1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của lực lượng quản lý thị trường tỉnh nghệ an

96 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Chống Buôn Lậu, Hàng Giả Và Gian Lận Thương Mại Của Lực Lượng Quản Lý Thị Trường Tỉnh Nghệ An
Tác giả Hoàng Trung Hiếu
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Huy Thịnh
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 529,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HÀNG GIẢ, HÀNG LẬU VÀ (13)
    • 1.1. HÀNG GIẢ VÀ HÀNG GIẢ VI PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ (13)
      • 1.1.1. Hàng giả (13)
      • 1.1.2. Hàng giả vi phạm sở hữu trí tuệ (14)
      • 1.1.3. Khái niệm hàng hoá nhập lậu (14)
      • 1.1.4. Gian lận thương mại (15)
    • 1.2. NHỮNG BIỂU HIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG GIẢ, HÀNG NHẬP LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI (16)
    • 1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNG GIẢ, HÀNG NHẬP LẬU VÀ BUÔN BÁN (17)
      • 1.3.1. Tác hại của nạn sản xuất và kinh doanh hàng giả (17)
      • 1.3.2. Tác hại của nạn buôn lậu và gian lận thương mại (20)
    • 1.4. ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HÀNG GIẢ, HÀNG LẬU VÀ BUÔN BÁN (20)
      • 1.4.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về cuộc đấu tranh này (20)
      • 1.4.2. Tổ chức phòng chống (26)
      • 1.4.3. Các hình thức đấu tranh (28)
    • 1.5. KINH NGHIÊM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ CHỐNG HÀNG GIẢ, HÀNG NHẬP LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI (29)
      • 1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế (29)
      • 1.5.2. Kinh nghiệm trong nước (31)
    • 2.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (34)
      • 2.1.1. Thực trạng tình hình buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm trên địa bàn Tỉnh Nghệ An (34)
      • 2.1.2. Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (36)
      • 2.1.3. Tình hình gian lận thương mại (37)
    • 2.2. CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (41)
      • 2.2.1. Giới thiệu về Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An (41)
      • 2.2.2. Vai trò của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Nghệ An trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (49)
      • 2.2.3. Các biện pháp đấu tranh đã được thực hiện trong thời gian qua (50)
      • 2.2.4. Kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (57)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẤU TRANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỜI (65)
      • 2.3.1. Những thành công (65)
      • 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại (69)
      • 2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm (71)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA LỰC LƯỢNG QLTT TỈNH NGHỆ AN (34)
    • 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM (75)
      • 3.1.1. Phương hướng (75)
      • 3.1.2. Quan điểm (77)
      • 3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ - công chức Chi cục QLTT Nghệ An về công tác đấu tranh phòng - chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong tình hình mới (77)
      • 3.2.2. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy; Nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ’ Rèn luyện đạo đức cho cán bộ - công chức Chi cục QLTT Nghệ An (78)
      • 3.2.3. Tăng cường nghiên cứu, triển khai áp dụng pháp luật QLTT và các chủ trương - chính sách pháp luật (82)
      • 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia (83)
      • 3.2.5. Coi trọng và triển khai các biện pháp phòng ngừa; Thường xuyên tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng - chống (84)
      • 3.2.6. Tăng cường công tác phối - kết hợp với chính quyền và các ngành chức năng khác (85)
      • 3.2.7. Làm tốt công tác thường trực Ban chỉ đạo; Tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ (87)
    • 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (88)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường (89)
      • 3.3.2. Kiến nghị với UBND Tỉnh (90)
      • 3.3.3. Kiến nghị với Chi cục QLTT Nghệ An (91)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................86 (94)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................88 (96)

Nội dung

TỔNG QUAN CHUNG VỀ HÀNG GIẢ, HÀNG LẬU VÀ

HÀNG GIẢ VÀ HÀNG GIẢ VI PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hàng giả gồm:

- Hàng hoá không có giá tri sử dụng, công dụng; Có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hoá; Có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.

Hàng hóa chỉ đạt hàm lượng chất chính hoặc chất dinh dưỡng dưới 70% mức tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì.

- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; Có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký, không đủ loại dược chất đã đăng ký; Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hoá.

- Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; Hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn chất lượng đã đăng ký; Có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hoá.

- Hàng hoá có nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; Giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hoá; giả mạo số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hoá của thương nhân khác.

- Hàng hoá có nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hoá.

1.1.2 Hàng giả vi phạm sở hữu trí tuệ

Tại điều 213, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005) quy định về hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ:

- Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi tắt là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 điều này.

- Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tố chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

- Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được cho phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

1.1.3 Khái niệm hàng hoá nhập lậu

- Buôn lậu là các hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá Nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, như: Vũ khí, chất nổ, ngoại tệ, cổ vật, đồ chơi kích động bạo lực, văn hoá phẩm độc hại, các sản phẩm có tác hại xấu đến môi sinh, môi trường, đến người và động - thực vật; Những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá Buôn lậu là các hành vi trốn tránh sự kiểm tra - kiểm soát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Hải quan, biên phòng), hoặc dùng các thủ đoạn gian dối che mắt các cơ quan này để vận chuyển hàng cấm; Trốn - lậu thuế đối với việc buôn bán, vận chuyển hàng hoá qua biên giới; Dùng các thủ đoạn bí mật, bất hợp pháp để trà trộn hàng lậu với các hàng hoá khác vận chuyện qua cửa khẩu nhưng qua được mắt hải quan.

- Buôn bán hàng nhập lậu là hành vi vận chuyển, tàng trữ, chứa chấp, buôn bán hàng lậu trên thị trường nội địa, trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoặc dùng các thủ đoạn gian dối để che mắt các cơ quan này.

Hàng nhập lậu được định nghĩa theo Điều 3 Nghi định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng".

- Hàng hoá nhập lậu bao gồm:

+ Hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật

+ Hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu, hoặc giấy tờ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hoá khi lưu thông trên thị trường.

+ Hàng hoá nhập khẩu không đi qua cửa khẩu theo quy định; Không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật, hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hoá khi làm thủ tục hải quan.

+ Hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoá đơn - chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hoá đơn - chứng từ nhưng không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hoá đơn.

+ Hàng hoá nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu, nhưng không có tem dán vào hàng hoá theo quy định của pháp luật ( hoặc có tem dán nhưng tem giả, tem đã qua sử dụng).

NHỮNG BIỂU HIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG GIẢ, HÀNG NHẬP LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

- Buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đều hoạt động với động cơ nhằm mục đích thu được lợi nhuận siêu nghạch.

- Buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại hoạt động có tính quy luật - thường diễn ra vào ban đêm, ngoài giờ, ngày nghỉ (lễ, tết, chủ nhật,…) khi lực lượng kiểm tra nghỉ; Thường rộ lên vào các dịp tết, có tính mùa vụ khi có nhu cầu tiêu thụ tăng; Nhằm vào các mặt hàng có tỷ suất thuế cao…

- Hoạt động có tổ chức chặt chẽ (gồm những tên đầu sỏ cầm đầu hay còn gọi là đầu nậu; Những người mang thuê, vác mướn hay còn gọi là cửu vạn; Những kẻ được thuê theo dõi lực lượng kiểm tra hay còn gọi là “chim lợn” ), trang bị hiện đại để đối phó với các cơ quan chức năng.

- Là hoạt động phi pháp, chống đối quyết liệt, sử dụng mọi thủ đoạn tinh vi phức tạp và không từ một thủ đoạn nào.

- Buôn lậu, gian lận thương mại và tham nhũng gắn bó mật thiết với nhau; Các đối tượng buôn lậu có sự móc nối với các phần tử tha hoá, biến chất của các cơ quan chức năng Nhà nước và các cơ quan kiểm tra.

- Khai thác triệt để kẽ hở của chính sách, pháp luật, chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế của từng khu vực; Khai thác triệt để các yếu tố về điều kiện tự nhiên, chính trị - xã hội; Lợi dụng sự thông thoáng trong cải cách hành chính, các chế độ ưu đãi hải quan, các quy định về phân luồng để nhập - xuất hàng không khai báo; Hoặc khai báo nhưng không đúng tên, chủng loại, chất lượng, số lượng, không đúng giá giao dịch, không đúng mã số hàng hoá, không đảm bảo chất lượng, điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

- Có yếu tố nước ngoài - Tuỳ thuộc vào chính sách kinh tế - xã hội, thái độ chính trị của mỗi nước…

- Các đối tượng buôn lậu lợi dụng mọi phương thức, như: Xé lẻ hàng hoá;Lợi dụng đêm tối, giờ nghỉ để vận chuyển Hàng hoá nhập lậu lưu thông trên đường được vận chuyển, cất giấu trên xe khách, xe du lịch, xe tải, xe container,tàu, thuyền…; Đi kèm hàng hoá là hoá đơn khống, hoá đơn quay vòng, thủ tục hải quan và nộp thuế với giá trị thấp hơn giá trị thực của hàng hoá; Hoặc khai báo sai với chủng loại, số lượng nhằm mục đích trốn thuế….

ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNG GIẢ, HÀNG NHẬP LẬU VÀ BUÔN BÁN

1.3.1 Tác hại của nạn sản xuất và kinh doanh hàng giả a/ Hàng giả gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người.

- Các doanh nghiệp sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ quan tâm đến lợi nhuận– Không quan tâm đến chất lượng của sản phẩm, cũng như việc bảo vệ môi sinh, môi trường trong quá trình sản xuất Hành vi này đã làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn…, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người dân.

- Các mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến, đồ uống giả có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng, như: Các bệnh đường ruột; Ngộ độc; Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá…

- Các mặt hàng mỹ phẩm giả có thể gây dị ứng, biến dạng cho người sử dụng.

- Các loại thuốc, vắc xin giả không giúp cho con người phòng bệnh, chữa bệnh, mà còn làm cho bệnh tình của họ trở nên nghiêm trọng hơn - Thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

- Các loại vật tư nông nghiệp, cây giống, con giống giả có thể gây tác hại cho cây trồng, vật nuôi; Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái và do vậy ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

- Vật liệu xây dựng, máy móc, phương tiện giao thông giả có thể gây tai nạn cho con người trong quá trình sử dụng.

Nếu hàng giả gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người thì sẽ làm giảm sức lao động - Nguồn lực quý giá nhất của một quốc gia (vì lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội) Việc dùng hàng giả gây ảnh hưởng đến khả năng tái tạo sức lao động của con người sẽ dẫn đến làm giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm do lao động làm ra - Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận Có thể nói rằng, hàng giả sẽ gây thiệt hại rất lớn về người và của cải cho xã hội. b/ Gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất - kinh doanh.

- Hàng giả giúp các đối tượng hoạt động thương mại phi pháp thu được lợi nhuận cao; Mặt khác hạ uy tín và làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động đúng theo quy định của Pháp luật; Làm giảm số thu của NSNN từ thuế.

- Hàng giả có gắn nhãn mác, tên thương mại của các thương hiệu nổi tiếng -Các thương hiệu đã đăng ký bảo hộ nên làm giảm uy tín của các doanh nghiệp sản xuất Người tiêu dùng sẽ mất lòng tin nếu họ mua và sử dụng phải hàng giả Hàng giả gây thiệt hại về kinh tế do trốn thuế, chi phí ít hơn, sức cạnh tranh cao hơn làm cho hàng thật mất thị phần, giảm sản lượng; Lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm đi Các cơ sở sản xuất sẽ thu hẹp đầu tư, giảm sản lượng, sa thải bớt lao động làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế Tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ phát sinh hàng loạt các vấn đề mang tính xã hội, như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, trộm cắp, cướp giật… ảnh hưởng đên an ninh trật tự Không những thế, nó còn làm cho tổng sản phẩm quốc dân giảm, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. c/ Đối với nền kinh tế quốc dân:

- Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nguồn lực còn hạn hẹp, thì nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là một yếu tố vô cùng quan trọng Nhưng nạn sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ làm mất đi cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các Doanh nghiệp và các tổ chức nước ngoài Hàng giả được buôn bán, lưu thông trên thị trường sẽ bóp méo giá cả hàng hoá, gây ra hỗn loạn, mất trật tự kỷ cương trên thị trường Thị trường không ổn định, lành mạnh thì không có bất cứ doanh nghiệp nào, tổ chức nào muốn đầu tư vào nó, gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư và thương gia - ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất - nhập khẩu Không có vốn đầu tư từ nước ngoài, nước ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới để mở rộng sản xuất, tăng sản lượng trong nước Việt Nam sẽ không có cơ hội để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Gây thất thu thuế, ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh và chất lượng công trình xây dựng.

Vi phạm sở hữu trí tuệ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam trong thực hiện các Hiệp định quốc tế, bao gồm Công ước Paris về sở hữu công nghiệp, Thoả ước Madrid về nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp định TRIPs, Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (PCT), Công ước Berne về tác phẩm văn học nghệ thuật, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Hiệp định sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sĩ.

1.3.2 Tác hại của nạn buôn lậu và gian lận thương mại

- Buôn lậu và gian lận thương mại là mặt trái, mặt tiêu cực của kinh tế thị trường Một số đối tượng do mong muốn tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch mong muốn làm giàu nhanh đã đi vào con đường làm ăn phi pháp.

- Buôn lậu và gian lận thương mại tác hại rất lớn đối với nền sản xuất trong nước - Hàng lậu trốn thuế giá rẻ sẽ bóp nghẹt sản xuất trong nước, làm cho hàng hoá sản xuất không tiêu thụ được, công nhân mất việc làm.

- Buôn lậu và gian lận thương mại còn làm nản lòng các nhà đầu tư; Tác hại đối với môi trường kinh doanh và đầu tư do hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được.

- Buôn lậu và gian lận thương mại gây thất thu cho ngân sách Nhà nước

Buôn lậu và gian lận thương mại từng là "Quốc nạn", gây mất an ninh trật tự, phá hoại hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội, làm giảm lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HÀNG GIẢ, HÀNG LẬU VÀ BUÔN BÁN

1.4.1 Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về cuộc đấu tranh này

Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại nhằm bảo vệ và góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo vệ người tiêu dùng; Tác động tích cực đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta Buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại là những mặt trái của nền kinh tế thị trường, có thể để lại những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, kìm hãm sản xuất - kinh doanh trong nước, gây thất thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư…Hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại có quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuất - kinh doanh Thông qua hoạt động này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển và đến lượt nó, hoạt động sản xuất - kinh doanh phát triển sẽ góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

Ngay khi xác định hội nhập kinh tế quốc tế, quan điểm và chính sách củaNhà nước ta đã thể hiện qua việc tham gia các công ước, hiệp ước quốc tế và thực hiện các cam kết về thương mại đối với các đối tác, tổ chức hợp tác quốc tế, như:

- Công ước Stockholm về việc thành lập tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, tiếng Anh viết tắt là WIPO, được thành lập trên cơ sở Công ước ký tại Stockhlm ngày 14 tháng 7 năm 1967 gọi là công ước về thành lập

“Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới” WIPO có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới, thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia và quản lý các hiệp định, hiệp ước khác nhau liên quan đến các khía cạnh pháp luật và quản lý sở hữu trí tuệ Việt Nam là thành viên của WIPO từ ngày 2/7/1976.

- Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp Công ước Paris được ký kết ngày 20/3/1883 với mục đích chủ yếu là nhằm xây dựng các điều kiện có lợi cho việc đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá của công dân các nước thành viên công ước Đồng thời, xây dựng một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại các nước thành viên trên nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu công nghiệp của các nước thành viên. Việt Nam là thành viên của công ước từ năm 1949.

- Công ước Bern 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật Công ước Bern được ký kết năm 1886 là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên và là điều ước quốc tế quan trọng nhất về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật Mục đích của công ước là nhằm bảo hộ một cách có hiệu quả và thống nhất trên phạm vi quốc tế quyền của tác giả Việt Nam là thành viên của công ước từ ngày 26/10/2004.

- Công ước Geneva về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống sự sao chép trái phép; Công ước Geneva được ký kết vào năm 1971 Việt Nam là thành viên của công ước ngày 26/7/2005.

Hiệp định Madrid về Đăng ký quốc tế Nhãn hiệu năm 1891 là điều ước đặc biệt ký kết vào ngày 14/4/1891 trong khuôn khổ Công ước Paris Mục đích của Hiệp định này là tạo thuận lợi cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia thành viên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp định Madrid vào năm 1949.

- Nghị định thư liên quan đến thoả ước Madrit Nghị định thư liên quan đến thoả ước Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá được ký kết vào năm

1989 Thoả ước Madrit và nghị định thư liên quan đến thoả ước Madrit đã tạo nên hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá Hệ thống này thực sự mang lại lợi ích cho cả người nộp đơn và quốc gia thành viên Việt Nam tham gia nghị định này từ ngày 11/7/2006.

- Hiệp ước hợp tác sáng chế Patent (Hiệp ước PCT) Hiệp ước PCT được ký kết ngày 19/6/1970 và có hiệu lực vào năm 1978 nhằm mục đích đơn giản hoá, tiết kiệm thời gian và nhân lực đối với việc đăng ký bảo hộ các sáng chế có nhu cầu bảo hộ tại nhiều nước Việt Nam là thành viên chính thức vào ngày 10/3/1993.

- Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký kết hiệp định song phương về bảo hộ sở hữu trí tuệ với Hoa Kỳ và Thụy Sỹ Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tham gia hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs) từ năm 2007. Đối với thị trường trong nước, ngay những năm sau khi xoá bỏ “ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp”, tại nghị quyết số 12/NQ-TW ngày 03/01/1996 của

Bộ Chính trị nêu rõ “Đặt sự lưu thông hàng hoá và hoạt động của doanh nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước; Khuyến khích phát huy mặt tích cực; Đồng thời có biện pháp hạn chế các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường” Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng khẳng định “Hình thành đồng thời các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý cần thiết để thị trường hoạt động có hiệu quả, có kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh;Hạn chế và kiểm soát được độc quyền kinh doanh Có giải pháp hữu hiệu chống buôn lậu”.

Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ số 1254 ngày 14/2/2002 yêu cầu các Bộ, Ngành và địa phương trong cả nước: “Phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách và phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên, không chỉ làm kiểu chiến dịch từng đợt” Nơi nào, địa phương nào tình hình buôn lậu không giảm thì chủ tịchUBND, Thủ trưởng đơn vị lực lượng phụ trách địa bàn đó phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ Đối với các Bộ, Ngành được giao làm nhiệm vụ chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại: Phải đặc biệt chú trọng tăng cường thanh tra - kiểm tra làm trong sạch đội ngũ làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta cũng xác định chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại là cuộc chiến lâu dài, khó khăn, phức tạp; Đòi hỏi phải kiên trì, kiên quyết, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước Xuất phát từ mục đích và động cơ chiếm đoạt lợi nhuận, các đối tượng vi phạm không từ bất cứ một thủ đoạn nào nhằm che dấu hành vi vi phạm - Thậm chí sử dụng các thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo hoặc đe doạ; Sử dụng vũ lực để thực hiện Để tổ chức tốt cuộc đấu tranh này, yêu cầu đặt ra là phải kiên trì, kiên quyết, sử dụng đồng bộ các biện pháp, trên cơ sở phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị - xã hội của nước ta Nghị quyết số 12/TW của Bộ Chính trị đã vạch rõ “Sử dụng các biện pháp đồng bộ, kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này” Chỉ thị số 853/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định rõ quan điểm của Nhà nước ta: “Xử lý nghiêm minh các vụ buôn lậu và gian lận thương mại Điều tra, kết luận và xử lý ngay một số vụ buôn lậu điển hình để răn đe và giáo dục quần chúng” Lực lượng Quản lý thị trường là nòng cốt trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác để tham mưu tích cực cho các cấp uỷ Đảng, cơ quan trong cuộc đấu tranh đầy cam go này. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982) đã xác định một trong những chính sách lớn về kinh tế - xã hội “Thiết lập trật tự mới - xã hội chủ nghĩa trên mặt trận phân phối, lưu thông Để góp phần ổn định đời sống, đẩy mạnh sản xuất, chuyển biến tốt tình hình kinh tế và xã hội…” Một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý thị trường trong thời gian này là: “loại trừ bọn đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép Kiểm soát chặt chẽ hàng xuất khẩu qua biên giới” (Trích trong Nghị quyết số 198-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và quản lý thị trường, ngày 23/11/1982). Để thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V đã đề ra và để ngăn chặn các hành vi vi phạm chính sách quản lý thị trường, góp phần đẩy mạnh sản xuất, ổn định vật giá và đảm bảo đời sống nhân dân, Hội đồng Nhà nước đã đưa ra Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả ( hoặc buôn bán hàng giả) sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm ( hoặc tù chung thân) và bị phạt tiền từ năm nghìn đồng đến một triệu đồng, bị tịch thu tài sản Điều đó có thể khẳng định rằng: Ngay từ những năm 80 của thể kỷ 20 - Khi Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi và xây dựng đất nước sau một thời gian dài chiến tranh đầy khó khăn và gian khổ, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm - Vì nó ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Muốn ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, cần phải đấu tranh mạnh mẽ đối với những hành vi tiêu cực này.

KINH NGHIÊM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ CHỐNG HÀNG GIẢ, HÀNG NHẬP LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

1.5.1 Kinh nghiệm quốc tế a/Tại Trung Quốc. Để chống buôn lậu có hiệu quả, trong đợt cải tổ do Chính phủ khởi xướng, Trung Quốc đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy Trước hết, quản lý thị trường là cơ quan trực thuộc Quốc Vụ viện được nâng lên thành cơ quan cấp Bộ để phù hợp với nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

Tại cửa khẩu, Chính phủ đã hợp nhất ba lực lượng: Kiểm dịch hàng hoá, kiểm dịch động thực vật, kiểm tra vệ sinh dịch tễ thành một lực lượng trực thuộc ngành quản lý thị trường.

Tổ chức chống buôn lậu trước đây do văn phòng hỗn hợp chống buôn lậu ở biên giới đảm nhiệm, nay giao toàn bộ cho ngành Quản lý thị trường phụ trách

Thành lập lực lượng cảnh sát chống buôn lậu thuộc lực lượng quản lý thị trường chuyên trách làm nhiệm vụ chống buôn lậu Lực lượng này có toàn quyền điều tra, bắt giữ, xử lý, lập hồ sơ…Tất cả hàng hoá và người phạm tội buôn lậu bất cứ ngành nào - Kể cả vụ việc do Công an bắt giữ đều phải bàn giao cho đội chống buôn lậu của cơ quan Quản lý thị trường Khi đối tượng có đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu, đội chống buôn lậu của cơ quan quản lý thị trường chuyển cho viện kiểm sát khởi tố Chính phủ nghiêm cấm các ngành, các cấp và mọi cá nhân can thiệp vào công tác của các cơ quan xử lý buôn lậu - Đặc biệt, Trung Quốc đã thành lập

“đường dây nóng” để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến buôn lậu b/Tại Pháp:

Mô hinh tổ chức thị trường Pháp trực thuộc Bộ Kinh tế và tài chính, được phân bổ từ cơ quan trung ương (Cục quản lý thị trường) đến tất cả các vùng lãnh thổ.

Quản lý thị trường Pháp được huấn luyện tốt nhất ở tất cả các lĩnh vực, như:

Sử dụng chó nghiệp vụ, chạy xe máy, lái tàu thuỷ, lái máy bay Trong quá trình phát triển, quản lý thị trường Pháp đã cải tiến nhiều thủ tục, như: Kiểm soát tại kho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp thoả thuận trước với cơ quan quản lý thị trường; Các doanh nghiệp được khai tờ khai và được cung cấp thông tin qua hệ thống cơ sở dữ liệu nhất định của cơ quan quản lý thị trường Pháp.

Quản lý thị trường Pháp được ưu tiên trang bị các thiết bị chuyên dùng hiện đại như ô tô, tàu tuần tiễu, trực thăng chuyên dùng - Nhất là kỹ thuật kiểm tra tàu biển của quản lý thị trường Pháp được đánh giá tốt nhất.

Việc kiểm tra thực tế hàng hoá chỉ chiếm khoảng 5%; Những việc thông tin tình hình cho nhau giữa quản lý thị trường các nước trong khối EU được chủ trọng và được quy định thống nhất Thông qua các cơ sở dữ liệu, Quản lý thị trường phát hiện ra những trường hợp làm hàng giả, buôn lậu - Khi phát hiện, Quản lý thị trường sẽ kiểm tra lại toàn bộ quá trình của doanh nghiệp; Tại doanh nghiệp, Quản lý thị trường yêu cầu xuất trình hoá đơn, chứng từ vận tải và các chứng từ có liên quan Khi phát hiện và bắt quả tang đối tượng vi phạm, Quản lý thị trường cùng với cảnh sát sẽ kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất mà không cần xin phép Bộ Tư pháp Khi không phát hiện vi phạm, nhưng có nghi vấn thì phải xin phép thẩm phán mới được kiểm tra. c/ Tại Thái Lan.

Do nằm trong khu vực “Tam giác vàng”, vấn đề chống buôn lậu - chủ yếu là ma tuý, được Nhà nước Thái Lan đặc biệt chú trọng Thái Lan đã thành lập Văn phòng Uỷ ban kiểm soát ma tuý quốc gia (ONCB) với nhiều ngành tham gia ( như

Bộ Nội vụ, Hải quan, Biên phòng và Cảnh sát Hoàng gia) do Thủ tướng làm chủ tịch Trong Văn phòng ONCB có một số Cục thực hiện chức năng thi hành Pháp luật, hoặc cao hơn chức năng của cảnh sát ở một số lĩnh vực, như: Bắt, khám xét,thu giữ và tịch biên tài sản có từ nguồn buôn lậu ma tuý Đặc biệt, Thái Lan có trung tâm xử lý thông tin tội phạm ma tuý; Quản lý thị trường và lực lượng kiểm soát ma tuý luôn thông báo kịp thời và nhận thông tin, cập nhật thông tin để xử lý.Thái Lan coi trọng công tác phối hợp giữa ONCB với Cảnh sát, Hải quan và Biên phòng để truy bắt và xử lý các hành vi buôn lậu Tại cửa khẩu, Quản lý thị trường Thái Lan đã sử dụng lực lượng trinh sát hoá trang để theo dõi tâm lý hành khách xuất - nhập cảnh; Sử dụng máy Xquang, chó nghiệp vụ - Nhất là sử dụng trang - thiết bị, kỹ thuật hiện đại và vấn đề phối hợp giữa các lực lượng được coi trọng để theo dõi hoạt động buôn lậu.

Lịch sử hành thành Nhà nước phong kiến Việt Nam gắn liền với yêu cầu trị thuỷ và chống ngoại xâm; Tuy nhiên các chế độ phong kiến đương thời đã nhìn thấy và luôn chú trọng đề ra chính sách, điều chỉnh các vấn đề xã hội - Trong đó có quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hoá thông thương với các quốc gia trên thế giới lúc đó, Đã có lúc phát triển rực rỡ như thời Lý – Trần, sau một thời gian bị đình đốn cho đến thế kỷ XVII – XVIII bắt đầu phát triển trở lại; Quan hệ buôn bán được mở mang, hàng hoá lưu thông khắp nơi đã hình thành những trung tâm buôn bán nổi tiếng thời đó, như: Phố Hiến, Kẻ Chợ ở Đàng Ngoài, Hội An ở Đàng Trong. Đáng lưu ý là từ đầu thế kỷ 17 ( cả Đàng Ngoài và Đàng Trong), Nhà nước phong kiến thi hành chính sách “mở cửa” về ngoại thương mới mục đích để phát triển về quân sự và kinh tế Cùng với chính sách “mở cửa”, buôn lậu hàng hoá, buôn hàng quốc cấm, hàng giả bắt đầu xuất hiện Để ngăn chặn có hiệu quả, bảo vệ vương quyền, Nhà nước phong kiến đã đề ra những chính sách và quy định chặt chẽ với các hình thức, như:

- Các triều đại phong kiến luôn quan tâm xây dựng tổ chức bộ máy thu thuế, chống buôn lậu.

- Nhà nước phong kiến căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của đất nước để điều chỉnh, đề ra chính sách phù hợp; Quản lý những mặt hàng là tài sản quốc gia, trọng yếu, phục vụ quốc kế dân sinh; Nghiêm cấm buôn bán và xử lý nặng (chém) đối với những người vi phạm.

- Chống các hành vi buôn lậu, hàng giả luôn gắn với việc phát triển kinh tế;Đồng thời bảo vệ sản phẩm hàng hoá trong nước.

Một chính sách quan trọng trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam là song song với việc mở mang, giao lưu kinh tế, thì vẫn luôn đảm bảo vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Đây là một chủ trương xuyên suốt, được thực hiện xuyên suốt trong lịch sử, thể hiện ý chí tự chủ, tự cường và tinh thần yêu nước sâu sắc của dân tộc Việt Nam.

Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế làm cho hoạt động buôn lậu càng tinh vi và diễn biến phức tạp hơn so với xã hội phong kiến trước kia Tìm hiểu, vận dụng những kinh nghiệm chống buôn lậu, hàng giả và các hành vi gian lận trong thương mại của cha, ông ta xưa kia thật sự là một bài học lịch sử bổ ích và đáng trân trọng Những kinh nghiệm đó ngày nay vẫn còn giá trị trong việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp phòng chống trong tình hình mới.

Sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng lậu và các hành vi gian lận thương mại là một vấn nạn có tác động tiêu cực rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội Nó ngày càng trở nên nghiêm trọng khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Đây không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề mang tính toàn cầu và để đối phó với nó, hàng loạt các điều ước, hiệp ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ra đời Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống buôn bán, sản xuất hàng giả, kém chất lượng, buôn lậu và gian lận thương mại - Coi đó là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp và của toàn dân Để từng bước xóa bỏ vấn nạn này và có những biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để đối với các đối tượng vi phạm với những thủ đoạn ngày ngày càng tinh vi, phức tạp, Nhà nước ta đã, đang và sẽ sửa đổi và bổ sung vào hệ thống văn bản pháp quy những điều luật phù hợp, đầy đủ và hoàn thiện hơn Đồng thời, nước ta đã tham gia nhiều hiệp ước, điều ước quốc tế để cùng với các quốc gia trên thế giới đấu tranh có hiệu quả

CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ

VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ

THỊ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang có sự phục hồi và phát triển song vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp khó lường, tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Nghệ an ( dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng và Chính phủ) đã phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ kế hoạch - Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức cao; Cùng cả nước ngăn chặn lạm phát cao trở lại; An sinh xã hội được tập trung quan tâm; Đời sống nhân dân từng bước được ổn định…Những kết quả tích cực nêu trên góp phần cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đã đề ra.

Tuy vậy, việc ngăn chặn suy giảm kinh tế với các tác nhân xấu ảnh hưởng đến sự phát triển chung của Tỉnh là tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại vẫn còn tồn tại phức tạp; Cụ thể như sau:

2.1.1 Thực trạng tình hình buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm trên địa bàn Tỉnh Nghệ An

Tình hình buôn lậu và bán hàng nhập lậu diễn biến phức tạp; Phương thức - thủ đoạn ngày càng tinh vi, như: Chia nhỏ, xé lẻ lô hàng để vận chuyển qua biên giới; Gia cố thêm các hầm, vách ngăn trên các loại phương tiện để chứa hàng nhập lậu; Vận chuyển hàng hóa vào các giờ nghỉ, ban đêm; Hàng lậu, hàng cấm xếp lẫn với hàng có hóa đơn - chứng từ hợp pháp; Ngụy trang hàng nhập lậu bằng nhiều hình thức nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng; Dùng hóa đơn do Nhà nước phát hành (kể cả hóa đơn giả) để hợp pháp hóa hàng nhập lậu; Thuê các toa tàu hàng của đường sắt có niêm phong kẹp chì; Thuê tàu thuyền để chở hàng nhập lậu; Gửi hàng nhập lậu qua đường bưu điện… Các đối tượng buôn lậu lợi dụng các khe hở trong chính sách của Nhà nước để buôn lậu( như: Phương thức tạm nhập - tái xuất, chuyển khẩu, gia công để buôn lậu), hoặc làm các hợp đồng giả từ nước ngoài để hợp thức hóa cho hàng nhập lậu; Lợi dụng cơ chế, chính sách, như: Chính sách mặt hàng; Chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi tại các khu kinh tế cửa khẩu; Hàng miễn thuế; Hàng hóa trao đổi, mua bán của cư dân biên giới… để buôn lậu; Thông qua các hình thức làm thủ tục hàng tạm nhập - tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan để vận chuyển, nhập khẩu hàng cấm (vi phạm Công ước BASEL, CITIES, Luật bảo vệ môi trường) Bên cạnh đó, một số nhóm đối tượng còn sử dụng những phần tử côn đồ, có tiền án - tiền sự hoặc lợi dụng thương - bệnh binh để bảo vệ và vận chuyển h8àng nhập lậu; Khi bị phát hiện thì chống trả quyết liệt. Đối tượng buôn lậu đa dạng, bao gồm cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài… ; Đáng chú ý là không ít các vụ việc vi phạm pháp luật có sự tiếp tay của công chức - viên chức nhà nước - Thậm chí có trường hợp dùng hộ chiếu ngoại giao để buôn lậu…

Nghệ an cũng là địa bàn nổi cộm của nạn buôn lậu – Nơi thuận tiện cho tàu hàng ra vào Hàng xuất lậu gồm quặng các loại, gỗ quý hiếm, động vật hoang dã, xăng dầu…; Hàng nhập lậu gồm các loại từ hàng tiêu dùng ( đồ điện gia dụng, vải và quần áo may sẵn), cho đến hàng cồng kềnh khó thẩm lậu trên đường bộ (vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ, phân bón, sắt thép và phôi thép) và hàng cấm (như pháo các loại, phế liệu, phụ tùng xe ô tô cũ, quần áo cũ…) có nguồn gốc từ Trung Quốc,Nhật Bản, Hồng Kông… Thậm chí còn có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng cơ chế tạm nhập - tái xuất để thẩm lậu hàng hóa vào thị trường nội địa Hàng lậu được đưa vào thị trường tiêu thụ bằng nhiều ngả và hành vi vận chuyển cũng rất đa dạng, như: Cất giấu trong bao gói cũng với hàng nhập khẩu chính ngạch; Dùng các loại hóa đơn bán hàng khuyến mại, đấu giá để hợp thức hóa hàng lậu; Cất giấu hàng lậu trong nhóm hàng hóa không kiểm tra.

2.1.2 Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Nghệ an là tỉnh có địa bàn rộng lớn, có đường biên giới quốc gia dài 419km tiếp giáp với nước bạn Lào với 2 cửa khẩu quốc tế là: Nậm Cắn và Thanh Thủy;

Có Cảng lớn, có sân bay và các tuyến đường bộ vận chuyển hàng hóa từ biên giới để thâm nhập vào nội địa; Có trung tâm giao thương hàng hóa vùng Bắc Miền Trung là điều kiện thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Do vậy, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh trong vài năm qua vẫn diễn biến phức tạp cả về quy mô, lĩnh vực, lẫn phương thức sản xuất, tổ chức, tiêu thụ và nhập khẩu từ bên ngoài Nhiều loại hàng giả như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm, mỹ phẩm, hàng công nghiệp thực phẩm gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống Cơ chế quản lý, cũng như chế tài xử lý đối với những loại hàng giả chưa đủ sức răn đe, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quản lý; Gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế đất nước và quyền lợi của người tiêu dùng; Ảnh hưởng đến uy tín của nhà sản xuất, đến thu hút đầu tư nước ngoài, tác động xấu đến môi trường… Trước đây, chủ yếu là hàng nội giả hàng ngoại, hàng nội giả hàng nội, thì nay xuất hiện hàng ngoại giả hàng nội (sản xuất từ nước ngoài đưa vào thị trường Việt Nam) Địa bàn tiêu thụ hàng giả trước đây chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nay đã mở rộng ra các tỉnh, thành phố lớn do kỹ thuật làm giả ngày càng tinh xảo, với trình độ và kỹ thuật cao Hoạt động sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được tổ chức chặt chẽ, tinh vi thành các kênh từ sản xuất tới phân phối, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong kiểm tra - kiểm soát.

Trước đây, sản xuất hàng giả thường do các đối tượng thiếu hiểu biết pháp luật, thành phần cá thể, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; Nay có cả các đối tượng am hiểu pháp luật thuộc mọi thành phần kinh tế - Thậm chí có cả làng nghề sản xuất, tụ điểm buôn bán Đã xuất hiện các đường dây liên tỉnh, khép kín từ sản xuất, vận chuyện đến tiêu thụ - Và có hiện tượng móc nối giữa trong nước với ngoài nước để chuyển tiền giả, hàng giả, bao bì giả từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam Sản xuất, buôn bán hàng giả tập trung vào các mặt hàng được tiêu thụ mạnh trên thị trường, có thương hiệu nổi tiếng - Nhiều nhất là hóa mỹ phẩm, thực phẩm, đồ điện tử - điện lạnh, phù tụng xe máy… Nhiều vụ sản xuất, buôn bán hàng giả có quy mô lớn, gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng.

Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước; Ảnh hưởng xấu đến sự nỗ lực đầu tư, sáng tạo của các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh chân chính; Đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ càng trở nên nóng bỏng sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO với cam kết quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng tăng, phổ biến ở cả lĩnh vực sở hữu công nghiệp lẫn lĩnh vực quyền tác giả.

Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tình trạng xâm phạm bản quyền xảy ra với hầu hết các loại sản phẩm, hàng hóa - dịch vụ: Từ các sản phẩm tiêu dùng thông thường đến các mặt hàng điện tử cao cấp; Từ thuốc chữa bệnh đến các phương tiện sản xuất; Từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, du lịch đến hoạt động giáo dục, đào tạo dưới dạng sao chép nhãn hiệu, sao chép kiểu dáng công nghiệp, hoặc mang các chỉ dẫn giả mạo Gần đây, xuất hiện các dạng xâm phạm mới, phức tạp hơn, như: Xâm phạm quyền đối với sáng chế và giải pháp hữu ích; Cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra ở cả khu vực sản xuất, chế biến lẫn khu vực lưu thông và xuất, nhập khẩu - Trong đó, phổ biến nhất là ở khâu lưu thông và nhập khẩu; Liên quan đến nhiều thành phần kinh tế tư nhân, Nhà nước và liên doanh, thậm chí cả doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài.

2.1.3 Tình hình gian lận thương mại

Tình trạng gian lận thương mại trên địa bàn chủ yếu là: Nhập nguyên vật liệu gia công hàng hóa để xuất khẩu nhưng lại bán ra thị trường trong nước; Điều chỉnh tăng định mức tiêu hao nguyên vật liệu để thu lợi bất chính; Tận dụng sản phẩm dư thừa bán ra thị trường trong nước nhưng không làm thủ tục xuất nhập khẩu theo quy định Thêm vào đó, các đối tượng còn lợi dụng quy trình thủ tục hải quan để gian lận trốn thuế thông qua các hành vi như: Khai báo sai lệch về mã hàng, số lượng, chủng loại hàng hóa; Lợi dụng các chính sách ưu đãi của hải quan để gian lận thương mại.

Gian lận thương mại trên thị trường nội địa và thông qua hoạt động xuất - nhập khẩu chủ yếu vẫn là những hình thức, thủ đoạn tinh vi, lợi dụng kẽ hở của cơ chế - chính sách để trục lợi, như: Gian lận thuế; Lợi dụng khai báo không trung thực - chính xác về giá trị, mã số, thuế suất, chủng loại, chất lượng, số lượng, trọng lượng nhằm trốn - lậu thuế.

Tại các siêu thị, trung tâm thương mại đã xuất hiện dấu hiệu lợi dụng các đợt khuyến mại, giảm giá để đánh lừa người tiêu dùng, như: Sử sụng hàng hóa cũ, quá hạn được thay Catalogue mới; Nâng giá lên rồi áp dụng chiêu “khuyến mãi, giảm giá” để thu hút và bán cho khách hàng.

Việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại của các cá nhân, tổ chức sản xuất - kinh doanh trên địa bàn thành phố chưa cao, biểu hiện cụ thể qua các hành vi, như:

2.1.3.1 Gian lận trong đăng ký kinh doanh

Kể từ khi luật doanh nghiệp mới được ban hành vào năm 2005, việc thành lập doanh nghiệp trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn, nhưng cũng có nhiều vi phạm phát sinh, cụ thể:

- Hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Nhất là với hộ kinh doanh có tính chất lưu động.

- Không ít doanh nghiệp “ma”, không có trụ sở giao dịch; Không thông báo khi thay đổi địa chỉ trụ sở giao dịch.

- Kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Kinh doanh thêm ngành nghề, mặt hàng nhưng không làm thủ tục bổ sung Một số đơn vị đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn tiến hành hoạt động.

- Thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn giấy phép của thương nhân khác để kinh doanh.

CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

2.2.1 Giới thiệu về Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An

2.2.1.1 Sự hình thành và phát triển

Lực lượng Quản lý thị trường Nghệ an được hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn:

- Từ năm 1957 - 1982 là Ban QLTT tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm trưởng ban, Giám đốc sở thương nghiệp làm Phó ban và một số ủy viên. Giai đoạn này lực lượng QLTT chưa có chức năng trực tiếp kiểm tra - kiểm soát và xử lý các hành vi gian lận trong hoạt động thương mại.

- Từ 1982 – 1990, Ban QLTT tỉnh được củng cố và kiện toàn lại theo Nghị Quyết 188 của Hội đồng Bộ trưởng Đội QLTT cấp tỉnh và cấp huyện được thành lập có chức năng kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm trong kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn.

- Từ năm 1990 đến năm 1994, lực lượng QLTT Nghệ An tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban; Một số ngành Thương mại, Công an, Hải quan, Cục thuế, Bộ đội Biên phòng, Tài chính là thành viên Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo QLTT tỉnh tách ra khỏi Sở Thương mại - Du lịch và hoạt động độc lập; Các Đội QLTT cấp huyện được giải thể, thành lập 1 đội QLTT tỉnh với biên chế 35 người trực thuộc Ban Chỉ đạo QLTT tỉnh.

- Từ năm 1994 đến nay, thực hiện Nghị định số 35 và Nghị định số 10 của Chính phủ, Chi cục QLTT Nghệ An được hình thành dưới sự quản lý trực tiếp của

Sở công thương với biên chế ban đầu 60 công chức, gồm: Lãnh đạo Chi cục, 2 Phòng chuyên môn và 5 Đội QLTT trực thuộc Đến thời điểm hiện tại, số cán bộ - công chức được biên chế tăng lên 119 người, gồm: Lãnh đạo Chi cục, 3 Phòng chuyên môn - nghiệp vụ và 10 Đội QLTT trực thuộc.

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường Nghệ an.

Cơ cấu tổ chức của Chi cục quản lý thị trường Nghệ an gồm có: Chi cục trưởng; 03 Phó Chi cục trưởng, phòng nghiệp vụ xử lý, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tổ chức hành chính, 01 đội quản lý thị trường cơ động, 09 đội quản lý thị các huyện, thành phố, địa bàn (Sơ đồ 2.1).

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục quản lý thị trường Nghệ An

Phó chi cục trưởng: phụ trách công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Phó chi cục trưởng: phụ trách công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả

Phó chi cục trưởng: phụ trách công tác tài chính và xây dựng lực lượng

Phòng nghiệp vụ - xử lý

Phòng Kế hoạch tổng hợp

10 đội QLTT(Cơ động và địa phương) a/ Phòng nghiệp vụ tổng hợp:

- Tham mưu cho Chi cục trưởng về hoạt động nghiệp vụ trên các lĩnh vực.

- Hướng dẫn sử dụng ấn chỉ theo quy định; Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách - pháp luật về quản lý thị trường.

- Tham mưu, giúp việc bộ phận thường trực Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh.

- Tiếp nhận hồ sơ, tang vật, hàng hóa những vụ việc thuộc thẩm quyền của Chi cục do các Đội hoặc các ngành khác chuyển về Tổ chức nghiên cứu, hoàn tất hồ sơ; Tham mưu, đề xuất trình Chi cục trưởng phương án xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định những vụ - việc vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường.

Trực tiếp nghiên cứu, thụ lý hồ sơ vụ - việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chi cục do các Đội quản lý thị trường chuyển lên và trình Chi cục trưởng xử lý.

- Kết hợp cùng phòng tổ chức hành chính xử lý phát mại hàng hóa, tang vật vi phạm theo quy định hiện hành.

- Trưởng phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công việc đúng theo chức năng, nhiệm vụ được quy định; Chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về hoạt động của phòng.

Phó phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, thay mặt giải quyết công việc khi Trưởng phòng vắng mặt hoặc được ủy quyền.

- Tham mưu cho Chi cục trưởng xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ; Sắp xếp và tổ chức bộ máy của Chi cục; Quản lý hồ sơ công chức.

- Thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ - chính sách có liên quan.

- Quản lý, cấp phát ấn chỉ và kho tang vật theo quy định; Phối hợp cùngPhòng nghiệp vụ - xử lý và các Đội QLTT xử lý phát mại, tịch thu hàng hóa, tang vật vi phạm theo quy định.

- Thực hiện chế độ tài chính - kế toán, công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và tham gia các hoạt động xã hội khác.

- Trưởng phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công việc đúng theo chức năng - nhiệm vụ được quy định; Chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về hoạt động của phòng.

Tiếp nhận, thẩm tra và đề xuất biện pháp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về hoạt động kiểm tra, xử lý của Đội QLTT và kiểm soát viên thị trường với Chi cục trưởng.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA LỰC LƯỢNG QLTT TỈNH NGHỆ AN

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM

Trong những năm tới, thế giới và khu vực dự báo tiếp tục biến động phức tạp với những yếu tố tiềm ẩn mất ổn định như: bất ổn chính trị, cạnh tranh kinh tế - thương mại, tranh chấp tài nguyên, khoáng sản, năng lượng, công nghệ, nguồn vốn và nguồn nhân lực An ninh tài chính, năng lượng, lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… sẽ diễn biến khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.

Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta Việc mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới là một xu thế tất yếu, khách quan Các cửa khẩu, cảng biển quốc tế, khu kinh tế cửa khẩu được nâng cấp và ngày càng sầm uất; Nhiều cửa khẩu mới được mở để đáp ứng nhu cầu quan hệ thương mại biên giới Lợi dụng sự thông thoáng trong hoạt động xuất - nhập cảnh và buôn bán thương mại, có thể nảy sinh nhiều tội phạm chuyên nghiệp, có tổ chức, xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài và sự liên kết giữa các loại tội phạm có xu hướng ngày càng tăng; Phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi; Tính chất manh động, nguy hiểm và nghiêm trọng.

Cùng với việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ kinh tế - Nền kinh tế nhất thiết phải được bảo đảm an toàn, vận hành trong khuôn khổ điều chỉnh của pháp luật, tăng cường pháp chế Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh tế - tài chính sẽ phức tạp hơn nhiều so với hiện nay; Do đó việc kiểm soát để phát hiện những hành vi gian lận, làm trái pháp luật, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Hoạt động kiểm soát thị trường đã chứng minh hiệu quả trong việc ổn định thị trường, đảm bảo công bằng cạnh tranh, thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại Các vụ việc buôn lậu, gian lận lớn bị phát hiện, xử lý nghiêm minh đã tạo tính răn đe cao Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa, bảo vệ sở hữu trí tuệ đã ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Những nỗ lực này góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.

Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập, lực lượng QLTT Nghệ An phải nâng cao năng lực quản lý để thực hiện hiệu quả các chính sách kinh tế quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển hàng cấm và giao dịch thương mại bất hợp pháp Từ đó, đảm bảo nguồn thu ngân sách, bảo vệ trật tự - an toàn xã hội, lợi ích người tiêu dùng, an ninh quốc gia cũng như môi trường.

Thực hiện tốt các định hướng và mục đích trên, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, củng cố lại các hoạt động quản lý; Nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém trong thời gian qua; Nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác nghiệp vụ, công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Quản lý tốt nội bộ, xây dựng chi cục QLTT Nghệ an trong sạch,vững mạnh, toàn diện,; Đáp ứng với yêu cầu trước mắt và lâu dài nhiệm vụ quản lýNhà nước; Tham gia tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3.1.2 Quan điểm Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, toàn diện; Vì vậy, phải động viên được toàn dân tham gia phòng - chống buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại Lực lượng nòng cốt và chịu trách nhiệm trực tiếp là Quản lý thị trường, Hải quan, Công an…Bởi thế cần chú ý tăng cường củng cố lực lượng vững mạnh, đủ sức giải quyết các vụ - việc vi phạm Trong việc kiểm tra, xử lý phải quán triện đường lối - quan điểm của Đảng và giải quyết đúng theo quy định của pháp luật Chú ý có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn địa bàn, vụ - việc để tiến hành kiểm tra, xử lý có hiệu quả Bảo đảm sự đoàn kết và góp phần thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống cho nhân dân.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA LỰC LƯỢNG QLTT TỈNH NGHỆ AN

3.2.1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ - công chức Chi cục QLTT Nghệ An về công tác đấu tranh phòng - chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong tình hình mới

Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, ngày càng cuốn hút nhiều nước trên thế giới tham gia với những mức độ không giống nhau Việt nam đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế do chủ nghĩa tư bản chi phối Vì vậy, việc nhận thức bản chất và nguyên nhân của toàn cầu hoá kinh tế, cũng như những tác động của nó đến các mặt chính trị - kinh tế, văn hoá - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định đường lối chiến lược và thực thi các chủ trương - chính sách, giải pháp nhằm đưa đất nước chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới; Bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế phát triển có tính chất hai mặt - Vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực; Chứa đựng cả thời cơ và thách thức Trong quá trình đó, các nước đang và chậm phát triển phải gánh chịu những mặt tiêu cực và những thách thức gay gắt hơn - Một trong những mặt tiêu cực đó là hoạt động móc ngoặc,tham ô, hối lộ, buôn lậu, làm và buôn bán hàng giả, lậu thuế, trốn thuế v v…

Nhận thức tốt vấn đền này mới có thể lý giải tại sao trong cơ chế thị trường vấn nạn buôn lậu, hàng giả vẫn còn tồn tại và có lúc nổi lên gay gắt; Từ đó tìm ra giải pháp phòng - chống để không bị động trước những diễn biến phức tạp của nó.

Thực tế hiện nay, một số cán bộ - công chức nhận thức chưa đầy đủ, chưa thấy hết phức tạp của cuộc đấu tranh phòng và chống; Còn có biểu hiện giản đơn và có những ý kiến khác nhau ngay trong nội bộ đơn vị (cho rằng nó tồn tại song song với cơ chế thị trường và chính sách hội nhập kinh tế là tất yếu khách quan không thể ngăn chặn được triệt để) Từ đó, tỏ thái độ thờ ơ, bỏ bê công tác phòng ngừa; Có trường hợp vi lợi ích kinh tế nên chỉ chú trọng đến việc bắt giữ - Thậm chí còn thiếu trách nhiệm; Lợi dụng sơ hở chế độ thông thoáng trong một số chính sách khuyến khích của Nhà nước để tiếp tay cho các hành vi vi phạm.

Khắc phục tình trạng trên, để nâng cao tinh thần trách nhiệm, cán bộ - công chức Chi cục QLTT Nghệ an cần phải nhận thức một cách đầy đủ về tính cấp thiết của việc đấu tranh phòng - chống ngay trong nội bộ nhằm làm trong sạch đội ngũ. Tăng cường công tác rèn luyện, học tập đối với cán bộ - công chức Chi cục QLTT về đường lối - chính sách của Đảng và Nhà nước; Các quy định của pháp luật (như: Pháp lệnh cán bộ - công chức; Pháp lệnh chống tham nhũn; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí) Tăng cường tiếp xúc để lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, của quần chúng nhân dân phản ánh về đạo đức, lối sống, phong cách làm việc của công chức QLTT Nghệ an; Kịp thời biểu dương, khen thưởng thành tích và uốn nắn, chấn chính những sai phạm.

3.2.2 Sắp xếp lại tổ chức bộ máy; Nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ’ Rèn luyện đạo đức cho cán bộ - công chức Chi cục QLTT Nghệ An

Phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại là cuộc đấu tranh quyết liệt, phức tạp và lâu dài - Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay Những năm qua, công tác này luôn được quan tâm đầu tư nhưng hiệu quả chưa cao Nguyên nhân chính là công tác tổ chức bộ máy chậm được củng cố và chấn chỉnh đúng với yêu cầu đặt ra; Lực lượng làm công tác kiểm tra - kiểm soát chưa được quy hoạch ổn định (thường xuyên luân chuyển và có sự thay đổi) Để khắc phục tình trạng trên cần tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao trách nhiệm, phối hợp giữa các bộ phận trong toàn đơn vị; Kiện toàn, đổi mới, nâng cao trách nhiệm của các đội QLTT; Từng bước hiện đại hoá trang - thiết bị, phương tiện kỹ thuật - nghiệp vụ Cụ thể.

3.2.2.1 Về công tác tổ chức bộ máy

Yêu cầu mở cửa - hội nhập kinh tế quốc tế; CNH – HĐH đặt ra cho toàn Chi cục QLTT Nghệ an và từng cán bộ - công chức QLTT những thời cơ và thách thức lớn; Yêu cầu đẩy mạnh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại quyết liệt hơn Trước mắt, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tổ chức lại lực lượng, tiêu chuẩn hoá cán bộ; Thực hiện cuộc vận động xây dựng cán bộ QLTT chính quy, hiện đại Để làm tốt điều đó, trong thời gian tới cần phải:

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Nghệ an là một trong những tỉnh có dân số, diện tích lớn nhất của cả nước;

Có đường biên giới quốc gia với nước bạn Lào; Có 82 km bờ biển, vì vậy rất thuận lợi cho giao lưu và hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực Bên cạnh đó, Nghệ an còn là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Bắc Trung Bộ.

Do đó, sự ổn định của thị trường và sự phát triển kinh tế của Nghệ an có ảnh hưởng không nhỏ đến các khu vực lân cận.

Trong những năm qua, toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ an đã phấn đấu xây dựng tỉnh nhà trở nên giàu đẹp hơn Tốc độ tăng trưởng GDP của Nghệ an đạt kết quả khá - 7,89% ( giai đoạn 2011 - 2015); Thu nhập bình quân đầu người năm

2015 đạt 29 triệu đồng, tăng 2 lần so với năm 2010 Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp - xây dựng; Thu ngân sách năm 2015 dự kiến đạt 10.034 tỷ đồng Để đạt được kết quả đó, ngoài việc tập trung xây dựng kinh tế, mở rộng thị trường và mở rộng qua hệ kinh tế đối với các khu vực kinh tế khác trong cả nước, cũng như đối với các cá nhân và tổ chức nước ngoài, UBND tỉnh Nghệ an cùng các ngành, các cấp và nhân dân tỉnh nhà đã nỗ lực đấu tranh chống lại những tiêu cực của cơ chế thị trường - Trong đó có nạn sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng lậu và các hành vi gian lận thương mại để đảm bảo an ninh - trật tự trên địa bàn tỉnh.

Công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái trong những năm qua đã được Chi cục QLTT tỉnh thực hiện có hiệu quả và thu được những thành tựu nhất định Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả trong công tác này, các kiến nghị cần được thực hiện như: tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của hàng giả, hàng nhái; tăng cường lực lượng, phương tiện và triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường

3.3.1.1 Trong việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản chỉ đạo Để công tác đấu tranh phòng - chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đạt kết quả tốt nhất thì các văn bản chỉ đạo từ các Bộ, các cấp, các Ngành Trung ương có ý nghĩa rất quan trọng Điểm chung và nóng nhất hiện nay là hành lang pháp lý đang thiếu, hoặc đã có nhưng xa rời thực tế Khắc phục kẽ hở pháp lý là vấn đề rất cấp bách và cần thiết để các lực lượng thực thi tại địa phương có cơ sở xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Do đó, các cấp có thẩm quyền cần kịp thời sửa đổi, bổ sung các chế tài, quy định của pháp luật liên quan, như:

- Quản lý hoạt động xuất - nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới….Các biện pháp, quy định trong kiểm tra - kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm có liên quan đến công tác phòng - chống buôn lậu, Sản xuất – kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại.

- Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ thực hiện đầy đủ quy định, cũng như điều chỉnh các bất cập của: Luật tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật; Luật chất lượng sản phẩm hàng hoá; Luật sở hữu trí tuệ; Luật đo lường; Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi lĩnh vực chuyên ngành được phân công (tránh chồng chéo trong quản lý) để nâng cao tính pháp lý của hệ thống pháp luật.

- Bộ Công Thương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể thay thế các văn bản sắp hết hiệu lực để tạo điều kiện thuận tiện cho địa phương trong công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng sửa đổi - bổ sung quy chế hoạt động; Quy chế phối - kết hợp của lực lượng QLTT (cả Trung ương và Địa phương) theo hướng mở rộng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền xử lý trong hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; Cũng như được phép ký kết quy chế phối - kết hợp giữa hai tỉnh, thành phố (hay giữa nhiều tỉnh, thành phố) với nhau để đạt hiệu quả cao trong công tác đấu tranh với các đường dây, ổ nhóm tội phạm kinh tế hoạt động có tính chất xuyên quốc gia - quốc tế.

3.3.1.2 Trong việc thay đổi cơ chế - chính sách

- Kiến nghị Chính phủ đồng ý phương án nâng cấp cục QLTT thành Tổng cục và Chi cục QLTT các Tỉnh - Thành phố thành các cục QLTT trực thuộc Tổng cục với các quy mô về biên chế, điều kiện hoạt động; Quan tâm, đề xuất đến mức lương của lực lượng thực thi QLTT phù hợp hơn nữa (có thể như lực lượng Công an, Bộ đội) - Vì đây cũng là một trong các công việc mang tính nguy hiểm trong tình hình các tội phạm về kinh tế ngày càng manh động và mạo hiểm hơn.

- Tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm - nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác QLTT trong cả nước, từng cụm và từng địa phương.

Hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại phụ thuộc không chỉ vào các biện pháp, hành động chuyên môn mà còn cần cả biện pháp động viên tinh thần và vật chất (khen thưởng, biểu dương kịp thời) Chính phủ cần sớm ban hành văn bản mới thay thế Thông tư 59/2008/TT-BTC hết hiệu lực, quy định về việc trích lập quỹ cho lực lượng tham gia đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại nhằm tạo động lực thúc đẩy công tác này.

- Bộ công thương đã có đề án xây dựng chương trình hành động quốc gia một cách tổng thể và cụ thể về “đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương ở Việt Nam” Kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt, thông qua, ban hành chương trình quốc gia đã soạn thảo để thực hiện trong thời gian gần nhất.

3.3.2 Kiến nghị với UBND Tỉnh

- Xem xét đề án vị trí việc làm của Chi cục; Tăng số lượng biên chế để có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ trong điều kiện mới.

- Thường xuyên quan tâm công tác kiện toàn tổ chức Chi cục; Đảm bảo bám sát và chỉ đạo sát sao của tỉnh trong công tác đấu tranh với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Để tăng cường hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, cần ban hành và thực hiện quy chế phối hợp công tác với các tỉnh, thành phố lân cận Điều này sẽ tạo cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương, hỗ trợ nhau trong việc trao đổi thông tin, lên kế hoạch hành động thống nhất, nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Ngày đăng: 13/09/2023, 11:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại Khác
3. Nghị định 08/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Khác
4. Chi cục QLTT Nghệ an (2013, 2014, 2015): Báo cáo tổng kết hoạt động Khác
5. Trần Thúy Lan (2005), Giáo trình Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Hà Nội 2005 Khác
6. GS.TS. Lê Hữu Nghĩa (2006), Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Khác
7. TS. Nguyễn Đức Thịnh, đổi mới công tác Quản lý thị trường, Bộ công thương Khác
8. Trịnh Xuân Thuận 92003), hỗn độn và hài hòa, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 9. Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001), Nhà xuất bản từ điển bách khoa Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục quản lý thị trường Nghệ An  Chi cục trưởng - Một số giải pháp tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của lực lượng quản lý thị trường tỉnh nghệ an
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục quản lý thị trường Nghệ An Chi cục trưởng (Trang 42)
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả chung. - Một số giải pháp tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của lực lượng quản lý thị trường tỉnh nghệ an
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp kết quả chung (Trang 57)
Bảng 2.2: Bảng so sánh số vụ vi phạm đã được xử lý - Một số giải pháp tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của lực lượng quản lý thị trường tỉnh nghệ an
Bảng 2.2 Bảng so sánh số vụ vi phạm đã được xử lý (Trang 58)
Bảng 2.4: Bảng so sánh kết quả trong công tác chống buôn lậu, vận chuyển và buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu. - Một số giải pháp tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của lực lượng quản lý thị trường tỉnh nghệ an
Bảng 2.4 Bảng so sánh kết quả trong công tác chống buôn lậu, vận chuyển và buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu (Trang 62)
Bảng 2.5: Bảng so sánh kết quả trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ. - Một số giải pháp tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của lực lượng quản lý thị trường tỉnh nghệ an
Bảng 2.5 Bảng so sánh kết quả trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ (Trang 63)
Bảng 2.6: So sánh kết quả công tác kiểm tra các hành vi gian lận thương mại. - Một số giải pháp tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của lực lượng quản lý thị trường tỉnh nghệ an
Bảng 2.6 So sánh kết quả công tác kiểm tra các hành vi gian lận thương mại (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w