1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp kiểm toán khoản phải trả người bán trên báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán và tư vấn thực hiện

94 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 218,67 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1:................................................................................................................................3 (3)
    • 1. Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) (3)
      • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (3)
      • 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty (4)
      • 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây (9)
    • 2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) (10)
      • 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của A&C (10)
        • 2.1.1. Giới thiệu về HLB International (10)
        • 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của A&C (11)
        • 2.1.3. Các chi nhánh (13)
        • 2.1.4. Tổ chức bộ máy hoạt động chi nhánh A&C Hà Nội (14)
      • 2.2. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty A&C (15)
        • 2.2.1. Bộ máy kế toán (15)
    • 3. Đặc điểm quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại A&C (18)
      • 3.1. Đặc điểm quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính (18)
        • 3.1.1. Công việc thực hiện trước kiểm toán (20)
        • 3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán (20)
        • 3.1.3. Thực hiện kiểm toán tại khách hàng (20)
        • 3.1.4. Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán (21)
      • 3.2. Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng của A&C (22)
      • 3.3. Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán (24)
  • PHẦN II:.............................................................................................................................27 (26)
    • 1. Kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp do A&C thực hiện (27)
      • 1.1. Công việc thực hiện trước kiểm toán (27)
        • 1.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán (27)
        • 1.1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán viên (28)
        • 1.1.3. Ký kết hợp đồng kiểm toán (30)
      • 1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát (30)
        • 1.2.1. Thu thập thông tin về khách hàng (31)
        • 1.2.2. Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ (31)
        • 1.2.3. Xác định mức trọng yếu (33)
      • 1.3. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết (35)
      • 1.4. Thực hiện kiểm toán Nợ phải trả người bán do A&C thực hiện (40)
        • 1.4.1. Đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng (41)
        • 1.4.2. Thực hiện thủ tục phân tích (43)
        • 1.4.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết (44)
        • 1.4.4. Khẳng định số dư của khách hàng (44)
      • 1.5. Kết thúc kiểm toán (46)
      • 1.6. Công việc sau kiểm toán (48)
    • 2. Kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại công ty Spring do A&C thực hiện (50)
      • 2.1. Công việc thực hiện trước kiểm toán (50)
        • 2.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán (50)
        • 2.1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán viên (50)
        • 2.1.3. Ký kết hợp đồng kiểm toán (52)
      • 2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát (52)
        • 2.2.1. Thu thập thông tin chung (52)
        • 2.2.2. Thu thập thông tin về hệ thống kế toán (53)
        • 2.2.3. Xác định mức trọng yếu (54)
      • 2.3. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết (54)
      • 2.4. Thực hiện kiểm toán Nợ phải trả người bán (57)
        • 2.4.1. Đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty Spring (57)
        • 2.4.2. Thực hiện thủ tục phân tích (59)
        • 2.4.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết (60)
        • 2.1.4. Gửi thư xác nhận (65)
        • 2.1.5. Kết thúc kiểm toán (66)
    • 3. Kiểm toán khoản phải trả người bán tại Công ty Fall do A&C thực hiện (70)
      • 3.1. Công việc thực hiện trước kiểm toán (70)
      • 3.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát (70)
        • 3.2.1. Thu thập thông tin về khách hàng (70)
        • 3.2.2. Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ (71)
        • 3.2.3. Xác định mức trọng yếu (72)
      • 3.3. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết (73)
      • 3.4. Thực hiện kiểm toán Nợ phải trả người bán do A&C thực hiện (73)
        • 3.4.2. Thực hiện thủ tục phân tích (75)
        • 3.4.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tại Công ty Fall (75)
    • 5. Kết thúc kiểm toán (75)
    • PHẦN 3:..............................................................................................................................77 (0)
      • I. Đánh giá về thực trạng chung tại công ty A&C (77)
        • 1. Đánh giá chung (77)
        • 2. Đánh giá công tác quản lý (78)
        • 3. Đánh giá việc tổ chức thực hiện kiểm toán (79)
        • 4. Đánh giá quy trình kiểm toán của Chi nhánh A&C Hà Nội (79)
      • III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản phải trả người bán do a&c thực hiện (82)
        • 1. Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng (82)
        • 2. Hoàn thiện thủ tục phân tích (85)
  • KẾT LUẬN (29)

Nội dung

Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 140 TC/QĐ/TCCB ngày 26 tháng 3 năm

1992, Quyết định số 107 TC/QĐ/ TCCB ngày 13 tháng 2 năm 1995 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính và hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số

102218 ngày 13 tháng 3 năm 1995 do Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực kiểm toán nói riêng, Công ty Kiểm toán và Tư vấn đã được Bộ Tài chính chọn là một trong những công ty lớn đầu tiên của Bộ Tài chính tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo Quyết định số 1962/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103001964 do

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 09 tháng 12 năm 2003.

Theo quy định tại nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/01/2005 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đã chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) từ ngày 06/02/2007 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

4102047448 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hiện nay là công ty đại

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

A&C là một Công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán -Tư vấn và có khả năng cung cấp các dịch vụ:

Dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính:

Kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động chủ yếu của công ty với hơn 1000 khách hàng thuộc mọi loại hình doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau, công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu, luôn sẵn sàng phục vụ các Doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Việc kiểm toán hàng năm sẽ được tiến hành bằng các đợt kiểm toán sơ bộ và kiểm toán kết thúc theo lịch trình thoả thuận với khách hàng. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính được tiến hành trên cơ sở:

- Tuân thủ các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hiện hành.

- Tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ Quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Các nguyên tắc nghề nghiệp Kiểm toán:

- Độc lập, Chính trực, Khách quan, Thận trọng và Bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán…

- Phù hợp với thực tiễn kinh doanh và môi trường pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, theo yêu cầu của nhiều Doanh nghiệp, công ty đã thực hiện các dịch vụ: Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán thông tin tài chính.

Quá trình kiểm toán của công ty luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn đã góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, quản lý tài chính của Doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp, công ty đã giúp Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình.

Dịch vụ Thẩm định, Kiểm toán Đầu tư & Xây dựng cơ bản:

Hoạt động Thẩm định, Kiểm toán vốn đầu tư và quyết toán các công trình xây dựng cơ bản là một trong những hoạt động nổi trội của A&C. Các dịch vụ mà công ty đã, đang và sẵn sàng cung cấp cho các khách hàng thuộc mọi lĩnh vực trên toàn quốc bao gồm:

- Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án, Kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình;

- Kiểm toán tuân thủ trong hoạt động đầu tư;

- Thẩm tra dự án, lập và thẩm tra dự toán công trình;

- Tư vấn và xây dựng (trừ thiết kế, giám sát, khảo sát xây dựng);

- Tư vấn hoạt động Doanh nghiệp, Tư vấn cổ phần hoá, Tư vấn chuyển đổi Doanh nghiệp;

- Xác định giá trị doanh nghiệp, vốn góp, vốn chuyển nhượng;

- Định giá tài sản (hàng hoá, nhà cửa, đất đai, máy móc…);

Các dịch vụ thực hiện dựa trên cơ sở tuân thủ những quy định hiện hành của Nhà nước về Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đối với các loại

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước, tôn trọng tính hiện hữu, hợp lý và tính thị trường.

Các Báo cáo được kiểm toán sẽ giúp khách hàng của công ty hoàn tất thủ tục và các bước phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư, Giá trị quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản trước khi công trình được đưa vào sử dụng, đồng thời kết quả các dịch vụ nêu trên sẽ cung cấp cho khách hàng của công ty những thông tin và tài liệu, số liệu đáng tin cậy trong việc lựa chọn đối tác đầu tư, cùng các mục đích thế chấp, chuyển nhượng, cổ phần hoá, giải thể, phá sản Doanh nghiệp theo Luật.

Các chuyên gia tư vấn của A&C với kiến thức sâu rộng, am hiểu về pháp luật cùng với kinh nghiệm làm việc thực tiễn đã cung cấp cho các khách hàng những giải pháp tốt nhất giúp cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tuân thủ các quy định của pháp luật. Các dịch vụ mà A&C cung cấp rất đa dạng, bao gồm:

- Tư vấn về Thuế: Tư vấn cho các Doanh nghiệp về các Luật Thuế; thực hiện các dịch vụ về đăng ký thuế, đăng ký hoá đơn tự in, hoàn thuế, hỗ trợ quyết toán thuế, lập hồ sơ xét ưu đãi thuế… đảm bảo quyền lợi của các Doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế và tôn trọng pháp luật Nhà nước đã ban hành.

- Tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán: Tư vấn tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán và hoàn thiện các phần hành kế toán.

- Tư vấn tài chính và quản trị doanh nghiệp: Tư vấn thiết lập và hoàn thành hệ thống quản trị tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp và niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

- Tư vấn về Dịch vụ pháp lý: Soản thảo hồ sơ và thực hiện các thủ tục: đăng ký Chế độ kế toán, thành lập Doanh nghiệp, điều chỉnh Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện các thủ tục chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể Doanh nghiệp.

- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin: cung cấp các chương trình phần mềm Kế toán, Tài chính.

- Các hoạt động tư vấn khác: Theo yêu cầu của Khách hàng trên các phương diện có liên quan đến Pháp luật, Đầu tư, Tài chính…

Trong những trường hợp cần thiết, công ty có khả năng hợp tác tốt với các Tổ chức nghề nghiệp Quốc tế hoặc các Cơ quan Quản lý Nhà nước nhằm đạt được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả phục vụ khách hàng.

Hoạt động Tư vấn có hiệu quả cao của A&C đã tăng thêm sự tin cậy và hài lòng của Khách hàng đối với Dịch vụ mà công ty cung cấp. Đào tạo

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của A&C

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hiện nay là công ty đại diện chính thức tại Việt Nam của HLB International.

2.1.1.Giới thiệu về HLB International

HLB International là một tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán và tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp được thành lập năm 1969 và có Trụ sở chính tại Vương quốc Anh Với hệ thống các công ty thành viên và văn phòng giao dịch tại hơn 100 nước, HLB có thể tập hợp đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh ở hầu hết mọi thị trường trên thế giới từ hơn 1.500 chủ phần hùn và 10.800 nhân viên ở hơn 400 chi nhánh để đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ của khách hàng HLB được xếp hạng 12 trong nhóm các tập đoàn kế toán, kiểm toán và tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giới với doanh thu hàng năm khoảng 1 tỉ đô la Mỹ.

HLB International có quy mô hoạt động rộng và có thể cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng ở mọi quy mô và mọi quốc gia Tuy nhiên, không phải vì thế mà việc liên lạc, phối hợp hoạt động giữa các văn phòng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các khách hàng hoạt động toàn cầu

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN (22 THÀNH VIÊN)

PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP

PHÒNG TƯ VẤN, ĐÀO TẠO

CÁC PHÒNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1,2,3,4,56 PHÒNG DỊCH VỤ

CHI NHÁNH TẠI CẦN THƠ

CHI NHÁNH TẠI NHA TRANG

CÔNG TY TNHH TẠI ĐỒNG KHỞI bị hạn chế Thông qua mục tiêu “Chăm sóc khách hàng toàn cầu”, các công ty thành viên của HLB luôn cố gắng đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn chất lượng cao nhất với cung cách phụ vụ chuyên nghiệp.

2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý của A&C

Bộ máy quản lý của A&C được tổ chức theo mô hình khối chức năng.

Mô hình này có ưu điểm là chuyên môn hoá từng lĩnh vực quản lý nên giám đốc từng phần hành có thể ra các quyết định quản lý tốt hơn và quản lý được nhân viên cấp dưới theo từng ngành dọc chặt chẽ hơn.

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy hoạt động Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

- Hội đồng thành viên: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết những vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty như quyết định chiến lược phát triển, cơ cấu tổ chức, phương án đầu tư…

- Ban Giám đốc của Công ty A&C: gồm có 1 Tổng Giám đốc và 6 Tổng Giám đốc Đây là đại diện pháp nhân về đối nội và đối ngoại của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty.

- Tổng Giám đốc công ty: Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm và sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

- Phó Tổng Giám đốc: Là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết một số vấn đề theo sự phân công của Giám đốc.

- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc Công ty về tổ chức nhân sự, công tác hành chính quản trị, công tác quản trị công nghệ thông tin, thực hiện phương án sắp xếp, cải tiến, tổ chức kinh doanh, là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hành chính để toàn bộ hoạt động của công ty diễn ra thuận tiện…

- Phòng kế toán : có nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc tổ chức bộ máy kế toán từ Công ty cho đến các Chi nhánh và Công ty con, chịu trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin kế toán cho phù hợp với quy định của pháp luật và chế độ tài chính kế toán hiện hành Đồng thời nó còn có nhiệm vụ tư vấn về mặt tài chính cho Ban Giám đốc trong việc quyết định các phương án sản xuất kinh doanh.

- Phòng nghiệp vụ (Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản, các phòng

Kiểm toán Báo cáo tài chính, Phòng Tư vấn, đào tạo, Phòng Dịch vụ): là bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra thu nhập choCông ty, là nơi trực tiếp tiến hành cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn…Hiệu quả hoạt động của các phòng này quyết định phần lớn việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty Việc phân chia thành các phòng nghiệp vụ chỉ có tính tương đối, giữa chúng thường xuyên có sự kết hợp trao đổi với nhau để đạt được hiểu quả cao nhất.

Công ty A&C có Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và 3 Chi nhánh tại Hà Nội, tại Nha Trang và tại Cần Thơ Mỗi Chi nhánh đều có tư cách pháp nhân, hoạt động theo giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Đứng đầu chi nhánh là Phó Tổng Giám đốc của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của chi nhánh Hàng năm các Chi nhánh phải gửi toàn bộ báo cáo kiểm toán về công ty để tổng kết.

Trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ : 229 Đồng Khởi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại : (84.8) 8 272 295

Email : kttv@auditconsult.com.vn

Chi nhánh Hà Nội Địa chỉ : 877 Hồng Hà, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại : (84.8) 9 324 133

Email : kttv.hn@auditconsult.com.vn

Chi nhánh Nha Trang Địa chỉ : 18 Trần Khánh Dư, Tp Nha Trang, Khánh Hoà Điện thoại : (84.58) 876 555

Email : kttv.ntr@auditconsult.com.vn

Chi nhánh Cần Thơ Địa chỉ : 162/C4 Trần Ngọc Quế, Quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ Điện thoại : (84.71) 764 995

Email : kttv.ct@auditconsult.com.vn

2.1.4 Tổ chức bộ máy hoạt động chi nhánh A&C Hà Nội

Bộ máy tổ chức của chi nhánh Hà Nội được thiết kế theo kiểu tinh giảm gọn nhẹ, gồm có:

Giám đốc chi nhánh đồng thời là Phó Tổng Giám đốc Công ty, uỷ viên của Hội đồng thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh.

- Phòng Quản trị - Tổng hợp:

Thực hiện công tác hành chính, thư ký, phiên dịch, văn thư, tin học, lái xe, bảo vệ.

- Các phòng nghiệp vụ kiểm toán Báo cáo tài chính (Phòng 1,2,4): Thực hiện công tác kiểm toán Báo cáo tài chính của khách hàng.

- Phòng nghiệp vụ Kiểm toán Xây dựng cơ bản (Phòng 3):

Kiểm toán các báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản, thẩm định đầu tư, xác định giá trị doanh nghiệp.

Tập hợp chứng từ, ghi sổ kế toán, định kỳ lập báo cáo gửi công ty.

- Bộ phận Tư vấn - Kiểm soát chất lượng:

Thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng, kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán trước khi trình Giám đốc xem xét, ký phát hành.

BỘ PHẬN TƯ VẤN-KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC VÀ 2 PHÓ GIÁM ĐỐC)

PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP

PHÒNG NGHIỆP VỤ 3 (KIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN)

CÁC PHÒNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy hoạt động chi nhánh Công ty TNHH

Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội

2.2 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty A&C

Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán trong Công ty do bộ máy kế toán đảm nhiệm Do vậy cần thiết phải tổ chức hợp lý bộ máy kế toán trên cơ sở định hình được khối lượng công tác kế toán cũng như chất lượng cần phải đạt về hệ thống thông tin kế toán.

Căn cứ vào yêu cầu và tình hình cụ thể của công ty, bộ máy kế toán Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn được tổ chức theo mô hình tập trung Các Chi nhánh và Công ty con hạch toán phụ thuộc, định kỳ hàng tháng, hàng quý và kết thúc niên độ kế toán, tại từng chi nhánh lập báo cáo cho các cơ quan có liên quan như cơ quan thuế tại địa phương đặt chi nhánh và nộp cho bộ phận kế toán tại trụ sở chính

Mỗi Chi nhánh có khối lượng công việc không nhiều nên được thực hiện bởi hai kế toán, trong đó có một Kế toán trưởng phụ trách toàn bộ các phần hành kế toán.

Đặc điểm quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại A&C

3.1 Đặc điểm quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính:

Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của A&C được xây dựng trên cơ sở tuân thủ những chuẩn mực và chế độ kế toán của Việt Nam cũng như trên thế giới A&C luôn cố gắng hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình để có thể hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của họ cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của khách hàng.

A&C tiếp cận Báo cáo tài chính của khách hàng theo từng khoản mục, các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với nhau được sắp xếp theo từng phần hành để xem xét mối quan hệ logic giữa chúng và phát hiện những sai sót.

Khi kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên thường kiểm tra tính đúng đắn của các giao dịch (giao dịch có thực sự phát sinh hay không, các giao dịch đã phát sinh có được ghi sổ đầy đủ hay không), các chứng từ có đầy đủ và hợp lệ không…Qua đó kiểm toán viên sẽ thu thập được bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính Do không thể tiến hành kiểm toán toàn bộ nên chỉ tiến hành chọn mẫu dựa trên những tiêu thức nhất định để từ đó suy rộng cho toàn bộ tổng thể Các bước công việc kiểm toán viên đã thực hiện đều được ghi chú đầy đủ trên giấy làm việc và tham chiếu đến các giấy làm việc khác có liên quan.

Thông thường, mỗi một cuộc kiểm toán do A&C thực hiện sẽ bao gồm những công việc chủ yếu sau đây:

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Công việc sau kiểm toán

Soát xét hồ sơ và đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán

Theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán

Thu thập thông tin về khách hàng Thực hiện thủ tục phân tích Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủ ro

Công việc thực hiện trước kiểm toán Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Lựa chọn nhóm kiểm toán viên Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Ký kết hợp đồng kiểm toán

Soát xét giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên Họp thống nhất số liệu với khách hàng Tổng hợp ra báo cáo kiểm toán dự thảo Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức

Thiết kế chương trình kiểm toán

Kiểm tra số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản

Kiểm tra việc cộng dồn, đối chiếu số liệu với các chứng từ có liên quan

Trao đổi với nhân viên kế toán về công tác kế toán , các bút toán điều chỉnh…

Sơ đồ 4: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

3.1.1 Công việc thực hiện trước kiểm toán

Sau khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, Công ty sẽ cử cán bộ (lãnh đạo hoặc kiểm toán viên) đến gặp khách hàng để tìm hiểu sơ bộ, thu thập thông tin, lập Báo cáo khảo sát Công việc này là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán, bao gồm các công việc chủ yếu:

- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán;

- Lựa chọn nhóm kiểm toán viên;

- Ký kết hợp đồng kiểm toán;

3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Kiểm toán viên liên hệ với khách hàng để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, hoạt động kinh doanh của khách hàng, phục vụ lập kế hoạch kiểm toán.

Chuẩn bị Bộ Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm.

Lập kế hoạch, chương trình kiểm toán cho khách hàng.

Liên hệ với khách hàng về thời gian chứng kiến kiểm kê, thời gian thực hiện kiểm toán.

Gửi cho khách hàng danh sách các tài liệu cần cung cấp để khách hàng chuẩn bị trước.

3.1.3 Thực hiện kiểm toán tại khách hàng

Họp triển khai: Nhóm kiểm toán họp với Ban Giám đốc, Phòng Kế toán và đại diện các phòng ban chức năng của khách hàng để thông qua mục tiêu, nội dung kiểm toán, trách nhiệm của các bộ phận liên quan đến cuộc kiểm toán.Thực hiện kiểm toán: Theo sự phân công của nhóm trưởng, các thành viên thực hiện kiểm toán các phần hành được giao Các thủ tục kiểm toán tại khách hàng: tổng hợp số liệu, thu thập tài liệu, kiểm tra đối chiếu số liệu, kiểm tra chứng từ gốc, phỏng vấn,… Sau khi hoàn thành mỗi phần hành, thành viên chuyển lại cho nhóm trưởng kiểm tra, soát xét và tiếp tục hoàn thiện theo yêu cầu của nhóm trưởng Kiểm toán viên điều hành sẽ xuống làm việc cùng nhóm kiểm toán vào ngày trước khi kết thúc kiểm toán tại khách hàng. Trưởng nhóm tổng hợp lại các nội dung tồn tại, các bút toán điều chỉnh và kiểm toán viên điều hành soát xét trước khi họp với khách hàng.

Họp kết thúc: Nhóm kiểm toán họp với Ban Giám đốc và đại diện các phòng ban chức năng của khách hàng để báo cáo kết quả kiểm toán, các vấn đề tồn tại, đề xuất xử lý, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ… Thống nhất các bút toán điều chỉnh với khách hàng.

3.1.4 Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán

Công việc này được thực hiện tại Văn phòng Công ty kiểm toán Nhóm trưởng đọc lại hồ sơ kiểm toán, ghi nhận các vấn đề tồn tại và hướng xử lý. Nhóm trưởng lập Báo cáo kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán, Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính đính kèm được chuyển cho Kiểm toán viên điều hành soát xét Nếu còn tồn tại, Kiểm toán viên điều hành chuyển trả cho nhóm kiểm toán trả lời, hoàn thiện Nếu không, tiếp tục chuyển cho Bộ phận Kiểm soát chất lượng.

Bộ phận Kiểm soát chất lượng đọc Hồ sơ kiểm toán, soát xét Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính đính kèm Nếu còn tồn tại, chuyển trả cho nhóm kiểm toán trả lời, hoàn thiện Nếu không, chuyển báo cáo cho Ban Giám đốc.

Ban Giám đốc soát xét báo cáo lần cuối trước khi gửi cho khách hàng. Sau khi được sự chấp thuận của Ban Giám đốc, nhóm trưởng lập Phiếu lấy ý kiến khách hàng và gửi cho khách hàng kèm theo báo cáo.

Khi nhận được phản hồi từ phía khách hàng, nhóm trưởng trình Kiểm toán viên điều hành, Giám đốc xem xét và cho ý kiến (trong trường hợp khách hàng đề nghị sửa báo cáo).

Nhóm trưởng Kiểm toán viên điều hành Partner

Phòng Kiểm soát chất lượng

Nếu khách hàng đồng ý phát hành, nhóm trưởng lập Phiếu yêu cầu phát hành, trình Giám đốc ký duyệt Chuyển Phiếu yêu cầu cho Bộ phận Quản trị Tổng hợp để phát hành báo cáo.

3.2 Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng của A&C Để đảm bảo hiệu quả và cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, lấy chất lượng và uy tín là cơ sở cho sự phát triển lâu dài của mình, A&C đã xây dựng

Hệ thống Kiểm soát chất lượng rất khoa học.

Sơ đồ 5: Hệ thống kiểm soát chất lượng

Kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp do A&C thực hiện

Thông thường một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính do A&C thực hiện bao gồm năm giai đoạn:

Công việc thực hiện trước kiểm toán;

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát;

Công việc thực hiện sau kiểm toán.

1.1.Công việc thực hiện trước kiểm toán

Công việc thực hiện trước kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán, bao gồm các công việc chủ yếu:

- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán;

- Lựa chọn nhóm kiểm toán viên;

- Ký kết hợp đồng kiểm toán;

1.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Trong một lĩnh vực phải chịu nhiều cạnh tranh như nghề kiểm toán, việc có và giữ được một khách hàng tuy có thể khó khăn, thế nhưng kiểm toán viên vẫn cần thận trọng khi quyết định tiếp nhận khách hàng Bởi lẽ, rủi ro có thể phải gánh trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên rất cao, do đó nếu nhận kiểm toán cho những khách hàng thiếu trung thực, hoặc thường tranh luận về phạm vi kiểm toán và giá phí, hoặc nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể sẽ gặp phải những bất lợi nghiêm trọng trong tương lai Chính vì thế, khi được mời kiểm toán, A&C luôn phân công cho những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán. Đối với khách hàng mới

Trước hết, A&C tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thập thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính… A&C sẽ tăng lượng thông tin cần thu thập nếu Báo cáo tài chính của khách hàng sẽ được thông báo rộng rãi, nhất là đối với công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán, những công ty có nhiều công nợ… A&C cũng thu thập các thông tin từ các ngân hàng dữ liệu, từ báo chí, sách báo chuyên ngành…

Với các thông tin thu thập được, A&C nghiên cứu và phân tích sơ bộ về tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để quyết định xem có nhận lời kiểm toán hay không. Đối với khách hàng cũ

Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, A&C cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về các khách hàng hiện hữu để xem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ hay không, A&C cũng nghiên cứu xem có cần phải thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không…

1.1.2 Lựa chọn nhóm kiểm toán viên

Khi tiến hành kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên được đánh giá rất cao và nó quyết định việc các công ty kiểm toán có được kiểm toán cho khách hàng hay không Để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán và để tránh mâu thuẫn về mặt pháp lý có thể xảy ra khi phát hành Báo cáo kiểm toán, trước mỗi cuộc kiểm toán, A&C thường đưa ra bảng Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên Chỉ có những kiểm toán viên có đủ điều kiện về tính độc lập mới được chọn thực hiện cuộc kiểm toán.

Bảng 3: Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên

TT Câu hỏi Có/không thực hiện Người tháng Ngày

1 Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công ty đang kiểm toán không?

2 Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng không?

3 Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không?

4 Kiểm toán viên có là cổ đông của khách hàng không?

5 Kiểm toán viên có kí hợp đồng gia công sản phẩm cho khách hàng không?

6 Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ nào cho khách hàng không?

7 Kiểm toán viên có làm đại lý bán sản phẩm cho khách hàng không và ngược lại?

Kiểm toán viên có họ hàng than thiết với những người trong bộ máy quản lý (thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các Trưởng, Phó phòng và những người tương đương) của khách hàng không?

- Bố, mẹ (cả bố mẹ vợ hoặc chồng)

Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính cho khách hàng không?

Kiểm toán viên tham gia kiểm toán đã đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập.

Việc phân công này do Ban Giám đốc và các Trưởng phòng nghiệp vụ của A&C thực hiện. Đồng thời, khi nhận lời mời kiểm toán của khách hàng, A&C sẽ trao đổi với khách hàng về một số vấn đề như việc cung cấp tài liệu kế toán, và các phương tiện cần thiết cho cuộc kiểm toán của khách hàng; vấn đề sử dụng nhân viên của khách hàng…

Thông thường để kiểm toán khoản Phải trả trên Báo cáo tài chính, A&C sẽ đề nghị khách hàng cung cấp các tài liệu sau:

- Sổ cái và các sổ chi tiết theo dõi nợ Phải trả cho người bán;

- Bảng kê chi tiết số dư tài khoản phải trả nhà cung cấp, nội dung phải trả, chi tiết phải trả người bán ngắn hạn và dài hạn;

- Các thư xác nhận, biên bản đối chiếu công nợ tại ngày kết thúc năm tài chính hoặc kì kế toán;

- Bảng phân tích tuổi các khoản nợ phải trả người bán;

- Các tài liệu và hồ sơ có liên quan đến việc xác định khoản nợ phải trả người bán như hợp đồng, chứng từ hoá đơn,…

- Các giao dịch về mua hoặc trao đổi hang với các bên lien quan (nếu có);

1.1.3 Ký kết hợp đồng kiểm toán

Phòng Quản trị tổng hợp sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng kiểm toán Trong đó bao xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng.

1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Kế hoạch kiểm toán tổng quát được lập cho toàn bộ cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính nên các thông tin được thu thập trên phạm vi toàn bộ hoạt động của công ty khách hàng Tuy nhiên trong phạm vi Báo cáo thực tập tốt nghiệp, em chỉ xin đi sâu vào các thông tin có liên quan đến kiểm toán các khoản nợ phải trả người bán Thông thường kế hoạch kiểm toán tổng quát bao gồm các công việc sau:

Thu thập thông tin về khách hàng;

Tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu;

1.2.1 Thu thập thông tin về khách hàng Để có thể xây dựng và thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả, A&C phải có hiểu biết đầy đủ về khách hàng, chủ yếu là về tình hình kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của họ Những hiểu biết này sẽ giúp A&C hoạch định các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của khách hàng, nhất là giúp kiểm toán viên xác định được các khu vực có rủi ro cao để có những biện pháp thích hợp.

Với khách hàng mới: A&C yêu cầu cung cấp các tài liệu như Giấy phép thành lập Doanh nghiệp, Điều lệ công ty, biên bản họp Hội đồng quản trị, cơ cấu và mô hình tổ chức, các hợp đồng, cam kết, các thủ tục kiểm soát nội bộ… để có hiểu biết sơ bộ về công ty khách hàng Đồng thời A&C thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua việc trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc công ty, Kế toán trưởng hoặc nhân viên của đơn vị được kiểm toán Ngoài ra, A&C còn trao đổi với các kiểm toán viên tiền nhiệm, các nhà tư vấn đã cung cấp dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán.

Với khách hàng thường niên: kiểm toán viên thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua Hồ sơ kiểm toán năm trước và Hồ sơ thường trực Đồng thời, trao đổi với Ban Giám đốc công ty khách hàng về những thay đổi trong năm qua để cập nhập thông tin cho năm kiểm toán hiện hành.

1.2.2 Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Đây là bước giúp kiểm toán viên thu thập các thông tin phục vụ cho việc đánh giá tính hữu hiệu và hoạt động liên tục của hệ thống kiểm soát do công ty khách hàng thiết lập và vận hành Từ kết quả đánh giá, kiểm toán viên xác định mức rủi ro để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Tìm hiểu hệ thống kế toán

Hệ thống kế toán là hệ thống thông tin chủ yếu của đơn vị, bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và kiểm toán bảng tổng hợp, cân đối kế toán Trong đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Việc hiểu biết về hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng không những có tác dụng cho kiểm toán viên trong việc xử lý các số liệu khi kiểm toán, mà còn giúp kiểm toán viên đánh giá về tính hiệu quả của hệ thống kế toán Trên cơ sở đó quyết định có tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để tiến hành kiểm toán không và đưa ra một số kế hoạch phù hợp. Để tìm hiểu các quy trình kế toán áp dụng tại công ty khách hàng, A&C đề nghị kế toán trưởng cung cấp các tài liệu về chính sách kế toán áp dụng, hệ thống tài khoản thường sử dụng và sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu. Đồng thời kiểm toán viên của A&C xem xét xem việc hạch toán thực tế hàng ngày tại phòng kế toán có tuân thủ đúng chính sách và chế độ đã quy định không.

Kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại công ty Spring do A&C thực hiện

Để minh hoạ cho báo cáo thực tập tốt nghiệp, em xin trình bày thực trạng kiểm toán các khoản nợ phải trả trong Báo cáo tài chính của Công ty A&C gắn liền với hai cuộc kiểm toán tại hai khách hàng của A&C là Công ty Spring và Công ty Fall Trong đó, Spring là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên và Fall là khách hàng thường niên của A&C Vì thế, công tác kiểm toán tại hai khách hàng này do A&C thực hiện sẽ có nhiều nét đặc thù riêng, đại diện cho hai nhóm khách hàng thường gặp của A&C

2.1.Công việc thực hiện trước kiểm toán.

2.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Tìm hiểu ban đầu cho thấy Spring là công ty hoạt động lâu năm trên thị trường, có uy tín và làm ăn có lãi Spring mời A&C kiểm toán vì Ban lãnh đạo của A&C đã gửi đề nghị được cung cấp dịch vụ kiểm toán cho Spring. Spring đang có nhu cầu minh bạch thông tin tài chính của mình nên đồng ý để A&C tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc ngày 30/9/2006 của mình Spring là khách hàng mới, có tiềm năng khai thác trong tương lai của A&C.

2.1.2 Lựa chọn nhóm kiểm toán viên

A&C bố trí để Phòng nghiệp vụ 4 phụ trách kiểm toán Công ty Spring. Căn cứ vào lịch làm việc của cả phòng, Phòng nghiệp vụ 4 phân công nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán tại Công ty Spring bao gồm:

Trong đó Trưởng nhóm N.H Đ là kiểm toán viên dày dạn kinh nghiệm, có chứng chỉ CPA và là một Phó Giám đốc của A&C Các kiểm toán viên còn lại cũng là những người có trình độ chuyên môn cao Sở dĩ nhóm kiểm toán gồm những người có kinh nghiệm vì Spring là khách hàng kiểm toán lần đầu và là khách hàng có tiềm năng của A&C.

Khi nhận lời mời kiểm toán của khách hàng, A&C sẽ trao đổi với khách hàng vấn đề cung cấp tài liệu kế toán v à gửi cho khách hàng Phiếu yêu cầu theo mẫu sau:

Bảng 8: Phiếu yêu cầu Công ty Spring chuẩn bị tài liệu cho kiểm toán

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN

Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty SPRING

Phòng kế toán Công ty SPRING Để phục vụ cho công tác kiểm toán Báo cáo tài chính kết thúc ngày 30/9/2007 của quý Công ty Chúng tôi yêu cầu quý Công ty chuẩn bị các tài liệu sau:

1 Biểu tổng hợp phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các tài khoản

2 Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và lãi tính dồn

3 Các hợp đồng, cam kết vay, nợ

4 Sổ chi tiết theo dõi các khoản công nợ phải trả

5 Bảng đối chiếu công nợ với ngân hàng và các đối tượng khác

6 Các chứng từ gốc: Hợp đồng vay, kế hoạch trả nợ, danh sách tài sản thế chấp, chứng từ ngân hàng…

7 Bảng xác nhận công nợ phải trả

8 Sổ chi tiết các tài khoản phải trả

9 Các thủ tục nhận nợ, thanh toán nợ

10 Bảng tổng hợp vay, nợ, lãi phải trả,lịch nhận tiền, thời gian thanh toán nợ

12 Biên bản họp Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị có liên quan đến các khoản nợ phải trả

13 Các loại sổ sách và tài liệu có liên quan khác

Hà nội ngày ngày tháng năm

P.Tổng hợp P.Tài chính kế toán

P.Nghiệp vụ P.Tổ chức hành chính P.Kế hoạch P.Bảo vệ

2.1.3 Ký kết hợp đồng kiểm toán

Phòng Quản trị tổng hợp sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng kiểm toán Trong đó bao xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng.

2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.

2.2.1 Thu thập thông tin chung Đây là khách hàng mới kiểm toán năm đầu tiên của A&C nên các thông tin chung được thu thập khá cẩn thận

♦ Chức năng, nhiệm vụ chính:

1 Thiết kế các mẫu tem.

2 Tổ chức in và chuẩn bị cho phát hành tem bưu chính.

3 Cung ứng tem cước phí trên mạng lưới bưu chính toàn quốc.

4 Kinh doanh tem chơi, các sản phẩm tem chơi và các loại Văn hoá phẩm liên quan tại Việt Nam và thị trường tem chơi thế giới.

Sơ đồ 6: Mô hình tổ chức công ty Spring

2.2.2 Thu thập thông tin về hệ thống kế toán

♦ Phòng kế toán Công ty có 06 người gồm:

1 Chị Nguyễn Thị A: kế toán trưởng phụ trách chung và các khoản công nợ nội bộ với Tổng Công ty và các trung tâm;

2 Chị Vũ Thị B: Phó phòng Kiểm toán tổng hợp phụ trách doanh thu, chi phí trung tâm 1, trung tâm 2.

3 Chị Nguyễn Mạnh C: kế toán thanh toán (các tài khoản công nợ, tiền), tài sản cố định;

4 Ông Lê Thanh D: Lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn;

5 Ông Nguyễn Quang Đ: Hàng tồn kho (tem cước phí, tem chơi);

6 Chị Trần Thị E: Thủ quỹ, Hàng tồn kho (văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, vật tư).

♦ Chính sách kế toán áp dụng:

- Chế độ kế toán áp dụng:

Công ty áp dụng Chế độ kế toán Doanh nghiệp áp dụng cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành theo Quyết định số 4491/QĐ- KTTKTC ngày 15 tháng 11 năm 2000 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến 31/12

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VND

- Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc

Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của hai công ty để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính, A&C đưa ra kết luận sơ bộ về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty Spring là đáng tin cậy và có hiệu quả.

2.2.3 Xác định mức trọng yếu

A&C tiến hành xác định mức trọng yếu tổng thể và tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục như sau:

Bảng 9: Mức trọng yếu tổng thể của công ty Spring

Chỉ tiêu Số tiền Mức trọng yếu

Mức trọng yếu tổng thể được chọn:

Mức sai phạm tối đa trong tổng thể:

Mức sai sót cần ra bút toán đề nghị điều chỉnh:

Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục (Th):

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 8.315.230

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 6.236.423

2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

Chương trình kiểm toán A&C thiết kế để tiến hành tại Công ty Spring gồm những nội dung sau đây

Mục đích kiểm toán số dư tài khoản

Mục đích cơ bản của kiểm toán tài khoản phải trả là nhằm xác định:

• Toàn bộ các khoản phải trả tại ngày lập báo cáo là công nợ phải trả nhà cung cấp (xác nhận tính hiện hữu).

• Toàn bộ các khoản phải trả tại ngày lập báo cáo được trình bày đầy đủ trên Bảng cân đối kế toán (xác nhận tính đầy đủ).

• Các khoản phải trả được ghi nhận trên giá trịn công nợ tại ngày lập báo cáo (xác nhận giá trị).

• Tại ngày báo cáo công ty có nghĩa vụ phải trả đối với các khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán Các khoản phải trả không được đảm bảo bởi các tài sản thế chấp, hoặc tài sản đảm bảo khác trừ khi được ghi chú khác (xác nhận quyền và nghĩa vụ).

• Các khoản phải trả được phân loại, mô tả và trình bày đúng đắn, phù hợp và tuân theo các nguyên tắc kế toán trên Báo cáo tài chính, bao gồm cả trình bày trong các thuyết minh Báo cáo tài chính (trình bày và công khai).

1 So sánh số dư tài khoản phải trả năm nay so với năm trước.

2 So sánh tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng công nợ và vốn chủ sở hữu của năm nay so với năm trước.

Thủ tục kiểm toán chi tiết

1 Thu thập chi tiết các khoản phải trả tại

31/12/2005; 01/01/2006 và 30/9/2006, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán, Bảng cân đối tài khoản Đối chiếu số liệu chi tiết tại

31/12/2005 với số dư chi tiết tại 01/01/2006 xem số dư năm trước mang sang năm nay có đúng không?

2 Lướt qua sổ chi tiết các khoản phải trả, phát hiện các giao dịch bất thường, và kiểm tra xuống chứng từ gốc Đối với các khoản số dư lâu ngày không phát sinh (cả số dư nợ và số dư có) cần làm rõ nguyên nhân.

3 Kiểm tra chọn mẫu 5 nghiệp vụ phát sinh bên

Có trên sổ chi tiết số tiền trên…triệu đồng với chứng từ để đảm bảo là việc ghi chép được thực hiện chính xác, đầy đủ Chọn mẫu 05 nghiệp vụ phát sinh bên Nợ có số tiền trên… triệu đồng kiểm tra chứng từ để đảm bảo việc ghi chép chính xác và đúng đối tượng thanh toán Nếu có sai sót mở rộng mẫu.

Thực hiện kiểm toán cuối năm

4 Thực hiện các bước thử nghiệm thay thế đối với các chi tiết không thể gửi thư xác nhận được hoặc đã gửi thư xác nhận nhưng chưa nhận được thư trả lời Kiểm tra các khoản thanh toán sau ngày kết thúc niên độ bằng cách thu thập số chi tiết công nợ đến thời điểm kiểm toán, kiểm tra xuống chứng từ đối với các thanh toán trên…triệu đồng.

5 Đọc lướt qua sổ Kiểm tra các đối ứng bất thường Đối với các khoản bù trừ công nợ cần kiểm tra bằng chứng (Biên bản bù đối từ công nợ giữa các bên có liên quan).

Kiểm toán khoản phải trả người bán tại Công ty Fall do A&C thực hiện

3.1.Công việc thực hiện trước kiểm toán

Công ty Fall là khách hàng thường niên của A&C nên các công việc thu thập thông tin chung, thông tin về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soảt nội bộ của công ty Fall đơn giản hơn nhiều so với Công ty Spring Các thông tin chung này đã được thu thập rất đầy đủ từ các năm trước và lưu và hồ sơ thường trực Khi tiến hành kiểm toán cho năm 2006, A&C chỉ phải tìm hiểu các thay đổi đáng kể diễn ra trong năm.

Lựa chọn nhóm kiểm toán viên

Cty Fall là khách hàng thường niên, hai năm trước đã được A&C kiểm toán Trưởng nhóm nhóm kiểm toán năm 2006 vẫn là trưởng nhóm kiểm toán của năm 2005 vì đã quen và có kinh nghiệm kiểm toán Công ty Fall

Nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán tại Công ty Fall bao gồm:

3.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

3.2.1 Thu thập thông tin về khách hàng

Nhóm kiểm toán thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua Hồ sơ kiểm toán năm trước và Hồ sơ thường trực Đồng thời, trao đổi với Ban Giám đốc công ty khách hàng về những thay đổi trong năm qua để cập nhập thông tin cho năm kiểm toán hiện hành Nhìn chung trong năm 2006, công ty Fall không có thay đổi quan trọng nào Thông qua Hồ sơ thường trưc có thể thu được các hiểu biết sau đây về Công tu Fall:

♦ Công ty Fall là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của TổngCông ty Than Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 2060/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp Công ty kinh doanh theo Giấy phép số 11020 do Uỷ ban

Kế hoạch tỉnh Quảng Ninh (nay là Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh) cấp.

Từ ngày 01/01/2007 Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần.

♦ Dự kiến vốn điều lệ là 100.000.0000.000 đồng (một trăm tỷ đồng). Trong đó: Nhà nước nắm 51% cổ phần, bán cho cán bộ công nhân viên 29% cổ phần, bán công khai 20% cổ phần.

♦ Ngành nghề kinh doanh chính của công ty Fall bao gồm:

- Khai thác, chế biến và tiêu thụ than;

- Xây dựng các công trình thuộc mỏ;

- Sửa chữa cơ khí, vận tải đường bộ;

- Sản xuất các mặt hàng cao su;

- Sản xuất vật liệu xây dựng;

- Trồng rừng và khai thác gỗ;

- Chăn nuôi và nuôi trồng hải sản;

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống;

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hoá. Đặc điểm này thể hiện trong hoạt động thanh toán ở những mặt hàng mà công ty thường xuyên có nhu cầu thu mua.

3.2.2 Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

- Báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại ViệtNam Các nguyên tắc này bao gồm các quy định tại các Chuẩn mực kế toánViệt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kiểm toán hiện hành tại Việt Nam áp dụng cho Tổng Công ty Than Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 1195/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam và được chấp thuận bởi Bộ tài chính tại Công văn số 9441 TC/CĐKT ngày 2/10/2001.

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ;

- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến 31/12 năm dương lịch

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Công ty Fall là khách hàng thường niên của A&C, các thông tin về môi trường kiểm soát ít thay đổi qua các năm, vì vậy A&C sẽ cập nhật thông tin này thông qua hồ sơ kiểm toán năm trước.

Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính, A&C đưa ra kết luận sơ bộ về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ là tương đối đáng tin cậy và có hiệu quả.

3.2.3 Xác định mức trọng yếu

Bảng 20: Xác định mức trọng yếu tại Công ty Fall

Chỉ tiêu Số tiền Mức trọng yếu

Mức trọng yếu tổng thể được chọn: PM = 151.165.000 Mức sai phạm tối đa trong tổng thể: TE = 75.582.500 Mức sai sót cần ra bút toán đề nghị điều chỉnh: SDA= 7.558.250 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục (Th):

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 30.233.000

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 22.674.750

3.3 Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

Do có sẵn chương trình kiểm toán mẫu nên nhóm kiểm toán đã không thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết cho khoản mục phải trả người bán trên Báo cáo tài chính của Công ty Fall.

3.4 Thực hiện kiểm toán Nợ phải trả người bán do A&C thực hiện

Thực hiện chương trình kiểm toán Nợ phải trả người bán bao gồm ba bước: đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội, thực hiện các thủ tục phân tích và thực hiện kiểm tra chi tiết.

3.4.1 Đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải trả nhà cung cấp là

Bảng 21: Câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với khoản Nợ phải trả người bán của Công ty Fall

Căn cứ vào thông tin thu đc từ Bảng hỏi này, nhóm kiểm toán đưa ra kết luận là hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải trả nhà cung cấp củaCông ty Fall là trung bình Vì kế toán phải trả người bán của Fall không thường xuyên rà soát lại các khoản nợ để đối chiếu kịp thời, các nghiệp vụ phát sinh chưa được hạch toán đúng kỳ Do đó, quy mô mẫu được chọn để kiểm tra chi tiết khoản phải trả người bán tại Công ty Fall sẽ lớn lớn hơn tạiCông ty Spring.

3.4.2 Thực hiện thủ tục phân tích

A&C không thực hiện thủ tục phân tích tại Công ty Fall, do đó không có kết luận gì trước khi thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.

3.4.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tại Công ty Fall Đầu tiên kiểm toán viên tiến hành tổng hợp số liệu, đối chiếu giữa bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh, Sổ cái và Sổ chi tiết Kết quả của bước công việc này hình thành nên tờ tổng hợp.

Bảng 22: Giấy tờ làm việc CC 0

Kết thúc kiểm toán

Sau tổng hợp số liệu, A&C tiến hành chi tiết số dư công nợ của tài khoản

331 tại thời điểm 31/12/04 để có được sự hiểu biết về từng thành phần cấu thành nên số dư phải trả nhà cung cấp tại thời điểm cuối năm và để có cơ sở tiến hành thủ tục gửi thư xác nhận.

AUDITING AND CONSULTING COMPANY W.P Ref No: CC 0

Note Of Accounts: Year End:

Reviewed by Prepared by Initials Date Initials Date

Số liệu theo Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)

Số dư tại ngày 01/01/04 110.288.192 √ Khớp với Báo cáo Kiểm toán năm 2005

Số dư tại ngày 31/12/04 158.803.001 w Khớp với Bảng cân đối số phát sinh

Phát sinh nợ Phát sinh có

Tổng 1.108.171.280 1.131.458.283 Để khẳng định số dư của Công ty Fall, A&C tiến hành đối chiếu danh sách những nhà cung cấp trên Bảng chi tiết công nợ, và tiến hành gửi thư xác nhận

Sau khi kết thúc công việc kiểm toán tại khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành một cuộc họp với Ban Giám đốc và đại diện các phòng ban chức năng của khách hàng để báo cáo kết quả kiểm toán, các vấn đề tồn tại, đề xuất xử lý, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ… Thống nhất các bút toán điều chỉnh với khách hàng Nội dung cuộc họp này được ghi vào Biên bản họp và lưu vào Hồ sơ kiểm toán để làm căn cứ thể hiện cuộc kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ.

Khi tiến hành họp tổng kết, ban lãnh đạo Công ty Công ty Fall đều đồng ý thực hiện các bút toán điều chỉnh mà nhóm kiểm toán đề xuất.

Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán

Bước này được thực hiện tại Văn phòng Công ty kiểm toán Nhóm trưởng đọc lại hồ sơ kiểm toán, ghi nhận các vấn đề tồn tại và hướng xử lý Nhóm trưởng lập Báo cáo kiểm toán.

Ngày đăng: 22/06/2023, 15:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – Giáo trình Kiểm toán Tài chính, NXB Tài chính, 2006 Khác
2. Bộ tài chính - Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quyển 1, 2, 3, 4 Khác
4. Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Khác
5. Các tài liệu của A&C Khác
6. Luận văn khoá trước Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w