1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin

74 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 748,84 KB

Nội dung

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ TRONG THƠ X.ÊXÊNHIN

TRẦN THỊ KIM THOA

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ TRONG THƠ X.ÊXÊNHIN

Giảng viên hướng dẫn: TRẦN THỊ NÂU

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM THOA

Trang 3

i

giúp đỡ của thầy và bạn bè đã giúp tơi vượt qua khó khăn đó Qua đây tôi xin gởi lời chân thành cám ơn đến:

Quý thầy cô, các anh chị trong thư viện Thành phố Cần Thơ, thư viện Thành phố Vĩnh Long, trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, cùng với các thầy cô Khoa khoa học cơ bản, cán bộ của thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản luôn ln quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện có thể để giúp tơi sớm hồn thành tốt khóa luận

Đặc biệt tơi ghi lịng cảm ơn đến cơ Trần Thị Nâu với tư cách là một người giáo viên, người hướng dẫn đã dành nhiều thời gian quý báu của mình truyền đạt kiến thức lẫn kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn giúp tơi tìm được hướng đi và phương pháp cụ thể trong q trình thực hiện khóa luận

Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, trong q trình thực hiện có nhiều sai sót và khuyết điểm Kính mong q thầy cơ và các bạn thơng cảm và đóng góp ý kiến để tơi có thể hồn thiện tốt hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Trang 4

ii

cơng trình nghiên cứu, bài viết được thu thập, sưu tầm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này cũng như kết quả phân tích trong đề tài là trung thực Đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào trước đây

Sinh viên thực hiện

Trang 5

iii

tiến hành như lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, giới hạn vấn đề, phương hướng và phương pháp nghiên cứu

+ Phần nội dung: là phần quan trọng nhất mà đề tài hướng đến Ở phần này, được tiến hành trong ba chương:

- Chương 1: Người viết khái quát về những nội dung cơ bản liên quan đến thời đại, cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của X.Êxênhin, giúp người nghiên cứu có cái nhìn bao qt về phạm vị nghiên cứu của đề tài

- Chương 2: Đây là chương trong tâm, xoáy sâu vào nội dung đề tài Chương này người viết tập trung các nội dung sau: liên hệ các sáng tác thơ ca về hình ảnh người mẹ của một số nhà thơ nổi tiếng; những yếu tố xã hội, hồn cảnh làm nên hình ảnh người mẹ trong sáng tác của X.Êxênhin và nội dung thơ ca viết về đề tài người mẹ của ông

- Chương 3: Nghiên cứu về các biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ X.Êxênhin sử dụng để khắc họa hình ảnh người mẹ trong thơ Qua đó, tìm ra những giá trị, đóng góp quan trọng về nghệ thuật thơ ca của nhà thơ đối với thi ca Nga nói chung và thi ca thế giới nói riêng

Trang 6

iv

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Lịch sử vấn đề 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

NỘI DUNG 7 - 62 Chương 1: Khái quát về thời đại, cuộc đời và sự nghiệp thơ ca X.Êxênhin 7 - 24 1.1 Sơ lược về thời đại của X.Êxênhin 7

1.2 Cuộc đời của nhà thơ X.Êxênhin 8

1.3 Sự nghiệp thơ ca của X.Êxênhin 9

1.3.1 Nội dung thơ ca của X.Êxênhin 9

1.3.1.1 Tình yêu quê hương, đất nước 9

1.3.1.2 Tình u đơi lứa 12

1.3.1.3 Tình yêu đối với loài vật 14

1.3.1.4 Chất triết lí và những suy tư về cuộc sống 15

1.3.2 Đặc điểm thơ ca X.Êxênhin 18

Trang 7

v

Chương 2: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin 25 - 49

2.1 Người mẹ - đề tài lớn trong thơ ca 25

2.2 Những yếu tố hình thành hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin 30

2.2.1 X.Êxênhin là người sống giàu tình cảm 30

2.2.2 Mẹ là cội nguồi của tình yêu nghệ thuật và cái Đẹp trong tâm hồn nhà thơ 32

2.2.3 Tình cảm tơn giáo đã góp phần dựng nên hình ảnh người mẹ huyền thoại 32

2.3 Nội dung mảng thơ viết về hình ảnh người mẹ của X.Êxênhin 33

2.3.1 Hình ảnh người mẹ gắn liền với gia đình và nơng thơn Nga 33

2.3.2 Hình ảnh người mẹ cụ thế gắn liền với những khúc hát ru 35

2.3.3 Hình ảnh người mẹ tảo tần, vất vả, giản dị 37

2.3.4 Hình ảnh người mẹ yêu thương, hi sinh vì con hết mình 40

2.3.5 Mẹ - người bạn sẻ chia, nguồn động lực của con trong cuộc sống 44

2.3.6 Hình ảnh người mẹ mang màu sắc huyền thoại 47

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin 50 - 62 3.1 Nghệ thuật miêu tả 50

3.1.1 Nhà thơ dùng gam màu xanh làm chủ đạo 50

Trang 8

vi

3.1.6 Khắc họa hình ảnh người mẹ với cái Chân – Thiện – Mĩ 55

3.2 Kết cấu mới lạ 55

3.2.1 Hình thức câu thơ tự do 55

3.2.2 Sáng tạo trong cách sử dụng kết hợp thể loại thơ và thư 56

3.2.3 Kết cấu câu thơ theo kiểu vòng tròn 56

3.3 Nghệ thuật so sánh, tượng trưng 57

3.3.1 Nhà thơ so sánh mẹ với những hình ảnh, từ ngữ đẹp đẽ 57

3.3.2 Ánh sáng – hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thánh thiện của ngưới mẹ 58

3.4 Ngôn ngữ giản dị, trong sáng và đậm chất dân ca 60

Trang 9

1 Lí do chọn đề tài:

Ở Việt Nam, nền văn học Nga đã được giới thiệu và nghiên cứu khá nhiều, luôn dành được vị trí cao trong đời sống văn hóa lẫn văn học của người Việt Nam Lịch sử văn học Việt Nam cũng ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn học Nga, nhất là từ những tên tuổi vĩ đại như: A.X.Puskin, M.Gorki, L.N.Tonxtoi, F.M.Doxtoiepxki, M.A.Solokhop…Trong đó, Xecgay Alechxandovich Êxênhin (X.Êxênhin) là đại diện tiêu biểu của nền thi ca Nga thế kỉ XX Dù là một người chưa đặt chân tới nước Nga, chưa sống tại đồng q nước Nga, nhưng tơi có thể cảm nhận được thiên nhiên Nga qua những câu thơ trong trẻo, tươi tắn và thanh thoát của X.Êxênhin Ơng ln được ngợi khen là “ca sĩ của đồng quê” nhưng cũng không quên ông là một người con rất u kính mẹ của mình

Nói đến X.Êxênhin là nói đến một tâm hồn Nga trong sáng, đằm thắm và đầy xúc cảm Thơ X.Êxênhin có sức hút lớn bởi nó chính là tiếng lịng ông, là tình yêu thẳm sâu của ông về đất nước, con người Nga trong thời đại chuyển giao lịch sử Nhà thơ viết nhiều về nước Nga yêu dấu, về những tình yêu đẹp đẽ, về những con vật nhỏ bé và về người mẹ dấu yêu của mình Đó là chân dung người mẹ chất phác, cao thượng của X.Êxênhin, một người mẹ đượm màu huyền thoại như mẹ của toàn nhân loại, khiến cho chúng ta phải khóc, phải cười, phải đau đớn, xót xa… mỗi khi đọc và cảm nhận Vì thế tôi đã quyết định chọn “Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình Đây khơng phải là đề tài mới mẻ trong văn học, nhưng mang ý nghĩa lớn lao Đó là món quà nhà thơ dành tặng cho đấng sinh thành, được vẽ lên từ chất liệu cuộc sống và những kỉ niệm với mẹ trong cuộc đời nhà thơ Qua đó X.Êxênhin gửi gắm quan niệm triết lí sâu xa: Phải sống hiếu đạo với mẹ cha, để sau này khơng phải hối tiếc vì những gì sẽ mất

“Ai cịn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,

Đừng để buồn trên mắt mẹ, nghe khơng?”

( Giáo lý nhà Phật)

Trang 10

từ khi còn bé cho đến lúc trưởng thành, khi chúng ta thành công và cả khi chúng ta vấp ngã trên đường đời Chúng ta phải sống hiếu đạo với mẹ, đừng làm tổn thương, làm mẹ buồn phiền, lo âu Từ những điều phân tích trên đây, chúng ta không thể phủ nhận thành công lớn lao của X.Êxênhin khi viết về đề tài người mẹ Trải qua bao thăng trầm, đổi thay của nền văn học thế giới nói chung và nền văn học Nga nói riêng, nhưng độc giả vẫn luôn đánh giá cao, trân trọng và ưu ái cho tình yêu chân thành mà X.Êxênhin dành cho mẹ trong thơ ca

Đề tài đã giúp tôi hiểu thêm nội dung thơ X.Êxênhin cũng như lịch sử, văn hóa và văn học Nga Tơi viết và nghĩ rất nhiều về người mẹ của X.Êxênhin như mẹ

của tơi, với tất cả lịng thành kính

Tóm lại, đây là đề tài có ý nghĩa nhân văn thiết thực về tình cảm gia đình nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách con người trong thời buổi hiện đại

2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin Trên cơ sở khảo sát những bài thơ viết về mẹ của X.Êxênhin, người

nghiên cứu đã làm nổi bật một số nội dung chính sau :

- Khái quát lại những nội dung cơ bản của mảng thơ viết về hình ảnh người Mẹ trong thơ trữ tình X.Êxênhin, từ đó khẳng định hình ảnh người Mẹ là một trong những đề tài thành công nhất của X.Êxênhin

- Giúp hiểu thêm về tình cảm mà nhà thơ dành cho Mẹ cũng như tâm hồn tha thiết với quê hương ; thể hiện ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa giáo dục con người về tình mẫu tử thông qua thơ của X.Êxênhin

- Việc nghiên cứu đề tài còn giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ, chính những biến cố đặc biệt trong cuộc đời đã làm thơ trữ tình của ơng phong phú, đa dạng và mang nhiều ý nghĩa đối với nhân loại

- Bài nghiên cứu cịn góp phần bổ sung nguồn tài liệu phục vụ cho những nghiên cứu sau này

Trang 11

Năm 1995, kỷ niệm 100 năm ngày sinh X.Êxênhin Tên tuổi của ông đã được bạn đọc và giới phê bình Nga xếp bên cạnh A Pushkin, M Lermontov, A Blok những nhà thơ vĩ đại nhất của nước Nga Ông là một trong những nhà thơ được mến mộ nhất, các bài thơ được đọc nhiều nhất ở Nga và nổi tiếng trên toàn thế giới Thơ của ông được dịch ra hơn 150 thứ tiếng Thơ X.Êxênhin đã từng đến với bạn đọc

nước ta qua bản dịch của nhiều dịch giả, được Thuý Toàn tập hợp thành “Tuyển tập thơ X.Êxênhin”

Nghiên cứu về thơ trữ tình của X.Êxênhin, các nhà phê bình Việt Nam thường tập trung về tiểu sử, nội dung thơ X.Êxênhin (tình yêu quê hương, người Mẹ, cây bạch dương hay màu sắc trữ tình trong thơ ), bằng những bài báo khoa học được in rải rác qua nhiều năm, có thể điểm qua những bài báo sau:

1 Nguyễn Hải Hà (1995) “Nhìn lại văn học Nga thế kỷ XX”, Tập chí Văn học

(03)

2 Nguyễn Hải Hà (2002) “Hình ảnh bà mẹ trong thơ Êxênhin”, Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp Nxb Giáo dục

3 Nguyễn Hải Hà (2002) “Quê hương trong thơ Êxenhin”, Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp Nxb Giáo dục

4 Nguyễn Hải Hà (2002) “Về giá trị của bài thơ Thư gửi mẹ của Êxênhin”, Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp Nxb Giáo dục

5 Hà Thị Hòa, X.Êxêhin, Văn học Nga trong nhà trường, Nxb Giáo dục

6 Nguyễn Mạnh Hiền (2010) “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Exênhin”, Văn nghệ Công An, Báo Công An Nhân dân

7 Nguyễn Trọng Tạo (giới thiệu), (2009) “Đôi lời khi xem lại bản dịch”, Thơ trữ tình X.Êxênhin Hà Nội

8 Nguyễn Trọng Tạo (2006) “Esenin – Nhà thơ của thiên nhiên và tình người”,

Tập chí Văn học nước ngồi (06)

9 Hồng Thị Tâm (2007) Màu sắc trong thơ trữ tình X.Êxênhin ĐH Quốc gia Hà

Trang 12

văn học H: Tp Hồ Chí Minh

12 Thúy Tồn (1983) “Lời giới thiệu tuyển tập thơ Blôk – Êxênhin”, Tuyển tập thơ X.Êxênhin Hà Nội: Nxb Văn học

13 Thúy Toàn (1995) “Lời giới thiệu tuyển tập thơ X.Êxênhin” Hà Nội: Nxb Văn

học

14 “Thư gửi mẹ - Bài thơ cuộc đời, bài thơ số phận”, Những bài văn mẫu TP.Hồ

Chí Minh: Nxb Đại học Quốc gia

15 Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2009) “Sergei Esenin và tình yêu nước Nga trong

tập thơ "Những giai điệu Ba Tư"”, Tập chí Khoa học (tập XXXVIII; số 1B)

Ở Nga, khi nghiên cứu về cuộc đời cũng như thơ ca X.Êxênhin có các bài nghiên cứu, phát biểu, hồi kí của các tác giả như: Blôk, M.Gorki, A.Vôrônxki,

F.Ellenx…“Tài năng vang dội của Exênhin cho thấy có một diện tích sáng tạo lớn lao Tơi tin rằng Xergây Exênhin cịn có thể làm được nhiều nữa.” (L.Leônnốp)

Trong bài X.Êxênhin, sách giáo khoa lớp X của Nga có mục soạn giả viết: “Lịng

trung thành, sự thủy chung, sự hết mình, sự chịu đựng vơ hạn – tất cả những cái đó

đã được X.Êxênhin khái qt và thi vị hóa trong hình ảnh bà mẹ” [4; tr.348].

Ở Việt Nam, trong sách Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp của tác giả

Nguyễn Hải Hà đã khai thác những nội dung thơ trữ tình của X.Êxênhin Tác giả đã tập trung phân tích hình ảnh bà mẹ ln gắn liền với những kỉ niệm gia đình trong

thơ X.Êxênhin: “Tuy sống phiêu bạc, đi nhiều nhưng hầu như năm nào Êxenhin cũng về quê thăm bố mẹ Ngay những khi lầm lạc, sa đà nơi quán rượu, Êxenhin vẫn nhớ bố mẹ như chổ dựa tinh thần vững chắc của mình” “Trong thơ Êxenhin nhắc nhiều tới ông ngoại, em gái nhưng bà mẹ đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong các sáng tác của nhà thơ” [1; tr.342 ]

Trong bài viết “Về giá trị của bài thơ Thư gửi mẹ của Êxenhin” thì

Nguyễn Hải Hà cũng đề cập đến những giá trị to lớn mà bài thơ nổi tiếng của

Trang 13

Những bài văn mẫu, Nxb Đại học Quốc gia, TP.Hồ Chí Minh), người viết đã nhấn mạnh những chi tiết huyền thoại khi nói về mẹ của X.Êxênhin: “Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Êxênin mang tầm vóc nữ thần Đất - người mẹ của anh hùng Ăng tê trong thần thoại Hy Lạp Với lịng kính u bao la, Êxênin đã sáng tạo nên hình tượng người mẹ vơ cùng vĩ đại” ” [14; tr.57]

Tác giả Phùng Hoài Ngọc trong Giáo trình Văn học Nga (ĐH An Giang,

2008) cũng đã nhận định chung về vai trị của hình ảnh người mẹ: “Người mẹ của Esenin mà cũng là người mẹ của muôn đời, người mẹ của phương Đơng và phương Tây Người mẹ mịn mỏi vì thương con, bất cứ nó cịn nhỏ hay trưởng thành, khơng cần biết nó đã trở thành anh hùng hay thi sĩ” [13; tr.79]

Từ những bài viết đã tìm hiểu trên, tơi nhận thấy đa phần mang tính chất giới thiệu nhằm mục đích giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng

tác của X.Êxênhin (Lời giới thiệu tuyển tập thơ X.Êxênhin; Lời giới thiệu tuyển tập thơ Blôk – Êxênhin; Đôi lời khi xem lại bản dịch, Thơ trữ tình X.Êxênhin; X.Êxêhin…) Một số bài viết tập trung nghiên cứu chuyên sâu hơn về đề tài, nội dung đáng quan tâm trong thơ X.Êxênhin như tình yêu quê hương đất nước (Quê hương trong thơ Êxênhin; Khảo sát thơ trữ tình phong cảnh của Êxênhin; Sergei Esenin và tình yêu nước Nga trong tập thơ "Những giai điệu Ba Tư"; Esenin – Nhà thơ của thiên nhiên và tình người; Trần Đăng Khoa lạc về khu vườn trắng nước Nga… Những bài viết về hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin ( Hình ảnh bà mẹ trong thơ Êxênhin; Về giá trị của bài thơ “ Thư gửi mẹ” của Êxênhin…) và một số bài viết liên quan như: Cảm hứng tôn giáo trong thơ Êxênhin, Thơ X.Êxênhin nhìn từ phương Đơng

Trang 14

hình ảnh người mẹ và nội dung thơ trữ tình viết về người mẹ của ông Về mặt tài liệu, ngồi việc khảo sát thơ trữ tình của X.Êxênhin thì trong q trình nghiên cứu cịn tham khảo thêm những tư liệu có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, các bài phê bình văn học về thơ ông…Nhưng quan trọng nhất là các tuyển tập thơ của X.Êxênhin được dịch thuật và giới thiệu ở Việt Nam

Trong bài nghiên cứu này, tơi có sử dụng những cơng trình, bài nghiên cứu của các nhà thơ khác như: Puskin, Blơck, Pestesnak, Nekrasov… và các cơng trình nghiên cứu, bài viết ở Việt Nam của các tác giả như: Nguyễn Hải Hà, Đỗ Lai Thuý, Nguyễn Trọng Tạo, Hà Thị Hồ…

Bài nghiên cứu cịn sử dụng tài liệu của văn học Việt Nam như thơ, báo, phê bình tác phẩm có liên quan đến đề tài hình ảnh người mẹ

5 Phƣơng pháp nghiên cứu:

Trang 15

KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP THƠ CA X.ÊXÊNHIN

1.1 SƠ LƢỢC VỀ THỜI ĐẠI X.ÊXÊNHIN:

X.Êxênhin sống ở giai đoạn đầu của thế kỉ XX Đây là giai đoạn lịch sử quan trọng: Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), nội chiến (1918 – 1920) và xây dựng công cuộc kinh tế lần thứ nhất (1922 – 1927)

Cách mạng Tháng Mười với tính chất triệt để, bạo lực của nó làm cho nhiều nhà văn, nhà thơ cảm thấy ngỡ ngàng, hồi nghi Kể cả những nhà văn có tinh thần cách mạng cao như Macxim Gorki vẫn phải lột xác, tái sinh mới bắt tay vào xây dựng nền văn học Xô Viết Và chính đều này cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp thơ ca và cuộc đời X.Êxênhin

Trước Cách mạng Tháng Mười Nga, hồn thơ X.Êxênhin là hồn thơ đầy nhiệt huyết, hồn nhiên, trong sáng với bao ước mơ, hi vọng về một nước Nga dân chủ Cách mạng Tháng Mười thành công, thế chiến thứ hai kết thúc Bao đổi thay cả về chính trị, kinh tế lẫn văn học Dù từng khốc trên mình chiếc áo lính nhưng mãi về sau ơng mới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh ấy Và X.Êxênhin bỏ quần áo lính, trở nên thù ghét giới quý phái đô thị

Yêu nông thôn Nga, ông lưu luyến nước Nga bằng gỗ nên ông không hiểu hết được ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Mười Bao lo ngại, hồi nghi về một nước Nga cơng nghiệp sẽ làm tổn thương tới thiên nhiên nông thôn và cá tính con người Và vì thế, ơng rơi vào bi kịch tinh thần dữ dội, sa ngã rượu chè, ăn chơi ngất ngưỡng và bế tắc thật sự Thơ ca X.Êxênhin kể từ đó cũng trở nên buồn trĩu nặng

X.Êxênhin từng tâm sự: “Lúc này tôi rất buồn vì lịch sử đang trải qua thời đại nặng nề của sự huỷ diệt cá nhân sống động bởi những gì đang diễn ra khơng phải thứ chủ nghĩa xã hội mà tơi đã từng nghĩ.” (Xergây Êxênin - Tồn tập)

Trang 16

Không thể chấp nhận thực tế cuộc sống trong khung cảnh mới và thích nghi với đường lối mới ấy Nên nhà thơ đã tự tử khi tuổi đời con quá trẻ

Thơ X.Êxênin đã phản ánh chân thực và sinh động hiện thực Nga mn màu, mn vẻ với nhiều kịch tính, những biến động dữ dội của lịch sử xã hội mang tính bước ngoặt và trọng đại của dân tộc Nga

1.2 SƠ LƢỢC VỀ CUỘC ĐỜI X.ÊXÊNHIN:

Xergây Alecxandrơvích Êxênhin (X.Êxênhin) sinh ngày 3.10.1895 trong một gia đình nông thôn thuộc làng Kônxtatinôva (nay thuộc làng Êxênhin), xã Kơdơminxkaia, vùng bình ngun Rian, tỉnh Rian của nước Nga Do ba mẹ phải làm ăn xa, mẹ và bà nội X.Êxênhin mâu thuẫn nên thời thơ ấu ông sống bên gia đình ơng bà ngoại Vì thế nhà thơ chịu ảnh hưởng nhiều từ lối sống phóng túng của ông ngoại và tín ngưỡng Thiên chúa giáo từ bà ngoại(1)

Năm 1909 – 1912, X.Êxênhin sống và học tập ở trường dòng nội trú, cách nhà khoảng một trăm cây số

Năm 1913, X.Êxênhin lên Macxcơva với bố Tại đây X.Êxênhin làm công việc sửa bản in cho nhà xuất bản và đi học thêm tại Đại học Nhân dân Saniapxki, nhưng lại bỏ học hai năm sau đó

Năm 1914, X.Êxênhin kết hôn và đến Xanh Pêtecbua theo đuổi sự nghiệp thơ ca của mình Đây là khoảng thời gian khó khăn, gian nan trong sự nghiệp của nhà thơ

Năm 1915, Blôc phát hiện ra tài năng độc đáo của X.Êxênhin Giới văn học Xanh Pêtecbua chào đón nhà thơ nồng nhiệt như “ một đặt phái viên của làng quê Nga”

Năm 1916, tập thơ đầu tay của X.Êxênhin – “Lễ cầu hồn” ra đời, tên tuổi của

ơng nhanh chóng nổi tiếng Ngay sau đó, X.Êxênhin bị gọi vào lính và phục vụ cho quân đội Sa hoàng dù bản thân không hề muốn

Năm 1918, X.Êxênhin về sống tại Macxcơva, tham gia sáng lập nhóm các nhà thơ chủ nghĩa hình tượng nhưng khơng mang lại kết quả

Trang 17

Năm 1919 -1921, ông đi nhiều nơi và viết vở kịch thơ Pugatsốp

Năm 1922 – 1923, cuộc hôn nhân lần đầu tan vỡ, X.Êxênhin lập gia đình với vũ nữ Đunan và đi du lịch nhiều nơi nhưng ln mang trong lịng nỗi buồn nhớ quê hương da diết Cuối 1923, nhà thơ chia tay Đuncan và ngay sau đó trở về nước Nga Năm 1924, X.Êxênhin về Macxcơva sống trong một tâm trạng bàng hồng, cơ đơn trước những thay đổi về chính trị - xã hội của đất nước và sự bất mãn của đám văn nghệ sĩ

Tháng 06.1925, ông kết hôn lần thứ ba với Xôphia cao quý ( cháu gái L.Tônxtôi) nhưng không bao lâu thì chia tay

Ngày 28.12.1925, nhà thơ đã tự sát tại khách sạn Angleterre, Leningrat (nay là Xanh Pêtecbua) sau những cuộc đấu tranh dai dẳng trong nội tâm và ông xem đây là cách giải thoát cho cuộc đời mình Tuy nhiên cái chết của X.Êxênhin có nhiều nghi vấn là vụ mưu sát, cho đến nay vẫn còn là ẩn số(1)

X.Êxênhin để lại khá nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Lễ cầu hồn (1916); Đồng chí (1918); Người đánh trống trời, Lễ biến hình, Miếu thờ hương thôn, Trinh bạch Gioocđani (1912 – 1914); Pugatsop ( kịch, 1924); Bài ca về cuộc hành quân vĩ đại (Trường ca, 1925); Anna Xneghina (Trường ca); Thơ về nước Nga và cách mạng, Nước Nga Xô Viết;…

1.3 SỰ NGHIỆP THƠ CA CỦA X.ÊXÊNHIN: 1.3.1 Nội dung thơ ca của X.Êxênhin:

1.3.1.1 Tình yêu quê hương, đất nước:

Là một trong những nhà thơ trưởng thành và gắn liền cuộc đời với Cách mạng Nga, với nhân dân, với nông thôn Nga tươi đẹp Chính những điều này đã ảnh hưởng lớn lao và xuyên suốt trong sự nghiệp sáng tác của X.Êxênhin, qua hai mảng đề tài chính là tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương

- Tình yêu thiên nhiên:

Thiên nhiên trong thơ X.Êxênhin là thiên nhiên của lòng người hòa nhập Thiên nhiên được thổ lộ bằng hơi thở của X.Êxênhin, cảm và nghĩ bằng trái tim thi sĩ Cảnh trong thơ ông bao giờ cũng như để chuẩn bị cho cái gì đó sâu xa hơn Đó là lịng người:

Trang 18

Và nỗi buồn của buổi chiều ảm đạm Xao xuyến hồi khơng dứt giữa lịng tơi

(Tơi lại về đây)

Nhà thơ ln có sự rung cảm mạnh mẽ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, dù đó là những vật bình thường nhất X.Êxênhin ln biết cách làm nó trở nên sinh động, tràn đầy sức sống và có mối liên hệ với nhau:

Nơi bình minh nghiêng đổ nước hồng Tưới dầm những luống dài bắp cải Cây phong non ngửng đầu chới với Uống dịng sữa mẹ, sữa màu xanh

(Th Tồn dịch)

Trong thơ X.Êxênhin, chúng ta thấy hiện lên tất cả những gì đặc trưng của thiên nhiên Nga, đặc biệt mùa đơng nước Nga khơng lạnh lẽo, đìu hiu mà là phong cảnh đẹp Đó là những cánh rừng bạch dương, cánh đồng, ánh trăng, dòng sông…qua cảm nhận của thi nhân đều trở nên ấm ấp và gần gũi:

Cánh đồng tuyết trắng

Ánh trăng thanh mỏng manh vàng chanh Con tim ngọt ngào với nỗi đau yên lặng… Tuyết bên thềm như ai rắc cát trắng Dưới trăng thanh có ai nói nên lời

(Màn sương xanh)

Thiên nhiên trong thơ X.Êxênhin luôn có hồn và hịa quyện với con người Là một thiên nhiên tuyệt vời duyên dáng, bởi nó chứa một tâm hồn cao đẹp được bộc lộ đến tận cùng với vẻ duyên dáng trời cho:

- Tình yêu quê hương:

Quê hương trong thơ X.Êxênhin luôn gắn liền những kỉ niệm với bạn bè, ngưười thân Đó là con đường làng, nhà cửa xóm thơn, mảnh vườn, cây cối, con vật…tất cả ln có mối quan hệ gắn bó và tồn tại trong cuộc sống thường nhật của

nhà thơ Nhà thơ yêu “nước Nga mầu xanh da trời”, yêu “ nước Nga, cánh đồng màu thắm đỏ” và kêu gọi “ Nước Nga vàng hãy ngân vang réo rắt”, “Ôi, nước Nga thân thiết của tôi ơi” Nỗi nhớ quê hương nghèo khó ln là nỗi ám ảnh khôn

Trang 19

Ôi miền đất rậm bong cỏ ngựa Mặt phẳng phiu thân thiết với lòng ta Nhưng ẩn giữa bao la rừng cỏ đó Một nỗi buồn cứ đau quặn diết da

(Th Tồn dịch)

X.Êxênhin ln gắn bó với nước Nga, khi đi du lịch nhiều nơi trên thế giới nhưng ông luôn mang một nỗi buồn ảm đạm Nhà thơ sẵn sàng từ bỏ tất cả để được sống và chết trên chính mảnh đất yêu dấu của mình:

Ơi nếu như thiên thần lên tiếng gọi “Bỏ nước Nga lên sống ở thiên đường!” Tôi sẽ đáp: “Thiên đường xin để đấy Cho tôi xin được Tổ quốc yêu thương!”

(Thuý Toàn dịch)

Cây bạch dương – biểu tượng của nước Nga, xuất hiện trong cuộc đời và thơ ông như một điều tất yếu Trong suy nghĩ của X.Êxênhin, cây bạch dương luôn sống động, biết vui buồn giữa cuộc đời và nhà thơ luôn yêu thương, trân trọng:

Tôi trống việc đến dự ngày lễ thánh

Hồn phải lòng những chiếc lá bạch dương

(Đồn Minh Tuấn dịch)

X.Êxênhin khơng hề xấu hổ với nguồn gốc nơng dân của mình Nhà thơ cho rằng, con người chúng ta dù đi đâu, làm gì thì cuối cùng cũng phải về lại quê hương Nơi được sinh ra, lớn lên cũng là nơi nằm xuống Thậm chí:

Ngay cả đến con chó Về chết sân chủ nhà

Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ luôn được trở đi trở lại trong những trang thơ của ông Nỗi nhớ là một trạng thái cảm xúc thuộc về lĩnh vực tinh thần:

“Dìm trong anh nỗi nhớ Ta-lian-ka Bằng hơi thở ngập tràn hương quyến rũ”

(Con đường của tơi)

Ơng u q hương sâu đậm và trân trọng từ những thứ bé nhỏ, tầm thường:

Trang 20

Và nếu gặp một người đánh xe Hắn lại nhớ mùi phân ở quê

(Đoàn Minh Tuấn dịch)

Quê hương, tổ quốc là một trong những cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của X.Êxênhin Q hương trong thơ ơng hiện lên từ những hình ảnh thân thương, gần gũi và rất đổi bình dị

1.3.1.2 Ttình u đơi lứa:

Trong văn học Nga, Puskin ln được những người u thơ tình dành cho sự ưu ái đặc biệt, tình u trong thơ ơng ln mãnh liệt, lãng mạn và cũng lắm đắng cay Trong khi đó, thơ tình u của X.Êxênhin cũng được u mến không kém, bởi sự trong sáng, hồn nhiên và trinh bạch:

Chẳng phải ai cũng có một người thân Nhưng với tôi cô gái ấy là bài ca tuổi trẻ, Những bức thư tơi buộc nơi cổ chó Cơ ta chưa một lần cầm

( Con con chó – Anh Ngọc dịch) Nhà thơ luôn trân trọng phụ nữ và dành cho họ những vần thơ đẹp đẽ.khiến vẻ đẹp ấy hiện lên trong thơ ông đầy nét quyến rũ nhưng không trần tục mà đằm thắm, dịu dàng và thánh thiện:

Mái tóc xanh

Lịng ngực trịn thiếu nữ

Ôi bạch dương, bạch dương mảnh dẻ, Cớ chi người nhìn mãi xuống đầm?

( Mái tóc xanh – Anh Ngọc dịch) Lãng tử, hào hoa, đa tình và tâm hồn thi sĩ Bao nhiêu đó cũng đủ để hiểu vì sao nhà thơ được nhiều cơ say mê, yêu quý Nhưng đâu phải tình yêu của họ bao giờ cũng được ơng đáp trả, tình u có lí lẽ riêng của nó mà đơi khi vì thế ông đã vô tình làm tổn thương người con gái ấy:

Trang 21

(Thúy Toàn dịch)

Nếu như với Puskin người ta thấy một tình yêu lắm đắng cay nhưng cao thượng, hi sinh, chân thành và chính chắn, khi khơng nhận được sự đáp lại ngọt ngào, Puskin vẫn dành những tình cảm tốt đẹp cho người mình u :

Tơi u em, u chân thành, đằm thắm,

Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em

(Tôi yêu em – Puskin)

thì với X.Êxênhin đơi khi tình u chỉ là cái gì đó thống qua, chợt đến rồi chợt đi nên làm người ta dễ nhớ nhưng cũng dễ quên:

Tôi u em như một thói quen thơi Bởi tơi đã từng hơn nhiều người khác Và những lời tình u tôi thề thốt Như lửa diêm sáng một chút lại tàn

(Đoàn Mạnh Tuấn dịch)

Dù X.Êxênhin từng yêu nhiều, bước qua nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ nhưng ông ln trân trọng tình u thủy chung tha thiết, hiểu được bản chất của tình yêu xa cách là nỗi nhớ:

Nhớ em, nhớ hỡi, nhớ hoài

Mái đầu em tựa tóc ngờ hào quang Xa em giờ phải lỡ làng,

Không vui cũng chẳng dễ dàng đâu em

(Tôi nhớ)

X.Êxênhin biết trân trọng tất cả tình yêu của mình, đấy là những gì trong sáng, đẹp đẽ và hồn nhiên nhất Không phải ai cũng dễ dàng có được một tình u thực sự để rồi được day dứt mãi về nó khi nó khơng cịn quay lại nữa:

Tơi đã thành người

Khơng phải con người khi đó

Chắc bây giờ tơi khơng cịn làm cơ khổ Như khi xưa đã từng làm khổ cô

Trang 22

mang lại nhiều kỉ niệm mà dù có hạnh phúc hay xót xa vẫn khiến chúng ta nhớ nhiều X.Êxênhin đã nhớ đến kỉ niệm tình yêu trong sáng ấy:

Phải, tôi đã từng say một cô áo trắng Nhưng bây giờ tôi lại yêu một cơ áo xanh

(Con con chó – Anh Ngọc dịch)

Nhà thơ phân biệt rõ ràng giữa say và yêu, cái say là những điều vụn dại trong quá khứ, nó đã đi qua và trở thành kỉ niệm Như nhà thơ Hồ Dzếnh (Việt Nam) đã từng nhận ra điều đó:

Cái na ná tình u thì có trăm ngàn

Nhưng đích thực tình yêu chỉ có một

Nên nhiều lúc lầm tưởng mình đã gặp

Nửa của mình nhưng nào phải của mình đâu

(Tơi đi tìm một nửa của tơi – Hồ Dzếnh) Như vậy ta có thể thấy rằng, dù X.Êxênhin yêu nhiều, bước qua nhiều cuộc tình, đổ vỡ nhiều trong đời sống hơn nhân với những tâm trang buồn vui khác nhau Nhưng thơ tình yêu của ông vẫn đắm say, nồng nàn và nhiều cảm xúc

1.3.1.3 Tình u đối với lồi vật:

X.Êxênhin là người đầu tiên viết về loài vật một cách điêu luyện với một tình thương chân thành, tấm lịng nhân hậu Đối với ông, buồn vui của mọi sinh vật là buồn vui của chính mình Những nỗi buồn vui ấy trong thơ được thể hiện một cách tài tình, tuyệt vời Với những hình ảnh có sức lay động lạ lùng như chỉ con người mới sáng tạo ra được

X.Êxênhin tả vầng trăng mà con chó mẹ bỗng nhìn thấy sau khi bầy chó con mới đẻ của nó vừa bị người ta bắt mang đi một cách tàn nhẫn:

Mặt trăng đã ló trên cuốn rạ

Giống như con chó nhỏ yêu thương

(Bài ca về con chó mẹ - Tế Hanh dịch)

X.Êxênhin nhìn con chó ấy khơng chỉ để xót xa, mà trong thơ ơng con chó ấy cịn hiện lên quấn quýt quanh chân ông Nhà thơ yêu quý, cưng nựng nó như đứa trẻ Ơng nhớ rất rõ về hình ảnh của nó, từ màu lơng cho đến tiếng sủa:

Trang 23

Con chó đầy màu lông quen đã nhạt Cất tiếng sủa chào, sang sảng, non to

(Con con chó – Anh Ngọc dịch)

Đó còn là lòng thương cảm cho số phận bất hạnh của bò mẹ và bò con khi chúng lần lượt biết trước cái chết của mình, bởi vốn dĩ chúng được sinh ra và nuôi để làm thức ăn cho con người Nhà thơ thấy bất lực và buồn trước dòng sinh tử luân hồi dai dẳng, triền miên ấy của lồi vật đáng thương:

Rồi ngày kia bị mẹ Theo số phận con mình Bị trịng dây vào cổ Dẫn đến lò sát sinh

(Con bò – Tế Hanh dịch)

Bức tranh thiên nhiên khá tiêu biểu và sinh động nhờ sự góp mặt của cỏ cây, chim choc mà ông yêu mến:

Sếu buồn bã bay ngang, Chẳng nhớ thương ai cả

Trong thơ X.Êxênhin, mèo cũng có thể hát ru con ngủ như người mẹ ru con, thật ngọt ngào và tình cảm:

Một tấm bảng đen Áp vào khung cửa Mèo mẹ đang ru Cho mèo con ngủ

( Đăng Bẩy dịch)

Quả đúng là X.Êxênhin viết về những con vật đáng thương, gần gũi với mình bằng sự đồng cảm sâu xa trước nỗi đau của nó và bằng một tình u chân chính Thế giới lồi vật đã góp phần làm cho bức tranh phong cảnh trong thơ ông thêm sinh động, hấp dẫn

1.3.1.4 Chất triết lí và những suy tư về cuộc sống:

Trang 24

* Quan niệm về quan hệ giữa con người và thiên nhiên gần gủi với triết học phương Đơng:

“Ơng là nhà thơ đặc Nga Thế mà ở Việt Nam, xứ sở của tre trúc X.Êxênhin thật gần với một tầng lớp độc giả, bất chấp những rào cảng ngôn ngữ Sự xa mà gần đó hẳn là vì ơng là “ nhà thơ cuối cùng của nơng thơn Nga”, cịn chúng ta là kết quả của một nền văn minh thực vật” [10; 89]

Ông sống gần gui và hòa nhập với thiên nhiên, với ông con người chỉ là chiếc gạch nối giữa trời và đất:

Tôi lang thang trên mặt tuyết đầu mùa Giữa hồn tôi hoa linh lan bừng nở Chiều thắp sáng trên con đường tôi qua Một ngôi sao - ngọn nến xanh rực rỡ

Tuy khơng có những phát biểu trực tiếp nhưng qua thơ, X.Êxênhin đã gián tiếp bộc lộ một quan điểm triết học gần với phương Đông về quan hệ giữa con người với thiên nhiên Chính trong sự gắn mình vào thiên nhiên ấy, con người tìm thấy cho mình chổ đứng trên thế gian:

Mặt đất tuyệt vời sao Và con người trên đó

Sự cảm thơng, lịng u thương của mình cho con người Những năm cuối cùng của đời mình, X.Êxênhin vẫn ca hát về con người Chính chất triết học đó đã làm cho X.Êxênhin mỗi khi cầm bút viết về cây bạch dương, viết về cơn bão thì thấy mình là gió:

Bên cửa sổ một ánh trăng Bên cửa sổ một ngọn gió Thổi vào cây bạch dương - cây nến, cây bạc của tôi * Thơ X.Êxênhin cũng nói nhiều về sự sống và cái chết:

Thi sĩ X.Êxênhin khi mới 15 tuổi đi trong “bình minh cháy đỏ mặt hồ” đã thấy tràn đầy sức sống:

Bên đường muôn đốm nắng bay Và tôi ngập giữa mê say sắc màu Tôi hôn bông nắng đỏ au

Trang 25

Đấy là biểu hiện cho một tâm hồn khát khao hạnh phúc Đối với X.Êxênhin bình minh là biểu tượng cho tương lai tươi sáng, cái tương lai đẹp đẽ trong giấc mơ của cậu bé chăn bị:

Qn đi nỗi nhọc nhằn Tơi ngủ trên khúc gỗ Trong mơ, bình minh đỏ Rước lễ bên suối trong

Nhưng đôi khi nhà thơ cảm thấy chán nản trước những gì diễn ra xung quanh Trở nên bi quan, bế tắc và bất cần tất cả những cái bình dị, chân phương mà ông đã từng yêu quý, nâng niu và trân trọng:

Tơi đã hóa thờ ơ với ngơi nhà xiêu vẹo

Và cả ngọn lửa trong lị tơi khơng cịn thấy đáng yêu

(Ánh trăng lai láng lạnh lùng)

Chỉ một năm sau, tâm trạng u buồn do nhiều sự kiện xảy ra trong cuộc sống đã khiến thi sĩ nhìn cảnh vật khơng cịn thơ mộng như trước:

Bên đường cái, lại miếu thờ nối tiếp Và những cây thánh giá đứng âu sầu

Trong tâm hồn ông luôn chứa đựng những nỗi niềm suy tư đầy sâu sắc Nhà thơ nhận ra cuộc sống chẳng có gì thú vị, chẳng có gì hấp dẫn được ơng với cuộc

đời thực này:

Chết chẳng có gì mới

Nhưng sống chẳng mới hơn

(Chào bạn! xin chào bạn)

Và chỉ 11 năm sau (khi nhà thơ vừa tròn ba mươi tuổi), bởi không thể chịu đựng được nỗi đau giằng xé trong tim X.Êxênhin - một trong những nhà thơ Nga ưu

tú nhất của thế kỷ XX, đã tự sát! Nói như Macxim Gorki "đời các nhà văn Nga rất dồi dào các tấn kịch mà trường hợp X.Êxênhin là một trong những tấn kịch bi đát nhất"

* Chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng Thiên Chúa giáo:

Trang 26

cầu hồn" Hình ảnh những vịm mái nhà thờ, những gác chng, cây thánh giá đã lần lượt xuất hiện trong thơ ông, mang tâm trạng buồn vui:

Ngày lễ thánh nhà thờ trên mọi nẻo Hương mật ong táo chín toả ngất ngây

Ông đã sống với một tuổi thơ thật êm đẹp, trong sáng và hạnh phúc bên bà ngoại Vì thế mà những giáo lý nhà thờ của bà (một người ngoan đạo), đã thấm nhuần và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời cũng như sự nghiệp của ơng Chính điều này đã góp phần hình thành tình u thương, lịng nhân hậu, thánh thiện trong nhân cách con người X.Êxênhin

Như vậy ta thấy, thơ X.Êxênhin mang chất triết học thật rõ nét, cụ thể nhưng khơng phải có hệ thống luận đề, nhận định mà ơng thể hiện điều đó trong thơ Ơng tìm thấy được những vấn đề triết học một cách thật tự nhiên, tình cờ từ những điều xung quanh mình ngay trong thiên nhiên, con người và chính đời sống xã hội đương thời ấy

1.3.2 Đặc điểm thơ ca X.Êxênhin:

1.3.2.1 Sự chân thành từ cảm xúc đến tình cảm:

Thơ X.Êxênhin là khúc hát từ trong sâu thẳm đáy lòng của nhà thơ, là tất cả niềm vui, nỗi buồn, cả hạnh phúc và đau khổ Cả những mâu thuẫn, dằng dặc tâm hồn trong những năm tháng đầu sau Cách mạng Nhưng đúng như sự đánh giá của các thế hệ bạn đọc u mến thơ ơng: “dù có lầm lạc” nhưng ơng vẫn là nhà thơ yêu nước chân thành và da diết:

Tơi lại về Trong gia đình thân thuộc Mảnh đất quê trầm tĩnh dịu dàng Phía sau núi sương chiều như sóng tóc Đưa bàn tay trắng muốt vẫy mừng

(Thúy Tồn dịch)

Ơng ln tâm sự rất ân cần và thành thật về chính con người mình, biết cảm ơn những gì đã mang đến cho ơng trong cuộc đời, giúp ơng đi đúng hướng:

Vẫn cịn đây dấu vết chẳng mờ phai Để kỉ niệm một thời trai trẻ

Trang 27

(Vẫn còn đây dấu vết chẳng mờ phai) X.Êxênhin luôn băn khuăn, lo lắng cho số phận của đất nước và luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng cho đất nước mình:

Đời tơi rồi chuyển biến sẽ ra sao?

Có thể tơi khơng ích gì cho cuộc đời mới đẹp Nhưng dẫu sao tôi cũng muốn được nhìn

Nước Nga khổ nghèo thành nước Nga gang thép

(Ánh trăng lai láng lạnh lùng)

Nhà thơ cũng hiểu rõ không gì quý hơn sự chân thành và tình cảm Con người phải sống có nhân cách và tình u:

Bởi suốt đời anh không hề giấu diếm Yêu là không đơn lẻ một mình

( Gửi em gái Sara)

Yêu quê hương, quê hương nuôi dưỡng tâm hồn ông, yêu mẹ, u bà thì họ ni X.Êxênhin khơn lớn, nên người Chỉ cần chúng ta biết yêu thương và thấu hiểu thì chúng ta sẽ khơng cơ đơn trong cuộc sống này

1.3.2.2 Giọng thơ thể hiện nỗi buồn sâu lắng:

Thơ X.Êxênhin không những phản ánh sự mâu thuẫn giữa nông thôn và thành thị trong bối cảnh đất nước tiến dần tới con đường đô thị hóa một cách áp đặt, mà cịn thể hiện sự lo ngại cho thiên nhiên bị lụi tàn trước sự phá hoại của môi trường công nghiệp

Được biết đến như một “tài năng thi ca độc đáo” nhưng X.Êxênhin luôn trăn trở một mối tình đối với q hương:

Tơi biết rõ,

Về tài năng mình lắm

Thơ – phải đâu là việc quá khó khăn Nhưng mạnh hơn là tình đối với q hương Giày vị tơi,

Hành hạ tôi, đêm ngày hun đốt

(Một bài thơ – Xuân Diệu dịch)

Trang 28

ông luôn đau đáu nỗi buồn đối với tình quê nghĩa nước X.Êxênhin buồn vì thiên nhiên đất nước và con người Nga:

Dịng sơng thiu thiu ngủ Rặng thơng đen thơi reo Chim họa mi thơi hót Con cuốc cuốc thơi kêu

(Đêm – Đăng Bẩy dịch)

Nỗi buồn trong thơ X.Êxênhin đã trở thành một nét đặc trưng Nó hồn tồn khơng phải là nỗi buồn vơ cớ Ấy là nỗi buồn có ngun căn sâu xa Buồn vì q hương nghèo đói nhưng ln vững tin:

Mặc mọi người hơm nay khơng cịn hát thơ tơi nữa Tơi đã hát, khi quê hương tôi đau ốm nghèo nàn

(Nước Nga Xơ Viết)

Ơng buồn vì những mối quan hệ giữa ngưới với người và buồn về thế thái nhân tình, những con người thân thương đối với anh đã khác trước, họ không hề xem ông là đồng hương:

Trong đầu tôi bao suy tư trào đến Quê hương ta là chi

Không lẽ đó chỉ là giấc mơ

Bởi đối với hầu hết mọi người ở đây tôi

chỉ là kẻ hành hương cau có

Với bản tính giàu tình thương và lòng nhân hậu, nhà thơ đã buồn thay cho con ngựa thua cuộc:

Ôi chú ngựa nực cười xiết đổi thân yêu Nó đi đâu vậy? Chạy về đâu?

Chả có lẽ nó cịn chưa biết

Ngựa sắt kia đã thắng ngựa thật rồi?

Trang 29

hơn chiếc máy cày nhưng X.Êxênhin yêu nông thôn Nga và mong muốn một nước Nga truyền thống ấy tồn tại mãi Ơng lo ngại cơng cuộc cơng nghiệp hóa sẽ làm tổn hại đến tính cách con người Nhà thơ từng tâm sự khi chứng kiến cảnh con ngựa

thật thua cuộc: “Lúc này tơi rất buồn vì lịch sử đang trải qua thời đại nặng nề của sự hủy diệt cá nhân sống động bởi vì đang diển ra khơng phải thứ chủ nghĩa xã hội mà tôi từng nghĩ”

Sống trong làng quê Nga bằng một tình yêu chân thành với những người xung quanh, với đồng ruộng, với những thứ gần gũi nhất nhưng X.Êxênhin ln cảm thấy lạc lỏng, bơ vơ trong chính q hương thân thuộc ấy:

Tiếng nói đồng hương sao xa lạ với tơi,

Trên đất nước mình mà tơi dường như người ngoại quốc

(Nước Nga Xô Viết)

Trở về quê hương sao bao năm xa cách, nhìn những thay đổi đang từng ngày diễn ra trên quê hương mình X.Êxênin mang tâm trạng buồn đau khó tả, cả sự trống vắng, lạc lồi khơng người sẻ chia:

Tơi tìm về mảnh đất cô đơn

Nơi tám năm rồi tôi chẳng đặt chân Tôi biết gọi ai? Biết cùng ai chia sẻ

Cái niềm vui đáng buồn: tơi vẫn cịn sống đó

(Thúy Tồn dịch)

Sự n bình, ấm áp, êm đẹp của mùa đông chỉ chiếm dung lượng nhỏ trong thơ X.Êxênin cịn lại đa số trong thơ ơng là hình ảnh mùa đơng Nga buồn, lặng lẽ như xác chết, như nhà mồ, nghĩa địa Mùa đơng có một sức mạnh kì bí chứa đựng q khứ đau buồn, u ám:

Tơi lại về đây trong gia đình tơi Q hương tơi vẻ dịu dàng đằm thắm! Bóng tối loăn xoăn đứng ở sau đồi Đang giơ vẫy bàn tay bằng tuyết trắng

(Tôi lại về đây)

Trang 30

nhiều nguyên do trong tâm hồn của một con người luôn ẩn sâu nỗi lo trách nhiệm,

trách nhiệm của người công dân và trách nhiệm của người thi sĩ

1.3.2.3 Sử dụng biện pháp nhân cách hóa:

Trong thơ X.Êxênhin, biện pháp nhân cách hóa được sử dụng rất nhiều “ Biên pháp này đem lại tâm hồn, sự sống cho những gì nhà thơ yêu quý và xúc động” Trong thơ ông mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động và có linh hồn như

một con người thật sự:

Mặt đất quê vải liệm phủ trắng mình Và bạch dương chồng áo tang đứng khóc

(Bình minh tuyết, vầng trăng trắng toát) Những vật dụng thường dùng để mặc cho con người khi trong gia đình có người mất, vải liệm dành cho người mất trước khi chôn cất họ cũng được nhà thơ sử dụng cho những sự vật xung quanh mình Với biện pháp nhân cách hóa của nhà thơ, mọi sự vật luôn mang những tâm trạng giống như con người, biết vui buồn, biết khóc, biết đau trước những mất mát lớn lao trong cuộc đời Điều đó thể hiện sự trân trọng, yêu thương mà X.Êxênhin dành cho mn vật

Nhìn sương, tuyết, bình minh mà nhà thơ lại ví nó như đang chồng áo tang Nó ám ảnh tâm hồn nhà thơ:

Có thể màn sương trắng giờ đây Nó lại gieo vào lịng tơi ảm đạm

(Chẳng có gì sau màn sương mờ xa) Nếu người ta thường gắn từ “bối rối” với hình ảnh một cô gái e thẹn trước chàng trai khôi ngơ nào đó thì thơ X.Êxênhin lại ghép với ánh trăng, giống như một sự vật có linh hồn rất sinh động và mới mẻ:

Mảnh trăng non bối rối Đánh mất sợi cương vàng

Qua ngòi bút của X.Êxênhin, dường như giữa sự vật, hiện tượng và con người như khơng có bất kì ranh giới nào cả Mọi hoạt động của con người thì mọi sự vật luôn làm được, thật sống động

Trang 31

Người đẹp quá, trắng ngời miền đất phẳng! Lạnh giá đầu mùa sưởi ấm máu tôi!

Thật chỉ muốn ôm ngực trần mịn trắng Của bạch dương, ghì chặt lấy mà thơi

(Thúy Tồn dịch)

Người ta chỉ có thể hiểu đó là những lời tình tứ, ngọt ngào của chàng trai nói với cơ gái mà anh ta yêu thương, nhớ nhung Mấy ai nghĩ rằng là X.Êxênhin đang nói với cây cỏ, nhưng thật tình là vậy Ơng đang thổ lộ lịng mình với bạch dương (biểu tượng của quê hương) với một tình yêu nước Nga trong sáng và trinh bạch, như chính những đặc tính của cây bạch dương Nhờ thế mà ta cảm nhận được sự gắn bó, gần gũi giữa con người và thiên nhiên như không có bất kì khoảng cách nào cả

Việc sử dụng biện pháp nhân cách hóa kết hợp với việc miêu tả thiên nhiên nhiều màu sắc làm cho từng dòng thơ, từng câu chữ lung linh như có hồn X.Êxênhin được đánh giá là nhà ảo thuật của phong cảnh Nga

1.3.2.4 Hình ảnh, ý tưởng mới lạ tạo nên cái tôi riêng:

Trong thơ X.Êxênhin có nhiều hình ảnh và ý tưởng mới lạ Đặc biệt khi nói về thiên nhiên, ơng luôn sáng tạo độc đáo và mới lạ Khiến người đọc vô cùng ngỡ ngàng qua khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng phong phú của ông:

Lũ xuân như làn khói Liếm hết sạch lịng bùn

Trong bài “Lời tự sự của kẻ du đãng”, nhà thơ xem mình là một kẻ du đãng

Trong bài thơ khác nhà thơ cũng viết: “Nếu tôi không nhà thơ, Tôi đã là thi sĩ” Nhà thơ cũng cho mình là thi sĩ hay gây gổ om sòm của nước Nga Và một ý tưởng thật táo bạo, vô cùng lạ lùng:

Hôm nay tôi bỗng dưng thèm khát Đái vào mảnh trăng qua cửa sổ nhà tơi

Câu thơ có vẻ dung tục nhưng đã thể hiện cá tính mạnh mẽ của nhà thơ, cho mình là một kẻ du đãng và nhà thơ tự thú với mọi người

Cái đầu của mình được nhà thơ ví như cây đèn dầu cắm trên vai để rọi sáng trong đêm, mái tóc thì như cái bong bóng nghiêng:

Trang 32

Cái bong bóng nghiêng – mái tóc của mình

Cuộc đời đầy bất hạnh, hạnh phúc chỉ là mơ Trong cơn bệnh hoạn tâm hồn, nhà thơ như khơng cịn thấy mình tỉnh táo:

Khi biết rằng cuộc đời đầy bất hạnh

Hạnh phúc chỉ là mơ, trong bệnh hoạn tâm hồn Khi nhớ mọi điều với âm điệu u buồn

Tơi có lỗi bởi tơi là thi sĩ

Trang 33

CHƢƠNG 2

HÌNH ẢNH NGƢỜI MẸ TRONG THƠ X.ÊXÊNIN

2.1 NGƢỜI MẸ - ĐỀ TÀI LỚN TRONG THƠ CA:

Những nhà thơ, nhà văn trong bước đầu khởi nghiệp của mình, thường khai thác những đề tài gần gũi, chân thật xung quanh Chính vì thế mà cũng dễ hiểu, vì sao người mẹ trở thành đề tài lớn và xuyên suốt trong văn học, tạo nên một hiện tượng đặc biệt, có nguồn gốc sâu xa và có một vị trí quan trọng trong thơ ca cổ điển lẫn thơ ca hiện đại Trong thơ, người mẹ bao giờ cũng là hình ảnh chất chứa nỗi niềm, đậm sâu tính nhân văn và tình mẫu tử Hơn thế nữa, người mẹ còn là biểu tượng của quê hương, của đất nước, của tình yêu bao la và đức hi sinh vô điều kiện

Trong văn học Nga cũng vậy, hình ảnh người mẹ trở thành một đề tài chủ đạo, xuyên suốt và không bao giờ nhàm chán, mãi mãi không mất đi giá trị cho đến ngày nay Văn học Nga thế kỉ XX cũng xem người mẹ là đề tài chính Tiêu biểu là các sáng tác thơ của Blôk, Anna Akhmatova, A.Twardowski, Nekrasov…Chúng ta khơng thể phủ nhận những đóng góp to lớn mà mảng đề tài này mang lại cho nền văn học Nga nói chung và nền văn học Nga thế kỉ XX nói riêng

* Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799 – 1837): Ông sinh ra tại thành

phố Moskva trong một gia đình q tộc Nga có nguồn gốc từ XII Ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga Được tôn vinh là “đại thi hào”, “Mặt trời thi ca Nga”…Ơng đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX Sự nghiệp sáng tác của ơng gắn liền với tồn bộ nền văn học Nga, góp phần đưa văn học Nga lên đến đỉnh cao của sự phát triển Chính ơng đã tiếp thu những tinh hoa của văn học truyền thống, phát triển và hồn thiện nó; một mặt ơng đã nâng nó lên một trình độ cao hơn, mở đầu cho một nền văn học tiên tiến và hoàn mỹ

Trang 34

Nhũ mẫu là cái cầu nối liền đại thi hào với nhân dân Nga Bà là người đã kể cho nhà thơ nghe nhiều chuyện dân gian và hát cho ông nghe những khúc dân ca thấm đẫm, ngọt ngào:

Bạn thân thiết trong những ngày đau khổ Nguồn mến thương nâng bước đời con

(Gửi mẹ nuôi – Puskin) Nhà thơ không quên bàn tay của mẹ già đan áo:

Tay già lần mũi kim đan,

Như đang đếm bước thời gian chậm buồn

(Gửi mẹ nuôi – Puskin)

Nhà thơ gọi nhũ mẫu của mình là "Bạn thân thiết trong những ngày cơ cực/ Nguồn mến thương nâng bước đời con" Chính cách gọi ấy cũng đã cho ta thấy, bà

nhũ mẫu chiếm một phần quan trọng thế nào trong cuộc đời của ơng Đó là nguồn sức mạnh tinh thần giúp ông vượt qua sự áp chế của cường quyền; vượt qua nỗi run sợ trước máy chém.; nhà tù để thực hiện vai trò của một nhà thơ yêu nước và chiến

đấu, một "người gieo giống tự do trên đồng vắng"

Người mẹ ấy đã từng:

Ngóng con ngày tháng mỏi mịn mẹ trơng

Hình ảnh bà mẹ trong thơ hoàn toàn là hình ảnh được chiếu trên nền sự

tưởng tượng của tác giả: mẹ ngóng con mỏi mịn, mẹ lần mũi kim đan như đếm bước thời gian, mẹ thẫn thờ nhìn đường xa thẳm Tưởng tượng, nhưng đồng thời đó

cũng là niềm tin, và chỉ có thể có niềm tin chắc chắn như vậy khi đứa con ở xa luôn nghĩ về mẹ, hướng về mẹ bằng một tình yêu tuyệt đối!

Tình mẫu tử ấy tạo nguồn cảm xúc để Puskin viết những vần thơ hay, trong trẻo và nâng ông lên tầm vĩ đại

* Nhà thơ Nikolay Alexeyevich Nekrasov (1821 –1878):

Là nhà thơ Nga và là một trong những nhà thơ lớn nhất của thơ ca Nga thế kỉ XIX Ông sinh ra ở Nemirov (nay là tỉnh Vinitsa, Ukraina) trong một gia đình có 13 đứa con

Trang 35

của con người và sự bất cơng trong xã hội, nhà thơ đứng về phía nơng dân, tố cáo địa chủ cường hào

Các nhà phê bình gọi thơ và trường ca của Nekrasov là bộ Bách khoa Toàn thư về đời sống Nga trong những thập niên đó Nikolay Nekrasov được coi là người kế tục truyền thống thơ ca của Alexander Sergeyevich Pushkin, Mikhail Yuryevich Lermontov và là người chuẩn bị sự phát triển tiếp theo của thơ ca Nga

Và hình ảnh người mẹ ln chiếm đại đa số trong các tác phẩm của Nekrasov Ông miêu tả người mẹ một cách sống động, nhiều tình cảm và giàu lịng nhân ái Qua thơ ơng, người mẹ hiện lên với nhiều sắc thái khác nhau: hạnh phúc, vui buồn, những khó khăn vất vả trong đời sống nơng thơn, cái nghèo đói của tầng lớp thấp trong đô thị…đều được ông phản ánh Mẹ đối với ông quan trọng và không gì thay thế được:

Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần

Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ Mẹ dù xa nhưng ngóng về con Vĩ đại thay! Mn đời tình Mẹ Trong tim ta trân trọng giữ gìn Ta yêu chị, yêu cha, yêu vợ Nhưng khổ đau ta nhớ Mẹ hiền!

(Tình mẹ)

Đối với ơng, tình mẹ con ln sâu đậm và có một sự gắn kết chắc chắn nào đó mà khi khó khăn, gian khổ và cần người bên cạnh, đứa con sẽ nghĩ về mẹ Dù cho con có trưởng thành, có thành cơng nhiều đi nữa thì trong lịng người mẹ đứa con ấy vẫn bé bỏng, cần được che chở và đùm bọc Nhà thơ trân trọng người mẹ của mình, khơng ai có thể sánh bằng được dù người đó là chị, cha hay vợ

* Joseph Rudyard Kipling (1865 – 1936):

Trang 36

thuyết Kim như một lời chào giã từ gửi đến đất nước Ấn Độ Năm 1902 ông lui về sống tại một làng quê hẻo lánh ở Sussex (Anh) cho đến cuối đời

Năm 1907 Kipling được trao giải Nobel khi mới 42 tuổi – là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel Văn học Ngoài giải Nobel, Kipling được nhận bằng danh dự, phần thưởng của nhiều trường đại học danh tiếng và giải Huy chương Vàng Văn học Hồng gia Anh

Mẹ ln là người đồng hành bên ơng trong mọi hồn cảnh dù sướng vui hay đau khổ; may mắn hay rủi ro; yên bình hay cận kề cái chết:

Nếu con bị chết treo trên vách núi Mẹ của con, ôi mẹ của con!

Con biết rằng tình ai theo con mãi Mẹ của con, ôi mẹ của con!

Nếu con bị đắm chìm trong biển cả Mẹ của con, ôi mẹ của con!

Con biết rằng ai sẽ tn dịng lệ Mẹ của con, ôi mẹ của con!

Nếu con bị đày đọa cả thể xác, tâm hồn Con biết ai cầu cho con bình an vơ sự Mẹ của con, ơi mẹ của con!

(Rudyard Kipling)

Kipling đã đưa ra nhiều giả thiết để ta thấy rõ tình thương mà mẹ dành cho ông, mẹ không bên ông mọi lúc mọi nơi nhưng luôn xuất hiện mỗi khi ông cần, khi ông gặp khó khăn Điều đó được nhà thơ liệt kê ra hàng loạt những hành động của mẹ và luôn gọi mẹ: nếu bị chết treo trên vách núi – mẹ sẽ theo con mãi mãi; nếu con chìm trong biển cả - mẹ sẽ tn dịng lệ; nếu con bị đày đọa thể xác, tâm hồn – mẹ sẽ cầu an cho con

Tình u đó nhà thơ hiểu rất rõ, không cần bất cứ thử thách hay dự đốn nào cả mà ơng biết chắc chắn và tin thế

* Đỗ Trung Quân: Ông sinh 19 tháng 1 năm 1955 tại Sài Gòn, là một nhà

thơ Việt Nam Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của ông

Trang 37

ai cũng phải chết nhưng ông thấy buồn mỗi khi nghĩ tới điều đó, thấy hụt hẫng và chơ vơ giữa dịng đời khắc nghiệt nếu bên ơng khơng còn vòng tay che chở, hơi ấm và nụ cười của mẹ:

Con sẽ không đợi một ngày kia

Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dịng sơng trơi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt

(Mẹ - Đỗ Trung Quân)

* Wislawa Szymborska (1923 – 2012):

Bà sinh tại Bnin (nay là Kórnik, gần Poznan) Szymborska được tặng nhiều giải thưởng văn học Năm 1996, bà được trao giải Nobel cho "những tác phẩm thơ tái hiện chân thực một thế giới trong đó cái thiện và cái ác đan xen, giành giật nhau chỗ đứng lẫn trong tư duy và hành động của con người, thể hiện tấm lịng một cơng dân, một nghệ sĩ có nhân cách lớn và đầy trách nhiệm trước những thực trạng các giá trị tinh thần bị đảo lộn, trước nguy cơ suy đồi đạo đức trong cuộc sống hiện đại" Thơ của Wislawa Szymborska được dịch ra gần 40 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt

Người phụ nữ trong thơ Wislawa Szymbirska là hiện thân của điều kỳ diệu về tình mẫu tử ẩn sâu trong tâm hồn:

Chị ơi! Chị tên gì? -Tơi khơng biết

Chị sinh năm nào? Và ở nơi đâu? -Tơi khơng biết

Vì sao chị lại đào một cái hầm dưới đất? -Tôi không biết…

Những đứa trẻ này có phải là con chị? -Vâng

(Việt Nam - Wislawa Szymbirska)

Trang 38

hỏi cuối cùng, người phụ nữ ấy bật ra câu trả lời từ sâu thẳm tâm hồn mình, rất tỉnh táo khi nói về con

Bài thơ được viết vào năm 1972, giữa lúc chiến trường Quảng Trị ngổn ngang khói lửa Nhà thơ Wislawa Szymbirska sang Việt Nam đúng vào thời điểm ấy Dừng chân bên một ngôi làng ở vĩ tuyến 17, bà gặp một phụ nữ ngơ ngẩn ngồi như hóa đá bên nấm mộ ven đường Bà hỏi chuyện, nhưng bất cứ câu hỏi nào đưa

ra, người phụ nữ đều lắc đầu với câu trả lời “Tôi không biết.” Chỉ đến khi, nhà thơ đặt tay lên nấm mộ hỏi “Những đứa trẻ này có phải là con chị?”, người phụ nữ mới “Vâng” ngắn gọn, khẳng định và tỉnh táo làm sao Bài thơ đơn giản chỉ là những

câu hỏi đáp Đơn giản chỉ là những câu hỏi thông thường và câu trả lời vắn tắt, lặp đi, lặp lại Nhưng từ “vâng” ở cuối câu làm vỡ òa tất cả những ý tứ sâu xa, tâm tư, trăn trở của nhà thơ muốn gửi gắm

Mây và sóng của Tagor (thi hào nổi tiếng của Ấn Độ) cũng là một trong

những bài thơ hay nhất về tình mẫu tử mà bao thế hệ trẻ em Việt Nam từng say mê khi đọc và nghe giảng văn văn học nước ngoài trong nhà trường

Từ đó ta thấy, sức mạnh của tình mẫu tử lớn đến nhường nào Người phụ nữ vì quá bấn loạn, điên cuồng hay ngớ ngẩn có thể quên đi nơi về nhà, quên đi mặt chồng, quên mình là ai và đang làm gì nhưng họ khơng hề quên con của mình Thế nên tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao cả nhất mà khơng gì có thể so sánh được, con người càng lớn thì tình cảm ấy cũng lớn theo

Như vậy, đề tài người mẹ đã từ lâu đi sâu vào văn học như một điều thường tình, hiển nhiên Có một vài giai đoạn văn học đây là chủ đề chính và xuyên suốt mà nhà văn khai thác, gặt hái nhiều thành công Trong rất nhiều nền văn học Thế giới, họ xem người mẹ là một “hiện tượng văn học”

2.2 NHỮNG YẾU TỐ HÌNH THÀNH HÌNH ẢNH NGƢỜI MẸ TRONG THƠ X.ÊXÊNHIN:

2.2.1 X.Êxênhin là ngƣời sống giàu tình cảm:

Trang 39

bất hòa và bỏ lửng nhau một thời gian Mẹ gửi nhà thơ về sống cùng ông bà ngoại Mẹ X.Êxênhin phải đi làm thuê xa vất vả để kiếm tiền nuôi ông Ký ức tuổi thơ được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ không nhiều, nhà thơ luôn ao ước được gần mẹ, được mẹ chăm sóc và nâng niu, ln khát khao tình mẫu tử:

Con vẫn như xưa đằm thắm dịu dàng Vẫn như xưa chỉ một niềm mong ước Sớm thoát khỏi nỗi chán chường buồn bực Để trở về với mái nhà xưa

Cuộc sống nhiều khó khăn nên nhà thơ khơng được gần mẹ nhiều, ông luôn thương nhớ mẹ và nguồn cảm xúc ấy đã vỡ òa trong thơ:

Con nhớ mẹ, mẹ hiền thân thiết Ơi mẹ già lụ khụ của con

Ông nhớ nhiều những kỉ niệm đẹp đẽ khi cịn sống bên mẹ, nhìn những hình ảnh đời thường vất vả của mẹ ơng:

Tơi nhìn thấy cánh đồng, nhà cửa Bóng mẹ già thấp thống trên thềm

Giọng thơ trở nên thầm thì khi ơng giải bày nỗi lòng với mẹ Lời khẩn cầu được diễn tả qua điệp ngữ càng trở nên thiết tha, bồi hồi Nỗi lòng con đang đêm ngày hướng về mẹ hiền yêu dấu:

Chỉ có điều mẹ nhé, mỗi ban mai

Đừng đánh thức con như tám năm về trước

Bởi nếu mẹ đánh thức ông dậy sớm như ngày xưa thì giấc mơ bên mẹ sẽ vụt mất, những mộng đẹp không thành cũng sẽ thức dậy, dằn vặt trong tâm hồn ơng Có lẽ chính bởi những mơ ước ấy đã không trở thành hiện thực nên nỗi chán chường buồn bực trong lòng X.Êxênhin càng thêm chồng chất, nó dài thêm lên theo năm tháng

Trang 40

2.2.2 Mẹ là cội nguồn của tình yêu nghệ thuật và cái Đẹp trong tâm hồn nhà thơ:

Cả gia đình ông ngoại đều yêu thích dân ca Mẹ X.Êxênhin là người thuộc nhiều dân ca, hát dân ca hay nổi tiếng khắp vùng, đây là những phẩm chất rất tiêu biểu cho người phụ nữ Nga truyền thống X.Êxênhin cũng là người thích dân ca và văn hoc dân gian, thuở nhỏ ông ghi chép hơn bốn ngàn khúc hát dân ca vào những quyển sách và mẹ là người đầu tiên mà ơng chia sẻ điều này Vì thế, đối với nhà thơ, mẹ là cội nguồn của tình yêu nghệ thuật và cái đẹp

Đối với X.Êxênhin mẹ là nguồn cảm hứng thi ca:

Con sẽ ngợi ca mẹ và khách

Có lẽ lời ca đầu tiên mà X.Êxênhin nghe được là lời ru ngọt ngào của mẹ:

Tôi ra đời từ khúc ca trên thảm cỏ

Tiếng hát mẹ vang vọng suốt cuộc đời nhà thơ:

Giờ mẹ hát gì sau mớ sợi lanh?

Để rồi sau những gian truân, vất vả X.Êxênhin tìm về tiếng hát dân ca xưa của mẹ, xem tiếng hát ru ấy là liều thuốc để ông quên đi những âu lo, tìm về kỷ niệm cho lòng thêm thư thái:

Hát anh nghe, còn anh sẽ tỉnh lại Sẽ khơng cịn lơ đãng, dáng âu lo Lòng anh thấy thật dịu dàng thư thái Thấy đàn gà xao xác, bóng mẹ già

(Gửi em gái Sara – Thuý Toàn dịch)

Trong những sáng tác của mình, X.Êxênhin nhắc nhiều tới khúc hát dân ca bởi đó nó gắn liền với mẹ Khúc hát dân ca ấy cùng tình thương của mẹ cũng là động lực để ơng sáng tác sau này

2.2.3 Tình cảm tơn giáo đã góp phần dựng nên hình ảnh ngƣời mẹ huyền thoại:

Ngày đăng: 07/07/2023, 00:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN