1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

96 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN

Trang 2

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Giảng viên hướng dẫn NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN

Trang 3

Thời gian trôi qua thật mau với biết bao kỉ niệm về quãng đời sinh viên Khi sắp chia tay, người viết càng thấm thía hơn khi bắt tay vào làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp để tốt nghiệp ra trường Để hoàn thành luận văn người viết đã được sự giúp đỡ của thầy cơ, bạn bè và người thân Vì thế người viết xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Võ Trường Toản và quý thầy cô Khoa Ngữ Văn đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho người viết học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức

Người viết cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người bạn đã ủng hộ, động viên những lúc người viết gặp khó khăn

Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp người đã hướng dẫn trực tiếp, tận tình chỉ dạy, giúp đỡ người viết trong suốt q trình hồn thành luận văn tốt nghiệp

Vì kiến thức người viết có hạn nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được sự đóng góp của q Thầy cơ để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Sinh viên thực hiện

Trang 4

kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào

Sinh viên thực hiện

Trang 5

1 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN

MSSV: 0956010586 KHÓA:2

2 TÊN ĐỀ TÀI: Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1 Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1 Chuyên cần: 1.2 Thái độ: 1.3 Khác:

2 Đánh giá luận văn: 2.1 Đặt vấn đề (theo 5 bước):

Trang 6

2.3 Chú thích, thư mục: 2.4 Hình thức trình bày:

2.4.1 Dung lượng (trang):

2.4.2 Khuôn khổ: 2.4.3 In ấn: 2.4.4 Trình bày: 2.4.5 Chính tả, ngữ pháp: 3 Đánh giá, xếp loại: Đánh giá: Xếp loại: , ngày ….tháng năm 2013 Giảng viên hướng dẫn

Trang 7

v

PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP iii

MỤC LỤC v

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Lịch sử vấn đề 5

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phƣơng pháp nghiên cứu 6

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ LÁY 7

1.1 KHÁI NIỆM TỪ LÁY 7

1.2 PHÂN LOẠI TỪ LÁY 8

1.2.1 Theo tác giả Hoàng Văn Hành 8

a) Từ láy bậc một 8

b) Từ láy bậc hai 12

1.2.2 Theo tác giả Đỗ Hữu Châu 15

a) Dựa vào số lần tác động của phƣơng thức láy… 15

b) Dựa vào yếu tố đƣợc giữ lại trong âm tiết… 16

1.2.3 Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp 16

a) Láy đôi 17

b) Láy ba 18

c) Láy bốn 19

1.3 Ý NGHĨA CỦA TỪ LÁY 20

1.3.1 Nhóm từ láy phỏng thanh 20

1.3.2 Nhóm từ láy sắc thái hóa 21

Trang 8

vi

NAM CAO 25

2.1.1 Vài nét về cuộc đời nhà văn Nam Cao 26

2.1.2 Tác phẩm 27

2.1.3 Quan điểm nghệ thuật 28

2.2 THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 31 CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 39 3.1 VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG VIỆC MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN, CẢNH VẬT 39

3.2 VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG VIỆC KHẮC HỌA NHÂN VẬT 49

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO vii

Trang 9

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền

kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tịi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có! Trong lĩnh vực này mà chỉ làm được những thứ vô vị, nhạt phèo khơng có đóng góp gì mới, thì chỉ là người thừa, kéo lê một đời thừa” (Đời thừa- Nam Cao)

Đây là quan niệm của Nam Cao, một quan niệm rất chính xác, một yêu cầu rất cao về văn chương Nhà văn, nghệ sĩ tất nhiên phải biết hành nghề, phải am hiểu về kĩ thuật, phải khéo tay ở một mức độ nhất định, nhất là trong một số ngành nghệ thuật nào đó chẳng hạn như điêu khắc, biểu diễn âm nhạc…nhưng nhà văn, nghệ sĩ về bản chất hoạt động mà nói khơng phải là những người thợ cho dù là thợ khéo tay làm theo những kiểu mẫu có sẵn theo đơn đặt hàng của người khác

Văn chương nghệ thuật là hoạt động tinh thần, thơi thúc bên trong là tình cảm, tư tưởng, chỉ có văn chương đó mới rung động được tâm hồn người đọc và mới có giá trị Hơn nữa, trong lĩnh vực văn chương chỉ có thật chân thành chưa đủ mà còn phải sâu sắc phải mới khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có Khơng sâu sắc, khơng phát hiện và khơng tạo được cái mới, khơng có được cái nhìn mới, tiếng nói mới thì cũng khơng thể nào có được một chỗ đứng thật sự trong thế giới nghệ thuật

Chúng ta dễ nhận ra quan điểm nghệ thuật của Nam Cao từ trong các sáng tác, cụ thể là trong các truyện ngắn, truyện vừa trước và sau Cách mạng tháng Tám Nam Cao đã gửi gắm những suy nghĩ về văn chương nghệ thuật qua các nhân vật mà ông tâm đắc, sở nguyện

Trang 10

trong những trang viết của mình

Từ láy là một lớp từ đặc biệt trong ngôn ngữ dân tộc Nó được cấu tạo bằng phương thức hòa phối ngữ âm độc đáo và mang nhiều sắc thái biểu cảm Trong truyện ngắn Nam Cao, từ láy được sử dụng phong phú và đặc sắc góp phần làm nên thành cơng của Nam Cao trên bình diện ngơn từ Thiết nghĩ nghiên cứu vấn đề này, người viết không chỉ hiểu biết thêm về sự đa dạng, phong phú của ngơn ngữ tiếng Việt mà cịn thấy được sự vận dụng từ láy đặc sắc, đa dạng và sáng tạo của Nam Cao

Vì những điều đó nên người viết chọn đề tài Từ láy trong truyện ngắn của Nam

Cao để làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Từ láy là một lớp từ đặc biệt trong hệ thống ngơn ngữ dân tộc Nó có giá trị biểu đạt, biểu cảm Nó được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày giúp người nói có thể diễn đạt tình cảm, ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn, sinh động Đặc biệt, từ láy còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và giữ vai trị hết sức quan trọng Tìm hiểu về từ láy có thể giúp cho người viết hiểu thêm về sự đa dạng phong phú của tiếng Việt

Chọn đề tài Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao chúng tôi tập trung khảo sát từ

láy trong truyện ngắn Nam Cao Qua đó, bước đầu làm nổi bật giá trị của từ láy trong truyện ngắn của Nam Cao Cũng như cách sử dụng ngơn ngữ tài tình của nhà văn

3 Lịch sử vấn đề

Trang 11

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền

Quan niệm của tác giả Hồng Văn Hành trong Từ láy tiếng Việt là: “Láy là một

sự hòa phối về âm và về nghĩa, mà điệp và đối là những quy tắc hay là những hình thái thể hiện sự hịa phối đó” [9; 30] Theo tác giả “Điệp là trạng thái đồng nhất trong quan hệ giữa các tiếng của từ láy, là hệ quả của sự nhân đơi tiếng gốc trong q trình cấu tạo từ láy còn đối là trạng thái dị biệt trong quan hệ giữa các tiếng của từ láy, là hệ quả của sự biến đổi hoặc kết hợp ở tiếng láy để đảm bảo có sự hịa phối về âm và về nghĩa với tiếng gốc [9; 29]

Trong tài liệu này, Hoàng Văn Hành đã đi vào nghiên cứu, phân tích về cơ chế

cấu tạo của từ láy và cơ cấu nghĩa của từ láy Ông cho rằng “Sở trường của từ láy là

làm chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật, làm phương tiện cho tư duy nghệ thuật” [9; 161]

Ông chỉ ra sự phát huy cao độ tiềm năng nghệ thuật của từ láy Ông khẳng định

rằng “Từ láy là một trong những yếu tố ngơn ngữ quan trọng nếu khơng nói là quan

trọng nhất, làm bộc lộ cái thần của mỗi bức chân dung” [9; 165] Về đặc điểm,

phân loại, cơ cấu ngữ nghĩa của từ láy, ông dựa vào đặc điểm của hình thái biểu trưng hóa ngữ âm của từ để phân ra ba nhóm từ láy: nhóm từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn, nhóm từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu, nhóm từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa

Trong Từ vựng học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp gọi từ láy là ngữ láy âm Ông định nghĩa “Ngữ láy âm là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại

hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có” [8; 86]

Ơng chú ý tìm hiểu và đưa ra những hình thức láy Theo ơng từ láy có ba hình thức láy đơi, láy ba và láy bốn Ông đặc biệt quan tâm đến hình thức láy bốn Ơng đưa ra các ví dụ để thấy rõ nét độc đáo của hình thức láy này

Nguyễn Tài Cẩn trong Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng- từ ghép- đoản ngữ đã chia từ

láy ra: láy đôi, láy ba, láy tư

Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1) đã phân tích khá kỹ về ý

Trang 12

phê phán giai đoạn 1930- 1945, ông và các tác phẩm của ông được đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả chú ý

Trong Nam Cao về Tác gia và tác phẩm do Bích Thu biên soạn và tuyển chọn,

nhiều bài viết đã đề cập và đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản làm nên giá trị của một

tác phẩm văn chương Ở bài Nam Cao con người và xã hội, tác giả Lê Đình Kỵ nói “Nhược điểm của Nam Cao là đã chỉ dừng lại ở những kiếp sống quẩn quanh, quằn

quại, khổ nhục đã đành là phổ biến; nhược điểm của Nam Cao là khơng nhìn thấy hướng đi đến tương lai của lịch sử và những lực lượng quần chúng làm nên tương lai ấy Nam Cao chưa phải là nhà vô sản đó là nói chung cịn nói riêng thì bên cạnh sự đồng cảm sâu sắc của Nam Cao đối với những con người bị hắt hủi, không phải là không có chút phá phách, chút ít khinh bạc và khá nhiều chua chát” [16; 60]

Trong bài Đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao, tác giả Phạm Quang Long đã nhận định về Nam Cao như sau: “Nam Cao là nhà văn hiện thực đầu tiên và sâu sắc

nhất đã đặt vấn đề con người, số phận con người, nhân cách con người bị tha hóa, chà đạp, truyện Nam Cao thuộc loại truyện tâm lý, ít biến cố nhưng lại giàu chất truyện nó có sức ám ảnh, khơi gợi vì nhà văn đã đụng chạm tới vấn đề của con người chứ không chỉ bó hẹp trong khn khổ của một sự việc, một hiện tượng”

[16; 239]

Trong bài Chất hài trong trong truyện ngắn Nam Cao, tác giả Lê Thị Đức Hạnh đã viết “Mỗi ngòi bút có một cách khai thác và thể hiện vấn đề theo một cách riêng

miễn sao đạt được hiệu quả cao Trong khi phản ánh hiện thực Nam Cao thường hay đi vào những chủ đề mang tính suy ngẫm, thiên về truy tìm, đúc rút ra một triết lý cho cuộc sống, có truyện dễ trầm lặng nặng nề về suy tư hơn là công phá bằng những tiếng cười to, hả hê, khoái trá Đương nhiên nhà văn đứng ở góc độ nào, cười kiểu nào hay không cười mà truyện mang tính nhân bản cao thì vẫn có ý nghĩa xã hội sâu sắc” [16; 283]

Các nhà nghiên cứu cũng đã thống nhất khi nhận định: “Giọng điệu của Nam

Trang 13

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền

hài hước, tự trào” [16; 34]

Trong Khảo luận văn chương, Hà Minh Đức cho ta thấy Nam Cao đã nhìn đúng

sự thật cuộc sống của con người Nam Cao ln có những ước mơ, khát vọng chân chính cho tương lai của mình nhưng những ước mơ cao cả ấy bị cái thấp hèn đè bẹp

đưa con người đến bế tắc Ơng nhận định “Thật ít có trong sách nói đến cảnh nghèo

với nỗi xót xa thương cảm và chân thực đến thế Nam Cao thiết tha yêu quý cái làng quê của mình, yêu quý những người đã nghèo cần cù chịu đựng bám chặt lấy mảnh đất quê hương và gắn bó với nhau bằng một tình thương yêu bền vững” [7; 276]

Trong Nam Cao- Nhà văn hiện thực xuất sắc Tác giả Hà Minh Đức đã khẳng định “Nói đến nghệ thuật của Nam Cao là nói đến sự phong phú và đa dạng của

một ngòi bút đầy tài năng sáng tạo Với cái sắc sảo của một nhà văn có bản lĩnh Nam Cao đã tự mở cho mình một hướng đi riêng bên cạnh cái đôn hậu của Nguyên Hồng, cái trào lộng của Nguyễn Công Hoan, và cái thâm trầm mà sắc sảo của Ngô Tất Tố, Nam Cao đã góp thêm vào dòng văn học hiện thực phê phán một phong cách mới” [6; 262]

Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình, nhiều bài viết khác nhau như: Người và tác

phẩm Nam Cao, Chúng ta mất Nam Cao (Tơ Hồi) Nam Cao- Đời văn và tác phẩm

(Hà Minh Đức) Nam Cao- Phác thảo sự nghiệp và chân dung (Phong Lê) Nhà văn

tư tưởng và phong cách (Nguyễn Đăng Mạnh)…

4 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu là từ láy trong một số truyện ngắn Nam Cao trước và sau Cách mạng Đặc biệt là phân tích hiệu quả biểu đạt của từ láy trong truyện ngắn Nam Cao Qua đó, làm nổi bật phần nào tài năng của Nam Cao trên bình diện ngơn từ Về phạm vi tư liệu, luận văn có tham khảo một số cơng trình nghiên cứu từ láy trong tiếng Việt và các sách phê bình văn học về Nam Cao Về

ngữ liệu khảo sát người viết khảo sát 12 tác phẩm trong Tuyển tập những truyện

Trang 14

tập hợp các tài liệu, hệ thống hóa vấn đề lý thuyết về từ láy

Người viết còn sử dụng phương pháp thống kê.Với phương pháp này, người viết thống kê, phân loại từ láy trong truyện ngắn Nam Cao Từ số liệu thống kê, phân loại người viết có sự đánh giá, phân tích khoa học và chính xác hơn

Trang 15

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền

1.1 KHÁI NIỆM TỪ LÁY

Từ láy được cấu tạo theo phương pháp cấu tạo từ đặc biệt của tiếng Việt là phép điệp âm không những tạo nên những âm thanh thánh thót, uyển chuyển mà cịn gợi lên những hình tượng độc đáo Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng loại từ này rất phong phú đa dạng trong những tác phẩm của họ Vì có tính hấp dẫn nên từ láy đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ Tuy nhiên các nhà nghiên cứu lại có nhiều ý kiến khác nhau về từ láy

Tác giả Hoàng Văn Hành, trong Từ láy trong tiếng Việt khẳng định: “Láy là sự

hòa phối về âm và nghĩa, mà điệp và đối là những quy tắc hay là những hình thái thể hiện sự hịa phối đó” [9; 30]

Tác giả Đỗ Hữu Châu, trong Từ vựng ngữ nghĩa quan niệm: “Từ láy là những từ

được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại tồn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm Nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của hình vị hay đơn vị có nghĩa” [3; 34]

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp, trong Từ vựng học tiếng Việt, gọi từ láy là ngữ láy âm “Ngữ láy âm là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hồn tồn hay lặp

lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có Chúng vừa có sự hài hịa về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả” [8; 86]

Hai tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung đã đưa ra định nghĩa “Từ láy

là từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng tạo nghĩa Và để tạo ra nhạc tính cho sự hịa phối âm thanh đối với một ngôn ngữ vốn giàu nhạc tính như tiếng Việt, sự láy khơng đơn thuần là sự lặp lại âm, thanh của âm tiết ban đầu mà bao giờ cũng kèm theo sự biến đổi âm, thanh nhất định, dù là ít nhất để tạo ra cái thế vừa giống nhau lại vừa khác nhau Cái thế ấy được gọi là cái thế “vừa điệp vừa đối” [ 1; 51]

Trang 16

gợi cảm, gợi tả

1.2 PHÂN LOẠI TỪ LÁY

Xuất phát từ quan điểm từ láy được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm, cho nên khi xem xét từ láy, mặt ngữ âm phải được coi là dấu hiệu cơ bản Với tư cách là phương tiện tạo nên tính biểu trưng, tính hình tượng, sự hịa phối ngữ âm trong từ láy phải có quy luật riêng Quy luật hịa phối ngữ âm đó khơng những thể hiện ở chỗ giống nhau mà cịn thể hiện ở chỗ khác nhau đều đặn giữa các thành tố trong từ láy Hiện nay, sự phân loại từ láy thường được dựa trên cơ sở: số lượng âm tiết trong từ láy và sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy do cách phối hợp ngữ âm tạo nên

1.2.1 Theo tác giả Hoàng Văn Hành

Về mặt cấu tạo của từ láy nên phân loại từ láy trong tiếng Việt theo nhiều bước và mỗi bước nên chọn dùng một tiêu chí được coi là thỏa đáng Làm như thế sẽ đảm bảo được ba yêu cầu là vừa bao quát được đối tượng nghiên cứu, nhìn đối tượng ấy được từ nhiều mặt, vừa đảm bảo được sự nhất quán trong hệ thống phân

loại ở từng bước Bước thứ nhất của phân loại từ láy trong tiếng Việt là lấy “số bậc

trong quá trình cấu tạo từ láy” làm tiêu chí Bước thứ hai của sự phân loại là lấy

“mức độ tác động của cơ chế láy vào tiếng gốc” hay “mức độ điệp trong quan hệ

giữa các tiếng ở từ láy” làm căn cứ Bước thứ ba trong phân loại này là lấy “tính chất điệp hoặc đối khn vần” làm căn cứ Như vậy, theo tác giả có bốn kiểu từ láy:

Trang 17

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyềnmột bước sao cho giữa tiếng láy và tiếng gốc có được sự hịa phối ngữ âm thể hiện ở quy tắc điệp và đối Láy đơn gồm có láy hồn tồn và láy bộ phận

-Từ láy hoàn toàn

Đặc trưng chung của từ láy hồn tồn là trong cấu tạo của nó, tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở tiếng láy nhưng sự lặp lại ấy thể hiện dưới hai hình thái: hình thái giữ ngun dạng khn vần (có hoặc khơng có chuyển đổi thanh), hình thái biến dạng khn vần một cách đều đặn nhờ chuyển đổi chính âm hoặc phụ âm cuối theo những quy tắc nhất định

+Từ láy hoàn toàn, điệp vần:

Đặc trưng của những từ láy này là điệp phụ âm đầu, khuôn vần và thanh Trong điều kiện ấy trọng âm trở thành nét dị biệt trong quan hệ giữa tiếng gốc và tiếng láy và là yếu tố tạo nên thế đối Trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai, khiến cho tiếng này được nhấn mạnh và có trường độ dài còn tiếng thứ nhất đọc lướt nhẹ và ngắn hơn

Ví dụ: lăm lăm, khư khư, đùng đùng…

Sự chuyển đổi thanh của từ láy hoàn toàn, điệp vần theo quy tắc đối bằng trắc cùng âm vực

Ví dụ: Ra rả, sa sả, ha hả, nhem nhẻm…

Hơ hớ, ngay ngáy, phơn phớt, đau đáu… Chồm chỗm, còm cõm, sừng sững, đèo đẽo… Vành vạnh, chầm chậm…

Téo tẹo, xốp xộp, sát sạt, rát rạt, sít sịt

+Từ láy hồn toàn, đối vần

Đặc trưng của từ láy hoàn toàn đối vần là điệp phụ âm đầu và đối khuôn vần nhờ sự biến dạng theo quy tắc chuyển đổi chính âm hoặc phụ âm cuối

Sự chuyển đổi này thường diễn ra theo hai hướng:

 Một là, giữa chính âm trầm và chính âm bổng, mà chủ yếu là giữa các cặp chính âm sau đây:

Trang 18

 Hai là, giữa các chính âm có âm lượng nhỏ với chính âm có âm lượng lớn như:

u – ơ: nhu nhơ, đù đờ, ú ớ,…

u – ă: nhùng nhằng, tung tăng, thủng thẳng,… ơ – a: nhồm nhồm, xồm xồm,…

ê – a: rề rà, khề khà, xuề xịa,…

Ví dụ: vằng vặc, cầm cập…

Để tạo thế đối về khuôn vần tùy thuộc vào phụ âm cuối của tiếng gốc mà phụ âm cuối của tiếng láy được chuyển đổi theo quy tắc đồng vị, khác thanh Sự chuyển đổi này diễn ra ở ba cặp là m- p, n -t, ng- k Cụ thể là:

m –p: cầm cập, bìm bịp, xăm xắp, lồm lộp, thiêm thiế, nơm nớp,… n – t: giôn giốt, ngùn ngụt, thơn thớt, hun hút, san sát,…

ng – k: vằng vặc, nhưng nhức, ròng rọc, chênh chếch, anh ách…

Sự chuyển đổi về thanh trong các từ này cũng diễn ra theo quy tắc đối bằng trắc cùng âm vực Đây là hệ quả tất yếu của sự chuyển đổi phụ âm cuối khi cấu tạo từ láy

Ví dụ: nơm nớp, phăng phắc, hầm hập, nườm nượp…

Do đặc điểm cấu tạo như vậy nên tiếng láy được đọc lướt với trường độ ngắn hơn tiếng gốc, mặc dù trường độ của tiếng gốc đã bị giảm đi do khuôn vần khép

-Từ láy bộ phận

Đặc trưng của từ láy bộ phận là trong cấu tạo của nó tiếng gốc chỉ được lặp lại một phần ở tiếng láy Nếu phần được lặp lại đó là khn vần, cịn phần dị biệt hóa là phụ âm đầu thì chúng ta sẽ có từ láy bộ phận điệp vần

+Từ láy bộ phận, điệp vần

Ví dụ: lịng thòng, lê thê, chạng vạng,…

Đặc trưng của các từ láy này là điệp khuôn vần, thanh và đối phụ âm đầu Tiếng gốc đứng ở vị trí thứ hai

Trang 19

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích HuyềnPhụ âm đầu b- với các phụ âm đầu l-, ng-, kh-, r-

Ví dụ: bả lả, bẻo lẻo, bùi ngùi, bát ngát, bang khuâng, băn khoăn, bủn rủn, bịn

rịn…

Phụ âm đầu ch- với các phụ âm đầu b-, h-, m-, v-

Ví dụ: chưng hửng, chạng vạng, chon von, chới với, chênh vênh…

Phụ âm đầu c- với các phụ âm đầu n-, nh-

Ví dụ: kèo nèo, cắp nắp, càu nhàu, cằn nhằn…

Phụ âm đầu kh- với phụ âm đầu n-

Ví dụ: khúm núm, khệ nệ…

+Từ láy bộ phận, đối vần

Từ láy bộ phận đối vần là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc, vừa bảo tồn phụ âm đầu vừa kết hợp với một khuôn vần mới từ ngoài vào tiếng láy để tạo thế vừa đối vừa điệp Từ láy bộ phận, đối vần có hai loại:

 Loại thứ nhất: tiếng gốc đứng trước

Ví dụ: đỏ → đỏ đắn

 Loại thứ hai: tiếng gốc đứng sau

Ví dụ: chóe → chí chóe

Những khn vần được dùng để kết hợp vào tiếng láy đứng trước thường gặp là:

-a: la liếm, tha thẩn… -âc: lấc láo, xấc xược…

-âm: thấm thoát, ấm ức, hậm hực, ngậm ngùi…

-âp: bấp bênh, bập bùng, bập bõm, chập chờn, chập chững, hấp háy… -e: ve vẩy, ngoe nguẩy, le lói…

-i: nghi ngút, thì thụt…

-ơ: lơ láo, ngơ ngáo, ngơ ngẩn, vớ vẩn… -ơn: nhớn nhác, xớn xác…

Trang 20

-ac: chững chạc, gỡ gạc, bôi bác, rải rác… -ach: phá phách…

-ai: mỉa mai, sơ sài, miệt mài, trống trải… -ăc: nồng nặc

b) Từ láy bậc hai ( từ láy kép)

Từ láy bậc hai bao gồm từ láy ba và từ láy tư Các từ này đều là kết quả của hai bước nhân đôi tiếng gốc theo quy tắc điệp và đối Nhưng cách nhân đôi và những biểu hiện của quy tắc điệp và đối ở từ láy ba và từ láy tư có những điểm riêng

-Từ láy ba: từ láy ba là kết quả của hai bước nhân đôi tiếng gốc theo quy tắc điệp và đối

Ví dụ:

Xốp → xốp xộp (quy tắc điệp phụ âm đầu)

Xốp xộp → xốp xồm xộp (quy tắc điệp phụ âm đầu, đối khuôn vần nhờ chuyển đổi phụ âm cuối và thanh)

Nếu căn cứ vào vị trí của tiếng gốc và hướng nhân đơi thì từ láy ba có thể chia ra thành bốn kiểu:

+ Kiểu thứ nhất: mõm→ mõm mòm →mõm mòm mom + Kiểu thứ hai: xốp → xốp xộp →xốp xồm xộp

+ Kiểu thứ ba: mờ → tờ mờ → tờ lờ mờ

+ Kiểu thứ tư: dưng→ dửng dưng → dửng dừng dưng

Khi cấu tạo từ láy ba quy tắc điệp và đối chi phối chặt chẽ ở từng bước một Thế đối được tạo ra ở đây nhờ:

 Dị hóa phụ âm đầu:

Mờ→ tờ mờ → lờ tờ mờ Mơ → tơ mơ →lơ tơ mơ

 Chuyển đổi phụ âm cuối (theo quy tắc đồng vị khác thanh tính)

Trang 21

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền

Tách → tách tạch → tách tành tạch

 Chuyển đổi thanh điệu theo những quy tắc nhất định

Nếu tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba đồng nhất về bằng trắc mà khu biệt về âm vực thì thế đối về thanh trong từ láy ba là (rát ràn rạt, khít khìn khịt)

Nếu tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai khác nhau về bằng trắc thì thanh trong từ láy

ba sẽ có thế đối trong điều kiện cùng âm vực (mảy mày may, dửng dưng dưng) hoặc có thể đối nhau trong điều kiện khác âm vực (tì tì ti, tẹo tèo teo, cuống cuồng

cuồng)

-Từ láy tƣ:

Sau khi xem xét ý kiến của (Hồ Lê, Nguyễn Văn Tu) về từ láy tư, tác giả

Hoàng Văn Hành đã đưa ra ý kiến của mình về từ láy tư như sau: “Từ láy tư là kết

quả của phép nhân đôi từ láy đôi dưới sự chi phối của quy tắc điệp và đối Trong phép nhân đôi này có ba loại từ láy đơi có khả năng được dùng làm đơn vị gốc là từ láy bộ phận đối vần, từ láy bộ phận điệp vần và từ láy hoàn toàn đối vần” [8; 63]

Tác giả đưa ra bốn tiêu chí phân loại từ láy tư như sau:

+Tiêu chí thứ nhất có thể dùng để phân loại từ láy tư là tính chất của đơn vị

gốc Trong trường hợp này ta có:

Từ láy tư được cấu tạo trên cơ sở từ láy bộ phận đối vần

Ví dụ: khấp khểnh: khấp kha khấp khểnh vội vàng: vội vội vàng vàng

Từ láy tư được cấu tạo trên cơ sở từ láy bộ phận điệp vần Ví dụ: luộm thuộm: luộm thà luộm thuộm

Từ láy tư được cấu tạo trên cơ sở từ láy hồn tồn đối vần

Ví dụ: hổn hển: hổn hà hổn hển

+Tiêu chí thứ hai: căn cứ vào cách láy lại từ láy đôi được dùng làm đơn vị gốc

mà phân loại từ láy tư thì có hai kiểu:

Kiểu thứ nhất gồm những từ láy tư mà trong từ gốc được láy lại nguyên khối để tạo thế điệp Trong trường hợp này bao giờ cũng diễn ra những sự biến đổi hay kết hợp để tạo thế đối

Trang 22

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

Trong ví dụ này từ láy tư được tạo bằng cách nhân đôi nguyên khối đơn vị gốc bồi hồi thành cả khối đơn vị láy bổi hổi để tạo thế điệp về khn vần và phụ âm đầu, đồng thời có sự biến thanh để tạo thế đối

Các kiểu láy tư như lếch thếch, lông bông lang bang, bông lông ba la, tẩn

ngẩn tần ngần…đều là những từ được láy lại theo nguyên khối gốc với sự biến đổi

hoặc thay thế theo quy tắc nhất định

Kiểu thứ hai gồm những từ láy tư mà khi từ gốc được láy lại để tạo thế điệp thì khơng giữ nguyên khối mà chia tách ra và xen kẽ với tiếng láy Trong trường hợp này ta có hai khả năng:

Một là, khơng có sự biến đổi hoặc kết hợp ở các tiếng láy so với tiếng gốc nếu tiếng gốc vốn đã có thế đối

Ví dụ: hùng hổ → hùng hùng hổ hổ

Hai là, có sự biến đổi hoặc kết hợp ở tiếng láy so với tiếng gốc nếu ở tiếng gốc đã có điệp và đối

Ví dụ: nhồm nhồm → lồm nhồm lồm nhồm

+Tiêu chí thứ ba: Căn cứ vào cách biến đổi hoặc kết hợp ở từ láy so với

tiếng gốc trong quá trình nhân đơi mà phân loại từ láy tư thì chúng ta có:

Những từ láy tư mà trong đó các từ láy có sự biến đổi theo những quy tắc

nhất định

 Quy tắc 1: Biến thanh để tạo thế đối theo tiêu chí cao thấp cùng âm vực

Ví dụ: tẩn ngẩn tần ngần, lảm nhảm làm nhàm

bắng nhắng bặng nhặng, loáng choáng loạng choạng

 Quy tắc 2: Chuyển đổi chính âm để tạo thế đối theo tiêu chí trầm- bổng, âm lượng lớn- âm lượng nhỏ

Ví dụ: lơng bơng lang bang

Những từ láy tư mà trong đó ở các tiếng láy có sự thay thế khuôn vần hoặc phụ âm đầu theo những quy tắc nhất định để tạo thế đối

Trang 23

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền

Ví dụ: thơ thẩn → lơ thơ lẩn thẩn

Xơ xác→ xơ rơ xác rác

Nếu khi nhân đôi tiếng gốc mà vẫn bảo tồn phụ âm đầu thì sẽ diễn ra sự kết hợp để thay thế khuôn vần nhằm tạo thế đối theo các quy tắc sau: thay bất kì khn vần vốn có nào bằng khn vần ở tiếng thứ hai để tạo thế đối với khuôn vần ở tiếng thứ hai trong từ gốc

+Tiêu chí thứ tƣ: Dựa vào điệp hoặc đối vần mà phân loại từ láy tư thì hệ thống

từ láy tư trong tiếng Việt gồm có:

 Kiểu láy tư đối vần:

Những từ láy tư đối vần hai đôi một trong điều kiện mà phụ âm đầu điệp hai đôi một

Ví dụ: Vội vàng →vội vội vàng vàng

Thơ thẩn →lơ thơ lẩn thẩn

Đây là những từ láy tư đối vần tồn bộ hai đơi một

Những từ láy tư đối vần giữa tiếng thứ hai với tiếng thứ tư trong điều kiện phụ âm đầu điệp hai đơi một

Ví dụ: Hổn hển → hổn hà hổn hển

Gập ghềnh →gập gà gập ghềnh

Đây là từ láy tư đối vần bộ phận

 Kiểu láy tư điệp vần:

Những từ láy tư điệp vần và điệp phụ âm đầu hai đôi một trong điều kiện đối thanh hai đơi một

Ví dụ: bặng nhặng → bắng nhắng bặng nhặng

Những từ láy tư điệp vần, điệp thanh và điệp phụ âm đầu từng đơi một trong điều kiện ln phiên chính âm để tạo thế đối

Ví dụ: lơng bơng → lơng bơng lang bang

1.2.2 Theo tác giả Đỗ Hữu Châu

Trang 24

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

a) Dựa vào số lần tác động của phƣơng thức láy:

Phương thức láy tác động lần đầu vào một hình vị gốc một âm tiết sẽ cho ta các

từ láy đôi hay từ láy hai âm tiết

Ví dụ: gọn gàng, đẹp đẽ, hay ho, hay hớm, hay hay…

Tiếp đó phương thức láy có thể tác động lần thứ hai vào một từ láy đôi để cho ta các từ láy bốn âm tiết

Ví dụ: Khểnh→ khấp khểnh→ khấp kha khấp khểnh

Nham nhở→ nham nham nhở nhở

Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một hình vị một âm tiết cho ta một từ láy ba âm tiết

Ví dụ: sạch→sạch sành sanh

Tóe → tóe tịe toe

Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một đơn vị hai âm tiết cho các từ láy tư Nhưng các từ láy tư này khác với các từ láy tư nói trên ở chỗ nó chỉ chịu tác động láy có một lần

Ví dụ: Quần áo→ quần quần áo áo

Từng lớp → từng từng lớp lớp

b) Dựa vào yếu tố đƣợc giữ lại trong âm tiết hình vị cơ sở: Nếu tồn bộ âm

tiết đươc giữ ngun thì ta có từ láy tồn bộ Nếu bộ phận âm tiết được giữ lại thì ta có từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận có thể là láy âm tức là từ láy mà phụ âm đầu thì giữ lại cịn phần vần thì khác

Ví dụ: đẹp → đẹp đẽ, xinh → xinh xắn

Từ láy bộ phận có thể là láy vần nếu vần được giữ lại cịn phụ âm đầu thì khác

Ví dụ: Túng→ lúng túng

Chỏng→ lỏng chỏng

1.2.3 Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp

Trang 25

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích HuyềnQuy luật của sự hịa phối này khơng những thể hiện ở chỗ giống nhau mà còn thể hiện ở chỗ khác nhau đều đặn giữa các thành tố

Cụ thể những hình thức láy sau đây được coi là có tính quy luật:

a) Láy đơi: Gồm những đơn vị có hai thành tố trực tiếp, mỗi thành tố là một từ đơn

Loại láy đơi cịn được chia nhỏ ra thành hai kiểu: láy hoàn toàn và láy bộ phận

- Láy hồn tồn:

Đây là những tổ hợp có sự tương ứng hoàn toàn giữa hai thành tố như: ầm

ầm, ào ào, oang oang, khò khò, hu hu, rầm rầm…

Do hiện tượng phát âm lướt nhẹ ở âm tiết đầu nên có thể xảy ra hiện tượng biến thanh, biến vần; nhưng phải biến thanh, biến vần theo những quy luật chặt chẽ Cần chú ý rằng hiện tượng biến thanh, biến vần khơng có tính bắt buộc nên trong khá nhiều trường hợp có hai biến thể cùng song song tồn tại

Ví dụ: Khang khác / khác khác

Dằng dặc / dặc dặc Chiêm chiếp / chiếp chiếp Bình bịch / bịch bịch

Các thanh trắc bao giờ cũng chuyển sang thanh bằng ở cùng âm vực

Ví dụ: Tím tím → tim tím

Mởn mởn → mơn mởn Vạnh vạnh → vành vạnh Chỗm chỗm → chồm chỗm

Các phụ âm tắc vô thanh p, t, k, ch sẽ chuyển thành phụ âm mũi cùng cặp:

Ví dụ: p → m: chiêm chiếp, cầm cập… t → n : chan chát, rần rật…

k→ ng : eng éc, ùng ục, rừng rực… ch→ nh : chênh chếch, bình bịch…

-Láy bộ phận: Căn cứ vào bộ phận khác biệt giữa hai thành tố, ta chia ra thành hai

Trang 26

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

Khác nhau ở âm đầu: ở hình thức láy này tiếng gốc thường đứng sau tiếng láy lại Cả hai yếu tố phải giống nhau hoàn toàn về phần vần và thanh điệu cịn âm đầu thì phối hợp với nhau thành từng cặp theo quy luật: hai âm đầu đó trong mỗi cặp phải khác nhau về quá trình cấu âm và bộ vị cấu âm

Ví dụ: l – b: lầu bầu, lèm bèm… l – k: lịch kịch, luẩn quẩn… l – đ: lác đác, lốm đốm… l- ch: lỗ chỗ, lừng chừng… l- ng: lớ ngớ, … l- t: lẻ tẻ, lèo tèo,

Khác nhau ở âm chính: ở hình thức láy này hai yếu tố chẳng những có âm đầu trùng nhau mà âm cuối và thanh điệu cũng trùng nhau còn các âm chính thì tương ứng với nhau theo quy luật: ln ln có sự ln phiên giữa những nguyên âm khác dòng và phổ biến nhất là sự luân phiên giữa những cặp nguyên âm cùng độ mở

Ví dụ: Tủm tỉm, hú hí, rung rinh…

Ngô nghê, hổn hển, xộc xệch… Cò kè, ho he, cót két…

b) Láy ba: Đó là những đơn vị gồm có ba yếu tố có sự hịa phối ngữ âm với nhau

Điều đáng chú ý là bên cạnh các ngữ láy ba nhiều trường hợp cịn có sự tồn tại song song của hình thức láy đơi tương ứng

Ví dụ: Sạch sành sanh←sành sạch←sạch sanh Khít khìn khịt ← khít khịt

Các ngữ láy ba đều cấu tạo theo một khuôn thanh điệu nhất định

+Yếu tố thứ hai thường mang thanh bằng (phổ biến là thanh huyền) +Yếu tố thứ nhất và thứ ba phải đối lập nhau về mặt bằng trắc

Ví dụ: dửng dừng dưng, cỏn còn con, mảy mày may, khỏe khịe khoe, tỉ tì ti, tẻo tèo

teo, tính tình tinh…

+Yếu tố thứ nhất và thứ ba đối lập nhau về âm vực cao thấp

Trang 27

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích HuyềnKhi có đối lập về mặt bằng trắc thì yếu tố thứ nhất thường mang thanh trắc, yếu tố thứ ba mang thanh bằng Khi có đối lập về âm vực thì yếu tố thứ nhất thường ở âm vực cao, yếu tố thứ ba ở âm vực thấp

Nếu lược bỏ yếu tố thứ hai trong ngữ láy ba đi thì ta sẽ có những ngữ láy đơi tương ứng Như vậy, những ngữ láy ba không phải là được cấu tạo trên cơ sở của ngữ láy đôi mà là do sự lặp lại 3 lần của một từ gốc theo một quy luật hài thanh nhất định

c) Láy bốn: Hình thức láy bốn thường được xây dựng trên cơ sở các ngữ láy đơi bộ

phận Có bốn kiểu láy bốn chủ yếu sau đây:

-Hình thức láy bốn thứ nhất có dạng hấp ta hấp tấp, lúng ta lúng

túng…Nguyên tắc cấu tạo của chúng là:

+Lặp lại hai lần ngữ láy đôi cơ sở

+Trong khi lặp, đối vần của yếu tố thứ hai thành vần a hay à sao cho phù hợp với âm vực và thanh điệu của vần bị thay thế

Ví dụ: hấp tấp → hấp tấp hấp tấp → hấp ta hấp tấp

Nếu từ láy đôi cơ sở có khn thanh điệu hỏi hỏi hay ngã ngã thì khi cấu tạo

dạng láy bốn có thể dùng cả a lẫn à Ví dụ: lủng củng → lủng ca lủng củng

→ lủng cà lủng củng

Nếu yếu tố thứ nhất của từ láy đơi cơ sở có ơ và â thi khi cấu tạo láy bốn, yếu

tố thứ hai có thể mang vần a, à hoặc ơ Ví dụ: hớt hải → hớt ha hớt hải

→ hớt hơ hớt hải

-Hình thức láy bốn thứ hai có dạng từ như bổi hổi bồi hồi, lảm nhảm làm

nhàm… Nguyên tắc cấu tạo của chúng là:

+Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở

+Trong khi lặp, biến đổi thanh điệu sao cho hai yếu tố đầu mang thanh điệu thuộc âm vực cao, hai yếu tố sau mang thanh điệu thuộc âm vực thấp Cụ thể là chúng nằm trong hai khuôn thanh điệu sau:

Trang 28

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

-Hình thức láy bốn thứ ba gồm những trường hợp như lơ thơ lẩn thẩn, lồm nhồm loàm nhoàm…Nguyên tắc cấu tạo như sau:

+Tách đôi ngữ láy đôi cơ sở

+Ghép thêm vào mỗi yếu tố một âm tiết điệp vần với nó

Ví dụ: thơ thẩn → lơ thơ lẩn thẩn

Xơ xác → xơ rơ xác rác

-Hình thức láy bốn cuối cùng có mơ hình cấu tạo là AB → AABB như hùng

hùng hổ hổ, vội vội vàng vàng, trùng trùng điệp điệp…

Ngồi ra cũng được coi là hình thức láy bốn, một số hình thức khác cịn có

tính chất lẻ tẻ chưa thành hệ thống như: bông lông ba la, khoe khỏe khòe khoe, tùm

lum tùm loe, bù lu bù loa

1.3 Ý NGHĨA CỦA TỪ LÁY

Theo tác giả Diệp Quang Ban, xét tác dụng của các bộ phận tham gia cấu tạo nghĩa của từ láy, có thể chia từ láy thành ba nhóm

1.3.1 Nhóm từ láy phỏng thanh: gồm những từ láy tượng thanh và những từ

“tiếng vang” Các từ láy thuộc nhóm này đều có một nét chung là mô phỏng âm thanh tự nhiên theo cơ chế láy Nghĩa của chúng có tính chất đơn nhất Tức mỗi từ láy có ý nghĩa riêng của nó, khơng có nét nào chung với ý nghĩa của các từ láy khác

nhau cùng kiểu cấu tạo

Ví dụ: leng keng, tí tách, lộp độp, lào xào, gâu gâu,…

Ngoài ra, một số từ láy trong nhóm này mặc dù mơ phỏng âm thanh nhưng có chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng hay q trình phát ra âm thanh Đó là những từ láy đã được chuyển nghĩa theo phép hoán dụ để biểu trưng cho bản thân sự vật, hiện tượng hay quá trình phát ra âm thanh Những từ láy này có thể là danh từ như:

tu hú, bìm bịp, có thể là tính từ như: chao chát, chát chúa…hoặc động từ như: rì rào, xào xạc…

Có những từ láy chỉ đơn giản là sự bắt chước, sự mô phỏng trực tiếp, gần

đúng âm thanh tự nhiên như: eng éc, gâu gâu, cu cu…Nghĩa của những từ này

Trang 29

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền

1.3.2 Nhóm từ láy sắc thái hóa

Nhóm này bao gồm các từ láy trong đó có một tiếng láy hồn tồn cịn rõ nghĩa và chi phối nghĩa cơ sở của toàn bộ từ láy, phần láy đem lại một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho từ láy này khác với từ láy khác có cùng phần gốc, và khác với phần gốc khi nó có khả năng đứng một mình

Ví dụ:

Đỏ - đỏ đắn, đo đỏ

Xanh - xanh xao, xanh xanh Vàng - vàng vàng, vàng vọt Rối - rối rối, bối rối, rối rít

Nói cách khác sắc thái hóa là thêm cho thành tố cơ sở một sắc thái nào đó chứ khơng làm thay đổi hồn toàn Kết quả của sắc thái hóa có thể thu hẹp, kèm theo sự thu hẹp là làm phong phú thêm nội dung hoặc mở rộng và kèm theo sự mở rộng là sự giảm bớt các thuộc tính trong nội dung phạm vi biểu vật của thành tố cơ sở

Ví dụ : So sánh “bối rối” với “rối”

“bối rối” so với “rối” có phạm vi biểu vật hẹp hơn Song “bối rối” có giá trị biểu thái hơn “rối”

Ngược lai, “chim chóc” so với “chim” có phạm vi biểu vật rộng hơn Từ “chim

chóc” là nói về lồi chim hoặc một số con chim chứ khơng phải nói về một con

chim cụ thể rõ ràng

Từ ví dụ trên, có thể kết luận rằng có hai dạng sắc thái hóa của từ láy: thứ nhất là phi cá thể hóa, thứ hai là dạng cụ thể hóa ý nghĩa của thành tố cơ sở

-Từ láy phi cá thể hóa: làm cho thành tố cá thể mất khả năng chỉ cá thể sự vật, hiện tượng

Ví dụ: chim chóc, máy móc, chết chóc, cây cối…

- Từ láy cụ thể hóa: làm rõ, cụ thể ý nghĩa của thành tố cơ sở

Ví dụ: bối rối, rối rít, luẩn quẩn, xấu xa, dục dịch, bấp bênh, tập tễnh, lung lay…

Tác dụng của từ láy sẽ được thấy rõ hơn qua ví dụ sau:

“Vàng” là thành tố cơ sở chỉ đặc điểm về màu sắc của nhiều loại sự vật hiện

Trang 30

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

vàng” không thay đổi về phạm vi biểu vật (nghệ vàng vàng…) Song độ đậm đặc về

màu sắc có thể giảm đi theo ấn tượng về sự lan rộng trên bể mặt của màu vàng Đi

vào kiểu láy âm, nó cho ta từ “vàng vọt” Phạm vi biểu vật của từ vàng thu hẹp lại nên từ “vàng vọt” lại có thể gợi ra những ấn tượng, những hình ảnh cụ thể như tình

trạng bệnh tật, yếu đuối, sức khỏe kém và màu sắc ấy có thể tưởng tượng là màu sắc

của nước da Cùng với ấn tượng trên, từ “vàng vọt” thường kèm theo thái độ xót

thương, lịng ái ngại Nói cách khác cùng với ấn tượng cụ thể, có cái ấn tượng biểu thái trong từ láy sắc thái hóa

- Các từ láy hồn tồn thành tố cơ sở gốc tính từ ở sau thành tố gốc ở trước với thanh bằng thường diễn đạt sự giảm nhẹ tính chất kèm theo sự loang ra của tính chất đó

Ví dụ: xanh xanh, đo đỏ, hiền hiền, vui vui…

Nếu thành tố ở trước có thanh trắc thì cường độ của tính chất lại tăng lên

Ví dụ: dửng dưng, cỏn con, tẻo teo…

- Các từ láy hoàn toàn gốc động từ thường diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác không biến điệu kèm theo sự giảm nhẹ cường độ các động tác

Ví dụ: gật gật, rung rung, lắc lắc,…

- Các từ láy toàn bộ gốc danh từ thường diễn tả sự lặp đi lặp lại một số sự kiện, hiện tượng, sự vật…cùng tính chất

Ví dụ: ngày ngày, đêm đêm, người người…

- Các từ láy âm mà thành tố láy ở trước có vần “ấp” thường diễn tả sự dao động đều đặn theo chiều lên xuống hoặc theo tình thế hiện ra mất đi

Ví dụ: bập bùng, tập tễnh, mấp mô, khấp khểnh…

- Các từ láy âm mà thành tố láy ở sau có vần “ăn” thường diễn tả một tính

chất chuẩn mực chứng tỏ người mang hoặc thực hiện tính chất đó là người trung thực tin cậy

Ví dụ: đầy đặn, trịn trặn, thẳng thắn, ngay ngắn…

- Các từ láy âm mà thành tố láy ở trước có vần “úc” diễn tả sự dao động theo

chiều ngang từng quãng ngắn

Trang 31

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền

- Các thành tố láy âm mà các thành tố láy ở sau có vần “iếc” có ý nghĩa phi

cá thể hóa kèm theo thái độ phủ định giá trị thực của sự vật, hiện tượng

Ví dụ: sách siếc, ghế ghiếc, học hiếc…

- Các từ láy tư được sản sinh ra các từ láy đôi chỉ các trạng thái hoặc tính cách động và các hiệu quả ngữ nghĩa là lặp lại một lần nữa các tính chất ngữ nghĩa mà từ láy đơi cơ sở đã có

Ví dụ: lúng túng - lúng ta lúng túng

Khập khễnh - khập kha khập khễnh

- Các từ láy thuộc kiểu láy tồn bộ với đơn vị gốc có hai âm tiết, cho nên nó mang hiệu quả ngữ nghĩa của các từ láy toàn bộ mà thành tố láy ở trước có thanh trắc (lặp lại nhiều lần và tăng cường độ)

1.3.3 Nhóm từ láy âm cách điệu

Từ láy cách điệu là từ láy không chứa bộ phận còn đủ rõ nghĩa từ vựng, hoặc vẫn có thể chứng minh nghĩa của một bộ phận nào đó nhưng nó khơng cịn tác dụng làm nghĩa cơ sở của tồn từ nữa

Ví dụ: đủng đỉnh, bâng khng, thình lình, đăm đăm…

Có thể nói đây là những từ láy điển hình về ý nghĩa biểu trưng hóa ngữ âm do kết quả hịa phối âm thanh giữa hai tiếng khơng có nghĩa để tạo nên một chỉnh thể ngữ nghĩa có giá trị biều cảm rõ rệt Có thể nói với các từ láy thuộc nhóm này, cơ chế láy đã bộc lộ hết bản tính của nó vì ở chúng khơng có bộ phận nào tự thân mang nghĩa đủ rõ để chi phối nghĩa của toàn từ láy người ta định hướng nghĩa của chúng theo bộ phận cịn đủ rõ nghĩa đó Căn cứ vào mối quan hệ giữa nghĩa của các từ láy thuộc nhóm này với hiện tượng khách quan mà xét thì có thể tách thành hai kiểu nhóm sau:

- Những từ biểu thị sự vật: đây là những danh từ chỉ động vật hoặc thực vật Chúng chỉ mang hình thức ngữ âm phù hợp với quy tắc láy nhưng lại khơng có ý nghĩa do cơ chế láy tạo ra

Ví dụ: đu đủ, thầu dầu, giành giành…

Trang 32

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

gợi tả của từ Do tính vơ nghĩa của hai tiếng trong thành phần cấu tạo của các từ láy thuộc nhóm này cho nên cơ cấu nghĩa của chúng chỉ được cảm nhận thông qua giá trị biểu trưng hóa ngữ âm nên việc giải thích nghĩa của chúng chủ yếu dựa vào sự hiểu biết của người bản ngữ

Ví dụ: lượm thượm, la cà, bàng hồng, mênh mơng…

Tóm lại:

Từ láy là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt trong tiếng Việt Khi xem xét

hiện tượng láy tiếng Việt, mặt ngữ âm được coi là dấu hiệu cơ bản “Sự hịa phối

ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa” Mỗi từ láy do cách cấu tạo đặc thù của mình,

đều có hai phần: phần gốc là phần làm cơ sở cho sự láy, và phần láy là phần lặp lại phần gốc Tuy tiếng trong từ láy không nhất thiết phải mang nghĩa, nhưng trong nhiều trường hợp tiếng gốc là tiếng rõ nghĩa còn tiếng láy là tiếng mờ nghĩa hoặc vốn khơng có nghĩa Và việc xác định tiếng gốc, tiếng láy ở các từ không chứa tiếng có nghĩa thường căn cứ vào tình trạng của từ láy cùng kiểu có chứa tiếng có nghĩa Về cách phân loại có nhiều cách phân loại từ láy Từ láy thường được phân loại dựa vào cơ sở là bậc láy và số lượng tiếng

Bậc láy là thứ tự của lần phương thức láy được thực hiện để tạo ra từ láy Trong tiếng Việt thường dùng từ láy bậc một và từ láy bậc hai Bậc láy có mối quan hệ với mặt số lượng tiếng trong từ láy nhưng chúng không tương ứng với nhau và không quy định lẫn nhau

Xét về mặt số lượng tiếng trong từ láy thường chia thành ba lớp: từ láy đôi, từ láy ba, từ láy tư Ở sự phân loại này, từ láy đơi chiếm vị trí quan trọng hàng đầu khơng chỉ vì nó chiếm số lượng lớn tuyệt đối mà chính là vì nó hội tụ các đặc trưng bản chất của hiện tượng láy ở mặt cấu tạo âm thanh cũng như mặt cấu tạo nghĩa

Từ láy đơi gồm có từ láy tồn bộ và từ láy bộ phận Từ láy bộ phận gồm có láy âm và láy vần Trong ba kiểu láy toàn bộ, láy âm, láy vần, thanh điệu ở tiếng gốc và tiếng láy đều có thể khác nhau và thường khác nhau theo những quy tắc hài thanh của tiếng Việt

Trang 33

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích HuyềnPhần lớn từ láy tư có phần gốc là một từ láy đơi, một số ít có phần gốc là từ

ghép Từ láy tư khá đa dạng về kiểu cấu tạo chẳng hạn: láy qua vần -a, -à, -ơ; láy

Trang 34

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

CHƢƠNG 2

KHẢO SÁT TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

2.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA NAM CAO

2.1.1 Vài nét về cuộc đời nhà văn Nam Cao

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri sinh ngày 29- 10 -1917 tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Gia đình Nam Cao thuộc phần trung nông nhưng không chuyên hẳn về làm ruộng Làng Đại Hoàng của Nam Cao ở một vùng xa phủ, huyện nên bọn hương lý ngày càng hoành hành, trong làng thường chia làm nhiều phe cánh, quân san từng khu vực để bán ngôi thứ, chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân Nơi đây thường xảy ra các vụ kiện tụng đánh chém nhau giữa người giàu kẻ nghèo và giữa những bọn địa chủ, khơng ít cảnh những người nơng dân phải rời bỏ làng quê đi tha hương cầu thực Những sự việc có thực diễn ra đã được ghi lại trên trang sách của Nam Cao với dấu ấn nặng nề về một vùng quê đói nghèo tăm tối

Nam Cao sinh trưởng trong gia đình nghèo, đời sống khá chật vật, trong các anh em, chỉ có mình Nam Cao được đi học Học chưa hết bậc thành chung ở Nam Định, ơng vào Sài Gịn trơng coi hiệu may cho người cậu khoảng ba năm Do ốm đau ông phải trở về q và khơng tìm được việc gì ổn định Một người trong họ mở trưởng tư Hà Nội cần một giáo viên có bằng trung học Nam Cao được mời lên dạy học Cuộc sống của một thầy giáo khổ trường tư đã giúp Nam Cao hiểu sâu sắc thân phận của một người tiểu tư sản trí thức nghèo Khi trường đóng cửa, ơng sống bằng nghề viết báo, viết văn, làm gia sư, có khi thất nghiệp phải về quê “ăn bám vợ”

Năm 1943, Nam Cao gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật cùng một số nhà văn như Tơ Hồi, Ngun Hồng,…Khi cơ sở Văn hóa cứu quốc và phong trào Cách mạng ở Hà Nội bị khủng bố, Nam Cao trở về quê và tham gia phong trào Việt Minh tại địa phương

Trang 35

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích HuyềnHà Nội và cơng tác ở Hội Văn hóa cứu quốc Có thời kỳ, Nam Cao làm thư ký tịa

soạn tạp chí Tiên phong, cơ quan của Hội

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nam Cao có mặt trong đồn qn Nam tiến vào vùng nam Trung Bộ

Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc vừa làm biên tập cho các báo Cứu quốc

Việt Bắc , Cứu quốc trung ương, vừa làm mọi công việc của một cán bộ thông tin

tuyên truyền: viết tin, viết tài liệu giải thích các chính sách, làm ca dao tuyên truyền, viết truyền đơn địch vận,…

Năm 1948, Nam Cao vinh dự gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương

Tháng 11- 1951 trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên khu Ba, Nam Cao bị địch phục kích và bắn chết gần bốt Hồng Đan (Ninh Bình)

2.1.2 Tác phẩm

Nam Cao chính thức bước vào làng văn từ năm 1941 với tập truyện Đôi lứa

xứng đôi sáng tác đầu tay của mình Tuy nhiên vẫn cần phải nhắc qua quá trình hoạt

động sáng tác của Nam Cao từ những năm 1937- 1938

Phải nói rằng Nam Cao rất vất vả mới giành được một vị trí trên văn đàn Nhiều lúc Nam Cao cảm thấy nản, không tin tưởng ở mình Thời kỳ ở Sài Gòn,

Nam Cao thường viết cho báo Kịch Bóng ở Sài Gịn và viết bài gửi đăng các báo Ích

Hữu, Tiểu thuyết thứ bảy và Ngày nay ở Hà Nội Tác phẩm gồm nhiều loại khác

nhau như thơ, truyện ngắn, kịch, tin tức, vui cười nhưng phần nhiều không được sử dụng Những sáng tác trong thời kỳ này chưa thể hiện một khuynh hướng sáng tác nào rõ rệt Mặc dù gặp nhiều thất bại ban đầu, Nam Cao vẫn viết rất say sưa Những

bài viết của Nam Cao thời kỳ này thường ký tên là Thúy Rư, Nhiêu Khê và Xn

Du

Gặp Tơ Hồi, cái mộng văn chương của Nam Cao như càng được cổ võ

khuyến khích thêm Lúc này tuy đã có một vài bài thơ và truyện ngắn đăng trên Hà

Nội tân văn nhưng trong nghề viết, Nam Cao vẫn cịn gặp nhiều thất bại Nam Cao

có làm một tập thơ, ký tên Nguyệt, gửi cho báo Tiểu thuyết thứ bảy nhưng không được sử dụng Cho đến tận năm 1940, Nam Cao viết truyện Cái lò gạch cũ (tức Chí

Phèo) mà vẫn chưa tin tưởng lắm là mình sẽ thành cơng Khi đưa đến nhà xuất bản

Trang 36

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao mới cho in lại tác phẩm này trong tập Luống

cày (1946), lấy tên Chí Phèo, do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản

Đôi lứa xứng đôi xuất bản năm 1941 đánh dấu thời kỳ hoạt động chính thức

của Nam Cao trên văn đàn Trong những năm 1942 đến 1945, Nam Cao viết truyện

thiếu nhi trên sách Truyền bá, Hoa mai, và nhiều truyện ngắn cho Tiểu thuyết thứ

bảy, truyện dài cho Trung Bắc chủ nhật

Các truyện thiếu nhi viết trong khoảng 1941- 1944 gồm có:

Nụ cười (Hoa mai- 1941), Người thợ rèn (Hoa xuân số 20- 1942), Con mèo mắt ngọc (Hoa mai số tết-1942), Ba người bạn (Hoa xuân số 28-1942), Những kẻ khốn nạn (Hoa mai số 17 và 18-1942), Đầu đường xó chợ (Hoa mai- 1942), Chuyện bảy bơng lúa lép (Hoa mai- 1941)

Bên những sáng tác cho thiếu nhi và những truyện ngắn đăng trên báo, các sáng tác chính của Nam Cao trước Cách mạng đã in thành sách hoặc đã viết xong gồm có:

Đơi lứa xứng đôi- 1941 (Nhà xuất bản Đời mới), Nửa đêm, tập truyện

ngắn-1944 (Nhà xuất bản Cộng Lực), Chuyện người hàng xóm, truyện dài- ngắn-1944 (Nhà xuất bản Văn nghệ in 1956), Cười, tập truyện ngắn viết trước Cách mạng (Nhà xuất

bản Minh Đức in 1946)

Toàn quốc kháng chiến cho tới ngày Nam Cao hy sinh, Nam Cao viết khá nhiều, gồm các thể ký sự, hồi ký, bút ký, truyện ngắn, các mẩu chuyện nhỏ đăng

trên nhiều báo của các cơ quan khác nhau như báo Giữ nước, Cờ chiến thắng của Hà Nam, Việt Bắc, Cứu quốc trung ương, tạp chí Cứu quốc, Lao động, Độc lập,

Phụ nữ, Văn nghệ…Những bài viết của Nam Cao thường ký tên Nam Cao và các

tên Suối trong, Ma Văn Hữu Những sáng tác chính trong thời kỳ như:

Đơi mắt đăng báo năm 1948 in thành tập cùng một số truyện ký khác viết

trong khoảng 1947- 1948 (Nhà xuất bản Văn Nghệ 1951), Ở rừng, Bốn cây số cách

một căn cứ địch, Đợi chờ, Từ ngược về xuôi, Trên những con đường Việt Bắc, Những bàn tay đẹp ấy, Chuyện biên giới, Định mức, Đóng góp (kịch) và những bài

Trang 37

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyền

2.1.3 Quan điểm nghệ thuật

Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao là một nhà văn sáng tác theo khuynh hướng hiện thực Nam Cao là một nhà văn rất có ý thức về trách nhiệm của người cầm bút Nam Cao tự tìm ra những nguyên tắc sáng tác cho riêng mình tuy nhà văn ít bộc lộ quan điểm sáng tác của mình một cách trực tiếp nhưng qua một số tác phẩm của ơng thì chúng ta dễ dàng nhận ra được những quan điểm về nghệ thuật của ông rất rõ ràng và đầy đủ

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trong hai thời kỳ trước và sau Cách mạng đã được thể hiện khá đầy đủ ở các tác phẩm mang ý nghĩa tuyên ngôn về

nghệ thuật: Trăng sáng, Đời thừa và Đơi mắt

Truyện ngắn Trăng sáng phản ánh q trình đấu tranh day dứt của một nhà

văn giữa hai con đường hiện thực và lãng mạn, giữa hai tâm lý dũng cảm nhìn vào sự thực hay trốn tránh hiện thực, giữa hai trạng thái chân thật hay lừa dối lương tâm mình và cuối cùng tác giả khẳng định được hướng đi đúng đắn Điền là một nhà giáo lại là một nhà văn nhưng Điền là người thất nghiệp sống nhờ vợ Tuy trong hồn cảnh chật vật, gia đình túng thiếu nhưng tâm hồn Điền luôn đậm chất thơ văn

lãng mạn “Điền say mê văn chương lãng mạn, những cuộc tình duyên thơ mộng”, “Ngọn bút của Điền phải khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng Nghệ thuật

chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa”

Nếu sáng tác chỉ để phục vụ thị hiếu lãng mạn tầm thường của bọn trưởng q tộc thì điều đó thật là vơ ích, khơng có ý nghĩa Người sáng tác khơng phản ánh đúng những vấn đề diễn ra trước mắt, các sự kiện diễn ra chung quanh mình Ơng xem điều đó là một sự dối trá, lọc lừa và không thể nào chấp nhận được Điền tự từ chối những ảo tưởng lãng mạn của mình đồng thời cũng tìm ra con đường sáng tác

của một nhà văn chân chính: “Chao ơi! Chao ơi! Nghệ thuật khơng cần phải là ánh

trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền”

Qua Trăng sáng, Nam Cao đã xác định cụ thể nhiệm vụ của văn học nghệ

Trang 38

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

phải mạnh dạn đi thẳng vào đời sống, dũng cảm nhìn nhận và phát hiện sự thực, phát hiện những mặt đen tối của đời sống

Bên cạnh truyện ngắn Trăng sáng thì truyện ngắn Đời thừa cũng là một bản tuyên ngôn nghệ thuật độc đáo của Nam Cao Đời thừa viết về bi kịch của một nhà

văn yêu nghề có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp Nhưng rồi do hồn cảnh thơi thúc phải kiếm sống Hộ đã viết vội, xa rời tính nghệ thuật Hộ cảm thấy những trang viết của mình nghèo nàn, khơng có ích và đời mình như “Đời thừa”

Văn chương là một hoat động sáng tạo nghệ thuật, đòi hỏi người cầm bút

phải biết khơi sâu, tìm tịi và phát hiện ra cái mới “Văn chương không cần đến

những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tịi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” Tuy đó là câu nói ngắn gọn nhưng đã nói được

yêu cầu gắt gao và nghiêm túc đối với người sáng tác văn chương về sáng tác văn học Nhà văn phải trải qua quá trình suy ngẫm, khám phá, tìm tịi những nội dung mới và hình thức diễn tả mới để tạo ra những tác phẩm độc đáo cho riêng mình mang phong cách riêng của một nhà văn chân chính có tài năng Nhà văn phải có cái nhìn sắc bén, sâu xa hơn người bình thường để phát hiện những vấn đề sâu kín chất chứa bên trong đời sống Nhà văn phải mang đến cho người đọc những khía cạnh mới, những vấn đề mới đầy bất ngờ, sâu sắc, thú vị và nó phải có khả năng đánh thức vào trái tim, làm phong phú và thay đổi những thói quen những cách nghĩ thơng thường

Nam Cao quan niệm nhà văn phải là con người chân chính có lương tâm, có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình, khơng được dối trá, cẩu thả chạy

theo tham vọng đồng tiền và lợi ích cá nhân “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng

là một sự bất lương rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện”

Cách mạng đã giải phóng tư tưởng và tình cảm của nhà văn, mở ra một cuộc sống tươi sáng, khơi cho các nhà văn nguồn đề tài phong phú, nguồn cảm hứng vô tận

Trang 39

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp SVTH: Nguyễn Thị Bích Huyềnnhân của chế độ đó và thể hiện niềm ước mơ khao khát một sự đổi thay đưa tới một xã hội công bằng tốt đẹp

Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng tâm hồn và ngòi bút của Nam Cao, đánh giá xứng đáng sự nghiệp sáng tác văn học của Nam Cao Từ sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao luôn đứng ở tuyến đầu cuộc sống, tự xác định cho mình nhiệm vụ một nhà văn Trong những ngày đầu của chính quyền Cách mạng, Nam Cao sáng tác với tất cả sự nhiệt tình của mình Những sáng tác trong thời kỳ này một phần tích cực tố cáo và lên án chế độ thống trị Pháp- Nhật trước kia một

phần ca ngợi chế độ mới Có thể nói truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao là truyện

ngắn xuất sắc nhất trong văn học những năm đầu kháng chiến, bằng một bút pháp giản dị nhưng chân thành Nam Cao đã khéo lồng những suy nghĩ và lời nói của nhân vật những quan điểm chính trị mà người đọc khơng thấy sự gượng ép Cách nhìn của nhân vật Hồng là cách nhìn cũ kỹ của tầng lớp trí thức tư sản và tiểu tư sản thành thị trước cách mạng vẫn cái lối hợm mình, hợm người nên tuy tản cư theo kháng chiến, cuộc sống của gia đình Hồng vẫn tách biệt khỏi cuộc sống chung Lẽ ra kiểu người như Hoàng phải rộng tầm mắt để thấy được thực tế quần chúng lao động làm chủ vận mệnh và là lực lượng hùng hậu trong công cuộc lao động sáng tạo

và kháng chiến cứu nước trái lại Hoàng vẫn giữ cái nhìn cũ kỹ Đôi mắt đã biểu

dương một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc người trí thức chuyển mình theo Cách mạng Cách mạng đã giúp Độ có đơi mắt sáng suốt, có một cái nhìn biện chứng trước mọi sự việc Độ thấy được cái bên trong của sự việc nên trong đôi mắt biểu hiện niềm tin vào tương lai Đơi mắt đó vẫn chứa chan tinh thần lạc quan Cách mạng ngay cả trong những phút khó khăn nhất của đời sống kháng chiến

Nam Cao đã phê phán nhiều biểu hiện khác nhau của tâm lý tiểu tư sản trong hoàn cảnh kháng chiến gian nan và đã xây dựng quan điểm, nhận thức đúng đắn phù hợp với lý tưởng tiến bộ của thời đại

2.2 THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI TỪ LÁY TRONG TRYỆN NGẮN NAM CAO

Trang 40

Từ láy trong truyện ngắn Nam Cao

sử dụng rất nhiều và có giá trị Nó giúp cho nhà văn có thể diễn tả ý nghĩa những trang văn của mình đồng thời tăng thêm giá trị nghệ thuật cho tác phẩm

Sau khi tiến hành khảo sát 12 truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, người viết thống kê được 632 từ láy Tần số sử dụng các xuất hiện kiểu từ láy trong truyện ngắn Nam Cao được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Láy đôi Láy

ba Láy tƣ Số lƣợt từ láy đƣợc sử dụng Láy hoàn toàn Láy bộ phận Láy phụ âm đầu Láy vần 141 357 120 1 15 937 22.2% 56.2% 18.9% 0.1% 2.5% Nhận xét:

Bảng thống kê, cho thấy Nam Cao sử dụng từ láy đôi là chủ yếu Trong hai dạng từ láy đôi, từ láy bộ phận được tác giả sử dụng nhiều hơn từ láy hoàn toàn (51% so với 15.04%) Đặc biệt là từ láy phụ âm đầu (chiếm 38%) Trong truyện ngắn Nam Cao, từ láy có các đặc điểm sau:

- Nam Cao sử dụng từ láy đôi phong phú, đa dạng, đầy đủ các loại - Nam Cao sử dụng từ láy có sự sáng tạo, độc đáo

Nhà văn Nam Cao đã vận dụng, khai thác một khối lượng từ láy khá lớn Hầu như trang viết nào cũng có sự góp mặt của từ láy, một số đoạn sử dụng từ láy hàng loạt và chủ yếu là từ láy đơi chúng góp phần tạo nên những trang độc đáo, đặc sắc của nhà văn

Ví dụ 1:

“Anh chàng có cái mặt trơng dơ dáng thật Mặt gì mà nặng chình chịch như

Ngày đăng: 07/07/2023, 00:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN