1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo kiểm toán nợ phải trả người bán công ty thương mại may sài gòn

92 571 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1 MB

Nội dung

báo cáo kiểm toán nợ phải trả người bán công ty thương mại may sài gòn

Trang 1

LỜI CAM KẾT

Nhóm chúng tôi xin cam đoan đề tài này do chính nhóm chúng tôi thực hiện.Nếu có sao chép chúng tôi chấp nhận điểm 0

Ngày 15 tháng 04 năm 2014 Sinh viên thực hiệnNhóm 13

Trang 2

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA KIỂM TOÁN

1.1.1 Định nghĩa kiểm toán

Vũ Hữu Đức và cộng sự (2011) đã viết: “Có nhiều định nghĩa khác nhau

về kiểm toán, nhưng hiện nay định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là: “Kiểmtoán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin đượckiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin

đó với các chuẩn mực đã được thiết lập Quá trình kiểm toán phải được thựchiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.”

1.1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ

1.1.2.1 Định nghiã

Theo VSA 400.10 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ - định nghĩa:

“Hệ thống kiểm soát nội bộ: Là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn

vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủpháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gianlận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản

lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị Hệ thống kiểm soát nội bộ baogồm môi trường kiểm soát, hệ thống kiểm soát và các thủ tục kiểm soát.”

1.1.2.2 Trình tự nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ

Để nghiên cứu HTKSNB, KTV cần tiến hành theo các bước sau

Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Trước tiên, KTV cần tìm hiểu về những bộ phận của HTKSNB bao gồm:Tìm hiểu về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thôngtin và truyền thông, giám sát Công việc này yêu cầu “Kiểm toán viên phải có

sự hiểu biết đầy đủ về các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ đểphục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán Sự hiểu biết này bao gồm haiphương diện, đó là hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế phù hợp không,

và chúng có được đơn vị thực hiện trên thực tế hay không ” (Vũ Hữu Đức vàcộng sự, 2011)

Đoạn 22 VSA 400 có nêu “Để hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải dựa vào:

Trang 3

- Kinh nghiệm và hiểu biết của mình trước đây về lĩnh vực hoạt động và

về đơn vị;

- Nội dung và kết quả trao đổi với Ban Giám đốc, với các phòng, ban vàđối chiếu với các tài liệu liên quan;

- Việc kiểm tra, xem xét các tài liệu, các thông tin do hệ thống kế toán

và hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp;

- Việc quan sát các hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị, như: tổ chức hệthống thông tin, quản lý nhân sự, hệ thống kiểm soát nội bộ, quá trình xử lýcác nghiệp vụ kinh tế, giao dịch giữa các bộ phận trong đơn vị.”

Sau khi đã tìm hiểu về HTKSNB, KTV cần phải lập hồ sơ về nhữngthông tin đã thu thập để chứng minh đã tìm hiểu về kiểm soát nội bộ Hồ sơthường được thực hiện và hoàn thành dưới dạng bảng tường thuật, bảng câuhỏi về HTKSNB hoặc lưu đồ tùy theo sở thích của KTV Ngoài ra, KTV nên

sử dụng thêm phép thử walk – through để kiểm tra lại xem đã mô tả đúng hiệntrạng của từng chu trình nghiệp vụ hay chưa sau khi đã tiến hành mô tả kiểmsoát nội bộ bằng các công cụ nêu trên

Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

“Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểmsoát nội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu VSA

400.28 quy định: “Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.”

“Cơ sở dẫn liệu là những giải trình (hoặc khẳng định) của các nhà quản

lý để chứng minh về các dữ liệu được trình bày trên báo cáo tài chính Cơ sởdẫn liệu được hình thành xuất phát từ trách nhiệm của các nhà quản lý đối vớiviệc soạn thảo, trình bày và công bố báo cáo tài chính theo đúng với các chuẩnmực và chế độ kế toán hiện hành” (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011)

Cơ sở dẫn liệu của một BCTC bao gồm: Hiện hữu; quyền và nghĩa vụ;phát sinh; đầy đủ; đánh giá; chính xác; trình bày và công bố

Các bước thực hiện đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

- Nghiên cứu thông tin thu thập được qua việc tìm hiểu

Kiểm toán viên tiến hành xác định những sai phạm tiềm tàng và xem xétcác nhân tố ảnh hưởng có thể tạo rủi ro có những sai lệch trọng yếu Đối vớinhững hoạt động kiểm soát có liên quan đến từng cơ sở dẫn liệu, KTV nên

Trang 4

nghiên cứu cẩn thận câu trả lời trên bảng câu hỏi cũng như quan tâm đếnnhững điểm mạnh, điểm yếu được thể hiện trên lưu đồ hoặc trên bảng tườngthuật.

- Xác định các sai phạm tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếuCác sai phạm tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu được KTVnhận biết khi tiến hành nghiên cứu các bảng mô tả Tiếp theo, KTV sẽ trìnhbày các sai phạm tiềm tàng cũng như những thủ tục kiểm soát chủ yếu để ngănchặn hoặc phát hiện các sai phạm tiềm tàng cụ thể trong bảng kiểm tra

- Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Dựa trên những bằng chứng thu thập được thông qua việc tìm hiểuHTKSNB cũng như thông qua phép thử walk – through, KTV tiến hành đánhgiá sơ bộ rủi ro kiểm soát Mức rủi ro kiểm soát lúc này thường được đánh giá

ở mức cao nhất có thể Sau đó, từ những bằng chứng có được thông qua việcthực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV sẽ quyết định giữ nguyên mức rủi ronhư đánh giá ban đầu hoặc đánh giá thấp hơn mức tối đa

Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chươngtrình kiểm toán

Đoạn 06 VSA 300 có định nghĩa: “Chương trình kiểm toán: Là toàn bộnhững chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việckiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiệnkiểm toán Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phầnhành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thờigian ước tính cần thiết cho từng phần hành.”

Thử nghiệm kiểm soát là thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng về tínhhữu hiệu của việc thiết kế và vận hành HTKSNB

Ngoài ra, VSA 400.33 có nêu: “Kiểm toán viên phải thực hiện các thửnghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trên các phương diện:

- Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vịđược thiết kế sao cho có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các saisót trọng yếu;

- Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại vàhoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.”

Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của

Trang 5

- “Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thuđược bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra các chứng từ liên quan đến phiếu chitiền có được phê duyệt đầy đủ hay không;

- Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểmsoát của những người thực thi công việc kiểm soát nội bộ xem có để lại bằngchứng kiểm soát hay không;

- Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra lạibảng đối chiếu tiền gửi của đơn vị với ngân hàng, xem xét lại biên bản kiểm

kê quỹ, kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu lại công nợ để đảm bảo rằng chúng cóđược đơn vị thực hiện hay không.” (VSA 400, 36)

Điều kiện để áp dụng thủ tục kiểm soát là đánh giá ban đầu về rủi rokiểm soát là không tối đa Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá tối đa vàxét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, KTV không thực hiệncác thử nghiệm kiểm soát mà tiến hành thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản

Mức độ tin cậy dự kiến vào

Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ lệ saiphạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát đượcxem là hữu hiệu Ngược lại nếu tỷ lệ sai phạm cao hơn mức có thể bỏ qua thìthủ tục kiểm soát là không hữu hiệu” (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011)

Kiểm toán viên cũng cần lưu ý trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, KTVcần xem xét nguyên nhân của sai phạm Đoạn 40 VSA 400 đã viết: “Dựa trênkết quả các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xác định xem hệ thốngkiểm soát nội bộ có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu

về rủi ro kiểm soát hay không Nếu có thay đổi lớn thì kiểm toán viên phải

Trang 6

xem xét lại mức độ rủi ro kiểm soát và phải thay đổi nội dung, lịch trình vàphạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến.”

1.1.3 Bằng chứng kiểm toán

1.1.3.1 Định nghĩa

Bằng chứng kiểm toán là tất cả tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thuthập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểmtoán viên hình thành nên ý kiến của mình (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011).Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tàichính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác

Theo như chuẩn mực kiểm toán quốc tế 500.02 “ Kiểm toán viên cầnphải thu thập đủ các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực để có căn cứ hợp lý khiđưa ra kết luận kiểm toán” Bằng chứng là những minh chứng cụ thể chonhững kết luận kiểm toán Trong kiểm toán cùng những kết luận kiểm toán(báo cáo kiểm toán), bằng chứng kiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểmtoán Bằng chứng không chỉ là cơ sở pháp lý cho kết luận kiểm toán mà còn là

cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm (Nguyễn Quang Quynh, 2005)

1.1.3.2 Các phương pháp thu thập

Theo đoạn 20 VSA 500: “Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toánbằng các phương pháp sau: kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán vàquy trình phân tích Việc thực hiện các phương pháp này một phần tuỳ thuộcvào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán.” Trong từng trường hợp,

để đạt được các mục tiêu kiểm toán, KTV tiến hành lựa chọn các phương phápthu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau hoặc có thể phối hợp sử dụng nhiềuphương pháp tùy theo sự xét đoán nghề nghiệp

- Kiểm tra: “Là việc soát xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính vàcác tài liệu có liên quan hoặc việc kiểm tra các tài sản hữu hình Việc kiểm tranói trên cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao hay thấp tuỳ thuộc vào nộidung, nguồn gốc của các bằng chứng và tuỳ thuộc vào hiệu quả của hệ thốngkiểm soát nội bộ đối với quy trình xử lý tài liệu đó Bốn nhóm tài liệu chủ yếusau đây cung cấp cho kiểm toán viên các bằng chứng với độ tin cậy khác nhau: Tài liệu do bên thứ ba lập và lưu giữ;

Tài liệu do bên thứ ba lập và đơn vị được kiểm toán lưu giữ;

Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và bên thứ ba lưu giữ;

Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và lưu giữ

Trang 7

Việc kiểm tra tài sản hữu hình cung cấp bằng chứng tin cậy về tính hiệnhữu của tài sản, nhưng không hẳn là bằng chứng đủ tin cậy về quyền sở hữu

và giá trị của tài sản đó.” (VSA 500.21)

- Quan sát: “Là việc theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc mộtthủ tục do người khác thực hiện…” (VSA 500.22)

- Điều tra: “Là việc tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết ởbên trong hoặc bên ngoài đơn vị Điều tra được thực hiện bằng việc chính thứcgửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho kiểmtoán viên những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng cốcác bằng chứng đã có.” (VSA 500.23)

- Xác nhận: “Là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xácminh lại những thông tin đã có trong các tài liệu kế toán…” (VSA 500.24)

- Tính toán: “Là việc kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của sốliệu trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan kháchay việc thực hiện các tính toán độc lập của kiểm toán viên.” (VSA 500.25)Quy trình phân tích: “Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suấtquan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mốiquan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệchlớn so với giá trị đã dự kiến.” (VSA 500.26)

1.1.4 Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

1.1.4.1 Xác lập mức trọng yếu

a) Khái niệm trọng yếu

Theo VSA 330.04 – Trọng yếu – định ngĩa: “Trọng yếu là thuật ngữdùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin trong báo cáo tài chính.Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếuchính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sửdụng báo cáo tài chính Mức độ trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng củathông tin và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàncảnh cụ thể Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điềm chia cắt chứ không phải

là một nội dung của thông tin cần phải có Tính trọng yếu của thông tin phảixem xét cả trên phương diện mặt định lượng và mặt định tính (Võ Anh Dũng

và cộng sự, 2011)

a) Xác định mức trọng yếu

Mức trọng yếu được xem xét ở hai mức độ: mức độ tổng thể của BCTC

và mức độ từng khoản mục

Trang 8

- Mức độ tổng thể của báo cáo tài chính (PM)

Là ước tính của KTV về toàn bộ sai lệch có thể chập nhận được để đảmbảo BCTC không có sai lệch trọng yếu Mức trọng yếu thường được tính bằngmột tỷ lệ phần trăm so với tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận, nguồn vốn

- Mức độ từng khoản mục (TE)

Ở mức độ từng khoản mục, mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa đượcphép của khoản mục, được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể củaBCTC

Trong thực tế, KTV sử dụng nhiều kỹ thuật để xác lập mức trọng yếu củakhoản mục như: nhân mức trọng yếu của tổng thể với một hệ số (thường 1,5 -2) trước khi phân bổ hoặc nhân với một tỷ lệ phần trăm của mức trọng yếutổng thể (chẳng hạn 50% - 70%)

1.1.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán

a) Khái niệm

“Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa

ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toáncòn có những sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi rotiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.” (VSA 400.07)

b) Các bộ phận của rủi ro kiểm toán

- Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk): Đoạn 04 VSA 400 định nghĩa: “Làrủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báocáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc

dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.”

Rủi ro kiểm soát (Control Risk): Theo đoạn 05 VSA 400: “Là rủi ro xảy

ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tàichính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.”

- Rủi ro phát hiện (Detection Risk): Đoạn 06 VSA 400 có viết: “Là rủi

ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báocáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán,kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được.”

Trang 9

c) Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

DR CR IR

AR   Hoặc DR IR AR CR

 (2 1)Trong đó: AR: Rủi ro kiểm toán

IR: Rủi ro tiềm tàng CR: Rủi ro kiểm soát DR: Rủi ro phát hiện

kiểm toán viên về

rủi ro tiềm tàng

Cao Tối thiểu Thấp Trung bìnhTrung bình Thấp Trung bình CaoThấp Trung bình Cao Tối đa

Nguồn: VSA 400, Phụ lục số 01

1.2 NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN.

1.2.1 Nội dung khoản mục

“Khoản phải trả cho người bán là khoản nợ phát sinh rất thường xuyêntrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên quan đến việc mua vật tư,hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền cho người cung cấp”(Đặng KimCương và cộng sự, 2006)

“Khoản phải trả cho người bán là khoản nợ phải trả về giá trị của vật tư,thiết bị, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ (điện, nước, gas, khí, sửa chữa…)

mà doanh nghiệp đã mua chịu của người bán hàng hay người cung cấp; kể cảkhoản phải trả cho người nhận thầu về XDCB hay sửa chữa lớn TSCĐ”.(Đặng Kim Cương và cộng sự, 2006)

“Khoản phải trả cho người bán là giá trị các loại vật tư, thiết bị, công cụ,dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp nhận của người bán hay ngườicung cấp nhưng chưa thanh toán tiền hàng kể cả khoản phải trả cho ngườinhận thầu về XDCB hay sửa chữa TSCĐ” (Nguyễn Văn Bảo, 2005)

1.2.2 Đặc điểm khoản mục

Trang 10

Trong kiểm toán các khoản nợ phải trả, kiểm toán viên cần chú ý tới khảnăng nợ phải trả bị khai thấp hoặc không được ghi chép đầy đủ Việc khaithiếu nợ phải trả sẽ làm cải thiện tình hình báo cáo tài chính.

Việc khai thiếu nợ phải trả người bán thường chỉ là sự bỏ sót các nghiệp

vụ hình thành nợ phải trả nên thường khó phát hiện, nếu bị phát hiện cũng rấtkhó xác định là cố ý hay vô tình bỏ sót Vì vậy có thể nói việc gian lận bằngcách không ghi chép các loại nghiệp vụ là khó phát hiện nhất đối với kiểmtoán viên

Khoản mục nợ phải trả người bán thường liên quan đến các khoản mụckhác như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chi phí, … Do vậy, khi tiến hành kiểmtoán, kiểm toán viên cần kết hợp với các phần hành khác có liên quan nhằmnâng cao hiệu quả công tác kiểm toán

Tài liệu sử dụng bao gồm sổ cái, sổ chi tiết của các tài khoản trên, sổ chitiết tài khoản nợ phải trả người bán theo từng đối tượng nợ, các biên bản đốichiếu công nợ định kì, cuối kì, hệ thống các chứng từ gốc như hợp đồng, hoáđơn GTGT, hoá đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng hoá dịch vụ, phiếunhập kho,…

1.2.3 Mục tiêu kiểm toán của khoản mục

Kiểm toán nợ phải trả người bán phải thoả mãn các mục tiêu sau:

- Đầy đủ: Các khoản nợ phải trả người bán được ghi chép đầy đủ

- Hiện hữu và nghĩa vụ: Các khoản nợ phải trả người bán được ghi chéphiện hữu và thật sự là nghĩa vụ của đơn vị

- Ghi chép chính xác: Các khoản nợ phải trả người bán được cộng dồnchính xác thống nhất giữa sổ chi tiết với sổ cái

- Đánh giá: Các khoản nợ phải trả người bán được đánh giá đúng, phùhợp chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

- Trình bày và công bố: Các khoản nợ phải trả người bán được trình bàyđúng đắn và khai báo đầy đủ

1.2.4 Kiểm soát nội bộ về nợ phải trả cho người bán.

“Kiểm soát nội bộ về nợ phải trả người bán cần được nghiên cứu trongmối quan hệ với các thủ tục kiểm soát khác trong chu trình mua hàng và trảtiền” Mô tả một quy trình mẫu cho công việc này:

 Kho hàng hoặc bộ phận kiểm soát hàng tồn kho chuẩn bị và lập phiếu

đề nghị mua hàng để gửi cho bộ phận mua hàng Một liên của chứng từ này

Trang 11

được lưu để theo dõi về tình hình thực hiện các yêu cầu Khi nghiệp vụ muahàng đã hoàn thành, sau khi đã đối chiếu, chứng từ này sẽ được lưu trữ vàđược đính kèm theo các chứng từ đã liên quan như đơn đặt hàng, phiếu nhậpkho…

 Bộ phận mua hàng căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng để xem xét vềnhu cầu và chủng loại hàng cần mua, đồng thời khảo sát về các nhà cung cấp,chất lượng và giá cả … Sau đó, bộ phận này phát hành đơn đặt hàng nó phảiđược đánh số liên tục và lập thành nhiều liên Ngoài liên gửi cho nhà cungcấp, các liên còn lại sẽ gửi cho bộ phận kho, bộ phận nhận hàng và kế toán nợphải trả

 Khi tiếp nhận hàng tại kho, bộ phận nhận hàng kiểm tra chất lượng lôhàng, và cân đong đo đếm … Mọi nghiệp vụ nhận hàng đều phải được lậpphiếu nhập kho (hoặc báo cáo nhận hàng) có chữ kí của người giao hàng, bộphận nhận hàng và thủ kho … Phiếu này phải được đánh số thứ tự liên tụctrước khi sử dụng, được lập thành nhiều liên và chuyển ngay cho các bộ phận

có liên quan như kho hàng, mua hàng, kế toán nợ phải trả

 Trong bộ phận kế toán nợ phải trả, các chứng từ cần được đóng dấungày nhận Các chứng từ thanh toán và những chứng từ khác phát sinh tại bộphận này phải được kiểm soát bằng cách đánh số thứ tự liên tục trước khi sửdụng Ở mỗi công đoạn kiểm tra, người thực hiện phải ghi ngày và ký tên đểxác nhận trách nhiệm của mình Thông thường có những cách kiểm tra, đốichiếu như sau: so sánh số lượng trên hóa đơn với số lượng trên phiếu nhập kho(hoặc báo cáo nhận hàng) và đơn đặt hàng, mục đích là để không thanh toánvượt quá số lượng hàng đặt mua và số lượng thực nhận So sánh giá cả, chiếtkhấu trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn để bảo đảm không thanh toán vượt số

nợ phải trả cho người bán

 Việc xét duyệt chi quỹ để thanh toán cho người bán sẽ do bộ phận tài

vụ thực hiện Sự tách rời giữa hai chức năng là kiểm tra và chấp thuận thanhtoán (do bộ phận kế toán đảm nhận) với xét duyệt chi quỹ để thanh toán (do bộphận tài vụ đảm nhận) là một biện pháp kiểm soát hữu hiệu Trước khi chuẩnchi, thông qua xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ, bộphận tài vụ kiểm tra mọi mặt của nghiệp vụ Người ký duyệt chi quỹ phải đánhdấu các chứng từ để chúng không bị tái sử dụng Trong nhiều doanh nghiệphiện nay chức năng tài vụ và kế toán được kết hợp trong một phần chức năng,tức không tôn trọng nguyên tắc bất kiêm nhiệm, điều này có khả năng dẫn đếnxảy ra sai phạm trong công tác tài chính kế toán

 Cuối tháng, bộ phận kế toán nợ phải trả cần đối chiếu giữa sổ chi tiếtngười bán (hoặc hồ sơ chứng từ thanh toán chưa trả tiền) với sổ cái Việc đối

Trang 12

chiếu này thực hiện trên Bảng tổng hợp chi tiết Bảng này được lưu lại đểchứng minh là đã đối chiếu cũng như để tạo thuận lợi khi hậu kiểm

 Để tăng cường kiểm soát nội bộ đối với việc thu nợ, nhiều nhà cungcấp thực hiện thủ tục: hàng tháng gửi cho khách hàng một bảng kê các hóađơn đã thực hiện trong tháng, các khoản đã trả và số dư cuối tháng Vì thế, ởgóc độ là người mua, ngay khi nhận được bảng này, kế toán đơn vị phải tiếnhành đối chiếu với sổ chi tiết để tìm hiểu mọi sai biệt (nếu có) và sửa chữa saisót trên sổ sách hoặc thông báo cho người bán (nếu cần thiết)” (Vũ Hữu Đức

và Võ Anh Dũng, 2011)

1.3 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN

1.3.1 Thử nghiệm kiểm soát

Mục đích của việc căn cứ các nhật kí liên quan để kiểm tra việc ghi chéptrên sổ cái nợ phải trả là xem xét sự có thật của các nghiệp vụ đã được ghichép trên sổ cái bằng cách đối chiếu chúng với các nhật kí có liên quan Thửnghiệm này thực hiện bởi cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ cái nợ phảitrả rồi truy hồi về nhật kí liên quan và việc này có thể tiến hành trước ngày kếtthúc niên độ

Chọn mẫu một số nghiệp vụ mua hàng, thực hiện các kiểm tra như kiểmtra về sự xét duyệt các nghiệp vụ, đối chiếu giữa đơn đặt hàng báo cáo nhậnhàng và hóa đơn của người bán về số lượng, giá cả, …, kiểm tra việc ghi chéplên sổ sách

Mục đích của việc kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên

sổ chi tiết là xem việc thực hiện các thủ tục kiểm soát có đầy đủ và hữu hiệuhay không? Kiểm toán viên sẽ lựa chọn một số sổ chi tiết người bán truy hồi

về nhật kí và xem xét toàn bộ chứng từ gốc (đơn đặt hàng, phiếu nhập kho,chứng từ thanh toán…) của các nghiệp vụ đã ghi trên các sổ chi tiết này Thửnghiệm này cũng có thể thực hiện theo một chiều hướng khác, đó là lựa chọnmột số nghiệp vụ trên nhật kí và theo dõi việc ghi chép chúng trên các sổ chitiết Cách này sẽ cho phép kiểm toán viên kiểm tra tính đầy đủ của việc ghichép từ nhật kí lên các sổ chi tiết

Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật kí chi tiền với tàikhoản phải trả và các chứng từ có liên quan Thử nghiệm được thực hiện bằngcách chọn ra một số khoản chi trên nhật kí và đối chiếu ngược trở lại về vớicác chứng từ gốc như đơn đặt hang, báo cáo nhận hàng, hóa đơn và các séc chitrả Khi xem xét những tài liệu này, kiểm toán viên có cơ hội kiểm tra các thủtục kiểm soát về chi tiền Tương tự, kiểm toán viên sẽ đặc biệt lưu ý đến sự xét

Trang 13

duyệt trên các tài liệu và xác định xem các tài liệu trên có phù hợp với nhauhay không?

1.3.2 Thử nghiệm cơ bản

1.3.2.1 Thủ tục phân tích

Kiểm toán viên có thể tính một số chỉ tiêu và so sánh với năm trước đểnhận dạng các biến động bất thường, tìm hiểu nguyên nhân để đảm bảo tínhhợp lý của nợ phải trả người bán:

- Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng giá trị hàng mua trong kỳ

- Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn

Một thủ tục phân tích khác là so sánh số liệu của từng người bán so với

số liệu của chính họ trong các năm trước, như so sánh số liệu mua vào, số dưcuối kỳ…

1.3.2.2 Thử nghiệm chi tiết

a) Yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết nợ phải trả để đối chiếu với sổ cái và sổ chi tiết

Mục đích là xác minh xem số liệu nợ phải trả trên báo cáo tài chính cóthống nhất với tất cả các khoản phải trả của từng đối tượng trong các sổ chitiết hay không bên cạnh đó, qua bảng số dư chi tiết, kiểm toán viên cũng tiếnhành việc chọn mẫu để thực hiện các thử nghiệm khác Cụ thể là:

“Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết nợ phải trảvào thời điểm khóa sổ, sau đó kiểm tra tổng số và đối chiếu với sổ cái và các

sổ chi tiết, cần phải tìm hiểu nguyên nhân, thí dụ có thể phối hợp với nhânviên của đơn vị để tìm kiếm sai lệch và đề nghị bút toán điều chỉnh thích hợp”.(Vũ Hữu Đức và Võ Anh Dũng, 2011)

Lưu ý: sự thống nhất giữa số liệu của bảng này với sổ sách chưa phải làbằng chứng đầy đủ về toàn bộ khoản phải trả

b) Gửi thư xác nhận một số khoản phải trả

Việc xin xác nhận thường được thực hiện đối với tất cả các nhà cung cấpchủ yếu của đơn vị, dù rằng số dư cuối kỳ có thể rất thấp hoặc bằng không Đểnhận diện các đối tượng này, kiểm toán viên có thể xem trên sổ chi tiết hoặcphỏng vấn nhân viên của đơn vị để phát hiện những khoản trả không được ghichép

Một số đối tượng khác cũng cần xin xác nhận: các nhà cung cấp khôngcung cấp bảng thống kê hóa đơn hàng tháng, những khoản phải trả có tính chất

Trang 14

bất thường, các khoản phải trả cho các bên liên quan, những khoản phải trảđược thế chấp bằng tài sản…Đây là những khoản phải trả có rủi ro cao tức cókhả năng xảy ra sai lệch về số tiền hoặc khai báo.

Những lý do chứng minh rằng thủ tục xác nhận trong kiểm toán cáckhoản phải trả không mang tính chất bắt buộc như đối với nợ phải thu:

- “Vấn đề đáng quan tâm nhất khi kiểm tra khoản phải trả là phát hiệncác khoản không được ghi chép Thế nhưng, nhìn chung thủ tục xác nhậnkhông cung cấp bằng chứng rằng mọi khoản phải trả đều được ghi chép, ngoạitrừ việc gửi thư xác nhận về các khoản phải trả có số dư cuối kỳ rất thấp haybằng không như đã nêu trên

- Ngoài thư xác nhận, kiểm toán viên còn có những bằng chứng khác có

độ tin cậy cao đối với nợ phải trả Đó là những bằng chứng do bên ngoài lập,như hóa đơn của người bán… Trong khi đó đối với kiểm toán nợ phải thuthường sẽ thường không có các bằng chứng có độ tin cậy tương tự

 Nhiều khoản phải trả trong số dư cuối năm có thể đã được đơn vịthanh toán vào đầu năm sau, nghĩa là trước khi kiểm toán viên hoàn thànhkiểm toán Đây cũng là một bằng chứng có giá trị về khoản phải trả đã đượcghi chép” (Vũ Hữu Đức và Võ Anh Dũng, 2011)

c) Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan

Đây là thủ tục kiểm tra sự có thực của các khoản phải trả Kiểm toán viênchọn lựa một số khoản phải trả trên số dư chi tiết cuối năm để kiểm tra chứng

từ gốc và các tài liệu có liên quan như: chứng từ thanh toán, hóa đơn, đơn đặthàng, phiếu nhập kho…

Đối với các đơn vị sử dụng hệ thống chứng từ thanh toán, việc kiểm trakhá thuận tiện vì số dư chi tiết nợ phải trả đã thể hiện sẵn trong những hồ sơchứng từ thanh toán chưa trả tiền Khi nhận được tiền thanh toán, đơn vị sẽchuyển các chứng từ thanh toán này sang hồ sơ chứng từ thanh toán đã trảtiền Do công việc này tiến hành hàng ngày, nên đơn vị cần lưu lại bảng kê,chứng từ thanh toán chưa thanh toán vào thời điểm khóa sổ Bảng kê gồm: tênngười bán, số chứng từ thanh toán, ngày và số tiền phải trả

d) Kiểm tra bảng chỉnh hợp nợ phải trả với bảng kê hóa đơn hàng tháng của người bán.

“Căn cứ bảng kê của người bán đã gửi cho đơn vị trong tháng, nhânviên của đơn vị sẽ đối chiếu các số liệu này với số dư trên sổ chi tiết để lậpmột bảng chỉnh hợp, và thuyết minh sự khác biệt (nếu có) giữa hai bên Sự

Trang 15

cũng có thể do khác biệt về thời điểm khóa sổ Trong trường hợp đơn vị cótiến hành chỉnh hợp, kiểm toán viên chỉ cần kiểm tra lại các bước chỉnh hợpxem có được thực hiện chính xác hay không” (Vũ Hữu Đức và Võ Anh Dũng,2011)

Nếu đơn vị không tiến hành việc chỉnh hợp, kiểm toán có thể tự thựchiện Kiểm toán viên cần kiểm tra sổ công văn đến để xem đơn vị đã nhậnđược mọi bảng kê của người bán hay chưa khi kiểm soát nội bộ đối với nợphải trả là yếu kém Những khác biệt về số liệu giữa đơn vị và người bán cóthể phát hiện được nhờ bảng chỉnh hợp như: các khoản người bán tính chonhững lô hàng đã gửi đi, thế nhưng đơn vị vẫn chưa nhận được, hoặc chưa ghichép Về lý thuyết thì tất cả hàng hóa đã được chuyển giao đều phải ghi vàohàng tồn kho của người mua thế nhưng đơn vị cũng có thể ghi là hàng muađang đi trên đường cho đến khi hàng về tới kho người mua

Mục đích khác của thủ tục này là bảo đảm sự ghi chép đúng kì của số dư

nợ phải trả để đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với việc khóa sổ của hóa đơnmua hàng và giúp xác định số dư hàng tồn kho Vì thế “ Khi quan sát kiểm kêtồn kho vào thời điểm khóa sổ, kiểm toán viên nên ghi chép lại số hiệu của cácphiếu nhập kho cuối cùng, chúng sẽ được dùng để đối chiếu với những hóađơn tương ứng của người bán trên bảng kê các khoản phải trả vào thời điểmkhoa sổ:

- Các hóa đơn tương ứng với những phiếu nhập kho từ phiếu nhập khocuối cùng trở về trước phải được ghi nhận trong nợ phải trả cuối kỳ

 Ngược lại, các hóa đơn tương ứng với những phiếu nhập kho sauphiếu nhập kho cuối cùng sẽ không được phép tính vào nợ phải trả cuối kỳ, trừtrường hợp hàng đang đi trên đường đã nói ở phần trên” (Vũ Hữu Đức và VõAnh Dũng, 2011)

Nói cách khác, việc khóa sổ cuối năm phải bảo đảm rằng các lô hàng đãnhận vào ngày cuối niên độ sẽ được ghi vào nợ phải trả đồng thời với biên bảnkiểm kê tồn kho

Khi đơn vị ghi nhận thiếu một khoản phải trả đồng thời không ghi nhận

lô hàng mua về tương ứng vào hàng tồn kho cuối kỳ thì sai sót có thể xảy ra vàảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán, làm cho hàng tồn kho và nợ phải trả cùnggiảm một số tiền nhưng không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanhtrong kỳ Sai sót này được xem là ít trọng yếu so với trường hợp hàng hóađược kiểm kê nhưng nợ phải trả lại không được ghi chép

e) Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép

Trang 16

Đây là một nội dung quan trọng trong kiểm toán nợ phải trả Ngoài cácthủ tục phát hiện đã được giới thiệu như là gửi thư xác nhận, chỉnh hợp, phântích… kiểm toán còn có thể áp dụng những thủ tục kiểm tra sau đây:

- Kiểm tra các nghiệp vụ sau thời điểm khóa sổ: Xem xét các khoảnthực chi vào đầu niên độ sau giúp kiểm toán viên phát hiện các khoản chi quỹnhưng lại thuộc về chi phí của tháng cuối niên độ kiểm toán Hậu quả nợ phảitrả cuối kỳ và chi phí của niên độ kiểm toán bị ghi thiếu một khoản, đồng thời

số liệu của niên độ sau cũng bị ảnh hưởng tương tự

- Xét các tài liệu có khả năng chứa đựng các khoản nợ phải trả khôngđược ghi chép:

 Hàng về nhưng chưa có hóa đơn, hay hóa đơn đã về mà hàng chưanhận được: kiểm toán viên cần nghiên cứu các hồ sở mua hàng dở dang củađơn vị

 Sau thời điểm khóa sổ mới phát hành các chứng từ thanh toán: kiểmtoán viên cần xem xét cẩn thận để phát hiện những khoản thực tế phát sinhtrước thời điểm khóa sổ

 Sau ngày kết thúc niên độ mới nhận được các hóa đơn của người bán:cần lưu ý vì có thể những hóa đơn này thực sự thuộc niên độ kiểm toán nhưnghóa đơn chỉ được người bán gửi vài ngày sau khi đã gửi hàng, do đó chúng là

nợ phải trả của niên độ này

Một vấn đề khác mà kiểm toán viên cũng cần lưu ý về hai trường hợp ghithiếu nợ phải trả, đó là:

- Ghi thiếu nợ phải trả, đồng thời thếu một tài sản

- Ghi thiếu một khoản phải trả, đồng thời thiếu một chi phí

Trường hợp thứ hai ảnh hưởng trọng yếu hơn vì làm lợi nhuận biến đổi.Đối với trường hợp thứ nhất, khi nào gây ảnh hưởng quan trọng đến báo cáotài chính thì kiểm toán viên nên đề nghị điều chỉnh Tuy nhiên cũng cần lưu ýrằng một sai sót có thể không ảnh hưởng đáng kể, nhưng khi kết hợp vớinhững sai sót cùng loại lại có thể gây ảnh hưởng trọng yếu

f) Xem xét việc trình bày và công bố các khoản phải trả trên báo cáo tài chính

Thông thường sẽ bao gồm những vấn đề sau đây:

- Xem xét các trường hợp phát hiện số dư bên Nợ trên các tài khoản Nợphải trả như: trả thừa tiền cho người bán, ứng trước tiền cho người bán, trả lại

Trang 17

mục nợ phải thu của Bảng cân đối kế toán để đảm bảo trình bày đúng về tìnhhình tài chính của đơn vị Nếu đơn vị không thực hiện điều này và số tiền làtrọng yếu, kiểm toán viên phải lập bút toán đề nghị sắp xếp lại khoản mục

- Các khoản nợ phải trả trọng yếu đối với các bên liên quan cần đượccông bố trên thuyết minh báo cáo tài chính

- Các khoản nợ phải trả được đảm bảo bằng tài sản thế chấp phải đượccông bố và tham chiếu với tài sản bị thế chấp

Trang 18

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN

2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN

-Công ty cổ phần Sản xuất - Thương mại May Sài Gòn là một trongnhững Công ty nổi tiếng ở Việt Nam, chuyên sản xuất kinh doanh các mặthàng Dệt may Trong quá trình hoạt động, Công ty xác định kênh phân phối làthị trường trung cao cấp và đã được ủy quyền sản xuất sản phẩm có thươnghiệu tiêu biểu là: Nike, Nautica, Haggar, JC Penny, Quechua, Champion,Elleses, Northface, Estivo, Otto, Bon – prix, Tribord ,v.v, để xuất khẩu sangcác nước Nhật, Mỹ, Châu Âu

Ngày 05/05/2003, công ty được chuyển đổi sang hình thức cổ phần theoquyết định số 1663/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ chí Minh và được Sở

Kế họach và Đầu tư Thành phố Hồ chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 0300742387 ngày 07/01/2004; đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày

12 tháng 3 năm 2013 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp

2.1.1 Thông tin chung

- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠIMAY SÀI GÒN

- Tên tiếng Anh: SAIGON GARMENT MANUFACTURING TRADEJOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: GARMEX SAIGON JS CO

- Vốn điều lệ: 106.324.310.000 VNĐ (Một trăm lẻ sáu tỷ, ba trăm haimươi bốn triệu, ba trăm mười ngàn đồng chẵn)

- Địa chỉ: 252 Nguyễn Văn Lượng, phường 17, quận Gò Vấp, TP HồChí Minh

- Điện thoại: (08) 3984 4822

- Số fax: (08) 3984 4746

- Website: http://www.garmexsaigon-gmc.com

- Mã cổ phiếu: GMC

Trang 19

2.1.2 Lịch sử phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn – gọi tắt là Công

ty Thương mại May Sài gòn – được thành lập vào năm 1976, tiền thân là mộtdoanh nghiệp quốc doanh Ban đầu Công ty lấy tên là Liên hiệp Các XíNghiệp May Thành phố Hồ Chí Minh, quản lý một số lượng khá lớn các xínghiệp may xuất khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay, Công ty có 2 xínghiệp trực thuộc gồm: Xí nghiệp May An Nhơn và Xí nghiệp May An Phú.Công ty được cổ phần hóa vào năm 2004, trong đó Nhà nước chỉ còn sởhữu 10% số lượng cổ phiếu phát hành

Năm 2006, Công ty được niêm yết trên Sàn Chứng khoán Thành phố HồChí Minh với mã số chứng khoán là GMC Cùng thời gian đó, để mở rộng quy

mô sản xuất, Công ty đã đầu tư 100% vốn xây dựng Công ty TNHH May Tân

Mỹ trên khu đất rộng 50,000 m² tại Cụm Công nghiệp Hắc Dịch 1, Tỉnh BàRịa Vũng Tàu

Ngày 04/06/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép số105/ĐKCB chấp thuận cho công ty cổ phần Sản xuất Thương mại May SàiGòn phát hành cổ phiếu thưởng và chi trả cổ tức đợt 03/2006 bằng cổ phiếu đểtăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu

Công ty đạt chứng nhận ISO 9001:2008 theo đánh giá của tổ chứcQuarcert ngày 22/10/2009

Năm 2012 vừa qua, Công ty đã góp 51% vốn điều lệ hợp tác với Công

Ty TNHH Một thành viên Blue Exchange để thành lập Công ty TNHH MaySài Gòn Xanh

Ngày 07/12/2012, Công ty nhận được quyết định số 54/GCN- UBCK vềviệc chào bán cổ phiếu ra công chúng

Sau hơn 10 năm hoạt động, tính tới năm 2013 với số vốn điều lệ ban đầu

là 22 tỷ, Công ty đã nâng vốn điều lệ lên hơn 106 tỷ đồng và vốn chủ sở hữulên 212 tỷ đồng Tổng số cổ phiếu niêm yết là 8.868.571 do 2.551 cổ đông cánhân trong nước, 46 cổ đông pháp nhân trong nước, 60 cổ đông cá nhân nướcngoài và 8 cổ đông pháp nhân nước ngoài nắm giữ

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, Công ty đã tích cực cải tiếnphương pháp điều hành và quản lý sản xuất, áp dụng hệ thống LEAN (leanmanufacturing)/JIT để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh

Trang 20

2.1.3 Ngành nghề Sản xuất Kinh doanh và Chế độ kế toán hiện hành

2.1.3.1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Các hoạt động kinh doanh của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp là:

 Đại lý, môi giới, đấu giá Chi tiết: môi giới thương mại

 Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Chi tiết: kinhdoanh vật tư, máy móc thiết bị ngành may

 Buôn bán vải, hàng may sẵn và giày dép

 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chỉ sửdụng hoặc đi thuê Chi tiết: đầu tư kinh doanh siêu thị và dịch vụ cho thuê vănphòng, cửa hàng; kinh doanh nhà; cho thuê nhà xưởng

 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: kinhdoanh nguyên vật liệu phục vụ ngành may

 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) Chi tiết: công nghiệpmay, sản phẩm chính: quần áo may sẵn các loại

 Hoạt động tư vấn quản lý Chi tiết: tư vấn quản lý kinh doanh; kinhdoanh dịch vụ giao nhận hàng, xuất khẩu, nhập khẩu

 Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác Chi tiết:công nghiệp dệt len các loại

 Hoàn thiện sản phẩm dệt Chi tiết: dịch vụ giặt, tẩy

 Sản xuất vải dệt thoi Chi tiết: công nghiệp dệt vải các loại

 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ Chi tiết: dịch vụ vận tải

 Vận tải hành khách đường bộ khác

 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh hỗn hợp Chi tiết: bán lẻquần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồthể thao

 Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàngchuyên kinh doanh

2.1.3.2 Chế độ kế toán hiện hành

 Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịchhàng năm

Trang 21

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam(VND).

 Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo hướng dẫn của Chuẩnmực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theoQuyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chínhcũng như các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toáncủa Bộ Tài chính

Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian sắp tới là:

 Gia tăng giá trị kinh doanh

 Nâng cao chất lượng công tác Quản trị

 Ổn định cơ cấu thị trường và khách hàng

 Hoạch định nguồn nhân lực hiệu quả

2.2.2 Định hướng phát triển

Công ty hoạt động với định hướng trong tương lai là:

 “Kiên định với mục tiêu chiến lược của Công ty - phấn đấu trở thànhmột trong những Doanh nghiệp May mặc hàng đầu Việt Nam “XUẤT KHẨUMẠNH – NỘI ĐỊA TỐT – THƯƠNG HIỆU ĐẲNG CẤP” thông qua hệthống tiêu chí đánh giá hiệu quả RoS, RoE, RoA và EPS hàng năm

 Tiếp tục củng cố vị thế Công ty đã xác lập; tạo cơ sở đảm bảo ổn địnhhoạt động, phát triển bền vững và thúc đẩy cải tiến quản trị, điều hành Côngty

 Tập trung rà soát nội lực, sẵn sàng cho chiến lược phát triển tăng tốctrong giai đoạn 2014 – 2018 Hoạch định, triển khai chiến lược Tái cơ cấu lần

II để thích nghi với tình hình kinh tế trong và ngoài nước đồng thời phát huytối đa nguồn lực, nắm bắt thời cơ và giảm thiểu rủi ro

 Củng cố và mở rộng nguồn khách hàng/ thị trường truyền thống vàtiếp cận thị trường/ khách hàng mới từ ưu đãi thuế quan của các hiệp địnhthương mại song phương/ đa phương TPP, EU–VN, ASEAN–Trung Quốc…

Trang 22

 Luôn trong tư thế sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thách thứcliên quan đến nguồn nguyên liệu đầu vào (nguồn cung nguyên liệu nội địakhông thể đáp ứng nhu cầu về chất lượng và số lượng, cạnh tranh nguồnnguyên liệu đầu vào), cạnh tranh nguồn lao động, cạnh tranh thị trường nội địa

từ các mặt hàng hiệu của Mỹ, Châu Âu hoặc hàng giá rẻ từ Trung Quốc và cácnước thành viên ASEAN khác…”

2.2.3 Rủi ro thực hiện

2.2.3.1 Rủi ro kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất của các công tytrong nền kinh tế thị trường Trong vòng 10 năm trở lại đây, tốc độ tăngtrưởng GDP của Việt Nam luôn ở mức thấp dẫn đến tình trạng khó khăn, trìtrệ trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh đó, rủi ro về lãisuất cũng là một vấn đề cần được quan tâm và cân nhắc Tuy nhà nước đã cónhững chính sách hạ trần lãi suất cho vay, tuy nhiên các doanh nghiệp vừa vànhỏ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ.Hiện nay, Cty có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/doanh thu còn thấp, chỉ gần 10%, do đó

sẽ lệ thuộc nhiều vào vốn vay tín dụng

2.2.3.2 Rủi ro tỷ giá

“Doanh thu từ xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất lớn (86.4%) là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp chịu rủi ro rất cao về tỷ giá.Hơn thế nữa, phần lớn nguyên vật liệu sản xuất của công ty đều là nhập khẩu

từ nước ngoài; vì thế, sự biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến doanh thu vàlợi nhuận của công ty”

2.2.3.3 Rủi ro thị trường

Nền kinh tế toàn cầu, sự thay đổi thị hiếu, văn hóa cũng như thói quencủa người tiêu dùng là những yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường.Ngoài ra, vấn đề quan hệ hợp tác với khách hàng, nhà cung ứng cũng là vấn đềcần được quan tâm và cân nhắc kĩ lưỡng Trong nền kinh tế mở hiện nay,doanh nghiệp luôn phải có các biện pháp nâng cao, cải thiện hệ thống quản lý,trách nhiệm xã hội, chất lượng mẫu mã, hàng hóa; cân đối, giữ gìn bền vữngquan hệ với khách hàng và nhà cung ứng đế giảm thiểu tối đa rủi ro từ cáccông ty cạnh tranh

2.2.3.4 Rủi ro đặc thù

Vấn đề nguyên vật liệu cũng như phương thức dây chuyền sản xuất làmột trong những thách thức lớn cho doanh nghiệp Nguồn nguyên vật liệu của

Trang 23

biến động nào của giá nguyên vật liệu thế giới đều ảnh hưởng đến vấn đề chiphí, lợi nhuận của công ty và gián đoạn quá trình sản xuất; từ đó dẫn đến tìnhtrạng chậm giao hàng hóa hoặc chất lượng sản phẩm không đảm bảo, gây thiệthại đến Công ty Vì thế, doanh nghiệp luôn phải coi trọng tính điều hành, cânđối kế hoạch, giám sát chất lượng, nghiên cứu cải thiện nâng cao kĩ thuật sảnxuất.

2.2.3.5 Rủi ro luật pháp

Hoạt động, hình thức của Công ty cổ phần và niêm yết trên sàn giao dịchchứng khoán, doanh nghiệp chịu sự chi phối trực tiếp từ Luật Doanh nghiệp vàLuật Chứng khoán Bất kỳ sự thay đổi nào của hệ thống luật pháp đều gây ratác động lớn đến việc hình thành chiến lược và chính sách của Công ty Bêncạnh đó, trong thời kì hội nhập hiện nay đã đặt ra rất nhiều khó khăn và thửthách cho các doanh nghiệp trong việc nắm bắt và tiếp thu Luật pháp quốc tếnói chung và Luật thương mại Quốc tế cũng như rào cản kỹ thuật chống bánphá giá của các nước nhập khẩu nói riêng

Trang 24

2.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

2.3.1 Hội đồng quản trị

1 Ông NGUYỄN QUANG HÙNG - Chủ tịch HĐQT

2 Ông NGUYỄN ÂN - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc

3 Bà THẠNH THI HUỆ - Thành viên Độc lập

4 Ông LÂM TỨ THANH - Thành viên Độc lập

5 Bà ĐỖ THỊ KIM NHÀN - Ủy viên Thường trực Hội đồng Quản trị

6 Ông NGUYỄN HOÀNG GIANG - Thành viên

7 Bà NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG - Thành viên

2.3.2 Ban giám đốc

1 Ông NGUYỄN ÂN - Tổng Giám Đốc

2 Bà ĐỖ THỊ KIM NHÀN – Phó Tổng Giám đốc Điều hành

3 Bà NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG - Phó Tổng Giám đốc Nội chính

4 Ông NGUYỄN HOÀNG GIANG - Phó Tổng Giám đốc Xúc tiến

Thương mại

2.3.3 Ban kiểm soát

1 Bà LÊ THỊ CHÍNH - Trưởng Ban Kiểm soát

2 Bà LIÊU SANH THU CÚC - Thành viên

3 Bà NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN - Thành viên

Trang 25

2.3.4 Sơ đồ tổ chức Công ty Thương mại may Sài Gòn

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐCĐẢNG ỦY VÀ

ĐOÀN THỂ

BAN KIỂM SOÁT

Phó tổng giám đốcPhụ trách Đối ngoại

Phó tổng giám đốcPhụ trách Nội chính

Phó tổng giám đốc Phụ trách Pháp lý

Phòng

Kế toánthống kê

Phòng

Tổ chứchành chánh

Phòng Xuất nhậpkhẩu

PhòngKếhoạch

PhòngKinh doanhXuất khẩu

Xí nghiệp May Tân Phú

Công ty TNHH May Sài Gòn

Công ty TNHH May Sài Tân Mỹ

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại May Sài Gòn

: Đơn vị không áp dụng hệ thống QLCL 9001: 2008

Trang 26

Kế toán Nợ phải trả Nhân viên thủ qũy -

Xí nghiệp May Tân Phú

Trang 27

CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN

4.1 TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Để hiểu rõ về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng, nhómkiểm toán đã tiến hành phỏng vấn Ban Giám Đốc và bộ phận kế toán cùng các

bộ phận khác có liên quan của Công ty Thương mại May Sài Gòn về việc thựchiện các thủ tục kiểm soát gắn liền với chu trình mua hàng – trả tiền thông quabảng câu hỏi được soạn sẵn Bảng dưới đây sẽ trình bày kết quả thu được:

Bảng 3.1: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Câu hỏi

Trả lời

Ghichú

Có Không

Yếu kémQuantrọng Thứyếu

1 Công ty có tuân thủ quy tắc bất kiêm nhiệm

giữa bộ phận kho, bộ phận mua hàng, kế toán nợ

phải trả, bộ phận tài vụ không?

2 Phiếu đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu

nhập kho, phiếu chi có được đánh số thứ tự trước

khi sử dụng không?

3 Các chứng từ sau khi thanh toán có được đóng

4 Các hoá đơn có được lưu trữ theo ngày không? 

5 Các khoản phải trả người bán có được theo dõi

trên từng sổ chi tiết mở theo từng NCC không? 

6 Hàng tháng, kế toán có đối chiếu và kiểm tra sổ

chi tiết người bán với bảng kê các hóa đơn của

NCC gửi đến không?

7 Cuối tháng, kế toán có gửi thư xác nhận các

khoản nợ với các NCC chính cũng như các khoản

ứng trước cho NCC không?

8 Các chứng từ có được đầy đủ các cấp có thẩm

9 Hàng hoá khi nhập kho có được kiểm tra để

đảm bảo giá cả, chất lượng, số lượng thực giao

cũng như các điều khoản khác trong hợp đồng

không?

10 Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lí, hợp lệ của

phiếu chi trước khi chi không? 

11 Tất cả các chứng từ thanh toán có được phê

chuẩn bởi Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài vụ

Trang 28

Câu hỏi

Trả lời

Ghichú

Có Không

Yếu kémQuantrọng

Thứyếuhoặc Ban Giám đốc không?

12 Đơn vị có xem xét chất lượng, giá cả cũng như

ưu đãi,… từ các NCC trước khi quyết định mua

hàng không?

13 Hoá đơn chưa thanh toán có được tách biệt với

hoá đơn đã thanh toán không? 

14 Kế toán nợ phải trả có thường xuyên kiểm tra

ra và lập danh sách các hoá đơn đến hạn thanh

toán không?

15 Đơn vị có chủ động thanh toán các khoản nợ

trong hạn để được hưởng chiếu khấu thanh toán

không?

16 Hàng tháng, bộ phận kế toán nợ phải trả, bộ

phận nhận hàng, bộ phận tài vụ kế toán trưởng có

đối chiếu đơn đặt hàng, hoá đơn, phiếu nhập kho

và phiếu chi của các nv phát sinh trong tháng

không?

17 Đơn vị có quan tâm đến các khoản nợ tiềm

18 Các khoản mục nợ phải trả người bán có số dư

gốc ngoại tệ có được đánh giá lại theo tỷ giá đã

Trang 29

Song song với việc thực hiện bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soátnội bộ, nhóm kiểm toán cũng đồng thời thực hiện vẽ lưu đồ để mô tả lại quytrình mua hàng – thanh toán của Công ty Thương mại May Sài Gòn Dưới đây

là kết quả thu được:

Trang 30

Lưu đồ chu trình mua hàng chưa thanh toán

Giấy yêu cầu

PNK

Ghi sổ Chi tiết

PNK ĐĐH NCC

Nhận hàng, kiểm tra

và đối chiếu.

Lập PNK

Phiếu đóng gói ĐĐH

N

PNK

ĐĐH Phiếu đóng gói

KT nợ phải trả

Đối chiếu, ghi

NK mua hàng

và sổ chi tiết NCC

NK mua hàng

Sổ chi tiết NCC

A Kết thúc

PNK ĐĐH

HĐ bán hàng

Hình 2: lưu đồ thể hiện chu trình mua hàng chưa thanh toán

Hình 3.1:

Trang 31

Chú thích:

ĐĐH: đơn đặt hàng HTK: hàng tồn kho

PXK: phiếu xuất kho PNK: phiếu nhập kho

NK mua hàng: nhật ký mua hàng KT: kế toán

HĐ bán hàng: hóa đơn bán hàng

Diễn giải

Giấy yêu cầu hàng hóa được gởi cho bộ phận mua hàng từ bộ phận cónhu cầu Khi nhận được giấy yêu cầu hàng, bộ phận mua hàng xét duyệt vàtiến hành lập Đơn đặt hàng thành 5 liên, một liên gửi lại cho bộ phận yêu cầu,

ba liên gửi cho bộ phận nhận hàng – kho, kế toán phải trả và nhà cung cấp,liên còn lại lưu tại bộ phận cùng với giấy yêu cầu hàng

Tại bộ phận nhận hàng – kho, khi nhận được đơn đặt hàng từ bộ phậnmua hàng và phiếu đóng gói của nhà cung cấp chuyển đến Bộ phận nhậnhàng, kiểm tra đối chiếu giữa số hàng hóa thực nhận với đơn đặt hàng và lậpphiếu nhập kho (4 liên), một liên lưu lại tại bộ phận cùng với đơn đặt hàng vàphiếu đóng gói theo số thứ tự, một liên gửi cho bộ phận mua hàng, kế toánhàng tồn kho và kế toán phải trả Kế toán hàng tồn kho căn cứ vào phiếu nhậpkho để ghi sổ chi tiết hàng tồn kho, lưu phiếu nhập kho theo số thứ tự

Khi nhà cung cấp gởi hóa đơn bán hàng, kế toán phải trả đối chiếu, kiểmtra hóa đơn bán hàng với các chứng từ liên quan gồm đơn đặt hàng, phiếunhập kho và ghi sổ chi tiết nhà cung cấp Bộ chứng từ được lưu tại bộ phậntheo ngày ghi sổ

Trang 32

Lưu đồ thanh toán tiền cho nhà cung cấp

Bắt đầu

Lựa chọn, xét

duyệt thanh toán, lập

chứng từ thanh toán

Bộ chứng từ mua hàng

Bộ chứng từ mua hàng Phiếu chi

Kiểm tra đối chiếu chứng từ, lập séc thanh toán, lập phiếu chi và giấy thông báo trả tiền

Bộ chứng

từ mua hàng Phiếu chi

Ghi nhận thanh toán

Séc Giấy thông báo trả tiền

NCC Ghi nhật ký

Chứng từ thanh toán

A Kết thúc

Hình 3.2: Lưu đồ thể hiện chu trình thanh toán tiền cho nhà cung cấp

Trang 33

Kế toán tiền khi nhận được chứng từ thanh toán và bộ chứng từ muahàng sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu các chứng từ, khi các thông tin trong cácchứng từ khớp đúng với nhau, kế toán tiền tiến hành lập séc thanh toán và giấythông báo trả tiền để gửi cho nhà cung cấp, đồng thời lập phiếu chi thành 2liên, một liên dùng để ghi nhật ký chi tiền, liên còn lại cùng với bộ chứng từmua hàng trả lại cho kế toán nợ phải trả

Tại đây, kế toán nợ phải trả căn cứ vào phiếu chi và các chứng từ khác cóliên quan để ghi nhận việc thanh toán cho nhà cung cấp, lưu trong hồ sơ chứng

từ thanh toán đã quyết toán

Đánh giá

Thông qua các dữ liệu thu được, nhóm kiểm toán đánh giá hệ thống kiểmsoát nội bộ của Công ty Thương mại May Sài Gòn là hữu hiệu

4.2 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ RỦI RO KIỂM SOÁT

3.2.1 Đánh giá sơ bộ rủi ro tiềm tàng (IR)

Dựa vào đặc điểm khoản mục nợ phải trả và đặc điểm kinh doanh, tínhchất ngành nghề và quy mô công ty khá lớn nên rủi ro tiềm tàng của khoảnmục này được đánh giá là khá cao

Công ty được thành lập từ năm 1976, đến năm 2004 thì được cổ phầnhoá Hiện nay, dù môi trường hoạt động có tính cạnh tranh cao nhưng công tyvẫn hoạt động ổn định, chiếm thị phần đáng kể và có khả năng duy trì sản xuấtcung cấp sản phẩm ở mức độ cao Về bản chất khoản mục NPT người bán,công ty có các nghiệp vụ mua hàng lớn, bao gồm hàng hoá trong nước vànước ngoài

Do đó, KTV xác định mức độ rủi ro tiềm tàng IR = 70%

Trang 34

3.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi kiểm soát (CR)

Dựa vào đánh giá HTKSNB thông qua bảng câu hỏi về khoản mục NPTngười bán của công ty Thương mại May Sài Gòn là hữu hiệu, lưu đồ chu trìnhmua hàng – trả tiền được vẽ thông qua sự quan sát của KTV, đồng thời dựatrên kinh nghiệm và xét đoán chuyên môn, KTV đưa ra mức đánh giá rủi rokiểm soát CR = 40%

3.2.3 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán (AR)

Do xác định được mức rủi ro tiềm tàng là thấp và mức rủi ro kiểm soát làtrung bình nên KTV đưa ra mức rủi ro kiểm toán AR = 5%

3.2.4 Đánh giá sơ bộ rủi ro phát hiện (DR)

Mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro kiểm toán vớirủi ro phát hiện được thể hiện thông qua mô hình rủi ro kiểm toán sau:

% 86 , 17

% 40

% 70

% 5

AR DR

4.3 THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT

3.3.1 Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát

Thông qua các thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu hệ thốngkiểm soát nội bộ thực hiện tại Công ty Thương mại May Sài Gòn, nhóm kiểmtoán đã tiến hành thiết kế các thử nghiệm kiểm soát để có đủ bằng chứng kiểmtoán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ củacông ty Bảng dưới đây trình bày các thử nghiệm kiểm soát mà nhóm kiểmtoán đề ra:

Bảng 3.3: Bảng thiết kế các thử nghiệm kiểm soát

Sai phạm tiềm tàng/

Cơ sở dẫn liệu Thủ tục kiểm soát chủ yếu Thử nghiệm kiểm soát

Phiếu chi có thể không

- Phiếu chi phải được lưu trữtrong bộ chứng từ mua hàng(theo ngày)

- Quan sát việc luânchuyển, sử dụng phiếuchi

- Lấy mẫu phiếu chikiểm tra sự xét duyệt và

sự đánh số liên tục

- Kiểm tra việc đóngdấu và bảo quản phiếu

chi

Số dư công nợ phải trả

trên sổ kế toán chênh -Cuối tháng, kế toán nợ phảitrả phải gửi thư xác nhận với - Yêu cầu đơn vị cungcấp biên bản đối chiếu

Trang 35

Sai phạm tiềm tàng/

Cơ sở dẫn liệu Thủ tục kiểm soát chủ yếu Thử nghiệm kiểm soát

chiếu công nợ phải trả

nhưng chưa được xử

- Nếu có sai sót kế toán lậptức xem xét đối chiếu lạitoàn bộ chứng từ gốc

- Nếu vấn đề phát sinh ở đơn

vị, phải lật lại sổ cái và các

sổ nhật kí xử lý ngay

- Nếu sai sót là do phía NCC,

kế toán phải báo với thủtrưởng đơn vị yêu cầu phíaNCC kiểm tra lại

- Chọn ngẫu nhiên 10biên bản có số dư nợphải trả lớn nhất, đốichiếu với sổ cái và sổchi tiết

Việc ghi chép từ sổ chi

tiết của từng NCC vào

sổ cái NPT người bán

có thể xảy ra sai sót

Mở sổ cái phải trả người bánKiểm tra một số nghiệp vụ từ

sổ cái ra sổ chi tiết

- Yêu cầu công ty cungcấp các sổ cái phải trảngười bán và các sổ chitiết liên quan

- Chọn ngẫu nhiên 10nghiệp vụ trên sổ cái vàkiểm tra ngược lại sổchi tiết liên quan

- Nếu có phát sinh saisót, xem xét quy trình

xử lý sai sót của kế toán

Các khoản chi ghi

trong nhật kí chi tiền có

- Yêu cầu công ty cungcấp nhật kí chi tiền, sổcái phải trả NCC và bộchứng từ liên quan

- Chọn ngẫu nhiên một

số khoản chi trên nhật kí

và đối chiếu ngược vềcác chứng từ gốc nhưđơn đặt hàng, báo cáonhận hàng, hoá đơn, cácséc chi trả hay giấy báo

- Phân chia trách nhiệm giữa

kế toán thanh toán và kế toán

nợ phải trả

- Ủy nhiệm chi, séc thanhtoán được đánh số thứ tự,bảo quản séc / ủy nhiệm chichưa sử dụng và con dấudoanh nghiệp

- Kiểm tra việc ký duyệt

và đóng dấu séc / ủynhiệm chi

- Đối chiếu các nghiệp

vụ chuyển tiền với tàiliệu liên quan

- Kiểm toán viên quansát việc phân chia tráchnhiệm

Ba chức năng đề nghị Phân chia trách nhiệm giữa KTV tiến hành phỏng

Trang 36

ba bộ phận xem công ty

có tách biệt các chứcnăng hay không

Một hóa đơn có thể

thanh toán nhiều lần

Phải đóng dấu xác nhận ”ĐÃTHANH TOÁN” trên cáchóa đơn đã thanh toán, tổchức lưu chứng từ thanh toáncùng với hóa đơn, không đểchung những hóa đơn đãthanh toán và chưa thanhtoán ở cùng một chỗ nhằmtránh sự nhầm lẫn

Quan sát việc đóng dấu

và lưu trữ các hóa đơn.Lấy mẫu kiểm tra cáchóa đơn xem có đóngdấu ”Đà THANHTOÁN” trên những hóađơn đã thanh toán choNCC hay không

- Yêu cầu công ty cungcấp biên bản đối chiếucông nợ của tất cả cácNCC có số dư tính đếnngày 31/12/2013 vàbảng chi tiết số dư nợphải trả người bán

- Kiểm tra sự trùngkhớp giữa số lượngNCC giữa hai bảng trên

- Chon mẫu 10 NCC có

số dư cuối kỳ, kiểm traviệc đối chiếu công nợđịnh kỳ trong năm

Thanh toán nợ không

đúng hạn với NCC

Kế toán nợ phải trả phải lập

và lưu giữ một danh sách cácngày đến hạn thanh toán Khiđến hạn, kế toán phải trình

bộ chứng từ bao gồm hóađơn, đơn đặt hàng và biênbản nhận hàng cho Kế toántiền để ký duyệt thanh toán

Đối chiếu danh sách cáckhoản nợ đến hạn trảtính đến tháng 11 năm

2013 với phiếu chi phíphát sinh trong tháng 12năm 2013 của đơn vị, đểxem đơn vị có thực hiệnthanh toán các khoản nợnày không

Trang 37

3.3.2 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát 1: Kiểm tra phiếu chi có phù hợp, đúng quy

định, có được đánh số liên tục, được các cấp có thẩm quyền xét duyệt trướckhi chi, đóng dấu đã chi và được lưu theo bộ chứng từ thanh toán

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG ĐÁNH SỐ LIÊN

TỤC, XÉT DUYỆT VÀ ĐÓNG DẤU TRÊN PHIẾU CHI

Thời gian: Từ 7h30 đến 9h ngày 13/02/2014

Địa điểm: Tại phòng Kế toán Thống kê

Kiểm toán viên: Hồ Nguyễn Thị Thiên Trâm

Công việc:

- Quan sát việc luân chuyển, sử dụng phiếu chi

- Lấy mẫu phiếu chi kiểm tra sự xét duyệt và sự đánh số liên tục

- Kiểm tra việc đóng dấu ‘ĐÃ THANH TOÁN’ và bảo quản phiếu chi Kết luận:

Qua quan sát và kiểm tra các chứng từ, kiểm toán viên nhận thấy việcquản lý, sử dụng phiếu chi tại phòng Kế toán là chặt chẽ Đồng thời, cũngchứng minh 1 phiếu chi chỉ được sử dụng 1 lần Đồng thời, cũng chứng minhđược việc chi trả NCC đã được thực hiện đúng quy định

TP Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 02 năm 2014 Trưởng phòng Kế toán Thống kê Kiểm toán viên

Ký tên Ký tên

(Đã ký ) (Đã ký )

Nguyễn Minh Hằng Hồ Nguyễn Thị Thiên Trâm

Trang 38

Thử nghiệm kiểm soát 2: Kiểm tra Công ty có thực hiện việc tách biệt

Thời gian: Từ 8h30 đến 9h30 ngày 14/02/2014

Địa điểm: Tại phòng Kế toán Thống kê.

Kiểm toán viên: Hồ Nguyễn Thị Thiên Trâm

Công việc:

Quan sát công việc của các bộ phận và phỏng vấn Ban Giám Đốc trong

công ty Thương mại May Sài Gòn

Kết luận:

Công ty đã thực hiện đúng nguyên tắc bất kiêm nhiệm, ba chức năng: Đềnghị mua hàng, đặt hàng và nhận hàng trong công ty được thực hiện bởi ba bộphận độc lập

TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 02 năm 2014 Trưởng phòng Kế toán Thống kê Kiểm toán viên

Ký tên Ký tên

(Đã ký) (Đã ký)

Nguyễn Minh Hằng Hồ Nguyễn Thị Thiên Trâm

Trang 39

Thử nghiệm kiểm soát 3: Kiểm tra việc ghi chép trên sổ cái nợ phải trả

người bán căn cứ vào sổ chi tiết của từng nhà cung cấp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC GHI CHÉP TRÊN SỔ CÁI NPT NGƯỜI

BÁN CĂN CỨ VÀO SỔ CHI TIẾT TỪNG NCC

Thời gian: Từ 13h30 đến 14h30 ngày 14/02/2014

Địa điểm: Tại phòng Kế toán Thống kê

Kiểm toán viên: Hồ Nguyễn Thị Thiên Trâm

Công việc:

- Yêu cầu công ty cung cấp sổ cái phải trả NCC, các sổ chi tiết liên quan

và các thư xác nhận nợ phải trả hàng tháng của các NCC chính

- Chọn ngẫu nhiên 10 nghiệp vụ trên sổ cái và kiểm tra ngược lại sổ chitiết và các chứng từ gốc liên quan

Kết luận: Thông qua việc thực hiện các công việc nêu trên, Kiểm toán

viên cho rằng các nghiệp vụ trên sổ cái là có thực Tuy nhiên, việc gửi thư xácnhận không được thực hiện thường xuyên, công ty cũng không có giải phápthay thế đối với các thư xác nhận không có hồi âm

TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 02 năm 2014Trưởng phòng Kế toán Thống kê Kiểm toán viên

Ký tên Ký tên

(Đã ký) (Đã ký)

Nguyễn Minh Hằng Hồ Nguyễn Thị Thiên Trâm

Trang 40

Thử nghiệm kiểm soát 4: So sánh các khoản chi ghi trong nhật kí chi

tiền với tài khoản phải trả và các chứng từ có liên quan

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC GHI CHÉP CÁC KHOẢN CHI TRÊN SỔ CHI TIẾT CĂN CỨ VÀO SỔ CÁI VÀ BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN

Thời gian: Từ 13h30 đến 15h ngày 13/02/2014

Địa điểm: Tại phòng Kế toán Thống kê

Kiểm toán viên: Lê Ngọc Trâm

Công việc:

- Yêu cầu công ty cung cấp nhật kí chi tiền, sổ cái phải trả NCC và bộchứng từ liên quan

- Chọn ngẫu nhiên một số khoản chi trên nhật kí và đối chiếu ngược về

sổ cái, các bộ chứng từ gốc bộ chứng từ thanh toán, các lệnh uỷ nhiệm chi cácséc chi trả hay giấy báo nợ của ngân hàng

Ngày đăng: 02/09/2015, 21:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011. Kiểm toán. Xuất bản lần thứ năm. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
3. Võ Anh Dũng và cộng sự, 201. Kiểm toán. Xuất bản lần thứ năm. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
4. Nguyễn Quang Quynh, 2005. Kế Toán Quốc Dân. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế Toán Quốc Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Tàichính Hà Nội
5. Đặng Kim Cương và Phạm Văn Dược, 2006. Kế toán tài chính (Tái bản lần thứ 5 đã chỉnh lý bổ sung theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC ban hành ngày 20-3-2006), Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
6. Nguyễn Văn Bảo, 2005. Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp, Hà Nội:Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
1. Trung tâm xúc tiến thương mại Bắc Ninh- ngành dệt may: thị trường nội địa tăng thấp Khác
7. Thông tư 179/2012/TT-BTC quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp Khác
8. Thông tư 89/2013/TT-BTC sửa đổi và bổ sung Thông tư số 228/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho,… Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w