CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ THI CÔNG THEO SƠ ĐỒ MẠNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ THI CÔNG THEO SƠ ĐỒ MẠNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
Mục đích cơ bản của tổ chức xây dựng
Xây dựng công trình đúng thời hạn đã được các văn bản pháp lý ấn định như kế hoạch của Nhà nước nếu là công trình do nhà nước chỉ đạo, hợp đồng giao nhận thầu, quyếtd định của chủ đầu tư
Bảo đảm năng suất lao động cao của tất cả các tổ chức tham gia xây lắp, điều này nói lên tính cộng đồng hợp tác cùng có lợi nhất trong liên doanh sản xuất.
Bảo đảm chất lượng cao cho công trình.Chất lượng thể hiện mức đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật của các công việc xây lắp thiết kế quy định.Các tiêu chuẩn chất lượng áp dụng được ghi trong hợp đồng, muốn đảm bảo chất lượng thì người xây dựng phải hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng được
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
& QLDA_K46 thị trường công nhận và tư vấn giám sát đồng ý.
Đạt hiệu quả kinh tế cao, đó là vừa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng vừa có giá thành hạ
Các phương pháp tổ chức thi công
1.2.1 Phương pháp tổ chức thi công tuần tự
Là việc phân chia tuyến đường thành các đoạn có khối lượng công việc xấp xỉ nhau, một đơn vị thi công sẽ hoàn thành các hạng mục công tác trong từng đoạn, hết đoạn này đến đoạn kia theo một thứ tự nhất định.
1.2.1.2 Tiến độ theo phương pháp tác tổ chức thi công tuần tự
Không yêu cầu tập trung nhiều máy móc thiết bị, nhân lực, giảm áp lực cho khâu cung cấp
Yêu cầu lượng vốn lưu động nhỏ
Điều hành, quản lý, kiểm tra dễ dàng
Ít chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết và khí hậu
Thời gian thi công bị kéo dài
Máy móc, nhân lực, thiết bị phải chờ đợi nhau, làm việc gián đoạn, dẫn đến tăng chi phí sử dụng máy móc, tăng giá thành công trình.
Phải di chuyển cơ sở SX nhiều lần
Không có điều kiện chuyên môn hóa
Tuyến ngắn, khối lượng nhỏ
Thời gian thi công không bị khống chế
Hạn chế về điều kiện cung cấp các thiết bị, máy móc, nhân lực, vật tư, nguồn vốn lưu động
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn
Địa hình hiểm trở, chật hẹp, không có điều kiện tập trung với số lượng lớn máy móc, thiết bị, nhân lực, vật lực
1.2.2 Phương pháp tổ chức thi công song song
Là việc phân chia tuyến đường thành nhiều đoạn có khối lượng xấp xỉ nhau, trong đó mỗi đơn vị thi công sẽ phụ trách hoàn thành toàn bộ các hạng mục công tác từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện.
1.2.2.2 Tiến độ thi công theo phương pháp song song
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
Rút ngắn được thời gian thi công; Cho phép thi công trong điều kiện thời tiết thuận lợi, sớm hoàn thành công trình, nhanh quay vòng vốn lưu động.
Các đội thi công không phải di chuyển nhiều lần
Yêu cầu trong một thời gian ngắn phải tập trung nhiều máy móc, thiết bị, vật liệu, nhân công sau đó lại không sử dụng nữa nên gây khó khăn cho khâu cung cấp, hiệu quả sử dụng lại không cao, tăng chi phí xây dựng
Máy móc, thiết bị, nhân lực tập trung một khối lượng lớn trên diện thi công chật hẹp nên dễ cản trở nhau.Nếu tổ chức thi công không khéo dẫn tới việc chồng chéo, giảm năng suất và gây thiệt hại lớn.
Yêu cầu lượng vốn lưu động lớn
Không có điều kiện chuyên môn hóa
Gây khó khăn cho công tác điều hành, quản lý SX và kiểm tra
Dễ bị ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu và thời tiết
Tuyến dài, khối lượng lớn
Thời gian yêu cầu thi công nhanh, gấp
Điều kiện cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư, vốn dồi dào
Công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất
Địa hình thuận lợi tập trung khối lượng lớn máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư
Có đủ đội ngũ cán bộ kỹ thuật đông đảo, đủ để giám sát điều hành tất cả các mũi thi công.
1.2.3 Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền
Là việc toàn bộ công tác xây dựng được chia thành các công việc riêng
6 biệt khác hẳn nhau, được xác lập theo một trình tự công nghệ hợp lý, được giao cho các đơn vị chuyên môn đảm nhận, nhưng có liên quan chặt chẽ đến nhau, hoàn thành trên toàn bộ chiều dài tuyến.
1.2.3.2 Tiến độ thi công theo phương pháp dây chuyền
Các đoạn đường hoàn thành đều đặn, kề nhau tạo thành một dải liên tục, có thể phục vụ thi công các đoạn kế tiếp, giảm được khối lượng làm đường tạm.Tuyến dài có thể đưa vào sử dụng trước, đẩy nhanh thu hồi vốn.
Máy móc tập trung ở các đơn vị chuyên nghiệp nên giảm được hư hỏng, nâng cao năng suất và giảm giá thành xây dựng.
Do chuyên môn hoá cao nên :
Nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ và công nhân kỹ thuật
Tăng năng suất lao động
Rút ngắn thời gian xây dựng
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
Nâng cao chất lượng công trình
Chỉ áp dụng khi khối lượng công tác là đồng đều trên tuyến
Đòi hỏi khả năng chuyên môn hoá cao của các tổ đội thi công
Khi TCTC theo phương pháp dây chuyền do đặc điểm công nghệ và sản xuất chúng ta chỉ TCTC cho một số quá trình và cho các công việc có khối lượng ko đủ lớn
Tính chất các hạng mục công tác phải gần giống nhau, có trình tự công nghệ và kỹ thuật tương tự nhau.Do đó phải được thiết kế có tính định hình để đảm bảo thi công dễ dàng, dễ dàng nắm bắt công nghệ
Khối lượng công tác phân bố đều trên tuyến để đơn giản cho công tác tổ chức, đảm bảo các đơn vị chuyên nghiệp có biên chế không đổi có thể hoàn thành các đoạn đường bằng nhau trong một đơn vị thời gian
Các đơn vị chuyên nghiệp phải được trang bị máy móc thiết bị đồng bộ, đảm bảo cân đối trong đội và giữa các đội với nhau
Khâu cung ứng vật tư, tổ chức vận chuyển phải được đảm bảo đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, công tác sửa chữa, duy tu xe máy phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời để đảm bảo dây chuyền thi công không bị gián đoạn
Đội ngũ công nhân, cán bộ tổ chức có tay nghề, có tính kỷ luật cao, chấp hành tốt mọi quy trình kỹ thuật
Ban điều hành sản xuất phải được tổ chức hợp lý, thường xuyên bám sát hiện trường, kịp thời phát hiện những sai sót, bất hợp lý trong thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công để kịp thời điều chỉnh
Tổ chức tốt khâu quản lý chất lượng trước, trong và sau khi thi công đảm bảo làm đến đâu, xong đến đấy
Một số quy định về quản lý thi công xây dựng công trình
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây
8 dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng.Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
1.3.1 Quy định về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng.Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.
Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình.
Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng.Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
1.3.2 Quy định về quản lý khối lượng thi công công trình
Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.
Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý.Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán
1.3.3 Quy định về quản lý an toàn lao động trên công trình xây dựng
Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng.Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường.Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng.Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi
10 quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động.Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động.Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.
Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.
1.3.4 Quy định về quản lý môi trường xây dựng
LÝ THUYẾT VỀ SƠ ĐỒ MẠNG
Sơ đồ mạng hệ CPM ( Critical Path Method )
2.1.1 Sơ đồ mạng AOA ( Activities on Arrow )
Là một hệ thống các công việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định giữa 2 yếu tố là công việc và sự kiện, kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình, để tạo ra một sản phẩm nào đó
2.1.1.2 Các phần tử của sơ đồ mạng AOA a Sự kiện
Sự kiện là mốc đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc của một hay một số công việc.Nó không tiêu hao thời gian và nguồn lực mà chỉ thể hiện vị trí cụ thể của các công việc trên sơ đồ.
Thông thường sự kiện thể hiện bằng một vòng (gọi là vòng tròn sự kiện), hay bằng một hình tùy ý
Sự kiện được ký hiệu bằng số hoặc chữ cái
Sự kiện ở vị trí bắt đầu công việc gọi là sự kiện tiếp đầu, còn sự kiện ở vị trí kết thúc công việc được gọi là sự kiện tiếp cuối
Sự kiện chỉ có mũi tên đi ra là sự kiện khởi công, sự kiện chỉ có mũi tên đi vào là sự kiện hoàn thành
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
Công việc thực là một cách gọi có tính quy ước để chỉ một quá trình hay một tập hợp các quá trình sản xuất nào đó có tiêu hao về thời gian và nguồn lực.Công việc thực được thể hện bằng mũi tên liền nét
Quá trình chờ đợi (hay công việc chờ đợi) là một quá trình thụ động chỉ tiêu hao thời gian mà không tiêu hao các nguồn lực.Công việc chờ đợi cũng được thể hiện bằng mũi tên liền nét
Công việc giả chỉ mối liên hệ lôgíc giữa hai hoặc nhiều công việc, nói lên sự bắt đầu của công việc này phụ thuộc vào sự kết thúc của công việc kia.Công việc ảo không đòi hỏi chi phí về thời gian và nguồn lực, được thể hiện bằng mũi tên nét đứt.
Công việc thực hiện trước công việc đang xét gọi là công việc tiếp trước, công việc thực hiện sau công việc đang xét gọi là công việc tiếp sau
Thời gian thực hiện các công việc được đo bằng đơn vị thời gian ngày tuần hay tháng tùy theo mức độ chi tiết cần lập mạng c Đường và đường găng Đường trong sơ đồ mạng là sự sắp xếp liên tục của các mũi tên công việc đi từ sự kiện khởi công đến sự kiện hoàn thành, chiều dài của đường là tổng thời gian thực hiện các công việc nằm trên đường. Đường trong sơ đồ mạng bao giờ cũng đi từ sự kiện khởi công đến sự kiện hoàn thành, do đó trong một số sơ đồ mạng có thể có rất nhiều đường.Đường có độ dài lớn nhất được gọi là đường găng.Một sơ đồ mạng có thể có nhiều đường găng.
Công việc nằm trên đường găng gọi là công việc găng.Để thực hiện các công việc găng và đường găng, thông thường trên sơ đồ mạng ta dùng mũi tên nét đậm hơn hoặc nét đôi.
Trong sơ đồ mạng được hiểu là thời gian và các vật chất cần thiết khác để thực hiện dự án. e Thời gian công việc (thông thường ký hiệu là tij)
Là khoảng thời gian để hoàn thành công việc theo ước lượng, được ấn định trước hay tính toán.
2.1.2 Sơ đồ mạng AON (Activities on Nod )
Sơ đồ mạng AOA bên cạnh ưu điểm là có tính khoa học cao và tác dụng tích cực trong việc giải các bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng, cũng có nhược điểm là quá rườm rà và chi tiết đối với sơ đồ mạng có nhiều sự kiện, việc tính toán điều hành gặp nhiều khó khăn.
Sơ đồ mạng AON khắc phục được những nhược điểm này do nó mềm dẻo hơn, phù hợp hơn với thực tế sản xuất.
Sơ đồ mạng công việc trên nút AON là mô hình toán học động thể hiện mối quan hệ giữa các công việc, mà thông số của công việc được thể hiện trên các nút của sơ đồ.
2.1.2.2 Các dạng quan hệ thể hiện bằng mũi tên trong sơ đồ mạng AON a Thể hiện công việc trong nút
Tuỳ theo mục đích người sử dụng mà thông số công việc trong nút là khác nhau, tuy nhiên các thông số bắt buộc phải có là tên công việc i, thời gian thực hiện ti, thời điểm khởi công sớm ES, thời điểm khởi công muộn LS.Ngoài ra còn có thể thể hiện thời điểm hoàn thành sớm EF, hoàn thành muộn LF, dự trữ thời gian Z, nhu cầu nhân lực, MMTB
Thông tin một nút công việc
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
Không có thời gian dự trữ Có thời gian dự trữ Đắp nền K95
Thông tin của một nút thể hiện bằng phần mềm MS Project b Thể hiện liên hệ giữa các công việc bằng mũi tên
Các mũi tên sử dụng trong sơ đồ mạng AON thể hiện các mối quan hệ giữa các công việc, phương pháp AON có ưu thế là không sử dụng các công việc giả.
Mũi tên trong sơ đồ mạng AON có chiều mũi tên thể hiện sự phụ thuộc giữa 2 công việc và giá trị thời gian của các phụ thuộc đó.
Quan hệ thuận giữa các công việc :
Công việc đi trước quyết định công việc sau ( giá trị thời gian phụ thuộc mang dấu dương, ký hiệu ).Có nghĩa là công việc B có thể bắt đầu/kết thúc không sớm hơn = n ngày sau khi công việc A bắt đầu/kết thúc
Quan hệ nghịch giữa các công việc :
Sơ đồ mạng PERT ( Program Evaluation and Review Technique )
Các dạng sơ đồ mạng hệ CPM đều có thông số thời gian đã xác định, thông số thời gian này thường xác định dựa trên các định mức, tuy nhiên không phải lúc nào định mức cũng chính xác và phản ánh đầy đủ thực tế.Đặc biệt là đối với các công việc thi công phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, rủi ro và bất định. Để đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch người ta dựa vào phương pháp phân bố xác suất.Bản chất của phương pháp PERT là đưa yếu tố không xác định vào ước lượng thời gian thực hiện các công việc và hoàn thành dự án.Vì những công việc không đủ dữ kiện để người ta xác định chính xác dẫn đến việc hoàn thành dự án cũng có độ tin cậy khác nhau.
Phương pháp PERT lấy thời gian trung bình mong muốn te kèm theo một đại lượng đo độ không xác định của thời gian thực hiện công việc vào lập kế hoạch và đánh giá khả năng hoàn thành dự án.Đại lượng đó là độ lệch tiêu chuẩn và phương sai của thời gian trung bình mong muốn.
Thời gian trung bình mong muốn là thời gian ước lượng có khoảng 50% khả năng thực hiện sớm hơn và 50% khả năng thực hiện muộn hơn.Để xác định giá trị đó mỗi công việc cần phải có hàm phân bố xác suất thực hiện.Do không có thông tin về phân bố xác suất thời gian thực hiện công việc vì nó có nhiều biến động ngẫu nhiên và kéo dài nên người ta phải giả thiết một hàm phân bố phù hợp với từng công vi
2.2.1 Phương pháp xác định thời gian thực hiện công việc trong sơ đồ mạng PERT
Giá trị trung bình mong muốn ( hay kỳ vọng ) của thời gian thực hiện công việc được xác định theo công thức : hoặc theo công thức ( trường hợp không có tm)
Trong đó : te : giá trị kỳ vọng của thời gian thực hiện công việc đang xét ta : thời gian lạc quan – là thời gian hoàn thành công việc một cách sớm nhất khi gặp điều kiện đặc biệt thuận lợi. tm : thời gian có xác suất cao nhất – là thời gian hoàn thành công việc có nhiều khả năng xảy ra nhất. tb : thời gian bi quan – là thời gian muộn nhất ( tối đa) hoàn thành công việc khi gặp phải các điều kiện khó khăn nhất.
Khi ước lượng các giá trị te, tm, tb người lập kế hoạch cũng đã phải
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
& QLDA_K46 lường trước được những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công việc và phải chấp nhận một sai lệch nào đó.Nghĩa là trị số te cũng phải chấp nhận những sai lệch nhất định, những sai lệch đó có thể đánh giá bằng độ lệch tiêu chuẩn và phương sai. Độ lệch tiêu chuẩn là sự tản mạn của các đại lượng ngẫu nhiên phân bố xung quanh giá trị trung bình của nó, được xác định theo công thức :
Phương sai là bình phương của độ lệch tiêu chuẩn :
Giá trị của độ lệch tiêu chuẩn cho ta biết trước độ không xác định của giá trị ước lượng.Độ lệch tiêu chuẩn càng lớn thì độ chính xác càng thấp.
2.2.2 Các bước tiến hành đánh giá khả năng hoàn thành của dự án bằng phương pháp PERT
Bước 1 : Tính thời gian trung bình mong muốn của các công trình theo công thức và độ lệch tiêu chuẩn và phương sai của nó.Kết quả trình bày theo mầu bảng dưới đây :
Bước 2 : Viết các giá trị công việc te và của các công việc trên SĐM.
Bước 3 : Tính sơ đồ mạng theo phương pháp CPM để xác định Tx của sự kiện cùng với phương sai tương ứng của nó.Tx là thời gian xuất hiện sự kiện trung bình mong muốn
Bước 4 : Tính theo công thức của sự kiện cần đánh giá và , thường là sự kiện cuối cùng vì Tx của sự kiện cuối cùng là giá trị trung bình mong muốn của toàn dự án.
Bước 5 : Đánh giá khả năng hoàn thành dự án với thời gian kế hoạch đề ra bằng cách tính Z theo công thức và tra bảng để tìm xác suất gặp Ts ( thời gian kế hoạch ).
Các bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng
Sau khi lập tiến độ bằng sơ đồ mạng phù hợp với công nghệ thi công, người ta có thể tính toán các chỉ tiêu của nó như thời gian hoàn thành toàn bộ, hệ số sử dụng nguồn lực… và so sánh các chỉ tiêu đó với các chỉ tiêu đặt ra.Trong trường hợp cần thiết người ta có thể điều chỉnh làm cho tiến độ đó đạt được những chỉ số tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn cho tổ chức và quản lý sản xuất được gọi là tối ưu hóa sơ đồ mạng.
Như vậy, tối ưu hóa sơ đồ mạng liên quan đến hai vấn đề đó là thời gian và nguồn lực.Nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn thì thời gian cũng là một dạng nguồn lực và do đó tất cả dạng bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng đều quy tụ về vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực.Có thể chia ra hai lớp bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng là:
Các bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng khi thời gian thực hiện dự án đã xác định Khi thời gian thực hiện dự án đã xác định có thể xảy ra hai trường hợp:
Sơ đồ mạng (tiến độ) đã lập thỏa mãn chỉ tiêu thời hạn đã đặt ra.Cần điều hòa các nguồn lực sử dụng trong quá trình thực hiện dự án (bài toán điều hòa nguồn lực)
Tiến độ đã lập vượt quá thời hạn cho phép cần phải thu ngắn lại (bài toán giảm chiều dài đường găng).
Các bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng khi thời gian thực hiện dự án còn chưa xác định
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
Điều chỉnh sơ đồ mạng trong điều kiện nguồn lực có hạn
Điều chỉnh sơ đồ mạng theo quan hệ tối ưu hóa thời gian-chi phí
2.3.1 Bài toán điều hòa nguồn lực
2.3.1.1 Nguồn lực và vấn đề điều hòa nguồn lực
Các nguồn lực để thực hiện một dự án bao gồm những khả năng hiện có về lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.Đó chính là nguồn nhân lực, MMTB, nguyên vật liệu, năng lượng, tài chính …Trong quản lý, người ta thường chia các nguồn lực này theo đặc tính của chúng thể hiện trong quá trình sử dụng.Đặc tính đó là có thay đổi khối lượng hay không khi được sử dụng. a.Nguồn lực có thể thu hồi
Nguồn lực có thể thu hồi là các nguồn lực không thay đổi khối lượng của nó trong quá trình sử dụng.Loại này gồm nhân lực, MMTB … Đây là loại nguồn lực không xếp kho được.Số lượng/ khối lượng của chúng không thay đổi trong quá trình sản xuất. Điều kiện ràng buộc đối với nguồn lực có thể thu hồi là cường độ sử dụng không được vượt quá mức hiện có hoặc có thể huy động. b Nguồn lực không thể thu hồi
Nguồn lực không thể thu hồi là các nguồn lực thay đổi khối lượng của nó trong quá trình sử dụng.Khối lượng của các nguồn lực loại này biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng công việc hoàn thành do biến thành sản phẩm.Điển hình của loại nguồn lực này là đối tượng lao động như nguyên vật liệu, cấu kiện, bán thành phẩm, tiền vốn … Điều kiện ràng buộc bình thường là cường độ sử dụng không được vượt mức độ cung cấp.Cần lưu ý là do tài nguyên không thu hồi có thể được dự trữ trong kho nên điều kiện trên trong một số trường hợp không nhất thiết phải tuân thủ. c Một số lưu ý khác
Một nguồn lực A có thể được thay thế bằng nguồn lực B, nhưng chưa chắc nguồn lực B lại có thể thay thế được nguồn lực A.
Có những nguồn lực nếu không dùng có thể lưu lại dùng vào thời điểm khác như các nguồn lực có hình thái vật chất cụ thể như tiền, vật tư … Nhưng cũng có loại nguồn lực nếu không dùng thì coi như là mất, không lưu lại được.Loài này chủ yếu là các nguồn lực vô hình như công thợ, ca máy … Nếu đã thuê thợ, thuê máy mà không dùng thì vẫn phải trả tiền.
Có những nguồn lực bị tiêu hao bởi công việc (nguồn lực không thu hồi), nhưng cũng có nguồn lực được sản sinh từ công việc như các loại vật liệu sản xuất tại chỗ.
Trong quá trình thực hiện dự án ta phải tiến hành nhiều loại công việc.Mỗi công việc sử dụng một vài loại nguồn lực khác nhau.Mặt khác việc sử dụng các nguồn lực lại đan xen vào nhau trong suốt cả quá trình.Vai trò, khối lượng sử dụng của mỗi loại cũng khác nhau làm cho vấn đề càng trở nên phức tạp.Số loại nguồn lực càng nhiều thì vấn đề càng phức tạp, đôi khi phức tạp đến mức không thể giải quyết nổi.Thực tế người ta tìm cách đơn giản hóa độ phức tạp của vấn đề sao cho lời giải đạt yêu cầu sản xuất là đủ.Một trong những cách đó là chọn ra loại nguồn lực có ý nghĩa nhất và giải quyết vấn đề với nguồn lực chủ đạo đó.Lấy lời giải của bài toán trên làm cơ sở để xét tiếp những nguồn lực tiếp theo.
Trong đại đa số các dự án, nguồn lực chủ đạo chính là nguồn lực con người.Thông thường mức độ sử dụng các nguồn lực khác luôn luôn song hành và tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng nhân lực.Vì vậy trong các bài toán tiếp theo, ta giải các bài toán trước hết với nguồn lực con người-nhân lực.
2.3.1.2 Điều hòa nguồn lực a.Khái niệm điều hòa nguồn lực
Cường độ sử dụng một nguồn lực r nào đó của công việc i-j được ký hiệu là rij.Thời gian thực hiện công việc i-j là tij.Vậy tổng nguồn lực mà dự án tiêu
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
Thời gian thực hiện toàn bộ dự án là T.Cường độ sử dụng nguồn lực trung bình của dự án là:
Cường độ sử dung nguồn lực cao nhất trong toàn bộ các công việc dự án là Rmax.Hệ số điều hòa nguồn lực:
Hệ số này càng gần bằng một thì dự án sử dụng nguồn lực càng được coi là điều hòa b.Bài toán điều hòa biểu đồ nhân lực
Bài toán điều hòa biểu đồ nhân lực đặt ra khi thời gian thực hiện dự án đã ấn định và độ dài đường găng cũng đã đảm bảo được yêu cầu này.Nhưng biểu đồ nhân lực vẽ được có đoạn nhô cao, có đoạn xuống thấp sâu quá so với trung bình.Điều này dẫn đến lãng phí trong sản xuất
Vậy các bước điều hòa nhân lực:
Trước tiên trên biểu đồ nhân lực ta tìm những khoảng có nhân lực tăng hoặc giảm đột ngột
Tìm các công việc nằm trong khoảng thời gian có biểu đồ nhân lực tăng hoặc giảm đột ngột đó
Giảm hoặc tăng nhân lực cho các công việc đó sao cho đạt được biểu đồ nhân lực bằng phẳng như mong muốn.Để làm được điều đó có thể xê dịch các công việc hoặc giảm số nhân lực cần thiết (kéo dài thời gian thực hiện với điều kiện không vượt quá thời hạn cho phép.
2.3.2 Giảm chiều dài đường găng
Có trường hợp chiều dài đường găng vượt quá thời hạn cho phép (tiến độ không đáp ứng quy định).Ta phải điều chỉnh sơ đồ mạng sao cho chiều dài đường găng ngắn lại.Có các cách sau để rút ngắn chiều dài đường găng:
Tăng nguồn lực cho các công việc găng trong điều kiện cho phép.
Tăng ca làm việc cho một số công việc găng với điều kiện đảm bảo công nhân làm việc bình thường
LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG BẰNG SƠ ĐỒ MẠNG
Lập kế hoạch tiến độ
Kế hoạch tiến độ là kế hoạch sản xuất, trong đó các công việc được tính toán và sắp xếp và gắn liền với trục thời gian.Tiến độ công trình luôn được thể hiện dưới dạng biểu đồ, tuỳ theo tính chất công trình và công nghệ, hình thức thể hiện biểu đồ có thể là dạng ngang, xiên hay sơ đồ mạng.
Tóm lại tiến độ là kế hoạch sản xuất được thể hiện dưới dạng biểu đồ nội dung bao gồm các số liệu tính toán, các giải pháp được áp dụng trong thi công bao gồm: công nghệ, thời gian, vị trí và khối lượng các công việc xây lắp cùng với điều kiện thực hiện chung.
Mục đích của lập tiến độ là thành lập một mô hình sản xuất, trong đó sắp xếp các công việc sao cho bảo đảm xây dựng công trình trong thời gian ngắn, giá thành hạ, chất lượng cao.Mục đích này cụ thể như sau :
Kết thúc và đưa hạng mục công trình cũng như toàn bộ công trình vào sử dụng đúng thời gian định trước.
Sử dụng hợp lý máy móc thiết bị.
Giảm thiểu thời gian ứ đọng tài nguyên chưa sử dụng.
Lập kế hoạch sử dụng tối ưu về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xây dựng.
Cung cấp kịp thời các giải pháp có hiệu quả để tiến hành thi công công trình.
3.1.2 Các loại sơ đồ thể hiện tiến độ
3.1.2.1 Sơ đồ ngang (sơ đổ Grantt)
Sơ đồ ngang diễn tả được một phương pháp tổ chức sản xuất, một kế
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
& QLDA_K46 hoạch tương đối đơn giản và rõ ràng.Chính vì vậy, phương pháp này được sử dụng đầu tiên để lập kế hoạch tiến độ xây dựng. Ưu điểm của sơ đồ ngang là dùng được cho nhiều đối tượng, dễ lập, dễ hiểu, dễ chỉnh sửa, bổ sung… nên được dùng phổ biến.Tuy nhiên, nó có nhược điểm là không thể hiện được các dự án phức tạp, không thấy rõ mối liên hệ lô-gic của các công việc trong dự án.
Sơ đồ xiên là sơ đồ không những diễn tả tiến trình công việc theo thời gian mà còn thể hiện được mối liên quan giữa các công việc trong không gian.Vì vậy, nó rất thích hợp để thể hiện dự án tổ chức theo phương pháp dây chuyền, nhằm đảm bảo tính liên tục và điều hoà, sự phối hợp nhịp nhàng trong sản xuất
Tuy nhiên sơ đồ xiên cũng như sơ đồ ngang, chỉ là mô hình tĩnh, có tính toán trước các tham số (về không gian: chia thành các phân đoạn; về thời gian: với chu kỳ là số ngày, tuần… thời gian làm việc của mỗi dây chuyền) rồi thể hiện lên sơ đồ. Đối với các dự án lớn, phức tạp, sơ đồ xiên không thể hiện hết những vấn đề đặt ra, nhất là khi giải quyết những bài toán tối ưu, như rút ngắn thời gian xây dựng, hoặc đối với những dự án không tính được thời hạn xây dựng theo các phương pháp thông thường, mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên.Sơ đồ
28 mạng có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề này
Sơ đồ mạng là một mô hình toán học động, thể hiện toàn bộ dự án thành một thể thống nhất, chặt chẽ, trong đó thấy rõ vị trí của từng công việc đối với mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các công việc.Đối với sơ đồ mạng người ta có thể áp dụng các phương pháp toán học vào việc phân tích, xây dựng và điều khiển kế hoạch.
Nguyên tắc lập kế hoạch tiến độ
3.2.1 Chọn thứ tự thi công hợp lý
Việc chọn thứ tự thi công hợp lý là rất quan trọng, đặc biệt đối với các
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
& QLDA_K46 công trình lớn, phức tạp, có nhiều hạng mục công trình lien quan với nhau qua chức năng, công nghệ, điều kiện thi công.Khi chọn các công tác xây lắp cần chú ý những điểm sau :
Tuân thủ trình tự công nghệ xây dựng.
Đảm bảo tính liên tục cho các tổ thợ chính.
Khi cần tập trung nhân lực và MMTB phải chú ý đến giới hạn về tài nguyên và đảm bảo nguyên tắc điều hòa trong tổ chức.
Cần có các biện pháp giảm thiểu rủi ro liên quan đến các yếu tố tự nhiên như mưa, lũ.Cần có các biện pháp hỗ trợ đối với các công việc khó thi công.
3.2.2 Đảm bảo thời hạn thi công Để có thể hoàn thành và đưa công trình vào khai thác đúng thời hạn đã dặt ra thì trước hết kế hoạch tiến độ phải đảm bảo thỏa mãn điều kiện này.Kế hoạch tiến độ càng có ít thời gian dự trữ thì khả năng điều chỉnh và đố phó với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công cũng như khả năng thỏa mãn yêu cầu cuẩ chủ đầu tư về việc sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng …càng thấp.
3.2.3 Sử dụng nhân lực điều hòa trong sản xuất
Biểu đồ nhân lực được coi là điều hòa khi số công nhân tăng từ từ trong thời gian ban đầu, giảm dần trong khi công trường kết thúc và không có tăng giảm đột biến.Nếu số công nhân sử dụng không điều hòa, nghĩa là có lúc dùng nhiều người, có lúc lại dùng ít người làm cho các phụ phí tuyển dụng, chi phí lán trại và các dịch vụ khác tăng, lãng phí tài nguyên.Tập trung nhiêu người trong thời gian ngắn gây lãng phí những xơ sở phục vụ cũng như mát móc không kịp khấu hao…
3.2.4 Đưa tiền vốn vào công trình một cách hợp lý
Vốn đầu tư là lượng tiền bỏ vào công trình.Đây là loại tài nguyên sử dụng một lần và nó chỉ sinh lợi khi công trình họat động.Khi công trình còn
30 chưa được đưa vào khai thác, tiền vốn đã bỏ vào công trình là tiền vốn bị ứ đọng.Kế hoạch tiến độ xây dựng quyết định tiến độ cung cấp vốn.Tiến độ đưa vốn vào công trình có 3 dạng cơ bản là đều đặn.tăng dận và giảm dần và tương ứng với các tiến độ cấp vốn này ta có vốn đầy tư tích lũy và tổng mức vốn đầu tư bị ứ đọng
Trình tự lập kế hoạch tiến độ
Tiến độ thi công xây dựng được lập dưa trên các số liệu và tính toán của thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công cùng với những kết quả khảo sát bổ sung về đặc điểm của công trường.Để thỏa mãn các mục tiêu đã đề ra, tiến độ thi công xây dựng cần được lập theo trình tự sau :
Phân tích công nghệ xây dựng công trình.
Lập danh mục công việc sẽ tiến hành xây lắp công trình.
Xác định khối lượng công việc theo danh mục đã lập.
Chọn biện pháp kỹ thuật thi công cho các công việc xây lắp.
Xác định chi phí lao động và MMTB để thực hiện các công việc đó.
Xác định thời gian thi công và hao phí tài nguyên
Lập tiến độ sơ bộ.
Xác định các chỉ tiêu của tiến độ sơ bộ với các tiêu chí đã đặt ra ban đầu.
Tối ưu hóa tiến độ theo các chỉ tiêu ưu tiên.
Phê duyệt tiến độ và gắn tiến độ với niên lịch.
Lập các biểu nhu cầu tài nguyên.
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
Phân tích công nghệ thi công
Lập danh mục công việc
Chọn biện pháp kỹ thuật
Xác định chi phí nhân lực, máy móc
Xácđịnh thời gian thi công, tiêu thụ tài nguyên
Lập tiến độ ban đầu
Lập biểu đồ nhu cầu tài nguyên
So sánh với các chỉ tiêu đề ra
Kết thúc Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Hình 2: Sơ đồ khối (rút gọn) trình tự thiết kế kế hoạch tiến độ dây chuyền thi công xây dựng công trình.
Lập tiến độ và quản lý tiến độ băng sơ đồ mạng
3.4.1.Trình tự lập tiến độ bằng sơ đồ mạng
Bước 1: Xác định các công việc và mối liên hệ giữa chúng
Dựa vào cơ cấu phân tách công việc WBS để liệt kê và xác định mối quan hệ giữa các công việc.Xác địnhmoois quan hệ giữa các công việc là xét xem công việc nào làm trước công việc nào làm sau,những công việc nào có thể làm đồng thời với công việc đang xét.
Bước 2 : Lập sơ đồ mạng sơ bộ.
Phương pháp 1 : Đi từ đầu đến cuối dự án
Cách này thường được áp dụng khi biết rõ các công việc và trình tự các công việc của dự án.
Phương pháp 2 : Đi ngược từ cuối lên đầu dự án
Cách này thường áp dụng đối với các dự án hoàn toàn mới mẻ mà không biết rõ công việc cũng như trình tự, mối liên hệ giữa các công việc.
Phương pháp 3 : Làm từng cụm.Cách này thường áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp.Người ta chia dự án thành từng cụm/ mảng công việc rồi chia cho từng người/nhóm người lập riêng.Liên kết các mạng con thu được theo cách trên ta sẽ có sơ đồ mạng lớn thống nhất.
Bước 3 : Hoàn thiện sơ đồ mạng
Kiểm tra sơ đồ mạng thu được, nếu cần thì thêm sự kiện phụ, công việc ảo.Ngược lại có thể bỏ qua các sự kiện thừa.
Bước 4 : Tính toán sơ đồ mạng
-Đánh số các sự kiện
-Ghi thời gian công việc tên công việc, nhu cầu nguồn lực
-Tính toán sơ đồ mạng và xác định đường găng
-Tính toán thời gian dự trữ
Bước 5 : Chuyển sơ đồ mạng lên lịch tiến độ Để tiện cho việc theo dõi, ta chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian.Nếu
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
& QLDA_K46 có thể chuyển thành sơ đồ mạng ngang.
Bước 6 : Tối ưu hóa sơ đồ mạng
Lập biểu đồ nhân lực và các nhu cầu nguồn lực khác.Điều chỉnh sơ đồ mạng theo tiêu chuẩn tối ưu hóa về sử dụng nguồn lực
3.4.2.Quản lý tiến độ bằng sơ đồ mạng
Sau khi đã điều chỉnh sơ đồ mạng theo các tiêu chuẩn tối ưu và đã có biểu đồ nhu cầu nhân lực và các nguồn lực khác thi công việc tiếp theo là quản lý tiến độ, tìm cách thực hiện các công việc đã tính toán sơ đồ mạng để hoàn thành dự án đúng thời hạn đã vạch ra.
Muốn vậy phải tập trung chỉ đao các công việc găng, coi đó là các công việc then chốt, cần được ưu tiên về vật tư, nhân lực và sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật và tổ chức.Đường găng mang yếu tố khách quan, nó phản ánh sự găng về lô gic công việc chứ không phụ thuộc vào tên công việc là quan trọng hay là không quan trọng.Có trường hợp.công việc găng lại là công việc ảo không đòi hỏi chi phí nguồn lực, nếu theo kinh nghiệm thông thường thì chắc chắn không được xếp vào công việc quan trọng cần chú ý.
Các công việc cần làm để quản lý tiến độ trong quá trình thực hiện dự án là :
- Tổ chức phổ biến rộng rãi cho càn bộ, công nhân về kế hoạch tổ chức thực hiện dự án.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị bằng “ phiếu công việc ”.
- Tổ chức mạng lưới theo dõi, đôn đốc và nắm tình hình sản xuất.
- Nhận định tình hình, để ra biện pháp xử lý khi có thay đổi.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất cho lãnh đạo.
THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH THI CÔNG BẰNG SƠ ĐỒ MẠNG CHO GÓI THẦU Đ30
Giới thiệu tổng quan về gói thầu Đ30
Tên công trình : Dự án đường Trường Sơn Đông. Đoạn 3 : Xã Hiếu – Cầu Lệ Bắc ( km 213+0.0- km440+0.0)
Chủ đầu tư : Bộ tổng tham mưu. Đại diện chủ đẩu tư : Ban quản lý dự án 46.
4.1.2.Đặc điểm thiên nhiên và hiện trạng
Phân đoạn trên tuyến thiết kế nằm trong tiểu vùng khí hậu thung lũng sông Ba.Đặc điểm cơ bản của vùng này là tất ít mưa và nền nhiệt độ khá cao.Tuy lượng mưa được gia tăng khi áp thấp nhiệt đới hoặc những cơn bão muộn ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển Nam Trung Bộ, nhưng sau đó là những ngày tạnh ráo.Mặt khác do điều kiện cấu tạo của thổ nhưỡng mà tình trạng khô hạn ở đây hàng năm xảy ra mạnh mẽ hơn các vùng khác trong tỉnh. Chế độ mưa : Lượng mưa rơi trên lưu vực thấp hơn các vùng khác và phân bố không đều.Ở thượng nguồn mưa bình quân nhiều năm trên 2200mm, ở trung du và hạ du sông chảy trong thung lũng Cheo Reo chỉ còn lại trên dưới 1263mm mặc dù số ngày mưa tương đối nhiều.
Căn cứ báo cáo địa chất đổng thời qua kết quả đo vẽ địa chất công
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
& QLDA_K46 trình thì khu vực tuyến đi qua gồm các lớp sét lẫn hữu cơ đến hạt cát thô lẫn ít bột sét và cát sét phía dưới là sét phân bố từ trên xuống dưới như sau:
Lớp K :được chia thành 4 loại :
K1: Cát, sét sỏi sạn màu nâu vàng đốm xám trắng và phân bố trên đoạn: Km374+900–Km377+600.Bề dày lớp khoan đào biến thiên từ 0.3 - 2.2 m.Cao độ đáy lớp biến thiên từ 178.2 m -210.2 m
K2 : Sỏi sạn cát sét màu nâu vàng đốm xám trên các đoạn từ Km377+600 –Km380+850.Bề dày lớp khoan đào biến thiên từ 0.2 - 4.0 m.Cao độ đáy lớp biến thiên từ 163.7 m -197.9 m
K3 : Sét cát sỏi sạn màu nâu vạng đốm xám xanh.Bề dày lớp đào 0.4 m.Cao độ đáy lớp biến thiên từ 174.5 m -178.9 m
K4 : Cát sét màu xám đen trạng thái dẻo, bề dày lớp đào 0.4 m, cao độ từ 174.5 m đến 186.3 m
Lớp 1 :Cát hạt thô, màu nâu vàng, kết cấu rợi rạc, bề dày phát hiện được 2.2m.
Lớp 2 :Cát pha sét lẫn ít sỏi sạn, màu xám đen, nâu vàng trạng thái dẻo.Bề dày biến thiên từ khoảng 1.2m - 4.0m.
Lớp 3a :Sét cát lẫn ít sỏi sạn, màu nâu xám trạng thái dẻo mềm.
Lớp 3b :Sét cát lẫn ít sỏi sạn, màu nâu xám trạng thái dẻo cứng.
2 Cấp đường :cấp IV miền núi
3 Tốc độ thiết kế V@km/h
5 Bề rộng nền đường : Bnền =7.5m
6 Bề rộng mặt đường : Bmặt = 5.5m
7 Bề rộng lề đường : Blể =2x1=2m
8 Bề rộng gia cố : Bgia cố =2x0.5=1m
9 Độ dốc ngang lề đường : 4%
10 Cường độ mặt đường Eyc 0DAN/cm2
11 Móng cấp phối đá dăm loại II dày 15cm
12.Mặt đường láng nhựa 3 lớp, tiêu chuẩn 4.5kg/m2
Lập kế hoạch tiến độ cho gói thầu Đ30
I.Thi công nền đường đào
I.1.Phạm vi công việc Đào nền đường bao gồm mọi công việc đào hình thành nền đường, gọt mái taluy cần thiết cho sự chuẩn bị, xây dựng và hoàn thiện nền đường, khuôn áo đường, lề đường, mái taluy, đường giao và đường vào các mỏ vật liệu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, chính xác tim tuyến đường, cao độ và trắc ngang trên các bản vẽ chi tiết.
Thiết bị thi công nền đường gồm các loại sau :
Máy xúc đào dung tích 0.8-1.25 m 3 /gàu
Máy ủi công suất 110-140CV.
Máy san tự hành 110CV
Lu các loại ( bánh thép.bánh lốp, lu rung…)
Khoan cầm tay có D2-42mm
Thuốc nổ Amonit, kíp điện, dây nổ, dây điện
Sử dụng máy cao đạc và máy kinh vĩ, thước thép để xác đinh phạm vi thi công.
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
Phải xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, trước hết là tiêu nước bề mặt ngăn không cho chảy vào hố móng công trình và nền đường.
Dùng tổ hợp máy đào kết hợp máy ủi và ô tô dể đào xúc và vận chuyển đất.
Tại những vị trí đào cắt taluy dương có độ chênh cao lớn so với nền đường, nhà thầu sẽ làm đường công vụ đủ để bố trí diện thi công.Tùy theo từng trắc ngang để bố trí vị trí máy thích hợp với từng luống đào đã được tính toán trước.
Ở những vị trí sườn dốc, vật liệu thừa ra sau khi nổ mình hoặc khi đào sườn dốc bên trên phải được bố trí an toàn.Phải có biện pháp đặc biệt để giữ cho cây cối ở sườn dốc bên dưới không bị hư hại do xói mòn.Vật liệu thừa bỏ đi phải được vận chuyển về các vị trí bãi thải.
Trong quá trình xây dựng nền đường, khuôn đường luôn luôn giữ ở điều kiện khô ráo, dễ thoát nước, chỗ rãnh biên đổ từ nền đắp phải thi công cẩn thận để tránh làm hư hại nền đắp do xói mòn.
Trong quá trình thi công đào và đắp nền đường phải luôn đảm bảo bề rộng không nhỏ hơn 3m và đảm bảo độ bằng phẳng để công tác giao thong không ách tắc.
Đất đào nếu sử dụng được có thể điều phối sang đắp đất dọc tuyến.
Đất đào nếu không sử dụng được hoặc khối lượng thừa sau khi điều phối thì bố trí xe đi đổ.
Khi nền đường được đào tới cao độ mép đường nhà thầu sẽ bố trí đào rãnh dọc và đào khuôn đường, kiểm tra kích thước nền đường đào.Kiểm tra độ chặt nền đào nếu nền đào không đủ độ chặt thì tiến hành cày xới và lu lèn bảo đảm độ chặt theo thiết kế.
Đối với rãnh dọc sau khi tiến hành đào bằng máy kết hợp với nhân công để tiến hành sửa sang vỗ đập mái ta luy rãnh và đầm chặt lòng rãnh bằng đầm cóc.
II Thi công nền đường đắp
II.1.Phạm vi công việc.
Công việc này bao gồm :việc đắp nền đường, việc chuẩn bị phạm vi trên đó được đắp đất, việc rải và đầm nén vật liệu thích hợp trong phạm vi nền đường.Phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và đúng với hướng tuyến, cao độ, chiều dày và trắc ngang theo bản vẽ chi tiết.
II.2.Thiết bị thi công
Thiêt bị thi công bao gồm :
Máy đào dung tích 0.8-1.6m 3/ gàu.
Máy san tự hành 110CV.
Ô tô vận chuyển vật liệu …
` II.3.Trình tự thi công
Đào dọn hữu cơ, đánh cấp
Khu vực đắp sẽ được dọn sạch rác rưởi, củi, chất bẩn hoặc nước thừa.
Khi nền đắp mới nằm trùm lên nền đắp cũ hoặc mái đất nền cũ có độ dốc ít nhất 1:5 thì bề mặt dốc của nền đất cũ phải được đánh cấp Mỗi cấp phải đủ rộng để máy san ủi và máy đầm hoạt động.Mỗi bề ngang cấp sẽ bắt đầu từ giao điểm giữa mặt đất thiên nhiên và cạnh thẳng đứng của cấp trước.Vật liệu đánh cấp sẽ được đắp bù bằng vật liệu đắp nền phụ hợp, cùng loại và đầm chặt với nền đường đắp.
Trước khi tiến hành đắp vật liệu đắp, phải kiểm tra lại bề mặt đất phải giữ vững chắc ổn định và đủ cường độ.Cần phải đào bỏ những loại đất không thể đầm nén đến độ chặt yêu cầu và đăp trả lại bẳng vật liệu đất đã được chấp thuận.
Vận chuyển, san rải vật liệu :
SV:Lê Xuân Nam Lớp Dự án
Vật liệu trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra, thí nghiệm đạt các yêu cầu về tính chất hóa lý thành phần hạt, độ ẩm…mới được vân chuyển về nơi công đia thi công.Trong quá trình vân chuyển do tích chất đất ở đây nên khi về phải được san rải và đầm lèn ngay để đạt hiệu quả trong công tác lu lèn.
Dùng máy san để san rải vật liệu đắp, mỗi lớp có chiều dày 20-25 cm sau khi đầm lèn.
Lu lèn vật liệu đắp :
Sử dụng lu tĩnh bánh sắt 6-8T để lu lèn sơ bộ.
Lu chặt bằng lu rung.
Sau khi dùng lu tĩnh bánh sắt để lu là phẳng.
Trong suốt quá trình lu lèn vật liệu phải luôn luôn giữ độ ẩm trong diều kiện tốt nhất.Nếu vật liệu không đạt độ ẩm thì dùng xe téc tưới nước bổ sung.Các lớp tiếp theo chỉ được thi công khi các lớp trước đó đã được kiểm tra và nghiệm thu về cao độ.
4.2.1.2.Thi công cống thoát nước.
I Thi công cống hộp đổ tại chỗ (3.0m x 2.5m ;1.0 m x 1.0 m):
Ở những chỗ sức chịu tải của nền mống ở cào độ đáy móng không đủ hoặc không thích hợp thì sẽ được đào bỏ vật liệu đó ít nhất 0.5m bên dưới cao độ đáy móng và thay bằng vật liệu thích hợp.Hay khi gặp đá dưới đọ sâu 0.3m dưới đáy móng cống hộp hoặc trong nền đào đá mà đá không đồng nhất trên suốt chiều dài ống cống thì hố móng cống hộp phải đào sâu 0.3m dưới đáy mống và rải một lớp bật liệu thích hợp đồng nhất và đầm chặt.
Hình dạng, kích thước móng và vật liệu thi công móng phải phù hợp với hồ sơ thiết.Đối với cống hộp móng cống là lớp bêtông xi măng M150 dày
30cm trên lớp dăm đệm dày 10cm.
Khi hố móng đã được đào xong, việc thi công móng cống phải được thực hiện ngay khi được phép thi công.Nếu bị trị hoãn bởi một lý do nào đó thì phải tìm mọi biện pháp bảo vệ hố móng đá đào.
Sau khi hoàn thành hố móng tiến hành thi công móng dăm cát đệm.Đầm chặt móng theo đúng yêu cầu kỹ thuật
I.3 Đổ bê tông thân cống :