Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dựán đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu từ& Phát triển Bắc Hà Nội
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 51.1.3 Hoạt động cho vay theo dự án tại NHTM 6
1.2.2 Sự cần thiết của thẩm định tài chính dự án đầu tư 81.2.2.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư 81.2.2.2 Sự cần thiết của thẩm định tài chính dự án đầu tư 91.2.3 Nội dung công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
111.2.3.1 Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư 11
1.2.3.3 Thẩm định về dự trù doanh thu - chi phí của dự án 141.2.3.4 Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án 151.2.3.5 Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
tài chính dự án
171.2.3.6 Xác định bảng cân đối khả năng trả nợ 231.3 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 241.3.1 Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án 241.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài
241.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm
định tài chính dự án đầu tư
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu từ & Pháttriển Bắc Hà Nội
302.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh 30
Trang 22.1.3.2 Hoạt động tín dụng 34
2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự ánđầu tư của Ngân hàng Đầu từ & Phát triển Bắc HàNội
2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính DAĐT 392.2.3 Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính DAĐT 412.2.4 Ví dụ minh hoạ về thẩm định một DAĐT 44
2.2.4.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánhNgân hàng Đầu từ & Phát triển Bắc Hà Nội
442.3 Đánh giá về chất lượng thẩm định tài chính DAĐT 53
CHƯƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨMĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNGĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI
3.1 Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàngĐầu từ & Phát triển Bắc Hà Nội
3.1.2 Định hướng trong hoạt động cho vay và công tácthẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh
623.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính
dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu từ & Phát triểnBắc Hà Nội
3.2.1 Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án 633.2.1.1 Thẩm định kế hoạch vốn đầu tư của dự án 643.2.1.2 Xác định mức lãi suất chiết khấu hợp lý đối với từng
dự án
643.2.1.3 Thẩm định khả năng trả nợ thực tế của dự án 653.2.1.4 Thẩm định mức độ rủi ro của dự án 663.2.2 Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thẩm định tài
chính dự án khoa học và hiệu quả
3.2.4 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin và trangthiết bị công nghệ
69
Trang 33.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩmđịnh tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngânhàng Đầu từ & Phát triển Bắc Hà Nội
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 20 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đángkhích lệ Tăng trưởng cao bình quân trên 7%/năm, việc làm, thất nghiệp đượccải thiện, các loại hàng hoá đa dạng và phong phú, đời sống nhân dân ngàycàng được ổn định và nâng cao rõ rệt.
Có được những kết quả đó không thể không nhắc tới sự đóng góp củahệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam Với tư cách là trung gian tàichính trong nền kinh tế, hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam luôngiữ vai trò huyết mạch trong các hoạt động kinh tế nói chung, và là kênh dẫnvốn chủ đạo đối với các dự án đầu tư của Nhà nước cũng như của các doanhnghiệp.
Đối với các Ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay theo dự án luônlà một trong những hoạt động quan trọng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợvà mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng Song hoạt động này lại tiềm ẩnnguy cơ rủi ro cao nhất cho Ngân hàng Chính vì vậy, việc nâng cao chấtlượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay, đặc biệt là nâng caochất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư hiện đang là một trong những vấnđề mang tính cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại.
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu từ & Phát triển Bắc Hà Nội,cùng với những kiến thức lý luận đã tích luỹ được trong thời gian học tập vànghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, em đã chọn đề tài: "Nâng caochất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay củaNgân hàng Đầu từ & Phát triển Bắc Hà Nội" làm chuyên đề thực tập tốtnghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư NHTM
Trang 5- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự ánđầu tư của NHĐT & PT Bắc Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm địnhtài chính dự án đầu tư.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề đi sâu nghiên cứu chất lượng thẩm định hiệu quả tài chínhdự án trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu từ & Pháttriển Bắc Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phân tích trên cơsở phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp duy vật lịch sử đểphân tích và làm rõ nội dung
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Hoạt động thẩm định tài chính dự án của ngân hàngthương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tưtại Ngân hàng Đầu từ & Phát triển Bắc Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tàichính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu từ & Phát triển Bắc Hà Nội
Trang 6CHƯƠNG 1
HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính trung gian giữ vai tròquan trọng bậc nhất của nền kinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộcvào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng,trong đó ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thịphần và số lượng các ngân hàng.
Với tư cách là một trung gian tài chính trong nền kinh tế, các hoạt độngchủ yếu của NHTM là huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụkhác.
a) Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM - đóng vai tròquan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng Trước đây,hoạt động huy động vốn của ngân hàng chủ yếu chỉ là nhận tiền từ kháchhàng Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và các tiến bộcủa khoa học công nghệ, các hình thức và nguồn vốn huy động vốn củaNHTM cũng trở nên đa dạng hơn, bao gồm: vốn chủ sở hữu, tiền gửi thanhtoán, vay từ các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn….
b) hoạt động tín dụng
Hoạt động chủ yếu và quan trọng bậc nhất của NHTM là cấp tín dụngcho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân Tín dụng là loại tài sản chiếmtỷ trọng lớn nhất, đem lại thu nhập từ lãi cao nhất và cũng tiềm ẩn nhiều rủi roở phần lớn các NHTM Loại tài sản này được phân chia theo nhiều tiêu thứckhác nhau.
Trang 7Phân chia theo thời gian, gồm có tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dàihạn Vì thời gian có liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của khoảntín dụng, nên phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngânhàng.
Theo hình thức tài trợ tín dụng được chia thành cho vay, bảo lãnh chothuê…
Tín dụng được chia theo bảo đảm: không có bảo đảm, có bảo đảm bằngtài sản thế chấp, cầm cố.
Theo rủi ro: tín dụng bao gồm các khoản có độ an toàn cao, khá, trungbình và thấp.
Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoátrong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
c) Các hoạt động khác
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các NHTM đã trởthành những ngân hàng đa năng, mở rộng phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnhkinh doanh Có thể kể đến các hoạt động như: thanh toán, bảo lãnh, cho thuê,đại lý uỷ thác, mua bán ngoại tệ…
Cùng với hoạt động chính là huy động vốn và cấp tín dụng, Các NHTMngày càng quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ kể trên Bởi lẽ mức độ rủiro tiềm ản trong các hoạt động này là rất thấp, và đây cũng có thể coi là tấmđệm san sẻ bớt rủi ro từ các hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên, do tính rủi ro thấp nên thu nhập đem lại từ các hoạt độngnày không cao, thường chỉ chiếm nhiều nhất là 30% tổng thu nhập của cácngân hàng Do vậy hoạt động tín dụng, mà cụ thể là hoạt động cho vay vẫnluôn luôn chiếm được sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý ngân hàng.Điều này được giải thích bởi cả yếu tố sinh lời cao và nguy cơ rủi ro tiềm ẩnlớn.
1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Trang 8Là một hình thức cấp tín dụng, cho vay là việc ngân hàng đưa tiền chokhách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảngthời gian xác định Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng.Hoạt động cho vay của ngân hàng bao gồm: cho vay thương mại; cho vay tiêudùng; tài trợ dự án.
a) Cho vay thương mại
Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thựctế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thucho ngân hàng để lấy tiền trước) Sau đó ngân hàng cho vay trực tiếp đối vớicác khách hàng (là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mởrộng sản xuất kinh doanh.
b) Cho vay tiêu dùng
Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầucần mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, phương tiện vận chuyển…Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cánhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng tiềm ẩn rủiro vỡ ợ tương đối cao Nhưng cùng với sự gia tăng thu nhập của người dân vàsự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới người tiêu dùng nhưlà một khách hàng tiềm năng.
Phương thức cho vay có thể là do vay trực tiếp đối với người mua hoặcthông qua tài trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ hàng lâu bền, các Công ty xâydựng để các doanh nghiệp này bán hàng trả góp Ngân hàng có thể tài trợ(hoặc đồng tài trợ) toàn bộ hoặc một phần giá trị hàng hoá.
c) Tài trợ cho dự án
Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàngngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ trung, dài hạn như: tài trợ xâydựng nhà máy, phát triển công nghệ cao, đầu tư vào bất động sản… Đối vớihầu hết các ngân hàng thương mại, việc tài trợ dự án đầu tư có vai trò đặc biệt
Trang 9quan trọng, vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ tín dụng và đem lại thu nhậptừ lãi lớn nhất cho ngân hàng.
1.1.3 Hoạt động cho vay theo dự án tại ngân hàng thương mại
Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định…nhằm thực hiện dự án nhất định, có thể xin vay ngân hàng Một trong nhữngyêu cầu của ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích,kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án (sản xuất kinh doanh).Phân tích (và thẩm định) dự án là cơ sở để ngân hàng quyết định phần vốncho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp.
Dự án được xây dựng gồm nhiều mục đích như phân tích thị trường,nguồn nhân lực, địa điểm, công nghệ, quy trình sản xuất, phân tích tàichính… trong đó phân tích tài chính là mục tiêu quan tâm hàng đầu của ngânhàng.
Có nhiều phương pháp phân tích tài chính dự án để đánh giá hiệu quảtài chính của dự án như phân tích thông qua NPV, IR, thời gian hoàn vốn, tỷsuất thu nhập bình quân… Bên cạnh việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thíchhợp, ngân hàng đặc biệt quan tâm tới thời gian và các nguồn có thể dùng đểtrả nợ ngân hàng Do vậy trong những trường hợp không phải là dự án mới -tạo pháp nhân mới - ngân hàng luôn phân tích tài chính người vay kết hợp vớiphân tích dự án Một doanh nghiệp có tình hình tài chính là người vay kết hợpvới phân tích dự án
1.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.2.1 Dự án đầu tư
1.2.1.1 Khái niệm dự án đầu tư
Đầu tư là một hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nềnkinh tế Đó là hoạt động bỏ vốn với hy vọng đạt được lợi ích tài chính, kinh tế
Trang 10xã hội trong tương lai Ngày nay, nhằm tối đa hoá hiệu quả đầu tư, các hoạtđộng đầu tư đều được thực hiện theo dự án Vậy dự án đầu tư là gì?
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về dự án đầu tư nếu xem xét từnhiều góc độ và quan điểm khác nhau.
Xét về mặt hình thức, DAĐT là một tập hồ sơ được trình bày một cáchcó hệ thống và chi tiết kế hoạch các hoạt động, chi phí phải bỏ ra để đạt đượcnhững mục tiêu nhất định trong một tương lai xác định.
Xét về mặt nội dung, DAĐT được hiểu là một tập hợp các hoạt độngđặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫ nhau nhằm đạt được trong tương laicác mục tiêu nhất định với nguồn lực và thời gian xác định.
Trong Quy chế đầu tư và xây dựng theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP08/07/1999 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Dự ánlà một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mởrộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăngtrưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩmhoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tưtrực tiếp).
Với cách tiếp cận khác nhau sẽ có những khái niệm khác nhau vềDAĐT Tuy nhiên, dù đứng trên góc độ nào thì một DAĐT cũng gồm nhữngnội dung chính sau: mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án; các hoạt độngcần thực hiện trong dự án để đạt được mục tiêu dự án và cuối cùng là cácnguồn lực dành cho dự án như nguồn lực tài chính, con người….
1.2.1.2 Vai trò của dự án đầu tư
Đầu tư là một quá trình hết sức phức tạp, có liên quan, ảnh hưởng đếnnhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, kinh tế và xã hội Để cóthể sử dụng tối đa các nguồn lực một cách hiệu quả nhằm đạt được các mụctiêu của quá trình đầu tư, các chủ đầu tư, các nhà tài trợ và các cơ quan quảnlý Nhà nước cần phải soạn thảo DAĐT Vai trò của DAĐT là rất quan trọng,thể hiện cụ thể sau:
Trang 11 Đối với chủ đầu tư: Dự án luôn là căn cứ quan trọng để quyết địnhđầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư
Đối với nhà tài trợ (các NHTM): DAĐT là căn cứ quan trọng để cáctổ chức này xem xét tính khả thi của dự án, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nêntài trợ cho dự án hay không, và nếu có tài trợ thì nên tài trợ ở mức độ nào đểcó thể hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho nhà tài trợ.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: DAĐT là tài liệu quan trọngđể các cấp có thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy phép đầu tư, đồng thời dự áncòn là căn cứ pháp lý quan trọng để toà án giải quyết khi xảy ra tranh chấpgiữa các bên trong quá trình thực hiện dự án.
1.2.2 Sự cần thiết của thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.2.2.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư
Trên thực tế, bất kỳ dự án nào cho dù được chuẩn bị, phân tích kỹlưỡng đến đâu vẫn không thể tránh khỏi tính chủ quan của nhà phân tích vàlập dự án Do đó, những khiếm khuyết, lệch lạc tồn tại trong mỗi dự án là lẽđương nhiên Vì thế, đánh giá một cách chắc chắn hơn tính hợp lý, tính hiệuquả, tính khả thi của dự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự án thì cầnphải có một quá trình xem xét, kiểm tra đánh giá lại toàn bộ dự án một cáchđộc lập so với quá trình soạn thảo dự án Quá trình này chính là quá trìnhthẩm định dự án đầu tư.
Người ta thường tiến hành thẩm định dự án trên các mặt chính sau:- Cơ sở pháp lý, sự cần thiết của dự án
- Phương diện kỹ thuật - công nghệ
- sản phẩm, thị trường và khả năng cạnh tranh của dự án- Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
- Phương diện môi trường, lợi ích kinh tế - xã hội- Phương diện tài chính của dự án
- Phân tích rủi ro của dự án
- Phươg án cho vay và thu nợ đối với dự án
Trang 12Đối với các NHTM, một nội dung luôn được quan tâm và đặt lên hàngđầu trong quá trình thẩm định dự án chính là thẩm định tài chính của dự ánđầu tư Khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư, điều mà ngân hàngthường quan tâm hơn cả chính là khả năng thu hồi cả gốc và lãi của khoản tàitrợ Lẽ tất nhiên, nguồn trả nợ của dự án phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từdự án Vì vậy, có thể nói thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc đánh giá,xác định khả năng tạo ra nguồn thu của dự án trên cơ sở các khoản vốn đầu tưcho dự án.
Tóm lại, thẩm định tài chính dự án đầu tư chính là việc xem xét dự ánsẽ tạo ra được những lợi ích tài chính gì trong tương lai từ những nguồn lựctài chính ban đầu cho dự án Quá trình thẩm định tài chính dự án là khâu vôcùng quan trọng và cần thiết trong quá trình thẩm định dự án đầu tư nóichung.
1.2.2.2 Sự cần thiết của thẩm định tài chính dự án đầu tư
Trên thực tế, phần lớn các dự án thực hiện dở dang, thất bại là do đãkhông được thẩm định một cách kĩ lưỡng trước khi thực hiện, còn mang tínhchủ quan của người lập dự án Do vậy, khi có những thay đổi thực tế ngoài dựkiến, các chủ đầu tư thường lâm vào tình thế lúng túng và bị động Chính vì lẽđó,d dối với bất kì dự án nào, việc thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là thẩmđịnh hiệu quả tài chính là khâu vô cùng quan trọng, không thể thiếu đượctrước khi tiến hành đầu vào dự án.
Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa khác nhau đối với chủ đầu tư, nhàtài trợ và đối với các cơ quan quản lý Về phía các NHTM, việc thẩm định dựán đầu tư, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án lại càng cần thiết Cụ thể nhưsau:
- Thẩm định tài chính dự án giúp các NHTM đưa ra kết luận về tínhkhả thi hiệu quả về mặt tài chính của dự án, từ đó xác định được khả nănghoàn vốn của dự án, khả năng trả nợ của nhà đầu tư Trên cơ sở này, các ngânhàng mới đưa ra quyết định có tài trợ cho dự án hay không, nếu có thì nên tài
Trang 13trợ ở mức độ nào về giá trị khoản vay, thời hạn vay, dự kiến tiến độ giải ngân,lãi suất cho vay cách thức thu nợ, các biện pháp đảm bảo tiền vay…
- Thẩm định tài chính dự án giúp các ngân hàng lường trước được cácrủi ro có thể xảy ra như: sự biến động của thị trường đầu vào, sản phẩm đầura, các yếu tố về công nghệ; các yếu tố về chính sách, môi trường pháp lý…gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án Từ đó các ngân hàngsẽ có cơ sở để tham gia góp ý, tư vấn, bổ sung thêm các giải pháp cho chủ đầutư nhằm hạn chế đến mức thấp nhất mọi rui ro có thể xảy ra.
- Thông qua quá trình thẩm định, các NHTM sẽ có căn cứ để kiểm traviệc sử dụng vốn có đúng mục đích, đúng đối tượng hay không Việc kiểm tranày sẽ được thực hiện trước, trong và sau khi ngân hàng tiến hành giải ngân,góp phần thúc đẩy dự án đầu tư có hiệu quả.
- Thẩm định dự án là công việc rất phức tạp, vì thế rất khó tránh khỏiviệc mắc phải sai sóc khi thực hiện Việc thẩm định dự án sẽ giúp cán bộthẩm định của ngân hàng phải thường xuyên được tích luỹ kinh nghiệm, bàihọc, nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận định các rủi ro của dự án.
Như vậy, qua phần trình bày ở trên ta có thể thấy rằng việc thẩm địnhtài chính dự án đầu tư là vô cùng quan trọng Nó giúp các NHTM đánh giáđược chính xác hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả đầu tư dự án, từ đó lựachọn được những dự án khả thi cao để tài trợ, đảm bảo được khả năng thu hồivốn và lãi vay từ dự án.
1.2.3 Nội dung công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạtđộng cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.3.1 Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư
Một trong những công việc đầu tiên mà NHT phải thực hiện trước khitiến hành thẩm định tài chính dự án đó là thẩm định tình hình tài chính củachủ đầu tư dự án Tình hình tài chính của chủ đầu tư là một trong những yếutố quan trọng thể hiện sự an toàn về mặt tài chính của dự án Nó được thể hiện
Trang 14ở các mặt như: năng lực tài chính, tình trạng tín dụng, uy tín tín dụng, khảnăng thanh toán, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặc dù việc thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốnchỉ mang tính chất hỗ trợ cho quá trình thẩm định, nhưng đây lại là một côngtác rất quan trọng, giúp cán bộ thẩm định tại ngân hàng có được cái nhìn tổngthể về hiện trạng và triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường Tình hình tàichính của chủ đầu tư rõ ràng, minh bạch sẽ bước đầu tạo được lòng tin đối vớingân hàng Về phía NHTM, họ sẽ coi đó như là nguồn hậu thuẫn mạnh mẽ, làsự đảm bảo vô hình cho dự án trong trường hợp nếu dự án thực hiện dở dang,nguồn thu tự dự án không đủ khả năng trả nợ.
Vấn đề mấu chốt trong quá trình thẩm định tình hình tài chính của chủđầu tư là nguồn thông tin ngân hàng thu thập được phải đảm bảo tính kháchquan chính xác và đáng tin cậy Để thực hiện được điều này cán bộ thẩm địnhkhông những thu thập thông tin từ chính chủ đầu tư, mà còn từ các phươngtiện thông tin đại chúng, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp có quan hệvới doanh nghiệp chủ đầu tư….
1.2.3.2 Thẩm định vốn đầu tư của dự án
Việc thẩm định vốn đầu tư là một trong những nội dung rất quan trọngcủa thẩm định tài chính dự án Ngân hàng không chỉ thực hiện thẩm định vềvốn, tổng vốn đầu tư của dự án mà còn đi sâu phân tích, xem xét cơ cấunguồn vốn, khả năng đảm bảo nguồn vốn và nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độthực hiện dự án.
* Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án:
Trên thực tế, đối với các dự án chưa được thẩm định một cách kỹlưỡng, khi thực hiện thường không tránh khỏi tình trạng vốn đầu tư tăng lênhoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến, dẫn đến việc không cân đối được nguồn,ảnh hưởng đến hiệuq ủa và khả năng trả nợ của dự án Vì vậy, mục đích củaviệc thẩm định tổng vốn đầu tư là nhằm xác định tổng vón đầu tư sát với thực
Trang 15tế, tạo cơ sở tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dựán.
Tổng mức vốn đầu tư của dự án là giá trị toàn bộ số tiền và tài sản cầnthiết để lập và đưa dự án vào hoạt động.
Tổng vốn đầu tư = vốn cố định + vốn lưu động + vốn dự phòng Nhu cầu vốn cố định bao gồm:
+ Chi phí điều tra, khảo sát để lập, trình duyệt dự án, chi phí tư vấn,thiết kế dự án, chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng….
+ Chi phí xây dựng lắp đặt nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng+ Chi phí mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
+ Chi phí khác: tuyên truyền quảng cáo, trả lãi vay ngân hàng trongthời gian thi công, các chi phí để hoạt động ban đầu…
Nhu cầu vốn lưu động:
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu là giá trị các tài sản lưu độngban đầu cần thiết để đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thườngtheo các điều kiện kinh tế - kỹ thuật dự tính.
Bao gồm:
+ Dự trữ hàng hoá: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồnkho.
+ Dự trữ tiền mặt, các khoản phải thu và trả trước
Ngân hàng căn cứ vào tốc độ chu chuyển vốn lưu động hàng năm củachủ đầu tư, dự án các doanh nghiệp cùng ngành nghề dự án và khả năng tựchủ vốn lưu động của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động và chi phívốn lưu động hàng năm.
Vốn dự phòng:
Vốn dự phòng là lượng vốn để đề phòng phát sinh thêm chi phí đầu tưso với dự tính Trong thời gian dài hạn, giá cả đầu vào có thể thay đổi, tỷ giáhối đoái có thể biến động… Khi đó vốn dự phòng sẽ được sử dụng để đảm
Trang 16bảo tiến độ thực hiện dự án Vốn dự phòng thường được tính theo tỷ lệ phầntrăm trên tổng vốn cố định và vốn lưu động của dự án
Nói tóm lại, trong quá trình thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án, côngviệc của cán bộ thẩm định tại ngân hàng là phải xem xét, đánh giá tổng vốnđầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tínhđủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét đến các yếu tố làm tăng chi phí nhưtrượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệnếu dự án có sử dụng ngoại tệ….
* Thẩm định về cơ cấu nguồn vốn của dự ánMột dự án thường được tài trợ từ các nguồn sau:
Vốn tự có: để xác định nguồn vốn tự có của chủ đầu tư dự án, cácngân hàng cần phải phân tích, xem xét tình hình tài chính cũng như tình hìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ đầu tư ít nhất là trong hai năm gầnnhất.
Vốn từ ngân sách Nhà nước: đây là nguồn có tính an toàn cao, thườngchỉ được cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh mà sản phẩm của doanhnghiệp mang tính chiến lược đối với nền kinh tế.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư đã được duyệt, thông qua việc xem xétquy mô các nguồn tài trợ, ngân hàng sẽ xác định được số vốn còn thiếu vàmức độ cho vay đối với dự án Trong trường hợp các ngân hàng tham gia hơp
Trang 17vốn để cho vay thì các yếu tố về nguồn tài trợ phải được tất cả các ngân hàngđồng tài trợ cùng xem xét, bàn bạc rồi mới đi đến quyết định thống nhất.
* Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án.
Cán bộ thẩm định tại ngân hàng cần phải xem xét, đánh giá về tiến độthực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý haykhông Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự ánđể tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự cóphải tham gia đầu tư trước.
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn sẽ làm cơ sở cho việc dựkiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác địnhthời gian vay trả.
1.2.3.3 Thẩm định về dự trù doanh thu - chi phí của dự án
* Doanh thu từ hoạt động của dự án được tính hàng năm và bao gồmcác khoản:
- Doanh thu từ sản phẩm chính, từ sản phẩm phụ, từ thứ liệu, phế liệu- Doanh thu từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài
Trong quá trình thẩm định, để đảm bảo tính hợp lý và chính xác củadoanh thu, cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như: giábán của sản phẩm, sản lượng sản xuất hàng năm và mức tiêu thụ sản phẩmcủa thị trường.
Đối với các dự án mà sản phẩm rất nhạy cảm với các biến động của thịtrường trong và ngoài nước hoặc mức độ cạnh tranh trên thị trường thì cần cósự thay đổi giá bán qua các năm, hoặc xếp hạng mức độ rủi ro của dự án caohơn.
Sản lượng sản xuất của dự án được tính theo phần trăm của công suấtthiết kế, tăng dần trong các năm, đạt mức 100% khi sản xuất đi vào ổn địnhvà giảm dần vào các năm cuối trong vòng đời của dự án Do vậy, nhiệm vụcác cán bộ thẩm định là phải kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin để điều chỉnh tỷlệ này cho phù hợp.
Trang 18* Chi phí hoạt động hàng năm của dự án được xác định căn cứ vào kếhaọch sản xuất, kế hoạch khấu hao, kế hoạch trả nợ, bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính, vật liệu bao bì, bán thành phẩm và dịch vụmua ngoài, nhiên liệu, năng lượng…
- Chi phí nhân công: lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, trợc ấp- Chi phí trả lãi vay
- Chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý phân xưởng, tiêu thụ sản phẩm - Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị…
Các chi phí biến đổi như nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng… đượctính theo sản lượng sản xuất và định mức tiêu hao Cán bộ thẩm định cầnkiểm tra cùng loại hoặc tiêu chuẩn của ngành.
Các chi phí quản lý được tính theo % trên doanh thu Ngoài ra, một sốchi phí như chi phí vận chuyển, lương nhân viên bán hàng… đựơc tính theosản lượng.
Tổng mức khấu hao hàng năm của dự án phải bằng nguyên giá TSCĐvà phải tuân theo các phương pháp khấu hao do Bộ Tài chính ban hành đốivới các doanh nghiệp.
Chi phí lãi vay của dự án được tính dựa trên kế hoạch vay và trả nợ đốivới các nguồn huy động từ bên ngoài Cần kiểm tra lại cách tính trả lãi và gốccho phù hợp với thông lệ của ngân hàng.
1.2.3.4 Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án
Đối với các NHTM, khi tiến hành thẩm định hiệu quả tài chính của mộtdự án thì các chỉ tiêu như chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, từ dự án,…chưa phải là các chỉ tiêu thu hút được sự quan tâm nhất Bởi lẽ các chỉ tiêunày chỉ mang ý nghĩa tổng kết hoạt động kinh doanh của dự án trên sổ sách kếtoán (mang tính chất thời kỳ) mà không phản ánh chính xác khi nào thu nhậpvà chi phí được thu vào hoặc chi ra, hay nói cách khác chúng ta không thể xácđịnh được thời điểm xuất hiện của các khoản tiền này Chính vì vậy, để có thể
Trang 19đưa ra được những phân tích, đánh giá chính xác nhằm xác định dự án có hiệuqủa về mặt tài chính hay không, bên cạnh các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, nhàthẩm định thường quan tâm tới dòng tiền (CF) của dự án
Dòng tiền của dự án được định nghĩa là phần chênh lệch trong dòngtiền của doanh nghiệp trong giai đoạn mà dự án được thực hiện so với lúckhông thực hiện dự án Dòng tiền của dự án bao gồm dòng tiền vào và dòngtiền ra Để đơn giản hoá và tiết kiệm chi phí thực hiện, trong các dự án dòngtiền thường được giả định là xuất hiện vào cuối năm.
Đứng trên góc độ của các NHTM, với tư cách là nhà tài trợ dự án, cácdự án mà ngân hàng thẩm định được tài trợ bởi các nguồn vốn hỗn hợp baogồm vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay ngân hàng Quá trình thẩm địnhdòng tiền dự án do NHTM thực hiện gồm các nội dung :
* Dòng tiền vào (CIF - Cash Inflow): phản ánh các khoản tiền thu vàohàng năm trong toàn bộ chu kỳ của dự án.
Vốn vay ngân hàng: đây được xem là một dòng tiền vào của dự ántrng năm 0 (năm thực hiện đầu tư dự án).
Doanh thu các năm (doanh thu ngoài thuế) từ hoạt động của dự án Các khoản thu khác từ dự án như thanh lý TSCĐ, thanh lý vốn lưuđộng ròng… các khoản này thường được xác định vào năm cuối khi dự án kếtthúc.
* Dòng tiền ra (COF - Cash Outfow): phản ánh các khoản tiền chi rahàng năm trong toàn bộ chu kỳ của dự án.
Chi phí mua sắm, lắp đặt tài sản cố định và đầu tư vào tài sản lưuđộng ròng Những chi phí này được thực hiện vào năm 0 (năm thực hiện đầutư dự án).
Chi phí nguyên vật liệu, tiền lương, chi phí quản lý và chi phí khác Chi phí trả lãi vay
Thuế thu nhập doanh nghiệp Trả gốc vay ngân hàng
Trang 201.2.3.5 Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tàichính của dự án đầu tư.
Sau khi đã xem xét, phân tích dòng tiền hàng năm do dự án đem lại,công việc tiếp theo của cán bộ thẩm định ngân hàng là lựa chọn phương phápthẩm định phù hợp để có thể đánh giá được một cách chính xác hiệu quả tàichính của dự án Trong thực tế có rất nhiều phương pháp được áp dụng để cóthể đánh giá hiệu qủa tài chính dự án Tuy nhiên, mỗi phương pháp xem xéthiệu quả dự án ở những khía cạnh khác nhau, chúng có những ưu điểm vànhược điểm riêng Vì thế, cán bộ thẩm định cần phân tích, so sánh mặt mạnhvà yếu của từng phương pháp từ đó kết hợp với những đặc thù của dự án đểlựa chọn phương pháp thẩm định hợp lý.
Các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính dự án thường được cácNHTM sử dụng là:
- Giá trị hiện tại ròng (NPV)- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)- Thời gian hoàn vốn (PP)
- Chỉ số lợi nhuận (PI)
* Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)
Trang 21Xuất phát điểm của nguyên tắc này là dự án đầu tư chỉ được thực hiệnnếu khoản tiền thu nhận được từ dự án ít nhất phải bằng khoản tiền đã bỏ vàođầu tư Tuy nhiên những khoản tiền mà dự án đem lại trong tương lai tạinhững thời điểm khác nhau phải đưa về cùng một thời điểm thông qua mộtmức lãi suất chiết khấu do nguyên tắc giá trị theo thời gian của đồng tiền.NPV cho chúng ta biết mức lợi nhuận ròng tương đương được quy về thờiđiểm hiện tại của dự án thông qua một mức lãi suất chiết khấu (thông thườngđó chính là mức lãi suất thị trường) Đó chính là tiêu chuẩn để xác định mứcđộ hiệu quả của công việc sử dụng các nguồn lực đầu tư.
Quyết định đầu tư chỉ được thông qua đối với các dự án có NPV > 0.Điều này có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận của dự án lớn hơn tỷ lệ sinh lời sẵn cótrên thị trường vốn với cùng mức rủi ro (lãi suất chiế khấu) Nếu tiền đầu tưdự án được vay trên thị trường vốn với mức lãi suất bằng lãi suất chiết khấuthì NPV > 0 cho thấy dòng tiền từ dự án đủ để trả vốn và lãi vay, đồng thờiđem lại một khoản lợi nhuận bằng NPV cho chủ đầu tư.
NPV = 1(1 ) 0
n: số năm hoạt động của dự án
Sử dụng phương pháp NPV để đánh giá hiệu quả tài chính dự án cónhững ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Phương pháp tính toán đơn giản, dễ thực hiện
Trang 22- Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp thi thực hiện đầu tư chính là giatăng giá trị vốn chủ sở hữu Thực hiện đánh giá hiệu quả tài chính dự án theophương pháp NPV sẽ lựa chọn được những dự án làm gia tăng giá trị vốn chủsở hữu bỏ ra là lớn nhất.
- Đã tính đến yếu tố giá trị tiền theo thời gian Nhược điểm
- Thực tế cho thấy trong suốt thời kỳ hoạt động của dự án LSCK có thểthay đổi và đối với các dự án khác nhau thì mức độ rủi ro gặp phải sẽ khácnhau, do đó mức LSCK là không giống nhau Phương pháp NPV dùng chungmột mức LSCK trong suốt thưòi kỳ hoạt động của dự án và cho tất cả các dựán để so sánh gây ra sự không chính xác.
- Độ tin cậy của phương pháp NPV phụ thuộc rất lớn vào khả năng xácđịnh LSCK.
- NPV không tính đến sự khác biệt tổng vốn đầu tư của dự án (chỉ chobiết tổng lợi nhuận mà không cho biết tỷ lệ sinh lời).
- NPV không tính đến sự khác biệt về thời gian hoạt động của dự án* Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
IRR của một dự án cho biết tỷ lệ sinh lời hàng năm trên một đồng vốnđầu tư bỏ ra (lợi nhuận tương đối của dự án) Nó được định nghĩa là lãi suấtchiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0 Đó chính là lãi suất i thoả mãnđẳng thức sau:
0(1 )
Trong đó: i1, i2 là lãi suất chiết khấu bất kỳ và i1 < i2
NPV1, NPV2 là NPV tương ứng với lãi suất chiết khấu i1 và i2
Trang 23Trong quá trình tính toán cần chú ý không nên nội suy quá rộng, cụ thểlà khoảng cách giữa hai lãi suất i1, i2 không nên vượt quá 5%.
Theo phương pháp IRR, dự án được chọn khi IRR lớn hơn hoặc bằngmức lãi suất thị trường (mức lãi suất được dùng để tính NPV) Đó là bởi vì lãisuất thị trường phản ánh chi phí cơ hội của vốn Do vậy, để đựa lựa chọn, mộtdự án phải tạo ra được tỷ lệ lợi nhuận ít nhất phải bằng với tỷ lệ sinh lời sẵncó trên thị trường vốn.
Đối với dự án độc lập thì lựa chọn các dự án có IRR chi phí vốnbình quân của dự án.
Đối với các dự án phụ thuộc, loại trừ lẫn nhau thì trong các dự án cóIRR > chi phí vốn bình quân của dự án, lựa chọn dự án nào có IRR lớn nhất.
Phương pháp IRR có những ưu điểm và nhược điểm sau: Ưu điểm
- Cung cấp một chỉ số đo lường tỷ lệ sinh lời giúp các chủ đầu tư chọnra những dự án có tỷ lệ sinh lời cao.
- Cũng giống như NPV, IRR đánh giá hiệu quả tài chính dự án trên cơsở giá trị thời gian của tiền.
- Một ưu điểm so với NPV và IRR đã giải quyết được vấn đề lựa chọncác dự án có thời gian hoạt động khác nhau.
Nhược điểm
Trong thực tế, đối với các dự án độc lập, NPV và IRR sẽ đưa đến cùngmột quyết định chấp thuận hay bác bỏ Tuy nhiên, đối với những dự án loạitrừ, hai chỉ tiêu này có thể đưa đến kết quả khác nhau Trong trường hợp nàycác nhà phân tích cho rằng phương pháp NPV tốt hơn Đó là bởi vì phươngpháp IRR có một số nhược điểm sau:
- Phương pháp IRR chỉ quan tâm đến tỷ lệ sinh lời hàng năm của mộtđồng vốn đầu tư mà không tính đến tổng số tiền bỏ ra.
- Đối với các dự án mà dòng tiền đổi dấu nhiều lần sẽ dẫn tới có nhiềukết quả IRR thoả mãn phương trình NPV = 0.
Trang 24- Phương pháp IRR giải thiết ràng dự án có thể tái đầu tư với mức lãisuất bằng IRR Điều này là không hợp lý, mà lãi suất tái đầu tư thích hợp nhấtphải là chi phí vốn bình quân của dự án.
Để khắc phục nhược điểm trên, người ta đưa ra chỉ tiêu Tỷ lệ thu hồivốn nội bộ điều chỉnh (MIRR) MIRR giả thiết rằng dòng tiền của dự án đượctái đầu tư với lãi suất bằng chi phí vốn Đây là giả thiết về tái đầu tư tốt hơn,nên MIRR là một chỉ số đáng tin cậy hơn về khả năng sinh lời thực của dự án,so với IRR.
Trong đó: COFt: dòng tiền ra năm thứ tCIFt: dòng tiền vào năm thứ t
* Thời gian hoàn vốn (PP)
Sử dụng phương pháp để đánh giá hiệu quả tài chính dự án sẽ xác địnhđược khoảng thời gian cần thiết để những khoản thu nhập kỳ vọng trongtương lai mà dự án đem lại có thể bù đắp được lượng vốn đầu tư ban đầu.
Với các dự án độc lập, dự án được lựa chọn khi thời gian hoàn vốn củanó nằm trong khoảng thời gian hoàn vố tiêu chuẩn Thời gian hoàn vốn tiêuchuẩn của dự án có thể được xác định dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ,thời gian hoàn vốn trung bình của ngành hoặc dựa trên khả năng dự đoán củanhà đầu tư….
Với các dự án loại trừ nhau, các dự án sẽ được sắp xếp theo tốc độ hoànvốn giảm dần Dự án có thời gian hoàn vốn nhanh nhất và nằm trong khoảnthời gian tiêu chuẩn sẽ được lựa chọn.
Ưu điểm
- Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu
- Chọn được các dự án có thời gian hoàn vốn nhanh nhất, do vậy có thểgặp ít rủi ro nhất.
- Thích hợp với những nhà đầu tư hạn chế về vốn
Trang 25 Nhược điểm
- Thời điểm để xác định thời gian hoàn vốn rất mơ hồ
- Dễ bỏ qua những dự án có thu nhập cao do chỉ chú ý tính đến dòngtiền trong khoảng thời gian hoàn vốn.
- Không tính đến giá trị theo thời gian của tiền* Chỉ số lợi nhuận (PI)
Phương pháp PI đo lường giá trị hiện tại của những khoản thu nhập kỳvọng mà dự án đem lại chia cho khoản đầu tư ban đầu.
Công thức: PI =
Trong đó: PV: thu nhập ròng hiện tạiP: vốn đầu tư ban đầuVới PV: NPV + P
Theo phương pháp này các dự án có PI > 1 sẽ được lựa chọn Tuynhiên, dự án cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Nói tóm lại, trong thực tế có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả tàichính dự án Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng Nhiệmvụ của các cán bộ thẩm định là phải lựa chọn được phương pháp đánh giá phùhợp với dự án để có thể đưa ra quyết định chính xác cuối cùng.
1.2.3.6 Xác định bảng cân đối khả năng trả nợ
Trang 26Mục đích cuối cùng của NHTM khi tài trợ dự án là thu được đầy đủvốn gốc và lãi vay Vì vậy, việc thẩm định khả năng trả nợ của dự án luônđược các NHTM đặt lên hàng đầu.
Nguồn trả nợ của dự án được xác định theo từng năm Trong thực tế,các dự án thường dành cho toàn bộ phần khấu hao TSCĐ và một phần lợinhuận sau thuế để trả nợ Ngân hàng dựa vào kế hoạch khấu hao, bảng dự trùdoanh thu và chi phí… của dự án để thẩm định khả năng trả nợ hàng năm, từđó xác định bảng cân đối khả năng trả nợ.
1 Nguồn trả nợ:- Khấu hao TSCĐ- LNST để lại- Nguồn bổ sung
2 Dự kiến trả nợ hàng năm3 Cân đối
Từ bảng cân đối trên, ngân hàng tính được tỷ lệ đảm bảo khả năng trả nợ củadự án hàng năm:
=
1.3 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.3.1 Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là một chỉ tiêu trừu tượngvà rất khó lượng hoá Tuỳ thuộc vào góc độ xem xét và mục tiêu đánh giá củachủ thể nghiên cứu sẽ có những quan niệm khác nhau về chất lượng thẩmđịnh tài chính dự án Thông thường, người ta xem xét chất lượng thẩm địnhtài chính dự án trên 3 góc độ chính, đó là các chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhànước và nhà tài trợ dự án (NHTM).
Trang 27Đứng trên góc độ của các nhà đầu tư, chất lượng thẩm định tài chính dựán được hiểu là khả năng cung cấp cơ sở, luận chứng chính xác giúp cho nhàđầu tư lựa chọn được phương án đầu tư khả thi và đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, chất lượng thẩm định tài chính dựán được xem là mức độ tin cậy trong nội dung thẩm định về hiệu quả tài chínhcũng như hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại Trên cơ sở đó giúp các cơquan này xem xét, đưa ra quyết định chấp nhận, phê duyệt và cấp giấy phépđầu tư.
Đứng trên lập trường của các nhà tài trợ dự án (NHTM), hoạt độngthẩm định tài chính dự án được xem là có chất lượng khi dự án mà ngân hàngđã thẩm định và tài trợ hoạt động suôn sẻ, thuận lợi, trả được gốc và lãi vaytheo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng tài trợ.
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính DAĐT
Đối với các NHTM, chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư đượcđánh giá tổng thể trên các phương diện sau:
- Mức độ khoa học, chính xác, toàn diện và sâu sắc của các kết quảthẩm định về nguồn vốn đầu tư, dòng tiền của dự án, các chỉ tiêu hiệu quả tàichính, khả năng trả nợ… và vai trò của các kết quả đó đối với việc ra quyếtđịnh tài trợ của ngân hàng.
- Sự phù hợp của các dự đoán so với thực tế khi dự án bắt đầu đượcthực hiện Điều này được thể hiện ở các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng dưnợ cho vay nợ quá hạn; tỷ lệ dự án đạt hiệu quả trong tổng số dự án đã quathẩm định; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi trong cơ cấu cho vay trung - dài hạn;thu nhập từ cho vay theo dự án… các chỉ số này càng cao sẽ phản ánh đượcchất lượng công tác thẩm định tại ngân hàng.
- Chất lượng thẩm định tài chính dự án còn được phản ánh thông quacác chỉ tiêu khác như: sự thuận tiện trong quá trình thẩm định, thủ tục, thờigian thẩm định nhanh chóng, không gây phiền hà….
Trang 28Nói tóm lại, hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư được xem làđạt chất lượng khi nó giúp ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ những dự án ítrủi ro, thực sự có hiệu quả, tạo cơ sở vững chắc cho việc thu hồi nợ gốc và lãivay theo đúng thời hạn đã thoả thuận.
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chínhdự án đầu tư.
Với tư cách là nhà tài trợ cho các dự án, NHTM luôn mong muốn nângcao chất lượng thẩm định tài chính dự án chất lượng của công tác thẩm địnhtài chính dự án bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, có thể chia thành hai nhómnhân tố chính; nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
1.3.3.1 Nhóm các nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là những yếu tố xuất phát từ NHTM, mà ngân hàngcó thể chủ động điều chỉnh và kiểm soát được Nhóm nhân tố này bao gồm:
* Nhân tố con người
Nhân tố con người ở đây chính là những chủ thể trực tiếp tổ chức vàthực hiện công tác thẩm định tài chính dự án.
Có thể nói thẩm định tài chính DAĐT là một công việc rất phức tạp vàhết sức nhạy cảm, không thể chỉ dựa vào những công thức và biểu mẫu sẵncó Nó đòi hỏi người cán bộ thẩm định không những phải nắm vững nhữngkiến thức về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải có những hiểu biết tổng hợpvề khoa học - kinh tế - xã hội Không những vậy, trong quá trình công tác cánbộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật thông tin về tất cả các lĩnh vực vàtích luỹ kinh nghiệm để nâng cao trình độ và khả năng của mình Có như vậyhọ mới có thể đánh giá dự án một cách toàn diện và chính xác.
Công tác thẩm định tài chính DAĐT, ở một chừng mực nhất định,mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định Do đó, một yếu tố vô cùng quantrọng không thể thiếu được đối với người cán bộ thẩm định chính là phẩmchất đạo đức Nếu một người cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, kiến thức tổnghợp về mọi lĩnh vực nhưng anh ta lại thiếu thi phẩm chất đạo đức thì cuối
Trang 29cùng kết quả thẩm định cũng sẽ bị bóp méo, sai lệch thực tế Điều này dễ đưangân hàng đến nguy cơ mất vốn, suy giảm lợi nhuận kinh doanh.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng, con người chính là mộttrong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng thẩm định tàichính DAĐT.
Phương pháp thẩm định chính là cách thức xử lý những thông tin thuđược liên quan đến dự án Có nhiều phương pháp thẩm định tài chính DAĐTnên việc lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp với dự án, với ngân hàng đểđưa ra kết luận cuối cùng về hiệu quả của dự án là hết sức cần thiết.
Như vậy, một quy trình và phương pháp thẩm định khoa học, hợp lý vàkhách quan là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho chất lượng thẩm định.
* Thông tin và trang thiết bị kỹ thuật công nghệ thông tin
Nguyên liệu chính cho quá trình thẩm định dự án tại NHTM chính làyếu tố thông tin Chính vì vậy, sự kịp thời, đầy đủ và chính xác của thông tinthu được là hết sức quan trọng.
Thông tin trong thẩm định tài chính DAĐT thường là những thông tintài chính có liên quan tới dự án, chủ yếu do chủ đầu tư cung cấp Do vậy,những thông tin này vẫn mang tính chất chủ quan từ phía người lập dự án Vìthế, để đảm bảo tính chính xác khách quan của thông tin, các cán bộ thẩm
Trang 30định phải thu thập từ các nguồn khác như: các phương tiện thông tin đạichúng, qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từng ngành nghề,qua các dự án đầu tư cùng loại….
Ngoài ra, yếu tố công nghệ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng khôngchỉ đối với việc thu thập thông tin mà còn hỗ trợ cho việc phân tích và xử lýnhững thông tin thu được một cách nhanh chóng và chính xác.
* Công tác tổ chức điều hành
Công tác tổ chức điều hành chính là việc bố trí, sắp xếp và quy địnhnhững quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, các bộ phận có liên quancũng như mối quan hệ giữa các cá nhân và bộ phận trong quá trình thẩm địnhdự án Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công tác tổ chức điềuhành cần được bố trí một cách khoa học, cụ thể, linh hoạt, năng động thì mớicó thể phát huy tối đa năng lực mỗi cá nhân, sức mạnh tập thể, từ đó nâng caođược chất lượng thẩm định.
1.3.3.2 Nhóm các nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố khách quan là những nhân tố từ môi trường bên ngoàitác động vào chất lượng thẩm định DAĐT, ngân hàng không thể kiểm soát màchỉ có thể khắc phục và thích nghi Nó bao gồm:
* Chủ đầu tư
Chủ đầu tư chính là người lập dự án và trình bộ hồ sơ dự án lên ngânhàng để xin tài trợ Những thông tin dự án và bộ hồ sơ đó được coi là nguồnthông tin chủ yếu để ngân hàng đánh giá và thẩm định DAĐT Có thể nóirằng chủ đầu tư là một nhân tố không nhỏ tác động đến chất lượng thẩm địnhdự án Tính trung thực, đầy đủ, kịp thời của những thông tin do chủ đầu tưcung cấp là một trong những điều kiện đảm bảo cho chất lượng thẩm định Vìthế trình độ lập dự án cũng như thái độ hợp tác của chủ đầu tư là một trongnhững yếu tố quan trọng mà ngân hàng cần xem xét khi thẩm định dự án.
* Môi trường pháp lý