KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NGUYỄN DUY
VÕ THỊ KIỀU NƯƠNG
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NGUYỄN DUY
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LÂM ĐIỀN VÕ THỊ KIỀU NƯƠNG
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Lâm Điền, người đã tận
tình hướng dẫn tơi để hồn thành luận văn
Tơi cũng xin cảm ơn các cán bộ thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, thư viện thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập, tìm kiếm tài liệu
Tơi xin cảm ơn gia đình và các bạn cùng lớp đã động viên, giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn
Trân trọng cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Trang 4Tôi xin cam đoan đề này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Sinh viên thực hiện
Trang 51 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
2 SINH VIÊN THỰC HIỆN:
MSSV: .KHÓA:
3 TÊN ĐỀ TÀI:
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1 Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1 Chuyên cần:
1.2 Thái độ:
1.3 Khác:
Trang 7
MỞ ĐẦU Trang
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
Chương 1: VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON ĐƯỜNG THƠ NGUYỄN DUY 6
1.1 Vài nét về cuộc đời của Nguyễn Duy 6
1.1.1 Sơ lược tiểu sử 6
1.1.2 Con người 7
1.2 Con đường thơ của Nguyễn Duy 10
1.2.1 Thơ Nguyễn Duy trước năm 1975 10
1.2.2 Thơ Nguyễn Duy sau năm 1975 13
1.3 Vài nét về đặc điểm thơ Nguyễn Duy 16
1.3.1 Đặc điểm nội dung 16
1.3.2 Đặc điểm nghệ thuật 23
Chương 2: NHỮNG VẺ ĐẸP NỔI BẬT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NGUYỄN DUY 26
2.1 Giàu lòng yêu thương 26
2.1.1 Yêu thương chồng con 26
2.1.2 Yêu thương cháu 34
2.2 Chịu thương chịu khó và thủy chung son sắt 37
2.2.1 Chịu thương chịu khó 37
2.2.2 Thủy chung son sắt 40
2.3 Tình yêu trong sáng, lãng mạn và hạnh phúc trong cuộc sống gia đình 43
2.3.1 Tình yêu trong sáng lãng mạn 43
Trang 83.1.1 Nghệ thuật khắc họa ngoại hình 50
3.1.2 Nghệ thuật miêu tả nội tâm 58
3.2 Nghệ thuật so sánh 64
3.2.1 Cách so sánh giản dị, quen thuộc 64
3.2.2 Cách so sánh mới lạ, độc đáo 66
3.3 Giọng điệu 67
3.3.1 Giọng giãi bày, tâm tình 67
3.3.2 Giọng suy tư, triết lí 71
KẾT LUẬN 74
Trang 9Nguyễn Duy là nhà thơ trẻ xuất hiện trên văn đàn vào những năm cuối của
cuộc kháng chiến chống Mỹ Những tập thơ tiêu biểu như: Cát trắng, Ánh trăng,
Mẹ và Em, Đãi cát tìm vàng, Đường xa, Quà tặng, Về, Bụi Hơn ba mươi năm làm
thơ, mỗi chặng đường sáng tạo của Nguyễn Duy đều để lại những tập thơ hay,
những bài thơ “rất được” ghim vào trí nhớ của người đọc
Những vần thơ Nguyễn Duy giàu chất trữ tình dân gian, ngọt ngào như ca
dao Nguyễn Duy cứ đào sâu vào: “khúc dân ca quê mình” Với tập thơ “Ánh
trăng” Nguyễn Duy được trao giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam
(1984) Một số bài khá thành tựu như: Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ
rơm…(chùm thơ đoạt giải nhất do báo Văn nghệ tổ chức năm 1973) Nguyễn Duy
được giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007 Đó là những thành
tựu đóng góp được ghi nhận của nhà nước đối với Nguyễn Duy Nguyễn Duy viết nhiều về những vấn đề lớn lao mang tầm vóc thời đại, dân tộc, cả những điều tầm thường, giản dị Con người trong thơ ông là những con người của ruộng đồng, làng quê, những con người cần cù, gian khổ, không tuổi, không tên Nổi bật lên trong những hình ảnh ấy là hình ảnh người phụ nữ Hình ảnh này được Nguyễn Duy xây dựng thật thành công cả về ngoại hình lẫn tâm hồn Thơ Nguyễn Duy gợi lên những
điều xa xôi mà lại thật gần gũi, giản dị mà lại rất thâm sâu Đó là hình ảnh của
những người bà, người mẹ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi Đặc biệt khi đọc bài
thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, tôi bắt gặp ở đó những âm điệu
mượt mà từ những lời hát ru với cảm giác thân thương, gần gũi của người mẹ Điều
đó đã khiến tơi nghĩ về mẹ và nhớ về mẹ nhiều hơn
Ngồi ra, tơi chọn đề tài này bởi vì sự u thích nhà thơ đặc biệt là thơ của ông Khi đọc thơ ông tôi cảm nhận sự bình dị, thân quen với cuộc sống và tạo ấn tượng mạnh nhất trong tơi chính là hình ảnh người phụ nữ
Từ những lẽ trên, tơi chọn đề tài “Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn
Duy” để làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu thơ
Trang 10thơ, mỗi câu thơ như một khúc hát tình quê dạt dào, đằm thắm thiết tha, là những triết lí nhân sinh trong cuộc sống gợi lên và làm lay động phần sâu thẳm, thiêng liêng nhất trong tâm hồn của mỗi con người về một miền quê
Nguyễn Duy là một thi sĩ với niềm đam mê tâm huyết với nghệ thuật, ông
đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp sáng tác và đã đem lại một thành tựu rực rỡ cho
nền văn học Việt Nam Từ đó Nguyễn Duy đã chiếm được rất nhiều tình cảm của
độc giả và nhận được sự đóng góp rất chân thành của nhiều nhà phê bình
Trong bài viết Nguyễn Duy – Người “Thương mến đến tận cùng chân thật”, nhà phê bình Hồi Thanh nhận xét: “Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen
thuộc Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù, gian khổ, không tuổi, không tên Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh thường hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình”
[20; tr 462] Vũ Văn Sỹ cho rằng: “Cái đáng quí nhất trong thơ Nguyễn Duy là anh
viết về đất nước, về nhân dân, về đồng đội, về những người thân và về chính mình bằng tấm lòng “Thương mến đến tận cùng chân thật” [19; tr 471] Đặc biệt “Thơ của Nguyễn Duy có những bài viết rất được và bài nào đã được là được hẳn và ông
đưa ra một vài bài cụ thể để minh họa cho lời nói của mình như: Ánh trăng, Nghe
tắc kè kêu trong thành phố, Đò lèn, Tuổi thơ, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…” [19; tr
459]
Xây dựng thế giới nhân vật ta thấy nhân vật trong thơ của Nguyễn Duy hầu hết là những thảo dân sống cuộc sống giản dị Họ không những mang cái khổ của thảo dân mà còn mang cái đẹp của thảo dân Chu Văn Sơn nhận ra thế giới nhân vật
trong thơ của Nguyễn Duy: “Họ là những bà và mẹ” [17; tr 408]
Ở bài viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Sáng nhận
xét về nội dung thơ Nguyễn Duy:“Nguyễn Duy viết đều và có chất lượng về quá
khứ và hiện tại, về chiến tranh và tình yêu, về quê hương gốc gác và những người thân ở gần lẫn xa cách, về con người và đất nước thống nhất” [16; tr.87] Về nghệ
thuật:“Thơ Nguyễn Duy đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian
Trang 11nhân quyết định có lẽ ở độ chính của cảm xúc, tình cảm” và “Cách dựng tứ là một yếu tố tạo nên chất dân gian trong thơ Nguyễn Duy Hồn thơ Nguyễn Duy, giọng thơ Nguyễn Duy gần gũi với dân gian phần sâu xa bởi từ thuở bé anh được sống nhiều với những câu ca dao, những truyện cổ tích của người bà thân thiết” [13; tr
290] Ta thấy Nguyễn Duy gắn bó máu thịt với đất nước mình bằng tình cảm cụ thể với người dân Đó là những người nông dân, người thợ, người lính, người bạn, người cha, người mẹ, người bà, người vợ, và chính mình Nhưng có lẽ sâu sắc và cảm động nhất là khi Nguyễn Duy nói về hình ảnh của người mẹ với sự cần cù, chịu
đựng, giàu lòng nhân ái, trọng nghĩa tình Đó là những phẩm chất cao quý của
người phụ nữ Việt Nam Điều đó khẳng định vị trí vững chắc của một thi nhân tiêu
biểu làm nên “Một thời đại trong thi ca”
Ở bài viết “Chất nhựa” của thơ tình Nguyễn Duy qua bài thơ Xuồng đầy,
Nhị Hà nêu lên cảm giác của mình khi đọc thơ Nguyễn Duy:“Đọc thơ tình của
Nguyễn Duy, tơi có cảm giác nhà thơ đã cho mình được đánh đu giữa cái mơ và cái thực, giữa cái có và cái khơng Cảm xúc ấy nằm ở những rung động tinh tế “Như
đã, như chưa” của tình yêu Thơ anh như chất nhựa rịn ra từ bề mặt lát cắt ngang
một cành cây mềm, bởi lưỡi dao cực mỏng, cực bén” [10; tr 234]
Ở bài viết Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy một bài thơ hay về Mẹ
được Đặng Hiển đánh giá cao về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật: “Bài thơ đã
động thấu đến những tình cảm thiêng liêng nhất, sâu xa nhất và thân thương nhất
của chúng ta – tình cảm đối với mẹ bằng một hình thức nhuần nhị đến điêu luyện để trở thành như là tiếng nói tự nhiên của lòng ta” [12; tr 43]
Trong bài viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Sáng nhận xét: thật “cảm động thay với những câu thơ về mẹ” và ông đã đưa ra dẫn chứng một cách cụ thể qua hình ảnh người mẹ trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta
xưa của Nguyễn Duy: “ mẹ ta khơng có yếm đào – nón mê thay nón quai thao đội
đầu – rối ren tay bí tay bầu – váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa….cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” [16; tr 87]
Trang 12Nguyễn Duy đã có lời đánh giá rất trân trọng về con người của Nguyễn Duy Tác
giả cho rằng Nguyễn Duy ca ngợi vợ mình với “giọng điệu vui tươi hóm hỉnh” [2; tr 330], đặc biệt qua đó ơng rất: “hiểu mình, hiểu vợ” [2; tr 331]
Chúng ta nhận thấy rằng người phụ nữ hiện lên trong thơ Nguyễn Duy thường rất nghèo khổ nhưng luôn mang một tấm lịng đơn hậu, bao dung Họ là đại diện cho những nét đẹp về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam
Các thế hệ nghiên cứu đã đưa ra nhiều nhận định có giá trị, những nét đặc sắc trong thơ ông được soi rọi dưới nhiều góc độ, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, về hình thức thể hiện cảm xúc dạt dào, chan chứa hồn quê
Nhìn chung, chưa có ý kiến nào nghiên cứu về Hình ảnh người phụ nữ trong
thơ Nguyễn Duy Do vậy, luận văn này sẽ cố gắng đưa ra cái nhìn tương đối tồn
diện về thơ của Nguyễn Duy nghiêng về khía cạnh hình ảnh người phụ nữ Những ý kiến của các nhà nghiên cứu sẽ được luận văn kế thừa, tham khảo và bổ sung
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy, nhằm mục
đích sau:
Thứ nhất, khảo sát làm rõ vẻ đẹp của hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
Thứ hai, để hiểu rõ hơn tài năng nghệ thuật của Nguyễn Duy trong việc khám phá và thể hiện hình ảnh người phụ nữ
Thứ ba, phân tích, lí giải được vì sao Nguyễn Duy lại viết nhiều và viết hay về người phụ nữ
4 Phạm vi nghiên cứu
Đến với đề tài Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy, người viết đi
vào tìm hiểu những tập thơ của ông nhằm làm nổi bật lên hình ảnh người phụ nữ trong thơ ơng Bên cạnh đó, tơi cịn nghiên cứu một vài bài thơ của những tác giả
cùng thời để đưa vào đối chiếu, so sánh nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 13Ngoài ra người viết cịn kết hợp sử dụng các thao tác phân tích, chứng minh, bình giảng để làm rõ vấn đề nghiên cứu
Trang 141.1 Vài nét về cuộc đời của Nguyễn Duy 1.1.1 Sơ lược tiểu sử
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948, tại xã Đơng Vệ, tỉnh Thanh Hóa, ơng tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Năm 1965 Nguyễn Duy tham gia chiến đấu, ông từng làm tiểu đội trưởng đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trong điểm đánh phá ác liệt của quân Mỹ trong những năm chiến tranh
Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, Nguyễn Duy từng tham gia chiến đấu nhiều nơi trên các chiến trường Đường 9-Khe Sanh, Đường 9-Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc
Năm 1971-1975 ông học khoa Ngữ Văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Đến năm 1976 Nguyễn Duy trở về làm báo Văn nghệ, năm 1977 đến nay là
đại diện thường trú của báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, khi đang cịn là học sinh phổ thơng Nguyễn
Duy đã bắt đầu làm thơ, tác phẩm đầu tay của ông là Trên sân trường Từ đầu thập
niên 70, thơ ông được đăng rải rát trên các báo Nguyễn Duy được trao giải nhất
cuộc thi thơ báo Văn Nghệ 1972-1973 cho chùm thơ bốn bài: Hơi ấm ổ rơm, Tre
Việt Nam, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười
Nguyễn Duy, một thi sĩ nổi tiếng cuối những năm chiến tranh và càng rực rỡ
hơn trong thời bình Tập thơ Ánh trăng, Mẹ và em, Quà tặng, Về, Bụi là những tập thơ đặc sắc nhất của ông Ánh trăng được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984 Tập thơ Mẹ và em (1987), hầu hết những bài thơ hay nhất trong đời thơ
Nguyễn Duy đều nằm trọn trong tập thơ này
Năm 1997 nhà thơ tuyên bố “gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân và ông
đến với người đọc bằng một phương thức mới như làm lịch thơ, in thơ trên các chất
liệu như: tre, nứa, tranh rồi đem triển lãm
Trang 15lọc), có nguyên bản tiếng Hán, phiêm âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa, dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa
Những thành tựu mà ông đạt được gồm 13 tập thơ, những tác phẩm chính
của ơng như: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đãi cát tìm
vàng (1987), Đường xa (1989), Q tặng (1990), Về (1994), Bụi (1997)…ngồi ra
ơng cịn có các tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác như: Em-sóng (1983), Nhìn ra bể
rộng trời cao (1985), Khoảng cách (1985)
Năm 2007 Nguyễn Duy được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ
thuật
Nhìn chung, Nguyễn Duy đã rất thành công trên con đường sáng tạo nghệ thuật và có những đóng góp đáng kể cho nền thơ ca dân tộc
1.1.2 Con người
Nguyễn Duy là một nhà thơ có tinh thần yêu nước sâu sắc Ông sinh ra và lớn lên trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh Năm 1966 (tức năm Nguyễn Duy tròn 18 tuổi) nhà thơ nhập ngũ làm lính thơng tin và làm báo trong Quân đội Nhà thơ là một người từng trải nên ông cảm nhận được ý nghĩa và bề sâu của cuộc sống từ những sự vật, sự việc có vẻ bình thường Nguyễn Duy là người ln có chính kiến, có thái độ thẳng thắn, tháo vát, có đầu óc tổ chức công việc
Yêu quê hương, đồng nghĩa với việc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, Nguyễn Duy say mê ca ngợi vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên cùng với hoài niệm tuổi thơ của
mình “Tuổi thơ tơi bát ngát cánh đồng / cỏ và lúa và hoa hoang quả dại / vỏ ốc
trắng những luống cày phơi ải / bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua / tuổi thơ tơi trắng muốt cánh cị / con sáo mỏ vàng con chào mào đỏ đít / con chim trả bắn mũi
tên xanh biếc / con chích chịe đánh thức buổi ban mai (Tuổi thơ) Cùng với những
cảnh sắc làng quê được tái hiện thường gắn với những vất vả, nhọc nhằn:
Trang 16lớn nhất trong tâm hồn nhà thơ là những trận lũ Ở Trường Sơn khi quê nhà đang
mùa mưa lũ, nhà thơ như hình dung rõ cảnh: “Lúa chìm xuống cỏ dềnh lên / rác
bùn gạch ngấn ngang nhiên trên tường / bèo đi ngang ngược giữa đường / lụt ăn
theo bão lẽ thường xưa nay” (Lời ru trong bão) Chính sự nghèo khổ, lam lũ của
người dân quê đã in đậm trong tâm trí Nguyễn Duy, để rồi ơng thể hiện lên trang viết của mình một cách chân thật, cảm động qua chính cuộc đời của những người thân trong gia đình ơng Chính sự hịa quyện giữa q hương và gia đình ấy đã đem
đến cho Nguyễn Duy cái nhìn thẳng, nói thẳng sự thật cuộc sống Đó là một con
người ln có ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước
Nguyễn Duy rất đam mê với việc sáng tác, ông luôn khám phá, tìm tịi, đổi mới để làm giàu thêm cho trang viết của mình Điều đó thể hiện qua việc ông cho ra
đời nhiều tập thơ và bút kí Đến với thơ ông ta như được ghé nhiều nơi như: Lạng
Sơn, Đồng Đăng, Đà Lạt, Nha Trang, Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Thao, Hà Nội,
Đò Lèn, Cầu Bố…rồi những vùng đất xa xôi ở xứ người như: Matxcova, Kiep,
Bonston, Arekhovo
Nguyễn Duy mồ côi mẹ từ thuở nhỏ Chính vì thiếu vắng tình thương của mẹ nên thơ ông lúc nào cũng viết nhiều về mẹ Nhưng có lẽ nặng nề nhất, đau đớn nhất
trong ông là nỗi ám ảnh về thân phận những người mẹ liệt sĩ sau chiến tranh: Mười
năm sau…mẹ vẫn dưa ếch / cát vẫn rang dây lá vẫn bị tồi / mẹ đi chợ nửa đường
đứt gánh / trái dưa lăn trịn lơng lốc lăn hồi (Ám ảnh cát) Bên cạnh đó Nguyễn
Duy cịn được thừa hưởng di sản văn học dân gian như: những câu hò vè, tục ngữ, ca dao, truyện nôm khuyết danh qua lời kể của bà ngoại mình Người bà, người mẹ có những ảnh hưởng sâu sắc trong thơ Nguyễn Duy Họ không phải là ai khác mà
họ là những thân phận phụ nữ nông dân lam lũ như “những cánh cị” trên hành trình “đi tìm hạt gạo” trong cuộc đời Và cũng chính vì ông là một người nông dân nên những khó khăn cực nhọc của những người “bán mặt cho đất, bán lưng cho
trời” được ông hiểu và viết rất rõ
Trang 17Nguyễn Duy lúc cịn thơ ấu đó là một trong những vấn đề cốt lõi đã hình thành nên hồn thơ Nguyễn Duy
Chiến tranh đã qua đi nhưng dư âm của nó thì cịn vang vọng mãi Chính
điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến những trang thơ của Nguyễn Duy Trong giai đoạn trước và sau năm 1975, thơ ơng cịn mang đậm dấu ấn chiến tranh Do bị chi
phối bởi đặc điểm lịch sử, chiến tranh trở thành đề tài trung tâm của văn học Việt Nam qua các thời đại Đặc biệt, đối với Nguyễn Duy là thế hệ nhà thơ trưởng thành
trong kháng chiến chống Mỹ, nên việc phản ánh hiện thực cách mạng “vừa là trách
nhiệm vừa là niềm say mê” và chiến trường trở thành nguồn cảm xúc suy nghĩ lớn
cho nhà thơ Để rồi thơ của ông đã đưa người đọc đi vào giữa hiện thực chiến tranh,
đến những nơi gian khổ, ác liệt, nóng bỏng nhất Điều đó giúp cho người đọc có cái
nhìn bao qt hơn về những năm tháng ác liệt, bởi nhà thơ là người từng tham gia kháng chiến và chứng kiến nhiều cảnh đau thương, mất mát từ chiến tranh Chính những điều đó đã khơi gợi ngịi bút sáng tác của ơng Ơng nhìn về chiến tranh với
những kí ức đau thương, mất mát đã trải qua Tập thơ Ánh trăng ra đời (1984) cùng với tập Cát trắng (1973)
Nguyễn Duy tham gia kháng chiến lúc cịn trẻ Nhà thơ ln nhìn cuộc đời bằng con mắt tươi vui, hồ hởi, đồng thời cũng luôn lo lắng, trăn trở giữa quá khứ và hiện tại Vì vậy, dù là ơng ln dâng tràn niềm hạnh phúc khi đất nước được thống nhất nhưng ông cũng không quên đi quá khứ đầy máu và nước mắt của cha ông, của
đồng đội và của những người thân Từ hình ảnh đồng đội bỏ quên lại tuổi thanh
xuân trong cánh rừng già, những bà mẹ suốt đời đi tìm con ln ám ảnh trong thơ Nguyễn Duy Đó là trách nhiệm đối với quá khứ, với nền hịa bình đã được đánh
đổi qua biết bao nhiêu thời gian của đời người
Ơng sinh ra trong gia đình gốc nơng dân ở Thanh Hóa.Vì tuổi thơ gắn bó với ruộng đồng nên những hình ảnh như cánh đồng, rơm rạ, con cị, con trâu, dịng sơng, ánh nắng, cơn mưa…trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của ông Những hình
ảnh ấy khơng chỉ đơn thuần là “những người bạn” thân thiết với người nông dân mà
Trang 18bất công mà là lẽ thường trong đời sống văn học, để rồi ông cố gắng phấn đấu và có
được những thành công như ngày hôm nay Trong cuộc sống, Nguyễn Duy có rất
nhiều người bạn, từ tứ xứ, nhiều lứa tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau, phần đông vẫn là bạn lính cũ của ơng Có những người thành đạt, có người cịn lận đận, có cả những người lâm nạn…nhưng Nguyễn Duy vẫn tiếp đãi mọi người bằng tấm lòng nhân hậu, học hỏi hay khuyên răn, nhờ cậy hay giúp đỡ, chia sẽ hay cưu mang…đều là chân thành
Qua đó cho thấy, Nguyễn Duy là người có tinh thần yêu nước sâu sắc, là nhà thơ có ý thức trách nhiệm cao đối với gia đình, với ngịi bút sáng tác của mình
1.2 Con đường thơ của Nguyễn Duy
Xuất hiện trên văn đàn vào năm 1970 và đến năm 1972 Nguyễn Duy đã tạo
được dấu ấn mạnh trong lòng độc giả Nguyễn Duy là một nhà thơ từng tham gia
chiến đấu nên thơ ông trong giai đoạn này ta cảm nhận được ý nghĩa và bề sâu cuộc sống từ những sự vật, sự việc rất đỗi bình thường Đến khi chiến tranh kết thúc và cho đến ngày hôm nay ta lại thấy một Nguyễn Duy vẫn nhạy cảm, giàu suy tư và từng trải trong cuộc sống Có thể nói, tài năng của Nguyễn Duy ngày càng được nâng cao Nhà thơ càng viết thì ngịi bút của ơng càng vững vàng hơn Con đường thơ của Nguyễn Duy gắn liền với những năm tháng đầy biến động của lịch sử
1.2.1 Thơ Nguyễn Duy trước năm 1975
Tập thơ đánh dấu trong giai đoạn này là tập Cát trắng được xuất bản năm 1973, trong đó có một số bài như: Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm,
Giọt nước mắt và nụ cười…đã đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ
chức Nguyễn Duy tuy mới xuất hiện trong làng thơ nhưng những suy nghĩ, những cảm hứng của ông được thể hiện trong tác phẩm đã nhận được sự đồng cảm của độc giả và các nhà phê bình Trong đó nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định thơ
Nguyễn Duy có một vẻ đẹp “ khơng có gì so sánh được ”, [20; tr.383] Đây có thể
xem như là bước khởi đầu thuận lợi cho con đường thơ của Nguyễn Duy
Trang 19học cách mạng Ở giai đoạn này Nguyễn Duy viết nhiều về đề tài chiến tranh và ông tập trung ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Cái tơi cá nhân hịa vào cái ta chung của cộng đồng dân tộc Con người phải gác lại những nhu cầu vật chất để phục vụ cho lí tưởng cao đẹp Đọc thơ ông trong giai đoạn này, chúng ta sẽ bắt gặp
hình ảnh của một bà mẹ nghèo trong Hơi ấm ổ rơm với tấm lòng đơn hậu, sống hết mình vì cách mạng:
Tơi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm bà mẹ đón tơi trong gió đêm
nhà mẹ chật nhưng còn mê chỗ ngủ mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ rồi mẹ ơm rơm lót ổ tơi nằm
(Hơi ấm ổ rơm)
Đối tượng gợi lên cảm hứng cho nhà thơ ở đây không phải là những nhân vật
kì vĩ, lớn lao mà đó chỉ là những bà mẹ quê nghèo xơ xác, cùng với những chàng trai, những cơ gái vơ danh với tấm lịng đơn hậu, sống hết mình cho lí tưởng cách mạng
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thơ Nguyễn Duy khơng chỉ dừng lại ở hình ảnh một bà mẹ nữa mà được nâng lên cả một dân tộc qua hình ảnh cây tre Từ hình ảnh tre Việt Nam, người đọc liên tưởng đến dân tộc Việt Nam và những phẩm chất vô cùng cao đẹp hiện lên hiên ngang, kiên cường bất khuất trong mưa bom, lửa
đạn:
Bão bùng thân bọc lấy thân
tay ơm tay níu tre gần nhau thêm thương nhau tre không ở riêng lũy thành từ đó mà nên hỡi người
(Tre Việt Nam)
Với một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, Nguyễn Duy đã cảm nhận được ý nghĩa bề sâu của cuộc sống từ những sự vật, sự việc rất đỗi bình thường Tuy nhiên,
khi đi sâu vào tìm hiểu thơ Nguyễn Duy ở giai đoạn này, chúng ta sẽ bắt gặp một tinh thần đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ được thể hiện qua một tấm lòng chân thành, một tiếng nói trữ tình và sâu lắng Bên cạnh đó, Nguyễn Duy cũng sớm biểu hiện
Trang 20Nguyễn Duy tham gia kháng chiến lúc còn trẻ, cùng với một tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ vào lúc này, ơng nhìn đời bằng con mắt tươi vui, hồ hởi:
Đời tôi là tia nắng mai
lịng tơi là trang giấy mới hồn tơi là cơn gió thổi
(Trống giục)
Thơ Nguyễn Duy còn tạo nên những giọng điệu ngọt ngào, tha thiết với thiên nhiên và con người trong cuộc sống Nhà thơ rất thành công trong việc đưa chất liệu dân gian vào trong thơ làm tăng thêm sự mộc mạc, dịu dàng và gần gũi với cuộc sống đời thường Chân thành nhưng sâu sắc và đậm đà tình người, tình đời trong
cuộc sống:
Hạt gạo ni hết thẩy chúng ta no riêng cái ấm nồng nàn như lửa cái mộc mạc lên hương của lúa
đâu dễ chia cho tất cả mọi người
(Hơi ấm ổ rơm)
Bằng giọng điệu lạc quan của người thắng trận và giọng điệu triết lí của một người từng trải trước cuộc đời, ông đã cảm nhận sự phong phú, đa dạng của cuộc sống:
Thắng rồi trận đánh thọc sâu
lại về với mái tăng - bầu trời vuông sục sôi bom lửa chiến trường tâm tư n tĩnh vẫn vng một vùng
(Bầu trời vng)
Đó là tấm lòng tha thiết của người thắng trận Bên cạnh đó, nhà thơ cịn thể
hiện giọng triết lí sâu sắc:
Năm qua đi tháng qua đi tre già măng mọc có gì lạ đâu
(Tre Việt Nam)
Cũng như bao tác giả cùng thời, Nguyễn Duy đã ca ngợi và khẳng định cái
đẹp Nhà thơ giãi bày những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình nhưng qua đó
Trang 21đồng dân tộc Đây là những đặc điểm cơ bản nhất trong thơ Nguyễn Duy giai đoạn này
Ở giai đoạn này, thơ của Nguyễn Duy chủ yếu viết về đề tài chiến tranh
Bằng tài năng sáng tác của mình, Nguyễn Duy đã tạo được cho mình một sắc thái riêng Ơng rất thành cơng với thể thơ lục bát, thơ lục bát của ông được viết theo phong cách vừa hiện đại, vừa phóng túng lại vừa uyển chuyển Nguyễn Duy dù chỉ mới chập chững bước vào làng thơ nhưng ông đã cố gắng thử nghiệm những tìm tịi
mới mẻ “Tre Việt Nam” là một thử nghiệm thành công nhất của Nguyễn Duy Đối
với những bài thơ tự do thì Nguyễn Duy tạo cho người đọc có cảm giác như tác giả
đang giãi bày tâm tình Có lẽ thơ của Nguyễn Duy khiến người ta tâm đắc nhất là ở
một tâm hồn dân tộc đậm đà, sinh động và giàu suy tưởng
1.2.2 Thơ Nguyễn Duy sau năm 1975
Từ sau năm 1975, Nguyễn Duy vẫn tiếp tục con đường thơ của mình Nhà thơ đã và đang phát huy những gì vốn có cũng như đang tìm tịi nguồn cảm hứng mới cho thơ mình Chính vì thế mà thơ của ơng ngày càng đậm đà và ổn định hơn về phong cách Đó là một giọng điệu quen thuộc, những hình ảnh thân thương, gần gũi nhưng lại đầy mới mẻ và sáng tạo, cuốn hút người đọc
Trong giai đoạn này, Nguyễn Duy đã cho ra đời nhiều tập thơ hay Trong đó
nổi bật nhất là Ánh trăng xuất bản vào năm 1984 Tập thơ được xem là “Một bước
tiến trong thơ Nguyễn Duy”, tập thơ được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam
năm 1984 Bên cạnh đó, Nguyễn Duy vẫn tiếp tục viết về đề tài chiến tranh nhưng khơng cịn là những vần thơ trong mưa bom lửa đạn, chết chóc hy sinh nữa mà đó là những hình ảnh người lính trở về sau chiến tranh cùng với những nỗi niềm trăn trở, lo âu trong cuộc sống mới Cuộc sống ngỡ như quen mà lạ Đó là những vần thơ
thiết tha nhưng đầy thấm thía (Ánh trăng, Nghe tắc kè kêu trong thành phố, Ngồi
buồn nhớ mẹ ta xưa)
Lúc này cái tôi trữ tình cá nhân trong thơ ông được thể hiện đậm nét Nhà thơ đi vào thể hiện những tình cảm riêng tư thầm kín của bản thân, cái tơi cá nhân của nhà thơ được bộc lộ rất mạnh mẽ Đây là đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Duy nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung
Trang 22Hãy thức dậy đất đai!
cho áo em tơi khơng cịn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà khơng cịn thay bằng ngơ, khoai, sắn
xin bắt đầu từ cơm no áo ấm
rồi hãy đi xa hơn - đẹp và giàu, và sung sướng hơn
(Đánh thức tiềm lực)
Đó là những con người luôn mong muốn đất nước được giàu đẹp Họ đã từng
sống và chiến đấu để bảo vệ đất nước
Hay đó cịn là lời tự vấn, tự bạch của nhà thơ khi vơ tình qn đi những gì thiêng liêng nhất, cao q nhất mà mình đã một thời gắn bó qua những năm tháng
đầy gian khổ Bên cạnh đó ơng cịn thể hiện những trăn trở của con người trong xã
hội mới:
Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa
Nhưng nào ngờ:
Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường
(Ánh trăng)
Tuy nhiên, trong giai đoạn này nhà thơ có xu hướng quay về với kí ức tuổi thơ, với những kỉ niệm hồn nhiên bên ruộng đồng, bên những người thân nơi vùng quê Nhà thơ giãi bày thế giới nội tâm của mình, để đối diện với chính mình bằng những vần thơ thể hiện nỗi nhớ, những tình cảm riêng tư của mình đối với người bà:
Tơi đi lính lâu khơng về thăm ngoại dịng sông xưa vẫn bên lở bên bồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ cịn là nắm cỏ thơi
(Đị lèn)
Riêng về người mẹ, Nguyễn Duy cũng có những vần thơ tha thiết:
Trang 23miệng nhai cơm búm lưỡi lừa cá xương
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Hình ảnh của người mẹ trong thơ của Nguyễn Duy còn gắn liền với những lời ru, điệu hát với những câu ca dao Tuy mọi thứ đều đã qua đi dù chỉ còn là những kỉ niệm của tuổi thơ hay những gì tồn tại trong quá khứ, từ việc nhỏ đến việc lớn thì khi đi vào trong thơ của Nguyễn Duy nó lại hiện lên rất rõ, rất sinh động và chân thực Khơng những thế, Nguyễn Duy cịn có những bài thơ viết về vợ rất độc
đáo:
Khi trong túi có mấy đồng ngọ nguậy ta chạy rơng như gì nhỉ - qn đời lúc xơ xác bờm xơm từng sợi tóc
đói lả mị về
cơm đâu vợ ơi
(Vợ ơi)
Mỗi năm Tết có một lần
mời em ly rượu tay nâng ngang mày
(Mời vợ uống rượu)
Cái tơi trữ tình trong thơ của Nguyễn Duy được thể hiện rất đa dạng và phong phú Nếu ở giai đoạn trước thơ Nguyễn Duy chủ yếu mang giọng điệu ngọt ngào, đằm thắm của ca dao, giọng hào hứng, lạc quan của người chiến thắng, giọng suy tư triết lí thì ở giai đoạn này thơ Nguyễn Duy có thêm giọng hóm hỉnh, hài hước:
Học trò con trai ma quỷ học trò con gái thần tiên
thầy xếp thần tiên ngồi kèm ma quỷ
(Kính gửi tuổi học trò)
Ai chê sầu riêng thủm ai khen sầu riêng thơm với ai thì thơm thủm với ta thì thủm thơm
Trang 24Thơ Nguyễn Duy trong giai đoạn này ngoài những nét mới về giọng điệu, Nguyễn Duy còn tiếp tục phát huy sức mạnh của thể thơ lục bát, sử dụng ngôn từ giản dị, gần gũi, dễ hiểu, chuyển tải nhiều cung bậc cảm xúc Dùng nhiều chất liệu dân gian vào trong thơ tạo nên phong cách thơ Nguyễn Duy riêng biệt Thơ Nguyễn Duy sau năm 1975 có nhiều thành tựu đáng kể, thơ ơng đã có những lí giải về xã hội cũng như đi sâu vào những ngõ ngách của cuộc sống đời thường
Tóm lại, Nguyễn Duy đã có đóng góp vào nền thơ ca hiện đại Việt Nam những bài thơ rất hay, mang phong cách riêng rất độc đáo Những vần thơ của Nguyễn Duy luôn nồng nàn hơi thở đời sống, gắn liền với quê hương đất nước, giàu hương vị dân tộc, dạt dào tình yêu cuộc sống từ những điều chân chất và giản dị
1.3 Vài nét về đặc điểm thơ Nguyễn Duy 1.3.1 Đặc điểm nội dung
Nguyễn Duy đã xoáy sâu vào những con người trong cuộc sống đời thường, từ những cách sinh hoạt, những mối quan hệ trong đời sống Cuộc sống đời thường trong thơ ông được thể hiện qua tất cả những gì đang diễn ra hàng ngày, rất tự nhiên và giản dị, tất cả làm nên một vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi Đọc thơ Nguyễn Duy khiến ta phải suy ngẫm, trăn trở về những nụ cười, hay những giọt nước mắt của những con người bé nhỏ, bất hạnh Chính điều đó tơ đậm cảnh sinh hoạt đời thường trong thơ ông một cách chân thực, sinh động và phong phú
Viết về cuộc sống đời thường, đọc thơ Nguyễn Duy chúng ta bắt gặp những cảnh lao động của những người dân tay lấm chân bùn Cuộc sống dân dã với con trâu, cái cày và mảnh ruộng, người nông dân chỉ thấy vui và phấn khởi khi họ được mùa bội thu và đất nước chỉ đẹp khi con người được hạnh phúc, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, phong phú và đa dạng
Là người con của mảnh đất Việt Nam – Nguyễn Duy đã cảm nhận về quê hương, đồng ruộng của mình một cách rất tuyệt đẹp, đó là những rơm rạ, là
những“vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải” là những “bờ ruộng bùn lấm tấm dấu
chân cua” hay “sương muối trắng”, cùng với những dịng sơng, con nước, những
cây cầu khỉ Cuộc sống có biết bao diệu kì, mỗi một miền q trong thơ ơng đều có những nét rất riêng và rất thực:
Trang 25ngỡ bay lên khoảng vô cùng
lại đằm xuống cỏ giữa vùng hoang vu
(Cỏ dại)
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Duy không những đẹp mà còn thơ mộng, cùng với sự hội tụ của tất cả những loài hoa như: hoa lúa, hoa gạo, hoa lau, phong lan, hoa mai và cả những lồi hoa dại đó là những lồi hoa đồng nội, thơn dã, bình dị khơng kiêu kì sang trọng nhưng vẫn tươi đẹp và tràn đầy sắc hương Đó là sự ưu
đãi của thiên nhiên dành cho con người trong cuộc sống đời thường Dường như
cuộc sống lao động nghèo khổ xuất hiện xun suốt trong thơ Nguyễn Duy Cũng chính vì nhà thơ xuất thân từ miền quê nhỏ bé và lớn lên bên đồng ruộng nên ơng đã có sự đồng cảm sâu sắc với những nỗi khổ của người dân Đó là những hình ảnh
trung tâm của cuộc sống, giữ vị trí quan trọng trong thơ Nguyễn Duy
Những ai đã từng trải qua cuộc sống nơi làng quê nghèo khổ, thì chắc hẳn sẽ khơng bao giờ qn được hình ảnh chia nhau củ khoai lùi trên bếp lửa Chính bếp lửa ấy đã đem lại cho con người tình yêu, sự ấm áp giữa lúc khó khăn nhất trong cuộc đời:
Nơi ấy
ta nướng khoai lùi sắn
xoa xít hít hà thơm bùi cháy họng lấm tấm đầy đầu bụi bồ hóng lép bép lửa tàu cau
râu tơm nấu với ruột bầu khen ngon
(Xó bếp)
Đó là những điều mộc mạc, giản dị của cuộc sống lao động nghèo khó Dù
vất vả, dãi nắng dầm mưa nhưng con người không cảm thấy gay gắt, bực dọc hay chán nản Trái lại, họ cảm thấy gần gũi, gắn bó và thân thiết với nhau hơn Cuộc sống của những con người trong thơ Nguyễn Duy thật đơn giản, sống đôi khi chỉ biết với công việc cày thuê, cuốc mướn, ngày này qua ngày nọ chỉ mong sao có bữa cơm no bụng qua ngày là cảm thấy hạnh phúc:
Trang 26hỏi gia sản một đời người đâu cả người chỉ tay vào cái bụng cười khà
(Ông già sơng Hậu)
Bằng cái nhìn tinh tế và nhạy cảm, Nguyễn Duy đã đưa hình ảnh người nơng dân Nam Bộ vào trong thơ một cách chân thực, cụ thể và sinh động Cùng với cuộc sống đơn giản với cơng việc làm đồng, cần cù suốt ngày, có ai hỏi gia sản thì chỉ tay
vào bụng “cười khà” Nguyễn Duy đã tạo cho người đọc cảm giác cuộc sống như
đang diễn ra trước mắt Ông đã làm nổi bật lên nét đẹp cuộc sống đời thường của
người dân lao động
Thơ nguyễn Duy thường hướng đến những số phận của người nông dân, những con người bé nhỏ, nghèo khổ trong xã hội Đồng thời thơ ơng cũng ln gắn bó máu thịt với đất nước, với người dân, người lính, người bạn, người cha, người
mẹ, người bà, người vợ và về chính mình Nguyễn Duy là nhà thơ từng tham gia
kháng chiến và cũng là người từng trải trong cuộc sống Vì thế mà thơ ơng thể hiện hết được những phẩm chất của con người trong mọi hoàn cảnh sống Chu Văn Sơn
cho rằng: “ Thi sĩ phải là kẻ đồng cảm trước hết với cái khổ” [17; tr 404]
Trong cuộc sống đời thường luôn tồn tại những mối quan hệ giữa con người với con người Đó là mối quan hệ mẹ-con, bà-cháu, vợ-chồng, quan hệ đồng đội hay quan hệ làng xóm Nhờ những mối quan hệ đó mà con người trở nên gắn bó và ràng buộc nhau, làm cho đời sống ngày càng có ý nghĩa hơn, tích cực hơn và lý tưởng hơn Hình ảnh người mẹ hiện lên trong thơ Nguyễn Duy với cuộc sống nghèo khổ:
Mẹ ta nhễ nhãi mồ hôi
đàn con lóc nhóc khóc cười
tuổi ta xanh như tàu rau tươi
buổi nhá nhem len lén mò cơm nguội bảy sắc cầu vồng trong xó xỉnh lọ lem
(Xó bếp)
Hay đó cịn là hình ảnh của một người cha suốt một đời vất vả:
Những năm bom đạn như gieo mạ lại chiếc xe thồ đi về Nam
Trang 27tơi nhìn theo chớp lửa nhập nhoàng
(Cầu Bố)
Đọc thơ Nguyễn Duy, ta có một cảm giác gần gũi, thân quen và gắn bó với
những con người trong cuộc sống đời thường quanh mình
Thơ Nguyễn Duy dường như không bỏ qua một đối tượng nào trong cuộc sống, từ những người dân, những người bà, người mẹ, người vợ, người cha, người lính, người bạn, những đứa trẻ, cho đến mọi sự vật sự việc Không cần những gì lớn lao cao cả, chỉ từ một trận bóng đá, một tin nhắn tìm người thân sau chiến tranh cũng đủ làm cho nhà thơ rung động và viết nên một bài thơ hay
Thơ Nguyễn Duy hướng đến cái “tôi” trữ tình đậm nét, cái tơi trong thơ ơng gắn liền với cái “ta” chung của cộng đồng dân tộc Ông ln băn khoăn, trăn trở, lo lắng trước những khó khăn của đất nước được thể hiện qua những vần thơ đầy tâm trạng Đồng thời nhà thơ cũng luôn suy tư, tự vấn, tự giãi bày những suy nghĩ của mình trước cuộc sống:
Tơi đi lính lâu khơng về q ngoại dịng sơng xưa vẫn bên lở bên bồi khi tơi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ cịn là nấm cỏ thơi
(Đị Lèn)
Nhà thơ đã thể hiện cái tôi đầy trăn trở, lo lắng:
Giữ ngọc gìn vàng biết mấy cơng phu ta giàu lắm mà con ta đói lắm
ta ngất ngưởng mà vợ ta lận đận cha mẹ ta trong lụt bão trắng trời
(Bán vàng)
Trang 28Trong đời sống chiến tranh, con người luôn chịu nhiều mất mác, hi sinh về vật chất lẫn tinh thần Họ luôn hướng đến cái “ta” chung của cộng đồng dân tộc, luôn lấy cách mạng làm lẽ sống cho mình Chính vì vậy mà những con người nơi ấy
đã có được những tình thương thấm thiết và sâu nặng Đó là những lời chia sẻ, động
viên và khích lệ tinh thần nhau trong những ngày hành quân chiến đấu Điều đó đã nói lên sức mạnh của tinh thần đồn kết gắn bó của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến Tình cảm của con người khi ấy là thứ tình cảm đẹp lạ thường Họ sẵn sàng chia nhau từng miếng ăn, từng tấm chăn trong đêm đông giá lạnh Trong khi họ là những người xa lạ, họ đến với nhau trong tình yêu quê hương đất nước:
Tất cả họ suốt một thời máu lửa
điều ước ao thật giản dị
sắp về!
(Nghe tắc kè kêu trong thành phố)
Cũng như Chính Hữu đã từng cảm nhận:
Tơi với anh đôi người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau
(Đồng chí - Chính Hữu)
Tình cảm của những người đồng chí cịn được biểu hiện qua sự quan tâm đời sống tinh thần của bạn Nguyễn Duy đã nhận ra những người lính họ đều có chung một hoài bão, một ước mơ Một ước mơ nhỏ bé mà tưởng chừng như nó vơ cùng lớn lao, đó là ước mơ ngày hịa bình có cuộc sống n lành, được no ấm, hạnh phúc bên người thân, gia đình và làng xóm
Với Nguyễn Duy, tình cảm của những người đồng đội là những tình cảm rất thiêng liêng và sâu nặng, họ đã từng có những khoảng thời dài quan tâm, gắn bó nhau trong cuộc sống Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng kẻ thù:
Ngủ đi bạn, ngủ đi anh
cánh tay mình ngả ra thành gối êm ngủ đi bạn, ngủ đi em
ngủ ngon giấc ngủ gối lên tay mình
Trang 29Chính những đơi tay ấm áp ấy đã nói lên ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của
tình đồng đội, của ý chí quyết tâm đánh giặc“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
(Chính Hữu.)
Những việc làm ấy tuy nhỏ nhoi nhưng chứa đựng một ý nghĩa hi sinh vô cùng to lớn Nguyễn Duy đã lấy tay mình để làm gối cho bạn, mong bạn mình có
được giấc ngủ ngon Thật cảm động biết bao khi trong lúc khó khăn nhất họ luôn
nghĩ về nhau, quan tâm nhau, dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất Để rồi họ ln
nhớ mãi về những hình ảnh ấy:
Những dải tóc dính bết những áo ướt dính bết
nếp áo mỏng ngoằn ngoèo quên sao được lằn chiến hào trên lưng áo ai kia!
(Chiến hào)
Cuộc sống nơi chiến trường hành quân và chiến đấu, người lính phải chịu nhiều khó khăn, vất vả Nguyễn Duy đã nhận ra sự già nua theo thời gian trên mái tóc của những người đồng đội mà họ không hề quan tâm hay để ý đến:
Ngủ hầm, ngủ võng, ngủ bưng gối đầu tay ngủ cầm chừng mỗi đêm có người ngủ thế thành quen
đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình
(Lời ru đồng đội)
Những người lính trẻ đã quên đi tuổi thanh xuân của mình nơi chiến trường
vì “hành quân xa lại tiếp hành quân xa” Nhưng họ không phàn nàn trước cuộc
sống gian khổ, thiếu thốn mọi bề nơi ấy, mà ở họ lại có một ý trí, một nghị lực phi thường khơng chịu khuất phục trước những khó khăn gian khổ
Những câu thơ nghe có vẻ như êm dịu, bình thường nhưng lại chất chứa bao nỗi buồn đau trước số phận hẩm hiu của người lính Trong cuộc sống khốn khó, con người trở nên già đi trước tuổi là một điều tất yếu Thật cảm động thay khi Nguyễn Duy nhận ra nhịp đập của trái tim nơi cổ tay:
Trái tim đập ở cổ tay
Trang 30ngày là bệ súng đêm là gối ôm
(Lời ru đồng đội)
Cuộc sống dù có khó khăn, vất vả hay phải chịu cảnh già nua trước tuổi thì hình ảnh của người lính bao giờ cũng đẹp, đẹp trong đời thường và đẹp cả trong chiến tranh Và cái đẹp ấy hiện lên ngay từ trong những giấc ngủ, lúc nào họ cũng trong tư thế sẵn sàng, tay vẫn cặp bên mình khẩu súng AK Chính hình ảnh đó đã gợi lên cho người đọc một sự đồng cảm sâu sắc
Đối với người lính cuộc sống tuy có khó khăn, vất vả và bận rộn nhưng trong những giây phút yên tĩnh họ lại quay về với làng quê, với cuộc sống đời thường Họ đều có những ước mơ rất bình thường, giản dị Chính ước mơ ấy đã theo họ đi khắp các núi rừng, từ nơi chiến trường này sang chiến trường khác, để rồi có những đêm khơng ngủ được họ lại đố nhau bao giờ về thành phố:
Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn ngủ ôm súng suốt một thời trai trẻ
đêm trăn trở đố nhau bao giờ về thành phố?
con tắt kè nhau nhảu nói sắp về!
(Nghe tắc kè kêu trong thành phố)
Đó là những câu đố chất chứa một niềm tin, một niềm hy vọng đến ngày
chiến thắng trở về Đồng thời nó còn chứa đựng một nỗi lo lắng trong số họ có người khơng may ngã xuống khi chưa kịp về:
Người bạn tôi không về tới nơi này anh gục ngã bên kia cầu xa lộ
anh nằm lại trước cửa vào thành phố
giây phút lạnh lùng chấm dứt cuộc chiến tranh
(Nghe tắc kè kêu trong thành phố)
Hình ảnh người lính hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu đã gục ngã bên kia cầu xa lạ, sự sống và cái chết là hai ranh giới rất gần nhau đối với số phận người lính Người lính trong thơ Nguyễn Duy là một trong những người hiếm hoi thực hiện
được ước mơ trở về thành phố sau chiến tranh Chính vì thế mà Nguyễn Duy rất quí
Trang 31những biểu hiện nhỏ nhoi, bình thường, giản dị nhưng đều được nhà thơ quan tâm, và đặc biệt chú trọng đến
Qua đó, ta có thể thấy được cuộc sống của những con người nơi chiến trường luôn hiện lên với mn màu mn vẻ, với nhiều cung bậc tình cảm Trong khoảng thời gian chiến đấu đầy gian khổ, họ đã đồn kết, gắn bó và u thương nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống Những điều đó tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng lại vơ cùng cao q, nó chứa đựng cả tình người và tình
đời ở đó Điều đó đã khẳng định được hồn thơ Nguyễn Duy ngày càng mượt mà,
sâu nặng, và thấm đẫm tình người hơn
1.3.2 Đặc điểm nghệ thuật
Thơ của Nguyễn Duy là một cách lí giải con người và đời sống bằng nghệ thuật, là thể hiện một thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực Nguyễn Duy đã đưa những chất liệu dân gian vào trong thơ một cách rất sâu sắc và tinh tế, những vần thơ dạt dào cảm xúc Đặc biệt thể thơ lục bát của Nguyễn Duy lại có âm điệu mượt mà, nội dung thì thấm đẫm trữ tình nên rất dễ đi vào lịng người
Từ hình ảnh cây tre, Nguyễn Duy liên hệ đến phẩm chất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam cùng với sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường, bất khuất trong mưa bom lửa đạn:
Lưng trần phơi nắng phơi sương
có manh áo cộc tre nhường cho con măng non là búp măng non
đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
(Tre Việt Nam)
Thông qua việc đặc tả về cây tre, Nguyễn Duy đi vào khai thác tấm lòng của người mẹ dành cho con, đó là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống
Nguyễn Duy còn đưa những lời ru, điệu hò vào trong thơ như bài: Lời ru đồng đội,
Lời ru từ mũi Cà Mau, Ca dao vọng về, Xuồng đầy…những lời ru ấy gần gũi như ca
dao, mang đậm tính dân gian Bên cạnh đó, người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
được xuất hiện với muôn màu mn vẻ Hình ảnh người mẹ là đề tài mà Nguyễn
Duy dành nhiều vần thơ nhất
Trang 32Mẹ ta khơng có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Ngay từ cách đặt tiêu đề, Nguyễn Duy cũng thể hiện được sự dân dã, gần gũi,
quen thuộc trong cuộc sống đời thường như: Xó bếp, Ánh trăng, Tre Việt Nam, Hơi
ấm ổ rơm, Sầu riêng, Vợ ơi, Pháo tết, Hoa dại đó là những hình ảnh quen thuộc,
gắn liền với cuộc sống của người dân
Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy rất phong phú, giàu sức gợi hình, gợi cảm nhưng vẫn đậm chất dân gian, giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, gần như là khẩu ngữ, dễ hiểu, dễ bộc lộ cảm xúc tình cảm Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào, vừa cụ thể vừa sinh động, vừa có tầm tư tưởng nên hấp dẫn tâm hồn độc giả Chính vì thế mà khi đọc thơ ông ta cảm nhận được sự gần gũi, thiết tha, mộc mạc, giản dị của cuộc sống đời thường:
Chủ giục khách nhậu đi đừng hỏi nữa việc bán lúa dư đăng báo chi cho phiền dư ít ni làng dư nhiều ni nước thành tích đéo gì mà phải nêu tên
(Ơng già sơng Hậu)
Hình ảnh của những người nơng dân với những nét sinh hoạt hàng ngày rất giản dị và gần gũi với cuộc sống của người dân Nam Bộ
Một đặc điểm đáng chú ý trong thơ của Nguyễn Duy là ông luôn nói về cuộc sống của những người dân lao động Thanh Hóa q ơng hay Cà Mau q bạn Đọc thơ ông ta cảm nhận được ý nghĩa bề sâu của cuộc sống từ những sự vật, sự việc rất
đỗi bình thường
Thương ai dỡ những mái nghèo
dựng căn hầm vẫn dựng theo dáng nhà nhà dân che nắng mưa sa
chắn che cái chết cũng là nhà dân
(Hầm chữ A)
Trang 33ở đằng sau cây sào lưới khẳng khiu
con rạch mặn đục ngầu phù sa bể cây cầu khỉ tiếp tục đời cầu khỉ
thân đước nhẵn lì vết chân nhiều thế hệ em chông chênh em run rẩy lần qua
(Lời ru từ mũi Cà Mau)
Nguyễn Quang Sáng nhận xét: “Thơ Nguyễn Duy đượm tính dân tộc và
nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian Lời thơ đơn sơ, gần gũi với khẩu ngữ, tư duy thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phản phất phong độ cổ điển phương Đơng” [16; tr
88]
Tóm lại, với sự nghiệp thơ ca của mình, Nguyễn Duy đã có những đóng góp quan trọng vào việc kế thừa và phát triển thể thơ ca truyền thống dân tộc Nguyễn Duy đã thể hiện rất thành công ở thể thơ lục bát, lục bát trong tay ông vừa thấm
đẫm chất ca dao, vừa có những cách tân độc đáo ở cả nội dung lẫn hình thức biểu
hiện Chính bằng tài năng, lòng đam mê lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc,
kiên trì nên làm thơ lục bát như Nguyễn Duy có thể xếp vào“bật tài tình” Vì thế
Trang 34Chương 2
NHỮNG VẺ ĐẸP NỔI BẬT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NGUYỄN DUY
2.1 Giàu lòng yêu thương 2.1.1 Yêu thương chồng con
Người phụ nữ trong thơ của Nguyễn Duy luôn được hiện lên với sự đảm
đang, đơn hậu, giàu lịng yêu thương chồng con Đó là một trong những phẩm chất
cao quý của người phụ nữ Việt Nam Họ là những người sẵn sàng hy sinh, chịu thương, chịu khó tần tảo sớm hôm nuôi chồng, nuôi con Không chỉ thế mà người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy còn được thể hiện qua sự vị tha, cảm thông và nâng
đỡ cho nhau trong cuộc sống Chính vì vậy mà ta đã phần nào thấu hiểu được câu
nói: “Đứng sau một người đàn ông thành công luôn là một người phụ nữ đảm
đang” Và có lẽ nó đã thể hiện đúng được một phần nào trong cuộc sống vợ chồng
của Nguyễn Duy
Đối với Nguyễn Duy, người vợ có một vai trị rất quan trọng trong cuộc sống
của ơng Vì vậy, đến với thơ ông ta thấy ông đã dành rất nhiều bài thơ riêng tặng vợ
Chu Văn Sơn đã viết: “Hướng của Duy là tìm cái đẹp trong cái khổ” [17; tr 404]
Đúng như vậy trong tình nghĩa vợ chồng, tình cảm mẹ con, Nguyễn Duy
cũng tìm ra vẻ đẹp của người vợ, người mẹ, từ lòng nhân hậu đến sự hy sinh, tần tảo nuôi con, nhường cho con từng miếng ăn giấc ngủ Trong khi đó người mẹ phải chịu đói, chịu lạnh cho con được no ấm Cịn trong tình cảm vợ chồng thì người vợ trong thơ ông hiện lên với bao nỗi nhọc nhằn, gian lao vất vả Để rồi ông lại cho rằng vợ là chỗ dựa để khi những lúc khó khăn người chồng lại tìm về:
Khi trong túi có mấy đồng ngọ nguậy ta chạy rong như gì nhỉ - quên đời lúc xơ xác bờm xơm từng sợi tóc
đói lả mò về
cơm đâu
vợ ơi…
Trang 35Chỉ vài câu thơ, Nguyễn Duy đã gợi lên hình ảnh người chồng ngơng nghêu,
chỉ biết vui chơi đến khi đói lả mị về “cơm đâu vợ ơi” Những câu thơ nghe qua
tưởng chừng như đùa cợt nhưng khi ngẫm lại ta thấy nó chứa đựng một tình cảm vơ cùng sâu sắc của người vợ dành cho chồng:
Và tao tác bạn bè cơn hoạn nạn
địn du cơn tóe máu tâm hồn
và tung tóe cả bướm vàng bướm trắng này giọt cay giọt đắng giọt buồn nơn móc họng mửa ra cầu vồng bảy sắc vợ dìu ta
tầng bậc
thang mòn…
(Vợ ơi)
Nguyễn Duy đã gợi lên hình ảnh người vợ ln chịu đựng bao nỗi vất vả, khó khăn và đơi khi phải hy sinh nhiều thứ cho chồng con được đầy đủ như mọi người Ngược lại, người chồng suốt ngày chỉ biết rượu chè với bè bạn, và càng đáng trách hơn nữa là những trận đánh nhau tóe máu Điều đó cho thấy Nguyễn Duy rất nhạy bén khi nhận ra được nhiều cung bậc cảm xúc, tình cảm của vợ chồng Trong những lúc chồng gặp hoạn nạn thì nỗi đau của người vợ lại càng tăng gấp bội so với người chồng, khi thấy chồng bị đòn bầm dập thì người vợ đau như dao cắt lòng
Đây cũng là tình cảm của bao nhiêu người vợ khác dành cho chồng cho con Cũng
như hình ảnh của người vợ trong thơ Tú Xương Bà Tú quanh năm bn bán ở mom
sơng, lặn lội thân cị để kiếm tiền “ nuôi đủ năm con với một chồng”, bà sống cuộc sống làm lụng vất vả để lo cho chồng con Tác giả đã tự đẩy mình vào vị trí đứng
sau năm con là để tự hạ thấp và tự trách mình Đồng thời qua đó tác giả cũng nâng cao vị trí của vợ lên để hình ảnh bà Tú hiện lên thật đảm đang tháo vát
Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng
(Thương vợ - Tú Xương)
Đối với Nguyễn Duy cũng thế, người vợ trong thơ ơng ln vì gánh nặng gia
đình, chồng con mà phải sống cả cuộc đời gian lao vất vả:
Trang 36kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài yêu cùng ai ghét giùm ai
để cơm áo vẹo hai vai em gầy
(Xin đừng buồn em nhé)
Sống trên đời này, có lẽ người phụ nữ được sinh ra là để gánh vác hết mọi cơng việc trong gia đình Cịn người chồng thì cứ hờ hững, mặc cho bao nhiêu khó khăn, vất vả cứ đè nặng trên đơi vai bé nhỏ của người vợ Họ phải sống trong cảnh lầm lụi, cam chịu với số phận Đó là hình ảnh của những người vợ cứ lặng lẽ làm việc nuôi chồng, nuôi con với một đức hi sinh vô cùng lớn lao Đó cũng là hình tượng nổi bật trong thơ Nguyễn Duy Tình cảm của Nguyễn Duy dành cho vợ thật
đằm thắm, xót xa và đầy trân trọng Mỗi khi xa vợ, Nguyễn Duy cảm thấy bồi hồi,
tâm hồn man mác như từng cơn sóng đang trào dâng trong đáy lịng, để rồi ơng ln hướng về vợ và nhớ về vợ với cái nhìn đầy cảm thơng và yêu thương:
Đêm huyền ảo một kinh kỳ se lạnh
một mình ta cơ quạnh giữa mn người mặt sơng lạ gợn nếp nhăn đuôi mắt bủn rủn buồn
ta thầm kêu vợ ơi…
(Vợ ơi)
Giờ đây trong khí trời se lạnh về đêm, Nguyễn Duy cảm thấy cô đơn, hiu quạnh, để rồi mỗi khi nhớ đến vợ thì hồn thơ của ơng trở nên đằm thắm, thiết tha hơn, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động mạnh mẽ trong tâm hồn của mỗi người hay cũng chính trong lịng nhà thơ Vì cuộc sống mưu sinh, vì gánh nặng cơm áo ln cứ chồng chất trên đôi vai của người phụ nữ, nên tuổi thanh xuân của họ cũng nhanh chóng tàn phai theo thời gian:
Chớp mắt tuổi xanh đã thành dĩ vãng
(Yêu)
Thời gian vất vả lo toan cho cuộc sống đã cướp đi tuổi thanh xuân của vợ, làm cho mái tóc đen trước kia giờ đây đã điểm bạc Nguyễn Duy đã thật khéo léo khi đưa những giây phút chạnh lòng, xót xa trước tuổi xuân của vợ vào trong thơ
Trang 37sinh cao cả, chịu thương, chịu khó cả đời sẵn sàng vì chồng con Đó cịn là một hình tượng đẹp về người phụ nữ Việt Nam Đứng trước vợ, Nguyễn Duy cảm thấy mình vơ cùng nhỏ bé trước người vợ bình dị mà vơ cùng lớn lao, chính vì yêu thương chồng con nên người vợ trong thơ ông lúc nào cũng tần tảo lo toan mọi việc:
Nợ nần chưa trả đã vay
chim muông trả vía cỏ cây trả hồn trả cho mơ chút thiên đường
trả cho nhau chút xót thương luân hồi
(Xin đừng buồn em nhé)
Càng xót xa hơn khi người vợ phải đối mặt với cuộc sống cơ hàn, nghèo khổ,
nợ nần thì chồng chất “chưa trả đã vay” nhưng họ vẫn giữ vững niềm tin, tình yêu
dành cho chồng con Chính tình yêu, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống là cơ sở vững chắc để giúp người vợ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc đời:
Yêu anh cốt rủ xương mòn
Yêu anh đến thác vẫn còn yêu anh
(Ca dao)
Điều đó đã khiến cho Nguyễn Duy rất xem trọng vợ mình, Nguyễn Duy
không chỉ viết một bài thơ tặng vợ mà còn dành trọn cả một tập thơ để viết về vợ, qua đó cịn nói lên những đức tính tốt đẹp của vợ Chính vì lẽ đó mà hình ảnh người vợ đảm đang, nhân hậu, giàu lòng yêu thương đã đi vào trong thơ ông một cách tự nhiên và sâu sắc Họ suốt đời nhẫn nại, chịu đựng hi sinh cho chồng con…Đó là niềm hạnh phúc lớn lao đối với người phụ nữ:
Có chồng thì phải theo chồng
Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo
(Ca dao)
Tình cảm mà người vợ dành cho chồng khơng chỉ là tình cảm đơn thuần, mà đó cịn là chỗ dựa, là bờ bến tinh thần vững chắc để mỗi khi khó khăn người chồng tìm về Nguyễn Duy đã cảm nhận tình yêu và sự thay đổi của vợ theo thời gian, sự cảm nhận ấy không phải để khen, chê mà là sự xót xa của chồng khi thấy sự thay
đổi của vợ trước bao khó khăn, vất vả:
Tóc loay hoay bạc bạc dần
Trang 38Người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy không chỉ là người vợ hết mực yêu thương chồng mà còn là người mẹ luôn quan tâm lo lắng cho con Trong cuộc sống lao động cực nhọc, người vợ, người mẹ đã từng trải qua và vượt lên tất cả để vì cuộc sống và vì tương lai tốt đẹp của chồng con
Đối với con, mẹ dành cả một tình yêu thương bao la Đó là một truyền thống
từ ngàn xưa được lưu truyền từ đời này sang đời khác Truyền thống ấy được thể hiện qua câu:
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn trải ra
(Ca dao)
Nhớ ơn chín chữ cao sâu
Một ngày một ngã bóng dâu tà tà
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Vì yêu thương chồng con mà người vợ phải chịu đựng bao khó khăn, vất vả từ việc mang nặng đẻ đau, nuôi con khơn lớn, người phụ nữ cịn phải hi sinh tất cả mọi thứ cho những đứa con thân yêu của mình Và tình cảm ấy đã đi vào trong cuộc sống của chúng ta như một phần máu thịt khơng thể thiếu Đó là một hình ảnh chân thực về một người vợ tần tảo, một người mẹ đôn hậu, giàu đức hi sinh Người phụ
nữ đã thay chồng gồng gánh để nuôi con với bao gian lao vất vả “bán mặt cho đất
bán lưng cho trời” với mong muốn đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho gia đình,
chồng con Cũng như người phụ nữ trong thơ Nguyệt Sương đã lận đận nuôi con mà:
Hai mươi mấy năm lẻ mắt nhòa lệ chan Ngọt bùi chung luống khoai lang
Đói no hơm sớm mấy hàng mạ thưa
Quanh năm cuốc xới cày bừa
Đất nghèo nặng gánh sớm chưa đi về
Dòng đời tựa khúc sơng q
Mới hay đời chẳng thốt vịng trần ai
(Phố khuya - Nguyệt Sương)
Hình ảnh của người mẹ hiện lên thật đáng thương, qua bao năm tháng lam lũ,
Trang 39Sự quan tâm chăm chút của mẹ không chỉ về vật chất mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho những đứa con chập chững vào đời:
Xưa mẹ ru ta ngủ yên lành
để khôn lớn ta hát bài đánh thức
(Đánh thức tiềm lực)
Vì lo cho con thậm chí mẹ đã qn đi bản thân mình, sẵn sàng chấp nhận hi sinh cả quãng đời vì con trẻ, sống cuộc đời nghèo khó, nhọc nhằn chỉ mong sao con
được lớn khôn:
Lưng trần phơi nắng phơi sương có manh áo cộc tre nhường cho con măng non là búp măng non
đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
(Tre Việt Nam)
Nguyễn Duy đã rất tinh tế khi mượn hình ảnh cây tre để nói lên tấm lòng bao dung, nhân hậu của người mẹ dành cho con Đó là hình ảnh của người mẹ nghèo, quanh năm suốt tháng dãi dầu mưa nắng chỉ vì con Hình ảnh ấy đã trở thành hình
ảnh đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam ở vùng quê sau những lũy tre làng Chỉ
bấy nhiêu thôi cũng đủ để ta cảm nhận được tình thương, sự hi sinh của mẹ dành cho con thắm thiết đến dường nào
Người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy suốt cuộc đời yêu con, thương chồng, cùng chồng gánh vác đảm đang lo cho đàn con được no ấm, sung sướng ngập tràn
niềm vui, niềm hạnh phúc Nhưng lại phải đối diện với cảnh:
Đàn con lóc nhóc khóc cười
tuổi ta xanh như tàu rau tươi
buổi nhá nhem len lén mò cơm nguội bảy sắc cầu vồng trong xó xỉnh lọ lem
(Xó bếp)
Trang 40Ơi! tình mẹ thật thiêng liêng, cao cả và mênh mông như trời biển Mẹ đã dang rộng đôi tay ra để đón nhận, che chở, lo lắng cho những đứa con thân u của mình trong cuộc sống mn ngàn khó khăn
Nguyễn Duy đã thể hiện một cách rất chân thực và gần gũi hình ảnh người phụ nữ, khiến người đọc phải suy nghĩ rất nhiều về người vợ, người mẹ của chính mình Người phụ nữ trong thơ ông không những yêu thương, quan tâm, lo lắng cho chồng con mà còn gắn liền với rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ bên con như: những đêm ngắm sao chập chờn đom đóm bay hay những câu chuyện mẹ kể có dịng sông Ngân chảy ngược lên cao, nghêu ngao khúc hát thằng Bờm có cái quạt mo
Hơn thế nữa người vợ trong thơ của Nguyễn Duy cịn có những việc làm hi sinh cao cả cho con, để con có được giấc ngủ ngon mà mẹ phải chịu ướt, chịu lạnh:
Nhìn về q mẹ xa xăm
lịng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búm lưỡi lừa cá xương
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Tình thương của mẹ vơ cùng cao q đối với con, mẹ nhường cho con tất cả từ chỗ nằm đến từng bữa cơm mẹ lại lừa từng miếng xương, móm cho con từng miếng cơm, để cho con có được bữa ăn ngon miệng, được ngủ ngon giấc và tình
thương ấy đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi đứa con
Có lẽ chính vì thế mà các nhà thơ đã dành nhiều tâm sức cho hình ảnh người mẹ thân thương, gần gũi và bình dị Cũng như hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong thơ Phùng Khắc Bắc cũng đã dành trọn cuộc đời cho chồng con:
Ngày xưa, chỗ ướt mẹ nằm sau mười năm
vẫn chỗ mưa mẹ đứng
( Ra đi - Phùng Khắc Bắc)
Hay trong thơ của Hồng Đình Quang, người mẹ cũng chứa đựng những phẩm chất cao q mà giản dị vơ cùng, cả cuộc đời sống để yêu thương, hi sinh cho
chồng con: