1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao

112 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

CÂU TỈNH LƯỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

TRƯƠNG PHI YẾN

Trang 2

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

CÂU TỈNH LƯỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Giảng viên hướng dẫn NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

Sinh viên thực hiện

TRƯƠNG PHI YẾN

Trang 3

cho chúng tôi trong suốt bốn năm học tập ở ngôi trường này Chúng tôi cũng xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về công lao của các thầy cô giảng dạy trong việc truyền đạt kiến thức chuyên ngành để chúng tôi có một nền tảng vững chắc

Kế đến, chúng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp, cảm ơn cơ đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ dạy cho chúng tôi trong suốt q trình nghiên cứu đề tài

Chúng tơi xin trân trọng cảm ơn cán bộ Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, cán bộ Thư viện TP Cần Thơ và Trường Đại học Võ Trường Toản đã nhiệt tình cung cấp nguồn tài liệu cần thiết cho chúng tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Sinh viên thực hiện

Trang 5

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Mục tiêu nghiên cứu 5

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ CÂU TỈNH LƯỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT 1.1 Câu tỉnh lược 7

1.1.1 Quan điểm của các tác giả về câu tỉnh lược 7

1.1 1 Quan điểm của Nguyễn Kim Thản 7

1.1 2 Quan điểm của Trần Ngọc Thêm 9

1.1 3 Quan điểm của Phan Mậu Cảnh 11

1.1 4 Quan điểm của Diệp Quang Ban 13

1.1.2 Nhận xét 15

1.2 Câu đặc biệt 17

1.2.1 Quan điểm của các tác giả về câu đặc biệt 17

1.2.1.1 Quan điểm của Nguyễn Kim Thản 17

1.2.1.2 Quan điểm của các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt 18

1.2.1.3 Quan điểm của Cao Xuân Hạo 19

1.2.1.4 Quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp 20

1.2.1.5 Quan điểm của Diệp Quang Ban 21

1.2.2 Nhận xét 25

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÂU TỈNH LƯỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAMCAO2.1 Vài nét về Nam Cao và truyện ngắn Nam Cao 26

2.1.1 Vài nét về Nam Cao 26

2.1.2 Vài nét về truyện ngắn Nam Cao 27

Trang 6

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CÂU TỈNH LƯỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

3.1 Giá trị sử dụng câu tỉnh lược 39

3.1.1 Giá trị sử dụng câu tỉnh lược dựa vào bối cảnh giao tiếp 39

3.1.2 Giá trị sử dụng câu tỉnh lược dựa vào văn cảnh 44

3.2 Giá trị sử dụng câu đặc biệt 50

3.2.1 Câu đặc biệt xác định, nhận định thời gian 50

3.2.2 Câu đặc biệt biểu thị cảm xúc 52

3.2.3 Câu đặc biệt biểu thị sự tồn tại sự vật 55

3.2.4 Câu đặc biệt dùng làm lời gọi 57

KẾT LUẬN

Trang 7

Dân gian ta thường nói: “Phong ba bão táp không bằng Ngữ pháp Việt Nam”

Bởi ngữ pháp là một lĩnh vực phức tạp của ngôn ngữ Khi bắt đầu cắp sách đến trường, chúng tôi đã được làm quen với môn học này theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp tùy theo mỗi cấp học Nhưng dù tiếp xúc ở mức độ nào thì chúng tơi cũng phải thừa nhận ngữ pháp Việt Nam ta thật phong phú và rất phức tạp

Trong suốt bốn năm gắn bó với giảng đường đại học, với đặc thù của ngành Văn học, chúng tôi đã được tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn ở hai lĩnh vực văn học và ngôn ngữ Trong khoảng thời gian này, chúng tơi đã có những suy nghĩ mới mẻ và thực sự thấm thía về sự phức tạp của ngữ pháp Việt Nam Chỉ đơn thuần là một lối so sánh, một câu nói bỏ lửng, một sự tách câu hay một câu khơng hồn chỉnh về mặt ngữ pháp là cả một nghệ thuật về sự phát ngơn Có đi sâu vào lĩnh vực ngôn ngữ học, đặc biệt là phần cú pháp thì ta mới thấy được đây quả thật là một lĩnh vực vô cùng hấp dẫn nhưng cũng có lắm sự rối rắm ẩn chứa bên trong Điển hình như câu tỉnh lược và câu đặc biệt

Chính vì sự phức tạp của hai loại câu này, chúng tôi đã chọn đề tài “Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao” để làm đề tài nghiên cứu trong

luận văn của mình Bằng tất cả niềm say mê, yêu thích và sự ham hiểu biết của mình, chúng tơi hy vọng qua luận văn này, có thể hiểu được sự vận dụng câu tỉnh lược và câu đặc biệt của Nam Cao trong việc sáng tác văn chương

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Đề tài “Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao” là một đề

tài mới Tuy nhiên, hiện tượng câu tỉnh lược và câu đặc biệt cũng như về tác giả và tác phẩm của Nam Cao thì đã có nhiều tài liệu nghiên cứu

Vấn đề câu trong tiếng Việt nói chung, câu tỉnh lược và câu đặc biệt nói riêng đã trở thành đề tài quen thuộc của nhiều nhà ngôn ngữ học Từ trước đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này Có thể nói rằng, hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Việt đều đề cập đến

Trang 8

đặc biệt

Về câu tỉnh lược, nhiều cơng trình nghiên cứu ngữ pháp đề cập đến như:

Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt (Nguyễn Kim Thản), Giáo trình tiếng Việt (tập 2) (Trịnh Mạnh - Nguyễn Huy Đàn), Ngữ pháp tiếng Việt (Uỷ ban KHXH Việt

Nam)…

Trong cơng trình Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Nguyễn Kim Thản cho rằng câu tỉnh lược “Là một loại câu mà người ta có thể dựa vào hồn cảnh mà khơi phục lại bộ mặt hồn cảnh của nó, khác với câu một thành phần” [23; tr.231]

Tác giả Nguyễn Kim Thản dành riêng một phần nói về trường hợp rút gọn câu, tác

giả quan niệm câu rút gọn (hay câu tỉnh lược) là “Những câu có thể dựa vào hồn cảnh sử dụng ngơn ngữ mà bớt đi một hay cả hai thành phần chủ yếu của câu” [23;

tr.610]

Tác giả Trịnh Mạnh - Nguyễn Huy Đàn cũng quan niệm trong Giáo trình tiếng Việt (tập hai) như sau: “Căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp chủ yếu là căn cứ vào cụm C-V; người ta có thể chia câu làm 3 loại: “Câu bình thường, câu rút gọn và câu đặc biệt” [19; tr.56] Theo ơng: “Câu bình thường là câu có đủ thành phần chính; câu rút gọn là câu ẩn bớt thành phần; câu đặc biệt là câu không xác định được thành phần Câu bình thường có câu đơn và câu ghép” [19; tr.57]

Trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm xem tất cả những

phát ngơn khơng hồn chỉnh về cấu trúc là ngữ trực thuộc Những phát ngơn tỉnh lược nịng cốt (trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) được gọi là ngữ trực thuộc tỉnh lược

Ông cho rằng: “Phép tỉnh lược mạnh thuộc phạm vi của hiện tượng tỉnh lược liên kết Có thể định nghĩa như sau: Phép tỉnh lược mạnh là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố làm thành phần nịng cốt, dựa vào sự có mặt của chúng trong chủ ngôn Ngữ trực thuộc bằng phép tỉnh lược gọi là ngữ trực thuộc tỉnh lược” [24; tr.220]

Trang 9

Trong bài viết Xung quanh kiểu phát ngôn tỉnh lược trong tiếng Việt, tác giả

Phan Mậu Cảnh cho rằng: “Phát ngôn tỉnh lược là một loại phát ngơn đơn phần, có đủ căn cứ để chuyển thành phát ngôn song phần, có sự phụ thuộc hoặc liên đới nhất định trong ngữ cảnh” [4; tr.17] Ông quan tâm hơn đến loại phát ngôn tỉnh lược chủ

ngữ ở hai trường hợp: chủ ngữ ở ngoài văn cảnh và trong văn cảnh

Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban cho rằng: “Tỉnh lược được hiểu là một bộ phận nào đó của câu lẽ ra phải có mặt trong câu, nhưng vì lí do nào đó nó được rút bỏ đi mà vẫn không làm ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa của câu đang xét” [3; tr.278] Tác giả đã chia câu tỉnh lược thành: tỉnh lược chủ ngữ, tỉnh

lược vị tố và tỉnh lược bổ tố

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định sự tồn tại của câu tỉnh lược trong ngữ pháp Việt Nam.Tuy nhiên, khái niệm, thuật ngữ định danh cho câu tỉnh lược vẫn chưa có sự thống nhất giữa các tác giả

Về câu đặc biệt, nhiều cơng trình bàn về vấn đề phân loại câu tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp ít nhiều đều đề cập đến loại câu này Chúng ta có thể kể đến một

số tác giả như: các tác giả của Ngữ pháp tiếng Việt (1983), Nguyễn Văn Hào, Diệp

Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Văn Hiệp,…

Các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt cho rằng: “Câu đơn đặc biệt là loại câu bao gồm nòng cốt đơn đặc biệt, tức nòng cốt một thành phần” [29; tr.187] Cơng trình

này bước đầu đã khái quát được một số trường hợp sử dụng câu đơn đặc biệt

Trong Tiếng Việt, tác giả Nguyễn Văn Hào (chủ biên) cũng chỉ mới đưa ra khái niệm về câu đặc biệt “Là câu đơn chỉ do một đơn vị ngữ pháp, một ngữ hay một liên hợp từ, ngữ tạo thành” [10; tr.297] Theo tác giả, nó phụ thuộc vào bối

cảnh giao tiếp và mục đích thông báo nếu tách rời sẽ mất tư cách câu

Tác giả Diệp Quang Ban trình bày trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2) khá chi

tiết về đặc điểm, các loại kiểu câu và các trường hợp sử dụng câu đơn đặc biệt Theo

Trang 10

Nhìn chung, vấn đề câu đặc biệt, tuy được các nhà Việt ngữ học rất quan tâm, có nhiều cơng trình đề cập nhưng cho đến nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến chưa thống nhất, khi đi vào thực tế của việc xác định, phân tích câu

Về tác giả Nam Cao, ông là một tác giả lớn trên văn đàn Tác phẩm của Nam Cao không chỉ để lại dấu ấn trong lòng người đọc mà còn là nguồn tư liệu phong phú để các thế hệ sau tìm tịi, nghiên cứu Vì thế, đã có khơng ít nhà nghiên cứu khảo sát về con người cũng như sự nghiệp sáng tác của ông như: Nguyễn Văn Hạnh, Hà Minh Đức, Vũ Tuấn Anh, Trần Ngọc Hưởng, Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Nguyễn,…

Trong quyển Tác giả trong nhà trường - Nam Cao có trích một bài viết Nam

Cao - Nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của Trần Đăng

Suyền, tác giả này khẳng định Nam Cao “Là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo” [20; tr.31]

Trong quyển Luận đề văn chương Nam Cao - Một đời người một đời văn, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Bằng những tác phẩm của mình, Nam Cao có phần đóng góp quan trọng bậc nhất vào sự phát triển ngôn ngữ văn xuôi dân tộc (…) Ngôn ngữ của ông phong phú, đầy sức sống Nam Cao sử dụng có chọn lọc một cách thích hợp tiếng địa phương, tiếng nghề nghiệp, cả tiếng “lóng” nữa trong tác phẩm của mình Vì thế, một mặt, ngơn ngữ của Nam Cao có tính chuẫn mực của ngơn ngữ văn học dân tộc; mặt khác, lại khơng rơi vào tình trạng “sách vở”, trau chuốt, do đó mà khơng nghèo nàn, thiếu sức sống như thứ ngôn ngữ mà ta có thể bắt gặp trong tác phẩm của một số nhà văn Tự lực văn đoàn So với nhà văn cùng thời, ngôn ngữ của Nam Cao, đến bây giờ nhìn lại là ngơn ngữ ít cũ đi nhất.” [9; tr

41]

Trang 11

dập trong những tâm trạng mâu thuẫn của nhân vật” [8; tr.246]

Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu chưa đi sâu vào hiện tượng câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao Do đó, luận văn này chỉ là sự thể nghiệm, tìm tịi ban đầu dựa trên một số tài liệu sẵn có, nhằm tìm hiểu sâu hơn về hai loại câu này trong truyện ngắn của Nam Cao

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở tìm hiểu lí thuyết về câu tỉnh lược và câu đặc biệt, luận văn tiến hành thống kê, phân loại câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn của Nam Cao Trên cơ sở đó, chúng tơi bước đầu thử vận dụng lý thuyết về câu tỉnh lược và câu đặc biệt vào việc tìm hiểu giá trị sử dụng của chúng trong truyện ngắn Nam Cao Qua đó, chúng tơi sẽ được củng cố, tích lũy thêm những kiến thức về ngữ pháp nói chung và về câu tỉnh lược, câu đặc biệt nói riêng Đặc biệt là sự vận dụng linh hoạt các loại câu nhằm để tạo hiệu quả biểu đạt trong tác phẩm Mặt khác, chúng tôi năng cao được năng lực phân tích và khám phá những giá trị nghệ thuật độc đáo trong truyện ngắn Nam Cao

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài này chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu câu tỉnh lược và câu đặc biệt (ở phạm trù câu đơn) trong truyện ngắn Nam Cao Luận văn đặt trọng tâm vào ba yêu cầu cơ bản: một là hệ thống một số vấn đề lý thuyết về câu tỉnh lược và câu đặc biệt từ một số cơng trình ngữ pháp học, hai là khảo sát các dạng thức câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong tác phẩm Nam Cao và ba là giá trị sử dụng câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn của Nam Cao

Tài liệu tham khảo là các cơng trình về ngữ pháp tiếng Việt, về phong cách học liên quan đến câu đặc biệt và câu tỉnh lược, một số tài liệu về tác giả, tác phẩm Nam Cao Trong điều kiện cho phép, luận văn khảo sát tổng cộng 37 truyện ngắn

của Nam Cao in trong Truyện ngắn Nam Cao - Tuyển tập những truyện ngắn hay

nhất của NXB Văn Học, 2012

5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 13

1.1 CÂU TỈNH LƢỢC

1.1.1 Quan điểm của một số tác giả về câu tỉnh lƣợc

Trong giao tiếp, việc tỉnh lược các thành phần câu trong những điều kiện cho phép là hiện tượng thường gặp và hầu như ngôn ngữ nào cũng có Biện pháp này diễn ra ở mọi đơn vị ngôn ngữ, nhất là trong nội bộ của câu và giữa các câu Đặc biệt nhất là tỉnh lược thành phần nòng cốt Các nhà ngơn ngữ có những kiến giải khác nhau về hiện tượng tỉnh lược này

1.1.1.1 Quan điểm của Nguyễn Kim Thản

Trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, tác giả cho rằng câu tiếng Việt có hai

loại: câu đơn giản và câu phức hợp Đến lượt câu đơn giản, Nguyễn Kim Thản chia thành hai loại: câu có thể chia thành phần (câu song phần và câu đơn phần) và câu không thể chia thành phần (câu danh xưng) Ngồi ra, tác giả cịn đề cập đến trường

hợp câu rút gọn Theo tác giả, câu rút gọn (hoặc câu tỉnh lược) là “những câu có thể dựa vào hồn cảnh sử dụng ngơn ngữ mà bớt đi một hay cả hai thành phần chủ yếu của câu” [23; tr.610] Tác giả nêu ra các dạng thức của câu rút gọn là:

1) Loại rút gọn thường gặp nhất là loại câu rút chủ ngữ:

+ Trong đối thoại thân mật, khi nói về ngôi thứ nhất hay khi hỏi đối phương (ngơi thứ hai)

Ví dụ:

Chưa về à?

+ Khi mình nói với mình hoặc dùng những động từ chỉ sự cầu khẩn để nói lên yêu cầu của mình

Ví dụ:

Mời chị vào công an với tôi

(Nguyễn Đình Thi)

+ Khi nói về hiện tượng thiên nhiên (rút chủ ngữ trời):

Ví dụ:

Mưa

Trang 14

Im! Khỏe lên!

(Nguyễn Cơng Hoan) + Khi đánh mắng:

Ví dụ:

Cứng cổ này! Khó bảo này!

(Nguyễn Công Hoan) + Khi câu nọ hàm tiếp với câu kia:

Ví dụ:

Anh cứ hát! Hết sức hát Gò ngực mà hát Há miệng to mà hát

(Nguyễn Công Hoan) 2) Loại câu rút gọn vị ngữ:

Mơ hình: S // Loại câu này được sử dụng ít hơn Đó là một trong những lý do bộ phận vị ngữ quan trọng hơn cả

+ Vị ngữ có thể bị rút gọn khi người ta trả lời câu hỏi, trong đó bộ phận chủ

ngữ là đại từ nghi vấn: ai…gì,…nào

Ví dụ:

- Ai viết đây? - Tôi

+ Khi có ý so sánh và đoạn câu hay câu thứ hai là câu phủ định thì có thể bớt vị ngữ

Ví dụ:

• Anh ấy đói cịn tơi thì không

• Họ chẳng có một tí gì Đồ đạc khơng Hịm xiểng không

(Nam Cao) 3) Loại câu rút gọn chủ - vị:

Hai thành phần chủ yếu của câu có thể rút gọn

+ Khi người ta trả lời trong đó đại từ nghi vấn làm thành phần thứ yếu của câu (trạng ngữ) hay từ tố (bổ tố, định tố)

Ví dụ:

Trang 15

+ Khi câu đối thoại hàm tiếp với câu trên cũng có thể rút gọn cả hai thành phần chủ yếu: Ví dụ: - …đã có cách khác? - Cách gì kia? (Học Phi)

Theo tác giả, câu rút gọn (tỉnh lược) phân biệt với câu đơn phần (vốn chỉ có vị ngữ và khơng có chủ ngữ) và câu danh xưng (chỉ có thể từ nói lên sự vật và khơng thể nào gọi đó là thành phần gì cả)

1.1.1.2 Quan điểm của Trần Ngọc Thêm

Trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Phép tỉnh lược mạnh thuộc phạm vi của hiện tượng tỉnh lược liên kết Có thể định nghĩa như sau: Phép tỉnh lược mạnh là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố làm thành phần nòng cốt, dựa vào sự có mặt của chúng trong chủ ngơn Ngữ trực thuộc bằng phép tỉnh lược gọi là ngữ trực thuộc tỉnh lược” [24; tr.220] Theo ông, khi xét những kiểu tỉnh lược đơn khi

lược tố chỉ gồm một thành phần nịng cốt, có thể có những hiện tượng tỉnh lược sau: 1) Tỉnh lược trạng ngữ (Ø = Tr)

Sự vắng mặt của trạng ngữ chỉ mang chức năng liên kết tỉnh lược mạnh ở các ngữ trực thuộc xây dựng theo nịng cốt tồn tại, vì chỉ có ở kiểu này, trạng ngữ mới làm thành phần nòng cốt

Ví dụ:

Chỉ có những chỗ khơng ai ngờ mới có đị ngang sang sơng Ø Có lối tắt vịng sau lưng phủ Hồi ra đầu ơ Và Ø có hàng quán

(Quê nhà – Tơ Hồi)

Ngữ trực thuộc có liên kết tỉnh lược kiểu này có thể gọi là ngữ trực thuộc tỉnh lược trạng ngữ

2) Tỉnh lược chủ ngữ (Ø = C)

Trang 16

bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm

(Báo cáo chính trị tại Đại hội II, 2-1951 – Hồ Chí Minh) • Ơng có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở quê nhà Vậy thì chính là một người giàu đứt đi rồi

(Sao lại thế này – Nam Cao)

Những ngữ trực thuộc có liên kết kiểu đang xét có thể gọi là ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ

3) Tỉnh lược vị ngữ (Ø = V)

Trong phân đoạn cấu trúc thì vị ngữ thuộc phần thuyết; cịn trong phân đoạn thơng báo thì trong phần lớn trường hợp, nó cũng thuộc phần thông báo, là cái mới của phát ngơn Chính vì vậy mà kiểu tỉnh lược vị ngữ rất ít gặp: Trong khi kiểu tỉnh lược chủ ngữ chiếm tới 62% thì kiểu tỉnh lược vị ngữ chỉ chiếm có 3%, cịn lại là các kiểu tỉnh lược khác

Cả bốn kiểu cấu trúc nòng cốt đều chứa vị ngữ, do vậy hiện tượng tỉnh lược vị ngữ có thể xảy ra ở bốn kiểu nịng cốt Tuy nhiên, trên thực tế nó chỉ phổ biến ở các ngữ trực thuộc xây dựng theo nòng cốt đặc trưng Trong trường hợp này, thành phần nòng cốt còn lại là chủ ngữ Ngồi ra, cịn có thể có những thành phần phụ khác nếu chúng thuộc phần thơng báo Khi đó, giữa chủ ngữ với các thành phần phụ này thường có dấu phẩy (hoặc dấu ngang nối), đây là một hình thức đánh dấu vị ngữ tỉnh lược

Ví dụ:

Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của nhà hát lớn, sân khấu, người xem Tôi, đến vợ con

(Ở rừng – Nam Cao)

Nếu các thành phần phụ cũng thuộc phần nêu thì chúng có thể tỉnh lược cùng với vị ngữ Khi đó, chủ ngữ sẽ là thành phần duy nhất còn lại trong ngữ trực thuộc Trong trường hợp này, thường có những yếu tố phụ đi kèm và đứng ở vị trí đầu Yếu tố đó có thể là từ nối

Trang 17

Hoặc có thể là phó từ xác định (phổ biến nhất là cả chỉ sự bổ xung)

Ví dụ:

Nghĩa về đến cửa Cả bà Xuất với Ngát và Đề Cụt Ø

(Q nhà – Tơ Hồi)

(Tất nhiên là ngược lại không đúng: không phải mọi ngữ trực thuộc bắt đầu

bằng cả đều thuộc loại này)

Hiện tượng tỉnh lược vị ngữ ở các ngữ trực thuộc xây dựng theo nòng cốt quan hệ và nòng cốt tồn tại cũng có thể gặp, nhưng khơng nhiều

Ví dụ:

Trên dãy ghế hạng nhất, có chừng hai ba chục người Hạng nhì Ø đơng hơn Hạng ba Ø đông hơn nữa

(Đào kép mới – Nguyễn Công Hoan)

Đối với nòng cốt qua lại, việc tỉnh lược vị ngữ lại càng ít gặp Ở kiểu tỉnh lược vị ngữ này, lược tố luôn luôn đồng chức năng với chủ tố Các ngữ trực thuộc liên kết bằng phép tỉnh lược mạnh kiểu đang xét gọi là ngữ trực thuộc vị ngữ

1.1.1.3 Quan điểm của Phan Mậu Cảnh

Trong Xung quanh kiểu phát ngôn tỉnh lược trong tiếng Việt, tác giả Phan Mậu Cảnh cho rằng “phát ngôn tỉnh lược là một loại phát ngôn đơn phần, có đủ căn cứ để chuyển thành phát ngơn song phần, có sự phụ thuộc hoặc liên đới nhất định trong ngữ cảnh” [4; tr.17]

Căn cứ vào lược tố (thành phần tỉnh lược) và ngữ cảnh xuất hiện của phát ngôn để phân chia kiểu phát ngôn tỉnh lược Kết quả tổng hợp các kiểu phát ngôn tỉnh lược được tác giả thể hiện qua bảng tổng kết sau: [4; tr.18]

KIỂU PHÁT NGÔN TỈNH LƯỢC

Trang 18

PHÁT NGÔN TỈNH LƯỢC CHỦ NGỮ PHÁT NGƠN KHUYẾT CHỦ NGỮ • Chết rồi à? • Hết thở rồi!! ứng xử Chủ ngữ hiểu ngầm trong bối cảnh Ví dụ:

Trang 19

1.2.1.4 Quan điểm của Diệp Quang Ban

Trong Ngữ pháp tiếng Việt (2005), Diệp Quang Ban cho rằng câu tỉnh lược có

các loại sau:

1) Câu tỉnh lược chủ ngữ:

Câu tỉnh lược chủ ngữ là câu đơn hai thành phần, chủ ngữ trong câu vắng mặt và không được nhắc đến trong hoàn cảnh từ ngữ xung quanh câu ấy, những kiểu câu này vẫn có ít nhiều tính tự lập.Trong câu tiếng Việt thường gặp một số câu tỉnh lược chủ ngữ sau đây:

+ Câu tỉnh lược chủ ngữ là câu cầu khiến: là “câu mà chủ ngữ trong đó bao giờ cũng là người tiếp nhận câu nói Sắc thái cầu khiến biểu lộ rõ hơn khi trong câu không dùng yếu tố làm chủ ngữ” [3; tr.280-281]

Ví dụ:

Bác chờ cho một lát ạ! (Kính trọng)

+ Câu tỉnh lược chứa các từ chỉ khả năng, chỉ sự cần thiết: có thể, cần, nên, phải…

Ví dụ:

Tóm lại là phải học, phải học tập vốn văn hóa, văn nghệ của dân tộc ta và của thế giới

(Phạm Văn Đồng)

Trang 20

+ Câu tỉnh lược chủ ngữ là tục ngữ hay các câu nói về những chân lý phổ biến, tập tục phổ biến: thường hoặc có tính chất nhân xưng chung, hoặc có tính nhân xưng bất định

Ví dụ:

Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây

(Tục ngữ)

+ Câu tỉnh lược chủ ngữ là lời cầu chúc, cầu mong, lời chào, là lời chính người nói dùng bộc lộ thái độ của mình với người nghe

Ví dụ:

• Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do

(Hồ Chí Minh)

• Chúc các đồng chí thu nhiều thành tích trong cơng tác văn hóa và ln phấn khởi, vui vẻ

(Phạm Văn Đồng)

+ Câu tỉnh lược chủ ngữ dùng làm câu mở đầu và chuyển ý Ví dụ:

Xin kể với các đồng chí một chuyện nữa

(Phạm Văn Đồng)

+ Câu tỉnh lược chủ ngữ dùng khi nói một mình: khi mình tự nói với mình về bản thân hay về ai, về cái gì đó

Ví dụ:

Thế là đi cả rồi

+ Câu tỉnh lược chủ ngữ chứa động từ cảm nhận: thấy, nghe dùng để tạo nhân

xưng chung, tính phổ biến đối với mọi người Ví dụ:

Bước vào khỏi cổng thơn Đồi, đã thấy nhà ơng Nghị Quế

(Ngô Tất Tố) + Câu tỉnh lược dùng trong liệt kê

Trang 21

1) Nâng cao tư tưởng, nâng cao trình độ giác ngộ, nâng cao nhiệt tình xã hội chủ nghĩa, nâng cao tình cảm xã hội chủ nghĩa (vì văn hóa, văn nghệ phải có tình cảm hơn các ngành khác)

2) Liên hệ rất mật thiết với quần chúng, sống một đời sống quần chúng, thông cảm với phong trào quần chúng

3) Vấn đề nghiệp vụ cơng tác: Có hai mặt trên tức là có nguồn gốc rồi, nhưng khơng có nghiệp vụ thì cũng khơng thể được

(Phạm Văn Đồng)

+ Câu tỉnh lược chủ ngữ là “câu nêu sự kiện”

Ví dụ:

Hôm qua, 27-3-1982, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội, khai mạc trọng thể Đai hội lần thứ năm của Đảng

(Báo) 2) Câu tỉnh lược vị tố:

“Vị tố của tiếng Việt được làm thành từ động từ hoặc tính từ và có các hư từ quây quần chung quanh chúng” [3; tr.403]

Ví dụ:

Tiếng hát ngừng Cả tiếng cười

(Nam Cao) 3) Câu tỉnh lược bổ ngữ:

Ví dụ:

Hắn tự nói rồi tự trả lời: vì có ai nấu (o) cho ăn đâu? Mà còn ai nấu (o) cho mà ăn nữa!

(Nam Cao)

1.1.2 Nhận xét

Trang 22

đồng sở chỉ) Các yếu tố đó được xác lập và hiểu được qua liên tưởng nhờ ngữ cảnh - Câu tỉnh lược có cấu tạo khơng hoàn chỉnh, trên bề mặt chỉ có một thành phần hiện hữu, nhưng có đủ căn cứ chuyển thành câu song phần

- Điều kiện tỉnh lược, hay khôi phục bộ phận tỉnh lược cũng như căn cứ để hiểu được nội dung câu tỉnh lược là bối cảnh hay văn cảnh tồn tại của câu tỉnh lược

Các tác giả thường đề cập ở ba dạng thức tỉnh lược sau: 1) Tỉnh lược chủ ngữ:

Loại này thường có dạng biểu hiện là một vị từ hay cụm vị từ Bằng thao tác thay thế, đối chiếu có thể phục hồi trở lại dạng đầy đủ Có các trường hợp sau:

+ Tỉnh lược và xác định chủ ngữ nhờ bối cảnh:

Trong hội thoại, trong câu mệnh lệnh, câu dùng để chúc tụng, cầu mong, chào mời, thể hiện trạng thái cảm xúc Khi đó, chủ ngữ là chủ thể phát ngơn, hoặc là nhân vật đang đối thoại, hay đang được nói đến

Câu khẩu hiệu, chỉ thị, lời hướng dẫn, tục ngữ, ca dao Khi đó chủ ngữ có thể xác định, có thể phiếm định

+ Tỉnh lược và xác định chủ ngữ dựa vào văn cảnh Trong trường hợp này, tỉnh lược chủ ngữ có giá trị đúng khơng gây sự mờ nghĩa, sự nhầm lẫn giữa các đối tượng Và khi khôi phục chủ ngữ, vị từ hay cụm vị từ hiện diện giữ vai trị, vị trí của vị ngữ

2) Tỉnh lược vị ngữ:

Loại này thường có dạng biểu hiện là danh từ hay cụm danh từ Bằng thao tác thay thế, đối chiếu, có thể phục hồi lại dạng đầy đủ Có hai trường hợp:

+ Tỉnh lược và xác định vị ngữ nhờ bối cảnh (trong hội thoại)

+ Tỉnh lược và xác định vị ngữ dựa vào văn cảnh Tỉnh lược vị ngữ chỉ có giá trị đúng khi ta khôi phục vị ngữ, danh từ hay cụm danh từ hiện diện giữ vai trò và vị trí chủ ngữ của câu

3) Tỉnh lược chủ - vị (C-V):

Loại này thường có dạng biểu hiện là một từ/ngữ giữ vai trò một thành phần phụ của câu khi được phục hồi lại ở dạng đầy đủ Có 2 trường hợp:

Trang 23

1.2.1 Quan điểm của một số tác giả về câu đặc biệt

1.2.1.1 Quan điểm của Nguyễn Kim Thản

Trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, khi đề cập đến câu đơn giản không thể chia thành phần, tác giả gọi đó là câu danh xưng Theo ông, câu danh xưng là “loại câu trong đó chỉ có một thể từ nói lên sự vật và khơng thể nào gọi đó là thành phần gì cả” [23; tr.580] Câu danh xưng thường thấy trong những trường hợp sau đây:

1) Tên các địa điểm, cơ quan, xí nghiệp hay bộ phận của những cơ quan, xí nghiệp ấy

Ví dụ:

• Bộ ngoại giao • Văn phịng

2) Tên các tác phẩm văn hóa (tên sách, báo, bài văn, bản nhạc, tranh…) Ví dụ:

• Xung kích

• Hai thằng khốn nạn

(Nguyễn Công Hoan)

3) Lời mắng mỏ, chê bai: Ví dụ:

Hai vợ chồng gì!

(Nam Cao)

4) Lời hỏi vặn, có ý ngạc nhiên hay khơng đồng tình: Ví dụ:

Giời nào? Đất nào?

5) Lời kêu khi một sự vật xuất hiện:

Ví dụ:

Tàu bay! Tàu bay!

(Nguyễn Đình Thi) 6) Lời gọi:

Ví dụ:

Trang 24

(Nguyễn Đình Thi) 7) Tiếng tượng thanh và thán từ:

Ví dụ:

Nào, nào!

Trong các tác phẩm văn học, nhất là trong các kịch bản, nhật ký hay phóng sự, cũng có dùng những câu danh xưng này

Ví dụ:

Chân đèo Mã Phục

(Nam Cao)

Những câu này có tác dụng biểu thị thời gian, địa điểm Những câu này cũng có kiến trúc liên hợp

Ví dụ:

Năm hôm, mười hôm…Rồi nửa tháng, lại một tháng

(Nguyễn Công Hoan)

1.2.1.2 Quan điểm của các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt

Trong Ngữ pháp tiếng Việt (1983), các tác giả cho rằng: Một câu đơn thì có

một nịng cốt đơn, nịng cốt đơn đầy đủ là một cấu trúc Đ – T (Đề - Thuyết) Câu

đơn đặc biệt là “loại câu bao gồm nòng cốt đơn đặc biệt, tức nòng cốt một thành phần” [29; tr.187] Loại câu này do một từ, một ngữ tạo nên

Ví dụ:

• Ơi!

• Buồn q!

Có những trường hợp sử dụng cụ thể sau:

1) Câu đơn đặc biệt xác định trạng thái tồn tại của sự vật:

+ Thành phần duy nhất của nòng cốt đơn đặc biệt là một động ngữ do tiểu loại động từ tồn tại đảm nhiệm

Ví dụ:

• Đang cịn tiền • Có bóng người

Trang 25

Ví dụ:

Đã đến hè rồi!

2) Câu đơn đặc biệt biểu thị một sự đánh giá về sự vật Thành phần duy nhất

của nịng cốt thường thuộc từ loại tính từ

Ví dụ:

• Giỏi thật!

• Mưa rơi Buồn lắm

3) Câu đơn đặc biệt xác định thời gian, nơi chốn, cảnh tượng, sự kiện Thành

phần duy nhất của nòng cốt thuộc từ loại danh từ

Ví dụ:

Đằng xa đã hiện ra ánh đèn Hà Nội!

4) Câu đơn đặc biệt liệt kê sự vật Thành phần duy nhất của nòng cốt thuộc từ

loại danh từ

Ví dụ:

Đám người nhốn nháo lên Tiếng reo Tiếng vỗ tay

(Nam Cao)

1.2.1.3 Quan điểm của Cao Xuân Hạo

Khi xem xét kiểu câu do một từ, ngữ tạo thành mà khơng có cấu trúc Đ-T, ơng

gọi đó là câu đặc biệt Ông phân biệt “câu một phần chỉ có phần thuyết, phần đề khơng được thể hiện ở bề mặt, trong khi câu đặc biệt có cấu trúc của một ngữ khơng thể coi là đề hay thuyết vì nó khơng biểu thị ở sở thuyết hay sở đề của mệnh đề nào”

[11; tr.83]

Theo tác giả, những câu đặc biệt là những câu khơng phản ánh một mệnh đề, khơng có cấu trúc Đ-T Tác giả nêu lên những kiểu câu đặc biệt sau đây:

1) Thán từ:

Thán từ là những “từ - câu”, những từ tự nó làm thành một câu trọn vẹn, và

không thể kết hợp với bất kì từ nào khác với tư cách là một ngữ đoạn có quan hệ ngữ pháp với từ ấy

Ví dụ:

• Ái đau! • Chao ơi!

Trang 26

Đó là những tiếng gọi, hoặc khơng dùng đến tên đối tượng, như Ê!, Hú-u-ù!, Này!, hoặc có dùng đến tên gọi (tên riêng hay danh từ chung) của đối tượng, có hoặc khơng kèm theo một hơ từ như ơi, à, này, ạ, đặt ở phía sau tên gọi, hay một vị từ ngôn hành như thưa, bẩm, báo cáo đặt ở trước tên gọi

Ví dụ:

Anh này!

Có thể xếp ln vào các từ - câu những từ tượng thanh được dùng một mình thành một câu

Ví dụ:

- Rắc! – Cái xà đã gãy

3) Các tiêu đề:

Các tiêu đề thường là những danh ngữ, tên riêng hoặc những vị ngữ Ví dụ:

• Tạp chí văn học • Hà Nội mới • Cịn lại một mình

1.2.1.4 Quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp

Trong quyển Cú pháp tiếng Việt, tác giả cho rằng: “Câu đặc biệt được hiểu là câu khơng có thành phần theo cấu trúc cú pháp cơ bản” [13; tr.370] “Câu đặc biệt là câu khơng thể được phân tích thành chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ…” [13; tr.376] Và

tác giả phân loại câu đặc biệt như sau: 1) Phân loại theo ngữ nghĩa

Nếu phân loại câu đặc biệt theo ngữ nghĩa, có thể nêu ra các loại sau: + Câu bộc lộ tình trạng tâm sinh lí một cách trực tiếp

Ví dụ:

Ối giời ơi!

+ Câu tượng thanh Ví dụ:

Cốp Cốp Cốp

+ Câu giới thiệu cảnh huống Ví dụ:

Trang 27

+ Câu hơ gọi Ví dụ:

Tắc xi!

+ Câu bộc lộ cảm xúc – đánh giá Ví dụ:

Con với cái!

2) Phân loại theo mức độ điển hình của câu đặc biệt

Nếu phân loại câu đặc biệt theo mức độ điển hình, ta sẽ có các loại sau (xếp theo mức độ điển hình giảm dần):

+ Câu tượng thanh và câu cảm thán Ví dụ:

• Đùng! Oành! • Ối!

+ Câu ca thán về tên gọi Ví dụ:

Đường với sá!

+ Câu hô gọi và giới thiệu cảnh huống Ví dụ:

Sài Gòn

+ Câu cảm xúc – đánh giá Ví dụ:

Đồ khốn nạn!

+ Câu đánh giá sự kiện Ví dụ:

Tốt quá!

1.2.1.5 Quan điểm của Diệp Quang Ban

Trang 28

khác, hơn nữa, trong nó khơng cần và khơng thể xác định đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ Mặt khác tồn tại trong hồn cảnh sử dụng của mình, câu đơn đặc biệt tự nó đủ cho người ta hiểu nó, đây là chổ câu đơn đặc biệt khác với câu đơn hai thành phần vắng chủ ngữ hay vị ngữ” [2; tr.153] Theo ơng, câu đơn đặc biệt có thể chia ra hai

kiểu lớn sau:

1) Câu đơn đặc biệt - danh từ:

Câu đơn đặc biệt - danh từ là loại câu “có trung tâm cú pháp chính là danh từ, hoặc cụm danh từ (đẳng lập và chính phụ)” [2; tr.155]

Ví dụ:

Nước! (Lời người ốm gọi)

Ý nghĩa khái quát nhất của câu đặc biệt – danh từ là chỉ sự tồn tại hiển hiện của vật, nêu lên sự vật, hiện tượng đang bày ra trước mắt hay xuất hiện tại thời điểm đó Câu đặc biệt – danh từ thường được dùng trong những trường hợp sau:

+ Miêu tả sự tồn tại hiển hiện, sự xuất hiện của vật, hiện tượng, nêu hồn cảnh khơng gian, thời gian, xác nhận sự hiện diện của một cảm xúc… nhằm đưa người đọc vào cương vị người chứng kiến, nhằm làm sống lại những sự vật, cảm xúc… ấy + Nêu sự hiện diện của các hiện tượng thiên nhiên mà trong nhiều trường hợp được dùng làm cái hoàn cảnh nền cho sự kiện khác nêu trong những câu xung quanh

+ Dùng làm câu cảm thán để xác nhận một hiện trạng tâm lý, để nói lên thái độ đánh giá hay tâm trạng hiện hữu liên quan đến vật, hiện tượng được gọi tên bằng danh từ trong câu, hoặc để gọi tên vật như một nhu cầu tâm lý, sinh lý

+ Dùng làm lời gọi

+ Dùng làm biển đề tên các cơ quan, địa điểm… cần cho người ta biết, tên các báo, tạp chí, sách…

+ Dùng nêu tên thời gian, miền đất, cảnh vật… trong nhật ký, kịch bản, phóng sự…

2) Câu đặc biệt – vị từ:

Câu đặc biệt - vị từ là loại câu “có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ hay cụm động từ, cụm tính từ (đẳng lập hay chính phụ)” [2; tr.156]

Trang 29

Im lặng quá

(Nam Cao)

Câu đặc biệt – vị từ thường được dùng với các ý nghĩa khái quát sau đây: + Chỉ sự tồn tại hiểu hiện, sự xuất hiện của sự kiện: Câu đặc biệt – vị từ cũng có ý nghĩa tồn tại hiển hiện, ý nghĩa xuất hiện, tức là nêu lên sự kiện đang bày ra, vừa xuất hiện trước mắt, đưa người đọc, người nghe đến với sự kiện như người ta đang chứng kiến

Ví dụ:

Cháy nhà!

+ Chỉ sự tồn tại khái quát: Khi vị từ là những từ chuyên dụng với ý nghĩa tồn

tại như: cịn, có… những tính từ chỉ lượng như: nhiều, ít… và được tạo theo khuôn “vị từ + danh từ” khơng kèm yếu tố ngơn ngữ chỉ vị trí, thì câu mang ý nghĩa tồn tại

một cách khái qt, khơng cụ thể, chỉ nói chung chung về sự tồn tại của vật Ví dụ:

Nhiều sao quá

(Nguyễn Đình Thi)

+ Chỉ sự tồn tại định vị: Câu đặc biệt – vị từ chỉ sự tồn tại định vị là câu có

khn hình chung “Giới ngữ chỉ khơng gian + vị từ + danh từ”

Diệp Quang Ban cho rằng tại vị trí có thể xuất hiện 5 lớp con sau đây:

• Những từ chuyên dụng với ý nghĩa tồn tại như: có, cịn…

Ví dụ:

Có lọ hoa trên bàn

• Những từ tượng thanh, tượng hình như: róc rách, lục sục, lác đác, lốm đốm, lom khom

Ví dụ:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

(Bà Huyện Thanh Quan)

• Những tính từ chỉ lượng như: nhiều, ít, động, đầy, vắng, thưa…

Ví dụ:

Ngoài đường phố rất đơng người

• Những từ chỉ trạng thái tỉnh như: ngồi, mọc (= “đang có”)…

Trang 30

Cạnh bờ rào mọc một cây chanh

• Những từ vốn là động từ ngoại động chuyển thành động từ chỉ trạng thái, tư

thế tồn tại như: trồng, bày, đặt, để, treo, kết…

Ví dụ:

Trước sân trồng 2 cây cam

+ Chỉ sự xuất hiện và tiêu biến (biến hiện): có khn hình “trạng ngữ khơng gian/thời gian + vị từ + danh từ” Tại vị trí vị từ là những động từ chỉ sự xuất hiện, sự tiêu biến, một số động từ dời chuyển (đi, chạy, ló, nhơ…), từ chỉ âm thanh và từ

tượng hình… thích hợp Ví dụ:

Từ dưới nước nhô lên một cánh tay

Như vậy, câu đặc biệt – vị từ chun dụng chỉ sự biến hiện có chung khn hình khái quát với câu đặc biệt tồn tại định vị, chỗ khác chỉ là cùng với trạng ngữ không gian cịn có thể xuất hiện trạng ngữ thời gian

Với bốn kiểu ý nghĩa khái quát nêu trên (ý nghĩa tồn tại hiển hiện, ý nghĩa tồn tại khái quát, ý nghĩa tồn tại định vị, ý nghĩa biến hiện) câu đặc biệt – vị từ thường được dùng trong những trường hợp sau đây:

• Miêu tả sự tồn tại hiển hiện, sự xuất hiện của sự kiện, xác nhận sự hiện diện của trạng thái… nhằm làm sống lại hành động, trạng thái, làm cho chúng có vẻ như đang diển ra trước mắt người đọc, người nghe

• Miêu tả sự kiện như bức tranh tỉnh vật (nhất là với kiểu ý nghĩa tồn tại định vị)

Ví dụ:

Trên bàn bày lọ hoa

Hoặc ghi lại sự kiện như cố định hoạt động sống trong bức ảnh chụp: Ví dụ:

Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà

(Nguyễn Du) • Ghi lại sự xuất hiện và tiêu biến của sự vật (thường bất ngờ)

• Nêu sự kiện có thể cấp thời xảy ra để cảnh báo người nghe có nguy cơ lâm vào tình trạng đó

Trang 31

Vỡ bát!

• Dùng làm câu cảm thán • Dùng làm lời gọi đáp

1.2.2 Nhận xét

Nhìn chung, đã có nhiều tác giả đề cập về câu đặc biệt, song vấn đề vẫn còn rất phức tạp, nổi bật là phạm vi, ranh giới câu đặc biệt và những loại câu khác Tuy nhiên, các tác giả đều có chung điểm nhìn về đặc điểm của câu đặc biệt Đó là câu đặc biệt có cấu tạo khơng hồn chỉnh, câu không được xây dựng từ hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ, mà chỉ được xây dựng bởi một từ, một ngữ, không xác định được thành phần chủ ngữ, vị ngữ

Về việc phân loại câu đặc biệt, có thể thấy có hai giải pháp sau:

1) Phân loại theo từ loại làm nòng cốt câu Theo đó, chúng ta có câu đặc biệt vị từ và câu đặc biệt danh từ (Diệp Quang Ban)

2) Phân loại theo ý nghĩa và tác dụng Theo đó, chúng ta có câu đặc biệt xác định trạng thái tồn tại của sự vật, câu đặc biệt biểu thị một sự đánh giá về sự vật, câu đặc biệt xác định thời gian, nơi chốn, cảnh tượng, sự kiện, câu đặc biệt liệt kê sự

vật (Các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt)

Với tình hình phức tạp trên, chúng tơi tạm thời quan niệm câu đặc biệt xét về ý nghĩa và tác dụng dùng trong các trường hợp sau:

- Thông báo hay liệt kê sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, trạng thái… - Xác định thời gian, nơi chốn

- Biểu thị cảm xúc (lời mắng mỏ, chê bai, lời than, sự ngạc nhiên, sự đau khổ…)

- Biểu thị lời gọi đáp

- Mô phỏng âm thanh của sự vật, hiện tượng

Trang 32

Chƣơng 2

KHẢO SÁT CÂU TỈNH LƢỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

2.1 VÀI NÉT VỀ NAM CAO VÀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO 2.1.1 Vài nét về Nam Cao

Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nơng dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hịa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác Sau hơn ba năm, vì ốm đau, ơng phải trở về q Sau đó, ơng dạy học ở một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội Nhưng cuộc đời

“giáo khổ trường tư” đó cũng khơng n: qn Nhật vào Đơng Dương, trường đóng

cửa, ơng phải sống chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư Đầu năm 1943, ơng tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê rồi tham gia khởi nghĩa (tháng 8 – 1945) ở phủ Lí Nhân Năm 1946, với tư cách là phóng viên mặt trận, ơng có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ Mùa thu năm 1947, ông lên Việt Bắc làm cơng tác báo chí, tun truyền phục vụ kháng chiến; năm 1950, ông tham gia chiến dịch Biên giới Tháng 11 – 1951, trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại

Con người Nam Cao nhìn bề ngồi có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói (ơng tự chế

giễu mình là có “cái mặt khơng chơi được”), nhưng đời sống nội tâm lại rất phong

phú, ln ln sơi sục, có khi căng thẳng Bình sinh, Nam Cao thường day dứt, hối hận, lấy làm xấu hổ về những việc làm, những ý nghĩ mà ông tự thấy là tầm thường

của mình Người trí thức “trung thực vô ngần” ấy luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thốt khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát vươn tới “tâm hồn trong sạch và mơ ước tới cảnh sống, những con người thật đẹp” Giá trị to lớn

của sáng tác Nam Cao , nhất là những tác phẩm viết về người trí thức nghèo, gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, âm thầm mà quyết liệt trong suốt cuộc đời cầm bút của ơng

Nam Cao là người có tấm lịng thật đơn hậu, chan chứa u thương Ơng gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với q hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh

Trang 33

đáng gọi là người” (Đời thừa) Đó chính là một trong những lí do dẫn Nam Cao đến với con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh” và tạo nên những tác phẩm thấm

đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc

Cuộc đời lao động sáng tác nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo và sự hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của Nam Cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính Năm 1996, Nam Cao đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

2.1.2 Vài nét về truyện ngắn Nam Cao

Về nội dung truyện ngắn của Nam Cao, có thể dễ dàng nhận thấy Nam Cao tập

trung vào hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo

Ở đề tài người trí thức, đáng chú ý là các truyện ngắn Giăng sáng, Đời thừa, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt…Trong những tác phẩm này, Nam Cao đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ, những “giáo khổ trường tư”, những nhà

văn nghèo, những viên chức nhỏ, qua đó đặt ra những vấn đề có tầm triết luận sâu sắc, có ý nghĩa to lớn, vượt khỏi phạm vi của đề tài Họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hồi bão, có tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và

hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “chết mòn”, phải sống như “một kẻ vơ ích, một người thừa” Tập trung miêu tả và phân tích tình trạng “sống mịn” hay “chết mịn”

của con người, Nam Cao đã phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời, thể hiện niềm khao khát một lẽ sống lớn, khao khát một cuộc sống sâu sắc, có ích và thực sự có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người

Không chỉ thành cơng trong sáng tác viết về trí thức, Nam Cao còn là cây bút xuất sắc về đề tài người nơng dân Ơng để lại chừng hai chục truyện ngắn viết về cuộc sống tăm tối, số phần bi thảm của người nông dân; tiêu biểu là các tác phẩm:

Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh, Điếu văn, Trẻ con khơng được ăn thịt chó, Tư cách mỏ, Nửa đêm; trong đó, Chí Phèo xứng đáng là một kiệt tác Viết về đề tài này, Nam Cao đã dựng lên một bức

Trang 34

những con người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm Họ càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị trà đạp tàn nhẫn, phũ phàng Ông đặc biệt đi sâu vào tình cảnh và số phận những con người bị đày đọa vào cảnh nghèo khổ, cùng đường, bị hắt hủi,

lăng nhục một cách tàn nhẫn, bất cơng (Chí Phèo, Một bữa no, Tư cách mỏ, Lang Rận, Nửa đêm,…) Viết về hiện tượng người nông dân bị đẩy vào tình trạng tha hóa,

lưu manh hóa, Nam Cao đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đã hủy hoại nhân tính của những con người bản chất vốn hiền lành Nhà văn không hề bôi nhọ người nông dân mà trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập, cướp mất cả nhân hình, nhân tính

Có thể nói, dù viết về người nơng dân hay về người trí thức, vượt lên trên ý nghĩa cụ thể của đề tài, sáng tác của Nam Cao luôn chứa đựng một nội dung triết học sâu sắc, có khả năng khái quát những quy luật chung của đời sống như vật chất và ý thức, hồn cảnh và con người, mơi trường và tính cách,…Nam Cao ln trăn trở về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người, luôn day dứt tới mức đau đớn trước tình trạng xã hội vô nhân đạo đã đài đọa con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mịn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ; đồng thời cũng đau đớn vơ hạn trước tình trạng con người bị xói mịn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính

Về nghệ thuật, truyện ngắn Nam Cao không dài Trừ một vài truyện chứa một

dung lượng lớn, muốn vươn đến giới hạn của truyện vừa như Chí Phèo, Nửa đêm,

cịn thì chỉ dăm trang Số trang ngắn, lượng chữ ít, nên tình huống truyện thật cô

gọn, nguyên tắc tiết kiệm được Nam Cao vận dụng tối đa

Cấu trúc truyện ngắn Nam Cao có nhiều nét lạ và mới mẽ so với truyện ngắn

trước đó và đương thời Truyện ngắn Thạch Lam gần với thơ (Cô hàng xén, Dưới bóng hồng lan, Hai đứa trẻ), truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan gần với kịch (Kép Tư Bền, Đào kép mới, Ngựa người và Người ngựa…), còn truyện ngắn Nam Cao là

Trang 35

ba kiểu dẫn truyện quen thuộc của Nam Cao: cấu trúc theo số phận nhân vật (Chí Phèo, Nửa đêm, Dì Hảo, Điếu văn…); cấu trúc theo tâm lý nhân vật (Giăng sáng, Đời thừa, Những truyện không muốn viết…) hoặc cấu trúc quanh một triết lý, một tính cách (Ở hiền, Tư cách mỏ, Nhỏ nhen…)

Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao có những nét đặc sặc, độc đáo mà đa dạng Chúng ta có thể thấy nghệ thuật quen thuộc của Nam Cao như: những chi tiết đặc sắc, có giá trị tạo hình, chạm nổi Kết hợp miêu tả và đánh giá, bình luận của tác giả, của người xung quanh và của chính nhân vật Lại thêm giọng hài hước, châm biếm Ngoại hình bộc lộ rõ tính cách Nam Cao còn dùng biện pháp cường điệu, châm biếm để gây cười Nhưng cười không phải để xa lánh, để khinh bỉ, mà để hiểu, để thông cảm, để buồn thương cho đời, cho người

Trong miêu tả nhân vật, Nam Cao càng sở trường miêu tả nội tâm, miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật Nhà văn thường để cho nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của mình, một mình tự nói với mình Đây là biện pháp độc thoại nội tâm, độc thoại bên trong Điều này hết sức rõ rệt ở những nhân vật trí thức như Điền, như Hộ, như Thứ

Cùng với tài năng hiếm có trong khắc họa nhân vật cả về ngoại hình và tâm lí, làm cho nhân vật vừa có bề nổi lại vừa có chiều sâu, Nam Cao, trong một số tác phẩm, cịn kích thích hứng thú của người đọc bằng một năng lực trào phúng đặc sắc Có khi đó là những nhận xét dí dỏm, kín đáo, tạo cho người đọc một nụ cười mỉm Có khi là sự châm biếm chua chát Tài trào phúng của Nam Cao càng tỏ ra sắc sảo, vượt trội, độc đáo và khó có người kế tục khi kết hợp với biện pháp cường điệu để giễu cợt cái xấu, cái quái dị Ta có thể thấy cách trào phúng này của nhà văn khi miêu tả Trạch Văn Đồnh và Lang Rận

Nét đặc trưng có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất trong tài năng và phong cách của

Nam Cao chính là chất trữ tình ấm áp, “lây truyền”, thấm đậm hầu hết các trang viết

của ơng

Ít có nhà viết truyện nào trong nền văn học hiện đại của ta mà tài năng lại kết hợp được sức mạnh tạo hình và miêu tả tâm lí trong xây dựng nhân vật, với năng lực trào phúng và trữ tình tuyệt vời như Nam Cao

Trang 36

ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ tự sự,…thậm chí cả những sự đan xen và nhịe lẫn vào nhau của hai ngôn ngữ ấy Ở văn Nam Cao gần như có đủ các chất liệu: hài và bi, trào phúng và chính luận, triết lý và trữ tình, nghịch dị và nhàm tẻ, thô nhám và chất thơ… Nam Cao là một trong số không nhiều tác giả cùng thời có những tác phẩm mà ngơn ngữ dường như không cũ đi so với thời gian, tức là có những tác phẩm đạt đến mức cổ điển của văn xi tiếng Việt

Tóm lại, Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện độc đáo Ơng có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hồn thiện truyện ngắn trên q trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX

2.2 THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI CÂU TỈNH LƢỢC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

2.2.1 Câu tỉnh lƣợc dựa vào bối cảnh

Câu tỉnh lược dùng trong bối cảnh giao tiếp chủ yếu được thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật Đây là dạng khá phổ biến trong bất cứ tác phẩm nào Câu tỉnh lược có tác dụng tạo được mạch liên kết và tiết kiệm được ngôn từ Điều nổi bật là người tiếp nhận vẫn hiểu được nội dung một cách bình thường dựa vào hoàn cảnh giao tiếp

1) - Thầy bảo gì con ạ?

- Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không? Gái ngượng cười cãi:

- Ăn chè đấy chứ

(Nghèo)

2) - Ô hay! Làm sao thế, làm sao thế? - Không, không…

- Thế làm sao đảo đồng đảo địa? Hay say rượu? Tôi mỉm cười:

- Say em!

Trang 37

3) - Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong

(Lão Hạc) 4) - Mình đi đấy à?

- Đi

(Nước mắt)

5) - Cậu mua thật hay mua dối? - Mua thật ạ Cháu đang ao ước

(Đón khách)

6) - Vậy càng tốt lắm Tôi ở 26 Fouquetion, bao giờ anh sẽ tới?

- Chiều hôm nay

(Quên điều độ) 7) - Thật ư? Cô trông thấy bao giờ?

- Vừa lúc nãy Nó đang vá, thấy em, vội giấu vào trong cái cối xay Em vờ như không biết, sai nó đi lấy cho em cái chậu thau Nó đi rồi, em lại cái cối xay xem, mới biết là cái tổ rận của thầy lang

(Lang Rận)

Nhìn chung, trong các dạng thức: tỉnh lược chủ ngữ, tỉnh lược vị ngữ và tỉnh lược chủ - vị, tỉnh lược chủ ngữ có phạm vi sử dụng rộng rãi nhất Nếu như tỉnh lược vị ngữ, tỉnh lược chủ - vị chủ yếu được dùng trong hội thoại, thì tỉnh lược chủ ngữ ngoài ngữ cảnh chung là bối cảnh hội thoại, còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác

- Câu mệnh lệnh: chủ ngữ trong câu mệnh lệnh bao giờ cũng là người tiếp nhận câu nói, ý nghĩa mệnh lệnh biểu lộ mạnh và rõ hơn so với câu khơng dùng chủ ngữ

1) Bọn lính Pháp chĩa súng vào đám đông, hô: - Vỗ tay đi, không ta bắn

(Nỗi truân chuyên của khách má hồng) 2) Hắn khơng cho bà nói hết, hắn trợn mắt gắt lên với bà:

- Im đi! Đừng lơi thơi

Trang 38

3) Ơng đưa nắm tay vào ngực bà, giúi mạnh một cái gần ngã ngửa: - Về ngay! Cịn đi theo ơng, ơng đấm chết ngay lập tức!

(Rửa hờn) 4) Thư nắm lấy cánh tay hắn kéo đi như một đội xếp kéo một thằng móc túi: - Vào đây! Trời đất ơi! Tôi không ngờ được gặp Hài ở đây Thế nào? (Quên điều độ) - Câu ngôn hành dùng các động từ “chúc tụng, cầu mong, chào”, là câu mà

hành động cần thực hiện của người nói cũng chính là cái câu người ấy phát ra trong lúc đó

1) - Thưa cậu, bà Cửu có nhà khơng ạ?

- Thưa cơ…Vâng! Mẹ tơi có nhà Mời cơ vào chơi

(Một chuyện xú-vơ-nia) 2) Nghe tiếng chuông xe đạp, Na giật mình Thị vội giấu hộp sáp vào trong túi

Sinh đã cười nhăn nhở… - Chào mợ phán!

(Đón khách)

3) - Thưa bu, con có chai rượu gửi bu biếu thầy con - Cảm ơn cậu phán!

( Đón khách)

4) Giữa lúc ấy thì ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên chủ huyện Cai Lậy tỉnh Mỹ Tho, hiện giờ giữ chức tổng trưởng phụ trách chính trị, lật đật ở đâu chạy đến Tay ơng cầm một cái hộp có nắp kín, to bằng cái hộp bánh bích quy…

- Xin lỗi các ngài! Tôi đến hơi muộn quá Nhưng tơi cịn phải cố tìm cho được cái bảo vật này

(Nỗi truân chuyên của khách má hồng)

- Câu có các động từ nói năng, nhận biết, cảm nghĩ như: nói, cho rằng, nghĩ, trơng thấy, xem,… những động từ kiểu này làm vị ngữ và nói về những sự kiện có

tính chất chung, khơng cần nêu chủ ngữ xác định

1) Thấy tơi có vẻ lầm lì, Kha búng tai tơi một cái: - Trông cái mặt đẹp chưa! Vẫn còn giận đấy à?

Trang 39

2) Bà cựu thấy mình đuối lý, tt mơi cười:

- Nhưng biết rằng có phải tại thuốc của nó khơng?

(Lang Rận)

2.2.2 Câu tỉnh lƣợc dựa vào văn cảnh

Câu tỉnh lược dùng trong văn cảnh chủ yếu được thể hiện qua ngôn ngữ của tác giả hay ngôn ngữ người kể chuyện Trong văn chương, việc dùng câu tỉnh lược trong văn cảnh cũng khá phổ biến Song mức độ, tần số các câu tỉnh lược nhiều hay ít, cao hay thấp cịn tùy vào mỗi tác giả, mỗi tác phẩm So với các tác giả khác cùng thời, câu tỉnh lược trong truyện ngắn của Nam Cao có tần số khá cao Có thể thấy rõ điều đó qua hai bảng thống kê sau:

Bảng 1: Bảng thống kê câu tỉnh lƣợc dựa vào văn cảnh trong truyện ngắn Nam Cao

Bảng 2: Bảng thống kê câu tỉnh lƣợc dựa vào văn cảnh trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan [ 15; tr.36]

TỔNG SỐ TỈNH LƢỢC C TỈNH LƢỢC V TỈNH LƢỢC C-V

107 102 02 03 95.3% 1.9% 2.8%

Chúng ta thấy trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, với số lượng 37 truyện ngắn, câu tỉnh lược được sử dụng chỉ có 107 câu Cịn trong truyện ngắn Nam Cao, cũng với số lượng như thế, nhưng số câu tỉnh lược lại lên đến 332 câu, gấp hơn 3 lần trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.Cụ thể, câu tỉnh lược chủ ngữ trong truyện

TỔNG SỐ TỈNH LƢỢC C TỈNH LƢỢC V TỈNH LƢỢC C-V

Trang 40

ngắn Nam Cao nhiều hơn trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là 213 câu, câu tỉnh lược vị ngữ là 1 câu và câu tỉnh lược chủ vị là 11 câu

Qua bảng 1, chúng ta thấy hiện tượng câu tỉnh lược chủ ngữ trong truyện ngắn Nam Cao chiếm tỷ lệ cao nhất là 94.9% (với số lượng là 315 câu) và thấp nhất là câu tỉnh lược vị ngữ với 0.9% (chỉ có 3 câu) Cịn câu tỉnh lược chủ - vị chiếm 4.2% ( với tổng số là 14 câu)

1) Hắn chửi số kiếp hắn Và sau cùng là chửi vợ

( Dì Hảo)

2) Tôi mến anh ngay Anh nói chuyện rất có duyên Cũng như tất cả những người đau khổ quá, anh có tài làm cho người nghe chuyện anh phải cười Cười

không nhịn được Nhưng cười rồi mà ngao ngán lòng Chẳng biết những người khác

được nghe chuyện anh Đa có thế khơng? Tơi thì tơi đã thấy buồn

(Cái mặt không chơi được) 3) Cái thân nó, nào nó cần gì? Nhưng nghĩ đến cảnh nhà tan tác mà buồn (Một đám cưới) 4) Hắn tần ngần đứng lại Để nghe ngóng xem sao đã

(Trẻ con không được ăn thịt chó) 5) Suốt một mùa, hắn chỉ mặc một cái ba-đờ-xuy sắc chó gio, hắn mua hồi đi lính sang Tây, có bảy mươi quan Thế mà bền

(Đơi móng giị)

6) Đâu phải tôi muốn tệ? Nhưng biết làm sao được? Ai bảo đời cứ khắc khe quá vậy? Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt gì đến ai!

(Mua nhà) 7) Nhưng lại có một người không nghĩ thế: ấy là bà đồ Cảnh và có một người đồng ý với bà đồ Cảnh: ông đồ Cảnh Và một người nữa: cô Na con gái ông đồ

Cảnh

(Đón khách)

8) Cái gì lâu mà lại chẳng quen? Kể cả một cái mặt không chơi được

Ngày đăng: 07/07/2023, 00:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN