Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB)
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, lĩnh vực Tài Chính Ngân Hàng đang phát triển rất mạnh mẽ cùng với nó
là sự cạnh tranh vô cùng gay gắt Thị trường đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạtngân hàng thương mại mới, các tổ chức tài chính mới Các ngân hàng thực sự bước vàocuộc cạnh tranh khốc liệt, phải tự hoàn thiện, tự nâng cao về chất lượng toàn diện để cóthể tồn tại và phát triển trên thị trường
Đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hoạt động tín dụng vẫn là hoạtđộng chủ yếu, mang lại lợi nhuận cao nhất cho các ngân hàng thương mại, chiếm tới70%-80% thu nhập của các ngân hàng Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng lànhân tố, là động lực cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng Điều này đòi hỏicác ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng phải tự xây dựng cho mình mộtquy trình tín dụng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả
Trong quy trình tín dụng có nhiều bước, song khâu phân tích tài chính khách hàngđặc biệt là khách hàng doanh nghiệp là khâu có nhiều rủi ro nhất Cũng chính vì vậyphân tích tài chính doanh nghiệp trở nên hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chấtlượng tín dụng của các ngân hàng Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanhnghiệp được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng như các ngân hàng thương mạikhác luôn nhận thức rõ điều đó, những năm qua trong điều kiện kinh tế phát triển vàhội nhập SHB không ngừng hoàn thiện, đổi mới để phát triển và đã đạt được nhữngkết quả đáng kể Ngân hàng SHB luôn tập trung nâng cao trình độ công nghệ, nâng caonăng lực hoạt động kinh doanh, tạo cho ngân hàng sự tăng trưởng về cả quy mô và chấtlượng, tốc độ phát triển nhanh và bền vững Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngânhàng cũng có những thành tựu đáng kể, đó là sự nâng cao chất lượng hoạt động tíndụng mà chủ yếu xuất phát từ việc nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chínhdoanh nghiệp Song bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những vấn đề bất cập, khókhăn còn tồn tại
Trang 2Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chínhdoanh nghiệp Em đã chọn đề tài :
“Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụngcủa ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) ,,
Kết cấu đề tài bao gồm :
- Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng củacác ngân hàng thương mại
- Chương 2 : Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng củangân hàng SHB
- Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN trong hoạtđộng tín dụng của ngân hàng SHB
Qua đề tài nghiên cứu này, dựa trên cơ sở lý thuyết về phân tích TCDN, em đưa
ra số liệu để đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính của ngân hàng SHB vềnhững kết quả đã đạt được cũng như các vấn đề bất cập còn tồn tại Từ đó em xin đưa
ra một vài ý kiến đóng góp nhỏ về hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp nhằmlàm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng SHB được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo tiến sĩ – Lê Thị Xuân –
sự tạo điều kiện giúp đỡ của các cán bộ ngân hàng SHB trong suốt quá trình em làmkhóa luận này Song do trình độ kiến thức và thời gian còn hạn chế nên việc nghiêncứu không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cácthầy cô và toàn thể các bạn sinh viên quan tâm đến đề tài này
Trang 3CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM.
1.1 Tín dụng và hoạt động tín dụng của NHTM trong cơ chế thi thị trường 1.1.1 Khái niệm tín dụng.
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa ngân hàng và bên đi vay
trong đó ngân hàng sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạnnhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc vàlãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán
Khái niệm tín dụng ngân hàng cũng có thể được phát biểu ngắn gọn hơn như sau:
“tín dụng ngân hàng là quan hệ giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong đóngân hàng chuyển giao vốn bằng tiền cho khách hàng sử dụng với sự tin tưởng rằngkhách hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khi đến thợ hạn thoả thuận.”
Từ các khái niệm về tín dụng, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sảntrên cơ sở có hoàn trả có các đặc trưng sau:
- Tín dụng xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyểngiao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trảđúng hạn Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng
- Gía trị hoàn trả thường lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác người
đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc Để thực hiện nguyên tắc này thì phải xácđịnh lãi xuất danh nghĩa lớn hơn tỉ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định lãixuất thực dương
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàntrả vô điều kiện Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng nhưhợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ … thực chất chỉ là một lệnh phiếu trong đó bên
đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu
kinh doanh của các đối tượng, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp Khả năng cungứng vốn của tín dụng ngân hàng góp phần đẩy mạnh nhịp độ tích tụ, tập trung và tăng
Trang 4cường khả năng cạnh tranh giữ các doanh nghiệp Tín dụng doạnh nghiệp còn được
sử dụng như một công cụ để phát triển các ngành kinh tế chiến lựơc theo yêu cầu của
chính phủ.
1.1.2 Các hình thức tín dụng.
Hoạt động tín dụng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú với nhiều hình thức
khác nhau Căn cứ theo các tiêu thức khác nhau chúng ta có thể chia tín dụng thànhcác loại như sau:
1.1.2.1 Theo thời hạn tín dụng
Gồm có 3 loại hình tín dụng chính:
-Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm
-Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn tư 1 năm đến 5 năm
-Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm
1.1.2.2 Theo mục đích sử dụng đầù tư
Gồm 2 loại tín dụng chính:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng cấp cho các nhà doanh
nghệp các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cung cấp cho các cá nhân để phục vụ nhu cầu
- Tín dụng vốn đầu tư tài sản ngắn hạn: là loại tín dụng để hình thành TSNH của các
tổ chức kinh tế Bao gồm: cho vay chi phí sản xuất, cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay
để thanh toán các khoản nợ dưới dạng chiết khấu kỳ phiếu.
Trang 5- Tín dụng vốn đầu tư tài sản dài hạn: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành
TSDH của các tổ chức kinh tế
1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng.
Ngày nay khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì tín dụng ngân hàng càng pháthuy vai trò của mình trong việc tạo điều kiện, tạo động lực cho nền kinh tế pháttriển :
Đối với hệ thống các ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chủ yếu manglại nguồn thu nhập chính, là nhân tố, là động lực để ngân hàng phát triển các hoạtđộng khác tạo sự phát triển toàn diện và bền vững, điều này càng thể hiện rõ đối vớicác NHTM tại Việt Nam hiện nay
Đối với các doanh nghiệp, tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộngquy mô, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh,phát huy các tiềm năng của mình, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường trong nước cũng như thị trường quốc tế
Đối với nền kinh tế nói chung, tín dụng góp phần giải quyết mâu thuẫn nội bộtrong nền kinh tế về nhu cầu tiền tệ, điều hòa vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh pháttriển Tín dụng giúp tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế, đảm bảo sự tăngtrưởng kinh tế lâu dài và bền vững Ngoài ra tín dụng còn là điều kiện thúc đẩy chokinh tế đối ngoại phát triển
1.1.4 Quy trình cấp tín dụng.
Quy trình cấp tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàngtrong việc cấp tín dụng Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhấtđịnh kể từ khâu chuẩn bị lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan
hệ tín dụng Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàntheo một trình tự nhất định, có quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau Việc xây dựng quytrình tín dụng hợp lý sẽ góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng Quytrình tín dụng tổng quát bao gồm các bước sau:
1.1.4.1 Thiết lập hồ sơ tín dụng
Trang 6Hồ sơ tín dụng là văn bản biểu hiện quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng vayvốn Để có được quyết định chính xác việc cấp tín dụng hay không, ngân hàng phảiphân tích hàng loạt các thông tin có liên quan, và nguồn cơ sở đầu tiên được lấy từ hồ
sơ đề nghị cấp tín dụng Về mặt kinh tế, mặc dù quan hệ tín dụng chưa được hìnhthành, nhưng đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để quan hệ tín dụngđược thiết lập lành mạnh.Về mặt thủ tục hành chính, đây là giai đoạn hình thành đầy
đủ các loại giấy tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng thực sự có nhu cầu về vốn tín dụng
và chứng minh được tính pháp nhân của khách hàng cũng như tính tự nguyện xincấp tín dụng của khách hàng Bao gồm các thông tin căn bản về khách hàng: về lịch
sử tài chính, tình hình tài chính hịên tại của khách hàng, mục đích vay vốn, phương
án kinh doanh, thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc vay vốn và trả nợ
1.1.4.2 Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là giai đoạn liền sau giai đoạn lập hồ sơ tín dụng và có vai trò
vô cùng quan trọng Ngân hàng phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của kháchhàng về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn trả vốn vay Mục tiêu củangân hàng là phân tích những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiênlượng khả năng kiểm soát các loại rủi ro, cũng như dự kiến các biện pháp phòngngừa, hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra Mặt khác phân tích tài chính giúp chongân hàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do các khách hàng cung cấp từ
đó có được sự đánh giá đúng đắn về khách hàng vay vốn
1.1.4.3 Quyết định tín dụng
Đây là giai đoạn tiếp theo sau khi đã hoàn tất giai đoạn phân tích tín dụng, ngânhàng ra quyết định tín dụng có chấp thuận hay không chấp thuận là công việc vôcùng quan trọng không những ảnh hưởng tới tiến trình hoạt động của khách hàng màcòn ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng Thực tế trong giai đoạn này ngân hàng rất dễgặp phải hai sai lầm:
Trang 7Thứ nhất: quyết định chấp thuận nhưng sau đó khách hàng không có khả năng hoàn
trả vốn tín dụng đúng hạn Trường hợp này ngân hàng có thể bị giảm lợi nhuận thậmchí mất vốn, giảm uy tín…
Thứ hai: quyết định không chấp thuận khách hàng có khả năng hoàn trả vốn đúng
hạn Trường hợp này thiệt hại từ phía ngân hàng cũng không nhỏ, ngân hàng mất cơhội tăng thu nhập, mất đi khách hàng tốt…
Vì vậy việc ra quyết định đúng đắn, chính xác là cần thiết đối với mọi ngân hàng
để tránh việc mắc phải sai lầm
1.1.4.4 Giải ngân.
Giải ngân là nghịêp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã camkết theo hợp đồng Giải ngân được thực hiện theo nguyên tắc “ vận động của tín dụnggắn liền với vận động của hàng hoá’’ có thể tiến hành giải ngân chỉ là thuần tuý cấptiền cho khách hàng trong phạm vi mức tín dụng đã cam kết mà có hoặc không kèmtheo các điều kiện ràng buộc cho việc giải ngân
1.1.4.5 Giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng
Giám sát tín dụng: mục tiêu của ngân hàng là để kiểm tra khách hàng thực hiện
các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng bằng cách: giám sát hoạt động tàikhoản, phân tích báo cáo tài chính định kỳ, kiểm tra thực tế tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh của khách hàng
Thu nợ: cơ sơ sản xuất kinh doanh có trách nhiệm phải hoàn trả nợ đúng hạn cho
ngân hàng và thực hiện các cam kết của hợp đồng
Xem xét tín dụng và phân hạng tín dụng: mục tiêu là xem xét đánh giá chất lượng
tín dụng nhằm phất hiện rủi ro để kịp thời xử lý
Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề: nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn
trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện được gia hạn nợ Ngân hàng sẽchuyển nợ quá hạn và áp dụng những biện pháp khắt khe để nhanh chóng thu hồi nợđầy đủ
Trang 8Năm giai đoạn của quy trình tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giai đoạntrước là tiền đề để thực hiện các công việc của giai đoạn sau.Việc thực hiện chặt chẽcác giai đoạn là yêu cầu quan trọng trong hoạt đông tín dụng của bất cứ nào.
1.2 Phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của các NHTM.
1.2.1.Khái niệm phân tích TCDN.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và sosánh số liệu về hiện hành và quá khứ
Thông qua phân tích tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ có những đánh giáđúng đắn về tiềm năng, năng lực tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ
đó ngân hàng có thể đánh giá triển vọng phát triển cũng như triển vọng trong quan hệtín dụng của ngân hàng và doanh nghiệp
1.2.2.Vai trò của phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của NHTM.
1.2.2.1.Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp NHTM đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Hệ thống TCDN là hệ thống các luồng dịch chuyển giá trị, các luồng vận độngcủa các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn huyđộng của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu doanh lợi trong khuôn khổ pháp luật
Do đó, TCDN phản ánh quan hệ kinh tế đa dạng trong quá trình tiến hành hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích TCDN mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêutài chính đặc trưng thông qua hệ thống các phương pháp, công cụ và kĩ thuật phântích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc nhìn khác nhau vừa đánh giá toàn diện,tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động TCDN để nhận biết ,phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp Đối với NHTM trước khi raquyết định tín dụng cùng với việc thẩm định hồ sơ khách hàng, thẩm định phi tàichính thì phân tích tài chính là nội dung không thể thiếu trong quy trình tín dụng.NHTM đóng vai trò là nhà tài trợ vốn hay chủ nợ cuả doanh nghiệp; vì vậy bên cạnh
Trang 9vấn đề thu nhập thì vấn đề mà ngân hàng quan tâm nhất là vấn đề bảo toàn vốn củamình …
Phân tích tài chính là phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chínhcủa khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lượng các trường hợp xấu có thể xảy ra làmgiảm khả năng trả nợ của khách hàng Phân tích tài chính gồm đánh giá khái quát vềquản trị và hoạt động kinh doanh, phân tích hệ số tài chính phân tích lưu chuyển tiền
tệ, phân tích dự báo tài chính
Như vậy phân tích đánh giá thực trạng kinh doanh và TCDN để quyết định đầu
tư đúng đắn, quyết định phương hướng, quy mô tài trợ vốn và khả năng thu hồi vốn.Vai trò ra quyết định đúng đắn của ngân hàng sẽ là: có nên quyết định đầu tư haykhông và nếu đầu tư thì sẽ đầu tư như thế nào cho hợp lý và hiệu quả
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng với đối tượng kinh doanh là tiền tệ vốn dĩ làhoạt động chứa đựng nhiều rủi ro Vì vậy để bảo tồn được vốn vay và đảm bảo thunhập cho mình các NHTM không thể không quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh củadoanh nghiệp trước khi tài trợ vốn Các NHTM chắc chắn sẽ không quan hệ tín dụngvới khách hàng là doanh nghiệp làm ăn luôn trong tình trạng thua lỗ, phương án kinhdoanh không hiệu quả Cùng với việc phân tích các khía cạnh khác, những doanhnghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng sinh lời cao và có triển vọng pháttriển tốt trong tương lai sẽ được ngân hàng ưu tiên lựa chọn để cấp tín dụng
Khi đã quyết định tài trợ vốn, thì việc phân tích TCDN thực chất là quá trình xácđịnh các yếu tố chi tiết về khoản vay Căn cứ vào tình hình hoạt động, phương án xinvay vốn…ngân hàng xác định quy mô của nhu cầu vay hợp lý Bên cạnh đó ngânhàng cũng xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ cho khoản tín dụng đã đượccấp cho doanh nghiệp Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp NHTM cóquyết định tín dụng đúng đắn từ đó làm tăng khả năng sinh lời và hạn chế đề phòngrủi ro trong hoạt động kinh doanh
1.2.2.2 Phân tích TCDN giúp NHTM xác định rõ khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cơ sở cho khả năng thu hồi vốn và lãi của ngân hàng.
Trang 10Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng gía trị từ người sở hữu sangngười sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.Nguyên tắc đầu tiên được nhắc đến là nguyên tắc hoàn trả.Vì vậy khả năng thanhtoán của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn và lãicủa ngân hàng, khả năng hoàn trả lại thể hiện ở hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở mức sinh lời cao thì khả năng thuhồi vốn và lãi của ngân hàng đối với khách hàng càng cao Đối với khả năng thanhtoán của khách hàng ngân hàng quan tâm tới hai khía cạnh là thanh toán đủ và thanhtoán đúng hạn Có những doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt, nhưng dolưu chuyển tiền tệ thuần tại một thời điểm nào đó âm làm cho doanh nghiệp thanhtoán không đúng hạn Từ những chỉ tiêu phân tích TCDN, ngân hàng sẽ quyết định
áp dụng phương thức hoàn trả tiền vay và thời hạn hoàn trả một cách hợp lý nhất chodoanh nghiệp Chính vì vai trò quan trọng của việc xác định khả năng thanh toán củadoanh nghiệp trong hoạt động tín dụng nên hầu hết các ngân hàng luôn chú trọng đếncác chỉ tiêu khả năng thanh toán trong quá trình phân tích TCDN của khách hàng
1.2.2.3 Phân tích TCDN làm cơ sở cho việc đánh gía xếp loại tín dụng giúp ngân hàng có biện pháp trích lập dự phòng hợp lý.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro và đặc biệt là rủi ro tíndụng, điều này chịu tác động của nhiều nguyên nhân có thể là nguyên nhân chủ quan,cũng có thể là nguyên nhân khách quan Vì vậy khi đã quyết định cấp tín dụng làđúng đắn và quyết định giải ngân thì không phải hoàn toàn triệt để được rủi ro tíndụng Đi cùng với công tác giải ngân, ngân hàng luôn phải theo dõi, đánh giá, xếploaị các khoản vay để có biện pháp phòng ngừa hợp lý Thông thường ngân hàngthường trích lập dự phòng các quỹ dự phòng rủi ro, dự phòng cho các khoản nợ xấu
và nợ có vấn đề Việc trích lập dự phòng cũng được quy định trong luật các tổ chứctín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam
Để thêm nguồn đảm bảo cho hoạt động của mình các ngân hàng thương mại còntrích lập dự phòng từ lợi nhuận ròng để lại, nhằm đảm bảo cho hoạt động của ngânhàng được đảm bảo vững chắc, vì lợi ích và sự phát triển lâu dài của ngân hàng
Trang 11Việc đảm bảo tốt chất lượng tín dụng không chỉ thể hiện ở cách thức giải quyếtnhững khoản được cho vay có vấn đề vì trên thực tế, rủi ro là yếu tố tất yếu luôn đikèm với hoạt động của các NHTM
1.2.2.3 Phân tích TCDN giúp ngân hàng xác định rõ triển vọng của ngân hàng với doanh nghiệp trong tương lai.
Hoạt động kinh doanh tín dụng của các NHTM luôn gắn liền với rủi ro, vì vậyquan hệ tín dụng trước hết phải được xây dựng trên cơ sở lòng tin giữa ngân hàng vàkhách hàng Các ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho khách hàng khi ngân hàng tin tưởngvào sự sẵn sàng trả nợ cả gốc và lãi đúng hạn của khách hàng Những doanh nghiệplần đầu tiên quan hệ với ngân hàng niềm tin mà doanh nghiệp tạo cho ngân hàngngoài các yếu tố phi tài chính, thì năng lực tài chính lành mạnh, thể hiện ở tính khảquan và hợp lý của các chỉ tiêu tài chính là một yếu tố quan trọng
Trong bối cảnh các tổ chức tài chính và phi tài chính đang có sự cạnh tranh gaygắt để tồn tại phát triển Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng không dừnglại ở việc khách hàng cần vốn tìm cách tiếp cận với ngân hàng để được cấp tín dụng,
mà ngân hàng cũng phải tự xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh, chiếnlược marketing phù hợp để có thể duy trì quan hệ lâu dài đối với khách hàng, duy trìlòng trung thành của doanh nghiệp đối với ngân hàng; đảm bảo sự hợp tác phát triểnlâu dài của cả hai bên Vì vậy đối với một khách hàng là doanh nghiệp khi ngân hàng
đã xác định là có triển vọng và tiềm năng thì chính sách áp dụng đối với khách hàng
đó cũng có sự khác biệt, ngân hàng còn là nhà tư vấn tài chính cho doanh nghiệp đểtình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên lành mạnh hơn, đây là điều có lợi cho cảngân hàng và doanh nghiệp Vì thực tế việc một doanh nghiệp thường xuyên thay đổingân hàng cung cấp tín dụng thì lại bắt đầu quá trình tạo dựng lòng tin với ngân hàng
đó và sự công khai tài chính cũng gây ảnh hưởng tới yêu cầu bảo mật thông tin chodoanh nghiệp và đối với ngân hàng thì việc xác định doanh nghiệp để quan hệ lâudài cũng là một thuận lợi giảm chi phí giao dịch và tạo sự phát triển bền vững chohoạt động tín dụng của ngân hàng
Trang 121.3 Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích TCDN tại NHTM.
1.3.1.Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là sản phẩm của công tác kế toán tài chính, phản ánh tổng quáttình hình tài sản, tình hình nguồn vốn, tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình lưuchuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định vào một hệ thốngmẫu biểu quy định thống nhất
Hệ thống BCTC của doanh nghiệp bao gồm:
1.3.1.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng CĐKT là BCTC tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện
có và nguồn hình thành tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định Bảng CĐKT
là một trong những BCTC quan trọng nhất trong hệ thống các BCTC được sử dụng
để đánh giá một cách tổng quát trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tàichính của doanh nghiệp Thông qua bảng CĐKT ta có thể biết được toàn bộ tài sảnhiện có của doanh nghiệp, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấuvốn
Kết cấu bảng CĐKT bao gồm 2 phần:
-Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghịêp bao gồm tài
sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Mối loại bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau được sắpxếp theo một trình tự phù hợp với yêu cầu công tác quản lý trong từng giai đoạn Vềmặt kinh tế, các chỉ tiêu này phản ánh số tài sản hiện có của doanh nghịêp ở thờiđiểm lập báo cáo Xét về mặt pháp lý, nó phản ánh số vốn thuộc quyền sở hữu hoặcquyền quản lý lâu dài của doanh nghiệp Tài sản của khách hàng luôn là vật đảm bảocho khoản vay, tạo khả năng thu hồi nợ khi khách hàng mất khả năng thanh toán
-Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản bao gồm nợ phải trả và vốn chủ
sỡ hữu Mỗi loại cũng gồm nhiều chỉ tiêu sắp xếp theo trình tự để đảm bảo yêu cầucủa công tác quản lý Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn phản ánh cácnguồn hình thành nên tài sản có của doanh nghiệp Về phương diện pháp lý thì cácchỉ tiêu này phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các đối tượngđầu tư như nhà nước, ngân hàng, các cổ đông, cũng như với khách hàng thông quacông nợ phải trả…
Trang 131.3.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanhnghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch
vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác)
Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, đối tượng sử dụng thông tin có thể kiểmtra, phân tích, đánh giá tình hình kế hoạch dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanhthu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác cũngnhư kết quả tương ứng của từng hoạt động Qua đó thấy được xu hướng phát triểncủa doanh nghiệp để có biện pháp kích thích tiềm năng của doanh nghiệp, cũng nhưhạn chế khắc phục những tồn tại trong tương lai
1.3.1.3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sửdụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của DN
Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản thu, chi tiền được phân loạitheo các hoạt động Bao gồm 3 phần chính:
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vàohoặc chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặcchi ra liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặcchi ra liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Các số liệu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp:
- Xác định lượng tiền do các hoạt động kinh doanh mang lại trong kỳ và dự đoán cácdòng tiền trong tương lai
- Đánh giá khả năng thanh toán nợ vay và khả năng trả lãi cổ phần bằng tiền
- Chỉ ra mối liên hệ, giữa lãi lỗ ròng và việc thay đổi tiền của doanh nghiệp
- Là công cụ để lập kế hoạch
Trang 141.3.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành báo cáo tài chính củadoanh nghiệp, dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thôngtin số liệu đã được trình bày trong các báo cáo tài chính cũng như các thông tin cầnthiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể
Thuyết minh báo cáo tài chính gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng
- Các chính sách kế toán áp dụng
- Kỳ kế toán,đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCĐKT
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Những thông tin khác
1.3.2 Thông tin thu thập qua các kênh trung gian.
Mỗi ngân hàng thương mại hiện đại đều có trung tâm thông tin khách hàng củariêng mình trong đó lưu giữ tất cả các thông tin cần thiết cơ bản của doanh nghiệp đã
có mối quan hệ tín dụng với ngân hàng Thông tin đó cho phép đánh giá sơ bộ kháchhàng về các mặt như lịch sử hình thành, tình hình tài chính, tình hình công nợ, mức
độ tín nhiệm tín dụng và uy tín thanh toán trên thị trường …Ngoài ra ngân hàng cóthể thu thập thông tin qua các kênh ttung gian:
- Các thông tin từ các phương tiện thông tin như báo chí, từ mạng internet, từ trungtâm thông tín dụng CIC……
- Thông tin từ nhà cung cấp và về phía khách hàng: các thông tin như nhu cầu, thịhiếu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã kiểu dáng, về khả năng cung ứng cácyếu tố đầu vào cho việc sản xuất
Trang 151.3.3.Thông tin thu thập được từ phỏng vấn trực tiếp
Đối với ngân hàng có được nguồn thông tin đầy đủ và chính xác là việc quantrọng Ngoài hồ sơ tài chính mà khách hàng cung cấp, ngân hàng có thể tiến hànhphỏng vấn một số người trực tiếp liên quan Người được phỏng vấn có thể là kế toánviên, kế toán trưởng hay các cán bộ khác có liên quan Nội dung phỏng vấn có thểxảy ra những sai sót khó xác định đúng như khoản mục hàng tồn kho, khoản mục nợphải thu…để nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong qúa khứ cũng nhưhiện tại Tuy nhiên, kết quả của việc phỏng vấn này hoàn toàn phụ thuộc trình độ vàkinh nghiệm của người phỏng vấn Ngân hàng cũng có thể phỏng vấn chủ nợ cũ củakhách hàng để tìm hiểu về tính cách và uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụngvới ngân hàng nói chung…
Tuy nhiên thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng thông qua các báocáo tài chính vẫn là quan trọng nhất, các nguồn thông tin khác có vai trò bổ sungthông tin cho BCTC, giúp cho cán bộ tín dụng có cái nhìn đầy đủ và xác thực về tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, trọng tâm công tác phân tích TCDN tạingân hàng là phân tích BCTC…
1.4 phương pháp phân tích.
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện phápnhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bênngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp vàchi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp qua chất lượng hoạt động
và mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Có thể kể đến các phương pháp phân tích TCDN như: phương pháp so sánh,phương pháp phân tích tỉ lệ…
1.4.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt độngkinh doanh và thường được thực hiện ở bước khởi đầu của quá trình phân tích Để cóthể áp được phương pháp này thì các chỉ tiêu sử dụng để so sánh phải đảm bảo tính
Trang 16có thể so sánh được, tức là phải thống nhất về mặt thời gian, về nội dung về tínhchính xác, hay về đơn vị tính …
Với các BCTC dạng so sánh có hai phương pháp so sánh là so sánh ngang và sosánh dọc Việc sử dụng phương pháp so sánh giúp:
- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt ra bằngcách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế vơí trị số chỉ tiêu kỳ kế hoạch
- Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của tài chính doanh nghiệp thông qua việc sosánh giữa kết quả của kỳ này với kỳ với kết quả kỳ trước …
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu của ngành để đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu so với các doanh nghiệp cùng ngành
1.4.2 Phương pháp phân tích tỉ số
Phân tích tỉ số là một công cụ có hiệu quả rất cao trong việc phát hiện sớm cácvấn đề nếu nó được sử dụng đầy đủ Nhưng có thể hoàn toàn phản tác dụng khi suyđoán theo một tỷ số nhất định Tuy nhiên có thể khẳng định về sự đúng đắn của mộtnhận định từ tỉ số thông qua tìm hiểu nguyên nhân của sự thay đổi, xem xét các chỉ sốkhác, xem xét khuynh hướng, so sánh và kết hợp các hiểu biết chung về những vấn
đề đang xảy ra trong doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế nói chung Phương phápnày dựa trên cơ sở các chuẩn mực, các tỉ lệ của đaị lượng tài chính trong các quan hệtài chính Sự biến động của các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến động của các đại lượng tàichính dựa trên việc nghiên cứu các báo cáo tài chính mà ta có thể hệ thống các nhóm
tỷ số tài chính đặc trưng như:
- Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán
- Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời
- Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính
- Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
Với phương pháp này cần phải có hệ thống các định mức, các chuẩn mực, cácngưỡng để đánh giá tình hình TCDN thông qua việc so sánh các tỷ số của doanhnghiệp với các ngưỡng đó
Trang 17Thông thường trong việc phân tích người ta sử dụng kết hợp cả hai phương pháp sosánh và phương pháp phân tích tỷ số.
1.4.3 Phương pháp phân tích Dupont
Là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp như tỷsuất lợi nhuận tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thànhtích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau, cho phép phân tích ảnhhưởng của các tỷ số đó tới tổng thể
1.5 Nội dung hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong các NHTM.
Phân tích tài chính bao gồm sự đánh giá khái quát về quản trị vốn và các hoạt độngkinh doanh, phân tích hệ số tài chính, phân tích lưu chuyển tiền tệ và phân tích các dựbáo tài chính…
Thông qua việc phân tích tài chính ngân hàng sẽ xác định được các yếu tố vềlượng, quy mô của nhu cầu vay hợp lý Nhu cầu vay được xác định tuỳ theo khả nănghoạt động của khách hàng, theo quy mô vốn cần thiết để phương án tài chính, mà trong
đó một phần vốn vay sẽ tham gia
Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích tài chính, ngân hàng cũng xác định đượcthời hạn hợp lý cho khoản vay Thời hạn cho vay được xác định trên cơ sở luân chuyểnvốn của phương án sản xuất kinh doanh, phương án tài chính hoặc chu kỳ ngân quỹcủa khách hàng
Cùng với đó ngân hàng cũng xác định được kỳ hạn trả nợ Một khoản nợ có thểquy định một kỳ hạn trả nợ duy nhất cũng có thể nhiều kỳ hạn trả nợ Ngân hàng sẽtiến hành phân tích phương án lưu chuyển tiền tệ của khách hàng để xác định kỳ hạntrả nợ hợp lý
Thông qua việc phân tích tài chính doanh nghịêp mà các ngân hàng có thể dự kiếnđược những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản tín dụng sẽ được cấp cho khách hàng
1.5.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các cân bằng trên bảng CĐKT.
Trang 18Trước khi đi vào phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa vào hệ thống các chỉtiêu tài chính thì ngân hàng phải tiến hành chuẩn đoán chung về tình trạng của doanhnghiệp thông qua việc xem xét khái quát các BCTC để biết xem doanh nghiệp có trongtình trạng tốt hay không ? Dựa vào việc đánh giá các chỉ tiêu sau đây:
1.5.1.1 Vốn lưu động thường xuyên.
Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn (haynguồn vốn thường xuyên) với tài sản dài hạn (TSDH) Nói cách khác, nó là phầnnguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho TSNH
Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – TSDH
= TSDH - Nguồn vốn ngắn hạn
- Nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn 0 thì khi đó doanh nghiệp có một phầnvốn dài hạn đầu tư cho TSNH Điều này đem lại cho doanh nghiệp một nguồn vốn tàitrợ ổn định, một dấu hiệu an toàn, một quyền độc lập nhất định
- Nếu vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn 0, nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn TSDH,chứng tỏ TSDH được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp đang kinh doanhvốn với cơ cấu vốn rất mạo hiểm
1.5.1.2 Nhu cầu vốn lưu động.
Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi người thứ ba
Nhu cầu vốn lưu động = tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh – nợ kinh doanh
và ngoài kinh doanh
- Khi nhu cầu vốn lưu động lớn hơn 0, chứng tỏ doanh nghiệp có một phần TSNHchưa được tài trợ bởi bên thứ ba
- Khi nhu cầu vốn lưu động nhỏ hơn 0, chứng tỏ phần vốn chiếm dụng được từ bênthứ ba của doanh nghiệp nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp
1.5.1.3 Vốn bằng tiền
Trang 19Vốn bằng tiền = vốn lưu động thường xuyên – nhu cầu vốn lưu động
= ngân quỹ có – ngân quỹ nợ
- Nếu vốn bằng tiền > 0, khi nhu cầu vốn lưu động > 0, chứng tỏ vốn lưu động thườngxuyên thoã mãn nhu cầu vốn lưu động; khi nhu cầu vốn lưu động <0, chứng tỏ doanhnghiệp có quá nhiều tiền do chiếm dụng được vốn của bên thứ ba
- Nếu vốn bằng tiền < 0 chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên chỉ tài trợ được một phầnnhu cầu vốn lưu động , phần còn lại dựa vào tín dụng ngân hàng
1.5.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo tài chính.
Khi ngân hàng cho vay thì điều mà ngân hàng quan tâm nhất đó là khả năng thanhtoán và trả nợ của khách hàng vay vốn Vì vậy, khi phân tích tài chính, ngân hàng quantâm đến rủi ro thanh khoản của khách hàng tức là phân tích các chỉ tiêu về khả năngthanh toán, về cơ cấu tài chính, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời và thực trạng lưuchuyển tiền tệ nhằm đánh giá rủi ro của khách hàng trong tương lai Ngân hàng sẽ đặcbiệt quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vàbảng cân đối kế toán đó là: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêuphản ánh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản vànhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính
1.5.2.1 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ đếnhạn hay không? Vì vậy được rất nhiều đối tượng quan tâm như: nhà đầu tư, công ty tàichính, cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp …Khả năng thanh toán của doanhnghiệp được đánh giá thông qua các hệ số sau đây:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Trang 20Hệ số này thể hiện một đồng vốn mà doanh nghiệp huy động được có bao nhiêuđồng tài sản để đảm bảo.
Nếu hệ số này lớn hơn 1 hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanhtoán các khoản nợ nói chung Hệ số nay càng cao thể hiện khả năng thanh toán củadoanh nghiệp càng tốt Tuy nhiên việc đánh giá cần phải căn cứ vào chỉ số khả năngthanh toán tổng quát chung của ngành
Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 là biểu hiện không tốt, khi hệ số này nhỏ dần đến 0 là báohiệu doanh nghiệp đang mất khả năng chi trả, tổng tài sản hiện có không đủ trả nợ màdoanh nghiệp phải thanh toán
Chỉ tiêu này được tính cả đầu kỳ và cuối kỳ để thấy được sự thay đổi của khả năngthanh toán của doanh nghiệp thấp dần hay đang được cải thiện
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng các tài sản ngắn hạn
có thể chuyển đổi tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này ít nhất phải bằng1.Thông thường ngân hàng thường đánh giá cao khi doanh nghiệp có hệ số bằng 2
Hệ số cao thể hiện khả năng thanh toán cao so với nghĩa vụ thanh toán, tuy nhiênnếu quá cao cũng có thể doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản hiện hành, bộphận này không vận động, không sinh lơì, sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanhnghiệp Gía trị hợp lý của khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phụ thuộc vào ngành nghềkinh doanh
Nhược điểm khi sử dụng hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là hệ số này có thể
bị sai lệnh bởi thủ thuật của nhà quản trị vì khả năng chuyển hoá thành tiền của hàngtồn kho thường rất kém Do vậy để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khehơn, có thể sử dụng khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Trang 21Vì vậy để biết được khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xét, nhàphân tích có thể sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh (tức thì ).
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (tức thì)
Hệ số khả
năng thanh toán
nhanh(tức thì)
= (Tiền và các khoản tương đương tiền )+ ( ĐTTC ngắn hạn)
1.5.2.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.
Hệ số nợ
Trang 22Hệ số nợ = Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Hệ số nợ phản ánh cơ cấu vốn của doanh nghiệp, từ đó xác định sự ổn định tài chính
và khả năng thanh toán dài hạn, phản ánh chính sách tài trợ cho hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp thực hiện
Hệ số nợ cho biết số nợ của doanh nghiệp so với tổng nguồn vốn, thể hiện mức độphụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ Hệ số nợ càng thấp thì nền tảng vốnCSH càng vững mạnh, doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào nợ vay thì rủi ro của bêncho vay càng giảm Hệ số này có thể chấp nhận được ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 0,5
Trang 23Chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro của doanh nggiệp càng tăng Chỉ tiêu này cao haythấp cũng tuỳ thuộc vào từng ngành hoạt động Chẳng hạn ngành có tài sản cố địnhchiếm tỷ trọng lớn thường có hệ số này cao Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một sốnước, để hạn chế rủi ro tài chính thường người cho vay chỉ chấp thuận chỉ tiêu này ởmức nhỏ hơn 1 hay nợ dài hạn không vượt quá nguồn vốn chủ sở hữu Khi chỉ tiêu nàycàng gần 1 thì doanh nghiệp càng ít có khả năng được vay thêm các khoản vay dàihạn
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
Tỷ số này cho biết vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị cho tài sảndài hạn là bao nhiêu
Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tài chính vữngmạnh, nên việc cho vay của ngân hàng càng có độ an toàn cao
Hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa một bộ phận TSDH được tài trợ bằng nguồn vốn vay.Nếu nguồn vốn đó là vốn ngắn hạn thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh trong cơcấu vốn mạo hiểm
Tỷ suất đầu tư TSCĐ
Tỷ suất đầu tư TSCĐ
có kết luận chỉ tiêu này tốt hay xấu, đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất của doanhnghiệp hay chưa còn tuỳ thuộc vào ngành kinh doanh của doanh nghiệp trong một thờigian cụ thể Chẳng hạn ngành công nghiệp thăm dò và khai thác mỏ là 90%, ngànhcông nghiệp luyện kim là 70%, ngành công nghiệp chế biến là 10%-15%
Tỷ suất tự tài trợ TSDH = Vốn chủ sở hữu TSDH
Trang 241.5.2.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
Nhóm các chỉ tiêu này được sử dụng để xem xét doanh nghiệp khai thác cácnguồn lực (tài sản ) có hiệu quả như thế nào bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏvốn vào kinh doanh dưới dạng các các tài sản khác Bao gồm các chỉ tiêu sau:
Vòng quay khoản phải thu:
Vòng quay khoản phảithu =
DTT về bán hàng và cung cấp các dịch vụ
Các khoản phải thu bình quân
Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thànhtiền mặt của doanh nghiệp
Nhìn chung, vòng quay các khoản phải thu càng lớn càng chứng tỏ tốc độ thu hồicác khoản phải thu bằng tiền của doanh nghiệp nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụngvốn.Vòng quay khoản phải thu được tính toán và so sánh với chỉ tiêu trung bình củangành mới có thể đánh giá một cách chính xác
Kỳ thu tiền trung bình:
Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân
Trang 25Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ
từ đó thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Hệ số này được tính toán và so sánh với hệ số chung của ngành Số vòng quayhàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, vì doanh nghiệp chỉđầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng hiệu quả vẫn đạt được doanh số hàng tồn kho hợp
Trang 26Vốn ngắn hạn bình quân được tính theo công thức bình quân điều hoà Vòng quaycàng lớn vốn ngắn hạn càng được luân chuyển nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
1.5.2.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Phân tích khả năng sinh lời là một trong những nội dung phân tích được các nhàquản trị tài chính, các nhà cho vay, nhà đầu tư…quan tâm đặc biệt vì nó phản ánh đáp
số sau cùng của kết quả kinh doanh, gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và tươnglai Các chỉ tiêu sinh lời bao gồm:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
= Lợi nhuận Doanh thu X 100
Lợi nhuận có thể là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cũng có thể lợi nhuậngộp, lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế Tương ứng với đó là doanh thuthuần từ hoạt động kinh doanh hay tổng thu nhập trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thể hiện một trăm đồng doanh thu mà doanh nghiệpthực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận
Trong điều kiện bình thường chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ khả năng sinh lờicao, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt
Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản
= Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Tổng tài sản bình quân X 100
Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản phản ánh cứ một trăm đồng tài sản của doanh nghiệp
trong một kỳ hoạt động mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
Trong điều kiện bình thường, chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ khả năngsinh lời của tài sản ngày càng tốt.Tuỳ theo mục đích của nhà phân tích, lợi nhuận trướcthuế có thể là phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, cũng có thể là tổng lợi nhuận trướcthuế mà tài sản đó tạo ra trong một kỳ kinh doanh (bao gồm cả lợi nhuận dành cả chongười cho vay) Đối với ngân hàng thì dùng tổng lợi nhuận trươc thuế vì trong đó cóphần mà ngân hàng được hưởng khi doanh nghiệp chia lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế
Trang 27= Vốn chủ sở hữu bình quân X 100 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nói lên với một trăm đồng vốn chủ sở hữumang đi đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Hệ số này càng cao thì khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao, doanhnghiệp hoạt động kinh doanh tốt và ngược lại…
1.5.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sửdụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Trong quản lý tài chínhdoanh nghiệp thì quản lý tiền tệ đóng vai trò quan trọng Nhiệm vụ của quản lý tiền tệ
là đảm bảo đủ tiền thanh toán cho hoạt động của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán.Trên góc độ ngân hàng, khi xem xét hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, ngân hàng cầnphải phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong mối quan hệ với các BCTC khác, báocáo này là bằng chứng cụ thể và đầy đủ nhất phản ánh hiệu quả quản lý tiền tệ tạidoanh nghiệp Bảng CĐKT và báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh phản ánh tìnhhình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp song không trực tiếp phản ánh sự thay đổicủa dòng tiền Bởi vì thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động trên cơ sở tíndụng thương mại, chấp nhận bán chịu hàng hoá dịch vụ Tức là khoản tiền thu từ hàngbán ra trong kỳ sẽ không nhận được trong cùng kỳ đó (thể hiện trên khoản phải thu trênbáo cáo kế toán)
Tiền thu về trong kỳ không đồng nhất với thu nhập trong kỳ: khoản tiền thu về baogồm tiền thu được thực tế từ bán hàng kỳ trước và kỳ này không bao gồm bán chịutrong kỳ
Tiền chi ra thực tế không đồng nhất với chi phí của doanh nghiệp: khoản chi rathực tế bao gồm tiền thanh toán các khoản nợ của kỳ trước và tiền thanh toán khoản nợcủa kỳ này, không bao gồm tiền hàng được mua chịu đến kỳ sau mới trả
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xây dựng để xem xét và dự đoán khả năng về sốlượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai, dùng để kiểm tra lạicác đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền, kiểm tra mối quan hệ giữa khả năngsinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những thay đổi từ giá cả
Trang 28Bảng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cho chúng ta biết các thông tin sau:
- Nhu cầu tiềm của doanh nghiệp
- Các khoản thu tiền của doanh nghiệp
-Tính hiệu quả của việc sử dụng tiền của doanh nghiệp
- Cách thức huy động nguồn vốn có chi phí thấp
Kết qủa phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho biết được sự vận động củadòng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính của doanh nghiệp,lượng tiền bình quân trong kỳ Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng lập dự báo về lưuchuyển tiền tệ, giúp ngân hàng tính toán được thời gian doanh nghiệp có nhu cầu vayvốn và thời điểm doanh nghiệp có thể trả nợ
Theo chế độ kế toán quy định báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia làm ba phần:
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh:
phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoạt động kinhdoanh cuả doanh nghiệp
Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh = thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Nếu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 0 chứng tỏ doanhnghiệp có doanh thu tăng, bán chịu ít, tốc độ tăng doanh thu bằng tiền lớn hơn tốc độtăng của sản phẩm được sản xuất ra, tăng phải thu kỳ trước; đây là dấu hiệu sản xuấtkinh doanh ổn định và phát triển của doanh nghiệp Dòng tiền thuần từ hoạt động kinhdoanh nhỏ hơn 0 do nguyên nhân ngược lại Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinhdoanh là luồng tiền có liên quan tới các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanhnghiệp Nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh gía khả năng tạo tiền của doanh nghiệp
từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động trả cổ tức
và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bênngoài Thông tin từ các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kếthợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạtđộng kinh doanh trong tương lai
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
Trang 29Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoạt động đầu tư củadoanh nghiệp.
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư = thu từ hoạt động đầu tư – chi ra từ hoạtđộng đầu tư
Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư lớn hơn 0 do thu lãi đầu tư, thu tiền bán TSCĐ,thu hồi đầu tư không hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, tìm nguồn hoạt động từ bên ngoài.Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nhỏ hơn 0 do các nguyên nhân doanh nghiệpmới đầu tư vào tài sản hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, ngân hàng phải xem xétnguồn vốn để đầu tư, nếu không phải đầu tư từ vốn chủ sở hữu hay vốn dài hạn thìchứng tỏ doanh nghiệp đầu tư bằng vốn ngắn hạn và như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi rotín dụng
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoat động tài chínhcủa doanh nghiệp
Dòng tiền ròng từ hoạt động tài chính = thu từ hoạt động tài chính – chi từ hoạtđộng tài chính
Dòng tiền này liên quan tới vốn chủ sở hữu, vay vốn, nhận vốn liên doanh, pháthành cổ phiếu Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính nhỏ hơn hoặc bằng 0 do trả lãi,chủ sở hữu rút vốn Trường hợp lớn hơn 0 do tăng vay vốn, góp thêm vốn
Sau khi đánh giá sơ bộ dòng tiền trong từng hoạt động của doanh nghiệp, cán bộphân tích cần phải tiến hành xem xét tổng thể của ba dòng tiền :
Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ = luồng tiền vào – luồng tiền ra
= Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh + Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư + Dòng tiền ròng từ hoạt động tài chính Nếu lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ lơn hơn 0, các dòng tiền thành phần đều lớnhơn 0: chứng tỏ doanh nghiệp đang dư tiền nên chỉ cho vay mở rộng sản xuất kinhdoanh (tăng sản lượng, đầu tư cho công nghệ mới )
Trang 30Nếu lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ nhỏ hơn 0, các dòng tiền thành phần đều nhỏhơn 0 : chứng tỏ doanh nghiệp khó khăn rất lớn có nguy cơ không trả nợ đúng hạn.Nếu tăng vốn đầu tư là rất mạo hiểm.
Ngoài ra, trong trường hợp lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ nhỏ hơn 0 hoặc lớnhơn 0, các dòng tiền thành phần có thể lơn hơn 0 hoặc nhỏ hơn 0, tùy trường hợp cụthể ngân hàng sẽ có sự đánh giá phân tích chi tiết từng chỉ tiêu dòng tiền ảnh hưởng tớidòng tiền tổng hợp để có quyết định cho vay hay không và cho vay theo phương thức
và thời hạn như thế nào
Kết Luận Chương 1 Tóm lại, qua nội dung chương một từ việc đề cập những vấn đề cơ bản nhất về tín
dụng và hoạt động tín dụng của NHTM : tín dụng là gì, vai trò tín dụng, các hình thứctín dụng và quy trình tín dụng cơ bản áp dụng trong hoạt động tín dụng của cácNHTM
Trình bày cụ thể về phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng từ khái niệm, vai trò,nguồn thông tin sử dụng, phương pháp phân tích sử dụng trong phân tích TCDN đếncác nội dung cụ thể trong quá trình phân tích Đây là tổng quan về cơ sở lý thuyết để từ
đó ngân hàng thực hiện cụ thể công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng thựctiễn tại ngân hàng sao cho phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất Thông qua phân tíchtình hình tài chính khách hàng, ngân hàng có thể biết được một phần tình hình sản xuấtkinh doanh, tình hình đầu tư, tài chính khả quan hay không, xu hướng phát triển củađơn vị như thế nào để từ đó ra quyết định tín dụng đúng đắn Tuy nhiên việc phân tíchtình hình tài chính khách hàng chỉ hữu ích khi các số liệu trong báo cáo phải đảm bảotính chính xác Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc thực hiện pháp lệnh kế toánthống kê chưa được chấp hành nghiêm chỉnh thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thẩmđịnh tính chính xác của các số liệu báo cáo và cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phân tíchtình hình tài chính để đưa ra những kết luận xác đáng về khách hàng mà ngân hàngcung cấp tín dụng
CHƯƠNG 2
Trang 31THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB)
2.1 Khái quát về ngân hàng NHTMCP Sài Gòn –Hà Nội (SHB).
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng SHB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn –Hà Nội, (tên giao dịch quốc tế là Sahabank, tên viếttắt là SHB), tiền thân là ngân hàng TMCP nông thôn Nhơn Aí hoạt động theo giấychứng nhận kinh doanh số 7503000085 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Cần Thơcấp ngày 10 tháng 12 năm 1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do ngân hàng nhà nướcViệt Nam cấp ngày 11 tháng 11 năm 1993; SHB chính thức đi vào hoạt đông từ ngày
12 tháng 12 năm 1993
Những ngày đầu đi vào hoạt đông, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từnền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.SHB với vốn điều lệ là 400 triệu đồng, mạng lưới hoạt động của ngân hàng chỉ có trụ
sở chính đặt tại số 341-ấp Nhơn Lộc 2 –thị trấn Phong Điền –huyện Châu Thành –tỉnhCần Thơ, với quy mô rất nhỏ và đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ nông dân vớimục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp
Trải qua gần 14 năm hoạt động, vốn điều lệ của ngân hàng năm 2006 là 500 tỷđồng, năm 2007 tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng; mạng lưới kinh doanh đã có mặt tạicác địa bàn thành phố Cần Thơ, thành phố Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Quảng Ninh và ởtỉnh Hậu Giang với nhiều sản phẩm tiện ích Đối tượng khách hàng của SHB đã đadạng gồm nhiều thành phần kinh tế, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, ngànhnghề khác nhau Hoạt động trong những năm qua SHB luôn giữ được tỷ lệ an toàn vốncao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng vàtài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan Vì vậy kết quả hoạtđộng kinh doanh của SHB năm sau đều cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đềuđạt và vượt kế hoạch đặt ra, tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững Ngày 20 tháng 1 năm 2006 thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký quyếtđịnh số 93/QĐ/NHNN chấp nhận cho SHB chuyển đổi mô hình từ ngân hàng TMCPnông thôn sang ngân hàng TMCP đô thị, đánh dấu một bước phát triển mới của SHB,
Trang 32từ đó tạo điều kiện chi ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, mở rộng kinh doanh, đủsức cạnh tranh và phát triển đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Hoạt động tín dụng của SHB giai đoạn năm 2007-2010 dự kiến sẽ tăng trưởng rấtcao Đặc biệt trong năm 2006 SHB đã ký hợp tác chiến lược toàn diện với tập đoàncông nghiệp than khoáng sản Việt Nam và tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.Theo đó SHB sẽ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các công ty thành viêncũng như các dụ án của hai tập đoàn này Nắm bắt cơ hội, khu vực kinh tế tư nhân vàkhối các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và nhu cầuvốn cao, SHB đã ký thoả thuận hợp tác với hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ HàNội và Thành Phố Hố Chí Minh để tạo sự phát triển lâu dài
Hiện nay mạng lưới chi nhánh và quy mô hoạt động của SHB không ngừng vươn
xa, bao gồm 18 chi nhánh và rất nhiều phòng giao dịch: tại Cần Thơ có hội sở chính, 9
sở giao dịch và 3 điểm giao dịch Tại khu vực phía nam có 2 chi nhánh và 4 phòng giaodịch Tại khu vực phía Bắc có 2 chi nhánh và 7 phòng giao dịch Tại khu vực miềntrung có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch SHB phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thànhmột ngân hàng bán lẻ đa năng bằng việc phát triển mở rộng mạng lưới với hội sởchính 188 chi nhánh và các phòng giao dịch đặt ở khắp 43 tỉnh thành trong cả nước Trong định hướng mục tiêu phát triển, nhận thấy yếu tố con người luôn có vai tròquan trọng SHB luôn đặt chiến lược xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lênhàng đầu.Tính đến năm 2007 số lượng công nhân viên trong ngân hàng là 483 người.Phân theo cấp bậc có 106 cán bộ chiếm 21,95% và 377 nhân viên nghiệp vụ chiếm78,05% Trong đó số nhân viên có trình độ đại học là 362 nhân viên chiếm tỷ lệ đáng
kể là 74,95%.; trình độ trên đại học là thạc sỹ, tiến sỹ cũng có 14 người chiếm 2,9% Với những điều kiện hiện có SHB sẽ trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng hàngđầu tại Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thành tập đoàn tài chính để cung cấpsản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thi trường có chọn lựa, ngân hàng hoạt động vữngmạnh và an toàn, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội (SHB).
Trang 33P.KHÁCH HÀNG DN
P.KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
P.HẠCH TOÁN &
HTTD
TRUNG TÂM THẺ
P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
TT
THANH TOÁN
TT.QUỐC TẾ
NGUỒN VỐN &
KD TT
P.DV KHÁCH HÀNG
P.PHÁP CHẾ
P.HÀNH CHÍNH QT
P.ĐỐI NGOẠI &
QHCĐ
P.KẾ HOẠCH
P.NGÂN QUỸ
BAN KIỂM TRA,KIỂM SOÁT NỘI BỘĐẠI HỘI ĐỒNG
Trang 34Trong đó Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng bầu
ra Hội đồng quản trị và cơ quan kiểm soát Hội đồng quản trị thành lập các uỷ ban làmtham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc quản trị ngân hàng Và bầu ra tổng giámđốc là người chịu trách nhiệm trứơc Hội đồng quản trị và pháp luật về hoạt động củangân hàng Các phòng ban nghiệp vụ thực hiện các nghiệp vụ theo quy định về chứcnăng nhiệm vụ và quyền hạn do Tổng giám đốc ban hành và theo quy định của ngân Các chi nhánh của ngân hàng được chia thành các phòng ban hoạt đông theo chứcnăng cụ thể gồm có: Phòng kế toán nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ, phòng hànhchính quản trị, phòng dịch vụ khách hàng và phòng tín dụng và tài trợ thương mại.Dưới chi nhánh có các phòng giao dịch phân chia các bộ phận hoạt động chuyên trách:
tổ tín dụng và tài trợ thương mại, tổ dịch vụ khách hàng
2.1.3 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội với mục tiêu phát triển an toàn, chất lượng,
tăng trưởng bền vững Các cấp lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trongngân hàng đã nỗ lực làm việc vì lợi ích cho khách hàng và sự phát triển chung củangân hàng Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
Trang 35Tỷ trọng(%) Phân theo kỳ
- Ngắn hạn 135.921 69% 674.22 87,56% 7.694.412 94,46% -Trung dài hạn 61.07 31% 95.781 12,44% 451.205 5,54%
Phân theo cơ
-Trong nước 196.991 100% 770.001 100% 8.145.617 100%+ TCTD 20.000 10,15% 402000 52,21% 6.715.615 82,44%+Khách hàng
vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trịlớn để thu hút khách hàng Ngoài ra thị trường chứng khoán cũng là một kênh huyđộng vốn đặc biệt thuận lợi của các ngân hàng
Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng do SHB không ngừng mởrộng mạng lưới chi nhánh, tính đến 31/12/2005 nguồn vốn huy động là 196.991 triệuđồng, đến thời điểm 31/12/2006 tổng vốn huy động đã đạt 777.001 triệu đồng Tốc độtăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, năm2006 tăng 290% so với năm 2005,tính đến 31/10/2007 tăng 958% so với tổng nguồn vốn huy động cả năm 2006
Trang 36Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chu yếu là do huy động ngắn hạn Năm
2005 chiếm 69%; năm 2006 chiếm 87,56% và tính đến 31/10/2007 chiếm 94,46%trong tổng nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu năm 2006 chủ yếu do huy động từ tiền gửicủa khách hàng chiếm tỷ trọng 89,85%; sang năm 2006 cơ cấu huy động vốn đã có sựthay đổi, số vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm 52,21% và đến thời điểm31/10/2007 chiếm tỷ trọng là 82,44 % tổng nguồn vốn huy động Hịên nay chưa có vốnnhận từ chính phủ trong tổng nguồn vốn huy động
Hoạt động tín dụng
Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng từ năm 2005-2007
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu
Số dư Tăng (%) Số dư Tăng (%) Số dư Tăng (%)
( Nguồn từ BCTC đó được kiểm toán SHB năm 2005, năm 2006 và BCTC đến ngày 31/10/2007)
Theo công bố của tổng cục thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước(GDP ) của Việt Nam năm 2006 là 8,17% so với năm 2005- mức cao nhất trong mườinăm qua Là một nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu Châu á và thế giới Do nền kinh tếtăng trưởng liên tục nên nhu cầu về vốn rất lớn thúc đẩy toàn hệ thống ngân hàng trongnước trong giai đoạn vừa qua phát triển khá nóng
Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trườngtrong nước, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máyhoạt động, sữa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điềukiện vùng miền ngành nghề kinh doanh Đưa các dịch vụ cho vay hấp dẫn đến nhiều
Trang 37đối tượng khách hàng, ngoài ra SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu
tư vốn trên cơ sở thận trọng, an toàn Nhờ đó hoạt động tín dụng của SHB đã đạt được
sự tăng trưởng bền vững
Tính đến cuối năm 2005, dư nợ tín dụng của SHB đạt 229.849 triệu đồng, năm
2006 tổng dư nợ tín dụng đạt 492.984 triệu đồng và 31/12/2007 đạt 2.862.688 triệuđồng Tốc độ tăng trưởng tín dụng của SHB rất cao, năm 2005 tăng 44,7%, năm 2007
tỉ lệ tăng đã lên tới 480.68%, thể hiện sự phát triển vượt bậc của hoạt động tín dụng tạingân hàng SHB
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ theo thời gian.
Cho vay từ nguồn tài trợ của chính phủ
2.Theo loại tiền tệ
( Nguồn từ BCTC đó được kiểm toán SHB năm 2005 năm 2006 BCTC đến ngay 31/10/2007)
Thông qua bảng số liệu ta thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB : dư nợ tín dụng theo
cơ cấu các hình thức cho vay đều tăng ở mức dư nợ Ví dụ cho vay ngắn hạn năm 2005 là168.183 triệu đồng, năm 2007 đã đạt tới 1.730.826 triệu đồng, tăng 929%, một tốc độtăng vô cùng lớn.Về cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ: Năm 2005, 2006 ngân hàng chưacho vay với USD, nhưng tới năm 2007 dư nợ cho vay USD đã đạt 308.132 triệu VNĐ,điều này cũng chứng tỏ sự đa dạng hoá loại hình tín dụng tại SHB
Trang 38Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.4 kết quả hoạt động kinh doanh.
( Nguồn từ BCTC đó được kiểm toán SHB năm 2005 năm 2006 BCTC đến ngày 31/10/2007)
Tổng thu nhập kinh doanh năm 2005 là 27.421 triệu đồng, năm 2007 là 396.563triệu đồng, tăng 1346% thể hiện một tốc độ tăng mạnh mẽ Lợi nhuận sau thuế củangân hàng năm 2005 là 5.305 triệu đồng, năm 2007 đã tăng 1603% đạt 86.014 triệuđồng Qua đó chứng tỏ hoạt động của ngân hàng phát triển mạnh những năm gần đâymang lại nguồn lợi nhuận lớn, và tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng mạnh thể hiện
sự phát triển toàn diện của ngân hàng
2.2.Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB
2.1.1 quy trình phân tích tài chính trong họat động tín dụng tại ngân hàng SHB.
Phân tích tài chính của khách hàng là một phần không thể thiếu trong cả quy trìnhnghiệp vụ tín dụng tạị ngân hàng SHB Quy trình phân tích khách được quy định thànhvăn bản cụ thể để toàn bộ nhân viên tín dụng tại ngân hàng thực hiện Cụ thể quy trìnhphân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Thu thập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ tài chính:
Trang 39Các BCTC hợp lệ, hợp pháp là bản chính hoặc bản phô tô có đóng dấu và xác nhận
“ sao y bản chính ” của đơn vị phát hành Các số liệu trên bảng CĐKT phải đảm bảotính cân bằng và phù hợp trong quan hệ với các BCTC khác
- Kiểm tra tính đầy đủ của BCTC
Hồ sơ tài chính mà doanh nghiệp gửi tới ngân hàng là BCTC của doanh nghiệp ítnhất trong hai năm liên tiếp gần nhất Gồm có:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có )
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Bước 2: đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng:
Cán bộ tín dụng sẽ dùng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để đánh giátoàn diện và đánh giá từng khoản mục phản ánh tài chính của khách hàng
Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành tiến hành tái cấu trúc laị các bảng BCTC theo đánhgía của ngân hàng để từ đó phân tích:
- Đánh giá tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và các khoản mục tài sản để đánhgiá quy mô, xu hướng hoạt động cũng như chất lượng tài sản có của doanh nghiệp.Phân tích cơ cấu tài sản trong mối quan hệ cơ cấu nguồn vốn để đánh giá sự hợp lý của
cơ cấu tài sản và sự chủ động, ổn định của nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh Trong đó đặc biệt chú ý đến các khoản mục:
Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền
Tình trạng các khoản phải thu, vòng quay các khoản phải thu
Tình trạng hàng tồn kho hàng kém phẩm chất, dự phòng giảm gía hàng tồn kho, vòngquay hàng tồn kho
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn, so sánh với kỳ trước để đánh giá về khả năng tựchủ về tài chính của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp trong vấn đề thanh toán vớicác bạn hàng, hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn nào?
Bước 3: Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp trên 4 nhóm chỉtiêu chính, trong đó bao gồm nhiều chỉ tiêu cụ thể:
Trang 40- Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán.
- Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời
- Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính
- Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động tài sản
Sau khi tính toán, thông qua việc so sánh các chỉ số, cán bộ tín dụng tiến hành đánhgiá những thay đổi trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời phân tíchnguyên nhân của thay đổi đó và ảnh hưởng của chúng tới doanh nghiệp trong tương lai
Bước 4: Phân tích dòng tiền.
Nếu doanh nghiệp có lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì ngân hàng sẽ tiến hành phântích theo những nội dung sau đây:
- Phân tích cơ cấu dòng tiền vào trong tổng dòng tiền vào, so sánh với năm trước đểxác định dòng tiền vào từ hoạt động nào chủ yếu
- Phân tích cơ cấu dòng tiền ra trong tổng dòng tiền ra, so sánh với các năm để xácđịnh dòng tiền ra chủ yếu
-Phân tích cân đối dòng tiền vào, ra từ các hoạt động của doanh nghiệp để đánh gía xuhướng đầu tư của doanh nghiệp
- Từ kết quả phân tích đánh gía đó, cán bộ ngân hàng tiến hành lập dự báo dòng tiềnnăm tiếp theo
Bước 5: Đánh gía quan hệ của doanh nghiệp tại ngân hàng SHB và các tổ chức tín dụng khác
- Đánh giá về uy tín trong quan hệ vay trả
- Đánh giá về mức độ ưu đãi mà ngân hàng SHB và các tổ chức tín dụng khác đangdành cho doanh nghiệp
- Đánh giá về tiềm năng lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lai cho ngân hàng
- Đánh giá về các nhân tố quyết định sự lựa chọn của doanh nghiệp về ngân hàng giaodịch
Bước 6: Tổng hợp kết quả tính điểm.