CÂU HӒI TU TӮ TRONG HAI TҰP THѪ
TͲ ̬Y VÀ VI͎T B̶C CӪA TӔ HӲU
KHÓA LUҰN TӔT NGHIӊP ĈҤI HӐC
CHUYÊN NGÀNH VĂN HӐC
NGUYӈN NGӐC THÙY TRANG
Trang 2KHÓA LUҰN TӔT NGHIӊP ĈҤI HӐC
CHUYÊN NGÀNH VĂN HӐC
CÂU HӒI TU TӮ TRONG HAI TҰP THѪ
TͲ ̬Y VÀ VI͎T B̶C CӪA TӔ HӲU
Giáo viên h˱ͣng d̳n:
TH.S BÙI THӎ TÂM
Sinh viên thc hi͏n:
NGUYӈN NGӐC THÙY TRANGMSSV: 1056010022
Lӟp: Ĉҥi hӑc Ngӳ văn Khóa: 3
Trang 3
truyền đạt những kiến thức bổ ích Đó là hành trang để tơi bước vào đời Với tơi ,luận văn này là cơng trình ngun cứu đầu tiên và cũng là dịp để tơi vận dụng tồnbộ kiến thức đã học vào việc nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, tơigặp khơng ít khó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ của gia đình th ầy cơ và bạn bè tơi đãhồn thành luận văn này.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn cha mẹ đã luôn ủng hộ tinh thần và t ạo điềuthuận lợi để tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Võ Trường Toảnvà quý thầy cô Khoa cơ bản đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình họccũng như khi làm luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Tâm, người đã tận tình giúp đỡ, hướngdẫn và giải quyết nhữ ng khó khăn vướng mắc cho tơi trong suốt q trình làm luậnvăn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, những người luôn động viên và giúp đỡ tôi rất nhiềutrong thời gian tôi nghiên cứu đề tài.
Sinh viên thưc hiện
(Kí và ghi rõ họ tên)
Trang 4thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đềtài nghiên cứu khoa học nào.
Sinh viên thực hiện
(Kí và ghi rõ họ tên)
Trang 52 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu .5
4 Phạm vi nghiên cứu .6
5 Phương pháp nghiên cứu .6
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂU HỎI TU TỪ 8
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CÂU VÀ CÂU HỎI 8
1.1.1 Khái niệm về câu .8
1.1.2 Khái niệm về câu hỏi và phân loại 8
1.1.2.1 Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban (trong cuốnNgữ pháp tiếng Việt 2)…… .8
1.1.2.2 Quan điểm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên (trong cuốnNgữ pháptiếng Việt)… .11
1.1.2.3 Quan điểm của tác giả Nguyễn Kim Thản (trong cuốnCơ sở Ngữ pháp tiếng Việt) .13
1.1.2.4 Quan điểm của tác giả Bùi Tất Tươm (trong cuốn Giáo trình tiếng Việt) 15
1.2 CÂU HỎI TU TỪ VÀ PHÂN LOẠI CÂU HỎI TU TỪ 17
1.2.1 Các quan niệm về câu hỏi tu từ .17
1.2.1.1 Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở (trong cuốn Phong cách họctiếng Việt)… .17
1.2.1.2 Theo quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc- Nguyễn Thái Hòa (trong cuốnPhong cách học tiếng Việt) 17
1.2.1.3 Theo quan niệm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên (trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt) .18
1.2.1.4 Theo quan niệm của tác giả Bùi Tất Tươm (trong cuốn Giáo trìnhtiếng Việt)… .19
1.2.2 Phân loại câu hỏi tu từ 19
1.2.2.1 Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở (trong cuốn Phong cách họctiếng Việt)… .19
1.2.2.2 Theo quan niệm của tác giả Bùi Tất Tươm (trong cuốn Giáo trình tiếng Việt)… .21
Trang 6Chương 2 KHẢO SÁT CÂU HỎI TU TỪ TRONG HAI TẬP THƠ TỪ ẤY VÀ VIỆT
BẮC CỦA TỐ HỮU 26
2.1 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ HAI TẬP THƠ TỪ ẤY VÀ VIỆTBẮC CỦA TỐ HỮU 26
2.1.1 Cuộc đời .26
2.1.2 Tác phẩm 27
2.2 CÁC DẠNG CÂU HỎI TU TỪ TRONG HAI TẬP THƠ TỪ ẤY VÀ VIỆT BẮCCỦA TỐ HỮU 29
2.2.1 Dạng câu hỏi tu từ có từ nghi vấn 29
2.2.1.1 Dạng câu hỏi tu từ có đại từ nghi vấn 30
2.2.1.2 Dạng câu hỏi tu từ có quan hệ từ lựa chọn “hay” 41
2.2.1.3 Dạng câu hỏi tu từ có các tình thái từ biểu thị sắc thái nghi vấn 42
2.2.1.4 Dạng câu hỏi tu từ dùng cặp phó từ nghi vấn:“có…khơng” 45
2.2.2 Dạng câu hỏi tu từ khơng có từ nghi vấn và không dấu chấm hỏi 47
2.2.2.1 Dạng câu hỏi không có từ nghi vấn nhưng có dấu chấm hỏi ở cuối câu .47
2.2.2.2 Dạng câu hỏi tu từ có từ nghi vấn nhưng khơng có dấu chấm hỏi ở cuối câu… 49
2.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÂU HỎI TU TỪ TRONG HAI TẬP THƠ TỪ ẤYVÀ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU 50
2.3.1 Nhận xét về cách dùng các câu hỏi tu từ trong bài thơ 50
2.3.1.1 Số lượng của câu hỏi tu từ .50
2.3.1.2 Vị trí của câu hỏi tu từ 52
2.3.2 Nhận xét về ngôn ngữ và hình ảnh thơ trong các câu hỏi tu từ 53
2.3.2.1 Cách kết hợp từ để hỏi .53
2.3.2.2 Ngôn ngữ và hình ảnh thơ .57
Chương 3 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC DÙNG CÂU HỎI TU TỪ TRONG TẬP THƠ TỪẤY VÀ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU 61
3.1 DÙNG CÂU HỎI TU TỪ ĐỂ THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC, LÒNG CĂM THÙGIẶC 61
3.1.1 Dùng câu hỏi tu từ thể hiện lòng yêu nước 61
Trang 73.2.2 Dùng câu hỏi tu từ để thể hiện khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng 69
3.3 DÙNG CÂU HỎI TU TỪ ĐỂ BỘC LỘ TÂM TƯ TÌNH CẢM VÀ CẢM XÚC 72
3.3.1 Cảm thông chia sẻ với số phận của những con người bất hạnh .723.3.2 Thể hiện lòng tri ân với Bác Hồ với những người mẹ, người chị 80
KẾT LUẬN 85TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9Những chặng đường thơ c ủa ông gắn với những chặng đường cách mạng Thơ ôngluôn gắn liền với các giai đoạn, các mục tiêu của cuộc đấu tranh cách mạng, có sứccổ vũ to lớn với đơng đảo quần chúng nhân dân và còn thu hút sự quan tâm sâu sắccủa giới phê bình, nghiên cứu văn học Thơ ông không chỉ ca ngợi, tuyên truyềncho cách mạng, mà thơ ơng cịn là vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù Khơng chỉ thế,thơ ơng cịn là sự chan chứa một tấm lòng đối với nhân dân, với đất nước.
Tố Hữu đã để lại một sự nghiệp đồ sộ cho văn học Chính vì có m ột sự nghiệpthơ ca đồ sộ và có giá trị nên tác phẩm của Tố Hữu h iếm khi vắng bóng trên vănđàn Tác giả Nguyễn Lâm Điền, trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam1945 - 1975 đã nhận định: “Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phậnkhông thể thiếu trong vốn di sản văn hóa tinh thần của quần chúng Cách mạng.”
[5; tr 52] Trong tất cả các tác phẩm thơ của Tố Hữu có hai tập thơ được gây ấntượng mạnh mẽ đó là tập thơ Từ ấy và Việt Bắc Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố
Hữu tập thơ này có ý nghĩa đặc bi ệt quan trọng Nó là quả chín đầu mùa của vườnthơ cách mạng, nó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong văn học nghệ thuật,đồng thời tạo bước ngoặt to lớn cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại Từấy vừa là niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cách mạng vừa là tiếng thét căm hờn trước
tội ác dã man của thực dân và tay sai vừa là sự cảm thông chia sẻ với những số phậnbất hạnh Nếu Từ ấy là một khúc ca trữ tình sơi nổi, quyết liệt của một người thanh
niên yêu nước vừa giác ngộ lí tưởng cách mạng thì Việt Bắc là bản hợp xướng về
nhân dân trong kháng chiến Việt Bắc đánh dấu một bước phát triển, một chặng
đường mới trong quá trình sáng tác của Tố Hữu Cái Tơi trữ tình đã thực sự hòa
nhập vào cái Ta chung của quần chúng cách mạng Chất dân tộc thấm nhuần hai
bình diện: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, góp phần làm nên giá trị đặcsắc của tập thơ Việt Bắc là bức tranh chân thực, sinh động về hiện thực cuộc kháng
chiến: gian khổ, vất vả, thiếu thốn trăm bề mà chan chứa nghĩa tình (tình quân dân,tình đồng chí đồng bào, tình hữu ái, giai cấp ) Cả hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc
Trang 10Vì những lí do trên, người viết chọn đề tàiCâu hỏi tu từ trong tập thơ Từ ấy vàViệt Bắc của Tố Hữu để làm luận văn tốt nghiệp Với đề tài này người viết mong
muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu và đánh giá về nhà thơ vĩ đạinày.
2 Lịch sử vấn đề
Tố Hữu là nhà thơ lớn trong sự nghiệp nước nhà Bên cạnh đó, sự nghiệp vănchương cũng rất đồ sộ Vì thế, vị trí và ảnh hưởng của ơng với độc giả là rất sâuđậm Có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình đã nghiên cứu về ơng và thơ củng Trong tất cả các cơng trình nghiên cứu này, cơng t rình đầu tiên được chú ý đếnlà cơng trình của nhà phê bình Hồi Thanh Trongthơ Tố Hữu, Hồi Thanh đã nhận
định: “Thơ Tố Hữu có tính thời sự sâu sắc nhưng nó khơng làm cái việc minh họachủ trương, chính sách Nó đáp ứng u cầu của cách mạng theo đúng p hương thứccủa thơ Cũng như tất cả nghệ sĩ chân chính, Tố Hữu không đi từ những khái niệm,những vấn đề của nội dung rồi tìm cách thể hiện nội dung ấy trong chất liệu củanghệ thuật.” [4; tr 39].
Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam 1945 – 1975, tác giả Nguyễn Lâm
Điền đã nhận định: “Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận khôngthể thiếu trong vốn di sản văn hóa tinh thần của quần chúng Cách mạng Từ gócnhìn, điểm khác nhau, sẽ phát hiện những tầng ý nghĩa khác nhau của kho tàngnghệ thuật ấy Có thể đơi chỗ ngơn ngữ thơ cịn khơ ráp, thiếu sự gọt giũa cần thiếthoặc ồn ào, sáo mịn, cơng thức Nhưng trên đại thể, dựa vào quan điểm lịch sử cụthể và lập trường Cách mạng, hoàn tồn có thể khẳng định: thơ Tố Hữu là một giátrị Tất nhiên nó sẽ b ất tử.” [5; tr 52] Qua ý kiến của tác giả Nguyễn Lâm Điền,
Trang 11Nói về nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, người viết phải nói đến cơng trìnhnghiên cứuThi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử Trong cơng trình này, ơng đã đi
sâu vào việc phân tích quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật,thời gian nghệ thuật, chất thơ và phương thức thể hiện… Với thời gian nghệ thuậttrong thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã nhận định: “Thời gian nghệ thuật trong thơ TốHữu nằm trong quỹ đạo của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thế giới, là bướcphát triển mới của thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân tộc với nhiều biểu hiệnphong phú Nổi bật nhất là nhà thơ đã xây dựng thành cơng hình tượng thời gianlịch sử trong thơ với các bình diện khác nhau, khắc họa dòng thời gian vận độngmang nhịp sống lớn của thời đại.” [15; tr 210] Bên cạnh đó, ơng đã nhận định về
sự đổi mới trong thơ Tố Hữu như sau: “Tố Hữu là người đầu tiên kết hợp hài hòa tưtưởng cách mạng cao đẹp, sáng rõ nhất của thời đại với hình thức ngơn ngữ thơtiếng Việt hiện đại và không ngừng đổi mới, làm phong phú cho nó.” [15; tr 27].
Đánh giá về nhà thơ Tố Hữu cũng như tài năng của ơng, Trần Đình Sử đã nhậnđịnh: “…khẳng định tài năng của nhà thơ qua chi tiết giàu chất sống, qua câu haytừ đắt, qua tình thơ chân thật, thiết tha ” [15; tr 89].
Ngoài việc khẳng định tài năng nghệ thuật củ a nhà thơ, Trần Đình Sử cũng đãcó những đánh giá về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu Trong tập thơ Từấy, ông đã nhận định: “Tố Hữu đã dùng những lời thơ đẹp đẽ, hào hùng, tin cậynhất để viết về sứ mệnh thanh niên: “hồn thanh khiết”, “hồn hăng c hiến đấu”,“tuổi trẻ xung phong”, “Những trái tim trong tựa thủy tinh”, “tuổi của anh hùng”,“tuổi trẻ siêu phàm”, “kiến trúc sư của xã hội ngày mai”, những người chân thành,mạnh khỏe, hào hiệp nhẹ nhàng ” [15; tr 101] Nói về nghệ thuật trong Từ ấy, ơng
đã nhận định: “Lúc đó sẽ chỉ thấy chỗ này phảng phất có hơi thơ Mới, chỗ kia câuthơ cịn cứng, chỗ nọ ít chất quan sát hằng ngày Rút lại hình như Từ ấy chỉ hay ởchỗ có lí tưởng, giọng thơ chân thành, khi tình cảm đằm thắm, khi sôi nối say sưa ! ”
[15; tr 109] Về phương diện nghệ thuật, cho đến nay nhìn chung tập thơ Từ ấy vẫn
Trang 12lâu đời của người Việt hình thành trên cơ sở nền sản xuất nơng nghiệp, tình nghĩaxóm làng Nhịp điệu của nó hài hịa với sự chuyển động bốn mùa, tầm mắt nó gắnliền với nếp sinh hoạt làng quê, thu gọn trong không gian đất nước ” [15; tr 115].
Thế giới nghệ thuật trong tập thơ này theo Trần Đình Sử nhận định là: “Vì vậy, thếgiới nghệ thuật của tập thơ tràn đầy cái đẹp, cái nên thơ của tình u thương, ânnghĩa.” [15; tr 123].
Bên cạnh đó, cũng đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tập thơ Từ ấy vàViệt Bắc của Tố Hữu Ý kiến của Đặng Thai Mai, trong Mấy ý nghĩ, ông đã nhận
định về tập thơ Từ ấy của Tố Hữu như sau: “Thơ Tố Hữu là “bó hoa lửa” lộng lẫy,nồng nàn, kết tinh trên cơ sở của một hiện thực vĩ đại: cuộc cách mạng dân tộc dânchủ trong mười năm, dưới ánh sáng của Đảng, của tư tưởng Mác – Lênin.”
[10; tr 378] Ý kiến của ông đã nói nhiều về tập thơ nhưng cũng chỉ đánh giáchung về tư tưởng, nội dung thể hiện.
Trong Việt Bắc, Nguyễn Văn Hạnh đã nhận định: “Việt Bắc ngọt ngào, đằmthắm, là một bản tình ca rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu ”
[4; tr 529] Đúng vẫn là tiếng nói của tình u, nhưng là tình yêu đối với đất nướcquê hương, đối với cách mạng.
Trên đây là một số ý kiến đã nhận định, đánh giá về Tố Hữu và tập thơ Từ ấy
và Việt Bắc Tất cả các nhà nghiên cứu trên đã có cái nhìn khái qt và đầy đủ về
hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc cũng như về Tố Hữu Tuy nhiên, người viết nhận thấy
tất cả các nhà phê bình đều chú ý khai thác nhiều ở phương diện nội dung mà chưachú ý nhiều đến phương diện nghệ thuật Nếu có nhận định về nghệ thuật thơ TốHữu thì cũng chỉ ở mức độ chung chung chưa đi sâu vào việc khai thác một cáchriêng biệt về việc dùng từ, các biện pháp so sánh, các biện pháp tu từ…Chính vìvậy, vấn đề về câu hỏi tu từ trong thơ Tố Hữu nói chung, trong hai tập thơ Từ ấy vàViệt Bắc nói riêng hầu như chưa được chú ý đến Vì vậy, đề tài Câu hỏi tu từ tronghai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu là đề tài mới mẻ Tôi hi vọng với đề tài
Trang 13Kim Liên với cơng trình “Ngữ pháp tiếng Việt”, Đinh Trọng Lạc với cơng trình“Phong cách học tiếng Việt”… Các ý kiến trên đều tập trung vào phương diện lí
thuyết giúp cho người viết có được cơ sở khoa học để có thể vận dụng và khảo sátcâu hỏi tu từ trong hai tập thơTừ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu.
Trong giáo trìnhPhong cách học tiếng Việt, Nguyễn Văn Nở đã nhận định:
“Câu hỏi tu từ là những câu hỏi chỉ nhằm đ ể khẳng định một ý kiến nào đó chứkhơng phải để người đối thoại thơng tin điều mình muốn biết ” [14; tr 178].
Ví dụ: “Em là ai? Cơ gái hay nàng tiên?,Em có tuổi hay khơng có tuổi?, Máitóc en đây hay là mây là suối?, Đơi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giơng?, Thịt daem hay là sắt là đồng?” (Tố Hữu)
Nói về vấn đề vận dụng, cũng đã có những luận văn vận dụng lí thuyết này đểkhảo sát về câu hỏi tu từ trong một số tác phẩm văn chương như: “Câu hỏi tu từtrong thơ Xuân Quỳnh”…Tuy nhiên, chưa có ai vận dụng câu hỏi tu từ trong thơ
Tố Hữu.
Từ những vấn đề trên, người viết khẳng định vấn đề mà người viết đangnghiên cứu là vấn đề mới mẻ Nghiên cứu vấn đề này, người viết hi vọng sẽ gópphần nghiên cứu của mình trong việc khẳng định tài năng của Tố Hữu.
3 Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài Câu hỏi tu từ trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc củaTố Hữu người viết hướng đến các mục đích sau:
Nghiên cứu đề tài Câu hỏi tu từ trong tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu,
người viết có dịp đi sâu tìm hiểu và khám phá về câu hỏi tu từ trong tiếng Việt nóichung và câu hỏi tu từ trong tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu nói riêng Từ
Trang 14cận tác phẩm văn chương.
Đây khơng chỉ là luận văn tốt nghiệp mà cịn là một việc nghiên cứu khoa họcnhỏ Chính vì thế, người viết có cơ hội học hỏi về việc nghiên cứu khoa học Cũngqua việc nghiên cứu khoa học này, người viết có thêm được một kĩ năng trong việcnhìn nhận và đánh giá các vấn đề về khoa học.
4 Phạm vi nghiên cứu
Với thời gian và điều kiện cho phép, trong luận văn này, người viết xác địnhphạm vi nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu và đi sâu vào cách vận dụng câu hỏ itu từ trong tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu Qua luận văn này, người viết sẽ
trình bày cách phân loại câu hỏi tu từ và chỉ ra hiệu quả sử dụng câu hỏi tu từ trongviệc hình thành nên phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà thơ Tố Hữu.
Đối tượng chủ yếu để người viết khảo sát và thực hiện đề tài là cuốn Tố Hữutoàn tập (tập 1) của nhà xuất bản Văn học, xuất bản năm 2009 và cuốn Tố Hữu Thơvà đời của nhà xuất bản Văn học Tuy nhiên do tác phẩm thơ của nhà thơ Tố Hữu
rất nhiều, trong khuôn khổ của một luận văn, người viết chỉ chọn hai tập thơ Từ ấy
(1937 – 1946),Việt Bắc (1947 – 1954) Sở dĩ người viết chọn hai tập thơ này là bởi
lẽ: theo người viết đây là hai tập thơ thể hiện được tài năng, phong cách nghệ thuật,tình cảm mãnh liệt của nhà thơ Thêm vào đó, đây cũng là hai tập thơ sử dụng lượngcâu hỏi tu từ khá nhiều.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu Câu hỏi tu từ trong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu ,
người viết đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp sưu tầm, tổng hợp: với phương pháp này, người viết tìm tịi vàtổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài Từ những tài liệu này, người viết có đượccái nhìn khái qt về sự kế thừa mới mẻ trong khi nghiên cứu đề tài này.
Trang 15Phương pháp so sánh đối chiếu: phương pháp được người viết sử dụng để sosánh việc dùng câu hỏi tu từ giữa hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của chính nhà thơ
Tố Hữu.
Phương pháp phân tích: được người viết sử dụng để phân tích, nhằm chỉ ranhững cái hay, cách độc đáo trong việc dùng câu hỏi tu từ của nhà thơ Tìm ra đượcnhững nét khác biệt cũng như sự thay đổi trong cách dùng câu hỏi tu từ giữa hai tậpthơ Phương pháp này, được sử dụng để đánh giá mục đích trong việc sử dụng câuhỏi tu từ.
Phương pháp lịch sử: thơ Tố Hữu gắn liền với mọi chặng đường cách mạng.Vì vậy, việc tìm hiểu câu hỏi tu từ trong thơ ơng cũng g ắn liền với các mốc thờigian Từ các mốc thời gian cho phép người viết hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của cáccâu hỏi tu từ.
Trang 16Từ những thế kỉ III – II trước công nguyên, học phái ngữ pháp Alê cxangđriađã nêu định nghĩa “Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng chọn vẹn”.
[1; tr 106] Vì những lí do nhất định, mà trước hết là tính chất đơn giản, dễ hiểu vàkhá hồn chỉnh của nó, định nghĩa về câu vừa nêu đã được thử thách qua hàng ngànnăm và cho đến ngày nay vẫn được sử dụng khá phổ biến.
Tuy nhiên về mặt nghiên cứu khoa học, việc định nghĩa câu k hơng dừng lại ởđó Đến nay số lượng định nghĩa về câu nhiều đến mức khơng dễ gì kiểm điểm lại.Mai Ngọc Chừ, trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, đã định nghĩa về câu
như sau:
“Câu là đơn vị của ngơn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngồi) tựlập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độcủa người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện,truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thơng báo nhỏ nhất ” [3; tr 285].
Tuy chưa có sự thống nhất chung, nhưng đây là khái niệm được các nhà ngônngữ sử dụng phổ biến nhất.
1.1.2 Khái niệm về câu hỏi và phân loại
1.1.2.1 Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban (trong cuốn Ngữ pháp
tiếng Việt 2)
Khái niệm về câu hỏi
Trong quyểnNgữ pháp tiếng Việt (tập 2), Diệp Quang Ban có nhận định:
“Câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hồinghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó Về mặt hình thức,câu nghi vấn cũng có những dấu hiệu đặc trưng nhất đ ịnh.” [1; tr 226].
Tác giả cho rằng câu nghi vấn tiếng Việt được cấu tạo nhờ các phương diệnsau đây (trong sự đối chiếu với câu tường thuật):
- Các đại từ nghi vấn,
- Kết từ hay (với ý nghĩa lựa chọn),- Các phụ từ nghi vấn,
Trang 17- Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn:
“Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn được dùng để hỏi vào những điểm xác địnhtrong câu, điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn Do đó n gay cả khi câu bị tách rakhỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng có thể nhận biết được điểm hỏi Có thể gọiđây là câu nghi vấn rõ trọng điểm ” [1; tr 227].
Hỏi về người, vật, sự việc: Ai: hỏi về người
Gì: hỏi về vật nói chung, hỏi chung về tính chất của vật. Nào: hỏi về thuộc tính được quy chiếu.
Hỏi về số lượng, thứ tự:
Số lượng: bao nhiêu, mấy.
Thứ tự: thứ.
Hỏi về thời gian:bao giờ, khi nào, chừng nào.
Hỏi về không gian:ở đâu, chổ nào, đâu,…
Hỏi về tính chất và cách thức:thế nào, sao.
Hỏi về nguyên nh ân:vì sao, tại sao, sao.
Hỏi về điều kiện, mục đích
- Câu nghi vấn dùng quan hệ từ lựa chọn “hay”:
“Câu nghi vấn có kết từ hay dùng để hỏi có hạn chế trong khả năng trả lờimột trong những đề nghị được đưa ra Vì vậy kiểu câu nghi vấn này được gọi là câunghi vấn lựa chọn Nếu những khả năng đưa ra trong câu nghi vấn đều khơng đượclựa chọn thì phải trả lời bằng câu bác bỏ tồn bộ chúng ” [1; tr 229]
Ví dụ: Anh lấy quyển sách này hay quyển sách kia?
Trang 18Có…khơng (hoặc có khơng)
Có phải…khơng (hoặc có phải khơng)
Hỏi về tính khẳng định/ tính phủ định
Đã…chưa
Hỏi về sự xảy ra/ cịn khơng xảy ra:
xong (hoặc rồi)… chưa hoặc… xong chưa
Hỏi về tính hồn thành/ khơng hồn thành.
-Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng :
“Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng, n ếu không được dùng kèm với cácphương tiện khác thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi câu đứng riêng Vậy ta cóthể gọi đây là câu nghi vấn không rõ trọng điểm ” [1; tr 232]
Ví dụ: Hơm qua bác về nhà (đấy) à?
Có thể trả lời ngồi ngữ cảnh và tình huống :
Khơng, tôi về hôm chủ nhật tuần trước kia (trọng điểm hỏi: hôm qua)
Phải, tôi về hôm qua (trọng điểm: hôm qua)
Không, bác ấy về (trọng điểm:bác)
Không, tôi lên chổ ông Năm (trọng điểm:về nhà).
Những tiểu từ chuyên dụng hay gặp là: à, ư, ạ, a, nhỉ, nhé, hả, hở,chứ, chớ.
- Câu nghi vấn dùng ngữ điệu:
“Tiếng Việt là một ngôn ngữ đa thanh, vì vậy việc sử dụng ngữ điệu để phân biệtcâu theo mục đích nói khá là hạn chế.” [1; tr 233]
Ví dụ: Anh trình bày rõ thêm về từng nguy cơ.- Nguy cơ thứ nhất là…
- Anh nói tiếp nguy cơ thứ hai.- Đó là lực lượng
Trang 19Trong quyểnNgữ pháp tiếng Việt, Đỗ Thị Kim Liên đã định nghĩa:
“Câu hỏi dùng để thể hiện sự ngh i vấn của người nói về một vấn đề gì đó vàmong muốn người nghe đáp lời Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi (?) ”
[11; tr 134].
Ví dụ: Anh ăn cơm chưa?Rồi.
Nhờ trọng điểm chứa ở đại từ để hỏi cùng các yếu tố từ vựng trong câu hỏi màcâu đáp án có thể có dạng đầy đủ hoặc tỉnh lược chỉ cịn chủ ngữ, vị ngữ hay bổngữ…
Tùy theo vị thế của nguời đáp trong quan hệ tương tác với người hỏi mà ngườiđáp có thể sử dụng các kiểu câu đáp với những tình thái phù hợp Việc sử dụng haykhơng sử dụng từ xưng hô đứng trước hay cuối câu có ảnh hưởng đến sự thể hiệnthái độ của người đáp: tôn trọng, suồng sã, khinh ghét, chống đối, ngang ngạnh,bình đẳng, thân mật.
Ví dụ 1: Thằng kia tên gì?
Trường (khơng có chủ ngữ thể hiện thái độ kinh bỉ).Ví dụ 2: Các bạn hay tin gì chưa?
Chưa (khơng có chủ ngữ thể hiện sự bình đẳng)Ví dụ 3: Sao đi nhanh thế?
Cịn đi chợ nữa (khơng có chủ ngữ thể hiện sự thân mật)
Phân loại về câu hỏi:
Theo Đỗ Thị Kim Liên câu hỏi được chia làm 5 loại:
-Câu hỏi có đại từ nghi vấn:
“Loại câu này dùng để hỏi những điểm xác định trong câu Điểm hỏi là điểmchứa đại từ nghi vấn Ở câu đáp, nội dung thông tin thường làm sáng tỏ nhữ ngtrọng điểm hỏi đó.” [11; tr 134].
Trang 20Có…khơng? Có…chưa? Đã…chưa? Xong…chưa? Có phải…khơng?
Ví dụ: Lan có đi xem hátkhơng?
Có.
Em làm bài tập xongchưa?
Rồi.
- Câu hỏi có quan hệ lựa chọn: hay…
Câu hỏi này thường hướng đến một trong hai khả năng là câu hỏi lựa chọn.Ví dụ: Anh chọn cuốn sách này hay cuốn sách kia?
Cuốn này => lựa chọn bổ ngữ.Anh hay côấy đã mua?
Cô ấy => lựa chọn chủ ngữ
- Câu hỏi dùng tình thái từ biểu thị sắc thái nghi vấn:
Chúng gồm những sắc thái từ sau: à, ư, hả, hở, chứ, chăng, nhỉ, nhé, chác,phỏng, ạ…
Loại câu này, điểm hỏi sẽ rất mơ hồ khi đứng riêng Vì vậy, câu đáp thườngphải dựa vào ngữ cảnh.
Ví dụ: Bạn đi học à?
Bạn đi chơi hả?
Em đi luônnhé?
- Câu hỏi dùng ngữ điệu:
Trang 21- Sự nghiệp?
1.1.2.3 Quan điểm của tác giả Nguyễn Kim Thản (trong cuốn Cơ sở Ngữpháp tiếng Việt)
Khái niệm về câu hỏi:
Trong cuốn giáo trình Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản đã có
nhận định:
“Câu hỏi có mục đích thơng báo cho ngườ i nghe, người đọc điều hồi nghi ởngười nói, người viết và nói chung, địi người đối thoại trả lời Thí dụ: Em đi họcchưa? Em đến xưởng phải khơng? Sông Hồng chăng ?” [16; tr 136].
Câu hỏi trong tiếng Việt thường cấu tạo theo một trong những cách như sau:Thêm vào câu hỏi một từ điệm như: à, ư, nhỉ, nhé, chứ, chăng, chắc, hả, hẳn,hử, phỏng.
- Thêm vào câu hỏi một từ kèm phủ định như: không, chưa (đặt ở cuối câu),
hoặc một cặp từ kèm có…(hay) khơng, đã…(hay) chưa (ở đầu và cuối điều định
hỏi).
- Thay vào bộ phận nào đó của câu hỏi một đại từ để hỏi tương ứng: ai, gì,nào, sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, mấy.
- Thêm vào câu hỏi từ nói hay, hay là (đặt ở giữa hai từ hay hai cụm từ mà
người đối thoại cần lựa chọn lấy một để trả lời.)
- Thêm vào cuối câu hỏi cụm từ phải không.- Thêm vào đầu câu hỏi cụm từ phải chăng.
Phân loại về câu hỏi:
Căn cứ vào tính chất câu hỏi và sự có mặt của những từ để hỏi, có thể thấy câuhỏi chia làm bốn loại nhỏ:
- Câu hỏi tồn bộ:
Đó là loại câu hỏi trong đó ta nêu lên điều muốn biết, điều cần trả lời ở tồnbộ câu nói Câu hỏi tồn bộ cấu tạo bằng cách:
Thêm vào cuối câu hỏi từ đệm: à, hả, chứ, ư, đấy à, đấy a, đấy chứ, đấy ư
Trang 22Thêm vào đầu câu hỏi cụm từ phải chăng (vốn có nghĩa như có phải…khơng,
nhưng hiện nay thường hàm ý phủ định).
Ví dụ: Phải chăng đế quốc Mỹ tôn trọng quyền con người?
- Câu hỏi bộ phận:
Đó là loại câu hỏi trong đó ta nêu lên điều muốn biết, điều cần trả lời ở mộtđiểm nào đó, tức một phần nào đó trong câu Câu hỏi bộ phận cấu tạo bằng cách đặtvào bộ phận cần hỏi một trong những đại từ để hỏi: ai, gì, nào, đâu, sao, bao giờ,bao nhiêu, mày thay cho từ tương ứng.
Ví dụ: Aibiết?
Bạn làm gì?
Chúng ta thường thích tỏ thái độ thân mật, kính trọng, dịu dàng hay nhấnmạnh trong câu hỏi Vì vậy, ở cuối câu hỏi, thường có từ đệm: à, nhỉ, đấy, ạ, đấynhỉ, đây ạ, đây nhỉ…
Ví dụ: Mẹ hỏi gì ạ?
Anh làm gìđấy?
Sắc thái ý nghĩa của gì và nào, của bao nhiêu và mấy của bao giờ ở vị trí
trước và sau động từ, có chỗ khác nhau.
- Câu hỏi lựa chọn:
Đó là câu hỏi trong đó có đặt sẵn ít nhất là hai điều để người ng he lựa chọnlấy một mà trả lời.
Ghép ít nhất là hai từ, hai cụm từ lại theo quan hệ song song, có từ nối hay,hay là ở giữa hai đơn vị ấy.
Ví dụ: Anh đihay tơi nên đi?
Anh đihay ở?
Đặt từ, cụm từ cần khẳng định trước từ kèm khơng, chăng, chưa (phủ định)
hoặc giữa cặp từ có…khơng, có…chăng, đã…chưa.
Ví dụ: Anh biết khơng?
Trang 23Anh nói thế, có phải khơng?
Đặt câu hỏi phủ định với đại từ để hỏi sao hoặc từ nối hay + đại từ để hỏisao.
Ví dụ: Anhkhơng biết sao?
Anhkhơng biết hay sao?
- Câu hỏi rộng:
Đó là câu hỏi trong đó vừa có phần hỏi có tính chất bộ phận vừa có phầnhỏi có tính chất lựa chọn.
Ví dụ: Anh có đi đâu không? (so sánh với: Anh đi đâu? Anh có đi khơng?)Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp ta dùng câu hỏi khơng hồn tồnvì mục đích đòi hỏi người ng he trả lời Bao gồm:
- Dùng câu hỏi - phủ định để khẳng định- Dùng câu hỏi để bài tỏ cảm xúc
1.1.2.4 Quan điểm của tác giả Bùi Tất Tươm (trong cuốn Giáo trìnhtiếng Việt)
Khái niệm về câu hỏi:
Trong quyển Giáo trình tiếng Việt, tác giả đã có nhận định: “Câu hỏi là câubiểu thị một thông báo bao hàm nội dung hỏi về sự vật, hoạt động, trạng thái, tínhchất của sự vật về sự việc (được nêu ở thơng báo) và về tình huống của sự việc ”
[17; tr 200].
Nói chung, khái niệm về câu hỏi được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu vàđưa ra từ khá lâu Theo thời gian, tri thức ngày càng hoàn chỉnh, những luận đề liênquan đến câu hỏi ngày càng đầy đủ và cụ thể hơn.
Trang 24Phân loại về câu hỏi:
Theo Bùi Tất Tươm thì câu hỏi chia làm 3 loại:
- Câu hỏi tổng qt (hay câu hỏi có – khơng):
Câu hỏi tổng quát là câu hỏi về trung tâm khung ngữ vị từ Câu hỏi này yêucầu xác định tính đúng sai của một mệnh đề đã được giả định là khơng phi lí.
Ví dụ: Anh có gặp Namkhơng?
Anh đã gặp Namchưa?
- Câu hỏi chuyên biệt:
Câu hỏi chuyên biệt là câu hỏi về một diễn tố hoặc về một chu tố trong khungngữ vị từ Câu hỏi này yêu cầu xác định cái/ những tham tố muốn hỏi do một đại từkhơng xác định thay thế hoặc hạn định.
Ví dụ: Có ai gặp Nam khơng?Ai đã gặp Nam?
- Câu hỏi lựa chọn:
Câu hỏi lựa chọn là câu hỏi mà yêu cầu trả lời đã được định sẵn trong mộtphạm vi nhất định Người nghe sẽ lựa chọn một trong những đáp số người hỏi đưara để trả lời Trong những đáp số - dữ liệu ấy phải có ít nhất một đáp số chính xác,nếu khơng câu hỏi tiền giả định sai và khơng có giá trị.
Ví dụ: Anh gặp Nam ở nhà trọ hay ở trường h ọc?
Bảng tóm tắt quan điểm của các tác giả về phân loại câu hỏi:
Tên tác giả Phân loại câu hỏi
Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn
Câu nghi vấn dùng quan hệ từ lựa chọn: hay
Câu nghi vấn dùng phó từ
Câu nghi vấn dùng tiểu từ chuyên dụngDiệp Quang Ban
Câu nghi vấn dùng ngữ điệuCâu hỏi toàn bộ
Câu hỏi bộ phậnCâu hỏi lựa chọnNguyễn Kim Thản
Trang 25Câu hỏi có đại từ nghi vấnCâu hỏi có cặp phó từ nghi vấnCâu hỏi có quan hệ lựa chọn:hay
Câu hỏi dùng tình thái biểu thị sắc thái nghi vấnĐỗ Thị Kim Liên
Câu hỏi dùng ngữ điệuCâu hỏi tổng quátCâu hỏi chuyên biệtBùi Tất Tươm
Câu hỏi lựa chọn
1.2 CÂU HỎI TU TỪ VÀ PHÂN LOẠI CÂU HỎI TU TỪ
1.2.1 Các quan niệm về câu hỏi tu từ
1.2.1.1 Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở (trong cuốn Phongcách học tiếng Việt)
Khái niệm về câu hỏi tu từ:
Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, Nguyễn Văn Nở đã nhận định“Câu hỏi tu từ là những câu hỏi chỉ nhằm để khẳng định một ý kiến nào đó chứkhơng phải để đối thoại nắm được thơng tin mình muốn biết” [14; tr 178].
Ví dụ: “Năm nay đào lại nởKhơng thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ”
(Ơng đồ - Vũ Đình Liên)
Câu hỏi tu từ gợi lên một niềm ray rức, ngậm ngùi Khi bóng dáng ông Đồkhông còn, liệu nét chữ -“hồn” của ông còn chăng? Phải chăng những tinh hoa của
giá trị tinh thần đã hồn tồn mất hẳn? “Những người mn năm cũ” là ơng đồ, là
người th viết hay chính là thế hệ của lớp người cũ trong đó có chính nhà thơ?
1.2.1.2 Theo quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc- Nguyễn Thái Hòa
(trong cuốn Phong cách học tiếng Việt)
Khái niệm về câu hỏi tu từ:
Trong quyển Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc đưa ra quan điểm về
Trang 26Câu hỏi tu từ trong thơ trữ tình là cách nói truyền cảm:Ví dụ: “Vì sao ngày một thanh tân?
Vì sao người lại mến thân hơn nhiều?Vì sao cuộc sống ta yêu?
Mỗi giây mỗi phút sớm chiều thiết tha?”.
(Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu)
Với bốn câu hỏi tu từ liên tiếp, Tố Hữu đã cho thấy tình yêu thương tha thiếtđối với con người, với cuộc sống qua mỗi phút giây như càng t rào dâng mãnh liệt.Cuộc chiến tranh gian khổ với nhiều mất mát, hi sinh đã qua đi giờ đây cuộc đờiđang dần đổi mới “thanh tân”, Tố Hữu mở rộng tâm hồn mình đón nhận nguồn
sống mới với niềm tin tưởng, lạc quan, yêu đời tràn ngập nhựa sống.
1.2.1.3 Theo quan niệm của tác giả Đỗ Thị Kim Liên (trong cuốn Ngữ pháptiếng Việt)
Khái niệm về câu hỏi tu từ:
“Câu hỏi tu từ là loại câu mà mục đích, ý định thơng tin của người nói nằmchính ngay trong câu hỏi đó, vì vậy khơng cần người nghe đáp lại Người nói chọnhình thức thể hiện ở dạng câu hỏi nhằm mục đích tu từ học, tác động đến ngườinghe một cách tinh tế, biểu cảm hơn” [11; tr 137]
Ví dụ: “Các vị La Hán chùa Tây PhươngTơi đến thăm về lịng vấn vươngHá chẳng phải đây là xứ phật?Mà sao ai nấy mặt đau thương”.
Trang 271.2.1.4 Theo quan niệm của tác giả Bùi Tất T ươm (trong cuốn Giáo trình tiếng Việt)
Khái niệm về câu hỏi tu từ:
Trong quyển Giáo trình tiếng Việt, Bùi Tất Tươm quan điểm về câu hỏi tu từ(chuyển đổi tình thái câu):
“Câu hỏi tu từ khơng yêu cầu phải trả lời Đó là câu hỏi hướng sự chú ý củangười đọc vào một nội dung nhất định nhằm khơi gợi trí tưởng tượng của người đọcvà tăng cường sự biểu cảm cho lời văn” [17; tr 254]
Ví dụ: “Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”.
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
“Trong câu hỏi tu từ, ý nghĩa nghi vấn khơng quan trọng, ý nghĩa tình thái bổsung mới là ý nghĩa mà ngườ i viết (người nói) muốn nhấn mạnh và người đọc(người nghe) cần phải chú ý Hỏi chỉ là cách thức thể hiện chứ không phải là mụcđích” [17; tr 254]
Ví dụ: “Hỡi sơng Hồng tiếng hát bốn nghìn nămTổ Quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?”
(Tổ Quốc có bao giờ đẹp thế này chăng – Chế Lan Viên)Dấu hiệu hình thức của câu hỏi nằm ở từ “chăng” Nhưng xét theo ngữ
cảnh, câu hỏi này thể hiện tình cảm ngợi ca, khẳng định “Tổ Quốc bây giờ đẹpnhất” Cụm từ “Có bao giờ”, tác giả muốn so sánh quá khứ với hiện tại, lấy chiều
dài của lịch sử để đo tầm vóc của Tổ Quốc, so sánh cả quá khứ và tương lai đểkhẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của Tổ Quốc trong thực tế chiến đấu, hi sinh.
1.2.2 Phân loại câu hỏi tu từ
1.2.2.1 Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở (trong cuốn Phongcách học tiếng Việt)
Phân loại câu hỏi tu từ:
Trong quyển Phong cách học tiếng Việt, Nguyễn Văn Nở đã chia câu hỏi tu
từ ra thành các loại sau:
- Câu hỏi khẳng định:
Trang 28Ví dụ: “Em là ai? Cơ gái hay nàng tiên?Em có tuổi hay khơng có tuổi?Mái tóc em đây hay là mây là suối?Đơi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?Thịt da em hay là sắt là đồn g?”
(Người con gái Việt Nam - Tố Hữu)Trong văn chương, câu hỏi tu từ được dùng có thể gây nên một cảm xúc mạnhmẽ.
Ví dụ: “Chiều chiều trước bến Văn LâuAi ngồi? Ai câu?
Ai sầu? Ai thảm?Ai thương? Ai cảm?Ai nhớ? Ai mong?
Thuyền ai thấp thống bên sơng
Đưa câu mái đẩy chạnh lịng nước non.”
(Ca dao)
Hàng loạt câu hỏi nhưng khơng phải chờ lời đáp, câu trả lời mà chất chứa nỗilòng, tâm trạng của chủ thể trước cảnh nước mất nhà tan.
- Câu hỏi – cảm thán:
Cũng là dạng của câu hỏi tu từ Là những câu hỏi không phải để hỏi mà đểbộc lộ một tâm tư, n ỗi lòng, một tâm trạng sự ngạc nhiên hay chán nản, mỉa mai.
Ví dụ: “Xanh kia thăm thẳm tầng trênVì ai gây dựng cho nên nỗi này? ”
(Đặng Trần Côn)
- Câu hỏi – phủ định:
Là kiểu câu chuyển đổi tình thái từ câu hỏi sang phủ định.Ví dụ: Ai biết! (khơng ai biết cả)
Anh làm gì được tơi! (Anh khơng làm gì được tơi cả)
- Câu hỏi – gợi ý:
Trang 29Ví dụ: “Em khơng nghe mùa thu?Em không nghe rạo rực?Em không nghe rừng thu?”
(Tiếng Thu – Lưu Trọng Lưu)
1.2.2.2 Theo quan niệm của tác giả Bùi Tất Tươm (trong cuốn Giáo trìnhtiếng Việt)
Phân loại câu hỏi tu từ:
Trong quyểnGiáo trình tiếng Việt, Bùi Tất Tươm đã chia câu hỏi tu từ thành
bốn loại:
- Câu hỏi tu từ - khẳng định:
Đó là những câu hỏi chỉ nhằm để khẳng định một ý kiến nào đó chứ khơngphải để người đối thoại nắm được thơng tin mình muốn biết.
Ví dụ: “Khơng biết có nơi nào nữa trên trái đất, quyền làm người được bảovệ nhiều đến như vậy không? Giá như chúng ta minh họa lịch sử d ân tộc thì cótrang nào, dịng nào mà khơng phải vẽ thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu? ”
(Nguyễn Trung Thành)
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủNơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)Câu hỏi tu từ là cách để nhà thơ khẳng định “Nơi nào đi qua lòng lại chẳngyêu thương?”, dạt dào tình cảm với từng con người, từng vùng đất đã ni nấng
biết bao nhiêu người con đất Việt Qua đó, thể hiện tình cảm gắn bó u th ương vớiq hương, đất nước của nhà thơ.
- Câu hỏi tu từ - cảm thán:
Đó là những câu hỏi khơng phải để hỏi mà để bộc lộ tâm tư, nỗi lòng hoặc làngạc nhiên hoặc là mỉa mai.
Ví dụ: Mình biết đi đâu về đâu?
Đó là câu hỏi miêu tả sự chán chường hay thất vọngĐám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Trang 30Tiếng súng của giặc Pháp tàn phá khủng k hiếp làng quê Bắc Ninh của HoàngCầm Vang vọng khắp nơi là một nỗi đau mất mát, một niềm hồi vọng về tất cảnhững gì quý nhất, yêu nhất của mình đang rơi vào tay giặc Câu hỏi “Bây giờ tantác về đâu?”, cứ tha thiết, day dứt khôn nguôi Câu hỏi đan xen giữa những hồi
tưởng đứt nối giữa hai chiều thời gian hiện tại và q khứ Đó là sự kiếm tìm, nhớnhung, tiếc nuối đến nhói lịng của nhà thơ đối với nhữn g gì đã mất trênquê hương mình.
- Câu hỏi tu từ - khiến lệnh:
Ví dụ: “Cả các ơng, các bà nữa, về đi thơi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?”
(Chí Phèo của Nam Cao)
- Câu hỏi tu từ - phủ định:
Ví dụ: “Lũ chúng nó quay điMắt trừng cịn dọa dẫmKhơng được đứa nà o chơnKhơng được đứa nào chôn?”
(Mồ anh hoa nở - Thanh Hải)
1.2.2.3Theo quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc (trong cuốn Phongcách học tiếng Việt)
Phân loại câu hỏi tu từ:
Trong quyển Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc đã chia ra câu hỏi tutừ thành c ác loại sau:
- Câu hỏi - khẳng định: Ý nghĩa khẳng định của câu hỏi tu từ làm cho hình
tượng văn học đẹp lên gấp bội.
Ví dụ: “Em là ai? Cơ gái hay nàng tiên?Em có tuổi hay khơng có tuổi?Mái tóc em đây hay là mây là suối?Đơi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?Thịt da em hay là sắt là đồ ng?”.
(Người con gái Việt Nam - Tố Hữu)Bằng tình cảm ngợi ca, trân trọng của mình, nhân vật “em” hiện lên mang vẻ
Trang 31định vẻ đẹp hài hòa của người con gái Việt Nam: vừa dịu dàng, nữ tính vừa kiêncường, dũng cảm nhưng cũng rất mạnh mẽ, khơng ngại khó khăn gian khổ.
- Câu hỏi - cảm thán: Là những câu hỏi không phải để hỏi mà để bộc lộ một
tâm tư, nỗi lòng hoặc là ngạc nhiên hoặc là chán nản, mỉa mai…
- Câu hỏi - phủ định: Kiểu này có hình thức hỏi nhưng để phủ định.
- Câu hỏi - gợi ý: Sự chuyển đổi tình thái trong ba câu hỏi tu từ tạo ra một
giọng thơ đặc biệt trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư:
Em không nghe mùa thu ?Em không nghe rạo rực…?Em không nghe rừng thu…?
- Câu hỏi khẳng định – nghi vấn: Là kiểu câu khẳng định nhưng lại tỏ thái
độ hồi nghi điều được khẳng định.
Bảng tóm tắt quan điểm của các tác giả về phân loại câu hỏi tu từ
Tên tác giả Phân loại câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ - khẳng địnhCâu hỏi tu từ - cảm thánCâu hỏi tu từ - phủ địnhNguyễn Văn Nở
Câu hỏi tu từ - gợi ýCâu hỏi tu từ - khẳng địnhCâu hỏi tu từ - cảm thánCâu hỏi tu từ - khiến lệnhBùi Tất Tươm
Câu hỏi tu từ - phủ địnhCâu hỏi - cảm thánCâu hỏi - phủ địnhĐinh Trọng Lạc
Câu hỏi - gợi ý
1.3 SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ
Trang 321.3.1 Mục đích
Câu hỏi Câu hỏi tu từ
- Thể hiện sự nghi vấn củangười nói về một vấn đề gì đóvà mong muốn người nghe đáplại.
Ví dụ:
+ Bạn học trường nào?Đại học Võ Trường Toản.
- Nhằm mục đích tu từ, khơi gợi trí tưởng tượn gcủa người đọc và tăng cường sức biểu cảm cholời văn Không cần sự trả lời.
Ví dụ:
“Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”.
(Đây thôn Vĩ dạ - Hàn Mặc Tử)
1.3.2 Nội dung
Câu hỏi Câu hỏi tu từ
- Câu hỏi được đặt ra có nội dung
hỏi cụ thể và mong muốn ngườinghe trả lời.
Ví dụ:
Anh ăn cơm chưa?Ăn rồi.
- Có những dạng câu hỏi ẩn (nộidung hỏi được người hỏi, hỏi theomột nội dung khác) Tuy nhiên vẫncần phải trả lời.
Ví dụ:
Bạn có người u chưa?Chưa.
- Câu hỏi mang nội dung biểu thị một tâm tư
tình cảm, cảm xúc của người nói Có ý nghĩamời mọc thiết tha, gợi ý Nhưng không cầntrả lời vẫn hiểu.
- Ý nghĩa của nó phụ thuộc vào mức độ cảmthụ văn chương của mỗi người Vì thế, nộidung hiểu cũng khơng giống nhau.
Ví dụ:
“Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền?”.
Trang 331.3.3 Phạm vi sử dụng
Câu hỏi Câu hỏi tu từ
- Câu hỏi chủ yếu được dùng trong
đời sống hằng ngày, trong mối quanhệ giao tiếp, đối thoại giữa hai haynhiều đối tượng.
Ví dụ:
+ Nam và Dũng gặp nhau.Nam: Tối nay mày rảnh không?Dũng: Rảnh Chi vậy?
Nam: đi chơi he 6h chỗ cũ.
- Câu hỏi tu từ chủ yếu được sử dụng trongvăn học nghệ thuật, đặc biệt ở những tácphẩm thơ.
Ví dụ:
“Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủNơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Trang 34Chương 2 KHẢO SÁT CÂU HỎI TU TỪ TRONG HAI TẬP THƠ
TỪ ẤY VÀ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU
2.1 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ HAI TẬP THƠTỪ ẤY VÀVIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU
2.1.1 Cuộc đời
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 04 - 10 - 1920 tại làng PhùLai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Truyền thống văn hóa, văn chương củaq hương và gia đình là yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên hồn thơ TốHữu (xứ Huế mộng mơ, trằm mặc với sơng Hương núi Ngự, đền đài lăng tẩm cổkín, với điệu hị mái nhì, mái đẩy, câu ca Nam ai, Nam bình làm say đắm lịngngười Bố mẹ Tố Hữu đều rất mê sưu tầm và thưởng thức văn chương dân gian).
Tố Hữu mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi Năm 13 tuổi ông vào trường Quốc học(Huế) Trong cao trào đấu tranh 1936 - 1939 được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởngCộng sản qua sách báo tiến bộ của Mác, Angghen, Lenin, Gorki, Hồ Chí Minh…kếthợp với sự vận động giác ngộ của các đảng viên ưu tú bấy giờ (Lê Duẩn, PhanĐăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Tố Hữu sớm nhận ra lí tưởng đúng đắn; hăng háitham gia phong trào đấu tranh cách mạng: giai nhập đoàn thanh niên 1937 và đượckết nạp Đảng khi vừa tròn 18 tuổi.
Trang 35Trung ương; năm 1955 là Ủy viên chính thức; năm 1960 vào Ban Bí thư; năm 1976Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng bantuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nơng nghiệp Trung ương; năm 1980 là Ủy viênchính thức Bộ Chính trị; năm 1981 là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Với nhữngcống hiến to lớn cho nền văn học, cho sự nghiệp cách mạng, Tố Hữu được Nhànước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 01 năm 1996).Sau một cơn bệnh nặng, ông đã mất vào ngày 19 - 12 - 2002.
2.1.2 Tác phẩm
Tác phẩm của Tố Hữu gồm 7 tập thơ và 3 tập tiểu luận:
- Thơ: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió Lộng (1961), Ra Trận (1972), Máuvà Hoa (1977), Một Tiếng Đờn (1993), Ta với Ta (2000).
- Tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ xứng đáng với nhân dân ta, với thờiđại ta (1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (1981), Phấn đấu vì mộtnền văn nghệ xã hội chủ nghĩa (1982).
Tập thơ Từ ấy là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, gồm 71 bài, sáng tác trong 10
năm (1939 - 1946) Hội Văn hóa cứu quốc in lần đầu và o năm 1946 với nhan đề là
Thơ Tố Hữu Đến năm 1959, tập thơ được tác giả sửa chữa, bổ sung và cho in lại,
đổi tên thành Từ ấy Tập thơ Việt Bắc gồm 24 bài, được sáng tác chủ yếu trong thời
kì kháng chiến chống Pháp (có 06 bài dịch, 03 bài sáng tác sau 1954 ) Tập thơ Từấy được chia thành 3 phần, phản ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng thành của
người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Máu Lửa gồm 27 bài, viết trong thời kì đấu tranh
quyết liệt của Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939), tập trung vào những vấn đề lớn củathời đại như chống phát xít, địi hịa bình, vấn đề quyền sống con người và hô hàomọi người sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp c ách mạng giải phóng dân tộc.Xiềng xích
gồm 30 bài, viết trong nhà giam của thực dân (1939 - 1942), thể hiện nỗi buồn đauvà ý chí, khí phách của người chiến sĩ c ách mạng giữa chốn lao tù Giải phóng gồm
14 bài, viết từ lúc vượt ngục đến một năm sau ngày độc lập (1942 - 1946), chủ yếuca ngợi lí tưởng Cộng sản, bộc lộ quyết tâm đuổi giặc, cứu nước và niềm vui giànhđược độc lập Có nhiều ý kiến về nội dung cũng như nghệ thuật trong tập thơ Từ ấy,
Trang 36độc đáo ấy là do tâm hồn của Tố Hữu quyết định; chất tình cảm, chất tư tưởng củaTố Hữu là nội dung đã quyết định cho hình thức những bài thơ, đoạn thơ thành xuấtsắc, ưu tú.”[10; tr 426] Trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam 1945 – 1975, tác
giả Nguyễn Lâm Điền đã nhận định: “Trong Từ ấy khơng chỉ có tiếng chim rộn rãvà hương hoa của niềm vui vừa bắt gặp lí tưởng mà cịn có tiếng nói cảm thơng, cólời an ủi, động viên chân tình đối với những số phận bấ t hạnh Nhân danh Cáchmạng, Từ ấy còn là tiếng thét đầy hờn că m trước tội ác dã man của thực dân và taysai, là lời kêu gọi đoàn kết, là hồi kèn xung trận thôi thúc mọi người dấn thân vàocuộc chiến đấu mất còn với kẻ thù để giành lại quyền sống tự do ” [5; tr 33] Cơng
trình nghiên cứu Thi pháp thơ Tố Hữu, của Trần Đình Sử cũng đã nhận định: “ Lúcđó chỉ thấy chỗ này phảng phất có hơi thơ Mới, chỗ kia câu thơ cịn cứng, chỗ nọ ítchất quan sát hằng ngày Rút lại hình như Từ ấy chỉ hay ở chỗ có lí tưởng, gi ọngthơ chân thành, khi tình cảm đằm thắm , khi sơi nổi say sưa!” [15; tr 33] Nếu Từấy là khúc ca trữ tình sôi nổi, quyết liệt của một người thanh niên yêu nước vừa giác
ngộ lý tưởng cách mạng thì Việt Bắc là bản hợp xướng về nhân dân trong kháng
chiến Tập thơ Việt Bắc tổng cộng gồm 24 bài, được sáng tác chủ yếu trong thời kì
kháng chiến chống Pháp (có 06 bài dịch, 03 bài sáng tác sau 1954) Việt Bắc đánh
dấu một bước phát triển, một chặng đường mới trong quá trình sáng tác của TốHữu Trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975, tác giả Nguyễn Lâm
Điền đã nhận định:“Việt Bắc trước hết là bức tranh chân thực và sinh động về hiệnthực cuộc kháng chiến: gian khổ, vất vả, thiếu thốn trăm bề mà chan chứa nghĩatình (tình qn dân, tình đồng chí đồng bào, tình hữu ái giai cấp)[5; tr 36]
Ý kiến của Hồng Trung Thơng, trongViệt Bắc - Tập thơ tiêu biểu của thơ cakháng chiến chúng ta đã nhận định: “ Qua tập thơ Việt Bắc, ta nhận thấy rõ lòng yêunước và lòng yêu nhân dân là một.” [7; tr 413] Việt Bắc còn là khúc ca ngọt ngào
Trang 37nghĩa tình (Việt Bắc), nó cịn là niềm vui chiến thắng, niềm hạnh phúc thiêng liêng
khi nửa nước được giải phóng sau chiến thắng Điện Biên cũng được kịp thời ghi lạibằng những dòng thơ dạt dào xúc c ảm và niềm tự hịa vơ hạn về Tổ quốc, về dântộc (Ta đi tới).
2.2 CÁC DẠNG CÂU HỎI TU TỪ TRONG HAI TẬP THƠTỪ ẤY VÀVIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU
Qua quá trình khảo sát hai tập thơTừ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu, người viết
nhận thấy tần số câu hỏi tu từ xuất hiện khá nhiều trong thơ ông Với khoảng 95 bàithơ (tập thơ Từ ấy 71 bài, Việt Bắc 24 bài), người viết khảo sát được 178 câu hỏi tu
từ, chiếm khoảng 53,37 % Tức là gần một bài thì có hai câu hỏi tu từ Với số lượngcâu hỏi tu từ nhiều như thế, người viết có thể cảm n hận được những tâm tư tình cảmđối với con người, với quê hương của nhà thơ Qua đó, người viết có thể phân câuhỏi tu từ trong thơ Tố Hữu thành 2 dạng lớn: dạng câu hỏi tu từ có từ nghi vấn vàdạng câu hỏi tu từ khơng có từ nghi vấn và khơng dấu chấm hỏi Trong đó, câu hỏitu từ có từ nghi vấn 142/178 câu, chiếm khoảng 79.78% và câu hỏi tu từ khơng cótừ nghi vấn và khơng dấu chấm hỏi chiếm khoảng 36/178 chiếm khoảng 20.22 %.
2.2.1 Dạng câu hỏi tu từ có từ nghi vấn
Từ các dạng câu hỏi, người viết nhận thấy: các từ nghi vấn có trong câu hỏi tutừ trong thơ Tố Hữu rất đa dạng, thường là các từ nghi vấn: “đâu”, “ai”, “sao”,“gì” hoặc “chi”, “bao giờ” hay “bao nhiêu”, “có”, “khơng”, “có…khơng”…Đây
là những dạng câu hỏi thể hiện lịng u nước, lòng căm thù giặc, nghị l ực và khátvọng tự do trong tâm hồn nhà thơ.
Những đại từ nghi vấn trong các câu hỏi, người viết chia thành các loại nhỏsau:
Đại từ nghi vấn hỏi về địa điểm, vị trí: đâu Đại từ nghi vấn hỏi về đối tượng: ai
Đại từ nghi vấn hỏi về nguyên nhân, trạng thái: sao
Đại từ nghi vấn hỏi về vật nói chung, hỏi chung về tính chất của vật: “gì”
hoặc“chi”
Trang 38Sự xuất hiện khá dày đặc của các từ này không phải ngẫu nhiên mà trên thựctế đã gây nhiều ấn tượng hướng sự chú ý của người đọc vào ý nghĩa nghệ thuật củatừng loại từ mà nhà thơ sử dụng Đây cũng chính là nét độc đáo của thơ Tố Hữu.
2.2.1.1 Dạng câu hỏi tu từ có đại từ nghi vấn
Dạng câu hỏi tu từ đi với đại từ “đâu”
Trong thơ Tố Hữu, câu hỏi tu từ đi với từ “đâu” chiếm khoảng 22.53% số
lượng câu hỏi tu từ có đại từ nghi vấn, và chiếm khoảng 18.0% tổng số câu hỏi tu từtrong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu Từ “đâu” là đại từ nghi vấn dùng
để hỏi về vị trí hoặc phương hướng Với sự kết hợp đa dạng các từ để hỏi :“từ đâu”.“gì đâu”, “nơi đâu”, “về đâu”, “biết đâu” đã tạo nên sức sinh động cho những
câu hỏi tu từ trong thơ của Tố Hữu Sự kết hợp này thể hiện khá rõ và mang ý nghĩasâu sắc cụ thể qua những câu thơ sau:
Hỏi về vị trí, phương hướng nhưng trong các câu thơ sau lại mang một ýnghĩa khác, những từ “biết đâu”, “đâu những” thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi
nghĩ về quê hương, về cuộc đấu tranh gian khổ của đất nước, niềm vui, niềm hạnhphúc và cả những khó khăn gian khổ mất mát hi sinh của dân tộc Niềm vui nhândịp ngày quốc khánh kỉ niệm một năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa:
“Ta đi tới biết đâu là tuyệt đích?
Người cuốn lơi ta, ta cuốn lơi ngườiĐi đi hồi, đi mãi, anh em ơi!”
(Vui bất tuyệt -Từ ấy)
Không chỉ là niềm vui mà nó cịn là nỗi buồn, cảm thông, chia sẻ với nhữngthân phận nhỏ bé trong xã hội:
“Rồi từ hôm ấy, dưới đêm sâuHồi hộp nàng ra vịn cửa lầuNhìn xuống ven trời dày bóng nặng
Tìm nghe trong gió tiếng con đâu”
(Vú em -Từ ấy)
“Tìm nghe trong gió tiếng con đâu” câu hỏi nghe chạnh lịng của một người
Trang 39ni con chủ Nó còn phê phán cả một chế độ đã đẩy con người vào cảnh nư ớc mấtnhà tan, vợ xa chồng, mẹ phải xa con.
Sâu sắc nhất là tình yêu quê hương xóm làng, giọng hị của người bạn tu đãgợi lên hình ảnh của đồng q trong lịng nhà thơ:
“Đâu gió cồn thơm đất nhả mùiĐâu ruồng che mát thuở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?”
(Nhớ đồng -Từ ấy)
Điệp từ “đâu” tạo ra nhạc điệu tha thiết, diễn tả niềm thương nhớ trào dâng
trong lòng nhà thơ trẻ Những câu hỏi liên tục đặt ra, các giác quan của thi sĩ đượcthức dậy với đồng quê Hương vị đậm đ à của gió, của đất, và tài hoa của Tố Hữuchỉ là một từ “cồn” gợi lên hình ảnh của xứ Huế “ Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi”.
Khơng những thế sự kết hợp từ“đâu những” càng thể hiện nỗi nhớ thương và
niềm tin tưởng vào cuộc sống:
“Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hy vọng nức hương ngâyVà đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?”
(Nhớ đồng -Từ ấy)
Những câu hỏi tu từ không đơn thuần hỏi về vị trí, phương hướng mà với TốHữu nó cịn là điểm tựa, nếu ngọn lửa cách mạng nói chung và n gọn lửa ấy trongmỗi người nói riêng cần đến một sự chở che, những đau thương cần có một an ủi,vỗ về, cũng như hướng đời đi của mỗi cá nhân cần tới một bến bờ để con thuyềnlịng neo đậu, thì:
“Ở đâu u ám qn thù
Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nịi
Trơng về Việt Bắc mà ni chí bền”
(Việt Bắc -Việt Bắc)
Dạng câu hỏi tu từ đi với từ“đâu” trong thơ Tố Hữu, khơi gợi niềm vui chiến
Trang 40nhớ quê hương, đất nước Ở dạng này, nhà thơ đã sử dụng câu hỏi để thể hiện niềmtin vào một tương lai tươi sáng.
Dạng câu hỏi tu từ đi với đại từ “ai”:
Đại từ phiếm chỉ “ai” trong hai tập của Tố Hữu, chiếm khoảng 23.23% tổng
số câu hỏi tu từ có đại từ nghi vấn và chiếm khoảng 18.53% tổng số câu hỏi tu từtrong hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu Đại từ phiếm chỉ “ai” thường được
sử dụng nhiều trong câu hỏi tu từ Trong từ điển tiếng Việt, “ai” là tiếng hỏi dùng
để biết người chủ động (nét nghĩa một), hay là tiếng nói trống, k hông chỉ rõ đốitượng nào (nét nghĩa hai), hoặc muốn ám chỉ một người nào đó (có đối tượng cụthể) nhưng không nêu tên Và đại từ phiếm chỉ “ai” trong câu hỏi tu từ của Tố Hữu
cũng bao hàm những nét nghĩa đó:
“Vì ai đê vỡ nước tn
Để cho lụt bể, lục nguồn liên miên?”
(Vỡ bờ -Từ ấy)
Câu hỏi mang sắc thái nhẹ nhàng nhưng lại gợi lên trong lịng người đọc mộtý nghĩa sâu sắc, “Vì ai” làm cho đời sống nhân dân cơ cực, khốn khổ: “ Để cho lụtbể, lục nguồn liên miên?” “Ai” cách gọi phiếm định một đối tượng nào đó, ở đây
nó nhằm ám chỉ cho cả một chế độ thực dân.Hay:
“Hỡi người bạn! vui lên đi! Ất DậuSẽ là năm khởi nghĩa, năm thành công
Ai cản được mùa xuân xanh tươi sáng
Ai cản được những đoàn chim quyết thắngSắp về đây tắm nắng xuân hồng?”
(Xuân đến -Từ ấy)