Những vấn đề lí luận chung về kế toán Nguyên vật liệu trong các Doanh nghiệp xây lắp 1.1./ Kế toán Nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp xây lắp
ty Cổ phần Xây dựng Số 1 Hà Nội.
Phần III: Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện chất lượng công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Chi nhánh 103 - CTCPXây dựng Số 1 Hà Nội.
Thực trạng kế toán Nguyên vật liệu tại Chi nhánh 103 – Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà nội 2.1./ Tổng quan về Chi nhánh 103
Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện chất lượng công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Chi nhánh 103, Công ty
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1./ Kế toán Nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp xây lắp
1.1.1./ Vị trí của Nguyên vật liệu đối với quá trình xây dựng
Trong DN sản xuất, NVL là một bộ phận của hàng tồn kho thuộc tài sản lưu động của DN đồng thời là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất sản phẩm NVL có đặc điểm là bị tiêu hao toàn bộ và chuyển giá trị 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì, do vậy việc cung cấp NVL có đầy đủ và kịp thời về cả yếu tố số lượng lẫn chất lượng thì việc thi công mới được tiến hành trôi chảy, không bị gián đoạn, các công trình xây dựng mới được hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch và đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Như chúng ta đã biết, trong nền Kinh tế thị trường hiện nay, các DN làm ăn thực sự có lãi mới có thể duy trì sự tồn tại và phát triển đặc biệt trong vài năm gần đây khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gây ảnh hưởng lan truyền tới gần như toàn bộ các quốc gia đang phát triển Vấn đề quan tâm hàng đầu của các DN sản xuất là làm sao càng ngày càng hạ giá thành sản xuất song chất lượng sản phẩm phải được nâng cao từng ngày Muốn hạ giá thành sản phẩm thì cần tối thiểu hóa chi phí VL một cách hợp lí mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận cho DN.
Từ những đặc điểm trên ta thấy VL có tầm quan trọng không chỉ trong quá trình sản xuất mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một DN sản xuất nói chung và của DN xây dựng nói riêng.
1.1.2./ Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lí Vật liệu trong Doanh nghiệp xây lắp
GVHD: GVC Đào Bá Thụ
Trong các DN sản xuất nói chung và DN xây lắp nói riêng NVL là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, NVL bị tiêu hao toàn bộ và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu mà giá trị của NVL được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mới làm ra.
Như chúng ta đã biết, mỗi ngành nghề khác nhau đều có những nét đặc trưng, đặc thù riêng làm yếu tố phân biệt với các ngành nghề khác Ngành xây dựng cũng mang những đặc điểm riêng của ngành đó là một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp, sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và thường cố định ở nơi sản xuất (thi công) còn các điều kiện khác đều phải di chuyển theo địa điểm xây dựng Từ những đặc điểm trên cho thấy công tác quản lí cũng như sử dụng VL khá phức tạp do phải chịu nhiều tác động từ các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài Đó cũng chính là lí do vì sao trước khi thi công, xây dựng các công trình và hạng mục công trình cần thiết phải tiến hành lập định mức NVL cho phù hợp. Đứng trong một xã hội đang không ngừng mở rộng và phát triển, mục tiêu hàng đầu của các DN không chỉ là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lợi ích mà còn cần phải quan tâm tới việc làm thế nào để tối thiểu hóa chi phí đầu vào Đóng vai trò là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của các DN xây dựng, NVL là thành phần chính để cấu tạo nên sản phẩm Do vậy muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN tiến hành được đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo cho nó các loại NVL, năng lượng đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về qui cách, phẩm chất Đây là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được Vì vậy đảm bảo NVL, năng lượng cho sản xuất là một tất yếu khách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội nói chung cũng như là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm , tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho DN nói riêng Để làm tốt công tác hạch toán VL, công cụ dụng cụ trên đòi hỏi chúng ta phải quản lí chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng Cụ thể như sau:
*Trong khâu thu mua: NVL phải được quản lí về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua, thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN Bộ phận kế toán - tài chính cần có quyết định đúng đắn ngay từ đầu trong việc lựa chọn nguồn vật tư, địa điểm giao hàng, thời hạn cung cấp, phương tiện vận chuyển và nhất là về giá mua, cước phí vận chuyển, bốc dỡ… cần phải dự toán những biến động về cung cầu và giá cả vật tư trên thị trường để đề ra biện pháp thích ứng Đồng thời thông qua thanh toán kế toán VL cần kiểm tra lại giá mua NVL, các chi phí vận chuyển và tình hình thực hiện hợp đồng của người bán vật tư, người vận chuyển
* Trong khâu bảo quản: việc tổ chức tổ kho hàng, bến bãi thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại VL tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn cũng là một trong các yêu cầu quản lí NVL
* Trong khâu dự trữ: đòi hỏi DN phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình thi công xây lắp được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng vật tư không kịp thời hoặc gây ứ động vốn do dự trữ quá nhiều.
* Trong quá trình sử dụng: Sử dụng hợp lí, tiết kiệm trên cơ sở định mức tiêu hao và dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho
DN Do vậy trong khâu sử dụng cẩn phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất NVL đúng trong sản xuất kinh doanh Định kì tiến hành việc phân tích tình hình sử dụng NVL cũng là những khoản chi phí VL cho quá trình sản xuất sản phẩm nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng hoặc giảm chi
GVHD: GVC Đào Bá Thụ phí VL cho một đơn vị sản phẩm, khuyến khích việc phát huy sáng kiến cải tiến, sử dụng tiết kiệm VL, công cụ dụng cụ, tận dụng phế liệu…
Như vậy, công tác quản lí NVL có tầm quan trọng lớn do đó cần các
DN cần phải có sự quan tâm sâu sắc và thích đáng đến việc cải tiến công tác quản lí hạch toán kế toán NVL sao cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của DN mình.
1.1.3./ Nhiệm vụ kế toán Nguyên vật liệu trong các Doanh nghiệp xây lắp
Xuất phát từ chức năng của kế toán trong công tác quản lí kinh tế cũng như xuất phát từ yêu cầu quản lí NVL, kế toán NVL trong DN sản xuất cần thực hiện được những nhiệm vụ sau:
+ Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời về mặt số lượng, chất lượng cũng như giá thành thực tế của NVL nhập kho.Thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình sử dụng