Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) (Trang 27)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Trong quản lý tài chính doanh nghiệp thì quản lý tiền tệ đóng vai trò quan trọng. Nhiệm vụ của quản lý tiền tệ là đảm bảo đủ tiền thanh toán cho hoạt động của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán. Trên góc độ ngân hàng, khi xem xét hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, ngân hàng cần phải phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong mối quan hệ với các BCTC khác, báo cáo này là bằng chứng cụ thể và đầy đủ nhất phản ánh hiệu quả quản lý tiền tệ tại doanh nghiệp. Bảng CĐKT và báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp song không trực tiếp phản ánh sự thay đổi của dòng tiền. Bởi vì thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động trên cơ sở tín dụng thương mại, chấp nhận bán chịu hàng hoá dịch vụ. Tức là khoản tiền thu từ hàng bán ra trong kỳ sẽ không nhận được trong cùng kỳ đó (thể hiện trên khoản phải thu trên báo cáo kế toán)

Tiền thu về trong kỳ không đồng nhất với thu nhập trong kỳ: khoản tiền thu về bao gồm tiền thu được thực tế từ bán hàng kỳ trước và kỳ này không bao gồm bán chịu trong kỳ.

Tiền chi ra thực tế không đồng nhất với chi phí của doanh nghiệp: khoản chi ra thực tế bao gồm tiền thanh toán các khoản nợ của kỳ trước và tiền thanh toán khoản nợ của kỳ này, không bao gồm tiền hàng được mua chịu đến kỳ sau mới trả.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xây dựng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai, dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền, kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những thay đổi từ giá cả.

Bảng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cho chúng ta biết các thông tin sau: - Nhu cầu tiềm của doanh nghiệp.

- Các khoản thu tiền của doanh nghiệp.

-Tính hiệu quả của việc sử dụng tiền của doanh nghiệp . - Cách thức huy động nguồn vốn có chi phí thấp.

Kết qủa phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho biết được sự vận động của dòng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính của doanh nghiệp, lượng tiền bình quân trong kỳ. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng lập dự báo về lưu chuyển tiền tệ, giúp ngân hàng tính toán được thời gian doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn và thời điểm doanh nghiệp có thể trả nợ.

Theo chế độ kế toán quy định báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia làm ba phần:

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh:

phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp.

Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh = thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh - chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 0 chứng tỏ doanh nghiệp có doanh thu tăng, bán chịu ít, tốc độ tăng doanh thu bằng tiền lớn hơn tốc độ tăng của sản phẩm được sản xuất ra, tăng phải thu kỳ trước; đây là dấu hiệu sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nhỏ hơn 0 do nguyên nhân ngược lại. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan tới các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh gía khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ

các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin từ các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:

Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư = thu từ hoạt động đầu tư – chi ra từ hoạt động đầu tư.

Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư lớn hơn 0 do thu lãi đầu tư, thu tiền bán TSCĐ, thu hồi đầu tư không hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, tìm nguồn hoạt động từ bên ngoài. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nhỏ hơn 0 do các nguyên nhân doanh nghiệp mới đầu tư vào tài sản hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, ngân hàng phải xem xét nguồn vốn để đầu tư, nếu không phải đầu tư từ vốn chủ sở hữu hay vốn dài hạn thì chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư bằng vốn ngắn hạn và như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tín dụng.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:

Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoat động tài chính của doanh nghiệp.

Dòng tiền ròng từ hoạt động tài chính = thu từ hoạt động tài chính – chi từ hoạt động tài chính.

Dòng tiền này liên quan tới vốn chủ sở hữu, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu. Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính nhỏ hơn hoặc bằng 0 do trả lãi, chủ sở hữu rút vốn. Trường hợp lớn hơn 0 do tăng vay vốn, góp thêm vốn.

Sau khi đánh giá sơ bộ dòng tiền trong từng hoạt động của doanh nghiệp, cán bộ phân tích cần phải tiến hành xem xét tổng thể của ba dòng tiền :

Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ = luồng tiền vào – luồng tiền ra

= Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh + Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư + Dòng tiền ròng từ hoạt động tài chính

Nếu lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ lơn hơn 0, các dòng tiền thành phần đều lớn hơn 0: chứng tỏ doanh nghiệp đang dư tiền nên chỉ cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh (tăng sản lượng, đầu tư cho công nghệ mới ).

Nếu lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ nhỏ hơn 0, các dòng tiền thành phần đều nhỏ hơn 0 : chứng tỏ doanh nghiệp khó khăn rất lớn có nguy cơ không trả nợ đúng hạn. Nếu tăng vốn đầu tư là rất mạo hiểm.

Ngoài ra, trong trường hợp lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn 0, các dòng tiền thành phần có thể lơn hơn 0 hoặc nhỏ hơn 0, tùy trường hợp cụ thể ngân hàng sẽ có sự đánh giá phân tích chi tiết từng chỉ tiêu dòng tiền ảnh hưởng tới dòng tiền tổng hợp để có quyết định cho vay hay không và cho vay theo phương thức và thời hạn như thế nào..

Kết Luận Chương 1

Tóm lại, qua nội dung chương một từ việc đề cập những vấn đề cơ bản nhất về tín dụng và hoạt động tín dụng của NHTM : tín dụng là gì, vai trò tín dụng, các hình thức tín dụng và quy trình tín dụng cơ bản áp dụng trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Trình bày cụ thể về phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng từ khái niệm, vai trò, nguồn thông tin sử dụng, phương pháp phân tích sử dụng trong phân tích TCDN đến các nội dung cụ thể trong quá trình phân tích. Đây là tổng quan về cơ sở lý thuyết để từ đó ngân hàng thực hiện cụ thể công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng thực tiễn tại ngân hàng sao cho phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất. Thông qua phân tích tình hình tài chính khách hàng, ngân hàng có thể biết được một phần tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư, tài chính khả quan hay không, xu hướng phát triển của đơn vị như thế nào để từ đó ra quyết định tín dụng đúng đắn. Tuy nhiên việc phân tích tình hình tài chính khách hàng chỉ hữu ích khi các số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa được chấp hành nghiêm chỉnh thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thẩm định tính chính xác của các số liệu báo cáo và cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phân tích tình hình tài chính để đưa ra những kết luận xác đáng về khách hàng mà ngân hàng cung cấp tín dụng.

CHƯƠNG 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB)

2.1. Khái quát về ngân hàng NHTMCP Sài Gòn –Hà Nội (SHB). 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng SHB.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn –Hà Nội, (tên giao dịch quốc tế là Sahabank, tên viết tắt là SHB), tiền thân là ngân hàng TMCP nông thôn Nhơn Aí hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 7503000085 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Cần Thơ cấp ngày 10 tháng 12 năm 1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 11 tháng 11 năm 1993; SHB chính thức đi vào hoạt đông từ ngày 12 tháng 12 năm 1993.

Những ngày đầu đi vào hoạt đông, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. SHB với vốn điều lệ là 400 triệu đồng, mạng lưới hoạt động của ngân hàng chỉ có trụ sở chính đặt tại số 341-ấp Nhơn Lộc 2 –thị trấn Phong Điền –huyện Châu Thành –tỉnh Cần Thơ, với quy mô rất nhỏ và đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ nông dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trải qua gần 14 năm hoạt động, vốn điều lệ của ngân hàng năm 2006 là 500 tỷ đồng, năm 2007 tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng; mạng lưới kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn thành phố Cần Thơ, thành phố Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Quảng Ninh và ở tỉnh Hậu Giang với nhiều sản phẩm tiện ích. Đối tượng khách hàng của SHB đã đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Hoạt động trong những năm qua SHB luôn giữ được tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan. Vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh của SHB năm sau đều cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra, tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững.

Ngày 20 tháng 1 năm 2006 thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐ/NHNN chấp nhận cho SHB chuyển đổi mô hình từ ngân hàng TMCP nông thôn sang ngân hàng TMCP đô thị, đánh dấu một bước phát triển mới của SHB, từ đó tạo điều kiện chi ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, mở rộng kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế..

Hoạt động tín dụng của SHB giai đoạn năm 2007-2010 dự kiến sẽ tăng trưởng rất cao. Đặc biệt trong năm 2006 SHB đã ký hợp tác chiến lược toàn diện với tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Theo đó SHB sẽ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các công ty thành viên cũng như các dụ án của hai tập đoàn này. Nắm bắt cơ hội, khu vực kinh tế tư nhân và khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và nhu cầu vốn cao, SHB đã ký thoả thuận hợp tác với hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội và Thành Phố Hố Chí Minh để tạo sự phát triển lâu dài.

Hiện nay mạng lưới chi nhánh và quy mô hoạt động của SHB không ngừng vươn xa, bao gồm 18 chi nhánh và rất nhiều phòng giao dịch: tại Cần Thơ có hội sở chính, 9 sở giao dịch và 3 điểm giao dịch. Tại khu vực phía nam có 2 chi nhánh và 4 phòng giao dịch. Tại khu vực phía Bắc có 2 chi nhánh và 7 phòng giao dịch. Tại khu vực miền trung có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch. SHB phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng bằng việc phát triển mở rộng mạng lưới với hội sở chính. 188 chi nhánh và các phòng giao dịch đặt ở khắp 43 tỉnh thành trong cả nước.

Trong định hướng mục tiêu phát triển, nhận thấy yếu tố con người luôn có vai trò quan trọng. SHB luôn đặt chiến lược xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu.Tính đến năm 2007 số lượng công nhân viên trong ngân hàng là 483 người. Phân theo cấp bậc có 106 cán bộ chiếm 21,95% và 377 nhân viên nghiệp vụ chiếm 78,05%. Trong đó số nhân viên có trình độ đại học là 362 nhân viên chiếm tỷ lệ đáng kể là 74,95%.; trình độ trên đại học là thạc sỹ, tiến sỹ cũng có 14 người chiếm 2,9%.

Với những điều kiện hiện có SHB sẽ trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu tại Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thành tập đoàn tài chính để cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thi trường có chọn lựa, ngân hàng hoạt động vững mạnh và an toàn, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

BAN KIỂM SOÁT P.KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC UỶ BAN BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCH P.NHÂN SỰ & PHÁT TRIỂN P.PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG P.CÔNG NGHỆ THÔNG TIN P.ĐẦU TƯ P.PHÁT TRIỂN SP & DV P.QUẢN LÝ TÍN DỤNG P.KHÁCH HÀNG DN P.KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN P.HẠCH TOÁN & HTTD TRUNG TÂM THẺ P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TT. THANH TOÁN TT.QUỐC TẾ NGUỒN VỐN & KD TT P.DV KHÁCH HÀNG P.PHÁP CHẾ P.HÀNH CHÍNH QT P.ĐỐI NGOẠI & QHCĐ P.KẾ HOẠCH P.NGÂN QUỸ BAN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẠI HỘI ĐỒNG

Trong đó Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng bầu a Hội đồng quản trị và cơ quan kiểm soát. Hội đồng quản trị thành lập các uỷ ban làm ham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc quản trị ngân hàng. Và bầu ra tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trứơc Hội đồng quản trị và pháp luật về hoạt động của gân hàng. Các phòng ban nghiệp vụ thực hiện các nghiệp vụ theo quy định về chức nă

g nhiệm vụ và

Các chi nhánh của ngân hàng được chia thành các phòng ban hoạt đông theo chức năng cụ thể gồm có: Phòng kế toán nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ, phòng hành chính quản trị, phòng dịch vụ khách hàng và phòng tín dụng và tài trợ thương mại. Dưới chi nhánh có các phòng giao dịch phân chia các bộ phận hoạt động chuyên trách: tổ tín dụng và tài trợ thương mại, tổ dịch vụ khách hàng..

2.1.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội với mục tiêu phát triển an toàn, chất lượng,

tăng trưởng bền vững. Các cấp lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng đã nỗ lực làm việc vì lợi ích cho khách hàng và sự phát triển chung của ngân hàng. Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

 Kết quả huy động vốn

Bảng 2.1 Kết quả nguồn vốn huy động năm 2005-2007

Đơn vị : triệu đồng

( Nguồn từ BCTC đã được kiểm toán SHB năm 2005,năm 2006 và BCTC đến ngày 31/10/2007)

Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2006 và năm 2007, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn của các NHTM. Sự cạnh tranh của các NHTM nhằm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) (Trang 27)