KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
TÌM HIỂU ĐỊA DANH TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
LƯƠNG HỒNG THIL
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
TÌM HIỂU ĐỊA DANH TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Giảng viên hướng dẫn: ThS TĂNG TẤN LỘC
Sinh viên thực hiện: LƯƠNG HOÀNG THIL
Trang 3thành khóa học
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo điều kiện cho tơi có mơi trường học tập tốt
- Quý thầy cô Khoa Khoa học Cơ bản cùng quý thầy cơ đã giảng dạy trong suốt khóa học
- Đặc biệt tôi xin gửi cảm ơn chân thành đến thầy Tăng Tấn Lộc giảng viên đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này
- Cuối cùng là lời cảm ơn đến các bạn lớp Đại học Ngữ văn khóa 2 đã giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này
Sinh viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Giới hạn vấn đề 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Những vấn đề chung về địa danh 5
1.1.1 Khái niệm địa danh 5
1.1.2 Sơ lược về Đồng bằng sông Cửu Long 6
1.2 Tiêu chí phân loại 11
1.2.1 Địa danh gắn với đơn vị hành chính 12
1.2.2 Địa danh gắn với lịch sử văn hóa 13
1.2.3 Địa danh gắn với địa hình thiên nhiên … 14
1.2.4 Địa danh gắn với động vật, thực vật 14
1.3 Vài nét về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long… 15
1.3.1 Khái niệm ca dao… 15
1.3.2 Đặc điểm ca dao Đồng bằng sông Cửu Long… 16
1.3.2.1 Đặc điểm nội dung 17
1.3.2.2 Đặc điểm nghệ thuật 23
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT ĐỊA DANH TRONG CA DAO
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG2.1 Phân loại địa danh 29
2.1.1 Địa danh gắn với các đơn vị hành chánh 29
2.1.2 Địa danh gắn với các loại địa hình 30
2.1.3 Địa danh gắn với vật thể nhân tạo 32
2.1.4 Địa danh gắn với các loài động vật, thực vật 33
2.2 Nhận xét về kết quả thống kê địa danh trong ca dao
Trang 63.1.1 Tái hiện vùng đất hoang vu buổi đầu khai phá 48
3.1.2 Gợi lên bức tranh thiên nhiên khoáng đạt 50
3.2 Tô đậm sắc thái địa phương 53
3.2.1 Biểu lộ sự giàu có, phong phú về sản vật và làng nghề 53
3.2.1.1 Sản vật… 53
3.2.1.2 Làng nghề… 56
3.2.2 Nhân vật 57
3.2.2.1 Những bậc tiền hiền, hậu hiền có cơng khai phá… 57
3.2.2.2 Những anh hùng có cơng kháng chiến chống qn xâm lược… 58
3.2.2.3 Danh nhân văn hóa… 59
Trang 7so với mấy nghìn năm tồn tại của đất nước Việt Nam Lịch sử tồn tại và phát triển của vùng đất luôn gắn liền những cuộc khẩn hoang, khai phá vùng đất, là những cuộc chiến chống quân xâm lược Nhưng vùng đất này vẫn hiên ngang sừng sững và ngày càng phát triển Các địa danh nơi đây cũng gắn liền với lịch sử khai phá và đấu tranh chống xâm lược Việc tìm hiểu các địa danh sẽ giúp mọi người hiểu hơn về lịch sử vùng đất, về con người, về sự giàu có mà thiên nhiên ưu đãi cho nơi đây Địa danh là một phạm trù lịch sử, nó phản ánh nhiều khía cạnh địa lý, lịch
sử, văn hóa tại mảnh đất mà nó chào đời Địa danh có thể do nhân dân tự phát
chọn đặt, về sau được nhà nước hợp thức hóa, cơng nhận, hoặc do chính quyền chủ động chọn đặt [5] Vì vậy, việc nghiên cứu địa danh sẽ góp phần tìm hiểu lịch sử,
q trình định cư, nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng Đó là những tấm bia lịch sử -
văn hóa bằng ngơn ngữ “Nếu bóc tách các lớp vỏ địa danh, chúng ta có thể tiếp
cận được những tầng, nền văn hóa khác nhau Do vậy, khi nghiên cứu địa danh sẽ giúp tìm hiêu thêm về những vùng đất với những đặc trưng riêng mang tính nhân văn sâu sắc trên các lĩnh vực, góp phần tơ đậm bản sắc văn hóa địa phương"
Được sinh ra và lớn lên trên vùng đất này Tuổi thơ chắc ai cũng được nghe những bài ca dao qua lời ru của bà, của mẹ Những bài ca dao ấy không chỉ giúp tôi lạc vào giấc ngủ êm đềm mà cịn là thứ món ăn tinh thần không thể thiếu nuôi dưỡng tâm hồn Đặc biệt, khi nghe những bài ca dao nói về các địa danh trong đầu ln tự hỏi vì sao nó có tên gọi là Cửu Long, Cần Thơ, Long Tuyền, Cao Lãnh Khi bước vào giảng đường đại học có cơ hội tiếp xúc với bộ môn văn học dân gian và được sự hướng dẫn của các thầy cô truyền đạt càng làm bản thân thêm u thích tìm hiểu về các địa danh có trong ca dao
Bằng những kiến thức đã học được và hiểu biết trong cuộc sống Với mong muốn tìm hiểu về các địa danh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có những đóng góp cho q hương Chúng tơi đã nghiên cứu tìm hiểu về những bài ca dao của Đồng bằng sơng Cửu Long nói về địa danh Để qua đó biết được lịch sử khai phá vùng đất, sự hình thành tên gọi các địa danh, phân loại được các tên gọi, thấy được sự giàu có về các sản vật của vùng
Việc "Tìm hiểu địa danh trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long" cũng là tìm
Trang 8trình nghiên cứu về địa danh như:
+ Trong quyển Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, 2002, Nguyễn Văn Âu chia địa danh làm ba nhóm là: Địa danh địa lý tự nhiên (núi, sông, hồ, cù lao ) và địa danh địa lý kinh tế xã hội (địa danh hành chính làng xã, huyện, tỉnh), địa danh lịch sử (gắn với các sự kiện lịch sử) địa danh văn hóa (gắn với các cơng trình văn hóa)
Cách phân chia như vậy chưa phù hợp với thực tế vì: làng xã, huyện, tỉnh… là những đơn vị hành chính khơng thể nào sếp vào địa danh kinh tế xã hội
+ Trong quyển Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ, Thanh Ba Bùi Đức
Tịnh phân loại địa danh thành các vật thể tự nhiên gắn với tên gọi đặc biệt riêng của Nam Bộ (cồn, cù lao, bãi ) các vị trí liên hệ đến giao thơng, vị trí tập hợp dân cư, thường thấy trong địa danh Nhưng lại không đề cập đến những vật thể nhân tạo đình, chùa, miếu,
+ Trong Địa danh học Việt Nam, Lê Trung Hoa đã nêu lên nhiều vấn đề có liên
quan đến địa danh như: các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, quan hệ giữa địa danh và nhân danh, cách phân vùng địa danh Việt Nam Có thể nói đây là một quyển tài liệu có giá trị cho việc tìm hiểu về địa danh Nam Bộ nói chung và Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng
+ Nguyễn Hữu Hiếu cho rằng địa danh có liên quan đến nhiều lĩnh vực: sử học, địa lý, dân tộc học, khảo cổ học, lịch sử ngôn ngữ học… Do đó khi đề cập đến nguồn gốc địa danh Đồng bằng sơng Cửu Long, khơng thể nào khơng nói đến vài đặc điểm của vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến sự hình thành địa danh như: về địa hình và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm về lịch sử, văn hóa, ngơn ngữ…
+ Trong quyển Cảm nhận ca dao Nam Bộ, Trần Văn Nam đã có những cơng trình nghiên cứu về vùng đất và con người Cần Thơ: “Cần Thơ đất nước con người
qua ca dao, vấn đề dị bản ca dao và câu hò Cần Thơ, khát vọng của người xưa qua địa danh Bình Thủy, Long Tuyền Vấn đề dị bản ca dao và câu hò Cần Thơ, hay các bài viết liên quan đến địa danh như ca dao Nam Bộ - ca dao vùng đất mới, Nghĩa biểu trưng trong ca dao Nam Bộ Các bài viết của tác giả nói về q trình
Trang 9tác giả nêu bật lên các chủ đề phổ biến trong bộ phận ca dao Nam Bộ có địa danh như: ca ngợi cảnh vật, truyền thống địa phương, chủ đề tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu nam nữ, đồng thời phân loại hệ thống địa danh trong ca dao Nam Bộ
Dựa trên những đặc điểm về cách thức định danh, yếu tố địa lý, gốc tích địa danh, tác giả phân chia địa danh gắn với đặc điểm địa lý tự nhiên, địa danh gắn với sản phẩm hay cơng trình kiến tạo, địa danh ở xa hoặc thuộc điển tích Trong phần thứ hai, Lê Thị Diệu Hà đã phân tích, lý giải tương đối có cơ sở về một số nội dung biểu hiện trong ca dao Nam Bộ
Những tác phẩm nêu trên có ý nghĩa quan trọng với việc nghiên cứu địa danh nói chung, địa danh Nam Bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng Đây là những cơ sở nhất định để chúng tơi tham khảo trong q trình thực hiện luận văn này
3 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Tìm hiểu địa danh trong ca Đồng bằng sông Cửu Long”, chúng tôi
hướng đến các mục đích sau:
- Tìm hiểu và thống kê những câu ca dao trong phạm vi Đồng bằng sông Cửu Long Tập hợp những câu ca dao có địa danh, khảo sát và phân tích ý nghĩa, ước muốn của các địa danh mà người xưa mong đợi
- Phân loại cách đặt tên theo địa danh
- Tìm hiểu về cội nguồn và sự hình thánh các địa danh trong vùng - Giải thích nguyên nhân làm thay đổi các địa danh
4 Giới hạn vấn đề
Với đề tài “Tìm hiểu địa danh trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long”, đối
tượng nghiên cứu chủ yếu là các bài ca dao chứa yếu tố địa danh được hình thành
trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dựa vào quyển “Ca dao dân ca Nam Bộ”
của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh
Nhị, năm 1984, Nxb thành phố Hồ Chí Minh “Văn học dân gian Đồng bằng sông
Cửu Long” cơng trình tập thể của cán bộ giảng viên và sinh viên khoa Ngữ văn,
Trang 10nhằm xác định tần số xuất hiện của các địa danh, phân các địa danh thành từng nhóm, để rút ra đặc điểm của từng loại nói riêng và đặc điểm địa danh tồn vùng nói chung
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đây có thể được xem là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu của mọi vấn đề Ở đây, người viết đã thu thập các tài liệu có liên quan đến luận văn, chọn lọc và ghi nhận những nội dung cần thiết để làm cơ sở dữ liệu cho luận văn
Trang 111.1 Những vấn đề chung về địa danh 1.1.1 Khái niệm địa danh
Địa danh là một khái niệm mà hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất với nhau về định nghĩa một cách chung nhất Vẫn còn nhiều cách định nghĩa khác nhau về địa danh như:
Trong hầu hết các quyển Từ điển tiếng Việt định nghĩa địa danh là “ tên đất, tên
điạ phương” trong số này có các cơng trình của Hồng Phê, Minh Tân - Thang
Nghi, Xuân Lãm , các tác giả đều giải thích theo từ nguyên (địa là đất, danh là tên)
Quan niệm này cịn bó hẹp, nó chỉ giải thích đơn giản đó là tên đất mà chưa thể khái quát hết ý nghĩa từ này bởi nó cịn chứa nhiều nghĩa bao hàm hơn
Danh từ địa danh xuất phát trong tiếng Hy Lạp cổ là Toponymie, tức là “tên gọi
các địa phương” hay là “tên gọi địa lí” Ngồi ra, trong danh học, người ta thường
thiên về tên riêng (Onomastique), các đối tượng địa lý như: sơng Hồng, sơng Mã, núi Hồng Liên, núi Ba Vì, làng Thượng Các, làng Dịch Vọng [3;3]
Quan niệm này cũng chưa thật hoàn chỉnh, vì ngồi tên riêng, cũng có những danh từ chỉ tên chung như các từ chỉ núi (núi, sơn, pu), chỉ sông ( sông, giang, hà), cần phân biệt, nhất là nước ta là một quốc gia đa dân tộc; nếu không sẽ gặp khó khăn trong học tập và nghiên cứu, thậm chí có thể bị sai lầm [3;3]
Trong Từ điển Hán Việt Đào Duy Anh cho rằng địa danh là tên gọi các miền
đất (Nom de terre)
Còn trong quyển Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ, Bùi Đức Tịnh cho rằng “địa danh là một danh từ có nghĩa tổng quát để chỉ tên gọi các loại vật thể tự
nhiên được phân biệt về phương diện địa lý, các vị trí cần phân biệt trong sinh hoạt xã hội và các đơn vị được xác định trong sinh hoạt hành chính hay quân sự” [34;
10]
Trang 12Lê Trung Hoa đã tập hợp các ý kiến nghiên cứu và đưa ra định nghĩa về địa
danh như sau: “Địa danh là những từ ngữ cố định, được dùng làm tên gọi của địa
hình thiên nhiên, các cơng trình xây dựng về khơng gian hai chiều, các đơn vị hành chính các vùng lãnh thổ” [15;18]
Đây là một khái niệm dù chưa thật hoàn chỉnh nhưng cũng tương đối đầy đủ
để có thể bao hàm ý nghĩa của danh từ địa danh Khái niệm này nó khơng chỉ là tên
gọi các vật thể tự nhiên như của Bùi Đức Tịnh hay đó là tên địa lý các địa phương của Nguyễn Văn Âu mà nó bao gồm tên các địa hình tự nhiên và các cơng trình
nhân tạo của con người
1.1.2 Sơ lƣợc về Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích khoảng 40.000km2 với 3.995.261 ha, chiếm 12% diện tích cả nước, có số dân trên 15 triệu người chiếm 1/5 dân số cả nước Gồm 12 tỉnh: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ, là đô thị loại 1 thành phố trực thuộc Trung ương Ngoài ra, tất cả 12 tỉnh trong khu vực đều có các thành phố trực thuộc tỉnh như: Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau, Rạch Giá,
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất cả nước, có địa hình tương đối thấp, bằng phẳng, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu mát mẻ, điều hịa quanh năm Mỗi năm có 2 mùa chính là mùa nắng và mùa mưa
Địa hình có nhiều dịng chảy tự nhiên, hình thành nên mạng lưới sơng ngịi dày đặc Theo thời gian, con người đã đào thêm các con rạch để dẫn nước vào sâu trong các khu vực ruộng đồng để phục vụ tưới tiêu trong nơng nghiệp và sinh hoạt Ngồi ra cịn nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh tế, văn hóa, quốc phịng Hiếm có nơi nào mà đời sống con người gắn bó mật thiết với sông nước như ở Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 13Mẹ mong gả thiếp về vườn, Ăn bơng bí luộc dưa hường nấu canh…
Lịch sử hình thành và phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ, q trình đó có thể được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: Vùng đất Nam Bộ dưới thời đế quốc Phù Nam (từ thế kỷ I đến thế kỷ VII)
Căn cứ vào những ghi chép trong thư tịch cổ Trung Quốc thì vào khoảng đầu cơng nguyên, vùng đất Nam Bộ bước vào thời lập quốc Ở phía nam của Lâm Ấp (Chămpa) tương ứng với vùng đất Nam Bộ ngày nay, đã xuất hiện một quốc gia có tên gọi là Phù Nam Tuy nhiên qua một thời gian dài nền văn minh cổ đại của cư dân Nam Bộ chỉ được biết đến qua các thư tịch cổ [9;14]
2 Giai đoạn II: Vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân Lạp (từ thế kỉ VII đến thế kỉ XVI)
Sau khi chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong một số sách Trung Quốc đã xuất
hiện tên gọi Thủy Chân Lạp để chỉ phần lãnh thổ Phù Nam trên vùng đất Nam Bộ và phân biệt với Lục Chân Lạp, tức vùng đất gốc của Chân Lạp [9;23]
Cho đến thế kỷ XVIII, cư dân vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt Châu Đạt Quang sứ thần của nhà Ngun Mơng, có dịp đến Chân Lạp vào năm 1296 - 1297, đã đi ngang qua vùng này để bang giao với Vương quốc Ăngco, mô tả vùng đất
Nam Bộ trong Chân Lạp phong thổ ký như sau: Bắt đầu từ vùng Chân Bồ (tức Vũng
Tàu đến vùng Gị Cơng ngày nay) khắp nơi rậm rạp các dãy rừng thấp xen kẽ với những dịng sơng chảy dài hàng trăm dậm, các loại cây gỗ um tùm đan kết với các loại dây mây chằng chịt khắp nơi vang tiếng chim hót, tiếng thú kêu… trên các dãi đồng hoang, hàng trăm trâu rừng tụ họp thành bầy đàn…” [9; 25]
Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - kỹ thuật thời ấy, việc chinh phục Đồng bằng sông Cửu Long buộc phải được tiến hành từng bước Lúc bấy giờ,dân số
đồng bằng ở thế kỷ XVII khoảng 200.000 người (Gia Định thành thơng chí), chỉ
Trang 14Cơng, năm 1757 tồn bộ vùng bắc sơng Hậu (Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh,) 3 Giai đoạn 3: Vùng đất Nam Bộ trở thành bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Viêt Nam (từ thế kỷ XVI đến nay)
Dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam được đẩy mạnh Năm 1611, lập dinh Phú Yên Năm 1693 lập dinh Bình Thuận Đến năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chú sai Chưởng cơ trấn thủ dinh Bình Khang Nguyễn Hữu Cảnh làm thống suất đem quân vào kinh lược Chân Lạp, lấy đất Đông Phố lập làm Phủ Gia Định, lấy đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên (Biên Hòa), lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn (Gia Định) Người ta gọi chung đó là dân Hai Huyện Cũng có người cho rằng hai
huyện của dinh Quảng Bình, nổi tiếng là “Nhứt Đồng Nai, nhì Hai Huyện”, ghi
nhận nguồn cội cuộc di dân từ Quảng Bình vào Nam khẩn hoang, lập ấp Các chúa Nguyễn đã tổ chức đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế, quản lý hơn bốn vạn hộ Sau năm 1744 vùng đất từ nam Hoành Sơn đến Mũi Cà Mau được chia làm 12 dinh, trong đó vùng đất Nam Bộ chia làm bốn dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ và Hà Tiên) Trừ Hà Tiên lúc đầu còn là một dinh phụ thuộc, mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng, xã
Năm 1808, vua Gia Long đổi Trấn Gia Định thành Gia Định Thành, bao gồm năm trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (sau chia ra Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường (sau là Định Tường) và Hà Tiên
Năm 1832 Minh Mạng bãi bỏ Gia Đinh Thành, đổi thành trấn thành sáu tỉnh: Biên Hòa, Phiên An (sau đổi thành Gia Định), Định Tường (miền Đông), Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (miền Tây) Lúc bấy giờ, các sĩ phu gọi tắt những tỉnh
này là Gia, Vĩnh, Định, Hà theo câu cổ ngữ: “Khoái mã gia biên vĩnh định giang
hà”, nghĩa là phóng ngựa ra roi giữ yên non nước
Trang 15miền Tây, thực dân Pháp xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chính cũ của triều Nguyễn Năm 1868, Nam Kỳ còn hơn 20 hạt và địa hạt do Tham biện cai trị, dinh hành chính gọi là Tịa Tham biện, dưới quyền Thống đốc đóng ở Sài Gịn Năm 1868, sau khi chiếm cả Nam Kỳ Lục Tỉnh, thực dân Pháp cho điều tra Tây Nam Kỳ, có hơn nữa triệu hécta (ha) ruộng đất và gần nửa triệu dân, so với một triệu ha đất và một triệu dân tồn Nam Kỳ
Năm 1899, tồn quyền Đơng Dương ra quy định đổi tên hạt thành tỉnh, chia Nam Kỳ thành ba miền: Miền Đơng có bốn tỉnh: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Bà Rịa Miền Trung có chín tỉnh: Gia Định, Chợ Lớn, Mĩ Tho, Gị Cơng, Tân An, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc Miền Tây có bảy tỉnh: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và Vũng Tàu là đơn vị hành chính riêng (Commune mixte) Lúc bấy giờ tỉnh Vĩnh Long là một trong sáu tỉnh Nam Kỳ nên đất đai rộng lớn, gồm Sa Đéc Trà Vinh, thêm một phần Bến Tre và Hậu Giang cũ (gồm cả Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang ngày nay)
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chính quyền cách mạng chia lại các tỉnh cho phù hợp với chiến trường miền Tây: Long – Châu – Hậu, sau đó là Long - Châu – Hà, Long Châu Sa; chia tỉnh Rạch Giá cho ba tỉnh Cần Thơ, Bạc Liêu và Sóc Trăng Hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh sáp nhập thành Vinh-Trà
Trang 16xã Trà Vinh Tỉnh Vĩnh Long cắt Vũng Liêm cho Trà Vinh, nhập thêm một số quận của tỉnh Sa Đéc và quận Chợ Lách của Bến Tre, tỉnh lỵ là thị xã Vĩnh Long
Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở miền Tây, địch lập tỉnh Tam Cần, gồm huyện Tiểu Cần của tỉnh Trà Vinh và hai huyện Cầu Kè và Trà Ôn của tỉnh Cần Thơ; huyện Tam Bình, Vũng Liêm của Vĩnh Long và ba xã thuộc Lai Vung (Sa Đéc), lấy huyện lỵ Trà Ôn làm tỉnh lỵ Đến năm 1957, địch giải thể Tam Cần Lúc bấy giờ, chính quyền cách mạng cũng lập và giải thể Tam Cần
Năm 1971, chính quyền cách mạng lập tỉnh Châu Hà, gồm huyện (Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Đốc), Thoại Sơn (Long Xuyên), Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Thành (Rạch Giá)
Năm 1974, lập tỉnh Long Châu Hà gồm tỉnh Châu Hà thêm huyện Châu Thành (Long Xuyên), Châu Phú (Châu Đốc) và hai thị xã Long Xuyên và Châu Đốc Sáu tỉnh ban đầu dưới triều Nguyễn gồm Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (trừ Biên Hịa và Gia Định hiện tại thuộc miền Đơng Nam Bộ)
Sau giải phóng, Trung ương chủ trương lập tỉnh lớn Cửu Long gồm Vĩnh Long -Trà Vinh, Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ-Sóc Trăng và Côn Đảo); Minh Hải gồm Bạc Liêu và Cà Mau, Kiên Giang (Rạch Giá-Hà Tiên), An Giang gồm Long Xuyên và Châu Đốc Năm 1991, Cửu Long lại tách ra thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh; tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, giao Cơn Đảo về cho tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu Sau đó, năm 1996 Minh Hải được chia thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau
Trang 171.2 Tiêu chí phân loại
Ngày nay khi phân loại về địa danh, các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều cách hiểu và phân chia chưa nhất quán với nhau Tùy vào cách hiểu và cách tiếp nhận mà mỗi người khi nghiên cứu có những cách phân loại khác nhau
Theo Bùi Đức Tịnh “Tên gọi chung từng loại vật thể là một danh từ chung,
dùng chung cho tất cả các vật thể cùng một loại Nhưng thường để tạo địa danh, chỉ cần kết hợp một danh từ loại này với một danh từ loại chung khác hay một tính từ, một ngữ Do đó, biết được định nghĩa của loại danh từ chung đặc biệt chỉ các vật thể tự nhiên này là có được một chỉ dẫn cần thiết trong việc tìm hiểu một số địa
danh ở Nam Bộ” [35;11]
Nên khi chia địa danh Bùi Đức Tịnh dựa vào 4 đối tượng là: các vật thể tự
nhiên với cách gọi tên đặc biệt của Nam Bộ (bãi, bàu, bưng, cái, cồn, cù lao, đảo,
đầm, đồng, động, điền, gành, gãnh, giồng, hố, lạch, láng, mạch, mũi, mương, rạch,
rẫy, sân chim, trảng, ụ, vũng, xẻo…), các vị trí liên hệ đến giao thông (bến, cạnh, cầu, dốc, gãy, giáp nước, tắc, thứ, trng, vàm), các vị trí tập hợp dân cư (chợ, xóm) và các đơn vị hành chính, qn sự (dinh, đạo, đồn, tấn, thành, thủ, trấn) [35;
11-35] Đây là cơng trình nghiên cứu khá cơng phu, rất có ích, chứng tỏ tác giả chú trọng đầu tư nhiều thời gian và cơng sức tìm hiểu nguồn gốc địa danh theo nhiều phương pháp, trong đó khơng loại trừ phương pháp truy cứu tên địa danh có nguồn gốc lịch đại
Theo Nguyễn Văn Âu, một địa danh luôn hội đủ ba yếu tố: ngôn ngữ, địa lý
và xã hội Nhờ có yếu tố địa lý mà địa danh tồn tại dù chảy qua bao thăng trầm biến đổi của lịch sử, ngôn ngữ và xã hội [3;4]
Trong khi đó, qua bài Địa danh Nghệ Tỉnh qua thơ ca dân gian, kỷ yếu Ngữ
Học Trẻ 2000, hai tác giả Phan Xuân Đạm và Nguyễn Nhã Bãn (phần nói về ngơn
ngữ và văn hóa), phân loại địa danh theo đối tượng địa lý tự nhiên (bao gồm các cảnh quan thiên nhiên như núi, sông, đồng, bãi, khe…) và địa lý nhân văn (các công trình văn hóa hoặc tổ chức xã hội do con người tạo nên trên một vùng lãnh thổ xác định như đền, chùa, cầu cống, cơ quan…) Cách phân chia như vậy chỉ mang tính chất tương đối, bởi lẽ cũng có những địa danh mang đủ cả hai tính chất trên
Trang 18vốn là đối tượng lao động và những địa điểm phục vụ giao thông: sông suối, ao, đầm, núi, rừng, đèo, hang, động, cù lao, bãi, bến… và địa danh là tên những địa điểm sinh hoạt xã hội và những địa điểm sinh hoạt văn hóa tính ngưỡng (đình, chùa, miếu)
Trong thi pháp ca dao, phần nói về cách dùng tên riêng chỉ địa điểm,
Nguyễn Xuân Kính tán thành quan điểm tên riêng chỉ địa điểm (địa danh) [20;131]
Ông cho rằng có hai cách phân loại địa danh trong ca dao: phân loại theo chức năng
định danh và phân loại theo nguồn gốc [19;133-136]
Huỳnh Cơng Tín đã dựa trên cơ sở ngôn ngữ học để phân loại địa danh Ơng
căn cứ vào tiêu chí hệ thống, chia địa danh thành hai nhóm: địa danh theo thành tố
chung và địa danh không theo thành tố chung [34;78]
Khi phân loại địa danh trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Hùng Cường phân địa danh ra thành sáu loại là: địa danh gắn với văn hóa, địa danh
gắn với hệ thống giao thơng, địa danh gắn với đơn vị hành chính, địa danh gắn với lịch sử, địa danh gắn với hoạt động kinh tế và địa danh gắn với du lịch [4;19-21]
Tuy nhiên cách phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối, vì trong quá trình phân loại có những địa danh có thể mang nhiều tính chất đan xen với nhau như: khi nói đến chợ nổi Cái Răng người ta có thể nghỉ ngay đến đó là một chợ nổi trên sông với các hoạt động kinh tế, buôn bán sầm uất, nhưng cũng sẽ có người nghĩ đến nó là một điểm du lịch nổi tiếng, một đơn vị hành chính thuộc thành phố Cần Thơ Hay khi nói đến Ao Bà Om ở thành phố Trà Vinh vừa là địa danh du lịch, vừa là địa danh lịch sử
Dù cịn có nhiều ý kiến khác nhau về các tiêu chí phân loại địa danh Nhưng theo cách tiếp cận và mục đích tìm hiểu, chúng tơi phân địa danh thành các loại như sau:
1.2.1 Địa danh gắn với đơn vị hành chính
Trang 19Thới Thuận, Thuận Hưng, Tân Phú Thạnh, Châu Thành, Mĩ Hưng, Mĩ Thuận, Mĩ
Chánh, Mĩ Hòa, Hòa An…
Theo thời gian cùng với những biến cố lịch sử, một số địa danh được nói đến trước đây giờ đã thay đổi tên gọi hay biến mất, không được cịn sử dụng trong các văn bản hành chính, mà nó chỉ cịn tồn tại trong những bài ca dao hay trong trí nhớ của một số ít người lớn tuổi từng trải nghiệm thì mới có khả năng nhận biết được các địa danh này: Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng), Phong Dinh (nay là Cần Thơ), Định Tường (nay là Vĩnh Long), tỉnh Minh Hải cũ giờ được chia thành Cà Mau và Bạc Liêu…
Cùng với các địa danh hành chính có giá trị pháp lí được các cơ quan cơng quyền thừa nhận, thì ở một số địa phương cư dân vẫn cịn quen gọi các địa danh theo “tên Nôm” do những người trong xóm trong ấp gọi lâu thành danh, rồi dần dần được các cơ quan chức năng chính thức thừa nhận như: Cái Mơn là tên dân gian gọi xã Vĩnh Thành thuộc huyện chợ Lách tỉnh Bến Tre Hay ban đầu xã Tân Phước Hưng huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang có tên riêng là Bún Tàu, rạch Lái Hiếu có tên là ấp Lái Hiếu (nay thuộc phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy - tỉnh Hậu Giang) Đặc biệt sau ngày đất nước thống nhất, Sài Gịn khơng cịn được sử dụng trong các văn bản hành chính và được gọi là thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1976 nhưng nhiều người vẫn gọi với cái tên là Sài Gịn…
Các địa danh hành chính khơng tồn tại vĩnh viễn mà nó có thể thay đổi tùy theo bối cảnh lịch sử xã hội và phụ thuộc vào những quy chế của kiến trúc thượng tầng
1.2.2 Địa danh gắn với lịch sử, văn hóa
Dù là vùng đất mới nhưng Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã chảy qua nhiều cuộc đấu tranh chống xâm lược Họ đã ngã xuống cho q hương có ngày hơm nay Để ghi nhớ và trân trọng những cơng lao đó, cũng như là giáo dục đối với thế hệ sau về lịng u nước, người dân Đồng bằng sơng Cửu Long đã dùng tên của những vị anh hùng đó để gọi tên cho vùng đất mình đang cư trú như: Bùi Hữu Nghĩa, Phan Thanh Giãn, Thoại Ngọc Hầu, Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Dương, …
Trang 20cũng được chính quyền và nhân dân sở tại công nhận như: Cao Lãnh, Ao Bà Om, Kinh Vĩnh Tế, Kinh Thoại Hà…
Một số địa danh gắn với các nhân vật lịch sử ngày nay đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, nơi sinh hoạt tâm linh, tính ngưỡng ở địa phương như: Miếu Ông Điếu Bát ở Trà Ôn - Vĩnh Long, Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc - An Giang
1.2.3 Địa danh gắn với địa hình thiên nhiên
Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, ít núi đồi so với miền Bắc, miền Trung Ở đây có nhiều sơng ngịi, kênh rạch làm cho địa
hình nơi đây bị chia cắt tạo nên nhiều dạng địa hình khác nhau: bưng, bàu, lung,
láng, vàm, cồn, cù lao, rồi dần người dân đã dựa vào các những đặc điểm này để
gắn vào tên gọi cho địa phương mà minh đang sống như: Vàm Cống, Vàm Nao, Cồn Mĩ Phước, Cồn Khương, Cù Lao An Bình, Cù Lao Dung, Cù Lao Ông Chưởng
Dù đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, nhưng ở Đồng bằng sơng Cửu Long một số nơi cũng có địa hình đồi núi, chủ yếu là núi thấp chỉ cao vài trăm mét và chiếm một diện tích nhỏ của đồng bằng, tập trung toàn bộ ở các tỉnh An Giang và Kiên Giang, dọc theo biên giới giáp với Campuchia Nên Đồng bằng sông Cửu Long có những địa danh tên gọi được gắn với dạng địa hình này: Núi Sam, Núi Cấm, Núi Cô Tô,…
Ở vùng ngồi khơi ven Vịnh Thái Lan có nhiều hịn, nhiều đảo Từ lâu người dân đã đặt chân đến những vùng này để khai phá, định cư và gọi tên theo hình dạng của nó: Hịn Chơng, Hịn Khoai, Hịn Đá Bạc, đảo Phú Quốc…
Địa hình Đồng bằng sơng Cửu Long đa dạng: có sơng, có núi, có đồng bằng, có biển đảo Chính những đặc điểm này cũng luôn gắn liền với tên đất, tên làng, dần dần trở thành những địa danh quen thuộc
1.2.4 Địa danh gắn với động thực vật
Trang 211.3 Vài nét về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 1.3.1 Khái niệm ca dao
Thuật ngữ ca dao, dân ca mới chỉ xuất hiện ở nước ta khoảng đầu thế kỷ XX Trước kia để gọi các hình thức sinh hoạt ca hát, giới nghiên cứu thường dùng những
từ: ca, hị, hát, ví, Theo nhóm tác giả “Tổng hợp văn học dân gian người Việt”, tập 15 ca dao thì: “đầu thế kỷ XX, ca dao tiếp tục có mặt trong những sách, báo ghi
bằng chữ cái a, b, c, (còn gọi là sách báo chữ quốc ngữ): “Tục ngữ phong dao”; “Tục ngữ ca dao”; “Phong dao và ca dao phương ngôn tục ngữ”, [19;19]
Tuy nhiên đến thời điểm này giới thức giả vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm ca dao Rất nhiều học giả trong quá trình nghiên cứu đưa ra khái niệm ca dao nhưng vẫn chưa mang tính thuyết phục cao Sau đây là một số khái niệm ca dao của một số học giả:
Dương Quảng Hàm cho rằng: “Ca dao ca: hát, dao: bài hát khơng có
chương khúc) là những bài hát ngắn được lưu truyền trong nhân gian, thường tả tính tình phong tục tập quán của người bình dân” [8;15]
Thuần Phong cho rằng: “Ca dao tức là dân ca truyền miệng trong dân gian,
hát thành nhiều giọng, đặt theo nhiều thể, diễn tả sự vật, thế tình, thói tục và tư tưởng của nhân dân.” [31;24]
Trong quyển Văn học dân gian Việt Nam do Lê Trí Quế chủ biên, các tác giả cho rằng: “dân ca là những bài có hoặc khơng có chương khúc, sáng tác bằng thể
văn vần dân tộc (thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm Cịn ca dao là bộ phận nghệ thuật ngôn từ được chắt lọc từ hệ thống lời ca đó” [32;
216]
Cịn theo Vũ Ngọc Phan thì: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm
được như các thể thơ khác và có thể xây dựng được thành các điệu dân ca” [30;42]
Ý kiến của Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Ca dao là những sáng tác văn
chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về mặt phong cách.” [20;56]
Theo Đinh Gia Khánh thì: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt Theo
Trang 22Khơng chỉ có giới nghiên cứu văn học dân gian bất đồng quan điểm về khái niệm ca dao mà kể cả các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng chưa có sự thống nhất cùng nhau về khái niệm ca dao Chúng tôi xin đơn cử một vài khái niệm sau:
Đây là ý kiến của Nguyễn Như Ý: “Ca dao 1 thể thơ dân gian được lưu
truyền dưới dạng câu hát: Những câu ca dao có ý nghĩa sâu sắc 2 thể loại văn vần thường bằng thơ lục bát, có dạng như ca dao: Sáng tác ca dao lao động.” [38;219]
Hiện nay các khái niệm ca dao tương đối phong phú, nhưng tựu trung lại các
tác giả đều có chung quan điểm ca dao là: những câu hát có vần điệu, thường được
sáng tác bằng thể thơ lục bát, được lưu truyền rộng rãi trong khắp dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác
1.3.2 Đặc điểm ca dao Đồng bằng sông Cửu Long
Ca dao dân ca sưu tầm ở Đồng bằng sông Cửu Long thống nhất với ca dao dân ca các miền khác của đất nước về cội nguồn Từ một gốc đã sinh sôi thêm những cành lá Ca dao dân ca Đồng bằng sông Cửu Long đã nảy sinh và phát triển theo cùng một nền của văn hóa dân gian dân tộc Cái gốc, cái nguồn của nền văn hóa có sức sống mãnh liệt ấy đã có từ thời các vua Hùng lập nước và lớn lên qua các thời đại đã theo bước chân những người đi khai phá trụ lại và phát triển ở vùng đất mới
Ca dao dân ca đã in đậm trong trí nhớ, khắc sâu trong tâm hồn của mỗi người Vì lẻ đó khi khảo sát ca dao ở Đồng bằng sông Cửu Long ta vẫn thấy rõ những bài ca cũ còn giữ nguyên vẹn phần lời, phần nghĩa, chỉ thay đổi môi trường diễn xướng, điều kiện diễn xướng và ít nhiều về cách diễn xướng
Trang 23Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long thuộc văn hóa phi vật thể, có thể do cư dân vùng đất mới sáng tác hoặc có sự tiếp biến, du nhập ca dao từ những vùng, miền khác của đất nước
Là một bộ phận của ca dao Nam Bộ, ca dao Đồng bằng sông Cửu Long cũng mang những đặc điểm chung với ca dao Bắc Bộ và Trung Bộ là đều bắt nguồn từ cội nguồn đất nước, song hành và lớn lên cùng tiến trình lịch sử của dân tộc Đúng
như suy nghĩ của Phan Thị Lan Anh “ca dao Nam Bộ ngày nay, là hình ảnh mới
của ca dao truyền thống đã theo bước chân của những lưu dân Việt trong quá trình khai phá, định cư và phát triển trên mảnh đất Nam Bộ Này.” [1;37]
Từ sau cách mạng tháng Tám (1945), trên sách báo nước ta đã xuất hiện danh từ ca dao mới (ca dao hiện đại), để phân biệt với ca dao cổ (ca dao cổ truyền) Ngoài phương thức sáng tác và lưu truyền bằng miệng của nhân dân, ca dao mới ở ĐBSCL còn được sáng tác và phổ biến bằng văn tự của các văn nghệ sĩ chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư Mặc dù xét về mặc nghệ thuật, cách diễn đạt trong nhiều bài ca dao mới cịn phơ, mang nặng yếu tố phục vụ phong trào nhưng vẫn không thể bỏ qua ca dao hiện đại vì nó là một bộ phận gắn bó với ca dao cổ truyền
1.3.2.1.Đặc điểm nội dung
Trong Văn học Miền nam Lục tỉnh - Nguyễn Văn Hầu đã chia nội dung ca dao Nam Bộ thành một số nội dung chủ yếu như: ca dao tiến vào vùng đất mới, dấu
vết địa phương, thương về quê củ, tình yêu đôi lứa, duyên nợ lỡ làng, lao động thời tiết, phong tục tập quán, lòng yếu nước chống xâm lăng, hiếu đạo trong cuộc sống, phản ánh thời thế [11;157]
Cịn theo Lê Thị Diệu Hà thì với yếu tố địa danh trong ca dao Nam Bộ, “chủ
đề phổ biến là chủ đề ca ngợi cảnh vật, truyền thống địa phương, tiếp đến là chủ đề tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình Điều này bước đầu cho thấy cảm hứng chủ dạo trong việc sử dụng địa danh trong ca dao Nam Bộ là hướng đến việc thể hiện những cảm nghĩ, tâm tình của người dân đối với quê hương xứ sở”.[7;4]
Dựa vào những đặc điểm đã trình bày ở trên có thể chia ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long thành hai dịng chủ lưu
Trang 24Thứ hai là những bài ca dao do chính người dân Đồng bằng sơng Cửu Long sáng tác Số lượng những bài ca dao này chiếm phần lớn cũng từ đó hình ảnh đất và người Nam Bộ được thể hiện sinh động
Tuy có hai dịng chủ yếu như thế, nhưng ca dao Đồng bằng sông Cửu Long cũng giống như ca dao Nam Bộ vẫn thống nhất với nhau về mặt nội dung là xoay
quanh các chủ đề bộc lộ tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ, trăn trở của người Nam
Bộ đối với quê hương đất nước, về những quan hệ yêu đương đôi lứa và những suy nghĩ của nam nữ thanh niên, về tiếng ca tình nghĩa của người lao động trong các mối quan hệ gia đình và quan hệ xã hội khác [1;39]
Nguyễn Tấn Phát sau khi phân tích để tìm ra những đặc trưng của ca dao Nam Bộ thấy rằng ca dao sưu tầm ở Nam Bộ thể hiện rõ bốn nội dung lớn:
- Tâm tình, cảm nghĩ của người dân lục tỉnh đối với quê hương đất nước
- Quan hệ yêu đương và những suy tư của nam nữ thanh niên - Tiếng ca tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình
- Những ca khúc vui buồn của nhân dân trong các mỗi quan hệ xã hội trước
[28;26]
Công trình Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Ngữ văn
Trường Đại học Cần Thơ sưu tầm ca dao – dân ca ở Đồng bằng sông Cửu Long, chia ra:
- Quê hương đất nước
- Lao động sản xuất - Đời sống tình cảm
- Phong tục tập quán và tâm lý xã hội [21;492]
Lịch sử của vùng đất Nam Bộ luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh, khẩn hoang gian khổ của con người Nam Bộ nói chung và Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng Tùy theo mục đích khảo sát của từng nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cách sắp xếp về nội dung ca dao của các cơng trình nói trên khơng giống nhau
Trang 25tiến xâu vào những vùng đất mới bởi cảnh “rừng thiêng, nước độc” nhiều thú dữ:
rắn, cọp, cá sấu… hay những sinh vật nhỏ đáng sợ chẳng kém: muỗi và đỉa…
Rừng thiên, nước độc thú bầy, Muỗi kêu như sáo thổi, Đỉa lội đầy như bánh canh
Mãi đến thế kỷ XVII, những người Việt lớp trước, lớp sau với những nỗ lực phi thường, bằng nhiều con đường vượt bễ, xuyên rừng, băng núi đã đến đây khai phá lật ra một trang sử mới cho một thời kỳ khai phá của vùng đất
Khi đặt chân đến đây, cảnh tượng đầu tiên trực tiếp tác động đến tâm tư tình cảm của người chủ mới là nét hoang sơ của thiên nhiên buổi đầu khai phá thể hiện ở
môi trường khắc nghiệt bởi cảnh rừng thiêng, nước độc:
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um
Theo nhiều kì lão địa phương, cọp sấu hồnh hành ở miền q Bến Tre, Gị
Cơng, An Hóa vào khoảng 1900 - 1910, nào riêng gì vùng sình lầy Cà Mau [24; 265]
Đường đi Rạch Gía, thị quá Sơn Trường
Gió rung bơng sậy, dạ buồn nhớ ai
Tác giả dân gian đã so sánh việc khai phá vùng đất Rạch Giá cũng khó khăn, cực nhọc khơng kém công việc thành lập sơn trường (trại đồn điền) để khẩn hoang vùng chân núi Trường Sơn, thuộc phủ Thăng Bình (Quãng Nam ngày nay) từ thời vua Lê Thánh Tơn
Thời kỳ đầu khai phá rừng rậm cịn nhiều, chủ yếu là những cánh rừng đước, rừng mắm… Đó là nơi trú ngụ của các lồi thú: heo rừng, nai, voi, khỉ…Trong đó cọp và cá sấu là hai lồi tượng trưng cho sức mạnh hoang dã ln đe dọa con người Đến ngày nay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân vẫn cịn phổ biến câu
tục ngữ “ xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngữ “hùm tha,
xấu bắt” Cọp và Sấu mỗi con đại diện cho sức mạnh của mỗi môi trường sống
Cọp được xem là chúa tể sơn lâm sống trên cạn thì sấu cũng được xem là chúa tể
dưới nước:
Trang 26Dưới sông sấu lội,trên rừng cọp um
Đồng bằng sông Cửu Long không đáng sợ bởi cảnh “rừng thiên nước độc”
vì thiên nhiên đã giành tặng riêng cho nơi đây nhiều nguồn tài nguyên sản vật phong phú với nhiều loại cá tôm, lương thực, thực phẩm có thừa Lúa thì có lúa Nàng Co, Nàng Thơm, lúa Trời… Gạo thì có gạo Cần Thơ, Cần Đước
Đồng bằng sông Cửu Long nơi đã hình thành nên kiểu “văn minh sơng rạch”
khá độc đáo với hệ thống sông, rạch chằng chịt Bờ sông không đắp đê, lại bị cắt
thành từng chặng ở ngã ba, ngã tư, muốn qua rạch nhỏ thì sẵn kiểu “cầu tre lắt lẻo
gập ghình khó đi” Đặc điểm này cũng được thể hiện rỏ trong ca dao: Không đi thì nhớ thì thương
Đi thì lại mắc cái mương, cái cầu
Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những sản vật của thiên nhiên ban tặng, mà với bàn tay cần cù lao động cùng với tài năng của mình, người dân đã làm ra nhiều sản phẩm nổi tiếng được nhiều người nhắc nhở, ngợi khen: lụa Tân Châu, mắm
Châu Đốc, kẹo dừa Bến Tre…
Cùng với việc vượt qua khó khăn thử thách của thiên nhiên khắc nghiệt trong việc khai phá vùng đất người dân Đồng bằng sông Cửu Long còn phải đấu tranh chống nhiều cuộc xâm lược Nhiều địa danh nơi đây còn ghi lại chiến công của quân ta như: Gị Cơng nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định, chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo đã tiêu diệt hơn 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút phụ lưu của sông Tiền thuộc Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang vào tháng chạp năm giáp thìn (1/1785)
Bần gie đóm đậu sáng ngời,
Rạch Gầm, Xồi Mút mn đời rạng danh
Cho đến hàng ngàn chiến tích được nhân dân ghi nhận lại Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đuổi đế quốc Mỹ hình ảnh những người anh hùng đã đi vào ca dao Đồng bằng sông Cửu Long như những hình tượng nghệ thuật đặc thù
Những người đầu tiên đặt chân đến vùng đất mới cũng đi vào ca dao Họ như những người lính ra đi khơng trở lại bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên Họ dũng cảm, gan góc dám vượt qua bao cực nhọc nguy hiểm kể cả sinh bản thân mình để
Trang 27lúa xanh mênh mông, những vườn cây trĩu quả, tên tuổi của họ đã gắn liền với tên đất
Người dân Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ được biết đến với những đức tính quý báu: cần cù, siêng năng và giàu nghị lực mà còn được biết đến bởi lòng yêu nước cùng tinh thần đấu tranh kiên cường, tính tình thẳng thắn bộc trực trọng nghĩa khinh tài giàu lòng mến khách
Trong quan hệ yêu đương và những suy tư của nam nữ thanh niên ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều bài ca dao bộc lộ sự bình dị trong cuộc sống của cư dân vùng đất mới Nhưng bên trong cái bình dị chân chất ấy ln tiềm tàng những ánh sáng của niềm tin chân lý
Nói như Ngơ Đức Thịnh “Trong các câu ca dao về tình yêu, thì khung cảnh
thiên nhiên giàu có vẫn là cái nền, vẫn là dịng chảy chính mang những nỗi niềm tâm sự, những quan hệ giữa con người”
Nếu như ca dao Bắc Bộ thể hiện tình cảm trai gái mang màu sắc dun dáng, ý tứ kín đáo, bóng bẩy, nhẹ nhàng thì trong ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long được thể hiện một cách mạnh mẽ, sôi nổi, có khi táo bạo
Dao phai kề cổ, máu đổ không màng, Chết thời chịu chết, buông nàng không buông!
Các địa danh dùng trong biểu đạt tình cảm thường gắn với những nét sinh hoạt đời sống lao động, tạo nên những dấu ấn địa phương riêng biệt:
Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo
Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được khơng
Có khi được thể hiện với sắc thái hài hước, giả như là lời trách cứ:
Lấy chồng Tân Long, Tân Hội bà nội hổng cho, Lấy chồng Suối Sỏi ăn mắm kho rặt rịng
Vì là những vật thể có tính chất bền vững, khơng thay đổi nên các địa danh được các đôi lứa yêu nhau dùng để thể hiện lòng quyết tâm, chung thủy, là lời thề, lời hẹn ước trong tình yêu:
Chừng nào Bưng Bạc hết sình,
Trang 28Trong tình yêu không phải lúc nào chàng trai cũng chủ động ngỏ lời hay là người chủ động bày tỏ cảm xúc trước, mà trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long điều đó đơi khi lại xuất hiện ở cơ gái, mặc dù điều đó khơng nhiều Trong cách tỏ tình, bên cạnh sự nét duyên dáng, nhẹ nhàng thì cách tỏ tình của cơ gái được thể hiện cũng không kém phần lém lỉnh, táo bạo, thẳng thắn ít bóng bẩy, trao chuốt như của ca dao Bắc Bộ mà nó đã vượt qua những khn khổ của lễ giáo phong kiến chỉ mong được sống với chính tình u của mình:
Phải chi cắt ruột đừng đau,
Chiều nay tui cắt ruột, tui trao anh mang về
Cũng như ca dao các vùng miền khác, nội dung trong ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long cịn nói đến đời sống tình cảm gia đình và cái đạo nghĩa vợ chồng với nhiều thái độ cung bậc khác nhau
Khơng có gì khác biệt nhiều trong quan niệm về hôn nhân giữa Nam Bộ với các vùng khác trong nước Người dân Nam Bộ tin vào duyên phận của mình được thành vợ, thành chồng chính là nhờ sự sắp đặt của Ông Tơ, Bà Nguyệt:
Anh với em gá nghĩa cang thường, Nhờ Ông Tơ, Bà Nguyệt chỉ đường xuống lên
Họ đến với nhau không phải bởi vật chất mà là từ tình cảm chân thành, nên khi thiếu vắng nhau dù lắm bạc, nhiều tiền họ cũng thấy thừa:
Khơng thương dầu có đeo vàng
Bằng thương, chiếc áo vá qng cũng thương
Vì hồn cảnh nên vợ phải xa chồng, nhưng người vợ nơi quê nhà vẫn khơng qn đạo nghĩa vợ chồng, vẫn một lịng chung thủy, chờ đợi:
Đạo cang thường chẳng phải cá tôm, Đã mua mớ nọ, lại chồm mớ kia
Trang 29Ai về Châu Đốc đừng quên, Nhớ vào Bảy Núi mà xem đua bò
Qua những phân tích trên ta thấy ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long có sự kế thừa những nội dung từ ca dao truyền thống cùng với sự tiếp thu, giao lưu với các nền văn hóa khác đã làm cho ca dao Đồng bằng sông Cửu Long thêm phần sáng tạo, độc đáo và giàu sức sống Ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long đã làm nổi bật lên
hình ảnh của một vùng đất hoang vu với cảnh “rừng thiên nước độc”, qua thời gian
nó đã bị chinh phục bởi đơi tay và lịng quyết tâm mở cỏi của con người Nhân dân nơi đây mãi ghi nhớ công ơn những vị anh hùng chống giặc, khai phá đất lập làng, làm cho mảnh đất nơi đây ngày thêm giàu đẹp Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ca ngợi sự giàu có của các loại sản vật, tình u q hương đất nước, tình u đơi lứa, đạo nghĩa vợ chồng… Tìm hiểu ca dao Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một cách để giúp mọi người hiểu thêm về đất và người nơi đây, nó thể hiện sự tiếp nối của ca dao các vùng miền, làm cho ca dao Đồng bằng sông Cửu Long khơng tách rời mà ln hịa nhập, ln hịa vào nhịp điệu chung của ca dao cả nước
1.3.2.2 Đặc điểm nghệ thuật
Khi nói đến nghệ thuật trong ca dao chúng ta có thể xét đến thể thơ, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ sử dụng, các hình ảnh biểu trưng trong bài ca dao…Điều làm nên nét riêng của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long với các vùng khác đó là: sử dụng lớp từ ngữ địa phương, đưa những vật dụng trong sinh hoạt, trong cuộc sống hàng ngày vào ca dao tạo sự khác biệt không lẫn vào đâu đễ phân biệt giữa ca dao Đồng bằng sông Cửu Long với ca dao Bắc Bộ và Trung bộ
Cũng giống như ca dao cổ truyền, ca dao Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng nhiều và phổ biến nhất là thể thơ lục bát và song thất lục bát Nhưng nếu đối với Miền Bắc ca dao sử dụng thể lục bát là chủ yếu thì ở Đồng bằng sơng Cửu Long thể thơ lục bát biến thể lại được sử dụng nhiều hơn so với thể lục bát trong các bài ca
dao Trong quyển ca dao dân ca Nam bộ (Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị) khi khảo sát cuốn Hát ví đồng bằng Hà Bắc có 691 bài ca
trong đó:
- Thể lục bát có: 609 bài chiếm tỉ lệ 87%
Trang 30Khảo sát 886 bài thuộc chủ đề tình yêu đôi lứa từ vần A đến vần E trong ca dao dân ca Nam Bộ nhận thấy:
- Thể lục bát: 365 bài, tỉ lệ hơn 41%
- Lục bát biến thể, song thất lục bát và biến thể của nó: 216 bài, tỉ lệ hơn 24%
- Thể thơ tổng hợp: 305 bài, tỉ lệ gần 35%
Kết quả thống kê trên cho thấy thể lục bát được sử dụng gần như tuyệt đối
so với các thể loại khác trong dân ca Quan Họ Nó cho thấy “ca dao dân ca Nam Bộ
tuy sử dụng khá phổ biến những thể thơ truyền thống của dân tộc nhưng liều lượng sử dụng không đậm đặc bằng dân ca Quan Họ” điều đó thể hiện “dân ca Quan Họ đã đạt đến hình thức cổ điển tiêu biểu trong việc sử dụng các thể thơ truyền thống của dân tộc” [28;71]
Thể lục bát sử dụng trong ca dao Nam Bộ nói chung và trong ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng đó là những bài hát ngắn từ hai đến tám câu
An Giang phong cảnh mĩ miều,
Ta thương, ta nhớ, ta liều ta đi
Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc đến từ nhiều vùng miền, nhiều nơi khác nhau: cư dân Miền Trung, Miền Bắc, từ Trung Quốc… Do chịu ảnh hưởng điều kiện tự nhiên nên phương thức định cư của nơi này có sự khác biệt so với các miền ngồi Những điều đó cộng với việc vai trò làng xã của thiết chế xã hội cổ truyền suy yếu làm cho người dân nơi đây sống hòa hợp, quay về với thiên nhiên, có điều kiện khai thác thiên nhiên Chính vì vậy mà thiên nhiên luôn tràn đầy trong ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long Có thể phân thể loại thơ
trong ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long làm ba loại: chính thể (thuần nhất), loại
biến thể và thể thơ lắp gáp tổng hợp Những điều này đã làm nổi bật nét đặc trưng
của ca dao đồng bằng Qua đó, địa danh diễn tả tính cách thẳng thắn, bộc trực nhưng phóng khống giàu lịng mến khách… Khơng theo khn mẫu, quy tắc như trong các bài thơ viết theo thể Đường luật
Khi nói đến tình u đơi lứa chàng trai thể hiện một cách rất tự nhiên, thẳng thắng không ngại ngần mang đậm chất đồng bằng:
Trang 31Đến vùng đất mới, tác giả dân gian đã sử dụng những câu biến thể trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long nhằm bộc lộ cảm xúc mình:
Anh thương thì em thương cho chắc , Anh có bỏ thì bỏ cho ln Đừng làm theo thói ghe bn Nay đi, mai ở, làm buồn dạ em
Ở thể lắp ráp tổng hợp, câu thơ tưởng chừng như buông thả nhưng tác giả dân gian lại dồn hết tâm tư, tình cảm của người dân:
Trời cao hơn trán, Trăng sáng hơn đèn,
Kèn kêu hơn quyển, Biển rộng hơn sông,
Anh đừng thương trước uổng công Chờ cho thiệt vợ, thiệt chồng hãy thương
Trong ca dao - dân ca có hai thủ pháp chính đó là: phép đối ngẫu tâm lý và
phép đối lập:
- Phép đối chiếu tâm lý miêu tả song song hình ảnh thiên nhiên với trạng thái tình cảm con người, với mục đích miêu tả cuối cùng là trạng thái tình cảm con người Trong đó bắt buộc hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trước sau mới miêu tả tình cảm con người Không bao giờ làm ngược lại
- Phép đối lập là sự đối chiếu bức tranh với của tình cảm và cuộc sống con người, nếu trong ca dao truyền thống lại sử dụng phép đối ngẫu tâm lý nhiều ở chủ đề tình u đơi lứa thì phép đối lập lại được sử dụng nhiều trong những bài ca có chủ đề tình cảm gia đình và các mối quan hệ xã hội thì ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long có sự ngược lại Đó là ở chủ đề tình cảm gia đình và các mối xã hội khác lại sử dụng phép đối ngẫu tâm lý nhiều hơn
Là một phần làm nên máu thịt ca dao dân tộc, khi nói đến làng xóm, nơng thơn thì ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long vẫn sử dụng những hình ảnh tiêu biểu bến đị, cánh đồng, con cò
Trang 32Chưa có ca dao nơi nào hình ảnh các lồi chim lại xuất hiện nhiều như trong ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long: con quạ, con diều, bìm bịp, con vịt trời…
-Ba phen quạ nói với diều, -Chiều chiều chim vịt kêu chiều,
Nếu hình ảnh của hương bưởi, hương chanh, hoa lý, hoa lài xuất hiện nhiều trong ca dao Bắc Bộ thì trong ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long hình ảnh của: cây bần, cây mù u, lục bình, khổ qua, bắp chuối, lá sầu đâu chiếm đa số Dù chưa phải là những hình ảnh tiêu biểu trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long như: xoài, vú sữa, ổi xá lỵ… Nhưng tên gọi đó lại ngợi cho ta liên tưởng đến số phận, tâm trạng của những người nghèo khổ, đắng cay…
Khổ qua xanh, khổ qua đắng, Mù u bông trắng, lá quắn, nhụy quỳnh
Bắp chuối gói lá sầu đâu,
Hình ảnh thiên nhiên được nhân dân khai thác về hình dáng, màu sắc và âm thanh tự nhiên của chúng Vì vậy, nó có giá trị tạo hình, tạo sắc, tạo âm điệu Nhưng thiên nhiên trong ca dao vừa là thiên nhiên cụ thể, vừa là thiên nhiên quan hệ, ca dao đã khai thác một cách triệt để những gì mà nó có, đồng thời khai thác triệt để cả những gì ngồi nó mà con người cảm nhận được, nhìn được, nghe được bằng tâm trạng của mình [28;82]
Hình ảnh chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn quấn cổ là sản phẩm tiêu biểu sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, hay với người nước ngồi:
Áo bà ba trắng, không ngắn, không dài Sao anh khơng bận, bận hồi áo thun?
Bước lên xe đầu đội khăn rằng, Nói cười yểu điệu, nhiều chàng mải mê
Khơng chỉ nói về các phương tiện vận chuyển đường sông, ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long cịn nhắc đến các công cụ, dụng cụ đánh bắt thủy sản như:
câu, lưới, đăng, nị, đặt chà, lợp, lờ…những cơng cụ này đi vào ca dao và chúng trở
thành những biểu trưng diễn đạt những tình ý sâu lắng [26;26] Cá không ăn câu chê rằng con cá dại
Trang 33Ngoài việc dùng những nhóm chữ, câu mở đầu giống như ca dao truyền thống thì ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long cịn sử dụng một nhóm chữ thể hiện
đặc trưng riêng của vùng như: ai về, nước ròng, nước lớn, mảng coi, mù u, ba
phen…
Việc sử dụng nhiều lớp từ địa phương đã tạo nên nét riêng, dễ phân biệt của ca dao Đồng băng sông Cửu Long với các vùng khác Đó là tên gọi của sự vật, hành
động, sản vật, từ biểu thị sắc thái, từ xưng hô: chưn, nước rẫy, nước phèn, ghé,
bưng, vái, dựa, chút xíu, tía, má, ba,…
- Chèo ghe sợ sấu cắn chưn Xuống bưng sợ đĩa, lên rừng sợ ma
- Trắng da vì bởi má cưng, Đen da tại bởi em lội bưng vớt bèo
Ngôn ngữ Đồng bằng sông Cửu Long luôn gắn chặc với môi trường và cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây
Tuy số lượng những câu óng ả, chải chuốt trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long không nhiều so với các vùng khác nhưng điều đó khơng có nghĩa là ngơn ngữ ca dao nơi đây khơng có những câu câu óng ả, mượt mà Các tác giả dân gian đã vận dụng những từ ngữ thường thấy trong văn chương bác học: vườn thượng uyển, chồi lan huệ, nội thượng lâm, tượt mẫu đơn, thiếp, chàng, đạo cang thường…
- Vườn thượng uyển thiếu chi chồi lan huệ, Nội thượng lâm đâu thiếu tượt mẫu đơn
- Đạo cang thường chẳng phải cá tôm, Đã mua mớ nọ, lại chồm mớ kia
Một trong những nét nghệ thuật làm cho ca dao Đồng bằng sông Cửu Long trở nên độc đáo chính là giọng điệu Một số giọng điệu chính thường thấy trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long như:
- Giọng sảng khoái ngợi ca, mời gọi:
- Ai ơi về miệt Tháp Mười,
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
- An Bình đất mẹ cù lao,
Trang 34Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang
- Giọng cảm thương, than vãn, tâm tình:
- Cảm thương ơng Lữ dãi dầu, Cái ve, cái bát, cái bầu sau lưng !
- Áo anh rách lỗ bằng sàng, Mẹ anh già cả, cậy nàng vá may
- Giọng đã kích, châm biến, bơng đùa:
Chuối non chín bẹ, chuối mẹ chính tàu, Chê đây, lấy đó có giàu hơn anh Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài, Ham chi bóng sắc, đọa đày tấm thân
- Giọng hứa hẹn, trách hờn:
Chú ơi chú, chú đừng có lụy, Mãn con trăng này, tôi gã chị tôi cho
Đi đâu bỏ nhện giăng mùng, Bỏ đơi chiếu lạnh, bỏ phịng quạnh hiu
Trang 35CHƢƠNG 2
KHẢO SÁT ĐỊA DANH
TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Phân loại địa danh
Khi bước vào phân loại địa danh trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn bởi nhiều nguyên nhân như: việc khai phá, mở rộng được đẩy mạnh, sự thay đổi của các chế độ chính trị liên tục kéo theo việc thay đổi cách tổ chức đơn vị hành chính, các địa danh bị chia tách hoặc sáp nhập vào nhau, … Làm tên một số địa danh trong vùng khơng cịn được cơng nhận hoặc khơng cịn tồn tại như các địa danh: Định Tường, Ba Xuyên, Phong Dinh, Minh Hải, Cửu Long, … Đến nay đã không còn tồn tại Hay địa danh Rạch Giá trước đây là tỉnh nhưng giờ nó khơng cịn là tỉnh mà trở thành thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang Chính yếu tố lịch đại này mà đã làm cho các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn
Khi phân loại địa danh trong ca dao Nam Bộ, Lê Thị Diệu Hà dựa trên một số đặc điểm về cách thức định danh, yếu tố địa lý, gốc tích địa danh đã chia địa danh trong ca dao Nam Bộ thành 4 loại:
- Địa danh gắn với đơn vị hành chính - Địa danh gắn với đặc điểm địa lý tự nhiên
- Địa danh gắn với các sản phẩm hay cơng trình kiến tạo - Địa danh ở xa hay thuộc điển tích
Do mục đích khảo sát của đề tài, chúng tôi phân chia địa danh thành các loại sau:
- Địa danh gắn các đơn vị hành chính - Địa danh gắn các loại địa hình
- Địa danh gắn với các cơng trình xây dựng - Địa danh gắn với các loại động - thực vật
2.1.1 Địa danh gắn với các đơn vị hành chính
Trang 36- An Giang cảnh trí mỹ miều,
Ta thương ta nhớ, ta liều ta đi
- Ai về Cao Lãnh thì về
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn
Các đơn vị hành chính trong ca dao có thể chia làm hai loại: địa danh đồng đại và địa danh lịch đại:
- Địa danh đồng đại là những địa danh vẫn còn tồn tại, được chính quyền cơng nhận và sử dụng trong các văn bản hành chính hiện hành như tên ấp, xã, quận, huyện, thị xã, tỉnh… (An Bình, Trường Long Hòa, Cao Lãnh, Cái Răng, Ba Láng, Phong Điền, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng,… )
- Địa danh lịch đại: đó là những địa danh mà nó chỉ còn mang đậm dấu ấn cổ xưa của một thời, ngày nay chỉ cịn tồn tại trong trí nhớ những người lớn tuổi ở địa phương như: Nam Kỳ Lục Tỉnh, Trấn Biên, Định Tường, Phong Dinh, Kiến Phong, Kiến Hịa, Ba Xun, An Xun…
Ba Xun đi dễ khó về
Trai đi có vợ, gái về có con
Ba xuyên là tên gọi cũ của tỉnh Sóc Trăng ngày nay Tên gọi Ba Xuyên trong thực tế đã hai lần xuất hiện trong các văn bản hành chính nước ta:
- Năm 1835 vua Minh Mạng phê chuẩn thành lập phủ Ba Xuyên với ba huyện là: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định
- Năm 1957 Ngơ Đình Diệm kí sắc lệnh 143 MV nhập tỉnh Sóc Trăng với Bạc Liêu thành tỉnh Ba xuyên
Ngày nay, tên gọi Ba Xun khơng cịn được gọi nữa nhưng dấu tích về một tỉnh với thương cảng Bảy Xào nổi tiếng vẫn còn thuộc thị trấn Mỹ Xuyên, Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
2.1.2 Địa danh gắn với các loại địa hình
Trang 37An Bình đất mẹ cù lao,
Thơm hương hoa bưởi ngọt ngào nhãn long
Cù lao An Bình nằm giữa sơng Tiền và sông Cổ Chiên thuộc nhánh sơng Mêkơng, diện tích rộng khoảng 60 km², gồm bốn xã: An Bình, Bình Hồ Phước, Hồ Ninh và Ðồng Phú thuộc huyện Long Hồ – tỉnh Vĩnh Long Nói đến Cù lao An Bình là nói đến những vườn cây trái bạt ngàn Đó là niềm tự hào của người dân địa phương về nguồn hoa lợi, trái cây hầu như có quanh năm, mùa nào thức nấy, mỗi loại mang một hương vị riêng như: nhãn, chôm chôm,
Đặc biệt, dù là vùng đồng bằng nhưng ở nơi đây cũng có địa hình đồi núi (cao chỉ vài trăm mét) như: núi Cấm, núi Sam, núi Cô Tô (đồi Tức Dụp)…
An Giang lịch sử mang tên
Có đồi Tức Dụp, có đền Bác Tơn
Đồi Tức Dụp (theo tiếng Khmer có nghĩa là nước đêm) nằm ở phía tây chân núi Cơ Tô và núi Thất Sơn, với một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 300m, nhưng có địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo, tạo thành những lò ảng (hang trên núi) Những hang đá tạo địa hình hiểm trở, có giá trị về quân sự, như những trận địa tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người Bởi vậy, đồi Tức Dụp nằm giữa vùng căn cứ kháng chiến suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Năm 1968, trong suốt 128 ngày đêm, quân địch với một lực lượng hùng hậu gồm bộ binh, máy bay, pháo binh, nhưng chúng vẫn không thể đánh thắng được ý chí chiến đấu kiên cường của quân và dân ta Tính ra, riêng sự mất mát về phương tiện chiến đấu, bom đạn, giặc Mỹ đã chi vào ngọn đồi này hơn 2 triệu đô nên Tức Dụp có
thêm tên gọi mới: “Đồi hai triệu đơ” Bọn lính ngụy trong vùng hậm hực gọi là đồi “Tức Chết”
Xa hơn, những hịn đảo ngồi khơi xa cũng được nhắc đến trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long như: Phú Quốc, Hịn Chơng, Hịn Khoai và Hòn Đá Bạc … Điều này chứng tỏ những lưu dân tham gia khai hoang vùng đất đã vượt sóng ra khơi đặt chân đến đây từ rất sớm:
Ngó ra Hịn Họ lưa thưa,
Hịn Chơng, Phụ Tử bên bờ Tà Săng
Trang 38biển Trong đó hịn Phụ có chiều cao khoảng 33,6 m và hịn Tử cao khoảng 30m Đó là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn qt bên nhau trơng ra biển cả Hai bên hòn Phụ Tử là hai hòn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa Thiên nhiên đã tạo nên một cảnh quan thật kì lạ và khéo léo, là điểm du lịch nổi tiếng và được xem là một biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang
2.1.3 Địa danh gắn với vật thể nhân tạo
Được thiên nhiên dành tặng cho nhiều sản vật nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long luôn tự hào với những sản vật của quê mình Nhiều địa danh được gọi theo các sản phẩm đặc trưng của địa phương, qua đó giới thiệu với bạn bè khắp nơi đặc sản để khi nhắc đến sản phẩm đó mọi người nghĩ ngay đến địa phương mình như: gạo Cần Đước, dừa Bến Tre, gà Cao Lãnh, mắm Châu Đốc, …
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, Thấy bông lúa đẹp, thương Hậu Giang
Bến Tre được hình thành từ ba cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của bốn nhánh sông: sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên bồi tụ mà thành Bến Tre cũng là quê hương của đạo dừa, với biệt danh xứ dừa, năm 2008 diện tích dừa tồn tỉnh ước đạt 451,61 ha Các giống dừa chủ yếu ở địa phương như: dừa ta, dừa lửa, dừa xiêm, …ngày nay có nhiều sản phẩm làm từ dừa như: xơ dừa, chỉ dừa, các đồ thủ công mĩ nghệ, đặc biệt nổi tiếng nhất đó là kẹo dừa Bến Tre nổi tiếng thơm ngon
Ngồi ra có thể dựa vào đặc điểm cấu trúc của sản phẩm hay các cơng trình xây dựng người ta gọi rồi dần nó trở thành tên chung cho địa phương đó như: Cầu Kè, bến đò Tân Tạo, ghe Sa Đéc…
- Khen ai khéo bắc Cầu Kè,
Cái Thia đi xuống, Cái Bè đi lên
- Tàu Nam Vang muỗi đỏ, Ghe Sa Đéc muỗi đen
Trang 39Còn theo Toan Ánh, thuyền tàu Sài Gịn thời đó sơn mũi đỏ đễ phân biệt với thuyền
tàu Lục Tỉnh như vậy thực dân tiện bề kiểm soát [2,311]
Do đặc thù là vùng nhiều kênh rạch, nhiều sơng ngịi nên việc đi lại giao thương giữa các địa phương gặp nhiều khó khăn nên phương tiện di chuyển đặc thù nhất của vùng lúc bấy giờ là các loại tàu ghe Hình ảnh những chiếc đò dọc, đị ngang vì thế cũng được các tác giả dân gian nhắc đến trong nhiều bài ca dao gắn liền với bến đò:
Đò dọc rồi lại đò ngang,
Đò qua chợ Vĩnh, đò sang An Binh
2.1.4 Địa danh gắn với các loại động vật, thực vật
Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng với nhiều sản vật, sẵn có Để thể tình cảm, niềm tự hào đối với những sản vật địa phương, người dân nơi đây gọi tên các địa danh gắn với các loài động thực vật
Bến Tre đẹp lắm ai ơi
Bạn về bên ấy cho tôi về cùng
“Bến tre xuất phát từ gốc Khmer là Srok Tre với nghĩa là Sóc Tre hay Bến
Tre Còn tác giả Vương Hồng Sển (1993) lại cho là Bến Tre do hiểu sai từ tiếng Khmer là: Srok kompong Trey hay Srok kompong Trey mà Treay hay Trey là cá, như: Trey kinh thor là cá Sặt lớn hay cá Dù Tho Như vậy, Srok kompong Trey có nghĩa là bến cá” [3;142]
Khơng chỉ nói đến các địa danh trong khu vực, ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long cịn nói đến một số địa danh khơng thuộc khu vực Trong số này, địa danh miền Đông Nam Bộ được nhắc đến 20 lần; trong đó phổ biến là các địa danh như: Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai,
Huỳnh Minh trong sách Gia Định Xưa, giải thích Nhà Bè tên chữ là Phù
Gia, ở khoảng vàm ba con sông Phước Long (Đồng Nai) ở hướng bắc chảy xuống và con sơng Tân Bình ở hướng nam chảy ra hai sông hợp lại chảy xuống hướng đơng là sơng Phước Bình Vì thế gọi là vàm ba sơng (Tam Giang Khẩu) cách đơng nam tỉnh lỵ Biên Hịa 73 dặm [23;219]
Nhà Bè nước chảy chia hai
Trang 40Bài ca dao trên nói đến Gia Định, Đồng Nai, miền đất trù phú của Tổ quốc Sông Nhà Bè, nơi hợp lưu giữa sơng Sài Gịn và sơng Đồng Nai cũng là cửa ngõ của vùng đất này Gia Định – Đồng Nai đều là những tên đất cổ của vùng đất trẻ
[26;82] Còn Sài Gòn là nơi phồn hoa đơ hội, có thời được mệnh danh là “Hòn
Ngọc Viễn Đông” Thật đúng như lời chú giải của Bùi Mạnh Nhị Hai câu ca dao đề
cập đến sự trù phú của thủ phủ Nam Bộ khi xưa:
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Nước trong gạo trắng, dễ bề làm ăn
Gia Định ngày xưa vốn là một thủ phủ của miền Nam nước Việt Địa danh là
Gia Định thường được gọi kèm với địa danh Đồng Nai [23;7]
Theo Sơn Nam, Thoạt tiên, hai tiếng Đồng Nai dùng để gọi toàn Nam Bộ,
rồi cả Nam Bộ gọi đất Gia Định, Gia Định thành Từ đời Minh Mạng gọi Lục Tỉnh, nhưng thời Pháp nói xe đị Lục Tỉnh, tàu Lục Tỉnh khơng ai nghĩ đến miền Đông Nam Bộ cả, bến xe miền Đông ở riêng biệt, tuy Biên Hòa cũng thuộc về Lục Tỉnh
[24;15]
Lê Trung Hoa giải thích: “Địa danh Đồng Nai xuất hiện bằng chữ Quốc Ngữ
lần đầu tiên trong một báo cáo của giáo hội Thiên Chúa về tình hình giáo dân ở Nam Bộ năm 1747: Dõu – nai Sau đó, địa danh Đồng Nai xuất hiện vừa bằng chữ Nôm vừa bằng chữ Quốc Ngữ vào năm 1772, trong Dictionarium annamitico – latinum (từ điển An Nam – Latinh của Pigneau De Béhaine)” [15;269].
Như vậy, cho đến nay có 8 địa danh Đồng Nai:
Đồng Nai thứ nhất chỉ cánh đồng có nhiều nai (lộc dã) Vì khi dịch địa danh
này sang chữ Hán, các nhà nho đã dùng hai từ Lộc Dã Lộc là con nai; Dã là cánh đồng [15;270]
Thứ hai là tên một cái chợ ở hạ lưu sông Đồng Nai vào thế kỷ XIX, cách TP Biên Hòa độ 5 dặm:
Chị hươu đi chợ Đồng Nai
Ghé qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò
Địa danh Đồng Nai thứ ba chỉ cả vùng miền Đông Nam Bộ: