IV. Thủ tục kiểm toán khác
THỦ TỤC PHÂN TÍCH
CÔNG TY: Nhóm 13
Tên khách hàng:
Công ty Thương mại May Sài Gòn
Ngày khóa sổ: 31/12/2013 Nội dung: Nợ phải trả người bán
E231 1/1
Tên Ngày
Người thực hiện Trang 13/02/2014 Người soát xét 1 Trinh 13/02/2014 Người soát xét 2
THỦ TỤC PHÂN TÍCH 1
Thử nghiệm :
So sánh và phân tích biến động số dư khoản phải trả cũng như trả trước NCC năm nay so với năm trước.
Mục tiêu:
Nhận dạng các biến động bất thường.
Nguồn gốc số liệu:
Báo cáo tài chính năm 2012 và BCTC năm 2013.
Công việc:
− Yêu cầu công ty cung cấp BCTC năm 2012 và BCTC năm 2013.
− Lập bảng phân tích biến động số dư khoản phải trả và trả trước NCC năm nay so với năm trước. Từ đó đưa ra nhận xét về các biến động.
Kết quả:
Xem chi tiết tại: E231-1
Kết luận:
CÔNG TY: Nhóm 13
Tên khách hàng:
Công ty Thương mại May Sài Gòn
Ngày khóa sổ: 31/12/2013 Nội dung: Nợ phải trả người bán
E231-1 1/2
Tên Ngày
Người thực hiện Trang 13/02/2014 Người soát xét 1 Trinh 13/02/2014 Người soát xét 2
Bảng 4.1: Bảng phân tích biến động số dư khoản phải trả và trả trước NCC Của Công ty Thương mại May Sài Gòn
ĐVT: Đồng
Tên tài khoản 31/12/2012 31/12/2013 Biến động Tỷ lệ
(%) Phải trả người bán 64.090.220.336 91.909.608.062 27.819.387.726 43,41 Trả trước người bán 19.203.514.133 18.610.312.225 (593.201.908) (3,09)
Nguồn: Số liệu do nhóm kiểm toán thực hiện
Nhận xét
Từ bảng phân tích biến động trên ta thấy: Nhìn chung, so với số dư năm 2012, số dư cuối năm 2013 có sự biến động không đáng kể. Trái ngược với biến động giảm của số dư trả trước, số dư cuối kỳ của khoản phải trả có biên động tăng nhẹ; cụ thể như sau: Số dư khoản trả trước NCC giảm 593.201.908 đồng, tương ứng giảm 3,09%; số dư khoản phải trả NCC tăng 27.819.387.726 đồng, tương ứng tăng 43,41%. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các biến động trên, nhóm kiểm toán đã tiến hành phỏng vấn Ban Giám đốc công ty cũng như thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin và truyền thông. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến các biến động trên:
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, điều này đã gây ra ít khó khăn cho ngành dệt may nói chung và Công ty Thương mại May Sài Gòn nói riêng. Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tương đối thuận lợi, lực lượng lao động khá ổn định, nhưng tình hình xuất khẩu sang các thị trường lớn mặc dù có tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Bên cạnh đó, doanh thu từ thị trường nội địa của công ty cũng có mức tăng trưởng tương đối thấp.
Bên cạnh đó, theo thông tin từ Ban Giám đốc công ty, trong năm 2013, Công ty Thương mại May Sài Gòn có đầu tư mua sắm thêm một số tài sản cố định cũng như mua một số nguyên vật liệu lớn vào cuối năm để sản xuất cho những lô hàng đã ký kết phải hoàn thành trong thời gian đầu năm 2014, điều này thể hiện ở việc số dư hàng tồn kho cuối năm 2013 cao hơn so với năm 2012.
Thêm vào đó, trong năm 2013, để đảm bảo tình hình tài chính, Công ty Thương mại May Sài Gòn cũng đã thay đổi chính sách mua hàng của mình, chuyển từ mua hàng thanh toán ngay sang mua hàng trả trậm và chỉ ứng tiền trước cho những lô hàng có giá trị lớn mà NCC yêu cầu phía công ty tạm ứng cho họ.
Từ những nguyên nhân trên, nhóm kiểm toán nhận thấy những điều này là hợp lý; do vậy, biến động số dư khoản phải trả cũng như trả trước NCC được đánh giá là hợp lý.
4.3.1.2 Thủ tục phân tích 2
CÔNG TY: Nhóm 13
Tên khách hàng:
Công ty Thương mại May Sài Gòn
Ngày khóa sổ: 31/12/2013 Nội dung: Nợ phải trả người bán
E231 1/1
Tên Ngày
Người thực hiện Trang 13/02/2014 Người soát xét 1 Trinh 13/02/2014 Người soát xét 2
THỦ TỤC PHÂN TÍCH 2
Thử nghiệm :
Tính và so sánh các chỉ số liên quan đến khoản mục nợ phải trả người bán tại thời điểm khóa sổ ngày 31/12/2013 và ngày 31/12/2012.
Mục tiêu:
Nhận dạng và đánh giá những biến động bất thường liên quan đến khoản mục nợ phải trả người bán.
Nguồn gốc số liệu:
Báo cáo tài chính năm 2012 và BCTC năm 2013.
Công việc:
− Yêu cầu công ty cung cấp BCTC năm 2012 và BCTC năm 2013.
− Tính các chỉ số:
+ Nợ phải trả người bán /tổng giá trị hàng mua trong kỳ; + Nợ phải trả người bán /tổng nợ ngắn hạn.
− So sánh số liệu tại thời điểm khóa sổ ngày 31/12/2013 với ngày 31/12/2012
Kết quả:
Xem chi tiết tại: E231-2
Kết luận:
Nợ phải trả người bán năm 2013 với năm 2012 có sự biến động. Nhưng kiểm toán viên đã được phía công ty trình bày hợp lý về sự biến động này.
CÔNG TY: Nhóm 13
Tên khách hàng:
Công ty Thương mại May Sài Gòn
Ngày khóa sổ: 31/12/2013 Nội dung: Nợ phải trả người bán
E231-2 1/2
Tên Ngày
Người thực hiện Trang 13/02/2014 Người soát xét 1 Trinh 13/02/2014 Người soát xét 2
Bảng 4.2: Bảng phân tích sự biến động của các chỉ số liên quan đến khoản mục Nợ phải trả người bán
Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Số tiềnChênh lệchTỷ lệ (%)
Nợ phải trả người bán 64.090.220.336 91.909.608.062 27.819.387.726 43,41
Tổng giá trị hàng mua trong kỳ 672.192.604.442 819.580.805.775 147.388.201.333 21,93
Tổng nợ ngắn hạn 288.778.850.634 421.980.946.132 133.202.095.498 46,13
Nợ phải trả người bán / Tổng giá trị hàng mua trong kỳ 0,095345 0,112142 0,016797 17,62
Nợ phải trả người bán / Tổng nợ ngắn hạn 0,221935 0,217805 (0,00413) (1,86)
CÔNG TY: Nhóm 13
Tên khách hàng:
Công ty Thương mại May Sài Gòn
Ngày khóa sổ: 31/12/2013 Nội dung: Nợ phải trả người bán
E231-2 2/2
Tên Ngày
Người thực hiện Trang 13/02/2014 Người soát xét 1 Trinh 13/02/2014 Người soát xét 2
Nhận xét:
Từ bảng …. ta thấy: Chỉ số Nợ phải trả người bán / tổng giá trị hàng mua trong kỳ năm 2013 tăng không nhiều so với năm 2012, tăng 14,91%. Trong đó, Nợ phải trả người bán năm nay chỉ tăng gần một nửa năm trước, tổng giá trị hàng mua năm nay so với năm trước biến động không nhiều, tăng 24,8%. Khoản mục Nợ phải trả người bán chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng giá trị hàng mua trong kỳ, chiếm 7,07%. Điều này cho thấy, tình hình tài chính của Công ty Thương mại May Sài Gòn tốt, có khả năng thanh toán nợ cho người bán. Năm nay, Nợ phải trả có phần tăng so với năm trước là do Công ty kinh doanh uy tín, cung cấp cho thị trường những sản phẩm may mặc, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu hợp lý của khách hàng được nhà cung cấp cho phép trả chậm, nhằm giúp công ty mở rộng kinh doanh.
Chỉ số Nợ phải trả người bán / Tổng nợ ngắn hạn giảm so với năm trước, giảm 1,86%. Nợ phải trả người bán chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nợ ngắn hạn, chiếm 22,19%. Vì vậy, khoản nợ Công ty không phải chủ yếu là nợ phải trả người bán, mà còn một số nợ khác.