Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Phạm Tiến HưngSV: Nguyễn Tuấn LinhLớp: CQ54/22.02BÁO CÁO THỰC TẬPHà Nội, Tháng 3 năm 2020Họ và tên: Nguyến Tuấn LinhLớp: CQ54/22.02Giảng viên hướng dẫn: PGS
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K
1.1.1 Sơ lược về công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K
Tên gọi: Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K
Tên viết tắt: TL - T.D.K Địa chỉ trụ sở chính: Số 9 ngõ 63 Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
1.1.2 Quá trình thành lập và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K (được hợp nhất từ Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Dịch vụ phần mềm T.D.K thành lập năm 2002). Công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, thẩm định giá, xác định giá trị doanh nghiệp, dịch vụ quản tài viên, tư vấn tài chính, tu vấn thuế, đào tạo, … Công ty được Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh hợp nhất và đăng kí thuế số: 0104779158 cấp lần đầu ngày 29/06/2010, cấp đăng ký thay đổi lần 10 ngày 19/11/2014.
Toàn nhân viên của công ty đều có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kiểm toán, thuế, …
Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội, có 07 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Lạng Sơn; Hà Nội; Hải Phòng và 21 văn phòng đại diện tại Ba Vì, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Nam, Quảng Bình, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Lạng Sơn, Hà Đông, Sơn La, Quảng Ngãi, Lai Châu, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Cà Mau, Bắc Ninh Công ty đã và đang thực hiện việc cung cấp các dịch vụ nêu trên cho hàng nghìn khách hàng thuộc các loại hình doanh nghiệp trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
Công ty là 1 trong 8 thành viên của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tham gia nghiên cứu, xây dựng Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12;
Là 1 trong 6 thành viên của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tham gia xây dựng, sửa đổi Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 ban hành năm 2015 và xây dựng Hồ sơ kiểm toán mẫu áp dụng cho kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành năm 2016
Trong lĩnh vực đào tạo, Thăng Long – T.D.K là một trong số ít các công ty kiểm toán được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo nghề.
D.K 7 1.1.2 Quá trình thành lập và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long hoạt động trong nhiều lĩnh vực với phương châm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng cũng như cho chính bản thân công ty nên ngoài việc cung cấp các dịch vụ sẵn có, công ty còn lắng nghe và tìm hiểu yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng từ đó phát triển thêm các dịch vụ mới và nâng cao các dịch vụ sẵn có của công ty Công ty đã và đang cung cấp các dịch vụ sau:
Cung cấp các dịch vụ kiểm toán trong các lĩnh vực:
Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên cho các loại hình doanh nghiệp; Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
Kiểm toán báo cáo quyết toán các dự án cho các tổ chức quốc tế tài trợ; Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ;
Kiểm toán xác định vốn góp;
Kiểm toán thông tin tài chính.
Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính
Soát xét báo cáo tài chính bán niên;
Soát xét báo cáo tài chính quá khứ.
Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp – Tư vấn cổ phần hóa
Dịch vụ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, tham gia góp vốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh,…
Tư vấn lập, lựa chọn phương án cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
Và các dịch vụ hỗ trợ chuyên ngành khác theo yêu cầu cụ thể của khách hàng;
Dịch vụ thẩm định giá
Thẩm định giá tài sản là dự án, nhà ở, khu văn phòng hoặc công trình; Thẩm định giá trị là máy móc thiết bị;
Thẩm định giá trị là phương tiện vân tải của doanh nghiệp;
Thẩm định giá trị là giá trị sở hữu trí tuệ về công nghệ, quy trình kinh doanh bằng sang chế…
Dịch vụ tư vấn tài chính
Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cho doanh nghiệp, xây dựng quy chế tài chính, quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, quy chế tổ chức và hoạt động của Ban điều hành công ty;
Tư vấn quản lí tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp;
Tư vấn quản lí tiền lương và nhân sự;
Tư vấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu, tư vấn đầu tư, lựa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp;
Tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn đối với doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.
Dịch vụ tư vấn thuế
Trợ giúp lập tờ khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu đối với các nhà thầu nước ngoài;
Tư vấn thanh quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
Giải đáp vướng mắc về thuế của các doanh nghiệp;
Lập hồ sơ thủ tục về xin, miễn giảm thuế.
Tư vấn hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phức tạp, kiểm tra xử lý các tồn đọng trong công tác kế toán;
Kiểm tra chứng từ, ghi sổ sách kế toán cho doanh nghiệp;
Tư vấn lập báo cáo tài chính;
Tổ chức các khóa học về kế toán và kiểm toán phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Đào tạo nghiệp vụ kiểm toán nâng cao cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng;
Tham gia giảng dạy kế toán, kiểm toán tại các trường đại học.
Các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình kiểm toán
Cung cấp các tài liệu, thông tin bằng văn bản về chính sách cổ phần hóa, chính sách tài chính, chính sách thuế, kế toán có liên quan trực tiếp và chủ yếu tới ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
Cung cấp các thay đổi, sửa đổi và bổ sung Chế độ kế tóa Việt Nam, luật thuế tại Việt Nam.
Các dịch vụ tư vấn khác
Tư vấn lập dự toán giá trị công trình XDCB;
Tư vấn lập quyết toán giá trị công trình XDCB hoàn thành.
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.
Mô hình tổ chức bộ máy công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K
KHỐI TỔ CHỨC KHỐI NGHIỆP VỤ
P.KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THUẾ,
KẾ TOÁN P.KIỂM TOÁN XDCB
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K
1.4.1 Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Kiếm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K trong những năm gần đây
Trong mấy năm qua, Công ty TL-T.D.K đã không ngừng nỗ lực tìm mọi biện pháp nhằm mở rộng thị trường, khẳng định vị trí của mình hơn nữa và tăng doanh thu nhằm đạt được những mục tiêu đề ra
Trong những năm gần đây, với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý, công ty TL-T.D.K đã đạt được những thành tựu nhất định như doanh thu tăng nhanh với tỉ lệ cao Đây là một dấu hiệu khả quan so với tốc độ tăng trưởng chung của các công ty khác cùng ngành trong điều kiện kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện tại, vì vậy đó là một kết quả rất đáng khích lệ đối với cán bộ công nhân viên trong công ty Trong đó lĩnh vực kiểm toán BCTC vẫn là lĩnh vực đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty Mặt khác doanh thu ở các dịch vụ khác chưa tăng cao điều này đặt ra cho công ty các khó khăn và thách thức hơn nữa để tăng doanh thu nhằm khẳng định hơn nữa vị trí của mình
1.4.2 Đặc điểm về lao động
Hiện tại, công ty TL-T.D.K có 50 cán bộ công nhân viên Trong đó, có 10 KTV đăng ký hành nghề kiểm toán
TRUYỀN THÔNG P.DỊCH VỤ KẾ TOÁN
Các cán bộ quản lý của TL-T.D.K đều là những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, đã từng đảm trách những vị trí quan trọng ở các Công ty kiểm toán lớn và cơ quan quản lý khác của Việt Nam
Một trong những điểm mạnh của TL-T.D.K là cán bộ tư vấn của chúng tôi đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thuế của Việt Nam nên rất am hiểu về luật pháp và am hiểu về thực tế tại các Doanh nghiệp Đây là lý do mà khách hàng luôn hài lòng
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty còn rất trẻ, năng động, sáng tạo và luôn nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy theo quy định Cán bộ quản lý đều là những người có trình độ cao và có năng lực quản lý giỏi.
Trong hiện tại, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu công việc trong công ty Tuy nhiên, trong tương lai, khi mở rộng quy mô thì công ty cần có những chính sách để nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên; gia tăng số lượng nhân viên Đây là 1 công việc đòi hỏi đi lại, giao tiếp nhiều, phù hợp với nam giới.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kiểm toán
Công tác bố trí nhân sự cho mỗi cuộc kiểm toán là hết sức quan trọng Nó đòi hỏi người quản lý phải bố trí nhân sự phù hợp sao cho vừa khoa học, vừa tiết kiệm được nguồn lực mà vẫn hiệu quả Công ty sẽ tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà đoàn kiểm toán được sắp xếp cho phù hợp Nhìn chung mỗi đoàn kiểm toán của TL- T.D.K thường bao gồm một kiểm toán chính được gọi là trưởng nhóm và các trợ lý, số lượng trợ lý nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào quy mô công việc mà đoàn phải thực hiện
Hồ sơ kiểm toán chung là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính Hồ sơ kiểm toán chung được sắp xếp theo trình tự: trang tổng hợp; các thông tin chung, các tài liệu về pháp luật, các tài liệu về thuế, các tài liệu nhân sự, các tài liệu về kế toán, các tài liệu về hợp đồng.
Hồ sơ kiểm toán chung thường gồm:
- Tên và số hiệu hồ sơ : ngày, tháng lập và ngày, tháng lưu trữ;
- Các tài liệu về nhân sự : Các thỏa ước lao động, các qui định riêng của khách hàng về nhân sự, qui định về quản lý và sử dụng quỹ lương …
- Các thông tin chung về khách hàng: Các ghi chép hoặc bản sao các tài liệu pháp lý, thỏa thuận và biên bản quan trọng : Quyết định thành lập, điều lệ công ty, Giấy phép thành lập, ), đăng ký kinh doanh, bố cáo, biên bản họp Hội đồng quản trị, họp Ban Giám đốc
- Các tài liệu về thuế : Các văn bản, chế độ thuế riêng trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng được cơ quan thuế cho phép, các tài liệu về thực hiện nghĩa vụ thuế hàng năm;
- Các tài liệu về kế toán: Văn bản chấp thuận chế độ kế toán được áp dụng, các nguyên tắc kế toán áp dụng;
-Các tài liệu về hợp đồng: Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng cho thuê, hợp đồng bảo hiểm, thỏa thuận vay
Hồ sơ kiểm toán năm
Hồ sơ kiểm toán năm ghi lại quá trình thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty KH với mỗi phần hành cụ thể Mỗi thành viên trong đoàn kiểm toán phụ trách một số phần hành và lưu lại giấy tờ làm việc của mình Các giấy tờ này là bằng chứng chứng minh phần hành đã được kiểm tra và cũng là cơ sở để các cấp soát xét lại báo cáo trước khi phát hành.
Hồ sơ kiểm toán năm thường gồm:
- Các thông tin về người lập, người kiểm tra (soát xét) hồ sơ kiểm toán: Họ tên KTV, trợ lý kiểm toán viên thực hiện, người soát xét, xét duyệt, ngày tháng kiểm tra xét duyệt;
- Những hợp đồng và báo cáo: Hợp đồng kiểm toán, thư hẹn kiểm toán, phụ lục hợp đồng (nếu có) và bản thanh lý hợp đồng; Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, báo cáo tài chính và các báo cáo khác;…
- Những bằng chứng về kế hoạch chiến lược: kế hoạch kiểm toán chi tiết, chương trình làm việc và những thay đổi của kế hoạch đó ;
- Những bằng chứng và kết luận trong việc đánh giá rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và những đánh giá khác ;
- Các sự kiện phát sinh sau khi kết thúc niên độ;
- Các sự kiện phát sinh sau khi kết thúc niên độ;
- Các văn bản hoặc những chú giải: về những vấn đề đã trao đổi với khách hàng, kể cả các điều khoản của hợp đồng kiểm toán;
- Bản giải trình của Giám đốc: (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán;
- Bản xác nhận: do khách hàng hoặc người thứ ba gửi tới;
-Các kết luận của kiểm toán viên: về những vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán bao gồm cả những vấn đề bất thường (nếu có) cùng với các thủ tục mà kiểm toán viên đã thực hiện để giải quyết các vấn đề đó;
- Các tài liệu liên quan khác;
Sau khi hoàn thành, Hồ sơ kiểm toán được lưu trữ tại phòng kho Hồ sơ của mỗi khách hàng đều được sắp xếp riêng trong từng ngăn tủ và được đánh dấu theo năm để tiện cho việc tìm kiếm Đây sẽ là tài liệu có giá trị tham khảo cho những năm kiểm toán tiếp theo Những hồ sơ này được bảo mật và chỉ cung cấp cho bên thứ 3 khi có sự đồng ý của Tổng giám đốc Công ty TL-T.D.K.
2.2.1.2 Tổ chức giấy làm việc tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K
Một hồ sơ kiểm toán năm bao gồm các giấy tờ làm việc, chỉ mục kiểm toán được đánh số thứ tự từ A đến H.
B – Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo
C – Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
D – Kiểm tra cơ bản tài sản
E – Kiểm tra cơ bản nợ phải trả
F – Kiểm tra cơ bản nguồn vốn chủ sở hữu
G – Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
H – Kiểm tra các nội dung khác Ở mỗi một chỉ mục còn có nhiều phần hành được đánh theo thứ tự 100, 200,300…và mỗi phần hành lại được chia thành các phần hành nhỏ được đánh theo thứ tự 110, 120, 210, 220, 230…Trong đó bao gồm chương trình kiểm toán từng phần hành, các giấy tờ làm việc cho từng thủ tục và bảng tổng hợp kết quả kiểm toán cho phần hành đó.
Giấy làm việc của KTV bao gồm các thông tin bắt buộc như sau:
- Tên khách hàng - Người thực hiện
- Ngày khóa sổ - Ngày thực hiện
- Khoản mục - Người soát xét
- Bước công việc - Ngày soát xét
Ngoài ra giấy làm việc còn có:
CÁC KÝ HIỆU KIỂM TOÁN QUY ƯỚC
√ Ký hiệu này điền trong ô vuông (□) để thể hiện có tài liệu lưu trong hồ sơ kiểm toán hoặc thể hiện dữ kiện nêu ra là đúng
X Ký hiệu này điền trong ô vuông (□) để thể hiện không có tài liệu lưu trong hồ sơ kiểm toán hoặc thể hiện dữ kiện nêu ra là sai
N/A Không áp dụng / None applicable
BS Khớp với số liệu trên Bảng CĐKT/ Agreed to balance sheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐKT
PL Khớp với số liệu trên BC KQHĐKD/ Agreed to profit and loss statement: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BC KQHĐKD
PY Khớp với số liệu trên BCKT năm trước/ Agreed to Previous year ‘s report: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCTC đã kiểm toán năm trước
TB Khớp với số liệu trên Bảng CĐPS/ Agreed to trial balance: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐPS
LS Khớp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp/ Agreed to leadsheet:
Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó
Ký hiệu Ý nghĩa phù hợp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp
Kiểm toán một số phần hành chủ yếu trong kiểm toán BCTC do công ty
Khoản mục Nợ phải trả nhà cung cấp:
Chấp nhận khách hàng và Kí kết hợp đồng:
Công ty ABC, do là khách hàng truyền thống của công ty, mặt khác công ty không có sự thay đổi nhiều về nhân sự, tổ chức hoạt động, nên KTV không phải thu thập thêm thông tin về năng lực người quản lí, đặc điểm kinh doanh,…Mặt khác hoạt động kinh doanh của công ty là ổn định, thị trường khách hàng đa dạng, doanh thu các năm gần đây đều cao, kết quả kiểm toán năm trước không có rủi ro lớn Sau khi nhận được lời mời kiểm toán năm tiếp theo, công ty đã thực hiện các thủ tục pháp lí để tiến hành cuộc kiểm toán Công ty thực hiện mở cuộc họp với khách hàng để thống nhất các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán, đạt được sự thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác, Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán, công ty thực hiện phân công KTV tiến hành cuộc kiểm toán.
Thu thập thông tin cơ sở:
Sau khi tiến hành thu thập các thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua báo cáo kiểm toán năm trước Nhóm kiểm toán sẽ gửi bản kế hoạch kiểm toán đến khách hàng Bản kế hoạch yêu cầu những tài liệu khách hàng cần cung cấp và là căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán hiệu quả, đúng tiến độ, giúp công tác thu thập chứng từ nhanh chóng.
Bảng danh sách các tài liệu cần thu thập phục vụ quá trình kiểm toán:
Nội dung Người cung cấp Ngày nhận
Quyếết đ nh thành l p doanh nghi p, m t sốế quy ị ậ ệ ộ chếế n i b , ộ ộ chính sách kếế toán c a đ n v ủ ơ ị
B ng cân đốếi kếế toán, Báo cáo KQKD, ả nh t kí chung, ậ b ng cân đốếi phát sinh tài kho n ả ả
S cái, s chi tếết ổ ổ các tài kho n ả
Kếế ho ch s n xuâết kinh doanh ạ ả
Kế toán trưởng Trước khi bắt đầu làm việc
Các tài li u liên quan t i kho n m c ệ ớ ả ụ n ph i tr ợ ả ả nhà cung cấấp:
S chi tếết ổ , s cái ổ tài kho n 331 ả , b ng kế danh sách ả các kho n ph i tr theo đốếi t ả ả ả ượ ng, b ng phân tch ả tu i n , ổ ợ Biến b n đốếi chiếếu cống n ả ợ , h p đốồng ợ mua bán, biến b n giao nh n, hóa đ n, ch ng t ả ậ ơ ứ ừ liến quan…
Kế toán Khi bắt đầu làm việc
Thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, đánh giá rủi ro kiểm soát.
Sau khi có cái nhìn tổng quát về hoạt động của công ty, KTV đi vào tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty,qua đó giúp KTV nhận diện được các sai phạm, quyết định mức rủi ro kiểm soát, số lượng bằng chứng cần thu thập, có kế hoạch thiết kế các khảo sát thích hợp Làm cơ sở rút ngắn hoặc mở rộng các thủ tục kiểm toán Để thực hiện được điều này, KTV sử dụng các phương pháp như phỏng vấn nhân viên trong đơn vị, xem xét các tài liệu, chứng từ để có thể tìm hiểu hệ thống KSNB của đơn vị Công ty thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty về mua hàng, phải trả người bán, xem quy trình kiểm soát có chặt chẽ không?
Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá rủi ro:
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu, để ước tính mức độ sai xót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC, từ đó xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập Tùy từng khách hàng, KTV sẽ lựa chọn cơ sở thiết lập mức trọng yếu phù hợp. Đánh giá rủi ro:
Trên cơ sở xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đón nghề nghiệp, KTV tiến hành đánh giá khả năng xảy ra sai xót trọng yếu của toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để thực hiện thiết kế các thủ tục
29 kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán KTV xác định rủi ro kiểm toán ở mức độ thấp Sau đó, KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiếm soát, từ đó xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được.
Dựa trên những tìm hiểu ban đầu về hệ thống kiểm soát nôi bộ đối với toàn DN và khoản mục Nợ phải trả người bán, hệ thống kế toán, KTV nhận thấy khoản mục được theo dõi , quản lí khá chặt chẽ KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ trung bình.
Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tang ở mức độ trung bình, rủi ro kiểm soát ở mức độ trung bình, KTV ước tính rủi ro phát hiện ở mức độ trung bình.
Do đó, phạm vi kiểm toán, số lượng bằng chứng cần thu thập, các thủ tục kiểm toán cần thực hiện ở mức độ trung bình.
Dự kiến về thời gian và nội dung kiểm toán:
Sau khi KTV thu thập các thông tin cần thiết, thực hiện phân tích và tìm hiểu thông tin của khách hàng, có những hiểu biết về tính chất và quy mô cuộc kiểm toán Trưởng nhóm tiến hành dự kiến về thời gian thực hiện từng phần hành cụ thể, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm theo năng lực trình độ, từ đó dự kiến thời gian dự kiến kết thúc công việc và thời gian có thể phát hành báo cáo tài chính Công việc này có thể giúp Trưởng nhóm có thể quản lí, giám sát được giám sát được việc của các thành viên trong nhóm, kịp tiến độ.
Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết:
Chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục Nợ phải trả người bán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán.Chương trình kiểm toán là những chỉ dẫn cho KTV về các mục tiêu kiểm toán khoản mục Nợ phải trả nhà cung cấp, công việc KTV cần thực hiện của một khoản mục cụ thể, với chi phí và thời gian hợp lí.
Các thủ tục kiểm toán được thiết kế theo chương trình kiểm toán chung TL-T.D.K đã thiết lập Thủ tục kiểm toán bao gồm thủ tục chung , thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết. Được thiết kế rõ ràng, đầy đủ, tham chiếu đến từng giấy tờ làm việc.
Tiến hành phân công công việc cho các thành viên trong nhóm
Thực hiện kiểm toán là công việc quan trọng trong toàn bộ cuộc kiểm toán, Đây là công việc thực hiện các công việc được thiết kế trong giai đoạn lập kế hoạch Trong giai đoạn này, KTV tiến hành thu thập tất cả các bằng chứng nhằm xem xét số dư khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp có trung thực hợp lí hay không, có đạt được các mục tiêu kiểm toán không: tính đúng đắn, phân loại, tính đúng kì, đầy đủ, quyền và nghĩa vụ.
Các thủ tục kiểm toán cụ thể như sau:
2.3.1 Tổng hợp số liệu nợ phải trả nhà cung cấp từ sổ chi tiết:
Công việc này không khẳng định được số liệu chính xác trên BCTC mà chỉ khẳng định được việc chuyển số liệu từ sổ cái lên Báo Cáo Tài Chính.
KTV tiến hành tổng hợp số dư nợ phải trả người bán và số trả trước người bán cuối năm và đầu năm ( số đã kiểm toán năm trước) Sau đó tiến hành đối chiếu với số liệu trên bảng cân đối kế toán và bảng cân đối phát sinh tài khoản Tại công ty khách hàng ABC, Qua việc kiểm tra đối chiếu, ta thấy số liệu tổng hợp khớp với số liệu trên bảng cân đối phát sinh và sổ kế toán.
Đánh giá tổ chức kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K
3.1.1 Những ưu điểm trong công tác kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K
TL-T.D.K là công ty kiểm toán được thành lập gần 10 năm, trong lĩnh vực kiểm toán nói riêng, các lĩnh vực khác nói chung, công ty đã thu được những thành tựu đáng kể, tích lũy kinh nghiệm, tạo lập được uy tín đối với khách hàng và công chúng và tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp trong những quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh… Để có được thành công như thế, có thể kể đến một vài điểm mạnh trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cũng như các thức tổ chức kiểm toán và chất lượng KTV
Thứ nhất là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ nhân viên của công ty Công ty có bộ máy tổ chức khá chặt chẽ, các phòng ban được tập trung thống nhất Bộ máy quản lý, điều hành của công ty được tổ chức gọn nhẹ nhưng khoa học và hiệu quả Việc sắp xếp các phòng phụ trách nghiệp vụ cụ thể tạo sự chuyên môn hóa trong công việc đem lại hiệu quả cao trog công việc Bộ máy công ty có cách quản lý điều hành đạt hiệu quả cao nhằm giúp công ty có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh khác nói chung Không chỉ thế, ban lãnh đạo của công ty là những người giàu kinh nghiệm trong nghề và trong công tác quản lý
36 điều này không những tạo được niềm tin cho đội ngũ nhân viên trong công ty mà còn chiếm được lòng tin của khách hàng Ban lãnh đạo của công ty đều là những người được cấp chứng chỉ Kiểm toán tại Việt Nam, có kinh nghiệm lâu năm và có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh việc Kiểm toán, tài chính, kế toán Đội ngũ nhận sự với phong cách chuyên nghiệp, có chiều sâu về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, tốt nghiệp đại học và sau đại học chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh tế xây dựng và luật học Số người có chứng chỉ Kiểm toán viên (CPA) ngày càng lớn Công ty luôn hướng trọng tâm tới nhân tố con người – được xem là nhân tố then chốt tạo nên thành công của công ty Trong mỗi cuộc kiểm toán, công ty đều có các trợ lý kiểm toán đi kèm để học hỏi các kiến thức thực tế. Đây là chính sách đào tạo của công ty nhằm tạo nên những nguồn nhân lực tố để đáp ứng những yêu cầu mới, thách thức mới
Mọi công việc của công ty luôn luôn được lập một kế hoạch chu đáo cũng sự phân công rành mạch và kiếm soát chặt chẽ từ phía trên xuống dưới Bên cạnh đó, công ty cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên Công ty thường tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao giao lưu giữa các phòng ban, hay tổ chức những buổi gặp mặt thân thiện giữa các nhân viên trong công ty Chính những hoạt động này tạo mối quan hệ chặt chẽ, thân thiện giữa các nhân viên trong công ty
Thứ hai là về tổ chức công tác kiểm toán
Quy trình kiểm toán của công ty TL-T.D.K áp dụng theo quy trình kiểm toán mẫu nên đã đạt được sự khoa học Bên cạnh đó, công ty cũng linh hoạt trong việc điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau. Nhìn chung, việc thực hiện công tác kiểm toán của Công ty đã tuân thủ khá chặt chẽ các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được thừa nhận từ giai đoạn lập kế hoạch cho tới khi kết thúc kiểm toán.
Quy trình kiểm toán tại TL-T.D.K được tiến hành theo đúng 5 bước:tìm hiểu khảo sát khách hàng, ký kết hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch, thực hiện, kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo nên KTV đánh giá được rủi ro, phân bổ thời gian và chi phí hợp lý để tập trung kiểm toán các vấn đề trọng yếu Quy trình này được Công ty lập thành văn bản hướng dẫn các KTV thực hiện thống nhất trong công ty, thể hiện tính khoa học và hợp lý trong công tác kiểm toán
Công ty có quy định rất rõ ràng và khoa học trong việc trình bày và lưu trữ các giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán Công ty thực hiện đánh số tham chiếu các giấy tờ làm việc một cách có hệ thống và được chia ra theo các phần hành cụ thể trong từng File kiểm toán Chính điều này giúp cho người sử dụng dễ dàng xem xét các vấn đề KTV đưa ra trong hồ sơ và giúp ích cho việc soát xét công việc của KTV Giấy tờ làm việc được trình bày theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận đến bằng chứng kiểm toán cu thể Trong mỗi bộ hồ sơ, trang tổng hợp luôn luôn là trang đầu tiên sau đó trang kết luận kiểm toán – chương trình kiểm toán – giấy tờ làm việc của KTV, cuối cùng là tài liệu thu thập được từ khách hàng
Thứ ba là về việc kiểm soát chất lượng
Vấn đề kiểm soát chất lượng kiểm toán của TL-T.D.K cũng là một trong những yếu tố tạo nên thương hiệu của công ty Công ty đã xây dựng được một hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán, và không ngừng quan tâm tới vấn đề kiếm soát chất lượng kiểm toán Công ty đã có hẳn một ban soát xét làm nhiệm vụ soát xét cuối cùng. Trưởng ban soát xét là Tổng giám đốc là một KTV có nhiều kinh nghiệm và có trình độ nghiệp vụ Công ty không chỉ thực hiện kiểm soát chất lượng bởi ban soát xét mà còn được thực hiện ở tất cả các khâu từ khi bắt đầu tìm hiểu khách hàng cho tới khi kết thúc cuộc kiểm toán
Sau khi các nhóm kiểm toán hoàn thiện Hồ sơ Kiểm toán thì sẽ chuyển lên ban soát xét để soát xét một lần nữa trước khi phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng. Tại công ty, công việc kiểm soát chất lượng đã được thực hiện một cách khoa học qua nhiều khâu nhằm đảm bảo chất lượng cho các cuộc kiểm toán từ đó tạo được niềm tin hơn nữa từ khách hàng
3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K
Thứ nhất về hồ sơ kiểm toán
Trong hồ sơ kiểm toán đôi khi sắp xếp tài liệu chưa đúng theo quy định của công ty, việc đánh số tham chiếu chưa đầy đủ với Giấy tờ làm việc Điều này gây ra khó khăn trong việc kiểm tra
Thứ hai về công tác kiểm toán
Do thời gian kiểm toán khá ít, nên việc kiểm toán viên thực hiện đúng theo quy trình kiểm toán được xây dựng như trong kế hoạch thường là không có Mà chỉ thực hiện kiểm tra một số bước nên rủi ro phát hiện thường là không có Nhất là vào mùa kiểm toán, khách hàng thường đặt áp lực về thời gian nên có thể kiểm toán viên sẽ làm không đúng như kế hoạch để về viết báo cáo cho đúng với tiến độ trong hợp đồng đảm bảo theo đúng yêu cầu của khách hàng Vào mùa kiểm toán, số lượng khách hàng là rất nhiều nên ban soát xét không đủ để đáp ứng yêu cầu
Số lượng khách hàng không ngừng tăng lên và các lĩnh vực kiểm toán của Công ty cũng ngày càng đa dạng hơn nhưng công ty vẫn chưa thiết kế được một chương trình kiểm toán riêng biệt cho các khách hàng ở các lĩnh vực khác nhau Điều này gây khó khăn, mất thời gian trong việc thu thập bằng chứng và làm giảm hiệu quả cũng như gây lãng phí nguồn nhân lực và chi phí kiểm toán