1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài GònHà Nội ppt

89 330 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 807,47 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp - 1 - Vũ Thị Nguyệt Hằng Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB).” Khóa luận tốt nghiệp - 2 - Vũ Thị Nguyệt Hằng Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng MỤC LỤC ***** Mục lục trang Lời mở đầu 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM 1.1.Tín dụnghoạt động tín dụng của NHTM trong cơ chế thị trường 3 1.1.1. Khái niệm tín dụng và đặc trưng của tín dụng 3 1.1.2. Các hình thức tín dụng 4 1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng 5 1.1.4.Quy trình cấp tín dụng 5 1.2 .Phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của các NHTM 8 1.2.1.Khái niệm phân tích TCDN……………………………………………………7 1.2.2.Vai trò của phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của NHTM……………8 1.3. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích TCDN tại NHTM………………11 1.3.1.Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 11 1.3.2.Thông tin thu thập qua các kênh trung gian………………………………… 13 1.3.3.Thông tin thu thập được từ phỏng vấn trực tiếp……………………………… .14 1.4.phương pháp phân tích……………………………………………………… 14 1.4.1. Phương pháp so sánh …………………………………………………………15 1.4.2. Phương pháp phân tích tỉ số ………………………………………………. 15 1.4.3. Phương pháp phân tích Dupont…………………………………………… 16 1.5. Nội dung hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong các ngân hàng thương mại ………………………………………………………………………….16 Khóa luận tốt nghiệp - 3 - Vũ Thị Nguyệt Hằng Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng 1.5.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các cân bằng trên bảng cân đối kế toán…………………………………………………………… 17 1.5.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo tài chính 18 1.5.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 26 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI 2.1.Khái quát về ngân hàng NHTMCP Sài Gòn –Hà Nội 30 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng 30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội (SHB) 31 2.1.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP- SHB 33 2.2.Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB 37 2.2.1.Quy trình phân tích tài chính trong họat động tín dụng tại ngân hàng SHB 37 2.2.2.Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB 40 2.3. Đánh giá công tác phân tích TCDN của ngân hàng SHB 51 2.3.1. Những kết quả đạt được 51 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. ……………………………………………… 52 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN –HÀ NỘI (SHB) 3.1.Định hướng công tác tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới……………59 Khóa luận tốt nghiệp - 4 - Vũ Thị Nguyệt Hằng Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng SHB…………………………………………………61 3.2.1. Xây dựng công tác phân tích tình hình TCDN hoàn thiện về nội dung, chặt chẽ và khoa học về quy trình phân tích………………………………………………… 62 3.2.2. Giải pháp về công tác thu thập và xử lý thông tin đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu phân tích TCDN.……………………………………………………… 65 3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụngchất lượng cao đáp ứng được yêu cầu về năng lực và trình độ 67 3.2.4. Đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị và phương tiện để xây dựng một ngân hàng hiện đại ,,,,,,,,,.70 3.2.5.Đẩy mạnh chuyên môn hoá phân tích và quản lý khách hàng trong đội ngũ cán bộ tín dụng 71 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ, bộ,ngành liên quan………………………………… 72 3.3.2. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước 73 Kết luận……………………………………………………………………… 75 Khóa luận tốt nghiệp - 5 - Vũ Thị Nguyệt Hằng Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, lĩnh vực Tài Chính Ngân Hàng đang phát triển rất mạnh mẽ cùng với nó là sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Thị trường đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt ngân hàng thương mại mới, các tổ chức tài chính mới. Các ngân hàng thực sự bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, phải tự hoàn thiện, tự nâng cao về chất lượng toàn diện để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu, mang lại lợi nhuận cao nhất cho các ngân hàng thương mại, chiếm tới 70%-80% thu nhập của các ngân hàng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng là nhân tố, là động lực cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng phải tự xây dựng cho mình một quy trình tín dụng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả. Trong quy trình tín dụng có nhiều bước, song khâu phân tích tài chính khách hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp là khâu có nhiều rủi ro nhất. Cũng chính vì vậy phân tích tài chính doanh nghiệp trở nên hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng như các ngân hàng thương mại khác luôn nhận thức rõ điều đó, những năm qua trong điều kiện kinh tế phát triển và hội nhập. SHB không ngừng hoàn thiện, đổi mới để phát triển và đã đạt được những kết quả đáng kể. Ngân hàng SHB luôn tập trung nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh, tạo cho ngân hàng sự tăng trưởng về cả quy mô và chất lượng, tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng có những thành tựu đáng kể, đó là sự nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng mà chủ yếu xuất phát từ việc nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Song bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những vấn đề bất cập, khó khăn còn tồn tại . Khóa luận tốt nghiệp - 6 - Vũ Thị Nguyệt Hằng Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Em đã chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB),, Kết cấu đề tài bao gồm : - Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. - Chương 2 : Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng SHB . - Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng SHB. Qua đề tài nghiên cứu này, dựa trên cơ sở lý thuyết về phân tích TCDN, em đưa ra số liệu để đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính của ngân hàng SHB về những kết quả đã đạt được cũng như các vấn đề bất cập còn tồn tại. Từ đó em xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp nhỏ về hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng SHB được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo tiến sĩ – Lê Thị Xuân – sự tạo điều kiện giúp đỡ của các cán bộ ngân hàng SHB trong suốt quá trình em làm khóa luận này. Song do trình độ kiến thức và thời gian còn hạn chế nên việc nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và toàn thể các bạn sinh viên quan tâm đến đề tài này. Khóa luận tốt nghiệp - 7 - Vũ Thị Nguyệt Hằng Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM. 1.1. Tín dụnghoạt động tín dụng của NHTM trong cơ chế thi thị trường. 1.1.1. Khái niệm tín dụng. Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa ngân hàng và bên đi vay trong đó ngân hàng sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Khái niệm tín dụng ngân hàng cũng có thể được phát biểu ngắn gọn hơn như sau: “tín dụng ngân hàng là quan hệ giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong đó ngân hàng chuyển giao vốn bằng tiền cho khách hàng sử dụng với sự tin tưởng rằng khách hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khi đến thợ hạn thoả thuận.” Từ các khái niệm về tín dụng, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả có các đặc trưng sau: - Tín dụng xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. - Gía trị hoàn trả thường lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Để thực hiện nguyên tắc này thì phải xác định lãi xuất danh nghĩa lớn hơn tỉ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định lãi xuất thực dương. - Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ … thực chất chỉ là một lệnh phiếu trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh doanh của các đối tượng, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp. Khả năng cung ứng vốn của tín dụng ngân hàng góp phần đẩy mạnh nhịp độ tích tụ, tập trung và tăng Khóa luận tốt nghiệp - 8 - Vũ Thị Nguyệt Hằng Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng cường khả năng cạnh tranh giữ các doanh nghiệp. Tín dụng doạnh nghiệp còn được sử dụng như một công cụ để phát triển các ngành kinh tế chiến lựơc theo yêu cầu của chính phủ. 1.1.2. Các hình thức tín dụng. Hoạt động tín dụng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Căn cứ theo các tiêu thức khác nhau chúng ta có thể chia tín dụng thành các loại như sau: 1.1.2.1. Theo thời hạn tín dụng. Gồm có 3 loại hình tín dụng chính: -Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm. -Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn tư 1 năm đến 5 năm. -Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. 1.1.2.2. Theo mục đích sử dụng đầù tư. Gồm 2 loại tín dụng chính: - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng cấp cho các nhà doanh nghệp các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cung cấp cho các cá nhân để phục vụ nhu cầu tiêu dùng. 1.1.2.3. Theo mức độ bảo đảm . Gồm 3 loại chính: - Tín dụng có đảm bảo: là loại hình tín dụng có tài sản hoặc người đứng ra bảo lãnh cho khoản nợ vay. - Tín dụng không có đảm bảo: là loại hình tín dụng không có tài sản hoặc người bảo lãnh đứng ra đảm bảo cho khoản nợ vay. 1.1.2.4. Theo đối tượng tín dụng. Gồm 2 loại chính : - Tín dụng vốn đầu tư tài sản ngắn hạn: là loại tín dụng để hình thành TSNH của các tổ chức kinh tế. Bao gồm: cho vay chi phí sản xuất, cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới dạng chiết khấu kỳ phiếu. Khóa luận tốt nghiệp - 9 - Vũ Thị Nguyệt Hằng Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng - Tín dụng vốn đầu tư tài sản dài hạn: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành TSDH của các tổ chức kinh tế. 1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì tín dụng ngân hàng càng phát huy vai trò của mình trong việc tạo điều kiện, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển : Đối với hệ thống các ngân hàng thương mại, tín dụnghoạt động chủ yếu mang lại nguồn thu nhập chính, là nhân tố, là động lực để ngân hàng phát triển các hoạt động khác tạo sự phát triển toàn diện và bền vững, điều này càng thể hiện rõ đối với các NHTM tại Việt Nam hiện nay. Đối với các doanh nghiệp, tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy các tiềm năng của mình, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Đối với nền kinh tế nói chung, tín dụng góp phần giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong nền kinh tế về nhu cầu tiền tệ, điều hòa vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Tín dụng giúp tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế lâu dài và bền vững. Ngoài ra tín dụng còn là điều kiện thúc đẩy cho kinh tế đối ngoại phát triển . 1.1.4. Quy trình cấp tín dụng. Quy trình cấp tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khâu chuẩn bị lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn theo một trình tự nhất định, có quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau. Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng. Quy trình tín dụng tổng quát bao gồm các bước sau: 1.1.4.1. Thiết lập hồ sơ tín dụng . Khóa luận tốt nghiệp - 10 - Vũ Thị Nguyệt Hằng Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng Hồ sơ tín dụng là văn bản biểu hiện quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. Để có được quyết định chính xác việc cấp tín dụng hay không, ngân hàng phải phân tích hàng loạt các thông tin có liên quan, và nguồn cơ sở đầu tiên được lấy từ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Về mặt kinh tế, mặc dù quan hệ tín dụng chưa được hình thành, nhưng đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để quan hệ tín dụng được thiết lập lành mạnh.Về mặt thủ tục hành chính, đây là giai đoạn hình thành đầy đủ các loại giấy tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng thực sự có nhu cầu về vốn tín dụng và chứng minh được tính pháp nhân của khách hàng cũng như tính tự nguyện xin cấp tín dụng của khách hàng. Bao gồm các thông tin căn bản về khách hàng: về lịch sử tài chính, tình hình tài chính hịên tại của khách hàng, mục đích vay vốn, phương án kinh doanh, thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc vay vốn và trả nợ. 1.1.4.2. Phân tích tín dụng . Phân tích tín dụng là giai đoạn liền sau giai đoạn lập hồ sơ tín dụng và có vai trò vô cùng quan trọng. Ngân hàng phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn trả vốn vay. Mục tiêu của ngân hàngphân tích những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát các loại rủi ro, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa, hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác phân tích tài chính giúp cho ngân hàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do các khách hàng cung cấp từ đó có được sự đánh giá đúng đắn về khách hàng vay vốn. 1.1.4.3. Quyết định tín dụng. Đây là giai đoạn tiếp theo sau khi đã hoàn tất giai đoạn phân tích tín dụng, ngân hàng ra quyết định tín dụng có chấp thuận hay không chấp thuận là công việc vô cùng quan trọng không những ảnh hưởng tới tiến trình hoạt động của khách hàng mà còn ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. Thực tế trong giai đoạn này ngân hàng rất dễ gặp phải hai sai lầm: [...]... bản áp dụng trong hoạt động tín dụng của các NHTM Trình bày cụ thể về phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng từ khái niệm, vai trò, nguồn thông tin sử dụng, phương pháp phân tích sử dụng trong phân tích TCDN đến các nội dung cụ thể trong quá trình phân tích Đây là tổng quan về cơ sở lý thuyết để từ đó ngân hàng thực hiện cụ thể công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng thực tiễn tại ngân hàng. .. dụng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) 2.1 Khái quát về ngân hàng NHTMCP Sài Gòn –Hà Nội (SHB) 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn –Hà Nội, (tên giao dịch quốc tế là Sahabank, tên viết tắt là SHB), tiền thân là ngân hàng TMCP nông thôn Nhơn Aí hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số... vì vai trò quan trọng của việc xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng nên hầu hết các ngân hàng luôn chú trọng đến các chỉ tiêu khả năng thanh toán trong quá trình phân tích TCDN của khách hàng 1.2.2.3 Phân tích TCDN làm cơ sở cho việc đánh gía xếp loại tín dụng giúp ngân hàng có biện pháp trích lập dự phòng hợp lý Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi... các phương pháp phân tích TCDN như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỉ lệ… 1.4.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh và thường được thực hiện ở bước khởi đầu của quá trình phân tích Để có thể áp được phương pháp này thì các chỉ tiêu sử dụng để so sánh phải đảm bảo tính Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng Khóa luận tốt... như triển vọng trong quan hệ tín dụng của ngân hàng và doanh nghiệp 1.2.2.Vai trò của phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của NHTM 1.2.2.1 .Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp NHTM đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn Hệ thống TCDN là hệ thống các luồng dịch chuyển giá trị, các luồng vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn huy động của doanh nghiệp... của ngân hàng Lớp: TCDN C – K7 Học Viện Ngân Hàng Khóa luận tốt nghiệp - 15 - Vũ Thị Nguyệt Hằng Việc đảm bảo tốt chất lượng tín dụng không chỉ thể hiện ở cách thức giải quyết những khoản được cho vay có vấn đề vì trên thực tế, rủi ro là yếu tố tất yếu luôn đi kèm với hoạt động của các NHTM 1.2.2.3 Phân tích TCDN giúp ngân hàng xác định rõ triển vọng của ngân hàng với doanh nghiệp trong tương lai Hoạt. .. tín dụng của bất cứ nào 1.2 Phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của các NHTM 1.2.1.Khái niệm phân tích TCDN Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về hiện hành và quá khứ Thông qua phân tích tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ có những đánh giá đúng đắn về tiềm năng, năng lực tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó ngân hàng. .. thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau, cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó tới tổng thể 1.5 Nội dung hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong các NHTM Phân tích tài chính bao gồm sự đánh giá khái quát về quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh, phân tích hệ số tài chính, phân tích lưu chuyển tiền tệ và phân tích các dự báo tài chính… Thông qua việc phân tích. .. mà ngân hàng quan tâm nhất là vấn đề bảo toàn vốn của mình … Phân tích tài chính là phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lượng các trường hợp xấu có thể xảy ra làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng Phân tích tài chính gồm đánh giá khái quát về quản trị và hoạt động kinh doanh, phân tích hệ số tài chính phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân tích. .. lai Hoạt động kinh doanh tín dụng của các NHTM luôn gắn liền với rủi ro, vì vậy quan hệ tín dụng trước hết phải được xây dựng trên cơ sở lòng tin giữa ngân hàng và khách hàng Các ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho khách hàng khi ngân hàng tin tưởng vào sự sẵn sàng trả nợ cả gốc và lãi đúng hạn của khách hàng Những doanh nghiệp lần đầu tiên quan hệ với ngân hàng niềm tin mà doanh nghiệp tạo cho ngân hàng ngoài . PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN –HÀ NỘI (SHB) 3.1.Định hướng công tác tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới……………59 Khóa luận. tích TCDN trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. - Chương 2 : Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng SHB . - Chương 3 : Giải pháp nâng cao. trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB 37 2.2.1.Quy trình phân tích tài chính trong họat động tín dụng tại ngân hàng SHB 37 2.2.2.Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng

Ngày đăng: 01/04/2014, 05:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w