mẫu ngẫu nhiên để thực hiện thử nghiệm kiểm soát:
Các công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát:
Sau khi đã chọn ra các mẫu để thực hiện thủ tục, kiểm toán viên dựa trên cơ sở các thông tin tìm hiểu được ở bước công việc trước và các chứng từ tương ứng với các nghiệp vụ được chọn mẫu để đánh giá xem các thủ tục kiểm soát có tác động đến các nghiệp vụ này hay không. Đầu tiên, kiểm toán viên phải thu thập tất cả chứng từ tương ứng với các nghiệp vụ được chọn mẫu Trước khi kiểm tra các chứng từ này kiểm toán viên cần đánh giá mức độ tin cậy của các chứng từ này Kiểm toán viên xác định sự tồn tại của các thủ tục kiểm soát thông qua các dấu vết để lại trên các chứng từ thích hợp, như chữ ký của người nhận trên phiếu thanh toán hoa hồng, chữ ký và dấu phê chuẩn của trưởng phòng nghiệp vụ đối với phiếu thanh toán hoa hồng, sự hiện hữu các bằng chứng chứng tỏ việc kiểm tra của kế toán thực sự được thực hiện
Sau khi thực hiện kiểm tra các chứng từ tương ứng, kiểm toán viên thấy rằng các bước kiểm soát đối với thanh toán hoa hồng thực sự hoạt động và hoạt động tương đối hiệu quả Tuy nhiên hệ thống kiểm soát này chỉ đảm bảo rằng chi phí hoa hồng đã được tính toán và có sự phê duyệt hợp lý, được thực sự thanh toán cho người thụ hưởng Không có bằng chứng chứng tỏ hệ thống kiểm soát có thể tác động tới việc chi phí hoa hồng được ghi nhận đúng kỳ.
Công việc mà kiểm toán viên thực hiện được thể hiện cụ thể trên giấy làm việc của kiểm toán viên như sau:
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Hệ thống chọn ngẫu nhiên 15 mẫu từ 1212 mẫu:
Biểu 2.9- Thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí hoa hồng
Thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí hoa hồng
Từ sổ đến chứng từ
STT Phiếu thanh toán hoa hồng số Ngày tháng Loại sản phẩm Tên đại lý Số tiền
Phiếu thanh toán hoa hồng được người nhận ký
Có sự phê chuẩn của trưởng phòng nghiệp vụ
Kế toán kiểm tra khoản phí thu từ khách hàng Đối chiếu giữa các dữ liệu có hiệu lực với việc tính toán hoa hồng
Có sự đối chiếu thường xuyên giữa sổ chi tiết chi phí hoa hồng và sổ cái tk chi phí …
1 23745 31/01/2007 BH xe cơ giới TAN
2 25430 12/02/2007 BH con người CONG TY
12 109-144 16/08/2007 BH xe cơ giới NGOC
13 109-115 17/07/2007 BH Hàng hóa DUC LOI
15 109-124 25/07/2007 Bảo hiểm Hàng hóa NGUYEN
Hầu hết hoa hồng đều được thanh toán sau thời điểm phí bảo hiểm thanh toán hơn 15 ngày và không có bằng chứng việc kiểm soát về thời gian bị bỏ qua
2.3.3.1.2.Thực hiện thủ tục phân tích đồi với chi phí hoa hồng:
Sau khi đã thu thu thập được bảng kê chi tiết chi phí hoa hồng, kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích nhằm đánh giá tình hợp lý của chi phí hoa hồng trong kỳ Thủ tục phân tích được thực hiện trên nhiều phương diện khác nhau.
Các bước công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong thủ tục phân tích :
Kiểm toán viên thu thập sổ chi tiết tài khoản chi phí hoa hồng và đối chiếu với sổ cái tài khoản chi phí để đảm bảo rằng số liệu trên sổ cái tài khoản khớp đúng với số liệu trên sổ chi tiết. Để có thể phân tích biến động của chi phí hoa hồng kiểm toán viên cần thu thập bảng kê chi tiết hoa hồng theo tháng của năm được kiểm toán Sau khi có được tổng hợp chi phí từng tháng của chi phí hoa hồng, kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích bằng cách đánh giá sự biến động về chi phí hoa hồng qua các tháng từ tháng 1 cho đến tháng 12 bằng việc sử dụng biểu đồ trình bày trên giấy tờ làm việc Đồng thời kiểm toán viên cũng thực hiện việc so sánh tổng chi phí hoa hồng năm nay so với năm trước và tỷ lệ với doanh thu nhằm đánh giá tính hợp lý của chi phí hoa hồng năm nay.
Kiểm toán viên thực hiện điều tra và phỏng vấn để tìm hiểu những biến động bất thường qua các tháng Từ giấy tờ làm việc ta thấy các biến động đã được kiểm toán viên tìm hiểu và giải thích rõ ràng, như việc tăng lên đáng kể của chi phí hoa hồng năm nay là do việc tăng lên của số lượng các đại lý bảo hiểm và tăng lên đáng kể của doanh thu bảo hiểm trong năm,
Theo biểu đồ trên giấy tờ làm việc kiểm toán viên thấy chi phí hoa hồng có xu hường biến động mạnh vào tháng 9, tháng 11, tháng 12 và tăng mạnh trọng tháng 10 Qua điều tra, tìm hiểu kiểm toán viên phát hiện nguyên nhân:
- Tháng 10 và tháng 12 là thời gian quyết toán, vì vậy tất cả chi phí chưa thanh toán cho các đại lý phải được ghi nhận nếu chúng liên quan đến tổng phí bảo hiểm đã ghi nhận.
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
- Trong tháng 9,10,11 Công ty có nhiều hợp đồng bảo hiểm với các trường học Phí bảo hiểm thu được trong giai đoạn này tăng đáng kể do đó chi phí hoa hồng cũng tăng theo.
Biểu 2.10: Thủ tục phân tích đối với chi phí hoa hồng
Bên cạnh đó chi phí hoa hồng trong năm 2007 tăng 20% so với năm 2006, qua phỏng vấn khách hàng và điều tra các tài liệu thích hợp như bảng tổng hợp doanh thu, chi phí hoa hồng, kiểm toán viên phát hiện:
Khách hàng: Công ty bảo hiểm
Thủ tục phân tích đối với chi phí hoa hồng tại thời điểm kết thúc năm tài chính 31/12/2007 Đơn vị: VND
Mục tiêu Đảm bảo tính hợp lý của tài khoản chi phí hoa hồng
Công việc thực hiện Đối chiếu sổ chi tiết tài khoản chi phí hoa hồng với sổ cái tài khoản tài 31/12/2007
Thu thập bảng chi tiết chi phí hoa hồng theo tháng và điều tra các biến động bất thường Thực hiện thủ tục phân tích đối với chi phí hoa hồng
Tài khoản 6241 - Chi phí hoa hồng
Tháng Số tiền Tháng Số tiền
So sánh giữa năm 2006 và 2007
Chi phí hoa hồng 6,424,098,915 5,337,470,572 1,086,628,343 20% Tổng doanh thu 105,583,449,290 98,063,745,120 7,519,704,170 8%
Tỷ trọng chi phí so với doanh thu 6.08% 5.44% 0.64%
- Số lượng đại lý và phí bảo hiểm thu từ các đại lý tăng so với năm trước
- Tỷ lệ hoa hồng áp dụng cho các đại lý tăng so với năm trước.
2.3.3.1.3.Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đồi với chi phí hoa hồng:
Sau khi đã thực hiện thủ tục phân tích, kiêm toán viên tiếp tục kiểm tra chi tiết bằng cách chọn mẫu các nghiệp vụ có giá trị lớn hơn 250 triệu đồng(key items), sử dụng Micro Start để xác định số mẫu ngẫu nhiên cần chọn để đảm bảo không bỏ sót các sai sót trọng yếu và sử dụng EY random để chọn mẫu ngẫu nhiên
Mẫu EY random tương tự như trên
Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra các chứng từ thích hợp đối với từng nghiệp vụ đã chọn mẫu nhằm đánh giá tính hợp lý, đúng đắn của các nghiệp vụ đó Khi kiểm tra các chứng từ của các nghiệp vụ được chọn mẫu, kiểm toán viên dựa trên cơ sở mục tiêu kiểm toán đã đưa ra ban đầu nhằm đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ này.
Từ sổ chi tiết tài khoản chi phí hoa hồng, kiểm toán viên thực hiện công việc chọn mẫu các nghiệp vụ chi phí hoa hồng Sau khi đã chọn được các nghiệp vụ để kiểm tra, kiểm toán viên tiến hành thu thập các chứng từ tương ứng với các nghiệp vụ chi phí hoa hồng đó.
Thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí hoa hồng
Thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí hoa hồng
Từ sổ đến chứng từ
STT Phiếu thanh toán hoa hồng số Ngày tháng Loại sản phẩm Tên đại lý Số tiền
Phiếu thanh toán hoa hồng được người nhận ký
Có sự phê chuẩn của trưởng phòng nghiệp vụ
Kế toán kiểm tra khoản phí thu từ khách hàng Đối chiếu giữa các dữ liệu có hiệu lực với việc tính toán hoa hồng
Có sự đối chiếu thường xuyên giữa sổ chi tiết chi phí hoa hồng và sổ cái tk chi phí …
1 23745 31/01/2007 BH xe cơ giới TAN
2 25430 12/02/2007 BH con người CONG TY
12 109-144 16/08/2007 BH xe cơ giới NGOC
13 109-115 17/07/2007 BH Hàng hóa DUC LOI
15 109-124 25/07/2007 Bảo hiểm Hàng hóa NGUYEN
Hầu hết hoa hồng đều được thanh toán sau thời điểm phí bảo hiểm thanh toán hơn 15 ngày và không có bằng chứng việc kiểm soát về thời gian bị bỏ qua
2.3.3.1.2.Thực hiện thủ tục phân tích đồi với chi phí hoa hồng:
Sau khi đã thu thu thập được bảng kê chi tiết chi phí hoa hồng, kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích nhằm đánh giá tình hợp lý của chi phí hoa hồng trong kỳ Thủ tục phân tích được thực hiện trên nhiều phương diện khác nhau.
Các bước công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong thủ tục phân tích :
Kiểm toán viên thu thập sổ chi tiết tài khoản chi phí hoa hồng và đối chiếu với sổ cái tài khoản chi phí để đảm bảo rằng số liệu trên sổ cái tài khoản khớp đúng với số liệu trên sổ chi tiết. Để có thể phân tích biến động của chi phí hoa hồng kiểm toán viên cần thu thập bảng kê chi tiết hoa hồng theo tháng của năm được kiểm toán Sau khi có được tổng hợp chi phí từng tháng của chi phí hoa hồng, kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích bằng cách đánh giá sự biến động về chi phí hoa hồng qua các tháng từ tháng 1 cho đến tháng 12 bằng việc sử dụng biểu đồ trình bày trên giấy tờ làm việc Đồng thời kiểm toán viên cũng thực hiện việc so sánh tổng chi phí hoa hồng năm nay so với năm trước và tỷ lệ với doanh thu nhằm đánh giá tính hợp lý của chi phí hoa hồng năm nay.
Kiểm toán viên thực hiện điều tra và phỏng vấn để tìm hiểu những biến động bất thường qua các tháng Từ giấy tờ làm việc ta thấy các biến động đã được kiểm toán viên tìm hiểu và giải thích rõ ràng, như việc tăng lên đáng kể của chi phí hoa hồng năm nay là do việc tăng lên của số lượng các đại lý bảo hiểm và tăng lên đáng kể của doanh thu bảo hiểm trong năm,
Theo biểu đồ trên giấy tờ làm việc kiểm toán viên thấy chi phí hoa hồng có xu hường biến động mạnh vào tháng 9, tháng 11, tháng 12 và tăng mạnh trọng tháng 10 Qua điều tra, tìm hiểu kiểm toán viên phát hiện nguyên nhân:
- Tháng 10 và tháng 12 là thời gian quyết toán, vì vậy tất cả chi phí chưa thanh toán cho các đại lý phải được ghi nhận nếu chúng liên quan đến tổng phí bảo hiểm đã ghi nhận.
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
- Trong tháng 9,10,11 Công ty có nhiều hợp đồng bảo hiểm với các trường học Phí bảo hiểm thu được trong giai đoạn này tăng đáng kể do đó chi phí hoa hồng cũng tăng theo.
Thủ tục phân tích đối với chi phí hoa hồng
Bên cạnh đó chi phí hoa hồng trong năm 2007 tăng 20% so với năm 2006, qua phỏng vấn khách hàng và điều tra các tài liệu thích hợp như bảng tổng hợp doanh thu, chi phí hoa hồng, kiểm toán viên phát hiện:
Khách hàng: Công ty bảo hiểm
Thủ tục phân tích đối với chi phí hoa hồng tại thời điểm kết thúc năm tài chính 31/12/2007 Đơn vị: VND
Mục tiêu Đảm bảo tính hợp lý của tài khoản chi phí hoa hồng
Công việc thực hiện Đối chiếu sổ chi tiết tài khoản chi phí hoa hồng với sổ cái tài khoản tài 31/12/2007
Thu thập bảng chi tiết chi phí hoa hồng theo tháng và điều tra các biến động bất thường Thực hiện thủ tục phân tích đối với chi phí hoa hồng
Tài khoản 6241 - Chi phí hoa hồng
Tháng Số tiền Tháng Số tiền
So sánh giữa năm 2006 và 2007
Chi phí hoa hồng 6,424,098,915 5,337,470,572 1,086,628,343 20% Tổng doanh thu 105,583,449,290 98,063,745,120 7,519,704,170 8%
Tỷ trọng chi phí so với doanh thu 6.08% 5.44% 0.64%
- Số lượng đại lý và phí bảo hiểm thu từ các đại lý tăng so với năm trước
- Tỷ lệ hoa hồng áp dụng cho các đại lý tăng so với năm trước.
2.3.3.1.3.Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đồi với chi phí hoa hồng:
Sau khi đã thực hiện thủ tục phân tích, kiêm toán viên tiếp tục kiểm tra chi tiết bằng cách chọn mẫu các nghiệp vụ có giá trị lớn hơn 250 triệu đồng(key items), sử dụng Micro Start để xác định số mẫu ngẫu nhiên cần chọn để đảm bảo không bỏ sót các sai sót trọng yếu và sử dụng EY random để chọn mẫu ngẫu nhiên
Mẫu EY random tương tự như trên
Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra các chứng từ thích hợp đối với từng nghiệp vụ đã chọn mẫu nhằm đánh giá tính hợp lý, đúng đắn của các nghiệp vụ đó Khi kiểm tra các chứng từ của các nghiệp vụ được chọn mẫu, kiểm toán viên dựa trên cơ sở mục tiêu kiểm toán đã đưa ra ban đầu nhằm đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ này.
Từ sổ chi tiết tài khoản chi phí hoa hồng, kiểm toán viên thực hiện công việc chọn mẫu các nghiệp vụ chi phí hoa hồng Sau khi đã chọn được các nghiệp vụ để kiểm tra, kiểm toán viên tiến hành thu thập các chứng từ tương ứng với các nghiệp vụ chi phí hoa hồng đó.
Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra tính hợp lý của các nghiệp vụ bằng cách kiểm tra các chứng từ Mục tiêu của thủ tục này đó là nhằm đánh giá xem việc tính toán chi phí hoa hồng có được thực hiện chính xác, theo đúng với chính sách của công ty, và có đầy đủ các chứng từ theo quy định của công ty và Bộ Tài chính hay không Để làm được việc đó, kiểm toán viên kiểm tra việc tính toán phí hoa hồng trên các phiếu hoa hồng, trước hết là kiểm tra tỷ lệ doanh thu có phù hợp với quy định hay không, sau đó kiểm tra việc tính toán doanh thu có được thực hiện chính xác hay không.
Trong trường hợp này, ta có thể thấy trên giấy tờ làm việc, tất cả các mẫu chọn được kiểm tra đều cho thấy đã được tính toán một cách chính xác và hợp lý, có đầy đủ chứng từ theo quy định.
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Sau khi kiểm tra các mẫu chọn như trình bày trên giấy tờ làm việc, kiểm toán viên đưa ra kết luận rằng chi phí hoa hồng được tính toán hợp lý và có đầy đủ các chứng từ chứng mình.
2.3.3.1.4.Thực hiện thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ đồi với chi phí hoa hồng:
Thủ tục cuối cùng của thử nghiệm cơ bản đó là kiểm tra tính đúng kỳ của chi phí hoa hồng.
Kiểm toán viên đã xác định rủi ro về tính đúng kỳ đối với chi phí hoa hồng là chi phí hoa hồng của doanh thu bảo hiểm năm nay nhưng năm sau mới ghi
Kiểm tra chi tiết đối với chi phí hoa hồng
Công ty bảo hiểm XYZ
Chi tiết 62412 Chi phí hoa hồng
Mục tiêu Đảm bảo tính hợp lý trong việc ghi chép các nghiệp vụ
Công việc đã thực hiện
Chọn mẫu trọng yếu lớn hơn 250 triệu, sau đó sử dụg EY random để chọn mẫu đại diện Kiểm tra các chứng từ tương ứng với các mẫu chọn
T NGAYCT chứng Số từ Khách hàng Số tiền Loại bảo hiểm
Tỷ lệ hồng hoa chép có Ghi hợp lý không
1 1/16/2007 2123 VU TU NAM 278,489,389 Bảo hiểm tàu 5% Có [a]
2 3/15/2007 1332 DNTN DAI LY & GIAM DINH
DAI CHUNG 256,500,809 Bảo hiểm tàu 5% Có [a]
3 4/31/2007 1496 DNTN DAI LY VA GD DAI
CHUNG 307,800,971 Bảo hiểm tàu 5% Có [a]
23 6/22/2007 1256 CTY CP MG DV TAI CHINH
BH VDB 39,137,000 Bảo hiểm tàu 5% Có [a]
24 12/31/2007 6286 TO THI THUY HONG 18,647,700 Bảo hiểm
25 10/29/2007 5086 NGUYEN THI CHAU 15,407,000 Bảo hiểm tàu 5% Có [a] Ghi chú
[a] Khớp với phiếu thanh toán hoa hồng và Hóa đơn giá trị gia tăng
Tài khoản được ghi chép hợp lý nhân Do đó, kiểm toán viên thu thập sổ chi tiết chi phí hoa hồng năm 2008 và trên cơ sở đó chọn ngẫu nhiên 20 nghiệp vụ chi phí bảo hiểm để thực hiện kiểm tra tính đúng kỳ.
Kiểm toán viên so sánh thời gian thanh toán và ghi nhận phí hoa hồng với thời gian ghi nhận doanh thu (kiểm toán viên đối chiếu ngày hiệu lực hợp đồng bảo hiểm hoặc ngày cấp đơn bảo hiểm với chứng từ chi phí bảo hiểm để xác định việc ghi nhận chi phí hoa hồng có đúng kỳ hay không )tương ứng thấy rằng có một số khoản chi phí hoa hồng ghi nhận trong 2008 tương ứng với doanh thu ghi nhận trong năm 2007 Kiểm toán viên sẽ đưa ra bút toán điều chỉnh cho chi phí hoa hồng năm 2007
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Kiểm tra cut-off đối với chi phí hoa hồng
Công ty bảo hiểm XYZ
Kiểm tra tính đúng kỳ của chi phí hoa hồng Kiểm tra bởi:
Nhằm kiểm tra tính đúng kỳ của chi phí hoa hồng
Công việc đã thực hiện
Thoi gian ghi nhan doanh thu tuong ung Prop
8 53 8/1/08 HH MOI RUI RO LAP
8 53 8/1/08 HH MOI RUI RO LAP
8 53 8/1/08 HH MOI RUI RO LAP
08 53 27/1/08 HH MOI RUI RO LAP
8 54 9/1/08 HH MOI RUI RO LAP
Chi phí hoa hồng liên quan năm 2007
Kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh:
Nợ TK Chi phí hoa hồng:291,258,000
Khi thực hiện kiểm tra các mẫu chọn, kiểm toán viên đã phát hiện một số trường hợp chi phí hoa hồng không được ghi nhận phù hợp với doanh thu bảo hiểm, tổng sai phạm phát hiện được là 291,258,000 đ Kiểm toán viên đề nghị thực hiện bút toán điều chỉnh tăng chi phí và phải trả đối với năm tài chính 2007.
2.2.3.2.Kiểm toán chi phí bồi thường
2.3.3.2.1.Thủ tục phân tích chi phí bồi thường:
Kiểm toán viên đánh giá tính hợp lý của chi phí bồi thường thông qua việc phân tích biến động chi phí năm kiểm toán với năm trước.
Kiểm toán viên thu thập bảng kê chi tiết theo tháng của chi phí bồi thường trong năm 2006 và năm 2007 Sau đó thực hiện thủ tục phân tích bằng cách so sánh chi phí bồi thường của năm nay so với năm ngoái, so sánh tỷ lệ chi phí bồi thường trên doanh thu của năm nay so với năm ngoái và so sánh chi phí bồi thường theo từng tháng của năm nay so với năm ngoái.
Trong trường hợp này ta thấy có sự khác biệt tháng kể của tháng 1,2,7,8 của 2007 so với 2006 Kiểm toán viên bằng các phương pháp điều tra và phỏng vấn nhằm tìm hiểu những biến động bất thường này Bằng các phương pháp này, kiểm toán viên phát hiện ra rằng chênh lệch của các tháng đó là do một số vụ việc bồi thường xảy ra vào các tháng 1,2,7,8 với số tiền lớn làm cho chi phí bồi thường của những tháng này của năm 2007 trội hơn so với các tháng tương ứng ở năm 2006 Để đảm bảo hợp lý, kiểm toán viên cần kiểm tra chứng từ, tài liệu liên quan để đánh giá tính hợp lý của những khoản bồi thường này.
Thủ tục phân tích đối với chi phí bồi thường
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Công ty bảo hiểm XYZ
Thủ tục phân tích đối với chi phí bồi thường Đơn vị: 1000 Đồng
Công việc đã thực hiện
Thực hiện thủ tục phân tích: § So sánh chi phí bồi thường của năm nay so với năm ngoái § So sánh tỷ lệ chi phí bồi thường so với doanh thu giữa năm nay với năm ngoái § So sánh chi phí bồi thường từng tháng của năm nay so với năm trước
Kiểm tra những biến động bất thường
Tháng Năm 2007 Năm 2006 Chênh lệch % Ghi chú
Tổng CP bồi thường 31,864,507,703 32,361,690,052 (497,182,349) -2% [5] Tổng doanh thu 105,583,449,290 98,018,502,643 7,564,946,647 8%
Lưu ý rằng công ty XYZ ghi nhận chi phí bồi thường trên cơ sở tiền:
[1] Trong tháng 1 có vụ việc bồi thường số 13/2006/BT.F.D với số tiền 795 triệu đồng
[2] Trong tháng 3 có vụ việc bồi thường số13/2006/BT.F.D với số tiền 1,277 triệu đồng
[3] Có 2 trường hợp bồi thường tương ứng là 11/2007.BT.F.D và 32/2006.BT.F.D, với số tiền là 900 triệu đồng và 852 triệu đồng.
[4] Có vụ việc bồi thường với số tiền 1,285 triệu đồng
[5] Chi phí bồi thường giữa 2 năm chênh lệch nhau không đáng kể, tỷ lệ so với doanh thu cũng vậy
2.3.3.2.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết
Kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu tương tự như các trường hợp trên.
Kiểm toán viên thu thập chứng từ và thực hiện kiểm tra đối chiếu với các chứng từ tương ứng với nghiệp vụ được chọn mẫu Tuy nhiên, việc kiểm tra đối chiếu chứng từ của các nghiệp vụ chi phí bồi thường có những đặc điểm khác với chi phí hoa hồng Kiểm toán viên khi thực hiện kiểm tra chứng từ cần chú ý các điểm : đánh giá số tính hợp lý của số tiền bồi thường (việc đánh giá thường cần được thực hiện bởi bên thứ 3 độc lập, có biên bản giám định thiệt hại), xem xét giữa thời đỉểm tổn thất với thời hạn của hợp đồng bảo hiểm, …
Kiểm toán viên sau khi thực hiện kiểm tra chi tiết đã đưa ra kết luận chi phí bồi thường được hạch toán hợp lý, chính xác về mặt tính toán, đủ chứng từ hợp lệ chứng minh cho các khoản bồi thường.
Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chi phí bồi thường
Công ty bảo hiểm XYZ
Mục tiêu Đảm bảo tính hợp lý của tài khoản
Công việc đã thực hiện ……
Số chứn g từ Loại hình Số tiền
20 11/30/2007 3763 BH xe cơ giới 68,356,000 L 8/21/2007 5/15/07-5/15/08 Y [1] Ghi chú
[1] Khớp với hồ sơ bồi thường
Kết luận tài khoản được phản ánh hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu
2.3.3.2.3 Thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của chi phí bồi thường (cut-off)
Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện những khỏan chi phí bồi thường của năm 2007 được ghi nhận cho năm 2008 Liên quan đến rủi ro này có một thực tế rằng, có những tổn thất đã diến ra trong năm 2007, nhưng đến 2008 các tổn thất này mới được thanh toán Kế toán ghi nhận những khỏan chi phí bồi thường này vào năm 2008.
Các công việc mà kiểm toán viên thực hiện Ở giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên đã xác định rủi ro với chi phí bồi thường đó là các tổn thất xảy ra trong năm nay, nhưng việc thanh toán các chi phí bồi thường lại được thực hiện vào năm sau, do đó kế toán ghi nhận chi phí bồi thường vào năm sau Kiểm toán viên thu thập sổ chi tiết tài khoản chi phí bồi thường của tháng 1 năm 2008 và chọn ngẫu nhiêu 20 nghiệp vụ thanh toán bồi thường trong sổ chi tiết để tiến hành kiểm tra tính đúng kỳ.
Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra tính đúng kỳ bằng cách so sánh giữa ngày ghi chép khoản bồi thường trên sổ kế toán với ngày thực tế xảy ra tổn thất trên biên bản tổn thất nhằm xem xét việc ghi nhận đúng kỳ đối với chi phí bồi thường.
Trong trường hợp này, kiểm toán viên đã phát hiện được 2 trường hợp thanh toán bồi thường có liên quan đến tổn thất của năm 2007 với tổng số tiền là 273,127,980 đ Kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh tăng chi phí bồi thường và phải trả đối với năm tài chính 2007 với số tiền trên.
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Kiểm tra tính đúng kỳ chi phí bồi thường
Công ty bảo hiểm XYZ
Tính đúng kỳ của chi phí bồi thường Đơn vị: VND
Nhằm kiểm tra tính đúng kỳ của chi phí bồi thường
Công việc đã thực hiện
Chọn ngẫu nhiên 20 chứng từ bồi thường trong tháng 1 năm 2008
Kiểm tra xem các trường hợp được chọn có liên quan đến 2007 hay ko
LCT NCT SOCT Số HĐ Loại hình Số tiền Ngày tổn thất Hợp
002 7/1/08 29 MU/07B-98221 BH xe cơ giới 180,927,980 4/12/2007 N[1] lý?
002 9/1/08 60 MU/07B-98221 BH xe cơ giới 92,200,000 4/12/2007 N[1]
002 29/1/08 196 MY/07B-38169 BH xe cơ giới 32,090,476 1/15/2008 CÓ
002 31/1/08 210 LM/07B-23423 BH xe cơ giới 32,000,000 1/13/2008 CÓ
N[1] Ngày tổn thất là ngày 12 tháng 4 năm
Trong số các mẫu đã lựa chọn, các mẫu có liên quan đến 2007 2007
Loại hình bảo hiểm: BH xe cơ giới
Chúng tôi đề nghị bút toán điều chỉnh
Nợ TK Chi phí hoa hồng 273,127,980.00
Ngoại lệ được ghi chú ở trên
2.3.3.3.Kiểm toán chi phí quản lý
- Thu thập bảng kê chi tiết theo từng loại chi phí
Chi tiết chi phí quản lý
Chi phí tiếp khách, hội nghị 1,178,033,237
Chi phí quản lý đại lý 222,087,982
Chi phí văn phòng phẩm 117,276,908
Chi phí tập huấn nhân viên 68,930,614
Thu thập sổ chi tiết của từng khoản mục chi phí trên, thực hiện đối chiếu giữa sổ chi tiết từng loại chi phí với sổ cái tài khoản chi phí.
Kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các tài khoản trọng yếu trong tài khỏan chi phí quản lý: chi phí tiếp khách, chi phí quản lý và chi phí tiền lương. Đối với các tài khỏan chi phí còn lại kiểm toán viên chi thực hiện việc kiểm tra bản chất các nghiệp vụ có phù hợp với khoản mục chi phí hay không.
2.3.3.3.1 Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chi phí tiếp khách
Các bước công việc của kiểm toán viên:
Thực hiện bước công việc chọn mẫu tương tự như ở trên.
Kiểm toán viên tiến hành thu thập chứng từ để đối chiếu với các nghiệp vụ được chọn Để đảm bảo tính hợp lý của nghiệp vụ kiểm toán viên cần kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ kế toán, só sánh nội dung trên chứng từ kế toán với nội dung của nghiệp vụ Kiểm tra tính chính xác về mặt số học trên các chứng từ kế toán
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Biểu 2.17: Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chi phí tiếp khách hội nghị:
Công ty bảo hiểm XYZ
Chi phí tiếp khách và hội nghị
Mục tiêu Đảm bảo tính hợp lý của tài khoản chi phí tiếp khách hội nghị
Công việc đã thực hiện Đối chiếu sổ chi tiết chi phí với sổ cái
Chọn mẫu lớn hơn 250 triệu đồng, ngoài ra chọn ngẫu nhiên sao cho tổng số chiếm hơn 70% tổng chi phí tiếp khách hội nghị
Kiểm tra nội dung bản chất của các nghiệp vụ
CT Số HĐ Nội dung Số tiền Hợp
12/25/2007 1503 CG/07B-024 TIEN P/VU HOI NGHI KHACH HANG NAM 2007 326,488,000.00 Y lý? [1]
11/15/2007 1314 BG/07B-080 TIEN P/VU HOI NGHI MUNG CONG HTKH NAM 2007 280,344,000.00 Y [1]
12/28/2007 1519 HL/07B-028 MUA TUI QUA TET GD KH 54,454,000.00 Y [1]
Tổng chi phí tiếp khách hội nghị 1,178,033,237
[1] Phù hợp với ủy nhiệm chi, hóa đơn giá trị gia tăng và hợp đồng kinh tế
Tài khoản được phản ảnh hợp lý
2.3.3.3.2.Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với tiền lương:
Các công việc mà kiểm toán viên thực hiện gồm có:
Chọn mẫu một số nhân viên trong bảng lương hàng tháng và thực hiện kiểm tra hợp đồng lao động; đối chiếu với danh sách họ tên nhân viên, mức lương cán bộ trong hồ sơ lao động của công ty với danh sách họ tên mức lương trong bảng lương; kiểm tra sự phê duyệt trên bảng lương.
Kiểm tra tính chính xác của việc áp dụng đơn giá và tính lương với người lao động trên bảng lương.
Kiểm tra việc tính và khấu trừ các khoản trừ lương của người lao động trên bảng lương.
2.2.3.3.3.Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chi phí khấu hao
Do chi phí khấu hao được kiểm tra chi tiết tại phần kiểm toán khoản mục tài sản cố định, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán chi phí chỉ cần đối chiếu với kết quả kiểm toán tại phần hành Tài sản cố định.
2.3.4.1.Họp tổng kết, thống nhất số liệu
2.2.4.1.1 Soát xét giấy làm việc Đây là bước công việc rất quan trọng đối với quá trình kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện các công việc gồm có:
- Đảm bảo rằng tất cả các thủ tục đã được hoàn thành Đề thực hiện được điều đó cần phải thực hiện các công việc cụ thể sau: o Kiểm tra lại tất tính hợp lý và đầy đủ của các giấy tờ làm việc đối với khoản mục chi phí o Xem xét lại các vấn đề cần thiết phải được coi trọng đúng mức
- Huỷ bỏ tất cả những giấy tờ làm việc không giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán.
- Đánh giá lại mức trọng yếu đã sử dụng trong giai đoạn kiểm toán
- Tổng hợp các bằng chứng kiểm toán cần thiết để đưa ra kết luận
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
2.3.4.1.2 Tổng hợp chênh lệch kiểm toán
Qua cuộc kiểm toán với công ty XYZ nhóm kiểm toán đã đưa ra 2 bút toán điều chỉnh đối với chi phí hoa hồng và chi phí bồi thường như đã trình bày ở giấy tờ làm việc ở trên ( bảng 8 và bảng 11) Hai bút toán đã được thống nhất với khách hàng Sau khi khách hàng thực hiện bút toán điều chỉnh theo yếu cầu của kiểm toán viên thì kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận: trên khía cạnh trọng yếu thì chi phí hoạt động ở công ty XYZ được phản ảnh một cách trung thực hợp lý, sau khi điều chỉnh.
2.3.4.1.3.Họp thống nhất số liệu kiểm toán với Ban lãnh đạo khách hàng
Cuối mỗi cuộc kiểm toán, ERNST & YOUNG luôn tổ chức cuộc họp với khách hàng Tham gia cuộc họp này, thường bao gồm Phó Giám đốc công ty kiểm toán, chủ nhiệm cuộc kiểm toán và nhân viên kiểm toán thực hiện lên các bút toán điều chỉnh Trong cuộc họp này, công ty kiểm toán cũng thông qua ý kiến kiểm toán và nếu khách hàng chấp nhận thì sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý.
Ernst & Young sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán theo đúng hạn hợp đồng, theo số bản mà khách hàng yêu cầu đồng thời phát hành Thư quản lý nhằm hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng như đã trình bày ở phần trước.
Thư quản lý ERNST & YOUNG cung cấp cho XYZ đã kiến nghị về việc XYZ nên quy định rõ số tiền định mức cho mỗi giao dịch bán hàng để công tác kiểm soát chi phí hiệu quả hơn
2.4 Quy trình kiểm toán chi phí của công ty TNHH Ernst & Young tại công ty TNHH thương mại ABC
2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Công ty ABC là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập năm 2003 với tổng số vốn đầu tư là 1.5 triệu đô la
Công ty ABC kinh doanh các mặt hàng đồ uống, chủ yếu là bia Các sản phẩm bia mà công ty bán trên thị trường là : Heineken, Tiger, Anchor, Bivina.
Công ty có 180 nhân viên, trong đó 167 nhân viên trong bộ phận bán hàng
Công ty ABC là khách hàng của Ernst & Young từ khi nó mới thành lập, do đó các thông về công ty đã được các kiểm toán viên năm rõ
Công ty ABC là công ty con thuộc sở hữu 100% của tập đoàn DEF Một mặt, các chính sách của công ty phải tuân thủ và phù hợp với các chính sách của tập đoàn, mặt khác, công ty cũng có quyền đưa ra những quyết định độc lập nhằm tối đa hóa thu nhập doanh nghiệp.
Mục tiêu sắp tới của công ty :
- Về mở rộng thị trường: Thực hiện các hoạt động quảng cáo một cách hiệu quả
- Về mua hàng: Lựa chọn hàng hóa hợp lý, giá cả thấp và chất lượng cao
- Về lưu kho: bảo quản hàng hóa hiệu quả
- Về Các hoạt động hỗ trợ: Kế hoạch tài chính hợp lý, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả và duy trì nguồn nhân lực tốt nhất.
2.4.1.2.Tìm hiểu về loại hình kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng
Thị trường bia Tiger và Heineken chiếm khoảng 10-15% thị phần thị trường bia hiện nay Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty ABC là Công ty bia Hà Nội, Công ty bia Halida, Công ty bia Carsberg Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh đang tăng cường các hoạt động khuyến mãi nhằm tăng doanh thu. Các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu đối với sản phẩm bia mang nhãn hiệu Tiger
Thủ tục từ đầu đến cuối đối với chi phí vận chuyển
Tên khách hàng: Công ty ABC
Tìm hiểu nghiệp vụ: Điểm bắt đầu: Bán hàng cho khách hàng hoặc vận chuyển hàng giữa các đại lý Đầu vào của quá trình: Hóa đơn bán hàng của phòng bán hàng chuyển cho khó, phiếu vận chuyển để trống, phiếu vận chuyển nội bộ.
Mục tiêu: ghi chép đúng thời gian, ghi chép chính xác Điểm cuối của quá trình: Nhập nghiệp vụ và hệ thống Đầu ra: Hóa đơn bán hàng có chữ ký của người nhận hàng và trưởng kho hàng, phiếu chuyển hàng, giấy ngân hàng
Các rủi ro có thể xảy ra của quá trình:
- Hóa đơn vận chuyển được nhận, nhưng chi phí vận chuyển không được ghi nhận
- Chi phí vận chuyển bị ghi lặp
- Hóa đơn không được thanh toán
- Số lượng vận chuyển bị tính toán sai Đối với chi phí bán hàng:
Khách hàng: Công ty ABC
Tên nghiệp vụ: Chi phí bán hàng
Mục tiêu : Tính tồn tại, đầy đủ, đánh giá, trình bày phân loại, quyển và nghĩa vụ
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A Điểm bắt đầu : Báo cáo của đại diện bán hàng kiểm soát viên, Báo cáo chi phí Marketing của bộ phận Marketing Điểm kết thúc: Nhập dữ liệu vào sổ nhật ký chung Đầu vào: Báo cáo doanh thu của người bán, bảng chấm công Đầu ra: Chi phí được nhập vào hệ thống
Chi phí bán hàng của ABC gồm có :
- Chi phí phát triển quan hệ với khách hàng
- Chi phí lương cho nhân viên khuyến mãi và nhân viên bán hàng ( lương chính và hoa hồng).
Công ty ABC sử dụng phần mềm để quản lý nhân sự và thực hiện công tác tính lương Đầu vào của hệ thống này đó là hợp đồng lao động, bảng chấm công, báo cáo tham gia làm việc hàng tháng, báo cáo làm ngoài giờ, báo cáo trợ cấp khác
Kiểm toán viên thực hiện tìm hiểu quy trình tiền lương đồi với nhân viên khuyến mãi và nhân viên bán hàng:
Quy trình tiền lương
STT Mô tả quy trình Hệ thống thực hiện Tham chiếu
1 Báo cáo doanh thu, Thủ công BD 8.9
2 Mục tiêu doanh thu Thủ công BD 8.8
3 Bảng chấm công của nhân viên bán hàng, bảng làm ngoài giờ, báo cáo hoa hồng được kiểm tra bởi kế toán và được phê duyệt bởi trưởng bộ phận bán,…
4 Tính lương Máy tính BD 8.6
5 Bảng tính lương được phê duyệt hợp lý
6 Chứng từ thanh toán Máy tính BD 8.4
7 Chuẩn bị Chứng từ ngân hàng Thủ công BD 8.3
8 Giấy ngân hàng từ ngân hàng Thủ công BD 8.2
9 Ghi chép vào sổ cái Máy tính BD8.1
Sau khi thực hiện tìm hiểu và thủ tục từ đầu đến cuối cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC được thiết kế và thực hiện một cách hiệu quả.
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Tài khoản trọng yếu Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro kết hợp Chi phí quản lý chung
Hiện hữu Thấp Cao Trung bình Đầy đủ Thấp Cao Trung bình Đánh giá Thấp Cao Trung bình
Hiện hữu Thấp Rất thấp Tối thiểu Đầy đủ Thấp Rất thấp Tối thiểu Đánh giá Thấp Rất thấp Tối thiểu
Hiện hữu Thấp Rất thấp Tối thiểu Đầy đủ Thấp Rất thấp Tối thiểu Đánh giá Thấp Rất thấp Tối thiểu
2.4.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Chương trình kiểm toán đối với Thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí:
A Thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí vận chuyển:
1 Sử dụng EY random chọn ngẫu nhiên 25 mẫu để thực hiện kiểm tra hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
2 Đánh giá hoạt động của kiểm toán nội bộ đối với chi phí bán hàng
3 Điền đầy đủ nội dung vào giấy làm việc
4 Ghi chép cận thận, rõ ràng những ngoại lệ và nguyên nhân của chúng. Đánh giá xem liệu những ngoại lệ đó có phải do hệ thống kiểm soát hoạt động kém hay chỉ là trường hợp hiếm hoi.
B Thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí bán hàng:
Tương tự như với chi phí bán hàng
Chương trình kiểm toán đối với thử nghiệm cơ bản:
A Đối với giá vốn hàng bán
1 Thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu và giá vồn
2 Đánh giá tính hợp lý của giá vôn
1 Thực hiện thủ tục phân tích đối với chi phí
2 Đánh giá tính hợp lý của các tài khoản chi phí bẳng cách so sánh với bình quân ngành
3 Chọn mẫu ngẫu nhiên mẫu nhằm thực hiện kiểm tra chi tiết ( chỉ thực hiện đối với chí phí quản lý chung.
4 So sánh ngân sách kế hoạch với chi phí thực tế,điều tra những chênh lệch
Bước công việc đầu tiên trước khi tiến hành thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên thu thập bảng cân đối phát sinh tài khoản chi phí của khách hàng và chuẩn bị bảng tồng hợp tài khoản (Lead schedules).
Bảng tổng hợp tài khoản chi phí tại công ty ABC
Khoản mục Số dư chưa được kiểm toán tại thời điểm 31/12/2007
Số dư được kiểm toản tại
Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu sổ chi tiết từng khỏan chi phí với sổ cái tài khoản chi phí.
2.4.3.1 Thực hiện thủ nghiệm kiểm soát
2.4.3.1.1 Thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí vận chuyển
Theo đánh giá ban đầu thì hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC hoạt động hiệu quả, do đó kiểm toán viên tăng cường thực hiện thử nghiệm kiểm soát, giảm thử nghiệm cơ bản Sử dụng EY random chon 25 mẫu ngẫu nhiên nhằm thực hiện thủ tục thử nghiệm kiểm soát:
Các bước công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí vận chuyển:
Công việc chọn mẫu đã được thực hiện ở trên
Kiểm toán viên thu thập các chứng từ có dấu vết của thủ tục kiểm soát nhằm thực hiện việc kiểm tra.
Với mỗi mẫu kiểm toán viên thực hiện kiểm tra báo cáo vận chuyển chi tiết gửi cho bên vẫn chuyển Trên báo cáo này kiểm toán viên phải kiểm tra sự phê duyệt của trưởng kho,sự chấp nhận của bên vận chuyển Điều này được thể hiện ở chữ ký của các bên trên báo cáo.
Kiểm toán viên đối chiếu mức giá cước vận chuyển giữa báo cáo vận
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A chuyển và hợp đồng vận chuyển để đảm bảo rằng các mức giá này là khớp nhau. Trên giấy tờ làm việc ta có thể thấy các yêu cầu như chữ ký, khớp về giá cước đều được thỏa mãn ở các mẫu chọn, điều đó cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí vận chuyển hoạt động hiệu quả.
Kiểm toán viên kết luận rằng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí vận chuyển là hoạt động hiệu quả.
Công việc thử nghiệm kiểm soát của kiểm toán viên thể hiện trên giấy tờ làm việc như sau:
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Thử nghiệm kiểm soát với chi phí vận chuyển
Công ty ABC Thực hiện bởi:
Mục tiêu: Đảm bảo hệ thống kiểm soát đối với chi phí vận chuyển hoạt động hiệu quả
Công việc đã thực hiện:
Chọn ngẫu nhiên 25 mẫu để kiểm tra
Kiểm tra báo cáo vận chuyển hàng chi tiết được gửi cho bên vận chuyển
Kiểm tra và so sánh mức giá vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển với báo cáo vận chuyển chi tiết
TT Số chứng Số từ Ngày tháng
Báo cáo vận chuyển chi tiết Bên vận chuyển VC từ đâu đến đâu Giá cước Tổng chi phi vận chuyển Chữ ký của trưởng kho Chữ ký của bên vận chuyển Mức giá trên Hợp đồng vận chuyển
1 88665 30/01/07 Tung Duc Hà nội- Hà Tây 9,645/két 272,234,345 CÓ CÓ 9,645/két
2 65767 30/03/07 Tung Duc Quang Ninh- HN 9,645/két 234,366,264 CÓ CÓ 9,645/két
3 56745 27/04/07 Âu cơ Hà nội- HPhòng 40,000/Km 36,246,367 CÓ CÓ 4000/Km
4 46576 05/06/07 Nam Hai Hà nội-Vinh @ 345,435,768 CÓ CÓ @
23 45677 5/9/2007 Nam Hai Hà nội-Vinh @ 272,234,345 CÓ CÓ @
24 56767 03/11/2007 Nam Hai Hà nội- HPhòng @ 50,098,254 CÓ CÓ @
25 56756 3/12/2007 Vinamex Quang Ninh- HN 18,000/kiện 67,098,456 CÓ CÓ 18,000/kiện
@: Đối với công ty Nam hải, giá cước được áp dụng khác nhau co loại sản phẩm khác nhau Chúng tôi đã kiểm tra và thấy rằng các mức giá trên báo cáo vận chuyển chi tiết và hợp đồng là giống nhau.
Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí vận chuyển hoạt động hiệu quả
2.4.3.1.2 Thủ nghiệm kiểm soát đối với chi phí bán hàng
Kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với chi phí tiền lương. Các bước công việc cơ bản cũng tương tự như đối với chi phí vận chuyển, tuy nhiên công việc cụ thể thì có thể thấy trên giấy tờ làm việc:
Các bước công việc của kiểm toán viên:
Kiểm toán viên sử dụng EY random để chọn mẫu như trên.
Thu thập các chứng từ tương ứng với quy trình lương: bảng chấm công, bảng làm ngoài giờ, báo cáo hoa hồng, bảng tính lương hợp đồng lao động, chứng từ thanh toán lương…
Kiểm tra sự đầy đủ của các chứng từ theo quy định của từng mẫu chọn.Kiểm tra các dấu vết của các thủ tục kiểm soát trên các chứng từ đó : sự phê duyệt với bảng chấm công, bảng tính lương, bảng hoa hồng, sự phê duyệt đồi với chứng từ thanh toán lương…
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Thử nghiệm kiểm soát với quy trình tiền lương
Công ty ABC Thực hiện bởi:
Chi phí tiền lương trong chi phi bán hàng Đơn vị: VND
Mục tiêu: Đảm bảo hệ thống kiểm soát đối với chi phí tiền lương trong chi phí bán hàng
Công việc đã thực hiện:
Chọn ngẫu nhiên 15 mẫu để kiểm tra
Kiểm tra các chứng từ thích hợp theo như quy trình của doanh nghiệp và việc thực hiện các bước Đánh giá tính hợp lý của các chứng từ đó
ST T Tên Bộ phận Lương cơ bản Bảng chấm công,
Có sự kiểm tra của kế toán đối với bảng chấm công, bảng tính hoa hồng và có sự phê duyệ hợp lý
Bảng tính lương, có sự phê duyệt
Phê duyệt với chứng từ thanh toán lương
1 Nguyễn Thanh Huyền Bia Heineken 2,000,000 Có Có Có Có Có
2 Trần Tiến Đạt Bia Tiger 1,800,000 Có Có Có Có Có
3 Nguyễn Quốc Anh Bia hơi 2,100,000 Có Có Có Có Có
4 Lê Lan Anh Bia hơi 2,000,000 Có Có Có Có Có
… Có Có Có Có Có
12 Nguyễn Trà My Bia Heineken 12,000,000 Có Có Có Có Có
13 Phan Tuấn Dũng Bia Tiger 13,000,000 Có Có Có Có Có
14 Tạ Quốc Dũng Bia Heineken 5,000,000 Có Có Có Có Có
15 Lê Hồng Loan Bia hơi 5,000,000 Có Có Có Có Có
Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tiền lương hoạt động hiệu quả
2.4.3.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản
2.4.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với chi phí vận chuyển
Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí vận chuyển hoạt động hiệu quả, điều này đã được chứng minh qua thử nghiệm kiểm soát Vì vậy, kiểm toán viên giảm thử nghiệm cơ bản, chỉ thực hiện thủ tục phân tích đồi với chi phí vận chuyển mà không thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.
Các bước công việc của kiểm toán viên:
Thu thập doanh thu và chi phí vận chuyển theo từng tháng trong năm được kiểm toán.
Kiểm toán viên tính toàn tỷ lệ của chi phí vận chuyển so với doanh thu và phân tích biến động của tỷ lệ này qua các tháng trong năm. Đồng thời kiểm toán viên cũng thực hiện phân tích sự biến động của chi phí vận chuyển theo từng tháng.
Sau khi cùng kiểm toán viên bằng các phương pháp điều tra, phỏng vấn để tìm những biện giải cho những biến động bất thường.
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Thủ tục phân tích đối với chi phí vận chuyển
Công ty ABC Thực hiện bởi:
Thủ tục phân tích đối với chi phí vận chuyển Đơn vị: 1000VND
Nhằm đảm bảo chi phí vận chuyển là hợp lý
Công việc đã thực hiện
Thu thập chi phí vận chuyển hàng tháng
Phân tích tỷ lệ phần trăm so với doanh thu
Giải thích những biến đối bất thường
Tháng Doanh thu Chi phí vận chuyển
% so với doanh thu Tháng Doanh thu Chi phí vận chuyển
Ghi chú: Theo như bảng dưới đây, tỷ lệ phần trăm của chi phí vận chuyển so với doanh thu khoảng 1 đến 2% Chi phí tăng giữa các tháng là do nhu cầu tăng, lượng hàng cần ở các đại lý tăng Ta có thể thấy điều đó qua mức tăng của doanh thu qua các tháng.
Vào 20 tháng 2 công ty bán sản phẩm cho các đại lý nhưng quên hạch toán chi phí, sang tháng
3 mới hạch toán Vì vậy mà chi phí tháng 3 tăng
Tháng 4 doanh thu giảm dẫn đến chi phí vận chuyển giảm.Tháng 5, các công ty vận tải tăng phí vận tải nên chi phí vận chuyển có xu hướng tăng.
Chi phí vận chuyển được ghi nhận hợp lý
2.4.3.2.2 Thử nghiệm cơ bản đối với chi phí bán hàng
Thực hiện thủ tục phân tích đối với tiền lương nhân viên bán hàng:
Các bước công việc của kiểm toán viên:
Thu thập bảng tổng hợp lương theo từng tháng gồm có lương chính và lương ngoài giờ.
Kiểm toán viên thực hiện phân tích biến động của tiền lương qua các tháng trong năm
Qua phân tích cho kết quả tiền lương nói chung ít thay đổi giữa các tháng,riêng đối với tháng 6 lương hơn hẳn so với các tháng còn lại Qua phỏng vấn khách hàng, điều tra các tài liệu liên quan kiểm toán viên thấy rằng biến động bất thường đó là do trong tháng 6 công ty đã trả cho nhân viên mức lương gấp rưỡi bình thường nhằm khuyến khích nhân viên.
Thủ tục phân tích đối với chi phí lương
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Công ty ABC Thực hiện bởi:
Thủ tục phân tích đối với chi phí lương Đơn vị: 1000VND
Nhằm đảm bảo chi phí lương trong chi phí bán hàng là hợp lý
Công việc đã thực hiện
Thu thập chi phí lương hàng tháng
Giải thích những biến đối bất thường
Tháng Lương chính Lương ngoài giờ Tháng Lương chính Lương ngoài giờ
Nói chung tiền lương ít có sự thay đổi từ tháng 1 đến tháng 5 và từ tháng 7 đến tháng
12 Riêng đối với tháng 6 tiền lương tăng một cách đáng kể, tăng gần bằng 150% lương các tháng khác Sở dĩ như vậy là do Tháng 6 công ty trả cho nhân viên 1.5 lương tháng nhằm khuyến khích sự làm việc của nhân viên.
Chi phí lương được phản ánh hợp lý
Thử nghiệm chi tiết với chi phí phát triển quan hệ với khách hàng:
Chọn mẫu ngẫu nhiên các khoản chi cho chi phí này để thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.
Sử dụng EY random chọn ngẫu nhiên 25 mẫu để thực hiện kiểm tra chi tiết:
Mâu EY random tương tự như trên
Từ các mẫu chọn cho thấy, các khoản chi trong khoản mục chi phí này chủ yếu chi cho các khoản như hội nghị khách hàng, mua quà, tặng phẩm… Vì vậy, mục đích của kiểm toán viên là kiểm tra bản chất của các khoản chi trên chứng từ có phù hợp với nội dung ghi trên sổ hay không, đánh giá sự chính xác về mặt số học, tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ tương ứng với các nghiệp vụ chọn mẫu
Sau kiểm tra 25 mẫu chọn, kiểm toán viên nhận thấy các nghiệp vụ đều được phản ảnh hợp lý, chứng từ và số liệu đều hợp lý và chính xác.
Kiểm toán viên đi đến kết luận chi phí phát triển quan hệ khách hàng được phản ánh một cách trung thực và hợp lý.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Cơ sở lý luận về chi phí hoạt động của doanh nghiệp
1.1.1 Bản chất và nội dung chi phí hoạt động
1.1.1.1.Khái niệm chi phí hoạt động
Theo kinh tế học, chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch,.v.v nhằm đạt được lợi ích nhất định.
Theo giáo trình “Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính “ – PGS.TS. Nguyễn Văn Công – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, khái niệm chi phí sản xuất – kinh doanh: “Chi phí sản xuất – kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định”.
Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam thì chi phí được chia thành các loại chi phí chính sau đây:
- Chi phí sản xuất sản phẩm
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí hoạt động là một bộ phận của chi phí sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì đây không phải là chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp, hay có được sản phẩm để bán Đó là các chi phí chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh
Vậy, chi phí hoạt động của doanh nghiệp gồm có chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và các chi phí khác.
1.1.1.2.Nội dung chi phí hoạt động Đối với doanh nghiệp nói chung,chi phí hoạt động của doanh nghiệp gồm có các chi phí : chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nghiệp.
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình lưu thông - tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, đó là những khoản chi phí như: Chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo khuyến mãi,chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản hàng quá,.v.v Theo quy định hiện hành thì chi phí bán hàng của doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân viên : là những khoản chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng, nhân viên có liên quan trực tiếp đến các khâu trong quá trình lưu thông – tiêu thụ hàng hóa… và các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trên tiền lương theo quy định.
- Chi phí nguyên vật liệu, bao bì: là các khoản chi phí vật liệu, bao bì mà doanh nghiệp dùng cho việc bảo quản, giữ gìn,tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hóa, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, chi phí sử chữa TSCĐ
- Chi phí dụng cụ đồ dùng: là các chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ đạc phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như các dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc…
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản, bán hàng như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển,…
- Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa: Là những chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa trong thời gian quy định về bảo hành sản phẩm hàng hóa.
- Chi phí mua ngoài khác: là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng ngoài các chi phí kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng,…
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Chi phí quản lý là các khoản chi phí gián tiếp bao gồm chi phí hành chính, tổ chức và văn phòng mà không thể xếp vào quá trình sản xuất hoặc quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Nội dung của chi phí doanh nghiệp gồm có:
- Chi phí nhân viên quản lý: là các khoản chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của ban giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng ban của doanh nghiệp.
- Chi phí đồ dùng văn phòng: Bao gồm các chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
- Chi phí vật liệu quản lý: là các chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như giấy, bút mực, …vật liệu sử dụng cho sửa chữa tài sản cố định, công cụ dụng cụ,
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm các chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như : nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tang, vật kiến trúc, phương tiện truyển dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trong văn phòng.
Kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1 Chi phí hoạt động của doanh nghiệp với vấn đề kiểm toán
Chi phí hoạt động là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí hoạt động chiếm một tỉ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp không phải là các doanh nghiệp sản xuất.
Do vậy, chi phí hoạt động có ảnh hưởng lớn đến báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việc phản ánh sai lệch chi phí hoạt động sẽ dẫn đến sai lệch về lợi nhuận trước thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Với vai trò quan trọng của chi phí hoạt động như vậy, kiểm toán chi phí cũng trở thành một phần rất quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính
Trong mọi cuộc kiểm toán, kiểm toán chi phí luôn được quan tâm đúng mức do tính chất quan trọng của nó Kiểm toán viên cần thực hiện kiểm tra một cách thận trọng để đẩm bảo không bỏ sót những sai sót trọng yếu.
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí hoạt động kinh doanh
Theo khoản 11 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục tiêu của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận hay không, có tuân thủ pháp luật hiện hành và phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính xét trên các khía cạnh trọng yếu hay không”.
1.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán chung
Mục tiêu kiểm toán chung được chia làm hai loại cụ thể đó là : mục tiêu về sự trung thực và tính hợp lý chung và mục tiêu chung khác.
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Mục tiêu về sự trung thực và tính hợp lý: Mục tiêu giúp kiểm toán viên đánh giá được các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính có được trình bày đúng sự thật nội dung bản chất của nó hay không, có được trình bày hợp lý hay không.
Các mục tiêu chung khác, các mục tiêu này được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản lý:
- Mục tiêu tồn tại, hiện hữu: Xác minh tính có thật của các số tiền trên khoản mục.
- Mục tiêu trọn vẹn: Liên quan đến tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản và vốn cần được tính vào khoản mục Đảm bảo rằng các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận một cách đầy đủ.
- Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: giúp kiểm toán viên đảm bảo rằng tài sản là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp đối với các khoản công nợ.
- Mục tiêu định giá: Giá trị của tài sản, chi phí trong các nghiệp vụ có được tính toán đúng phương pháp và hợp lý hay không.
- Mục tiêu phân loại: hướng tới xác minh các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế có được phân loại đúng với bản chất của chúng hay không.
- Mục tiêu chính xác cơ học: xác minh tính đúng đắn trong tính toán số học.
- Mục tiêu trình bày: Đảm bảo việc ghi, trình bày các sổ dư tài khoản vào các bảng khai tài chính hợp lý.
1.2.2.2.Mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với kiểm toán chi phí hoạt động
- Tính hiện hữu, tồn tại: Đảm bảo rằng tất cả các phí hoạt động phát sinh trong kỳ được ghi chép trong sổ sách là thực sự phát sinh.
- Tính đầy đủ: Tất cả chi phí hoạt động phải được trình bày đầy đủ trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp
- Tính đánh giá: Chi phí hoạt động trình bày trên báo cáo tài chính phải được đánh giá một cách chính xác.
- Tính đúng kỳ: Tất cả chi phí hoạt động trong kỳ kiểm toán phải phù hợp với doanh thu trong kỳ đó
- Tính phân loại, trình bày: Chi phí hoạt động phải được phân loại, mô tả và trình bày một cách hợp lý trên báo cáo tài chính, kể cả thuyết minh báo cáo tài chính và phải phù hợp với các nguyên tác kế toán.
1.2.3 Những sai phạm thường gặp khi kiểm toán chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế:
- Hạch toán chi phí hoạt động mà không kèm theo chứng từ hoặc có chứng từ nhưng chứng từ gốc không hợp lệ, hợp lý và hợp pháp.
- Hạch toán vào chi phí hoạt động cả những khoản chi mà theo quy định không được tính vào chi phí như các khoản tiền phạt do vi phạm luật, mua sắm tài sản cố định, các khoản chi thuộc các nguồn kinh phí khác,…
- Nhầm lẫn trong việc tính toán, ghi sổ do đó làm cho chi phí trong báo cáo, sổ sách kế toán tăng lên so với số phản ánh trên chứng từ kế toán.
- Hạch toán vào chi phí các khoản chi mà thực tế chưa phát sinh trong kỳ kế toán Ví dụ: Để giảm bớt lãi thực tế, doanh nghiệp đã trích trước vào chi phí trong năm một khoản chi mà theo qui định khoản chi này phải trích vào năm sau.
- Hạch toán vào chi phí trong năm các khoản mục thực tế đã chi nhưng do nội dung, tính chất hoặc độ lớn của khoản chi nên theo quy định các khoản chi này do nhiều kỳ sản xuất kinh doanh.
Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán thấp hơn chi phí thực tế:
- Một số khoản thực tế đã chi, nhưng vì chứng từ thất lạc mà doanh nghiệp không có những biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên số khoản chi này chưa được hạch toán vào chi phí trong kỳ.
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN
Khái quát chung về công tuy kiểm toán Ernst & Young
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ernst & Young toàn cầu
Ernst & Young được thành lập nhờ công lao to lớn của hai người đó là A.C Ernst và Arthur Young Quá trình hình thành Ernst & Young là quá trình sát nhập của nhiều công ty kiểm toán ở các quốc gia khác nhau
- Tại Anh năm 1849, công ty Harding & Pullein được thành lập bởi Frederick Whitney và được đổi tên thành Smith & Whitney năm 1894
- Năm 1903, công ty Ernst & Ernst được thành lập tại Cleverland bởi Alwin và Theordo Ernst.
- Năm 1906, công ty kiểm toán Arthur Young & Company được thành lập bởi Arthur Young tại Chicago.
- Năm 1924 các công ty trên được thống nhất liên kết với nhau, Young với Broads Paterson & Co và Ernst với Whinney Smith & Whinney.
- Năm 1979 cùng với sự hợp nhất với một số công ty, Anglo-American Ernst & Whinney ra đời, trở thành công ty lớn thứ tư trên thế giới cung cấp dịch vụ kế toán lớn nhất thế giới.
- Năm 1989, Anglo-American Ernst & Whinney hợp nhất với công ty kế toán lớn thứ năm thế giới Arthur Young, lấy tên là Ernst & Young (“EY”)
Ernst & Young là một trong những công ty kiểm toán, kế toán và tư vấn
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A hàng đầu thế giới Với hơn 114.000 nhân viên tại hơn 140 quốc gia trên thế giới, Erns & Young cung cấp kinh nghiêm và khả năng chuyên môn đáp ứng các yêu cầu chuyên nghành của khách hàng.
Ernst & Young là một công ty toàn cầu Doanh thu của công ty tăng nhanh chóng, chỉ riêng năm tài chính 2006 doanh thu của công ty đã đạt 18,4 tỷ đô la Mỹ Nhờ các nguồn lực trên toàn cầu công ty có thể hỗ trợ cho khách hàng của mình khai thác nhiều cơ hội trên khắp thế giới Khách hàng của E & Y , bao gồm cả khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, đã công nhận rằng công ty đã hiểu được nhu cầu cụ thể của họ và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với tính chuyên nghiệp cao cùng với sự cam kết về chất lượng và dịch vụ tối ưu.
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Ernst & Young chính thức đi vào hoạt động và trở thành công ty quốc tế về cung cấp dịch vụ kiểm toán đầu tiên thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 448/GP ngày 3/11/1992 và Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 448/DTDC1 ngày 23/01/2002 do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư, nay là bộ kế hoạch và đầu tư cấp Năm 2004, nghị định 105 ra đời đã mang lại nhiều sự thuận lợi về mặt pháp lý cho hàng loạt các công ty kiểm toán độc lập, trong đó có công ty kiểm toán Ernst & Young gia nhập thị trường kiểm toán.
Công ty hiện nay có văn phòng ở 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội:
- Trụ sở chính tại lầu 8, trung tâm Sài Gòn Riverside Office – 2A Tôn Đức Thắng – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh
- Văn Phòng Hà Nội: Tầng 15 Daeha Business Centre – 360 Kim Mã -
Lúc mới thành lập năm 1992 công ty chỉ có 10 người, năm 1995 là 15 người Hiện này quy mô của công ty đã được mở rộng rất nhiều Công ty tuyển dụng hơn 300 nhân viên chất lượng cao trong và ngoài nước và hiện đã có 4 chủ phần hùn ( partners).
Trong vòng 16 năm qua ,Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam đã tích lũy được những hiểu biết sâu rộng về doanh nghiệp thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh, các chính sách của Nhà nước, của Bộ Tài chính Việt Nam, Tổng cục thuế Việt Nam Cùng với đó là những kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về tư vấn tài chính và kiểm toán trên thị trường quốc tế công ty đã khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Thế mạnh của Ernst & Young là hiểu rõ khách hàng của mình, từ đó có thể cung cấp dịch vụ với chất lượng cao nhất Mục tiêu của công ty là không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn nỗ lực để đạt được kết quả cao hơn Để làm được điều đó, công ty rất quan tâm tới việc phát triển con người bằng nhiều chương trình đào tạo, khóa học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn Hiện nay, tính đến thời điểm
2008, Ernst & Young là một trong 4 công ty được phép kiểm toán được phép kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán ( Danh sách các công ty kiểm toán được lựa chọn bởi Uỷ ban chứng khoán nhà nước), với 22 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề kỉểm toán.
2.1.1.3 Các loại hình dịch vụ mà công ty Ernst & Young Việt Nam cung cấp
Các lĩnh vực chủ yếu mà công ty cung cấp gồm có:
2.1.1.3.1.Dịch vụ tư vấn và đảm bảo kinh doanh
Dịch vụ tư vấn và bảo đảm kinh doanh mà Ernst & Young có thể cung cấp cho khách hàng gồm có:
- Các dịch vụ về kế toán
- Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định và báo cáo tài chính tập đoàn.
- Kiểm tra hệ thống công nghệ thông tin và an toàn hệ thống thông tin và các dịch vụ liên quan;
- Các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
- Đánh giá tài chính và kiểm toán cho mục đích đặc biệt;
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
- Kiểm toán phân tích và xem xét định giá lại công ty nhằm mục đích mua bán công ty;
- Đánh giá và tư vấn hoàn thiện đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
- Xem xét các báo cáo hàng quý và nửa năm;
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ.
2.1.1.3.2.Dịch vụ thuế Ưu tiên hàng đầu của Ernst & Young là nhưng mong muốn của khách hàng, vì vậy công ty đã cung cấp dịch vụ về thuế cho khách hàng Công ty chú trọng vào việc lập kế hoạch về thuế để nó trở thành chiếc chìa khóa nhắm tận dụng những lợi thế trong các cơ hội đầu tư và tối thiểu hóa chi phí thuế mộ các hợp pháp
- Chiến lược thâm nhập thị trường
- Tư vấn về tác động của thúê trực thu và thuế gián thu đối với hoạt động kinh doanh hiện tại cũng như đưa ra các đề xuất;
- Cung cấp các dịch vụ kê khai thuế;
- Lập kế hoạch nhằm giảm thiếu thuế phải nộp;
- Lập và nộp các báo cáo thuế cho các cơ quan chức năng;
- Liên hệ với cơ quan thuế.
2.1.1.3.3.Dịch vụ tư vấn kinh doanh
Dịch vụ tư vấn kinh doanh mà Ernst & Young cung cấp gồm có:
- Cấu trúc đầu từ và hỗ trợ huy động vốn;
- Tuyển dụng chuyên gia và tư vấn nhân sự;
- Lựa chọn, thiết kế và triển khai phần mềm;
- Triển khai hệ thống thông tin;
- Triển khai hoạt động – Phân tích tái cơ cấu, cải thiện và thay đổi quy trình kinh doanh;
- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
- Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: đưa ra thị trường loại hình kinh doanh mới, kế hoạch kinh doanh, ngân sách, xâm nhập thị trường quốc tế.
- Các dịch vụ hỗ trợ kế toán;
- Sát nhập, mua lại công ty, liên doanh, liên kết;
- Đánh giá doanh nghiệp; tình hình kinh doanh bất động sản và uy tín trên thị trường;
- Tài chính và các nguồn tài chính;
- Chiến lược tái cơ cấu, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước;
Ngoài các dịch vụ đa dạng và phong phú như trên thì công ty còn cung cấp những dịch vụ khác nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng trong nhiều hoạt động Bộ phận công nghệ thông tin của công ty cũng được thành lập nhằm mục đích tư vấn, nghiên cứu về xây dựng và cài đặt các phần mềm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự,…
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
2.1.2.1 Khái quát về tổ chức quản lý
Ernst & Young Việt Nam được tổ chức theo mô hình được áp dụng chung trên toàn hệ thống Ernst & Young thế giới Hệ thống quản lý với người đứng đầu là Chủ Phần hùn (partners) hay còn gọi là Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc có nhiệm vụ quản lý về mặt vĩ mô Hệ thống quản lý được chia làm 2 phần :
Bộ phận quản lý hành chính và bộ phận nghiệp vụ Bộ phân nghiệp vụ được chia thành các phòng theo loại hình dịch vụ cung cấp
Hệ thống này được phân cấp quản lý nhằm đạt được sự hiệu quả tối ưu trong Ernst & Young cũng như khuyến khích sự phát triển và chủ động của từng
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Giám đốc bộ phận Giám đốc bộ phận
Bộ phận phục vụ khách hàng
Quản lý kiểm toán viên chính
Quản lý kiểm toán viên
Trợ lý kiểm toán viên
Bộ phận dịch vụ hỗ trợ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC cá nhân Mô hình này được thiết lập dựa trên nguyên tắc sự kết hợp của từng cá nhân tạo nên một tập thể Công ty vững mạnh Mô hình này có thể được khái quát như sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý
Tổng giám đốc: Ernst & Young Việt Nam hiện có một Tổng giám đốc phụ trách chung toàn bộ công việc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
Phó tổng giám đốc: các Phó tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực cụ thể
Bộ phận hành chính Bộ phận nghiệp vụ
Đặc điểm chung về quy trình kiểmtoán chi phí hoạt động do công
2.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động
Khoản mục chi phí là khoản mục rất quantrong trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh Quy trình kiểm toán đồi với khoản mục chi phí hoạt động do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện hướng tới những mục tiêu sau:
- Tính hiện hữu, tồn tại: Đảm bảo rằng tất cả các phí phát sinh trong kỳ được ghi chép trong sổ sách là thực sự phát sinh.
- Tính đầy đủ: Tất cả chi phí phải được trình bày đầy đủ trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp
- Tính đánh giá: Chi phí trình bày trên báo cáo tài chính phải được đánh giá một cách chính xác.
- Tính đúng kỳ: Tất cả chi phí trong kỳ kiểm toán phải phù hợp với doanh thu trong kỳ đó
- Tính phân loại, trình bày: Chi phí phải được phân loại, mô tả và trình bày một cách hợp lý trên báo cáo tài chính, kể cả thuyết minh báo cáo tài chính và phải phù hợp với các nguyên tác kế toán.
2.2.2 Đặc điểm quy trình kiểm toán chung đối với khoản mục chi phí hoạt động do công ty TNHH Ernst & Young thực hiện
2.2.2.1 Lập kế hoạch và đánh giá ban đầu về rủi ro
Bước 1: Tìm hiểu khách hàng trong quy trình kiểm toán chi phí hoạt
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A động
Tìm hiều khách hàng là bước công việc có vai trò quan trọng đồi với kiểm toán khoản mục chi phí Sơ dĩ như vậy là bởi vì ở mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì đặc thù chi phí của chúng cũng có rât nhiều điểm khác biệt, đòi hỏi phải có nhưng yêu cầu khác nhau trong công việc kiểm toán.
Tìm hiểu về khách hàng trước hết là tìm hiều về đặc đỉểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm các nội dung sau:
- Tìm hiểu về bản chất của doanh nghiệp, nội dung này tương đối rộng.
Nó có thể bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, các sản phẩm dịch vụ mà nó cung cấp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp…
- Tìm hiểu về thị trường chính và các nhân tố môi trường có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tìm hiều về các cổ đông của công ty và ảnh hưởng của các kỳ vọng của họ đến quyết định của ban giám đốc.
- Tìm hiểu cách thức mà ban giám đốc kiểm tra và đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tìm hiểu về hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh là không thể thiếu đối với hoạt động tìm hiểu khách hàng Ngày này công nghệ thông tin đã được sử dụng một cách phổ biến trong hoạt động kinh doanh và đã trở thành công cụ vô cùng quan trọng không thể thiếu.
Dựa trên các thông tin tìm hiểu về khách hàng, kiểm toán viên đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục chi phí hoạt động của khách hàng.
Bước 2: Đánh giá hệ thống kiểm soát ở cấp độ tổng quát
Trong bước công việc này, kiểm toán viên tìm hiểu khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Kiểm toán viên đánh giá xem các thủ tục kiểm soát ở cấp độ tổng quát có hỗ trợ hiệu quả cho các thủ tục kiểm soát đối với từng nghiệp vụ nhất định hay không Đề có thể đánh giá một cách chính xác, kiểm toán viên tìm hiều các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ tổng quát:
- Thông tin và giao tiếp
- Các hoạt động kiểm soát
Bước 3: Xác định các rủi ro có thể dẫn đến gian lận, sai sót
Kiểm toán viên phải luôn có thái độ hoài nghi đối với tất cả các vấn đề trong khi kiểm toán Kiểm toán viên thu thập các thông tin nhằm xác định các rủi ro, các thông tin từ:
- Phỏng vấn ban giám đốc, biên bản kiểm toán trước, bộ phận kiểm toán nội bộ (nếu có)
- Xem xét lại báo cáo tài chính giữa kỳ
- Xem xét những mối liên hệ bất thường khi lập kế hoạch thực hiện thủ tục phân tích.
- Thảo luận nhóm kiểm toán nhằm đưa ra các nhận định chung về các rủi ro có thể gặp
Bước 4: Xác định mức trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu
Việc xác định mức trọng yếu và phân bổ nó có một ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kiểm toán:
- Giúp kiểm toán viên xác định tài khoản trọng yếu
- Giúp xác định quy mô thủ tục kiểm toán thi thực hiện chọn mẫu đại diện hay khi lập ngưỡng để chọn mẫu trọng yếu. Ước lượng mức trọng yếu kế hoạch đòi hỏi kiểm toán viên phải tính đến cả quy mô và bản chất Thông thường mức trọng yếu kế hoạch được ước lượng bằng 5% doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Sau khi xác định mức trọng yếu kế hoạch, kiểm toán viên xác định mức sai sót chấp nhận được(TE) và tổng chênh lệch kiểm toán không trọng yếu (SAD nominal amount)
Bước 5: Xác định các khoản mục trọng yếu
Chi phí của doanh nghiệp thường có rất nhiều khoản mục khác nhau, vì vậy kiểm toán viên cần xác định được các khoản mục chi phí trọng yếu Khoản mục chi phí được gọi là trọng yếu khi nó có ảnh hưởng quan trọng đồi với báo cáo tài chính.
Sau khi xác định được các khoản mục trọng yếu, kiểm toán viên cần xác đinh các xác nhận tương ứng.
2.2.2.2.Đánh giá rủi ro và lập chiến lược kiểm toán
Bước 1: Xác định các nghiệp vụ trọng yếu
Trong bước này, kiểm toán viên nhân diện các nghiệp vụ trọng yếu có ảnh hưởng tới các tài khoản trọng yếu và các xác nhận đã được xác định trước đó
Một nghiệp vụ kinh doanh thường có diễn ra theo trình từ bắt đầu, phân quyền, phân nhiệm, thực hiện, ghi chép và cuối cùng là được trình bày trên báo cáo tài chính.
Mục đích của bước công việc này là:
- Nhận diện các nghiệp vụ trọng yếu có liên quan đến khoản mục chi phí
- Nhận diện các giai đoạn quan trọng trong các nghiệp vụ
Bước 2: Tìm hiểu các nghiệp vụ trọng yếu và thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối
Sau khi nhận diện được các nghiệp vụ trọng yếu, kiểm toán viên phải tìm hiểu các nghiệp vụ này và trình bày những thông tin tìm hiểu được lên giấy tờ làm việc của mình Đối với phần việc này Ernst & Young đã cung cấp mẫu giấy làm việc cụ thể, kiểm toán viên dựa trên mẫu đó áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể nhằm trình bày một cách rõ ràng ,dễ hiểu về nghiệp vụ mà mình tìm hiểu.
Thông qua tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ của khách hàng, kiểm toán viên nhận diện các điểm kiểm soát, đồng thời cũng nhận diện được các khả năng tại đó có thể có sai phạm xảy ra.
Quy trình kiểm toán chi phí của công ty TNHH Ernst & Young tại công ty TNHH thương mại ABC
2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Công ty ABC là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập năm 2003 với tổng số vốn đầu tư là 1.5 triệu đô la
Công ty ABC kinh doanh các mặt hàng đồ uống, chủ yếu là bia Các sản phẩm bia mà công ty bán trên thị trường là : Heineken, Tiger, Anchor, Bivina.
Công ty có 180 nhân viên, trong đó 167 nhân viên trong bộ phận bán hàng
Công ty ABC là khách hàng của Ernst & Young từ khi nó mới thành lập, do đó các thông về công ty đã được các kiểm toán viên năm rõ
Công ty ABC là công ty con thuộc sở hữu 100% của tập đoàn DEF Một mặt, các chính sách của công ty phải tuân thủ và phù hợp với các chính sách của tập đoàn, mặt khác, công ty cũng có quyền đưa ra những quyết định độc lập nhằm tối đa hóa thu nhập doanh nghiệp.
Mục tiêu sắp tới của công ty :
- Về mở rộng thị trường: Thực hiện các hoạt động quảng cáo một cách hiệu quả
- Về mua hàng: Lựa chọn hàng hóa hợp lý, giá cả thấp và chất lượng cao
- Về lưu kho: bảo quản hàng hóa hiệu quả
- Về Các hoạt động hỗ trợ: Kế hoạch tài chính hợp lý, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả và duy trì nguồn nhân lực tốt nhất.
2.4.1.2.Tìm hiểu về loại hình kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng
Thị trường bia Tiger và Heineken chiếm khoảng 10-15% thị phần thị trường bia hiện nay Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty ABC là Công ty bia Hà Nội, Công ty bia Halida, Công ty bia Carsberg Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh đang tăng cường các hoạt động khuyến mãi nhằm tăng doanh thu. Các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu đối với sản phẩm bia mang nhãn hiệu Tiger
Công ty hiện bán sản phẩm tại 3 điểm phân phối: Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng Chính sách bán hàng của công ty đó là bán cho các nhà phân phối, cơ sở bán buôn là chính; ít quan tâm đến các cơ sở bán lẻ.
Trong số các yếu tố tác động của môi trường xung quanh thì tác động của
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A yếu tố luật và điều kiện xã hội là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến việc kinh doanh của công ty hiện này Ngày càng nhiêu tệ nạn bia rượu gây ra tai nạn giao thông tại Việt Nam Việc này dẫn đến chính sách hạn chế sản xuất và sử dụng bia rượu của chính phủ Việt Nam Các chính sách mà chính phủ áp dụng là tăng thuế suất đối với thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp Những thực tế trên cũng phần nào tạo ra những khó khăn cho công ty
2.4.1.3.Đánh giá ban đầu về rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ
Nhà quản lý có sự quan tâm thích hợp đối với kiểm soát nội bộ về mặt phân nhiệm Có bộ phần kỉểm toán nội bộ được duy trì với nhân sự nhiều kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn.
Hầu hết nhân viên trong phòng kế toán đều đã làm việc lâu năm và được đào tạo cận thận
Bộ phận công nghệ thông tin được coi là hoạt động yếu với ba người, và vừa thay đổi người chịu phụ trách chính
Hệ thống tổ chức kinh doanh được tổ chức hiệu quả, việc phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban trong công ty
Thường xuyên có hoạt động đào tạo cho lực lượng nhân viên bán hàng. Đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát của kiểm toán viên đó là: Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC hoạt động hiểu quả
2.4.1.4.Thiết lập mức trọng yếu
Cơ sở xác định mức trọng yếu: Doanh thu thuần = 180 tỷ đồng
Mức trọng yếu ban đầu = 0,5% doanh thu thuần kế hoạch = 900 triệu đồng
Mức sai phạm chấp nhận được = 50% mức trọng yếu ban đầu = 450 triệu đồng
Mức sai phạm cần điều chỉnh = 5% mức trọng yếu ban đầu = 45 triệu đồng
2.4.2 Thiết lập chiến lược và đánh giá rủi ro
2.4.2.1 Xác định các nghiệp vụ trọng yếu và thực hiện thủ tục từ đầu đến cuối đối với các nghiệp vụ này Đối với công ty ABC nghiệp vụ chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng và tiền lương là các nghiệp vụ có tính trọng yếu cao.
Biểu 2.18: Thủ tục từ đầu đến cuối đối với chi phí vận chuyển: Tên nghiệp vụ : Chi phí vận chuyển
Tên khách hàng: Công ty ABC
Tìm hiểu nghiệp vụ: Điểm bắt đầu: Bán hàng cho khách hàng hoặc vận chuyển hàng giữa các đại lý Đầu vào của quá trình: Hóa đơn bán hàng của phòng bán hàng chuyển cho khó, phiếu vận chuyển để trống, phiếu vận chuyển nội bộ.
Mục tiêu: ghi chép đúng thời gian, ghi chép chính xác Điểm cuối của quá trình: Nhập nghiệp vụ và hệ thống Đầu ra: Hóa đơn bán hàng có chữ ký của người nhận hàng và trưởng kho hàng, phiếu chuyển hàng, giấy ngân hàng
Các rủi ro có thể xảy ra của quá trình:
- Hóa đơn vận chuyển được nhận, nhưng chi phí vận chuyển không được ghi nhận
- Chi phí vận chuyển bị ghi lặp
- Hóa đơn không được thanh toán
- Số lượng vận chuyển bị tính toán sai Đối với chi phí bán hàng:
Khách hàng: Công ty ABC
Tên nghiệp vụ: Chi phí bán hàng
Mục tiêu : Tính tồn tại, đầy đủ, đánh giá, trình bày phân loại, quyển và nghĩa vụ
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A Điểm bắt đầu : Báo cáo của đại diện bán hàng kiểm soát viên, Báo cáo chi phí Marketing của bộ phận Marketing Điểm kết thúc: Nhập dữ liệu vào sổ nhật ký chung Đầu vào: Báo cáo doanh thu của người bán, bảng chấm công Đầu ra: Chi phí được nhập vào hệ thống
Chi phí bán hàng của ABC gồm có :
- Chi phí phát triển quan hệ với khách hàng
- Chi phí lương cho nhân viên khuyến mãi và nhân viên bán hàng ( lương chính và hoa hồng).
Công ty ABC sử dụng phần mềm để quản lý nhân sự và thực hiện công tác tính lương Đầu vào của hệ thống này đó là hợp đồng lao động, bảng chấm công, báo cáo tham gia làm việc hàng tháng, báo cáo làm ngoài giờ, báo cáo trợ cấp khác
Kiểm toán viên thực hiện tìm hiểu quy trình tiền lương đồi với nhân viên khuyến mãi và nhân viên bán hàng:
Biểu 2.19:: Quy trình tiền lương
STT Mô tả quy trình Hệ thống thực hiện Tham chiếu
1 Báo cáo doanh thu, Thủ công BD 8.9
2 Mục tiêu doanh thu Thủ công BD 8.8
3 Bảng chấm công của nhân viên bán hàng, bảng làm ngoài giờ, báo cáo hoa hồng được kiểm tra bởi kế toán và được phê duyệt bởi trưởng bộ phận bán,…
4 Tính lương Máy tính BD 8.6
5 Bảng tính lương được phê duyệt hợp lý
6 Chứng từ thanh toán Máy tính BD 8.4
7 Chuẩn bị Chứng từ ngân hàng Thủ công BD 8.3
8 Giấy ngân hàng từ ngân hàng Thủ công BD 8.2
9 Ghi chép vào sổ cái Máy tính BD8.1
So sánh quy trình kiểm toán đối với công ty XYZ và công ty
2.5.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Hai công ty đều là khách hàng lâu năm của công ty TNHH Ernst & Young nên việc tìm hiểu về khách hàng và loại hình kinh doanh được thực hiện tương tự như nhau.
Công ty XYZ là công ty bảo hiểm, trong khi công ty ABC là công ty thương mại nên đặc điểm kinh doanh của hai công ty có nhiều khác biệt Các quy trình trọng yếu của hai công ty là hoàn toàn khác nhau, đối với công ty bảo hiểm là chi phí hoa hồng và chi phí bảo hiểm, còn đối với công ty ABC là chi phí bán hàng và chi phí vận chuyển. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm do đăc trưng rất riêng về chi phí hoa hồng và chi phí bồi thường so với lĩnh vực kinh doanh khác nên đòi hỏi kiểm toán viên phải có sự tìm hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ bảo hiểm nhằm đảm bảo có thể thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu một cách nhanh chóng và hiệu quả
Do đặc điểm khác nhau về nghiệp vụ, các thử nghiệm thực hiện tại từng công ty cũng khác nhau. Đối với thử nghiệm kiểm soát, như đã nói ỏ trên do hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC được đánh giá tốt, trong khi công ty XYZ thì được đánh giá kém hơn do đó thử nghiệm kiểm soát đối với công ty ABC được thực hiện với quy mô rộng hơn
Hồ Viết Anh Kiểm toán 46A
Trong thử nghiệm kiểm soát đối với cả hai công ty đếu hướng tới kiểm tra về phần công phân nhiệm và phê chuẩn Tuy nhiên, Chi phí hoa hồng và chi phí bồi thường trong doanh nghiệp có những đặc trưng riêng so với chi phí của doanh nghiệp thương mại do những đặc điêm riêng của nghiệp vụ bảo hiểm Vì vậy, trong thử nghiệm kiểm soát cũng như thử nghiệm cơ bản đòi hỏi những hiểu biết về nghiệp vụ bảo hiểm, đặc biệt là trong việc xác định mức bồi thường hợp lý phải được ghi nhận vào chi phí bồi thường Đối với thử nghiệm cơ bản, tại công ty ABC thử nghiệm cơ bản được thực hiện với quy mô rộng hơn, thủ tục phân tich và kiểm tra chi tiết được thực hiện đối với tất cả khoản mục chi phí trọng yếu gồm chi phí hoa hồng và chi phí bồi thường và chi phí quản lý Tại công ty XYZ, do thử nghiệm kiểm soát được mở rộng nên thử nghiệm kiểm soát được giảm bớt Chỉ thực hiện thủ tục phân tích đối với chi phí vận chuyển và chi phí bán hàng Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết với chi phí phát triển quan hệ khách hàng và chi phí quản lý
Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động ở mức độ khác nhau dẫn đến quy mô của thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản là khác nhau ở hai công ty.s
Các công việc mà kiểm toán viên phải thực hiện ở giai đoạn này ở hai công ty là tương tự nhau.
Tuy nhiên, ở trường hợp kiểm toán đối với công ty XYZ kiểm toán viên có đưa ra hai bút toán điều chỉnh đối với chi phí hoa hồng và chi phí bồi thường. Việc thực hiện bút toàn điều chỉnh cần được sự thống nhất với khách hàng.
Trong trường hợp của công ty ABC, kiểm toán viên không đưa ra bút toán điều chỉnh nào đối với khoản mục chi phí mà đưa ra kết luận ngay rằng chi phí được phản ảnh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.