Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) thông qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

MỤC LỤC

Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích TCDN tại NHTM

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là sản phẩm của công tác kế toán tài chính, phản ánh tổng quát tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn, tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất. Về phương diện pháp lý thì các chỉ tiêu này phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các đối tượng đầu tư như nhà nước, ngân hàng, các cổ đông, cũng như với khách hàng thông qua công nợ phải trả…. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác).

Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, đối tượng sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình kế hoạch dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác cũng như kết quả tương ứng của từng hoạt động. Qua đó thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp để có biện pháp kích thích tiềm năng của doanh nghiệp, cũng như hạn chế khắc phục những tồn tại trong tương lai. Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành báo cáo tài chính của doanh nghiệp, dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong các báo cáo tài chính cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

Thông tin thu thập qua các kênh trung gian

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Thông tin thu thập được từ phỏng vấn trực tiếp

Ngoài hồ sơ tài chính mà khách hàng cung cấp, ngân hàng có thể tiến hành phỏng vấn một số người trực tiếp liên quan. Người được phỏng vấn có thể là kế toán viên, kế toán trưởng hay các cán bộ khác có liên quan. Nội dung phỏng vấn có thể xảy ra những sai sót khó xác định đúng như khoản mục hàng tồn kho, khoản mục nợ phải thu…để nắm rừ tỡnh hỡnh hoạt động của doanh nghiệp trong qỳa khứ cũng như hiện tại.

Tuy nhiên, kết quả của việc phỏng vấn này hoàn toàn phụ thuộc trình độ và kinh nghiệm của người phỏng vấn. Ngân hàng cũng có thể phỏng vấn chủ nợ cũ của khách hàng để tìm hiểu về tính cách và uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng nói chung…. Tuy nhiên thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng thông qua các báo cáo tài chính vẫn là quan trọng nhất, các nguồn thông tin khác có vai trò bổ sung thông tin cho BCTC, giúp cho cán bộ tín dụng có cái nhìn đầy đủ và xác thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong các NHTM

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các cân bằng trên bảng CĐKT

Trước khi đi vào phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa vào hệ thống các chỉ tiêu tài chính thì ngân hàng phải tiến hành chuẩn đoán chung về tình trạng của doanh nghiệp thông qua việc xem xét khái quát các BCTC để biết xem doanh nghiệp có trong tình trạng tốt hay không?. - Nếu vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn 0, nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn TSDH, chứng tỏ TSDH được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp đang kinh doanh vốn với cơ cấu vốn rất mạo hiểm. Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi người thứ ba.

- Khi nhu cầu vốn lưu động nhỏ hơn 0, chứng tỏ phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba của doanh nghiệp nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. - Nếu vốn bằng tiền > 0, khi nhu cầu vốn lưu động > 0, chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên thoã mãn nhu cầu vốn lưu động; khi nhu cầu vốn lưu động <0, chứng tỏ doanh nghiệp có quá nhiều tiền do chiếm dụng được vốn của bên thứ ba. - Nếu vốn bằng tiền < 0 chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên chỉ tài trợ được một phần nhu cầu vốn lưu động , phần còn lại dựa vào tín dụng ngân hàng.

Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo tài chính

Hệ số cao thể hiện khả năng thanh toán cao so với nghĩa vụ thanh toán, tuy nhiên nếu quá cao cũng có thể doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản hiện hành, bộ phận này không vận động, không sinh lơì, sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế các hệ số này được chấp nhận là cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất kinh doanh, cơ cấu, chất lượng của TSNH, hệ số vòng quay TSNH trong mỗi loại hình doanh nghiệp…Vì vậy cách xem xét tốt nhất là nên so sánh các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp với khả năng thanh toán trung bình Hệ số khả. Hệ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có vốn tự có, có tính độc lập cao do đó không bị ràng buộc hay bị sức ép của các khoản nợ vay, ngân hàng thường mong muốn doanh nghiệp mà mình tài trợ vốn có hệ số này càng cao càng tốt, vì trong trường hợp.

Nhìn chung, vòng quay các khoản phải thu càng lớn càng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu bằng tiền của doanh nghiệp nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.Vòng quay khoản phải thu được tính toán và so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành mới có thể đánh giá một cách chính xác. Phân tích khả năng sinh lời là một trong những nội dung phân tích được các nhà quản trị tài chính, các nhà cho vay, nhà đầu tư…quan tâm đặc biệt vì nó phản ánh đáp số sau cùng của kết quả kinh doanh, gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và tương lai. Trong điều kiện bình thường, chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản ngày càng tốt.Tuỳ theo mục đích của nhà phân tích, lợi nhuận trước thuế có thể là phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, cũng có thể là tổng lợi nhuận trước thuế mà tài sản đó tạo ra trong một kỳ kinh doanh (bao gồm cả lợi nhuận dành cả cho người cho vay).

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tiền chi ra thực tế không đồng nhất với chi phí của doanh nghiệp: khoản chi ra thực tế bao gồm tiền thanh toán các khoản nợ của kỳ trước và tiền thanh toán khoản nợ của kỳ này, không bao gồm tiền hàng được mua chịu đến kỳ sau mới trả. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xây dựng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai, dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền, kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những thay đổi từ giá cả. Nếu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 0 chứng tỏ doanh nghiệp có doanh thu tăng, bán chịu ít, tốc độ tăng doanh thu bằng tiền lớn hơn tốc độ tăng của sản phẩm được sản xuất ra, tăng phải thu kỳ trước; đây là dấu hiệu sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nhỏ hơn 0 do các nguyên nhân doanh nghiệp mới đầu tư vào tài sản hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, ngân hàng phải xem xét nguồn vốn để đầu tư, nếu không phải đầu tư từ vốn chủ sở hữu hay vốn dài hạn thì chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư bằng vốn ngắn hạn và như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tín dụng. Nếu lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ lơn hơn 0, các dòng tiền thành phần đều lớn hơn 0: chứng tỏ doanh nghiệp đang dư tiền nên chỉ cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh (tăng sản lượng, đầu tư cho công nghệ mới ). Ngoài ra, trong trường hợp lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn 0, các dòng tiền thành phần có thể lơn hơn 0 hoặc nhỏ hơn 0, tùy trường hợp cụ thể ngân hàng sẽ có sự đánh giá phân tích chi tiết từng chỉ tiêu dòng tiền ảnh hưởng tới dòng tiền tổng hợp để có quyết định cho vay hay không và cho vay theo phương thức và thời hạn như thế nào.