Hơn nữa, kể chuyện ở lớp Hai còn yêu cầu các em kể mộtcách sáng tạo như : kể một cách tự nhiên, với giọng kể và điệu bộ phù hợp vớitừng nhân vật trong câu chuyện...Ngoài ra, còn yêu cầu
Trang 1PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Kể chuyện là một dạng hoạt động lời nói, là quá trình nhằm phát triển kĩnăng nói và nghe cho học sinh Quá trình này diễn ra chậm khi học sinh mới bắtđầu làm quen, nhưng khi lên lớp quá trình này lại diễn ra rất nhanh Quá trình kểchuyện bao gồm: Độc thoại, đối thoại và nghe Như vậy nếu trong giờ kể chuyện
mà các em chỉ chú ý đến một kĩ năng thì chưa đạt được yêu cầu của bài
Mặc dù hiện nay chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung cũng như chấtlượng giáo dục Trường Tiểu học nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, song trongthực tế vẫn còn một số học sinh trung bình ở các trường tiểu học, đặc biệt là đốivới phân môn Kể chuyện lớp Hai Nguyên nhân cơ bản đầu tiên dẫn đến tìnhtrạng này là ở lớp Hai các em mới bắt đầu làm quen với các kỹ năng kể chuyệnnên không thể tránh khỏi những khó khăn trong bước đầu Mà kỹ năng kểchuyện của giáo viên đạt chưa cao, dẫn đến kỹ năng kể chuyện của học sinhchưa đạt yêu cầu Hơn nữa, kể chuyện ở lớp Hai còn yêu cầu các em kể mộtcách sáng tạo như : kể một cách tự nhiên, với giọng kể và điệu bộ phù hợp vớitừng nhân vật trong câu chuyện Ngoài ra, còn yêu cầu học sinh biết đưa vàocâu chuyện một số câu từ của bản thân làm cho câu chuyện thêm cụ thể và hấpdẫn (tức là yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình)
Như vậy, ta có thể hiểu được kể chuyện là một quá trình nhằm giúp học sinhphát triển kỹ năng nói và nghe
Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn đề tài:
“phương pháp dạy học rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2”
2 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm tìm hiểu về những phương pháp dạy học tích cực để rèn kĩnăng kể chuyện cho học sinh lớp Hai Từ đó, thấy được những băn khoăn,
Trang 2vướng mắc của giáo viên và học sinh qua các giờ dạy khi áp dụng nhữngphương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh phát triển kĩ năng nói và nghe,góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1- Khảo sát hứng thú học tập và giảng dạy phân môn Kể chuyện củagiáo viên và học sinh thông qua các bài học và trao đổi giữa giáo viên và họcsinh
- Tìm đọc các tài liệu có liên quan tới việc rèn kĩ năng nói và nghe củahọc sinh tiểu học xung quanh phân môn Kể chuyện
3.2 - Khảo sát thực trạng việc dạy và học phân môn Kể chuyện của giáoviên và học sinh để thu thập số liệu, phân tích đối chiếu và so sánh
- Tìm ra những phương pháp, kĩ năng phù hợp với giáo viên và học sinh
và dễ áp dụng trong quá trình dạy học để mang lại hiệu quả cao nhất trong quátrình giảng dạy
- Đề xuất ý kiến với những cơ quan chức năng để có những biện pháp cảitiến việc dạy và học phân môn Kể chuyện Phát huy khả năng tư duy và tưởngtượng của học sinh tiểu học thông qua các dạng bài khác nhau của môn học này
Từ đó, đề xuất những biện pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy vàhọc phân môn Kể chuyện, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh
4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Điều tra thực trạng
- Tham gia trực tiếp lập kế hoạch và giảng dạy
5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý tìm hiểu về tình hình của lớp 2 và thấy
rằng trong môn Tiếng Việt, đặc biệt ở phân môn Kể chuyện chất lượng học của
học sinh còn chưa cao.Trên thực tế học sinh còn có mặt hạn chế và thiếu sótnhất định so với yêu cầu chung đưa ra
Trang 3Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng nói và nghe và sosánh với thực trạng tình hình học tập của học sinh, tôi rất băn khoăn và lo lắng,tìm ra một biện pháp giải quyết kịp thời trước mắt và rèn luyện lâu dài để hướngdẫn giáo viên và các em học sinh những biện pháp có hiệu quả.
Tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học để giúp học sinh phát triển
kĩ năng nói và nghe ngay từ đầu năm Qua việc áp dụng phương pháp dạy kểchuyện mới tôi thấy học sinh rất tự nhiên, tự tin vào bản thân mình, các emkhông ngần ngại khi phát biểu, hoạt động nhóm và nói ra suy nghĩ của mình.Chính điều đó giúp các em mở rộng vốn từ, vốn diễn đạt, có những hiểu biết vềthiên nhiên, xã hội, con người, những hiểu biết về tác phẩm văn học và góp phầnrèn luyện nhân cách cho học sinh
PHẦN 2: NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận:
Xã hội ngày nay phát triển thì giáo dục có sự đổi mới để phù hợp với sựphát triển đó Bậc tiểu học là bậc nền tảng, việc học tập của học sinh cần phảichú trọng, trong đó có việc rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh Song, việc rèn
kỹ năng kể chuyện cho học sinh chưa được các giáo viên thực sự quan tâm.Nhiều học sinh chưa có thói quen kể chuyện mà chỉ mới dừng lại ở đọc truyện Qua thực tế khảo sát đầu năm học 2011 - 2012 của lớp 2 thu được kết quảnhư sau :
Tổng số học sinh 32 em, trong đó :
Kể và nhập vai tốt
Trang 4Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Qua thực tế hiện nay và qua khảo sát đầu năm cho thấy việc rèn kỹ năng
kể chuyện cho học sinh là hết sức cần thiết Tôi đã đi sâu vào tìm tòi nhữngphương pháp kể chuyện nào đạt hiệu quả nhất để dạy cho học sinh Do đó, bài
viết này tôi muốn đề cập đến việc “Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn
kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2” để nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu
của nhiệm vụ năm học cũng như nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục của Đảng vàNhà nước là giáo dục những con người phát triển toàn diện
2 Thực trạng
2.1 Nội dung chủ yếu của chương trình phân môn Kể chuyện lớp Hai:
Phân môn Kể chuyện lớp Hai cả năm có 35 truyện tương ứng với 35 tiết
và dạy trong thời gian 1 tiết/ 1 tuần:
+ Kì I: gồm 18 bài, trong đó có 2 bài ôn tập và 16 bài mới
+ Kì II: gồm 17 bài, trong đó có 2 bài ôn tập và 15 bài mới
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 được chia thành hai tập (tập một và tậphai), mỗi tập dùng trong một kì Phân môn Kể chuyện được dạy theo từng chủđiểm, như: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ,
Với lớp Hai thì có 3 dạng bài kể chuyện trong tiết Kể chuyện là:
+ Kể chuyện theo tranh
+ Kể chuyện theo dàn ý cho sẵn.
+ Phân vai diễn lại một đoạn hay cả câu chuyện
2.2 Rèn luyện về kĩ năng kể chuyện ở lớp Hai:
Kể chuyện ở lớp Hai là yêu cầu các em kể một cách sáng tạo như : kể mộtcách tự nhiên, với giọng kể và điệu bộ phù hợp với từng nhân vật trong câuchuyện
Trang 5Ngoài ra, còn yêu cầu học sinh biết đưa vào câu chuyện một số câu từ củabản thân làm cho câu chuyện thêm cụ thể và hấp dẫn (tức là yêu cầu học sinh kểlại câu chuyện bằng lời kể của mình)
3 Phương pháp dạy học phân môn Kể chuyện lớp Hai:
Tương ứng với 3 dạng bài kể chuyện thì có 3 hình thức rèn kĩ năng kể
chuyện trong tiết Kể chuyện là: Kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo dàn ý cho
sẵn, phân vai diễn lại một đoạn hay cả câu chuyện
3.1- Kể chuyện theo tranh:
Các tranh minh hoạ nhằm giúp cho học sinh nhớ lại nội dung bài tập đọc
đã học, làm chỗ dựa để các em kể chuyện Đôi khi các tranh này được đảo lộnthứ tự so với nội dung câu chuyện đã học :
Ví dụ:
Truyện: Chiếc rễ đa tròn
Trang 7
3.2- Kể theo dàn ý cho sẵn : Trong tiết kể chuyện sau bài tập đọc, sách
giáo khoa có thể cung cấp cho học sinh dàn ý dưới dạng câu hỏi hay những tênđoạn để làm chỗ dựa cho học sinh kể lại câu chuyện đã học
Ví dụ: Truyện : Kho báu
Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Kho báu:
a) Đoạn 1: Hai vợ chồng chăm chỉ
- Hai người con lười biếng
- Lời dặn của người cha
c) Đoạn 3: Tìm kho báu:
- Đào ruộng tìm kho báu
- Không tìm thấy kho báu
- Hiểu lời dặn của cha
Truyện: Những quả đào
Hãy tóm tắt nội dung mỗi đoạn của câu chuyện “Những quả đào” bằng một cụm từ hoặc một câu:
M: - Đoạn 1: Chia đào
- Đoạn 2: Chuyện của Xuân
3.3- Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện:
Học sinh rất thích đóng kịch ( đặc biệt là học sinh lớp Hai ) dù đó khôngphải là những vở kịch có xung đột kịch, có diễn biến phức tạp Sách giáo khoa sửdụng hình thức này để rèn kỹ năng nói, kỹ năng kể cho học sinh, đồng thời giúpcác em hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học
Trang 84 Những việc đã làm nhằm rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh:
Chất lượng học môn Tiếng Việt nói chung và kỹ năng kể chuyện của họcsinh nói riêng phụ thuộc nhiều yếu tố như kiến thức, mức độ thuộc chuyện củatừng học sinh Song có một yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng là kỹ năng kểchuyện của giáo viên Khi hướng dẫn học sinh kể chuyện thì giáo viên phải cóphương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh thì lớp học sẽ cónhiều em học tốt Để tổ chức rèn kỹ năng cho các em kể chuyện tốt thì bản thântôi đã thực hiện những việc làm sau :
4.1.Chuẩn bị kỹ cho việc dạy tiết Kể chuyện:
Để rèn cho học sinh có kỹ năng kể chuyện được tốt thì ngay từ lúc dạy Tậpđọc giáo viên đã chuẩn bị kỹ (vì tiết Kể chuyện ở lớp Hai kể lại câu chuyện đãđược học trong tiết Tập đọc trước) Giáo viên phải đọc và tìm hiểu kỹ câuchuyện Trong quá trình đọc ấy, phải tìm xem câu chuyện đó có những nhân vậtnào, lời của nhân vật đó thể hiện ra sao, câu chuyện đó cần kể với kỹ năng độcthoại hay đối thoại hay là phải kết hợp cả hai kỹ năng trên để hướng dẫn họcsinh kể chuyện cho hấp dẫn, làm sao để lôi cuốn được sự chú ý của người nghe
Giáo viên luyện giọng nhân vật sao cho thật chuẩn, tìm những động tác,điệu bộ cử chỉ phù hợp nhất, hay nhất để gắn cho từng nhân vật Bởi vì chỉ cónhớ truyện, các nhân vật và tính cách của từng nhân vật trong truyện thì mìnhmới có thể kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động được
Sau đó, giáo viên nghiên cứu nội dung tiết Kể chuyện trong sách giáokhoa
Với lớp Hai thì có 3 hình thức rèn kĩ năng kể chuyện trong tiết Kể chuyện
là: Kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo dàn ý cho sẵn, phân vai diễn lại một
đoạn hay cả câu chuyện Mỗi hình thức có một đặc trưng riêng nên giáo viên
Trang 9phải lựa chọn một phương pháp tổ chức dạy học khác sao cho phù hợp nội dung
và đối tượng học sinh trong lớp
4.1.1.Kể chuyện theo tranh:
Các tranh minh hoạ nhằm giúp cho học sinh nhớ lại nội dung bài tập đọc
đã học, làm chỗ dựa để các em kể chuyện Đôi khi các tranh này được đảo lộnthứ tự so với nội dung câu chuyện đã học
Trong trường hợp này giáo viên luôn hướng dẫn họcsinh trước hết cần phải sắp xếp lại thứ tự các tranh cho đúng rồi mới kể (Để làmđược điều này yêu cầu học sinh phải thuộc truyện) Đây cũng là một biện phápnhằm giúp học sinh nhớ lại câu chuyện trước khi kể
Đối với hình thức kể theo tranh thì giáo viên luôn phóng to tranh để họcsinh dễ thực hiện khi kể ở trên lớp
Tranh sử dụng trong giờ kể chuyện cũng có hai loại :
+ Tranh kèm theo lời gợi ý
+ Tranh không kèm theo lời gợi ý :
Tranh kèm theo lời gợi ý chỉ sử dụng trong 4 tuần đầu của năm học, nhằm
giúp học sinh bước đầu làm quen với phân môn Kể chuyện, như:
Trang 10
Đối với tranh không kèm lời gợi ý thì trong giờ kể chuyện giáo viên luônhướng dẫn học sinh nêu và nắm nội dung của từng tranh rồi mới kể.
Ví dụ: Câu chuyện “Chiếc bút mực” Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
như sau :
+ Cho từng nhóm quan sát tranh ở sách giáo khoa, phân biệt các nhân vật
Mai, Lan, cô giáo, người dẫn truyện
+ Nêu tóm tắt nội dung mỗi bức tranh vẽ gì
Mai đưa bút của mình cho Lan Cô giáo cho Mai viết bút mực.
mượn Cô đưa bút của mình cho Mai
Ví dụ:
* Truyện : Sáng kiến của bé Hà
Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà”:
a) Chọn ngày lễ
b) Bí mật của hai bố con
c) Niềm vui của ông bà
* Truyện : Kho báu
Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Kho báu:
a)Đoạn 1: Hai vợ chồng chăm chỉ
Trang 11- Hai người con lười biếng.
- Lời dặn của người cha
c) Đoạn 3: Tìm kho báu:
- Đào ruộng tìm kho báu
- Không tìm thấy kho báu
- Hiểu lời dặn của cha
* Truyện: Những quả đào
Hãy tóm tắt nội dung mỗi đoạn của câu chuyện “Những quả đào” bằng một cụm từ hoặc một câu:
M: - Đoạn 1: Chia đào
- Đoạn 2: Chuyện của Xuân
Đây là một hình thức rèn luyện trí nhớ cho học sinh, có yêu cầu cao hơnhình thức giúp học sinh kể bằng tranh minh hoạ
Với hình thức này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ phần gợi ý để nhớlại từng đoạn của truyện rồi mới tập kể theo gợi ý của từng đoạn Sau đó, dựavào những gợi ý kể lại toàn bộ câu chuyện
Bên cạnh đó giáo viên luôn sử dụng câu hỏi gợi ý tưởng tượng, gợi nhậnxét, cảm nghĩ của học sinh về nhân vật hoặc về câu chuyện
4.1.3 Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện:
Học sinh rất thích đóng kịch (đặc biệt là học sinh lớp Hai) dù đó khôngphải là những vở kịch có xung đột kịch, có diễn biến phức tạp Sách giáo khoa sửdụng hình thức này để rèn kỹ năng nói, kỹ năng kể cho học sinh, đồng thời giúpcác em hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học
Trang 12Với hình thức này thì chủ yếu là dựng lại câu chuyện theo đối thoại làchính Bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn học sinh phải làm thêm các yếu tố phụtrợ như nét mặt cử chỉ, điệu bộ cho thích hợp với từng nhân vật, phải hoà mìnhvào nhân vật đó, tưởng tượng mình là nhân vật đó thì câu chuyện mới sinh động.
Ví dụ: Trong truyện “Quả tim khỉ” thì
* Giọng của người dẫn chuyện phải thể hiện được là :
- Đoạn 1: vui vẻ
- Đoạn 2: hồi hộp
- Đoạn 3,4: hả hê
* Nhân vật Khỉ:
+ Giọng chân thật, hồn nhiên ở đoạn kết bạn với Cá Sấu.
+ Giọng đanh, khinh bỉ ở đoạn cuối khi Khỉ mắng Cá Sấu.
+ Điệu bộ, cử chỉ: Chỉ tay, động tác như ném vỏ dừa vào Cá Sấu
*Nhân vật Cá Sấu:
+ Giọng giả dối, nói như khóc.
+ Điệu bộ, cử chỉ: Cúi mặt, quay đi
Ngoài ra, nếu bài đó có điều kiện thì giáo viên có thể chuẩn bị đồ sắm vaicho học sinh
Ở hình thức này những hoạt động chính của giáo viên là :
+ Hướng dẫn các em lập nhóm, dựng lại câu chuyện theo vai yêu cầu trongsách giáo khoa Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập nhóm theo ký hiệu của giáoviên, học sinh tự nhận vai (phân vai), dựng lại câu chuyện theo nhóm Nhómnhận xét, bổ sung, sau đó giáo viên cho các nhóm thi kể chuyện với nhau
+ Hướng dẫn, nhắc nhở các nhóm theo dõi để góp ý cho các vai diễn
+ Theo dõi học sinh dựng lại câu chuyện, ghi lại những điểm tốt và chưatốt của các em để góp ý kịp thời
+ Lập tổ trọng tài để chấm điểm thi đua giữa các tổ Với hình thức này đãtạo cho các em được sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu hơn trong giờ kể chuyện
Trang 13Ở lớp Hai, nội dung tiết kể chuyện là kể lại câu chuyện mà đã được học ởtiết tập đọc trước đó, đây là điều kiện thuận lợi Nhưng không phải vì thế màgiáo viên làm sơ sài trong tiết kể chuyện Khi lên lớp giáo viên cũng phải thựchiện linh hoạt các hình thức, biện pháp lên lớp để đạt được đích cuối cùng là họcsinh kể chuyện tốt và nắm được ý nghĩa của truyện
4.2 Thiết kế bài giảng:
Tuỳ từng nội dung trong tiết kể chuyện yêu cầu mà giáo viên sử dụngphương pháp và đồ dùng học tập cho phù hợp Cuối cùng là giáo viên đi thiết kếbài giảng
4.2.3.1- Kiểm tra bài cũ:
Tuỳ vào nội dung của tiết kể chuyện trước để kiểm tra
- Giáo viên có thể yêu cầu đơn giản như nêu tên câu chuyện của giờ họctrước, tên nhân vật, tính cách của nhân vật
Cho học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét
- Hoặc có thể có câu chuyện phải gọi một nhóm học sinh lên đóng vai, có câuchuyện thì các em nối tiếp nhau kể mỗi em một đoạn truyện và yêu cầu các emphải nêu được nội dung ý nghĩa của đoạn truyện hoặc cả truyện
Những học sinh lúng túng, lời kể chưa thể hiện được thái độ, cử chỉ củanhân vật thì giáo viên nhắc nhở, sửa chữa kịp thời
4.2.3.2- Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài:
Trang 14Giáo viên có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ ý, tuỳ bài sao cho
có sức hấp dẫn đối với học sinh
Ví dụ: Truyện "Ai ngoan sẽ được thưởng" có thể giới thiệu từ bài hát:
“Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”
Trước khi vào bài học hôm nay, cô trò ta cùng hát vang bài hát: “Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” nhé!
Bài hát này nói lên điều gì?
Các con ạ ! Lúc sinh thời, Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu niên, nhi đồngđấy Mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn dành thời gian đến thăm cáctrại nhi đồng Vậy được gặp Bác, các em nhỏ đã trò chuyện vui vẻ với Bác nhưthế nào, chuyện gì đã xảy ra với bạn nhỏ có tên là Tộ ? Cô trò mình cùng tìm
hiểu qua câu chuyện : "Ai ngoan sẽ được thưởng" nhé !
Ví dụ: Khi học sinh phân vai dựng lại câu chuyện: "Chuyện bốn mùa"
bằng 5 nhân vật: người dẫn chuyện, bà Đất, nàng tiên Mùa Xuân, nàng tiên Mùa
Hạ, nàng tiên Mùa Thu, nàng tiên Mùa Đông
- Người dẫn chuyện: giọng kể rõ ràng, thong thả
- Giọng bà Đất: