Đặc điểm khản mục phải trả người bán có ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện
Khái niệm khoản mục phải trả người bán
Nợ phải trả người bán là những món nợ chưa thanh toán về hàng hóa và dịch vụ nhận được trong tiến trình kinh doanh bình thường Nợ phải trả người bán bao gồm các món nợ của việc mua vào nguyên vật liệu, thiết bị, điện nước, sửa chữa và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác mà doanh nghiệp nhận được trước ngày kết thúc năm tài chính
Các khoản phải trả người bán này không bao gồm cá khoản nợ trả chịu lãi, phải trả do bị phạt, giấy nhận nợ, vay nợ, nợ trái phiếu
Ý nghĩa khoản mục phải trả người bán
Trong quan hệ mua bán- thanh toán của các doanh nghiệp, không phải khi nào doanh nghiệp cũng có khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản mua hàng.
Do đó phát sinh các khoản công nợ phải trả người bán Đây thực tế là một khoản đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác bổ sung cho hoạt động của doanh nghiệp Nợ phải trả người bán là một chỉ tiêu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ phải trả của doanh nghiệp, và được xem là một khoản mục quan trọng hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp.
Phải trả người bán là một trong những khoản mục quan trọng hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp Đây là một khoản mục liên quan tới rất nhiều khoản mục quan trọng trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp như hàng tồn kho, tiền, tài sản cố định,…
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các quan hệ mua bán và thanh toán Khoản mục nợ phải trả người bán liên quan trực tiếp đến quá trình mua các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến các chi phí đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn và
Việc quản lý các khoản phải trả người bán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp khi đây là một trong những yếu tổ quan trọng ảnh hưởng đến các tỷ suất hoạt động của doanh nghiệp Ảnh hưởng tới các nhà đầu tư của doanh nghiệp, các ngân hàng, các đối tác kinh doanh Các bên liên quan của doanh nghiệp luôn xem xét khoản mục này như là một trong những yếu tốt đánh giá hoạt động kinh doanh Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp
1.1.2.2 Đối với Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của khoản mục phải trả người bán đối với khách hàng Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam luôn xem xét khoản mục phải trả người bán là một khoản mục vô cùng quan trọng và luôn được xem xét đánh giá Ý nghĩa đặc biệt của khoản mục này được thể hiện như sau
Nợ phải trả người bán chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả của của doanh nghiệp mà ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp bở tỷ suất tự tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp mà lớn thì khả năng huy động nguồn vốn doanh nghiệp là cao, ngược lại tỷ suất này mà thấp thì thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp là kém, tình hình tài chính có khả năng gặp rắc rối vì quá lệ thuộc vào nguồn tài trợ từ bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Việc đánh giá được các tỷ suất của doanh nghiệp cho KTV thấy được những đặc điểm ban đầu về hoạt động kinh doanh của khách hàng và cho thấy những rủi ro có thể xảy ra như thế nào Đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng với KTV trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
Nợ phải trả người bán được quản lý chặt chẽ vì những sai phạm về việc phản ánh khoản mục này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp bở vì tỷ suất quan trọng phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều liên quan đến khoản mục nợ phải trả người bán như: khả năng thanh toán, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán tức thời Việc xem xét các tỷ suất về khả năng thanh toán là một trong những khâu quan trọng khi KTV thực hiện công việc kiểm toán của mình.
Khoản mục phải trả người bán nằm bên nguồn vốn ghóp phần hình thành nên các chỉ tiêu bên tài sản Do đó nếu khoản mục phải trả người bán bị phản ánh sai sẽ ảnh hưởng đến một loạt các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính khiến người đọc hiểu sai về tình hình tài chính của doanh nghiệp, khiến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp không chính xác với tình hình thực tế Nợ phải trả người bán có mối liên hệ với các chi phí sản xuất kinh doanh, giá vốn của doanh nghiệp từ đó có những sai lệch trong ghi chép và trình bày các khoản mục nợ phải trả người bán có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận từ đó ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính, kết quả của công việc này giúp kiểm toán viên đưa ra được ý kiến xác đáng về Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Yêu cầu đặt ra là KTV phải xác minh được tính chính xác nghiệp vụ và số dư nợ phải trả người bán cuối kỳ có thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu đặt ra không
Những rủi ro thường gặp đối với khoản mục phải trả người bán
1.1.3.1 Đối với khách hàng Đối với các khách hàng những rủi ro thường gặp đối với khoản mục phải trả người bán rất đa dạng và có mức độ cũng như tính chất ảnh hưởng khác nhau Sau đây là một số rủi ro cụ thể đối với khách hàng trong việc kiểm soát các khoản phải trả người bán:
- Các khoản phải trả bị hạch toán sai trong kì.
- Khách hàng không tiến hành hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả (người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ hoặc người nhận thầu xây lắp chính, phụ) Chưa thực hiện phân loại các khoản phải trả như: “phải trả cho bên thứ ba, phải trả chưa có khả năng thanh toán hay các khoản phải trả có vấn đề…”
- Công nợ phải trả quá hạn thanh toán, khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc lâu ngày chưa được giải quyết.
- Chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với người bán tại thời điểm cuối năm tài chính.
- Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu công nợ phải trả cuối năm nhưng chưa được xử lý.
- Theo dõi công nợ chưa phù hợp: theo dõi trên hai mã tài khoản cho cùng một đối tượng, không tiến hành bù trừ công nợ đối với các khoản công nợ của cùng một đối tượng.
- Khách hàng không tiến hành theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ đối với công nợ phải trả có gốc ngoại tệ.
- Cuối kỳ khách chưa đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch liên Ngân hàng tại thời điểm lập BCTC.
- Phân loại sai nội dung các khoản phải trả khác vào các khoản phải trả người bán, không phân loại khoản phải trả thương mại và phi thương mại, hạch toán không đúng nội dung kinh tế.
- Không có bảng phân tích tuổi nợ để có kế hoạch thanh toán, các khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán.
- Chưa hạch toán tiền lãi phải trả cho người bán nếu mua trả chậm.
- Không hạch toán giảm công nợ phải trả trong trường hợp giảm giá hàng bán hay được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.
- Hạch toán xuất nhập khẩu úy thác chưa đúng kì kế toán và theo dõi công nơi với đối tác nước ngoài chưa thích hợp.
- Quản lí và hạch toán công nợ phải trả chưa phù hợp và chặt chẽ Những khoản công nợ phải trả không xác định được chủ nợ đã hạch toán tăng thu nhập khác, nhưng không đủ bằng chứng hợp lệ.
- Bù trừ số dư trả tiền trước cho người bán với số dư phải trả người bán không cùng đối tượng.
- Số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh không khớp nhau và không khớp với hóa đơn, chứng từ gốc hoặc không khớp với thư xác nhận của Kiểm toán viên.
- Ghi nhận khoản phải trả không trên cơ sở hóa đơn chứng từ hoặc hóa đơn chứng từ không hợp lệ.
- Các khoản phải trả với bên thứ ba không có chứng từ hợp lệ, không được ghi chép, phản ánh, trình bày hoặc phản ánh không hợp lí.
- Số liệu trên sổ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với tổng phát sinh bên Nợ trên tài khoản phải trả người bán không khớp nhau, có chênh lệch lớn.
- Việc thanh toán cho người bán bằng tiền mặt với giá trị lớn thông qua các nhân viên của Công ty thể hiện việc quản lý tiền mặt chưa chặt chẽ, có thể xảy ra rủi ro bất lợi cho Công ty hoặc dẫn đến sự chiếm dụng vốn của Công ty cho các mục đích cá nhân do nhận tiền không kịp thời hạn thanh toán.
- Không hạch toán lãi chậm trả trên những khoản phải trả quá hạn thanh toán.
- Chưa tiến hành xửa lí các khoản phải trả người bán không có đối tượng vào thu nhập khác.
- Trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về, đơn vị phản ánh chưa đúng về mặt giá trị và chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng khi có hóa đơn về.
- Thủ tục nhập kho báo sổ tiến hành chậm hơn so với bút toán trả tiền làm cho tại 31/12 TK331 có số dư Nợ nhưng thực chất đây không phải là khoản trả trước cho người bán.
- Khoản giao dịch với số tiền lớn không kí hợp đồng mua hàng với người bán.
1.1.3.2 Đối với Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Việc đánh giá rủi ro đối với khoản mục phải trả người bán xuất phát từ việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khách hàng của doanh nghiệp Đây là một trong những vấn đề quan trọng khi kiểm soát các khoản phải trả người bán. Những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam được khai quát như sau:
- Kiểm toán viên có thể không thu thập được đầy đủ các chính sách, qui định của đơn vị trong việc kiểm soát các khoản phải trả người bán Cụ thể như hình thức thanh toán cho người bán, loại hình thanh toán, nhân viên phụ trách thanh toán, nhân viên kiểm tra đối chiếu công nợ… Điều này làm phát sinh rủi ro khi kiểm toán viên đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và thiết kế các trắc nghiệm.
- Khoản mục phải trả người bán có số phát sinh quá lớn mà KTV không xác định được nguyên nhân Điều này làm phát sinh những rủi ro phát đối với cuộc kiểm toán và ảnh hưởng đến kết luận cuối cùng của KTV.
- Khách hàng tiến hành hạch toán sai khoản mục phải trả người bán, nội dung hạch toán không phù hợp, ghi nhận đồng thời trên hai tài khoản mà KTV không phát hiện ra Điều này làm phát sinh rủi ro khi kiểm toán viên không tiến thể đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán của đơn vị
Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công
Mục tiêu đặc thù
1.2.2.1 Mục tiêu hiệu lực đối với khoản mục phải trả người bán
- Các khoản phải trả người bán trong danh sách phải thống nhất với sổ hạch toán.
- Những khoản nợ phải trả cần xem xét phát sinh từ các chứng từ, hoá đơn
1.2.2.2 Mục tiêu đầy đủ đối với khoản mục phải trả người bán
- Số dư nợ phải trả người bán phải được ghi chép đầy đủ, đúng qui định.
- Tất cả các chi phí mua hàng làm căn cứ ghi nhận khoản phải trả người bán được hạch toán đầy đủ.
- Tất cả các khoản thanh toán tiền mua hàng đều được hạch toán đầy đủ.
1.2.2.3 Mục tiêu định và đúng kỳ giá đối với khoản mục phải trả người bán
- Các khoản phải trả người bán được ghi nhận trên cơ sở các hóa đơn (hợp động) mua hàng, hóa đơn (hợp đồng) thanh toán Được ghi nhận đúng thời điểm và có tính liên tục theo thứ tự.
- Các khoản thanh toán sau ngày khóa sổ kế toán được ghi nhận đầy đủ đúng kỳ.
1.2.2.4 Mục tiêu chính xác cơ học đối với khoản mục nợ phải trả
- Giá trị các khoản phải trả người bán phải trả cũng như đã thanh toán được ghi nhận một cách chính xác.
- Việc tính toán tổng các khoản công nợ phải trả người bán, việc bù trừ công nợ được ghi chép chính xác.
- Việc cộng lũy kế, công chuyển sổ, cộng mang sang của khoản phải trả người bán được ghi chép chính xác
1.2.2.5 Mục tiêu phân loại và trình bày đối với khoản mục phải trả người bán
Nợ phải trả người bán được phân loại theo từng đối tượng và được theo dõi riêng.
1.2.2.6 Mục tiêu quyền và nghĩa vụ đối với khoản mục phải trả người bán
Các khoản phải trả người bán hiện có đều nằm trong danh sách các khoản phải trả của doanh nghiệp và được liệt kê trong Bảng tổng hợp công nợ của đơn vị.
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN TÀI KHÁCH HÀNG
Quy trình Kiểm toán khoản mục phải trả người bán tại Công
Để có được những thông tin quan trọng về khách hàng trước khi thực hiện kiểm toán và giúp Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam tiến hành thu thập những thông tin cơ bản về khách hàng Những thông tin này có thể do KTV yêu cầu phía khách hàng cung cấp hoặc thu thập từ các nguồn khách.
Những thông tin cơ bản về khách hàng mà KTV tiến hành thu thập là:
Công ty XYZ là một công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 110974 ngày 21/8/1996 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp Công ty XYZ tiến hành chuyển đổi sang Công ty Cổ phần theo quyết định số 1183/QĐ-BQP ngày 15/4/2010 của Bộ quốc phòng và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0100109191 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2010
Trụ sở: Long Biên- Hà Nội
Loại hình doanh nghiệp: Công ty XYZ là Công ty Cổ phần
Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh và theo dõi công nợ chi tiết cho từng nhà cung cấp Các chinh nhánh được ký hiệu là: “ Chinh nhánh 1, chinh nhánh 2, chinh nhánh 3, chinh nhánh 4”
Lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm các lĩnh vực chính như sau:
- Bán buôn máy móc, thiết bị y tế
- Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, sản xuất giường, tủ, bàn ghế cung cấp cho các bệnh viện.
- Trồng cây gia vị, dược liệu.
- Xử lý ô nhiễm và quản lý chất thải Thoát nước và xử lý nước thải.
- Sản xuất mỹ phẩm xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty Kinh doanh.
- Sửa chữ thiết bị điện tử y tế và quang học Sửa chữa thiết bị khác.
- Chưng, tinh cất, và pha chế các loại rượi mạnh Sản xuất thực phẩm khác ( trừ loại nhà nước cấm)
- Sản xuất khác (trừ các loại nhà nước cấm).
Năm tài chính: Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011.
Họ tên người đại diện: Ông X.
Lý do doanh nghiệp muốn được kiểm toán BCTC: Bổ sung các thông tin Báo cáo cho các cổ đông. Địa bàn hoạt động: Trong nước và quốc tế
Cơ sở kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế đọ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009. Đây là khách hàng cũ của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt nam.
2.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích đối với Công ty XYZ. Để có được đánh giá chính xác về khách hàng và có khả năng phát hiện ra những điểm bất thường trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như những rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng tới kết quả cuộc kiểm toán cũng như ảnh hưởng tới Công ty VAE Kiểm toán viên tiến hành những thủ tục phân tích sơ bộ.
Bảng 2.1: Thủ tục phân tích sơ bộ Công ty XYZ
Chỉ tiêu năm 2011 năm 2010 năm 2011 so với
Tăng trưởng doanh thu 883.092.300.762 269.142.643.485 613.949.665.277 +228% Tăng chi phí bán hàng 21.254.003.401 5.618.366.611 15.634.636.790 +278% Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp 11.614.731.808 8.947.832.970 2.666.898.838 +30% Tăng trưởng lợi nhuận kế toán trước thuế 22.853.698.814 7.048.039.312 15.805.658.502 +224%
Tỉ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu 2,58 % 2,57 % 0,01 % 0,39%
Tỉ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên doanh thu 2,59 % 2,62 % -0,03 % -1,18 %
Tỉ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên tài sản thuần 15,33% 5,39 % 9,96 % 184,96 %
Tỉ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên vốn chủ sở hữu 12,12 % 0,00 % 12,12 %
Tỉ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên tổng tài sản 3,44 % 2,07 % 1,37 % 65,85 %
Ngày lưu kho bình quân 0,1 0,2 -0,1 -50 %
Ngày thu tiền bình quân 0,3 0,4 -0,01 - 25 %
Ngày thanh toán bình quân 0,6 0,8 -0,2 % - 25 %
Kỳ luân chuyển vốn lưu động bình quân 0,2 0,5 - 0,3 -60%
Hệ số thanh toán hiện hành 1,604 1,096 - 0,0
Hệ số thanh toán nhanh 0,946 0,946 0,00 0 %
Hệ số thanh toán bằng tiền 0,122 0,309 -0,187 -60% Đòn cân nợ 0,776 0,615 0,161 26%
Khả năng thanh toán lãi vay 3,615 10,414 -6.798 -65%
Nhận xét của kiểm toán viên:
- Doanh thu bán hàng năm 2011 tăng 228 % so với năm 2010 nguyên nhân do năm 2010 kỳ hoạt động từ 24/06/2010 đến 31/12/2010 Đồng thời năm 2011 công ty mở rộng qui mô hoạt động theo đó chi phí quản lý và chi phí bán hàng tăng so với năm 2010.
- Tỷ suất lãi gộp giảm do có nhiều hàng hóa bị trả lại
- Các hệ số khả năng than toán của đơn vị giảm hơn so với năm 2010 Tuy nhiên qua soát xét thực tế công ty vẫn thanh toán được các khoản công nợ đến hạn.
Hệ số thanh toán bằng tiền năm nay giảm so với năm trước Đây cũng là thực tế chung trên thị trường Nói chung tình hình tài chính khó khăn tuy nhiên Công ty vẫn có khả năng thanh toán nợ đến hạn, xem xét các vấn đề liên quan KTV nhận thấy không có vấn đề trọng yếu ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của Công ty.
Ngoài ra KTV còn tiến hành phân tích ngang và dọc về Bảng cân đối kế toán để có được đánh giá toàn diện về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty XYZ.
2.1.3 Đánh giá trọng yếu và rủi ro đối với Công ty XYZ
Công ty XYZ là công ty Cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoạt động rất lớn Doanh thu và lợi nhuận rất cao Trong đó KTV lựa chọn chỉ tiêu doanh thu làm cơ sở xác định mức trọng yếu cho khách hàng XYZ.
- Tổng doanh thu năm 2011 là: 883.092.300.762
- Theo đó mức trọng yếu được xác định 3 % của doanh thu là: 26.492.769.026
Kiểm toán viên có được những đánh giá cơ bản về khoản mục phải trả người bán của Công ty XYZ từ đó xác định được những rủi có có thể xảy ra như sau:
- Tính trình bày Đây là căn cứ để KTV xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát vả rủi ro phát hiện.
2.1.4 Thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán tại Công ty XYZ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán là một phần trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty XYZ Sau đây em xin trình bày cụ thể công việc của KTV đối với phần hành kiểm toán phải trả người bán.
2.1.4.1 Lập biểu tổng hợp tài khoản phải trả người bán
Trong tờ tổng hợp N20 đối với công ty XYZ được Kiểm toán viên lập theo từng chỉ tiêu bao gồm: Phải trả ngắn hạn người bán, Trả trước cho người bán ngắn hạn.
- Trước hết Kiểm toán viên tiến hành thu thập số liệu đối với khoản phải trả người bán trong Báo cáo tài chính năm 2011 của công ty Cụ thể kiểm toán viên sẽ lấy số dư cuối kỳ bên có tài khoản 331.
- Kiểm toán viên tiến hành đối chiêu số liệu cuối năm/ kỳ trên Biểu tổng hợp với Sổ cái các tài khoản 331 Nhằm kiểm tra tính chính xác của số dư cuối năm tài khoản 331 đã được tính toán và phản ánh.
NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN
Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện
3.1.1 Những ưu điểm thực tế
3.1.1.1 Nguồn nhân lực, vật lực cho kiểm toán khoản mục phải trả người bán Đối với mỗi cuộc kiểm toán Kiểm toán viên được lựa chọn là những người có khả năng nhất Công ty VAE giao trách nhiệm cho từng phòng nghiệp vụ lựa chọn nhóm Kiểm toán và sau đó đề xuất lên để phê duyệt Các kiểm toán viên được lựa chọn cho từng nhóm khách hàng khách nhau thì cũng khác nhau Việc lựa chọn KTV căn cứ trên cơ sở kinh nghiệm thực tê, khả năng năm bắt về tình hình kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của khách hàng Nhóm kiểm toán có thể gồm 3 đến 4 người đối với khách hàng có quy mô nhỏ nhưng cũng có thể lên đên 7- 8 người đối với khách hàng có quy mô lớn và hoạt động phức tạp Tuy vậy vẫn đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán dối với từng khách hàng.
3.1.1.2 Về quy trình kiểm toán thực tế khoản mục phải trả người bán
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán là một phần trong kiểm toán BCTC do đó quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán cũng là một phần của quy trình kiểm toán BCTC chung của Công ty VAE
Thứ nhất: Lập biểu tổng hợp khoản mục phải trả người bán
Thứ hai: Xem xét các chính sách kế toán
Thứ ba: Kiểm tra hệ thống kiểm soát
Thứ tư: Thủ tục phân tích
Thứ năm: Kiểm tra chi tiết
Thứ sáu: Đưa ra kết luận về khoản mục phải trả người bán của khách hàng
Tất cả các công việc trong quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán đều được KTV tuân thủ thực hiện một cách đầy đủ Tuy nhiên trong những trường hợp thực tế KTV có thể vận dụng khéo léo các bước này để góp phần thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất mà ý kiến kiểm toán đưa ra vẫn đảm bảo tính chính xác.
Quy trình kiểm toán như trên của Công ty VAE giúp đảm bảo mức rủi ro khi kiểm toán khoản mục là thấp nhất Các công việc thực hiện có tính chất logic liền mạch, không ngắt quãng giúp người đọc và người soát xét dễ hiểu, có được đánh giá toàn diện nhất về việc thực hiện cũng như kết thúc kiểm toán khoản mục phải trả người bán.
Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán cũng thường xuyên được bổ sung và sửa đổi phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của các khách hàng, tuân thủ các quy định của pháp luật và nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán
3.1.1.3 Về chất lượng kiểm toán khoản mục phải trả người bán
Khi thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán KTV đã vận dụng linh hoạt các bước công việc trong quy trình nhưng vẫn đảm bảo khuôn khổ chung trong việc thực hiện kiểm toán Điều này tất yếu đưa đến kết luận về khoản mục phải trả người bán ở mức đáng tin cậy Chất lượng kiểm toán toàn bộ BCTC cũng như khoản mục phải trả người bán tương đối cao.
3.1.2 Những nhược điểm còn tồn tại
3.1.2.1 Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải trả người bán nằm trong chu trình mua hàng- thanh toán Khi thực hiện Kiểm toán viên tiến hành đầy đủ cả trắc nghiệm đạt yêu cầu và trắc nghiệm độ tin cây đạt gần 100% mặc dù đã xem xét đến rủi ro kiểm soát trong giai đoạn lập kế hoạch Công việc này thực hiện ở mức độ quá chi tiết và gây sức ép về mặt thời gian thực hiện đối với KTV từ đó ảnh hưởng tới việc thực hiện các công việc khác
3.1.2.2 Bỏ sót các thủ tục kiểm toán
Trong quá trình thực hiện kiểm toán tuy KTV vận dụng một cách khéo léo các thủ tục nhằm đưa ra kết luận chính xác cũng như giảm thiểu công việc thực hiện Tuy vậy điều này cũng làm phát sinh việc KTV bỏ sót một vài thủ tục trong quy trình. Sức ép công việc từ các hợp đồng kiểm toán cũng như sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán làm cho sự rằng buộc về thời gian thực hiện cũng như phát hành Báo cáo kiểm toán bị thu hẹp Một số tình huống cụ thể như khi thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán tại hai khách hàng ở trên:
- Kiểm toán viên đã bỏ sót việc thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC nói chung và đối với khoản mục phải trả người bán nói riên
- Kiểm toán viên chỉ áp dụng một số ít các thủ tục thay thế đối với các thư xác nhận không nhận được trả lời.
3.1.2.3 Thực hiện các thủ tục soát xét
Công ty VAE có một hệ thống soát xét hết sức chặt chẽ
Thứ nhất: Trưởng nhóm kiểm toán
Thứ hai: Trưởng phòng nghiệp vụ
Thứ ba: Trợ lý Kiểm soát chất lượng
Thứ tư: Ban giám đốc
Tuy vậy điều này nảy sinh sự phức tạp làm cho kiểm toán viên phải sửa báo cáo khá nhiều lần nên ảnh hưởng tới việc phát hành báo cáo đúng hạn Nguyên nhân chủ yếu là do không có một chuẩn chung quy định đối với việc thực hiện soát xétBáo cáo Điều này làm giảm uy tín của Công ty và tạo áp lực cho KTV thực hiện và sửa báo cáo.