1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN HÀ NỘI

27 447 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 63,96 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN NỘI (SHB) 2.1. Khái quát về ngân hàng NHTMCP Sài Gòn –Hà Nội (SHB). 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng SHB. Ngân hàng TMCP Sài Gòn –Hà Nội, (tên giao dịch quốc tế là Sahabank, tên viết tắt là SHB), tiền thân là ngân hàng TMCP nông thôn Nhơn Aí hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 7503000085 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Cần Thơ cấp ngày 10 tháng 12 năm 1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 11 tháng 11 năm 1993; SHB chính thức đi vào hoạt đông từ ngày 12 tháng 12 năm 1993. Những ngày đầu đi vào hoạt đông, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. SHB với vốn điều lệ là 400 triệu đồng, mạng lưới hoạt động của ngân hàng chỉ có trụ sở chính đặt tại số 341-ấp Nhơn Lộc 2 –thị trấn Phong Điền –huyện Châu Thành –tỉnh Cần Thơ, với quy mô rất nhỏ và đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ nông dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trải qua gần 14 năm hoạt động, vốn điều lệ của ngân hàng năm 2006 là 500 tỷ đồng, năm 2007 tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng; mạng lưới kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn thành phố Cần Thơ, thành phố Nội, TP Đà Nẵng, TP Quảng Ninh và ở tỉnh Hậu Giang với nhiều sản phẩm tiện ích. Đối tượng khách hàng của SHB đã đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Hoạt động trong những năm qua SHB luôn giữ được tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan. Vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh của SHB năm sau đều cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra, tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững. Ngày 20 tháng 1 năm 2006 thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐ/NHNN chấp nhận cho SHB chuyển đổi mô hình từ ngân hàng TMCP nông thôn sang ngân hàng TMCP đô thị, đánh dấu một bước phát triển mới của SHB, từ đó tạo điều kiện chi ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, mở rộng kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế Hoạt động tín dụng của SHB giai đoạn năm 2007-2010 dự kiến sẽ tăng trưởng rất cao. Đặc biệt trong năm 2006 SHB đã ký hợp tác chiến lược toàn diện với tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Theo đó SHB sẽ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các công ty thành viên cũng như các dụ án của hai tập đoàn này. Nắm bắt cơ hội, khu vực kinh tế tư nhân và khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và nhu cầu vốn cao, SHB đã ký thoả thuận hợp tác với hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nội và Thành Phố Hố Chí Minh để tạo sự phát triển lâu dài. Hiện nay mạng lưới chi nhánh và quy mô hoạt động của SHB không ngừng vươn xa, bao gồm 18 chi nhánh và rất nhiều phòng giao dịch: tại Cần Thơ có hội sở chính, 9 sở giao dịch và 3 điểm giao dịch. Tại khu vực phía nam có 2 chi nhánh và 4 phòng giao dịch. Tại khu vực phía Bắc có 2 chi nhánh và 7 phòng giao dịch. Tại khu vực miền trung có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch. SHB phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng bằng việc phát triển mở rộng mạng lưới với hội sở chính. 188 chi nhánh và các phòng giao dịch đặt ở khắp 43 tỉnh thành trong cả nước. Trong định hướng mục tiêu phát triển, nhận thấy yếu tố con người luôn có vai trò quan trọng. SHB luôn đặt chiến lược xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu.Tính đến năm 2007 số lượng công nhân viên trong ngân hàng là 483 người. Phân theo cấp bậc có 106 cán bộ chiếm 21,95% và 377 nhân viên nghiệp vụ chiếm 78,05%. Trong đó số nhân viên có trình độ đại học là 362 nhân viên chiếm tỷ lệ đáng kể là 74,95%.; trình độ trên đại học là thạc sỹ, tiến sỹ cũng có 14 người chiếm 2,9%. Với những điều kiện hiện có SHB sẽ trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu tại Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thành tập đoàn tài chính để cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thi trường có chọn lựa, ngân hàng hoạt động vững mạnh và an toàn, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sài Gòn- Nội (SHB). BAN KIỂM SOÁT P.KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC UỶ BAN BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCH P.NHÂN SỰ & PHÁT TRIỂN P.PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG P.CÔNG NGHỆ THÔNG TIN P.ĐẦU TƯ P.PHÁT TRIỂN SP & DV P.QUẢN LÝ TÍN DỤNG P.KHÁCH HÀNG DN P.KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN P.HẠCH TOÁN & HTTD TRUNG TÂM THẺ P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TT.THANH TOÁN TT.QUỐC TẾ NGUỒN VỐN & KD TT P.DV KHÁCH HÀNG P.PHÁP CHẾ P.HÀNH CHÍNH QT P.ĐỐI NGOẠI & QHCĐ P.KẾ HOẠCH P.NGÂN QUỸ BAN KIỂM TRA,KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẠI HỘI ĐỒNG Trong đó Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng bầu ra Hội đồng quản trị và cơ quan kiểm soát. Hội đồng quản trị thành lập các uỷ ban làm tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc quản trị ngân hàng. Và bầu ra tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trứơc Hội đồng quản trị và pháp luật về hoạt động của ngân hàng. Các phòng ban nghiệp vụ thực hiện các nghiệp vụ theo quy định về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn do Tổng giám đốc ban hành và theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Các chi nhánh của ngân hàng được chia thành các phòng ban hoạt đông theo chức năng cụ thể gồm có: Phòng kế toán nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ, phòng hành chính quản trị, phòng dịch vụ khách hàng và phòng tín dụng và tài trợ thương mại. Dưới chi nhánh có các phòng giao dịch phân chia các bộ phận hoạt động chuyên trách: tổ tín dụng và tài trợ thương mại, tổ dịch vụ khách hàng 2.1.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB. Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Nội với mục tiêu phát triển an toàn, chất lượng, tăng trưởng bền vững. Các cấp lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng đã nỗ lực làm việc vì lợi ích cho khách hàng và sự phát triển chung của ngân hàng. Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:  Kết quả huy động vốn Bảng 2.1 Kết quả nguồn vốn huy động năm 2005-2007 Đơn vị : triệu đồng ( Nguồn từ BCTC đã được kiểm toán SHB năm 2005,năm 2006 và BCTC đến ngày 31/10/2007) Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2006 và năm 2007, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn của các NHTM. Sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Ngoài ra thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn đặc biệt thuận lợi của các ngân hàng. Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng do SHB không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, tính đến 31/12/2005 nguồn vốn huy động là 196.991 triệu đồng, đến thời điểm 31/12/2006 tổng vốn huy động đã đạt 777.001 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, năm2006 tăng 290% so với năm 2005, tính đến 31/10/2007 tăng 958% so với tổng nguồn vốn huy động cả năm 2006. Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chu yếu là do huy động ngắn hạn. Năm 2005 chiếm 69%; năm 2006 chiếm 87,56% và tính đến 31/10/2007 chiếm 94,46% trong tổng nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng(% ) Số dư Tỷ trọng(% ) Số dư Tỷ trọng(% ) Phân theo kỳ hạn 196.99 1 100% 770.00 1 100% 8.145.61 7 100% - Ngắn hạn 135.921 69% 674.22 87,56% 7.694.412 94,46% -Trung dài hạn 61.07 31% 95.781 12,44% 451.205 5,54% Phân theo cơ cấu 196.99 1 100% 770.00 1 100% 8.145.61 7 100% -Trong nước 196.991 100% 770.001 100% 8.145.617 100% + TCTD 20.000 10,15% 402000 52,21% 6.715.615 82,44% +Khách hàng khác 176.991 89.85% 368.001 47,79% 1.403.002 17,56% - Nước ngoài 0 0% 0 0% 0 0% Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu năm 2006 chủ yếu do huy động từ tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng 89,85%; sang năm 2006 cơ cấu huy động vốn đã có sự thay đổi, số vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm 52,21% và đến thời điểm 31/10/2007 chiếm tỷ trọng là 82,44 % tổng nguồn vốn huy động. Hịên nay chưa có vốn nhận từ chính phủ trong tổng nguồn vốn huy động.  Hoạt động tín dụng Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng từ năm 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng ( N g u ồ n từ BCTC đó được kiểm toán SHB năm 2005, năm 2006 và BCTC đến ngày 31/10/2007) Theo công bố của tổng cục thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP ) của Việt Nam năm 2006 là 8,17% so với năm 2005- mức cao nhất trong mười năm qua. Là một nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu Châu á và thế giới. Do nền kinh tế tăng trưởng liên tục nên nhu cầu về vốn rất lớn thúc đẩy toàn hệ thống ngân hàng trong nước trong giai đoạn vừa qua phát triển khá nóng. Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong nước, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sữa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện vùng miền ngành nghề kinh doanh. Đưa các dịch vụ cho vay hấp dẫn đến nhiều đối tượng khách hàng, ngoài ra SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng, an toàn. Nhờ đó hoạt động tín dụng của SHB đã đạt được sự tăng trưởng bền vững. Tính đến cuối năm 2005, dư nợ tín dụng của SHB đạt 229.849 triệu đồng, năm 2006 tổng dư nợ tín dụng đạt 492.984 triệu đồng và 31/12/2007 đạt 2.862.688 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của SHB rất cao, năm 2005 tăng 44,7%, năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tăng (%) Số dư Tăng (%) Số dư Tăng (%) -Tổng dư nợ tín dụng 229.849 44,7 492.984 114,5 2.862.668 480,68 -Tổ chức tín dụng 0 0 0 0 100 -Khách hàng khác 229.849 44,7 492.984 114,5 2.807.668 469,59 2007 tỉ lệ tăng đã lên tới 480.68%, thể hiện sự phát triển vượt bậc của hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB. Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ theo thời gian. Đơn vị:triệu đồng ( Nguồn từ BCTC đó được kiểm toán SHB năm 2005. năm 2006 BCTC đến ngay 31/10/2007) Thông qua bảng số liệu ta thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB : dư nợ tín dụng theo cơ cấu các hình thức cho vay đều tăng ở mức dư nợ. Ví dụ cho vay ngắn hạn năm 2005 là 168.183 triệu đồng, năm 2007 đã đạt tới 1.730.826 triệu đồng, tăng 929%, một tốc độ tăng vô cùng lớn.Về cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ: Năm 2005, 2006 ngân hàng chưa cho vay với USD, nhưng tới năm 2007 dư nợ cho vay USD đã đạt 308.132 triệu VNĐ, điều này cũng chứng tỏ sự đa dạng hoá loại hình tín dụng tại SHB. Kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 2.4 kết quả hoạt động kinh doanh. đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng giá trị tài sản 292.897 1.322.481 9.287.890 Tổng vốn huy động 196.991 770.001 8.145.618 Tổng dư nợ 229.849 492.983 2.862.668 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ tín dụng 229.849 492.984 2.862.668 1.Theo hình thức cho vay - Cho vay ngắn hạn 168.183 298.230 1.730.826 - Cho vay trung, dài hạn 45.283 155.432 1.082.587 - Cho vay hợp vốn 2300 2300 - - Cho vay từ nguồn tài trợ của chính phủ hoặc tổ chức nước ngoài 13.454 37.022 49.225 2.Theo loại tiền tệ - VNĐ 229.849 492.984 2.554.576 - USD - - 308.132 Tổng thu nhập kinh doanh 27.421 54.463 396.563 Thuế phải nộp 2.063 2.743 33.405 Lợi nhuận trước thuế 7.368 9.796 119.464 Lợi nhuận sau thuế 5.305 7.053 86.014 ( Nguồn từ BCTC đó được kiểm toán SHB năm 2005. năm 2006 BCTC đến ngày 31/10/2007) Tổng thu nhập kinh doanh năm 2005 là 27.421 triệu đồng, năm 2007 là 396.563 triệu đồng, tăng 1346% thể hiện một tốc độ tăng mạnh mẽ. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng năm 2005 là 5.305 triệu đồng, năm 2007 đã tăng 1603% đạt 86.014 triệu đồng. Qua đó chứng tỏ hoạt động của ngân hàng phát triển mạnh những năm gần đây mang lại nguồn lợi nhuận lớn, và tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng mạnh thể hiện sự phát triển toàn diện của ngân hàng 2.2.Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB. 2.1.1. quy trình phân tích tài chính trong họat động tín dụng tại ngân hàng SHB. Phân tích tài chính của khách hàng là một phần không thể thiếu trong cả quy trình nghiệp vụ tín dụng tạị ngân hàng SHB. Quy trình phân tích khách được quy định thành văn bản cụ thể để toàn bộ nhân viên tín dụng tại ngân hàng thực hiện. Cụ thể quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp như sau: Bước 1: Thu thập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ tài chính: Các BCTC hợp lệ, hợp pháp là bản chính hoặc bản phô tô có đóng dấu và xác nhận “ sao y bản chính ” của đơn vị phát hành. Các số liệu trên bảng CĐKT phải đảm bảo tính cân bằng và phù hợp trong quan hệ với các BCTC khác . - Kiểm tra tính đầy đủ của BCTC. Hồ sơ tài chính mà doanh nghiệp gửi tới ngân hàng là BCTC của doanh nghiệp ít nhất trong hai năm liên tiếp gần nhất. Gồm có: + Bảng cân đối kế toán . + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có ). + Thuyết minh báo cáo tài chính . Bước 2: đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng: Cán bộ tín dụng sẽ dùng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để đánh giá toàn diện và đánh giá từng khoản mục phản ánh tài chính của khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành tiến hành tái cấu trúc laị các bảng BCTC theo đánh gía của ngân hàng để từ đó phân tích: - Đánh giá tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và các khoản mục tài sản để đánh giá quy mô, xu hướng hoạt động cũng như chất lượng tài sản có của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu tài sản trong mối quan hệ cơ cấu nguồn vốn để đánh giá sự hợp lý của cơ cấu tài sản và sự chủ động, ổn định của nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó đặc biệt chú ý đến các khoản mục: Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền. Tình trạng các khoản phải thu, vòng quay các khoản phải thu. Tình trạng hàng tồn kho hàng kém phẩm chất, dự phòng giảm gía hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho. - Phân tích cơ cấu nguồn vốn, so sánh với kỳ trước để đánh giá về khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp trong vấn đề thanh toán với các bạn hàng, hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn nào? Bước 3: Phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp trên 4 nhóm chỉ tiêu chính, trong đó bao gồm nhiều chỉ tiêu cụ thể: - Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán. - Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời. - Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính. - Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động tài sản. Sau khi tính toán, thông qua việc so sánh các chỉ số, cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá những thay đổi trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời phân tích nguyên nhân của thay đổi đó và ảnh hưởng của chúng tới doanh nghiệp trong tương lai. Bước 4: Phân tích dòng tiền. Nếu doanh nghiệp có lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì ngân hàng sẽ tiến hành phân tích theo những nội dung sau đây: - Phân tích cơ cấu dòng tiền vào trong tổng dòng tiền vào, so sánh với năm trước để xác định dòng tiền vào từ hoạt động nào chủ yếu. - Phân tích cơ cấu dòng tiền ra trong tổng dòng tiền ra, so sánh với các năm để xác định dòng tiền ra chủ yếu. -Phân tích cân đối dòng tiền vào, ra từ các hoạt động của doanh nghiệp để đánh gía xu hướng đầu tư của doanh nghiệp. - Từ kết quả phân tích đánh gía đó, cán bộ ngân hàng tiến hành lập dự báo dòng tiền năm tiếp theo. Bước 5: Đánh gía quan hệ của doanh nghiệp tại ngân hàng SHB và các tổ chức tín dụng khác. - Đánh giá về uy tín trong quan hệ vay trả. - Đánh giá về mức độ ưu đãi mà ngân hàng SHB và các tổ chức tín dụng khác đang dành cho doanh nghiệp. - Đánh giá về tiềm năng lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lai cho ngân hàng. - Đánh giá về các nhân tố quyết định sự lựa chọn của doanh nghiệp về ngân hàng giao dịch. Bước 6: Tổng hợp kết quả tính điểm. Sau khi đã tính toán các chỉ tiêu tài chính kết hợp với kết quả thẩm định tài sản đảm bảo, kết quả phân tích hoạt động kinh doanh và đánh giá tính khả thi của dự án hay phương án kinh doanh trên nền kinh tế thị trường nói chung và của ngành nói riêng để cán bộ có kết quả đánh gía cuối cùng. Cán bộ tín dụng sẽ đánh giá, cho điểm các chỉ tiêu tài chính dựa theo hướng dẫn chấm điểm khách hàng được quy định trong quyết định só 454 QĐ/TD NH ngày 31/12/2004 của ngân hàng SHB. Trong đó quy định cụ thể các chỉ tiêu, cách cho điểm khách hàng ở các lĩnh vực khác nhau… Bước 7: Cán bộ tín dụng đưa ra đề xuất. Khi đã hoàn tất quá trình phân tích và cho điểm khách hàng,cán bộ sẽ đề xuất : - Mức độ cấp tín dụng cho doanh nghiệp. - Điều kiện tài sản đảm bảo,điều kiện bảo lãnh…. - Phương pháp quẩn lý tín dụng áp dụng với doanh nghiệp. Quy trình phân tích tài chính của ngân hàng SHB là một quy trình khoa học và thống nhất, giúp cán bộ tín dụng hình dung khái quát được công việc phải làm và [...]... của doanh nghiệp, từ đó có quyết định tín dụng đúng đắn 2.2.2 Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB Để xem xét và đánh giá cụ thể công tác phân tích tài chính trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB, có thể phân tích một ví dụ cụ thể về khách hàng là của ngân hàng: Công Ty TNHH Máy Tính Nội Hồ sơ tài chính của Công Ty TNHH Máy Tính Nội gửi cho ngân hàng... hạng tín dụng khách hàng nhanh chóng và chính xác, nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thứ ba: hoạt động phân tích tài chính tại ngân hàng đã áp dụng công nghệ tin học điện tử, từ đó giảm thiểu tối đa thời gian phân tích và nâng cao chất lượng phân tích tín dụng Ngân hàng rất coi trọng công tác tìm kiếm thông tin trên internet và thông tin từ trung tâm thông tin tín dung ngân hàng... lượng phân tích tài chính doanh nghiệp… Kết luận chương 2 Như vậy, qua việc đánh giá tổng quát thực trạng của ngân hàng từ việc tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của ngân hàng để có được cái nhìn tổng quát về ngân hàng SHB Đánh giá về thực trạng phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng, trên cơ sở trình bày lý thuyết các bước trong quy trình phân tích TCDNphân tích. .. quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp hay bất cứ một công tác quy trình nào khác là công việc không hề đơn giản và nhanh chóng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Nội vẫn là một ngân hàng trẻ tuổi so với nhiều NHTM khác, và điều này cũng là một nguyên nhân của những tồn tại của ngân hàng Thứ hai: cán bộ tín dụng chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy chế nghiệp vụ Công tác hoạt động tín dụng tại ngân hàng về cách... định TCDN tại ngân hàng SHB-PGD Thái Hà- Nội) Dựa vào kết quả đánh giá về Công Ty TNHH Máy Tính Nội cán bộ tín dụng đã đề xuất cấp tín dụng cho Công ty với hạn mức cho vay là 1 tỷ VNĐ, thời gian từ 25/10/2007 đến 25/10/2010 Cùng với đó là các đề nghị về tài sản đảm bảo, hạn mức bảo lãnh cụ thể cho khoản vay 2.3 Đánh giá công tác phân tích TCDN của ngân hàng SHB 2.3.1.Những kết quả đạt được Hoạt động. .. của công tác tín dụng tại ngân hàng Thứ nhất: ngân hàng đã ngày càng hoàn thiện quy trình phân tích khách hàng, trong đó việc phân tích tài chính doanh nghiệp luôn được chú trọng điều này giúp cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng tăng mạnh về doanh số cho vay và dư nợ tín dụng, cùng với đó là tỷ lệ nợ xấu giảm dần Hoạt động tín dụng phát triển tốt là nguồn chính mang lai lợi nhuận cho ngân hàng, là tiềm... lý doanh nghiệp là khách hàng trực tiếp của mình, không phân biệt khách hàng đó là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào Trong việc phân công công việc tại ngân hàng chưa có sự cân nhắc hay chọn lực nào đối với các cán bộ tín dụng trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể Đây cũng là một hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Thứ năm: số liệu tài chính do các doanh... và phát triển trong thị trường đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đòi hỏi SHB phải không ngừng nâng cao chất lượng ở tất cả các mặt hoạt động, đặc biệt trong hoạt động tín dụng, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp phải đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thựcthực sự phù hợp để khắc phục được những tồn tại nâng cao hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân hàng- hoạt đông đóng... phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đã đạt được một số thành công nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn có một số vấn đề tồn tại: Thứ nhất: Hệ thống chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp chưa đầy đủ và chưa tổng quát Trên thực tế cán bộ tín dụng chỉ tính toán các số liệu tài chính phục vụ cho việc tính điểm và xếp hạng tín dụng Nhiều cán bộ tín. .. tín dụng luôn có tỷ trọng lớn trong các hoạt động của ngân hàng Tại SHB trong những năm qua hoạt động tín dụng đã không ngừng nâng cao về cả số lượng và chất lượng, mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng, là nguồn lực phát triển trong tương lai Để đạt được điều đó, cũng nhờ rất nhiều vào việc SHB tập trung nâng cao chất lượng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả của công tác . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN HÀ NỘI (SHB) 2.1. Khái quát về ngân hàng NHTMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB. Để xem xét và đánh giá cụ thể công tác phân tích tài chính trong hoạt động tín dụng tại

Ngày đăng: 23/10/2013, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng từ năm 2005-2007 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN HÀ NỘI
Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng từ năm 2005-2007 (Trang 6)
2.2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công Ty TNHH Máy Tính  Hà Nội. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN HÀ NỘI
2.2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công Ty TNHH Máy Tính Hà Nội (Trang 12)
 Tình hình sản xuất kinh doanh. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN HÀ NỘI
nh hình sản xuất kinh doanh (Trang 14)
2.2.2.2 Đánh giá tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính Nhóm I: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN HÀ NỘI
2.2.2.2 Đánh giá tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính Nhóm I: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn (Trang 15)
Nhóm III: nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN HÀ NỘI
h óm III: nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư (Trang 17)
Bảng 2.7. Kết quả đánh gía và các chỉ tiêu xếp loại khách hàng - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP SÀI GÒN HÀ NỘI
Bảng 2.7. Kết quả đánh gía và các chỉ tiêu xếp loại khách hàng (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w