1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

83 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

TỪ XƯNG HÔ

TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ

CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

TỪ XƯNG HÔ

TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ

CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Giảng viên hướng dẫn: BÙI THỊ TÂM

Trang 3

tri ân đối với mọi người xung quanh

Riêng đối với tơi, để hồn thành được luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, ủng hộ động viên về tinh thần từ thầy cô, cha mẹ, anh chị và bạn bè…

Trước hết, tôi dành lời cảm ơn đến quý thầy cô ở trường Đại học - những người đã giúp đỡ hỗ trợ, hướng dẫn tơi trên con đường hồn thiện tri thức trong suốt bốn năm học Đại học

Tôi dành lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến cơ Bùi Thị Tâm, người đã tận tình giúp tơi trong bốn tháng làm luận văn

Cảm ơn bạn bè, những người luôn đồng hành bên tôi, quan tâm và giúp đỡ tơi khi gặp khó khăn trong bốn năm học ở giảng đường Đại học

Đặc biệt hơn, tôi xin dành lời cảm ơn đến cha mẹ đã không ngại khó khăn, vất vả lo cho tơi ăn học đến ngày nay

Sinh viên thực hiện

Trang 4

kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Sinh viên thực hiện

Trang 5

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 9

4 Phạm vi nghiên cứu 10

5 Phƣơng pháp nghiên cứu 10

NỘI DUNG 12

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ VÀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 12

1.1 Khái niệm về từ tiếng Việt 12

1.1.1 Các quan điểm khác nhau về từ tiếng Việt 12

1.1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt 13

1.2 Từ xƣng hô 14

1.2.1 Khái niệm về từ xưng hô 14

1.2.2 Các loại từ xưng hô trong tiếng Việt 17

1.2.2.1 Các đại từ xưng hô 17

1.2.2.2 Từ xưng hô dùng trong quan hệ gia đình 19

1.2.2.3 Từ xưng hơ dùng trong quan hệ xã hội 25

1.2.2.4 Từ xưng hơ dùng trong tình u lứa đơi 27

1.2.3 Một số đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Việt 27

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT TỪ XƢNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ 30

2.1 Vài nét về tác giả và sự nghiệp sáng tác 30

2.1.1 Tác giả 30

2.1.2 Sự nghiệp sáng tác 31

2.2 Từ xƣng hô đƣợc sử dụng trong tiểu thuyết Số đỏ 33

2.2.1 Từ xƣng hơ dùng trong mối quan hệ gia đình 33

2.2.1.1 Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ giữa ông - bà - dì và cháu 33

Trang 6

2.2.2.2 Từ xưng hô dùng theo chức danh, nghề nghiệp 50

2.2.3 Từ xƣng hô trong tình u lứa đơi 55

CHƢƠNG 3: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỪ XƢNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ 59

3.1 Từ xƣng hô thể hiện bản chất của nhân vật 59

3.1.1 Kẻ vô học, lưu manh, cơ hội, đểu cáng 59

3.1.2 Lai căng, lố lăng, dâm đảng, rởm hợp và thói học địi vơ thức 64

3.2 Từ xƣng hơ thể hiện thái độ của tác giả 67

3.2.1 Châm biếm, giễu nhại, trào phúng 67

3.2.2 Phê phán cái thực trạng xã hội “khốn nạn”, “chó đểu”, “ bịp bợm” 69

3.3 Từ xƣng hô thể hiện nét đẹp văn hóa của con ngƣời Bắc Bộ 71

3.3.1 Thể hiện tính tơn ti, thứ bậc, nề nếp 71

3.3.2 Thái độ nhã nhặn, lịch sự và tôn trọng 72

Trang 7

đoạn 1930-1945 và được xem như một kiệt tác Là một cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ quan, đã gây được một tiếng cười, đúng hơn là một chuỗi cười giòn giã từ đầu đến cuối tác phẩm thơng qua một loạt tình tiết, tình huống hài hước và một loạt chân dung ký họa, biếm họa hết sức độc đáo và sinh động

Trong tiểu thuyết Số đỏ, chúng ta thấy dường như mỗi chi tiết lại chứa đựng một

mâu thuẫn trào phúng nào đó và đằng sau mỗi chi tiết ấy ẩn hiện thấp thoáng một nụ cười vừa thông minh sắc sảo vừa đầy khinh bỉ và căm phẫn của nhà văn đối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng, lố bịch, vừa đú đởn rửng mỡ, vừa láu cá bịp bợm đã khơng biết xấu hổ lại cịn vênh váo hí hửng, phô phong thái độ của những kẻ hãnh tiến, tiểu

nhân đắc chí, và khi đọc Số đỏ người nghiêm đến mấy, người buồn đến đâu, ai ai cũng

cười Cười từ trang đầu sách khi thấy “cuộc tình duyên …theo lối gọi của các ông làm báo – một cuộc tình duyên của Bình dân (chữ B hoa) Là vì Xn Tóc Đỏ cứ sấn sổ

đưa tay ra toan “cướp giật ái tình” mà mồm thì “xin một tị! Một tị tỉ tì ti thơi” Cho đến câu cuối sách, khi nghe cụ Hồng , tức vì khơng ai đấm vào mặt, bèn “nhắm mắt lại, ho lụ sụ lên một cách cổ điển, ôm ngực mà khặc khừ: “Biết rồi! Biết rồi, khổ lắm! nói mãi!!!” Một cuốn tiểu thuyết như thế, cho đến khi nó ra đời năm 1936, là

một trường hợp độc nhất trong văn học ta

Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, đa dạng và phức tạp Chính vì thế trong giao tiếp hằng ngày chúng ta phải lựa chọn từ xưng hô như thế nào cho đúng và gây được thiện cảm với đối tượng giao tiếp là điều quan trọng và cần thiết để làm nên sự thành công trong cơng việc và trong cuộc sống Vì vậy, người viết chọn đề

tài “Từ xưng hô trong tiểu thuyết Số đỏ” để làm luận văn tốt nghiệp và người viết chọn

tác phẩm của Vũ Trọng Phụng để nghiên cứu Ngoài việc yêu mến và muốn hiểu biết rộng hơn về việc sử dụng từ xưng hô trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng, người viết cũng muốn khẳng định vai trị quan trọng của từ xưng hơ trong cuộc sống thông qua đề tài này

Trang 8

về từ xưng hô trong tiếng Việt và nghiên cứu về tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thì đã có rất nhiều tác giả nói đến Họ nghiên cứu ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau Sau q trình đọc, tìm kiếm tài liệu người viết nhận thấy rằng có nhiều ý kiến, bài bình luận về từ xưng hô trong tiếng Việt và về tác giả Vũ Trọng Phụng cũng như tiểu thuyết

Số đỏ

Dưới đây, người viết xin nêu một số cơng trình nghiên cứu, những nhận định, đánh giá, các bài viết của các nhà nghiên cứu về vấn đề trên Trước hết, các quan điểm khác nhau về từ xưng hô trong tiếng Việt:

Trong hệ thống ngôn ngữ, từ xưng hô được xem là một bộ phận khá phong phú và phức tạp Ngoài việc là đối tượng chính của Ngữ pháp tiếng Việt, từ xưng hơ cịn được nghiên cứu từ góc độ của hai phân mơn: Ngữ dụng học và Phong cách học tiếng Việt

Từ góc độ Ngữ pháp tiếng Việt: hầu như khơng có một cơng trình nghiên cứu

riêng về từ xưng hơ Các nhà ngữ pháp học chỉ nhìn nhận và xem xét từ xưng hô về mặt từ loại, chủ yếu là từ loại đại từ

Trong Ngữ pháp tiếng Việt tập (1), Diệp Quang Ban đã nhận xét: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia q trình giao tiếp”[1;tr.111] Ơng đã

chia đại từ xưng hô ra thành đại từ xưng hô dùng ở ngôi xác định và đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt

Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp tiếng Việt, cũng đã nhận định đại từ xưng hô dùng thay thế và “chỉ trỏ người khi giao tiếp”[13;tr.58] Tác giả có điểm khác biệt với Diệp Quang Ban là đã chỉ ra bên cạnh đại từ xưng hơ thì các danh từ thân tộc như: ơng, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, bác được dùng để xưng hơ điển hình là những cặp từ: “anh/em, cha/mẹ, ông/bà, cô/bác, chú/thím, ông/cháu, bà/cháu…”[13;tr.58] Ngồi

việc sử dụng từ xưng hơ trong phạm vi thân tộc thì từ xưng hơ cịn được sử dụng ngoài xã hội

Nguyễn Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt, cũng có cùng quan điểm với hai tác

giả: Diệp Quang Ban và Đỗ Thị Kim Liên Nhưng Hữu Quỳnh lại đặt các danh từ thân

tộc vào nhóm các đại từ xưng hơ lâm thời, và theo ơng thì: “Đại từ xưng hô trong tiếng Việt gồm các đại từ chuyên dùng để xưng hô và các đại từ xưng hô lâm thời”[19;tr.151] Theo cách nói trên chúng ta có thể hiểu các đại từ xưng hô lâm thời ở

Trang 9

thành hai lớp: đại từ xưng hơ gốc đích thực và các yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hô như: những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng đại từ, các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp, các tên riêng người…Ngồi ra, ơng cịn chia từ xưng hơ trong tiếng Việt thành hai lớp có phạm vi sử dụng khác nhau, gồm: những từ xưng hô dùng trong gia tộc và những từ xưng dùng ngoài xã hội

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt đều xem xét từ xưng hơ dưới góc độ là đại từ xưng hô, với chức năng thể hiện vai giao tiếp

Từ góc độ Ngữ dụng học: nổi bật là các tài liệu nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu

Châu

Trong quyển Đại cương ngôn ngữ học, Đỗ Hữu Châu đã có những nghiên cứu khá sâu sắc về từ xưng hô “Bằng cách lựa chọn từ để tự xưng và để “hô” người giao tiếp, người nói định một khung quan hệ liên cá nhân cho mình và cho người đối thoại với mình”[4;tr.75] Tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề chiếu vật và chỉ xuất Ơng đã

nghiên cứu từ xưng hơ trên hai bình diện: hệ thống các từ xưng hơ, những nhân tố chi phối việc dùng các từ xưng hô trong giao tiếp

Ông đã đưa ra nhận định của mình bằng một lời đánh giá trong Cơ sở ngữ dụng học: “Xưng hô là hành vi chiếu vật, đây là quy chiếu các đối ngơn trong ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn ngôn với người nói, người tiếp thoại Xưng hô thể hiện vai giao tiếp”[5;tr.268] Đỗ Hữu Châu đã đi vào phân tích khá tỉ mỉ và sâu sắc hệ thống từ xưng

hô, nêu lên được những đặc điểm cũng như phạm vi, cách thức sử dụng của các từ xưng hô trong tiếng Việt

Từ góc độ Phong cách học: các nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét riêng

của mình trong việc nghiên cứu từ xưng hô

Đinh Trọng Lạc, Phong cách học tiếng Việt, đã nhận xét: “Phong cách học quan tâm chủ yếu đến cái giá trị biểu đạt, biểu cảm - cảm xúc, các giá trị phong cách của các phương tiện ngơn ngữ trong những hồn cảnh giao tiếp tiêu biểu, với những điều kiện giao tiếp nhất định trong quá trình giao tiếp”[8;tr.10] Theo quan điểm đó thì từ

xưng hơ cũng như những phương tiện ngơn ngữ khác đều được phong cách học nhìn nhận và xem xét dưới những phương diện: đặc điểm tu từ (bao gồm màu sắc phong cách, sắc thái biểu cảm) và phong cách chức năng ngôn ngữ

Trang 10

cảm, là phương tiện phong cách”[28;tr.168]

Bên cạnh đó, cịn có các nhà nghiên cứu khác như: Trần Thị Ngọc Lang, Phương ngữ Nam Bộ, đã đưa ra nhận xét về từ xưng hô trong tiếng Việt “Các từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, trong cái đa dạng của cách xưng hô hằng ngày, chúng ta vẫn thấy mức độ thống nhất giữa các phương ngữ tiếng Việt khá cao Những khác biệt nhỏ trong cách xưng hô làm nên sắc thái riêng của các phương ngữ”[9;tr.87] Trong bài viết của mình Trần Thị Ngọc Lang đã đưa ra vấn đề từ xưng

hô trong giao tiếp hằng ngày được thể hiện ở các cấp độ và địa vị của mỗi người trong khi giao tiếp với nhau Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét chung về cách xưng hô trong phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ

Trong Cảm nhận bản sắc Nam bộ, Huỳnh Cơng Tín cũng đã khẳng định tầm quan

trọng của ngôn ngữ Nam Bộ vào kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt với nhiều từ ngữ phong

phú và đa dạng với cách xưng hô “Trong gia đình người Nam Bộ có thói quen dùng thứ để xưng gọi: “Hai, ba, bốn, năm, sáu, út,…”, từ xưng hơ “họ hàng” như: “cậu mợ; dì dượng; chú thím;…” được dùng trong gia đình và cả trong hàng xóm; cách gọi ngơi thứ có tính chất lược âm: “ổng, bả, ảnh, chỉ,…” [26;tr.263]

Đặc biệt, nhiều năm trở lại đây trên diễn đàn của Ngữ học trẻ và Tạp chí ngơn ngữ cũng đã xuất hiện khá nhiều bài viết nghiên cứu xung quanh về từ xưng hơ Nhìn

chung, từ xưng hơ là vấn đề khơng chỉ có ý nghĩa ngơn ngữ đơn thuần mà nó cịn là vấn đề văn hóa ứng xử của con người trong quá trình giao tiếp Với nhiều chiều hướng tiếp cận khác nhau, các nhà ngôn ngữ học đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của từ xưng hô trong tiếng Việt Và dù là các cơng trình nghiên cứu trên nghiên cứu chưa sâu hay cịn sơ lược thì nó cũng trở thành nguồn tư liệu q báo giúp cho người viết có cái nhìn rộng và tồn diện hơn về từ xưng hơ

Từ góc độ Văn học: Cuộc đời và thời gian cầm bút của Vũ Trọng Phụng tuy hết

Trang 11

luận bạn đọc Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn người ta đến một trong hai thái độ: thứ nhất, coi hiện tượng Vũ Trọng Phụng như một báu vật của lịch sử văn học Việt Nam hiện đại Thứ hai, nhìn con người và tác phẩm của ông như một thứ độc hại cho tư tưởng cần phải tránh né Nhưng nhìn tổng thể, cả sự khâm phục lẫn bất phục đều có lúc được đẩy tới thiên lệch, vi phạm những chuẩn mực khoa học cần thiết

Mặc dù, trước những ý kiến trái ngược nhau của dư luận nhưng văn chương Vũ Trọng Phụng vẫn trụ vững, thậm chí như vì sao ngày càng tỏa sáng, và ở mức độ nào đó, trở thành một hiện tượng văn học lớn vượt biên giới quốc gia, cho đến nay đã có nhiều bài tiểu luận văn học cùng nhiều cuốn sách, tạp chí chuyên đề về Vũ Trọng Phụng, chưa kể những bài viết lẻ tẻ có vài dịng đề cập tới nhà văn và hàng chục luận văn, luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân ở khắp ba miền Trung, Nam, Bắc…Mấy con số thống kê đơn giản này phần nào khẳng định được vị trí quan trọng của Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn học nước nhà, khẳng định mối quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu giành cho ông, và ông quả thực là một hiện tượng văn học đầy hấp dẫn mà không phải nhà văn đương đại nào cũng có được

Để thấy được vai trò của Vũ Trọng Phụng trong sáng tác văn học và cũng như những thành công về mặt nội dung, tư tưởng và nghệ thuật trong tác phẩm của ông Một số nhà nghiên cứu đã có những nhận định sau:

Trong bài điếu văn đọc bên mộ của nhà văn vào ngày 15 tháng 10 năm 1939 tại Hà Nội, nhà thơ Lưu Trọng Lư so sánh tầm quan trọng của người bạn vừa khuất trong đời sống văn học đương thời với vai trò của Bandắc ở nước Pháp trong thế kỉ XIX: tất cả sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng là phơi bày, là chế nhạo tất cả những cái rởm, cái xấu, cái bần tiện, cái đồi bại của một hàng người, một thời đại - Lưu Trọng Lư tuyên bố Vũ Trọng Phụng đối với thời đại của Vũ Trọng Phụng, cũng như Bandắc đối với thời đại của Bandắc

Nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận xét về sáng tác của Vũ Trọng Phụng: “…với thế giới nhân vật cực kỳ sống động và sự huyền diệu, sắc nhọn của ngôn ngữ tiếng việt trong văn ông”.[12;tr.2]

Trang 12

Nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên đã nhấn mạnh đến nghệ thuật truyện của Vũ

Trọng Phụng “ấn tượng ông để lại trong lịng độc giả hơm qua và hơm nay khơng chỉ vì ý nghĩa xã hội, vì giá trị nội dung mà điều quan trọng là tài năng độc đáo trong nghệ thuật trào phúng của ơng”.[15;tr.7]

Nhà phê bình Văn Tâm đã mạnh mẽ khẳng định: “nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng không chỉ nằm trên mức độ trào phúng thấp kém, pha trị một cách vơ tư, phủ nhận những nhân tố thứ yếu, cục bộ; mà chính đã tiến tới trình độ phúng thính: phá hoại tồn bộ hệ thống, phủ định những đặc tính cơ bản của đối tượng, gây được sự hờn ghét, lòng khinh bỉ đến căm thù trong độc giả".[27;tr.20]

Về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Số đỏ, một số nhà nghiên cứu đã nhận xét như sau: Trương Tửu nhận xét: Số đỏ là cuốn tiểu thuyết tả chân đến tàn ác, trào phúng đến chua xót (Tao Đàn số đặc biệt, 12- 1939) Nguyễn Hoành Khung khẳng định: Số đỏ cho thấy ngòi bút độc đáo của một tài năng lớn, một bản lĩnh nghệ thuật già dặn Nguyễn Quang Sáng cho rằng: Số đỏ là lời nguyền rủa chua cay độc địa của cái xã hội thối nát Còn Nguyễn Khải cũng đánh giá rất cao tiểu thuyết Số đỏ, coi đó là một

trong những cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học

Trong bài “dâm hay không dâm”, đăng trên báo tương lai ra ngày 25 tháng 3 năm 1937 Vũ Trọng Phụng xác định rất rõ đối tượng châm biếm, đả kích: “ Tả thực cái xã hội khốn nạn, cơng kích cãi xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền”, đồng thời cũng ý thức rõ việc sử dụng ngòi bút trào phúng của mình: “Cái nhìn nhân loại ơ uế, bẩn thỉu, nó bắt tơi phải viết như thế”

Nhận xét về thành phần nhân vật trong Số đỏ, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định như sau: Phan Cự Đệ nhận xét: Thông qua một kẻ hãnh tiến là Xuân Tóc

Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã lên án cái xã hội tư sản lố lăng, giả dối, vô nghĩa lý còn

Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: đọc Số đỏ, ta như lôi cuốn vào một cuộc tả xung hữu đột

Trang 13

điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa, trong nghệ thuật trào phúng của văn xi Việt Nam

Phan Cự Đệ nhìn tiếng cười Vũ Trọng Phụng như một công cụ phản kháng xã hội: Số đỏ không chỉ đã kích phong trào “Âu hóa”, “vui vẻ trẻ trung” của nhóm Ngày nay

Trong cuốn tiểu thuyết hoạt kê này, tiếng cười ào ạt trùm lấp, phủ lên mọi trò cải lương, bịp bợm, mọi kiểu cách “văn minh”, “Âu hóa”, có lúc phủ lên mọi nhân vật chóp bu của chính quyền đương thời, khiến cho cái xã hội thực dân phong kiến hóa ra “ối a, ba phèng”, hóa ra lỗ mãng, kệch cỡm

Trong bài Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ Hoàng Ngọc Hiến lại

muốn đẩy ý nghĩa tiếng cười lên một cấp độ phổ quát hơn: lớn hơn sự phê phán một giai cấp, tiếng cười của tác giả phủ định cả một xã hội ngớ ngẩn, nhí nhố, lố bịch, nhố

nhăng Nội dung tư tưởng của Số đỏ đạt tới trình độ phổ quát, tác giả phê phán một loạt

thói rởm, tật xấu có thể trở thành phổ biến ở mọi chế độ xã hội: cấp tiến rởm, hàm tước

rởm, bình dân rởm, bằng sắc rởm

Đi theo hướng phê bình thi pháp học, ký hiệu học, Đỗ Đức Hiểu và cây bút

nghiên cứu trẻ Phạm Xuân Nguyên mang nhiệt tình soi sáng tiếng cười Số đỏ từ những góc nhìn mới Tiếp cận Số đỏ như một hiện tượng ngôn từ độc đáo, giáo sư Đỗ Đức

Hiểu có hai khám phá quan trọng: khám phá về cái cười nhại và cái cười nhân văn chủ

nghĩa Giáo sư viết: Số đỏ nhại một xã hội, một phong trào chính trị, một thời đơ thị

hóa Nó nhại một ngơn ngữ đang hình thành, hổ lốn, táp nham, lổn nhổn, không ăn

khớp – ngôn từ khấp khểnh, xiêu vẹo, tạp pí lù Số đỏ là một tập hợp hỗn loạn những

phong cách kỳ dị, quái gở, lấn át nhau, xen kẽ nhau, phá hủy nhau – để biểu đạt chính cái xã hội quái dị ấy Và chưa mấy ai thấy cái cười của Vũ Trọng Phụng, ở đây, ẩn giấu tư tưởng nhân đạo đầy bao dung, cái cười nhân văn chủ nghĩa Sử dụng thi pháp học của Bakhtin, Phạm Xuân Nguyên tập trung đánh giá sự cách tân thể loại trong Số đỏ trên hai mặt: xây dựng nhân vật và thủ pháp tiếng cười Tác giả nêu ra ba ý nghĩa của tiếng cười Vũ Trọng Phụng: 1) Tiếng cười kéo nhân vật (Xuân Tóc Đỏ) ra khỏi thế giới sử thi; 2) Tiếng cười “thượng lưu hóa” bình dân và “bình dân hóa” thượng lưu, 3) Tiếng cười xếp Xuân Tóc Đỏ ngang tầm xã hội, xếp mọi người ngang hàng với nhau

Trang 14

tấp vào toàn bộ cái xã hội tư sản nhố nhăng, thối nát, từ sinh hoạt đàng điếm trụy lạc đến thói huênh hoang bịp bợm, từ thủ đoạn làm tiền bẩn thỉu đến những phong trào “Âu hóa”, “thể thao”, “giải phóng”, “nữ quyền”, cả “thơ mới” lãng mạn đến nghệ thuật “hủ nát”, từ những hoạt động “cải cách xã hội” mà chung quy chỉ là những danh từ ba

hoa rổng tếch đến giới cảnh sát, phủ Tồn quyền trong bộ máy chính quyền thực dân… Nhiều người đã nói đến sự phong phú, đa dạng của sắc thái tiếng cười Số đỏ Quả

là tác phẩm này có đủ loại sắc thái: bơng đùa và nghiêm khắc, thiện cảm và ghét khinh, mỉa mai trào lộng và chua chát đắng cay…sự phong phú, đa dạng của sắc thái tiếng cười, xét đến cùng là do cách nhìn của tác giả về những đối tượng trào phúng khác

nhau Ngoài ra tiếng cười trong Số đỏ là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện

đại, phương Đông và phương Tây Bàn về vấn đề này, Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn cho

rằng: Vũ Trọng Phụng viết Số đỏ đã chẳng được kế thừa bao nhiêu của văn học chính

thống Việt Nam và phương Tây vậy có chăng là kế thừa được những cách gây cười, trêu cợt, mỉa mai của văn học dân gian chúng ta Nhưng cũng phải thấy rằng về các mặt ấy Vũ Trọng Phụng cũng rất “Tây” và chắc chắn là “Tây” nhất trong các nhà văn trào lộng của chúng ta Cái cười phương Tây, Vũ Trọng Phụng đã đem vào văn học chúng ta nhiều nhất và thành cơng nhất (Tơi nhấn mạnh – TVH) vì đã việt hóa đi thật là nhuần nhuyễn

Nhà nghiên cứu Hồng Ngọc Hiến cho rằng: khơng thể nói rằng đối tượng trào

phúng của tác giả Số đỏ chỉ giới hạn ở những “ông chủ”, “bà chủ” của xã hội cũ Thực

ra, tác giả đã tạo ra cả một xã hội hài hước, trong đó ai cũng buồn cười, ngớ ngẩn, ngô ngê, lố bịch giống như những con rối ; Tác giả đã tạo ra cả một xã hội hài hước, trong đó nhất cử nhất động của bất kì nhân vật nào đều khơi hài, lố bịch, từ “em chã” đến cụ Tổ, từ trí thức đến bình dân, từ nhà sư đến cảnh sát…, cả hai người thợ lúng túng với “cái thẹo chổng lên” và “cái thẹo chúc xuống” cũng trở thành nhân vật hài.Tóm lại mọi người đều buồn cười, khơng phân biệt trẻ già, trai gái, thành phần xã hội, tôn giáo

Trong Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực Văn Tâm cho rằng: cái cười xã hội tư sản trong Số đỏ khơng phải là tiếng cười rúc rích, rải rác, mà chính nó là tiếng cười lớn

Trang 15

người trong xã hội thành thị Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ, từ u em, u già, làm bếp, đứa bé nhặt banh quần, chị hàng mía, ơng thầy số, mấy cụ lang băm, những thành viên của một gia đình trưởng giả, cơng chức tam đại đồng đường, từ cụ cố tổ đến đủ cả con dâu, con rể, những me Tây, những ông vua thuốc lậu kiêm chủ khách sạn, những nhà hoạt động xã hội, nhà cải cách Âu hóa: chính khách, nhà báo, nghệ sĩ, thể thao, thầy thuốc, không quên những nhà thi sĩ lãng mạn, ông hội viên khai trí tiến đức, làm từ điển, ơng sư kiêm chủ bút nhà báo, không quên “những người Nhà nước”: cò, cẩm, mật thám, đầy đủ “cảnh sát giới”, đến cả giám đốc chính trị Đơng Dương, đến cả

vua nước láng giềng với những cố vấn quân sự người Đức, người Nhật Trong Số đỏ

tác giả đã tạo ra cả một xã hội nhố nhăng, lố lăng, rởm hợp thật đáng buồn cười

3 Mục đích nghiên cứu

Số lượng từ xưng hô của tiếng Việt so với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc,… quả là phong phú và tinh tế, phức tạp hơn rất nhiều Nhưng vận dụng nó như thế nào để thể hiện là người có văn hóa giao tiếp lịch sự, xưng hơ đúng vai, đúng mực, lễ phép, khéo léo, khiêm nhường, đúng hoàn cảnh nói năng, đúng mối quan hệ thân-sơ giữa người nói và người đối thoại lại không hề đơn giản một chút nào Trong giao tiếp, một người có thể sắm cho mình nhiều vai trong những hồn cảnh khác nhau Do đó, người viết chọn đề tài này để nghiên cứu và hy vọng rằng sẽ giới thiệu với mọi người về sự phong phú của hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt và thấy được màu sắc của từ xưng hô thay đổi trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Đồng thời, giúp mọi người có thể lựa chọn từ xưng hơ thể hiện được sự lễ phép, tơn kính những người có tuổi tác cao, những người có vị thế lớn, những người có uy tín trong mối quan hệ tương giao với người nói như: các bậc cao niên, cha mẹ, thủ trưởng… và khi xưng hơ đúng vai có chừng mực lịch sự, thái độ tôn trọng trong giao tiếp sẽ tạo ra được tình thân hữu, bầu khơng khí thân mật, rút ngắn khoảng cách giữa người nói và người nghe

Khảo sát đề tài “Từ xưng hô trong tiểu thuyết Số đỏ”, người viết bước đầu thử

vận dụng những kiến thức ngôn ngữ vào khai thác những nét nổi bật về phương diện sử

dụng từ xưng hô trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng Qua việc nghiên cứu đề

tài này, giúp cho chúng ta có cái nhìn mới mẻ hơn về con người và văn hóa vùng đất Bắc Bộ

Trang 16

bốn năm trên giảng đường Đại học Thì việc nghiên cứu đề tài “Từ xưng hơ trong tiểu thuyết Số đỏ” còn giúp cho người viết thống kê, phân loại và chỉ ra được giá trị sử

dụng của từ xưng hô trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng; làm quen và thích ứng được với phương pháp làm việc khoa học, độc lập và sáng tạo

4 Phạm vi nghiên cứu

Từ xưng hô trong tiếng Việt, ngoài việc sử dụng trong mối quan hệ giao tiếp hằng ngày như: giữa cha mẹ với con cái, giữa vợ chồng, anh chị em trong gia đình hay giữa thầy trò, sếp với nhân viên….Từ xưng hơ cịn được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, ca dao, thành ngữ, tục ngữ,…chắc hẳn trong phạm vi hiểu biết và nghiên cứu hạn hẹp, người viết không thể nghiên cứu hết được mà chỉ

chọn đề tài “Từ xưng hô trong tiểu thuyết Số đỏ”để làm luận văn trong suốt bốn năm

học

Để thực hiện đề tài “Từ xưng hô trong tiểu thuyết Số đỏ”, trước tiên người viết đã

đi vào tìm hiểu phần lý thuyết về từ xưng hơ từ các cơng trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về Ngữ pháp, Ngữ dụng và Phong cách học tiếng Việt Trên cơ sở đó đưa ra một số mơ hình xưng hơ tiêu biểu và phân tích giá trị sử dụng từ xưng hô thông

qua ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật trong Số đỏ

Vũ Trọng Phụng là nhà văn lớn Ông để lại nhiều tác phẩm nhưng người viết chọn

tiểu thuyết Số đỏ, bởi lẽ đây là tác phẩm nổi tiếng về phong cách, về nghệ thuật Đây

cũng là tác phẩm đánh giá khả năng, vị trí tác giả rõ nhất Tuy nhiên, người viết chọn

tác phẩm Số đỏ của nhà xuất bản Văn học để làm tư liệu khảo sát trong toàn bộ luận

văn của mình

5 Phƣơng pháp nghiên cứu

Để hoàn thành tốt luận văn này, người viết ln tìm hiểu và lựa chọn những phương pháp nghiên cứu cơ bản, thuận tiện nhằm làm nổi bật lên nét đặc sắc trong việc sử dụng từ xưng hô của Vũ Trọng Phụng Nghiên cứu trước hết phải có định hướng, tìm sự hấp dẫn của đề tài, tìm hiểu những vấn đề liên quan trong quá trình nghiên cứu

Trang 17

giả gởi gắm qua tác phẩm của mình

Đối chiếu và so sánh từ xưng hô Bắc Bộ với từ xưng hô Nam Bộ, để thấy được những nét tương đồng và dị biệt Từ đó rút ra nét đặc trưng trong cách xưng hô của người Bắc Bộ và hiệu quả của việc thay đổi từ xưng hơ trong những hồn cảnh xã hội khác nhau

Trang 18

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ VÀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT

1.1 Khái niệm về từ tiếng Việt

Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngơn ngữ Trong q trình vận dụng ngôn ngữ, các từ luôn được tái hiện với tư cách là những đơn vị có sẵn và mỗi một từ luôn được gặp trong những trường hợp sử dụng riêng biệt khác nhau, trong mỗi trường hợp tái hiện khác nhau Chính vì thế, hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về từ

tiếng Việt Nhưng chúng ta có thể hiểu “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức”

Sau đây, là các quan điểm khác nhau về từ tiếng Việt mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra

1.1.1 Các quan điểm khác nhau về từ tiếng Việt

Nhìn chung có hai khuynh hướng:

 Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng)

Tiêu biểu cho khuynh hướng này là M.B.Emenneu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp

Emenneu định nghĩa: “Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng những thanh điệu”.[7;tr.17]

Cao Xuân Hạo: “Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả khác nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của ngơn ngữ đơn lập là: tiết vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết (monosyllabe) hoặc đơn giản là từ (word) Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ và tất cả là đồng thời Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ châu Âu về cơ cấu xoay quanh ba trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ thì cơ cấu của tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành trục duy nhất âm tiết”.[7;tr.18]

Nguyễn Thiện Giáp: “Từ tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền”.[7 ;tr.168]

 Từ tiếng Việt khơng hồn tồn trùng âm tiết

Trang 19

Nguyễn Kim Thản: “Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ có thể tách khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp”.[7;tr.20 và 21]

Hồ Lê: “Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kiết hiện thực, hoặc chức năng mơ phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa”.[11;tr.104]

Đái Xuân Ninh: “Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngơn ngữ ở giữa hình vị và cụm từ Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị và lập thành một khối hoàn chỉnh”.[14;tr.24]

Lưu Văn Lăng: “Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ Có thể nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất Nói cách khác, từ là ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất.[10;tr.213] Từ có thể gồm nhiều tiếng khơng tự do hay nhiều tiếng tự do kết hợp lại không theo quan hệ thuần cú pháp tiếng Việt”.[10;tr.214]

Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu”.[3;tr.14]

Dựa vào các quan điểm khác nhau về từ đã phần nào khái quát lên sự phức tạp của tình hình nghiên cứu về từ trong tiếng Việt Do đứng từ các góc độ nghiên cứu đồng đại hay lịch đại khác nhau, do cách hiểu về khái niệm hình vị trong ngôn ngữ học đại cương khác nhau, đã dẫn đến cách chọn đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ khác nhau

1.1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt

Có nhiều quan niệm của các nhà ngơn ngữ khác nhau về từ nhưng nhìn chung từ tiếng Việt có những đặc điểm sau đây:

 Từ tiếng Việt có thể đơn tiết hoặc đa tiết Ví dụ: - Bàn, ghế, sách, vở, tủ,…

- Quốc gia, sơn hà, dễ dàng,…

Quốc, gia, sơn, hà,…là những tiếng được vay mượn từ tiếng Hán Trong nguyên

ngữ chúng được sử dụng như từ, nhưng khi được tiếp nhận vào tiếng Việt, chúng chỉ được sử dụng như đơn vị cấu tạo từ Có nghĩa là chúng phải kết hợp với một yếu tố

Trang 20

 Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm hoặc ngữ nghĩa nhưng khơng có biến thể hình thái học

Trong các ngơn ngữ Ấn-Âu, từ có biến thể về mặt hình thái Thí dụ: to go có các biến thể goes, going, gone, went theo các quan hệ ngữ pháp khác nhau trong câu Nhưng trong tiếng Việt khơng có biến thể hình thái học Đi, học, nói,… bất biến

trong mọi quan hệ ngữ pháp và chức năng ngữ pháp trong câu Người miền Nam có thể nói trăng, trời uốn lưỡi, trong khi miền Bắc nói giăng, giời nhưng đấy khơng phải là biến thể hình thái học mà chỉ là sự biến âm do thói quen phát âm của địa phương

 Nghĩa ngữ pháp của từ không được biểu hiện trong nội bộ từ, mà được biểu hiện trong quan hệ giữa các từ trong câu

Trong các ngơn ngữ biến hình, nhìn vào hình thái của từ, người ta có thể xác định

được nghĩa ngữ pháp của chúng (thí dụ: danh từ dựa vào các hậu tố như ion, er, -ment, -or,…; tính từ dựa vào -ive, -ful, -al,…) Trong tiếng Việt, từ khơng có những

dấu hiệu hình thức giúp xác định ngữ pháp mà phải dựa vào các loại từ hay phó từ

như: con, cái, chiếc (đối với danh từ), đã, đang, sẽ, rất (đối với động từ và tính từ)

 Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để tạo câu, mang tính cố định, sẵn có, bắt buộc

Ví dụ: xanh, vàng, trắng,…

1.2 Từ xƣng hô

1.2.1 Khái niệm về từ xưng hô

Từ xưng hô là lớp từ dùng để tự xưng và tự gọi đối tượng khi giao tiếp Do đó so với các lớp từ vựng khác, từ xưng hô không nhiều nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong ngôn ngữ giao tế và được vận dụng rất đa dạng phức tạp, gây khơng ít khó khăn, lúng túng cho người các đối tượng khi tham gia cuộc thoại Ngồi đại từ, tiếng Việt cịn dùng cả những từ chỉ quan hệ thân tộc, chức danh để xưng hơ Thậm chí, có đơi lúc người ta cịn xưng hơ bằng cách nói trống khơng Vì vậy, cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau về từ xưng hô trong tiếng Việt

Theo phân loại của Nguyễn Kim Thản và Diệp Quang Ban thì từ xưng hơ được xếp vào lớp đại từ

Theo Nguyễn Kim Thản: “Đại từ nhân xưng dùng để trỏ người hay động vật, vật thể” Đại từ nhân xưng gồm có: tao, ta, mày, mi, nó, hắn, y, chúng và những đại từ gốc là danh từ: tôi, tớ, họ,…Phân theo ý nghĩa từ vựng, đại từ nhân xưng có ba ngơi; theo

Trang 21

Theo Diệp Quang Ban: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp” Đồng thời tác giả cũng phân biệt rõ ràng đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định và đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt: (mình, ta, chúng ta, chúng mình,…)

Theo Vũ Tiến Dũng: “Xưng hơ là hành động nói và có mối quan hệ khá rõ ràng với phép lịch sự trong giao tiếp Xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực mạnh mẽ của chuẩn mực xã hội, chuẩn mực xã hội chi phối toàn bộ việc lựa chọn từ ngữ xưng hô của các cá nhân trong tương tác xã hội”.[6;tr.328]

Theo Đức Nguyễn: “Xưng là tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình với người ấy Hơ là gọi người nói chuyện với mình là gì đó biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình với người ấy”.[17;tr.73]

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Từ xưng hô khơng chỉ là cơng cụ để người nói thực hiện các việc khơng thể làm là đưa mình và người đối thoại với mình vào diễn ngơn, mà cịn là cơng cụ để người nói tự câu thúc (bó buộc) mình và câu thúc người đối thoại trong một kiểu quan hệ liên cá nhân nhất định”.[3;tr.75]

Theo TS Nguyễn Thị Trung Thành có bài viết Cần phân biệt từ xưng hô và đại từ xưng hô đăng trên tạp chí Ngơn ngữ và đời sống 3, năm 2007, đã nêu lên: “Khái niệm từ xưng hơ có nội hàm rộng hơn khái niêm đại từ xưng hô Từ xưng hơ trong tiếng Việt gồm có các loại sau: đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp Như vậy, đại từ xưng hô là một bộ phận nằm trong từ xưng hô”.[23;tr.13]

Dựa vào chức năng của từ xưng gọi, Lê Thị Tâm có bài viết đăng trên tạp chí

Ngơn ngữ và đời sống năm 2010 đã chia từ xưng gọi ra làm hai loại: “Từ xưng gọi lâm thời và từ xưng gọi thực thụ” Sự phân chia được Lê Thị Tâm cụ thể hơn trong từng loại: “Từ xưng gọi thực thụ bao gồm các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (tôi, chúng tôi, tớ, chúng tớ, tao, chúng tao,…), đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (bọn, cậu, bọn cậu, mày, bọn mày,…)” và “Từ ngữ xưng gọi lâm thời cũng bao gồm nhiều tiểu loại: các từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc (cụ, ông, bà, chú, cô, cháu, em,…) chỉ định (đây, đó, ấy, đằng ấy,…) chức danh, nghề nghiệp (bộ trưởng, thứ trưởng, hiệu trưởng, giáo sư, bác sĩ, nhà thơ,…) Các từ ngữ lâm thời góp phần tăng thêm số lượng cũng như sắc thái biểu cảm của hệ thống từ xưng gọi.”[22]

Trang 22

có họ hàng gần xa Trong gia đình, phẩm trật nội ngoại được phân biệt rõ ràng, dù ba miền có vài điểm chênh lệch Miền Bắc thường gọi chị của ba hay má là “bác”, chồng của cơ, dì là “chú, bác”; trong khi đó miền Nam gọi chị hay em gái của ba đều là “cơ”, của mẹ là “dì”, chồng của cơ, dì là “dượng” Bên má có ơng bà ngoại, cậu hay anh, em gái của mẹ đều là cậu, mợ, dì, dượng,…nên khơng được sai xót trong việc xưng hô Bà con họ hàng, anh chị em ruột, anh chị em họ tức là anh chị em con chú, con bác, con cô con cậu, bạn dì cũng gọi nhau đúng phép, theo thứ bậc vai vế.[16]

Để thực hiện hành động xưng hơ thì người nói cần có một phương tiện biểu đạt mà phương tiện đó chính là từ xưng hơ Thế nhưng khác với định nghĩa về xưng hô định nghĩa về từ xưng hơ ít được đề cập đến Nhìn chung, từ xưng hô là những từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi giao tiếp

Có thể thấy, từ xưng hô trong tiếng Việt không chỉ dùng để “xưng” và “hô” nhằm định vị mối quan hệ giữa các đối tượng khi giao tiếp mà còn là phương tiện để biểu đạt tình cảm, góp phần tạo nên nhịp cầu giao cảm giữa đôi bờ tâm hồn Nhiều nhà nghiên cứu đã nói về sự phong phú của lớp từ xưng hơ tiếng Việt Sự phong phú đó không chỉ thể hiện ở số lượng từ xưng hô mà cịn thể hiện bởi cách phơ diễn Xưng hơ (Addressing) là một hành vi giao tiếp xã hội Đối với người Việt Nam, xưng hô thể hiện một cách trực tiếp, rõ ràng nhất văn hóa ứng xử của những người tham gia giao tiếp Khi đối tượng giao tiếp thay đổi thì từ xưng hơ sẽ thay đổi theo để phù hợp với vai giao tiếp Cùng một đối tượng, nhưng hồn cảnh giao tiếp và nhất là tình cảm thay đổi thì cách

dùng từ xưng hơ cũng đổi thay Ví dụ: “Anh gọi chị là bà làm chị kêu hãnh, sau đó là chị làm chị ấm lịng và cuối cùng là em làm chị sung sướng Cuộc cách mạng về sự xưng hơ ấy diễn ra trong vịng 15 phút Phút thứ 16 thì anh nói đã th hai hecta rừng thông chiều nay để không ai được lai vãng qua Phút 17 thì lưng chị đã lấm đầy cát và sau đó chị bắt đầu vào cuộc hành trình vào thiên đường lần đầu tiên trong đời”

(Văn nghệ số 423)

Chẳng hạn: Puskin cũng có những vần thơ cho thấy sự thay đổi tình cảm qua từ xưng hơ:

“Nàng buộc miệng đổi tiếng ngài trống rỗng Thành tiếng anh thân thiết đậm đà…

Và gợi lên trong lịng mn say đắm Bao ước mơ hạnh phúc reo ca

Trước mắt nàng, tôi trầm ngâm đứng lặng Không thể nào rời ánh mắt khỏi nàng

Trang 23

Mà thâm tâm anh quá đổi yêu em.”

(Thúy Toàn dịch)

Hay trong các tác phẩm văn chương, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân

vật thể hiện phần nào qua cách “gọi” nhân vật Chẳng hạn trong bài thơ Quê hương của Giang Nam Lúc đầu tác giả gọi là “cơ bé”:

Có cơ bé nhà bên

Nhìn tơi cười khúc khích

Từ “cơ bé” cho ta thấy mối quan hệ giữa tác giả với nhân vật trữ tình chưa thật thân thiết mặc dù đã có cảm tình qua tiếng “cười khúc khích” Sau này, khi gặp nhau trên chặng đường hành quân, tác giả vẫn chưa dám thay đổi, vẫn gọi là “cô bé” dù tình cảm đã tha thiết, da diết hơn vì ám ảnh bởi: “Mắt đen trịn (thương thương q đi thơi!)” Sự thay đổi đó đã đến khi hịa bình lập lại “Cô bé nhà bên” đã thay bằng “em” và đến lúc này tiếng “anh” mới xuất hiện:

Hịa bình tơi trở về đây

Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa Vẫn khúc khích cười khi tơi hỏi nhỏ Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi)

Nhưng cao nhất vẫn là từ “em tôi” ở cuối bài thơ Sự phát triển của cách gọi tên (cô bé đến em và cuối cùng là em tôi) cho thấy sự phát triển tình cảm từ thấp đến cao và đạt

đến mức đỉnh điểm, thể hiện sự đau xót và đồng thời cũng có sự gắn bó máu thịt:

Xưa yêu q hương vì có chim có bướm Có những lần trốn học bị địn, roi… Nay u q hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi

1.2.2 Các loại từ xưng hô trong tiếng Việt

Từ xưng hô là một bộ phận trong hệ thống từ loại tiếng Việt nên chúng ta có thể phân chia từ xưng hô theo từ loại Do tính chất đặc thù của từng loại phân mơn khác nhau nên các nhà nghiên cứu ngơn ngữ đã có những nghiên cứu về các loại từ xưng hô trong tiếng Việt ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau

1.2.2.1 Các đại từ xưng hô

Trang 24

nhất ở cương vị ngôi trong ý nghĩa của đại từ Vì vậy, đại từ xưng hơ có thể dùng ở một ngơi xác định hay ở nhiều ngôi khác nhau đều được

Theo quan điểm Ngữ pháp học truyền thống thì thường đồng nhất từ xưng hô với đại từ xưng hô Các tác giả nghiên cứu về Ngữ pháp học cho rằng có thể chia từ xưng hô thành lớp: lớp đại từ xưng hô chuyên dụng và lớp đại từ xưng hô lâm thời

 Lớp 1

Lớp đại từ xưng hô chuyên dụng là các đại từ xưng hơ gốc đích thực và nó có số

lượng khá ít Các đại từ như: Tao, ta, mày, nó, hắn chỉ xuất hiện ở những sắc thái biểu

cảm không lịch sự (thân mật, suồng sã, thô tục, khinh thường) Lớp đại từ chuyên dụng có những đặc điểm sau:

Những từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tớ là những từ chuyên dùng làm lời

“xưng” cho người nói

Những từ mày, bay, cậu,… (tớ - cậu), (tao - mày) là những từ dùng cho người

nghe

Ngoài ra, cịn có những từ dùng gộp cho cả người nói và người nghe như: ta, chúng ta, chúng mình,…

Đại từ “mình” có thể chỉ người nói, là đại từ tự xưng Có thể chỉ người nghe khi dùng trong sự đối xứng với đại từ “ta” Chỉ có thể chỉ người được nói đến trước đó ở

trong câu, tức là tự xưng của ngơi 1, ngơi 2, ngơi 3

Đại từ “nó” chưa được dùng rộng rãi và phổ biến, còn là một trở ngại cho giao

tiếp xã hội

Đại từ “tôi” dùng để “xưng” trong giao tiếp xã hội thì có khác hơn trong quan hệ

thân thuộc

 Lớp 2

Lớp đại từ xưng hô lâm thời là những “yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hô”[2;tr.123] Bao gồm những từ nguyên là danh từ chuyển sang đại từ, thực từ: tơi, tớ, mình, người ta,…

Một số từ vừa dùng để xưng vừa được dùng để hơ có nguồn gốc vay mượn:

Từ gốc Hán: Y, thị, chúng (đại từ)

Huynh, đệ, đại ca, tiên sinh,…(danh từ)

Từ gốc Pháp: Moa, toa,…

Trang 25

thuộc dùng để làm từ xưng hô như: cụ, ơng, bà, chú, bác, cơ, dì, anh, chị, em,…Những

từ này gọi chung là từ xưng hô trong gia đình

1.2.2.2 Từ xưng hơ dùng trong quan hệ gia đình

 Từ xƣng hơ giữa ơng bà và cháu trong gia đình

Khi người con có con thì con của mình là cháu của bố mẹ Theo quan niệm truyền thống thì con trai trưởng sẽ được coi là cháu đức tôn, con gái trưởng được coi là trưởng nữ Người sinh ra bố là ông bà nội, người sinh ra mẹ là ông bà ngoại, khác với các gia đình ở Châu Âu trong gia đình Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác ở Châu Á, ba thế hệ ông bà - con - cháu thường sống chung một mái nhà Theo quan hệ cộng đồng gần gũi nhất về huyết tộc Với điều kiện của một nước cư dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, kiểu sống chung ba thế hệ như vừa nói đã tạo ra được điều kiện để đảm bảo tính liên tục và ổn định trong cuộc sống Mặt khác, nó cịn khắc phục tình trạng dư thừa, lãng phí để hợp lý hóa sức lao động, giúp cho việc sản xuất khơng bị đình trệ

Trong q trình giao tiếp, cách xưng hô giữa hai thế hệ của quan hệ trên không phải lúc nào cũng bất biến, mà thay đổi theo độ tuổi Điều này phản ánh một nét văn hóa của người phương Đơng nói chung và của người Việt Nam nói riêng: trọng tuổi tác (kính già yêu trẻ) Chính tinh thần trọng tuổi tác đã làm cho các bậc ông bà tự thay đổi từ xưng hô với cháu, khi người cháu chuyển qua các độ tuổi khác nhau Chẳng hạn: khi

người cháu cịn nhỏ, ơng bà thường gọi từ xưng hô “cháu” trong quan hệ giao tiếp

thân mật Khi cháu đến tuổi thiếu niên thì khi xưng hô trong giao tiếp ông bà thường

vẫn xưng mình là “ơng”, “bà” và gọi cháu là “anh”, “chị” Cặp từ xưng hô sẽ là: ông (bà) - anh (chị)

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, ông bà lại xưng là “tôi” Cặp từ xưng hô khi đó sẽ là: tơi - anh (chị) và khi người cháu đến độ tuổi trung niên, ông bà sẽ thay bằng từ “bác”, đến lúc có tuổi (thường là trên 50 tuổi) thì được gọi là “ơng (bà)” Các cặp từ nhân xưng dùng trong giao tiếp sẽ là: tôi - bác; tôi - anh (chị) Chúng ta thấy có

Trang 26

Về nguyên tắc, khi người cháu được ông bà đổi cách xưng hơ thì một cách tự nhiên cũng phải đổi cách xưng hơ của mình cho phù hợp Chỉ có một sự khác biệt là

trong mọi trường hợp, từ “cháu” vẫn không thay đổi mà chỉ đổi từ nhân xưng ở phía

người đối thoại mà thơi Chúng ta có thể hình dung sự diễn biến này trong sơ đồ sau: (còn nhỏ) cháu ông(bà)

(khi có con) cháu cụ

(khi có cháu) cháu kị

Sở dĩ từ “cháu” không thay đổi với tư cách là “đại từ” nhân xưng ngơi thứ nhất vì nếu thay đổi sẽ tạo ra sự biến đổi về vai giao tiếp Sự thay đổi từ: ông (bà) -cụ - kị là ý

nghĩa của cách gọi thay vai, một kiểu giao tiếp mang tính truyền thống của người Việt Nam khơng gây khó khăn gì trong việc thực hiện các hoạt động giao tiếp Trong thực

tế, có một số nơi cháu gọi ông bà xưng “con” là cách xưng hô thiếu chuẩn mực

 Từ xƣng hô giữa cha mẹ với con cái trong gia đình

Theo thói quen có tính truyền thống của người Việt, mối quan hệ giao tiếp giữa cha – con (mẹ - con) về bản chất khơng có gì thay đổi theo thời gian Nhưng về cách biểu hiện lại có những điểm rất đáng lưu ý Đó là cách dùng từ xưng gọi và cách dùng một số kiểu câu mang tính đặc trưng của nghi thức giao tiếp

Sơ đồ sau đây sẽ phản ánh q trình thay đổi từ xưng hơ của cha mẹ với con cái theo độ tuổi trưởng thành:

Con: khi còn bé

Bố (mẹ) Thằng, cái (+ tên con): từ 10 – 25 tuổi Anh, chị: khi có gia đình

Tôi Ơng, bà: khi có cháu

Đây là sơ đồ khái quát Trong thực tiễn, có một số vùng quê mẹ vẫn có thói quen

gọi con cái bằng “mày” xưng “tao” nhưng khơng hề có ý bực bội hay phật ý Trái lại,

đó là cách xưng hô mang ý nghĩa thân mật trong giao tiếp thơng thường Trong khi đó ở thành thị hoặc một số vùng quê lân cận các thành phố lớn Việc xưng hô giữa cha mẹ

Trang 27

tiếp khơng bình thường) Ngược lại, trong giao tiếp người con xưng hô với bố mẹ cũng không theo quy luật bất biến mà theo quy luật vận động linh hoạt ứng với độ tuổi của bố mẹ và sự thay đổi ngơi thứ trong gia đình Điều này thể hiện rõ qua cách gọi thay vai của người con trong từng hoàn cảnh cụ thể Chúng ta khái quát sự biến thiên trong cách dùng từ xưng hô giữa con cái với cha mẹ như sau:

Bố, mẹ: khi còn trẻ

Ông, bà: khi bố mẹ có cháu

Con Cụ: khi bố mẹ có chắt

Kị: khi bố mẹ có chút

Khi bố mẹ xưng hơ với con cái đã bước sang tuổi trung niên hay cao niên thì bố

mẹ không dùng các từ “bố, mẹ” làm các từ xưng hô ngôi thứ nhất để giao tiếp với con cái mà chuyển sang dùng đại từ nhân xưng “tôi” Ngược lại, khi con cái giao tiếp với bố mẹ bất luận trường hợp nào vẫn dùng từ “con” Các từ xưng hơ sẽ tạo thành cặp

sóng đơi như sau: Bố - con/ mẹ - con Ơng – con/ bà – con Cụ - con/ kị - con

Đến trường hợp “cụ, kị” thì từ xưng hơ khơng cịn phân biệt giới tính Sở dĩ từ “con” trong giao tiếp phải bất biến, khơng thay đổi vì có hai lí do:

Nếu thay đổi bằng từ khác thì sẽ làm thay đổi vai giao tiếp và bản chất của quan hệ Điều này dễ gây nhằm lẫn với các mối quan hệ giao tiếp khác trong gia đình khi

thay đổi duy nhất chỉ có thể thay thế bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi” Với

thói quen của người Việt Nam, người xưng hô với người trên mà dùng đại từ nhân

xưng “tơi” là thiếu kính trọng (vì từ tơi mang tính trung hịa về phong cách, biểu thị ngang bằng về quan hệ xã hội Việc dùng từ “tơi” sẽ làm mất đi tính tơn ti và thân mật

như đã nói ở trên) như thế, thực chất sự thay đổi từ xưng hô trong quan hệ giao tiếp bố - con (mẹ - con) chủ yếu xảy ra ở đối tượng được xưng hô Bản chất của sự thay đổi này là nhằm biểu lộ tinh thần tôn trọng người đối thoại Sở dĩ, người con được bố mẹ

Trang 28

thay đổi cách xưng hơ của mình thành đại từ nhân xưng “tôi” mà không phải phá vỡ

bản chất của quan hệ giao tiếp và vai trò giao tiếp bởi hai lí do:

Đại từ nhân xưng “tơi” là từ nhân xưng ngơi thứ nhất, có sắc thái trung hịa Nó

có thể được người trên dùng xưng hô với người dưới mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ, tôn ti, thứ bậc

Khi con cái đã bước sang tuổi ơng bà thì bố mẹ chuyển sang dùng đại từ xưng hô

“tôi” là một biểu hiện của lối dùng nhã ngữ trong giao tiếp Đây là cách thức biểu hiện

sự tôn trọng của con cái với cách nhìn “trọng người có tuổi” của tinh thần văn hóa Á Đơng Tinh thần này được thể hiện rỏ nhất trong giao tiếp xã hội ngồi đình làng về cách xếp thứ bậc theo chiếu họ Chẳng hạn, khi người con còn nhỏ nếu bố mẹ bực mình về một lời nói sai của con có thể quát:

- Có im ngay đi khơng, tao cho một trận bây giờ - Câm mồm ngay!Tao bảo câm là phải câm

Nhưng khi người con đã lớn, biết suy nghĩ các bậc cha mẹ sẽ biểu lộ sự bực bội của mình bằng cách khác

Ví dụ:

- Sao? Anh nói như vậy mà cũng nghe được sao?

- Thơi, anh im đi được rồi Nói nữa khơng sợ thiên hạ họ chê cười cho

Chúng ta thấy, cùng một nội dung, cùng một phản ứng về tâm lý ngôn ngữ nhưng kết quả lại là các hình thức giao tiếp khác nhau Nói khác đi, vẫn cùng là quan hệ bố - con (mẹ - con) nhưng ở mỗi hoàn cảnh hay mỗi độ tuổi nhất định, cách sử dụng ngơn ngữ lại có những điểm riêng thể hiện những đặc trưng về văn hóa giao tiếp của người Việt

 Từ xƣng hô giữa anh - chị - em trong gia đình

Trong gia đình người Việt Nam, quan hệ anh (chị) – em được coi là bằng vai (ngang vai) mặc dù họ có thể thuộc hai hay ba thế hệ khác nhau Tuy nhiên, sự ngang bằng này chỉ được thể hiện khi mọi người đều ở lứa tuổi trưởng thành hoặc ở nơi giao

tiếp ngoài họ tộc Khi cịn nhỏ, người em khơng dùng đại từ nhân xưng “tơi” để xưng hơ với anh chị em mình (trừ một vài địa phương Thanh Hóa) mà dùng từ “em”

Ví dụ: - Anh cho em đi chơi với! - Chị đừng mắng em nhé!

Có thể coi đây là một nét văn đẹp trong văn hóa giao tiếp gia đình vì nó đảm bảo sự thân mật, tơn ti, theo đạo lí “chị gọi em thưa”, “chị nói em nghe”

Trang 29

 Giai đoạn 1: là giai đoạn chưa có ý thức Ở giai đoạn này họ xưng hơ với

nhau có phần tùy tiện, tùy theo môi trường và thái độ của bố mẹ hoặc người lớn Có 2 kiểu xưng hơ:

- Anh – em - Tao – mày

Nhiều gia đình quan niệm đây là giai đoạn trẻ con nên “khơng trách” Vì thế, tình trạng xưng hơ giữa chúng rất lộn xộn Thực ra, để tạo ra những thói quen và nề nếp của văn hóa giao tiếp thì bố mẹ hoặc những người lớn trong gia đình cần phải chú ý đến cách nói năng của trẻ em ngay từ giai đoạn này

 Giai đoạn 2: là giai đoạn có ý thức, giai đoạn ở lứa tuổi trưởng thành Giai

đoạn này người ta có ý thức rõ rệt về thứ bậc trong quan hệ máu mủ, việc xưng hô trong giao tiếp được tuân theo những quy tắc chung của họ tộc, của làng xóm Giai đoạn này lại bao gồm 2 thời kì khác nhau:

Thời kì chưa có gia đình: từ xưng hơ được gọi theo chính danh của vai trong gia đình: Anh (chị) – em

Thời kì có gia đình và có con: từ xưng hơ có sự thay đổi theo độ tuổi và vị trí

trong nhà Đây là thời kì xuất hiện cách gọi thay vai Bức tranh chung của thời kì này khá phức tạp Nó cũng thay đổi theo tạp quán của từng địa phương, thậm chí của mỗi họ tộc hay gia đình riêng biệt Cụ thể sự thay đổi đó như sau:

Ngơi xưng hơ là con trai:

Khi người anh có con thì gọi em trai mình là chú xưng là anh hoặc tơi Khi người anh có con thì gọi em gái mình là cô xưng là anh hoặc tôi Khi người em có con thì gọi anh trai mình là bác xưng em

Khi người anh có cháu thì gọi em trai bằng ơng trẻ xưng tơi (có nơi chỉ dùng từ

ơng)

Khi người em có cháu thì gọi anh trai mình bằng ơng trẻ xưng em hoặc tơi Khi người em có cháu thì gọi chị gái mình bằng bà trẻ xưng em hoặc tôi

Như vậy, trong hoạt động giao tiếp của quan hệ anh (chị) – em từ xưng gọi thay đổi theo thời gian và vị thế của mỗi người trong gia đình nhưng dù thay đổi thế nào thì vai giao tiếp vẫn khơng thay đổi, sự thay đổi của từ xưng gọi chủ yếu với mục đích gọi thay vai để phù hợp với lứa tuổi và vị thế của người đối thoại của họ tộc hay trong gia đình

Ngơi xưng hơ là con gái:

Trang 30

Khi người em có con thì goi anh trai mình bằng bác (có nơi gọi bằng cậu) xưng em hoặc tôi

Khi người em có con thì gọi chị gái mình bằng bá, bác (có nơi gọi bằng dì) xưng em hoặc tơi

Khi người chị có con thì gọi em gái mình là dì xưng chị hoặc tơi

Khi người em có cháu thì gọi chị gái mình bằng bà trẻ xưng em hoặc tơi Khi người chị có cháu thì gọi em gái mình bằng bà trẻ xưng tơi

 Từ xƣng hơ giữa vợ chồng trong gia đình

Trong gia đình, quan hệ vợ - chồng là quan hệ gắn bó hữu cơ sâu sắc trên nhiều ý nghĩa Nhờ có mối quan hệ này mà nhiều mối quan hệ khác được hình thành và phát triển Trong xã hội cũ, quan hệ vợ - chồng không phải là quan hệ bình đẳng mà là quan hệ phụ thuộc (người phụ nữ phải phụ thuộc vào người đàn ông) Quan hệ này được so sánh qua câu dạy được truyền lại từ ngàn đời:

-Thuyền theo lái, gái theo chồng - Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử

Do địa vị phụ thuộc, quan hệ vợ chồng là quan hệ trên – dưới: “chồng trên vợ

dưới”, cách xưng hô được cụ thể hóa như sau: vợ gọi chồng bằng: mình, nhà mình, nhà nó, chàng,… và xưng em Chồng gọi vợ là mình, nhà mình, nhà nó, nàng, em,…và xưng là anh hoặc tôi (tất nhiên cũng có một số vùng quê Thanh Hóa chẳng hạn người

vợ vẫn xưng hô với chồng và cả với anh, chị hoặc thậm chí cả với bố mẹ chồng bằng từ

“tơi”) Có một số địa phương thuộc miền Trung du Bắc Bộ, người chồng vẫn gọi vợ bằng “mày” và xưng hô bằng “tao” nhưng vẫn là quan hệ ngang hàng như mày – tao

trong quan hệ bạn bè

Khi vợ chồng có con, ở nơng thơn Việt Nam người ta ít xưng hơ bằng “anh - em, mình – em” mà chuyển dần vai giao tiếp sang các từ hoặc các cụm từ có chức năng

xưng hô khác, vai giao tiếp gián tiếp Chẳng hạn nếu có con trai người vợ sẽ gọi chồng

là “bố Cu” hoặc “bố + tên con trai” và xưng hô “em” hoặc “tôi”, người chồng xưng hô với vợ chỉ đổi từ “bố” sang từ “mẹ” Nếu có con gái thì cách xưng hơ của vợ với

chồng vẫn có mơ hình chỉ thay đổi phần định ngữ phía sau: bố Hương, bố Hiển, bố cái Hương,…

Ví dụ: - Bố thằng Hiển có lên huyện khơng? - Bố Hiển có đi ra đồng khơng?

Hiện nay, ở các thành phố đa số các cặp vợ chồng thuộc thế hệ mới thường dùng

vai giao tiếp trực tiếp “anh – em” chứ không dùng vai giao tiếp gián tiếp như vừa phân

Trang 31

các mối quan hệ giao tiếp đã thay đổi hẳn về chất Đó là sự bình đẳng trong quan hệ vợ - chồng Tác động của nếp sống văn hóa mới đã làm cho cách thức giao tiếp giữa vợ và chồng cũng thay đổi theo tư tưởng trào lưu tiến bộ của xã hội Trong một số trường hợp, khi chuyển vai giao tiếp các cặp vợ chồng thường có cách xưng hơ như sau:

Vợ gọi chồng là bố xưng mình là mẹ Chồng gọi vợ là mẹ xưng mình là bố

Đây là hiện tượng chuẩn mực trong giao tiếp, tạo ra những sự rối rắm trong việc dùng các từ nhân xưng gây ra nhiễu đối với người hiểu Trong giao tiếp vợ chồng của

người Việt Nam có một hiện tượng đặc biệt, đó là sự xuất hiện của từ “nhà” trong việc tạo ra một kiểu nhân xưng độc đáo: “nhà tôi” Cụm từ “nhà tôi” không giống với các

cụm từ tương ứng trong tiếng Anh, tiếng Pháp như: my house, ma maison Ở các thứ tiếng này, cụm từ trên hoàn tồn khơng có ý nghĩa là từ nhân xưng Nói cách khác đó là cụm từ chỉ sự vật chứ không phải là cụm từ chỉ người Trong tiếng Việt, cụm từ này có hai ý nghĩa:

Chỉ sự vật (ngôi nhà của tôi)

Chỉ người với tư cách là từ nhân xưng ngôi thứ ba (vợ tôi, chồng tôi)

Khi giao tiếp trong gia đình để nói về người vợ hay người chồng, người ta dùng

kết hợp “nhà” với đại từ hay danh từ chỉ thứ bậc (ngôi thứ) trong nhà một cách uyển

chuyển

Ví dụ: - Nhà con đi đâu rồi mẹ? - Nhà tơi nấu cơm chưa anh?

Ngồi cụm từ “nhà tơi” cịn xuất hiện một cụm từ khác là “ông xã”, “bà xã”

dùng theo phong cách thân mật

1.2.2.3 Từ xưng hô dùng trong quan hệ xã hội

 Dùng từ chỉ quan hệ thân tộc làm từ xƣng hô

Nhiều từ xưng hô trong quan hệ thân tộc đã được dùng xưng hơ ngồi xã hội Theo Đỗ Hữu Châu thì có hai cách sử dụng từ thân tộc để xưng hô với người ngồi gia đình, họ tộc (gọi tắt là người ngồi): Xưng hơ thân tộc hóa và xưng hơ phi thân tộc hóa

Xưng hơ thân tộc hóa: tức là cách người nói mượn một quan hệ thân tộc nào đó,

tự đặt mình và người tiếp thoại của mình vào rồi dùng các từ thân tộc tương ứng mà tự xưng và đối xưng Cách xưng hơ thân tộc hóa thường chỉ được dùng khi giữa người nói và người giao tiếp có sự chênh lệch nhau về tuổi tác và vị thế xã hội

Xưng hô phi thân tộc hóa: theo cách này, người nói khơng đặt mình với người

Trang 32

người ngồi thường xưng “tơi” và đối xưng bằng các từ thân tộc khác như: cụ, ông, bà, bác, anh, chị, em, con,… Cách xưng hô phi thân tộc hóa với người ngồi hiện nay tập trung chủ yếu vào các từ ông, bà, anh, chị, em Đặc biệt là hai từ ông, bà được sử

dụng rất nhiều

Ngồi những cách dùng từ xưng hơ ở trên, chúng ta có thể dùng tên riêng để xưng

hô với nhau Trước đây, ở Việt Nam có nhiều loại tên: tên hèm (tên cúng cơm), tên húy, tên thụy, tên tự, tên hiệu, tên tục Những người theo đạo thiên chúa cịn có tên thánh, đạo phật thì có pháp danh Tùy theo từng hoàn cảnh giao tiếp mà có cách sử

dụng từ xưng hô cho phù hợp Đặc biệt, người Việt ta có tục kiêng gọi tên tục Trước đây, chỉ khi nào xung đột dữ dội người ta mới lôi tên tục ra mà chửi Hiện nay, để xưng hô trong đời, theo Đỗ Hữu Châu thường được dùng là các tên chính (tên khai sinh) Trẻ

nhỏ trong gia đình thường được xem xưng hô bằng tiểu danh (cu, cị, tí, cún, mèo, bin,…) Tên chính phổ biến một âm tiết, nhiều người cũng có tên chính là hai âm tiết

Khi người phụ nữ lập gia đình, người Việt chúng ta cũng có nhiều cách gọi khác nhau Thơng thường thì được gọi theo tên của người chồng hoặc ở Nam Bộ thì gọi theo thứ

của chồng: cơ tám, ơng bà hai, bà ba,…Khi họ có con thì bố và mẹ thường được gọi

tên bằng tên của đứa con đầu lòng như: mẹ Nam, bố Lan, bố mẹ Lam,… Tuy nhiên, cách gọi tên theo tên chồng hay tên con hiện nay khơng cịn phổ biến nữa

Chính vì sự đa dạng trong cách dùng từ xưng hơ thân tộc để xưng hơ ngồi xã hội Để tạo được hiệu quả cao trong giao tiếp, khi xưng hô chúng ta cần kết hợp các quy tắc sau:

Quy tắc về tuổi tác

Quy tắc “xưng khiêm hô tôn” Quy tắc gọi thay tên

Quy tắc thân mật, xa cách

Quy tắc xưng hô tôn trọng và coi thường

 Cách xƣng hô dùng từ chức danh, nghề nghiệp

Trong Cơ sở ngữ dụng, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Từ chức danh, nghề nghiệp lập thành bốn kết cấu sau đây để xưng hô:

Thứ nhất: Từ chức danh, nghề nghiệp dùng một mình;

Thứ hai: Từ chức danh, nghề nghiệp kết hợp với từ thân tộc hoặc từ: “ngài”, từ “quan” ở trước;

Thứ ba: Từ chức danh, nghề nghiệp dùng tên riêng ở sau;

Trang 33

đều có thể được dùng để xưng hô với các sắc thái biểu cảm, trong những thoại trường, trong ngữ vực và quan hệ liên cá nhân khác nhau Đáng chú ý, là việc dùng các kết cấu từ chức danh, nghề nghiệp để đối xưng

Khi những tình huống khơng cần xác lập vị thế, người nói khơng dùng đại từ nhân

xưng như anh, chị, bác,…để gọi mà dùng từ chỉ ngay công việc của họ đang làm để gọi Nếu có thêm các đại từ như: chị, ơng, bà,…đi kèm nó cũng khơng có giá trị phản ánh sự phân biệt tuổi tác Có thể gọi là giám đốc, sếp, thủ trưởng, tuy nhiên sự biểu lộ

rõ nhất trong cách xưng hô dùng chức danh để gọi trong môi trường giao tiếp mang tính nghi thức, trong hội nghị, chỗ đơng người,… ở đó chủ thể giao tiếp hay lấy chức

danh của người đối thoại làm từ xưng hô như: bộ trưởng, giáo sư, tiến sĩ 1.2.2.4 Từ xưng hô dùng trong tình u lứa đơi

Từ xưng hơ dùng trong tình yêu được sử dụng trong sự đối đáp giữa hai người yêu nhau Mọi thái độ được thể hiện trong cách xưng hô như: kêu gọi, khuyên bảo nhau, hỏi - đố nhau, than thở với nhau, trách móc, mong ước có nhau - gần nhau, giễu cợt hay thố lộ tình cảm với nhau Từ xưng hơ trong tình u thường chỉ phù hợp trong hoàn cảnh hai người yêu nhau giao tiếp với nhau Ngược lại, nếu đặt ngoài trường hợp giao tiếp của hai người yêu nhau mà nói trong cuộc giao tiếp bình thường thì khó nhận biết được đó là từ xưng hơ dùng trong tình u Những cặp xưng hơ thường gặp là:

anh/em, anh yêu/em yêu, chúng mình/mình, thiếp, tơi,….Cách xưng hơ trong tình u cịn dùng lối nói ẩn dụ, những hình ảnh tượng trưng ví von gọi nhau: thuyền – bến, mận – đào, loan – phượng, hoa – bướm…đây là các cặp từ xưng gọi ta thường gặp

trong ca dao tình yêu

Hay từ xưng gọi biệt danh được đôi lứa yêu nhau sử dụng khá nhiều để gọi: gấu yêu, mèo con, bé yêu, cục cưng,…

1.2.3 Một số đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Việt

Các nhà nghiên cứu ngơn ngữ trong các cơng trình nghiên cứu của mình ít nhiều đã đưa ra những đặc điểm nổi bật của từ xưng hô

Theo quan điểm Ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Vì phải thể hiện quan hệ liên cá nhân cho nên các ngơn ngữ mới có nhiều từ xưng hơ và việc dùng từ xưng hô trở nên rắc rối”[4;tr.78] Sự phong phú đa dạng của từ xưng hơ ngồi việc thể hiện

ở hệ thống từ, còn được bộc lộ qua tác dụng, ý nghĩa của nó

Trang 34

lộ nhân cách con người (người có văn hóa hay không; thái độ chân thành hay giả tạo…).[2;tr.126]

Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học tiếng Việt cho rằng: “Màu sắc biểu cảm tu từ cực kì phong phú trong hệ thống đại từ nhân xưng và từ xưng hô phản ánh ý thức cộng đồng, ý thức huyết thống của dân tộc Việt Nam”.[8;tr.175]

Từ những ý kiến của các nhà nghiên cứu, có thể rút ra được đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Việt như sau:

- Trong giao tiếp hằng ngày, các danh từ dùng làm đại từ xưng hô được dùng nhiều hơn, phổ biến hơn là các đại từ xưng hơ đích thực

+ Các danh từ thân tộc dùng để xưng hô không chỉ giao tiếp ở gia đình mà cịn dùng trong giao tiếp xã hội

+ Trong phạm vi gia tộc, các danh từ thân tộc với ý nghĩa chính xác của chúng để xưng và hô Nhưng trong giao tiếp xã hội, chúng có sự biến nghĩa rất mạnh mẽ

- Trong giao tiếp thuộc phạm vi gia đình thân thuộc hay thuộc phạm vi xã hội, người Việt thường bộc lộ trực tiếp quan hệ của người nói với người nghe, người nói với hiện thực khách quan (tính tình thái của từ xưng hơ) Chính vì vậy, các từ xưng hơ rất đậm sắc thái biểu cảm Nói khác đi, các từ xưng hơ tiếng Việt ít trung hịa về sắc thái biểu cảm

- Xưng hô là hành động ngôn ngữ và cũng như các hành động ngơn ngữ khác, có ý định, niềm tin, mục đích và chiến thuật xưng hơ Các từ xưng hơ càng trung tính, nghĩa là càng gần với ý nghĩa vai thì càng khó thực hiện được chiến thuật giao tiếp bằng xưng hô Các từ xưng hô càng mang nặng các ý nghĩa phụ trợ thì xưng hô càng dễ thực hiện được chiến thuật xưng hô

- Ở tiếng Việt không như ở các ngơn ngữ có cặp tự xưng - đối xưng trung tính, các từ xưng hơ có thể thay đổi linh hoạt trong diễn tiến của một hội thoại Nếu so sánh giữa hoạt động của “xưng” và “hơ” trong xưng hơ thì ta thấy nổi lên một điều đáng

quan tâm: từ “hô” kém linh hoạt hơn từ “xưng” Trong thực tế thường cặp đôi với nhiều từ “hô”

- Từ xưng hô phản ánh mối quan hệ gia đình, thân thuộc và các mối quan hệ ngồi xã hội Phản ánh trình độ nhận thức, thái độ tình cảm của người nói đối với người nghe và đồng thời cũng có thể giúp bộc lộ nhân cách của con người

Trang 35

 Đặc điểm xƣng hô của ngƣời dân Bắc Bộ

So với đặc điểm chung của từ xưng trong tiếng việt thì từ xưng hơ của người Bắc Bộ có những đặc điểm khác biệt như:

Trong quan hệ gia đình, đối với ơng bà, người Bắc Bộ thường dùng yếu tố gốc:

ông, bà để xưng hô Trong khi đó người Nam Bộ thường xưng hơ bằng các yếu tố phụ: nội, ngoại hoặc kết hợp cả hai yếu tố phụ để gọi: ông nội, ông ngoại,…

Đối với cha mẹ trong gia đình, khác với người miền Nam thường gọi cha, mẹ là ba, má người Bắc Bộ gọi cha là thầy, gọi mẹ là mợ hay u, bầm

Đối với các vị ngang hàng với cha mẹ, cả phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Bộ về cơ bản là giống nhau Cả hai vùng vẫn xưng hô bằng các danh từ chỉ mối

quan hệ họ tộc: bác, cơ, dì, chú, dượng,…Tuy nhiên, điểm khác nhau trong cách xưng

hô của người Bắc Bộ với người Nam Bộ là người miền Bắc khi xưng hô họ thường

kèm theo tên của đối tượng để xưng hô: bác Hà, chú Bình, cơ Hoa,…Ở ngơi thứ ba,

các danh từ chỉ quan hệ họ tộc ở ngôi thứ hai vẫn sử dụng được Còn đối với người miền Nam thường kết hợp các danh từ họ tộc với thứ của đối tượng giao tiếp trong gia

đình để xưng hơ: bác ba, cơ chín, chú năm, anh bảy,…

Một số đặc trưng trong cách xưng hô của người Bắc Bộ, đó là họ thường sử

dụng cháu, tơi mà khơng hoặc ít khi xưng hô con, tui, qua hay bậu giống người Nam Bộ Từ cháu, tơi mang tính trang trọng, giao tiếp nghi thức thể hiện được nét đẹp văn

Trang 36

CHƢƠNG 2

KHẢO SÁT TỪ XƢNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ2.1 Vài nét về tác giả và sự nghiệp sáng tác

2.1.1 Tác giả

Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 - 10 - 1912 tại Hà Nội Nguyên quán ở làng Hảo (Bần Yên Nhân) huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên Song Vũ Trọng Phụng lại được sinh ra ở Hà Nội

Ngoài tên thật, đơi khi ơng cịn dùng bút danh là Thiên Hư

Ông thân sinh là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở xưởng sửa chữa ô tô ch.Boillot nhưng mất sớm Vũ Trọng Phụng mới bảy tháng tuổi Thân mẫu của Vũ Trọng Phụng là Phạm Thị Khách làm nghề khâu vá thuê, khi chồng chết mới hai mươi tư tuổi đã ở vậy ni con Theo lời Nguyễn Tn, đó là “một người mẹ chí từ của một người con chí hiếu” đã âm thầm tận tụy hy sinh vì con

Vũ Trọng Phụng từ nhỏ đã tỏ ra có năng khiếu nghệ thuật: giỏi vẽ, biết đàn nguyệt, thích làm thơ…Song nhà ơng rất nghèo “nghèo gia truyền” Vì vậy, sau khi thi vào trường Sư phạm không trúng tuyển Vũ Trọng Phụng đành phải nghỉ học, đi làm ở các sở tư để đỡ gánh nặng cho mẹ Lúc đầu ông làm thư ký cho nhà hàng Goda, về sau xin được chân đánh máy chữ cho nhà in Viễn Đông Nhưng cả hai lần ông đều bị sa thải vì “tội” đánh máy bản thảo văn chương trong giờ làm việc và cũng có người bảo rằng hồi đó người ta thải hàng loạt công nhân viên bởi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 Sau hai lần bị sa thải, Vũ Trọng Phụng chỉ chuyên tâm viết văn, viết báo cho đến lúc mất

Vũ Trọng Phụng thường nhìn cuộc sống ở mặt trái của nó, nghĩa là nhìn thẳng vào cái bản chất xấu xa ẩn dấu bên trong được che đậy bằng cái vỏ hình thức có vẻ “đẹp đẽ” bên ngoài Ở nhà văn này, cái phần đen tối của cuộc sống luôn tồn tại trong tư duy và trí tưởng tượng như một ám ảnh đặc biệt, vì thế tác phẩm của ơng đã tái tạo hết sức sinh động cuộc sống ở cái đen tối của nó Với thái độ thẳng thắng của một nhà văn

“muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”, Vũ Trọng Phụng đã kiên quyết chống lại quan

niệm nghệ thuật quay lưng với hiện thực của những nhà văn lãng mạn Trong bài Để

đáp lời báo Ngày nay: dâm hay không dâm (in trên báo Tương lai, số 9, ra ngày

25/3/1937), Vũ Trọng Phụng đã trả lời một cách đanh thép và đích đáng tác giả bài báo Dâm hay không dâm (Nhất Chi Mai – Nhất Linh in trên báo Ngày nay, số 51, ra ngày

Trang 37

thanh cao, tao nhã, cao thượng của loài người, xin các ông cứ cố mà hương hoa, khấn khứa Tôi xin để cái phần ấy cho các ông Riêng tôi, xã hội này tôi chỉ thấy là khốn nạn: quan tham, lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt, mà cái xa hoa chơi bời của bọn nhà giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền lầm than bị bốc lột Lạc quan được, cho đời là vui, là không cần cải cách, cho cái xã hội chó đểu này là hay ho tốt đẹp, rồi ngồi mà đánh phấn bơi mơi hình quả tim để mà đi đua ngựa, chợ phiên, khiêu vũ, theo ý tôi, thế là giả dối, là tự mình lừa mình và di hại cho đời, nếu khơng là vô liêm sỉ một cách thành thực”

Vũ Trọng Phụng viết văn, làm báo từ lúc 18 tuổi Từ 1930-1939, ông viết cho nhiều tờ

báo như: Hà thành Ngọ báo, Tiến hóa, Tân thiếu niên, Nhật Tân, Hà Nội báo, công dân, Hải Phịng thời báo, phụ Nữ thời đàm, Sơng Hương, Đơng Dương tạp chí, Tao đàn tạp chí, Thời vụ, Tiểu thuyết thứ năm, Tiểu thuyết thứ bảy

Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lấy vợ là Vũ Mỹ Lương thuộc một gia đình bn bán nghèo, người xã Nhân Mục, thơn Giáp Nhất, nay thuộc xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội

Do làm việc quá sức, ông mắc bệnh lao, đời sống lại nghèo khổ, khơng có tiền thang thuốc và mất ngày 13/10/1939 để lại bà nội trên 80 tuổi, mẹ đẻ, vợ và người con gái mới một tuổi ở nhà số 73, phố Cầu Mới, Ngã Tư Sở Chính tại nơi này bốn tháng trước đây: Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu đã trút hơi thở cuối cùng ở căn nhà bên cạnh số 71 Năm ấy Vũ Trọng Phụng mới 27 tuổi

2.1.2 Sự nghiệp sáng tác

Đời văn của Vũ Trọng Phụng khá ngắn ngửi và chia ra thành ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: 1930-1935

Giai đoạn thứ hai: 1935-1936 Giai đoạn thứ ba: 1937-1939

Ông viết liên tục từ năm 1930 đến khi ông mất năm 1939 Song trong 10 năm ấy, ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm khá lớn với nhiều thể loại khác nhau Đặc biệt là phóng sự và tiểu thuyết

Phóng sự là một trong những thể văn kết tinh tư tưởng và tài năng của Vũ Trọng Phụng Đương thời ông được đánh giá là “ơng vua phóng sự đất Bắc” Từ năm 1933

Trang 38

Tài năng của Vũ Trọng Phụng được thể hiện tập trung nhất, kết tinh chói lọi và

rực rõ nhất là ở tiểu thuyết Ơng viết gần chục cuốn tiểu thuyết: Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Làm đĩ (1936), Lấy nhau vì tình (1937), Quý phái (đăng dở trên Đông Dương tạp chí, 1937), Trúng số độc đắc (1938), Người tù được tha (di cảo) Trong đó, xuất sắc hơn cả là những cuốn tiểu thuyết hiện thực Chỉ

riêng năm 1936, Vũ Trọng Phụng đã liên tiếp xuất bản ba cuốn tiểu thuyết hiện thực có

giá trị: Giơng tố, Vỡ đê, Số đỏ Trong đó Giơng tố và Số đỏ xứng đáng là những kiệt

tác

Ngoài ra, về truyện ngắn thì gồm có: Chống nạn lên đường (Ngọ báo-1930), Một cái chết, Bà lão lòa (1931), Con người điêu trá (1932), Cuộc vui có ít, Hai hộp xì gà (1933), Sư cụ triết lý (1935), Lỡ lời, Tết ăn mày, Bộ răng vàng, Hồ sê líu hồ sê sàng (1936), Cái ghen đàn ơng, Lịng tự ái, Đi săn khỉ, Máu mê, Tự do, Người có quyền, Lấy vợ xấu, Một con chó hay chim chuột, Cái chết bí mật của người trúng độc đắc (1937), Từ lý thuyết đến thực hành, Một đồng bạc, Đời là một cuộc chiến đấu, Đoạn tuyệt ( Di cảo), Gương tống tiền (1939)

Về kịch thì gồm có: Khơng một tiếng vang (1931), Tài tử (1934), Tết cụ cố (di cảo), Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937) Ngoài ra, Vũ Trọng Phụng còn dịch thuật vở Giết mẹ từ vở Lucrecabongia của V.Huygo xuất bản vào năm 1936

 Tác phẩm Số đỏ

Tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng lần đầu tiên ra mắt trên Hà Nội báo từ số 40

(ra ngày 7 tháng 10 năm 1936) và được Nxb Lê Cường in thành sách lần thứ nhất năm 1938

Nói về tác phẩm Số đỏ, một số nhà nghiên cứu đã nhận định: ông Đỗ Đức Hiểu

rất tâm đắc với hệ thống ngôn từ gồm những đơn vị xô đẩy nhau, cãi nhau, xung đột nhau, chởi bới nhau, gồm những lý luận phi lý, những lý thuyết bát nháo đầu Ngô mình Sở, những luận điểm đạo đức lộn nhào, những hiểu lầm, những câu đặt rối ren, lắm nghĩa, gà mờ, ngu ngốc, những danh vọng hèn hạ…tạo nên cái sức sống hết sức chân thực của một đơ thị dở dở ương ương, rì rầm những đối thoại gay gắt, những toan tính giang ngoan, thánh thót những lời tán tỉnh yêu đương tân kỳ và quái gở…Người kể chuyện ln có mặt để giải thích, đánh giá, bình luận và chuyện càng thêm rắc rối, hài hước, bởi vì nó giả và nó thật, nó nhịe nhoẹt, có khi bao dung, có khi mỉa mai, hoặc

cao giọng đạo đức, hoặc giễu cợt tán thành hay bác bỏ Số đỏ là hiện tượng ngôn từ

Trang 39

Số đỏ là cuốn tiểu thuyết “vô tiền khống hậu”, một kiệt tác trong nền văn xi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Số đỏ kết tinh tư tưởng và tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng So với “Giông tố” và “ Vỡ đê” thì địa bàn hoạt động của các nhân vật trong Số đỏ có hạn hẹp hơn; tác giả chỉ tập trung miêu tả xã hội tư sản

thành thị đang quay cuồng trong cơn lốc “Âu hóa” hết sức nhố nhăng, đồi bại, đương

thời Song thế giới nhân vật trong Số đỏ cũng rất phong phú, đa dạng và phức tạp,

thuộc nhiều thành phần trong xã hội Trong tác phẩm này, tác giả đã tạo ra cả một xã hội hài hước mà trong đó ai cũng buồn cười, ngớ ngẩn, ngô nghê, lố bịch Từ mụ me Tây dơ dáng đến gái mới lãng mạn, hư hỏng một cách ngây thơ, từ chủ tiệm may “Âu hóa” tha thiết với phong trào “cải cách xã hội” bằng những mốt y phục với những cái tên gọi: “ngây thơ”, “dậy thì”, “hãy chờ một chút”…đến nhà họa sĩ hăng hái cổ động phong trào “Âu hóa” song lại cấm vợ và con gái ăn mặc tân thời, từ cụ Cố Hồng hiếu danh đến ông chủ khách sạn Bồng Lai kiêm vua thuốc lậu, từ đốc tờ đồ đệ Freud đến bọn lang băm, từ nhà chính trị bảo hoàng đến giới cảnh sát, từ nhà sư hổ mang cổ động chấn hưng đạo phật đến đại diện Hội khai trí tiến đức Rồi vua Xiêm, vua ta, viên toàn quyền Thống sứ đều là những đối tượng gây cười

Tóm lại, chúng ta thấy trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng vẫn bị ảnh hưởng bởi thuyết định mệnh, cịn nhiều chuyện bói tốn, tướng số, những chuyện may rủi Tuy nhiên, tiếng cười hài hước sảng khoái vang lên từ đầu đến cuối tác phẩm đã có phần lấn át tư tưởng ấy Từ đầu đến cuối tác phẩm toàn là những chuyện vô lý, những chuyện bịa đặt kỳ quặc vậy mà khơng có hình ảnh nào, chi tiết nào khơng có hạt nhân khách quan của nó, hợp với logic nội tại của tác phẩm

2.2 Từ xƣng hô đƣợc sử dụng trong tiểu thuyết Số đỏ

Để thấy được từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng người viết đã

khảo sát từ xưng hô trong tiểu thuyết Số đỏ Trải qua q trình đọc tồn bộ tác phẩm và

thống kê từ xưng hơ thì người viết đã phân loại từ xưng hô theo các mối quan hệ như sau:

2.2.1 Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ gia đình

Từ xưng hơ được sử dụng nhiều trong giao tiếp hằng ngày Chẳng hạn trong gia đình có ba thế hệ ơng bà, cha mẹ và con cháu cùng chung sống với nhau trong một mái nhà thì từ xưng hơ phải đúng vai giao tiếp vừa thể hiện được tính tơn ti, nề nếp, thứ bậc và sự tôn trọng

2.2.1.1 Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ giữa ơng - bà - dì và cháu

Trang 40

ông - bà - dì và cháu trong gia đình Xuất hiện trong Số đỏ từ xưng hô giữa ông - bà - dì và cháu chủ yếu là các từ: “cụ, ông, cháu, dì, tôi” Để thấy rõ số lần xuất hiện các từ

xưng hô trong mối quan hệ giữa ông – bà – dì và cháu, chúng ta cùng theo dõi bảng thống kê sau:

STT Từ xưng hô Tần số

xuất hiện Ghi chú

1 Dì 19 Tiểu thuyết Số đỏ - Nxb văn học 2 Tôi 8 3 Cháu 7 4 Cụ 2 5 Ông 5

 Trong Số đỏ, từ xưng hô giữa ông - bà và cháu được thể hiện qua cách xưng hô giữa cụ Tổ và Văn Minh như sau:

- Ơ hay? Cái gì mà cười nói vui vẻ thế này? Tơi thức hay tơi ngủ mê thế này? - Thưa ông, ấy là con cháu vui mừng vì ơng khỏi bệnh đấy ạ!

- Tơi khỏi rồi ư? Tôi chưa chết ư? Lạy Giời!

- Thưa ơng, nhờ có ơng đốc tờ Xn đây mà ông khỏi bệnh đấy ạ

- Đâu? Thế thuốc Thánh đền Bia đâu?

- Bẩm ông đã uống một nửa rồi nên mới tỉnh táo thế

- Thế à! - Vâng

Từ xưng hô giữa cụ Tổ và Văn Minh theo mối quan hệ ông và cháu đức tôn trong gia đình Văn hóa trong cách xưng hơ của người Bắc Bộ thường sử dụng yếu tố gốc

“ông, bà” để xưng hơ với cháu của mình và cháu thì xưng hô với ông, bà là “cháu – ông/ bà”, “cháu - cụ/kị” nhưng trong cuộc đối thoại trên thì ta thấy Cụ Tổ lại tự xưng mình là “tơi” cịn Văn Minh gọi ơng mình là “ơng” thể hiện sự ngang bằng về vị thế

trong giao tiếp, khơng có thứ bậc, nề nếp, tơn ti Mặc dù biết mình đã tỉnh dậy nhờ vào

Ngày đăng: 07/07/2023, 00:59